You are on page 1of 18

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

BỘ MÔN NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 -2018

GVHD: Ths. Nguyễn Hồng Nhâm


SVTH: Đinh Thúy Hằng
Lớp: Kinh tế đối ngoại 8A
Mã số SV: 5083106117

HÀ NỘI - 2019

2
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Các khái niệm cơ bản 5
1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp FDI 7
1.3. Vai trò của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
FDI GIAI ĐOẠN 2014 - 2018

2.1. Quá trình phát triển của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

2.2. Tác động của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

2.3. Nguyên nhân của những hạn chế mà doanh nghiệp FDI gặp phải

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM

3.1. Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI tại

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hòa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, Việt Nam đã và đang trở thành
một trong những địa điểm nhận được nguồn đầu tư hấp dẫn nhất trên thế giới. Bởi lẽ
Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi cho việc đầu tư như nguồn nhân lực dồi dào và
giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có ưu đãi dành cho các nhà đầu tư, rào cản gia nhập
nền kinh tế thấp… Đây chính là lợi thế cho các doanh nghiệp FDI khi rót vốn đầu tư
vào Việt Nam.
Việt Nam hiện đang đứng trước những cơ hội và thách thức nhất định khi quá trình
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi những nguồn lực phải
được tận dụng một cách tối ưu và có hiệu quả. Đánh giá được tầm quan trọng của vấn
đề này, tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI
tại Việt Nam giai đoạn 2014 -2018” làm báo cáo nghiên cứu cho bộ môn Nguyên
lý thống kê của Học viện Chính sách và Phát triển.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản, báo cáo nghiên cứu
tiếp tục đi sâu vào thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
trong giai đoạn 2014 – 2018. Kết quả cho thấy những doanh nghiệp FDI tại Việt
nam đã có những thành tựu đáng kể đóng góp vào nền kinh tế quốc gia, song, vẫn
còn nhiều bất cập, hạn chế cần phải khắc phục. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại
Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Đưa ra khung lý thuyết cơ bản về doanh nghiệp FDI.

2
- Phân tích và đánh giá thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề được đặt ra
đối với các hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong giai đoạn
2014 - 2018.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơ cấu thành phần kinh tế Việt Nam hiện được chia ra làm 3 khu vực chính:
Khu vực Nhà nước (trung ương và địa phương), Khu vực ngoài Nhà nước (tập thể,
tư nhân và cá thể), Khu vực có vồn đầu tư nước ngoài. Song, trong khuôn khổ đề
tài này, nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động
của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, từ đó có những hướng khai thác sâu hơn
về một khía cạnh thuộc nền kinh tế quốc gia.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giới hạn phạm vi như sau:
- Về mặt không gian: Nghiên cứu sẽ tập trung khai thác hoạt động của các doanh
nghiệp FDI có sức ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Do
đó, những doanh nghiệp FDI mà đề tài hướng tới chủ yếu được phân bổ ở những
tỉnh thành, khu vực trọng điểm, đó là các thành phố lớn hay các tỉnh thành có
quy mô kinh tế lớn tại Việt Nam.
- Về mặt thời gian: Để đảm bảo tính cập nhật cũng như nêu rõ được sự biến động
và thay đổi của các doanh nghiệp FDI, đề tài nghiên cứu sẽ phân tích và đánh giá
hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2014 –
2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ vận dụng những phương pháp định tính cơ bản như thống kê, mô
tả, tổng hợp và so sánh, nhằm mục đích phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động
3
của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu sẽ đánh giá vấn đề
thông qua quá trình phát triển của doanh nghiệp FDI trên các khía cạnh sau:

- Cơ cấu và quy mô doanh nghiệp FDI tại Việt Nam


- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đánh giá tác động của các doanh nghiệp FDI đối với
nền kinh tế Việt Nam; từ đó chỉ ra những hạn chế mà khu vực doanh nghiệp FDI
đang gặp phải và nguyên nhân của những hạn chế này. Cuối cùng, nghiên cứu sẽ
đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung
đề tài nghiên cứu bao gồm: 3 chương, 9 tiết.

4
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. FDI

Sau hơn 30 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện luật Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), khu vực FDI đã ngày càng gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể
trong nền kinh tế Việt Nam. Để tìm hiểu về những đóng đóp to lớn này, trước hết,
ta cần hiểu khái niệm FDI. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khái niệm
FDI được định nghĩa như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một
nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác
(nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là
thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp,
cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh
doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty
mẹ" và các tài tản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". [1]

Hay IMF – Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cũng đưa ra quan điểm về FDI rằng: “Đầu tư
trực tiếp là dạng đầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu của một thực thể cư trú tại một
nền kinh tế, nhằm đạt được mối quan tâm (lợi ích) lâu dài trong một doanh nghiệp
cư trú tại một nền kinh tế khác. Mối quan tâm (lợi ích) lâu dài ngụ ý rằng tồn tại
một mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp với doanh nghiệp và một mức
độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với việc quản lý doanh nghiệp”. [2]

Dựa trên kết quả và quan điểm của các công trình khoa học đã được công bố,
tôi quan niệm về FDI như sau: FDI, hay còn được biết với tên tiếng Anh là Foreign

5
Direct Investment, là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này
vào nước khác thông qua việc thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay
công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh này.

1.1.2. Doanh nghiệp FDI

Là một trong ba nhân tố thuộc thành phần cơ cấu kinh tế, các doanh nghiệp FDI
được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá đã ngày càng
khẳng định được vai trò to lớn trong nền kinh tế Việt Nam sau hơn 30 năm hoạt
động.

Khái niệm doanh nghiệp FDI không được giải thích cụ thể trong Luật Đầu tư
năm 2014 mà chỉ được khái quát như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông” [3].
Tuy nhiên, dựa trên những quan điểm về khái niệm FDI được đề cập đến ở phía
trên, ta có thể suy ra được khái niệm doanh nghiệp FDI trong phạm vi này là:
Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và
sử dụng nguồn vốn này là chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của mình. Các
doanh nghiệp FDI không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài là bao nhiêu.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI bao gồm:

 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài


 Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước

1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI nhìn chung sẽ mang những đặc điểm chủ yếu dưới đây:

1. Mục đích hàng đầu của các doanh nghiệp FDI là tìm kiếm lợi nhuận.

6
2. Các doanh nghiệp FDI thiết lập quyền và nghĩa vụ giữa nhà đầu tư và quốc
gia tiếp nhận đầu tư.
3. Các doanh nghiệp FDI thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý đối với
nguồn vốn đã được đầu tư, cụ thể có sự tham gia quản lí của nhà đầu tư nước
ngoài.
4. FDI cũng có thể xem là sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức
đa quốc gia.
5. Doanh nghiệp FDI biểu hiện cho quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của
nhà đầu tư với nước tiếp nhận đầu tư.
6. Luôn luôn có sự gắn liền với nhiều thị trường tài chính và thương mại quốc
tế trong quá trình hộp nhập và tự do hóa đầu tư giữa các quốc gia.

1.3. Vai trò của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

Như đã đề cập đến ở phía trên của nghiên cứu, các doanh nghiệp FDI không chỉ
góp phần mạnh mẽ vào sự phát triển của nền kinh tế khu vực nói riêng và quốc gia
nói chung, mà còn đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những mô hình kinh tế
mới.

Tóm lược chung, các doanh nghiệp FDI chủ yếu đóng góp vào những khía cạnh
sau của nền kinh tế:

 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

 Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu

 Lao động và vấn đề việc làm

 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước

 Chuyển giao công nghệ

 Nguồn thu ngân sách nhà nước


7
Hình 1.1. Số vốn FDI đổ vào Việt Nam giai đoạn 2014 - 2016

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

8
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI


GIAI ĐOẠN 2014 – 2018

2.1. Quá trình phát triển của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

2.1.1. Cơ cấu và quy mô doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

2.1.1.1. Cơ cấu doanh nghiệp FDI theo quy mô lao động

Hình 1.2. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI phân theo quy mô lao động giai đoạn 2014 - 2017
(đơn vị %)
35
31
31

29.8
29.5
29.1
29

27.7

30
26.2

25

20

15
10.9
9.7
9.3
8.5

10
7.6
7.4

7.3

7.3
6.9

6.9
6.8
6.6

6.6
6.4

6.4
6.2
6.1
5.9

5.8
5.7
5.3

4.9
5

0
dưới 5 5 tới 9 10 tới 49 50 tới 199 200 tới 299 300 tới 499 500 tới trên 1000 (tỷ đồng)
1000

2014 2015 2016 2017

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Theo báo cáo của VCCI cho thấy, cơ cấu các doanh nghiệp FDI theo quy mô
lao động đang có xu hướng nhỏ đi. Dựa trên số liệu đồ thị, ta có thể thấy:

- Tỷ lệ doanh nghiệp FDI trong 3 nhóm phân loại quy mô lao động thấp nhất
đều tăng. Số lượng doanh nghiệp FDI có quy mô dưới 5 lao động và từ 5 – 9

9
lao động đều có xu hướng tăng trong giai đoạn từ 2014 – 2017 lần lượt là
5,3% - 7,4% và 8,5% - 10,9%.
- Tỷ lệ doanh nghiệp FDI có quy mô lao động vừa có sự biến động và không
đồng đều qua từng năm
- Tỷ lệ doanh nghiệp FDI có quy mô lao động từ 500 lao động trở lên có sự
phục hồi nhẹ. Cụ thể, năm 2017, nhóm 500 – 1000 đạt mức 5,8% và nhóm
trên 1000 đạt 6,4% tăng so với cùng kỳ năm trước đó.

Nhìn chung, theo Tổng cụ Thống kê vào năm 2017, số lượng doanh nghiệp FDI
là 14.600, tăng mạnh nhất với 54,2% và bình quân hằng năm tăng 9,2%.

2.1.1.2. Cơ cấu doanh nghiệp FDI theo quy mô vốn

Hình 1.3. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI phân theo quy mô vốn giai đoạn 2014 - 2017
(đơn vị %)
35
31.6
30.6

30
27.3
25.8

25
17.4

20
16.9

16.8

16.8
16.7
16.3

15.8
17
15.7

15.1
13.3
14

15

10
7.9

6.3
6.2
6.1

6.1

5.9
7
5.7

5.7

5.7
5.7
5.6
5.5

5.5
4.7
3.5

0
dưới 0,5 0,5 tới 1 1 tới 5 5 tới 10 10 tới 50 50 tới 200 200 tới 500 trên 500 (tỷ đồng)

2014 2015 2016 2017

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Dựa trên số liệu mà VCCI đưa ra, cơ cấu các doanh nghiệp FDI theo quy mô
vốn cũng đang có xu hướng nhỏ đi. So với năm 2014, tỷ lệ doanh nghiệp ở các

10
nhóm vừa và nhỏ (dưới 50 tỷ đồng) có sự tăng lên, còn các nhóm lớn (trên 300 tỷ
đồng) lại giảm đi. Xu hướng này có thể là dự báo cho sự gia tăng số doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ hỗ trợ trong khu vực FDI.

2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI

2.1.2.1. Tỷ lệ kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp FDI

Bảng 1.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp FDI (Nguồn: VCCI)

Năm Tỷ lệ DN tăng vốn Tỷ lệ DN tăng quy Doanh thu trung Chi phí trung vị
đầu tư (%) mô lao động (%) vị (triệu USD) (triệu USD)
2016 11,0 63,3 0,73 0,49
2017 13,2 62,4 2,43 2,02

Hình 1.4. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI kinh doanh lãi và lỗ


70
59
60 54.3
50
40 37.9
33.4
30
20
10
0
Tỷ lệ doanh nghiệp báo lãi Tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ

2016 2017

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Năm 2017, có tới 37,9% doanh nghiệp FDI báo lỗ trong khi tỷ lệ doanh nghiệp
báo lãi đang có xu hướng giảm. Theo nhận định của VCCI thì nguyên nhân dẫn tới
con số kỷ lục mới này đó là: “Một lý giải cho điều này có thể là các doanh nghiệp
FDI đang trong giai đoạn mở rộng, đòi hỏi đầu tư nhiều vốn và lao động, do vậy

11
có thể tạm thời bỏ qua mục tiêu lợi nhuận trước mắt và kỳ vọng vào tăng trưởng
trong tương lai”. [4]

Mặc dù đứng trước tình trạng này, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào
triển vọng kinh doanh tại Việt Nam thông qua 2 chỉ số là: Tỷ lệ doanh nghiệp tăng
vốn đầu tư là 13,2% và Tỷ lệ doanh nghiệp tăng quy mô lao động là 62,4% (năm
2017). Hơn thế, tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
gia tăng từ 50% lên 60%.

2.1.2.2. Mức độ hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI

Nếu như năm 2017 là năm số doanh nghiệp báo lỗ lên tới con số kỷ lục mới
37,9% thì tới năm 2018, theo báo cáo của PCI-FDI, con số này đã hạ nhiệt xuống
còn 36,7% với hơn một nửa số doanh nghiệp FDI (53,1%) báo lãi. Mặt khác, có
tới 58,2% doanh nghiệp sẽ tăng quy mô lao động và 56% doanh nghiệp có kế
hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong những năm tới. Những con số này đã
cho thấy các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang hoạt động có hiệu quả hơn và
tiếp tục tạo ra xu hướng tích cực trong tương lai.

Hình 1.5. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp FDI (ROA) giai
đoạn 2014 - 2016
8 7.08
7
5.88
6 5.47

5 4.33
4 3.49
3.07
3
2 1.19 1.41
1.11
1
0
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

DN nhà nước DN ngoài nhà nước DN FDI

12
Hình 1.6. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp FDI
(ROE) giai đoạn 2014 - 2016
18 16.14
16
13.96
14 13.1

12
9.4
10
7.9
8 6.34
6
3.22 3.26
4 2.64
2
0
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

DN nhà nước DN ngoài nhà nước DN FDI

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Điều tra doanh nghiệp xét theo loại hình sở hữu

giai đoạn 2014 – 2016 (Tổng cục Thống kê)

Có thể thấy, các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước có
khả năng sinh lời thấp hơn so với các doanh nghiệp FDI ở cả 2 tiêu chí ROA,
ROE.

- Về tiêu chí ROA: Các doanh nghiệp FDI có sự cải thiện mạnh mẽ về khả
năng sinh lời qua từng năm, từ 5,47% (năm 2014) tăng lên là 7,08% (năm
2016). Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước chỉ có sự cải thiện nhẹ về
chỉ số ROA, thậm chí là có giai đoạn giảm (đối với doanh nghiệp nhà nước).
- Về tiêu chí ROE: Quay trở lại 3 năm trước tức năm 2011, mặc dù doanh
nghiệp nhà nước có xuất phát điểm cao hơn so với doanh nghiệp FDI là
0,58% (DNNN: 10,98%, DN FDI: 10,4%), nhưng ngày càng giảm và tụt hậu
qua từng năm. Cho tới năm 2016, doanh nghiệp FDI đã vượt doanh nghiệp
nhà nước với độ chênh lệch lên tới 8,24%. Doanh nghiệp ngoài nhà nước
cũng có xu hướng tương tự và thậm chí là còn chênh lệch nhiều hơn. Điều

13
này cho thấy về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn
thấp so với các doanh nghiệp FDI.

Như vậy có thể thấy, tuy các doanh nghiệp FDI có những năm tỷ lệ thua lỗ cao
(điển hình là năm 2017) nhưng ROA và ROE vẫn đạt ở ngưỡng đáng tuyên dương,
một phần có thể do hoạt động “chuyển giá” hoặc do mục tiêu mở rộng sản xuất
kinh doanh mà tạm thời bỏ qua vấn đề lợi nhuận. Nhìn chung, khu vực các doanh
nghiệp FDI vẫn có tỷ lệ đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam nhiều nhất,
theo đó, những hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI được
đánh giá là có hiệu quả cao. Điều này đồng thời nói lên rằng Chính phủ trong
những năm gần đây đã có cải thiện đáng kể về môi trường kinh doanh đối với khu
vực FDI, đặc biệt là về thủ tục hành chính.

2.2. Tác động của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

2.2.1. Tác động tích cực

Đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), với sự thay đổi cơ cấu thành
phần kinh tế cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tỷ trọng các doanh
nghiệp nhà nước có xu hướng giảm, thay vào đó những thành phần kinh tế (bao
gồm doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điển
hình là doanh nghiệp FDI) lại tăng lên. Đặc biệt, khu vực FDI lại là một trong
những động lực chính cho sự tăng trưởng GDP với tỷ lệ là 18,59% (năm 2016).
Minh chứng cho những đóng góp to lớn này chính là con số 60 tỷ USD của
Samsung trong tổng 220 tỷ USD GDP cả nước vào năm 2017, chiếm tới 27,3%.

Đóng góp vào tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu, với một nền kinh tế mở thì
tăng trưởng GDP phụ thuộc khá nhiều vào kim ngạch xuất nhập khẩu, mà “đội
quân chủ lực” lại chính là các doanh nghệp FDI. Theo đó, 2017 là năm đầu tiên
Việt Nam đạt tổng giá trị xuất nhập khẩu vượt ngưỡng 200 tỷ USD (cụ thể là

14
214,02 tỷ USD), trong đó, khu vực FDI đóng góp tới 152,19 tỷ USD, tăng 22,9%
so với năm trước. Ước tính sơ bộ các doanh nghiệp FDI đang đóng góp khoảng
70% trong con số này tổng kin ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Hình 1.7. Tỷ trọng xuất - nhập khẩu


của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước

Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp trong nước

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng lao động, theo số liệu của
Tổng cục thống kê năm 2017, doanh nghiệp FDI đang thu hút nhiều nguồn nhân
lực nhất. So với 5 năm trước, doanh nghiệp FDI tăng 54% và giải quyết được
62,8% tổng số lao động cả nước.

Bổ sung nguồn thu ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp FDI mặc dù có quy
mô hoạt động lớn nhưng lại đóng góp cho ngân sách nhà nước chủ bằng 1/6 doanh
nghiệp nhà nước. Theo Tổng cục thống kê, doanh nghiệp FDI nộp vào ngân sách
khoảng 67.000 tỷ đồng và năm 2017 là 65.000 tỷ đồng.

2.2.2. Tác động tiêu cực

Chuyển dịch máy móc công nghệ lạc hậu, các doanh nghiệp FDI sản xuất kinh
doanh tại Việt Nam mặc dù có những hoạt động chuyển giao công nghệ nhưng

15
đồng thời lại biến những nước tiếp nhận FDI thành bãi rác công nghệ. Việt Nam là
một trong những nước hiện đang được cảnh báo là nơi tiêu thụ những công nghệ đã
lỗi thời. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đã nhận định: "Trung Quốc càng tiến
xa trong công nghệ càng đẩy lùi Việt Nam đi chậm lại phía sau. Điều tôi lo ngại là
Trung Quốc hình như đang tìm cách đẩy công nghệ lạc hậu sang các nước xung
quanh, trong đó có Việt Nam”. [5]

Nền kinh tế bị phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI, phải công nhận các
doanh nghiệp FDI đã có rất nhiều đóng góp to lớn vào nền kinh tế Việt Nam nhưng
không thể để bị phụ thuộc hoàn toàn vào dòng vốn này bởi FDI là nguồn vốn đầu
tư nước ngoài khó có thể kiểm soát.

Cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, theo những số liệu được đưa ra ở
trên thì có thể thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn kém
xa so với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là ở các lĩnh vực đang được bảo hộ như ô
tô, viễn thông, bán lẻ,…

Ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp có những đóng góp tích cực tới Việt
Nam nhiều, song, vẫn còn những hạn chế nhất định về môi trường. Ví dụ, những
dự án Formosa, Vedan đã gây ra hậu quả ô nhiễm nặng nề tới môi trường.

2.3. Nguyên nhân của những hạn chế mà doanh nghiệp FDI gặp phải

Liên kết hàng dọc với các công ty trong nước còn rất yếu, chỉ 26,6% đầu vào
của FDI được mua tại Việt Nam, trong đó một tỷ lệ đáng kể lại là mua từ chính các
doanh nghiệp FDI khác. Phần lớn các doanh nghiệp FDI có xu hướng nhập hàng
hóa đầu vào từ nước xuất xứ của mình thay vì sử dụng từ nhà cung ứng trong
nước. Còn về phía các doanh nghiệp trong nước, theo kết quả điều tra doanh
nghiệp PCI 2016, chỉ có khoảng 14% doanh nghiệp tư nhân có khách hàng là các
doanh nghiệp FDI hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Nguyên nhân chính xuất phát

16
từ những hạn chế của doanh nghiệp trong nước liên quan tới marketing hay thông
tin kết nối cung cầu yếu, chưa đáp ứng những tiêu chuẩn về quản lý sản xuất, tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Thủ tục hành chính và luật pháp Việt Nam còn gây nhiều trở ngại, mặc dù
những năm trở lại đây, luật pháp Việt Nam đã được điều chỉnh sao cho phù hợp
với quá trình hội nhập quốc tế để thu hút được nhiều dòng vốn FDI hơn. Thế
nhưng, thủ tục hành chính của Việt Nam còn rườm rà, dẫn tới nhiều trở ngại cho
các doanh nghiệp FDI. Có tới 3,9% doanh nghiệp FDI coi vấn đề về thủ tục, quy
định pháp ký là rào cản đầu tư vào một quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Chất lượng lao động Việt Nam còn thấp, doanh nghiệp FDI khi lựa chọ một
quốc gia để đầu tư phần lớn sẽ nhìn vào nguồn nhân lực có chất lượng hay không.
Theo đánh giá của PCI 2017, các doanh nghiệp FDI chỉ ra rằng lao động giỏi vẫn
rất khan hiếm, với 55% doanh nghiệp cho biết “tương đối khó” và 19% đánh giá là
“khó” để tuyển được lao động loại này.

17

You might also like