You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


---------***---------

TIỂU LUẬN
MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI


CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Cô Trần Thị Phương Thủy


Mã môn học: ML103
Nhóm sinh viên thực hiện: AMIGOS
Lớp: K60F
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2023


BẢNG DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

STT Họ và tên MSSV Mức độ hoàn thành

1 Huỳnh Văn Thịnh 2114113150 100%


2 Đặng Bình Phương 2114113127 100%
3 Lê Thị Huyền 2114113051 100%
4 Nguyễn Thái Phương Hạnh 2114113033 100%
5 Nguyễn Thị Ánh Giang 2114113029 100%
6 Nguyễn Thị Như Ý 2114113179 100%
7 Bùi Nguyên Nguyệt Hiếu 2114113045 100%
8 Vũ Tiến Đạt 2114113024 100%
9 Tô Thanh Huyền Trân 2114113163 100%
10 Trần Tiểu Uyển 2114113174 100%
11 Nguyễn Gia Hân 2114113038 100%
12 Phạm Thị Thu Hương 2114113054 100%
13 Đỗ Thị Mai Hoa 2114113047 100%
14 Nguyễn Cao Minh Tú 2114113141 100%
Nhóm trưởng Huỳnh Văn Thịnh xác nhận bảng

1
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................3


LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................5
1.1. Tổng quan đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) ...................................................5
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm .........................................................................................................5
1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .................................................6
1.1.4. Vai trò .............................................................................................................7
1.2. Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ....................................................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ........................................................................10
2.1. Tổng quan tình hình đầu tư .................................................................................10
2.1.1. Lợi thế ...........................................................................................................10
2.1.2. Khó khăn .......................................................................................................11
2.2. Phân tích các lĩnh vực đầu tư (năng lượng, nông, thủy sản, công nghiệp chế
biến,...)........................................................................................................................13
2.2.1. Nông lâm thủy sản ........................................................................................13
2.2.2. Công nghiệp ..................................................................................................14
2.2.3. Năng lượng ...................................................................................................16
2.3. So sánh các lĩnh vực đầu tư của các nước khác ..................................................17
2.3.1. Hoa Kỳ ..........................................................................................................17
2.3.2. Thái Lan ........................................................................................................19
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐTTTRNN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..................................................................................22
3.1. Các dự án ĐTTTRNN thành công của Việt Nam ...............................................22
3.2. Bài học rút ra và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .....22
3.2.1. Về phía nhà nước ..........................................................................................22
3.2.2. Về phía doanh nghiệp ...................................................................................24
KẾT LUẬN ..................................................................................................................27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................28

2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ đầy đủ

1 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

2 IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế


3 OECD (The Organisation for Economic Co-operation and
Development)

4 FTA Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement)

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile


5 VCFTA
(Vietnam – Chile Free Trade Agreement)

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile


6 VJFTA
(Vietnam – Japan Free Trade Agreement)

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
7 CPTPP Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-
Pacific Partnership)

8 AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)

9 NĐ-CP Nghị định - Chính phủ

10 USD Đồng đô la Mỹ (United States dollar)

11 M&A Sáp nhập và mua lại (Merger & Acquisition)

12 MNEs Các doanh nghiệp đa quốc gia (Multinational Enterprises)

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á


13 ASEAN
(Association of Southeast Asian Nations)

Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài


14 OFDI
(Outward Foreign Direct Investment)

15 ĐTTTRNN Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

16 GI Đầu tư mới (Greenfield investment)

3
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi kinh tế phát triển, các quốc gia có xu hướng hội nhập quốc tế ngày
càng cao. Các quốc gia đều mở cửa và đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua việc nhận
đầu tư và đầu tư ra nước ngoài. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Sau hơn
30 năm hội nhập và phát triển, Việt Nam không chỉ là một điểm đến đầu tư hấp dẫn với
các nhà đầu tư quốc tế, mà nước ta còn vươn lên trở thành một trong những quốc gia có
nhiều doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài. Việt Nam trở thành nhà đầu tư hàng
đầu tại Lào, Campuchia,... thậm chí còn đang mở rộng và tiếp cận các thị trường phát
triển như Mỹ, Châu Âu. Các nhà đầu tư Việt Nam chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực như
năng lượng, nông, thủy sản, công nghiệp chế biến,... Các dự án đầu tư cũng đạt được
nhiều thành công và mang lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế như dự án chậm tiến độ, thiếu hụt vốn, cơ chế quản lý
chưa chặt chẽ,... Chính những hạn chế này đã gây ra khó khăn cho các nhà đầu tư, thậm
chí gây ra thất bại ở một số dự án. Xuất phát từ thực trạng đó, nhóm chúng em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam.”
Qua nghiên cứu, nhóm chúng em muốn trình bày thực trạng đầu tư ra nước ngoài của
các nhà đầu tư Việt Nam, phân tích thuận lợi và khó khăn, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI)
1.1.1. Khái niệm
Theo IMF: FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt
động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của
chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Theo OECD: Đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh
tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo
ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở
rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư;
(ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (iv)
Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).
Tóm lại, FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước
đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền
kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó.

1.1.2. Đặc điểm


- FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận: Theo
phân loại đầu tư nước ngoài của nhiều quốc gia, FDI là đầu tư tư nhân, tuy nhiên, luật
pháp một số nước (điển hình như Việt Nam) quy định trong một số trường hợp FDI có
thể có sự tham gia góp vốn của Nhà nước. Dù vậy, FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu
vẫn là lợi nhuận, đây là điểm các nước đang phát triển phải đặc biệt lưu ý trong việc xây
dựng chính sách pháp lý phù hợp để thu hút FDI.
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp
định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm
soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định
không giống nhau về vấn đề này. Tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền
và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ
lệ này.
- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài mang tính khả thi và hiệu quả
kinh tế cao, không ràng buộc chính trị.

5
- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông
qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, cán bộ quản
lý,... vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.

1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài


- Theo cách thức xâm nhập:
+ Đầu tư mới (GI): Chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây dựng cơ sở sản xuất
mới hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại tại nước nhận đầu tư. Hình
thức này có khả năng tăng thêm vốn. tạo việc làm và giá trị gia tăng cho nước này.
+ Sáp nhập và mua lại qua biên giới (Cross-border M&A): Chủ đầu tư nước ngoài
mua lại hoặc sáp nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư. M&A được
ưa chuộng hơn hình thức đầu tư mới vì chi phí thấp hơn và cho phép chủ đầu tư tiếp cận
thị trường nhanh hơn.
- Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận
đầu tư:
+ FDI theo chiều dọc (vertical FDI): Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp
nhận đầu tư nằm trong cùng một dây chuyền sản xuất và phân phối một sản phẩm cuối
cùng.
+ FDI theo chiều ngang (horizontal FDI): Hoạt động được tiến hành nhằm sản xuất
tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước chủ đầu tư.
+ FDI hỗn hợp (conglomerate FDI): Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp
tiếp nhận đầu tư hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
- Theo định hướng của nước nhận đầu tư:
+ FDI thay thế nhập khẩu: Hoạt được FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung
ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này nhập khẩu.
+ FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường nhắm tới là các thị trường rộng lớn hơn
trên toàn thế giới và có thể có cả thị trường ở nước chủ đầu tư.
+ FDI theo các định hướng khác của chính phủ: Chính phủ nước nhận đầu tư có
thể áp dụng biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh FDI chảy vào nước mình.
- Theo định hướng của chủ đầu tư:
+ FDI phát triển (expansionary FDI): nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữu
của doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư.

6
+ FDI phòng ngự (defensive FDI): nhằm khai thác nguồn lao động giá rẻ ở các
nước nhận đầu tư với mục đích giảm chi phí sản xuất.
- Theo hình thức pháp lý : Ở Việt Nam, FDI được tiến hành dưới:
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để
tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam trong đó quy định trách nhiệm chia kết quả
kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.
+ Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp đồng
liên doanh ký giữa hai bên hoặc nhiều bên., trường hợp đặc biệt có thể ký kết giữa Chính
phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài.
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu
tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam.

1.1.4. Vai trò


- Đối với nước đầu tư:
+ Các nước đầu tư trực tiếp vào nước nhận đầu tư thì họ sẽ có được nguồn nguyên
liệu và chi phí lao động giá rẻ hơn, giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí, mang
lại lợi nhuận nhiều hơn trong nước.
+ Trong chiến lược dài hạn giúp cân bằng cán cân thương mại giữa các quốc gia
vốn là điều kiện để hợp tác phát triển lâu dài.
+ Góp phần tăng cường vị thế chính trị của các nước đầu tư trong cán cân giữa các
quốc gia trên thế giới.
- Đối với nước nhận đầu tư:
+ FDI tăng cường nguồn vốn ổn định cho nền kinh tế: FDI dựa trên tính toán đầu
tư dài hạn về thị trường và triển vọng tăng trưởng, không tạo thêm nợ cho chính phủ do
vậy nền kinh tế ít có xu hướng thay đổi trong tình huống xấu.
+ FDI cung cấp công nghệ cho nền kinh tế: Trong nền sản xuất hiện đại thì công
nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng đến chất lượng và số lượng sản phẩm. FDI giúp
chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết
bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, cán bộ quản lý,... vào để thực hiện dự
án.
+ FDI tạo ra nhiều việc làm và cải thiện trình độ lao động: Để tiếp cận sử dụng
thiết bị và quy trình sản xuất hiện đại thì không thể thiếu nguồn lực có trình độ. Tận
dụng nguồn lao động giá rẻ là mục tiêu đem lại lợi nhuận tối đa cho các nước đầu tư.
7
+ FDI giúp mở ra thị trường xuất khẩu: Việc thâm nhập vào các thị trường lớn còn
khó khăn đối với các nước đang phát triển nên khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các
hàng hóa xuất khẩu luôn là ưu đãi đặc biệt trong chính sách thu hút FDI.
+ Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: FDI giúp đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc làm đa dạng hóa các lĩnh vực và ngành nghề
kinh tế, nâng cao năng suất lao động.

1.2. Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) là một tất yếu khách quan do sự khác nhau
về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm địa điểm kinh doanh
có lợi của các doanh nghiệp, hay do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan
cũng như nguyên nhân chính trị và kinh tế, xã hội khác. Ngày nay, trong điều kiện quốc
tế hoá sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ, FDI lại càng trở nên quan trọng hơn,
chiếm tỷ trọng lớn trong công tác đầu tư của nền kinh tế. → Các quốc gia dù lớn hay
nhỏ, dù phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa đều cần đến
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và coi đó là nguồn lực quốc tế quan trọng cần
khai thác để từng bước thâm nhập vào thị trường toàn cầu.
Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trình toàn cầu hóa đó. Để hội nhập với nền
kinh tế thế giới, Việt Nam cũng cần có những sự chuyển mình để không bị gạt ra khỏi
vòng quay của sự phát triển ấy. Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa, hợp tác kinh tế
với các nước trên thế giới trở thành định hướng quan trọng và cấp thiết giúp cho Việt
Nam tận dụng các thời cơ để phát triển, nhằm thu hẹp khoảng cách so với các nước tiên
tiến và khắc phục tình trạng lạc hậu. Trong quá trình hội nhập ấy, ngoài việc tăng cường
thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì việc đầu tư trực tiếp của Việt
Nam ra nước ngoài là tất yếu. Bởi vì một quốc gia có dòng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
càng mạnh thì càng có nhiều cơ hội vượt qua các rào cản thương mại (hàng rào thuế
quan và phi thuế quan) của các nước đã từng nhập khẩu trước đây, qua đó tăng cơ hội
đầu tư kinh doanh, tăng việc làm và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước. Ở góc độ
vi mô, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ, gia tăng lợi nhuận; còn ở tầm nhìn vĩ mô,
hoạt động đầu tư này từng bước nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế, tạo tiền đề cho hoạt động ngoại giao đi vào chiều sâu và đồng thời giúp chuyển
giao nguồn lực dồi dào trong nước (như lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên) ra nước
8
ngoài để nâng cao năng lực sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh mà nếu không đem đi đầu
tư, chỉ khai thác trong nước thì sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể nói, đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài là một chiến lược đầu tư đầy tiềm năng mà Việt Nam - một
quốc gia đang phát triển đã và đang hướng tới như một xu thế tất yếu trong giai đoạn
hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.

9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Tổng quan tình hình đầu tư
2.1.1. Lợi thế
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, tháng 01/2023, tổng vốn đầu tư
của Việt Nam ra nước ngoài đạt 126,7 triệu USD, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe động cơ khác đạt 125
triệu USD chiếm 98,7% tổng vốn đầu tư; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 1,5 triệu
USD chiếm 1,2%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 140,4 nghìn USD
chiếm 0,1%. Ngoài ra, trong tháng 01/2023 có 03 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu
tư của Việt Nam, trong đó Hàn Quốc là nước dẫn đầu với 125,1 triệu USD, chiếm 98,7%
tổng vốn đầu tư. Tiếp đến là Thái Lan với 1,5 triệu USD, chiếm 1,2%; Lào 140,4 nghìn
USD chiếm 0,1%.
Theo đà tăng trưởng kinh tế của đất nước, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt
Nam là một hướng đi mới mang tính hấp dẫn cao. Đó là một tiềm năng to lớn trong việc
giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng vị thế hình ảnh của Việt Nam trên thị trường
quốc tế và có hiệu quả tích cực nhờ những lợi thế trong đầu tư như: Dư địa và tiềm năng
thị trường quốc tế còn rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư vươn ra
thị trường nước ngoài.
Tiếp đến, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam không
chỉ đầu tư vào những thị trường truyền thống quen thuộc mà còn đầu tư vào những thị
trường lớn, có trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật cao như: Mỹ, Canada, châu Âu...
Cho thấy chất lượng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt đang dần cải thiện.
Bên cạnh đó, trình độ đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam cũng có sự chuyển biến
về chất, khi lĩnh vực đầu tư chuyển hướng từ lĩnh vực nông nghiệp với giá trị gia tăng
thấp sang lĩnh vực dẫn đầu là công nghệ tạo cơ hội lớn cho hoạt động liên kết, nhập khẩu
công nghệ về ứng dụng phục vụ phát triển trong nước.
Ngoài ra, để khuyến khích, tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp
đầu tư ra nước ngoài, nhiều chủ trương, chính sách về hoạt động doanh nghiệp đầu tư ra
nước ngoài đã được Đảng và Nhà nước ban hành. Hệ thống chính sách hỗ trợ, thúc đẩy
doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài ngày càng hoàn thiện, Luật Ðầu tư có những
sửa đổi, bổ sung tạo cơ hội thuận lợi thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động đầu tư ra nước ngoài

10
giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng
khả năng hội nhập quốc tế.
Sự phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam với việc ngày càng hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua việc tham gia ký kết hàng loạt các hiệp định
song phương (FTA giữa Việt Nam với Chile - VCFTA, FTA giữa Việt Nam với Nhật
Bản - VJFTA), đa phương (giữa 10 nước trong khu vực - AFTA, giữa 11 nước trong
khu vực Châu Á Thái Bình Dương CPTPP), đang tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động
đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt.
Bên cạnh đó là tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước được gia tăng.
Những doanh nghiệp thành công trong đẩy mạnh đầu tư vươn ra thị trường nước ngoài
đã ghi dấu ấn, nâng cao vị thế doanh nghiệp và hình ảnh quốc gia Việt Nam trên trường
quốc tế. Doanh nghiệp Việt cũng đã thấy rõ lợi ích của việc đẩy mạnh đầu tư ra nước
ngoài có thể giúp tìm được những kênh đầu tư sinh lời tốt và đem về Việt Nam những
kinh nghiệm từ nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, để đóng góp vào phát
triển của đất nước.

2.1.2. Khó khăn


Nhìn chung, số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam
đầu tư ra nước ngoài đã tăng lên theo thời gian, do ngày càng có thêm các doanh nghiệp
Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh
doanh
Tuy nhiên, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải
một số khó khăn. Trước hết, Nghị định số 22/1999/NĐ-CP chưa quy định về các hoạt
động đầu tư gián tiếp như mua cổ phần, hoạt động thuê mua, đấu thầu quốc tế, đầu tư
trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Điều này làm cản trở việc nâng cao hiệu
quả vốn đầu tư và cơ hội thâm nhập thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt
Nam .
Hai là, việc vay ngoại tệ của ngân hàng thương mại để đầu tư ra nước ngoài gặp
khó khăn. Lý do là các ngân hàng thương mại chưa có cơ chế để quản lý nguồn tiền vay
khi họ không có văn phòng đại diện ở quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư. Ngoài ra cơ
chế quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước hiện nay chưa quy định về quản lý đồng
tiền đầu tư ra nước ngoài, mặc dù việc vay ngoại tệ đã được quy định trong Nghị định
11
22/1999/NĐ-CP. Sự thiếu hụt vốn đã khiến cho một số dự án chỉ tồn tại được một thời
gian ngắn.
Một số dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn
do khả năng tài chính hạn hẹp, khả năng cạnh tranh còn yếu, thiếu kinh nghiệm thương
trường.
Ba là, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Chính phủ (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính) trong việc quản lý các dự án đầu
tư ra nước ngoài còn hạn chế; chưa thành lập được các đoàn khảo sát tại chỗ để đánh
giá sâu hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Mối quan hệ giữa cơ quan đại diện
ngoại giao và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước
ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa
sự hỗ trợ của nhà nước.
Bốn là, quy trình thẩm định cấp phép cho các dự án đầu tư ra nước ngoài còn chậm,
chưa rõ ràng. Một số dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư nhưng trong quá trình
xử lý vẫn gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành làm kéo dài thời gian cấp phép. Mặc dù Nghị
định đã quy định thời gian cấp phép đầu tư ra nước ngoài không quá 30 ngày, nhưng
vẫn có dự án phải kéo dài đến cả năm, khiến cho doanh nghiệp lỡ mất cơ hội đầu tư.
Năm là, chưa có một website nối mạng quốc tế và các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp
hoạt động trên phạm vi toàn quốc và toàn cầu để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đầu tư ra
nước ngoài như: cung cấp thông tin thị trường; thông tin đối tác, cơ hội và kinh nghiệm
kinh doanh; thông tin về môi trường đầu tư; các dịch vụ xúc tiến thương mại; các dịch
vụ hỗ trợ tư pháp về đăng ký và xử lý tranh chấp thương hiệu, tư vấn kế toán, thuế...
Bên cạnh đầu tư ra nước ngoài cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức:
Sự khác biệt về văn hóa, pháp luật và điều kiện sống giữa Việt Nam với quốc gia
tiếp nhận đầu tư, việc thiếu hiểu biết, nghiên cứu trước khi đầu tư sẽ có thể dẫn đến các
tranh chấp không mong muốn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của dân địa phương
và hình ảnh đất nước đến bạn bè quốc tế.
Nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh ở nước ngoài mang tính chất tự phát, dễ
xảy ra mâu thuẫn. Khi đó việc xử lý rất khó khăn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh
doanh. Hiện tại thì quản lý nhà nước chưa có đủ cơ quan thẩm quyền, điều kiện và năng
lực để nắm bắt tình hình hoạt động đầu tư của hầu hết các doanh nghiệp ở nước ngoài.

12
Ở một số vùng người dân còn hạn chế về trình độ nên rất khó để tiếp cận bằng văn
bản. Như vậy các doanh nghiệp phải thể hiện bằng hình ảnh các hoạt động đào tạo, bảo
hiểm để người dân dễ hiểu, dễ nhớ.

2.2. Phân tích các lĩnh vực đầu tư (năng lượng, nông, thủy sản, công nghiệp chế
biến,...)
2.2.1. Nông lâm thủy sản
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, lũy kế đến ngày 31/12/2021, tổng số dự án
Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là 123 với
tổng số vốn đăng ký là xấp xỉ 3.409 triệu đô la Mỹ, chiếm 16,07% tổng số vốn đầu tư
ra thế giới của Việt Nam, đứng vị trí thứ 2, sau ngành khai khoáng.
Theo thông tin từ Bộ kế hoạch và đầu tư, Cục đầu tư nước ngoài, Lào và
Campuchia là 2 quốc gia đứng đầu trong số 53 quốc gia trên thế giới mà Việt Nam đầu
tư nông lâm thủy sản. Ở Lào, từ 2017 - 2021 đã có 7 dự án được phê duyệt, trong đó, 6
dự án do các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện
với tổng số vốn 254,1 tỷ đồng. Nhiều dự án nổi trội, đã được hoàn thành, bàn giao và đi
vào sử dụng như: Dự án Xây dựng Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Hủa
Phăn (số vốn 39,4 tỷ đồng); Dự án Phân vùng sản xuất nông nghiệp tại hai tỉnh Hủa
Phăn (số vốn 46,6 tỷ đồng) hay dự kiến năm 2022, riêng Công ty cổ phần nông nghiệp
Trường Hải (Thagrico) Việt Nam tiếp tục chuyển đổi cây trồng, kết hợp chăn nuôi bò
sinh sản, bò thịt với quy mô đầu tư vào Campuchia lên đến 100 triệu USD và nếu chuyển
đổi đồng bộ sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD, sản lượng đạt 416.000 tấn, giá trị xuất khẩu
ước đạt 500 triệu USD. Ngoài ra, Việt Nam còn có các dự án đầu tư trực tiếp lớn ở
Campuchia như: Dự án Trồng cao su, nuôi bò sữa của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai:
300 triệu USD; Dự án sản xuất phân bón của Công ty Phân bón Năm Sao: 100 triệu
USD; ở Myanmar như: Dự án Chế biến nông sản của Liên doanh giữa Công ty Bảo vệ
thực vật An Giang - VinaCapital - Eden Group với số vốn đầu tư 100 triệu USD. Ngoài
ra, từ năm 2020, Việt Nam đã tăng cường thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào
một số nước tiểu vùng sông Mekong, mang lại cho hai bên nhiều lợi ích kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội.
Trong tương lai, đầu tư FDI của Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm
thủy sản vô cùng tiềm năng và triển vọng. Chính phủ Việt Nam đã tăng cường ký kết
các hiệp định song phương, xây dựng các văn bản hợp tác Tổng cục thủy sản 2 nước đối
13
với các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar nói riêng và các nước đối tác
nói chung. Chính phủ đã đề ra đường lối đầu tư rõ ràng: xác định các doanh nghiệp Việt
Nam không chỉ là chủ thể hợp tác, mà còn đóng vai trò chủ động, khởi xướng, tạo động
lực mới trong thương mại đầu tư, làm phong phú thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa giữa
Việt Nam và bạn bè quốc tế với những đóng góp quan trọng.
Mặc dù, việc đầu tư vào lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng
giá trị đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc
đầu tư này vẫn còn mang nhiều thách thức như: Trình độ quản lý của các doanh nghiệp
Việt Nam còn yếu kém, tiềm lực vật chất của cũng còn yếu, nguồn nhân lực dồi dào
nhưng nhìn chung là có kỹ năng không cao, điều này khiến cho hệ thống phân công lao
động gặp nhiều bất cập ở thị trường nước ngoài. Điều này dẫn đến hiện tượng “dự án
đắp chiếu” ngày càng mọc lên như: “Dự án khai thác và chế biến muối mỏ Kali” tại Lào
của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) - tổng mức đầu tư lên đến 522 triệu USD,
xấp xỉ 10000 tỷ đồng Việt Nam. Đây là thách thức đòi hỏi Bộ Công thương, chính phủ
phải tăng cường biện pháp quản lý, truy cứu trách nhiệm, xử lý nghiêm ngặt đối với các
cá nhân, tập thể, tổ chức liên quan đến những hạn chế, thiếu sót dẫn đến tình trạng đầu
tư thiếu hiệu quả.

2.2.2. Công nghiệp


Giai đoạn từ năm 2006 - 2015 được đánh giá là bùng nổ đầu tư trực tiếp của Việt
Nam ra nước ngoài với tốc độ tăng vốn trung bình 52%/năm. Các doanh nghiệp Việt
Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp với 131
dự án, tổng vốn đầu tư là 1,4 tỷ USD chiếm 46,8% về số dự án và 72% tổng vốn đăng
ký đầu tư ra nước ngoài (Bảng 1). Từ năm 2016 đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài tiếp tục xu hướng gia tăng, đặc biệt ở lĩnh vực công nghiệp.
Trong lĩnh vực công nghiệp, ngành công nghiệp nặng là ngành được nhà nước
khuyến khích đầu tư nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước khi các
mỏ khoáng sản ở Việt Nam đang ngày càng khan hiếm. Các dự án thuộc ngành này chủ
yếu đầu tư vào Lào với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 5,34 tỷ USD, một nước giàu tài
nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng sản nhưng lại chưa được khai thác nhiều. Đây là
ngành đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, vì vậy thường chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới có đủ
khả năng đầu tư. Công nghiệp dầu khí như thăm dò, hợp tác khai thác và xây dựng cơ
sở hạ tầng là ngành đầu tư ra nước ngoài mang tính chiến lược của nước ta.
14
Mục đích đầu tư ra nước ngoài trong ngành này là nhằm bổ sung thêm nguồn dầu
thô ngoài trữ lượng dầu mỏ hiện ngày càng khan hiếm của Việt Nam, tạo sự ổn định đầu
vào cho ngành công nghiệp lọc dầu trong nước một khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi
vào hoạt động ổn định, từ đó giúp Việt Nam tự chủ được vấn đề năng lượng, không phụ
thuộc vào nhập khẩu xăng dầu, tiết kiệm được ngoại tệ. Đặc biệt, hơn 45% công suất
lắp đặt của các nhà máy điện tại Việt Nam được xây dựng nhờ sự giúp đỡ kỹ thuật của
Nga (với sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước - Tập đoàn Technopromexport).
Công nghiệp nhẹ và xây dựng là hai ngành trong lĩnh vực công nghiệp có nhiều
vốn đầu tư được thực hiện nhất. Đầu tư vào ngành công nghiệp nhẹ phần lớn là sản xuất
hàng gia dụng, vật liệu xây dựng nhằm khai thác thế mạnh của Việt Nam trong ngành
này và nguồn nguyên vật liệu dồi dào ở nước sở tại, để phục vụ thị trưởng nước nhận
đầu tư, xuất khẩu đi nước thứ ba và một phần xuất ngược trở lại Việt Nam. Ngoài ra,
một nguyên nhân quan trọng cho việc đầu tư vào ngành sản xuất hàng gia dụng ở nước
ngoài, cụ thể là Lào và Campuchia là nhằm tận dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%
của các nước phát triển dành cho hai nước này. Đó là những ưu đãi mà nếu doanh nghiệp
sản xuất trong nước thì sẽ không có được.
Bảng 1: Vốn đăng ký đầu tư nước ngoài theo lĩnh vực ngành Công nghiệp

Vốn đăng ký (Triệu USD) (*)

Trong đó: Vốn điều lệ


Lĩnh vực
Số dự án
Công nghiệp Chia ra
Tổng số
Tổng số Nước ngoài Việt Nam
góp góp

Công nghiệp
38 564,9 558,3 210,8 247,5
khai thác mỏ
Công nghiệp
87 560,3 537,8 46,7 491,1
chế biến
Sản xuất và
phân phối
1 273,1 69,2 - 69,2
điện, khí đốt
và nước
Xây dựng 5 7,8 4,8 1,9 2,9

15
Tổng số 131 1406,1 1170,1 259,4 910,7

(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
Nguồn: (1) Niên giám thống kê 2017 - Tổng cục Thống kê
(2) Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đầu tư vào ngành xây dựng phần lớn là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt
có các dự án xây dựng nhà ở tại các nước có nền kinh tế phát triển như dự án xây dựng
nhà ở cho sinh viên ở Úc, dự án xây dựng khu căn hộ cao cấp ở Cộng hòa Séc, khu
thương mại và căn hộ cho thuê ở Hoa Kỳ. Ngành công nghiệp thực phẩm là ngành chiếm
tỷ trọng nhỏ nhất về cả số dự án và số vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, do các
doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác có hiệu quả các thị trường tiềm năng, đặc biệt là
châu Phi. Nhìn chung trong lĩnh vực công nghiệp, tốc độ giải ngân còn chậm, chỉ chiếm
tỷ lệ khiêm tốn 3% so với tổng số vốn đăng ký.

2.2.3. Năng lượng


FDI của Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng trong 10 tháng đầu
năm 2022 đạt hơn 450 triệu USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam có
90 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt hơn
390,1 triệu USD, tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Việt Nam đã có nhiều đầu tư vào các dự án năng lượng tại nước ngoài, đặc biệt là
tại các nước trong khu vực Đông Nam Á. Dự án điện gió Mui Ne 37,6MW (Campuchia):
Được phát triển bởi Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam (VPower), đây là dự
án điện gió đầu tiên của Việt Nam tại nước ngoài. Dự án này được đưa vào vận hành
vào tháng 4 năm 2019. Dự án điện mặt trời Dau Tieng 1 và 2 (Campuchia): Dự án này
có tổng công suất lên đến 90 MW và được phát triển bởi Tập đoàn T&T. Dự án điện
mặt trời Becamex Binh Phuoc (Campuchia): Được phát triển bởi Tập đoàn Becamex
IDC Corp, dự án này có tổng công suất 50MW và được đưa vào hoạt động vào tháng 2
năm 2020. Dự án điện gió The Blue Circle (Philippines): Công ty năng lượng The Blue
Circle, được thành lập bởi nhà đầu tư người Bỉ Olivier Duguet, đã hoàn thành dự án điện
gió tại tỉnh Sorsogon, Philippines. Dự án này có tổng công suất 40MW và có thể cung
cấp điện cho hơn 170.000 hộ gia đình. Dự án điện mặt trời Xuan Thien (Lào): Được
phát triển bởi Tập đoàn TTC, dự án này có tổng công suất 50 MW và là dự án điện mặt
trời đầu tiên của Việt Nam tại Lào. Tổng quan về tình hình đầu tư của Việt Nam vào các
16
dự án năng lượng tại nước ngoài cho thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang có sự
quan tâm ngày càng tăng về lĩnh vực năng lượng tại các thị trường khu vực và quốc tế.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng giá trị vốn đăng ký đầu tư trực
tiếp của Việt Nam ra nước ngoài trong năm 2021 đạt 1,55 tỷ USD trong đó, lĩnh vực
năng lượng đứng thứ 4 với tổng giá trị vốn đăng ký đạt 96 triệu USD. Theo Báo cáo
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam năm 2020, tổng số vốn đầu tư của Việt Nam
ra nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng tính đến tháng 12/2020 là khoảng 1,83 tỷ USD,
tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Tương lai của đầu tư FDI của Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng
là tiềm năng và triển vọng. Hơn nữa, chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách hỗ
trợ cho đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, bao gồm cả việc đẩy mạnh phát triển các dự án
năng lượng tái tạo và đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng xanh để thay thế các nguồn
năng lượng truyền thống. Vì vậy, dự báo trong tương lai, đầu tư FDI của Việt Nam ra
nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng sẽ tiếp tục tăng trưởng và có triển vọng.
Các hoạt động đầu tư FDI của Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng
đã đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở Việt
Nam và cải thiện thị trường năng lượng thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư
vào các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm các dự án điện gió, điện mặt trời, điện nước,
điện sinh khối và đầu tư vào các công ty sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo, các phần
mềm giám sát điện năng lượng, các hệ thống điều khiển và các giải pháp tiết kiệm năng
lượng. Tóm lại, việc đầu tư FDI của Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng
không chỉ mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho Việt Nam mà còn cả các nước sở tại.

2.3. So sánh các lĩnh vực đầu tư của các nước khác
2.3.1. Hoa Kỳ
Nhờ thu nhập tái đầu tư kỷ lục và mức độ cao của hoạt động M&A, vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ đã tăng 403,3 tỷ USD lên 6,49 nghìn tỷ USD vào cuối
năm 2021. Các MNEs của Hoa Kỳ đầu tư hầu hết vào các quốc gia nhưng hơn một nửa
tổng số vốn đầu tư tập trung vào các quốc gia như Vương quốc Anh (1005,0 tỷ USD),
Hà Lan (885,3 tỷ USD), Luxembourg (715,6 tỷ USD), Ireland (556,6 tỷ USD) và Canada
(406,4 tỷ USD).

17
Hình 1: Biểu đồ các quốc gia nhận được vốn FDI cao nhất từ Hoa Kỳ năm
2021
Nguồn: BEA
Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI của Hoa Kỳ ngày càng tăng, tập trung
vào các thị trường tiềm năng như khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam. Các nhà đầu
tư Hoa Kỳ đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân của
Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với 24 dự
án, có tổng vốn đăng ký hơn 4,2 tỷ USD (chiếm 44,1%). Tiếp đến là lĩnh vực công
nghiệp chế biến, chế tạo với 383 dự án, có tổng vốn đăng ký hơn 3,1 tỷ USD (chiếm
32%). Lĩnh vực thứ 3 là cấp nước và xử lý chất thải chiếm 5,4% và vận tải kho bãi,
chiếm khoảng 4,0% tổng vốn đầu tư.

18
Trong năm 2022, nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đã tăng đầu tư vào Việt Nam.
Điển hình như Tập đoàn Quantum (Hoa Kỳ) và Công ty cổ phần BB Group (Tập đoàn
BBG, Việt Nam) đã ký thỏa thuận với tỉnh Quảng Trị về việc nghiên cứu, hợp tác đầu
tư hai dự án quy mô lớn tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Cùng với đó, 2 doanh
nghiệp lớn khác của Hoa Kỳ là Exxon Mobil và Millennium cũng đề xuất các kế hoạch
đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án điện khí tại Việt Nam.Tập đoàn Murphy Oil của Hoa
Kỳ đã đầu tư khoảng 300 triệu USD vào công tác tìm kiếm thăm dò, điều hành các lô
dầu khí tại Bể Cửu Long, Bể Phú Khánh và tích cực triển khai phát triển Dự án Lạc Đà
Vàng với tổng vốn đầu tư 700 triệu USD.
Tính đến 20/1/2023, lũy kế tổng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 11,42 tỷ
USD với tổng 1.224 dự án. Với số vốn này, Hoa Kỳ hiện xếp thứ 11 trong danh sách
các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.
So sánh với Việt Nam, mặc dù dòng vốn đầu tư chưa nhiều nhưng Việt Nam ngày
càng tăng cường đầu tư ra nước ngoài trong những năm gần đây. Năm 2021, có 61 dự
án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt trên 409
triệu USD và 22 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn điều chỉnh giảm trên 776
triệu USD. Trong đó, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu với tổng vốn
đầu tư đạt trên 420,8 triệu USD. Ngành bán buôn, bán lẻ đứng thứ 2, với tổng vốn đầu
tư gần 160,9 triệu USD; tiếp theo là các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp
chế biến, chế tạo…Có 26 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong năm
2021. Dẫn đầu là Hoa Kỳ với 4 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn
đầu tư đăng ký đạt gần 307,3 triệu USD, tăng 4,4 lần so với năm 2020. Đứng thứ 2 là
Singapore với tổng vốn đầu tư trên 141,7 triệu USD, tăng gần 3,6 lần so với năm 2020.
Tiếp theo lần lượt là Campuchia, Israel, Canada, Lào, Đức với vốn đầu tư tương ứng đạt
lần lượt là: 89,4 triệu USD; 71,6 triệu USD; 57,6 triệu USD; 48,6 triệu USD; 33,5 triệu
USD.

2.3.2. Thái Lan


Thái Lan là một trong những quốc gia châu Á có mức độ đầu tư ra nước ngoài cao.
Trong những năm gần đây, Thái Lan đã tăng cường đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là tập
trung vào các thị trường lớn như ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Các lĩnh vực
chủ yếu mà các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư ra tại các thị trường trên bao gồm:

19
+ ASEAN: Thái Lan đầu tư nhiều nhất vào các quốc gia trong khu vực ASEAN
như Lào, Campuchia, Indonesia và Myanmar. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Thái Lan
tại các quốc gia này bao gồm sản xuất ô tô, điện và năng lượng.
+ Trung Quốc: Thái Lan đầu tư vào các dự án sản xuất, dịch vụ và du lịch tại Trung
Quốc. Thái Lan cũng tập trung vào việc phát triển thị trường tiêu dùng Trung Quốc và
xây dựng quan hệ thương mại ổn định với Trung Quốc.
+ Nhật Bản: Thái Lan và Nhật Bản có quan hệ thương mại mật thiết và chính phủ
Nhật Bản đang đẩy mạnh việc hỗ trợ các công ty Nhật Bản đầu tư vào Thái Lan. Các
lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Thái Lan tại Nhật Bản bao gồm dịch vụ tài chính và bất
động sản.
+ Mỹ: Thái Lan đầu tư vào các dự án bất động sản và sản xuất tại Mỹ. Thái Lan
cũng có các công ty thương mại và đầu tư tại Mỹ như CP Group và PTT Global
Chemical.
Ngoài ra, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Thái Lan trong những năm gần đây
luôn cho thấy dấu hiệu tích cực, cụ thể là ở thị trường Đông Nam Á. Từ 2019-2020.
dòng vốn FDI chảy ra từ Đông Nam Á giảm 16%, chỉ còn 61 tỷ USD. Tuy nhiên, OFDI
từ Thái Lan tăng gần gấp đôi từ 10 tỷ USD lên đến khoảng 19 tỷ USD, chủ yếu trong
các dịch vụ tài chính và sản xuất ở các nước láng giềng. Năm 2020, khoảng 85% vốn
FDI từ đất nước là trong các dịch vụ tài chính, sản xuất, bất động sản và xây dựng các
hoạt động, chủ yếu đến ASEAN. Các công ty Thái Lan đang tích cực đầu tư vào xây
dựng các nhà máy điện và trong hoạt động bán lẻ trên địa bàn. Ví dụ, ở Việt Nam, EGAT
và Công ty phát điện đang xây dựng một nhà máy điện trị giá 2,4 tỷ USD, Super Energy
đang xây dựng nhà máy điện Lộc Ninh trị giá 384 triệu USD và B. Grimm Power đang
tham gia vào một dự án năng lượng mặt trời trị giá 300 triệu đô la. Doanh nghiệp Thái
Lan cũng cho thấy dấu hiệu tích cực trong việc theo đuổi M&A giao dịch, chủ yếu ở
ASEAN. Năm 2020, Ngân hàng Bangkok mua lại Ngân hàng Permata tại Indonesia với
giá 2,3 tỷ USD, Thai Beverage mua lại Frasers Commercial Trust (Singapore) với giá
1,1 tỷ USD và một nhóm nhà đầu tư Thái Lan do Charoen Pokphand đứng đầu đã mua
lại hoạt động của Tesco ở Malaysia với giá 700 triệu USD.
Riêng về Việt Nam, dù chưa thực sự đầu tư trực tiếp nước ngoài (OFDI) nhiều như
Thái Lan và trong những năm gần đây còn cho thấy dấu hiệu giảm dần khi từ 460 triệu
USD xuống còn 300 USD trong 2 năm từ 2019-2021. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cho thấy

20
sự tích cực trong việc chủ động đầu tư ra nước ngoài. Lũy kế đến 20/11/2022, Việt Nam
đã có 1.604 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam trên
21,68 tỷ USD. Trong đó, có 139 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng
vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,6 tỷ USD, chiếm 53,5% tổng vốn đầu tư cả nước. Đầu
tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32,1%);
nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,9%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất
lần lượt là Lào (24,6%); Campuchia (13,6); Venezuela (8,4%);…

21
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐTTTRNN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.1. Các dự án ĐTTTRNN thành công của Việt Nam
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 tháng năm 2022, tổng vốn đầu tư
của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt hơn 450 triệu USD, bằng gần
70% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có thể kể đến các dự án thành công như:
- 5 dự án lớn được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án của Công ty cổ
phần Giải pháp năng lượng Vines sang Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, mỗi dự án
có số vốn hơn 34,68 triệu USD.
- Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood công bố thông tin công ty thành
viên là Nutifood Sweden (Thụy Điển) đã sở hữu 51% cổ phần Cawells - một thương
hiệu thực phẩm bổ sung Thụy Điển ra đời cách đây 8 năm, bởi những nhà sáng lập có
kinh nghiệm hơn 30 năm trong ngành.
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có số vốn ĐTRNN thực hiện lớn nhất
(3.992,28 triệu USD, chiếm 60% tổng số vốn ĐTRNN); tiếp theo là Tập đoàn Công
nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) 1.469,94 triệu USD, chiếm 22%); Tập đoàn Cao
su Việt Nam (VRG) đứng thứ ba (770,8 triệu USD, chiếm 12%). Các dự án có doanh
thu, lãi chuyển về nước phần lớn của các tập đoàn, tổng công ty lớn, như PVN trên 288,3
triệu USD, Viettel hơn 147 triệu USD; Tổng Công ty Hàng không Việt Nam 35 triệu
USD, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 8,3 triệu USD…
- Tập đoàn Trung Nguyên Legend khai trương không gian đầu tiên trên thế giới tại
trung tâm Thượng Hải (Trung Quốc). Hoạt động này đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ
của Trung Nguyên Legend tại thị trường Trung Quốc, nâng tầm thương hiệu cà phê Việt
Nam trên toàn cầu.
Có thể thấy, hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đạt
được những thành công nhất định. Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngày một lớn
mạnh và dần tiến ra thị trường quốc tế. Việc ĐTTTRNN của doanh nghiệp cũng được
xem xét và thực hiện một cách kỹ lưỡng, khoa học và đạt nhiều hiệu quả.

3.2. Bài học rút ra và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
3.2.1. Về phía nhà nước
Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động
ĐTTTRNN của các doanh nghiệp. Những chính sách của nhà nước, những thủ tục hành
22
chính và những hoạt động hỗ trợ, kiểm tra, giám sát của nhà nước tạo cho doanh nghiệp
một môi trường thuận lợi để phát triển. Từ thành công của những dự án trên, kết hợp
với những kinh nghiệm rút ra từ những dự án thất bại, nhóm chúng em xin đề xuất một
số giải pháp để nhà nước có thể thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp một
cách tốt hơn như sau:
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, theo hướng tạo điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài,
nhưng phải đảm bảo mục tiêu, định hướng hiệu quả, phù hợp với điều kiện và năng lực
của doanh nghiệp Việt Nam. Hạn chế hoạt động đầu tư ra nước ngoài sử dụng vốn nhà
nước.
Thứ hai, tạo lập khuôn khổ pháp lý hợp tác đầu tư thông qua việc đẩy mạnh đàm
phán, ký kết và thực hiện các thỏa thuận, hiệp định song phương với các đối tác có tiềm
năng, bảo đảm các hoạt động hợp tác đầu tư hiệu quả, an toàn.
Thứ ba, cải tiến thủ tục hành chính đối với đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn
giản thuận tiện, mở rộng hơn nữa các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp
bằng các biện pháp hành chính, ngay cả đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước; tăng
quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Thứ tư, đối với các doanh nghiệp nhà nước cần tăng cường vai trò của cơ quan đại
diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong việc đề xuất/phê duyệt chủ trương
đầu tư các dự án ĐTRNN có sử dụng vốn nhà nước; giám sát chặt chẽ, đảm bảo các dự
án thực hiện đúng mục tiêu, hiệu quả.
Thứ năm, tăng cường vai trò, trách nhiệm và công tác kiểm tra, giám sát của các
cơ quan quản lý nhà nước về ngoại hối, thực hiện nghĩa vụ tài chính và việc chuyển tiền
của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Tăng cường kiểm tra, giám sát
các tập đoàn, doanh nghiệp, đẩy nhanh việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các dự
án đầu tư ra nước ngoài, báo cáo TTCP những vấn đề vượt thẩm quyền. Thực hiện
nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm để đánh giá hiệu quả hoạt động
ĐTRNN của doanh nghiệp.
Thứ sáu, xây dựng các phương tiện hỗ trợ nối mạng quốc tế và các tổ chức tư vấn
chuyên nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc và toàn cầu để cung cấp các dịch vụ
hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài như: cung cấp thông tin thị trường; thông tin đối tác, cơ hội
và kinh nghiệm kinh doanh;...

23
Thứ bảy, ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích hoạt động ĐTRNN của các
doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh như chính sách thuế ưu đãi, chính sách
ngoại hối,...

3.2.2. Về phía doanh nghiệp


Để hoạt động ĐTTTRNN hiệu quả, doanh nghiệp phải chú ý đến rất nhiều yếu tố,
đặc biệt là về môi trường quốc tế mà doanh nghiệp có ý định đầu tư và chú ý nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình. Năng lực cạnh tranh là khả năng duy trì và nâng cao lợi
thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử
dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Nhằm
giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐTTTRNN của
doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước, nhóm chúng em đã phân tích, nghiên cứu
và đề ra những chính sách, biện pháp như sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Năng lực cạnh tranh
sản phẩm chính là một trong những tiêu chí quan trọng có vai trò quyết định đến sự phát
triển và chiếm lĩnh thị trường lâu dài của doanh nghiệp. Nó có thể thể hiện đa dạng các
khía cạnh như chất lượng, giá cả, thương hiệu,.... Mặc dù sản phẩm của doanh nghiệp
có giá thành sản phẩm tương đối tốt tuy nhiên lợi thế cạnh tranh đa phần đến từ lợi thế
tài nguyên hay lợi thế giá cả do nguồn lao động tương đối rẻ. Chính vì vậy, để đảm bảo
chắc chắn về sự an toàn cho quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
doanh nghiệp cần đa dạng hóa lợi thế cạnh tranh như về chất lượng, về mẫu mã, tính
năng mới, về vòng đời sản phẩm,.. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần nâng cao cải thiện
sản phẩm với mẫu mã đa dạng, chất lượng, cần đầu tư trong khâu nghiên cứu và phân
tích thị trường để nắm bắt được sự thay đổi liên tục của nhu cầu thị trường cả trong và
ngoài nước. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng đến sự sáng tạo, các khâu thiết kế,
gia công,... để sản phẩm mang tính khác biệt hay có thể tham gia vào thị trường độc
quyền, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. .
Thứ hai, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực khoa học, công nghệ. Điều này
đòi hỏi doanh nghiệp cần ra sức tiếp thu những tiến bộ của khoa học - công nghệ để áp
dụng các công nghệ, kỹ thuật phù hợp giúp tạo ra sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn trên thị
trường. Sự bùng nổ của thương mại điện tử và đa dạng phương thức mua sắm, quảng bá
sản phẩm, phát triển của logistics cũng chính là cơ hội giúp doanh nghiệp phát triển.
Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải đầu tư chuyên sâu nghiên cứu, tìm hiểu về những phát
24
minh công nghệ, nâng cao nguồn nhân lực có tri thức, hội nhập tốt với thời đại 4.0.
Ngoài ra, để sử dụng có hiệu quả các thiết bị, công nghệ thì nhà quản lý doanh nghiệp
cần phải tổ chức sản xuất, bố trí nhân sự và thời gian khai thác hợp lý.
Thứ ba, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực bên trong ở các khía cạnh nguồn
nhân lực, khả năng quản lý và nguồn vốn. Nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh, doanh
nghiệp cần chú trọng việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực, cải thiện hệ thống quản
lý trên phương diện công bằng, bình đẳng. Con người luôn là yếu tố cốt lõi trong mỗi
doanh nghiệp, chính vì vậy, doanh nghiệp cần khuyến khích và mang tới bầu không khí
làm việc dân chủ, phát huy hết năng lực sáng tạo, chủ động của người lao động. Hơn
hết, cần cải thiện các chính sách làm việc, môi trường làm việc phù hợp với các quy
định, đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Thứ tư, tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cần tích
cực hội nhập với thị trường quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng tiêu thụ
sản phẩm chính là cơ hội giúp doanh nghiệp thực hiện điều đó. Doanh nghiệp Việt Nam
cần tích cực mở cửa, liên doanh, xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường tiềm năng để
tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mình. Đồng thời phải thiết lập mạng lưới chặt chẽ
với các doanh nghiệp khác trên cùng thị trường đầu tư, nâng cao trình độ quản lý đầu tư
nước ngoài. Mở rộng quy mô giúp doanh nghiệp giảm thiểu đối thủ cạnh tranh và có thể
tăng quy mô sản xuất, tối ưu hóa lợi nhuận.
Thứ năm, các doanh nghiệp phải nắm bắt thời cơ. Khi thị trường biến đổi có
lợi cho việc ĐTRNN, phải nhanh chóng biến thời cơ thành thế và lực mới, để vượt qua
thách thức đưa doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu,
cập nhật quy định chính sách mới, tuân thủ luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế
để tránh những tranh chấp không đáng có.
Thứ sáu, doanh nghiệp cần có ý thức bảo vệ môi trường nước sở tại, vừa hạn
chế những mâu thuẫn với người dân địa phương, vừa để đảm bảo bền vững hoạt động
kinh doanh của chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo lợi
ích cho người dân địa phương bằng cách tạo công ăn việc làm và hoàn thành trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp với quốc gia nhận đầu tư thông qua các hoạt động từ thiện, xóa
đói giảm nghèo.
Thứ bảy, nghiên cứu và xây dựng các phương tiện giao tiếp phù hợp với trình
độ của người dân ở địa điểm đầu tư để đưa ra các phương án tiếp cận khách hàng phù

25
hợp. Ví dụ, ở một số vùng người dân còn hạn chế về trình độ nên rất khó để tiếp cận
bằng văn bản, các doanh nghiệp phải thể hiện bằng hình ảnh các hoạt động đào tạo, bảo
hiểm để người dân dễ hiểu, dễ nhớ.

26
KẾT LUẬN
Có thể thấy, việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp và tập đoàn Việt Nam
đã và đang đạt được những thành công nhất định. Điều này cho thấy năng lực và cơ hội
rất lớn của các nhà đầu tư Việt Nam tại thị trường quốc tế. Nước ta chủ yếu đầu tư vào
lĩnh vực công nghiệp, bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe động cơ
khác. Ngoài ra, các nhà đầu tư Việt Nam cũng đang hướng đến một ngành mới và vô
cùng tiềm năng - năng lượng. Các doanh nghiệp Việt ngày càng lớn mạnh, khẳng định
vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Sự thành công này có được một phần là do nỗ
lực phát triển và chiến lược đúng đắn của các doanh nghiệp, một phần là nhờ sự hậu
thuẫn của chính phủ. Các hiệp định song phương, đa phương, cũng như việc tham gia
vào các tổ chức quốc tế đã và đang tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước
ngoài của các doanh nghiệp Việt. Điểm đến đầu tư chủ yếu của các nhà đầu tư Việt Nam
không chỉ giới hạn trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia,... mà còn dần mở
rộng ra các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Châu Âu với những dự án có số vốn lớn và đầu
tư bài bản. Các hoạt động đầu tư này giúp doanh nghiệp tăng nội lực kinh doanh, thâm
nhập sâu vào thị trường thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn, nhờ đó mà nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Không chỉ vậy, việc này còn giúp củng cố vai trò chính trị và vị
thế kinh tế của VN trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù hoạt động đầu tư ra nước
ngoài của các doanh nghiệp nước ta còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhưng chính phủ
và các doanh nghiệp đang dần gỡ bỏ những hạn chế đó và xây dựng hướng phát triển tốt
hơn nhằm thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp. Với sự thay đổi tích cực này, kinh
tế Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và có khẳng định được vị trí trong thị trường kinh
tế thế giới.

27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Vũ Chí Lộc (2012), “Giáo trình Đầu tư quốc tế”, NXB ĐHQG Hà Nội
2. GS.TS Võ Thanh Thu & TS. Ngô Thị Ngọc Huyền (11/11/2021), “Hoạt động
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam”,
https://bachkhoaluat.vn/cam-nang/9813/hoat-dong-dau-tu-truc-tiep-ra-nuoc-
ngoai-cua-cac-doanh-nghiep-viet-nam
3. TBTC 81 (08/07/2005), “Hoạt động đầu tư nước ngoài: Thực trạng và giải
pháp”, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=BTC336264
4. Cục ĐTNN (26/12/2021), “Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài năm
2021”, https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/90c0e0c8-58ee-4737-bf70-
5f08acea5ca8/NewsID/519aa0b2-3a47-42f8-bff6-b1df24f449e1/MenuID
5. Tạp chí tài chính (12/2019), “Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài:
Thực trạng và khuyến nghị”, https://tapchitaichinh.vn/hoat-dong-dau-tu-cua-viet-
nam-ra-nuoc-ngoai-thuc-trang-va-khuyen-nghi.html
6. Thu Thảo (31/10/2022), “Việt Nam đầu tư ra nước ngoài hơn 450 triệu USD”,
https://laodong.vn/kinh-doanh/viet-nam-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-hon-450-trieu-usd-
1111013.ldo#:~:text=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20t%E1%BB%AB
%20B%E1%BB%99%20K%E1%BA%BF,v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%
20k%E1%BB%B3%20n%C4%83m%202021.
7. Thúy Quyên (10/12/2022), “Gặp mặt Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh
tại Lào”,
https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=56290&idcm=65#:~:text=Vi%
E1%BB%87t%20Nam%20%C4%91%E1%BB%A9ng%20th%E1%BB%A9%20
ba,3%25%20so%20v%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m%202020.
8. VnExpress (23/12/2021), “Việt Nam là nước ASEAN đầu tư lớn nhất tại
Campuchia”, https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/90c0e0c8-58ee-4737-bf70-
5f08acea5ca8/NewsID/71451de9-0f3c-44d6-acdc-b533e5a4f48b
9. Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2010), “Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”

28
10. Bạch Huệ (19/03/2019), “Yêu cầu làm rõ trách nhiệm ở dự án hơn 500 triệu
USD “đắp chiếu” bên Lào của Vinachem”, https://vneconomy.vn/yeu-cau-lam-
ro-trach-nhiem-o-du-an-hon-500-trieu-usd-dap-chieu-ben-lao-cua-vinachem.htm
11. Việt Phương, “BAUXITE: ĐẮK – CHƯNG, SÊ – KÔNG, CHDCND LÀO”,
https://vpg.vn/du-an-bauxite-dakchung/
12. UNCTAD (2021), “World Investment Report 2021: Investing in sustainable
recovery”, https://unctad.org/system/files/official-
document/wir2021_en.pdf?fbclid=IwAR1kX0YLoMYg_Dk9msnOuNoACbWX
nleO_hWqqj6xNAXw_rGOG7ue5NtPwDs
13. Cục Đầu tư nước ngoài (25/01/2021), “Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp,
cá nhân người Việt Nam, thực trạng tình hình, hạn chế,vướng mắc, nguyên nhân,
giải pháp thời gian tới”, https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/3bdcb27f-403e-
4f36-901e-1e9c71aa14cb/NewsID/9bbdd069-b4a6-43fa-b8e8-645e7a04428a
14. Vũ Văn Phúc (12/11/2007), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/3172/nang-cao-
nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep.aspx
15. Topkinhdoanh (07/02/2023), “FDI là gì? Đặc điểm, phân loại, vai trò, ưu nhược
điểm FDI”, https://topkinhdoanh.com/fdi-la-gi/
16. Giáo sư TSKH Nguyễn Mại (25/03/2014), “Năm bài học đối với đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam”, https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/80a3a429-cc68-4621-
94a8-9ebecf86aae6/NewsID/dba4f399-8d7d-4675-a917-dd9e72b2e076
17. Hoài Thu (20/7/2020), “Các tập đoàn nhà nước đang đầu tư ra nước ngoài thế
nào”, https://vnexpress.net/cac-tap-doan-nha-nuoc-dang-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-
the-nao-4133005.html
18. Minh Ngân (10/11/2021), “Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài”,
https://consosukien.vn/doanh-nghiep-viet-day-manh-dau-tu-ra-nuoc-ngoai.htm
19. Tạp chí Tài chính, “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và một số vấn
đề đặt ra”, https://sapuwa.com/dau-tu-truc-tiep-cua-viet-nam-ra-nuoc-ngoai-va-
mot-so-van-de-dat-
ra.html?fbclid=IwAR0eHlX2ZDQzPkl_qZAeVHJeHVB3cN5m_gUGD7YEbKi
_kBh8bmcgnJo2fE8

29
20. Tạp chí Công thương (10/01/2008), “Liên bang Nga - Thị trường chiến lược của
Việt Nam”, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/lien-bang-nga-thi-truong-chien-
luoc-cua-viet-nam-5401.htm?fbclid=IwAR2fk4TVWgk5uJz19pdx26I-
6CG03vLQYw-G_IIK3T1fvOUfWLIgaFnQRFc

30

You might also like