You are on page 1of 244

LỜI NÓI ĐẦU

Đầu tư là một hoạt động kinh tế và là một bộ phận hoạt động sản xuất
kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của các
đơn vị nói riêng. Mỗi hoạt động đầu tư được tiến hành với rất nhiều công việc có
những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật đa dạng. Nguồn lực cần huy động cho hoạt động
đó thường rất lớn. Thời gian thực hiện và kết thúc đầu tư, nhất là việc thu hồi đầu
tư vốn đã bỏ ra, hoặc đem lại những lợi ích cho xã hội, là một quá trình có thời
gian dài. Do đó, để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã chi cho công cuộc đầu
tư, đem lại lợi ích kinh tế xê hội lớn nhất cho đất nước, ngành và các đơn vị, một
trong những vấn đề quan trọng có tính chất quyết định của mọi công cuộc đầu tư
là những người trực tiếp quản lý điều hành quá trình đầu tư và thực hiện đầu tư
phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về hoạt động đầu tư và dự án đầu tư.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư trong nền kinh tế nói chung, trong các
đơn vị, doanh nghiệp, môn học “Quản trị dự án đầu tư” đã ra đời và được
giảng dạy cho hệ đại học chính quy, từ xa thuộc ngành Quản trị kinh doanh tại
Đại học Duy Tân. Cùng với quá trình giảng dạy, môn học ngày càng được hoàn
thiện và được đánh giá là rất cần thiết và bổ ích phục vụ việc quản lý hiệu quả
đầu tư.
Giáo trình “Quản trị dự án đầu tư” là tài liệu chính thức sử dụng giảng
dạy và học tập cho sinh viên hệ đào tạo đại học ngành Quản trị kinh doanh. Đồng
thời cũng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Nội
dung cuốn sách gồm 7 chương đề cập những kiến thức thiết thực về quản trị dự
án đầu tư, trình bày về dự án đầu tư và lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư,
quản lý dự án đầu tư.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc viết vă biên tập, nhưng chắc chắn
cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý
của tất cả các bạn đồng nghiệp, của các anh chị em sinh viên và tất cả các bạn
đọc để tiếp tục hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng. Tác giả xin chân
thành cám ơn tất cả các đồng nghiệp, các nhà khoa học, đã giúp đỡ trong quá
trình biên soạn cuốn sách này.
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2023
Tác giả
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Mục tiêu chương:
Sau khi học xong chương nay sinh viên có khả năng:
-Hiểu được những khái niệm cơ bản về đầu tư, dự án đầu tư và quản trị dự án
đầu tư
-Phân tích được các giai đoạn của quá trình đầu tư
-Nhận biết các nội dung cơ bản của một báo cáo khả thi của một dự án đầu tư
kinh doanh

I. ĐẦU TƯ
1) Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư, tuy nhiên đa số các nhà kinh tế đều
thừa nhận một khái niệm chung, tổng quát nhất như sau: “Đầu tư là một quyết
định bỏ vốn trong hiện tại nhằm mục đích thu được những lợi ích lâu dài trong
tương lai”. Lợi ích được hiểu là một phạm trù rất rộng, song suy cho cùng thì lợi
ích đó không ngoài lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Đối với các cá nhân và doanh
nghiệp thì đầu tư chủ yếu là nhằm mục đích kinh tế còn đối với Nhà nước thì đầu
tư phải đồng thời nhằm hai mục đích đó là kinh tế và xã hội, đôi khi mục đích xã
hội còn được nhà nước xem trọng hơn các mục đích kinh tế.
Hay nói cách khác đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính,
lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc
gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật
của nền kinh tế. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư,
có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư.
Trong thực tế cuộc sống, người ta thường hiểu đơn giản thuật ngữ đầu tư như
là một hành động để đạt một mục đích nào đó, nó có thể là đầu tư tiền của, đầu tư
công sức, đầu tư thời gian... Đầu tư không nhất thiết phải có hoạt động xây dựng
cơ bản tuy rằng xây dựng cơ bản là một khâu rất quan trọng của đa số các dự án
đầu tư song điều đó không có nghĩa là tất cả, có nhiều dự án đầu tư mà trong đó
không có nội dung này.
Đầu tư còn được hiểu với nhiều khía cạnh rộng lớn hơn, khi đề cập đến khía
cạnh rủi ro bất trắc, A.Samuelson đã quan niệm rằng “Đầu tư là đánh bạc với
tương lai”, hay khi đề cập đến vai trò của tiết kiệm, các tác giả của Kinh tế học
của sự phát triển lại cho rằng: “Đầu tư là một sự hy sinh tất cả các nguồn lực của
cải của ngày hôm nay để hy vọng đạt được những lợi ích lớn hơn trong tương
lai”. Theo Adam Smith thì: “Đầu tư là một hoạt động nhằm gia tăng tích tụ tư

2
bản của các cá nhân, công ti, xã hội với mục đích cải thiện và nâng cao mức
sống...”
Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các
nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản
xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi
ích kinh tế xã hội
Như vậy, ở mỗi góc độ khác nhau, người ta có thể hiểu đầu tư khác nhau. Tuy
nhiên đầu tư được quan niệm một cách hoàn chỉnh thì phải bao gồm những đặc
trưng sau:
a) Mọi quá trình đầu tư đều phải có mục đích: Tính hướng đích là đặc trưng rất
quan trọng của mọi quá trình đầu tư. Trong kinh doanh, tính hướng đích này
được thể hiện ở tính sinh lợi của vốn đầu tư, đây là dấu hiệu, là tiêu chuẩn cơ bản
nhất để đánh giá, lựa chọn các quyết định đầu tư.
b) Phải có sự tiêu tốn tư bản (vốn) ban đầu: Đầu tư nào cũng phải có dấu hiệu
ban đầu là một sự tiêu tốn tư bản để khởi tạo nên một thực thể kinh doanh nhằm
mục đích kinh doanh kiếm lời lâu dài.
c) Phải diễn ra theo một quá trình: Để đầu tư, nhà đầu tư phải trải qua một loạt
các công việc kế tiếp nhau diễn ra liên hoàn từ khi bắt đầu hình thành ý đồ đầu tư
cho đến khi ý đồ đó được thực thi và đi vào hoạt động có hiệu quả.
d) Đầu tư luôn gắn liền với rủi ro và mạo hiểm: Đầu tư là một quyết định bỏ
vốn trong hiện tại nhằm kì vọng thu được một lợi ích lâu dài trong tương lai. Tuy
nhiên tương lai luôn không chắc chắn, do đó quyết định đầu tư là quyết định
mạo hiểm và nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro.
2) Phân loại đầu tư
a) Xét trên phương diện hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô
Người ta chia đầu tư thành các loại như sau:
+ Đầu tư tăng trưởng thuần túy: Đó là loại đầu tư mà mục đích của nó chỉ là
nhằm gia tăng lợi nhuận ròng cho bản thân nhà đầu tư mà không làm tăng giá trị
ròng cho xã hội. Kết quả của quá trình đầu tư này là sự dịch chuyển đơn thuần
giá trị giữa các nhà đầu tư, vì vậy loại đầu tư này còn được gọi là đầu tư dịch
chuyển
Ví dụ: Đầu tư mua bán đất, đầu tư mua bán cổ phiếu...
+ Đầu tư phát triển: Là loại đầu tư mà kết quả của nó không chỉ làm gia tăng
lợi nhuận ròng cho nhà đầu tư mà còn làm gia tăng giá trị cho xã hội. Loại đầu tư
này còn bao hàm cả các hoạt động đầu tư mà trong đó lợi ích xã hội được đặt lên
hàng đầu ví dụ như: Đầu tư cho y tế, đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho bảo vệ môi
trường, đầu tư cho xóa đói giảm nghèo, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng...
b) Phân theo nội dung kinh tế:
Đầu tư của một doanh nghiệp bất kì được chia làm 03 loại
3
+ Đầu tư vào lực lượng lao động: Đây là hình thức đầu tư nhằm gia tăng số
lượng, chất lượng nguồn lao động của một doanh nghiệp thông qua các chương
trình nhân sự.
+ Đầu tư vào tài sản cố định: Đây là loại đầu tư nhằm mục đích mở rộng quy
mô hoạt động, nâng cao trình độ của các loại tài sản cố định thông qua các hoạt
động mua sắm, xây dựng cơ bản
+ Đầu tư vào tài sản lưu động: Đây là loại đầu tư nhằm gia tăng nguồn vốn
hoạt động thông qua việc sử dụng một phần vốn dài hạn để bổ sung và mở rộng
quy mô vốn lưu động ròng (NWC) cho doanh nghiệp.
c) Phân loại theo mục tiêu đầu tư:
Theo cách phân loại này, người ta chia đầu tư thành các loại sau:
+ Đầu tư mới: Là hình thức đầu tư mà trong đó toàn bộ vốn đầu tư của chủ
đầu tư được sử dụng để xây dựng một cơ sở kinh doanh hoàn toàn mới có tư cách
pháp nhân riêng.
+ Đầu tư bổ sung thay thế: Là hình thức đầu tư mà vốn đầu tư được dùng để
trang bị thêm hoặc thay thế cho những tài sản cố định hiện có của một doanh
nghiệp đang hoạt động mà không làm hình thành nên một doanh nghiệp mới độc
lập với doanh nghiệp cũ.
+ Đầu tư chiến lược: Đó là loại đầu tư mà trong đó vốn đầu tư được sử dụng
để tạo ra những thay đổi cơ bản đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp như: Thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm, phát triển một thị trường mới...
+ Đầu tư ra bên ngoài: Là hình thức đầu tư mà trong đó một phần tài sản
của doanh nghiệp được dùng để tham gia đầu tư vào một đối tượng đầu tư khác
không thuộc quyền quản lí của doanh nghiệp ban đầu.
d) Phân theo mối quan hệ giữa các quá trình đầu tư:
Theo cách phân chia này, người ta chia tất cả các quá trình đầu tư thành các loại
đầu tư với các đặc điểm chủ yếu như sau:
+ Đầu tư độc lập: Là hoạt động đầu tư mà việc có thực hiện đầu tư đó hay
không cũng không có ảnh hưởng gì đến hiệu quả hoạt động của một quá trình
đầu tư khác.
+ Đầu tư phụ thuộc: Là loại đầu tư mà đối lượng đầu tư được chấp nhận đầu
tư hay không sẽ có ảnh hưởng tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của một
quá trình đầu tư khác. Trong thực tế loại đầu tư này thường là loại đầu tư lệ thuộc
nhau về mặt kinh tế.
+ Đầu tư loại bỏ: Là loại đầu tư mà khi một đối tượng đầu tư này được chấp
nhận thì đương nhiên một đối tượng đầu tư khác phải bị loại bỏ.
e) Phân loại theo mức độ tham gia quản lí của chủ đầu tư vào đối tượng đầu
tư:
Theo cách phân loại này, có các loại đầu tư như sau:
4
+ Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn và người trực
tiếp quản lí điều hành khai thác đối tượng đầu tư là một

PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Đầu tư tăng trưởng thuần túy


Chia theo hiệu
quả ở tầm vĩ
mô Đầu tư phát triển

Đầu tư vào lực lượng lao động

Chia theo nội


dung kinh tế Đầu tư vào tài sản cố định

Đầu tư vào tài sản lưu động

Đầu tư độc lập

Chia theo
quan hệ giữa Đầu tư loại bỏ nhau
các dự án
Đầu tư phụ thuộc về kinh tế
ĐẦU TƯ
Đầu tư bổ sung, thay thế
Chia theo
mục tiêu đầu Đầu tư chiến lược

Đầu tư ra bên ngoài

Đầu tư xây dựng mới

Đầu tư trực tiếp


Chia theomức
độ tham gia Đầu tư gián tiếp
quản lý
Đầu tư cho vay

Chia theo Đầu tư trong nước


nguồn gốc
vốn đầu tư Đầu tư nước ngoài

Hình 1.1 Phân loại các hoạt động đầu tư


+ Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đàu tư mà người bỏ vốn và người quản lí
điều hành khai thác không phải là một.
+ Đầu tư cho vay: Thực chất là một dạng của đầu tư gián tiếp trong đó chủ
đầu tư chỉ thực hiện chức năng đơn thuần là người tài trợ vốn. Chủ đầu tư không
5
tham gia quản lí đối tượng đầu tư, không chịu bất cứ rủi ro nào của dự án đầu tư
mà chỉ hưởng một khoản tiền lãi cố định trên cơ sở nguồn vốn cho vay.
f) Phân theo nguồn gốc của vốn:
Có các loại đầu tư là
+ Đầu tư trong nước: Là loại đầu tư mà trong đó nguồn vốn đầu tư được huy
động trong nước và chủ đầu tư là người Việt nam hoặc tổ chức có pháp nhân Việt
nam. Loại đầu tư này được điều chỉnh bởi Luật khuyến khích đầu tư trong nước
+ Đầu tư nước ngoài: Là loại hình đầu tư mà trong đó có sự tham gia góp
vốn của chủ đầu tư người nước ngoài. Loại đầu tư này chịu sự điều chỉnh của
Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt nam.
3) Các hình thức đầu tư
a) Nhà nước đầu tư:
Đây là mô hình cơ bản nhất ở nước ta trong thời gian qua, thông qua con đường
này mà Nhà nước hình thành nên các doanh nghiệp Quốc doanh. Theo mô hình
này:
- Nhà nước là người bỏ vốn để đầu tư thông qua các Ngân hàng Đầu tư &
Phát triển (trước đây) và nay là Cục đầu tư.
- Các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ
quan Chủ quản đầu tư - Chủ đầu tư là người được Nhà nước ủy quyền trực tiếp
quản lí vốn đẻ thực hiện nhiệm vụ đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện
và liên tục từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến khi bàn giao công trình để đưa
vào khai thác sử dụng.
- Ban quản lí công trình (Bên A) do chủ đầu tư thành lập để trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ đầu tư của chủ đầu tư.
- Các đơn vị thực hiện cụ thể (Bên B) là các đơn vị nhận thầu thực hiện các
hạng mục công trình hoặc toàn bộ các công trình xây dựng, lắp đặt ... để hình
thành nên các cơ sở vật chất kĩ thuật của toàn bộ dự án.
b) Đầu tư của các thành phần kinh tế khác:
Đây là mô hình đầu tư mới xuất hiện ở nước ta từ khi đổi mới cơ chế kinh tế đến
nay và đang có xu hướng ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Theo mô hình đầu tư này:
- Chủ đầu tư: Nếu là tư nhân thì đó chính là người trực tiếp bỏ vốn và là
người chủ sở hữu của vốn đó. Nếu tập thể đầu tư (Hợp tác xã, Công ti TNHH,
Công ti cổ phần ...) thì chủ đầu tư là người đại diện hợp pháp theo luật định của
các tập thể đó.
- Chủ đầu tư có thể lập ra bộ máy riêng để tiến hành quản trị dự án đầu tư của
mình hoặc đứng ra trực tiếp quản lí lấy.
- Chủ đầu tư có thể hợp đồng với các cơ quan tư vấn đàu tư để tư vấn cho
mình từng mặt (kĩ thuật, kinh tế ...) hoặc toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến dự án
6
đầu tư đồng thời trực tiếp quan hệ hợp đồng với tất cả các đơn vị khảo sát, thiết
kế, thi công xây dựng, lắp đặt ...
- Các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
trách nhiệm thống nhất quản lí Nhà nước đối với các chủ đầu tư theo chiến lược
phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch, kế hoạch của ngành, địa phương đồng thời
chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện quá trình đầu tư theo đúng
pháp luật.
4. Các giai đoạn đầu tư
Khi nói đến đầu tư, người ta phải hiểu đó là một quá trình, quá trình này thường
được chia ra là 03 giai đoạn mang tính chất tiếp nối nhau, giới hạn ngăn cách
giữa các giai đoạn đó chỉ mang tính chất tương đối cả về mặt nội dung lẫn thời
gian. Các giai đoạn cơ bản này là:
Các giai đoạn đầu tư được biểu hiện thông qua sơ đồ sau đây:

Ý TƯỞNG
ĐẦU TƯ
Giai đoạn I
GIAI ĐOẠN TIỀN ĐẦU TƯ
Nghiên cứu cơ Nghiên cứu tiền khả Nghiên cứu khả Thẩm định và ra
hội đầu tư thi thi quyết định đầu tư
Giai đoạn II

GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ


Đàm phán kí kết Thiết kế và xây Lắp đặt và hiệu Vận hành thử,
các hợp đồng dựng các công trình chỉnh các loại nghiệm thu công
máy móc thiết bị trình
Giai đoạn III
GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH KHAI THÁC DỰ ÁN
Hình 1.2 Các giai đoạn cơ bản của quá trình đầu tư

- Giai đoạn tiền đầu tư: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư, nó là
giai đoạn triển khai ý đồ đầu tư ban đầu thành đường lối đầu tư cụ thể nhằm đánh
giá và xác nhận cơ hội đầu tư, bước cuối cùng của giai đoạn này là quyết định
đầu tư.
- Giai đoạn đầu tư: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình đầu tư,
thông qua giai đoạn này mà làm hình thành nên dự án.

7
- Giai đoạn khai thác: Đây là giai đoạn quyết định mức độ thỏa mãn mục tiêu
cuối cùng của đầu tư đó là hiệu quả mà việc đầu tư mang lại. Trong quá trình
khai thác lại phải có sự tiếp tục đầu tư.

Một quá trình đầu tư thường là sự thực hiện của nhiều chức năng kinh tế khác
nhau kế tiếp nhau được mô tả tổng quát qua sơ đồ sau:

Đầu tư Công ti Sán


Người đầu Vốn
Công ty Sản xuất phẩm

thực hiện kinh doanhdịch vụ
Người đi
Thu lợi từ đầu tư Thu lợi (3) Thu lời
vay
từ từ
vốn (2) đầu tư kinh
(1)
doanh
Chức năng tài chính Chức năng đầu tư Chức năng kinh doanh
Hình 1.3 Các chức năng cơ bản trong quá trình đầu tư
Trong mô hình đầu tư này, một người có thể thực hiện đồng thời cả 03 chức
năng, song cũng có trường hợp họ chỉ tham gia vào một hoặc hai chức năng trên
mà không tham gia hết.
Một vấn đề cần có sự phân biệt trong nghiên cứu là chức năng đầu tư và chức
năng tài chính. Ngoài chức năng đầu tư, chức năng tài chính cũng liên quan đến
lĩnh vực thu chi của doanh nghiệp. Đầu tư được hiểu là việc sử dụng khai thác lại
các phương tiện tài chính, ngược lại, tài chính bao hàm việc tìm kiếm nguốn vốn
và trả lại tiền vay cộng với phần lãi và các điều kiện tín dụng cũng như biện pháp
khác sao cho doanh nghiệp vẫn đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.
Thường việc đầu tư được đặc trưng bởi một dòng tiền mặt xuất phát bằng chi,
hay nói cách khác là dòng tiền âm (trừ một vài trường hợp đặc biệt dòng tiền mặt
có thể xuất phát dương như khi đầu tư thay thế, tài sản cũ được thanh lí). Còn
quá trình tài chính lại được bắt đầu bằng thu, dòng tiền dương (trừ một vài ngoại
lệ như khi phải trả lệ phí cho việc vay vốn).
Tuy nhiên về ý tưởng chung thì cả đầu tư lẫn tài chính đều cố gắng lựa chọn
phương án có lợi nhất hay xác định dự án đầu tư và tài chính bằng mô phỏng đều
dựa vào cơ sở phân tích dòng tiền mặt và như vậy chúng sẽ cùng áp dụng các
phương pháp tính toán giống nhau.
Tình huống nghiên cứu:

8
Giới thiệu chủ đầu tư

Tên công ty: CTY TNHH MTV THỰC PHẨM VÀNG VIỆT NAM
Mã số doanh nghiệp : 53007xxx
Đăng ký lần đầu : 28/07/2016
Đại diện pháp luật : Trần Văn A Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở : 154 Nguyễn Đức Cảnh, Phường Duyên Hải, Thành
phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai

Mô tả sơ bộ thông tin dự án

Tên dự án : Nhà máy xay xát lúa gạo


Địa điểm xây dựng : TP. Lào Cai- Tỉnh Lào Cai
Diện tích đầu tư : 2600m2

Hình: Vị trí đầu tư dự án

Mục tiêu đầu tư : Đầu tư xây dựng mới và mua sắm mới dây chuyền sản
xuất, chế biến lúa gạo.
Mục đích đầu tư :
 Cung cấp sản phẩm lúa gạo cho thị trường;
 Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai;
9
 Đạt mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp;
Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản
lý dự án do chủ đầu tư thành lập.
Tổng mức đầu tư : 12,624,218,000 đồng
 Vốn tự có là : 3,787,265,000 đồng chiếm 30%.
 Vốn vay ngân hàng : 8,836,953,000 đồng chiếm tỷ lệ 30% (dùng để xây
dựng, mua sắm thiết bị công nghệ)
Tiến độ đầu tư :
 Dự kiến khởi công: quý I/2016
 Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng: quý I/2018

II.VỐN ĐẦU TƯ
1) Khái niệm và đặc trưng của vốn đầu tư:
a) Khái niệm vốn đầu tư:
Vốn đầu tư là yếu tố tiền đề của mọi quá trình đầu tư. Trong thời bao cấp, phần
lớn vốn đầu tư thuộc sở hữu Nhà nước, các doanh nghiệp được Nhà nước cấp
phát vốn hoặc cho vay với lãi suất rất thấp nên người ta không quan tâm đến
những vấn đề lí luận về vốn, đặc biệt là thuộc tính hàng hóa và các đặc trưng của
vốn.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn được xem là yếu tố quan trọng nhất của mọi
quá trình đầu tư, kinh doanh. Để quản lí vốn, cần thiết phải xem xét, nhận thức
lại khái niệm và những đặc trưng của vốn.
Theo quan điểm kinh tế thị trường, vốn đầu tư được hiểu là giá trị của những tài
sản mà một cá nhân, một công ti hoặc Nhà nước bỏ vào các hoạt động kinh
doanh nhằm mục đích kiếm lời trong tương lai.
K.Marx đã khái quát phạm trù vốn qua phạm trù Tư bản. Theo Marx: Tư bản là
giá trị đem lại giá trị thặng dư. Định đề rút gọn này của Marx đã bao quát cả nội
dung, các đặc trưng và vai trò của vốn. Để nhận thức đúng tư tưởng của Marx
chúng ta cần phải phân tích sâu hơn phạm trù vốn này.
b) Những đặc trưng của vốn:
Vốn có các đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là: Vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản, điều này có nghĩa là
vốn phải đại diện cho một lượng giá trị đích thực của các tài sản hữu hình hoặc
vô hình như: tư liệu sản xuất, nhà xưởng, đất đai, nguyên vật liệu, bằng phát
minh sáng chế, sỡ hữu trí tuệ...
- Như vậy, một lượng tiền được in khống để tung vào đầu tư thì không thể
gọi là vốn đầu tư

10
- Những khoản nợ chồng chất mà doanh nghiệp không có khả năng thanh
toán, đi đến vỡ nợ, phá sán cũng không đúng với nghĩa của vốn. Vì vậy khi huy
động vốn, các doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật và chịu sự giám sát chặt chẽ
của chủ nợ
Hai là: Vốn phải là tài sản vận động
Vốn được biểu thị bằng tiền nhưng điều đó không có nghĩa là có tiền là có vốn.
Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để tiền trở thành vốn thì tiền đó phải vận
động và sinh lời. Vì vậy, hàng hóa vật tư tồn kho ứ đọng, tài sản cố định không
dùng, tài nguyên, sức lao động không được sử dụng, tiền vàng cất trữ, các khoản
nợ khó đòi chỉ là vốn chết.
Ba là: Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát
huy được tác dụng. Để đầu tư kinh doanh, vốn phải được gom lại thành những
món tiền đủ lớn, vì vậy để đầu tư, các nhà đầu tư không chỉ khai thác mọi tiềm
năng vốn của doanh nghiệp mà còn phải tìm cách góp vốn, hùn vốn liên doanh,
phát hành cổ phiếu...
Ở các nước phát triển, để tìm kiếm các nguồn tài trợ cho đầu tư, các nhà đầu tư
thông qua hoạt động mua bán vốn trên thị trường chứng khoán của quốc gia và
quốc tế...
Bốn là: Trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh luôn gắn liến với quyền sỡ
hữu. Mọi nguồn vốn sử dụng trong kinh doanh đếu có chủ sở hữu, ở đâu còn
những nguồn vốn vô chủ thì ở đó còn có tình trạng sử dụng vốn lãng phí, kém
hiệu quả.
Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là vốn có khả năng tách rời quyền sở hữu và
quyền sử dụng vốn. Tùy theo hình thức đầu tư, người sở hữu vốn có thể đồng
nhất với người sử dụng vốn, hoặc cũng có thể người sở hữu vốn được tách khỏi
người sử dụng vốn.
Đối với nguồn vốn của nhà nước, Bộ tài chính thay mặt cho nhà nước là chủ sở
hữu vốn còn Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị các doanh nghiệp Nhà nước là
người sử dụng vốn.
Năm là: Trong nền kinh tế thị trường, vốn phải được quan niệm là một hàng
hóa, một hàng hóa đặc biệt. Khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa vốn khi
được bán đi sẽ không bị mất quyền sở hữu mà chỉ bán quyền sử dụng. Người
mua được quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định và phải trả cho người
sở hữu vốn một khoản tiền được gọi là lãi suất. Lãi suất chính là giá phải trả cho
việc được quyền sử dụng vốn trong một thời kì nhất định.
Việc mua bán vốn được diễn ra trên thị trường tài chính, trong nền kinh tế thị
trường có 02 loại thị trường tài chính như sau:
+ Thị trường tiền tệ: Là nơi mua bán vốn ngắn hạn (Có thời hạn sử dụng dưới
1 năm)
11
+ Thị trường chứng khoán: Là nơi các nhà kinh doanh mua bán vốn dài hạn
(Có thời hạn sử dụng trên 1 năm)
Giá mua bán vốn chính là lãi suất mà người sử dụng vốn phải trả cho chủ sở hữu
của khoản vốn đó, trong nền kinh tế thị trường giá cả mua bán vốn cũng tuân
theo quan hệ cung cầu trên thị trường vốn.
Sáu là: Trong nền kinh tế thị trường, vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền, phản
ánh giá trị của những tài sản hữu hình mà nó còn được biểu hiện bằng giá trị của
những tài sản vô hình. Tài sản vô hình là một loại tài sản đặc biệt, hình thức biểu
hiện của nó rất đa dạng và nhiều khi giá trị của nó rất lớn, ví dụ như: vị trí kinh
doanh của một doanh nghiệp, nhãn hiệu, bản quyền phát minh khoa học, uy tín
trong kinh doanh, trình độ quản lí...
Vấn đề cần lưu ý là những tài sản này phải được giá trị hóa, nghĩa là nó phải
được đo lường bằng tiền tệ, đây là một vấn đề rất khó, song việc giá trị hóa này
là rất cần thiết trong các trường hợp góp vốn liên doanh, định giá cổ phiếu của
doanh nghiệp..
2) Phân loại vốn đầu tư:
Để nghiên cứu vốn đầu tư người ta thường phân loại vốn dựa trên các tiêu thức
phân loại sau đây:
a) Phân chia theo hình thái biểu hiện:
Người ta chia toàn bộ vốn đầu tư của một doanh nghiệp thành 2 phần là
- Vốn hữu hình: Gồm giá trị của các tài sản hữu hình như: máy móc thiết bị,
nhà xưởng vật kiến trúc, các tư liệu sản xuất khác, tiền tệ các loại, vàng bạc đá
quý, kim khí quý, các loại trái phiếu, cổ phiếu...
- Vốn vô hình: Bao gồm giá trị của các tài sản vô hình như: phát minh, sáng
chế, nhãn hiệu...
b) Phân theo nguồn hình thành:
Vốn đầu tư được phân thành
- Vốn do ngân sách cấp và có nguồn gốc từ ngân sách: Đây là nguồn vốn chủ
yếu để hình thành nên các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Nguồn vốn này bao
gồm giá trị của tất cả các tài sản mà nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lí khi
thành lập doanh nghiệp cùng với các nguồn vốn mà doanh nghiệp tự tích lũy bổ
sung trong quá trình hoạt động từ lợi nhuận có được trong kinh doanh trên cơ sở
khai thác sử dụng nguồn vốn mà Nhà nước đã giao.
- Vốn vay hoặc vốn huy động: Trong nền kinh tế thị trường, để thực hiện quá
trình tập trung tư bản, các nhà tư bản có rất nhiều cách tiến hành khác nhau. Song
thông dụng nhất là khai thác các nguồn vốn vay hoặc là các nguồn đóng góp,
vốn liên doanh, liên kết ... Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp đều tìm
mọi cách để khai thác các nguồn vốn này để phục vụ cho mục tiêu phát triến sản
xuất, mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
12
c) Phân theo tính chất luân chuyển:
Người ta chia ra
- Vốn cố định: Đây là nguồn vốn có giá trị lớn (trên 5.000.000 đ), thời gian
sử dụng lâu dài (trên 1 năm), chủ yếu nguồn vốn này được sử dụng để mua sắm,
xây dựng nhằm hình thành nên cơ sở vật chất kĩ thuật của một doanh nghiệp. Đặc
điểm cơ bản của loại vốn này là có thể tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh
nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu của nó.
- Vốn lưu động: Giá trị nhỏ, thời gian sử dụng thường dưới 1 năm, giá trị của
nó dịch chuyển một lần vào giá thành sản phẩm
d) Phân theo độ dài thời gian huy động và sử dụng:
Người ta chia ra
- Vốn tạm thời: Đó là các khoản tài trợ ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu tạm
thời
- Vốn thường xuyên: Thường bao gồm các khoản nợ dài hạn và vốn của chủ
sở hữu bỏ ra. Đây là khoản vốn có tính chất ổn định, thường xuyên
nhằm đảm bảo cho mục đích kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp .
III.DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1) Khái niệm
Hoạt động đầu tư, như đã giới thiệu ở trên là một hoạt động bỏ vốn vào một lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ nhằm mục đích thu lời trong tương lai lâu
dài.
Tuy nhiên những hoạt động sản xuất kinh doanh này chịu sự tác động của nhiều
yếu tố môi trường bên ngoài mà người ta thường gọi là môi trường đầu tư, bao
gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên... Mặt khác, các hoạt động đầu
tư là các hoạt động cho tương lai do đó chứa đựng trong nó nhiều yếu tố bất định.
Các tác động và nhân tố trên là nguyên nhân làm cho dự án thất bại, làm xuất
hiện các yếu tố rủi ro, không chắc chắn.
Để khắc phục các vấn đề trên, trong nền kinh tế thị trường, trước khi bỏ vốn đầu
tư vào một lĩnh vực nào đó, các nhà đầu tư phải suy xét, cân nhắc rất kĩ lưỡng
trên nhiều góc độ khác nhau, nhiều phương án khác nhau. Công việc đó được gọi
là xây dựng hay thiết lập dự án đầu tư.
- Xét trên giác độ tổng thể chung của quá trình đầu tư thì:
Dự án đầu tư được hiểu là một tập tài liệu tổng hợp bao gồm các luận chứng cá
biệt được trình bày một cách có hệ thống, chi tiết về một kế hoạch đầu tư nhằm
đầu tư các nguồn tài nguyên của một cá nhân, tổ chức vào một lĩnh vực hoạt
động nào đó của xã hội để tạo ra một kết quả kinh tế, tài chính kéo dài trong
tương lai.
- Xét trên giác độ quản lí thì:

13
Dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm
tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội
- Xét trên giác độ kế hoạch hóa:
Dự án đầu tư được xem là một kế hoạch chi tiết để thực hiện chương trình đầu tư
nhằm phát triển kinh tế, xã hội làm căn cứ cho việc ra các quyết định đầu tư và
sử dụng vốn đầu tư .
- Xét trên giác độ phân công lao động xã hội:
Dự án đầu tư thể hiện sự phân công, bố trí lực lượng lao động xã hội nhằm giải
quyết mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai
thác các yếu tố tự nhiên.
- Trên giác độ nội dung:
Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối quan hệ biện chứng
nhân quả với nhau của các vấn đề để đạt được mục đích nhất định trong tương
lai.
Đầu tư là một công cụ để tiến hành các hoạt động đầu tư do đó nó phải chứa
đựng bên trong nó các yếu tố cơ bản của hoạt động đầu tư, nó phải phản ánh các
nhân tố cấu thành nên hoạt động đầu tư.
Trước hết: Dự án đầu tư phải thể hiện được mục tiêu của hoạt động đầu tư là gì?
Thứ hai: Phải xác định và thể hiện được nguồn lực và cách thức để đạt được mục
tiêu đầu tư là gì?
Thứ ba: Phải xác định được thời hạn có thể thực hiện được mục tiêu và ai là
người thực hiện hoạt động đầu tư này?
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về dự án đầu tư, có người cho rằng: dự
án đầu tư là một tổ chức bao gồm nhiều người cam kết thực hiện một mục đích
nào đó trong khuôn khổ nhất định về thời gian, không gian cùng với các nguồn
lực hạn chế khác. Cũng có người cho rằng dự án đầu tư là sự kết hợp các nhân tố
con người, tài chính để đạt được một mục tiêu nào đó trong một khoảng thời gian
nhất định.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 177-CP ngày 20/10/94 thì: Dự án đầu tư
là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo
những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến
hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng
thời gian xác định.
2) Vai trò của dự án đầu tư:
a) Đối với nhà đầu tư:
- Dự án đầu tư là một căn cứ quan trọng nhất để nhà đầu tư quyết định có nên
tiến hành đầu tư hay không.
- Là phương tiện để chủ đầu tư thuyết phục các tổ chức tài chính tài trợ vốn
cho dự án
14
- Là cơ sở cho các nhà đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi đôn đốc và
kiểm tra quá trình thực hiện dự án.
- Là công cụ để tìm kiếm các đối tác liên doanh
- Là công cụ giúp nhà đầu tư xác định được cơ hội đầu tư tốt, giảm thiểu rủi
ro, giảm thiểu chi phí cơ hội
- Là căn cứ để soạn thảo hợp đồng liên doanh cũng như để giải quyết các mối
quan hệ tranh chấp giữa các đối tác trong quá trình thực hiện dự án.
b) Đối với nhà nước:
Dự án đầu tư là tài liệu để các cấp có thẩm quyền xét duyệt cấp giấy phép đầu tư,
là căn cứ pháp lí để tòa án xem xét, giải quyết khi có sự tranh chấp giữa các bên
tham gia đầu tư trong quá trình thực hiện dự án sau này.
c) Đối với các tổ chức tài trợ vốn:
Dự án đầu tư là căn cứ để các cơ quan này xem xét tính khả thi của dự án để
quyết định có nên tài trợ hay không, tài trợ đến mức độ nào cho dự án để đảm
bảo rủi ro ít nhất cho nhà tài trợ.
3) Yêu cầu đối với một dự án đầu tư:
Để một dự án đầu tư có tính khả thi cao, có tính thuyết phục thì dự án đầu tư đó
cần phải hội đủ những điều kiện sau đây:
a) Tính khoa học: Đòi hỏi số liệu phải chính xác, có căn cứ từ những thông tin
đáng tin cậy. Dự án đầu tư phải được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau,
nhiều nội dung tính toán phức tạp đòi hỏi người nghiên cứu phải có trình độ am
hiểu rộng trên nhiều lĩnh vực.
b) Tính khả thi: Dự án đầu tư đầu tư phải có khả năng thực thi trên thực tế. Vì
vậy việc xây dựng dự án phải căn cứ vào tình hình cụ thể cả về không gian lẫn
thời gian.
c) Tính pháp lí: Có nghĩa là dự án đầu tư phải được xây dựng trong khuôn khổ
quy định của pháp luật về mặt trình tự, nội dung cũng như hình thức của dự án.
d) Tính hiệu quả: Tính hiệu quả này phải được xem xét trong mối quan hệ giữa
hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Tuy rằng đối với các doanh nghiệp kinh
doanh thì hiệu quả kinh tế phải là mục tiêu trên hết, song không vì thế mà bỏ qua
vấn đề hiệu quả xã hội, cần phải giải quyết tốt mối quan hệ này trong một dự án
đầu tư.
e) Tính phỏng định: Dự án đầu tư bao giờ cũng chỉ mang tính phỏng định, dù
cho nó có được chuẩn bị kĩ lưỡng thế nào đi nữa thì nó cũng mới chỉ là một bản
tài liệu có tính chất dự trù, dự báo về khối lượng sản phẩm, quy mô sản xuất, giá
cả, chi phí sản xuất, nguồn tài trợ ... chứ nó chưa phải là hiện thực. Dự án không
thể phản ánh được hết mọi yếu tố trong thực tế có ảnh hưởng tác động đến dự án,
chi phối hoạt động của dự án khi triển khai thực hiện. Chính vì vậy, để một dự án
hoạt động có hiệu quả, ngoài việc xây dựng một dự án đầu tư tốt còn đòi hỏi nhà
15
quản trị khi thực hiện phải có khả năng linh hoạt nắm bắt những yếu tố thay đổi
của môi truờng nhằm điều chỉnh, bổ sung làm cho dự án luôn thích ứng với mọi
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khi thực hiện.
4) Các loại dự án đầu tư:
a) Phân theo tính chất của đối tượng đầu tư:
Dự án đầu tư thường được phân ra làm 3 loại như sau:
- Các dự án đầu tư về sản xuất và kinh doanh dịch vụ có khả năng hoàn vốn
- Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội
- Các dự án đầu tư tổng hợp phát triển kinh tế vùng.
b) Phân theo mức độ chi tiết của dự án:
Theo cách phân chia này người ta chia dự án thành 03 loại đó là:
- Dự án tiền khả thi: Đây thực chất là một loại dự án sơ bộ được sử dụng chủ
yếu là để đánh giá lựa chọn sơ bộ các cơ hội đầu tư. Loại dự án này chỉ sử dụng
trong trường hợp các dự án đầu tư có quy mô đầu tư lớn (các dự án trên hạn
ngạch) hoặc là các dự án có vốn đầu tư của nước ngoài (do luật đầu tư nước
ngoài tại Việt nam quy định)
- Dự án khả thi: (Đôi khi còn gọi là luận chứng kinh tế - kĩ thuật) Đây
là loại dự án chi tiết dùng để đánh giá dự án nhằm đi đến quyết định đầu tư hoặc
là quyết định cấp giấy phép đầu tư.
- Báo cáo kinh tế - kĩ thuật: Đây thực chất là dạng rút gọn của Luận chứng
kinh tế - kĩ thuật dùng để nghiên cứu ra quyết định đầu tư cho các dự án có quy
mô nhỏ chủ yếu là các công trình dưới hạn ngạch
c) Phân theo mối quan hệ giữa các quá trình đầu tư:
Trường hợp này người ta chia dự án đầu tư thành các loại sau đây:
- Các dự án đầu tư độc lập: Đó là những dự án đầu tư mà việc đánh giá lựa
chọn thực hiện hay không thực hiện dự án đó không gây ra một tác động trực tiếp
đến việc đánh giá lựa chọn một dự án khác. Ngược lại, việc quyết định lựa chọn
một dự án khác cũng không có tác động trực tiếp nào đến kết quả đánh giá lựa
chọn hay không lựa chọn dự án này.
- Các dự án đầu tư phụ thuộc: Là những dự án đầu tư mà việc quyết định
chấp nhận hay không chấp nhận dự án này sẽ có tác động dây chuyền đến việc
quyết định lựa chọn dự án khác. Ngược lại, khi đánh giá lựa chọn dự án này lại
chịu sự ảnh hưởng tác động bới hoạt động của các dự án khác.
- Các dự án đầu tư loại bỏ nhau: Là các dự án đầu tư mà nếu dự án này được
chấp thuận thì đương nhiên các dự án khác sẽ bị loại bỏ.
c) Phân theo phương diện quản lí của Nhà nước:
Đứng trên giác này người ta chia các dự án thành:
- Nhóm các dự án đầu tư từ nguồn vốn của ngân sách Nhà nước
- Nhóm các dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác
16
Đối với các dự án đầu tư từ các nguồn vốn không thuộc ngân sách Nhà nước thì
hoạt động đầu tư được điều tiết bởi các luật như: Luật công ty, Luật thương mại,
Luật đầu tư nước ngoài...
Đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước ngoài việc phải chịu sự
điều tiết bởi các văn bản quản lí kinh tế chung cho mọi doanh nghiệp mà còn
phải chịu sự điều tiết của các văn bản quy định riêng khác.
Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lí các dự án đầu tư bằng vốn Nhà nước,
theo Nghị định 177-CP các dự án đầu tư loại này được chia như sau:
Các dự án thuộc nhóm A: Bao gồm các dự án đầu tư sau đây:
- Các dự án đầu tư mới không kể mức vốn đầu tư thuộc phạm vi bí mật quốc
gia hoặc có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng của đất nước
- Các dự án đầu tư thuộc các ngành: sản xuất chất độc hại, chất nổ, khai thác
chế biến các loại khoáng sản quý hiếm (vàng, bạc, đá quý, đất hiếm)
- Các dự án đầu tư có tổng mức vốn đầu tư lớn mức quy định sau:
a) Trên 200 tỉ đồng (20 triệu USD) đối với các ngành: công nghiệp điện, khai
mỏ, luyện kim, chế tạo máy cái, nhiên liệu, xi măng, giao thông vận tải, thủy lợi,
cấp thoát nước đô thị.
b) Trên 100 tỉ (10 triệu USD) cho một số ngành như:
- Công nghiệp nặng gồm: kĩ thuật điện, điện tử, hóa chất, phân bón, chế tạo
cơ khí, vật liệu xây dựng
- Công nghiệp nhẹ như: sành sứ, thủy tinh, giấy, may mặc
- Bưu điện, viễn thông
- Các ngành sản xuất hóa dược, thuốc chữa bệnh, chế biến nông lâm sản thực
phẩm, nuôi trồng thủy sản.
c) Trên 50 tỉ đồng (5 triệu USD) đối với các ngành còn lại.
Đối với tất cả các dự án đầu tư cải tạo mở rộng, đổi mới kĩ thuật thuọc các phạm
trù trên thì được xem là dự án đầu tư nhóm A khi tổng mức vốn đầu tư bằng 70%
mức vốn theo quy định trên tương ứng với các lĩnh vực đầu tư.
Các dự án đầu tư nhóm B: Là những dự án thuộc loại tương ứng với các dự án
nhóm A nhưng mức vốn đầu tư từ 25 tỉ đồng đến 200 tỉ đồng (2,5 đến 20 triệu
USD) cho các loại hình liên quan đến nhóm A(a) hoặc từ 15 tỉ đồng Việt nam
đến 100 tỉ đồng (1,5 đến 10 triệu USD) cho các dự án đầu tư nhóm A(b); Hoặc
các dự án đầu tư có mức vốn từ 5 tỉ đồng đến 50 tỉ đồng (0,5 đến 5 triệu USD)
cho các dự án đầu tư nhóm A(c)
Các dự án khôi phục, cải tạo có mưc vốn đầu tư bàng 70% mức vốn quy định
trong nhóm B với các lĩnh vực đầu tư tương ứng.
Các dự án đầu tư nhóm C: Bao gồm tất cả các dự án đầu tư còn lại
IV.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI

17
Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đê
được lựa chọn có quy mô đầu tư lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, thời gian thu hồi
vốn lâu, có nhiều yếu tố bất định tác động. Bước này nghiên cứu sâu hơn các
khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầu tư còn thấy phân vân chưa chắc chắn, nhằm
tiếp tục lựa chọn, sàng lọc các cơ hội đầu tư (đã được xác định ở cấp độ ngành,
vùng hoặc cả nước) hoặc để khẳng định lại cơ hội đầu tư đã được lựa chọn có
đảm bảo tính khả thi hay không.
Mục đích nghiên cứu tiền khả thi nhằm loại bỏ các dự án bấp bênh (về thị trường,
về kỹ thuật), những dự án mà kinh phí đầu tư quá lớn, mức sinh lợi nhỏ, hoặc
không thuộc loại ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hoặc chiến
lược phát triển sản xuất kinh doanh. Nhờ đó các chủ đầu tư có thể hoặc loại bỏ
hẳn dự án để khỏi tốn thời gian và kinh phí, hoặc tạm xếp dự án lại chờ cơ hội
thuận lợi hơn.
Đối với các cơ hội đầu tư quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt kỹ thuật và triển
vọng đem lại hiệu quả rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau đây:
+ Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư , các điều kiện thuận lợi và khó khăn .
+ Dự kiến quy mô đầu tư , hnh thức đầu tư .
+ Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến diện tích sử dụng trên cơ sở giảm
tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái
định cư .
+ Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện cung cấp vật
tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng .
+ Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng .
+ Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng
hoàn vốn vă trả nợ, thu lêi .
+ Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế xã hội của dự án
+ Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của các dự án thành phần hoặc
tiểu dự án .
Đặc điểm nghiên cứu các vấn đề trên ở giai đoạn này là chưa chi tiết, xem xét ở
trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật, tài
chính kinh tế của cơ hội đầu tư và toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư vận hành
kết quả đầu tư, do đó độ chính xác chưa cao. Đối với các khoản chi phí đầu tư
nhỏ có thể tính nhanh chóng, chẳng hạn dự tính vốn lưu động cho một chu kỳ
hoạt động của doanh nghiệp bằng cách chia tổng doanh thu bnh quân năm cho số
chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp trong năm. Đối với chi phí bảo hiểm, thuế:
ước tính theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu, chi phí lắp đặt thiết bị ước tính
theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị công trình hoặc thiết bị (câc tỷ lệ này sẽ khác

18
nhau đối với các dự án khác nhau). Đối với các chi phí đầu tư lớn như giá trị
công trình xây dựng, giá trị thiết bị và công nghệ... phải tính toán chi tiết hơn.
Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi là báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi . Nội dung của báo cáo tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau:
- Giới thiệu chung về cơ hội đầu tư theo các nội dung nghiên cứu tiền khả thi ở
trên.
- Chứng minh cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đến mức thể quyết định cho đầu
tư. Các thông tin đưa ra để chứng minh phải đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư.
- Những khía cạnh gây khó khăn cho việc thực hiện đầu tư và vận hành các kết
quả của của đầu tư sau này đi hỏi phải tổ chức câc nghiên cứu chức năng hoặc
nghiên cứu hỗ trợ. Nội dung nghiên cứu hỗ trợ đối với các dự án khác nhau,
thường khác nhau tuỳ thuộc vào những đặc điểm về mặt kỹ thuật của dự án, về
nhu cầu thị trường đối với sản phẩm do dự án cung cấp, về tình hình phát triển
kinh tế và khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới. Chẳng hạn đối với các
dự án có quy mô sản xuất lớn thời hạn thu hồi vốn lâu, sản phẩm do dự án cung
cấp sẽ phải cạnh tranh trên thị trường thì việc nghiên cứu hỗ trợ về thị trường tiêu
thụ sản phẩm là rất cần thiết để từ đó khẳng định lại quy mô của dự án và thời
gian hoạt động của dự án bao nhiêu là tối ưu, hoặc phải thực hiện các biện pháp
tiếp thị ra sao để tiêu thụ hết sản phẩm của dự án và có lãi.
Nghiên cứu thị trường đầu vào của các nguyên liệu cơ bản đặc biệt quan trọng
đối với các dự án phải sử dụng nguyên vật liệu với khối lượng lớn mà việc cung
cấp có nhiều trở ngại như phụ thuộc vào nhập khẩu, hoặc đi hỏi phải có nhiều
thời gian và bị hạn chế bởi điều kiện tự nhiên. Nghiên cứu quy mô kinh tế của dự
án cũng là một nội dung trong nghiên cứu hỗ trợ. Có nghĩa là nghiên cứu các
khía cạnh của dự án về mặt kinh tế, tài chính, kỹ thuật, quản lý, từ đó lựa chọn
các quy mô thích hợp nhất đảm bảo cuối cùng đem lại hiệu quả kinh tế tài chính
cao nhất cho chủ đầu tư và cho đất nước. Nghiên cứu hỗ trợ vị trí thực hiện dự án
đặc biệt quan trọng đối với các dự án có chi phí vận chuyển đầu vào và đầu ra
lớn (kể cả hao hụt tổn thất trong quá trình vận chuyển). Nhiệm vụ của nghiên cứu
hỗ trợ ở đây là nhằm xác định vị trí thích hợp nhất về mặt địa lý vừa đảm bảo các
yêu cầu kỹ thuật trong hoạt động, vừa đảm bảo chi phí vận chuyển là thấp nhất.
Nghiên cứu hỗ trợ để lựa chọn công nghệ, trang thiết bị tiến hành đối với các dự
án đầu tư có chi phí đầu tư cho công nghệ và trang thiết bị là lớn, mà công nghệ
và trang thiết bị này lại c nhiều nguồn cung cấp với giâ cả khác nhau, các thông
số kỹ thuật (công suất, tuổi thọ...), thông số kinh tế (chi phí sản xuất, chất lượng
sản phẩm, giá cả sản phẩm, giá cả sản phẩm có thể bán được) khác nhau.
Các nghiên cứu hỗ trợ có thể được tiến hành song song với nghiên cứu khả thi,
và cũng có thể tiến hành sau nghiên cứu khả thi tuỳ thuộc thời điểm phát hiện các

19
khía cạnh cần phải tổ chức nghiên cứu sâu hơn. Chi phí cho nghiên cứu hỗ trợ
nằm trong chi phí nghiên cứu khả thi.
VI.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU KHẢ THI
Trong phần trước chúng ta đã nghiên cứu về các loại dự án đầu tư. Để có thể lập
được một dự án đầu tư ở các bước khác nhau, phù hợp với tính chất của việc đầu
tư, trong chương này sẽ trình bày tỉ mỷ nội dung và cách trình bày của các loại
dự án đầu tư.
Phần lớn các dự án đầu tư đều thuộc loại có đầu tư xây dựng cơ bản, trong trường
hợp này dự án phải tuân thủ các quy định về xây dựng cơ bản và hướng dẫn của
Bộ kế hoạch & đầu tư cùng với Bộ xây dựng. Những dự án đầu tư có vốn trực
tiếp của nước ngoài lại phải tuân thủ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam và
hướng dẫn của Bộ kế hoạch & đầu tư.
Sau đây là nội dung của một dự án đầu tư khả thi có xây dựng cơ bản thuộc lĩnh
vực sản xuất và kinh doanh dịch vụ là loại hình phổ biến nhất đối với các doanh
nghiệp hiện nay. Đối với các dự án đầu tư khác còn lại có thể tham khảo tài liệu
này và lược bỏ bớt những phần không phù hợp hoặc không liên quan. Dự án khả
thi hay còn được gọi là Luận chứng kinh tế - kĩ thuật là tài liệu cơ bản nhất để
một dự án đầu tư được Nhà nước xem xét, xét duyệt cấp giấy phép đầu tư.
Luận chứng kinh tế - kĩ thuật được Nhà nước sử dụng để xét duyệt đối với các dự
án có vốn đầu tư nước ngoài bất kể quy mô nào, riêng đối với các dự án đầu tư
trong nước của Nhà nước thì nó được sử dụng chủ yếu cho các dự án đầu tư có
xây dựng cơ bản thuộc nhóm các dự án đầu tư trên hạn ngạch. Hạn ngạch này do
Bộ kế hoạch & đầu tư cùng với Bộ xây dựng quy định hàng năm bằng một
Thông tư liên bộ.
1) Những căn cứ để lập luận sự cần thiết phải đầu tư:
a) Những căn cứ mang tính chất pháp lí:
- Xuất xứ của vấn đề và các căn cứ pháp lí
- Nguồn gốc các tài liệu sử dụng
- Phân tích các kết quả điều tra cơ bản điều kiện kinh tế, tự nhiên xã hội
- Các đặc điểm về quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, của khu
vực, của ngành
- Những nguyên tắc chỉ đạo của nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư mà dự án
đầu tư đang hướng đến.
- Mục tiêu dầu tư của dự án (tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, thay thế nhập
khẩu...)
b) Phân tích tình hình thị trường đối với sản phẩm của dự án:
- Các căn cứ về thị trường:

20
+ Đánh giá kết luận về nhu cầu hiện tại, dự báo nhu cầu tương lai (của khu
vực, trong nước, ngoài nước nếu có dự định xuất khẩu) về mặt số lượng, chất
lượng, gá cả...của sản phẩm mà dự án dự định sản xuất.
+ Đánh giá khả năng đáp ứng các sản phẩm mà dự án dự định sản xuất trong
hiện tại và tương lai trên cơ sở nghiên cứu đánh giá năng lực sản xuất hiện tại của
các doanh nghiệp trong ngành (chỉ rõ địa chỉ) và khả năng huy động trong hiện
tại cũng như triển vọng tăng trưởng trong tương lai (số lượng, chất lượng, khả
năng tiêu thụ..) đồng thời chỉ ra các yếu tố hạn chế.
+ Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu trong thời gian qua và dự kiến trong
tương lai (số lượng, chất lượng, giá cả...)
-Dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án: Phần này đi vào đánh giá và
kết luận về khả năng có thể tiêu thụ được sản phẩm của dự án trên thị trường
được chọn bao gồm số lượng giá cả, khả năng xuất khẩu, khả năng cạnh tranh và
thâm nhập thị trường.
2) Lựa chọn hình thức đầu tư:
a) Phân tích những điều kiện và lợi ích của việc huy động thêm năng lực hoặc
đầu tư chiều sâu, mở rộng quy mô của các doanh nghiệp hiện đang hoạt động so
với việc xây dựng mới để đi đến lựa chọn phương án đầu tư xây dựng mới hay
phương án cải tạo nâng cấp cơ sở hiện có.
b) Phân tích các điều kiện, các yếu tố để lựa chọn loại hình doanh nghiệp của dự
án đầu tư (công ty TNHH, công ty, công ty liên doanh...)
c) Phân tích lựa chọn quy mô đầu tư thích hợp trên cơ sở cân nhắc các điều kiện
cụ thể của chủ đầu tư và của môi trường đầu tư
3) Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng:
a) Sản xuất:
- Cơ cấu sản phẩm sản xuất:
+ Xác định rõ đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ dự tính cung cấp
+ Xác định quy mô của năng lực sản xuất mà dự án dự tính đầu tư.
+ Xác định rõ thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án
- Dự kiến lịch trình sản xuất của dự án: Bao gồm thời điểm vận hành thử, thời
điểm huy động từng phần công suất, thời điểm huy động hết toàn bộ công suất...
- Dự trù số lượng bán thành phẩm cần phải có để đảm bảo cho dự án hoạt
động được bình thường.
- Dự trù phế liệu phế phẩm trong quá trình sản xuất và hướng giải quyết
b) Các nhu cầu đầu vào và hướng giải quyết:
- Tính toán nhu cầu các yếu tố đầu vào:
+ Dựa vào tiêu chuẩn định mức kinh tế, kĩ thuật để tính toán ra tổng nhu cầu
các yếu tố đầu vào cho dự án có phân ra nhu cầu cho từng loại sản phẩm, dịch vụ
riêng biệt nếu dự án dự tính cung cấp cùng lúc nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau
21
+ Giới thiệu đặc điểm sử dụng, bảo quản, vận chuyển, giao nhận cùng với các
đặc điểm về tính chất, nguồn gốc của các nguyên vật liệu đó
+ Đánh giá tình hình cung ứng các loại nguyên vật liệu đó hiện tại trên thị
trường và dự tính khả năng đáp ứng của các nguồn cung ứng trong tương lai.
+ Dự trù các nhu cầu cho dự trữ
- Chương trình cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất:
+ Các giải pháp về đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu (trong nước,
nhập khẩu) phương thức cung cấp (xây dựng vùng sản xuất chuyên canh, thu
mua theo hợp đồng, nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu ủy thác...) cùng với việc xác
định hoặc dự kiến những điều kiện về giá cả, giao nhận, vận chuyển và thanh
toán.
+ Phân tích đánh giá những ảnh hưỏng bất lợi, những rủi ro có thể có trong
khâu cung cấp nguyên vật liệu và đề nghị hướng khắc phục giải quyết
+ Xây dựng kế hoạch cung cấp (lịch trình cung cấp )
+ Dự toán ngân sách cho các lịch trình cung cấp
c) Chương trình bán hàng:
- Dự kiến phương thức bán hàng
- Các giải pháp về tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm cho dự án
- Các chính sách và chương trình hành động được dự kiến để đảm bảo cho
việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đối với sản phẩm của dự án
- Các giải pháp bổ sung
4) Các phương án về lựa chọn địa điểm đầu tư:
Đối với các dự án lớn, đã xây dựng và được duyệt dự án tiền khả thi thì trong
bước này chỉ căn cứ vào phương án địa điểm đã có để lựa chọn một địa điểm cụ
thể. Đối với các dự án khác thì trong phần này người lập dự án cần phải giải trình
được ít nhất là 02 phương án về địa điểm (trừ trường hợp dự án đầu tư nâng cấp
hoặc mở rộng cơ sở đã có), mỗi phương án địa điểm cần được phân tích đánh giá
trên các khía cạnh sau đây:
a) Phân tích các điều kiện cơ bản:
- Điều kiện tự nhiên: Khí tượng thủy văn, nguồn nước, địa chất, địa hình,
hiện trạng đất đai và các tài nguyên trong lòng đất, điều kiện môi trường sinh
thái
- Điều kiện xã hội: Tình hình dân cư, phong tục tập quán, chính sách phát
triển của khu vực, của địa phương trong ngắn hạn và trong dài hạn. Những hoạt
động kinh tế cơ bản của địa phương, trình độ kĩ thuật, các điều kiện về cơ sở hạ
tầng kĩ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội (đường sá, cầu cống, thông tin liên lạc, điện
nước, giao thông vận tải, chợ búa, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí...)
- Đặc điểm về quy hoạch và kế hoach phát triển của khu vực
- Nhu cầu sử dụng đất và khả năng đáp ứng
22
- Các kết luận chung về điều kiện cơ bản
b) Phân tích về mặt kinh tế của địa điểm:
- Các chi phí liên quan đến địa điểm lựa chọn ảnh hưởng đến quy mô vốn đầu
tư ban đầu như: Chi phí khảo sát ban đầu, chi phí đền bù giải tỏa, san lấp mặt
bằng, thuê đất, chi phí mở đường sá, làm cầu cống, xây dựng hệ thống điện, hệ
thống nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống kho tàng lán trại tạm, khả năng
tận dụng các yếú tố cơ sở hạ tầng hiện có
- Chi phí làm tăng giá thành sản phẩm trong quá trình sản xuất như cung cấp
nguyên vật liệu, năng lượng, nước...
- Các chi phí làm gia tăng chi phí tiêu thụ sản phẩm
c) Phân tích lợi ích và ảnh hưởng xã hội:
- Những ảnh hưởng tác động từ dự án đến đời sống của dân cư khi có sự cố
do thiên tai, địch họa gây ra
- Những ảnh hưởng của dự án đến sinh hoạt xa hội, phong tục tập quán, tín
ngưỡng của dân chúng
- Những ảnh hưởng tác động của dự án đến hoạt động của doanh nghiệp khác
hoặc an ninh quốc phòng trong khu vực
- Những ảnh hưởng của dự án đến môi trường sinh thái, sử dụng các nguồn
tài nguyên hạn chế, tác hại đến cảnh quan, di tích văn hóa, lịch sử của địa
phương, khu vực
- Những biện pháp dự kiến để khắc phục, giải quyết các hạn chế bất lợi của
dự án, chương trình và kinh phí để thực hiện.
5) Mô tả lựa chọn công nghệ và thiết bị:
a) Công nghệ:
- Giới thiệu các phương án công nghệ sản xuất chính, quy trình sản xuất có
thể chấp nhận được
- Mô tả đặc trưng cơ bản về mặt kinh tế, kĩ thuật của công nghệ, nêu lí do lựa
chọn công nghệ.
- Đánh giá mức độ hiện đại của công nghệ, ảnh hưởng của chúng đến chất
lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm
- Nội dung chuyển giao công nghệ, sự cần thiết phải chuyển giao công nghệ,
nêu giá cả, phương thức thanh toán, các điều kiện tiếp nhận và chuyển giao
- Ảnh hưởng của công nghệ đối với môi trường sinh thái và giải pháp xử lí:
+ Khả năng gây ô nhiễm hoặc làm biến đổi môi trường do việc hình thành
công trình (môi trường nước, môi trường khí, đất đai, tiếng ồn, phóng xạ, bụi...)
do nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chất thải của dự án khi xây dựng hoặc khi
hoạt động gây ra và những hậu quả có thể có.
+ Xây dựng các giải pháp, các chương trình chống ô nhiễm, bảo vệ môi
trường sinh thái. Điều kiện và chi phí để thực hiện các chương trình đó.
23
- Các phương án được lựa chọn cho việc đảm bảo việc cung cấp nước, điện,
thông tin liên lạc, giao thông vận chuyển của dự án.
b) Thiết bị:
- Nội dung trang bị máy móc thiết bị:
+ Danh mục máy móc thiết bị cần trang bị có chia ra các máy móc thiết bị
phục vụ cho sản xuất chính, sản xuất phụ, cho phục vụ hỗ trợ, cho thông tin liên
lạc, quản lí cùng với các loại phụ tùng thay thế cần thiết. Các loại máy móc thiết
bị đó đều được xác định rõ số lượng, chất lượng, nhãn hiệu, quy cách, giá cả,
nguồn cung cấp.
+ Mô tả tính năng tác dụng, các thông số kĩ thuật cơ bản cùng với điều kiện
vận hành hoạt động, điều kiện bảo dưỡng sửa chữa thay thế, điều kiện lắp đặt và
đào tạo công nhân kĩ thuật
+ Tính toán tổng kinh phí dự trù cho việc mua sắm máy móc thiết bị và chi
phí duy trì chúng trong suốt quá trình dự án hoạt động
- Xác định các nguồn cung cấp và phương án mua sắm, lựa chọn phương án
mua sắm phù hợp nhất đối với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của chủ đầu tư
6) Xây dựng và tổ chức thi công:
a) Xây dựng:
- Các phương án bố trí tổng mặt bằng và phương án được chọn (có sơ đồ kèm
theo)
- Xác định tiêu chuẩn cấp công trình
- Các giải pháp kiến trúc (bản vẽ phối cảnh nếu cần)
- Các phương án lựa chọn kết cấu hạng mục công trình, những yêu cầu về
công nghệ, kĩ thuật, thiết bị xây lắp ứng với phương án kiến trúc được chọn
- Khối lượng công việc của các hạng mục công trình (có biểu tính toán cụ thể
kèm theo)
- Tính toán toàn bộ nhu cầu cho nguyên vật liệu và các phương án cung cấp
cho việc xây dựng dự án.
- Các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao
động cho thi công
b) Tổ chức thi công xây lắp:
- Điều kiện tổ chức thi công (địa bàn tho công, điều kiện cung cấp nguyên vật
liệu cho thi công, cung cấp lao động cho thi công, cung cấp các dịch vụ kĩ thuật
cho thi công...)
- Lựa chọn giải pháp thi công, hình thức thi công trên cơ sở phân tích, so
sánh với các phương án kinh tế kĩ thuật khác
- Các phương án về tổng tiến độ thi công (có biểu đồ tổng tiến độ kèm theo)
- Những yêu cầu về cung cấp thiết bị thi công đặc biệt nếu cần
7) Tổ chức quản lí và bố trí lao động:
24
a) Sơ đồ tổ chức quản lí và tổ chức sản xuất:
- Sơ đồ tổ chức quản lí
- Sơ đồ tổ chức các bộ phận sản xuất
- Tổ chức cung ứng nguyên vật liệu
- Tổ chức tiêu thụ
b) Nhân lực:
- Gián tiếp: Lao động quản lí, cán bộ điều hành
- Trực tiếp: Lao động phổ thông, thợ kĩ thuật và công nhân lành nghề
c) Chương trình tuyển chọn, đào tạo huấn luyện:
- Thời điểm tiến hành tuyển chọn
- Nguồn nhân lực để tuyển chọn
- Phương pháp tuyển chọn
- Dự kiến kế hoạch và chương trình đào tạo huấn luyện nhân viên
d) Dự trù ngân sách cho công tác quản lí - nhân sự:
- Các khoản chi tiêu cho hoạt động quản lí chung
- Các khoản chi tiêu cho việc thực hiện quản lí phân xưởng nếu có
- Các khoản chi phí nhân công: Lương, tiền công...
- Chi phí tuyển chọn đào tạo nhân viên
- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
8) Phân tích hiệu quả tài chính của dự án:
a) Xác định tổng kinh phí đầu tư trong đó chia theo:
Vốn đầu tư vào tài sản cố định: Gồm tất cả các khoản chi tiêu như: Chi phí chuẩn
bị đầu tư, chi phí đầu tư ban đầu về đất đai, giá trị nhà xưởng sẵn có, chi phí xây
dựng mới nhà xưởng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, công nghệ...
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động ròng: Bao gồm
- Đầu tư cho vốn sản xuất: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, tiền điện, tiền
nước, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, bao bì, lương công nhân, bán thành phẩm
mua ngoài...
- Vốn lưu thông: Hàng hóa tồn kho, hàng hóa đang gửi đi bán hoặc bán chịu,
vốn bằng tiền
- Vốn dự phòng
b) Dự kiến kế hoạch huy động vốn:
- Nguồn vốn huy động
+ Vốn chủ đầu tư
+ Vốn vay
+ Vốn huy động từ các đối tác hợp tác liên doanh
+ Vốn khác nếu có
- Hình thức góp vốn:
+ Bằng ngoại tệ, nội tệ
25
+ Bằng tài sản hiện vật
+ Bằng các tài sản tài chính khác
+ Các dạng khác
- Tiến độ góp vốn: Cần phải có một chương trình cụ thể về tiến độ huy động
vốn, thường dể tránh chi phí cơ hội người ta thường dựa vào chương trình xây
dựng cơ bản để tính toán tiến độ huy động vốn.
c) Hoạch định ngân quỹ của dự án:
Để phân tích người ta dựa trên việc xây dựng một loạt các bảng phân tích sau
đây:
- Bảng dự trù kế hoạch khấu hao và trả nợ, trả lãi vay
- Bảng tính toán tổng hợp các khoản chi tiêu cho sản xuất kinh doanh của dự
án theo các giai đoạn huy động công suất khác nhau của dự án (Chi phí sản xuất,
chi phí dịch chuyển, chi phí lưu thông)
- Bảng tổng hợp các nguồn thu nhập từ hoạt động của dự án
- Bảng tính toán cân đối lỗ - lãi
- Bảng dự trù ngân quỹ hoạt động và ngân quỹ điều chỉnh của dự án
d) Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:
Để đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư người ta thường sử dụng các
tiêu chuẩn đánh giá sau:
- Tính toán giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV)
- Xác định tỉ suất thu hồi nội bộ của dự án (IRR)
- Xác định chỉ số lợi nhuận của dự án (PI)
- Đánh giá tỉ số thu nhập/chi phí của dự án (B/C)
- Tính toán thời gian hoàn vốn của dự án (PP)
- Xác định điểm hòa vốn của dự án (BEA)
- Phân tích độ nhạy và lề an toàn của dự án theo các nhân tố tác động
9) Phân tích hiệu quả về mặt xã hội của dự án:
- Giá trị của toàn bộ hàng hóa, dịch vụ gia tăng cho địa phương nhờ sự ra đời
của dự án
- Khả năng đa dạng hóa hoạt động của nền kinh tế sau khi có dự án ra đời
- Tạo thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho dân chúng
- Tăng đóng góp cho ngân sách
- Tăng khả năng thu ngoại tệ cho đất nước
- Thỏa mãn các mục tiêu xã hội khác
10) Tổ chức thực hiện dự án: Giới thiệu nội dung các chương trình dự kiến để
triển khai thực hiện dự án nếu dự án được chấp thuận
11) Kết luận và kiến nghị: Người lập dự án cần đưa đến kết luận về tính hợp lí
của dự án và các đề đạt, kiến nghị cần thiết đối với các cấp có thẩm quyền để tạo
điều kiện cho dự án có thể đi vào triển khai thực hiện.
26
Chú ý:
Trong nhiều trường hợp đầu tư, Nhà nước cho phép không cần phải lập dự án
khả thi chi tiết như trên mà chỉ cần lập một : “Báo cáo kinh tế -kĩ thuật” thực
chất là dạng rút gọn của Luận chứng kinh tế - kĩ thuật thường được sử dụng để
thay thế cho dự án khả thi trong việc trình duyệt với các cơ quan có thẩm quyền
xét duyệt để cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn áp dụng cho các dự án đầu tư xây
dựng các công trình có quy mô nhỏ, giải pháp xây dựng không phức tạp thường
là các công trình dưới hạn ngạch. Cụ thể áp dụng cho các trường hợp sau đây:
- Nhà ở, nhà làm việc của cơ quan, nhà văn hóa, y tế, thể thao... nằm trong
quy hoạch xây dựng chi tiết đã được phê duyệt và sử dụng các mẫu thiết kế có
sẵn.
- Bệnh viện cấp huyện có quy mô < 100 giường bệnh
- Hệ thống tải điện có điện áp < 35 KV đã có quy hoạch được duyệt
- Kênh mương tưới tiêu có quy mô tưới tiêu < 1.000 ha ở đồng bằng và <
200 ha ở trung du, miền núi
- Kho tàng thông dụng, đơn chiếc (trừ kho xăng dầu)
- Các công trình phụ trợ, bổ sung cho các công trình đang sử dụng
- Cầu cống, đường bộ có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình
- Các công trình dưới hạn ngạch khác có yêu cầu về kĩ thật xây dựng đơn
giản do chủ đầu tư tự quy định sau khi đã thống nhất với cơ quan quản lí đầu tư
và kế hoạch của Nhà nước.
Nội dung cơ bản của một báo cáo kinh tế -kĩ thuật như sau:
 Giới thiệu mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư:
- Tên công trình
- Căn cứ để giải trình sự cần thiết phải đầu tư
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đầu tư và quy mô công trình
 Đánh giá lựa chọn hình thức đầu tư:
 Lựa chọn hoặc giải trình về phương án địa điểm:
 Mô tả yêu cầu các trang thiết bị:
 Các phương án về mặt bằng tổng thể, các thiết kế mẫu được chọn, dự tính khối
lượng công việc xây lắp
 Nhu cầu về vốn đầu tư và đề nghị nguồn tài trợ
 Lợi ích kinh tế - xã hội
 Kết luận và kiến nghị
VI. NGHIÊN CỨU CÁC CƠ HỘI ĐỂ HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG VỀ MỘT
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1) Ý tưởng về một dự án
Nền kinh tế-xã hội của một quốc gia, một khu vực có rất nhiều vấn đề cần được
xem xét, nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Có những vấn đề đặt ra và
27
được giải quyết trong khuôn khổ của một chương trình nào đó, nhưng cũng có
những vấn đề phải giải quyết trong khoảng thời gian rất dài với sự tham gia của
rất nhiều bên liên quan.
Bản thân các doanh nghiệp cũng như Nhà nước luôn cần phải tìm kiếm các giải
pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề theo thứ tự ưu tiên nhất định. Một chủ
doanh nghiệp hay một nông dân cũng đều có điểm chung là họ đều phải xác định
cho mình các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong những khoảng thời gian
nhất định. Nhưng một ý đồ về một phương án sản xuất mới, một sản phẩm mới
một phương thức kinh doanh mới không phải nhanh chóng được hình thành mà
nó phải trải qua một quá trình nghiên cứu, cân nhắc phức tạp trong suy nghĩ của
nhà sáng kiến. Đây chính là giai đoạn hình thành một ý tưởng về một vấn đề nào
đó cần quan tâm nghiên cứu sâu hơn, điều này cũng hàm chứa cả mục tiêu cần
phải giải quyết.
Một ý tưởng về một loại sản phẩm nào đó có thể sản xuất để bán về nguyên tắc
có thể xem như là mục tiêu của một dự án. Như vậy, mục tiêu của dự án khá cụ
thể và có thể đo được nội dung của nó. Song nếu xét đầy đủ các yếu tố để tạo ra
và tiêu thụ được nó trên thị trường thì mục tiêu này còn rất mơ hồ và ẩn chứa
nhiều rủi ro bên trong đòi hỏi các nhà sáng kiến cần phải trả lời trước khi triển
khai thực hiện. Ví dụ chúng ta cần phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm A, tại sao
sản xuất sản phẩm A mà không sản xuất sản phẩm B? để sản xuất sản phẩm A
chúng ta càn phải sử dụng công nghệ nào...
Bản thân người có sáng ý tưởng dự án cũng đã xem xét nhiều khía cạnh khác
nhau có liên quan đến dự án để từ đó có thể xác định cho mình một nguồn lực
cần thiết để thực hiện ý tưởng đó, cũng chính nhà sáng kiến đó sẽ thấy được phần
nào khó khăn trở ngại cho việc thực hiện ý tưởng dự án. Tuy nhiên trong khuôn
khổ sáng kiến dự án, người có sáng kiến chưa thể giải quyết được dứt điểm các
khó khăn đó, việc làm này đòi hỏi ở quá trình nghiên cứu của các nhà soạn thảo
dự án sau này. Một sáng kiến dự án cũng có thể được hình thành trong quá trình
làm việc của các nhà lãnh đạo, một quan điểm, một ý kiến của các nhà lãnh đạo
có thẩm quyền cũng có thể là nguồn gốc của một sáng kiến dự án. Nhưng ý
tưởng đó để trở thành dự án còn phải trải qua một quá trình phân tích trên nhiều
khía cạnh khác nhau. Vì vậy, các ý tưởng đầu tư, các tư duy lô-gíc, các ý kiến
khác nhau của các nhà lãnh đạo chỉ là cơ sở ban đầu để hình thành nên sáng kiến
dự án nhưng nó chưa phải là dự án. Các ý tưởng đó có thể sẽ trở thanh hoặc
không thở thành dự án trong hiện thực.
2) Mục đích của việc nghiên cứu ý tưởng đầu tư:
Mục đích của giai đoạn hình thành các ý tưởng về một dự án chỉ là phác họa có
cơ sở khoa học một số quan niệm để giải quyết một vấn đề nào đó. Cụ thể nó cần
làm rõ các nội dung sau đây:
28
- Đặt rõ vấn đề mà chúng ta có ý tưởng xây dựng một dự án.
- Phải trình bày và lí giải được cho chính người có ý tưởng dự án cũng như
các cơ quan có thẩm quyền ban đầu trong việc nghiên cứu dự án là tại sao cách
làm theo sáng kiến dự án lại có thể giải quyết được vấn đề.
- Các giải pháp khác nhau có thể có và tại sao ta lựa chọn giải pháp này
- Hình thành sơ bộ các biện pháp để có thể tiến hành
3) Các cơ hội để hình thành sáng kiến dự án:
Có thể nói, giai đoạn đầu tiên của việc hình thành các dự án có ý nghĩa rất quan
trọng. Không phải tất cả mọi vấn đề xuất hiện trong tư tưởng đều có thể được
chọn làm mục tiêu nghiên cứu của một dự án. Bản thân các vấn đề trước khi trở
thành sáng kiến dự án cần phải được xem xét một cách khách quan, nó phải
được đánh giá, trao đổi thảo luận với nhiều người khác nhau để làm rõ mục tiêu,
giải pháp trong việc thực hiện nó.
Để đảm bảo tính khoa học và khách quan cho việc quyết định các dự án đầu tư,
các sáng kiến đầu tư thường được lựa chọn từ các nguồn hình thành sau đây:
a) Các cơ hội đầu tư chung:
Đây là những ý tưởng đầu tư xuất phát từ các chính sánh phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia, của vùng lãnh thổ. Các hoạt động nghiên cứu điều tra, khảo sát
đều nằm trong ý đồ của các chiến lược phát triển, các thứ tự ưu tiên trong chiến
lược phát triển. Các tổ chức kinh doanh, các cá nhân có đủ điều kiện đều có
quyền bình đẳng trong việc tiếp xúc và khai thác các cơ hội đầu tư chung này.
Ví dụ: Nhà nước chủ trương cung cấp tín dụng ưu đãi để khuyến khích phát triển
tàu thuyền công suất lớn khai thác thủy sản khơi xa là cơ hội cho tất cả những ai
muốn tham gia vào nghề đó
b) Các cơ hội đầu tư riêng:
Đó là các ý tưởng đầu tư được hình thành trong đầu các nhà quản lí, sản xuất,
kinh doanh của một cá nhân hoặc một tổ chức cụ thể. Ý tưởng này xuất phát từ
việc nắm bắt và nhận thức các cơ hội trên thị trường, các đe dọa, các điểm mạnh
điểm yếu của bản thân doanh nghiệp. Trên cơ sở nhận thức các cơ hội và khai
thác các điểm mạnh của mình, các nhà quản trị sẽ hình thành một ý tưởng về một
phương thức kết hợp các nguồn lực để khai thác hiệu quả các cơ hội nhằm hạn
chế các nguy cơ và khắc phục các nhược điểm hiện tại nhằm làm cho doanh
nghiệp có thể phát triển và cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường.
Để có thể hình thành ý tưởng đầu tư bằng con đường này một cách hữu hiệu, các
sáng kiến... ngoài năng khiếu cảm nhận về trực giác, họ còn cần phải thường
xuyên cập nhật thông tin đa dạng trên thị trường, cần phải nắm vững các kĩ thuật
xử lí thông tin thích hợp nhằm nhanh chóng phát hiện các cơ hội xuất hiện, đặc
biệt họ cần phải được trang bị một kiến thức khá đầy đủ về quản trị chiến lược.
4) Đánh giá ý tưởng đầu tư để quyết định nghiên cứu dự án:
29
Trước khi một ý tưởng đầu tư được quyết định nghiên cứu như là một dự án đầu
tư, các nhà sáng kiến dự án cần phải trả lời được một cách chắc chắn các câu hỏi
sau đây:
- Liệu có cần một dự án như thế này không? Đã cần vào lúc này chưa?
- Dự án có cơ hội để thực hiện không? Mức độ chức chắn của các cơ hội có
được xác nhận không? Có nhân được sự ủng hộ của các đối tượng liên quan
không?
- Nếu cơ hội được lựa chọn thì khi thực hiện có gặp phải những khó khăn lớn
hay không? Các khó khăn đó có hướng nào để giải quyết được không?
- Tại sao từ trước đến nay chưa có một dự án đề cập đến vấn đề này? Nguyên
nhân của sự chậm trễ đó là gì? Cái gì là nguyên nhân chủ yếu và hiện nay các trở
ngại đó sẽ ra sao nếu dự án được triển khai?
Việc trả lời được các câu hỏi trên một cách xác đáng sẽ là cơ sở để người có
sáng kiến dự án thuyết phục chủ đầu tư chấp nhận sáng kiến của mình và chuyển
sáng kiến đó thành dự án.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu hỏi 1: Vốn đầu tư là gì? Những đặc trưng cơ bản của vốn đầu tư? Ý nghĩa
thực tiễn của việc nghiên cứu này là gì?
Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy sử dụng những lí luận về đặc trưng của vốn để phân
tích và nhận xét về thực trạng công tác tại doanh nghiệp mà anh (chị) đang công
tác hoặc được biết.
Câu hỏi 3: Anh (Chị) hãy chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa chức năng tài chính và
chức năng đầu tư? Cho ví dụ cụ thể để minh chứng cho điều đó.
Câu hỏi 4: Đầu tư là gì? Những quan điểm và đặc trưng của hoạt động đầu tư?
Câu hỏi 5: Các cách phân loại đầu tư? Ý nghĩa của việc phân loại đó?
Câu hỏi 6: Thế nào là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp? Trình bày các hình
thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt nam.
Câu hỏi 7: Trình bày phương pháp tính tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư
nước ngoài tại Việt nam.
Câu hỏi 8: Dự án đầu tư là gì? Phân biệt giữa đầu tư và dự án đầu tư? Vai trò của
dự án đầu tư đối với các đối tượng liên quan trong quá trình đầu tư được thể hiện
như thế nào?
Câu hỏi 9: Những yêu cầu mang tính chất nguyên tắc đối với một dự án đầu tư là
gì? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các yêu cầu này trong việc soạn thảo dự án?
Câu hỏi 10: Dự án tiền khả thi là gì? Những trường hợp cần thiết phải xây dựng
dự án tiền khả thi?
Câu hỏi 11: Dự án khả thi là gì? Nội dung cơ bản của một dự án khả thi phát
triển công nghiệp ?

30
Câu hỏi 12: Ý tưởng đầu tư là gì? Vì sao phải quan tâm đến vấn đề này? Hãy cho
biết các nguồn cơ bản để hình thành sáng kiến dự án?
Câu hỏi 13: Tiến trình các bước công việc cần thiết để soạn thảo một dự án đầu
tư? Trình bày ngắn gọn nội dung cơ bản của các bước công việc đó?

31
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRONG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Mục tiêu chương:
-Hiểu được cách thức đánh giá nhu cầu về sản phẩm của một dự án đầu tư
-Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo sản lượng của thị trường
-Vận dụng các công cụ thống kê để xác định sản lượng của một dự án đầu tư

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đều
phải hướng tới thị trường. Có thể xem thị trường là chiếc cầu nối giữa sản xuất
và tiêu dùng, là mục tiêu của quá trình sản xuất hàng hóa, là nơi kiểm nghiệm và
đánh giá mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong dự án đầu tư, thị trường được xem là nhân tố quyết định trong việc lựa
chọn mục tiêu và xác định quy mô đầu tư của dự án, là căn cứ định lượng quan
trọng nhất của các quyết định đầu tư. Sự chính xác của các kết quả nghiên cứu ở
phần này sẽ có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo cho tính khả thi của dự án.
Nghiên cứu thị trường là một nội dung nghiên cứu khá hấp dẫn nhưng cũng rất
phức tạp và mất nhiều thời gian, những nội dung phong phú của công tác nghiên
cứu này đã được đề cập trong một môn học riêng đó là Nghiên cứu và quản trị
Marketing.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của môn học này, mục đích nghiên cứu thị trường
trong quá trình xây dựng dự án đầu tư là nhằm:
- Đánh giá tình hình cung cầu các sản phẩm và dịch vụ mà dự án dự tính
cung cấp trên thị trường ở thời điểm hiện tại đồng thời dự tính tiềm năng phát
triển của thị trường trong tương lai.
- Xác định các nhân tố kinh tế và phi kinh tế cùng với chiều hướng tác động
của chúng đến khả năng thâm nhập thị trường đối với sản phẩm của dự án.
- Dự kiến các biện pháp tiếp thị cần thiết để đảm bảo cho việc thâm nhập và
tiêu thụ được các sản phẩm, dịch vụ của dự án.
- Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà dự án dự định sản xuất
so với các sản phẩm cùng loại đang có hoặc có thể sẽ có trên thị trường trong
tương lai.
I. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VỀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
Mục đích cơ bản của phần này là xác định sản phẩm, dịch vụ mà dự án dự định
cung cấp. Việc chứng minh tính đúng đắn khi đưa ra quyết định sản xuất các sản
phẩm và dịch vụ này được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu các số liệu dự báo nhu
cầu trong tương lai mà các nhà lập dự án đã đưa ra một cách khoa học. Đó cũng
chính là số liệu dự kiến về số lượng sản phẩm và dịch vụ mà dự án hy vọng có
thể tiêu thụ được trên thị trường.

32
1) Sản phẩm - dịch vụ của dự án:
Điểm đầu tiên cần phải được đề cập đến trong quá trình thiết lập một dự án đầu
tư là phải chỉ rõ được sản phẩm hoặc dịch vụ mà dự án sẽ cung cấp là những loại
nào, trong đó sản phẩm nào là cơ bản nhất. Đối với các sản phẩm chủ yếu, trong
phần nghiên cứu này yêu cầu phải chỉ rõ được các nội dung sau đây:
- Tên sản phẩm dự tính là gì, nhãn hiệu của sản phẩm đó
- Quy cách sản phẩm
- Mức chất lượng, theo tiêu chuẩn chất lượng nào
- Hình thức bao bì, đóng gói
- Đặc điểm chủ yếu so với một vài sản phẩm thông dụng cùng chức năng sử
dụng tương tự đang có trên thị trường.
2) Đánh giá nhu cầu thị trường:
Nói chung việc nghiên cứu và đánh giá nhu cầu thị trường sản phẩm luôn luôn là
một vấn đề quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành bại của một doanh
nghiệp. Tuy nhiên việc nghiên cứu này rất phức tạp, trừu tượng khó có thể đạt
được kết quả nghiên cứu chính xác tuyệt đối, vì vậy trong nhiều trường hợp xây
dựng dự án người ta có thể chấp nhận kết quả dự báo ở mức độ ước lượng tổng
quát mà không đòi hỏi phải nghiên cứu quá chi tiết vấn đề này.
Nhìn chung nội dung nghiên cứu này bao gồm các công việc sau đây:
a) Dự báo tuổi thọ còn lãi của sản phẩm:
Tuổi thọ còn lãi của sản phẩm được định nghĩa là khoảng thời gian sản phẩm còn
được thị trường chấp nhận, còn có khả năng tạo ra lợi nhuận cho việc sản xuất
kinh doanh sản phẩm đó trên thị trường. Tuổi thọ còn lãi của một sản phẩm, dịch
vụ bất kì tùy thuộc vào chu kì sống của sản phẩm, nhìn chung không nên xây
dựng và lựa chọn dự án khi mà chu kì sống sản phẩm đã nằm vào giai đoạn thứ 3
của chu kì mà dự án không có một sự thay đổi đáng kể nào về chất lượng, tính
năng sử dụng, mẫu mã của chúng.

2 3 4
1
t
Hình 2.1: Các giai đoạn của chu kì sống sản phẩm

33
Để dự báo được thông số này, cần phải tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường
để xác định sản phẩm cùng loại đang nằm trong giai đoạn nào của chu kì sống
sản phẩm.
Giai đoạn 1: Được xác định từ khi trên thị trường bắt đầu xuất hiện sản phẩm
mới cho đến khi nó bắt đầu có tiếng tăm và được người tiêu dùng chú ý. Nét nổi
bật của giai đoạn này là tốc độ bán hàng có tăng nhưng tăng chậm, số người kinh
doanh loại hàng này còn ít, khả năng sinh lãi chưa cao.
Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng của nhu cầu thị trường
đối với loại sản phẩm này, biểu hiện ở chỗ tốc độ bán hàng và doanh số bán tăng
lên nhanh chóng, người kinh doanh mặt hàng này thu được lợi nhuận cao vì vậy
mà trên thị trường xuất hiện nhiều nhà kinh doanh mới nhảy vào thị trường để
chia sẻ lợi nhuận, điều này làm cho cạnh tranh trên thị trường có xu hướng gia
tăng nhanh chóng.
Giai đoạn 3: Tốc độ tăng trưỏng thị trường bắt đầu chậm lại, doanh số tăng
chậm hoặc không tăng, cạnh tranh mạnh mẽ giữa nhiều nhà kinh doanh cùng mặt
hàng này trên thị trường làm cho giá cả sản phẩm có xu hướng giảm xuống, lợi
nhuận ở mức trung bình nên không còn kích thích các nhà kinh doanh khác nhảy
vào thị trường này. Dấu hiệu cơ bản nhất của giai đoạn này là thị trường ổn định,
cạnh tranh gay gắt dẫn đến các nhà kinh doanh phải giảm giá hoặc thay đổi mẫu
mã, chất lượng sản phẩm để tồn tại.
Giai đoạn 4: Giai đoạn suy thoái biểu hiện ở việc số lượng của sản
phẩm bán ra trên thị trường có xu hướng giảm xuống trong khi trên thị trường
không xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, để giải phóng hàng các nhà kinh
doanh đua nhau giảm giá điều này làm cho lợi nhuận giảm nhanh dẫn đến có
nhiều nhà kinh doanh do chi phí sản xuất lớn đã không còn trụ lại được nên phải
đóng cửa sản xuất, phá sản hoặc chuyển sang ngành khác.
Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới.
Lúa gạo là một loại lương thực quan trọng đối với 3,5 tỷ người, chiếm 50%
dân số thế giới. Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO năm 2015
sản lượng lúa gạo đạt 749,1 triệu tấn tăng 1% so với năm 2014 (741,8 triệu tấn)
và có xu thế tăng trong những năm tiếp theo.
Sản lượng lúa gạo tại châu Á chiếm tới 90,4% toàn thế giới, tức là 677,7
triệu tấn. Tỷ lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở khu vực
này. Theo thống kê, sản lượng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh tại
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam. Trong đó, sản lượng lúa
gạo của Việt Nam năm 2015 đạt tới 44,7 triệu tấn.

34
Sản lượng lúa gạo tại
Châu Phi đạt 28,7 triệu tấn,
tăng 0,8% so với sản lượng năm
2014. Sản lượng tăng tại các
nước Tây Phi đã bù đắp những
thiếu hụt do sự suy giảm tại một
nước ở Đông và Nam Phi.
Hình: Sản lượng và diện
tích trồng lúa gạo thế giới
Nguồn: Tổng cục thống kê
Việt Nam

Tại vùng trung Mỹ và


Caribe sản lượng lúa gạo duy trì ở mức ổn định 3 triệu tấn. Vùng nam Mỹ sản
lượng lúa gạo đạt 25,4 triệu tấn năm 2015 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Sản lượng lúa gạo tại châu Âu giữ ở mức ổn định đạt 4.1 triệu tấn năm 2015.
Gạo là một trong những mặt hàng thiết yếu, ít phụ thuộc vào thu nhập của các
hộ gia đình. Do đó, khối lượng tiêu thụ gạo trên thế giới và Việt Nam nói riêng
rất lớn. Năm 2014, thương mại lúa gạo thế giới tương đối bình ổn, không có
những xáo trộn đáng kể xảy ra do mùa màng hoặc biến cố chính trị. Do nhu cầu
của một số nước gia tăng và số lượng lúa gạo thặng dư tại các nước xuất khẩu,
sự trao đổi lúa gạo thế giới đạt mức kỷ lục 40.2 triệu tấn gạo hay 8% cao hơn
2013.
Với khuynh hướng giảm bớt diện tích trồng lúa, Việt Nam năm 2014 được
mùa nhờ khí hậu điều hòa, sản lượng đạt đến 45 triệu tấn lúa hay tăng 2.3% so
với 2013, năng suất bình quân 5.77 tấn/ha và xuất khẩu 6.2 triệu tấn gạo trị giá
2.7 tỉ Mỹ kim, so với mục tiêu đầu năm 6.5 triệu tấn và 6.7 triệu tấn của 2013.
Năm 2014, Việt Nam xuống vị trí thứ ba xuất khẩu gạo thế giới, sau Thái Lan và
Ấn Độ. Hai chương trình trợ cấp trồng lúa lai và sản xuất lúa 3 vụ/năm đã đến
lúc cần được nghiêm túc duyệt xét lại vì sự bất hợp lý của nước sản xuất dư thừa
và xuất khẩu gạo lớn thế giới, chưa kể đến yếu tố kỹ thuật. Cho nên, cần chuyển
đổi cơ cấu cây trồng và đặc biệt dành hỗ trợ này cho mục đích khác như ngành
trồng bắp, đậu nành cho chăn nuôi và rau cải, màu có trị giá cao. Hơn nữa,
trồng 3 vụ lúa/năm trong khi giá gạo xuất khẩu thế giới xuống thấp như hiện
nay, nông dân còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Chỉ tiêu sản xuất lúa gạo hàng
năm cần đặt trên cơ sở nhu cầu thế giới và nội địa để đảm bảo lợi tức cao cho
nông dân thay vì dựa vào đất trồng sẵn có. Năm 2014 là năm xuất khẩu gạo
thơm nhiều nhất, hơn 800.000 tấn gạo hay 36% so với cùng thời điểm năm trước,
với giá trung bình 600 đô la/tấn (trong khi gạo thơm Hom Mali của Thái Lan từ
35
1.065 - 1.075 đô la/tấn và Basmati của Ấn Độ 1.515 - 1.525 đô la/tấn), có thể thu
hút nông dân trồng nhiều lúa thơm trong những năm tới. Thị trường chủ yếu là
Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Philippines và Mỹ. Một điều
đáng mừng cho người Việt hải ngoại là gạo Việt Nam bắt đầu xuất hiện lần đầu
tiên trên thị trường Hoa Kỳ từ quý 4/2014, nhưng chất lượng và giá cả kém hơn
gạo Thái Lan (từ 10-45 đô la/kg), với 3 nhãn hiệu: Gạo thơm thượng hạng Bạc
Liêu, Gạo thơm thượng hạng 3 Miền và Việt Nam Jasmine ricet tại miền Nam
California. Phản ứng sơ khởi của giới tiêu thụ Mỹ cho biết chất lượng gạo Việt
Nam không bằng gạo Thái Lan, loại gạo sau này hiện chiếm thị phần to lớn tại
Mỹ (hơn 80%).

Hình: Sản lượng xuất khẩu và dự trữ gạo tại một số nước xuất khẩu
quan trọng và thế giới 2013 và 2014
Nguồn: Tiên đoán FAO Tháng 12-2014
Năm 2015, theo một số chuyên gia, thị trường xuất khẩu gạo thế giới có thể
gặp khó khăn. FAO tiên đoán thị trường lúa gạo thế giới sẽ kém hơn 2014 một
chút, chỉ độ 0.6% hay số lượng đạt đến 40.5 triệu tấn gạo. Hiện nay, các nước ở
Nam bán cầu đang gieo trồng, theo tiên đoán sơ khởi, sản xuất lúa của Argentina
và Uruguay giảm bớt do mưa quá nhiều và giá thành cao; trong khi tăng thêm
tại Bolivia, Chile và Paraguay. Ở Indonesia, chính phủ đặt chỉ tiêu tăng 4%
(73,4 triệu tấn lúa) so với 2014. Sri Lanka sản xuất phục hồi nhờ mưa trở lại. Tại
Châu Phi, triển vọng sản xuất của Madagascar và Tanzania khá tốt. Tuy nhiên,
36
sản xuất lúa của Úc Châu sẽ co lại 18% do thiếu nước và giá thành cao. Ngoài
ra, Thái Lan và Trung Quốc đã ký bản ghi nhớ với nội dung Trung Quốc sẽ mua
2 triệu tấn gạo từ Thái Lan trong 2015-2016 dù thực tế chưa xác định như đã
thấy trong 2014.
Theo FAO tiên đoán, sau khi xuất khẩu được 6.2 triệu tấn gạo trong 2014,
Việt Nam có thể xuất khẩu 6.9 triệu tấn gạo trong 2015 do được mùa năm qua,
mà phần lớn đến các nước nhập khẩu chủ yếu: Trung Quốc, Philippines và Đông
Nam Á. Thái Lan sẽ tiếp tục vai trò dẫn đầu xuất khẩu gạo thế giới ở tầm mức
cao hơn, khoảng 11 triệu tấn gạo, do họ còn gạo tồn kho khá lớn.

Biểu đồ : Top 10 thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam theo chủng loại,
tháng 2/2015 (ngàn tấn)
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Một số nước khác như Campuchia, Trung Quốc, Guyana, Myanmar,
Pakistan, Paraguay và Hoa Kỳ có khả năng xuất khẩu gạo nhiều hơn, trong khi
các nước Argentina, Úc Châu, Brazil và đặc biệt Ấn Độ sẽ bị cạnh tranh gay gắt
hơn do giá cả thiếu hấp dẫn.
Các sản phẩm nông nghiệp, nhất là lúa gạo sẽ được tiến hành tự do hóa
thương mại vào năm 2015 trong khu vực ASEAN. Do đó, xuất khẩu gạo thơm và
gạo có chất lượng cao cần được hỗ trợ khuyến khích nhiều hơn nữa để nâng cao
lực cạnh tranh của khâu này, nhưng phải thực sự đảm bảo chất lượng cao. Ngoài
ra, mong đợi lộ trình thực hiện chủ trương thương nhân đầu mối xuất khẩu gạo
phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng
37
lúa sớm được nghiêm chỉnh áp dụng đại trà, vì đó là bước cơ bản để thiết lập
thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam và đảm bảo quyền lợi người trồng lúa.
Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa có chiều dài bờ biển lên tới
3000km, địa hình phức tạp nhiều sông núi, do đó hình thành nhiều vùng canh tác
lúa khác nhau. Căn cứ vào điệu kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình thành
mùa vụ và phương pháp gieo trồng, nghề trồng lúa nước được hình thành và
chia ra là 3 vùng chính: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung
và đồng bằng Nam Bộ
Theo bảng thống kê diện tích và sản lượng lúa của cả nước, nhận thấy rằng
bắt đầu từ năm 2000 đến năm 2007 diện tích trồng lúa giảm từ 7.666 nghìn ha
xuống 7.207 nghìn ha và từ năm 2007 trở đi diện tích trồng lúa có xu hướng tăng
trở lại và đạt 7.899 nghìn ha vào năm 2013. Diện tích của vụ lúa mùa có xu
hướng giảm dần, còn diện tích của vụ đông xuân thì tăng dần theo từng năm.
Diện tích vụ hè thu giữ ở mức ổn định và bắt đầu có xu hướng tăng từ năm 2010.
Từ năm 2005 trở lại đây sản lượng lúa gạo có xu thế tăng dần. Ngoài việc
tăng diện tích trồng lúa thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp
bằng việc tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chọi được với
nhiều loại sâu bệnh cũng góp phần nâng cao sản lượng lúa gạo của cả nước.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2015 ước đạt gần 6,7 triệu tấn và 2,85 tỷ
USD, tăng 5,8% về khối lượng nhưng giảm 2,9% về giá trị so với cùng kỳ năm
2014, theo số liệu của Bộ NN&PTNT. Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam
giảm so với cùng kỳ liên tục trong 10 tháng đầu năm 2015, chỉ tăng so với cùng
kỳ vào tháng 11 và tháng 12 năm 2015. Giá xuất khẩu bình quân đạt khoảng
410,56 USD/tấn (FOB), giảm 7% so với 441,38 USD/tấn cùng kỳ năm trước.

38
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam, chiếm trên
70%. Theo giới chuyên gia, giá xuất khẩu gạo giảm do các đơn hàng gạo chủ
yếu là loại 25% tấm và 5% tấm giá trị thấp từ Indonesia và Philippines, mặc dù
xuất khẩu gạo thơm đang có xu hướng tăng.
Dòng gạo cao cấp Việt Nam đang ngày càng chiếm ưu thế với mức giá liên
tục tăng. Xuất khẩu gạo chất lượng cao trong 9 tháng đầu năm 2015 tăng 17%
so với cùng kỳ năm 2014, đạt 1,2 triệu tấn, chiếm 26% trong tổng khối lượng gạo
xuất khẩu trong giai đoạn này. Lợi nhuận mà dòng sản phẩm cao cấp mang lại
hấp dẫn hơn nhiều so với hàng phổ thông và cấp thấp.
b) Dự báo nhu cầu của thị trường trong tương lai:
Nhu cầu thị trường trong tương lai thể hiện khả năng sản phẩm của dự án có thể
hay không thể thâm nhập được vào thị trường đó. Nó thường được xác định như
sau:
b1) Xác định mức tiêu thụ hiện tại và quá khứ:
Đối với sản phẩm thông dụng trên thị trường thì mức tiêu thụ hiên tại thường
phản ánh đúng cho nhu cầu hiện tại trên thị trường đó.
Đối với những sản phẩm mới hoặc còn khan hiếm thì mức tiêu thụ hiện tại chưa
phản ánh hết mức cầu thị trường.
Nhìn chung, việc xác định mức tiêu thụ hiện tại cần có các số liệu cơ bản sau
đây:
- Số lượng sản xuất sản phẩm trong năm đánh giá của ngành
- Số lượng xuất nhập khẩu trong năm
- Biến động lượng tồn kho
Chênh lệch
sản lượng Chênh lệch
Mức tiêu thụ tồn kho
= ngành sản   xuất, nhập
hiện tại đầu kì, cuối
xuất khẩu

Mức tiêu thụ hiện tại được tính bằng số lượng sản phẩm trong năm tính toán. Nếu
có thể được thì nên tính toán thêm bằng giá trị sản phẩm để có điều kiện xem xét
thêm về giá cả.
Cần lưu ý rằng đối với nhiều loại mặt hàng tiêu dùng không khan hiếm thì mức
độ tiêu dùng hiện tại thường phản ánh đúng mức cầu thị trường. Đối với các sản
phẩm còn khan hiếm, biểu hiện ở việc có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu thì mức
tiêu thụ hiện tại chưa thể hiện được mức cầu hiện tại mà thường mức cầu hiện tại
còn lớn hơn. Trong trường hợp này nhà đầu tư cần có một sự khảo sát thị trường
kĩ lưỡng thông qua các chương trình điều tra, thu thập ý kiến của khách hàng để
đánh giá đúng nhu cầu thị trường. Đôi khi người ta cũng sử dụng phương pháp

39
gia tăng hệ số cho mức tiêu thụ hiện tại để tính mức cầu thị trường trên cơ sở
tham khảo số liệu của các nước khác có điều kiện kinh tế giống Việt nam.
b2 Dự báo nhu cầu thị trường tương lai:
Nội dung cơ bản của phần này là dựa vào mức tiêu thụ hiện tại đã thu thập được,
dựa vào đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm, dựa vào đặc điểm của thị trường ta
tiến hành lựa chọn phương pháp dự báo thích hợp.
Có rất nhiều phương pháp dự báo khác nhau, nhưng nói chung chúng đều xuất
phát từ giả thiết cho rằng: những gì mang tính quy luật đã xảy ra trong quá khứ
và hiện tại thì chúng vẫn còn tiếp tục duy trì trong tương lai.
Để tiến hành dự báo, ta cần thu thập được các số liệu trong quá khứ để thành lập
được một dãy số thời gian. Trên cơ sở dãy số liệu này mà chúng ta tiến hành
phân tích nhằm phát hiện được tính quy luật đã xảy ra trong quá khứ được mô tả
dưới dạng một hàm xu hướng chính, thông qua hàm này chúng ta có thể xác định
được nhu cầu trong tương lai.
Trong dự báo nhu cầu người ta thường sử dụng các phương pháp dự báo sau đây:
a) Phương pháp bình quân số học:
Nếu các số liệu trong dãy thời gian tăng một cách tương đối đều đặn hằng năm
thì ta nên áp dụng phương pháp dự báo này. Nội dung của phương pháp như sau:
Gọi: Qn là số lượng sản phẩm cần dự báo tại năm (n) trong tương lai
Qo số lượng sản phẩm tại năm được chọn làm năm gốc
q lượng tăng bình quân hàng năm
n số năm dự báo tính từ năm gốc

Ta có: Qn  Q0  n  q

Ví dụ: Có số liệu thu thập được về tình hình tiêu thụ sản phẩm của một doanh
nghiệp qua các năm như sau:
ĐVT: 1.000 sp
Năm Sản lượng tiêu thụ Mức tăng
()
2012 2.459
2013 2.688 229
2014 2.910 222
2015 3.120 210
2016 3.355 235
2017 3.589 234
2018 3.810 221

40
Ta nhận thấy mức tăng sản lượng hàng hóa bán ra hàng năm của công ty là tương
đối đều đặn với mức tăng trung bình hàng năm là:
229  222  210  235  234  221
q  225,2
6
Lấy năm 2018 làm năm gốc, khi đó Qo = 3.810
Để dự báo số lượng sản phẩm có khả năng tiêu thụ trong năm 2019, 2020 ta tính
như sau:
Q2019(n = 1) = 3.810 + 225 x 1 = 4.035
Q2010(n = 2) = 3.810 + 225 x 2 = 4.260
b) Phương pháp dự báo tỉ lệ:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp tốc độ tăng trưởng hàng năm của đại
lượng dự báo là tương đối đều đặn. Khi đó để dự báo người ta sử dụng công
thức:
Q n  Q 0  (1  t ) n
t: là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của đối tượng dự báo
Các kí hiệu khác còn lại trong công thức trên tương tự như ở công thức đã giới
thiệu trên.
Ví dụ: Có tình hình tiêu thụ xăng A93 tại một cửa hàng xăng dầu qua các năm
như sau:
ĐVT: 1.000 lít
Năm Mức tiêu thụ Mức tăng Tốc độ tăng (%)
2012 1.998
2013 2.155 157 7,86
2014 2.328 173 8,02
2015 2.514 186 7,98
2016 2.712 198 7,89
2017 2.932 220 8,10
2018 3.169 237 8,08

Ta nhận thấy tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ qua các năm của cửa hàng là khá đều
đặn với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là:
7,86  8,02  7,98  7,89  8,10  8,08
t  7,99  8,0
6
Chọn năm 2018 làm năm gốc với Qo = 3.169.000 lít
Giả sử cần dự báo khối lượng xăng có thể tiêu thụ được của cửa hàng đó vào
năm 2021 ta tính như sau:
Q2021(n = 3) = 3.169 (1 + 0,80)3 = 3.169 x 1,26 = 3.993 (1.000 lít)
c) Phương pháp ngoại suy theo hàm tuyến tính:

41
Trong trường hợp các số liệu thống kê có xu hướng sắp xếp theo đường thẳng thì
khi đó ta có thể sử dụng phương pháp dự báo ngoại suy tuyến tính để dự báo các
quá trình đó.
Hàm dự báo lúc này có dạng: Ylt = a.t + b
Với: Ylt là sản lượng lí thuyết tính theo hàm dự báo cho năm (t)
t là số thứ tự thời gian của chuỗi số liệu thống kê
a, b là các tham số của mô hình được tính theo công thức sau:

a
n. t.Yt   t. Yt
b
 t . Y   t. Y
2
t t

n. t 2   t 
2
n. t   t. Y
2
t

Trong đó: Yt là giá trị của số liệu thực tế thu thập tại năm (t)
Ví dụ: Có tình hình về số lượng xe đạp bán được của một công ty kinh doanh xe
đạp xe máy tại thành phố A qua các năm như sau:
ĐVT: Chiếc
Năm t Số lượng bán t2 t.Y Ylt
(Yt)
1989 1 1988 1 1988 2005
1990 2 2122 4 4244 2163
1991 3 2344 9 7032 2321
1992 4 2545 16 10180 2478
1993 5 2647 25 13235 2636
1994 6 2788 36 16728 2794
1995 7 2915 49 20405 2952
28 17349 140 73812
Hệ số a 158 Hệ số b = 1848
=
Giả sử cần dự báo số lượng xe đạp có thể bán được của công ty đó vào năm
2.000 khi đó chúng ta làm như sau:
Gọi Y2.000 là sản lượng tiêu thụ dự báo cho năm 2.000
Y2.000 = Yl(t = 7 + 5) = 158 x 12 + 1848 = 3744 chiếc

d) Dự báo theo hàm đa thức bậc hai:


Trong trường hợp các số liệu thống kê có xu hướng sắp xếp thành chuỗi tăng
nhanh dần đều theo thời gian thi khi đó ta có thể tin rằng hàm xu hướng chính
của quá trình nghiên cứu đó có dạng đa thức bậc hai với phương trình tổng quát
như sau:
Ylt = a.t2 + b.t + c

42
Trong đó các tham số a, b, c được xác định như sau:

a
n. t 2 .Yt   t 2 . Yt
b
n. t 4   t  2 2
n. t 4 .Yt   t 2 . t 2 .Yt
c
 t. Y t n. t 4   t 2 
2 2
t

Các kí hiệu sử dụng trong công thức tương tự như trên.


Ví dụ: Có số liệu về tình hình tiêu thụ Ciment của một nhà thầu vật liệu xây dựng
qua các năm cho ở bảng sau:
ĐVT: Tấn
Năm Yt t t2 t4 t.Yt t2.Yt Ylt
1991 1800 1 1 1 1800 1800 1738
1992 1950 2 4 16 3900 7800 2071
1993 2400 3 9 81 7200 21600 2403
1994 2860 4 16 256 11440 45760 2733
1995 3000 5 25 625 15000 75000 3061
Cộng 12010 15 55 979 39340 151960
Hệ số C = 1404 Hệ số B = 335 Hệ số A = -0,71

Giả sử cần dự đoán sản lượng Ciment có thể bán được của nhà thầu trên ở năm
2.000 ta tính như sau:
Y2.000 = Yl(t = 5 + 5) = (-0,71) x102 + 335 x 10 + 1404 = 4683 (tấn)
e) Dự báo bằng phương pháp chuyên gia:
Nội dung của phương pháp này được tiến hành dựa trên cơ sở thu thập và xử lí
thông tin thông qua các đánh giá của các chuyên gia giỏi về tương lai của các sự
kiện mà đưa ra các dự báo về trạng thái tương lai của chúng. Phương pháp này
dựa trên giả định cho rằng chuyên gia giỏi là người hiểu rõ nhất thực chất về lĩnh
vực mà họ đang nghiên cứu, về mặt tình cảm, họ luôn luôn có tư tưỏng hướng tới
tương lai để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn vướng mắc trong quá khứ và hiện
tại của ngành mình.
Kĩ thuật được sử dụng thông dụng trong nhóm các phương pháp này là kĩ thuật
Delphi, đó là kĩ thuật dự báo dựa vào việc thu thập thông tin thông qua một loạt
các chu kì phỏng vấn liên tục trên cơ sở sử dụng các phiếu trưng cầu khuyết danh
để đạt đến sự nhất trí giưa các chuyên gia về tương lai của sự kiện hoặc vấn đề
quan tâm.
Phương pháp này thường được sử dụng để dự báo các quá trình kinh tế, xã hội
lớn mang tính toàn cục hoặc là các dự đoán đối với trường hợp đối tượng dự báo
còn chưa xuất hiện hoặc là chưa có đủ thông tin đáng tin cậy, thông tin mơ hồ
không định lượng được.

43
3) Các nhân tố ảnh hưởng dến số liệu dự báo nhu cầu:
a) Ảnh hưởng của giá cả:
Giá cả là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường, cụ thể là nhu cầu có
khả năng thanh toán của dân cư. Để khảo sát ảnh hưởng này ta làm như sau: Xét
quan hệ giữa nhu cầu về số lượng hàng năm trong quá khứ với giá cả bình quân
của năm đó. Thường thì ảnh hưởng này có tính quy luật như sau:
- Đối với sản phẩm thiết yếu: giá cả thay đổi nhưng quy mô nhu cầu ít thay
đổi
- Đối với các nhu cầu về sản phẩm, hàng hóa khác thì khi giá cả thay đổi sẽ
dẫn đến nhu cầu cũng thay đổi theo chiều ngược lại
b) Ảnh hưởng của thu nhập:
Thường thì thu nhập tăng giảm sẽ dẫn đến nhu cầu thay đổi theo thuận chiều tuy
nhiên tốc độ không giống nhau, cụ thể:
- Hàng thiết yếu: Thu nhập thay đổi song nhu cầu thay đổi không đáng kể
- Các hàng hóa cấp thấp: Nhu cầu thay đổi ngược chiều với thu nhập
- Hàng hóa xa xỉ: Thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tăng nhanh hơn
- Hàng hóa thông thường: Thay đổi nhu cầu cùng tốc độ với thu nhập .
c) Ảnh hưởng của quy mô dân số:
Quy mô dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô tiêu dùng, khi quy mô dân
chúng thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi về mức cầu tiêu dùng, đặc biệt là đối với các
loại hàng hóa thiết yếu. Nhìn chung quy mô dân số có ảnh hưởng thuận chiều đối
với mức cầu tiêu dùng trên thị trường.
d) Ảnh hưởng của mốt và tâm lí tiêu dùng:
Đây là nhóm các nhân tố chủ quan của người tiêu dùng song chúng lại có tác
động lớn đến mức cầu thị trường. Một hàng hóa nào đó đang còn mốt thì nhu cầu
tiêu dùng tăng lên rất cao bất kể giá cả và thu nhập có thay đổi không, nhưng khi
hàng hóa đó không còn mốt nữa thì mặc dù giá cả có giảm xuống hoặc thu nhập
có tăng lên cũng không làm cho nhu cầu tiêu dùng tăng lên.
Cũng tương tự đối với tâm lí tiêu dùng của dân chúng, thường thì tâm lí này được
hình thành theo thói quen, một hàng hóa đã sử dụng quen thì cho dù giá cả hay
thu nhập có thay đổi họ cũng khó thay đổi thói quen tiêu dùng đó, nhưng một
hàng hóa chưa quen dùng thì họ rất e dè khi sử dụng cho dù mức thu nhập của
người dân và mức giá cả của hàng hóa đó như thế nào đi nữa.
II. NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CẠNH TRANH
1) Nghiên cứu về các nhà cạnh tranh:
Đây là vấn đề quan trọng vì nó cho phép tiên liệu được tương lai hoạt động của
dự án trong các điều kiện cạnh tranh trên thị trường.
Khi nghiên cứu các đối thủ canh tranh, chúng ta cần nghiên cứu cứu đánh giá các
nhà cạnh tranh trên các khía cạnh sau đây:
44
- Liệt kê và xem xét đầy đủ chi tiết những nhà sản xuất sản phẩm cùng loại
trên thị trường trong nước bao gồm: Tên, địa chỉ, kinh nghiệm hoạt động của họ,
họ hoạt động trên thị trường nào, thị trường mục tiêu của họ ở đâu, những lợi thế
hoạt động của họ trên thị trường là gì, những nhược điểm và hạn chế của họ ra
sao...
- Liệt kê và xem xét đầy đủ tình hình nhập khẩu trên thị trường và dự kiến
tương lai trên các mặt sau đây: Quy mô nhập khẩu, uy tín và năng lực của nhà
nhập khẩu, những ưu thế và hạn chế của sản phẩm nhập khẩu, những tác động từ
phía chính sách thuế quan và bảo hộ sản phẩm trong nước của chính phủ ảnh
hưởng đến khả năng nhập khẩu trong tương lai
- Nghiên cứu các nhà sản xuất sản phẩm thay thế cạnh tranh với sản phẩm mà
dự án đang dự định sản xuất trong tương lai
- Mức độ tác động của hàng hóa buôn lậu, trốn thuế đến khả năng cạnh tranh
và tiêu thụ sản phẩm của dự án.
2) Dự đoán về vị thế cạnh tranh của dự án:
Sau khi đã nghiên cứu tình hình canh tranh trên thị trường ở hiện tại và tương lai,
các nhà phân tích cần đưa ra những kết luận chính xác về vị thế cạnh tranh của
sản phẩm mà dự án dự định sản xuất trên thị trường bằng việc nêu rõ các vấn đề
sau đây:
- Xác định thị trường và đối tượng tiêu thụ sản phẩm chủ yếu trên thị trường
mà sản phẩm của dự án có ưu thế cạnh tranh mạnh, có khả năng thâm nhập và
hoạt động hiệu quả trong tương lai.
- Xác định các yếu tố thể hiện ưu thế cạnh tranh của sản phẩm mà dự án dự
định sản xuất so với sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh trong nước,
thường được xác định bởi các yếu tố sau: Chất lượng sản phẩm, tính đa dạng của
sản phẩm, mẫu mã, hình thức bao bì đóng gói của sản phẩm, giá cả và phương
thức thanh toán, chính sách phân phối và khuyến mãi...
- Xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm dự án so với sản phẩm cùng loại
nhập khẩu trên các khía cạnh sau đây: Thuế quan, chi phí vận chuyển bảo hiểm,
chi phí thủ tục nhập khẩu, các hàng rào bảo hộ mậu dịch khác...
- Những bất lợi của sản phẩm dự án sản xuất so với sản phẩm của các đối thủ
cạnh tranh khác trên thị trường và đề xuất phương án khắc phục.
3) Đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường:
Sau khi xác định được mức tiêu thụ hiện tại và dự báo được nhu cầu thị trường
trong các năm sau, dựa vào khả năng đầu tư, khả năng về kĩ thuật - công nghệ
của dự án và những ưu thế cạnh tranh khác, ta dự kiến được khối lượng sản phẩm
mà dự án có thể sản xuất và tiêu thụ được hàng năm.
Lúc đó khả năng chiếm lĩnh thị trường (%) trong nước được tính như sau:

45
Khoi luong san pham du an - Khoi luong xuat khau  Khoi luong nhap khau
K   100
Muc tieu thu hien tai
K: Khả năng chiếm lĩnh thị trường đối với sản phẩm của dự án.
III. CÁC GIẢI PHÁP THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
1) Xây dựng chiến lược sản phẩm:
Tùy thuộc vào tình hình cạnh tranh trên thị trường mà các nhà phân tích dự án
đưa ra những quyết định khác nhau về chiến lược sản phẩm. Sau đây là một vài
chiến lược sản phẩm thông dụng:
- Chiến lược sản xuất sản phẩm hiện có trên thị trường hiện có
- Chiến lược sản phẩm hiện có trên thị trường mới
- Chiến lược sản phẩm cải tiến trên thị trường hiện có
- Chiến lược sản phẩm cải tiến trên thị trường mới
- Chiến lược sản phẩm mới trên thị trường hiện có
- Chiến lược sản phẩm mới trên thị trường mới
Để có thể áp dụng các chiến lược sản phẩm hữu hiệu trên thị trường, các nhà
soạn thảo dự án cần nghiên cứu kĩ các vấn đề sau đây:
+ Nghiên cứu chu kì sống của sản phẩm nhằm giúp cho các nhà đầu tư xác
định đúng thời điểm thâm nhập thị trường, lựa chọn quyết định chiến lược sản
phẩm phù hợp, chủ động đưa ra các biện pháp để kéo dài thời gian khai thác lãi
của sản phẩm, đưa ra các chính sách giá hợp lí cho từng giai đoạn kinh doanh ...
+ Phân tích khả năng thích ứng của sản phẩm trên thị trường: Việc đánh giá
này bao gồm các công việc cụ thể sau đây: Phân tích ưu nhược điểm của sản
phẩm để đề ra những giải pháp tích cực nhằm làm cho sản phẩm ngày càng thích
ứng tốt hơn với yêu càu của thị trường, phát hiện những cơ hội tiêu thụ sản phẩm
để nhanh chóng triển khai nắm bắt lấy các cơ hội đó...
+ Nghiên cứu các yếu tố tạo uy tín cho sản phẩm: Nhân tố cơ bản để tạo nên
uy tín của sản phẩm là bản thân chất lượng của sản phẩm đó, tuy nhiên một sản
phẩm dù tốt nhưng bao bì, nhãn hiệu kém hấp dẫn, quảng cáo tuyên truyền không
đồng bộ cũng có thể làm cho uy tín của sản phẩm không được nâng cao.
2) Xác định chiến lược về giá:
Tùy thuộc vào việc đánh giá tình hình cạnh tranh trên thị trường ở phần nghiên
cứu trên mà người soạn thảo dự án sẽ quyết định đưa ra một chính sách giá phù
hợp cho từng giai đoạn kinh doanh và cho từng thị trường mà sản phẩm của dự
án dự định thâm nhập.
Để xác định chính xác giá thích hợp, người nghiên cứu dự án cần phải chú ý đến
các điểm cơ bản sau đây:
- Giá phải đảm bỏ cho người sản xuất bù đắp được chi phí và có lãi thỏa đáng
- Giá bình thường: Giá là đại lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng sản phẩm tiêu
thụ, giá giảm thì khối lượng bán tăng lên và ngược lại. Tuy nhiên đối với những

46
sản phẩm có nhu cầu ít co giãn theo giá thì sự giảm giá không làm thay đổi đáng
kể về khối lượng bán ra.
- Giá rẻ mang lại sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường tuy nhiên
nhiều khi do yếu tố tâm lí nên giá rẻ chưa hẳn là sẽ có nhiều người mua mà có
khi lại ngược lại vì họ nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm.
3) Xác định chiến lược phân phối, tiêu thu sản phẩm:
Để tăng cường sức mua của sản phẩm của dự án thì khi soạn thảo dự án cần phải
có kế hoạch sử dụng đồng thời cả hai phương thức bán hàng đó là:
- Bán trực tiếp cho người sử dụng
- Bán hàng qua trung gian
Để giải quyết vấn đề phân phối sản phẩm, người lập dự án cần phải trả lời được
các câu hỏi sau đây:
- Dự kiến chi phí cho các bộ phận phụ trách bán hàng, bộ phận quảng cáo,
công tác tiếp thị khuyến mãi là bao nhiêu?
- Đã có sẵn hệ thống phân phối sản phẩm hay chưa, nên cải tiến, thiết lập hệ
thống phân phối như thế nào?
- Sản phẩm sẽ phân phối cho ai, bán qua hệ thống phân phối nào?
- Các biện pháp để đảm bảo phân phối hàng hóa đều đặn được sử dụng như
thế nào?
- Có cần phải dự trữ tồn kho hay không, số lượng dự trữ là bao nhiêu?
- Phương thức thanh toán chủ đạo sẽ là phương thức nào?
- Vận chuyển, giao nhận và tồn trữ ra sao?
- Tổn thất, mất mát, hư hỏng trong quá trình tiêu thụ là bao nhiêu, có các biện
pháp nào để hạn chế hay không?
4) Xây dựng chiến lược khuyến mãi:
- Tổ chức tiếp thị: Thực chất của công việc này là người soạn thảo phải chủ
động lên kế hoạch chào hàng, quảng cáo, khuyếch trương để hỗ trợ cho việc tiêu
thụ sản phẩm khi dự án đi vào hoạt động.
- Hoạch định việc tổ chức hoạt động dịch vụ sau khi bán: Đây là một trong
những hoạt động nhằm tạo uy tín và nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho sản phẩm
của đơn vị trên thị trường. Các hoạt động này rất phong phú như: chuyên chở
hàng hóa cho khách hàng, thực hiện việc bảo hành sản phẩm, mở ra các điểm sữa
chữa miễn phí và bán phụ tùng thay thế, hướng dẫn cho khách hàng cách sử dụng
sản phẩm và sữa chữa khắc phục những hỏng hóc thông thường ...
Tóm lại, để nâng cao tính khả thi của dự án đầu tư, trong quá trình soạn thảo dự
án, người soạn thảo phải chủ động phác thảo các kế hoạch và các chính sách,
chương trình cụ thể về hoạt động Marketing nhằm đảm bảo cho việc thâm nhập
và cạnh tranh thắng lợi của sản phẩm mà dự án dự định sản xuất trên thị trường
trong tương lai.
47
Chiến lược xâm nhập thị trường
Sau khi phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, công
ty TNHH MTV thực phẩm vàng Việt Nam đã đề ra những chiến lược kinh doanh
căn bản nhất, đồng thời trao đổi ý tưởng và kế hoạch của mình với các cổ đông,
các thành viên trong gia đình kinh doanh, các đồng nghiệp và các nhà tư vấn,…
Phân đoạn thị trường mà công ty TNHH MTV thực phẩm vàng Việt Nam
hướng tới: trước mắt thị trường Lào Cai và toàn nước.
Quảng cáo thương hiệu, ngành nghề và các dịch vụ liên quan trước khi
khai trương. Khuyến mại hàng hoá trong những tuần đầu khai trương.
Về nguồn cung sản phẩm: công ty TNHH MTV thực phẩm vàng Việt Nam
mua sản phẩm tại địa phương, hợp tác phát triển chuyên môn hóa vùng nguyên
liệu trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển theo hướng chuyên nghiệp bao tiêu sản
phẩm của trang trại, hộ nông dân nhằm đảm bảo kiểm soát chất lượng, số lượng
sản phẩm ngay từ khâu đầu vao.
Về giá cả: xây dựng chính sách giá tốt nhất, tức là giá chính hãng. Muốn
được giá tốt nhất thì công ty TNHH MTV thực phẩm vàng Việt Nam phải cam kết
về số lượng lớn bao tiêu sản phẩm đâu ra cho những trang trại, hộ gia đinh, nhà
cung cấp. Hơn nữa bộ phận kinh doanh nhập hàng nên dựa vào thương hiệu, uy
tín, khả năng tài chính của chính công ty TNHH MTV thực phẩm vàng Việt Nam
để đàm phán với nhà cung cấp để đạt được giá tốt nhất. Một khi công ty TNHH
MTV thực phẩm vàng Việt Nam đạt được mức giá tốt nhất thì công ty TNHH
MTV thực phẩm vàng Việt Nam sẽ truyền những ưu đãi về giá từ nhà cung cấp
sang khách hàng.
Chiến lược khác biệt hóa
Để cạnh tranh với các đối thủ và thu hút lượng khách hàng công ty TNHH
MTV thực phẩm vàng Việt Nam quyết định phát triển công ty theo hướng khác
biệt hóa bằng với cam kết chất lượng hàng đầu. Trong đó, công ty TNHH MTV
thực phẩm vàng Việt Nam luôn đảm bảo nguồn gốc xuất xứ sạch đối với hàng
hóa do công ty cung cấp.
Xét thấy Lào Cai là vùng đất với những nông sản độc đáo, công ty sẽ đẩy
mạnh phát triển thương hiện nông sản Lào Cai với nguồn gốc rõ ràng đến tay
người tiêu dùng từ đó làm tiền đề mở cửa sàn giao dịch nông sản Lào Cai. Đây
sẽ là điểm đến cho người dân, hộ trang trại đang trồng lúa trên địa bàn tỉnh.
Vì vậy, chúng tôi khẳng định rằng Sàn giao dịch nông sản là một chiến
lược quan trọng, là điểm nhấn và khác biệt hóa trong hoạt động kinh doanh của
công ty TNHH MTV thực phẩm vàng Việt Nam.
Chiến lược tăng trưởng và chính sách triển khai
Công ty TNHH MTV thực phẩm vàng Việt Nam sẽ xây dựng một hệ thống
quản lý tổng hợp các yếu tố bao gồm: nhà cung cấp, nhân sự, sản phẩm, khách
48
hàng cùng những yếu tố nhỏ bên trong nó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của toàn bộ hệ thống trung tâm mua bán theo mô hình siêu thị và hiện thực hóa
chiến lược kinh doanh nhằm duy trì cũng như phát triển hơn nữa.
Chiến lược quản lý tổng hợp này sẽ được công ty TNHH MTV thực phẩm
vàng Việt Nam quản lý trong phần mềm

Hình: Hệ thống quản lý

Chiến lược sản phẩm


Tập trung vào kênh bán lẻ trực tiếp. Cần phải cải thiện và phát huy dịch vụ
bán hàng và sau bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Qua đó sẽ
củng cổ được khách hàng hiện tại cũng như thu hút khách hàng mới từ những
kênh phân phối truyền thống, đối thủ cạnh tranh.
Mở rộng bán hàng qua mạng, vì đây sẽ là kênh bán hàng hàng phổ biến
trong tương lai khi mà xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân được
cải thiện và thời gian của khách hàng có giới hạn.
Đặc biệt, công ty TNHH MTV thực phẩm vàng Việt Nam sẽ xây dựng một
website, cập nhật đầy đủ thông tin các sản phẩm, thông tin khuyến mãi,...và
những thông tin liên quan để khách hàng dễ dàng tìm kiếm, tham khảo sản phẩm
cần mua.
Công ty TNHH MTV thực phẩm vàng Việt Nam sẽ xây dựng quản lý bán
hàng như sau:
Quản trị bán hàng
+ Bán hàng tại quầy, bán hàng giao nhận
+ Quản lý đơn đặt hàng
49
+ Xử lý các chính sách giá khác nhau
+ Xử lý đơn đặt hàng: Bán hàng bán lẻ, bán sỉ,
+ Quản lý trạng thái của các đơn hàng
+ Quản lý quy trình trả hàng của khách, giá phải trả…
Quản trị mua hàng
+ Quản trị nhà cung cấp
+ Thiết lập hàng hóa cần khai thác
+ Phân tích đặt hàng (phân tích theo tồn kho, doanh số, hàng bỏ mẫu…)
+ Quản lý quy trình yêu cầu hàng (từ ngành hàng), duyệt yêu cầu hàng, đặt
hàng nhà cung cấp…
+ Công nợ, hạn mức công nợ với nhà cung cấp…
+ Quản lý nhập hàng vào một hoặc nhiều kho, có thể nhận một lần hoặc
nhiều lần
+ Quản lý hoá đơn, chứng từ nhập liệu…
Quản lý hóa đơn, công nợ, thanh toán
+ Quản lý công nợ, hạn mức công nợ của khách hàng
+ Xử lý hóa đơn (Invoice): cho phép nhiều hóa đơn trên một đơn hàng
+ Quản lý việc thanh toán (Payment): cho phép nhiều lần thanh toán trên
một đơn hàng
+ Khả năng thống kê doanh số của khách hàng
Quản lý điều phối xuất kho, giao nhận, lắp đặt
+ Quản lý quy trình chuyển đơn hàng, điều phối xuất kho, giao nhận…
+ Chỉ định xuất kho tối ưu (hàng chậm bán xuất trước…)
+ Quản lý phân công giao hàng, lắp đặt…
+ Giao vật tư, công cụ dụng cụ…
+ Quyết toán vật tư
Quản lý thời hạn sử dụng
+ Kiểm tra thời hạn theo mã Serial của sản phẩm
+ Cho phép kiểm tra thời hạn sử dụng theo theo đơn đặt hang của khách
hàng
Quản trị kho, nguyên vật liệu
+Khả năng quản lý nhiều kho hàng tại nhiều địa chỉ khác nhau: quản lý
chuyển kho, xuất hàng từ kho xác định, các thống kê cho từng kho
+ Nhập kho và kiểm tra nguyên vật liệu từ nhà cung cấp…
+ Xuất nguyên vật liệu
+ Xử lý việc chuyển hàng hóa, vật tư trong kho
+ Theo dõi tồn kho
+ Quản lý mức lưu kho tối thiểu

50
+ Xử lý các số lượng tồn kho số lượng đã nhận cộc số lượng đang được đặt
mua hàng
+ Báo cáo tồn kho: tổng hợp nhập xuất tồn, báo cáo tồn theo kho, theo thời
điểm
Chiến lược tiếp thị
Về chương trình khuyến mại:
+ Quảng cáo thông qua kênh truyền hình, báo chí, tờ rơi...
+ Khuyến mại: đồng loạt các sản phẩm hoặc tập trung cho một sản phẩm
chiến lược.
+ Các hình thức khuyến mại:
- Mua hàng tặng hàng
- Mua hàng từ lần ....đến lần ....được tặng tiền
- Mua hàng từ lần ...đến lần ...được tặng hàng
- Mua hàng tặng tiền
- Mua hàng giảm giá
- Mua nhóm hàng tặng hàng
- Mua nhóm hàng tặng tiền
- Mua nhóm hàng giảm giá
- Chương trình thẻ mua sắm: tạo thẻ mua sắm có các trị giá và hạn sử dụng
để tặng, bán cho khách hàng.
- Chương trình thẻ chiết khấu tính điểm: tạo các loại thẻ chiết khấu tính
điểm tích luỹ dựa trên tổng giá trị mua hàng của khách hàng,…
Cần tung ra các chương trình khuyến mại có yếu tố bất ngờ với thời gian
khuyến mại ngắn và đi trước đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp công ty TNHH
MTV thực phẩm vàng Việt Nam tăng doanh số bán hàng và thu hút một lượng
khách hàng mới từ đối thủ cạnh tranh.
Về chăm sóc khách hàng
Cần chủ động chăm sóc sản phẩm cho khách hàng. Lập đường dây nóng,
đường dây này chuyển trực tiếp đến trưởng các đơn vị, bộ phận để giải quyết
những trường hợp đột xuất của khách hàng. công ty TNHH MTV thực phẩm vàng
Việt Nam sẽ lưu trữ thông tin về khách hàng. Dựa trên những thông tin về khách
hàng, công ty TNHH MTV thực phẩm vàng Việt Nam sẽ thiết lập chương trình
đặc biệt dành cho những khách hàng thân thiết với những ưu đãi bất ngờ.
- Hệ thống quản lý khách hàng gồm những thông tin sau:
Quản lý thông tin chi tiết và các thông tin liên lạc của khách hàng
Quản lý các hoạt động giao dịch liên quan đến khách hàng: Báo giá, bán
hàng…
Khả năng thống kê doanh số của khách hàng

51
Khả năng thống kê doanh số của khách hàng nằm trong TOP doanh số cao
nhất
Hỗ trợ các chức năng dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Hệ thống quản lý chăm sóc khách hàng gồm những thông tin sau:
Trạng thái đơn hàng (nếu có)
Thời gian đang được bảo hành (nếu có)
Các chương trình khuyến mãi
Khách hàng tra cứu việc tích lũy điểm trên thẻ mua sắm
Quản lý bảo mật truy cập vào hệ thống
Về xây dựng thương hiệu: tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng
thông qua thái độ phục vụ của nhân viên, hàng hóa phong phú, đa dạng, trưng
bày hàng hóa, chương trình khuyến mại, dịch vụ sau bán hàng... để nhắc đến các
hàng hóa thực phẩm sạch rõ nguồn gốc xuất xứ là nhắc đến sản phẩm của công
ty TNHH MTV thực phẩm vàng Việt Nam.
Chiến lược phát triển thị trường
Chiến lược phát triển thị trường là chiến lược tìm cách bán các sản phẩm
hiện tai trên thị trường mới.
Theo chiến lược này, khi dự án được triển khai đi vào ổn định và phát triển
thì công ty TNHH MTV thực phẩm vàng Việt Nam sẽ được mở rộng mạng lưới
phân phối cũng như chi nhánh ở các địa bàn mới có tiềm năng, vươn ra các
huyện và các tỉnh thành trong nước. công ty TNHH MTV thực phẩm vàng Việt
Nam sẽ xây dựng mối quan hệ với các hộ gia đinh, trang trại, cánh đồng mẫu
lơn, các vùng nguyên liệu tại địa phương đảm bào đầu vào cho sản phẩm. Công
ty cũng liên kết kinh doanh với những hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng thực
phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Vấn đề tuyển dụng nhân sự: tuyển dụng theo tiêu chí cạnh tranh bình
đẳng, công khai trên cơ sở năng lực chuyên môn. Thông tin tuyển dụng nên được
công bố trên website riêng của Trung tâm, trên báo, tạp chí, trung tâm giới thiệu
việc làm,...nhằm tìm đúng người, đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu trong tình hình
kinh doanh mới.
Về hoạch định nguồn nhân lực: bộ phận nhân sự hành chính nên có kế
hoạch tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh doanh của Trung tâm trong thời gian tới.
Nhân viên kinh doanh: tìm kiếm khách hàng, bán sản phẩm sỉ, lẻ
Giải pháp cụ thể về chiến lược đào tạo, huấn luyện nhân viên hiện nay
được thực hiện như sau:
 Chiến lược đào tạo huấn luyện bên ngoài: Bộ phận nhân sự có kế
hoạch hợp tác bên ngoài để buộc tất cả các trưởng đơn vị, bộ phận
52
tham gia huấn luyện bên ngoài chủ yếu là các khóa huấn luyện về
quản lý nhằm cải thiện kỹ năng quản lý và huấn luyện lại cho nhân
viên của chính bộ phận mình.
 Đào tạo nhân sự về kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng, kỹ năng
bán hàng
 Phối hợp với các tập đoàn điện tử để được đào tạo chuyên sâu về
mặt kỹ thuật, những sản phẩm mới ra,...
Về chính sách thi đua khen thưởng, đãi ngộ:
Áp dụng chính sách khen thưởng đối với bộ phận bán hàng trực tiếp và
những bộ phận khác trong trung tâm nhằm động viên, kích thích sự năng động
làm việc đối với từng bộ phận. Hơn nữa công ty sẽ có chế độ thưởng nóng đối
với từng bộ phận khi đạt chỉ tiêu ngoài mong đợi. Chẳng hạn khi tung chương
trình khuyến mãi ra, chương trình này thành công tức là khuyến mãi làm lượng
khách hàng đến công ty và doanh số bán hàng tăng mạnh ngoài dự đoán.
Có chính sách đãi ngộ tốt như tăng lương trước hạn, thăng cấp,..đối với
các nhân viên giỏi nhằm đảm bảo lực lượng lao động ổn định và kích thích tinh
thần làm việc của các nhân viên khác trong trung tâm.
Về xây dựng môi trường làm việc trong công ty: duy trì môi trường làm việc
thân thiện và hợp tác để nâng cao hiệu quả làm việc, đồng thời phát huy được
sức mạnh tập thể tại công ty.
Từ những phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh như trên công ty hi
vọng sẽ triển trai tốt dự án. Công ty sẽ tiến hành phân tích hiệu quả tài chính với
những cơ sở tính toán và thong số kinh tế kĩ thuật sẽ được trình bày trong phần
tiếp theo.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu hỏi 1: Mục đích cơ bản của việc nghiên cứu thị trường trong dự án đầu tư là
gì? Nội dung cơ bản của việc nghiên cứu này bao gồm những vấn đề nào?
Câu hỏi 2: Tuổi thọ còn lãi của sản phẩm là gì? Ý nghĩa của việc nghiên cứu
này? Cách thức xác định tuổi thọ còn lãi của sản phẩm?
Câu hỏi 3: Mục đích của việc dự báo nhu cầu thị trường là gì? Các kĩ thuật cơ
bản để dự báo nhu cầu thị trường?
Câu hỏi 4: Nghiên cứu tình hình cạnh tranh nhằm mục đích gì? Việc nghiên cứu
này bao gồm những nội dung nào?
Câu hỏi 5: Trình bày các giải pháp cơ bản mà các nhà soạn thảo dự kiến để đảm
bảo cho sản phẩm của dự án có thể thâm nhập và cạnh tranh thắng lợi trên thị
trường?

53
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Mục tiêu chương:


-Nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị
cho một dự án đầu tư
-Hiểu được cách phân kỳ đầu tư để lựa chọn công suất hoạt động của dự án đầu

-Vận dụng các công cụ toán học để lựa chọn quy mô dự án, lựa chọn nguyên vật
liệu, lựa chọn đại điểm và xây dựng cơ sở hạ tầng cho dự án đầu tư

Sau khi đã tiến hành bước nghiên cứu thị trường, nhận thức cơ hội đầu tư, nhà
đầu tư đã đi đến quyết định dự án sẽ sản xuất cái gì? sản xuất bao nhiêu? sản xuất
để bán cho ai, ở đâu?
Việc tiếp theo của nhà soạn thảo dự án là phải trả lời tiếp các câu hỏi sau đây:
- Dự án cần sử dụng công nghệ và các loại máy móc, thiết bị nào để sản xuất
được những sản phẩm, dịch vụ đã lựa chọn theo đúng yêu cầu?
- Công suất mỗi loại máy móc thiết bị là bao nhiêu để công suất chung của dự
án có thể đáp ứng được các yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ
theo chương trình sản xuất mà dự án đã đề ra?
- Nguồn cung cấp máy móc thiết bị nào sẽ được lựa chọn, phương thức mua
bán ra sao?
- Nhu cầu về các loại nguyên vật liệu cần cung ứng và lựa chọn nguồn cung
cấp chúng?
- Vị trí, địa điểm nào sẽ được lựa chọn để xây dựng nhà máy?
- Khối lượng công việc và các giải pháp tiến hành xây dựng cơ bản?
Tất cả các câu hỏi này sẽ được nhà soạn thảo dự án trả lời thông qua việc nghiên
cứu kĩ thuật của dự án đầu tư với các nội dung sau:

I. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT


1) Nghiên cứu sản phẩm về mặt kĩ thuật:
Trong phần nghiên cứu thị trường chúng ta đã đề cập đến sản phẩm với tư cách là
vật phẩm được tạo ra để thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Trong
phần này, nhiệm vụ của người soạn thảo là xác định cần phải sử dụng những máy
móc thiết bị cũng như phương pháp sản xuất nào để sản xuất, chế tạo ra được sản
phẩm đó. Để làm được điều này, trước tiên nhà quản trị phải nắm được những
đặc tính kĩ thuật của sản phẩm và những điều kiện cần thiết để sản xuất, chế tạo
ra chúng. Cụ thể nội dung phân tích này được tiến hành trên các khía cạnh sau
đây:
54
a) Đặc tính kĩ thuật của sản phẩm:
Các đặc tính và các tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm phản ánh từng khía cạnh
của chất lượng sản phẩm. Dự án phải phân tích và xác định rõ:
- Các đặc tính cơ, lí, hóa của sản phẩm mà dự án dự định chế tạo như cấu
trúc, thành phần cấu tạo, tỉ lệ tham gia của các yếu tố cấu thành. So sánh với các
sản phẩm cùng loại sản xuất trong và ngoài nước.
- Kiểu dáng sản phẩm và các hình thức bao bì, đóng gói
- Các thông số kĩ thuật cơ bản của sản phẩm dự định sản xuất, như tính năng,
tác dụng, nguyên lí hoạt động, cách thức sử dụng sản phẩm
b) Kiểm tra chất lượng sản phẩm:
Ngày nay yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Việc xác định được
trước mức chất lượng sản phẩm của dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi
đến quyết định lựa chọn công nghệ và máy móc, thiết bị phù hợp để tạo ra được
sản phẩm đó. Trong phần này, người soạn thảo dự án cần chú ý đến các vấn đề
sau đây:
- Xác định rõ các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể mà sản phẩm dự án phải đạt
được nhằm đáp ứng với yêu cầu của thị trường và chiến lược tiêu thụ sản phẩm
của dự án trong tương lai.
- Trên cơ sở đề ra mức chất lượng cụ thể cần đạt được, người soạn thảo cũng
cần phải chỉ rõ sẽ sử dụng những phương pháp cụ thể nào để kiểm tra đánh giá
chất lượng sản phẩm.
- Liệt kê những máy móc, thiết bị, phương tiện cần phải có để thực hiện
việc kiểm tra đánh theo các phương pháp trên.
- Dự kiến tổ chức bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Dự trù kinh phí cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm
2) Lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất:
Trong điều kiện tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày nay, để tạo ra một sản phẩm
giống nhau, người ta có thể sử dụng nhiều loại công nghệ và áp dụng nhiều
phương pháp sản xuất khác nhau. Tuy rằng các loại công nghệ và phương pháp
sản xuất đó đều có thể cho phép sản xuất ra những sản phẩm cùng loại, nhưng
chúng thường có sự khác biệt về đặc tính, chất lượng, cũng như chi phí để sản
xuất sản các sản phẩm đó. Vì vậy, để đi đến quyết định lựa chọn công nghệ,
phương pháp sản xuất cho dự án, người soạn thảo dự án phải nghiên cứu, đánh
giá nhiều công nghệ và phương pháp sản xuất khác nhau nhằm chọn ra công
nghệ và phương pháp sản xuất thích hợp nhất cho việc tạo ra sản phẩm có đặc
tính kĩ thuật và chất lượng sản phẩm đúng với yêu cầu đã dặt ra. Ngoài ra, việc
lựa chọn này còn phải đảm bảo sao cho công nghệ, phương pháp sản xuất được
chọn phù hợp với cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như trình độ quản lí vận hành của

55
cán bộ, nhân viên kĩ thuật hiện có của doanh nghiệp. Đặc biệt là phải phù hợp
với khả năng tài chính của chủ đầu tư.
a) Các nội dung cần phân tích khi lựa chọn công nghệ:
Để làm cơ sở cho việc lựa chọn một giải pháp kĩ thuật, một phương án công nghệ
sản xuất tối ưu, người soạn thảo dự án cần đi sâu phân tích một số mặt sau đây:
- Làm rõ bản chất của công nghệ và kĩ thuật sản xuất
- Yêu cầu tay nghề đối với người sử dụng cũng như những điều kiện cần
thiết mà bên sử dụng phải có để tiếp nhận kĩ thuật
- Yêu cầu về nguyên vật liệu và năng lượng sử dụng nếu áp dụng công nghệ
đó vào sản xuất. Trong nội dung này chủ yếu giới thiệu về những yêu cầu đòi
hỏi có tính chất khác biệt so với các phương pháp thông thường và đánh giá khả
năng đáp ứng các đòi hởi đó của dự án.
- Đánh giá khả năng có thể chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm khác một
cách hiệu quả nếu vì một lí do nào đó mà dự án không thể tiếp tục sản xuất các
sản phẩm theo như dự định ban đầu
- Phân tích đánh giá khả năng tiếp cận với các nhà cung cấp máy móc, thiết
bị, phương tiện kĩ thuật để thực hiện phương án công nghệ cũng như các giải
pháp kĩ thuật nếu như nó được lựa chọn.
- Dự kiến những thuận lợi cùng với các khó khăn có thể có trong việc lựa
chọn phương thức cung cấp và vấn đề quyền sỡ hữu công nghiệp liên quan đến
việc lựa chọn một phương án công nghệ và phương pháp sản xuất nào đó.
- Dự kiến nhu cầu về vốn đầu tư nói chung và ngoại tệ nói riêng cho tất cả
các phương án công nghệ và phương pháp sản xuất được đưa ra xem xét
b) Lựa chọn công nghệ sản xuất:
Sau khi đã phân tích, đánh giá nhiều công nghê khác nhau theo các nội dung kể
trên. Chủ đầu tư phải đi đến quyết định cuối cùng về việc lựa chọn một công
nghệ thích hợp. Đó là công nghệ có khả năng sản xuất được các sản phẩm theo
đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu chủng loại, thời hạn sản xuất với
mức chi phí được chấp nhận đồng thời phù hợp nhất với điều kiện thực tế của dự
án.
Để lựa chọn công nghệ thích hợp, người nghiên cứu phải quan tâm đến nhiều yếu
tố khác nhau, thường bao gồm các yếu tố sau:
- Khả năng có thể sản xuất được các sản phẩm theo đúng đặc tính chất lượng,
số lượng, có cấu chủng loại, mẫu mã sản phẩm, thời hạn sản xuất mà nhà đầu tư
đã đề ra.
- Mức độ phù hợp với khả năng về vốn, lao động và các điều kiện cụ thể
khác của chủ đầu tư
- Khả năng sử dụng lâu dài của công nghệ mà không bị lạc hậu

56
- Mức độ phù hợp với khả năng khai thác, vận hành, quản lí và tiếp nhận
công nghệ của chủ đầu tư
- Khả năng đảm bảo nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng một cách đầy đủ,
liên tục với giá cả ổn định cho dự án nếu công nghệ đó được lựa chọn.
- Mức độ đòi hỏi các điều kiện về kết cấu hạ tầng cho việc áp dụng công
nghệ hoặc phương pháp sản xuất nếu phương án đó được chọn
- Các yếu tố rủi ro có thể có và mức độ tác hại của nó nếu nó xảy ra đối với
chủ đầu tư và cho toàn xã hội.
- Mức độ tác động của công nghệ, phương pháp sản xuất đối với vệ sinh môi
trường và những chi phí cần thiết để khắc phục chúng.
Để dễ dàng hơn cho việc lựa chọn công nghệ sản xuất tối ưu, người ta thường sử
dụng phương pháp đánh giá và cho điểm có trọng số theo các nhân tố ảnh hưởng.
Phương pháp như sau:
Bước 1: Phân tích xác định và liệt kê các nhân tố ảnh hưởng cần xem xét
Bước 2: Xác định trọng số cho từng nhân tố ảnh hưởng tùy theo mức độ quan
trọng của nhân tố đó đến việc thực hiện mục tiêu đã đặt ra
Bước 3: Xây dựng thang điểm đánh giá, thường người ta hay sử dụng thang điểm
10 hoặc 100
Bước 4: Hội đồng lựa chọn công nghệ sẽ phân tích đánh giá và quyết định cho
điểm theo thang điểm đã lựa chọn đối với các nhân tố ảnh hưởng của từng
phương án.
Bước 5: Tính điểm trọng số theo nhân tố của từng phương án bằng cách lấy điểm
được đánh giá của mỗi nhân tố nhân với trọng số đã xác định cho nhân tố đó.
Bước 6: Lựa chọn phương án tối ưu căn cứ vào tổng điểm trọng số theo các nhân
tố của mỗi phương án, phương án nào có tổng điểm lớn nhất là phương án tối ưu
Chú ý: Trong việc lựa chọn công nghệ, một công nghệ quá tối tân và hiện đại
chưa hẳn đã là tốt và ngược lại một công nghệ kém hiện đại hơn không hẳn đã là
xấu. Điều quan trọng là khả năng đáp ứng của bản thân công nghệ đó đối với
mục tiêu mà chủ đầu tư đặt ra cho dự án.
c) Mô tả công nghệ được chọn:
Sau khi lựa chọn công nghệ, người soạn thảo dự án cần phải mô tả chi tiết các
công nghệ được lựa chọn, nội dung mô tả như sau:
- Giới thiệu tên và các đặc tính chủ yếu của công nghê. Chỉ ra một số chỉ tiêu
kinh tế, kĩ thuật nói lên mức độ tiên tiến và hiện đại của nó.
- Lập luận về lí do của việc lựa chọn
- Vẽ sơ đồ quy trình công nghệ
- Xác định nguồn cung cấp và phương thức chuyển giao (nếu là công nghệ
chuyển giao thì phải theo đúng pháp lệnh chuyển giao công nghệ)
- Giá cả của công nghệ và thuyết minh tính hợp lí của mức giá đó
57
Quy trình công nghệ và trang thiết bị cho dự án
Gạo nguyên liệu được nạp vào học nguyên liệu và hệ thống bồ đài lần lượt
đưa qua sàng tạp chất để tách tạp chất như: rác, dây, giấy, kim loại, bụi,… Tiếp
tục qua công đoạn xát trắng để tách bớt lượng cám trước khi vào hệ thống máy
đánh bóng nước kiểu phun sương nhằm cải thiện độ bóng bề mặt gạo. Kế tiếp
gạo được đưa qua gằng tách thóc nhằm tách các hạt thóc lẫn còn sót trong gạo
nguyên liệu, đảm bảo yêu cầu của gạo xuất khẩu.
Trong quá trình chế biến, tùy theo yêu cầu, nếu qua kiểm tra độ ẩm chưa
đạt, gạo sẽ được đưa vào máy sấy liên tục (bằng nhiêu liệu than đá) để xử lý ẩm
độ hoặc làm nguội gạo nhờ hệ thống quạt làm mát.
Hỗn hợp gạo và tấm phát sinh qua quá trình chế biến liên tục nhờ bồ đài
chuyển vào hệ thống đảo và chống phân loại hạt theo chiều dài để phân ly thành
các hạt riêng biệt theo yêu cầu: gạo thành phẩm, tấm 1, tấm 2-3 và đưa vào các
silo chứa riêng biệt. Tại đây, tùy theo yêu cầu gạo được được đưa qua máy tách
màu điện tử để phân loại ra “các tạp chất màu” lẫn trong gạo như: hạt đen, hạt
hỏng, hạt đỏ, hạt vàng, bạc bụng,.. Đáp ứng các tiêu chuẩn gạo cao cấp để xuất
khẩu.
Cuối cùng gạo thành phẩm sẽ đưa vào thiết bị cân để tịnh hàng, đóng gói
tự động theo yêu cầu để xuất hoặc song trùng các lô hàng trước khi xuất theo yêu
cầu của đơn vị mua hàng.
Quy trình công nghệ nói trên là quy trình điển hình, tiên tiến so với trình độ
kỹ thuật chế biến gạo hiện nay tại Việt Nam. Đây là quy trình khép kín từ khâu
nguyên liệu đến khâu thành phẩm, mức độ tự động hóa cao, dễ vận hành, kiểm
tra, thu được gạo thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu và hoàn toàn
có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm gạo hiện có trên thị trường thế
giới bởi những ưu điểm chính như sau:
- Phương pháp chế biến gạo với mức độ tự trọng cao, ít phụ thuộc chủ quan
vào nhân công vận hành, hoạt động tin cậy, ổn định. Khâu vệ sinh và kiểm tra
chất lượng được cải thiện và đạt hiệu quả cao.
- Từ quy trình có thể thu được gạo trắng thành phẩm đồng nhất, tỷ lệ gạo
nguyên cao và chất lượng bề mặt tốt (độ bóng).
- Hệ thống máy móc gọn gàng, ít chiếm mặt bằng và dễ vận hành nhờ các
hệ thống điều khiển tự động. Bụi và tiếng ồn được xử lý ngay trong cả hệ thống
máy nên tránh được ô nhiễm môi trường.
Bước bóc vỏ và sáng lọc gạo
Quy trình sản xuất thực hiện thông qua máy tách để loại bỏ các chất gây ô
nhiễm.. Sau đó máy Paddy Husker bóc vỏ lúa để cho ra gạo lứt (gạo nâu). Quá
trình phân tách sử dụng máy móc hiện đại để có được gạo lức chất lượng cao,
sạch sẽ, và không có chất gây ô nhiễm.
58
Bước xát trắng
Gạo lức được xát trắng để loại bỏ lớp cám từ gạo nâu (lức) để có được
gạo trắng mà vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị của gạo cho
lợi ích sức khỏe của người tiêu dùng. Trong một từ khác, giá trị dinh dưỡng và
lợi ích của lúa được giữ lại hoàn toàn
Bước lọc sạn và tách thóc
Bước đánh bóng gạo trắng
Gạo trắng đi vào máy đánh bóng gạo để có được gạo trắng, hạt sáng bóng,
gạo đẹp với cùng một kích thước. Quá trình này vẫn giữ lại chất lượng sản
phẩm gạo trắng và cho phép sản phẩm gạo có thể được giữ ( bảo quản) lâu hơn.
Quá trình tách mẫu

59
Bảo quản và đóng gói sản phẩm
Gạo trắn bóng được lưu trữ trong kho chứa tiêu chuẩn tốt nhất về vệ sinh
và sạch sẽ. Chúng tôi đảm bảo kiểm soát chất lượng , trọng lượng bằng cách sử
dụng một hệ thống khép kín để đóng gói, hệ thống này tự động loại bỏ tạp
chất và đảm bảo rằng người tiêu dùng nhận được chính xác những gì được yêu
cầu: gạo tinh khiết, tươi và thơm. Sản phẩm được đóng gói hút chân không
trọng lượng (1-10) kg và trong bao bì truyền thống trọng lượng từ (5 - 50) kg

3) Lựa chọn và trang bị máy móc thiết bị cho dự án:


Việc lựa chọn công nghệ thường đi kèm với việc lựa chọn và trang bị máy móc
thiết bị vì chúng phụ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên cũng có những trường hợp công
nghệ được chuyển giao độc lập hoặc cùng một loại công nghệ nhưng có thể mua
thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau. Trong trường hợp này, nội dung lựa chọn thiết
bị cần được nghiên cứu và giải trình rõ.
a) Những nhân tố cần quan tâm khi chọn thiết bị:
Để lựa chọn một phương án trang bị máy móc, thiết bị cho dự án, người soạn
thảo dự án phải phân tích đánh giá các phương án có thể có trên nhiều khía cạnh
khác nhau, thường chúng bao gồm các nội dung sau:
- Khả năng phù hợp với công nghệ và công suất đã lựa chọn
- Khả năng sản xuất được sản phẩm theo đúng yêu cầu về chất lượng của sản
phẩm đã được xác định trước.
- Khả năng phù hợp lâu dài với xu hướng phát triển kĩ thuật chung, càng hiện
đại càng tốt
- Khả năng phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện tự nhiên tại khu
vực mà dự án dự định đầu tư
- Khả năng đảm bảo về phụ tùng thay thế lâu dài
- Mức độ phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư
- Mức độ đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống máy móc thiết bị trong toàn bộ
dây chuyền
- Khả năng về hiệu quả kinh tế trong quá trình hoạt động .
Để so sánh, đánh giá về mặt hiệu quả kinh tế nhằm lựa chọn phương án tối ưu,
người ta thường sử dụng các phương pháp sau đây:
60
@ Phương pháp phân tích cân bằng sản lượng - chi phí:
- TC1; TC2 lần lượt là tổng chi phí hoạt động của dự án theo phương án thứ
nhất và thứ hai ứng với một mức sản lượng Q bất kì
- F1; F2 lần lượt là chi phí cố định của dự án ứng với trường hợp lựa chọn
phương án một và hai (giả sử F1 > F2)
- v1; v2 lần lượt là chi phí biến đổi bình quân cho một đơn vị sản phẩm sản
xuất ra ứng với trường hợp lựa chọn phương án một và hai. Trong trường hợp
mua sắm máy móc, thiết bị, thường phương án nào có chi phí mua sắm cao hơn
sẽ có khả năng hạ thấp được chi phí biến đổi thấp hơn do đó (v2) thường lớn hơn
(v1) [v2 > v1] Ta có:
TC1 = F1 + v1.Q
TC2 = F2 + v2.Q
Để xác định mức sản lượng Q* mà ở đó tổng chi phí sản xuất ứng với cả hai
phương án lựa chọn thiết bị cân bằng nhau, ta cho:
TC1 = TC2 <=> F1 + v1.Q = F2 + v2.Q
F1  F2
=> Q  Q 
v 2  v1
Gọi sản lượng mà dự án dự định sẽ sản xuất là QDA
Nếu: QDA > Q* thì ta sẽ chọn phương án một vì khi đó tổng phí tổn để sản xuất
ra khối lượng sản phẩm QDA theo phương án hai sẽ nhỏ hơn theo phương án một.
Nếu: QDA < Q* thì ta lựa chọn phương án hai vì khi đó tổng chi phí sản
xuất ra khối lượng sản phẩm QDA theo phương án này sẽ nhỏ hơn phương án một
Những kết luận trên được thể hiện qua mô hình sau đây:
Chi phí
TC2

TC1
TC2’

TC1’

TC1
F1
TC2

F2

Sản
0 QDA Q* Q’DA lượng

Hình 4.1 Xác định điểm cân bằng sản lượng - chi phí

61
Nhìn vào hình vẽ ta nhận thấy:
- Với mức sản lượng là QDA < Q* khi đó TC2 < TC1 nên chọn phương án hai
là tối ưu
- Với mức sản lượng là Q’DA > Q* khi đó TC1’ < TC2’ nên chọn
phương án một là tối ưu.
@ Phương pháp so sánh giá trị hiện tại ròng:
Theo phương pháp này, để lựa chọn phương án mua sắm máy móc, thiết bị tối
ưu, người ta dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả cuối cùng của việc sử dụng máy
móc, thiết bị. Phương án nào có hiệu quả cao hơn thì phương án đó sẽ được lựa
chọn. Chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc, thiết
bị là chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV: Net Present Value)
Ví dụ: Để lựa chọn phương án trang bị máy móc, thiết bị, chủ dự án có hai
phương án để lựa chọn là A và B. Các thông tin liên quan đến tình hình sử dụng
máy móc, thiết bị của cả hai phương án cho ở bảng sau:
ĐVT: Triệu đồng
Giá trị thu hồi Chi phí cơ
PHƯƠNG Dòng ngân quỹ hoạt động của
khi hết hoạt hội sử dụng
ÁN các phương án qua các năm
động vốn
0 1 2 3 (Cuối năm 3) (%/năm)
A -150 50 70 70 40 11%
B -200 50 90 90 50 10%

Để lựa chọn phương án tói ưu, ta cần xác định giá trị hiện tại ròng của mỗi
phương án thông qua công thức sau đây

 1  r 
Fi
NPVn  i
i 0

Trong đó: NPVn là giá trị hiện tại ròng của dòng thu nhập (n) năm
Fi : Là khoản thu hồi ròng của dự án tại năm (i) tính từ năm gốc
r : Là chi phí cơ hội sử dụng vốn của dự án
n: Là vòng đời của dự án
Chú ý: Khoản thu hồi ròng âm chính là khoản đầu tư trong năm
Áp dụng công thức trên để tính toán ta tính được

50 70 70 40
NPV a  150   2
 3
  32,29 triệu
1,11 1,11 1,11 1,113

62
50 90 90 50
NPV b  200   2  3  3  25,02 triệu
1,1 1,1 1,1 1,1
Qua đánh giá trên ta nhận thấy lựa chọn trang bị máy móc, thiết bị theo phương
án A là hiệu quả hơn
b) Đặt mua máy móc thiết bị:
Sau khi đã lựa chọn được phương án cung cấp máy móc, thiết bị tối ưu. Vấn đề
đặt ra tiếp theo cho nhà đầu tư là việc đặt mua móc, thiết bị. Có hai nội dung cần
quan tâm khi đặt mua máy móc, thiết bị là:
- Chọn nhà cung cấp:
Việc chọn nhà cung cấp cần ưu tiên cho tiêu chuẩn quan trọng nhất là độ tín
nhiệm của hãng cung cấp. Điều này thường được phản ánh thông qua dư luận của
các khách hàng đã được hãng đó cung cấp máy móc, thiết bị trước đây như: cung
cấp đúng kì hạn, đúng chất lượng theo hợp đồng, giá cả phải chăng...
Tuy nhiên cũng có một số dự án, chủ yếu là các dự án được đầu tư từ tiền viện
trợ hoặc tài trợ ưu đãi của các định chế tài chính quốc tế thì ban quản lí dự án
không được quyền lựa chọn hãng cung cấp mà phải đặt mua thiết bị của các hãng
theo sự chỉ định của các nhà tài trợ này.
- Chi phí cho việc mua sắm thiết bị:
Chi phí mua sắm lắp đặt máy móc, thiết bị thường chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng
kinh phí đầu tư, vì vậy cần phải được tính toán và dự trù đầy đủ trong dự án. Chi
phí này được cấu thành từ hai yếu tố chủ yếu là:
+ Giá mua máy móc thiết bị: Thường do hãng cung cấp đưa ra trong các
Catelogue, trong đó có ghi rõ tính năng kĩ thuật, công suất, độ chính xác cùng
với bảng giá (Pro Forma Invoice) hoặc hóa đơn tạm và thời gian bảo hành. Nếu
không có phiếu báo giá, giá máy phải được ước lượng theo các thông tin mà
chúng ta có thể tham khảo được từ các hợp đồng mua bán tương tự của các đơn
vị khác cùng điều kiện đã thực hiện trước đó.
+ Các chi phí liên quan: Ngoài giá mua đã xác định, các chi phí liên quan
(trừ chi phí bản quyền thường chiểm từ 3-5% giá bán máy được tính vào chi phí
sản xuất trong kì), tất cả các chi phí liên quan đến việc vận chuyển, giao nhận,
lắp đặt, hướng dẫn chạy thử... đều được tính luôn vào giá mua máy móc, thiết bị.
Do trình độ hiểu biết thị trường, khả năng của hoạt động ngoại thương, khả năng
vận tải quốc tế của nước ta còn kém nên khi thực hiện việc nhập khẩu máy móc,
thiết bị ta nên chấp nhận giá CIF nhằm ủy thác tất cả các rủi ro cho bên bán.
Hiện nay để tránh tiêu cực trong khâu mua bán cũng như tránh bị đối tác nước
ngoài lừa đảo, chèn ép, bắt bí do phía Việt nam non kém về hiểu biết thị trường
và luật pháp quốc tế, người ta thường sử dụng phương thức đấu thầu cung cấp
máy móc, thiết bị.

63
Khi tính toán các chi phí mua sắm máy móc, thiết bị cần lưu ý: nếu thời hạn giao
hàng trên 18 tháng cần phải dự kiến mức giá lên do lạm phát và thay đổi tỉ giá
hối đoái.
c) Mô tả hệ thống máy móc, thiết bị được lựa chọn:
Sau khi đã chọn được các loại máy móc, thiết bị cho dự án các chuyên gia soạn
thảo dự án cần lập bảng liệt kê mô tả đầy đủ máy móc, thiết bị lựa chọn cùng với
tính năng tác dụng của nó.
Có thể phân loại máy móc, thiết bị ra làm nhiều nhóm khác nhau theo tính chất
hoạt động của chúng. Thường người ta hay phân chia thành các nhóm sau:
- Máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất chính
- Các máy móc, thiết bị phụ trơ, phụ vụ cho sửa chữa, bảo dưỡng
- Các thiết bị bốc xếp, vận chuyển, băng chuyền công nghiệp
- Thiết bị và dụng cụ điện
- Máy móc, thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng, dụng cụ phòng thí
nghiệm...
- Thiết bị an toàn, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, xử lí chất thải
- Các máy móc, thiết bị quản lí
- Máy móc, thiết bị khác.
Sau khi đã xác định được tất cả các yêu cầu trên, ta lập bảng như sau
Bảng:.... DANH MỤC MÁY MÓC THIẾT BỊ CẦN TRANG BỊ

Danh mục máy Đơn vị Số Hãng Công Giá cả Thành


móc, thiết bị tính lượng sản suất dự kiến tiền
xuất thiết kế
1,
2,

II.LỰA CHỌN CÔNG SUẤT THIẾT KẾ VÀ CÔNG SUẤT HOẠT ĐỘNG


CỦA DỰ ÁN
1) Phân loại các loại công suất
Để lựa chọn công suất của dự án, người ta thường chia công suất thành các loại
với cách tính toán cụ thể như sau:
- Công suất lí thuyết: Là công suất tối đa có thể đạt được của một máy móc,
thiết bị nào đó theo các điều kiện lí thuyết được xác định trước.
Điều kiện lí thuyết này được đặc trưng bởi:
Máy móc hoạt động 24/ngày và 365 ngày/năm

64
- Công suất thiết kế: Là công suất có thể đạt được trong các điều kiện sản
xuất bình thường.
Điều kiện bình thường này được đặc trưng bởi:
+ Máy móc, thiết bị hoạt động bình thường không gặp phải bất cứ một gián
đoạn nào mà không được dự tính trước như mất điện, hỏng hóc đột xuất...
+ Các yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ
+ Thời gian làm việc trong năm phù hợp với chế độ làm việc quy định trước
Công suất thiết kế do nhà sản xuất đưa ra, nó được tính dựa vào công suất thiết
kế của máy móc, thiết bị chủ yếu trong một giờ, và số giờ làm việc trong năm
Số giờ Số ngày
Công suất Công suất Số ca làm
= x làm x x làm
thiết kế thiết kế/giờ việc/ngày
việc/ca việc/năm
- Công suất thực tế: Là công suất máy móc, thiết bị có thể đạt được trong
điều kiện sản xuất thực tế. Công suất này được xác định trên cơ sở nghiên cứu
công suất thiết kế và những điều kiện cụ thể của dự án.
Công suất thực tế trong các điều kiện tối ưu nhất trong thực tế cũng chỉ đạt được
khoảng 90% công suất thiết kế. Đối với các năm đầu khi mới đưa dự án vào hoạt
động, để an toàn cho hoạt động của dự án, người ta chỉ nên khai thác công suất
thực tế từ 40-50% công suất thiết kế sau đó sẽ tăng dần lên theo thời gian hoạt
động.
- Công suất kinh tế tối thiểu: Đây là mức huy động công suất để đạt được
khối lượng sản phẩm cần thiết nhằm đảm bảo cho dự án có thể bù đắp được mọi
khoản phí tổn hoạt động mà không bị lỗ. Công suất này vì vậy mà còn được gọi
là công suất hòa vốn. Dự án cần phải sản xuất và tiêu thụ được khối lượng sản
phẩm cao hơn sản lượng ở mức công suất này.
2) Lựa chọn công suất của dự án:
Phạm vi công suất mà dự án có thể lựa chọn nằm trong khoảng công suất kinh tế
tối thiểu và công suất thực tế. Tuy nhiên trong mỗi kì hoạt động, việc lựa chọn
giá trị cụ thể nào đó phải xuất phát từ nhiều nhân tố khác nhau.
- Mức độ yêu cầu của thị trường, khả năng chiếm lĩnh thị trường và thị phần
có khả năng chiếm lĩnh được của dự án.
- Khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời các yếu tố đầu vào, nhất là các loại
nguyên vật liệu quan trọng
- Khả năng đặt mua các máy móc, thiết bị, công nghệ có công suất phù hợp
với công suất dự định khai thác
- Năng lực tổ chức, điều hành sản xuất của chủ đầu tư
- Khả năng về vốn của chủ đầu tư
- Trình độ tay nghề của công nhân

65
Do có các khó khăn khác nhau về kĩ thuật và thương mại nên đa số các dự án đều
khởi đầu bằng một mức công suất thấp để dễ thâm nhập thị trường sau đó sẽ
điều chỉnh lao động, nguyên vật liệu để nâng dần công suất lên trong những năm
sau đó nếu thuận lợi.
Tùy theo tính chất của từng ngành nghề hoạt động và điều kiện cụ thể của từng
dự án mà người ta dự kiến mức huy động công suất cho từng năm hoạt động của
dự án. Trong năm đầu, như đã nói ở trên, người ta thường chỉ huy động công suất
ở mức 40-50% công suất thiết kế, những năm sau đó sẽ có kế hoạch tăng dần sản
lượng để đạt đến mưc dự kiến (thường là nhỏ hơn 90% công suất thiết kế)
Việc xác định mức sản xuất của dự án theo thời gian phải được xây dựng dưới
dạng một lịch trình huy động công suất nhất định . Ví dụ:
- Năm 1: Huy động từ 40-50% công suất
- Năm 2: Huy động từ 60-75% công suất
- Năm 3: Huy động công suất đạt mức tối đa (thường < 90% công suất thiết
kế)
Việc xác định một giá trị cụ thể theo % công suất thiết kế là hoàn toàn tùy thuộc
vào nhu cầu thị trường, đặc điểm về sản xuất sản phẩm và quy trình công nghệ
Trong trường hợp các yếu tố trên chưa rõ ràng hoặc nhu cầu thị trường lớn
nhưng chưa đủ các điều kiện cần thiết, nhất là vốn đầu tư thì có thể phân kì đầu
tư để bỏ vốn dần dần nhằm tăng dần công suất để đạt đến công suất yêu cầu.
Mặc dù phân kì đầu tư có rất nhièu ưu điểm, tuy nhiên trong một quá trình đầu tư
không nên phân quá 3 giai đoạn phân kì.
Sau khi đã xác định công suất huy động của dự án phải được tổng hợp vào bảng
dự trù mức sản xuất của dự án cho các năm trong suốt chu kì dự án cụ thể cho tất
cả các loại sản phẩm chính, sản phẩm phụ.
Bảng:... DỰ KIẾN MỨC SẢN XUẤT TỪNG NĂM
ĐVT:...
Các loại sản phẩm Năm 1 Năm 2 Năm 3...
sản xuất %CS SL %CS SL %CS SL
A, Sản phẩm chính
1)...
2)...
B Sản phẩm phụ
1,
2,....

66
III. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU
CHO DỰ ÁN
Thuật ngữ nguyên vật liệu là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các loại vật liệu
chính, vật liệu phụ, bao bì đóng gói.. nghĩa là tất cả mọi yếu tố đầu vào vật chất
cho hoạt động của một dự án. Đây là khâu quan trọng trong kĩ thuật soạn thảo dự
án cần phải được nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ khi lập dự án cũng như khi thẩm
định các dự án.
1) Phân loại nguyên vật liệu:
Có rất nhiều cách phân loại nguyên vật liệu tùy theo mục đích và yêu cầu của
người nghiên cứu, một cách tổng quát người ta có thể chia nguyên vật liệu thành
các loại sau đây:
a) Phân theo mức độ tham gia hình thành nên sản phẩm:
- Nguyên vật liệu chính: Là yếu tố sản xuất cơ bản được sử dụng để tạo ra sản
phẩm của dự án, nó tham gia vào việc tạo ra cấu trúc cơ bản của sản phẩm, nó
quyết định chất lượng và đặc tính cơ bản của sản phẩm. Nguyên vật liệu chiếm tỉ
trọng lớn nhất về giá trị trong việc hình thành nên sản phẩm, thiếu nó thì mọi quá
trình sản xuất đều không thể thực hiện được.
Đặc điểm cơ bản của nguyên vật liệu chính là khó có thể thay thế, và chất lượng
của nó sẽ quyết định lớn đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm sản xuất ra.
- Vật liệu phụ : Là tất cả các loại vật liệu khác đóng vai trò là môi trường,
phụ gia để tạo điều kiện cho vật liệu chính thực hiện chức năng của mình trong
việc tạo ra sản phẩm. Nó không phải là thành phần tạo ra cấu trúc cơ bản của sản
phẩm nhưng thiếu nó thì hoạt động sản xuất sẽ bị gián đoạn, chất lượng sản phẩm
sẽ giảm sút và nhiều khi hoạt động sản xuất chính không thể thực hiện được.
Thường vật liệu phụ có khả năng dùng lẫn và thay thế cao hơn vật liệu chính.
- Bao bì đóng gói: Thành phần này thường chiếm tỉ trọng nhỏ trong việc cấu
thành nên giá trị của sản phẩm (trừ một vài loại sản phẩm xa xỉ). Nó không có
ảnh hưởng tác động đến việc tạo nên công dụng và chất lượng của bản thân sản
phẩm nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ sản phẩm và làm tăng tính
hấp dẫn của sản phẩm.
b) Phân theo nguồn gốc tự nhiên:
- Nguyên vật liệu là nông sản: Đây là loại nguyên vật liệu cung cấp có tính
chất mùa vụ, dễ hư hỏng và hao hụt trong vận chuyển, bảo quản, có những hạn
chế về điều kiện địa lí và tự nhiên.
- Nguyên vật liệu là giá súc gia cầm Khả năng cung cấp phụ thuộc vào khả
năng sinh trưởng và thu gom nguyên liệu từ nơi sản xuất về đến nhà máy chế
biến.
- Nguyên vật liệu là thủy hải sản: Khả năng cung cấp phụ thuộc vào tính mùa
vụ, trữ lượng và năng lực khai thác, nuôi trồng của các nguồn cung cấp. Đặc
67
điểm cơ bản của loại nguyên liệu này là khó bảo quản, dễ ươn thối, thời gian từ
khi khai thác đến khi phải chế biến ngắn, chất lượng nguyên liệu quyết định chất
lượng sản phẩm. Để đảm bảo cung cấp loại nguyên liệu này đòi hỏi phải có mạng
lưới thu mua hữu hiệu, có phương tiện bảo quản tốt, vận chuyển nhanh chóng về
nơi chế biến.
- Nguyên vật liệu là lâm sản: Khả năng cung cấp phụ thuộc vào chu kì sinh
trưởng, trữ lượng có thể khai thác, điều kiện khai thác, vận chuyển. Đặc biệt
hiện nay do nạn phá rừng nên Nhà nước hạn chế khai thác rừng rất nghiêm ngặt
do đó nguồn cung cấp nguyên liệu này phụ thuộc rất lớn vào thái độ của chính
phủ.
- Nguyên vật liệu là khoáng sản: Loại này cần đặc biệt quan tâm đến các
thông tin chi tiết về trữ lượng có khả năng khai thác, địa điểm, kích thước, chiều
sâu, phân bố, thành phần chất hữu ích và tạp chất khác trong quặng, đặc tính lí
hóa và các đặc tính khác
c) Phân theo mức độ chế biến của nguyên liệu:
- Nguyên vật liệu chưa qua chế biến: Là những loại nguyên vật liệu mới được
khai thác trực tiếp từ tự nhiên đưa trực tiếp vào chế biến công nghiệp mà chưa
qua bất cứ một quá trình chế biến nào khác. Ví dụ gỗ khai thác từ rừng đưa vào
xí nghiệp cưa xẻ, quặng sắt khai thác từ mỏ đưa vào xí nghiệp luyện kim, dầu
mỏ khai thác từ lòng đất đưa vào cơ sở lọc dầu...
- Nguyên vật liệu đã qua chế biến: Là các loại nguyên vật liệu sử dụng cho
sản xuất của các cơ sở đã thông qua các giai đoạn chế biến trước đó. Ví dụ gỗ xẻ
từ cơ sở cưa xẻ gỗ bán cho xí nghiệp chế biến đồ mộc, vải từ cơ sở sản xuất
sợi bán cho xí nghiệp dệt, linh kiện điện tử của xí nghiệp sản xuất linh kiện bán
cho các cơ sở lắp ráp điện tử...
2) Đặc tính và chất lượng nguyên vật liệu sử dụng cho dự án:
Thông thường phải chọn nguyên vật liệu có chất lượng thích hợp với chất lượng
sản phẩm sẽ được sản xuất. Chất lượng của nguyên liệu thể hiện thông qua các
đặc tính sau đây:
- Các đặc tính lí học: Cỡ dạng, kích thước, tỉ trọng, độ nhớt, độ xốp, tình
trạng, thể trạng (khí, lỏng,rắn), đun sôi, nấu chảy...
- Đặc tính hóa học: Thành phần hóa học, độ tinh khiết, độ cứng của nước, chỉ
số o-xy hóa, tính nóng chảy...
- Tính chất cơ học: Độ biến dạng, độ dẻo, độ cứng, sức bền, sức nén
- Các đặc tính về điện từ: Khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt, điện trở, từ tính,
hằng số điện môi...
3) Nguồn và khả năng cung cấp:

68
Nguồn và khả năng cung cấp đều đặn nguyên vật liệu ảnh hưởng đến sự sống còn
và tầm mức qui mô hoạt động củat dự án sau khi đã xác định được quy trình công
nghệ và máy móc, thiết bị.
Trong dự án phải nêu được những căn cứ đảm bảo khả năng cung cấp đủ nguyên
vật liệu cho hết vòng đời hoạt động của dự án. Nếu không đủ thì phải giải trình
các biện pháp khắc phục khác thật hữu hiệu hoặc là giảm bớt qui mô hoạt động
của dự án.
Khi nguyên vật liệu chính của dự án có nhiều tác dụng và có thể sử dụng cho các
hoạt động khác nhau thì người lập dự án phải cân nhắc, so sánh hiệu quả kinh tế
để quyết định phương pháp sử dụng.
Nếu nguyên liệu cho dự án là nhập khẩu thì phải cân nhắc đầy đủ các yếu tố tác
động như: tính không ổn định trong việc cung cấp, khả năng ngoại tệ, sự ràng
buộc bởi thiết bị mua sắm, sự ảnh hưởng đến sản xuất nguyên vật liệu trong nước
buộc Nhà nước phải thực hiện chính sách bảo hộ hoặc kiểm soát nhập khẩu.
4) Giá thu mua, vận chuyển và kế hoạch cung ứng:
Giá mua nguyên vật liệu là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
và hiệu quả hoạt động của dự án.
- Đối với nguyên vật liệu trong nước, giá mua nguyên vật liệu được xác định
trên cơ sở xem xét đối chiếu với giá trong quá khứ và chiều hướng tương lai. Các
chi phí thu gom, chuyên chở giao nhận ... cũng phải được tính toán đầy đủ.
- Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu, nên áp dụng tính toán theo giá CIF
cùng với các chi phí bốc dỡ, vận chuyển về kho của dự án.
Cần phải lập kế hoạch thu mua, chuyên chở để đảm bảo việc cung cấp nguyên
vật liệu cho dự án đầy đủ và đều đặn, có thể tổ chức trực tiếp thu mua qua các
mạng lưới, tổ chức khác.
Sau cùng phải ước tính tổng nhu cầu và chi phí nguyên vật liệu hàng năm cho dự
án trên cơ sở căn cứ vào:
+ Kế hoạch sản xuất hàng năm
+ Định mức nguyên vật liệu tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm
+ Lượng nguyên vật liệu tồn kho bình quân
+ Lượng nguyên vật liệu đang nằm trong sản phẩm dở dang
+ Lượng hao hụt khi thu mua, vận chuyển, bảo quản
Kết quả tính toán được cho vào bảng sau đây:
Bảng: BẢNG NHU CẦU VÀ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

STT Nguyên vật liệu Năm1 Năm 2 Năm....


cần cho sản xuất SL GT SL GT SL GT
1 Nguyên liệu nhập khẩu

69
a)....
b)...
2 Nguyên liệu nội địa
a)...
b)...
3 TỔNG CỘNG

IV. ĐẢM BẢO CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ CHO DỰ ÁN


Để dự án đi vào hoạt động cần phải cung cấp đầy đủ các yếu tố dịch vụ thuộc cơ
sở hạ tầng như: Điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc... Đòi hỏi dự án
phải dự trù được nhu cầu và chi phí cho các yếu tố này. Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng
lớn đến vốn đầu tư của dự án thể hiện qua các chi phí xây dựng các cơ sở hạ tầng
cần thiết và ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của dự án thông qua các chi phí sử
dụng các cơ sở hạ tầng này.
1) Năng lượng, điện:
Có rất nhiều loại năng lượng có thể sử dụng trong hoạt động của dự án như điện
năng, các loại xăng dầu, than đá, củi, thủy triều, sức gió... Một cách tổng quát
khi xem xét về vấn đề năng lượng cho dự án, chúng ta cần xem xét đến nhu cầu
sử dụng, nguồn cung cấp, đặc tính, chất lượng ...
Nội dung cần đề cập tương tự như phần xem xét vấn đề nguyên vật liệu cho dự
án, các kĩ thuật tính toán được lựa chọn phù hợp với từng đối tượng nghiên cứu.
Trong các nguồn năng lượng, năng lượng điện thường là nguồn năng lượng chính
mà hầu hết các nhà máy đều sử dụng. Khi nghiên cứu về nguồn năng lượng này
chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Quy mô nhu cầu cần đáp ứng: Căn cứ vào đặc tính kĩ thuật của các loại máy
móc, thiết bị dự án sẽ trang bị cũng như kế hoạch khai thác năng lực của chúng,
chúng ta có thể tính toán được quy mô nhu cầu sử dụng điện cho dự án. Một
điều cần chú ý là khi tính toán này chúng ta cần phải lấy nhu cầu ở mức tối đa có
tính đến hao hụt tổn thất, kể cả việc dự kiến nhu cầu cho kế hoạch mở rộng sản
xuất của dự án sau này.
- Nguồn cung cấp: Chủ yếu là xem xét có khả năng lợi dụng được các cơ sở
cung cấp điện hiện có gần khu vực dự án xây dựng hay không. Nếu các cơ sở
hiện có (hệ thống đường dây, trạm biến áp) có khả năng đáp ứng được mọi yêu
cầu về công suất, điện áp, cường độ, độ ổn định dòng điện theo yêu cầu dự án thì
dự án không cần phải đặt ra phương án xây dựng hệ thống điện mới mà chỉ cần
thỏa thuận hợp đồng với Công ty Điện lực hoặc cơ sở có hệ thống điện đó chấp
nhận cung cấp điện cho dự án.

70
Trong trường hợp không có sẵn hệ thống điện, hoặc hệ thống điện hiện có không
đủ tiêu chuẩn để đáp ứng các yêu cầu của dự án nhưng dự án lại không thể thay
đổi địa điểm để lợi dụng được cơ sở cung cấp điện hiện co khác, lúc này dự án
cần phải tiến hành xây dựng hệ thống cung cấp điện riêng cho mình hoặc là trang
bị máy phát điện tạm thời để hoạt động trong thời gian chờ ngành điện lực thiết
kế xây dựng đường dây mới có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của dự án.
Đối với các ngành nghề kinh doanh mà các sự cố điện có thể dẫn đến những hậu
quả có tác hại lớn cho dự án, khi đó dù có sẵn hệ thống cung cấp điện đi nữa dự
án vẫn cứ phải trang bị thêm máy phát điện dự phòng để đề phòng sự cố đột
xuất.
- Chi phí đầu tư: Nếu nhà máy tự trang bị máy phát điện riêng thì toàn bộ chi
phí cho việc mua sắm máy móc, thiết bị, khảo sát thiết kế và xây dựng các công
trình điện (đường dây, trạm) được tính vào chi phí đầu tư của dự án. Nếu dự án
sử dụng điện lưới của Công ty điện lực cung cấp thì các chi phí liên quan đến
việc khảo sát, thiết kế xây dựng hệ thống cấp điện ban đầu để phục vụ cho dự
án được tính vào chi phí đầu tư chung.
2) Cấp và thoát nước:
Để một dự án có thể triển khai và đi vào hoạt động, nước cũng là một yếu tố khá
quan trọng không thể thiếu trong nhiều dự án. Nói chung khi nghiên cứu vấn đề
cấp thoát nước chúng ta cần đề cập đến các nội dung sau đây:
- Nhu cầu sử dụng: Tùy theo từng ngành sản xuất và từng loại sản phẩm chế
biến khác nhau, từng loại công nghệ chế biến khác nhau, từng máy móc, thiết bị
khác nhau... để xác định nhu cầu sử dụng nước từ đó mà tính ra tổng nhu cầu sử
dụng cho cả dự án. Thường thì nước được sử dụng cho các mục đích sau đây:
+ Phục vụ cho chế biến sản phẩm (đặc biệt quan trọng trong các ngành như:
chế biến thủy sản đông lạnh, sản xuất nước giải khát, công nghiệp tẩy nhuộm...)
+ Nhu cầu nước dùng cho sinh hoạt cho cán bộ, công nhân dự án
+ Nước dùng để làm nguội máy móc, thiết bị, chạy lò hơi
+ Nước dùng để làm vệ sinh công nghiệp, phòng cháy chữa cháy
- Nguồn và hệ thống cung cấp nước: Tương tự như đối với cung cấp điện
năng, ta có thể nghiên cứu phương án sử dụng nước từ nguồn cung cấp là các
công ty Cấp nước hoặc tự xây dựng lấy hệ thống riêng của mình tùy theo từng
điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng dự án.
- Hệ thống thoát nước: Đối với các dự án có nhu cầu sử dụng nước lớn và có
nhiều chất thải độc hại trong nước thì vấn đề thoát nước và xử lí nước thải cũng
phải được đặt ra. Người soạn thảo dự án cũng cần xác định rõ các công trình
thoát nước và xử lí nước thải mà dự án dự định xây dựng như hệ thống cống
rãnh thoát nước, hồ lắng, bể lọc nước thải... theo công nghệ xử lí chất thải đã
được lựa chọn khi lựa chọn công nghệ.
71
- Chi phí đầu tư: Đối chi phí cho hệ thống cấp nước được xác định tương tự
như khi tính toán chi phí cho hệ thống điện. Riêng hệ thống thoát nước, chi phí
được dự trù theo khối lượng các hạng mục công trình cần xây dựng và đơn giá
xây dựng bình quân để tính toán.
3) Các cơ sở hạ tầng khác:
Thường bao gồm hệ thống giao thông, kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc...
Được xác định tùy theo nhu cầu cụ thể của từng dự án. Trong thực tế, đa phần
các dự án đều cố gắng để lợi dụng các cơ sở hạ tầng hiện có của Nhà nước nhằm
tiết kiệm chi phí đầu tư nên phần chi phí này thường nhỏ. Cá biệt có dự án phải
tự trang bị các cơ sở hạ tầng này cho mình thì khi đó chi phí đầu tư được tính
toán là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc mua sắm, thiết kế xây dựng, lắp đặt
nên các công trình đó.
V. XÁC ĐỊNH NHU CẦU LAO ĐỘNG VÀ TRỢ GIÚP KĨ THUẬT CỦA
NƯỚC NGOÀI
1) Xác định nhu cầu lao động:
Dự án phải nghiên cứu về nhu cầu lao động, các nguồn cung cấp lao động, chính
sách lương bổng của địa phương, ngành, điều kiện sinh sống, bảo hiểm xã hội,
tay nghề của công nhân.
- Nhu cầu về lao động: Căn cứ vào yêu cầu kĩ thuật của sản xuất, hoạt động
điều hành của dự án để ước tính nhu cầu lao động tùy theo công việcbậc thợ
tương ứng cho mỗi loại công việc và số lượng lao động gián tiếp với trình độ đào
tạo thích hợp.
- Nguồn lao động: Cần ưu tiên xem xét nguồn lao động tại địa phương để
tuyển dụng, đào tạo. Nếu phải đào tạo phải có chương trình đào tạo lao động
chuyên môn, lập kế hoạch và dự tính chi phí. Việc đào tạo có thể tiến hành trong
nước, nước ngoài hoặc thuê chuyên gia nước ngoài vào huấn luyện trong nước.
- Chi phí về lao động: Bao gồm chi phí để tuyển dụng, đào tạo và chi phí cho
lao động trong các năm hoạt động của dự án sau này.
- Căn cứ vào hình thưc trả lương được áp dụng (lương khoán, lương sản
phẩm, lương thời gian...), số lượng lao động sử dụng, các chi phí liên quan để
tính ra quỹ lương cho mỗi loại công việc và cả dự án.
Sau cùng phải lập bảng tổng hợp về dự trù nhu cầu và chi phí lao động cho các
năm hoạt động của dự án.
Bảng: NHU CẦU VÀ CHI PHÍ LAO ĐỘNG DỰ KIẾN

Cơ cấu lao động Năm 1 Năm 2 Năm...


Sử dụng Số Lương Số Lương Số Lương
lượng năm lượng năm lượng năm

72
A. Lao động quản lí
...
B. Lao động trực tiếp
...
C. Lao động khác
TỔNG CỘNG

2) Xác định nhu cầu trợ giúp của chuyên gia nước ngoài:
Đối với các dự án mà trình độ khoa học kĩ thuật trong nước chưa đủ khả năng
tiếp nhận một số kĩ thuật hoặc đảm trách một số khâu trong công việc thì khi
chuyển giao công nghệ sản xuất phải thỏa thuận với bên bán công nghệ đưa
chuyên gia sang trợ giúp.
Thường các chuyên gia nước ngoài trợ giúp các công việc sau đây:
- Nghiên cứu soạn thảo các dự án khả thi có quy mô lớn, kĩ thuật phức tạp
- Thiết kế, thi công, lắp đặt các loại máy móc, thiết bị mà trong nước không
có đủ kinh nghiệm để thực hiện
- Huấn luyện công nhân kĩ thuật
- Chạy thử và hướng dẫn chạy thử máy móc, thiết bị cho đến khi đạt được
công suất đã định
- Bảo hành thiết bị theo hợp đồng mua bán công nghệ trong thời gian quy
định bảo hành.
Chi phí cho chuyên gia nước ngoài thường rất cao và phải trả bằng ngoại tệ nên
phải nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi lựa chọn giải pháp này.
Chi phí trả cho chuyên gia có thể tính vào giá mua máy móc, thiết bị, công nghệ
và phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán công nghệ. Nếu chưa tính trong giá
mua công nghệ thì người thuê phải trả tiền này.
VI. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
Quyết định về địa điểm thường mang tính chất chiến lược ảnh hưởng đến chi phí
sản xuất và lợi ích lâu dài của doanh nghiệp. Do đó phải tiến hành cẩn thận.
Trong dự án thường giải quyết theo hai bươc
Bước 1: Chọn khu vực địa điểm
Tại bước này cần xem xét và giải quyết các vấn đề kinh tế là chính. Địa điểm ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất và tiêu thụ. Do vậy phương án khu vực địa điểm nào
có tổng chi phí sản xuất và vận chuyển nhỏ nhất sẽ được chọn. Đối với các dự án
dịch vụ, thương mại có thể chọn địa điểm theo hàm mục tiêu là cực đại doanh số
bán. Cả hai nếu thỏa mãn đều có thể cho lợi nhuận cực đại cho dự án.
Bước 2: Chọn địa điểm cụ thể

73
Bước này chủ yếu giải quyết các vấn đề về kĩ thuật gồm: Xác định phạm vi khu
đất, điều tra khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, đền bù giải tỏa, san lấp giải
phóng mặt bằng, xem xét và giải quyết các vấn đề pháp lí.
Tuy nhiên để chọn được khu vực và địa điểm hợp lí cần quan tâm đến nhiều nhân
tố tác động khác nhau, cũng như có thể sử dụng nhiều phương pháp tính toán, so
sánh định lượng khác nhau.
1) Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn địa điểm:
- Điều kiện thời tiết khí hậu, cấu trúc địa chất, thủy văn
- Các chính sánh kinh tế - xã hội tại từng khu vực đặc biệt là các chính sách
khuyến khích đầu tư và các chính sách tài chính có liên quan
- Anh hưởng của địa điểm đến sự thuận tiện và chi phí trong cung cấp nguyên
vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Các yếu tố về cơ sở hạ tầng
- Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội:
+ Quy mô dân số
+ Thái độ của dân cư và chính quyền
+ Trình độ phát triển kinh tế của địa phương
+ Vấn đề đảm bảo vệ sinh, môi trường
+ Quy hoạch xây dựng và kiến trúc của địa phương
2) Các phương pháp đánh giá lựa chọn địa điểm:
Thường được sử dụng trong việc so sánh để lựa chọn khu vực địa điểm nhằm
đánh giá so sánh để đi đến quyết định cuối cùng về địa điểm
Các phương pháp thường sử dụng là

a) Phương pháp đánh giá cho điểm các yếu tố:


Việc lựa chọn khu vực địa điểm cho dự án phải cần nhắc nhiều nhân tố khác
nhau, các nhân tố đó thường rất khó định lượng. Nhưng vì tầm quan trọng của
chúng nên không thể bỏ qua. Trong trường hợp này có thể dùng phương pháp
định tính bằng cách so sánh đánh giá và cho điểm có điều chỉnh trọng số các yếu
tố theo phương pháp đã giới thiệu trong phần đánh giá lựa chọn công nghệ,
phương pháp sản xuất
Ví dụ: Để lựa chọn phương án bố trí nhà máy cho một dự án chế biến mía đường,
có 2 phương án A và B được đưa ra xem xét. Người ta xác định được các nhân tố
cơ bản ảnh hưởng đến tính kinh tế của địa điểm cần phải quan tâm xem xét khi
lựa chọn phương án địa điểm là:
- Chi phí đầu ta xây dựng ban đầu
- Chi phí hoạt động thường xuyên
- Chi phí liên quan đến việc bản vệ môi trường sinh thái
- Sự khuyến khích của chính quyền
74
- Sự ủng hộ của dân chúng
- Mức độ phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương
- Khả năng mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai
- Mức độ tác hại nếu có rủi ro do thiên tai, địch họa gây ra
Kết quả đánh giá lựa chọn địa điểm cho ở bảng sau:
Hệ số Phương án A Phương án B
Các chỉ tiêu đánh giá quan Điểm Điểm Điểm Điểm
trọng trọng số trọng số
1) Chi phí đầu tư xây dựng ban 1,0 9 9 8 8
đầu
2) Chi phí hoạt động thường 1,1 8 8,8 9 9,9
xuyên
3) Chi phí liên quan đến việc 0,7 6 4,2 6 3,6
bản vệ môi trường sinh thái
4) Sự khuyến khích của chính 0,8 6 4,8 7 5,6
quyền
5) Sự ủng hộ của dân chúng 0,5 9 4,5 8 4,0
6) Mức độ phù hợp với quy 0,6 9 5,4 9 5,4
hoạch phát triển của địa phương
7) Khả năng mở rộng quy mô 0,5 7 3,5 7 3,0
sản xuất trong tương lai
8) Mức độ hạn chế tác hại nếu 0,3 8 2,4 8 2,4
có rủi ro do thiên tai, địch họa
TỔNG CỘNG 42,6 41,9

Ta nhận thấy, với cách đánh giá như trên thì phương án A tỏ ra ưu thế hơn và
được lựa chọn làm địa điểm đầu tư chính thức cho dự án.
b) Phương pháp phân tích chi phí và sản lượng cân bằng:
Vì chi phí sản xuất và mức sản lượng có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó có
những khoản chi phí có xu hướng ổn định theo các mức sản lượng, ngược lại
ccũng có những chi phí có xu hướng thay đổi theo mức sản lượng sản xuất. Việc
lựa chọn một phương án địa điểm khác nhau sẽ có ảnh hưởng đến sự thay đổi kết
cấu của hai loại chi phí đó. Một phương án có chi phí cố định cao thường lại có
chi phí biến đổi thấp và ngược lại.
Ví dụ: Việc quyết định lựa chọn một địa điểm xây dựng một nhà máy mía đường
ở vùng nông thôn gần khu vực nguyên liệu có thể sẽ làm cho chi phí đầu tư ban
đầu cao lên vì chi phí vận chuyển máy móc, thiết bị, chi phí xây dựng, chi phí
cho cơ sở hạ tầng... tốn kém hơn, nhưng lại có khả năng làm cho chi phí hoạt

75
động thường xuyên giảm xuống nhờ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, bốc xếp,
bảo quản nguyên liệu, tiết kiệm nhân công do thuê được nhân công giá rẻ...
Nếu ta gọi
- TC1; TC2 lần lượt là tổng chi phí hoạt động của dự án theo phương án địa
điểm thứ nhất và thứ hai ứng với một mức sản lượng Q bất kì
- F1; F2 lần lượt là chi phí cố định của dự án ứng với trường hợp lựa chọn
phương án địa điểm một và hai (F1 giả sử lớn hơn F2)
- v1; v2 lần lượt là chi phí biến đổi bình quân cho một đơn vị sản phẩm sản
xuất ra ứng với trường hợp lựa chọn phương án một và hai (giả sử v2 > v1)
Gọi Q* là mức sản lượng mà ở đó chi phí sản xuất cân bằng nhau đối với cả hai
phương án địa điểm được xem xét

F1  F2
Q  Q 
v 2  v1

Giả sử sản lượng mà dự án dự định sẽ sản xuất là QDA; khi đó:


Nếu: QDA > Q* thì ta sẽ chọn phương án một vì khi đó tổng phí tổn để sản
xuất ra khối lượng sản phẩm QDA theo phương án hai sẽ nhỏ hơn theo phương án
một.
Nếu: QDA < Q* thì ta lựa chọn phương án hai vì khi đó tổng chi phí sản
xuất ra khối lượng sản phẩm QDA theo phương án này sẽ nhỏ hơn phương án một
c) Phương pháp tọa độ một chiều:
Phương pháp này được đặt ra nhằm giải quyết yêu cầu lựa chọn địa điểm trong
trường hợp một doanh nghiệp đã có sẵn một số cơ sở kinh doanh được bố trí
tương đối gần với một trục lộ nào đó. Doanh nghiệp cần xây dựng thêm một cơ
sở sản xuất mới có quan hệ vận chuyển, giao nhận nguyên vật liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm với các cơ sở hiện có. Mục tiêu đặt ra là phải lựa chọn địa
điểm để xây dựng cơ sở mới cũng nằm gần trục lộ sao cho tổng phí tốn vận
chuyển giữa cơ sở mới với các cơ sở khác là thấp nhất.
Để giải quyết vần đề này ta làm như sau:
Bước 1: Lựa chọn một vật chuẩn nằm trên trục lộ làm mốc (chẳng hạn một cái
cây lớn, một cái quản, một cột mốc cây số..)
Bước 2: Đo lường khoảng cách (thường tính bằng km) giữa vật được chọn là mốc
với các cơ sở hiện có
Bước 3: Xác định khối lượng hàng hóa cần vận chuyển giữa các cơ sở hiện có
với cơ sở dự định xây dựng
Bước 4: Xác định tọa độ của cơ sở mới tính theo (km) từ điểm mốc theo công
thức sau đây
Gọi:
76
- Di là khoảng cách từ điểm mốc đến cơ sở (i) hiện có
- Wi là khối lượng hàng hóa dự tính sẽ vận chuyển giữa cơ sở (i) với cơ sở
mới
- DX là tọa độ của cơ sở mới
Ta có:
n

W  D
1
Dx  i i
W i 1

Với W là tổng khối lượng vận chuyển giữa cơ sở mới với tất cả các cơ sở khác
trong hệ thống
Ví dụ: Một doanh nghiệp hiện đã có sẵn 3 cơ sở sản xuất là A,B,C được bố trí
dọc theo một đường lộ như hình dưới. Cự ly từ các cơ sở đến một địa điểm được
chọn làm mốc là một vườn thú xác định được như sau:
DA = 15 km; DB = 70 km; DC = 90 km
Doanh nghiệp dự định xây dựng một cơ sở sản xuất mới (cơ sở X) có quan hệ
chặt chẽ với các cơ sở hiện có về cung cấp nguyên vật liệu và bán thành phẩm,
khối lượng vận chuyển hai chiều giữa các cơ sở hàng năm dự tính như sau:
WA = 1.000 Tấn; WB = 1.500 Tấn; WC = 800 Tấn
Lúc này tọa độ của cơ sở X là DX được xác định như sau:

W  1.000  15  1.500  70  800  90  58,2km


1 1
Dx  i  Di 
W i 1 3.300

Vậy cơ sở mới nên lựa chọn ở địa điểm có cự ly cách điểm mốc là 58,2 km.
d) Phương pháp tọa độ hai chiều:
Phương pháp này được sử dụng nhằm khắc phục nhược điểm của phương pháp
tọa độ một chiều khi các cơ sở có sẵn của một doanh nghiệp không nằm trên
cùng một trục lộ mà nằm phân tán nhiều nơi thì phương pháp trên không thể giải
quyết được. Trong trường hợp này người ta sử dụng phương pháp tọa độ hai
chiều để xác định địa điểm của một cơ sở mới. Cách thức tiến hành như sau:
Bước 1: Đánh dấu vị trí chính xác của tất cả các cơ sở hiện có lên một bản đồ khu
vực.
Bước 2: Vẽ lên bản đồ khu vực đã xác định vị trí các cơ sở hiện có một hệ trục
tọa độ vuông góc Đề-các bất kì và định vị tọa độ của tất cả các địa điểm đó lên
hệ trục tọa độ theo 2 phương (X,Y)
Bước 3: Xác định vị trí của địa điểm mới trên bản đồ bằng cách định vị vị trí của
nó theo 2 phương (X.Y).
Công thức tính tọa độ này như sau:
Gọi:

77
- Dxlà tọa độ theo phương X của cơ sở mới
- Dy là tọa độ theo phương Y của cơ sở mới
- Dix là tọa độ theo phương X của cơ sở (i) hiện có
- Diy là tọa độ theo phương Y của cơ sở (i) hiện có
- Wi là khối lượng vận chuyển giữa cơ sở (i) hiện có đến cơ sở dự định xây
dựng mới
- W là tổng khối lượng vận chuyển giữa các cơ sở hiện có đến cơ sở mới dự
định sẽ xây dựng

Ta có:

W  D
1
Dx  i ix
W i 1
n

W  D
1
Dy  i iy
W i 1

Ví dụ: Một doanh nghiệp có sẵn 3 cơ sở là A,B,C với tọa độ được xác định trên
bản đồ khu vực như ở hình vẽ. Doanh nghiệp cần xây dựng một cơ sỏ mới có
quan hệ vận tải với các cơ sở hiện có thể hiện ở các khối lượng vận chuyển là :
WA = 500 tấn; WB = 1.000 tấn; WC = 150 tấn

Y
A(-35,34)

B(55,45)
l D(18,32)

0
C(-40,-40)

Bằng hệ thống công thức trên, ta dễ dàng xác định được tọa độ của cơ sở mới
trên bản đồ là D(18; 32)

78
VI. NGHIÊN CỨU VIỆC TỔ CHỨC XÂY DỰNG NHÀ MÁY
Sau khi nghiên cứu về vị trí bố trí xí nghiệp, nội dung tiếp theo cần nghiên cứu là
vấn đề tổ chức xây dựng nhà máy của dự án.
1) Các nguyên tắc cần quán triệt:
Để đảm bảo tính khả thi về vấn đề này trong dự án cần quán triệt các nguyên tắc
sau:
- Một là: Sử dụng đất đai tiết kiệm, bố trí tổng mặt bằng xây dựng hợp lí và
thuận lợi. Đảm bảo các yêu cầu vệ sinh công nghiệp, xử lí chất thải, phòng cháy
chữa cháy, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.
- Hai là: Đảm bảo yêu cầu mĩ quan về mặt nghệ thuật kiến trúc
- Ba là: Tiết kiệm chi phí xây dựng, phù hợp với khả năng tài chính của chủ
đầu tư.
2) Xác định các công trình cần xây dựng:
Nội dung cơ bản của phần này là xác định các hạng mục công trình cần xây dựng
nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện bố trí máy móc, thiết bị, bố
trí sản xuất, bố trí lao động an toàn và thuận lợi.
Để xác định các hạng mục cần xây dựng phải dựa vào các căn cứ cơ bản sau đây:
- Yêu cầu về đặc tính kĩ thuật của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất
được lựa chọn
- Yêu cầu về các yếu tố cơ sở hạ tầng
- Cách thức tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
- Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu và bán thành phẩm
- Số lượng lao động cần sử dụng trong dự án
Xem xét một cách tổng quát các hạng mục xây dựng chủ yếu của một cơ sở công
nghiệp thường bao gồm các hạng mục sau:
- Các bộ phận sản xuất chính
- Các bộ phận hành chính văn phòng
- Hệ thống kho tàng, sân bãi
- Hệ thống cấp thoát nước, điện, ánh sáng, thông tin liên lạc
- Hệ thống đường vận chuyển nội bộ
- Khu nhà ăn, giải trí, vệ sinh, để xe
- Hệ thống xử lí chất thải
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Bảo vệ, an toàn cho cơ sở
Đối với mỗi hạng mục công trình xây dựng cần phải xem xét các mặt sau đây:
- Diện tích xây dựng, khối lượng các công việc xây lắp
- Đặc điểm kiến trúc
- Chi phí xây dựng
79
Vấn đề quan trọng cần lưu ý là chi phí xây dựng. Đây là một yếu tố chi phí lớn
trong tổng vốn đầu tư của dự án. Việc tính toán khoản chi phí này thường phức
tạp và có sai số lớn. Nguyên tắc tính toán các khoản chi phí này là phải dựa vào
các căn cứ sau:
- Khối lượng, diện tích các hạng mục công trình cần phải xây dựng
- Đơn giá tổng hợp xây dựng, các đơn giá này thường được đúc rút, kết luận
từ việc thực hiện các công trình tương tự trong thời gian gần với thời gian thực
hiện dự án có tính đến yếu tố trượt giá.
Sau khi đã tính toàn được toàn bộ các chi phí xây dựng, ta cần tổng hợp và đưa
vào bảng sau:
Bảng:... TỔNG HỢP KINH PHÍ XÂY DỰNG CƠ BẢN

STT DANH MỤC CÔNG TRÌNH Diện tích Đơn giá Thành tiền
01 Phân xưởng A
02 Phân xưởng B
... . ..
n Nhà kho
TỔNG CỘNG

Chú ý: Chi phí xây dựng tính theo phương pháp trên cho kết quả nhanh nhưng
sai số thường rất lớn (có khi lên đến 30-40%) do đó sau khi tính toán cần phải
tính toán thêm một khoản vốn dự phòng nhất định. Trong trường hợp không có
đơn giá tổng hợp, ta cần phải lập bảng khái toán công trình trên cơ sở
- Khối lượng các phần việc để thực hiện công trình
- Khối lượng vật tư các loại cần sử dụng và đơn giá của chúng
- Khối lượng ca máy thi công và đơn giá ca máy
- Khối lượng lao động cần sử dụng và đơn giá lao động
- Các chi phí phát sinh khác
3) Tổ chức xây dựng nhà máy:
Các công trình, hạng mục công trình cần xây dựng của dự án phải được thể hiện
đầy đủ trong hồ sơ bản vẽ thiết kế của dự án. Về cơ bản tập hồ sơ này bao gồm
các loại bản vẽ sau:
- Sơ đồ tổ chức bố trí tổng mặt bằng
- Sơ đồ thiết kế từng hạng mục công trình
- Sơ đồ bố trí máy móc, thiết bị
- Các bản vẽ thi công
Hệ thống các bản vẽ này sẽ làm cơ sở cho việc tổ chức thi công dự án
Nội dung của vấn đề tổ chức thi công cần xem xét bao gồm:

80
- Nghiên cứu điều kiện tổ chức thi công:
Thực chất là xem xét các điều kiện nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc thi công
như thuận lợi cho việc tập kết nguyên vật liệu, thiết bị xe máy thi công, các điều
kiện phục vụ như điện nước, đường sá và các điều kiện hỗ trợ khác
- Lựa chọn giải pháp thi công:
Tùy tính chất phức tạp và quy mô công trình mà có thể lựa chọn một trong các
hình thức thi công sau:
- Tự làm
- Giao thầu
- Đâu thầu xây dựng
Điều cần lưu ý là dù lựa chọn hình thức nào thì dự án cũng phải đề cập đến việc
giám sát thi công để đảm bảo công trình xây dựng đúng tiến độ, đảm bảo chất
lượng và tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Lập trình thực hiện dự án:
Lịch trình thực hiện dự án là toàn bộ chương trình ước định thời hạn cần thiết để
thực hiện từng hạng mục và toàn bộ các hạng mục của dự án sao cho ăn khợp với
nhau trong quá trình thi công nhằm đảm bảo toàn bộ công trình của dự án đi vào
hoạt động đúng thời hạn quy định.
Để lập lịch trình thực hiện dự án đòi hỏi phải phân tích một cách có hệ thống và
có phương pháp . Cụ thể phải liệt kê, sắp xếp, phân tích nhằm xác định:
+ Thời gian cần thiết phải hoàn thành từng hạng mục công trình và cả công
trình
+ Những hạng mục nào phải hoàn thành trước, những hạng mục nào có thể
làm song song.
+ Ngày bắt đầu đưa toàn bộ các công trình vào vận hàng hoạt động
Có nhiều phương pháp phân tích và lập trình thực hiện dự án, tùy thuộc vào quy
mô và sự phức tạp về kĩ thuật xây dựng cũng như kĩ thuật sản xuất của dự án.
Hiện nay trong lập trình thực hiện dự án người ta thường hay sử dụng các
phương pháp sau đây:
+ Phương pháp sơ đồ GANTT: Phương pháp này đơn giản và thông dụng có
thể áp dụng cho đa số các dự án. Đó là một biểu đồ bao gồm các vạch ngang có tỉ
lệ cho ta thấy khoảng thời gian cần thiết để thực hiện từng công việc cũng như
toàn bộ dự án.
+ Phương pháp PERT và CPM (Critical Path Method). Phương pháp này ít
thông dụng vì phức tạp, chỉ thích hợp với các dự án lớn.
Nội dung cụ thể của hai phương pháp này sẽ được trình bày trong chương “Tổ
chức thực hiện và kiểm soát dự án” ở phần sau.

81
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu hỏi 1: Mục đích và nội dung của bước công việc lựa chọn công nghệ, máy
móc thiết bị cho dự án?
Câu hỏi 2: Những nhân tố nào mà nhà đầu tư cần quan tâm khi tiến hành lựa
chọn kĩ thuật và phương pháp sản xuất cũng như khi lựa chọn máy móc thiết bị
cho dự án?
Câu hỏi 3: Hãy cho biết nội dung của các phương pháp cơ bản được sử dụng để
lựa chọn công nghệ cũng như máy móc, thiết bị cho dự án?
Câu hỏi 4: Các khái niệm công suất được đề cập đến trong bước nghiên cứu kĩ
thuật của dự án là gì? Việc lựa chọn công suất cho dự án được thực hiện như thế
nào?
Câu hỏi 5: Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn khu vực,
địa điểm đầu tư? Giới thiệu nội dung của các phương pháp thường được sử dụng
để lựa chọn địa điểm đầu tư?
Câu hỏi 6: Một doanh nghiệp hiện đang có 3 cơ sở là A, B, C hoạt động rải rác
trên địa bàn khu vực. Tọa độ (X,Y) của các cơ sở đó theo một hệ quy chiếu được
chọn trước lần lượt như sau: A(-53,36); B(25,-40); C(35,60).
Giả sử doanh nghiệp cần xây dựng thêm một cơ sở mới (cơ sở D) cũng trong khu
vực đó. Hãy xác định tọa độ của cơ sở D sao cho việc lựa chọn này được xem là
tối ưu?
Biết rằng tổng khối lượng hàng hóa và vật tư dự định vận chuyển giữa các cơ sở
hiện có với cơ sở mới này hàng năm là 2.000 tần với cơ sở A, 1.500 tấn với cơ sở
B và 1.000 tấn với cơ sở C.
Câu hỏi 7: Một dự án đầu tư phải lựa chọn một trong hai phương án trang bị
máy móc, thiết bị là A và B. Các thông tin liên quan đến việc mua sắm và sử
dụng của cả hai phương án được như sau:
- Máy A: Mới 100% có giá mua ban đầu là 3000 triệu VNĐ, thời gian sử dụng
hữu ích 10 năm. Ngoài giá mua, nếu lựa chọn phương án này thì chủ đầu tư còn
phải chi trả mỗi năm 5% trên trị giá của máy trong 5 năm đầu tiên hoạt động để
trả cho việc được phép sử dụng bản quyền công nhiệp. Lãi suất vay vốn trong
trường hợp mua máy này là 8%/năm.
- Máy B: Mua máy đã sử dụng có năng lực sản xuất tương đương máy A, thời
gian sử dụng hữu ích là 10 năm. Mặc dù việc mua máy B có giá cả thấp hơn
máy A 1.000 triệu song lãi suất vay vốn cho phương án này lại cao hơn và bằng
12%. Ngoài ra khi sử dụng phương án này thì cần phải có chi phí tân trang, ước
tính khoảng 500 triệu
Thông tin về tình hình khai thác sử dụng của hai phương án mua máy này được
cho ở bảng sau:

82
Phương Sản lượng Chi phí sản Giá trị thu Giá bán sản
án hàng năm xuất đơn vị hồi khác phẩm
(sản phẩm ) (1.000 đ) (triệu đồng) (1.000 đ)
A 100.000 32 200 40
B 100.000 33 50 40

Giả sử thuế VAT là 3% và thuế thu nhập bằng 30%, ngoài ra không còn có chi
phí nào khác.
Hỏi chủ dự án nên chọn phương án cung cấp máy nào?

83
CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC QUẢN LÝ
TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Mục tiêu chương:
-Nhận biết được sơ đồ cơ cấu tổ chức khi thực hiện dự án và cơ cấu tổ chức khi
đưa dự án vào hoạt động
-Xác định được số lượng, chất lượng lao động trực tiếp và gián tiếp khi vận hành
dự án
-Phân tích tiến độ dự án thông qua mạng công việc, biểu đồ GANTT

Khái niệm quản lý dự án có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Nếu đứng trên
giác độ xã hội thì khái niệm này được hiểu là sự quản lý Nhà nước đối với các dự
án, điều này được thể hiện ở sự tác động hay can thiệp của Nhà nước đến việc
hình thành, ra đời và thực hiện một dự án.
Nếu đứng trên giác độ tổng thể chung của tiến trình thực hiện dự án, quản lý dự
án cũng có thể được hiểu đó là quá trình tổ chức thực hiện một dự án, kể từ khi
dự án được hình thành trong ý tưởng của các nhà sáng kiến cho đến khi thực hiện
các giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi và triển
khai thực hiện dự án, đưa dự án vào hoạt động để đạt được những lợi ích theo
đúng mục tiêu mà nhà đầu tư đề ra. Ở đây khái niệm quản lý dự án là một quá
trình từ khi bắt đầu hình thành ý tưởng cho đến khi chấm dứt một vòng đời dự
án.
Đôi khi người ta cũng đề cập đến phạm trù quản lý dự án như là một hoạt động
riêng biệt nhằm quản lý quá trình thực hiện dự án, nghĩa là quản lý quá trình từ
khi bắt đầu nhận được quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, các tổ chức tài trợ
và của Nhà nước cho đến khi chuyến kết quả của dự án vào hoạt động kinh
doanh nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho xã hội qua đó mà thỏa mãn các
mục tiêu của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, trong phần nghiên cứu này, khái niệm mà chúng ta muốn tiếp cận là
quản lý điều hành đối tượng đầu tư trong quá trình vận hành khai thác chúng.
Thực chất của cách hiểu này là xem việc quản lý dự án chính là việc tổ chức
quản lý hoạt động của đối tượng đầu tư (một nhà máy, một phân xưởng, một
máy móc thiết bị, một tài sản nào đó) mà quá trình đầu tư đã tạo ra nhằm khai
thác những hiệu quả của nó nhằm đạt được mục tiêu mà nhà đầu tư đã đề ra.
I.SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY
Để có thể khai thác tốt đối tượng đầu tư của dự án sau khi kết thúc quá trình xây
dựng và đi vào vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện các mục
tiêu mà chủ đầu tư đề ra thì việc phải tiến hành quản lý quá trình vận hành hoạt
động này là điều cần thiết. Để tiến hành nhiệm vụ quản lý này, chủ dự án phải

84
hình thành một cơ cấu điều hành nhất định thường được gọi là Bộ máy quản lý
của dự án và quá trình để xác lập cơ cấu này được gọi là Quá trình tổ chức bộ
máy quản lý. Nội dung cơ bản của công việc này là lựa chọn một mô hình tổ
chức quản lý phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của dự án đồng thời phân định rõ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các cấp quản lý, cho các bộ phận cấu thành
của cơ cấu đó sao cho hợp lý, thuận tiện và hiệu quả nhất trong quá trình điều
hành hoạt động của dự án.
1. Một số nguyên tắc cần chú ý khi xây dựng bộ máy quản lý:
Khi tiến hành tổ chức bộ máy quản lý của một doanh nghiệp nói chung và của
một dự án đầu tư nói riêng, để đảm bảo tính khoa học và hiệu quả của bộ máy
quản lý đó trong quá trình vận hành hoạt động, những nhà soạn thảo dự án cần
phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
a) Nguyên tắc mục tiêu: Quá trình quản lý dự án như đã nói ở trên, đó là một quá
trình quản lý theo mục tiêu. Vì vậy khi thiết lập bộ máy quản lý của dự án các
nhà soạn thảo cần phải tuân thủ nguyên tắc mục tiêu. Nguyên tăc này đòi hỏi khi
xây dựng mô hình tổ chức quản lý của dự án, các nhà soạn thảo dự án cần phải
căn cứ vào mục tiêu của dự án để lựa chọn hình thức cũng như nội dung mô hình
cho phù hợp sao cho mô hình đó có khả năng thực hiện tốt nhất mục tiêu mà dự
án đề ra. Nguyên tắc này cũng chỉ ra rằng, trong quá trình xây dựng bộ máy quản
lý, việc hình thành nên các bộ phận của mô hình đó phải căn cứ vào mục tiêu của
các bộ phận đó, nếu bộ phận nào không có mục tiêu hoạt động rõ ràng thì bộ
phận đó cũng không có lý do để hình thành. Nói cách khác đó là mục tiêu phải là
cái có trước, mục tiêu quyết định hình thức còn hình thức tổ chức chỉ là phương
tiện, điều kiện để thực hiện mục tiêu mà thôi.
b) Nguyên tắc thống nhất về mặt chức năng: Trong mô hình tổ chức quản lý được
hình thành có thể bao gồm nhiều đơn vị, nhiều bộ phận có chức năng hoạt động
khác nhau. Tuy nhiên theo yêu cầu của nguyên tắc này thì, tất cả các chức năng
hoạt động đó đều phải có một điểm thống nhất chung đó là phải hướng vào việc
thực hiện các mục tiêu của dự án một cách hữu hiệu nhất.
c) Nguyên tắc tinh gọn: Mô hình tổ chức quản lý được xây dựng phải đảm bảo
sao cho tinh gọn, đơn giản, các mối quan hệ là rõ ràng, tiết kiệm chi phí và dễ
vận hành nhất mà vẫn đảm bảo thỏa mãn được tất cả các yêu cấu mà dự án đặt ra
cho nó.
d) Nguyên tắc về mối quan hệ giữa các cá nhân: Nguyên tắc này đòi hỏi mô hình
tổ chức quản lý được thiết lập phải thỏa mãn được những yêu cầu đòi hỏi của bản
thân người vận hành sử dụng nó, làm sao cho những người này cảm thấy thoải
mái và thuận tiện nhất trong việc thực hiện các nhiệm vụ của họ đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi để mở rộng các mối quan hệ hợp tác giữa các bộ phận, các cá
nhân hoạt động trong tổ chức đó.
85
e) Nguyên tắc về quan hệ giữa quyền hành và trách nhiệm: Nguyên tắc này đòi
hỏi khi tiến hành công tác tổ chức quản lý trong doanh nghiệp cần phải làm rõ
trách nhiệm cũng như các mối quan hệ quyền hành cụ thể cho mỗi cá nhân trong
tổ chức đó, tránh tình trạng trách nhiệm và quyền hạn của cá nhân không được
xác định rõ ràng dẫn đến việc bố trí và điều hành công việc chồng chéo... gây cản
trở cho hoạt động chung của tổ chức. Muốn vậy khi tiến hành hoạt động tổ chức
cần phân định rõ các lĩnh vực phải chịu trách nhiệm cụ thể cho mỗi cá nhân trên
cơ sở đó mà giao phó các quyền hạn cần thiết để cá nhân đó thực hiện được các
nhiệm vụ của mình sao cho trách nhiệm và quyền hạn là cân đối với nhau. Trong
mối quan hệ này thì trách nhiệm đóng vai trò là mục đích còn quyền hạn đóng
vai trò là điều kiện để thực hiện các trách nhiệm đó.
f) Nguyên tắc báo cáo một thủ trưởng: Để đảm bảo hiệu lực của công tác quản lý,
đảm bảo sự thống nhất trong điều hành, công tác tổ chức quản lý cần tuân thủ
nguyên tắc báo cáo một thủ trưởng. Theo nguyên tắc này, cần xác định rõ ràng
mối quan hệ tường trình báo cáo cho mỗi cá nhân tại mỗi vị trí công tác cho một
cấp trên duy nhất, cấp trên đó chính là cấp trên trực tiếp ra mệnh lệnh chỉ thị và
chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của họ.
g) Nguyên tắc giám sát và lãnh đạo: Để đảm bảo cho mục tiêu của doanh nghiệp
được thực thi đầy đủ, nghiêm túc và có trách nhiệm tại mọi vị trí công tác trong
tổ chức đồng thời sớm phát hiện và khắc phục những lệch lạc, sai sót trong quá
trình thực hiện các mục tiêu đó. Nguyên tắc này đòi hỏi trong công tác tổ chức
quản lý phải đảm bảo thực hiện liên tục và thường xuyên sự giám sát và lãnh đạo
theo những tiêu chuấn, đường lối nhất quán trong toàn tổ chức.
h) Nguyên tắc về tầm hạn kiểm soát: Theo nguyên tắc này thì để đảm bảo cho
việc giám sát và lãnh đạo hữu hiệu các nhân viên dưới quyền theo chế độ một thủ
trưởng, tầm kiểm soát các thuộc cấp của một người quản lý phải được giới hạn.
Đễ xác định giới hạn này người ta thường dựa vào việc đánh giá trên nhiều
phương diện khác nhau ví dụ như: tính chất công việc mà nhân viên tiến hành,
tính chất của môi trường công tác, trình độ của các thuộc cấp, trình độ và khả
năng của nhà quản trị ...
Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản được giới thiệu, các nhà soạn thảo sẽ căn cứ
vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của dự án để hình thành nên bộ máy tổ chức quản
lý đối tượng đầu tư của dự án trong tương lai sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất.
2) Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình tổ chức quản lý dự án:
a) Ý tưởng của nhà đầu tư:
Việc lựa chọn mô hình tổ chức quản lý của một dự án ngoài việc phải tuân thủ
các nguyên tắc tổ chức cơ bản đã giới thiệu ở trên còn phải đáp ứng được những
yêu cầu của chính bản thân của chủ đầu tư, những người có vai trò quyết định
86
trong việc chấp thuận hay không chấp thuận mọi phương án tổ chức quản lý dự
án mà các nhà soạn thảo đưa ra. Chính vì vậy, các nhà soạn thảo trong quá trình
soạn thảo không thể bỏ qua ý định của chủ đầu tư mà cần phải nắm bắt được ý
định này để cập nhật nó vào trong phương án tổ chức quản lý dự án mà mình sẽ
xây dựng sau này.
Có những trường hợp, ý đồ tổ chức đã có ngay trong ý tưởng của nhà đầu tư khi
nhận dạng cơ hội đầu tư, cũng có trường hợp ý tưởng này được hình thành trong
khi thỏa thuận các hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên doanh, trong quy định của
pháp luật khi lựa chọn hình thức đầu tư. Tất cả các ý tưởng này đều phải được
các chuyên gia soạn thảo ghi nhận và thể hiện trong quá trình lập trình tổ chức
quản lý dự án.
b) Các yếu tố môi trường bên ngoài:
Việc nghiên cứu tổ chức quản lý dự án không những chỉ chịu ảnh hưởng tác động
của các lĩnh vực nghiên cứu thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tê-xã hội thuộc
phạm vi của dự án mà còn chịu ảnh hưởng tác động của các yếu tố khác từ môi
trường bên ngoài. Các yếu tố môi trường này thường được chia thành 2 bộ phận
là môi trường Vĩ mô và môi trường Hoạt động cụ thể như sau:
) Môi trường Vĩ mô: Bộ phận này bao gồm các yếu tố sau đây
- Môi trường kinh tế: Hoạt động kinh doanh của một dự án trong tương lai
thường chịu sự ảnh hưởng tác động của các điều kiện kinh tế trong nước và quốc
tế. Sự phát triển kinh tế của khu vực, đất nước, tình hình thị trường, tình hình
xuất nhập khẩu, tình hình thất nghiệp, lạm phát, tình hình cạnh tranh, các xu
hướng kinh tế lớn... đang diễn ra trong nền kinh tế đều có tác động gián tiếp đến
việc tổ chức quản lý của dự án. Người soạn thảo dự án cần phân tích nhận thức
các yếu tố này nhằm đi đến quyết định lựa chọn mô hình tổ chức quản lý phù
hợp, đáp ứng được mọi sự thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế.
- Môi trường chính trị-pháp luật: Việc thay đổi các chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các điều khoản quy định của pháp luật
rõ ràng là có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dự kiến trong tương lai của dự
án nói chung và của công tác tổ chức quản lý dự án nói riêng. Đặc biệt là các
Luật doanh nghiệp, ví dụ như trong Luật doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua trong kỳ họp thứ 7 khóa IX
có điều khoản quy định về Tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Điều này buộc các nhà nghiên cứu tổ chức quản lý dự án khi xây dựng phương
án tổ chức quản lý cần phải quan tâm chú ý đến các yếú tố này, đặc biệt là những
quy định mang tính chất bắt buộc của pháp luật cũng như các quy định của các
cơ quan quản lý chức năng.
- Môi trường xã hội: Bao gồm các yếu tố như tình hình cư dân, mức sống, thu
nhập, tâm lý văn hóa cộng đồng, trình độ dân trí, tập quán, tôn giáo... chủ yếu
87
ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý dự án trên phương diện lựa chọn phong
cách quản lý, công tác nhân sự.
- Môi trường tự nhiên: Điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu của khu vực dự án
tiến hành chủ yếu ảnh hưởng đến việc nghiên cứu tổ chức quản lý dự án trên
phương diện lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất, bố trí sản xuất, tổ chức
quản lý.
) Môi trường hoạt động: Thường bao gồm các yếu tố sau
- Thị trường và khách hàng: Việc lựa chọn thị trường và khách hàng của dự
án có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình quản lý của dự án chủ yếu trên
phương diện tổ chức tiêu thụ sản phẩm, lựa chọn trung gian, quản lý kênh phân
phối...
- Các nhà cung cấp: Việc xác định các nguồn cung cấp và lựa chọn nhà cung
cấp ảnh hưởng đến việc tổ chức thu mua, giao nhận vận chuyển, thanh toán, dự
trữ các loại nguyên vật liệu điều đó gián tiếp đến việc nghiên cứu tổ chức quản lý
dự án vì nó đặt ra các yêu cầu mà mô hình tổ chức quản lý dự án phải đáp ứng
được các yêu cầu của việc thực hiện phương án cung cấp đó.
- Các đối thủ cạnh tranh: Khi xây dựng mô hình tổ chức quản lý dự án, các
chuyên gia soạn thảo cần nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý của các đối thủ
cạnh tranh hiện đang hoạt động trên thị trường nhằm phát hiện và lợi dụng những
ưu điểm đồng thời tránh các nhược điểm họ mắc phải trên cơ sở đó mà xây dựng
được một mô hình tổ chức quản lý hữu hiệu hơn, tạo điều kiện cạnh tranh thắng
lợi trên thị trường.
c) Căn cứ pháp lý của dự án:
Các chuyên viên soạn thảo sẽ cho biết công việc kinh doanh đầu tư thể hiện qua
hình thức tổ chức nào: hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty
cổ phẩn, công ty liên doanh trong nước, liên doanh nước ngoài, doanh nghiệp
Nhà nước hay công ty 100% vốn nước ngoài.
Đối với mỗi hình thức như vậy, khi tiến hành đầu tư chủ đầu tư đều phải tuân
thủ đầy đủ những quy định mang tính chất thủ tục của pháp luật được thể hiện
trong các bộ luật, các quy định của ngành, của địa phương liên quan. Đây chính
là các căn cứ pháp lý của dự án, các căn cứ pháp lý này sẽ chi phối đối hình thức
tổ chức quản lý đối với các dự án đầu tư mới. Đối với các dự án đầu tư thay thế
mở rộng, các văn bản này cũng là căn cứ cho biết phạm vi và mức độ của việc
đầu tư, là cơ sở để người soạn thảo lựa chọn hình thức tổ chức quản lý phù hợp.
3) Một số dạng mô hình tổ chức quản lý thông dụng:
Trong quá trình thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý của một doanh nghiệp trong
tương lai cho các dự án đầu tư mới như đã phân chia ở trên, các nhà quản trị
thường áp dụng các dạng mô hình tổ chức quản lý sau đây:
a) Mô hình tổ chức định hướng nhiệm vụ: (Mô hình trực tuyến)
88
Trong mô hình tổ chức theo định hướng nhiệm vụ, nói chung việc phân quyền
khá triệt để, mối quan hệ giữa các nhân viên trong bộ mày tổ chức được thực
hiện theo trực tuyến (đường thẳng) tức là quy định quan hệ dọc trực tiếp từ người
lãnh đạo cao nhất đến người thừa hành thấp nhất. Toàn bộ hoạt động của doanh
nghiệp sẽ được chia ra thành nhiều đơn vị kinh doanh riêng lẻ có tính độc lập
cao, mỗi đơn vị kinh doanh như vậy phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc tổ
chức điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với mục tiêu và
phạm vi hoạt động đã được quy định trước. Ở đây các đơn vị cấp dưới chỉ phải
nhận nhiệm vụ và báo cáo những kết quả chủ yếu cho một cấp trên duy nhất.
Mô hình này chủ yếu được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tính
chất hoạt động không phức tạp.
Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý theo trực tuyến

Giám đốc

Lãnh đạo 1 Lãnh đạo 2 Lãnh đạo 3 Lãnh đạo 4

Quản đốc 1 Quản đốc 2

Mô hình này có ưu điểm là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một
thủ trưởng, người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả công việc
của nhân viên dưới quyền.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế nhất định đó là:
- Đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo cấp dưới trên
tất cả mọi mặt hoạt động khác nhau.
- Không khai thác được khả năng của các chuyên gia có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cao.
- Không tạo điều kiện để chuyên môn hóa các hoạt động quản trị nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng lao động.
b) Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng:
Đây là cơ cấu tổ chức quản lý mà trong đó từng chức năng quản lý được tách
riêng ra và được giao cho một bộ phận hay phòng ban chuyên trách đảm nhiệm
thực hiện thông qua các chuyên gia am hiểu sâu về chuyên môn liên quan được
tập hợp trong các bộ phận đó.
Mô hình tổ chức này có dạng:

89
Giám đốc

Chức năng Chức năng Chức năng


1 2 3

Quản trị 1 Quản trị 2 Quản trị 3

Loại mô hình tổ chức quản lý này có ưu điểm là chuyên môn hóa sâu các chức
năng quản trị, thu hút được các chuyên gia giỏi tham gia vào công tác lãnh đạo.
Nhược điểm cơ bản của mô hình này là làm cho cấp dưới phải phục tùng nhiều
đầu mối chỉ đạo khác nhau của cùng một cấp quản lý nên các mệnh lệnh có khi
trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho việc chấp hành từ đó làm
giảm hiệu lực của chế độ một thủ trưởng.
c) Cơ cấu tổ chức trực tuyến tham mưu:
Đây là loại cơ cáu tổ chức quản lý kết hợp được dùng phổ biến là cơ cấu trực
tuyến tham mưu. Nó dựa trên nguyên tắc trực tuyến nhưng bên cạnh người lãnh
đạo có thêm bộ phận tham mưu giúp để giúp cho lãnh đạo ra quyết định và theo
dõi thực hiện.
Trong cơ cấu trực tuyến tham mưu, người lãnh đạo ra quyết định và chịu trách
nhiệm toàn diện đối với việc thực hiện quyết định của những người thừa hành
trực tiếp của mình.
Bộ phận tham mưu có nhiệm vụ chuẩn bị các dự án ra quyết định để các cấp lãnh
đạo ra quyết định chính xác đồng thời giúp cho các cấp lãnh đạo theo dõi thực
hiện việc thực hiện các quyết định đó được đầu đủ.
Mô hình trực tuyến tham mưu có dạng:

Giám đốc

Tham mưu

Lãnh đạo 2 Lãnh đạo 3

Tham mưu 2 Tham mưu 3

d) Cơ cấu trực tuyến chức năng:


Do đối tượng quản lý ngày càng phức tạp và yêu cầu quản lý ngày càng mở rộng
nên bộ phân tham mưu được phân ra thành các phòng ban chuyên môn hóa theo
90
các chức năng riêng biệt, đi sâu vào từng lĩnh vực quản lý cụ thể nhằm chuẩn bị
các dự án quyết định để người quản lý trực tuyến thông qua. Ngoài ra nó còn
giúp giám đốc hướng dẫn thực hiện các quyết định của giám đốc và kiểm tra
giám sát việc thực hiện chúng.
Điểm khác biệt cơ bản của mô hình này với mô hình trực tuyến tham mưu đó là
trong mô hình này có sự hình thành nên các bộ phận chức năng độc lập không
chỉ dơn thuần làm chức năng tham mưu mà còn được lãnh đạo trực tuyến phân
cho một số quyền hành nhất định trong lĩnh vực chuyên môn được giao.
Nhược điểm cơ bản của cơ cấu này là làm gia tăng đáng kể số phòng ban chức
năng, tăng các đầu mối quản lý, cơ cấu quản lý cồng kềnh, người lãnh đạo phải
luôn điều hòa, phối hợp hoạt động của các phòng ban, bộ phận nhằm khắc phục
tình trạng không ăn khớp trong việc chỉ đạo hoạt động của chúng trong doanh
nghiệp.
Mô hình trực tuyến chức năng có dạng:

Giám đốc

Chức năng Chức năng


1 2

Lãnh đạo 1 Lãnh đạo 2 Lãnh đạo 3

: Quan hệ theo chức năng quản trị


: Quan hệ trực tuyến chỉ huy

e) Cơ cấu tổ chức quản lý theo chương trình mục tiêu:


Loại cơ cấu này hiện nay đang được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả do yêu cầu
của nhiệm vụ thúc đẩy khoa học kỹ thuật và đổi mới sản xuất kinh doanh, giải
quyết những nhiệm vụ kinh tế -xã hội phức tạp trong các doanh nghiệp đòi hỏi
phải có những có cấu tổ chức quản lý mềm dẻo nhằm thích ứng với những nhiệm
vụ và điều kiện sản xuất kinh doanh ngày càng biến đổi nhanh chóng
Do đó đã xuất hiện một số phương pháp quản lý và cơ cấu tổ chức quản lý mới
về nguyên tắc đó là cơ cấu ma trận, cơ cấu quản lý theo dự án hay cơ cấu tổ
chức quản lý theo chương trình.
Đặc điểm cơ bản của các cơ cấu này là các phòng có quan hệ đến việc thực hiện
chương trình mục tiêu được liên kết lại và có một tổ chức để quản lý thống nhất

91
chương trình gọi là Ban chủ nhiệm chương trình nhằm điều hòa, phối hợp các
thành viên, điều phối các nguồn dự trữ, giải quyết các quan hệ lợi ích...
Mô hình cơ cấu tổ chức này có dạng:

Lãnh đạo chung

Phòng chức Phòng chức


năng 1 năng 2
Lãnh đạo chương
trình 1
Lãnh đạo chương
trình 2

Đối với các dự án đầu tư không độc lập về mặt quản lý như đã phân định, tùy
theo mô hình tổ chức của đơn vị chủ mà đối tượng đầu tư của dự án có sự hòa
nhập hợp lý. Thường thì đối tượng đầu tư sẽ trở thành một phân hệ của hệ thống
cũ dưới dạng một bộ phận của cơ cấu trực tuyến trong mô nình trực tuyến chức
năng hoặc là một dự án trong mô hình tổ chức dạng ma trận.
II.CÁC CẤP QUẢN TRỊ
a) Đối với doanh nghiệp Nhà nước:
Theo Luật doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 7
Quốc hội khóa IX ngày 20/4/95. Luật này định rõ:
Trong doanh nghiệp Nhà nước không có Hội đồng quản trị, Điều 39 của luật này
định rõ:
- Giám đốc doanh nghiệp do người quyết định thành lập doanh nghiệp bổ
nhiệm, giao nhiệm vụ, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật.
- Giám đốc doanh nghiệp là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp đồng
thời phải chịu mọi trách nhiệm trước người bổ nhiệm và pháp luật về điều hành
hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc có quyền hành cao nhất trong doanh
nghiệp trong đó có quyền quyết định về tổ chức bộ máy quản lý trong doanh
nghiệp (Điều 14 quy định: Giám đốc có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản
lý trong xí nghiệp ...).
- Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc điều hành doanh nghiệp
theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
về nhiệm vụ được Giám đốc phân quyền và ủy quyền.
- Kế toán trưởng giúp Giám đốc doanh nghiệp chỉ đạo, tổ chức thực hiện
công tác kế toán, thống kê của doanh nghiệp và có nhiệm vụ, quyền hạn theo
pháp luật quy định.

92
- Văn phòng và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu,
giúp việc cho Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, giám đốc doanh nghiệp thường phân định
mọi hoạt động của doanh nghiệp thành các lĩnh vực quản lý như: sản xuất kinh
doanh, khoa học kỹ thuật, kinh tế tài chính, đời sống... và phân công, phân nhiệm
cho các cấp dưới phụ trách từng lĩnh vực một. Trong trường hợp đó, giám đốc sẽ
là người đảm trách nhiệm vụ theo dõi, giám sát, điều phối sao cho sao cho mọi
công việc ở mọi bộ phận đều được diễn ra một cách thuận tiện, nhịp nhàng nhất.
Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, công việc sản xuất kinh doanh phức
tạp, Giám đốc có thể bổ nhiệm một số Phó Giám đốc giúp việc, Giám đốc phân
quyền cho họ quản lý trong lĩnh vực này hoặc lĩnh vực kia với điều kiện là phải
tuân thủ hoàn toàn nguyên tắc một thủ trưởng.
b) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty cổ phần:
Các công ty liên doanh thường được thành lập dưới dạng công ty TNHH. Các
công ty TNHH có trên 12 thành viên trở lên thì cách thức tổ chức quản lý cũng
gần giống như công ty cổ phần. Đối với công ty loại này quyền hành thường
được phân định cho các cấp như sau:
) Cấp lãnh đạo:
@ Đại hội đồng hoặc Đại hội cổ đông:
Đại hội đồng là cơ quan quyền lực cao nhất của các công ty cổ phần.
- Đại hội đồng thành lập được triệu tập để tiến hành các thủ tục thành lập
đông thời thông qua điều lệ hoạt động của công ty.
- Đại hội đồng bất thường được triệu tập để sửa đổi điều lệ hoặc giải quyết
các vấn đề đột xuất.
- Đại hội đồng thường kỳ họp để giải quyết các công việc thường kỳ bao gồm
các công việc sau:
+ Quyết định phương hướng hoạt động và đề ra nhiệm vụ phát triển công ty
cũng như các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.
+ Thảo luận và thông qua bảng tổng kết tài chính trong năm.
+ Bầu hoặc bãi miến Hội đồng quản trị và Ban kiểm sát.
+ Quyết định phương án phân chia lợi nhuận, trích lập các quỹ hoặc phân
chia trách nhiệm về thiệt hại thua lỗ trong kinh doanh của công ty.
+ Xem xét và quyết định các giải pháp lớn nhằm khắc phục những biến động
lớn về tài chính của công ty.
+ Xem xét các sai phạm của Hội đồng quản trị để có các quyết định và giải
pháp xử lý.
@ Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của công ty thường được quy định từ 3 đến
12 thành viên tùy theo quy mô của công ty.
93
- Hội đồng quản trị do Đại hội đồng bầu ra và có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyền lợi của công ty trừ
những vần đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng như đã giới thiệu ở trên.
- Hội đồng quản trị bầu ra một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng
quản trị có thể kiêm luôn chức Tổng giám đốc nếu điều lệ công ty không quy
định khác.
- Trường hợp liên doanh với nước ngoài, vì là công ty TNHH nên không có
Đại hội đồng nên Hội đồng quản trị đảm trách luôn các nhiệm vụ của Đại hội
đồng như đã giới thiệu. Trong trường hợp này các thành viên của Hội đồng quản
trị do các bên liên doanh chỉ định người của mình tham gia. Hội đồng quản trị cử
Chủ tịch và quy định nhiệm kỳ của Chủ tịch theo chế độ luân phiên giữa các bên.
(Cụ thể xem quy định về công ty liên doanh đã giới thiệu kỹ trong Chương 2)
- Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng về những sai phạm
trong quản lý, những sai phạm do vi phạm điều lệ hoặc sai phạm do vi phạm
pháp luật gây phương hại đến lợi ích của công ty.
- Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm chức Tổng giám đốc thì
Hội đồng quản trị có thể cử một thành viên khác của Hội đồng hoặc thuê một
người ngoài khác làm Tổng giám đốc.
) Cấp điều hành:
Trong trường hợp công ty cổ phần thì cấp điều hành chính là Tổng giám đốc điều
hành và các Phó tổng giám đốc.
Đối với các công ty đầu tư theo Luật đầu tư trong nước thì không nhất thiết phải
có Phó tổng giám đốc. Nhưng nếu doanh nghiệp thành lập theo Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt nam thì nhất thiết phải có chức vụ này, khi Tổng giám đốc là người
của đối tác nước ngoài thì Phó tổng giám đốc thứ nhất phải là người của phía
Việt nam.
Nhiệm vụ chính của Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc là điều hành mọi
hoạt động hàng ngày của công ty phù hợp với chủ trương đường lối mà Hội đồng
quản trị đã đề ra sao cho hợp lý và hiệu quả nhất đồng thời phù hợp với những
quyết định của pháp luật hiện hành
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Tổng giám đốc điều hành và các Phó tổng
giám đốc phải được quyết định rõ trong Điều lệ công ty.
Ngoài ra cấp này còn có các cán bộ quản lý điều hành cấp trung gian có tham
gia vào công tác điều hành hoạt động của công ty đó là các Trưởng, Phó phòng
ban, Trưởng, Phó các ban ngành và các phân xưởng trong công ty. Tuy nhiên ở
giác độ nghiên cứu dự án chúng ta chưa cần đi sâu vào nghiên cứu đến mức quá
chi tiết đối với đối tượng này mà chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát sơ bộ qua
Sơ đồ tổ chức bộ máy mà thôi.
) Cấp thừa hành:
94
Cấp này bao gồm toàn bộ đối tượng còn lại trong công ty, từ các bộ phận quản lý
chức năng như nhân sự, tài chính, kỹ thuật, marketing... cho đến các phân xưởng
và người lao động trực tiếp. Đây chính là đối tượng sẽ thực hiện tất cả các nhiệm
vụ của công ty dưới sự điều hành của các cấp điều hành như đã giới thiệu ở trên
để đạt được các mục tiêu mà công ty đã đề ra, đó cũng chính là mục tiêu của
chính dự án.
Tuy nhiên khi xây dựng dự án, chúng ta chưa cần đi nghiên cứu chi tiết đến mức
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho cấp này mà chỉ nên dừng lại ở Sơ
đồ tổ chức bộ máy quản lý mà thôi vì nội dung này sẽ còn được tiếp tục được
nghiên cứu hoàn thiện và cập nhật trong suốt quá trình tiến hành đầu tư cho đến
khi đi vào vận hành hoạt động.
III. DỰ TRÙ BỐ TRÍ NHÂN SỰ CHO CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DỰ ÁN
Sau khi đã xây dựng cơ cấu tổ chức cho dự án, các nhà soạn thảo cần sơ bộ dự
kiến số lượng cũng như cơ cấu chủng loại nhân sự cần thiết để đảm bảo cho
doanh nghiệp có thể hoạt động được bình thường nhằm khai thác sử dụng đối
tượng đầu tư trong quá trình khai thác sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất.
Để xác định được nhu cầu về nhân sự trong bước công việc này, các nhà soạn
thảo cần chi tiết hóa yêu cầu về nhân sự theo các yêu cầu sau:
- Số lượng nhân sự cần thiết cho hoạt động quản lý gián tiếp và lao động trực
tiếp là bao nhiêu?
- Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, cần phải chỉ rõ loại
chuyên môn gì, số lượng bao nhiêu, bằng cấp cụ thể thế nào, cương vị công tác
mà họ sẽ phải đảm nhiệm?
- Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của công nhân trực tiếp, cần chỉ rõ loại
chuyên môn gì, trình độ yêu cầu ở mức nào, số lượng bao nhiêu?
- Phải chỉ rõ yêu cầu về nhân sự là người Việt nam hay người nước ngoài, số
lượng cụ thể là bao nhiêu cho mỗi loại?
- Cần chỉ rõ yêu cầu về nam, nữ (nếu cần)
- Tuổi đời, tuổi nghề và một số tiêu thức bổ sung khác tùy theo yêu cầu cụ
thể của từng dự án.
- Mức lương tối thiểu được dự kiến cho từng loại cán bộ, nhân viên từ Tổng
giám đốc đến nhân viên. Chỉ rõ phương pháp trả lương, mức bảo hiểm xã hội,
các chế độ về làm thêm giờ, làm ngoài giờ, nghỉ phép, phúc lợi và một số quy
định khác nếu cần. Riêng đối với các doanh nghiệp có người nước ngoài làm
việc, đặc biệt là các liên doanh với nước ngoài thì cần có quy định riêng cho số
lao động nước ngoài này theo đúng tinh thần của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
nam.
1) Dự kiến nhân sự cho bộ máy quản lý:

95
Đối tượng này chủ yếu là cán bộ nhân viên làm công tác quản lý điều hành hoạt
động của một doanh nghiệp. Đây thường là lao động gián tiếp ngoại trừ một số
lao động làm công tác phục vụ quản lý.
Để xác định nhu cầu về loại lao động này, người ta dựa vào tiêu chuẩn định biên
đã xác lập khi xây dựng mô hình tổ chức quản lý đã thực hiện ở phần trước. Qua
mô hình tổ chức quản lý này, người soạn thảo dễ dàng biết được toàn bộ bộ máy
quản lý cần bao nhiêu cán bộ, loại cán bộ chuyên môn gì? trong mỗi bộ phận
chuyên môn cần bao nhiêu nhân viên, loại nhân viên gì?...
Sau khi xác định được nhân sự cho hoạt động quản lý điều hành, người ta xây
dựng bảng tổng hợp nhu cầu như sau:
Bảng: TỔNG HỢP NHU CẦU NHÂN SỰ CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
GIÁN TIẾP

YÊU CẦU VỀ NHÂN SỰ Số Yêu cầu Yêu cầu về Người Việt


lượng về trình chuyên nam hay
độ môn nước ngoài
1) Ban lãnh đạo
- Tổng giám đốc
- Các phó tổng giám đốc
2) Càn bộ và nhân viên quản lý
a) Phòng Tài chính-kế toán
b) Phòng nhân sự
c) Phòng kỹ thuật công nghệ
d) Phòng Marketing
e) Phòng ....
3) Nhân viên phục vụ quản lý
4) Nhân viên gián tiếp khác

2) Dự kiến số lượng công nhân trực tiếp sản xuất:


Đễ xác định số lượng công nhân trực tiếp, các nhà soạn thảo dự án có thể sử
dụng các phương pháp tính toán sau đây:
a) Tính toán dựa vào định mức sản lượng hoặc định mức thời gian:
Định mức thời gian là số thời gian lao động hao phí để sản xuất được một đơn vị
sản phẩm (hoặc hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc nào đó). Nó được
tính bằng số đơn vị thời gian/1 sản phẩm.
Định mức sản lượng là số đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng dịch vụ có thể tạo ra
được trong một đơn vị thời gian. Định mức sản lượng được tính bằng só lượng
sản phẩm/1 đơn vị thời gian.
96
Như vậy giữa định mức thời gian và định mức sản lượng có mối quan hệ với
nhau, trong đó định mức sản lượng là nghịch đảo của định mức thời gian và
ngược lại.
Lúc này số lượng công nhân được xác định như sau:
n

Q
1
L i  Di 
i 1 t th
L: Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất cần có trong năm (người)
Qi: Số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ loại (i) cần phải thực hiện trong năm theo
chương trình sản xuất đã xây dựng.
Di: Định mức thời gian đối với sản phẩm hoặc dịch vụ loại (i)
Tth: Thời gian làm việc thực tế bình quân trong năm của một công nhân (thường
tính bằng giờ/ năm).
Thời gian làm việc thực tế trong năm thường được tính toán bằng cách lấy tổng
quỹ thời gian trong năm (365 ngày) trừ đi số ngày nghỉ theo chế độ và số ngày
nghỉ việc ngoài chế độ bình quân trong năm của công nhân sau đó nhân với thời
gian làm việc thực tế bình quân một ngày của một công nhân.
b) Phương pháp xác định dựa vào định mức đứng máy:
Trong một số dự án công nghiệp, ngoài phương pháp định mức trên ta còn có thể
xác định số lượng công nhân dựa vào tiêu chuẩn đứng máy của công nhân.
Phương pháp này như sau:
Gọi
- ĐMi là định mức đứng máy đối với loại máy (i)
- Mi là số lượng máy (i) được huy động để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh trong năm của dự án.
- Ci là số ca máy làm việc bình quân trong năm đối với loại máy (i)
- ht: là hệ số sử dụng thời gian làm việc thực tế bình quân trong năm của một
công nhân.
Khi đó số công nhân đứng máy được tính như sau:
n
Mi
 DM
1
L 
i 1 i Tbq
L: là số lượng công nhân đứng máy dự kiến phải có cho dự án.
Đối với các loại lao động phụ và phục vụ khác thì dựa vào định mức của các loại
lao động này so với lao động chính để xác định.
Sau khi đã xác định được nhu cầu cho lao động cho đối tượng lao động trực tiếp
ta lập bảng tổng hợp nhu cầu lao động trực tiếp như sau:
Bảng: TỔNG HỢP NHU CẦU LAO ĐỘNG LÀ CÔNG
NHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT

97
YÊU CẦU VỀ CÔNG Số yêu cầu Yêu cầu Người Việt
NHÂN lượn về bậc thợ về chuyên nam hay
g môn nước ngoài
1) Công nhân sản xuất chính
a) Phân xưởng 1
b) Phân xưởng 2
c) Phân xưởng ...
2) Công nhân phụ
a) Phân xưởng 1
b) Phân xưởng 2
c) Phân xưởng ...
3) Nhân viên phục vụ sản
xuất
4) Kiểm soát viên và nhân
viên kiểm tra chất lượng sản
phẩm

3) Dự kiến về chương trình đào tạo huấn luyện nhân viên:


Trong trường hợp cần thiết, trong dự án cần nêu rõ dự trù về đào tạo việc đào tạo
huấn luyện nhân viên và công nhân.
Trong các dự án đầu tư hiện nay, đối tượng cần đào tạo chủ yếu là công nhân.
Thường thì trước khi dự án hoàn thành các công việc xây dựng cơ bản, chủ dự án
cần phải có kế hoạch trước về việc tuyển chọn và đào tạo công nhân nếu cần.
Thời điểm tiến hành tuyển chọn và đào tạo phải được lựa chọn sao cho khi dự án
đi vào hoạt động thì công nhân đã được đào tạo xong về cơ bản để có thể tiếp
nhận và vận hành khai thác đối tượng đầu tư của dự án ngay được.
Các hình thức đào tạo công nhân thường được sử dụng đó là:
- Gửi công nhân theo học ở các trường đào tạo dạy nghề chuyên nghiệp, học
viên vừa được học lý thuyết vừa được rèn luyện kỹ năng, tay nghề thông qua
thực tập công nhân.
- Tuyển chọn công nhân từ các trung tâm đào tạo dạy nghề và xúc tiến việc
làm rồi gửi đi thực tập công nhân ở một số cơ sở sản xuất trong hoặc ngoài nước
có điều kiện sản xuất và kỹ thuật, công nghệ tương tự như của dựa án.
- Tuyển công nhân mới rồi cho đi học nghề dưới dạng kèm cặp trực tiếp
thông qua các thợ giỏi ở các cơ sở sản xuất của đơn vị hoặc ở nơi khác.
- Tuyển công nhân mới rồi mở lớp thuê người dạy và huấn luyện
Đối với các đối tượng là cán bộ và nhân viên quản lý, hình thức đào tạo huấn
luyện chủ yếu là:

98
- Tổ chức đi tham quan học tập kinh nghiệm của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh trong và ngoài nước.
- Cử người đi học ngắn hạn hoặc dài hạn trong và ngoài nước.
- Thuê chuyên gia trong hoặc ngoài nước đến trực tiếp kèm cặp.
Sau khi đã xác định được nhu cầu về số lượng các loại cán bộ nhân viên, công
nhân cần phải đào tạo huấn luyện cùng với các hình thức và thời gian đào tạo
huấn luyện cần thiết cho mỗi loại. Các nhà soạn thảo dự án cần phải lập bảng dự
trù về kinh phí cần thiết phải chi tiêu cho các hoạt động này qua các năm. Bảng
dự trù này có dạng như sau:
Bảng: DỰ TRÙ KINH PHÍ CHO VIỆC TUYỂN CHỌN, ĐÀO
TẠO VÀ HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN
ĐVT:...
CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN THIẾT NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM..
.
1) Kinh phí cho việc tuyển chọn
nhân viên quản lý và công nhân
2) Kinh phí cho việc đào tạo công
nhân
3) Kinh phí cho việc đào tạo cán bộ
và kỹ thuật viên
4) Kinh phí đào tạo huấn luyện cán
bộ và nhân viên quản lý
TỔNG CỘNG

4) Dự kiến quỹ lương hàng năm cho chương trình nhân sự:
Trên cơ sở các số liệu dự trù về số lượng, chất lượng của nhân sự cần có cho hoạt
động của dự án, các nhà soạn thảo cần dự trù quỹ lương tối thiểu cần phải có để
đảm bảo cho chương trình nhân sự có thể thực hiện được. Để dự trù quỹ lương
trong năm, các nhà soạn thảo cần tiến hành các công việc sau đây:
a) Dự trù mức lương tối thiểu và tối đa:
Về mặt nguyên tắc, khi xác định mức lương các nhà soạn thảo dự án cần phải
tuân thủ các quy định của pháp luật, đặc biệt là quy định về mức lương tối thiểu
và các quy định khác liên quan đến việc trả lương cho một số loại hình doanh
nghiệp nhất định. Hiện tại quy định của Chính phủ Việt nam về mức lương tối
thiểu áp dụng trong toàn bộ nền kinh tế là 144.000 đồng/người lao động/tháng.
Đối với các dự án có người nước ngoài làm việc, cần phải xác định riêng mức
lương của lao động trong nước và lao động nước ngoài.
@ Mức lương của lao động nước ngoài:
Chức danh:....
99
- Mức lương tối thiểu ............... USD/tháng
- Mức lương tối đa .....................USD/tháng
@ Cán bộ, nhân viên là người Việt nam:
Chức danh:....
- Mức lương tối thiểu ............... VND/tháng
- Mức lương tối đa .....................VND/tháng
b) Tổng hợp quỹ lương dự kiến hàng năm:
Sau khi đã xác định được mức lương cho từng chức danh công tác, các nhà soạn
thảo căn cứ vào tiêu chuẩn định biên trong cơ cấu tổ chức để tính ra mức lương
bình quân hàng năm cho các loại lao động trong toàn bộ dự án. Các kết quả tính
toán sau đó sẽ được tổng hợp lại và đưa vào bảng tổng hợp có dạng như sau:
Bảng: TỔNG HỢP QUỸ LƯƠNG DỰ KIẾN HÀNG NĂM
ĐVT:...
CÁC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LƯƠNG NĂM NĂM NĂM NĂM
1 2 3 ...
1) Lương cho quản lý gián tiếp
a) Ban giám đốc
b) Các bộ phân chức năng
- Phòng 1
...
c) Nhân viên quản lý khác
2) Công nhân trực tiếp sản xuất
a) Công nhân sản xuất chính
- Phân xưởng 1
...
b) Công nhân sản xuất phụ
c) Công nhân phục vụ sản xuất
3) Kiểm soát viên và nhân viên kiểm
tra chất lượng sản phẩm
4) Nhân viên khác
TỔNG CỘNG

Chú ý: Lương của lao động nước ngoài được quy đổi ra tiền Việt nam theo tỷ giá
hối đoái chính thức được công bố tại thời điểm tính toán.

III.Quản lý thời gian và tiến độ của dự án đầu tư


1.Khái niệm và mục đích của quản lý thời gian và tiến độ dự án đầu tư
Quản lý thời gian và tiến độ dự án là quá trình trong quản trị dự án đầu tư,
bao gồm việc thiết lập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công
100
việc cũng như toàn bộ dự án và quản trị tiến trình thực hiện các công việc dự án
đầu tư trên cơ sở các nguồn lực cho phép và những yêu cầu về chất lượng đã
định. Mục đích của quản lý thời gian là làm sao để dự án hoàn thành đúng thời
hạn trong phạm vi ngân sách và nguồn lực cho phép, đáp ứng những yêu cầu đã
định về chất lượng
Quản lý thời gian là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác
cần cho công việc dự án đầu tư. Trong môi trường dự án đầu tư, chức năng quản
lý thời gian và tiến độ quan trọng hơn trong môi trường hoạt động kinh doanh
thông thường vì nhu cầu kết hợp phức tạp và thường xuyên liên tục giữa các
công việc, đặc biệt trong trường hợp dự án phải đáp ứng một thời hạn cụ thể của
khách hàng.
2.Mạng công việc
a.Khái niệm và tác dụng
Mạng công việc là kỹ thuật bày kế hoạch tiến độ, mô tả dưới dạng sơ đồ
mối quan hệ liên tục giữa các công việc đã được xác định cả về thời gian và thứ
tự trước sau. Mạng công việc là sự nối kết các công việc và các sự kiện.
Tác dụng:
- Phản ảnh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các công việc của dự
án.
- Xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành dự án.
- Là cơ sở để tính toán thời gian dự trữ của các sự kiện, các công việc.
- Nó cho phép xác định những công việc nào phải được thực hiện kết hợp
nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực, công việc nào có thể thực hiện đồng thời
nhằm đạt được mục tiêu về ngày hoàn thành dự án.
- Là cơ sở để lập kế hoạch kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và điều
hành dự án.
Để xây dựng mạng công việc cần xác định mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
giữa các công việc dự án. Có một số loại quan hệ phụ thuộc chủ yếu giữa các
công việc dự án như sau:
+ Phụ thuộc bắt buộc là mối quan hệ phụ thuộc bản chất, tất yếu (chủ yếu
là tất yếu kỹ thuật) giữa các công việc dự án, ở đây có bao hàm cả ý giới hạn về
nguồn lực vật chất.
+ Phụ thuộc tùy ý là mối quan hệ phụ thuộc được xác định bởi nhóm quản
lý dự án. Mối quan hệ này được xác định dựa trên cơ sở hiểu biết thực tiễn về các
lĩnh vực kinh tế - xã hội - kỹ thuật liên quan đến dự án và trên cơ sở đánh giá
đúng những yếu tố rủi ro và có giải pháp điều chỉnh mối quan hệ cho phù hợp.
+ Phụ thuộc hướng ngoại là mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc dự
án với các công việc không thuộc dự án, là sự phụ thuộc của các công việc dự án
với các yếu tố bên ngoài.
101
b.Sơ đồ mạng công việc
Việc quản trị dự án thường được xem là yếu tố mấu chốt trong sự thành
công của một dự án. Nghĩa là thành công sau này của một dự án được xác định
ngay từ khi lập kế hoạch, khi nhóm quản lý dự án được hình thành. Nhóm này
phải theo dõi tất cả các chi tiết của dự án, đặc biệt các khía cạnh thiết kế, lập
tiến độ và kiểm tra.
Họ phải tìm kiếm và phân tích các thông tin để :
- Xác định được tất cả các công việc trong dự án, sự phụ thuộc lẫn nhau
và cuối cùng xác định được trình tự thực hiện các công việc.
- Ước lượng thời gian thực hiện của mỗi công việc, tổng thời gian thực
hiện dự án và thời điểm mỗi công việc phải kết thúc để đảm bảo đúng thời gian
kết thúc dự án.
- Xác định các công việc căng nhất về mặt thời gian để hoàn thành dự
án đúng hạn, thời gian thực hiện tối đa của mỗi công việc mà không làm trễ
dự án.
- Ước lượng chi phí và lên kế hoạch thực hiện sao cho tối thiểu hoá chi
phí tổng cộng.
- Hoạch định và phân phối tài nguyên sao cho mục tiêu dự án đạt được
một cách hiệu quả nhất.
- Chỉ đạo quá trình thực hiện, phản ứng nhanh với những lệch lạc so với
kết quả và hiệu chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
- Dự báo các sự cố và tìm biện pháp để tránh nó.
- Lập các báo cáo về tiến trình, thể hiện các thông tin liên quan đến dự án
một cách dễ hiểu nhất.
Phương pháp phân tích sơ đồ mạng có thể sử dụng cho hầu hết các loại
dự án, nhưng hiệu quả hơn cả là cho các dự án lớn (liên quan đến vốn đầu tư lớn
đáng để tập hợp và xử lý dữ liệu) và phức tạp (dễ sai lầm trong quá trình tiến
hành). Các dự án như vậy thường mang tính độc nhất nên không có những
kinh nghiệm trong quá khứ có thể áp dụng trực tiếp được. Những dự án tiêu
biểu bao gồm dự án xây dựng, tổ chức các sự kiện lớn, tung ra sản phẩm mới...
c.Phương pháp biểu diễn mạng công việc
Có hai phương pháp chính để biểu diễn mạng công việc. Đó là phương
pháp "Đặt công việc trên mũi tên" (AOA - Activities on Arrow) và phương pháp
"Đặt công việc trong các nút (AON - Activities on Note). Cả hai phương pháp
này đều chung nguyên tắc là: Trước khi một công việc có thể bắt đầu thì tất cả
các công việc trước nó phải được hoàn thành và các mũi tên được vẽ theo chiều
từ trái sang phải, phản ánh quan hệ lôgic trước sau giữa các công việc nhưng độ
dài mũi tên lại không có ý nghĩa.

102
Phương pháp AOA (Đặt công việc trên mũi tên): dựa trên một số khái
niệm sau:
- Công việc (hành động - activities) là một nhiệm vụ hoặc nhóm nhiệm vụ
cụ thể cần thực hiện của dự án. Nó đòi hỏi thời gian, nguồn lực và chi phí để
hoàn thành.
- Sự kiện là điểm chuyển tiếp đánh dấu một hay một nhóm công việc đã
hoàn thành và khởi đầu của một hay một nhóm công việc kế tiếp.
- Đường là sự kết nối liên tục các công việc tính từ sự kiện đầu đến sự kiện
cuối.
Về nguyên tắc, để xây dựng mạng công việc theo phương pháp AOA, mỗi
công việc được biểu diễn bằng một mũi tên có hướng nối hai sự kiện. Để đảm
bảo tính lôgic của AOA, cần phải xác định được trình tự thực hiện và mối quan
hệ giữa các công việc. Như vậy, theo phương pháp AOA, mạng công việc là sự
kết nối liên tục của các sự kiện và công việc.
Ví dụ. Xây dựng mạng công việc theo phương pháp AOA
Có những công việc như sau
Kí Thời gian thực hiện Công việc
Công việc
hiệu (ngày) trước
Kí hợp đồng xây dựng A 2 -
Giải phóng mặt bằng B 30 -
Xây dựng nhà xưởng C 50 B
Nghiệm thu nhà xưởng D 2 A, C
Giám sát việc thực hiện hợp E
60 B
đồng
Xây dựng mạng công việc theo AOA

A
D

B E

Phương pháp AON (đặt công việc trong các nút): cần đảm bảo nguyên
tắc:

103
- Các công việc được trình bày trên một nút (hình chữ nhật). Những thông
tin trong hình chữ nhật gồm tên công việc, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và độ dài
thời gian thực hiện công việc.
- Các mũi tên chỉ thuần túy xác định thứ tự trước sau của các công việc.
- Tất cả các điểm trừ điểm cuối đều có ít nhất một điểm đứng sau. Tất cả
các điểm trừ điểm đầu đều có ít nhất một điểm đứng trước.
- Trong mạng chỉ có một điểm đầu tiên và một điểm cuối cùng.
Như vậy, theo phương pháp AON, mạng công việc là sự kết nối liên tục
của các công việc. Trong quá trình xây dựng mạng công việc theo phương pháp
AOA cần chú ý một số quan hệ cơ bản như quan hệ "bắt đầu với bắt đầu", quan
hệ "hoàn thành với hoàn thành", quan hệ "bắt đầu với hoàn thành" và quan hệ
"kết thúc với bắt đầu"

104
Ví dụ :Xây dựng mạng công việc theo phương pháp AON
Ký Thời gian thực hiện Thời gian
Hoạt động hiệu (tháng) bắt
San lấp mặt bằng A 1 Ngayđầu
từ đầu
Hợp đồng cung ứng máy móc thiết B 1 Ngay từ đầu
bị
Xây dựng nhà xưởng C 6 Sau A
Chờ máy móc thiết bị về D 6 Sau B
Lắp đặt máy móc thiết bị E 4 Sau C, D
Điện, nước F 2 Sau C
Chạy thử và nghiệm thu G 1 Sau E, F
Xây dựng mạng công việc theo AON

F:

A: C: Start:
G:
….
Start: …. Start: ….
Start: ….
Bắt E
đầu
B: D: Start: ….

Start: …. Start: ….

Tuy nhiên, khi biểu diễn công việc theo phương pháp AOA và AON cần
quan tâm đến những mối quan hệ công việc sau:
Quan hệ “bắt đầu với bắt đầu”

A Công việc B chỉ có thể bắt đầu


khi công việc A đã bắt đầu
B được ít nhất là 5 ngày
≥ 5 ngày

Quan hệ “hoàn thành với hoàn thành”

A  6 ngày Chậm nhất là 6 ngày sau khi


công việc A hoàn thành thì
công việc B cũng phải hoàn
B thành

105
Quan hệ “bắt đầu với hoàn thành”

A
Công việc B chỉ có thể bắt đầu
≥ 3 ngày
khi công việc A đã hoàn thành
được ít nhất là 3 ngày
B

Quan hệ “kết thúc với bắt đầu”

A Thời gian phải hoàn thành 2


công việc A và B là 10 ngày,
B tính từ khi công việc A bắt đầu
cho đến khi công việc B hoàn
10 ngày thành

2.Kỹ thuật PERT và CPM


Một trong những kỹ thuật cơ bản để quản lý tiến độ dự án là Kỹ thuật Tổng
quan Đánh giá Dự án (PERT – Program Evaluation and Review Technique) và
Phương pháp Đường găng (CPM – Critical Path Method).
Có 6 bước phổ biến trong kĩ thuật PERT và CPM
(1) Xác định dự án và các công việc quan trọng của dự án
(2) Thiết lập mối quan hệ giữa các công việc. Xác định công việc nào
thực hiện trước, công việc nào phải theo sau.
(3) Vẽ sơ đồ liên kết các hoạt động này với nhau.
(4) Phân bổ thời gian và chi phí cho mỗi hoạt động.
(5) Tính thời gian dài nhất qua sơ đồ; đây được gọi là đường găng.
(6) Sử dụng sơ đồ để lập kế hoạch, lên lịch thực hiện, giám sát và kiểm
soát dự án.
a.Xây dựng sơ đồ PERT/CPM
PERT là một mạng công việc, bao gồm các sự kiện và công việc. Theo
phương pháp AOA, mỗi công việc được biểu diễn bằng một đoạn thẳng nối 2
đỉnh (sự kiện) và có mũi tên chỉ hướng. Các sự kiện được biểu diễn bằng các
vòng tròn (nút) và được đánh số liên tục theo chiều từ trái sang phải và trên
xuống dưới, do đó, đầu mũi tên có số lớn hơn đuôi mũi tên. Một sơ đồ PERT
chỉ có một điểm đầu (sự kiện đầu) và một điểm cuối (sự kiện cuối).
Hai công việc nối tiếp nhau: Công a (5 ngày) b (3 ngày)
việc b chỉ có thể bắt đầu khi a hoàn 1 2
thành.

106
Hai công việc hội tụ: Hai công việc a a (5 ngày)
và b có thể bắt đầu không cùng thời 1
điểm nhưng cùng hoàn thành tại một b (3 ngày) 3
thời điểm (sự kiện 3).
2
Hai công việc thực hiện đồng thời: a (5 ngày)
công việc a và b đều bắt đầu thực hiện
cùng 1 thời điểm (từ sự kiện 2). 2
b (3 ngày)

Công việc (biến) giả: Biến giả là một


a (5 ngày) 2 c (2 ngày)
biến thể hiện một công việc không
có thực, không đòi hỏi thời gian và X
1 4
chi phí để thực hiện nhưng nó có tác
dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các b (3 ngày) d (6 ngày)
3
công việc và sự kiện trong sơ đồ
PERT. Ví dụ, biến X trong mô hình
bên cho biết công việc d chỉ được
thực hiện khi cả hai công việc a và b
đã hoàn thành.
Dự tính thời gian cho các công việc: Có hai phương pháp chính để dự
tính thời gian thực hiện các công việc: phương pháp tất định và phương pháp
ngẫu nhiên. Phương pháp tất định bỏ qua yếu tố bất định trong khi phương
pháp ngẫu nhiên tính đến sự tác động của các nhân tố ngẫu nhiên khi dự tính
thời hạn thực hiện các công việc.
 Phương pháp ngẫu nhiên
Dự án hoàn thành vào một ngày nào đó là một yếu tố bất định vì nó chịu
tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Mặc dù không thể biết chắc chắn ngày cụ
thể nào là ngày hoàn thành dự án nhưng các nhà quản lý dự án có thể dự tính
được ngày sớm nhất và ngày muộn nhất từng công việc dự án phải hoàn thành.
Trên cơ sở này, sử dụng các phương pháp toán học có thể xác định tương đối
chính xác ngày dự án sẽ hoàn thành.
Giả sử thời gian hoàn thành từng công việc như sau:
- Thời gian dự tính lạc quan (a) là thời gian hoàn tất công việc trong điều
kiện thuận lợi.
- Thời gian dự tính bi quan (b) là thời gian hoàn tất công việc trong điều
kiện không thuận lợi.
- Thời gian phổ biến (m) là thời gian ước lượng gần với thời gian thực tế
cần để hoàn tất công việc.

107
Giả định thời gian hoàn thành từng công việc dự án tuân theo quy luật phân
phối thì giá trị trung bình (thời gian trung bình để thực hiện công việc) được
tính như sau:
a  4m  b
Te 
6
Giả sử thời gian hoàn thành các công việc của dự án biến động tuân
theo quy luật chuẩn và giá trị trung bình trong phân phối chuẩn (tương ứng với
thời gian trung bình ở đây) là thời gian hoạt động kỳ vọng theo đường găng thì
đại lượng Z trong phân phối chuẩn được tính như sau:
SD
Z

Trong đó:
S: thời gian dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án
D: độ dài thời gian hoàn thành các công việc găng
: độ lệch chuẩn của thời gian hoàn thành các công việc găng
(bằng căn bậc hai của phương sai  T   T2 )
n
Khi đó D   Tei
i

Trong đó: i là công việc găng


Như vậy khi phương sai càng lớn thì tính không chắc chắn về thời gian
hoàn thành công việc tăng.
Giả sử các công việc độc lập nhau thì thời gian hoàn thành dự án là tổng
thời gian kỳ vọng của các công việc trên tuyến găng và phương sai hoàn thành
dự án cũng là tổng phương sai của các công việc trên tuyến găng đó.
n
 2 (T )    i2
i

Trong đó;
2(T): Phương sai hoàn thành dự án
i: các công việc găng
ba
2

 : phương sai của các công việc găng và được tính:   


i
2
i
2

 6 
 Phương pháp tất định:
Trong trường hợp số liệu về thời gian thực hiện các công việc lặp lại
tương tự nhau ở nhiều dự án, người ta bỏ qua việc tính toán chênh lệch. Khi
đó thời gian ước tính để hoàn thành từng công việc là giá trị trung bình của tập
hợp số liệu. Phương pháp ước tính thời gian như vậy gọi là phương pháp tất
định.

108
Trong thực tế cả phương pháp tất định và ngẫu nhiên đều không có sẵn số
liệu về thời gian hoàn thành và các công việc. Trong trường hợp đó có thể sử
dụng một trong các kỹ thuật sau:
(1) Phương pháp mô đun. Theo phương pháp này các hoạt động được
chia nhỏ thành các thao tác. Tổng thời gian thực hiện các thao tác phản ánh giá
trị gần đúng của thời gian cần thiết thực hiện công việc. Thời gian thực hiện
thao tác được xây dựng dựa vào kinh nghiệm thực hiện nó trước đó.
( 2 ) Kỹ thuật đánh dấu công việc. Khi thực hiện một hay nhiều dự án
sẽ có rất nhiều công việc chuẩn được lặp lại. Trên cơ sở thống kê những số
liệu có thể tính được thời gian trung bình thực hiện công việc chuẩn, và do đó,
tính được thời gian hoàn thành các công việc dự án.
(3) Kỹ thuật tham số. Trên cơ sở xác định biến độc lập, tìm mối quan hệ
giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Một kỹ thuật quan trọng dùng xác định
mối quan hệ này là phương pháp hồi quy. Dựa vào phương pháp hồi quy ta
xác định được các tham số thời gian hoàn thành công việc.
b.Phương pháp dự tính thời gian cho từng công việc:
Để dự tính thời gian thực hiện các công việc một cách có căn cứ khoa học,
có thể thực hiện các bước sau:
- Xây dựng các giả thiết liên quan đến nguồn lực, đến hoàn cảnh tác động
bình thường.
- Dự tính thời gian cho từng công việc dựa vào nguồn lực có thể huy
động trong kế hoạch.
- Xác định tuyến găng và độ co dãn thời gian của từng công việc
- So sánh thời gian hoàn thành theo dự tính với mốc thời gian cho phép.
- Điều chỉnh các yêu cầu nguồn lực khi cần thiết
Tính toán thời gian trong một sự kiện (điểm nút)
Để xác định được đường găng cần xác định các yếu tố thời gian trong một
sự kiện. Theo quy ước, một sự kiện sẽ được chia thành 4 ô; trong đó, từng ô sẽ có
các kí hiệu riêng biệt thể hiện yếu tố thời gian của sự kiện đó.
i j
A
Ei Li Ej Lj
Si tij Sj
Ký hiệu:
i, j: các sự kiện
tij: Độ dài cung ij hay thời gian thực hiện công việc mà kéo dài từ
sự kiện i tới j (i là sự kiện trước, j là sự kiện sau).
E: Thời gian sớm nhất để hoàn thành sự kiện
L: Thời gian chậm nhất để hoàn thành sự kiện
109
S: Dự trữ thời gian của sự kiện i, j
- Thời gian sớm nhất để hoàn thành một sự kiện Ej
Công thức tính:
Ej = Maxi(Ei + tij) và E1 = 0
Khi tính thời gian sớm nhất, phải thực hiện từ trái sang phải của sơ đồ. Một
cách đơn giản hơn thì thời gian sớm nhất được tính:
Ô trái sau = Max (Ô trái trước + thời gian thực hiện)
- Thời gian chậm nhất để hoàn thành một sự kiện Lj
Công thức tính:
Li = Minj(Lj – tj) và Lcuối cùng = Độ dài thời gian thực hiện dự
án
Khi tính thời gian chậm nhất, phải thực hiện từ phải sang trái của sơ đồ.
Một cách đơn giản hơn thì thời gian chậm nhất được tính:
Ô phải trước = Min (Ô phải sau – thời gian thực hiện)
- Thời gian dự trữ của sự kiện Si , Sj
Công thức tính:
Si = Li – Ei
Khi một công việc có thời gian dự trữ là S, công việc đó có thể hoãn lại tối
đa một thời lượng bằng S mà không ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành của toàn
bộ dự án. Nếu thời gian dự trữ của công việc bằng 0 (S=0), công việc đó không
thể trì hoãn được vì nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hoàn thành của
toàn bộ dự án. Vì vậy, những công việc có thời gian dự trữ bằng 0 được gọi là
những công việc găng.
Xác định đường găng
Đường găng là đường có thời gian dài nhất nối sự kiến xuất phát và sự kiện
kết thúc của sơ đồ. Đường găng là đường đi qua công việc găng và sự kiện găng
và có tổng thời gian đúng bằng thời gian sớm nhất và muộn nhất tại sự kiện kết
thúc.
3.Phương pháp biểu đồ GANTT
Biểu đồ GANTT là phương pháp trình bày tiến trình thực tế cũng như kế
hoạch thực hiện các công việc của dự án theo trình tự thời gian. Mục đích của
GANTT là xác định một tiến độ hợp lý nhất để thực hiện các công việc khác
nhau của dự án. Tiến độ này tùy thuộc vào độ dài công việc, những điều kiện
ràng buộc và kỳ hạn phải tuân thủ.
Cấu trúc của biểu đồ: Cột dọc trình bày công việc, thời gian tương ứng
để thực hiện từng công việc được trình bày trên trục hoành. Mỗi đoạn thẳng
biểu hiện một công việc. Độ dài đoạn thẳng là độ dài công việc. Vị trí của
đoạn thẳng thể hiện quan hệ thứ tự trước sau giữa các công việc.
a.Tác dụng và hạn chế của GANTT
110
Biểu đồ GANTT có một số tác dụng sau:
-Phương pháp biểu đồ GANTT dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế của
từng nhiệm vụ cũng như tình hình chung của toàn bộ dự án
-Dễ xây dựng, do đó, nó được sử dụng khá phổ biến.
-Thông qua biểu đồ có thể thấy được tình hình nhanh chậm của các công
việc, và tính liên tục của chúng. Trên cơ sở đó có biện pháp đẩy nhanh tiến trình,
tái sắp xếp lại công việc để đảm bảo tính liên tục và tái phân phối lại nguồn
lực cho từng công việc nhằm đảm bảo tính hợp lý.
-Biểu đồ thường có một số ký hiệu riêng để nhấn mạnh những vấn đề liên
quan đặc biệt đến công việc.
-Đôi khi người ta xây dựng 2 sơ đồ GANTT: một cho thời gian triển khai
sớm nhất và một cho thời gian triển khai muộn nhất. Để xây dựng sơ đồ
GANTT triển khai muộn người ta xuất phát từ sơ đồ GANTT triển khai sớm.
Các công việc có thể triển khai muộn nhưng thời gian bắt đầu và kết thúc dự
án không được thay đổi.
Hạn chế GANTT
-Đối với những dự án phức tạp gồm hàng trăm công việc cần phải thực
hiện thì biểu đồ GANTT không thể chỉ ra đủ sự tương tác và mối quan hệ giữa
các loại công việc. Trong nhiều trường hợp nếu phải điều chỉnh lại biểu đồ
thì việc thực hiện rất khó khăn phức tạp.
-Khó nhận biết công việc nào tiếp theo công việc nào khi biểu đồ phản ánh
quá nhiều công việc liên tiếp nhau.
2. Các bước để tạo sơ đồ GANTT như sau :
- Phân tích các hoạt động (công việc) của dự án một cách chi tiết
- Sắp xếp trình tự thực hiện các hoạt động một cách hợp lý
- Xác định độ dài thời gian thực hiện các công việc
- Lập bảng phân tích các hoạt động, là kết quả của các bước trên
Vẽ sơ đồ GANTT :
+ Trục tung biểu diễn công việc, trục hoành biễu diễn thời gian
+ Sử dụng các thanh ngang để biểu diễn các công việc trên sơ đồ
- Nếu có yêu cầu có thể vẽ các biểu đồ sử dụng nguồn lực theo thời gian
để quản lý nguồn lực.
- Trong quá trình theo dõi dự án có thể sử dụng các ký hiệu để so sánh tiến
độ công việc trên thực tế và tiến độ công việc theo hoạch định.

111
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu hỏi 1: Trình bày mối quan hệ giữa việc nghiên cứu tổ chức quản lý đối
tượng đầu tư với các bước nghiên cứu khác trong quá trình soạn thảo dự án.
Câu hỏi 2: Trình bày những nội dung cơ bản của các nguyên tắc khi xây dựng bộ
máy quản lý của một doanh nghiệp?
Câu hỏi 3: Các nhân tố ảnh hưởng nào tác động đến việc lựa chọn mô hình tổ
chức quản lý của dự án?
Câu hỏi 4: Giới thiệu các mô hình tổ chức quản lý thông dụng đưọc sử dụng
trong các doanh nghiệp? Phân tích ưu, nhược điểm của các mô hình đó?
Câu hỏi 5: Trình bày những yêu cầu và phương pháp đưọc sử dụng để xác định
nhu cầu nhân sự cho cơ cấu tổ chức của đối tượng đầu tư trong tương lai?

112
CHƯƠNG V: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG DIỆN TÀI CHÍNH
TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Mục tiêu chương:


-Xác định nhu cầu vốn đầu tư gồm chi tiêu trước đầu tư, nhu cầu vốn cố định,
vốn lưu động và các nguồn tài trợ cho dự án
-Biết cách xấy dựng dòng ngân quỹ của dự án trên cơ sở đó đanh sgias lai lỗ và
tính toán các chỉ tiêu của dự án đầu tư
-Vận dụng các chỉ tiêu để đánh giá một dự án đầu tư có khả thi hay không

Nghiên cứu dự án về mặt tài chính là một nội dung rất quan trọng của quá trình
thiết lập hay thẩm định một dự án đầu tư. Thông qua phân tích tài chính, chúng ta
xác định được quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, cơ cấu của các nguồn tài trợ
cho dự án, tính toán thu chi, lỗ lãi và những lợi ích thiết thực mang lại cho nhà
đầu tư và cho cả cộng đồng.
Các bảng dự trù tài chính chính là sự phản ánh tổng hợp về mặt giá trị những dự
toán ở các bảng nghiên cứu về kỹ thuật-công nghệ, về thị trường, về tổ chức quản
lí của dự án đã được xác định ở các phần nghiên cứu trước.
Trên cơ sở nghiên cứu tài chính, nhà đầu tư có được kết quả đánh giá hiệu quả về
mặt tài chính của việc đầu tư, đó là kết luận quan trọng nhất để làm cơ sở cho
việc quyết định có nên tiến hành đầu tư hay không.
Nhìn chung, đối với các dự án đầu tư để sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh
dịch vụ đều có nội dung phân tích tài chính khá giống nhau, chỉ khác nhau ở một
số chi tiết nhỏ. Vì vậy trong khuôn khổ nghiên cứu chương này chúng ta đi sâu
vào việc nghiên cứu tài chính đối với các dự án phát triển sản xuất công nghiệp,
các dự án khác cũng tương tự.
Mục đích cơ bản của phần nghiên cứu này là nhằm giải quyết các nội dung sau
đây:
- Xác định nhu cầu về kinh phí đầu tư, cơ cấu phân bổ nguồn vốn, cơ cấu tài
trợ.
- Tính toán các khoản thu chi, lợi nhuận.
- Tính toán thời gian hoàn vốn và các chỉ tiêu hiệu quả khác
Sau đây chúng ta sẽ lần lượt đi vào nghiên cứu các nội dung cơ bản của chương
này qua các phần nghiên cứu sau đây:
I. TÍNH TOÁN TỔNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
Tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ các khoản chi phí để thiết lập, xây
dựng và tạo dựng các điều kiện cần thiết để đưa dự án vào hoạt động kinh doanh

113
bình thường nhằm đạt được mục tiêu mà chủ dự án đề ra. Vốn đầu tư của một dự
án thường bao gồm:
1) Các khoản chi tiêu trước đầu tư:
Đây là toàn bộ các chi tiêu cần thiết để đảm bảo cho dự án có thể được triển khai
và đi vào hoạt động. Các khoản chi tiêu này được gọi chung là: Các khoản chi
phí trước đầu tư, chúng bao gồm các khoản chi tiêu sau đây:
- Chi phí thành lập xí nghiệp: Đối với các dự án xây dựng mới, quá trình đầu
tư cũng chính là quá trình hình thành nên doanh nghiệp mới do đó trong các
khoản chi tiêu trước đầu tư có thêm các chi tiêu cho việc đăng ký hoạt động của
doanh nghiệp, chi phí về soạn thảo các tài liệu pháp lí để thành lập doanh nghiệp,
chi phí phát hành cổ phần, chi phí quảng cáo...
- Chi phí nghiên cứu dự án: Bao gồm chi cho việc khảo sát nghiên, cứu cơ
hội đầu tư, chi cho việc soạn thảo và xét duyệt dự án tiền khả thi, dự án khả thi,
các chi phí liên quan khác
- Chi cho công tác chuẩn bị đầu tư: Chi phí cố vấn, các khoản phát sinh trong
giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư và xây dựng dự án nhưng không liên quan
trực tiếp đến việc hình thành nên giá trị của tài sản cố định của dự án.
- Chi cho trả lương, bảo hiểm xã hội của cán bộ, nhân viên quản lí dự án
trong suốt quá trình đầu tư trước khi dự án đi vào hoạt động.
- Chi phí di chuyển, công tác phí của cán bộ nhân viên ban quản lí dự án
trong quá trình tiến hành đầu tư.
- Chi cho việc xây dựng lán trại tạm, nhà làm việc tạm, kho tạm phục vụ cho
quá trình đầu tư
- Chi cho việc tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo nhân viên
- Các chi phí cho quản lí chung của ban quản lí dự án
- Chi phí cho sản xuất thử
Sau khi tập hợp tất cả các khoản chi tiêu được dự trù này, chúng ta cần xây dựng
bảng tổng hợp kinh phí chi tiêu trước đầu tư.
Bảng tổng hợp này có dạng như sau:
Bảng:... VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHOẢN "CHI TIÊU TRƯỚC ĐẦU
TƯ"
ĐVT:
STT Các khoản mục chi phí Ngoại tệ Tiền VN Tổng cộng
1 Chi phí thành lập doanh nghiệp
2 Chi phí cho nghiên cứu và lập dự
án
3 Chi phí cho công tác chuẩn bị đầu

114
4 Chi phí tiến lương của BQL dự án
5 Chi phí di chuyển của BQL dự án
6 Chi phí xây dựng các công trình
tạm
7 Chi phí tuyển chọn nhân viên
8 Chi phí cho quản lí chung dự án
9 Chi phí cho sản xuất thử
TỔNG CỘNG
2) Vốn đầu tư vào tài sản cố định:
a) Vốn đầu tư vào tài sản cố định hữu hình:
Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu sản xuất chủ yếu có tính chất vật chất
(từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận
tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) có giá
trị lớn (trên 5.000.000 đồng) và thời gian sử dụng lâu dài (trên 1 năm), tham gia
vào nhiều chu kì kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu
của nó.
Kinh phí này gồm các khoản cụ thể được tính như sau:
- Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị: Là các khoản chi phí phải bỏ ra để
mua sắm, trang bị (kể cả mua mới hoặc cũ) của toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ
cho sản xuất chính, sản xuất phụ, thiết bị phụ trợ, vận chuyển, quản lí, xử lí ô
nhiễm, an toàn lao động... Chi phí này bằng giá mua phải trả cho người bán cộng
với các khoản: lãi vay phải trả cho khoản tiền vay đầu tư vào các tài sản cố định
này trong khoảng thời gian trước khi đưa chúng vào sử dụng; các chi phí vận
chuyển, bốc dỡ; chi phí sửa chữa tân trang; chi phí lắp đặt và hiệu chỉnh, chạy
thử; thuế và lệ phí trước bạ rồi trừ đi các khoản giảm giá hoặc chiết khấu mua
hàng (nếu có).
Chú ý: Trong xây dựng dự án đầu tư, giá mua thường là giá dự kiến được xác
định trên cơ sở các Cataloge chào hàng hoặc tham khảo giá của các dự án tương
tự đã có
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (cả tự làm và
thuê ngoài) là toàn bộ chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng được dự
toán theo quy định của Điều lệ quản lí đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí
liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có) để hoàn thành toàn bộ các công trình xây
dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của dự án.
- Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến: Các tài sản này mặc dù
không do chủ dự án trực tiếp bỏ vốn ra để mua sắm, nhưng vì các tài sản này
tham gia vào việc cấu thành nên tài sản cố định của dự án nên nó vẫn được tính
vào vốn đầu tư. Phần vốn này được tính bằng giá trị còn lại trên sổ sách kế toán

115
hoặc giá trị theo đánh giá của hội đồng giao nhận của tất cả các tài sản cố định
được cấp hoặc được điều chuyển đến để sử dụng vào dự án này (toàn bộ hoặc
một phần) cộng với các chi phí tân trang, sửa chữa; vận chuyển bốc xếp; lắp đặt,
chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)
Riêng đối với các tài sản được điều chuyển giữa các đơn vị thành viên trong cùng
một doanh nghiệp hoặc các tài sản trước đây sử dụng cho các mục đích khác nay
chuyển sang cho dự án thì giá trị các tài sản đó được tính vào giá trị đầu tư của
dự án đúng bằng giá trị còn lại phản ánh trên sổ sách kế toán. Các khoản chi phí
phát sinh khi điều chuyển tính vào chi phí kinh doanh chung của doanh nghiệp
trong kì đó chứ không tính vào chi phí đầu tư của dự án.
- Giá trị của các tài sản cố định được cho, biếu, tặng, nhận vốn góp liên
doanh: Được xác định bằng trị giá theo đánh giá của hội đồng giao nhận, chi phí
tân trang, sửa chữa; chi phí vận chuyển, giao nhận, bốc xếp; chi phí lắp đặt vận
hành; lệ phí trước bạ (nếu có)... liên quan đến tài sản đó.
Sau khi đã xác định được đầy đủ tất cả các khoản mục đầu tư trên, ta tiến hành
lập bảng tổng hợp sau:
Bảng:... VỐN ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

ĐVT:....
STT Các khoản đầu tư ban đầu Bằng Bằng tiền Tổng kinh
vào tài sản cố định hữu ngoại tệ Việt nam phí
hình
1 Chi cho việc xây dựng các
công trình XDCB
2 Chi cho việc mua sắm, lắp
đặt máy móc thiết bị
3 Giá trị các tài sản cố định
được cấp, được diều chuyển
đến dể sử dụng vào dự án này
4 Giá trị của tài sản cố định có
được do được cho, được biếu,
được tặng hoặc nhận vốn góp
liên doanh
5 TỔNG CỘNG
Chú ý: Tất cả ngoại tệ đều phải được quy đổi ra tiền Việt nam theo tỉ giá hối đoái
tại thời điểm tính toán.
Nếu quá trình đầu tư kéo dài nhiều năm, khi đó kinh phí đầu tư cũng được tính
riêng cho từng giai đoạn bỏ vốn của dự án.

116
Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư của dự án lúc này có dạng:
Bảng: VỐN ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG NĂM
ĐVT:
Năm đầu tư
Các Năm 1 Năm 2 Năm ... Tổng cộng
Khoản mục
NT VN  NT VN  NT VN  NT VN 
D D D D
1) Đầu tư XDCB
2) Đầu tư mua sắm,
lắp đặt máy móc
thiết bị
3) Các tài sản cố
định được cấp, được
điều chuyển đến
4) Giá trị của tài sản
cố định được cho,
biếu, tặng hoặc nhận
vốn góp liên doanh
TỔNG CỘNG

b) Vốn đầu tư vào các tài sản cố định vô hình:


Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, thể
hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kì kinh
doanh
Kinh phí đầu tư vào tài sản cố định vô hình bao gồm:
- Vốn đầu tư cho việc sử dụng đất:
Là toàn bộ các chi phí dự tính phải chi ra có liên quan trực tiếp đến đất sử dụng
bao gồm: tiền mua quyền sử dụng đất (gồm cả tiền thuê đất hay tiền sử dụng đất
trả một lần); chi phí cho việc đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng; lệ
phí trước bạ ...
Trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất hoặc tiền sử dụng đất định kì hàng
năm thì các chi phí này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kì mà
không được xem là kinh phí đầu tư vào tài sản cố định.
Chú ý: Chi phí sử dụng đất không bao gồm các chi phí liên quan đến việc hình
thành và xây dựng nên các công trình trên đất đó
- Vốn đầu tư mua hoặc thuê phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật:
Kinh phí này được xác định trên cơ sở dự trù các chi phí mà dự án cần phải chi
ra cho nghiên cứu để có được phát minh, sáng chế, hoặc là các chi phí cần bỏ ra
117
để mua hay thuê lại bản quyền của của các phát minh sáng chế, bản quyền nhãn
hiệu và các chi phí chuyển giao công nghệ... để phục vụ cho hoạt động của dự
án.
- Các khoản chi phí vì các lợi thế kinh doanh:
Đó là khoản mà dự án phải chi trả cho phần chênh lệch phải trả thêm ngoài các
tài sản theo đánh giá thực tế phát sinh khi dự án đi mua, sát nhập, hợp nhất hoặc
liên doanh với một doanh nghiệp khác
Chênh lệch phải trả thêm = Giá mua - Giá trị của các tài sản theo đánh giá thực tế
Giá trị của các tài sản theo đánh giá thực tế = Giá trị của tài sản cố định + Giá
trị của tài sản lưu động
c) Vốn đầu tư vào các tài sản cố định thuê tài chính:
Được tính bằng nguyên giá các tài sản thuê tài chính được xác định theo quy định
của nhà nước mà dự án dự định thuê mướn. Nguyên giá này phản ánh tại đơn vị
thuê tài sản cố định là giá trị hiện tại của các khoản chi trong tương lai được xác
định như sau:
- Hợp đồng thuê tài sản cố định có quy định tỉ lệ lãi suất theo năm:
Gọi:
+ NG là nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính
+ G là giá trị các khoản chi mà bên thuê phải chi trả hàng năm theo hợp đồng
thuê
+ L là tỉ lệ lãi suất vay vốn tính theo năm ghi trong hợp đồng thuê tài sản
+ N là thời hạn thuê tài sản cố định theo hợp đồng thuê tài sản cố định
Khi đó:
N

 1  L
1
NG  G  n
i 1

Ví dụ: Công ty cho thuê tài chính A ký hợp đồng cho thuê một tài sản cố dịnh với
doanh nghiệp B. Biết rằng:
- Doanh nghiệp B thuê tài sản trong 5 năm
- Thời gian sử dụng tài sản cố định là 6 năm
- Tổng số tiền mà doanh nghiệp B phải trả cho Công ty A là 100 triệu cho cả
kì hạn thuê tài sản
- Lãi suất ghi trong hợp đồng thuê theo năm là 4%
N

 1  L
1 1
NG  G   100   82,19 triệu
i 1
n
1  0,045
Như vậy, nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính phản ánh ở doanh nghiệp
B là 82,19 triệu đồng

118
- Hợp đồng thuê tài sản có quy định tổng số tiền đi thuê phải trả cho cả giai
đoạn đi thuê, trong đó có ghi rõ số tiền lãi phải trả cho mỗi năm:
Gọi:
+ NG là nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính
+ TG là tổng giá trị các khoản chi mà bên thuê phải chi trả cho cả thời kì đi
thuê theo hợp đồng thuê
+ TL là số tiền lãi vay vốn tính theo năm ghi trong hợp đồng thuê tài sản mà
bên thuê phải trả
+ N là thời hạn thuê tài sản cố định theo hợp đồng
Khi đó:
NG  TG  TN  N
Ví dụ: Công ty cho thuê tài chính A ký hợp đồng cho thuê một tài sản cố định với
doanh nghiệp B, trong đó quy định:
- Doanh nghiệp B thuê tài sản cố định trong 5 năm
- Tổng số tiền doanh nghiệp B phải trả cho công ty A trong suốt cả thời kì
thuê tài sản là 100 triệu
- Tiền lãi được ghi trong hợp đồng là 3,5 triệu mỗi năm
Nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính này được tính như sau:
NG = 100 - 3,5 x 5 = 82,5 triệu đồng
Sau khi đã tính toán, dự trù được tất cả các khoản mục chi phí cần thiết như giới
thiệu trên, người ta tiến hành xây dựng bảng tổng hợp vốn đầu tư vào tài sản cố
định của dự án. Bảng tổng hợp như sau:
Bảng:... TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
ĐVT:
STT Các khoản mục đầu tư Ngoại tệ Tiền VN Tổng cộng
1 Đầu tư vào tài sản cố định hữu hình
2 Đầu tư vào tài sản cố định vô hình
3 Tài sản cố định đi thuê
TỔNG CỘNG

Nếu quá trình đầu tư kéo dài nhiều năm, khi đó Tổng kinh phí đầu tư vào tài sản
cố định cũng được tính riêng cho từng giai đoạn bỏ vốn của quá trình thực hiện
dự án.
Bảng tổng hợp Tổng kinh phí đầu tư của dự án lúc này có dạng:
Bảng:... VỐN ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG NĂM

ĐVT:

119
Năm đầu tư
Các Năm 1 Năm 2 Năm ... Tổng cộng
Khoản mục
NT VN  NT VN  NT VN  NT VN 
D D D D
1) Đầu tư vào tài
sản cố định hữu
hình
2) Đầu tư vào tài
sản cố định vô hình
3) Đầu tư vào tài
sản cố định đi thuê
TỔNG CỘNG

3) Đầu tư vào vốn lưu động ròng (NWC): (Net Working Capital)
Vốn lưu động ròng cho thấy các phương tiện tài chính cần phải có để dự án hoạt
động phù hợp với chương trình sản xuất mà các nhà soạn thảo dự án đã xây
dựng.
Trong các dự án đầu tư trước đây, dự trù vốn lưu động ít được quan tâm (vì chủ
đầu tư tách rời chủ doanh nghiệp sau này) mà họ chỉ quan tâm đến việc xây dựng
xí nghiệp rồi bàn giao cho bên sản xuất. Do vậy dẫn đến tình trạng khi đưa vào
sản xuất doanh nghiệp bị thiếu vốn.
Trong các dự án đầu tư hiện nay, người ta phải tính toán đầy đủ nhu cầu vốn lưu
động trong tất cả các giai đoạn xây dựng đến lúc đưa dự án vào sử dụng sau này.
Vốn lưu động là số tiền cần thiết để thực hiện một khoản kinh doanh diễn ra
thường ngày. Vốn lưu động ròng bao gồm chủ yếu là các khoản tiền cần thiết để
đảm bảo cho việc dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, tồn kho thành phẩm,
các khoản phải thu và tiền mặt. Vốn lưu động ròng thường được đưa vào dự án
khi bắt đầu hoạt động kinh doanh và sẽ được hoàn trả hoàn toàn sau khi dự án dự
kết thúc hoạt động.
Trên phương diện kế toán, vốn lưu động ròng được định nghĩa là khoản chênh
lệch giữa Tài sản lưu động và Nợ lưu động
Khi một công việc kinh doanh hay một hoạt động sản xuất mới bắt đầu thì
thường nó phải có sẵn một số tiền nhất định ngoài số tiền đã được đầu tư vào các
tài sản cố định nhằm trang trải cho mọi nhu cầu phát sinh trong khoảng thời gian
từ lúc bắt tay vào hoạt động kinh doanh cho đến khi dự án bán được sản phẩm và
thu được tiền về. Giả sử doanh nghiệp trả tiền mặt trực tiếp cho tất cả các hợp
đồng mua nguyên vật liệu, nhân công, phụ tùng thay thế, điện nước... trong giai
đoạn khởi đầu này thì chi phí của các khoản chi tiêu này sẽ làm tăng Tài sản lưu

120
động của doanh nghiệp. Trong trường hợp này vì tất cả các chi tiêu đều phải
thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp mà không phải thanh toán chậm bằng hình
thức mua chịu nên Nợ lưu động bằng không, vốn lưu động bằng đúng Tài sản
hoạt động vãng lai.
Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động - Khoản phải trả
Trong đó:
Tài sản lưu động = Tài sản dự trữ + Tiền mặt + Khoản phải thu
Sau đây chúng ta sẽ lần lượt đi tính toán từng khoản mục cấu thành của vốn lưu
động như sau:
a) Vốn lưu động đầu tư vào tài sản dự trữ:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp luôn luôn có
một khoản vốn nhất định được đưa vào khâu dự trữ nhằm đảm bảo các điều kiện
an toàn hoạt động cho doanh nghiệp. Các khoản đầu tư này thường bao gồm:Vốn
lưu động đầu tư cho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế; đầu tư
cho vốn sản xuất dưới dạng bán thành phẩm và hàng hóa tồn kho.
Trong cơ cấu vốn lưu động ròng, bộ phận này thường chiếm tỉ lệ khá lớn trong
cơ cấu vốn chung, mục tiêu của các doanh nghiệp là làm sao để giảm phần này
xuống càng thấp càng tốt nếu không làm ảnh hưởng xấu tới quá trình hoạt động
kinh doanh của đơn vị. Cách tính toán các khoản dự trữ như sau:
) Dự trữ nguyên vật liệu và phụ tùng thay thế cho sản xuất:
Gọi Qi(i=1,n) là số lượng sản phẩm loại (i) dự định sản xuất trong kì
dij (j=1,m) là định mức tiêu hao nguyên liệu loại (j) cho việc sản xuất một đơn vị
sản phẩm loại (i)
kj là tỉ lệ hao hụt, tổn thất trong mua bán, vận chuyển, tồn trữ đối với
nguyên vật liệu loại (j)
Dj là nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu (J) trong năm
Khi đó ta có:

 d ij  1  k j 
n
Dj  Q
i 1
i

Trên cơ sở tính toán được tổng nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động
của dự án trong năm, ta dễ dàng tính ra được lượng nguyên vật liệu cần thiết cho
khâu dự trữ theo công thức sau:
Gọi Tj là thời gian bình quân giữa 2 lần mua hàng đối với nguyên vật liệu loại (j)
DTj là lượng nguyên vật liệu loại (j) cần dự trữ
Ta có:
Dj
DT j  Tj
360
121
Gọi Vj là lượng vốn lưu động cần thiết cho dự trữ nguyên vật liệu loại (j) đối với
dự án. Ta có:
V j  DT j  g j
Với gj là giá của một đơn vị nguyên vật liệu tính theo giá thực mua cộng với chi
phí mua bán, vận chuyển và phí tổn lưu kho.
Tổng nhu cầu vốn lưu động cho khâu dự trữ nguyên vật liệu là:
m
V nvl  V
j 1
j

Ví dụ: Có một dự án dự định sản xuất 03 loại sản phẩm, để sản xuất ra các sản
phẩm này, người ta cần phải sử dụng 03 loại nguyên vật liệu cơ bản. Định mức
sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất từng loại sản phẩm và hệ số tổn thất mua
sắm của mỗi loại nguyên vật liệu cho ở bảng sau:

Sản phẩm sản Vật liệu A Vật liệu B Vật liệu C


xuất di1(m2) K1 Di2(m2) K2 di3(m2) K3
Sản phẩm 1 10 0,05 15 0,02 5 0,01
Sản phẩm 2 9 0,05 12 0,02 10 0,01
Sản phẩm 3 8 0,05 10 0,02 15 0,01

Biết thêm: Thời gian bình quân giữa 2 lần mua hàng là 10 ngày
Giá mua cộng với chi phí vận chuyển, giao nhận bảo quản bình quân 5.000 đ/1m2
nguyên liệu loại A, 10.000 đ/1m2 loại B, 15.000 đ/1m2 loại C.
Sản lượng dự tính Q1 = 100; Q2 = 200; Q3 = 300
Yêu cầu: Tính nhu cầu vốn lưu động cho khâu dự trữ nguyên vật liệu của dự án
đầu tư trên?
Bài giải:
1) Tính nhu cầu nguyên vật liệu trong năm:
3
Da  Q
i 1
i  d i1  1  k1   1  0,05  100  10  200  9  300  8  5.460

3
Db  Q
i 1
i  d i 2  1  k 2   1  0,02  100  15  200  12  300  10  7.038

3
Dc  Q
i 1
i  d i 3  1  k 3   1  0,01  100  5  200  10  300  15  7.070

2) Tính DTj:

122
Da 5.460
DTa   Ta  10   151,67
360 360
Db 7.038
DTb   Tb  10   195,50
360 360
Dc 7.070
DTc   Tc  10   196,39
360 360
3) Tính Vj:
VA = DTA x GA = 151,67 x 5.000 = 758.350 (đ)
VB = DTB x GB = 195,50 x 10.000 = 1.955.000 (đ)
VC = DTC x GC = 196,39 x 15.000 = 2.945.850 (đ)
4) Tính Vnvl:
3
Vnvl  V j  5.659.200âäöng
j 1

Chú ý: Trong các dự án công nghiệp người ta thường dự kiến thời hạn tồn kho
bình quân cho:
-Nguyên vật liệu chính: 30 ngày
-Nguyên vật liệu phụ: 14 ngày
-Nguyên vật liệu nhập khẩu: 90 ngày
-Phụ tùng thay thế: 180 ngày
) Vốn lưu động đầu tư vào sản phẩm dở dang trong chế biến:
Trong quá trình chế biến sản phẩm, một lượng vốn lưu động bị tồn đọng dưới
dạng sản phẩm đang chế tạo dở dang. Vì vậy trong khi dự trù vốn lưu động cho
dự án hoạt động người soạn thảo dự án cần phải quan tâm và dự trù đầy đủ, chính
xác khoản đầu tư này.
Để tính toán được phần vốn lưu động đầu tư vào sản phẩm dở dang, người tính
toán cần phải dựa vào đặc điểm của quy trình sản xuất và quy mô huy động sản
xuất trong từng giai đoạn cụ thể để tính toán lượng sản phẩm dở dang trong sản
xuất.
Thường có các phương pháp tính gía trị sản phẩm dở dang như sau:
Trường hợp 1:
Đối với các ngành sản xuất mà giá trị nguyên vật liệu chiếm phần chủ yếu trong
giá thành sản phẩm thì giá trị của sản phẩm dở dang chỉ tính trên giá trị nguyên
vật liệu chính đã sử dụng.
Trong trường hợp này, giá trị sản phẩm dở dang chính là giá trị tích lũy nguyên
vật liệu chính của tất cả mọi sản phẩm được sản xuất đang ở giai đoạn trước hoàn
chỉnh của một chu kì sản xuất.
Nếu gọi:
- Qij là khối lượng sản phẩm (i) dự định sản xuất nằm ở công đoạn sản xuất
(j) (Với j  1, m là số các giai đoạn chế biến)
123
- Kij là chi phí nguyên vật liệu chính tích lũy trong giai đoạn (j) để sản xuất
sản phẩm (i)
- Bi là tổng chi phí nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang của
loại sản phẩm (i) vào cuối chu kì chế tạo.
Khi đó Bi được tính như sau:
m 1
Bi  Q
j 1
ij  k ij

Chú ý: Để đơn giản cho việc tính toán, ở đây người ta quy ước sản phẩm được
hoàn chỉnh trong giai đoạn (m) nên ở giai đoạn (m-1) nó vẫn là sản phẩm dở
dang.
Để tính tổng giá trị sản phẩm dở dang (Vdd) ta chỉ cần cộng tổng của các khoản
chi phí sản phẩm dở dang của tất cả các sản phẩm mà dự án dự định sản xuất
trong kì.

n
V dd  B
i 1
i (Với n là số lượng các loại sản phẩm )

Ví dụ: Một dự án dự định sản xuất 2 loại sản phẩm A&B, cả 2 loại sản phẩm đều
phải trải qua 4 giai đoạn chế biến. Các thông tin về tình hình sản xuất 2 loại sản
phẩm đó của 3 giai đoạn đầu cho ở bảng sau:

Giai đoạn chế Giai đoạn chế Giai đoạn chế


SẢN PHẨM biến 1 biến 2 biến 3
Qi1 Ki1 Qi2 Ki2 Qi3 Ki3
Sản phẩm A 500 10.000 300 15.000 200 20.000
Sản phẩm B 1.000 20.000 700 30.000 500 40.000

Bài giải:
Bước 1: Tính giá trị sản phẩm dở dang cho từng sản phẩm
BA = 500x10.000 + 300x15.000 + 200 x20.000 = 13.500.000 đồng
BB = 1.000x20.000 + 700x30.000 + 300 x40.000 = 53.000.000 đồng
Bước 2: Tính tổng nhu cầu vốn lưu động đầu tư vào sản phẩm dở dang của dự án
Vdd = BA + B B = 13.500.000 + 53.000.000 = 66.500.000 đồng
Trường hợp 2:
Đối với các dự án mà trong quá trình sản xuất chi phí vật liệu phụ cũng có giá trị
khá lớn trong giá thành sản phẩm. Trong trường hợp này để tính giá trị sản phẩm
dở dang người ta làm như sau:

124
Bước 1: Tính giá trị nguyên vật liệu chính trong sản phẩm dở dang của các sản
phẩm khác nhau mà dự án dự định sản xuất. Cách tính toán tương tự như trường
hợp 1 ở trên
Bước 2: Phân bổ chi phí vật liệu phụ theo giá trị nguyên vật liệu chính trong sản
phẩm dở dang cho các loại sản phẩm khác nhau
Gọi:
- Lij là tỉ lệ nguyên vật liệu chính cho sản phẩm (i) trong giai đoạn chế biến (j)
- Pi là giá trị vật liệu phụ trong sản phẩm (i) hoàn chỉnh
- Di là giá trị vật lỉệu phụ trong sản phẩm dở dang của sản phẩm (i)
- Qij là khối lượng sản phẩm (i) dự tính ở giai đoạn chế biến (j)
Ta có:
m1
Di  Q
j 1
ij  Lij  Pi

Bước 3: Tổng hợp để tính ra tổng giá trị của sản phẩm dở dang trong kì của dự
án. Công thức tính như sau:
n
Vdd  B
i 1
i  Di (Với n là số lượng các loại sản phẩm )

Ví dụ: Giả sử có dự án đầu tư sản xuất 2 loại sản phẩm A&B, cả hai loại sản
phẩm đều phải trải qua 4 giai đoạn chế biến. Các thông tin liên qua đến quá trình
chế biến các sản phẩm trên cho ở bảng sau:

Giai đoạn chế Giai đoạn chế Giai đoạn chế


SẢN PHẨM biến 1 biến 2 biến 3
Qi1 Ki1 Qi2 Ki2 Qi3 Ki3
Sản phẩm A 500 10.000 300 15.000 200 20.000
Sản phẩm B 1.000 20.000 700 30.000 500 40.000

Biết thêm:
- Giá trị nguyên vật liệu chính trong sản phẩm hoàn chỉnh của hai loại sản
phẩm trên là: NCA = 30.000 đồng; NCB = 50.000 đồng.
- Giá trị vật liệu phụ trong sản phẩm hoàn chỉnh của hai loại sản phẩm trên là
PA = 10.000 đồng và PB = 15.000 đồng
Yêu cầu: Hãy xác định nhu cầu vốn lưu động đầu tư vào sản phẩm dở dang của
dự án trên
Bài giải:
Bước 1: Tính giá trị nguyên vật liệu chính trong sản phẩm dở dang
BA = 500x10.000 + 300x15.000 + 200 x20.000 = 13.500.000 đồng
125
BB = 1.000x20.000 + 700x30.000 + 300 x40.000 = 53.000.000 đồng
Bước 2: Phân bổ giá trị vật liệu phụ theo giá trị nguyên vật liệu chính cho các
loại sản phẩm.
 500  10.000  300  15.000  200  20.000 
C a  10.000     4.500.000
 30.000 
 1.000  20.000  700  30.000  300  40.000 
C b  15.000     15.900.000
 30.000 

Bước 3: Tính tổng nhu cầu vốn lưu động đầu tư vào sản phẩm dở dang của dự án
Vdd = (13.500.000 + 4.500.000) + (53.000.000 + 15.900.000) = 86.900.000
đồng
) Vốn lưu động đầu tư vào dự trữ thành phẩm:
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, ngoài các khoản vốn lưu
động đầu tư vào việc dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, dự án còn phải
chuẩn bị thêm một lượng vốn lưu động nhằm đầu tư cho khâu dự trữ hàng hóa
thành phẩm chờ tiêu thụ.
Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất, đặc điểm tiêu thụ có tính đến yếu tố thời vụ và
chiến lược thị trường của dự án.
Công thức tính:
Gọi: Gi là tổng chi phí để sản xuất toàn bộ sản phẩm (i) trong năm tính theo chi
phí vốn lưu động.
Ti là độ dài thời gian của một vòng luân chuyển thành phẩm (thường trùng với
thời gian bình quân giữa hai kì bán hàng)
Vi là nhu cầu vốn lưu động đầu tư cho dự trữ thành phẩm (i)
Ta có:
Gi
Vi   Ti
360
Tổng vốn lưu động cần thiết cho khâu dự trữ thành phẩm được tính như sau:
n
Vtf  V
i 1
i (n là số loại sản phẩm mà dự án dự định sản xuất)

Chú ý: Giá thành sản xuất tính theo giá vốn (Gi) được tính từ các khoản chi phí
sau:
1, Nguyên vật liệu chính, phụ, bao bì
2, Lương và bảo hiểm xã hội của công nhân trực tiếp sản xuất
3, Năng lượng, điện
4, Nước
5, Chi phí thuê ngoài
6, Phụ tùng thay thế
126
7, Chi phí quản lí chung
8, Chi phí bảo hiểm tài sản
9, Các chi phí khác
Ví dụ:
Có một dự án chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm, số liệu dự kiến về chi phí sản xuất
trong năm đầu tiên hoạt động của dự án cho ở bảng sau:
ĐVT:Triệu đồng
STT CÁC KHOẢN CHI PHÍ DỰ KIẾN CHI PHÍ
01 Nguyên vật liệu và bao bì đóng gói 11.500
02 Chi phí nhân công 2.400
03 Chi cho nhiên liệu, xăng dầu 500
04 Trả tiền điện phục vụ cho sản xuất trong kì 2.000
05 Trả tiền nước phục vụ cho sản xuất 300
06 Chi phí cho sữa chữa nhỏ thuê ngoài 400
07 Chi phí cho phụ tùng thay thế 500
08 Chi phí quản lí chung 2.500

Giả sử thời gian dự trữ thành phẩm bình quân được xác định là 20 ngày, khi đó
vốn lưu động cần phải đầu tư vào khoản dự trữ này được xác định như sau:
Bước 1: Tính tổng vốn lưu động phải bỏ ra để sản xuất toàn bộ sản phẩm trong
kì. Đó chính là tổng tất các khoản mục từ 1-8 của bảng trên
G = 20.100 triệu
Bước 2: Tính vốn lưu động cần thiết để đầu tư vào khoản dự trữ thành phẩm

Gi 20.100
Vi   Ti   20  1.117 triệu
360 360
Đối với các dự án công nghiệp, trong dự trù vốn lưu động cho dự trữ thành phẩm
người ta thường lấy (Ti ) bằng 15 ngày.
Sau khi đã dự trù dược tất cả các khoản đầu tư vốn trên, ta tính được toàn bộ nhu
cầu vốn lưu động đầu tư cho hoạt động dự trữ là:

Vdt  Vnvl  Vdd  Vtf


b) Vốn lưu động đầu tư vào dự trữ tiền mặt:
Trong quá trình hoạt động, dự án còn đòi hỏi phải có một khoản tiền mặt dự trữ
để thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu phải thanh toán trực tiếp bằng tiền vì chúng
không thể dự trữ trước được. Đễ xác định khoản này, người ta dựa vào việc ước
tính các khoản chi tiêu hàng năm bằng tiền mặt để trang trải cho các khoản chi
tiêu khác nhau của dự án, thường được tính như sau:
127
Gọi M là tổng nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt cho hoạt động của dự án trong năm
Vtm là nhu cầu vốn lưu động đầu tư vào vốn bằng tiền cho hoạt động của dự
án
Ttm là độ dài bình quân vòng luân chuyển tiền mặt
Ta có:
M
Vtm   Ttm
360
Trong tính toán dự án, để đơn giản M thường được tính bằng cách lấy tổng các
khoản chi tiêu được bù đắp bởi vốn lưu động trong kì rồi trừ đi các khoản chi phí
nguyên vật liệu (vì nguyên vật liệu đã được mua và dự trữ trong kho nên không
cần dùng tiền mặt để trang trải)
Đối với các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, người ta thường lấy Tt = 15
ngày.
Ví dụ: Trở lại ví dụ trước, giả sử chi phí lưu thông là: 900 triệu. Để dự trù vốn
lưu động đầu tư vào tiền mặt với thời gian dự trữ bình quân là 10 ngày; ta có:
M = 20.100 + 900 - 11.500 - 500 - 1.000 - 300 = 8.700 triệu
M 8.700
Vtm   Ttm   10  242 triệu
360 360
c) Vốn lưu động đầu tư vào các khoản phải thu:
Vốn thanh toán hay còn gọi là các khoản phải thu thực chất là khoản tiền vốn lưu
động mà doanh nghiệp dự định cho khách hàng thiếu chịu trong quá trình bán sản
phẩm của dự án. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì việc mua bán chịu là
một thực tế phổ biến và cần thiết để các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh hiệu
quả.
Để xác định phần vốn này, người ta phải dựa trên cơ sở dự kiến doanh số bán
hàng và chính sách bán hàng tín dụng của dự án trong tương lai. Cách tính toán
như sau:
Gọi Vfth là nhu cầu vốn lưu động cần thiết để đảm bảo cho các khoản phải thu
của dự án khi đi vào hoạt động
D là tổng các khoản chi tiêu sử dụng từ vốn lưu động cho sản xuất dự kiến trong
năm.
N là phần doanh số dự kiến khách hàng sẽ thanh toán ngay sau mỗi lần mua
hàng.
Tft là độ dài của kì thu tiền bình quân dự kiến
DN
V fth   T fth
360
D được xác định bằng cách lấy giá thành toàn bộ trừ cho các khoản chi tiêu
không được bù đắp từ vốn lưu động, các khoản này thường gồm:
- Các khoản khấu hao
128
- Các khoản lãi vay phải trả trong kì
- Các khoản giảm giá bán
Với ý nghĩa các khoản này được bù đắp từ doanh thu chứ không phải từ vốn lưu
động.
Ví dụ: Một doanh nghiệp dự định tiêu thụ 1.000 sản phẩm trong năm với giá bán
ổn định là 1.000.000 đồng/sản phẩm. Dự trù chi phí sản xuất trong năm cho ở
bảng sau:
ĐVT: Đồng
STT CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN CHI PHÍ
XUẤT
01 Các khoản chi phí nguyên vật liệu 500.000.000
02 Chi phí nhân công 100.000.000
03 Khấu hao tài sản cố định 100.000.000
04 Chi phí điện nước 40.000.000
05 Chi phí tiêu thụ sản phẩm 50.000.000
06 Chi phí hoạt động khác 50.000.000
TỔNG CỘNG 840.000.000

Yêu cầu: Xác định mức vốn lưu động cần thiết để đầu tư vào khoản phải thu nếu
giả định 70% hàng hóa là bán chịu với thời hạn thanh toán bình quân là 30 ngày.
Bài giải:
Bước 1: Xác định doanh thu tiêu thụ theo giá bán dự tính
D = 1.000 x 1.000.000 = 1.000.000.000 đồng
Bước 2: Xác định chi phí vốn lưu động trong năm
Dv = 840.000.000 - 100.000.000 = 740.000.000 đồng
Chú ý: Vì khấu hao (100 triệu) không phải là khoản chi phí được bù đắp từ vốn
lưu động nên nó bị loại trừ ra khỏi chi phí để tính vốn lưu động đầu tư vào khoản
phải thu.
Bước 3: Xác định Vfth

DN 740  1.000  0,3


V fth   T fth   30  36,67 triệu đồng
360 360

Đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp thì Tfth thường được lấy
bằng 30 ngày

d) Vốn lưu động được tài trợ từ các khoản phải trả:

129
Khoản phải trả là các khoản tiền mà doanh nghiệp được phép chiếm dụng của
người khác trong quá trình kinh doanh dưới hình thức thiếu chịu. Nếu không có
các khoản thiếu chịu đó thì doanh nghiệp phải trang trái nó bằng vốn lưu động
của mình.
Các khoản phải trả thường bao gồm:
- Nợ tiền mua nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế của nhà cung cấp
- Nợ tiền điện, tiền nước từ đầu tháng đến kì thanh toán
- Nợ tiền lương công nhân từ đầu tháng đến kì thanh toán
- Nợ khoản tiền ứng trước của khách hàng để mua hàng tính từ ngày nhận
tiền cho đến khi giao hàng.
Để dự trù khoản phải trả người ta làm như sau:
Gọi Fi là khoản phải trả cho nguồn tài trợ thứ (i) trong năm
Ti là thời hạn thanh toán bình quân của khoản nợ (i)
Vfi khoản phải trả bình quân của khoản nợ (i)
Ta có:
Fi
V fi  T fi
360
Tổng các khoản phải trả bình quân trong năm được tính như sau:
n
Vf  V
i 1
fi ( n là số các khoản phải trả)

Ví dụ:
Một dự án dự định phải sử dụng 02 loại nguyên vật liệu là A và B; các loại
nguyên vật liệu này được mua từ 02 nhà cung cấp khác nhau với giá 10.000
đồng/1kg loại A và 20.000 đồng/1kg loại B. Theo kế hoạch sản xuất thì mỗi năm
dự án phải sử dụng 5.000 đơn vị nguyên liệu loại A và 10.000 đơn vị loại B.
Giả sử giá cả luôn ổn định, nhà cung cấp nguyên vật liệu A cho chủ đầu tư mua
chịu 50%, thời hạn thanh toán bình quân 30 ngày, nhà cung cấp nguyên vật liệu
loại B cho mua chịu 65% với thời hạn thanh toán bình quân 20 ngày.
Yêu cầu: Xác định khoản vốn lưu động mà nhà đầu tư nhận được từ các nhà cung
cấp thông qua tín dụng bán hàng.
Giải:
Bước 1: Tính tổng các khoản vốn lưu động mà chủ dự án được tài trợ từ chính
sách bán hàng tín dụng của các nhà cung cấp trong năm:
FA = 5.000 x 10.000 x 50% = 25.000.000 đồng
FB = 10.000 x 20.000 x 65% = 130.000.000 đồng
Bước 2: Tính vốn lưu động bình quân được tài trợ từ các nhà cung cấp

130
25.000.000
V ftb   30  2.083.000 đồng
360
130.000.000
V ftc   20  7.222.000 đồng
360
Bước 3: Tính tổng vốn lưu động bình quân được tài trợ

Vf = 2.083.000 + 7.222.000 = 9.305.000 đồng


Sau khi đã xác định được đầy đủ các khoản vốn trên, ta tiến đến xác định vốn lưu
động ròng cho dự án như sau:
Gọi:
- NWC là kinh phí đầu tư cho vốn lưu động ròng của dự án.
- Vdt là nhu cầu vốn lưu động đầu tư cho khâu dự trữ
- Vt là nhu cầu vốn lưu động đầu tư vào vốn bằng tiền
- Vfth là nhu cầu vốn lưu động đầu tư cho các khoản phải thu
- Vf là các khoản phải trả

Khi đó: NWC  V  V  V - V


dt t fth f
Để tiện cho việc tính toán vốn lưu động ròng của dự án, người ta thường lập
bảng tính toán như sau:
Bảng:... ĐẦU TƯ VÀO VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG
ĐVT:...
Ngày Vòng Nhu cầu vốn lưu động
DỰ TRÙ VỐN LƯU ĐỘNG
luân L.chuyể năm
RÒNG CHO DỰ ÁN
chuyển n Năm 1 Năm 2 Năm...
I. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG (1 + 2
+ 3)
1) Dự trữ tồn kho
a) Nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu A
- Nguyên vật liệu B
- ....
b) Dự trữ bán thành phẩm
c) Dự trữ thành phẩm
2) Vốn bằng tiền
3) Các khoản phải thu
- Thu của người mua
- Thu của nội bộ
- Thu khác

131
II. CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
III. VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG (I
- II)

Chú ý: Số vòng luân chuyển được tính theo công thức:

So vong luu chuyen  360


So ngay luu chuyen binh quan
4) Xác định tổng vốn đầu tư:
Sau khi đã xác định được các khoản đầu tư cần thiết kể trên, ta tiến tới xác định
tổng mức vốn đầu tư cho cả dự án, đó chính là tổng các khoản chi tiêu trước đầu
tư cộng với vốn đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư vào vốn lưu động ròng.
Nếu quá trình đầu tư kéo dài trong nhiều năm, khi đó chúng ta cũng cần phải tính
toán và thể hiện điều đó vào bảng tổng hợp vốn đầu tư của dự án. Bảng tổng hợp
vốn đầu tư có dạng:
Bảng : TỔNG VỐN ĐẦU TƯ ĐẾN THỜI ĐIỂM DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT
ĐỘNG
ĐVT:...
CÁC GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ
CÁC KHOẢN MỤC ĐẦU Năm 1 Năm 2 Năm. Tổng
STT
TƯ VN N.tệ VN N.tệ ... cộng
Đ Đ
01 Các khoản chi tiêu trước đầu

02 Đầu tư vào tài sản cố định
trong năm
03 Đầu tư vào vốn lưu động
ròng
TỔNG CỘNG

5) Dự trù tài sản của dự án khi khởi sự hoạt động:


Tổng tài sản hoạt động của dự án cho chúng ta biết quy mô nguồn vốn hoạt động
của dự án, thường người ta tính cho thời điểm đi vào hoạt động sủa dự án.
Các khoản đầu tư sau đây hình thành nên tài sản của doanh nghiệp:
- Các khoản đầu tư vào tài sản cố định sẽ hình thành nên tài sản cố định của
tổng kết tài sản.
- Các khoản đầu tư vào vốn lưu động ròng và các khoản nợ lưu động (các
khoản phải trả) làm hình thành nên tài sản lưu động của dự án.

132
Kết quả tính toán được trên cơ sở các thông tin trên được cho vào bảng sau:
Bảng : TỔNG TÀI SẢN KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
ĐVT:...
STT KHOẢN MỤC TÀI SẢN NGOẠI TIỀN TỔNG
TỆ V.NAM CỘNG
01 Tổng tài sản cố định ban đầu
- Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vô hình
- Tài sản cố định đi thuê
02 Tài sản lưu động khi khởi sự hoạt
động
- Tài sản dự trữ
- Vốn bằng tiền
- Các khoản phải thu
03 TỔNG TÀI SẢN

Chú ý: - Tổng tài sản hoạt động bao giờ cũng lớn hơn tổng kinh phí đầu tư một
lượng đúng bằng các khoản phải trả (Nợ lưu động).
- Sở dĩ nợ lưu động được tính bằng khoản phải trả vì các tính toán này đều
được quy ước tại thời điểm dự án đi vào hoạt động và chỉ tính vốn lưu động cho
một chu kì kinh doanh đầu tiên
II.NGUỒN TÀI TRỢ CHO DỰ ÁN
1) Lựa chọn các nguồn vốn huy động:
a) Vốn huy động từ nội bộ:
Giải pháp tài chính thông thường là chủ đầu tư phải đảm bảo được một phần kinh
phí đầu tư ban đầu bằng vốn tự có của mình, chủ yếu là để đầu tư vào tài sản cố
định. Đối với các dự án công nghiệp, tỉ lệ vốn huy động từ nội bộ không nên quá
thấp mà chủ đầu tư nên cố gắng giữ được ở mức trên dưới 30% so với tổng vốn
đàu tư. Để làm được điều này chủ đầu tư thường chuyển một phần vốn tích lũy
được từ lợi nhuận ròng từ trước đến nay của công ty để đầu tư cho dự án.
Ưu điểm cơ bản của nguồn vốn này là chi phí huy động vốn thấp, vốn thuộc sở
hữu của doanh nghiệp nên chủ đầu tư có toàn quyền chủ động quyết định sử
dụng chúng mà không gặp phải bất cứ một sự cản trở nào. Mặt khác, nguồn vốn
huy động từ nội bộ thường có chi phí cơ hội thấp do đó an toàn hơn cho chủ đầu
tư trong quá trình đầu tư.
Tuy nhiên nếu gia tăng quá lớn tỉ lệ tài trợ từ nguồn nội bộ thì có thể dẫn đến một
số bất lợi cơ bản sau đây:

133
- Làm suy giảm khả năng tài chính hiện tại của công ty do đó có thể sẽ ảnh
hưởng đến toàn bộ các hoạt động khác của công ty.
- Làm giảm tỉ suất sinh lợi vốn tự có của doanh nghiệp, điều này trực tiếp
ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận trên cổ phần của cổ đông.
b) Vốn cổ phần:
Khi khả năng huy động từ nguồn vốn tích lũy bị hạn chế, các nhà đầu tư thường
tìm nguồn tài trợ mới cách tăng vốn cổ phần. Nhìn chung không có sự khác biệt
đáng kể nào giữa việc huy động vốn từ nội bộ với việc phát hành thêm cổ phần
mới về chi phí tăng vốn ngoại trừ việc phát hành cở phần thường làm phát sinh
thêm một khoản chi phí phát hành.
Đặc diểm cơ bản của việc tài trợ bằng vốn cổ phần là:
- Vốn được tài trợ bởi chủ sở hữu của các doanh nghiệp cụ thể ở đây là của
chủ dự án
- Không phải trả lãi cho vốn cổ phần đã huy động được mà sẽ chia lợi tức cổ
phần cho các chủ sỡ hữu nếu doanh nghiệp là ra được lợi nhuận
- Lợi tức cổ phần chia cho các cổ đông tùy thuộc vào quyết định của Hội
đồng quản trị và nó thay đổi theo mức lợi nhuận mà công ty đạt được
- Doanh nghiệp không phải hoàn trả những khoản tiền vốn đã nhận được cho
chủ sử hữu trừ khi doanh nghiệp đóng cửa và chia tài sản. Trường hợp này không
áp dụng cho các cổ phần đặc biệt có quy định thời hạn đáo hạn trong điều lệ công
ty
- Doanh nghiệp khônng phải thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh, bởi vốn huy
động là của các chủ sở hữu.
Trong việc sử dụng tự có và vốn hụy đông cổ phần, chủ dự án nên tập trung nó
cho việc đầu tư vào tài sản cố định đảm bảo một tỉ lệ hợp lí trong cơ cầu vốn đầu
tư, tỉ lệ này thường trên dưới 30% so với tổng kinh phí đầu tư (tùy theo từng dự
án đầu tư cụ thể mà Nhà nước có quy định tỉ lệ tối thiểu của nguồn vốn này và
gọi là vốn pháp định)
Nếu vốn tự có và vốn cổ phần chiếm tỉ lệ quá cao trong tổng kinh phí đầu tư có
thể dẫn đến lợi nhuận trên vốn tự có giảm tuy rằng lúc đó mức độ độc lập của
doanh nghiệp cao hơn và doanh nghiệp có nhiều cơ hội để quyết định kinh doanh
mạo hiểm hơn.
Nhưng nếu vốn tự có ít, dự án thường phải tìm kiếm các khoản tài trợ tài chính
thường là thông qua các khế ước vay nợ từ ngân hàng, điều này dẫn đến sự bất
lợi cho doanh nghiệp vì phải chịu áp lực lớn của gánh nặng nợ nần dẫn đến việc
phải hy sinh nhiều lợi ích để thanh toán các khoản lãi vay đồng thời dễ mất tự
chủ trong kinh doanh, khó khăn trong việc ra các quyết định kinh doanh.
c) Vốn vay:

134
Trong quá trình đầu tư, người ta thường sử dụng các nguồn vốn vay trung và dài
hạn để tài trợ cho các dự án, chủ yếu là để bổ sung vốn đầu tư vào tài sản cố
định.
Tài trợ bằng nguồn vốn này có các đặc điểm sau:
- Doanh nghiệp nhận được các khoản tài trợ này từ những thành phần không
phải là chủ sở hữu của nó sau khi nó được chuyển cho doanh nghiệp
- Phải trả lãi cho các khoản tiền đã vay
- Mức lãi suất được trả cho các khoản nợ vay thường theo một mức ổn định
được thỏa thuận khi vay
- Doanh nghiệp phải hoàn trả lại toàn bộ vốn vay cho các chủ nợ vào một
thời điểm nào đó trong tương lai, ngoại trừ trường hợp nguồn huy động là phiếu
tuần hoàn
- Công ty có thể phải thế chấp bằng các loại tài sản như hàng hóa các loại, tài
sản cố định, quyền sở hữu tài sản, cổ phiếu hay các biện pháp bảo lãnh cho vay
Trong trường hợp tài trợ bằng vay nợ, rủi ro tài chính sẽ phát sinh do doanh
nghiệp phải gánh chịu một khoản lãi phải trả cố định. Nhìn chung các doanh
nghiệp có rủi ro trong kinh doanh cao thường có xu hướng sử dụng ít vốn vay
hơn so với các doanh nghiệp có mức độ rủi ro thấp. Đương nhiên lúc này, các
doanh nghiệp chấp nhận tài trợ bằng vốn vay cao cũng đồng thời đã chấp nhận
phải gánh chịu rủi ro tài chính cao hơn.
Do đó để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động các doanh
nghiệp cần cân nhắc thận trọng khi quyết định vay vốn.
d) Tín dụng thuê mua:
Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài sản,
máy móc thiết bị. Đây là một hình thức giao dịch có lịch sử khá lâu đời ở các
quốc gia phát triển và bắt đầu xuất hiện ở nước ta.
Thỏa thuận thuê mua (Leasing Agreement) là một hợp đồng giữa hai hay nhiều
bên, liên quan tới một hay nhiều tài sản. Người cho thuê (chủ tài sản) chuyển
giao tài sản cho người đi thuê (người sử dụng tài sản) được quyền sử dụng tài sản
đó trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, người thuê tài sản phải trả một
số tiền cho chủ tài sản tương ứng với quyền sử dụng và quyền hưởng dụng mà họ
phải hy sinh.
Tín dụng thuê mua thường có hai phương thức cơ bản như sau:
- Thuê vận hành: (Oprating Lease)
Là phương thức thuê tài sản mà trong đó chủ tài sản bỏ tiền ra mua tài sản rồi cho
người khác thuê để sử dụng với các đặc điểm sau:
+ Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ đời sống hữu ích của tài sản,
điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong một khoảng thời gian ngắn.

135
+ Người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản như chi phí bảo
trì, bảo hiểm, thuế sử dụng tài sản... cùng với mọi loại rủi ro và sự sút giảm giá
trị của tài sản.
+ Người cho thuê được hưởng tiền thuê do người đi thuê trả theo thỏa thuận
và mọi lợi ích gia tăng khác do bản thân của việc sở hữu tài sản đem lại
+ Số tiền mà người đi thuê trả cho người cho thuê thường là rất thấp so với
giá trị thật sự của tài sản đi thuê
- Thuê tài chính (thuê mua thuần - Net Leese):
Là phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn không thể hủy ngang. Theo
phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà người đi thuê
cần và đã có thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản đó với người cần
thuê. Tùy theo quy định của từng quốc gia, các giao dịch được coi là thuê tài
chính khi thời hạn thuê mua chiếm phần lớn đời sống hữu ích của tài sản và hiện
giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những chi phí mua
tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng (theo quy định hiện nay ở Việt nam, thời
hạn đi thuê phải lớn hơn 60% thời hạn sử dụng hữu ích của tài sản mới được
xem là thuê tài chính)
Thường thì một hợp đồng thuê tài chính được chia ra làm 3 phần như sau:
Thời hạn thuê cơ bản: (Basic Lease Period)
Là thời hạn mà người thuê trả những khoản tiền thuê cho người cho thuê để được
quyền sử dụng tài sản. Trong suốt giai đoạn này, người cho thuê thường kì vọng
thu hồi đủ số tiền đã bỏ ra ban đầu công với tiền lãi trên vốn đã tài trợ.
Đây là thời hạn mà tất cả các bên không được quyền hủy ngang hợp đồng nếu
không có sự chấp nhận của bên kia.
Thời hạn gia hạn tùy chọn: (Optional Renewal Period)
Trong giai đoạn thứ hai này, người thuê có thể tiếp tục thuê thiết bị tùy thuộc
theo ý muốn của họ. Tiền thuê trong suốt giai đoạn này thường rất thấp so với
tiền thuê trong thời hạn cơ bản, thường chỉ chiếm tỉ lệ 1-2% tổng số vốn đầu tư
ban đầu và thường phải trả trước vào đầu mỗi kì thanh toán.
Phần giá trị còn lại: (Residual Value Share)
Theo thông lệ, tại thời điểm kết thúc giao dịch thuê tài chính, người cho thuê
thường ủy quyền cho người thuê làm đại lí bán tài sản. Người thuê được phép
hưởng phần tiền bán tài sản vượt giá mà người cho thuê đưa ra, hoặc được trừ
vào tiền thuê và nó được coi như một khoản hoa hồng bán hàng.
Các loại chi phí bảo trì, vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản và mọi rủi ro thường
do người thuê chịu và tổng số tiền mà người thuê phải trả cho người cho thuê
trong suốt thời gian thuê thường là đủ để bù đắp lại toàn bộ giá gốc của tài sản.
Trong suốt thời gian diễn ra hoạt động thuê tài sản, quyền sở hữu pháp lí đối với
tài sản thuộc về người cho thuê và quyền sử dụng tài sản thuộc về người thuê.
136
Xét ở góc độ người thuê, hợp đồng thuê tài chính là một hình thức tài trợ tín
dụng cho họ. Sự khác biệt cơ bản của thuê tài chính với một khoản nợ vay đó là
người cho thuê vẫn nắm giữ quyền sở hữu tài sản nên có quyền thu hồi ngay nếu
thấy có sự mất an toàn đối với tài sản của mình.
2) Chi phí cơ hội của các nguồn vốn:
Chi phí cơ hội của vốn đầu tư được định nghĩa là sự mất mát những lợi ích mà
chúng ta có thể thu được từ khoản vốn đó khi việc đầu tư vốn vào cơ hội này dẫn
đến việc phải từ chối đầu tư vào cơ hội khác.
Việc xác định chi phí cơ hội của vốn đầu tư có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá
tính kinh tế của các dự án đầu tư. Việc xác định này thường được tiến hành như
sau:
a) Đối với khoản vốn huy động từ nội bộ:
Trong trường hợp chủ đầu tư sử dụng một phần hay toàn bộ lợi nhuận ròng của
công ty để tái đầu tư vào dự án mới, mặc dù có thể coi đây là một nguồn ngân quĩ
miễn phí vì thực tế là doanh nghiệp không phải chi trả bất cứ một khoản phí tổn
nào cho việc sử dụng chúng. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng nếu xem
xét theo quan điểm kinh tế, theo cách xem xét này thì chi phí của nguồn vốn nội
bộ được đo lường bằng chi phí cơ hội, tức là nếu những khoản lợi nhuận này
không được giữ lại trong doanh nghiệp mà chi trả toàn bộ cho cổ đông thì đương
nhiên những người này sẽ sử dụng khoản tiền đó để đầu tư nhằm thu được lợi
nhuận tại một nơi khác ngoài doanh nghiệp. Bởi vậy có thể coi những lợi nhuận
có thể thu được từ việc đầu tư này là chi phí cơ hội đối với khoản vốn huy động
từ lợi nhuận giữ lại của công ty.
Để xác định khoản phí tổn này, người ta thường sử dụng một trong bốn phương
pháp sau đây:
Phương pháp sử dụng mô hình tăng trưởng ổn định:
Mô hình này thường đưọc sử dụng để đánh giá chi phí của vốn tự có nói chung
trong trường hợp giả định rằng những khoản thu nhập kì vọng trong tương lai có
xu hướng ổn định.
Để xây dựng mô hình; ta gọi:
- g là tỉ lệ gia tăng tỉ suất sinh lợi trên vốn tự có và có xu hướng không thay
đổi theo thời gian.
- P0 là giá trị tổng vốn tự có của doanh nghiệp theo giá hiện tại
- d0 là tổng lợi nhuận ròng thu được trong năm hiện tại
- d1 là tổng lợi nhuận ròng kì vọng trong năm tiếp theo d1 = d0(1 + g)
ke là tỉ lệ sinh lời cần thiết theo thị trường của vốn tự có
Khi đó ta có công thức sau:

137
d1
ke  g
P0
Ví dụ: Một công ty thương mại có tổng vốn tự có tại thời điểm hiện tại là
200.000.000 VNĐ.
Lợi nhuận ròng thu được vào cuối năm trước là 20.000.000 VNĐ
Lợi nhuận vốn tự có tăng bình quân hàng năm ổn định ở mức 5%
Khi đó tỉ lệ sinh lời cần thiết theo thị trường đưọc tính như sau:

d1 20.000.000  1  0,05
ke  g  0,05  0,155  15,5%
P0 200.000.000
Điều này có nghĩa là tỉ suất sinh lợi của vốn đầu tư tối thiểu của dự án trong
trường hợp này là 15,5%
Phương pháp sử dụng mô hình định giá tài sản tài chính - CAPM
(The Capital Asset Pricing Model)
Mô hình này sử dụng để định giá các tài sản tài chính và xác định các tỉ lệ sinh
lời cần thiết của chúng. Mô hình này dựa trên quan điểm cho rằng phần lợi nhuận
tối thiểu cần phải đạt được của dự án phải đủ để bù đắp được với rủi ro do việc
đầu tư vào dự án gây ra. Trong mô hình này người ta xem việc xác định độ lệch
chuẩn của tỉ lệ sinh lời là một sự đo lường rủi ro và các quyết định được đưa trên
cơ sở nghiên cứu đó.
Phương pháp xác định tỉ lệ sinh lời cần thiết như sau, Ta gọi:
- kP là tỉ lệ sinh lời kì vọng của danh mục đầu tư (P)
- P là độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư (P)
- km là tỉ lệ sinh lời của danh mục đầu tư thị trường thể hiện trên đường CML
( Capital Market Line)
- m là độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư thị trường
- (i) là tỉ lệ sinh lời ở mức rủi ro cơ bản không phòng chống được
Khi đó:

k m  i 
kp i   p
m
Chú ý: Danh mục đầu tư thị trường là một tập hợp đa dạng hóa các cơ hội đầu tư
có thể tạo ra được lợi nhuận cao nhất cho mỗi đơn vị rủi ro, đó là khoản lợi
nhuận lớn nhất có thể thu được từ sự đa dạng hóa đầu tư

138
Tỉ lệ sinh lời Danh mục đầu
kì vọng (%) tư thị trường
(CML)
Kp

Km

(i)
Độ lệch
m p chuẩn (%)
Ví dụ: Để đánh giá tỉ lệ sinh lời cần thiết của một danh mục đầu tư (P) đủ để cân
bằng với rủi ro trên thị trường. Ta có các thông tin sau đây:
- Lợi nhuận kì vọng của danh mục đầu tư thị trường là: km = 14%
- Tỉ suất lợi nhuận trong trường hợp không có rủi ro là: i = 4%
- Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư thị trường là m = 20%
- kP là tỉ suất lợi nhuận cần thiết của danh mục đầu tư (P)
Ta có:
k  i  14  4    4  0,5  
kp i  m  p  4 
m
p p
20
Giả sử danh mục đầu tư trên xác định được P = 17% khi đó tỉ lệ sinh lời cần
thiết của nó sẽ là
kP = 4 + 0,5 . 17 = 12,5%
Nếu danh như mục đầu tư trên xác định được P = 18% thì khi đó tỉ lệ sinh lời
cần thiết của nó sẽ là
kP = 4 + 0,5 . 18 = 13%
Phương pháp so sánh chi phí của vốn cổ phần và chi phí của nợ vay:
Các chủ nợ bao giờ cũng được thanh toán lãi suất trước khi các cổ đông được
phân chia lợi nhuận. Ngoài ra họ được quyền ưu tiên thanh toán các khoản nợ
của doanh nghiệp khi doanh nghiệp phá sản trước các cổ đông. Vì vậy cổ đông là
người chịu phần rủi ro lớn hơn so với các chủ nợ do đó tỉ lệ sinh lời kì vọng trên
vốn tự có của công ty phải cao hơn tỉ suất lợi nhuận mà các chủ nợ được hưởng.
Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, tỉ lệ sinh lời trung bình trên cổ
phần của công ty thường cao hơn tỉ lệ sinh lời trên khoản vốn cho vay rủi ro nhất
mà chủ nợ được hưởng. Để tính toán; ta gọi:
- kv là tỉ suất sinh lời trên khoản vốn cho vay được xem là rủi ro nhất mà các
chủ nợ được hưởng

139
- n là tỉ lệ gia tăng tỉ suất lợi nhuận của vốn tự có so với lãi vay (thường
được xác định cao hơn (kv) từ 4 - 6%)
- kn là tỉ lệ sinh lời cần thiết của vốn huy động nội bộ (vốn tự có)
Ta có:
kn = kv + n

Phương pháp sử dụng tỉ lệ sinh lời trên vốn tự có trong quá khứ:
Chi phí cơ hội theo phương pháp này này được xác định bằng tỉ suất sinh lợi tối
thiểu MARR (Minimum Arttactive Rate of Return) của vốn tự có cộng với tỉ lệ
điều chỉnh rủi ro theo dự án đầu tư đối với các doanh nghiệp đang hoạt động.
MARR do nhà đầu tư tự chọn tùy theo kinh nghiệm của mình, đó là tỉ suất sinh
lợi trên vốn tự có mà một nhà đầu tư cảm thấy mình có cơ hội đầu tư số vốn đầu
tư sẵn có với mức độ rủi ro hợp lí. Thường được lấy bằng suất thu lợi bình quân
của vốn tự có trong quá khứ. Để xây dựng công thức tính; ta gọi:
- kP là tỉ suất sinh lời cần thiết của dự án đầu tư (P)
- km là tỉ suất lợi nhuận tối thiểu của vốn tự có
- P là tỉ lệ chiết khấu rủi ro của dự án (P) so với điều kiện kinh doanh hiện
tại của doanh nghiệp
Khi đó ta có:

k k Δ
p m p
Tỉ lệ chiết khấu rủi ro thường được xác định trên cơ sở chủ đầu tư so sánh,
đánh giá cơ hội đầu tư so với điều kiện kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
Nếu nhà đầu tư cảm thấy cơ hội đầu tư mà họ đang theo đuổi là rủi ro hơn so với
điều kiện kinh doanh hiện tại thì khi đó có xu hướng nhà đầu tư chỉ chấp nhận bỏ
vốn khi mà lợi nhuận kì vọng do dự án mang lại lớn hơn tỉ suất lợi nhuận hiện tại
mà nhà đầu tư đang thu được, tỉ lệ chiết khấu rủi ro lúc này dương (+).
Ngược lại, nếu nhà đầu tư cảm thấy rằng cơ hội đầu tư là ít rủi ro hơn điều kiện
kinh doanh hiện tại, khi đó nhà đầu tư có thể sẵn sàng chấp nhận bỏ vốn đầu tư
ngay cả khi họ cảm thấy khả năng sinh lợi của dự án thấp hơn mức lợi nhuận mà
họ đang thu được trong kinh doanh, lúc này chiết khấu rủi ro âm (-)
b) Chi phí cơ hội của vốn huy động mới từ bên ngoài:
Khi độ lớn của khoản đầu tư vượt quá khả năng của nguồn tài trợ nội bộ, doanh
nghiệp cần huy động vốn từ bên ngoài. Về bản chất, việc huy động vốn mới từ
bên ngoài này không có sự khác biệt lớn so với việc huy động từ nội bộ. Sở dĩ
như vậy là vì lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp chính là phần lợi nhuận đáng lí
phải chia cho các chủ sỡ hữu nhưng doanh nghiệp đã để lại mà không chia. Việc
làm này có tác dụng làm gia tăng tài sản của các chủ sở hữu trong doanh nghiệp

140
do đó nó cũng có tác dụng giống như khoản lợi nhuận đó được chia ra cho các
chủ sở hữu rồi họ đóng góp lại để tăng vốn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong trường hợp huy động vốn mới từ bên ngoài, doanh nghiệp
thường phải tốn kém thêm chi phí để huy động vốn so với việc huy động từ nội
bộ (trong trường hợp huy động vốn cổ phần thì đó chính là chi phí phát hành cổ
phần được trả cho dịch vụ phát hành chứng khoán). Điều này dẫn đến việc doanh
nghiệp chỉ nhận được một khoản vốn thực tế thấp hơn khoản vốn huy động vì
phải khấu trừ đi phần chi phí phát hành.
Nghĩa là; nếu gọi:
- P0 là khoản vốn huy động mới
- K là tỉ lệ phí tổn phát hành
- Pn là phần vốn mà doanh nghiệp thật sự nhận được
Ta có:

P  P  (1 - K)
n 0
Ví dụ: Doanh nghiệp A tiến hành huy động vốn từ bên ngoài với trị giá là
200.000.000 VNĐ
Chi phí phát hành trong quá trình huy động vốn là 6%
Khi đó khoản vốn ròng mà doanh nghiệp A nhận được từ việc huy động vốn này
sẽ là
Pn = 200.000.000 x (1 - 0,06) = 188.000.000 VNĐ
Trong trường hợp này, đễ xác định tỉ suất lợi nhuận cần thiết của khoản vốn huy
động ta vẫn có thể áp dụng các phương pháp đã giới thiệu ở trên và lúc này ta
xem khoản vốn ròng mà doanh nghiệp nhận được như là khoản vốn huy động nội
bộ của doanh nghiệp.
Nếu phương pháp tính toán là áp dụng mô hình tăng trưởng không đổi thì khi đó
công thức tính tỉ suất sinh lợi cần thiết trên khoản vốn huy động mới được xác
định như sau:
d1 d1
k me   g   g
P0 P0  (1 - K)
Trong đó:
- kme là tỉ suất sinh lợi cần thiết của khoản vốn huy động mới
- d1 là khoản lợi nhuận ròng thu được kì vọng trong năm tới tương ứng với
khoản vốn tự có có quy mô là Po
- P0 là quy mô của khoản vốn mới huy động
- K là tỉ lệ chi phí phát hành trên tổng giá trị khoản vốn phát hành
- Pn là khoản vốn ròng mà doanh nghiệp nhận được trên khoản vốn huy động
P0

141
- g là tỉ lệ gia tăng lợi nhuận trên vốn tự có hàng năm có xu hướng ổn định
theo thời gian.
Ví dụ: Doanh nghiệp A huy động một khoản vốn cổ phần mới có trị giá là
200.000.000 VNĐ. (Po = 200.000.000 VNĐ)
Tỉ lệ chi phí phát hành là 6% (K = 0,06)
Khoản lợi nhuận kì vọng trên vốn tự có của doanh nghiệp năm nay của khoản
vốn tương đương là 21.000.000 VNĐ (d1 = 21.000.000 VNĐ)
Tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của lợi nhuận kì vọng vốn tự có của doanh
nghiệp là 5% ( g = 0,05)
Khi đó chi phí sử dụng vốn cần thiết của khoản vốn huy động mới này sẽ là

d1 21.000.000
k me   g   0,05  0,1617  16,17%
P0  (1 - K) 200.000.000  (1 - 0,06)
c) Đối với khoản vốn vay:
Trong nhiều trường hợp, lãi suất vay vốn được sử dụng như là chi phí cơ hội để
đánh giá kinh tế của các dự án đầu tư, trong trường hợp này người ta đã xem thị
trường vốn là hoàn toàn mở, tức là thị trường vốn hoàn toàn có đủ vốn để đáp
ứng tất cả mọi nhu cầu đầu tư với cùng một lãi suất. Tuy nhiên việc đánh giá như
vậy là không chính xác vì những giả định như vậy chỉ mang tính lí luận mà
thường không có thực trong thực tế, đặc biệt là trong trường hợp thiếu vốn như ở
Việt nam hiện nay. Trong trường hợp này, chi phí cơ hội được xác định chính là
tỉ suất lợi nhuận tối thiểu điều chỉnh theo tỉ suất thuế thu nhập.
Tỉ suất lợi nhuận tối thiểu chính là tỉ số hoàn vốn mà nhà đầu tư cảm thấy nó thể
hiện các cơ hội đầu tư khác của nguồn vốn hiện có với mức độ rủi ro hợp lí,
thường là cao hơn tỉ suất lãi vay.
Nếu ta gọi:
- kd là tỉ lệ chi phí nợ trên khoản nợ vay mới của doanh nghiệp
- T là tỉ suất thuế thu nhập
- kvn là tỉ suất sinh lợi cần thiết của khoản nợ vay
Ta có:
k vn  k d  1  T 
Ví dụ: Tỉ số hoàn vốn tối thiểu 12% mỗi năm và tỉ suất thuế thu nhập là 40% thu
nhập khi đó chi phí cơ hội cho khoản vốn vay này là
Chi phí cơ hội = 12%( 1- 0,4 ) = 7,2%
Sở dĩ phải điều chỉnh theo tỉ suất thuế thu nhập là vì: Khi có thuế thu nhập thì
phần trả lãi vốn vay mà doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ có một phần do doanh
nghiệp tiết kiệm được thuế thu nhập mà đáng ra nếu không có việc trả lãi vay thì
doanh nghiệp đã phải nạp cho nhà nước. Hay nói cách khác, nhờ việc vay vốn mà

142
doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoản thuế mặc dù phải gánh chịu thêm một
khoản trả lãi vay. Vì vậy, xét ở góc độ lợi ích của doanh nghiệp, doanh nghiệp đi
vay phải thanh toán cho chủ nợ thực chất là số tiền bằng lãi suất đi vay trừ cho
phần thuế thu nhập tiết kiệm được, điều này cũng có nghĩa là trong điều kiện có
thuế thu nhập thì lãi suất thực tế mà doanh nghiệp phải trả thấp hơn lãi suất đi
vay.
Ví dụ: Một doanh nghiệp kinh doanh trong điều kiện không vay vốn, một năm
làm được một khoản lợi nhuận chưa tính thuế là 1 tỉ đồng. Giả sử tỉ suất thuế thu
nhập là 50%, khi đó doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước số tiền là 500 triệu
đồng.
Nếu doanh nghiệp có vay vốn, giả sử số lãi phải trả cho phần vốn vay đó trong
năm là 500 triệu khi đó lợi nhuận còn lại phải chịu thuế sẽ là 500 triệu và doanh
nghiệp chỉ còn phải đóng thuế thu nhập 250 triệu thấp hơn trước 250 triệu.
Như vậy, do việc vay vốn mà doanh nghiệp phải chi phí thêm 500 triệu để thanh
toán lãi vay song cũng nhờ có việc vay vốn mà doanh nghiệp giảm bớt được
khoán thuế thu nhập phải đóng cho Nhà nước là 250 triệu. Kết quả là doanh
nghiệp thực chất chỉ phải chi thêm 250 triệu để trả lãi vay thay vì 500 triệu theo
lãi suất danh nghĩa.
d) Chi phí cơ hội của vốn chung:
Trong thực tế các dự án đầu tư thường được tiến hành trên cơ sở nguồn vốn được
huy động từ nhiều nguồn khác nhau do đó chi phí cơ hội của toàn bộ dự án đầu
tư được tính bằng chi phí cơ hội bình quân cả tất cả các nguồn vốn huy động.
Công thức tính như sau:
n
Chi phí cơ hội chung = V
i 1
i  ri

Trong đó:Vi là tỉ lệ của nguồn vốn (i) trong tổng số vốn đầu tư
ri là chi phí cơ hội của nguồn vốn huy động (i)
Để thuận tiện cho việc xác định chi phí cơ hội chung, trong khi tiến hành tính
toán chúng ta nên lập bảng tính như sau:
Bảng: XÁC DỊNH CHI PHÍ CƠ HỘI CHUNG CỦA DỰ ÁN

Các nguồn vốn sử dụng ri (%) Vi Vi x ri Lũy kế Vi x ri


1, Vốn tự có
2, Các khoản vốn vay
3, Tín dụng thuê tài sản tài
chính
4, Các nguồn vốn khác
TỔNG CỘNG

143
Trong trường hợp có lạm phát, khi đó chi phí cơ hội chung của dự án phải được
điều chỉnh theo tỉ lệ lạm phát. Cách tính toán như sau:
Gọi:
- L là tỉ lệ lạm phát bình quân hàng năm dự tính trong tương lai
- RC là chi phí cơ hội sử dụng vốn chưa tính đến lạm phát
- RLP là chi phí cơ hội đã điều chỉnh theo lạm phát
Ta có:
RLC = RC (1 + L)

3) Dự trù kế hoạch huy động vốn:


Sau khi đã xác định được nhu cầu về vốn đầu tư và lựa chọn được các nguồn tài
trợ cho dự án. Người soạn thảo dự án cần tiến hành tính toán, dự trù kế hoạch
huy động vốn cho các giai đoạn khác nhau của quá trình đầu tư với mục đích là
làm sao cho việc sử dụng vốn đầu tư đó trong quá trình tiến hành đầu tư được tiết
kiệm và hiệu quả nhất.
Để xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư, việc tính toán phải được dựa trên cơ
sở các kế hoạch dự trù về mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ bản, huy động
công suất sản xuất ... đã được xác định ở các phần nghiên cứu trước.
Kế hoạch phân bổ nguồn vốn được thiết lập dưới dạng bảng sau:
Bảng:... KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA DỰ ÁN
ĐVT:...
Các nguồn vốn Năm 1 Năm 2 Tổng cộng
huy động NT VND  NT VND  NT VND 
1, Vốn tự có
2, Vay dài hạn
3, Vay ngắn hạn
4, Vốn tài trợ
khác
TỔNG CỘNG

Về nguyên tắc, bảng dự trù này phải đảm bảo cân đối với bản dự trù Tổng kinh
phí đầu tư đã giới thiệu ở phần trước.

III. HOẠCH ĐỊNH NGÂN QUĨ CHO DỰ ÁN:


Trong nội dung phần này chúng ta sẽ xem xét nguồn gốc tạo ra những khoản thu
nhập của một dự án đầu tư.
Khi thiết lập một dự án đầu tư, điều rất cần thiết là phải ước tính được lợi nhuận
và chi phí của nó. Công việc này thường đòi hỏi sự tham gia của các bộ phận

144
chuyên môn khác nhau như Marketing, sản xuất, kế toán và các bộ phận khác
nữa. Các bộ phận này sẽ đưa ra các dự báo về khả năng bán hàng, chi phí nguyên
vật liệu, chi phí lao động và các dự báo liên quan khác.
Để xác định chi phí và lợi nhuận của dự án đầu tư, trước tiên người soạn thảo dự
án cần dự kiến được kế hoạch khấu hao và thanh toán nợ vay, đây là những yếu
tố có tác động lớn đến các thông số tài chính của dự án.
1) Kế hoạch khấu hao và trả nợ:
a) Kế hoạch khấu hao:
Để xây dựng kế hoạch khấu hao, nhà đầu tư cần phải dựa trên các thông tin về
việc đầu tư vào tài sản cố định dự kiến thông qua danh mục các tài sản cố định và
giá trị của chúng cùng với những quy định của Nhà nước về chế độ khấu hao
trong các doanh nghiệp. Hiện nay nhà nước đã quy định chế độ quản lí, sử dụng
và trích khấu hao tài sản cố định áp dụng cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế
áp dụng kể từ ngày 1/1/97 như sau:
@ - Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định:
Căn cứ vào các tiêu chuẩn dưới đây, các doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng
tài sản cố định cho phù hợp:
- Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản theo thiết kế
- Hiện trạng tài sản cố định (tài sản cố định đã qua sử dụng bao lâu, thế hệ tài sản
cố định, tình trạng thực tế của tài sản ...)
- Mục đích và hiệu suất sử dụng ước tính của tài sản cố định
Riêng đối với các tài sản cố định mới hoặc giá trị thực tế còn trên 90% thì các
doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định ở
bảng kèm theo. (Xem phần phụ lục 4.1)
Đối với các tài sản cố định thuê tài chính, thời gian sử dụng tài sản cố định được
xác định theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
Đối với các tài sản cố định vô hình, thời gian sử dụng do doanh nghiệp tự quyết
định cho phù hợp nhưng không được quá 40 năm và cũng không được dưới 5
năm.
@ - Phương pháp trích khấu hao:
Theo quy định hiện hành, tất cả mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế đều phải áp
dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng bỏ qua giá trị thanh lí, nghĩa là
toàn bộ giá trị của tài sản cố định đưọc khấu trừ dần vào giá thành sản phẩm theo
một tỉ lệ đều nhau ở các năm cho đến khi hết bất kể giá trị thanh lí là bao nhiêu.
(Xem phần phụ lục 4.2)
Khấu hao phải được tính riêng cho từng loại tài sản trong năm vì mỗi loại tài sản
có một tỉ lệ khấu hao riêng.
Kế hoạch khấu hao có dạng như sau:

145
Bảng: KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
ĐVT:...
Năm 1 Năm 2 Năm ...
Nguyên Tỉ lệ Mức Tỉ lệ Mức Tỉ lệ Mức
Tài sản cố định
giá tài sản khấu khấu khấ khấu khấ khấu
tính khấu hao
cố định hao hao u hao u hao
hao hao
1, Nhà xưởng
2, Vật kiến trúc
3, Chi tiêu trước đầu

4, Máy móc thiết bị
5, Tài sản cố định
khác
TỔNG CỘNG

b) Kế hoạch thanh toán nợ và lãi vay:


Việc thanh toán nợ của các dự án có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh
trong quá trình hoạt động của các dự án vì nó trực tiếp tác động đến khoản trả lãi
vay trong chi phí hoạt động của dự án, gián tiếp tác động đến thu nhập của dự án.
Đễ xây dựng kế hoạch thanh toán nợ và lãi vay người ta phải dựa trên cơ sở các
điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn với nhà cho vay và thực lực tài
chính của chủ đầu tư.
Để thanh toán nợ gốc, nhà đầu tư cần sử dụng khoản ngân quĩ ròng, tuy nhiên
ngân quĩ ròng lại phụ thuộc vào việc thanh toán nợ gốc vì nó ảnh hưởng đến lãi
vay.
Vì vậy khi xây dựng kế hoạch thanh toán nợ và lãi vay ta cần phải tiến hành từng
bước trượt dần về phía sau
Kế hoạch thanh toán nợ gốc và lãi được xây dựng dạng ở bảng:
Bảng: KẾ HOẠCH TRẢ NỢ VÀ THANH TOÁN LÃI VAY
ĐVT:...
Kế hoạch trả nợ trong năm (i) Năm 1 Năm 2 Năm...
1) Tổng doanh thu trong năm (Di)
2) Thuế VAT trong năm (TDi)
3) Doanh thu thuần trong năm (DTi) {(3) = (1) - (2)}
4) Tổng giá thành hàng đã bán trong năm (Zi)
5) Lời gộp trong năm (LGi) {(5) = (3) - (4)}
6) Số dư nợ gốc trong kì (Ni) (Ni = Ni-1 - Ki-1)
7) Lãi phải trả trong kì (Vi) (Vi = l.Ni)

146
8) Thu nhập chịu thuế năm (TNi) {(8) = (5) - (7)}
9) Thuế thu nhập năm (Ti) {(9) = Thuế suất x (8)}
10) Lời ròng trong năm (LRi) {(10) = (8) - (9)}
11) Khấu hao trong năm (KHi)
12) Ngân quĩ ròng năm (NQi) {(12) = (11) + (10)}
13) Ngân quĩ dùng thanh toán nợ gốc cuối năm (Ki)

Để xây dựng kế hoạch này ta làm như sau:


- Trước hết cần xác định ngân quĩ ròng cho năm đầu tiên hoạt động, việc tính
toán ngân quĩ này không bị ảnh hưởng của việc thanh toán nợ và lãi vay vì năm
đầu tiên thường là chưa phải trả nợ do đó lãi vay trong năm đầu tiên được xác
định một cách dễ dàng.
- Dự kiến kế hoạch sử dụng ngân quĩ của năm đầu tiên nhằm mục đích xác
định ngân quĩ dùng để trả nợ làm giảm nợ gốc cho dự án.
- Xây dựng kế hoạch ngân quĩ cho năm tiếp theo trên cơ sở nợ gốc mới và lãi
vay mới
- Dự kiến ngân quĩ trả nợ cho năm tiếp theo và giảm nợ gốc
Cứ như vậy tiếp tục cho đến khi thanh toán hết nợ gốc và lãi vay.

2) Hoạch định chi phí hoạt động của dự án:


Trên cơ sở kế hoạch huy động công suất sản xuất, hệ thống các định mức kinh tế
kỹ thuật. Người soạn thảo dự án tiến hành xây dựng bản dự trù chi phí sản xuất
hàng năm làm căn cứ cho việc tính toán thu nhập và các chỉ tiêu hiệu quả khác
của dự án.
Tuy nhiên ngoài các khoản chi tiêu trực tiếp phát sinh khi dự án hoạt động, còn
rất nhiều các khoản phí tổn liên quan được xác định do mối quan hệ của dự án
đối với các hoạt động khác ngoài dự án. Vì vậy trong quá trình tính toán chi phí
hoạt động của dự án cần tuân thủ một số quy tắc sau:
a) Một số nguyên tắc khi hoạch định các khoản chi phí:
@ - Không được bỏ qua chi phí cơ hội của các tài sản:
Trong nhiều trường hợp một dự án bắt buộc phải sử dụng các tài sản có sẵn do
doanh nghiệp sở hữu. Trong trường hợp đó chi phí cơ hội của tài sản cần phải
được tính đến như một phần chi phí.
Chi phí cơ hội của một tài sản là giá trị hiện giá cao nhất của dòng thu nhập có
thể tạo ra từ tài sản đó nếu dự án mới không sử dụng nó.
Ví dụ: Ông A có một ngôi nhà cũ dự định xây dựng lại để sử dụng nó làm nhà
hàng. Dự án này cần chi phí đầu tư ban đầu là 6 tỉ đồng và hi vọng tạo ra một thu
nhập là 0,14 tỉ đồng mỗi năm trong vòng 6 năm. Nếu xây nhà hàng thì ông ta

147
không có khả năng thu hồi chi phí đầu tư trước đây vì không được hạch toán vào
chi phí xây dựng nhà hàng (chi phí này không liên quan đến dự án mới).
Tuy nhiên nếu không xây dựng nhà hàng thì Ông A có thể thu được lợi nhuận từ
khoản thu nhập cho thuê là 20 triệu đồng mỗi năm hoặc có thể bán nó với giá 200
triệu đồng tại thời điểm hiện tại và với giá 210 triệu đồng sau 6 năm sau. Giả sử
chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là 10%.
Trong trường hợp này có 2 khả năng để lựa chọn đó là bán ngôi nhà hoặc sử
dụng để cho thuê. Do đó chi phí cơ hội để tính vào chi phí của dự án mới sẽ là
khả năng thu hồi ròng lớn nhất trong 2 phương án trên

- Phương án 1: Cho thuê lô đất (thu tiền đầu năm) có


5

 1  0,1
20
NPV1  i
 87,1 triệu đồng
i 0

- Phương án 2: Bán lô đất từ bây giờ (đầu năm) có


210
NPV 2  200   81,5 triệu đồng
1  0,16
Vậy chi phí cơ hội của việc sử dụng tài sản này vào xây dựng nhà hàng là chi phí
của phương án cho thuê.
Lúc này thu nhập kì vọng của dự án xây dựng nhà hàng bình quân mỗi năm
không còn là 0,14 tỉ (140 triệu đồng) nữa mà nó là 120 triệu (bằng 140 triệu - 20
triệu chi phí cơ hội sử dụng lô đất). Điều này cũng có nghĩa là chi phí đã tăng
thêm 20 triệu so với cách tính toán bình thường.
@ - Cần hạch toán các khoản chi phí chung vào dự án liên quan:
Chi phí chung là những chi phí hoạt động không liên quan trực tiếp đến bất cứ
sản phẩm hoặc dịch vụ nào của dự án. Những chi phí chung này bao gồm một số
khoản mục như chi phí quản lí chung, chi phí hành chính, tiền thuê mặt bằng,
tiền điện nước và một số chi phí khác.
Về phương diện kế toán người ta phân bổ chúng cho các loại sản phẩm, dịch vụ
khác nhau theo một tiêu thức phân bổ nào đó, ví dụ như phân bổ theo chi phí lao
động hay chi phí sử dụng máy..
Trên phương diện tài chính trong dự án đầu tư, những chi phí này chỉ nên hạch
toán vào một dự án đầu tư nếu các chi phí này xảy ra là do hậu quả trực tiếp của
dự án đó.
Trên thực tế chi phí chung này cũng có một số khoản có sự thay đổi nhất định khi
có dự án mới do đó để đánh giá chính xác người ta chia chi phí chung thành 2
loại là: chi phí chung cố định loại này được hạch toán vào một dự án như cách
trên, còn loại thứ hai là chi phí chung biến đổi thì được hạch toán vào các dự án
theo nguyên tắc giá trị chi phí gia tăng.
148
b) Hoạch định chi phí hoạt động của dự án:
Như đã giới thiệu ở trên, chi phí hoạt động của dự án bao gồm các khoản chi phí
trực tiếp để đảm bảo cho dự án hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì cùng với
các khoản chi phí cơ hội và các chi phí chung phân bổ khác.
Để tính tổng chi phí trong kì, việc đầu tiên người soạn thảo dự án cần tính toán
chi phí hoạt động sản xuất trực tiếp của dự án, chi phí này bao gồm các khoản
mục được cho ở bảng sau:
Bảng: DỰ TRÙ CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG NĂM
ĐVT:...
Chi phí sản xuất hàng năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm ..
của dự án 50% 70% 100% ...
1, Nguyên vật liệu chính, phụ, bao
bì..
2, Bán thành phẩm mua ngoài
3, Nhiên liệu
4, Năng lượng
5, Nước
6, Chi phí nhân công
7, Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc
T.Bị
8, Khấu hao tài sản cố định
9, Chi phí quản lí chung
10, Chi phí ngoài sản xuất
11, Chi phí khác
TỔNG CỘNG

Sau khi đã tính toán được chi phí sản xuất cho dự án trong kì, kết hợp với việc
xác định các khoản chi phí cơ hội và chi phí chung phân bổ như đã giới thiệu ở
phần nguyên tắc, ta tiến hành xây dựng bảng dự trù tổng chi phí hoạt động của
dự án như sau:

Bảng: TỔNG HỢP CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN


ĐVT:...
Các nội dung chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm ..
của dự án 50% 70% 100% ...
1, Chi phí trực tiếp cho sản xuất
2, Chi phí cơ hội của các tài sản

149
3, Các chi phí chung phân bổ
TỔNG CHI PHÍ
2) Dự trù các khoản thu nhập từ hoạt động của dự án:
Thu nhập của dự án là toàn bộ các khoản mà dự án có thể thu được thông qua các
hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác trong quá trình hoạt động
của dự án.
Các khoản thu nhập của án thường bao gồm các khoản sau đây:
Bảng: DỰ TRÙ CÁC KHOẢN THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ
ÁN
ĐVT:...
Các nguồn thu nhập của dự án Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm ...
1, Thu từ tiêu thụ sản phẩm chính
2, Thu từ các sản phẩm phụ
3, Thu từ bán phế liệu, phế phẩm
4, Thu từ hoạt động gia công cho
bên ngoài
5, Thu từ cho thuê tài sản
6, Thu từ các hoạt động tài chính
7, Thu khác nếu có
TỔNG CÁC NGUỒN THU
3) Dự trù thu hồi ròng của dự án:
Thu hồi ròng của dự án là những khoản tiền mà nhà đầu tư thu được thực tế trong
năm sau khi đã khấu trừ hết các khoản chi tiêu thực chất trong năm đó. Để tính
toán thu hồi ròng của một dự án, người soạn thảo cần nắm vững mấy nguyên tắc
sau đây:
a) Một số nguyên tắc cần chú ý khi tính toán thu hồi ròng:
@ - Thu hồi của dự án phải là dòng thu nhập ròng:
Dòng thu nhập ròng của một dự án đầu tư là một căn cứ cơ bản để đánh giá kinh
tế các dự án đầu tư.
Dòng thu nhập ròng của một dự án là phần chênh lệch giữa số lượng tiền nhận
được và số lượng tiền đã chi ra theo thời gian vận hành hoạt động của dự án.
Theo nguyên tắc này, khác với kế toán, dòng tiền tệ của một dự án đầu tư chỉ tính
đến những khoản thu nhập và chi tiêu có thật.
Đối với hạch toán kế toán, họ chỉ công nhận các khoản thu nhập khi họ thật sự
nhận được chúng và không công nhận khoản thu nhập khi chúng mới được tập
hợp ở dạng số liệu. Khi doanh nghiệp bán hàng chịu cho khách hàng, họ ghi nhận
đó là một món nợ cần phải thu hồi ở khách hàng chứ không phải là khoản thu
nhập.
150
Nhưng khi xem xét ở góc độ dự án, ta xem đó là khoản thu nhập vì khoản nợ đó
là có thật và sẽ được thu hồi trong tương lai, tuy rằng có sự chênh lệch về trị giá
thực sự của khoản thu nhập đó so với khi nhận được nó tại thời điểm hiện tại nên
cần phải có sự điều chỉnh cần thiết. Tuy nhiên trong thực tế chênh lệch này
thường không đáng kể nên có thể bỏ qua.
Đối với khấu hao, kế toán xem khấu hao tài sản cố định là một khoản chi phí
được khấu trừ vào doanh thu để tính toán lợi nhuận song khi đánh giá dự án khấu
hao không được xem là chi phí vì nó không tương ứng với khoản chi tiêu nào
trong kì. Nhưng vì khi tính lợi nhuận theo quan điểm kế toán, khấu hao đã được
trừ ra nên khi tính thu nhập theo quan điểm dự án nó phải được cộng vào như là
một khoản thu nhập .
@ - Phải tính đến những khoản thu nhập tăng thêm của dự án:
Khi xác định dòng thu nhập của một dự án đầu tư phải dựa trên cơ sở những
khoản thu nhập tăng thêm và có thể coi những khoản thu nhập này là thu nhập
trực tiếp từ đầu tư. Nguyên tắc này thường được sử dụng trong trường hợp đánh
giá các dự án có tính chất lệ thuộc nhau về mặt kinh tế. Đó là các dự án đầu tư
có dòng thu nhập chịu sự tác động của một quyết định chấp thuận hay từ chối
một dự án đầu tư khác.
Trong trường hợp này nếu chúng ta xác định được những khoản thu nhập tăng
thêm chúng ta sẽ tạo ra những dòng thu nhập không lệ thuộc về kinh tế bởi vì
việc tính toán thu nhập hay chi phí của dự án mới đã có tính đến những thay đổi
trong dòng thu nhập của dự án cũ. Lúc này ta có thể coi dòng thu nhập này như là
một dòng thu nhập của một dự án hoàn toàn độc lập và mọi đánh giá dự án sẽ
được tiến hành như với một dự án độc lập.
Ví dụ: Một doanh nghiệp hiện đang sử dụng một chiếc máy có tuổi thọ kì vọng là
5 năm. Thu hồi ròng từ hoạt động của máy đưa lại mỗi năm bình quân là 40 triệu
đồng. Giá bán của máy đó theo thời giá hiện tại trên thị trường là 80 triệu đồng.
Giả sử nếu tiếp tục sử dụng máy cho đến hết năm thứ 5 thì sau đó giá bán của
máy sẽ bằng không.
Hiện tại công ty đang có dự định thay thế máy đó bằng một máy mới hiện đại
hơn với giá mua ước tính khoảng 250 triệu đồng. Tuổi thọ hữu ích của máy này
cũng là 5 năm, thu ròng ròng kì vọng của máy mới này mỗi năm là 100 triệu
đồng. Sau 5 năm hoạt động máy này có thể bán lại với giá 20 triệu đồng.
Rõ ràng là việc trang bị máy mới này phụ thuộc vào quyết định có nên giữ lại
máy cũ hay không.
Dòng thu hồi của dự án trang bị máy mới lúc này phải được xác định trên cơ sở
giá trị gia tăng như sau:

151
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Tiêu thức
0 1 2 3 4 5
1) Giá mua máy mới (250
)
2) Dòng thu hồi của máy mới 100 100 100 100 120
3) Giá bán máy cũ 80
4) Dòng thu hồi của máy cũ (40) (40) (40) (40) (40)
5) Thu hồi ròng tăng thêm (170 60 60 60 60 80
)

Chú ý: Thu hồi ròng của dự án đầu tư máy mới bằng thu hồi ròng hàng năm của
máy mới trừ đi thu hồi ròng hàng năm có thể thu được nếu để máy cũ lại.
@ - Những khoản đầu tư mới vào vốn lưu động phải được tính:
Đối với các doanh nghiệp hoạt động, khi có một dự án đầu tư mới xuất hiện tất
yếu sẽ dẫn đến sức ép cần phải gia tăng vốn lưu động.
Khoản vốn lưu động thực sự cần phải được trang trải bằng đầu tư của doanh
nghiệp được gọi là vốn lưu động ròng (Net Working Capital) đó chính là khoản
chênh lệch giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn.
Đặc tính cơ bản của vốn lưu động ròng là nó không được khấu hao mặc dù nó
vẫn được sử dụng trong suốt vòng đời dự án và thường là được thu hồi toàn bộ
khi dự án kết thúc.
Khi tính toán chi phí cho các dự án mới ta cần bổ sung phần gia tăng vốn lưu
động ròng như là một khoản chi phí đầu tư của dự án mới.
Ví dụ:
Một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có tình hình vốn lưu động được thể hiện
trong phần (I) của bảng sau.
Doanh nghiệp đang có một dự án đầu tư mới mà khi nó đi vào hoạt động sẽ làm
thay đổi nhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp và được thể hiện ở phần (II)
của bảng:
ĐVT: Triệu đồng
Tình Năm
Tiêu thức
huống 0 1 2 3 4 5
I) Không 1) Tài sản lưu động 80 80 80 80 80 80
có 2) Nợ lưu động 40 40 40 40 40 40
dự án 3) Vốn lưu động ròng 40 40 40 40 40 40
II) Có dự 4) Tài sản lưu động 90 100 100 100 100 100
án 5) Nợ lưu động 45 50 50 50 50 50
152
6) Vốn lưu động ròng 45 50 50 50 50 50
7) Vốn lưu động ròng
III) Riêng 5 10 10 10 10 10
tăng thêm
dự
8) Vốn lưu động ròng
án mới 5 5 0 0 0 (10)
tăng trong năm

Giả sử dự án mới có tổng kinh phí đầu tư vào tài sản cố định là 20 triệu đồng và
thu nhập ròng kì vọng mỗi năm là 7 triệu đồng trong vòng 5 năm. Khi đó dòng
thu nhập sẽ được điều chỉnh như sau
Kết quả điều chỉnh được cho ở bảng sau:
ĐVT:Triệu đồng
Các chỉ tiêu đánh giá Năm
0 1 2 3 4 5
1) Dòng ngân quĩ hoạt động (25) 7 7 7 7 7
2) Mức tăng NWC 5 5 0 0 0 (10)
3 Dòng ngân quĩ điều chỉnh (30) 2 7 7 7 17

@ - Dòng thu hồi ròng phải là dòng thu hồi sau thuế - trước lãi vay:
Chi phí trả lãi vay là một khoản chi tiêu thật sự bằng tiền. Tuy nhiên xác định
dòng thu hồi của dự án chúng ta không được khấu trừ chi phí trả lãi vay này vào
doanh thu, bởi vì chi phí trả lãi vay sẽ được xem xét đến khi đánh giá giá trị thời
gian của tiền tệ và nó được thể hiện trong chi phí cơ hội. Lãi vay sẽ được loại trừ
ra khỏi dòng thu hồi ròng khi chúng ta chiết khấu vào dòng thu hồi của dự án
trong tương lai. Việc trừ lãi vay ra khỏi dòng thu nhập khi tính thu hồi sẽ làm cho
khoản này bị khấu trừ trùng đến 2 lần.
Ví dụ:
Có một dự án được thực hiện bằng vốn vay, chủ dự án đã đi vay ngân hàng số
tiền tổng cộng là 300 triệu đồng, tỉ lệ sinh lời cần thiết theo thị trường của khoản
tiền đi vay này là 10%/năm..
Chủ dự án sử dụng 50 triệu đồng để chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân không liên
quan đến đầu tư, còn lại ông ta đầu tư vào dự án 250 triệu ngay trong năm đó và
hy vọng có thể thu được một khoản thu nhập chưa trả lãi vay là 330 triệu đồng
vào năm sau (giả sử dự án đầu tư trong điều kiện được miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp)
Tại thời điểm hoàn trả nợ vay ông ta phải trả cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi tổng
cộng là 330 triệu đồng (trong đó 300 triệu vốn gốc + 30 triệu tiền lãi = 330 triệu)
Cũng tại thời điểm đó ông ta có số thu nhập chưa trả lãi vay là 330 triệu đồng
vừa đủ để thanh toán hết số tiền nợ phải trả cả gốc lẫn lãi là 330 triệu.
153
Điều này có nghĩa là việc đầu tư này đã mang lại cho chủ đầu tư một khoản thu
hồi ròng đúng bằng 50 triệu đồng. Đó chính là số tiền mà ông ta đã chi tiêu tại
thời điểm hiện tại. (NPV = 50 triệu đồng)

Thời điểm vay (0) Thời điểm trả nợ (1)


50
Dành cho mục
Vốn gốc
đích riêng
300
Hoàn trả
300 330
nợ vay
Tiền vay Lãi vay
30
Dùng thu

nhập để
Thu nhập chưa trả lãi vay
250 330

Đầu tư
Nếu chúng ta khấu trừ lãi vay vào thu nhập, khi đó thu nhập năm thứ nhất của dự
án sẽ là 300 triệu đồng (Bằng 330 triệu - 30 triệu). Lúc này thu hồi ròng của dự
án sẽ là:
300
NPV  - 250   22,72 trieu
(1  0,1)
Điều này là không hợp lí bởi vì rõ ràng là chủ đầu tư đã thực sự sử dụng 50 triệu
tại năm gốc, đó chính là khoản thu hồi ròng của ông ta. Sai lầm này chính là do
chúng ta đã khấu trừ lãi vay hai lần. Nếu chúng ta không trừ lãi vay ra khỏi thu
nhập, khi đó hiện giá thu hồi ròng của dự án sẽ là:

300  30
NPV  - 250   50 trieu
(1  0,1)
Cách tính này hoàn toàn phù hợp với kết quả thực tế đó là NPV = 50 triệu. Vì
vậy để tính đúng, dòng thu hồi ròng của dự án sẽ được tính như sau:
Gọi:
- THRi: Là thu hồi ròng của dự án trong năm (i)
- LRi : Là lãi ròng của dự án trong năm (i)
- LVi : Là lãi vay mà dự án phải trả trong năm (i)
- KHi : Là khấu hao của dự án trong năm (i)
- THKi: Là thu khác của dự án (gồm thu hồi thanh lý và NWC) trong năm (i)
Khi đó:

154
THRi  LRi  LVi  KH i  THKi (1)
Trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp, thu hồi ròng hàng năm của dự
án sẽ được tính bằng công thức sau:

THRi  LRi  LVi  (1 - T)  KH i  THKi (2)


Trong đó: T là tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Vì lãi ròng được tính bằng công thức:

LRi  (LGi - LVi )  (1 - T)


Với: LGi là lãi gộp của dự án trong năm (i)
Khi đó công thức (2) có thể được viết lại như sau:

THR  LR  LV  (1 - T)  KH  THK  ( LG - LV )  (1 - T)  LV  (1 - T)
i i i i i i i i

 KH  THK  LG  (1 - T)  LV  (1 - T)  LV  (1 - T)  KH  THK
i i i i i i i

 LG  (1 - T)  KH  THK (3)
i i i
@ - Không tính vào dự án sau các chi phí thua lỗ của dự án trước
Chi phí thua lỗ của các dự án đầu tư là những khoản chi của những dự án đầu tư
quá khứ không có khả năng thu hồi vốn, chúng không liên quan đến các dự án
đầu tư mới. Đôi khi người ta có xu hướng quên điều này và coi những chi phí lỗ
vốn đầu tư của dự án trước là một phần của dự án đầu tư mới.
Ví dụ: Một dự án đầu tư bỏ ra 100 triệu để mua sắm và trang bị một hệ thống
điện phục vụ cho một phân xưởng bánh kẹo. Do xác định nhu cầu không chính
xác nên thực tế dự án chỉ sử dụng 30% năng lực của hệ thống, vì vậy dự án này
hầu như không có khả năng hoàn vốn. Dự án không thể bán bớt hệ thống điện và
cũng không có khả năng sử dụng năng lực còn lại vào bất cứ mục đích kinh
doanh nào khác.
Năm sau cũng công ty đó có một dự án đầu tư xây dựng một phân xưởng sản
xuất mới. Để lựa chọn địa điểm đầu tư, chủ đầu tư có thể xem xét phương án sử
dụng khu đất bên cạnh phân xưởng bánh kẹo. Trong trường hợp này đương nhiên
nhà soạn thảo phải nghĩ đến việc sử dụng 70% năng lực thừa của hệ thống điện ở
trên để phục vụ cho dự án mới.
Lúc này ta không tính 70% trị giá của hệ thống điện đó vào chi phí đầu tư của dự
án mới mà chỉ được tính phần chi phí vận hành gia tăng của dự án cũ vào chi phí
hoạt động của dự án mới. Bởi vì nếu không có dự án mới thì phần công suất dư
thừa kia đương nhiên bị bỏ phí, việc thua lỗ của dự án trước không liên quan đến
dự án sau, tiền của không bao giờ được ném vào để đeo đuổi những quyết định
tồi rồi sau đó lại phải có một loạt quyết định đầu tư tiếp theo nhằm chia sẻ việc
gánh chịu hậu quả.
b) Tính toán thu hồi ròng trong năm:
Dòng thu hồi ròng phân tích được sử dụng là dòng thu hồi ròng sau thuế - trước
lãi vay, đó là dòng ngân quĩ hoạt động sau khi cân đối với các khoản thu nhập
tăng thêm, vốn lưu động ròng tăng thêm, lãi vay.
Thu hồi ròng sau thuế - trước lãi vay được tính thông qua bảng sau đây:
Bảng: DỰ TRÙ THU HỒI RÒNG CỦA DỰ ÁN
ĐVT:...
Các chỉ tiêu tính toán Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm...
1. Nguồn thu từ hoạt động của dự án
2, Thuế V.A.T
3. Doanh thu thuần (3 = 1-2)
4, Chi phí hàng đã bán trong kì
5, Lời gộp (5 = 3-4)
6, Khấu hao cơ bản
7, Thu hồi thanh lí và vốn lưu động
ròng
8, Thu hồi ròng {8 = 5 x (1-T) + 6
+ 7}
Chú ý:
- Vào năm cuối cùng của dự án, khi dự án không hoạt động nữa khi đó toàn
bộ vốn lưu động ròng và giá trị tài sản còn lại được thu hồi.
- Trong đánh giá tài chính của dự án, khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả có
liên quan đến việc sử dụng thừa số chiết khấu chúng ta phải sử dụng dòng thu hồi
ròng điều chỉnh về sau thuế - trước lãi vay được cho ở công thức (2) hoặc (3) vì
những lí do đã được trình bày trong phần nguyên tắc hoạch định dòng ngân quĩ.
- Riêng đối với các chỉ tiêu hiệu quả không có nội dung đánh giá giá trị tiền
tệ theo thời gian (không sử dụng thừa số chiết khấu). Khi đó dòng thu hồi ròng
phân tích sẽ là dòng thu hồi ròng sau lãi vay và sau thuế vì lúc này lãi vay chỉ bị
khấu trừ một lần duy nhất. Công thức tính dòng thu hồi ròng sau lãi vay - sau
thuế như sau:

THR  LR  KH  THK (4)


i i i i
IV. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Để đánh giá một dự án đầu tư về mặt tài chính, người ta thường sử dụng các chỉ
tiêu đánh giá sau:
- Giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV)
- Tỉ suất sinh lợi nội bộ của dự án (IRR)
- Chỉ số lợi nhuận (PI)
- Chỉ số thu nhập/chi phí (B/C)
- Thời gian hoàn vốn (PP)
- Phân tích điểm hòa vốn (BEA)
Sau đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét phương pháp xây dựng và sử dụng những
chỉ tiêu này để đánh giá các dự án đầu tư.
1) Tính giá trị hiện tại ròng của dự án: NPV (Net Present Value)
a) Giá trị của chuỗi tiền tệ theo thời gian:
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, vốn cũng là một loại hàng hóa, hàng
hóa đặc biệt và nó cũng được mua bán trên thị trường, giá cả của hàng hóa này
chính là lãi suất. Do tác động của lãi suất nên dẫn đến chuỗi giá trị tiền tệ có một
đặc tính đặc biệt đó là: Tính chất tương đương với nhau của các khoản tiền ở các
thời điểm khác nhau.
Có hai cách tính toán giá trị thời gian của tiền tệ:
- Giá trị thời gian của tiền tệ theo giá hiện tại: PV (Present Value)
Đây là cách xác định giá trị thời gian của tiền tệ trên cơ sở quy đổi tất cả các giá
trị tiền tệ trong tương lai về mặt bằng giá trị theo mốc hiện tại được chọn trước.
Ví dụ: Ông A có 1.000.000 đồng đem cho vay với lãi suất 10% một tháng, sau
một tháng ông có một khoản tiền cả gốc lẫn lãi là 1.100.000 đồng. Điều này cũng
có nghĩa là nếu Ông B có số tiền 1.100.000 đồng trong tháng này thì cũng tương
đương với 1.000.000 đồng của Ông A có trước đó 01 tháng với điều kiện lãi suất
10% như đã nói.
Để quy đổi một khoản tiền tệ tại thời điểm tương lai bất kì về giá trị hiện tại,
người ta sử dụng công thức tinh sau đây:

Fn
PV =
(1 + r)n
Trong đó:
Fn : Là khoản tiền có vào cuối năm thứ (n) trong tương lai
PV: Là giá trị hiện tại của khoản tiền đó.
r: Là lãi suất thường kì của khoản tiền hiện tại
Nếu giá trị tiền tệ tương lai không phải là một khoản độc lập mà là một chuỗi các
giá trị thu nhập theo các năm trong kỹ nghiên cứu thì khi đó việc quy đỗi chuỗi
các khoản thu nhập đó về thời điểm hiện tại được tính toán như sau:

n Fi
PVn = 
i=0 (1 + r)i
Trong đó:
Fi : Là khoản thu nhập tại năm (i) tính từ năm gốc
PVn : Là giá trị hiện tại của chuỗi thu nhập đó
Chý ý: Trong công thức tính toán trên, mọi khoản đầu tư trong năm được quy
ước như là được bỏ vốn vào thời điểm cuối năm đó.
Ví dụ: Có một chuỗi thu nhập qua các năm được thể hiện trên dòng thứ 2 của
bảng sau.
Với lãi suất kép là 10% mỗi năm khi đó giá trị tính theo thời giá của năm thứ
nhất được tính như sau:
ĐVT: Triệu đồng
Năm 0 1 2 3 4 5 6
Thu nhập 100 120 120 120 120 120 100
Hệ số C.K 1,000 0,9091 0,8264 0,7513 0,6830 0,6209 0,5645
Hiện giá 100,00 109,09 99,17 90,16 81,96 74,51 56,45
Lũy kế 100,00 209,09 308,26 398,42 480,38 554,89 611,34
Với ví dụ trên, áp dụng công thức tính PVn ta tính được giá trị hiện tại của chuỗi
thu nhập trên là: PV = 611,34
- Giá trị thời gian của tiền tệ theo tương lai: FV (Future Value)
Giá trị tiền tệ theo tương lai của một khoản thu nhập chính là khoản tiền sẽ nhận
được tại thời điểm tương lai bất kì của một khoản đầu tư ban đầu trong hiện tại
với một lãi suất kép cho trước.
Công thức tính:

FV = F(1 + r)i

Trong đó:
F: Là khoản đầu tư ban đầu
r : Là lãi suất kép cho trước
FV: Là giá trị tương lai của khoản thu nhập F tại năm (i) bất kì
i : Là số khoảng thời gian tính lãi trong khoảng thời gian từ năm hiện tại tới năm
tương lai tính toán
Trong trường hợp đầu tư là một chuỗi các giá trị theo thời gian, khi đó giá trị
tương lai của các khoản thu nhập với lãi suất kép cho trước được xác định như
sau:
n
FVn =  Fi (1 + r)i
i=0
Ví dụ: Ông A đầu tư những khoản tiền khác nhau trong 07 năm, lãi suất kép hàng
năm là 10%, số tiền đầu tư cho ở dòng thứ 2 của bảng.
Thu nhập của ông A vào cuối năm thứ 07 trong tương lai được xác định trong
bảng sau:
ĐVT: Triệu đồng
Năm 0 1 2 3 4 5 6
Đầu tư 100 120 120 120 120 120 100
i 6 5 4 3 2 1 0
(1 +r)i 1,7717 1,6105 1,4641 1,331 1,21 1,1 1,0
FV 177,17 193,26 175,69 159,72 145,2 132,0 100,0
Lũy kế 177,17 370,43 546,12 705,84 851,04 983,04 1083,04

Với ví dụ trên thì sau 07 năm ông A sẽ có được tổng số tiền kể cả gốc lẫn lãi là:
FV = 1083,04 (triệu đồng)
b) Giá trị hiện tại ròng của dự án: NPV
Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV) cho chúng ta biết quy mô của khoản thu nhập
ròng mà dự án có thể mang lại sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư ban đầu tính theo
hiện giá.
Chỉ tiêu này có thể tính như sau:

NPV = PVn - PIn

Trong đó:
PV: Là hiện giá của các khoản thu hồi ròng mà dự án có thể mang lại trong suốt
quá trình hoạt động.
n Fi
PVn = 
i=0 (1 + r)i
Trong đó:
Fi : Là khoản thu hồi ròng của dự án tại năm (i) tính từ năm gốc
n: Là vòng đời của dự án
PI: Là hiện giá ròng của các khoản đầu tư của dự án
n Ii
PIn = 
i=0 (1 + r)i
Trong đó:
Ii : Là khoản đầu tư của dự án tại năm (i) tính từ năm gốc
Chú ý: Năm gốc thường được chọn là năm bắt đầu tiến hành bỏ vốn đầu tư và
quy ước mọi khoản đầu tư trong năm coi như bỏ vào cuối năm.
Ví dụ: Ông A dự định đầu tư một số vốn ban đầu nhằm kinh doanh thu lợi trong
tương lai, dự tính tình hình đầu tư và thu nhập cho ở bảng sau:
ĐVT: Triệu đồng
Đầu tư Thu hồi Hệ số chiết
Hiện giá Hiện giá thu
Năm trong năm ròng trong Khấu
đầu tư (PI) nhập (PV)
(Ii) năm (Fi) (i=10%)
0 100 1,0000 100,00
1 200 0,9091 181,82
2 300 200 0,8264 247,93 165,29
3 200 0,7513 150,26
4 200 0,6830 136,60
5 200 0,6209 124,18
6 200 0,5645 112,90
Tổng 600 1.000 529,75 689,23

Nếu giả sử chi phí cơ hội sử dụng vốn là 10% thì khi đó NPV của dự án này sẽ
là: NPV = 689,23 - 529,75 = 159,48 triệu.
Điều này có nghĩa là, nếu tiến hành đầu tư thì nhà đầu tư sau khi đã trừ đi các chi
phí đầu tư ban đầu tính theo giá hiện tại vẫn còn lãi được một khoản là 159,48
triệu cũng theo giá đó.
Trong quá trình đánh giá một dự án đầu tư, chỉ tiêu NPV được xem là một chỉ
tiêu cơ bản để đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Nếu dự án đầu tư
là dự án độc lập, khi đó phương án đầu tư được lựa chọn phải có NPV > 0. Còn
nếu dự án là dự án loại bỏ nhau thì khi đó dự án được lựa chọn phải là dự án có
NPV có giá trị dương lớn nhất.
2) Tỉ suất thu hồi nội bộ: IRR (Internal Rate of Return)
Tỉ suất thu hồi nội bộ chính là lãi suất chiết khấu (r) mà ứng với nó tổng giá trị
hiện tại của thu hồi ròng bằng đúng tổng hiện giá vốn đầu tư. Suất thu hồi nội bộ
được tính theo công thức sau:

n Fi n Ii
 = 
i=0 (1 + r)i i=0 (1 + r)i

Trị số (r) tính được từ công thức trên chính là tỉ suất thu hồi nội bộ
Từ công thức trên ta nhận thấy (r) là lãi suất chiết khấu mà ở đó NPV = 0. Hay
nói cách khác (r) là nghiệm của phương trình NPV = 0, đây là một phương trình
bậc cao nên việc giải phương trình này khá phức tạp vì vậy trong thực tế để xác
định IRR người ta thường sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp đồ thị: Theo phương pháp này người ta lần lượt cho chi phí cơ
hội sử dụng vốn (chiết khấu sử dụng vốn) thay đổi để từ đó tính ra các giá trị
NPV tương ứng. Sau đó mô tả mối quan hệ giữa chi phí cơ hội và NPV lên hệ
trục tọa độ Đề-các qua đó mà tìm ra điểm mà ở đó tỉ suất chiết khấu làm cho
NPV = 0.
Ví dụ: Một dự án đầu tư đầu tư vốn trong năm 0 là 450 triệu, thu hồi ròng trong 4
năm sau là: Năm 1: 200, năm 2: 250, năm 3: 300, năm 4: 300 (triệu đồng). Hãy
tính IRR cho dự án?
Giải:
Để xác định IRR theo phương pháp này ta cho chi phí cơ hội lần lượt thay đổi và
tính ra NPV tương ứng, kết quả tính toán cho ở bảng sau:
TÍNH NPV ỨNG VỚI CÁC CHIẾT KHẤU (r) KHÁC NHAU
ĐVT: Triệu đồng
Thu hồi PV ứng với các chiết khấu (r)
Năm
ròng 20% 30% 40% 50% 60% 70%
0 -450 -450 -450 -450 -450 -450 -450
1 200 167 154 143 133 125 118
2 250 174 148 127 111 98 86
3 300 174 136 109 89 73 61
4 300 145 105 78 59 46 36
NPV 210 93 7 -58 -108 -149
Biểu diễn trên đồ thị:
NPV

210

93 IRR = 41%

7 r
0
20 30 40 50 60 70 %
-58
-108
-149

Thông qua bảng tính toán và đồ thị mô tả quan hệ giữa NPV với (r) ta có thể xác
định được giá trị của IRR đối với dự án này là: 41%
- Phương pháp tính gần đúng:
Vì NPV có mối quan hệ đối với (r), quan hệ này được thể hiện dưới dạng một
hàm số NPV = f(r). Đây là một hàm số bậc cao. Tuy nhiên nếu chỉ lấy một đoạn
nhỏ trên đồ thị của hàm số này thi khi đó ta có thể xem chúng là đoạn thẳng mặc
dù có một sai số nào đó, sai số này sẽ càng nhỏ khi mà đoạn đồ thị được lấy càng
nhỏ. Xuất phát từ lập luận này ta đi đến một phương pháp tính gần đúng IRR như
sau:
Trước hết chọn một tỉ suất chiết khấu (r1) bất kì sao cho NPV tương ứng với nó
là NPV1> 0 và gần với 0 (NPV1 0)
Chọn tiếp một tỉ suất chiết khấu (r2) bất kì sao cho NPV2 tương ứng với tỉ suất
chiết khấu đó là âm (-): NPV2 < 0 và cũng gần với không
NPV1
IRR
(+)

r2
0
r1 l r%

(-)
NPV2

Nhìn vào hình vẽ ta nhận thấy: Tam giác IRR,r1,NPV1 đồng dạng với tam giác
IRR,r2,NPV2 do đó ta có:

-NPV2 r2 - IRR
= <=> (-NPV2)..(IRR - r1) = NPV1(r2 - IRR)
NPV1 IRR - r1

<=> (-NPV2 ).IRR + NPV1.IRR = NPV1.r2 - NPV2 .r1

NPV1
=> IRR = r1 + (r2 - r1)
NPV1 - NPV2
Đó là điều cần phải chứng minh.
Ví dụ: Trở lại ví dụ trên ta chọn r1 = 30% khi đó NPV1 = 93
r2 = 42% khi đó NPV2 = -6
Khi đó áp dụng công thức trên ta có:
93
IRR = 30 + (42 - 30) x
93 + 6
Từ đó tính được IRR = 41,27%
Thường để thuận tiện cho việc tính toán IRR người ta lập bảng tính toán như
trong ví dụ sau:
Ví dụ: Một dự án dự định đầu tư vốn 400 triệu ngay trong năm tính đầu tiên và hy
vọng có thể thu được những khoản thu hồi ròng trong các năm sau như số liệu ở
03 cột đầu của bảng. Để tính IRR cho dự án này, ta lập thêm các cột sau, kết quả
tính toán cho ở bảng:
ĐVT: Triệu đồng
Năm Đầu tư Thu hồi Hệ số chiết khấu Hiện giá thu hồi ròng
trong năm trong năm r1 = 12 % r2 = 45% PV1 PV2
0 400 1,000 1,000 -400,00 -400,00
1 174,5 0,893 0,690 155,828 120,405
2 174,5 0,797 0,476 139,077 83,062
3 181,5 0,712 0,328 129,228 59,532
4 207,5 0,636 0,226 131,970 46,951
5 207,5 0,567 0,156 117,653 32,409
6 189,0 0,507 0,108 95,823 20,412
7 189,0 0,452 0,074 85,428 13,986
8 189,0 0,404 0,051 76,356 9,639
9 189,0 0,361 0,035 68,229 6,615
10 189,0 0,322 0,024 60,858 4,536
NPV NPV1 NPV2
660,450 - 2,453

Từ bảng ta có:
660,450
IRR = 12 + (45 - 12) = 44,88  45%
660,450 + 2,453
Chỉ tiêu này cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể mang lại cho nhà đầu tư, mặt
khác nó cũng cho biết tỉ lệ chiết khấu tối đa mà dự án có thể chấp nhận được.
Khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá một dự án đầu tư độc lập, người xét duyệt
cần phải lựa chọn dự án khi IRR của dự án lớn hơn chi phí cơ hội sử dụng vốn
bình quân của dự án đó.
Đối với các dự án đầu tư loại bỏ nhau, dự án được lựa chọn là dự án có IRR thỏa
mãn điều kiện IRR > r (r là chi phí cơ hội sử dụng vốn bình quân của dự án) và
lớn nhất trong tất cả các phương án đánh giá.
Một số chú ý khi sử dụng tiêu chuẩn NPV và IRR trong đánh giá các dự án
đầu tư loại bỏ nhau:
Khi sử dụng hai tiêu chuấn này để đánh giá và đi đến quyết định lựa chọn
phương án đầu tư, trong thực tế có nhiều trường hợp đi đến kết luận mâu thuẫn
nhau. Sở dĩ có tình trạng này là do mấy lí do sau đây:
@ Sự khác biệt về quy mô đầu tư:
Khi các dự án đầu tư có quy mô đầu tư khác nhau điều này có thể dẫn đến dòng
ngân quĩ của các phương án không giống nhau, nên kết quả là việc sử dụng chỉ
tiêu NPP và chỉ tiêu IRR để đáng giá dự án có thể dẫn đến các kết luận trái ngược
nhau.
Ví dụ: Có 2 dự án đầu tư có quy mô đầu tư khác nhau và dòng ngân quĩ khác
nhau. Trong đó dự án B có quy mô và dòng ngân quĩ gấp đôi dự án A tại mọi
thời điểm xem xét nên NPV của dự án B cũng gấp đôi dự án A. Nếu sử dụng tiêu
chuẩn NPV để đánh giá đương nhiên ta sẽ chọn dự án B vì nó thỏa mãn các điều
kiện tối ưu.
Tuy nhiên trong trường hợp này nếu sử dụng tiêu chuẩn IRR để đánh giá thì lại
đưa đến kết luận trái ngược đó là cả hai dự án đều tốt ngang nhau vì cùng có IRR
bằng nhau. Điều này được thể hiện trong bảng sau:

Dự án Năm NPV IRR


0 1 2 (r = 8%) (%)
A -20.000 11.834 11.834 1.103,16 12
B -40.000 23.668 23.668 2.206,32 12

@ Sự khác nhau của kiểu phân bố dòng ngân quĩ:


Trong trường hợp các dự án có sự khác biệt về kiểu phân bố dòng ngân quĩ cũng
có thể dẫn đến sự khác biệt trong việc sử dụng hai chỉ tiêu đánh giá trên.
Ví dụ: Một doanh nghiệp cần phải lựa chọn một trong hai dự án đầu tư với những
dữ liệu cho ở bảng sau:

Dự án Năm NPV IRR


0 1 2 3 (r = 10%) (%)
A -30.000 13.500 13.500 13.500 3.573 16,56
B -10.000 7.000 5.000 2.000 1.998 23,56
C=A-B -20.000 4.000 9.000 10.000 1.575 14,01

Rõ ràng là qua bảng số liệu trên ta nhận thấy nếu sử dụng NPV để lựa chọn
phương án đương nhiên ta sẽ lựa chọn phương án A nhưng nếu sử dụng chỉ tiêu
IRR để lựa chọn thì chúng ta lại chọn phương án B.
Trong trường hợp có sự mâu thuẫn trong đánh giá như vậy, người ta thường ưu
tiên cho chỉ tiêu NPV hơn. Nói cách khác chỉ tiêu NPV được xem là chỉ tiêu
đánh giá tốt hơn, sở dĩ như vậy là vì:
- Trở lại ví dụ trên, nếu ta đem dòng ngân quĩ của dự án A trừ cho dòng ngân quĩ
của dự án B ta sẽ được một dòng ngân quĩ chênh lệch C. Ở đây ta có NPV C =
1.575 và IRRC = 14,01 > r (r =10%).
Dòng ngân quĩ của dự án A bằng dòng ngân quĩ của dự án B công với dòng ngân
quĩ C
A = B + C = B + (A - B)
Vì NPVC = NPVA - NPVB nhưng NPVA > NPVB nên NPVC > 0. Song do NPVC
> 0 nên chắc chắn IRRC > r . Điều này cũng có nghĩa là, nếu có một dự án C thì
dự án đó có thể sẽ được chấp thuận theo cả hai tiêu thức đánh giá NPV và IRR.
Vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong khả năng nguồn tài chính cho phép, ta dễ
dàng nhận thấy nếu có một dự án phối hợp B + C thì sẽ tốt hơn một mình dự án
B. Tức là B + (A - B) sẽ tốt hơn B, điều này cũng tương đương với dự án A tốt
hơn dự án B.
Kết luận này hoàn toàn phù hợp với kết luận mà tiêu chuẩn đánh giá NPV đem
đến.
- Các chủ đầu tư mong muốn thu được lợi nhuận tối đa, do đó cực đại hóa NPV
cũng có nghĩa là cực đại hóa các khoản thu nhập của chủ đầu tư. Vì khi tính toán
NPV chúng ta đã khấu trừ tất cả các chi phí cơ hội và rủi ro bằng chiết khấu sử
dụng vốn. Nói cách khác NPV chính là khoản thu nhập thực sự sau khi đã bù đắp
một cách thỏa đáng các phí tổn đầu tư ban đầu.
Ví dụ: Một doanh nghiệp cần phải lựa chọn một trong hai dự án đầu tư với những
dữ liệu cho ở bảng sau:

Dự án Năm NPV IRR


0 1 (r = 10%) (%)
A -2.000 2.500 272,7 25
B -200.000 221.000 909,1 10,5

Trong trường hợp này rõ ràng là có sự trái ngược trong việc quyết định lựa chọn
phương án khi sử dụng hai tiêu thức đánh giá khác nhau.
Về mặt hình thức, ta dễ đi đến việc kết luận là sẽ lựa chọn phương án A vì rằng
phương án A tuy có NPV nhỏ hơn song lại có IRR lớn hơn. Mặt khác dù phương
án B có NPV gấp 3,33 lần phương án A song nó lại sử dụng một lượng vốn lớn
gấp 100 lần.
Tuy nhiên kết luận như vậy là không hợp lí vì NPV của phương án B bằng 909,1
chính là phần lợi nhuận thuần sau khi đã khấu trừ tất cả mọi phí tổn có hội và rủi
ro tương đương với các khoản vốn mà nó đã sử dụng trong cùng một điều kiện
đánh giá dự án A.
3) Chỉ số lợi nhuận của dự án: PI (Profitability Index)
Chỉ số lợi nhuận (PI) là tỉ số giữa giá trị hiện tại ròng của các khoản thu nhập từ
dự án trên tổng các khoản đầu tư ban đầu.
Khi đánh giá dự án, đối với các dự án đầu tư độc lập thì (PI) cần phải lớn hơn 1,0
Đối với các dự án loại bỏ nhau, (PI) phải lớn nhất và lớn hơn 1,0
Chỉ số PI được tính như sau:
Gọi
- PC là hiện giá của các khoản vốn đầu tư ban đầu
- PV là hiện giá của các khoản thu hồi ròng của dự án
- PI là chỉ số lợi nhuận của dự án Ta có:

PV
PI = (Với PV = NPV + PC)
PC

Ví dụ: Một dự án đầu tư có dòng ngân quĩ như sau:

Dự án Năm NPV IRR


0 1 2 3 4 (r = 10%) (%)
A -6.000 2.500 2.500 2.500 2.500 1.924,7 24,1

PV 1.924,7 + 6.000
PI = = = 1,32
PC 6.000
Tỉ lệ này cho thấy: dự án sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư và các khoản phí tổn cơ
hội khác còn thu được một khoản lợi nhuận ròng có tỉ lệ là 32% so với tổng vốn
đầu tư ban đầu.
Nhìn chung việc sử dụng chỉ tiêu này trong đánh giá dự án cũng mắc nhược điểm
như trường hợp sử dụng tiêu thức IRR.
4) Tỉ số lợi ích / chi phí: B/C (Benifit per Cost)
Tỉ số này cho biết mối quan hệ tương quan giữa giá trị hiện tại của doanh thu và
giá trị hiện tại của giá thành. Công thức tính toán như sau:

n
 Bi (1 + r)i
i=0 Tổng hiện giá thu nhập
B/C = =
n Tổng hiện giá chi phí
 Ci (1 + r)i
i=0
Trong đó:
Bi: là thu nhập (doanh thu) tại năm (i)
Ci: là chi phí sản xuất tại năm (i)
Khi đánh giá dự án, đối với các dự án độc lập thì khi B/C >1 là có thể chấp nhận
được. Trong trường hợp dự án loại bỏ nhau thì phương án được chọn phải là
phương án có B/C > 1 và lớn nhất trong các phương án.
Việc sử dụng chỉ tiêu chỉ số B/C để đánh giá và lựa chọn dự án cũng vẫn mắc
một khuyết điểm như chỉ tiêu IRR và chỉ tiêu PI đó là bỏ qua vấn đề quy mô đầu
tư mà chỉ quan tâm đến so sánh tương đối.
5) Thời gian hoàn vốn của dự án: PP (Payback Period)
Thời gian hoàn vốn của dự án là khoảng thời gian tính từ khi nhà đầu tư bắt đầu
bỏ vốn cho tới khi giá trị thu hồi ròng tích lũy bằng đúng đầu tư ban đầu tích lũy.
Thời gian hoàn vốn cho thấy khả năng thu hồi vốn của nhà đầu tư nhờ các khoản
tích lũy từ hoạt động của dự án, thời gian hoàn vốn càng ngắn thì quá trình đầu tư
càng an toàn và hiệu quả.
Trong đánh giá dự án người ta thường sử dụng 02 chỉ tiêu đo lường thời gian
hoàn vốn như sau:
a) Thời gian hoàn vốn giản đơn:
Đó là thời gian hoàn vốn được xác định trên cơ sở xem xét cân bằng giữa thu hồi
ròng và đầu tư ban đầu theo giá thực tế mà không quan tâm đến sự khác biệt của
tiền tệ theo thời gian. Theo phương pháp này nhà đầu tư chỉ quan tâm đến vấn đề
là thời gian bao lâu sau khi đầu tư thì họ có thể thu hồi được toàn bộ số tiền bỏ ra
đầu tư ban đầu.
Ví dụ: Có tình hình về chi phí đầu tư và thu hồi ròng của một dự án đầu tư cho ở
bảng sau:
Bảng: BẢNG TÍNH THỜI GIAN HOÀN VỐN GIẢN ĐƠN
ĐVT: Triệu đồng
Nă Đầu tư Lũy kế đầu tư Thu hồi ròng Lũy kế thu
m hồi
1 1.000 1.000 0
2 2.000 3.000 0
3 1.000 4.000 500 500
4 4.000 1.500 2.000
5 4.000 2.500 4.500
6 4.000 2.500 7.000
7 4.000 2.500 9.500
Nhìn vào bảng ta nhận thấy trong khoảng giữa năm thứ tư và thứ năm sau khi
đầu tư thì dự án có lũy kế thu hồi ròng vượt quá lũy kế đầu tư, điều đó có nghĩa
là dự án sẽ hoàn vốn trong khoảng thời gian giữa năm 04 đến 05 năm. Để xác
định chính xác thời điểm hoàn vốn, Ta gọi:
- Di là đầu tư lũy kế tính được tại năm thứ (i)
- Hi là thu hồi ròng lũy kế tính được tại năm thứ (i)
- T là thời gian hoàn vốn của dự án
Thời gian hoàn vốn xảy ra trước thời điểm mà Hi  Di
Cụ thể tính như sau:
Di  H i 1
T  i  1  (nam)
H i  H i 1
Theo ví dụ trên ta có:
Di = D5 = 4.000
Hi = H5 = 4.500
Khi đó thời gian hoàn vốn (T) sẽ là:
4.000  2.000
T  (5 - 1)   4,8 (nam)
4.500  2.000
Nếu đổi phần lẻ ra tháng thì ta có T = 4 năm và gần 10 tháng
Để lựa chọn dự án đầu tư bằng tiêu chuẩn người ta dựa vào tiêu chuẩn được đặt
ra trước về thời gian hoàn vốn chấp nhận, thường do chủ đầu tư quy định. Dự án
sẽ được chấp nhận khi mà thời gian hoàn vốn của dự án tính toán được nhỏ hơn
hoặc bằng thời hạn hoàn vốn quy định.
Đối với các dự án loại bỏ nhau, phương án được chọn là phương án thỏa mãn
tiêu chuẩn quy định và có giá trị nhỏ nhất.
b) Thời gian hoàn vốn theo hiện giá:
Trong trường hợp này, người ta quan tâm đến thời gian hoàn vốn trong điều kiện
có tính đến chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Thời gian hoàn vốn theo hiện giá
được xác định tại thời điểm mà hiện giá tích lũy của thu hồi ròng cân bằng với
hiện giá tích lũy của đầu tư ban đầu. Cách tính tương tự như trên.
Ta trở lại ví dụ trên, giả sử chi phí cơ hội sử dụng vốn (r) = 10%
Bảng: TÍNH THỜI GIAN HOÀN VỐN THEO HIỆN GIÁ
ĐVT: Triệu đồng
Nă Hệ số Đầu tư Hiện giá Tích lũy Thu hồi Hiện giá Tích lũy
m chiết ban đầu đầu tư hiện giá ròng thu hồi hiện giá
khấu (3) (4)=(3x (6) (7)=(6x
(r=10%) 2) 2)
1 0,9091 1.000 909,1 909,1 0 0
2 0,8264 2.000 1.652,8 2.561,9 0 0
3 0,7513 1.000 7513,0 3.313,2 500 375,7 375,7
4 0,6830 0 3.313,2 1.500 1.024,5 1.400,2
5 0,6209 0 3.313,2 2.500 1.552,3 2.952,5
6 0,5645 0 3.313,2 2.500 1.411,1 4.363,6
7 0,5132 0 3.313,2 2.500 1.282,8 5.646,4
Qua bảng tính toán trên ta có thể dễ dàng xác định được thời gian hoàn vốn chiết
khấu của dự án qua công thức sau:
Di  H i 1
T  i  1  (nam)
H i  H i 1
Với Di = D6 = 3.313,2
Hi = H6 = 4.363,6
Hi-1 = H5 = 2.952,5
3.313,2  2.952,5
T  6  1   5,26 (nam)  5 nam 03 thang
4.363,6  2.952,5
Nguyên tắc đánh giá lựa chọn dự án theo tiêu chuẩn này tương tự như phương
pháp trên.
Các phương pháp đánh giá dự án bằng tiêu chuẩn hoàn vốn có một nhược điểm
cơ bản là khi đánh giá chỉ quan tâm đến các khoản thu nhập trong giai đoạn đầu
khi dự án hoạt động mà không quan tâm đến khoản thu nhập của khoảng thời
gian sau thời gian hoàn vốn nên có thể dẫn đến sai lầm khi ra quyết định chấp
nhận đầu tư.
6) Phương pháp phân tích hòa vốn: BEA (Break Even Analysis)
Phân tích hòa vốn là một kỹ thuật nhằm xác định tính khả thi của một phương án
đầu tư, giúp cho người soạn thảo dự án đánh giá một cách sơ bộ dự án có thể
thực hiện có hiệu quả hay không và hiệu quả đến mức nào.
Điểm hòa vốn là điểm mà ở đó chi phí trong kì cân bằng với doanh thu trong kì.
Tại điểm hòa vốn thì dự án hoạt động không lãi cũng không lỗ, nếu hoạt động
trên mức hòa vốn thì có lãi, ngược lại dưới điểm hòa vốn thì dự án bị lỗ do doanh
thu không bù đắp được chi phí bỏ ra. Thường thì có các điểm hòa vốn sau:
a) Điểm hòa vốn lời lỗ theo sản lượng:
Đó là sản lượng làm cho doanh thu cần bằng với chi phí bỏ ra. Để xác định điểm
hòa vốn này ta làm như sau:
Gọi: Q: là sản lượng mà dự án sản xuất
F: là tổng định phí của dự án trong kì
v: là chi phí biến đổi bình quân cho một đơn vị sản phẩm chế tạo
p: Giá bán đơn vị sản phẩm
Khi đó ta có:
Doanh thu của dự án là: DT = Q.p
Tổng chi phí của dự án: TC = Q.v + F
Tại điểm hòa vốn ta phải có:
DT = TC Tức là
Q.p = Q.v + F

<=> Q.p - Q.v = F F

<=> Q(p - v) = F => Q* = p-v

p - v

Q = Q* là sản lượng hòa vốn


Chi phí
D
TC

Q.v

0 Q*

Khi sử dụng tiêu chuẩn này để đánh giá dự án, người ta cần so sánh sản lượng
hòa vốn với mức sản lượng mà dự án dự định sản xuất và tiêu thụ được trên thị
trường với giá cả dự kiến.
Đối với các dự án đầu tư độc lập thì sản lượng hòa vốn của phương án được lựa
chọn phải nhỏ hơn sản lượng dự định sản xuất của dự án.
Đối với các dự án loại bỏ nhau phương án được lựa chọn phải có tỉ lệ giữa sản
lượng hòa vốn của so với sản lượng dự định sản xuất nhỏ nhất.
Ví dụ: Một dự án có định phí xác định được hàng năm là F = 1.000, biến phí cho
đơn vị sản phẩm là: v = 2, giá bán đơn vị sản phẩm: p = 3 khi đó sản lượng
hòa vốn sẽ là:
* 1.000
Q   1.000 san pham
3 2
Rõ ràng là khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ của dự án là 1.000 sản phẩm thì khi
đó doanh thu sẽ là:
DT = Q.p = 1.000 x 3 = 3.000
Và chi phí lúc này sẽ là
TC = Q.v + F = 1.000 x 2 + 1.000 = 3.000
Nghĩa là doanh thu cân bằng với chi phí.
Nếu dự án dự định sản xuất 900 sản phẩm mỗi năm thì dự án này sẽ không được
chấp nhận vì sản lượng hòa vốn nhỏ hơn sản lượng dự định sản xuất.
b) Điểm hòa vốn lời lỗ theo doanh thu:
Hòa vốn lời lỗ theo sản lượng chỉ áp dụng được trong trường hợp dự án chỉ sản
xuất duy nhất một sản phẩm hoặc là tất cả sản phẩm của dự án được tiêu thụ theo
một giá thống nhất. Điều này trong thực tế là rất hiếm mà chủ yếu là các dự án
đầu tư sản xuất nhiều sản phẩm và bán sản phẩm với nhiều giá khác nhau. Trong
trường hợp này ta cần xác định hòa vốn theo doanh thu.
Ở phần trước ta đã xác định được điểm hòa vốn theo sản lượng theo công thức:
F F p F
Q*   Q*  p   D* 
p v p v p
1
v
Trong đó D = Q .p chính là doanh thu hòa vốn
* *

Khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá dự án, nguyên tắc đánh giá cũng tương tự
như khi sử dụng chỉ tiêu điểm hòa vốn sản lượng
* F 1.000
Trở lại ví dụ trên ta có: D    3.000
p 2
1 1
v 3
Trong trường hợp dự án sản xuất đồng thời nhiều sản phẩm hoặc bán sản phẩm
theo nhiều mức giá khác nhau, khi đó công thức tính điểm hòa vốn theo doanh
thu của dự án sẽ như sau:
F
D* 
n pi
 ( 1  )  Wi
i 1 vi
Trong đó:
vi: là biến phí đơn vị đối với sản phẩm loại (i)
pi: là giá bán đơn vị sản phẩm đối với sản phẩm loại (i)
Wi: là tỉ trọng sản phẩm loại (i) trong doanh thu chung của dự án
F: là tổng định phí của dự án trong kì
Ví dụ: Có một dự án đầu tư dự định sản xuất và tiêu thụ 03 loại sản phẩm khác
nhau. Tổng định phí hàng năm bình quân của dự án là 1.000, các thông tin về
biến phí và giá bán đơn vị sản phẩm cho ở bảng sau:
Bảng:... BIẾN PHÍ VÀ GIÁ BÁN ĐƠN VỊ SẢN PHẨM

Sản phẩm Sản lượng Biến phí Giá bán Doanh thu Tỉ trọng
(i) (Qi) (vi) (pi) (Di) (Wi)
S.phẩm 1 200 3 4 800 0,184
S.phẩm 2 300 4 4,5 1.350 0,310
S.phẩm 3 400 5 5,5 2.200 0,506
TỔNG 4.350 1,000

Yêu cầu: Xác định điểm hòa vốn doanh thu cho dự án trên
Qua bảng trên ta tính được các thông tin ở 2 cột sau, áp dụng công thức đã biết
để xác định điểm hòa vốn cho dự án này như sau:
1.000
D*   7.909
 3  4   5 
 1    0,184   1    0,310  1    0,506
 4  4,5   5,5 

c) Điểm hòa vốn hiện kim:


Điểm hòa vốn hiện kim là điểm hòa vốn mà ở đó các khoản thu nhập bằng tiền
của dự án cân bằng với các khoản chi tiêu bằng tiền của dự án. Hòa vốn hiện kim
được xác định như sau:
F  KH
D* 
p
1
v
Trong đó: KH là tổng khấu hao dự kiến trong kì
Về ý nghĩa: Hòa vốn hiện kim cho biết thời điểm mà dự án bắt đầu có ngân quĩ
dương và có thể tiến hành hoạt động thanh toán nợ gốc được.
Ví dụ: Một dự án đầu tư có F = 1.000; KH = 200: v = 3; p = 4 khi đó hòa vốn
hiện kim sẽ là:

1.000  200
D*   3.200 san pham
3
1
4
Kiểm tra: Với mức doanh thu hòa vốn hiện kim là 3.200 ứng với điểm hòa vốn
này, sản lượng sản xuất sẽ là 800 sản phẩm. Lúc này tổng chi tiêu tiền tệ thực
chất của dự án sẽ là:
Chi tiêu mang tính chất cố định: 1.000 - 200 = 800
Chi tiêu biến đổi: 800 x 3 = 2.400
Rõ ràng là tổng chi tiêu thực chất là: 800 + 2.400 = 3.200 bằng đúng doanh thu
tại điểm cần bằng.

d) Điểm hòa vốn trả nợ:


Đó là điểm hòa vốn có tính đến điều kiện trả nợ gốc và thuế lợi tức, trong trường
hợp này ta có thể xem thuế lợi tức và nợ gốc phải trả như là những khoản định
phí của kì nghiên cứu. Công thức tính hòa vốn trả nợ như sau:

F  KH  TNV  TLT
D* 
p
1
v
Trong đó: TNV là thanh toán nợ vay trong kì
TLT là thuế lợi tức phải nộp trong kì.
Về ý nghĩa: Điểm hòa vốn trả nợ cho biết thời điểm mà dự án sau khi thanh toán
hết các khoản phí tổn hoạt động và thuế cho chính phủ thì còn dư lại một số tiền
bằng đúng số tiền mà dự án dự định trả nợ gốc cho chủ nợ trong kì.
Ví dụ:
Trở lại ví dụ trên với giả định có thêm các thông tin đó là số nợ gốc dự định trả
trong kì là 200 và thuế thu nhập là 100.
Khi đó hòa vốn trả nợ sẽ là:

1.000  200  200  100


D*   4.400 san pham
3
1
4

Nhìn chung phương pháp đánh giá dự án trên cơ sở sử dụng các chỉ tiêu hoàn
vốn có các nhược điểm sau đây:
- Không quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian
- Phương pháp phân tích giản đơn dựa trên giả định là giá cả sản phẩm tiêu thụ
cũng như biến phí là không thay đổi theo quy mô sản xuất và tiêu thụ là không
hợp lí
- Các dự án thường sản xuất rất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên việc phân bổ
chi phí sản xuất và xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ cho từng loại sản phẩm
là rất khó khăn.
- Thường trong thực tế kết cấu chi phí của các dự án là rất phức tạp nên việc
phân định được chính xác các khoản chi phí là cấu thành nên định phí cũng như
biến phí rất khó.
Chú ý: Trong quá trình tính toán hòa vốn, việc xác định đúng các khoản chi phí
nằm trong định phí và biến phí là rất quan trọng. Thường người ta phân định các
khoản chi tiêu thành định phí và biến phí như sau:

- Định phí:
Là tất cả các khoản chi tiêu có xu hướng không thay đổi theo các mức sản lượng
sản xuất của dự án, thường bao gồm:
+ Khấu hao tài sản cố định
+ Tiền thuê mặt bằng, đất đai, tài sản phải thanh toán hàng năm
+ Lãi vay đầu tư dài hạn
+ Chi phí quản lí chung
+ Tiền lương trả cho công nhân chờ việc
+ Các khoản bảo hiểm tài sản hàng năm
+ Các khoản thuế cố định
- Biến phí:
Là tất cả các khoản chi tiêu tương đối ổn định cho việc sản xuất một sản phẩm
nhưng lại thay đổi theo mức sản lượng sản phẩm sản xuất trong kì của dự án,
thường bao gồm các khoản sau:
+ Nguyên vật liệu chính, phụ, bao bì đóng gói
+ Bán thành phẩm mua ngoài
+ Nhiên liệu, năng lượng, nước..
+ Chi phí nhân công
+ Sửa chữa nhỏ và phụ tùng thay thế
+ Lãi vay vốn ngắn hạn
+ Chi phí tiêu thụ sản phẩm
+ Các chi tiêu phát sinh khác nếu có.

Tổng mức đầu tư dự án


Tài sản cố định
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng
Dự án “Nhà máy xay xát lúa gạo”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu
tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án 12,624,218,000 đồng, chia làm hai giai đoạn
bao gồm:
Đvt: nghìn đồng
HẠNG MỤC ĐVT KL ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
Xây dựng lắp đặt
Nhà xưởng sản xuất gạo m2 1,000 1200 1,200,000
Nhà kho gạo m2 2,000 1200 2,400,000
Nhà văn phòng m2 30 2500 75,000
Nhà bảo vệ m2 30 2500 75,000
Cổng biển hiệu thiết bị 1 15000 15,000
Trạm máy phát điện m2 60 1200 72,000
Trạm bơm + bể ngầm thiết bị 1 150000 150,000
Bể xử lý nước thải thiết bị 1 50000 50,000
Tường rào m 400 1000 400,000
Thoát nước mưa thiết bị 1 80000 80,000
Dây chuyền thiết bị
Hệ thống sấy lúa 2x15
HT 1 2027400 2,027,400
tấn
Hệ thống bóc vỏ 5-6 tấn
máy 1 1653350 1,653,350
/giờ
Hệ thống xát trắng-đánh
máy 1 1742200 1,742,200
bóng gạo
Hệ thống băng tải HT 1 1000000 1,000,000
TỔNG CỘNG 10,939,950
Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án tính theo định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn
đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công
việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn
thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
+ Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.
+ Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức
thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công
trình.
+ Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
+ Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí
xây dựng công trình;
+ Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
+ Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán,
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
+ Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
+ Chi phí khởi công, khánh thành;
GXL: chi phí xây lắp
GTB: chi phí thiết bị
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Bao gồm các khoản chi phí sau
+ Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở;
+ Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công;
+ Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
+ Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây
dựng công trình;
+ Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí
phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn
nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng
thầu xây dựng;
+ Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám
sát lắp đặt thiết bị;
+ Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định
mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng;
+ Chi phí tư vấn quản lý dự án;
Chi phí khác
Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng;
chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án và
chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:
+ Chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng;
+ Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; Chi phí bảo hiểm công trình;
+ Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
+ Chi phí vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm
mục đích kinh doanh; chi phí cho quá trình tiền chạy thử và chạy thử.
Dự phòng phí
Dự phòng phí bằng được tính dựa trên chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi
phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác phù hợp với
Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc
“Hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”.
Tổng giá trị đầu tư
Đvt: ngàn đồng

Chi phí Thuế giá Chi phí


STT Khoản mục chi phí
trước thuế trị gia tăng sau thuế
1 Chi phí xây dựng 4,106,364 410,636 4,517,000
2 Chi phí thiết bị 5,839,045 583,905 6,422,950
3 Chi phí quản lý dự án 264,250 26,425 290,674
4 Chi phí tư vấn XD 645,931 64,593 710,524
5 Chi phí khác 74,469 7,447 81,916
6 Chi phí dự phòng 601,153 0 601,153
TỔNG CỘNG 12,624,218

Vốn lưu động sản xuất


Nhu cầu vốn lưu động cần cho sản xuất nhà máy
Đvt: 1,000 vnđ
Khoản phải thu 30% Doanh thu
Khoản phải trả 10% CP hoạt động
Tiền mặt 5% CP hoạt động

Năm 2017 2018 2035 2036

Khoản phải thu (AR) 30,788,121 34,636,637 42,053,764 42,053,764


Thay đổi trong khoản
phải thu
( (+) AR = ARt-1-ARt ) (30,788,121) (3,848,515) - -
Khoản phải trả (AP) 8,811,776 9,914,186 12,067,833 12,159,234
Thay đổi trong khoản
phải trả
(8,811,776) (1,102,410) 7,765 (91,400)
( (+) AP = APt-1-APt )

Số dư tiền mặt (CB) 8,210,166 9,236,436 11,214,337 11,214,337


Thay đổi số dư tiền mặt
( (+) CB = CBt-CBt-1 ) 8,210,166 1,026,271 - -

Nguồn vốn thực hiện dự án

Cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án


Với tổng mức đầu tư là 12,624,218,000 đồng, dự án cần vay số tiền tổng
cộng là 8,836,953,000 đồng chiếm tỷ lệ 70% (nguồn vốn vay này dùng để xây
dựng, mua sắm dây chuyền công nghệ, thiết bị), vốn tự có là chiếm 30%, Nguồn
vốn vay này sẽ được vay ưu đãi từ ngân hàng.
Phương án vay và hoàn trả nợ
Phương thức vay: Số tiền vay là 8,836,953,000 đồng vay trong thời gian 6
năm 4 tháng, ân hạn 4 tháng đầu, trả vốn gốc trong thời gian 6 năm, Lãi suất áp
dụng là 10%/năm, Lãi vay và nợ gốc được trả đều hàng năm.

Số tiền vay 8,836,953 ngàn đồng


Thời hạn vay 76 tháng
Ân hạn 4 tháng
Lãi vay 10%
Thời hạn trả nợ 72 tháng

Đvt: 1,000
vnđ
Ngày Dư nợ đầu kỳ Vay nợ Trả nợ trong Trả nợ gốc Lãi vay Dư nợ cuối
trong kỳ kỳ kỳ
8/1/2016 8,836,953 294,565 8,836,953
1/1/2017 8,836,953 2,356,521 1,472,825 883,695 7,364,127
1/1/2018 7,364,127 2,209,238 1,472,825 736,413 5,891,302
1/1/2019 5,891,302 2,061,956 1,472,825 589,130 4,418,476
1/1/2020 4,418,476 1,914,673 1,472,825 441,848 2,945,651
1/1/2021 2,945,651 1,767,391 1,472,825 294,565 1,472,825
1/1/2022 1,472,825 1,620,108 1,472,825 147,283 0
TỔNG 11,929,886 8,836,953 3,387,498

Các chỉ tiêu kinh tế của dự án


Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán
Các thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án
trên cơ sở tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá
bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:
Thời gian hoạt động của dự án dùng để tính toán là 20 năm
Vốn chủ sở hữu
Doanh thu của dự án được căn cứ theo giá bán cho các khách hàng hiện
nay; Chi phí nguyên vật liệu đầu vào:
Chí phí vận hành, sản xuất và bảo dưỡng: bao gồm các chi phí nhân công;
chi phí nguyên, nhiên vật liệu; chi phí bảo dưỡng các VTTB và bảo trì thay thế;
và các chi phí khác,
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo
đường thẳng, Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao theo QĐ 45/2013/TT-
BTC ngày 25/04/2013 quy định về trích khấu hao tài sản cố định,
Chi phí nhân sự của dự án
Nhân sự của dự án gồm: bộ phận Ban lãnh đạo và nhân viên văn phòng
được tính theo mức lương hàng tháng, ngoài ra còn có công nhân ở nhà máy, tuy
nhiên mức lương của công nhân ở nhà máy được tính theo năng suất làm việc,
Tổng số nhân sự của Dự án cần dùng ở giai đoạn một là 17 người
Đvt: 1,000 vnđ
Hạng mục Số Lượng Mức Mức BHXH,YT…
lương/tháng lương/năm
Ban lãnh đạo 5 325,000 66,000
Giám Đốc 1 15,000 195,000 39,600
Phó Giám Đốc 1 10,000 130,000 26,400
Quản lý sản xuất 1 7,000 91,000 18,480
Nhân viên hành chính 1 5,000 65,000 13,200
Bảo vệ 1 4,000 52,000 10,560
Bộ phận trực tiếp sản xuất 12 650,000 132,000
Công nhân vận chuyển, 10 4,000 520,000 105,600
bốc xếp, đóng bao, lưu kho
Thợ vận hành máy 2 5,000 130,000 26,400
TỔNG 17 975,000 198,000

Chi phí nguyên vật liệu đầu vào


Đvt: 1,000
vnđ
Khối Khối
ĐƠN VỊ SỐ
sstt HẠNG MỤC lượng lượng
TÍNH LƯỢNG
gạo tấm
I Gạo thơm
1 Tỷ lệ gạo thơm tấn 100% 75% 25%
Hao hụt khối lượng sau khi độ ẩm giảm
2 tấn/tấn gạo 10%
1%
tấn/tấn gạo
3 Hao hụt sau khi làm sạch tạp chất 1%
nếp
Khối lượng gạo thành phẩm/1 tấn gạo
4 tấn 90% 67% 22%
đầu vào
5 Công suất sản xuất/giờ tấn 3
6 Công suất sản xuất/ngày tấn 24
7 Công suất sản xuất/năm tấn 7,200 4,833 1,611
8 Giá thu mua gạo 25% tấm tấn 5,830
II Gạo nếp thơm
Hao hụt khối lượng sau khi độ ẩm giảm tấn/tấn gạo
1 10%
1% nếp
tấn/tấn gạo
2 Hao hụt sau khi làm sạch tạp chất 1%
nếp
Khối lượng gạo nếp thành phẩm/1 tấn
3 tấn 90%
gạo nếp đầu vào
4 Công suất sản xuất/giờ tấn 2
5 Công suất sản xuất/ngày tấn 16
6 Công suất sản xuất/năm tấn 4,800
Giá gạo nếp đầu vào tấn 5,930

Hạng mục ĐVT 2017 2018 … 2035 2036


Năm 1 2 19 20
Công suất hoạt động nhà
% 0.800 0.900 1.000 1.000
máy
Tỷ lệ tăng giá 1.030 1.030 1.126 1.126
1. Gạo thơm
Khối lượng gạo mua vào tấn 5,760 6,480 7,200 7,200
ngàn
Giá thành 5,830 5,830 6,371 6,371
đồng/tấn
Chi phí nguyên liệu gạo
33,580,800 37,778,400 45,868,309 45,868,30
nhập vào
2. Nếp thơm
Khối lượng gạo nếp mua
tấn 3,840 4,320 4,800 4,800
vào
Giá thành tấn 6,108 6,108 6,674 6,674
Chi phí nguyên liệu gạo ngàn
23,454,336 26,386,128 32,036,483 32,036,48
nếp nhập vào đồng
Tổng cộng 57,035,136 64,164,528 77,904,791 77,904,79

Chi phí hoạt động


Chi phí bốc dỡ hàng 30 ngàn đồng/tấn
Chi phí lưu kho, bảo quản tại
kho 40 ngàn đồng/tấn
Dịch vụ hun trùng 0.50% Doanh thu
Chi phí điện nước, bao bì 4.0% Doanh thu
Chi phí tiếp thị, quảng cáo 8.0% Doanh thu
Chi phí sửa chữa lớn 5.0% CP xây dựng
Chi phí sửa chữa thường xuyên 2.0% CP thiết bị
Chi phí bảo hiểm tài sản cố định 1.0% Giá trị MMTB
Chi phí quản lý bán hàng 5% Doanh thu
Chi phí vận chuyển 8% doanh thu
Chi phí khác 2% Doanh thu

Tổng chi phí


Đvt: 1,000 vnđ
TT Hạng mục 2017 2018 …. 2035 2036
1 2 19 20
1 Chi phí bốc đỡ hàng 296,640 333,720 405,183 405,183
Chi phí lưu kho, bảo quản tại
2 395,520 444,960 540,244 540,244
kho
3 Chi phí điện, nước, bao bì… 4,105,083 4,618,218 5,607,169 5,607,169
4 Chi phí tiếp thị, quảng cáo, ... 8,210,166 9,236,436 11,214,337 11,214,337
5 Chi phí dịch vụ hun trùng 513,135 577,277 700,896 700,896
6 Chi phí trả lương 1,023,750 1,074,938 2,463,776 2,586,965
7 Chi phí bảo hiểm xã hội, y tế 207,900 218,295 500,336 525,353
Chi phí sữa chữa lớn và thay
8 546,998
thế thiết bị
9 Chi phí sửa chữa thường 218,799 - 218,799
xuyên
Chi phí bảo hiểm tài sản cố
11 109,400 109,400 109,400 109,400
định
12 Khấu hao tài sản cố định 826,973 826,973 205,318 205,318
13 Chi phí quản lý, bán hàng 5,131,354 5,772,773 7,008,961 7,008,961
14 Chi phí vận chuyển 8,210,166 9,236,436 11,214,337 11,214,337
15 Chi phí khác 2,052,541 2,309,109 2,803,584 2,803,584
Tổng cộng 31,082,627 34,977,334 42,773,542 43,687,544

Chi phí khấu hao


HẠNG MỤC THỜI GIAN KH
1 Chi phí xây dựng 20
Chi phí máy móc thiết
2 10
bị
3 Chi phí quản lý dự án 7
Chi phí tư vấn đầu tư
4 7
XD
5 Chi phí khác 7
6 Chi phí dự phòng 7
Doanh thu từ dự án

- Giá bán sản phẩm

Sản phẩm Giá bán (triệu VND/tấn)


Gạo thơm 11,193
Tấm thơm 7,857
Nếp thơm 13,453

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án: 20%/ năm.


- Tốc độ tăng giá 3% cho khoảng thời gian 5 năm 1 lần.
- Tốc độc tăng tiền lương trung bình 5%/năm.
Đơn vị: 1000 đồng
…..
HẠNG MỤC ĐVT 2017 2018 2035 2036

1 2 19 20
Tỷ lệ tăng giá 1.03 1.03 1.13 1.13
1. Gạo thơm
Giá bán ngàn đồng/tấn 11,529 11,529 12,598 12,598
Sản lượng tấn 3,866 4,350 4,833 4,833
Doanh thu ngàn đồng 44,574,914 50,146,778 60,885,265 60,885,265
2. Tấm thơm
Giá bán ngàn đồng/tấn 8,092 8,092 8,843 8,843
Sản lượng tấn 1,289 1,450 1,611 1,611
Doanh thu ngàn đồng 10,429,387 11,733,060 14,245,591 14,245,591
3. Nếp thơm
Giá bán ngàn đồng/tấn 13,857 13,857 15,142 15,142
Sản lượng tấn 3,437 3,866 4,296 4,296
Doanh thu ngàn đồng 47,622,771 53,575,617 65,048,360 65,048,360
Tổng DT 102,627,072 115,455,455 140,179,215 140,179,215

Các chỉ tiêu kinh tế của dự án


Báo cáo thu nhập
Thông qua báo cáo thu nhập, ta tính toán được lãi hoặc lỗ, hiệu quả kinh tế
của dự án cũng như khả năng trả nợ của chủ đầu tư như sau:
Đvt: 1,000 vnđ
Năm 2017 2018 …. 2035 2036
Hạng mục 1 2 19 20
Doanh thu 102,627,072 115,455,455 140,179,215 140,179,215
Doanh thu từ gạo sấy 44,574,914 50,146,778 60,885,265 60,885,265
Doanh thu từ tấm sấy 10,429,387 11,733,060 14,245,591 14,245,591
Doanh thu từ nếp sấy 47,622,771 53,575,617 65,048,360 65,048,360
Chi phí 88,117,763 99,141,862 120,678,333 121,592,335
Chi phí nguyên liệu 57,035,136 64,164,528 77,904,791 77,904,791
Chi phí hoạt động 31,082,627 34,977,334 42,773,542 43,687,544
EBIT 14,509,309 16,313,594 19,500,882 18,586,880
Lãi vay 883,695 736,413 - -
EBT 13,625,613 15,577,181 19,500,882 18,586,880
Thuế TNDN (20%) 2,725,123 3,115,436 3,900,176 3,717,376
NI 10,900,491 12,461,745 15,600,705 14,869,504
Báo cáo ngân lưu
Với suất sinh lợi kỳ vọng của chủ đầu tư là 15%, lãi vay của ngân hàng
10%,thuế suất 20%  WACC bình quân = 10.1%
Đvt:1,000 vnđ
Năm 2016 2017 …. 2035 2036
0 1 19 20
NGÂN LƯU VÀO
Doanh thu 102,627,072 140,179,215 140,179,215
Thay đổi khoản phải thu (30,788,121) - -
Tổng ngân lưu vào 71,838,950 140,179,215 140,179,215
NGÂN LƯU RA
Chi phí đầu tư ban đầu 12,624,218
Chi phí hoạt động 87,290,790 120,473,015 121,387,017
Thay đổi khoản phải trả (8,811,776) 7,765 (91,400)
Thay đổi số dư tiền mặt 8,210,166 - -
Tổng ngân lưu ra 12,624,218 86,689,180 120,480,780 121,295,617
Ngân lưu ròng trước thuế (12,624,218) (14,850,230) 19,698,435 18,883,598
Thuế TNDN 2,725,123 3,900,176 3,717,376
Ngân lưu ròng sau thuế (12,624,218) (17,575,352) 15,798,259 15,166,222
Hệ số chiết khấu 1.00 0.91 0.16 0.15
Hiện giá ngân lưu ròng (12,624,218) (15,963,081) 2,538,927 2,213,763
Hiện giá tích luỹ (12,624,218) (28,587,299) 78,355,808 80,569,570

Từ kết quả ngân lưu trên ta tính được các chỉ số tài chính sau:
STT Chỉ tiêu
1 Giá trị hiện tại thuần NPV 80,569,570,000 đồng
2 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 37,77%
3 Thời gian hoàn vốn 5 năm
Nhận xét:
NPV = 80,569,570,000đồng > 0
IRR = 37.77% >>WACC=15%
 Dự án sinh lợi cao và hiệu quả đầu tư lớn
Thời gian hoàn vốn 05 năm,
+ Nhận xét: Qua biểu phân tích các chỉ tiêu kinh tế của dự án cho thấy
rằng dự án đều có NPV dương, mang lại hiệu quả đầu tư, Chỉ số IRR dự án
tương đối phù hợp và đảm bảo tính sinh lợi cho dự án không những đám ứng nhu
cầu tài chính, mà dự án còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển và giảm
thiểu tổn thất trong nông nghiệp,

V. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN:


1) Khái niệm rủi ro trong đầu tư:
Trong tất cả các phân tích trước đây, chúng ta đều dựa vào một giả định chung
cho rằng tất cả các khoản đầu tư đều coi như được thực hiện trong một điều kiện
không có rủi ro, tức là coi xác suất thành công của chúng đều bằng 1,0.
Trong thực tế đa phần các quá trình đầu tư đều mang yếu tố không chắc chắn, các
kết quả mà quá trình đầu tư đưa lại có thể trùng hoặc không trùng với điều mà
nhà đầu tư mong đợi. Ta có thể xác định được một khả năng thành công cao nhất
nhưng không thể khẳng định rằng nó là chắc chắn, việc một khả năng nào đó có
xảy ra hay không luôn mang tính xác suất mặc dù tổng tất cả các xác suất đó là
bằng 1,0.
Chính điều này làm cho các dự án đầu tư luôn chứa đựng rủi ro, trong dự án đầu
tư rủi ro được định nghĩa như sau:
Rủi ro của một dự án đầu tư chính là sự giao động thực tế của ngân quĩ mà dự án
mang lại quanh giá trị kì vọng của nó. Sự giao động này càng lớn thì rủi ro càng
cao và ngược lại.
2) Đo lường rủi ro của dự án đầu tư :
Khi phải lựa chọn quyết định đầu tư trong điều kiện không chắc chắn, người soạn
thảo dự án cần phải lượng định được mức độ rủi ro của phương án đầu tư đó. Để
làm điều này người ta thường sử dụng các phương pháp sau đây:
a) Phương pháp phân tích độ nhạy: (Sensitivity Analysis)
Phân tích độ nhạy là phương pháp đánh giá tác động của sự bất trắc đối với
khoản đầu tư bằng cách xác định khả năng sinh lợi của khoản đầu tư đó thay đổi
như thế nào khi các biến số ảnh hưởng thay đối.
Hiệu quả của dự án phụ thuộc nhiều vào các kết quả dự báo khi lập dự án. Song
đã là dự báo thì rất có thể bị sai lệch, nhất là những giá cả dự kiến trong một
tương lai xa. Vì vậy cần phải đánh giá độ ổn định của các kết quả tính toán các
chỉ tiêu hiệu quả, nói cách khác là phải phân tích độ nhạy của dự án.

Độ nhạy của dự án là thông số đo lường sự nhạy cảm của ngân quĩ, NPV hoặc
IRR khi có sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng như giá bán, chi phí đầu vào,
sản lượng sản xuất hoặc quy mô vốn đầu tư ban đầu. Thông số độ nhạy cho biết
ngân quĩ, NPV hoặc IRR sẽ thay đổi bao nhiêu (%) khi nhân tố ảnh hưởng thay
đổi 1%.
Để tính toán độ nhạy của một dự án chúng ta tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Chọn một hoặc một vài đại lượng đầu vào mà chúng ta cảm thấy không
an tâm về các ước lượng chúng trong tương lai, ví dụ như khối lượng sản phẩm
có thể tiêu thụ, giá bán sản phẩm, chi phí sản xuất, quy mô vốn đầu tư ban đầu...
Bước 2: Lựa chọn phương pháp đánh giá dự án, thông thường trong phân tích độ
nhạy người ta hay sử dụng phương pháp đánh giá NPV, IRR hoặc là đánh giá
ngân quĩ ròng của dự án.
Bước 3: Ân định mức thay đổi của các đại lượng đầu vào cần nghiên cứu so với
giá trị gốc được lấy ứng với điều kiện được đánh giá là bình thường khi phân tích
dự án. Thường người ta lấy mức thay đổi là ±10% so với giá trị gốc.
Bước 4: Tính toán sự thay đổi của đại lượng đầu ra (ngân quĩ, NPV hoặc IRR)
tương ứng với sự thay đổi của các đại lượng đầu vào.
Bước 5: Tính toán độ nhạy của các đại lượng đầu ra theo các nhân tố ảnh hưởng
đầu vào theo công thức:
j I 0
K ij  
I J 0
Trong đó:
- Kij là thông số độ nhạy của đại lượng nghiên cứu (j) dưới sự thay đổi của nhân
tố (i)
-  J = J1 - J0 là mức thay đổi của đại lượng (j) dưới ảnh hưởng tác động của việc
thay đổi đại lượng (i)
-  I = I1 - I0 là mức thay đổi tuyệt đối của nhân tố ảnh hưởng (i)
- I0; I1 là giá trị của đại lượng (i) trước và sau khi thay đổi
- J0; J1 là giá trị của đại lượng (j) trước và sau khi thay đổi
Khi đánh giá dự án, chỉ tiêu (Kij) tùy theo nhân tố đầu vào mà có thể có trị số
mang giá trị dương (+) hoặc âm (-). Tuy nhiên giá trị tuyệt đối của (Kij) chính là
sự thể hiện mức độ rủi ro của nhân tố ảnh hưởng (i) đến hoạt động của dự án, trị
giá này càng lớn thì nhân tố đánh giá càng có nhiều nguy cơ rủi ro và nhà đầu tư
càng phải có các biện pháp dự phòng tích cực chuẩn bị sẵn nhằm đối phó với các
bất trắc có thể xảy ra.
Ví dụ: Một dự án đầu tư có vốn đầu tư cố định là 2,5 tỉ đồng, sử dụng 100% vốn
vay với lãi suất 2%/năm. Thông tin về tình hình hoạt động của dự án trong điều
kiện bình thường cho ở bảng. Giả sử có sự thay đổi khi thực hiện dự án làm cho
các nhân tố cơ bản như chi phí sản xuất, sản lượng và quy mô vốn đầu tư biến
động ± 10%. Lề an toàn IRR của dự án theo các nhân tố trên được tính toán như
sau:
Các khoản mục tính toán Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
1) Khối lượng sản phẩm tiêu 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000
thụ
2) Giá đơn vị sản phẩm 500 500 500 500 500
3) Doanh thu trong kì 2500000 2500000 2500000 2500000 2500000
4) Chi phí sản xuất trong kì 2030000 2030000 2030000 2030000 2030000
Trong đó: Khấu hao TSCĐ 500000 500000 500000 500000 500000
5) Thuế doanh thu 75000 75000 75000 75000 75000
6) Trả lãi vay 50000 50000 50000 50000 50000
7) Thu nhập chịu thuế 345000 345000 345000 345000 345000
8) Thuế lợi tức 103500 103500 103500 103500 103500
9) Lãi ròng 241500 241500 241500 241500 241500
10) Thu hồi ròng 791500 791500 791500 791500 791500
Dòng ngân quĩ theo hiện giá 673270 572701 487154 414386 352488
NPV = 0 IRR = 17,56%
Trong trường hợp mọi việc diến ra như điều kiện ban đầu mà nhà đầu tư dự
kiến, khi đó tỉ suất sinh lợi nội bộ của dự án đạt 17,56% lớn tỉ suất lợi nhuận cần
thiết để cân bằng với chi phí cơ hội sử dụng vốn (r = 10%).

NẾU SẢN LƯỢNG GIẢM X = 10%

1) Khối lượng sản phẩm tiêu 4.500 4.500 4.500 4.500 4.500
thụ
2) Giá đơn vị sản phẩm 500 500 500 500 500
3) Doanh thu tiêu thụ trong 2250000 2250000 2250000 2250000 2250000

4) Chi phí hoạt động trong kì 1877000 1877000 1877000 1877000 1877000
Trong đó: Khấu hao TSCĐ 500000 500000 500000 500000 500000
5) Trả lãi vay 50000 50000 50000 50000 50000
6) Thuế doanh thu 67500 67500 67500 67500 67500
7)Thu nhập chịu thuế 255500 255500 255500 255500 255500
8) Thuế lợi tức 76650 76650 76650 76650 76650
9) Lãi ròng 178850 178850 178850 178850 178850
10) Thu hồi ròng 728850 728850 728850 728850 728850
Dòng ngân quĩ theo hiện giá 639137 560466 491479 430984 377934
NPV = 0 IRR = 0,14037 X = 0,1000
Độ nhạy IRR theo sản lượng 2,01

Trong trường hợp sản lượng sản xuất và tiêu thụ giảm xuống -10% so với
điều kiện ban đầu, lúc này IRR của dự án còn lại 14,037%. Điều này cũng có
nghĩa là khi sản lượng giảm xuống 10% thì IRR đã giảm đi 20,1% so với ban đầu
tức giảm (14,057-17,56)/17,56. Lúc này độ nhạy của IRR theo sản lượng là
2,01%

NẾU CHI PHÍ SẢN XUẤT TĂNG X = 10%

1) Khối lượng sản phẩm tiêu 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000
thụ
2) Giá đơn vị sản phẩm 500 500 500 500 500
3) Doanh thu trong kì 2500000 2500000 2500000 2500000 2500000
4) Chi phí hoạt động trong kì 2183000 2183000 2183000 2183000 2183000
Trong đó: Khấu hao TSCĐ 500000 500000 500000 500000 500000
5) Trả lãi vay 50000 50000 50000 50000 50000
6) Thuế doanh thu 75000 75000 75000 75000 75000
7)Thu nhập chịu thuế 192000 192000 192000 192000 192000
8) Thuế lợi tức 57600 57600 57600 57600 57600
9) Lãi ròng 134400 134400 134400 134400 134400
10) Thu hồi ròng 684400 684400 684400 684400 684400
Dòng ngân quĩ theo hiện giá 613990 550824 494156 443319 397711
NPV = 0 IRR = 0,11468 X% = 0,1000
Độ nhạy IRR theo chi phí -3,5
SX
Trong trường hợp chi phí sản xuất tăng 10% so với điều kiện bình thường,
khi đó IRR giảm so với ban đầu là -34,7%. Điều này cũng có nghĩa là độ nhạy
theo chi phí sản xuất là -3,5.

NẾU VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU TĂNG X = 10%

1) Khối lượng sản phẩm tiêu 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000
thụ
2) Giá đơn vị sản phẩm 500 500 500 500 500
3) Doanh thu trong kì 2500000 2500000 2500000 2500000 2500000
4) Chi phí sản xuất trong kì 2080000 2080000 2080000 2080000 2080000
Trong đó: Khấu hao TSCĐ 550000 550000 550000 550000 550000
5) Thuế doanh thu 75000 75000 75000 75000 75000
6) Trả lãi vay 55000 55000 55000 55000 55000
7) Thu nhập chịu thuế 290000 290000 290000 290000 290000
8) Thuế lợi tức 87000 87000 87000 87000 87000
9) Lãi ròng 203000 203000 203000 203000 203000
10) Thu hồi ròng 808000 808000 808000 808000 808000
Dòng ngân quĩ theo hiện giá 706532 617806 540222 472381 413060
NPV = 0 IRR = 0,1436 X% = 0,1000
Độ nhạy IRR theo vốn đầu tư -1,82

Khi vốn đầu tư ban đầu tăng 10% so với điều kiện bình thường, khi đó IRR của
dự án đã giảm đi -18,18% so với trước. Nghĩa là cứ 1% tăng thêm của vốn đầu
tư đã làm cho IRR giảm đi -1,82% so với trước.
b) Phương pháp đánh giá lề an toàn của dự án theo nhân tố:
Lề an toàn của dự án cho chúng ta biết mức độ thay đổi tối đa của các nhân tố
ảnh hưởng đến dự án như giá bán, chi phí sản xuất, sản lương, vốn đầu tư so với
điều kiện dự tính ban đầu mà dự án vẫn không bị lỗ.
Để xác định lề an toàn theo nhân tố, chúng ta có thể áp dụng một trong hai
phương pháp sau:
@ Phương pháp tính lề an toàn thông qua độ nhạy:
Để xác định lề an toàn theo phương pháp này, người ta thường sử dụng chỉ tiêu
IRR làm chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả của dự án.
Phương pháp tính toán như sau:
Gọi:
- IRR0 là tỉ suất sinh lợi nội bộ theo các điều kiện dự tính ban đầu
- (r) là chi phí cơ hội sử dụng vốn của dự án
Khi đó tỉ suất sinh lợi cực đại mà chủ dự án thu được theo điều kiện đầu tư ban
đầu là I* được tính như sau:

I* = (IRR0 - r) (1)

Mục tiêu của nhà đầu tư là: I* Max


Nếu I* = 0 rõ ràng là lúc này nhà đầu tư không còn có lợi ích gì khi đầu tư nên
họ sẽ quyết định không đầu tư.
Do đó I* = 0 được xem như là giới hạn tối đa của sự lựa chọn đầu tư, nghĩa là:
Nếu IRR1 là tỉ suất sinh lợi nội bộ sau khi đã có sự thay đổi của các nhân tố ảnh
hưởng so với điều kiện ban đầu sao cho:

I* = (IRR1 - r) = 0 (2)
Để xác định giới hạn thay đổi tối đa của nhân tố ảnh hưởng đến dự án, ta lấy
phương trình (2) trừ cho phương trình (1), kết quả là:
0 - I* = (IRR1 - r) - (IRR0 - r)
<=> -I* = IRR1 - IRR0 =  IRR
Lề an toàn của dự án chính là giới hạn tối đa của việc thay đổi các nhân tố ảnh
hưởng sao cho IRR giảm một lượng  IRR tối đa không vượt quá giới hạn là I*
Nếu ta gọi:
Max[I] là lề an toàn của dự án theo nhân tố ảnh hưởng (i); đó chính là giới hạn
thay đổi tối đa của nhân tố (i) có thể thay đổi mà không làm triệt tiêu hiệu quả
hoạt động của dự án.
Khi đó lề an toàn này sẽ được tính theo công thức sau:

I* I
Max I    0
Ki , IRR I RR0
Trong đó:
Ki,IRR là thông số độ nhạy của IRR dưới tác động ảnh hưởng của nhân tố (i) đã
được xác định trước.
Ngoài việc sử dụng chỉ tiêu IRR làm chỉ tiêu đánh giá lề an toàn, người ta cũng
có thể sử dụng các chỉ tiêu khác như NPV, tỉ suất lợi nhuận để đánh giá. Cách
thức tính toán tương tự như trên.
Nhược điểm cơ bản của phương pháp đánh giá này là:
- Nó không thể đánh giá ảnh hưởng tác động của nhiếu nhân tố cùng một lúc mà
chỉ có thể phân tích riêng rẽ cho từng nhân tố nên giá trị thực tiễn rất thấp.
- Nó đơn giản hóa quy luật tương tác giữa các nhân tố ảnh hưởng với biến kết
quả (cụ thể đây là IRR) bằng cách xem tất cả các mối quan hệ này đều có dạng
đường thẳng là không hợp lí, điều này làm cho các kết quả tính toán có sai số
nhiều khi rất lớn.
Ví dụ:
Trở lại ví dụ trên, bây giờ ta cần đánh giá các lề an toàn của dự án theo sản
lượng, chi phí sản xuất và vốn đầu tư ban đầu.
Cách tính toán và kết quả như sau:
Với số liệu tính toán ở bảng trên ta có:
I* = IRR - r = 17,56 - 10 = 7,56%
@ Xác định lề an toàn theo sản lượng:
Ta sử dụng công thức:
I* Q
Max Q   0
Kq, IRR I RR0
KQ,IRR đã tính được ở trên là : 2,01
Q0 = 5000 = 100%
IRR0 = 17,56%
Khi đó lề an toàn theo sản lượng sẽ là:

 7,56 100
MaxQ    - 21,42%
2,01 17,56
Điều này có nghĩa là, nếu khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ giảm đi quá
-21,42% so với dự tính ban đầu thì dự án sẽ không còn hiệu quả nữa vì khi đó tỉ
suất sinh lợi nội bộ của dự án thấp hơn chi phí cơ hội sử dụng vốn.

@ Tính lề an toàn theo chi phí sản xuất,


Tta có các thông tin như sau:
I* = 17,56 - 10 = 7,56
KC,IRR = -3,5
C0 = 2.030.000 = 100 %
IRR0 = 17,56%

 7,56 100
MaxQ     12,3 %
 3,5 17,56
Điều này cũng có nghĩa là nếu chi phí sản xuất tăng lên so với điều kiện dự kiến
ban đầu quá 12,3% thì dự án sẽ không còn hiệu quả nữa.
@ Tính lề an toàn của dự án theo vốn đầu tư ban đầu:
Ta có các thông tin
KV,IRR = -1,82
V0 = 2.500.000 = 100%

 7,56 100
MaxQ     23,66%
 1,82 17,56

Lề an toàn này cho biết, nếu so với điều kiện ban đầu mà vốn đầu tư tăng cao quá
+23,66 % thì dự án không còn hiệu quả nữa.
@ Phương pháp tính toán lề an toàn thông qua thử và sai:
Đây là phương pháp xác định lề an toàn của dự án theo nhân tố trên cơ sở tiến
hành một loạt các phép thử để kiểm tra. Cách thức tiến hành như sau:
Bước 1: Chọn các đại lượng đầu vào cần đánh giá, đó là các đại lượng mà nhà
đầu tư cảm thấy không an tâm.
Ví dụ: Mức chi phí cơ hội được sử dụng để tính toán, khối lượng sản phẩm tiêu
thụ, thời gian hoạt động, giá bán sản phẩm, chi phí sản xuất ...
Bước 2: Lựa chọn phương pháp đánh giá dự án làm phương pháp cơ bản để kiểm
tra và lập hàm kiểm tra Y = f(Xi).
Trong đó:
- Y là biến kết quả dùng làm đại lượng kiểm tra. Thường người ta hay sử dụng
chỉ tiêu NPV và chỉ tiêu I* làm biến kiểm tra.
- Xi là các biến cần kiểm tra, đó là các nhân tố ảnh hưởng đã xác định ở bước
một.
Bước 3: Cho hàm f(Xi) = 0 và giải ra các giá trị Xi
Về nguyên tắc, ta có thể sử dụng các phương pháp toán học để giải các hàm số
trên tuy nhiên trong thực tế việc giải các hàm số này là rất phức tạp, nhiều khi
vượt quá khả năng của người lập dự án vì hàm f(Xi) là những hàm đa biến bậc
cao.
Để thuận tiện cho việc giải các bài toán này người ta áp dụng phương pháp thử
và loại bỏ trên cơ sở hạn chế số biến Xi trong khi xây dựng hàm số, thường một
bài toán chỉ xem xét mối quan hệ của một đến hai biến nguyên nhân với biến kết
quả mà thôi
Bước 4: Đánh giá rủi ro của dự án theo các nhân tố ảnh hưởng bằng cách so sánh
giá trị tính toán được thông qua hàm kiểm tra so với giá trị của nó trong điều kiện
bình thường. Mức độ chênh lệch này càng lớn chứng tỏ dự án càng an toàn vì có
lề an toàn rộng và ngược lại phương án sẽ được đánh giá là rủi ro cao khi mà
biên độ giao động này nhỏ, tức là lề an toàn hẹp.
Ví dụ: Trở lại ví dụ trên, giả sử ta sử dụng chỉ tiêu NPV làm tiêu chuẩn đánh
giá.
Lề an toàn của dự án theo các nhân tố ảnh hưởng lúc này chính là mức thay đổi
tối đa mà các nhân tố có thể thay đổi nhưng không làm cho NPV ứng với mức
chi phí cơ hội sử dụng vốn (r = 10%) triệt tiêu. Giới hạn thay đổi tối đa của các
nhân tố đạt được tại thời điểm mà NPV = 0.
Kết qủa tính toán theo phương pháp thử và sai tính bằng bảng tính trong Excel
như sau:
NẾU SẢN LƯỢNG GIẢM X%

1) Khối lượng sản phẩm tiêu 3.946 3.946 3.946 3.946 3.946
thụ
2) Giá đơn vị sản phẩm 500 500 500 500 500
3) Doanh thu tiêu thụ trong kì 1973239 1973239 1973239 1973239 1973239
4) Chi phí hoạt động trong kì 1707622 1707622 1707622 1707622 1707622
Trong đó: Khấu hao TSCĐ 500000 500000 500000 500000 500000
5) Trả lãi vay 50000 50000 50000 50000 50000
6) Thuế doanh thu 59197,2 59197,2 59197,2 59197,2 59197,2
7)Thu nhập chịu thuế 156419 156419 156419 156419 156419
8) Thuế lợi tức 46925,8 46925,8 46925,8 46925,8 46925,8
9) Lãi ròng 109494 109494 109494 109494 109494
10) Thu hồi ròng 659494 659494 659494 659494 659494
Dòng ngân quĩ theo hiện giá 599540 545036 495487 450443 409494
NPV = 0 IRR = 0,10000 X = - 0,2107

Lề an toàn của dự án theo sản lượng là -21,07%


Chú ý: Khi sản lượng giảm thì các chi phí biến đổi cũng giảm theo tương ứng
còn các chi phí cố định thì không thay đổi.

NẾU CHI PHÍ SẢN XUẤT TĂNG X%

1) Khối lượng sản phẩm tiêu 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000
thụ
2) Giá đơn vị sản phẩm 500 500 500 500 500
3) Doanh thu trong kì 2500000 2500000 2500000 2500000 2500000
4) Chi phí hoạt động trong kì 2218581 2218581 2218581 2218581 2218581
Trong đó: Khấu hao TSCĐ 500000 500000 500000 500000 500000
5) Trả lãi vay 50000 50000 50000 50000 50000
6) Thuế doanh thu 75000 75000 75000 75000 75000
7)Thu nhập chịu thuế 156419 156419 156419 156419 156419
8) Thuế lợi tức 46925,8 46925,8 46925,8 46925,8 46925,8
9) Lãi ròng 109494 109494 109494 109494 109494
10) Thu hồi ròng 659494 659494 659494 659494 659494
Dòng ngân quĩ theo hiện giá 599540 545036 495487 450443 409494
NPV = 0 IRR = 0,10000 X% = + 12,33

Lề an toàn theo chi phí sản xuất đầu vào là + 12,33%


Chú ý: Các chi phí sản xuất trong kì gia tăng chỉ ánh hưởng đến các chi phí
biến đổi còn các chi phí cố định như khấu hao thì không đối.

NẾU VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU TĂNG X %

1) Khối lượng sản phẩm tiêu 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000
thụ
2) Giá đơn vị sản phẩm 500 500 500 500 500
3) Doanh thu trong kì 2500000 2500000 2500000 2500000 2500000
4) Chi phí sản xuất trong kì 2163476 2163476 2163476 2163476 2163476
Trong đó: Khấu hao TSCĐ 633476 633476 633476 633476 633476
5) Thuế doanh thu 75000 75000 75000 75000 75000
6) Trả lãi vay 63347,6 63347,6 63347,6 63347,6 63347,6
7) Thu nhập chịu thuế 19817 198176 198176 198176 198176
8) Thuế lợi tức 59452,8 59452,8 59452,8 59452,8 59452,8
9) Lãi ròng 138723 138723 138723 138723 138723
10) Thu hồi ròng 835547 835547 835547 835547 835547
Dòng ngân quĩ theo hiện giá 759588 690535 627759 570690 518809
NPV = 0 IRR = 0,1000 X% = + 26,70

Lề an toàn của dự án theo vốn đầu tư ban đầu là + 26,70%


Chú ý: Khi vốn đầu tư thay đổi thì khấu hao và lãi vay cũng thay đổi
c) Đo lường rủi ro bằng phương pháp ước lượng xác suất:
Theo phương pháp này, để đo lường rủi ro của một phương án đầu tư, các nhà
soạn thảo dự án sẽ cố gắng đưa ra các dự báo khác nhau về các tình huống có thể
xảy ra với một xác suất nào đó cùng với những đánh giá về sự thay đổi giá trị của
các thông số đánh giá hiệu quả hoạt động của dự án. Trên cơ sở những dự báo
đó, người ta sẽ tiến hành đo lương rủi ro bằng cách đánh giá mức độ tập trung
hay phân tán của các biến cố ngẫu nhiên xung quanh giá trị kì vọng của biến
đánh giá. Phương pháp này được thực hiện qua các bước công việc sau:
Bước 1: Ước lượng xác suất các tình huống có thể xảy ra đối với dự án, thường
là tính huống tốt nhất, xấu nhất, bình thường cùng với việc tính toán ngân quĩ của
dự án ứng với các khả năng đó.
Bước 2: Tính toán ngân quĩ kì vọng của dự án theo công thức tính kì vọng sau
đây:

n
EV   Ri  Pi
i 1

Trong đó:
EV: là giá trị kì vọng ngân quĩ của dự án (Expeced Value)
Ri: là ngân quĩ kì vọng mà khả năng thứ (i) mang lại
Pi: là xác suất xuất hiện của khả năng thứ (i)
n : số các khả năng được đánh giá
Bước 3: Tính toán phương sai hay còn gọi là độ lệch chuẩn của phương án, đây
là chỉ tiêu đo lường sự thu hẹp biên độ giao động của ngân quĩ có thể có của dự
án quanh ngân quĩ kì vọng, nói cách khác đó là chỉ tiêu đánh giá mức độ thu hẹp
của phân bố xác suất. Độ lệch này càng nhỏ thì phân bố xác suất càng thu hẹp do
đó độ an toàn của dự án càng cao.
Công thức tính toán độ lệch chuẩn như sau:

 Pi  Ri  EV 
n 2
 
i 1

Ví dụ: Có 2 phương án đầu tư cùng số vốn đầu tư ban đầu như nhau, các thông
số về khả năng xuất hiện các tình huống có thể cho ở 04 cột đầu của bảng sau:
ĐVT: Triệu đồng
Phương án Tình huống Xác suất xảy Ngân quĩ dự Tích số
đầu tư kinh tế (i) ra (Pi) tính (Ri) Ri x Pi
Xấu nhất 0,2 400 80
PA 1 Bình thường 0,6 500 300
Tốt nhất 0,2 600 120
Xấu nhất 0,2 0 0
PA 2 Bình thường 0,6 500 300
Tốt nhất 0,2 1000 200
Ta có: Kì vọng ngân quĩ của dự án được tính toán như sau
EV1 = 80 + 300 + 120 = 500
EV2 = 0 + 300 + 200 = 500

Độ lệch chuẩn của dự án như sau:

 1  0,2  ( 400  500) 2  0,6  (500  500) 2  0,2  (600  500) 2  63,2

 1  0,2  (0,0  500) 2  0,6  (500 500) 2  0,2  (1.000 500) 2  316,2

Mặc dù cả 02 phương án đều có EV bằng nhau và bằng 500, nhưng phương án


(1) có phương sai (độ lệch chuẩn) nhỏ hơn nên phương án đó ít rủi ro hơn.
Bước 4: Nếu các phương án của dự án đầu tư không có cùng quy mô vốn đầu tư
thì khi đó việc sử dụng chỉ tiêu độ lệch chuẩn để lựa chọn sẽ không chính xác,
trong trường hợp đó để khắc phục ta cần tiến hành một trong hai cách sau:
- Cách 1: Khi tính toán các chỉ tiêu Ri ta tính bằng phần trăm (%)
- Cách 2: Nếu tất cả các chỉ tiêu Ri không tính bằng phần trăm, khi đó ta tính tiếp
chỉ tiêu sai phân như sau:


   100
EV

Trở lại ví dụ trên, sai phân của hai phương án được đánh giá như sau:

1 63,2
1   100   100  13,2%
EV 500

2 316,2
2   100   100  63,24%
EV 500
Phương án (1) có sai phân nhỏ hơn nên ít rủi ro hơn.
CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu hỏi 1: Tổng kinh phí đầu tư bao gồm những khoản chi phí nào? Hãy trình
bày phương pháp xác định các khoản mục đầu tư đó?

Câu hỏi 2: Chi phí cơ hội của các tài sản là gì? Trình bày các phương pháp xác
định chi phí cơ hội cho các nguồn vốn khác nhau?

Câu hỏi 3: Các nguồn vốn nào có thể được sử dụng để tài trợ cho dự án? ưu
nhược điểm và khả năng huy động của các nguồn vốn đó?

Câu hỏi 4: Hãy trình bày nguyên tắc xây dựng kế hoạch trả nợ và thanh toán lãi
vay? Ý nghĩa của việc nghiên cứu này trong việc phân tích tài chính của dự án?

Câu hỏi 5: Khi hạch toán chi phí và thu nhập của dự án, cần tuân thủ những
nguyên tắc nào? Vì sao, cho ví dụ chứng minh.

Câu hỏi 6: Các thông số cơ bản để đánh giá khả năng hoàn vốn của dự án,
phương pháp tính toán và ý nghĩa của các thông số đó?

Câu hỏi 7: Tỉ suất sinh lợi nội bộ là gì? Phương pháp tính toán và ý nghĩa kinh
tế của thông số đó? Hãy chỉ rõ những hạn chế cơ bản của chỉ tiêu đánh giá này
trong việc sử dụng nó để đánh giá các dự án loại bỏ nhau?

Câu hỏi 8: Rủi ro của đầu tư là gì? Nội dung cơ bản của các phương pháp
thường được dùng để đo lường mức độ rủi ro của dự án?

PHẦN BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài tập 1: Một công ty có quy có khả năng thu được khoản lợi nhuận bình quân
là 12% trên vốn cổ phần trong hiện tại. Tỷ lệ tăng trưởng có tính chất ổn định của
lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần là 6%. Nếu công ty phát hành cổ phần
thường mới thì phải chịu chi phí phát hành 5% trên tổng vốn huy động.
Hỏi:
1) Chi phí cơ hội của vốn đầu tư bằng lợi nhuận giữ lại của công ty là bao
nhiêu?
2) Chi phí cơ hội của vốn đầu tư huy động từ cổ phần mới là bao nhiêu?
Bài tập 2: Một dự án đầu tư dự định sẽ sản xuất và tiêu thụ 100.000 sản phẩm
mỗi năm, giá bán của mỗi sản phẩm dự định là 110.000 đồng, 50% thu tiền ngay
còn lại cho trả chậm, thời hạn thanh toán 20 ngày.
Để sản xuất sản phẩm cần sử dụng 02 loại nguyên liệu trong đó: loại A cần 1,0
kg /1 sản phẩm, nguyên liệu này mua từ công ty Hoa Hồng với giá mua trung
bình là 30.000 đồng/kg chưa kể chi phí vận chuyển và hao hụt. Công ty Hoa
Hồng đồng ý cho trả chậm 70%, thời hạn thanh toán tối đa 45 ngày. Nguyên liệu
loại B cần 1,5 kg/1 sản phẩm được mua từ công ty KK, giao tận kho của dự án
với giá trung bình là 10.000 đồng/kg. Công ty KK cho trả chậm 50%, thời hạn
thanh toán tối đa 20 ngày,
Hao phí điện nước bình quân cho đơn vị sản phẩm là 10.000 đồng, thanh toán
vào cuối mỗi tháng.
Lương khoán và bảo hiểm xã hội là 15.000 đồng/sản phẩm, thanh toán mỗi tháng
02 lần cách đều nhau.
Các chi phí trực tiếp khác bình quân là 5.000 đồng/sản phẩm, phải thanh toán
ngay (không dự trữ)
Chi phí quản lí hàng năm trung bình là 1.500.000.000 đồng
Khấu hao tài sản cố định 1.000.000.000 đồng/năm
Lãi vay phải trả trong năm ước tính 350.000.000 đồng
Chi phí tiêu thụ bình quân 3.000 đồng/sản phẩm, thanh toán ngay.
Chu kỳ chế tạo sản phẩm 9 ngày
Dự trữ thành phẩm 45 ngày
Dự trữ nguyên vật liệu A là 30 ngày, chi phí vận chuyển, tồn trữ khoảng 5% trên
giá mua.
Dự trữ nguyên liệu B dự định là 20 ngày, chi phí tồn trữ khoảng 2% trên giá
mua.
Tồn quỹ tiền mặt tối thiểu 15 ngày
Biết thêm:
Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty là đều đặn, không có thuế
V.A.T và thuế thu nhập.
Yêu cầu:
Hãy tính toán nhu cầu đầu tư vốn lưu động ròng cho dự án.

Bài tập 3: Một dự án đầu tư có đời sống dự án là 10 năm. Chủ dự án có hai


phương án trang bị máy móc thiết bị để lựa chọn. Các thông tin liên quan đến
việc mua sắm và sử dụng của cả hai phương án được như sau:
- Phương án 1: Mua một giây chuyền mới 100% có giá mua dự tính là
3.200 triệu VNĐ. Ngoài giá mua, nếu lựa chọn phương án này thì chủ đầu tư còn
phải bỏ ra mỗi năm 1,5% trên doanh số của dự án để trả cho việc thuê bản quyền
công nghệ. Chi phí cơ hội sử dụng vốn trong trường hợp mua máy này là
7%/năm.
- Phương án 2: Mua một giây chuyền đã qua sử dụng có năng lực sản xuất
tương đương với phương án 1. Mặc dù việc mua máy B có giá cả thấp hơn máy
A 1.200 triệu song chi phí cơ hội sử dụng vốn cho phương án này lại cao hơn và
bằng 12%. Ngoài ra khi sử dụng phương án này thì cần phải có chi phí tân trang,
ước tính khoảng 500 triệu
Thông tin về tình hình khai thác sử dụng của hai phương án mua máy này
được cho ở bảng sau:

Phương Sản lượng Chi phí sản Giá trị thu hồi Giá bán sản
án hàng năm xuất đơn vị thanh lý phẩm
(sản phẩm ) (1.000 đ) (triệu đồng) (1.000 đ)
1 100.000 32 800 50
2 100.000 33 500 50

Giả sử không có thuế V.A.T, thuế thu nhập bằng 20%, các chi phí khác nếu
có đều như nhau.
Hỏi chủ dự án nên chọn phương án cung cấp máy nào?

Bài tập 4: Giả sử một công ty mua một máy xay đá với giá 300 triệu đồng vào
năm 1993, sau khi hoạt động được 1 năm thì hết việc làm. Hiện nay chiếc máy
này không được dùng tới, nhưng có một dự án đang xem xét việc thuê để sử
dụng máy này phục vụ cho dự án, giá trị hiện tại của máy theo giá thị trường là
100 triệu đồng.
Hỏi:
1) Chi phí lỗ vốn đầu tư của dự án mua máy xay đá là bao nhiêu nếu
phương pháp khấu hao được sử dụng là khấu hao đường thẳng bỏ qua giá trị
thanh lý với tỷ lệ khấu hao 15%/năm.
2) Chi phí cơ hội của máy này là bao nhiêu nếu nó được sử dụng cho dự
án mới?

Bài tập 5: Một công ty hóa chất dự định thay thế một số thiết bị cũ. Giả sử thiết
bị cũ có giá bán trên thị trường là 550 triệu đồng ở thời điểm hiện tại. Nếu không
bán mà sử dụng tiếp tục thì máy có thể mang lại thu hồi ròng là 100 triệu mỗi
năm trong vòng 6 năm tiếp theo và sau đó có thể bán lại với giá 60 triệu đồng.
Thiết bị mới có giá bán 1.250 triệu đồng và có khả năng mang lại 200
triệu đồng thu hồi ròng mỗi năm trong thời gian 6 năm.
Giả sử chi phí cơ hội sử dụng vốn là 10% và không phải nộp thuế
Hỏi:
1) Giá trị thanh lý của máy mới tối thiểu phải là bao nhiêu để việc lựa
chọn phương án mua máy mới là khả thi?
2) Giá sử giá mua máy mới tăng lên 350 triệu so với ban đầu và giá trị
thanh lý vẫn như đã tính được ở câu 1 thì khi đó thu hồi ròng hàng năm phải là
bao nhiêu để lợi nhuận ròng của dự dự án bằng không?

Bài tập 6: Một dự án đầu tư có số vốn đầu tư cố định ban đầu là 5,5 tỷ đồng
trong đó vốn vay dài hạn (vay 5 năm) là 4 tỷ với lãi suất 10% mỗi năm, nợ gốc
trả cuối năm thứ năm - Khấu hao cơ bản được tính theo phương pháp đường
thẳng với thời hạn khấu hao bình quân là 5 năm.
- Chi phí thuê đất phải trả cho nhà nước hằng năm là 200 triệu đồng
- Chi phí quản lý chung bao gồm lương nhân viên gián tiếp, các chi phí điện
nước, thông tin liên lạc và các khoản chi tiêu khác mang tính chất ổn định hàng
năm là 1.500 triệu
- Chi phí hàng bán đơn vị sản phẩm là 255.000 đồng
- Thuế V.A.T là 5% DOANH THU
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% lợi nhuận chịu thuế
- Giá bán một sản phẩm ổn định là 300.000 đồng
- Sản lượng sản xuất mỗi năm là 150.000 sản phẩm
Yêu cầu:
-Tính chi phí cơ hội vốn chung
-Lập bảng thu chi dự ân với thời hạn 5 năm
-Lập bảng dòng ngân quỹ với thời hạn 5 năm
-Xác định NPV, thời gian hoăn vốn của dự ân

Bài tập 7: Một dự án đầu tư có tổng vốn đầu tư là 2.400 triệu trong đó vốn lưu
động ròng là 400 triệu. Nguồn vốn đầu tư từ vốn tự có là 1.200 triệu với tỷ suất
lợi nhuận bình quân trên vốn tự có thời gian qua được xác định là 10% . Nguồn
vốn còn lại là nguồn vốn vay ngân hàng trong đó 400 triệu là vay ngắn hạn với
lãi suất là 12% mỗi năm, còn lại 800 vay dăi hạn với lãi suất 9% mỗi năm, trả lãi
bắt đầu năm hoạt động dự án
Giả sử thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, thuế giá trị gia tăng 5%
Khấu hao cố định theo đường thẳng với tỷ lệ 20% mỗi năm từ khi dự án
đi vào hoạt động kinh doanh chính thức, giá trị thanh lý không đáng kể.
Quy ước các khoản chi tiêu và thu nhập quy về cuối năm
Nợ gốc thanh toán vào cuối năm 07
Tình hình chi phí và thu nhập của dự án như sau:
- Vốn đầu tư bỏ vào trong các năm như sau: năm 0: 800 triệu, năm 1: 800
triệu, năm 2: 800 triệu
- Doanh thu ổn định bắt đầu từ năm 02 cho đến năm 07 là 1.800 triệu mỗi
năm.
- Chi phí hàng đã bán từ năm 02 đến năm 07 mỗi năm là 1.080 triệu
Yêu cầu:
-Tính chi phí cơ hội vốn chung
-Lập bảng thu chi dự án với thời hạn 7 năm
-Lập bảng dòng ngân quỹ với thời hạn 7 năm
-Xác định NPV, thời gian hoàn vốn của dự án
-Xác định điểm hòa vốn cho dự án trên.
Bài tập 8: Một dự án đầu tư có thời gian hoạt động là 5 năm, báo cáo thu nhập
của năm thứ nhất có dạng như sau:
Doanh thu bán hàng: 120 triệu đồng
Chi phí hàng đã bán:
- Chi phí sản xuất: 65,0
- Khấu hao: 20,0
- Chi phí khác 22,2
Thu nhập thước thuế và trả lãi vay 12,8
Trả lãi vay: 8,0
Thu nhập chịu thuế 4,8

Hỏi: Giả sử các điều kiện không thay đổi


1) Giá bán sản phẩm phải giảm đi bao nhiêu % nếu muốn thu nhập chịu
thuế bằng không?
2) Giá bán sản phẩm phải giảm đi bao nhiêu % nếu muốn thu nhập trước
thuế và lãi vay bằng không?

Bài tập 9: Một dự án có quy mô đầu tư là 5 tỷ đồng trong đó 80% là đầu tư vào
tài sản cố định. Dự án được thực hiện 100% bằng vốn vay và phải hoàn trả toàn
bộ một lần sau khi kết thúc dự án. Lãi suất đi vay là 12%/năm và phải trả lãi theo
từng năm.
Đời sống dự án là 5 năm, khấu hao theo đường thẳng với tỷ lệ 25% mỗi
năm, giá trị thu hồi thanh lý sau khi kết thúc dự án dự kiến 500 triệu
Với mức sản xuất dự định hàng năm là 400.000 sản phẩm thì các thông tin
liên quan sẽ là:
- Giá bán đơn vị sản phẩm dự định là 15.000 đồng/1sp
- Chi phí hàng đã bán bình quân là 12.000 đồng/1sp
- Thuế VAT 5%
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trên thu nhập chịu thuế
Hỏi:
1) Tính thu nhập ròng từng năm trong suốt đời sống dự án
2) Tính NPV và IRR cho dự án
3) Xác định độ nhạy của dự án theo các nhân tố:
- Sản lượng sản xuất và tiêu thụ
- Chi phí đầu tư ban đầu
- Giá bán sản phẩm
- Chi phí các yếu tố đầu vào
4) Xác định lề an toàn của dự án theo các nhân tố trên dựa trên kết quả phân
tích độ nhạy
5) Hãy tính lề an toàn của dự án bằng phương pháp thử và sai theo biến số
sản lượng và giá bán. Vẽ đồ thị của NPV theo sản lượng và giá bán với các mức
thay đổi lần lượt là  10% trong biên độ giao động  40% so với giá trị dự kiến
ban đầu và nhận xét.
CHƯƠNG VI: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ-XÃ
HỘI TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Mục tiêu chương:


-Phân biệt được lợi ích kinh tế của chủ đầu tư và lợi ích xã hội
-Phân tích được lợi ích kinh tế xã hội của một dự án đầu tư
-Vậ dụng các chỉ tiêu để đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của một dự án đầu tư

Sau khi đã nghiên cứu về phương diện tài chính của dự án, nhà đầu tư còn cần
phải quan tâm đến những tác động của dự án đến nền kinh tế, đến xã hội và môi
trường tự nhiên.
Phân tích kinh tế - xã hội và môi trường là một nội dung quan trọng của dự án
đầu tư. Việc phân tích này có các tác dụng sau đây:
- Kết quả phân tích này là căn cứ chủ yếu để nhà đầu tư thuyết phục các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt cấp giấy phép đầu tư.
- Là căn cứ để Nhà nước ra quyết định cấp giấy phép đầu tư
- Đối với ngân hàng và các tổ chức tài trợ thì đây cũng là một căn cứ để họ chấp
thuận cho vay hoặc viện trợ.
Tuy nội dung này có vai trò quan trọng đối với các dự án đầu tư song từ trước
đến nay việc đánh giá này chưa được quan tâm đúng mức trong khi tiến hành xây
dựng và thẩm định các dự án, chủ yếu là do những nội dung này còn quá mới mẻ
đối với chúng ta.
Trong chương này chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu những nội dung chủ yếu của
vấn đề này.
I. LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI
Đế có thể phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội, trước hết ta cần xác định được các
lợi ích kinh tế - xã hội và những chi phí mà xã hội phải bỏ ra khi thực hiện dự án.
Lợi ích kinh tế - xã hội là những lợi ích được xét trên phạm vi toàn xã hội, toàn
bộ nền kinh tế quốc dân, tức là xét ở tầm vĩ mô, khác với lợi ích về mặt tài chính
chỉ được xét ở tầm vi mô liên quan đến từng xí nghiệp.
Lợi ích kinh tế - xã hội của một dự án đầu tư là hiệu số của các lợi ích mà nền
kinh tế quốc dân và xã hội thu được trừ đi những đóng góp mà xã hội phải bỏ ra
khi dự án được thực hiện.
Lợi ích mà nền kinh tế quốc dân và xã hội thu được có những cái không định
lượng được như sự phù hợp của dự án đối với những mục tiêu phát triển kinh tế,
những lĩnh vực được ưu tiên, ảnh hưởng dây chuyền đối với sự phát triển của các
ngành khác...; nhưng cũng có những cái định lượng được, chẳng hạn như mức độ
gia tăng sản phẩm, thu nhập quốc dân, sử dụng lao động, tăng thu ngoại tệ, tăng
thu cho ngân sách Nhà nước. Lợi ích kinh tế - xã hội cũng được dự tính trên cơ
sở các dự báo nên nó cũng có tính chất biến động rủi ro.
Những đóng góp hoặc chi phí mà xã hội phải bỏ ra trong quá trình thực hiện dự
án chủ yếu là các nguồn tài nguyên mà xã hội phải dành cho dự án thay vì có thể
sử dụng vào việc khác trong một tương lai gần.
Như vậy, lợi ích kinh tế - xã hội chính là sự so sánh giữa lợi ích được dự án tạo
ra với cái giá mà xã hội phải trả để sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất đối với
nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội.
Trên phương diện vĩ mô, nhiều khi khái niệm về thu nhập xã hội và chi phí xã
hội không được phân định rõ ràng.
Có quan điểm cho rằng, việc xác định lợi ích và chi phí xã hội trong dự án chủ
yếu căn cứ vào mục tiêu quốc gia. Bất cứ những gì đi ngược lại lợi ích quốc gia
đều được xem là chi phí và những gì phục vụ cho mục tiêu lợi ích quốc gia đều
được xem là thu nhập. Vì vậy mà không thể đồng nhất việc xác định chi phí, lợi
ích xã hội của nước này với một nước khác.
II. SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH:
1) Về mặt quan điểm:
Xuất phát từ khái niệm lợi ích kinh tế - xã hội đã giới thiệu, ta có thể thấy rõ sự
khác biệt về mặt quan điểm giữa phân tích tài chính và phân tích hiệu quả kinh tế
- xã hội, cụ thể như sau:
- Phân tích tài chính là xem xét hiệu quả ở tầm vi mô, tầm doanh nghiệp còn
phân tích kinh tế - xã hội là xem xét ở tầm vĩ mô, tầm xã hội.
- Phân tích tài chính xuất phát từ lợi ích của nhà đầu tư còn phân tích kinh tế
- xã hội là xuất phát từ lợi ích của cả xã hội, cả công đồng.
- Mục tiêu trong phân tích tài chính là tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư
cong mục tiêu của phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội là tối đa hóa phúc lợi của
toàn xã hội.
Chính vì có sự khác biệt đó nên trong thực tế, một dự án đầu tư có thể thỏa mãn
tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng có thể nó không đồng thời tối đa
hóa phúc lợi cho xã hội, những lợi ích mà nó mang lại cho xã hội có khi không
tương xứng, thậm chí có thể còn có hại cho xã hội. Vì vậy mặc dù đã phân tích
tài chính đầy đủ, một dự án đầu tư vẫn còn phải phân tích về mặt hiệu quả kinh tế
- xã hội, đối với Nhà nước đây lại là căn cứ chủ yếu để Nhà nước cấp giấy phép
đầu tư và ngân hàng xem xét tài trợ vốn cho dự án.
2) Về mặt tính toán:
Vì có sự khác biệt về quan điểm, nên trong tính toán phân tích tài chính và tính
toán phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên việc
phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội không thể tách rời khỏi sự phân tích tài chính.
Giữa chúng có những mối liên hệ nhất định, vì các yếu tố đầu vào và đầu ra nói
chung giống nhau. Vì vậy phân tích tài chính phải tiến hành trước và làm cơ sở
cho phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội. Khi sử dụng các kết quả phân tích tài
chính đẻ tiến hành phân tích kinh tế - xã hội ta cần chú ý đến các điểm khác biệt
sau đây:
a) Thuế:
Các loại thuế mà dự án có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước là một khoản chi phí
đối với nhà đầu tư thì nó lại là một khoản thu nhập đối với ngân sách quốc gia,
đối với toàn xã hội. Việc miễn giảm thuế để ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư lại
là một sự hy sinh của xã hội, một khoản chi phí mà xã hội phải gánh chịu.
Mặt khác, ta đều biết rằng thuế chiếm một phần trong giá, người tiêu thụ phải trả
các khoản thuế chứa đựng trong giá của hàng hóa. Chính phủ là người thu các
khoản thuế này để chi vào việc chung. Vì vậy xét trên góc độ toàn xã hội thì hai
khoản này triệt tiêu nhau, nó không tạo ra hoặc mất đi một giá trị nào cả.
Tuy nhiên khi phân tích tài chính, trong việc tính toán lãi ròng ta đã trừ đi các
khoản thuế như là một chi phí thì bây giờ trong phân tích hiệu quả kinh tế - xã
hội ta cần phải cộng các khoản này vào lại để xác định giá trị gia tăng cho xã hội.
b) Tiền lương:
Lương và tiền công trả cho người lao động (mà lẽ ra họ phải thất nghiệp nếu
không có dự án) là một khoản chi của doanh nghiệp, nhưng nó lại là khoản lợi
ích mà người lao động với tư cách là thành viên của xã hội nhận được nhờ dự án.
Nói cách khác, trong phân tích tài chính ta đã coi tiền lương và chi phí nhân công
là chi phí thì nay trong phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội phải coi nó là thu nhập.
Tuy nhiên cần nhận thấy rằng trên thực tế không nhất thiết nếu không có dự án
thì người công nhân làm việc cho dự án đã là người thất nghiệp, hơn nữa trong
điều kiện xã hội có thất nghiệp thì tiền lương chưa chắc đã thể hiện đúng giá trị
sức lao động mà người lao động đã bỏ ra.
Nói cách khác, tiền lương, tiền công trong phân tích tài chính là đồng tiền chi
thực, nhưng trên bình diện xã hội thì nó không phản ánh đúng giá trị sức lao
động thực tế mà xã hội đã bỏ ra. Vì vậy, ở nhiều nước trong phân tích hiệu quả
kinh tế - xã hội người ta sử dụng khái niệm tiền lương mờ, lương cận biên ...
Song cũng có nhiều nước người ta sử dụng cách điều chỉnh đơn giản như sau:
- Đối với lao động chuyên môn: Để nguyên lương như trong phân tích tài
chính
- Đối với lao động phổ thông: Chỉ tính 50% tiền lương thực trả
Ở nước ta hiện nay không có quy định gì về vấn đề này nên tạm thời ta có thể
vận dụng kinh nghiệm của các nước.
Trong phân tích tài chính, ta xem tiền lương là một khoản chi phí thì trong phân
tích hiệu quả kinh tế - xã hội ta phải xem tiền lương như là một khoản thu nhập
của xã hội.
c) Các khoản nợ:
Việc thanh toán nợ vay và vốn gốc là một hoạt động thuộc lĩnh vực tín dụng,
thực chất đó chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng vốn giữa người cho vay và
người đi vay mà không làm tăng hoặc giảm thu nhập quốc dân.
Trong phân tích tài chính ta đã trừ đi các khoản thanh toán nợ vay thì trong phân
tích kinh tế - xã hội ta phải cộng các khoản đó vào để cân bằng khi tính các giá
trị gia tăng.
d) Trợ giá, bù giá:
Trợ giá hay bù giá là hoạt động của Nhà nước nhằm bảo hộ cho một số loại sản
phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động kinh doanh nào đó mà xã hội cần, thường là
những sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ
nền kinh tế, hoặc toàn xã hội. Trong trường hợp này các khoản trợ giá, bù giá
chính là một khoản chi tiêu kinh tế mà xã hội phải gánh chịu cho dự án.
Nhờ khoản trợ giá, bù giá này mà dự án tăng thêm được thu nhập do đó trong
phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội ta phải trừ bớt đi phần này.
e) Giá cả tính toán:
Trong phân tích tài chính, giá cả tính toán được lấy theo giá cả thị trường, giá
này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính toán các khoản thu chi, lãi lỗ của dự án.
Tuy nhiên, giá cả thị trường không phải bao giờ cũng phù hợp với giá trị của
hàng hóa. Tại những nước có chính sách bảo hộ mậu dịch, thuế ưu đãi, trợ cấp...
thì giá thị trường càng bị bóp méo, sai lệch so với giá trị của hàng hóa. Vì vậy lợi
nhuận trong phân tích tài chính không phản ánh đúng đắn mức lãi lỗ của xã hội.
Khi phân tích kinh tế - xã hội cần phải loại bỏ những sai lệch nói trên của giá cả,
đảm bảo giá cả phản ánh trung thực giá trị của hàng hóa.
Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án
Phân tích tài chính hiệu quả đầu tư cho thấy dự án “Nhà máy xay xát lúa
gạo” rất khả thi thông qua các thông số tài chính, Vì vậy dự án hoạt động sẽ tạo
ra lợi nhuận cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và
thu hồi vốn đầu tư. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp vào sự phát triển và tăng
trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.
Nhà máy xay xát lúa gạo được xây dựng ở Lào Cai cũa công ty thực phẩm
vàng Việt Nam sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người dân ở địa phương, đồng
thời tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo thu nhập cho Doanh
nghiệp, tang nguồn thu cho Ngân sách địa phương thông qua các khoản thuế, lệ
phí… góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện, của tỉnh trong những năm
tới.
Nhà máy sẽ là đầu mối hợp tác liên kết với nông dân hình thành những
vùng nguyên liệu bao gồm diện tích lúa của các nông hộ tham gia thực hiện cánh
đồng lúa mẫu lớn, nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu lúa thuần giống cho nhà máy
hoạt động.Nông dân không phải lo phơi lúa gặp mưa, không lo bán lúa bị hớ,
không bị tư thương ép giá, hay không phải đối đầu với những trở ngại đã được
mô tả một phần như trên. Việc liên kết với nông dân vừa đảm bảo giá trị sản xuất
đầu ra của người nông dân, vừa ổn định nguyên liệu đầu vào của nhà máy
Hình thành nhà máy xay xát lúa gạo với quy trình sản xuất chuyên sâu công
nghệ, hệ thống đóng gói bao bì đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra, từ đó
tạo ra thương hiệu gạo cho đất nước, tránh tình trạng duy trì làm ăn nhỏ lẻ làm
người nông nhân bị mất quyền lợi từ chính sức lao động của họ. Thương hiệu
sản phẩm tạo ra mang lại uy tín thiết thực cho hạt gạo Việt nam trên thị trường
thế giới.
III. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ SINH LỜI XÃ HỘI VÀ LỢI ÍCH - CHI PHÍ XÃ
HỘI:
Về mặt lý thuyết, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội có thể được xác định theo
hai hướng:
- Xác định tỷ lệ sinh lời xã hội
- Phân tích lợi ích - chi phí xã hội
Theo cả hai hướng này đều có nhiều điểm phức tạp và mang tính chất đặc thù,
chẳng hạn các dự án sản xuất thay thế hàng nhập khẩu thì phương pháp thứ nhất
tỏ ra phù hợp trong khi đó các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thì phương pháp thứ
hai lại tỏ ra có ưu thế hơn.
1) Khái niệm và cách tính tỷ lệ sinh lời xã hội:
Theo phương pháp này người ta quan niệm rằng thế giới là một thể thống nhất do
đó nếu một đất nước không sản xuất đủ hàng hóa để tiêu dung thì đương nhiên
đất nước đó phải nhập khẩu từ phần khác của thế giới để trang trải cho các thiếu
hụt đó. Vì vậy có thể xem sự đóng góp của dự án vào nền kinh tế quốc dân chính
là giá trị mà xã hội đáng ra phải trả cho những sản phẩm đó nếu nó phải nhập
khẩu.
Rõ ràng quan điểm này rất phù hợp đối với các dự án sản xuất các mặt hàng thay
thế nhập khẩu. Tuy nhiên đối với các nước đang phát triển thì các dự án thuộc
nhóm này thường chiếm ưu thế trong các dự án phát triển kinh tế, do đó việc sử
dụng này quan điểm này được xem là hợp lý.
Cách tính toán chủ yếu dựa vào các kết quả phân tích tài chính của dự án rồi tiến
hành các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã
hội đã xác định, cụ thể như sau:
a) Tính doanh thu kinh tế:
Lấy sản lượng sản phẩm mà dự án dự định sản xuất và tiêu thụ nhân cho giá CIF
của sản phẩm nhập khẩu cùng loại cộng với các chi phí phải trả cho các ngân
hàng trung gian.
Nếu hàng hóa là xuất khẩu thì lấy sản lượng nhân cho giá FOB.
b) Tính toán chi phí sản xuất kinh tế:
- Nguyên liệu:
Nguyên liệu nhập khẩu tính theo giá CIF
Nguyên liệu trong nước tính theo giá FOB
Chú ý: Trong tính toán này cần loại bỏ tất cả các loại thuế
- Chi phí nhân công:
Đối với lao động chuyên môn, tiền lương giữ nguyên
Đối với lao động phổ thông, tính 50% chi phí nhân công
- Nhiên liệu, năng lượng:
Đối với các loại nhập khẩu thì tính theo giá CIF trừ đi các loại thuế, đối với các
loại trong nước thì giữ nguyên như trong phân tích tài chính đã tính toán.
- Chi phí bao bì:
Loại này thường chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ không cần phải điều chỉnh mà vẫn giữ
nguyên
- Chi phí nhân công gián tiếp:
Coi như là lao động chuyên môn nên để nguyên như khi phân tích tài chính
- Các chi phí khác:
Như chi phí thuê mướn nhà cửa, chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý chung, chi phí
chuyên chở... thường là giữ nguyên không điều chỉnh.
c) Chi phí về đầu tư:
- Các khoản chi tiêu trước đầu tư: Không điều chỉnh
- Chi phí sử dụng đất: Nếu đất đang được sử dụng thì để nguyên, nếu đất
hoang hóa thì cho bằng không (0)
- Chi phí xây dựng cơ bản: Nếu chi phí này có quy mô giá trị lớn thì ta chia
thành 02 phần để điều chỉnh.
+ Vật liệu, xe máy thì lấy theo giá mua, thuê trừ đi các khoản thuế
+ Nhân công xác định như đã nói ở trên
- Chi phí máy móc: Nếu nhập khẩu thì lấy theo giá CIF còn nếu mua nội địa
thì lấy theo giá mua trừ đi các khoản thuế.
- Chi phí lắp đặt thiết bị: Không điều chỉnh vì chủ yếu là lương công nhân có
chuyên môn.
- Vốn lưu thông: Các chi phí bán chịu, tiền ứng trước hoặc các khoản dự trữ
không có giá trị kinh tế thì giữ nguyên. Các chi phí có giá trị kinh tế được điều
chỉnh như sau:
+ Chi phí nhân công: Điều chỉnh 50% đối với nhân công không có chuyên
môn, nhân công có chuyên môn thì giữ nguyên.
+ Tồn kho: Ước tính tỷ lệ % so với chi phí sản xuất theo cách tính điều chỉnh
của chi phí kinh tế - xã hội
+ Những thứ khác: Không điều chỉnh
d) Cân đối thu - chi, xác định lỗ - lãi xã hội:
Để tính toán thu chi, lời lỗ xã hội ta lập bảng như sau:
Bảng: BẢNG DỰ TRÙ THU -CHI, LỜI LỖ XÃ HỘI

ĐVT:...
KHOẢN MỤC Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 ...
I. Doanh thu kinh tế - xã hội
-....
II. Chi phí sản xuất kinh tế - xã
hội
-....
III. Chi phí đầu tư kinh tế - xã hội
-....
Cộng chi (II + III)
IV. Lời xã hội
[I - (II + III)]
e) Tính toán giá trị hiện tại ròng xã hội: NPVS
Sau khi đã xác định được những chi phí và lợi ích kinh tế cùng với lời lỗ xã hội ở
trên, ta cần đánh giá được giá trị thời gian của chi phí và lợi ích. Kỹ thuật cơ bản
là chiết khấu các chi phí và lợi ích xuất hiện trong các thời kỳ khác nhau và biểu
thị tất cả các chi phí và lợi ích này dưới dạng giá trị hiện tại ròng xã hội: NPVS
(Net Present Value of Society).
Để tính toán chỉ tiêu này ta cần xác định được tỷ lệ chiết khấu xã hội (r s), đây là
một chỉ tiêu quan trọng trong điều tiết vĩ mô hoạt động đầu tư mà mọi người soạn
thảo đều phải biết, chỉ tiêu này do các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước xác
định.
Về mặt phương pháp tính toán, cơ sở đầu tiên để xác định tỷ lệ chiết khấu xã hội
là lãi suất vay vốn dài hạn trên thị trường quốc tế (rw)
- Đối với các nước cho vay vốn, để khuyến khích đầu tư trong nước, người ta
xác định tỷ lệ chiết khấu xã hội hơi thấp hơn lãi suất cho vay vốn trên thị trường
quốc tế, tức là:
rs = (1 - Pd) rw
Trong đó: Pd là hệ số ưu đãi cho các dự án trong nước, thường được xác định
căn cứ vào các yếu tố sau:
+ Tỷ lệ tăng trưởng dự đoán của nền kinh tế trong nước
+ Tỷ lệ lạm phát trên thị trường quốc tế
+ Mức lãi suất trong một thời gian dài đối với các dự án trong nước
+ Tỷ lệ lạm phát dự tính trong nước
- Đối với những quốc gia vay vốn, tỷ lệ chiết khấu xã hội phải được xác định
cao hơn hoặc bằng lãi suất vay vốn trên thị trường quốc tế
rs = (1 + Pd) rw
Với mục đích khuyến khích việc đầu tư của nước ngoài Việt nam và khuyến
khích đầu tư trong nước, chính phủ cần có chính sách linh hoạt trong việc sử
dụng tỷ lệ chiết khấu xã hội, cụ thể:
+ Đối những địa phương, những ngành mà chính phủ muốn đẩy mạnh phát
triển thì cần hạ tỷ lệ chiết khấu này xuống thấp.
+ Đối với những đại phương, những ngành mà chính phủ muốn hạn chế phát
triển thì tăng tỷ lệ chiết khấu này lên cao.
Sau khi đã xác định được tỷ lệ chiết khấu này ta tiến hành xác định giá trị hiện tại
ròng xã hội bằng cách lập bảng như sau:
Bảng:... BẢNG TÍNH GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG XÃ HỘI
ĐVT:...
Năm Lời xã hội Hệ số chiết khấu Hiện giá xã hội
1
2
3
4
..
n

Chú ý: Vào năm cuối cùng của dự án, ta cộng thêm vào khoản lời xã hội tất cả
các khoản thu hồi có thể có bao gồm thu hồi vốn lưu động ròng và giá trị tài sản
cố định thanh lý.
f) Xác định tỷ lệ sinh lời xã hội: SRR (Social Rate of Revenues)
Tỷ lệ sinh lời xã hội hay còn gọi là tỷ lệ sinh lời kinh tế ERR (Economic Rate of
Revenues) là tỷ suất chiết khấu xã hội mà ứng với nó giá trị hiện tại ròng xã hội
bằng không. Để tính toán ERR ta áp dụng công thưc tính gần đúng như đã áp
dụng cho việc tính IRR đã được giới thiệu:
NPVS1
ERR = rs1 + (rs2 - rs1)
NPVS1 + NPVS2
Trong đó:
rs1 là tỷ lệ chiết khấu mà ứng với nó thì giá trị hiện tại ròng xã hội là NPVS 1
dương (+) và gần với 0
rs2 là tỷ lệ chiết khấu mà ứng với nó thì giá trị hiện tại ròng xã hội là NPVS 2
dương (-) và gần với 0.
Về mặt ý nghĩa, chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ đóng góp tối đa của dự án cho xã hội.
Thường để tính toán thông số này người ta thường lập bảng như sau:
BẢNG TÍNH TOÁN TỶ LỆ SINH LỜI XÃ HỘI (ERR)
ĐVT:...
Hiện giá lời xã hội
Năm LỜI XÃ HỘI
Ứng với rs1 Ứng với rs2
1
2
3
4
..
n
 NPVS1 NPVS2

Chú ý: Vào năm cuối cùng của dự án, ta cũng cộng thêm vào khoản lời xã hội tất
cả các khoản thu hồi có thể có bao gồm thu hồi vốn lưu động ròng và giá trị tài
sản cố định thanh lý như khi tính NPVS.
2) Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí xã hội:
Theo hướng này, có nhiều quan điểm khác nhau phù hợp với các loại dự án khác
nhau.
a) Những lợi ích xã hội:
Những lợi ích xã hội phải được hiểu là những lợi ích không phải chủ đầu tư được
hưởng mà là những người sử dụng, khai thác dự án, Nhà nước và dân cư trong
vùng được hưởng.
Ví dụ: Dự án xây dựng đường cao tốc thì chủ đầu tư thu được lợi ích từ việc thu
lệ phí giao thông (sử dụng trong phân tích tài chính), còn những đối tượng khác
được hưởng lợi ích xã hội gồm:
- Các chủ xe có xe chạy trên đường được hưởng lợi ích là có khả năng khai
thác phương tiện tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Hành khách được hưởng lợi ích do tiết kiệm được thời gian và sức khỏe khi
đi lại trên đường.
- Các ngành kinh tế khác có điều kiện thuận lợi để phát triển do thuận lợi
trong việc thu mua nguyên vật liệu, vận chuyển sản phẩm tiêu thụ, mở rộng giao
lưu buôn bán..
- Nhà nước giảm được các phí tổn phải bỏ ra để xây dựng đường sá
- Xã hội giảm được tai nạn giao thông, tạo điều kiện mở rộng giao lưu văn
hóa...
Những lợi ích xã hội sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội phải là
những lợi ích có thể tính được bằng tiền.
b) Những chi phí xã hội:
Chi phí xã hội phải được hiểu là những chi phí mà người khai thác, những người
hưởng lợi phải chi ra.
Chẳng hạn trong ví dụ trên:
- Chủ xe phải chịu chi phí về phần khai thác xe cộ, chi phí về thời gian xe của
mình đi lại.
- Nhà đầu tư thì cần phải tính chi phí xây dựng, duy tu, đại tu đường vì khi
tiến hành như vậy họ đã phải sử dụng tài nguyên của quốc gia.
Sau khi xác định được lợi ích và chi phí xã hội ta cũng lập bảng để phân tích, tính
toán các số liệu về lãi lỗ xã hội, hiện giá thu nhập ròng xã hội (NPVS), tỷ lệ sinh
lời xã hội như phương pháp trên.
Tuy nhiên trong thực tế không phải bao giờ cũng thu thập được đầy đủ các thông
số cần thiết như yêu cầu, do đó người ta thường sử dụng các cách tính toán khác
đơn giản hơn, phù hợp với điều kiện Việt nam hơn.
IV. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI KHÁC
Hiện nay ở Việt nam, theo quy định khi xây dựng dự án đầu tư cần phải tính toán
một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội sau đây:
1) Chỉ tiêu giá trị gia tăng: VA (Value Added)
Mục tiêu cuối cùng của một dự án xét từ góc độ nền kinh tế quốc dân là đóng
góp càng nhiều càng tốt cho thu nhập quốc dân. Phần gia tăng thu nhập quốc dân
do dự án đóng góp chính là giá trị gia tăng của dự án, ký hiệu là NVA (Net Value
Added)
Về mặt kết cấu, NVA bao gồm hai bộ phận cấu thành đó là:
+ Phần tiền lương được trả cho mọi công nhân trong doanh nghiệp dự án
+ Phần thặng dư ròng của xã hội. Phần này được tính như sau:
Cộng tất cả các khoản sau đây:
- Thuế mà doanh nghiệp phải trả khi thực hiện dự án
- Lãi vay phải trả cho cơ qua tài trợ
- Lợi nhuận của dự án đem lại cho doanh nghiệp
- Quỹ phúc lợi, quỹ phát triển sản xuất và quỹ dự phòng của dự án
Trừ đi cho các khoản sau đây:
- Các khoản trợ cấp, bù lỗ cho dự án
- Các khoản bù giá, trợ giá của chính phủ cho dự án nếu có
Sau khi xác định được NVA cho các năm ta cũng phải tính giá trị thời gian của
NVA theo tỷ lệ chiết khấu xã hội để đánh giá được lãi kinh tế - xã hội thực sự
của dự án đối với nền kinh tế.
Hiện giá của giá trị gia tăng ròng xã hội ký hiệu là: NPVA
n
NPVA   NVA  1  r 
t 0
t s
t

Trong đó:
NPVA là giá trị hiện tại ròng của giá trị gia tăng
NVAt là giá trị gia tăng ròng của năm (t)
rs là tỷ lệ chiết khấu xã hội
n là vòng đời dự án
Để đánh giá đúng đắn hơn hiệu quả thật sự của dự án về mặt kinh tế - xã hội
người ta còn tính hiện giá của tiền lương rồi so sánh với hiện giá gia tăng ròng,
cụ thể như sau:
Gọi PW (Present Wage) là hiện giá tiền lương công nhân của dự án
Ta có:
n
PW  W  1  r 
t 0
t s
t

Wt là tiền lương của dự án tính toán được ở năm (t)


Nếu:
+ NPVA > 0 : Dự án có đóng góp cho nền kinh tế quốc dân
+ NPVA - PW < 0 : Dự án hoạt động không đủ trang trải tiền lương cho
công nhân
+ NPVA - PW < 0 : Dự án hoạt động không những đủ trang trải tiền lương
cho công nhân mà còn có đóng góp tích lũy cho xã hội.
Nếu đứng ở trên giác độ sản xuất xã hội mà xem xét một dự án đầu tư, chúng ta
nhận thấy bất kỳ một dự án đầu tư nào khi ra đời cũng đều có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp khác, đựac biệt là các doanh nghiệp cung
cấp yếu tố đầu vào và sử dụng đầu ra của dự án.
- Đối với các doanh nghiệp cung cấp đầu vào:
Khi dự án ra đời sẽ làm cho
+ Gia tăng mức sản xuất do tăng nhu cầu tiêu dùng
+ Giảm sản xuất ở các doanh nghiệp cùng sản xuất sản phẩm như dự án do
giá và khả năng cung cấp đầu vào thay đổi
+ Tăng nhập khẩu hoặc giảm xuất khẩu các sản phẩm thuộc đầu vào
- Đối với đối tượng sử dụng đầu ra: Dự án ra đời sẽ làm cho
+ Tăng tiêu dùng xã hội
+ Giảm sản xuất ở những doanh nghiệp cúng sản xuất loại sản phẩm này do
cạnh tranh tăng làm cho giá cả giảm xuống.
+ Giảm nhập khẩu hoặc tăng xuất khẩu những mặt hàng này
Tóm lại, một dự án khi ra đời sẽ có ảnh hưởng đến:
- Tiêu dùng trong nền kinh tế
- Sản xuất trong nền kinh tế
- Trao đổi mậu dịch quốc tế
Mối quan hệ tác động giữa dự án và các ngành, lĩnh vực liên quan có thể mô tả
qua sơ đồ sau:
Tiêu dùng xã hội

Sản xuất Sử dụng Ngành


Dự án mới
đầu vào đầu ra khác

Mậu
dịch
quốc tế
Như vậy, đóng góp của dự án đối với nền kinh tế quốc dân không chỉ được xem
xét riêng dự án đó mà cần phải xem xét tác động của nó đến các lĩnh vực liên
qua. Trong tính toán đối với các hoạt động liên quan này chỉ cần tính lợi ích và
chi phí tăng thêm khi có dự án mới ra đời. Về nguyên tắc thì phải tính toán được
toàn bộ các ảnh hưởng liên quan song trong thực tế để làm được việc này là rất
khó và mất thời gian do đó trong thực tế người ta chỉ cần tính toán các tác động
của các liên quan trực tiếp mà thôi.
Giá trị gia tăng của dự án dầu tư mới lúc này sẽ là:

m n
NPVA   NVA
j 0 t 0
jt  1  rs t

Trong đó:
NPVA là giá trị hiện tại ròng của giá trị gia tăng
NVAjt là giá trị gia tăng ròng của năm (t)
rs là tỷ lệ chiết khấu xã hội
n là vòng đời dự án
m là số dự án hoặc hoạt động liên quan
2) Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư:
Hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư thể hiện lượng giá trị gia tăng cho xã hội trên
một đồng vốn mà xã hội bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư được tính như sau:

Hiệu quả kinh Giá trị gia tăng


tế của vốn đầu =

Vốn đầu tư xã hội

Tỷ lệ này được tính chung cho toàn bộ đời sống dự án


Khi tính toán cho từng năm hoạt động người ta dùng chỉ tiêu:
Hiệu quả kinh Giá trị gia tăng hàng năm
tế của vốn đầu =

Khấu hao tài sản cố định hàng năm

Chú ý: Khi khấu hao hết thì tỷ lệ này không cần tính nữa
3) Chỉ tiêu tạo việc làm cho người lao động:
Chỉ tiêu này thể hiện ở hai khía cạnh sau đây:
a) Số người có thêm việc làm:
Trong điều kiện dư thừa nhân công như ở Việt nam thì dự án tạo ra được nhiều
chỗ làm việc được xem là có hiệu quả xã hội.
b) Mức độ sử dụng lao động trong nước:
Trong điều kiện khan hiếm vố đầu tư, nhất là ngoại tệ thì việc tạo ra được chỗ
làm việc nhưng sử dụng ít vốn sẽ được xem là dự án có hiệu quả xã hội cao.
Tỷ lệ này được tính như sau:
Mức độ sử dụng Tổng số vốn đầu tư
lao động =
Số lao động sử dụng

Tỷ lệ này càng nhỏ thì hiệu quả xã hội được xem là lớn và ngược lại, tuy nhiên
cũng cần phải xem xét cụ thể trong từng ngành, từng địa phương cụ thể và yêu
cầu của hiện đại hóa đất nước để xác định tiêu chuẩn cho chính xác và phù hợp.
c) Năng suất lao động :
Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu mức độ sử dụng lao động thì người lập dự án có xu
hướng đầu tư công nghệ lạc hậu đồng thời tăng cường sử dụng lao động giản
đơn. Vì vậy khi đánh giá cần xem xét thêm chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu
này được tính như sau:

Năng suất lao Giá trị gia tăng


động xã hội =
Số lao động sử dụng

Thông số này càng lớn, dự án càng tỏ ra có hiệu quả cao.


4) Khả năng tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ:
Đây là một chỉ tiêu quan trọng vì nước ta đang thiếu ngoại tệ, nhất là ngoại tệ
mạnh.
a) Tiết kiệm ngoại tệ:
Chỉ tiêu khả năng tiết kiệm ngoại tệ áp dụng cho các dự án đầu tư nhằm thay thế
nhập khẩu. Để tính toán chỉ tiêu này người ta dựa trên giả định cho rằng nếu
không sản xuất được trong nước các mặt hàng mà dự án dự định đầu tư thì để
thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng trong nước người ta phải sử dụng ngoại tệ để
nhập khẩu, nếu có dự án thì đương nhiên chúng ta không phải chi số ngoại tệ đó,
có nghĩa là chúng ta đã tiết kiệm được ngoại tệ bằng đúng số ngoại tệ cần sử
dụng để nhập khẩu.
Tuy nhiên để thực hiện dự án người ta lại cần phải sử dụng một số ngoại tệ để
nhập máy móc công nghệ do đó phần tiết kiệm thật sự chính là hiệu số giữa phần
ngoại tệ tiết kiệm được do không phải nhập khẩu hàng hóa so với số ngoại tệ cần
phải chi dùng để nhập máy móc thiết bị kỹ thuật để tiến hành dự án đó. Giá cả
tính toán cả phần thay thế nhập khẩu và phần phải nhập khẩu đều tính theo giá
CIF
b) Tăng thu ngoại tệ:
Áp dụng cho các dự án xuất khẩu
Tăng thu ngoại tệ được tính toán trên cơ sở nguồn thu ngoại tệ nhờ xuất khẩu
hàng hóa của dự án thường tính theo số lượng sản phẩm dự kiến xuất nhân với
giá FOB trừ đi cho phần phải nhập khẩu thường đưọc tính theo giá CIF trên số
lượng hàng hóa thực nhập.
Chú ý: Một số dự án vừa thay thế nhập khẩu vừa thực hiện xuất khẩu thì ta cần
tính toán cả phần tiết kiệm và phần tăng thu ngoại tệ.
5) Đóng góp cho ngân sách:
Các khoản đóng góp cho ngân sách bao gồm thuế, tiền thuê đất, thuê các tài sản
cố định, dịch vụ công cộng.
Ngoài ra cần tính toán thêm mức đóng góp cho ngân sách trên một đồng vốn đầu
tư, được tính như sau:
Mức đóng góp cho Mức độ đóng góp cho ngân sách
ngân sách của một
đồng vốn =
Tổng số vốn đầu tư

Tỷ lệ này càng lớn càng tốt


6) Mức độ sử dụng nguyên vật liệu trong nước:

Mức sử dụng Giá trị nguyên vật liệu trong nước


nguyên vật liệu
trong nước =
Tổng giá trị nguyên vật liệu

7) Tác dụng tái phân phối lợi ích xã hội:


Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ trong một quốc gia, giữa
các bộ phận dân cư được xem là một hiện tượng phổ biến trong hầu hết các quốc
gia nghèo.
Để từng bước xóa bỏ sự cách biệt đó, góp phần tài phân phối lợi tức xã hội gữa
các vùng, các thành phần kinh tế, các bộ phận dân cư đòi hỏi Nhà nước phải có
những chính sách khuyến khích đầu tư khác nhau vào các vùng, các khu vực
khác nhau của đất nước. Vì vậy mà trong khi xem xét hiệu quả kinh tế - xã hội
của các dự án đầu tư cần đặc biệt chú ý đến các dự án hướng vào các khu vực
kém phát triển, hướng vào các lĩnh vực có tác động tốt đến việc cải thiện điều
sống của cư dân nghèo. Điều này có nghĩa là dự án đang thực hiện việc tái phân
phối thu nhập và tiến hành điều tiết nhập của dân cư, đây là một hoạt động có lợi
cho xã hội.
Việc xác định hiệu quả điều tiết này như sau:
- Trước hết cần xác định phần gia tăng phân phối cho các vùng các địa
phương
- Phần gia tăng phân phối cho các đối tượng khác
+ Đối với người làm công ăn lương: Đó chính là phần tiền lương và các
khoản phụ cấp mà họ nhận được hàng năm
+ Đối với những người hưởng lợi nhuận: Đó là phần lãi phải trả hàng năm
cho người cho vay và lợi nhuận phân chia cho cổ đông.
+ Đối với nhà nước: Là các khoản nộp ngân sách và các khoản thu khác của
chính phủ từ hoạt động của dự án
+ Đối với doanh nghiệp: Đó là quỹ dự trữ và quỹ phát triển sản xuất
Theo kinh nghiệm ở một số nước: Khi xem xét thu nhập cho người lao động ở
các địa phương người ta có sự điều chỉnh theo quan điểm như sau: Một đồng thu
nhập cho người nghèo hoặc khu vực nghèo về mặt hiệu quả xã hội được xem là
có giá trị hơn đối với khu vực thịnh vượng, đối với người giàu. Cụ thể:
+ Một đồng thu nhập của người nghèo hoặc ở khu vực nghèo có tỷ trọng là
1,5
+ Một đồng thu nhập của người trung lưu hoặc ở khu vực trung bình có tỷ
trọng là 1,0
+ Một đồng thu nhập của người giàu hoặc ở khu vực phát triển có tỷ trọng là
0,5

V. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG


SINH THÁI:
Môi trường sinh thái là các yếu tố tự nhiên và các mối qua hệ tương tác giữa
chúng, mà trong đó tồn tại sự sống của con người và các sinh vật khác.
Bảo vệ môi trường sinh thái là một trong ba vấn đề lớn được cả thế giới quan tâm
đó là hòa bình, dân số và môi trường sinh thái.
Một dự án đầu tư có thể gây ra những tác hại tiêu cực hoặc tích cực đến môi
trường sinh thái. Ảnh hưởng này cụ thể như sau:
Về mặt tích cực:
- Tạo thêm nguồn nước sạch cho người và sinh vật
- Tạo thêm cây xanh và làm trong sạch bầu không khí
- Cải thiện điều kiện vệ sinh, y tế
- Làm đẹp cảnh quan
Về mặt tiêu cực:
- Làm biến đổi sinh thái, phá hoại cảnh quan tự nhiên gây mất cân bằng sinh
thái
- Làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên hạn chế
- Gây ô nhiễm, phá hoại môi trường sống của động thực vật và con người.
Mức độ ô nhiễm môi trường được đánh giá bằng các thiết bị đo riêng với các
thông số cụ thể cho từng loại. Các chỉ tiêu này quy định cho phép về độ ô nhiễm
đã đưọc Nhà nước ban hành, những dự án nào vi phạm cac quy định này sẽ bị
loại bỏ.
Trong trường hợp cần thiết, cần xét đến các vấn đề sau đây:
- Dự tính mức độ ảnh hưởng tác hại đến môi trường
- Xác định rõ nguyên nhân
- Đề xuất các giải pháp khắc phục cùng với những thiết bị, công nghệ xử lý
cần thiết
- Dự toán chi phí cần thiết cho việc bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi
trường. Trong trường hợp chi phí này quá lớn thì có thể nghiên cứu lại địa điểm,
công nghệ hoặc tìm nguồn vốn bổ sung. Trong các giải pháp trên thì giải pháp
lựa chọn công nghệ thích hợp là quan trọng nhất vì các công nghệ hiện đại đều đã
có xét đến vấn đề bảo vệ môi trường.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu hỏi 1: Lợi ích kinh tế xã hội là gì? Sự khác biệt nào cần chú ý trong khi phân
tích hiệu quả kinh tế xã hội so với khi phân tích hiệu quả tài chính?
Câu hỏi 2: Tỷ lệ sinh lời xã hội là gì? Ý nghĩa và cách tính toán thông số này?
Câu hỏi 3: Trình bày phương pháp phân tích lợi ích chi phí xã hội trong nghiên
cứu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư?
CHƯƠNG VII : TRÌNH TỰ SOẠN THẢO, THẨM ĐỊNH
VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Mục tiêu chương:


-Biết được trình tự soạn thảo một dự án đầu tư nhằm trình cấp trên phê duyệt và
cấp phép đầu tư
-Phân tích được các bước phê duyêt một dự án đầu tư
-Vận dụng các chỉ tiêu để phê duyệt một dự án đsầu tư có tinh khả khi

I.SOẠN THẢO DỰ ÁN ĐẦU TƯ


1. Tiến trình soạn thảo một dự án đầu tư
Việc nghiên cứu, soạn thảo dự án đầu tư được tiến hành sau khi một sáng kiến
đầu tư đã được chấp thuận. Sáng kiến này có thể được xuất phát từ một cá nhân,
một cơ quan Nhà nước, một định chế tài chính...và thường mới chỉ là gợi ý sơ
bộ. Để khẳng định hay bác bỏ ý kiến đó, cần phải thông qua kết quả của một quá
trình nghiên cứu nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực liên quan của một hoặc của
cả một tập thể các nhà nghiên cứu soạn thảo dự án.
Thông thường, để công tác nghiên cứu soạn thảo đạt được kết quả mong muốn,
việc soạn thảo cần được tiến hành theo một tiến trình nhất định đảm bảo tính
khoa học, hợp lí, toàn diện nhằm tránh được những trùng lắp, sai sót dẫn đến
lãng phí thời gian, sức lực, tiến bạc...Hơn nữa khi công tác nghiên cứu được tiến
hành theo một hướng thống nhất sẽ tạo điều kiện để các thành viên trong nhóm
nghiên cứu thấy được những mục tiêu rõ ràng đối với công việc của mình sẽ tiến
hành và khi cần có thể điều chỉnh chúng một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng
đến tiến trình chung.
Tiến trình soạn thảo này thường bao gồm các các bước công việc với các nội
dung cụ thể như sau:
a) Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của việc soạn thảo:
Mục tiêu của công tác soạn thảo dự án là nhằm cung cấp những thông tin sát thực
tế nhất về những căn cứ đảm bảo cho việc thực thi ý định đầu tư trên cơ sở các
tính toán, phân tích đầy đủ, chi tiết và khoa học. Các nhà đầu tư, các định chế tài
chính, các cơ quan Nhà nước sẽ dựa vào đó mà quyết định nên hay không nên
tiến hành đầu tư.
Xuất phát từ mục tiêu trên, nhiệm vụ của công tác soạn thảo dự án là phải tiến
hành tổ chức quá trình nghiên cứu, thu thập, xử lí, đánh giá các số liệu, tình hình
của các quá trình liên quan để từ đó đưa ra các số liệu, tài liệu chính thức cùng
với những tính toán cần thiết đủ để đảm bảo cho các nhà đầu tư có căn cứ để đi
đến quyết định cuối cùng nhằm thỏa mãn mục tiêu đề ra là nên đầu tư hay không
nên đầu tư.
b) Thành lập nhóm soạn thảo dự án:
Sau khi đã xác định được mục tiêu, nhiệm vụ của công tác soạn thảo dự án, đế có
thể thực hiện được việc soạn thảo này chúng ta cần phải có những con người có
khả năng và được tổ chức tốt, muốn vậy cần phải thành lập nhóm soạn thảo. Có
thể nói, đây là khâu then chốt nhất quyết định chất lượng và kết quả của công tác
soạn thảo dự án.
Thành phần tổ chức của nhóm soạn thảo thường bao gồm Chủ nhiệm dự án và
các thành viên của nhóm soạn thảo
*Chủ nhiệm dự án:
Là người được lựa chọn để chịu trách nhiệm cuối cùng về các quyết định tổ chức
soạn thảo và hoàn thành dự án.
Nhiệm vụ của chủ dự án thường có:
- Tổ chức và kiểm soát việc soạn thảo dự án
- Lựa chọn các thành viên để thành lập nhóm soạn thảo
- Vạch phương hướng và giám sát công tác soạn thảo
- Lập kế hoạch và kiểm tra lịch trình soạn thảo
- Dự toán kinh phí soạn thảo
- Đánh giá các kết quả nghiên cứu
Yêu cầu cần có của người chủ dự án:
- Phải có năng khiếu lãnh đạo, điều hành người khác làm việc
- Phải có phong cách làm việc khoa học, nghiêm túc
- Có hiểu biết sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ soạn thảo dự án
- Có khả năng về giao thiệp, ngoại giao
- Nắm được nguyên tắc về việc dung hòa các tranh chấp về quyền lợi xung
khắc (giữa các nhóm dân cư, giữa các khu vực kinh tế, giữa chính quyền địa
phương với việc thực hiện dự án)
Trong suốt quá trình soạn thảo dự án và triển khai thực hiện dự án (nếu được phê
chuẩn), chủ nhiệm dự án chính là bộ nảo của dự án mặc dù không nhất thiết ông
ta phải tham gia trực tiếp vào một hoạt động nào đó của việc soạn thảo dự án.
*Hình thành nhóm soạn thảo dự án:
Sau khi đã đề cử chủ nhiệm dự án, căn cứ vào nhu cầu công việc cụ thể mà chủ
nhiệm dự án có quyền kiến nghị một danh sách các thành viên tham gia soạn thảo
dự án và xúc tiến thành lập nhóm soạn thảo. Do tính chất tổng hợp trong quá
trình nghiên cứu dự án nên đòi hỏi nhóm soạn thảo phải bao gồm nhiều chuyên
gia thuộc nhiều lĩnh vực rất khác nhau, có thể được tập hợp từ nhiều nguồn khác
nhau, nhiều cơ quan khác nhau. Nhóm soạn thảo dự án sẽ do chủ dự án đứng
đầu, danh sách các thành viên tham gia cần được ghi rõ trong phần đầu của bản
dự án.
Đối với các dự án lớn, trong nhóm soạn thảo có thể cử thêm chủ nhiệm các bộ
môn như: bộ môn kĩ thuật, bộ môn kinh tế, bộ môn luật .... Ngay trong mỗi bộ
môn, ví dụ như bộ môn kĩ thuật cũng có thể được tách ra thành nhiều nhóm nhỏ
hơn như nhóm công trình, nhóm kĩ thuật công nghệ..., trong trường hợp này chủ
nhiệm dự án chỉ cần điều hành công tác soạn thảo thông qua các chủ nhiệm bộ
môn hoặc các nhóm trưởng. Danh sách nhóm soạn thảo dự án nếu được sự chấp
thuận của chủ đầu tư hoặc của thủ truởng cơ quan tư vấn thì càng tốt song quyền
quyết định cuối cùng vẫn là của chủ nhiệm dự án.
c) Lập chương trình và tiến hành soạn thảo:
* Nhận dạng dự án:
Nhận dạng dự án được định nghĩa là công tác nhằm xác định sơ bộ về bản chất,
kích thước các tiềm năng của dự án cũng như xác định được trật tự ưu tiên của
dự án trong mối quan hệ với chiến lược phát triển kinh tế tổng thể của địa
phương, khu vực hoặc cả nước.
Trong quá trình nhận dạng dự án, các nhà soạn thảo phải tiến hành một loạt các
quyết định để đánh giá vấn đề nào là quan trọng nhất, mục tiêu nào là phù hợp và
ưu tiên nhất, những ý kiến đề xuất nào đối với dự án là xác thực và hợp lí nhất...
Kết quả chính từ quá trình nhận dạng dự án là một loạt các đề xuất giúp cho chủ
dự án hình thành nên một cách sơ bộ chương trình đầu tư.
Mục đích cơ bản của việc nhận dạng này là giúp cho việc định hướng các nghiên
cứu và khảo sát đồng thời giúp cho việc hình thành đề cương nghiên cứu sơ bộ
phù hợp với các yêu cầu của dự án.
Nội dung của việc nhận dạng này thường là đi vào giải quyết các câu hỏi sau:
- Dự án thuộc loại nào?
Đó là dự án đầu tư phát triển hay là đầu tư tăng trưởng thuần túy? Là dự án phát
triển một địa phương, một vùng hay là một dự án phát triển sản xuất của một
doanh nghiệp, của một ngành kinh doanh? Dó là dự án đầu tư mới hay là đầu tư
cải tạo nâng cấp?...
- Mục đích của việc đầu tư là gì?
Gia tăng sản phẩm, dịch vụ cho một địa phương, một khu vực hay là để giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động? Tăng thu nhập cho doanh nghiệp
hay là để gia tăng phúc lợi cho dân chúng? Xây dựng cơ sở hạ tầng hay là nhằm
mục đích kinh doanh kiếm lời? Để sản xuất sản phẩm mới hay là để cải tiến,
hoàn thiện sản phẩm cũ? ...
- Chủ đầu tư của dự án là ai?
Nhà nước: một bộ, một cơ quan quản lí ngành?
Là một định chế tài chính?
Là một tổ chức hoặc một cá nhân?...
- Có nhất thiết phải có dự án đầu tư hay không?
Phải lập luận được sự cần thiết phải có dự án, nếu không có dự án thì bị thiệt hại
gì, lợi gì? Đồng thời phải giải quyết được các câu hỏi định hướng như: Dự án
phải làm gì? làm như thế nào? theo cách nào? Dự án có đòi hỏi phải có các điều
kiện đặc biệt để hoạt động hay không?
- Những vần đề cần xem xét khác:
Người khởi xướng hoặc chủ đầu tư có uy tín và khả năng tài chính hay không?
Nếu dự án được thực hiện thì liệu có đủ các nhà quản lí kinh tế, kĩ thuật để đáp
ứng yêu cầu của dự án hay không?
Quan điểm đầu tư có cơ sở thực tiễn hay không? ngành sản xuất kinh doanh dự
kiến có phù hợp với quy định của pháp luật, các nguyên tắc về đầu tư hay không?
* Lập đề cương sơ bộ và dự trù kinh phí:
) Lập đề cương sơ bộ:
Việc lập đề cương sơ bộ được thực hiện căn cứ vào nhận dạng tổng quát của dự
án và những nội dung cần có của một dự án khả thi.
Một đề cương sơ bộ thường có các nội dung:
- Giới thiệu sơ bộ về dự án, các căn cứ xuất phát
- Giới thiệu và phân tích bối cảnh kinh tế chung của khu vực, vùng, quốc gia
mà dự án dự tính hoạt động.
- Nghiên cứu về mặt thị trường, tiếp thị
- Nghiên cứu về những vấn đề về kĩ thuật, công nghệ
- Nghiên cứu về phương diện tài chính
- Nghiên cứu về phương diện kinh tế - xã hội
) Dự trù kinh phí nghiên cứu:
Kinh phí nghiên cứu dự án thường được dự trù trên cở sở những khoản chi tiêu
cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động sau:
- Để trả công lao động cho những người tham gia soạn thảo dự án
- Chi cho việc sưu tập, nghiên cứu, phân tích và xử lí thông tin, dữ liệu
- Chi cho hoạt động di chuyển, thông tin liên lạc trong quá trình nghiên cứu
dự án
- Chi cho các hoạt động quản lí hành chính, điều hành
- Chi cho các hoạt động hội thảo, bảo vệ, trình duyệt
- Chi cho việc viết lách, in ấn
- Các khoản chi tiêu phát sinh khác
Mức kinh phí soạn thảo dự án được xác định cho từng dự án cụ thể tùy thuộc vào
tầm quan trọng của dự án, loại dự án và mức kinh phí đầu tư dự trù cho dự án đó.
Đối với các dự án liên doanh với nước ngoài, theo quy định hiện hành thì toàn bộ
chi phí cho việc: soạn thảo hợp đồng liên doanh, xây dựng điều lệ công ty, xây
dựng luận chứng kinh tế - kĩ thuật, xây dựng các văn bản pháp lí khác không
được vượt quá 3% tổng vốn đầu tư.
Đối với đầu tư trong nước, ta có thể dựa vào tỉ lệ quy định về kinh phí thiết kế,
khảo sát của mỗi cấp dự án theo tổng mức đầu tư rồi suy ra kinh phí cho việc lập
dự án.
) Lên lịch trình sơ bộ cho công tác soạn thảo:
Lịch trình sơ bộ nhằm ước tính và bố trí thời gian cần thiết cho việc soạn thảo dự
án một cách hợp lí để đảm bảo sao cho việc soạn thảo dự án được tiến hành trong
một giới hạn thời gian cho phép. Tuy nhiên, việc lập lịch trình sơ bộ cũng cần
cân nhắc kĩ lưỡng về khối lượng công việc và thời gian cần thiết để hoàn thành
chúng, không nên chấp nhận một lịch trình quá eo hẹp về thời gian vì khi đó có
thể dẫn đến việc tất cả các vấn đề nghiên cứu còn chưa được tập hợp và phân
tích thảo luận đầy đủ, các công cụ và phương tiện cần thiết còn thiếu nên chất
lượng nghiên cứu sẽ không cao.
* Lập đề cương chi tiết cho dự án:
Sau khi đề cương sơ bộ được thông qua, các đề nghị nhân sự và dự trù kinh phí,
lịch trình sơ bộ được chấp thuận, công tác soạn thảo đề cương chi tiết được tiến
hành.
Đề cương chi tiết của một dự án được triển khai trên cơ sở đề cương sơ bộ với
các nội dung cần thiết phải nghiên cứu phải được chi tiết hóa càng đầy đủ càng
tốt. Một đề cương chi tiết, súc tích, đầy đủ sẽ giúp rất nhiều cho các thành viên
của nhóm soạn thảo dự án tiến hành công việc của mình một cách thuận lợi,
nhanh chóng và không bị trùng lắp.
Nội dung đề cương chi tiết bao gồm dự tính các phương pháp thu thập tài liệu, số
liệu, xử lí thông tin, lựa chọn giải pháp, tiến hành các tính toán lịch trình từng
hạng mục công việc cụ thể. Đề cương chi tiết phải được chủ nhiệm dự án thông
qua, nếu cần phải sửa đổi lại theo ý kiến của chủ nhiệm dự án.
Đối với các dự án lớn, các đề cương chi tiết có thể có nhiều nội dung và phức tạp
vì thế phải do các chuyên gia chuyên ngành có kinh nghiệm mới soạn thảo được.
* Tổ chức công tác soạn thảo:
) Bố trí nhân sự:
Chủ nhiệm dự án cắt cử những người phụ trách các nhóm đề tài, việc bố trí, điều
động này do chủ nhiệm dự án đảm trách. Thông thường, người thuộc chuyên
môn trong lĩnh vực nào thì được bố trí phụ trách những công việc có nội dung
phù hợp với chuyên môn đó, sao cho việc bố trí này tránh được chồng chéo gây
ảnh hưởng xấu đến việc khai thác khả năng, năng lực công tác của mỗi người.
Yêu cầu đối với các thành viên của nhóm là người phải nắm vững công việc của
mình, cả nhóm phải được thông tin đầy đủ và biết rõ mục tiêu của dự án, họ phải
cố gắng cung cấp, đề xuất được các giải pháp tối ưu cho những vấn đề mà dự án
đặt ra cho nhóm nghiên cứu phải giải quyết.
) Phân bổ ngân sách cho các công việc và giai đoạn soạn thảo:
Kinh phí đầu tư được duyệt sẽ được phân bổ theo các mục đích chi tiêu để thực
hiện các nội dung cần thiết của dự án. Đối với các dự án lớn cần phải có bộ phận
quản lí ngân sách riêng để quản lí các chi tiêu này.
Để phân bổ kinh phí, người ta thường căn cứ vào tiến trình thực hiện các công
việc của dự án hoặc theo thời gian thực hiện của quá trình xây dựng dự án. Chủ
nhiệm dự án là người đảm trách việc phân bổ này sao cho kinh phí được phân bổ
đều khắp, hợp lí tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc và không
khí thân mật, thoải mái giữa các thành viên trong nhóm nghiên cứu với nhau.
) Lập lịch trình công tác cụ thể:
Việc làm này nhằm chi tiết hóa thời gian thực hiện cho từng loại
công tác, từng nhóm công tác, từng thành viên trong suốt quá trình soạn thảo dự
án. Việc ấn định thời gian cần được trao đổi, thảo luận thống nhất trong nhóm
trên cơ sở khối lượng công việc và loại công việc cần phải thực hiện.
Ấn định thời gian cụ thể để tổng hợp, hiệu đính và hoàn chỉnh dự án, thời điểm
tiến hành in ấn và trình duyệt.
Thường người ta sử dụng biểu đồ GANTT để biểu diễn
Ví dụ: Mẫu thời gian biểu soạn thảo dự án ....
ĐVTG: Tuần
CÁC CÔNG TÁC 1 2 3 4 5 .. .. 1 1 1 1
2 3 4 5
1, Nhận dạng dự án x x
x x
2, Lập đề cương sơ x x
bộ x x
3, Lập đ.cương x x
C.tiết x x
4, Thu thập thông ...
tin .
5, Xử lí thông tin
6, Lập trình dự án
7, Hiệu đính
8, Hoàn chỉnh x x
x x
9, Trình duyệt x x
x x

*Tiến hành soạn thảo:


) Tổ chức thu thập thông tin:
Căn cứ vào đề cương chi tiết, các nhóm công tác hoặc các cá nhân được phân
công tiến hành khảo sát, tìm kiếm thu thập các loại thông tin cần thiết từ các
nguồn tài liệu khác nhau. Thường nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho công tác
xây dựng dự án là:
- Các nguồn thông tin kinh tế, tài chính, kĩ thuật, thị trường, điều kiện xã
hội... có thể thu thập từ các tài liệu công bố hoặc lưu trữ từ các cơ quan Nhà nước
như Sở Kế hoạch & Đầu tư, Cục thống kê, các cơ quan tài chính, các cơ quan
quản lí ngành, các cơ sở kinh doanh ...
- Các tài liệu như: báo chí, ấn phẩm kinh tế, khoa học-kĩ thuật...trong và
ngoài nước
- Các tài liệu kĩ thuật như sách tham khảo, tra cứu kĩ thuật chuyên ngành, các
công tình nghiên cứu có thể thu thập từ các cơ quan nghiên cứu, các thư viện, các
trường đại học.
- Các Catalogue chào hàng
- Các trung tâm dịch vụ tư vấn đầu tư
- Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành nghiên cứu trực tiếp bằng cách
xây dựng các chương trình phỏng vấn: lấy mẫu một số loại thông tin về thị
trường như nhu cầu, thị hiếu, khả năng thâm nhập thị trường, giá cả...
- Nếu không có nguồn cung cấp các tài liệu về khí tượng, thủy văn. địa chất
công trình từ các cơ quan chuyên môn thì khi đó tổ nghiên cứu dự án cần phải
tiến hành khảo sát thực địa, khoan thăm dò... với mức độ đủ đáp ứng yêu cầu của
dự án.
) Phân tích, xử lí thông tin:
Việc phân tích, xử lí thông tin phải được tiến hành dựa trên các phương pháp
khoa học về phân tích kinh tế, phân tích thống kê, đặc biệt là các công cụ toán
kinh tế. Ngoài ra còn phải kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia và khả
năng cảm nhận trực quan của người lãnh đạo và người làm công tác soạn thảo.
Có nhiều loại thông tin, nhất là các thông tin về điều kiện tự nhiên, kyc thuật,
công nghệ, thiết bị sau khi phân tích xử lí đã có thể sử dụng được ngay.
Những thông tin về thị trường, sau khi phân tích xử lí cần tiến hành công việc
tiếp theo là dự báo trạng thái tương lai của chúng. Thông thường là dự báo ngoại
suy, dự báo định mức, dự báo bằng hàm hồi quy và phương pháp chuyên gia là
được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên khi dự báo ta nên kết hợp nhiều phương
pháp với nhau để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm các mỗi phương pháp
riêng lẻ.
) Đúc rút các kết quả nghiên cứu thành những kết luận, đề nghị:
Mỗi đề tài nghiên cứu sẽ được từng thành viên hoặc từng nhóm riêng lẻ tiến
hành, sau khi có kết quả nghiên cứu, cần phải tổng hợp chúng lại và rút ra kết
luận chung về quá trình nghiên cứu để hình thành các phương án thực hiện khác
nhau, thông thường phải có ít nhất là 2 phương án so sánh ứng với các giải pháp
khác nhau để tính toán, so sánh và lựa chọn phương án tốt nhất. Cần chú ý đế các
loại phương án sau đây:
- Phương án sản phẩm
- Phương án về quy mô, công suất huy động
- Phương án kĩ thuật, công nghệ
- Phương án xử lí chất thải, chống ô nhiễm
- Phương án về hình thức đầu tư, tiến độ đầu tư
Các phương án này được trình bày và phản biện trong nội bộ nhóm dưới sự chủ
trì của chủ nhiệm dự án. Việc phản biện phải được tiến hành cả về mặt nội dung
lẫn hình thức nhằm khai thác tối đa kinh nghiệm của các chuyên viên để đạt đến
sự thống nhất chung về quan điểm, về các kiến nghị đề xuất và kết luận.
) Đúc rút viết báo cáo:
Khi các bộ phận đã có đủ số liệu, lựa chọn được các phương án của từng hạng
mục công việc thì có thể tổ chức họp chung nhóm để thông qua đồng thời điều
chỉnh, sửa đổi nếu cần.
Sau khi đã thống nhất, các bộ phận soạn thảo phần thuyết minh của mình, lên
bảng biểu, bản vẽ cần thiết
Chủ nhiệm dự án (hoặc được ủy quyền) viết bản tổng thuyết minh. Chú ý rằng
ngoài phần nội dung ra còn cần phải chú ý đến cách phận định chương, mục,
cách mô tả, văn phong chữ nghĩa...
Khi tất cả mọi nội dung đã được chuẩn bị xong, cần tổ chức cuộc họp với thành
phần mở rộng gồm các cán bộ có trách nhiệm và các chuyên gia khác để báo cáo
thông qua đồng thời nghe phản biện, thảo luận nhằm hoàn thiện tiếp trước khi
trình các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, phê chuẩn dự án.
) Hoàn chỉnh, trình bày với cơ quan chủ trì dự án:
Dự án được hoàn chỉnh trên cơ sở hội nghị mở rộng nói trên sẽ được trình bày
theo hình thức được quy định.
Cuối cùng, nhóm soạn thảo dự án tổ chức báo cáo, thuyết trình cho chủ đầu tư
nghe để họ có thêm ý kiến và thông qua công trình nghiên cứu.
d) Hình thức trình bày một dự án khả thi:
Một dự án đầu tư được soạn thảo nhằm mục đích xin chấp thuận đầu tư và được
hưởng những điều kiện ưu đãi, đồng thời còn là phương tiện tìm kiếm đối tác đầu
tư, tìm kiếm các nguồn tài trợ tài chính, tài trợ kĩ thuật.
Muốn được như vậy, dự án đầu tư phải đảm bảo là một tài liệu rõ ràng, đầy đủ và
có tính thuyết phục cao do đó sau khi xây dựng xong dự án, người soạn thảo phải
tiến hành trình bày dự án đầu tư theo quy định của hồ sơ trình duyệt dự án. Theo
quy định hiện hành, một dự án đầu tư sẽ được trình bày trong 3 phần cơ bản sau
đây:
*Phần mở đầu: Phần này bao gồm các nội dung sau:
+ Lời mở đầu: Mục đích của lời mở đầu là đưa ra những lí do hoặc yêu cầu
dẫn đến việc hình thành dự án. Lời mở đầu nêu ngắn gọn nhằm lưu ý sự quan
tâm người đọc đối với một số mặt quan trọng của dự án như:
- Trình bày về tư cách pháp lí của chủ đầu tư cùng với các đối tác đầu tư.
- Trình bày những căn cứ pháp lí của dự án
- Trình bày tên dự án, mục đích, ý nghĩa của dự án đầu tư
Phần này được trình bày một cách khách quan mặc dù người soạn thảo cũng có
thể trình bày quan điểm riêng của mình ở đây. Tuy nhiên các ý kiến đó nên dành
cho phần thuyết minh của dự án.
+ Trang tựa đề: Cần có một trang tựa đề ghi các thông tin cơ bản như: Tựa
đề của dự án, tên của cơ quan hoặc người chủ trương xây dựng dự án, tên tổ chức
hoặc người soạn thảo dự án, ngày hoàn tất và trình dự án...
+ Mục lục của dự án: Đối với các dự án đơn gian, nội dung ngắn thì có thể
không cần có phần này. Song đối với các dự án phức tạp, trình bày dài thì nên có
bảng mục lục nhằm tiện lợi cho người đọc vì trong đó tác giả xác định phạm vi
mà dự án sẽ đề cập. Tựa đề chính và những tiêu đề các khoản mục cơ bản trong
dự án phải được nêu rõ cùng với số trang tương ứng.
Danh sách các bảng tính toán, các biểu đồ, hình ảnh minh họa nên trình bày riêng
biệt ở cuối bảng mục lục.
*Phần tóm tắt nội dung dự án:
Phần tóm tắt dự án là phần quan trọng nhất của dự án vì đó là phần được tham
khảo nhiều nhất và thường cũng là phần duy nhất của dự án được đọc nhiều nhất,
đó là cơ sở để xét duyệt dự án.
Mục đích của phần tóm tắt là cung cấp cho người đọc toàn bộ nội dung của dự án
chỉ trong một số ít trang. Nó đề cập đến tất cả các khoản mục của dự án nhưng
không đi sâu vào chi tiết của bất cứ một khoản mục nào cả. Tất cả những nhận
định ở phần này phải ngắn gọn và mang tính thông tin định lượng chính xác.
Thông thường trong phần này người soạn thảo phải tóm tắt toàn bộ kết quả công
trình nghiên cứu của mình một cách sơ lược không mang tính chất kĩ thuật theo
trình tự nội dung như sau:
1. Sản phẩm nào sẽ được sản xuất, số lượng bao nhiêu?
2. Chương trình sản xuất như thế nào?
3. Lựa chọn hình thức đầu tư
4. Công nghệ và trang thiết bị được lựa chọn và áp dụng?
5. Mức tiêu hao nguyên vật liệu, bán thành phẩm, điện nước và các dịch vụ khác
cho hoạt động của dự án và nguồn cung cấp ?
6. Địa điểm và mặt bằng
7. Giải pháp xây dựng và kiến trúc
8. Cơ cấu tổ chức quản lí của dự án
9. Nhân sự và lương bổng
10. Vốn đầu tư và nguồn tài trợ nào được sử dụng?
11 Hiệu quả tài chính của dự án ra sao?
12. Hiệu quả xã hội của dự án ?
13. Các kết luận và kiến nghị
Các nội dung này chủ yếu là giới thiệu kết quả với mức giải thích tối thiểu.
c) Phần thuyết minh diễn giải:
Trong phần này tập hợp tất cả những nghiên cứu của người soạn thảo đã tiến
hành, nó bao gồm đầy đủ tất cả mọi nội dung nghiên cứu một cách chi tiết theo
yêu cầu của một dự án khả thi đã giới thiệu.
II.THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Vai trò của nhà nước trong giai đoạn hình thành dự án đầu tư:
a) Chu trình đầu tư:
Một dự án nói chung và một dự án đầu tư nói riêng muốn được hình thành và đưa
vào triển khai thực hiện phải thực hiện qua các giai đoạn khác nhau. Như đã giới
thiệu ở các phần trước, giai đoạn hình thành các ý tưởng của dự án mới chỉ là
bước khởi đầu của một dự án. Các dự án nói chung đều phải được phê duyệt bởi
những người có quyền quyết định cấp vốn cho dự án triển khai thực hiện. Sau khi
có quyết định đầu tư hoặc cấp vốn cho dự án, các nhà quản lý dự án tiến hành
triển khai các bưóc để đưa dự án vào thực tế.
Các bước khác nhau của một dự án, từ lúc bắt đầu triển khai cho đến khi kết thúc
dự án và ra đời một dự án khác có thể được mô tả bằng nhiều cách khác nhau,
sau đây là một số cách mô tả thông dụng:
* Mô tả dự án theo quá trình:
Đó là mô tả các bước tiến hành dự án theo từng giai đoạn khác nhau. Quá trình
này thông thường có 7 bước như sau:
- Xác định mục tiêu của dự án
- Định nghĩa cụ thể nội dung của dự án
- Xây dựng dự án
- Thẩm định, phê duyệt dự án; đàm phán nếu dự án là vay vốn
- Triển khai thực hiện dự án
- Kiểm tra đánh giá dự án
- Kết thúc dự án
Các bước trên được thực hiện kế tiếp nhau theo một chuỗi thời gian liên tục. Các
bước trước hoàn thành là tiến đề cho cac bước công việc sau tiến hành.
Mối quan hệ giữa các bước công việc đó có thể được thể hiện trong sơ đồ quan
hệ sau đây:
CHU TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO QUÁ TRÌNH

Lập đề cương dự án

Xây dựng dự án tiền khả thi và dự án khả


thi
Thẩm định và phê duyệt

Đàm phán vay vốn

Triển khai
thực hiện dự
án Theo dõi,
giám sát

Đánh giá các bước

Đánh giá dự án

Đánh giá dự án sau khi đưa dự


án vào hoạt động (Hậu đánh
giá)
Theo chu trình trên ta nhận thấy, việc thẩm định một dự án đầu tư không những
có ý nghĩa đối với việc xem xét chấp nhận đầu tư của chủ đầu tư và quyết định
cấp giấy phép đầu tư của các cấp có thẩm quyền mà nó còn có ý nghĩa trong việc
thuyết phục các tổ chức tài chính tài trợ vốn để thực hiện dự án.
*Chu trình dự án khép kín:
Theo quan điểm này, người ta mô tả dự án thành một chu trình thành 4 giai đoạn
như sau:
Giai đoạn 1: Là hoạt động của các nhà sáng kiến dự án, nhằm biến các ý tưởng
về một dự án thành một bản báo cáo khả thi nhằm đệ trình lên các cơ quan có
thẩm quyền công hoặc tư chuẩn y và ra quyết định đầu tư.
Giai đoạn 2: Các cơ quan quyền lực công hoặc tư xem xét và quyết định cho
thực hiện dự án và cấp kinh phí cho các hoạt động đó.
Giai đoạn 3: triển khai thực hiện dự án. Đây là giai đoạn quan trọng nhất nhằm
biến các ý tưởng dự án đã được phê duyệt thành hiện thực. Đồng thời đây cũng
chính là giai đoạn các yếu tố bất định đã nêu ở phần trước có cơ hội thể hiện và
tác động đến dự án.
Giai đoạn 4: Giai đoạn nghiệm thu và đánh giá hoàn thành của dự án. Xác định
sự thành công hay không thành công của dự án và từ đó có thể nêu ra cac kiến
nghị cho việc ra đồi các dự án tiếp theo.
CHU TRÌNH DỰ ÁN THEO QUAN ĐIỂM KHÉP KÍN

Phát hiện

dự án và tiến hành nghiên


cứu tiền khả thi, lập luận
chứng khả thi

Hệ thống Thẩm định


Nghiệm thu
luật pháp, chính và phê duyệt
đánh giá dự án sách của Nhà
nước dự án đầu tư

Triển khai thực

hiện các nội dung cụ thể


của dự án đầu tư đã được
phê duyệt

b) Vai trò của chính phủ trong việc hình thành các dự án:
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng
bị quản lý để đạt được mục tiêu nhất định nào đó về kinh tế, chính trị hay xã hội.
Quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước đối với các dự án nói riêng
(dù đó là dự án đầu tư phát triển hay dự án hỗ trợ kỹ thuật, một công trình nghiên
cứu khoa học ...) đều được hiểu là sự tác động của quyền lực Nhà nước đến toàn
bộ xã hội nhằm đạt được các mục tiêu:
- Tăng trưởng và phát triển
- Việc làm
- Ổn định kinh tế - xã hội, chính trị
- Tạo ra các điều kiện phát triển bình đẳng giữa các vùng và các dân tộc trên
cả nước
- Sử dụng có hiệ quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Các yếu tố khác
Tác động quản lý của Nhà nước đến các dự án không ngoài những mục tiêu cơ
bản đó và hướng các dự án vào những vấn đề đang phải quan tâm giải quyết của
mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt với các dự án
sử dụng các nguồn vốn ngân sách của Nhà nước thì tác động của Nhà nước chính
là nhằm đảm bảo kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn ngân sách có hạn đó.
Nhà nước tác động đến tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình hay chu trình
dự án thể hiện dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Trong nền kinh tế thị
trường, sự tác động của Nhà nước đối với các đối tượng khác nhau của xã hội là
bình đẳng. Sự bình đẳng này được thực hiện thông qua các quy định chung của
pháp luật. Hiện tại sự hình thành các dự án nói chung phải chịu sự tác động điều
chính của một số văn bản pháp luật sau đây:
- Luật đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
- Luật đâu tư trong nước
- Luật công ty
- Luật công ty cổ phần
- Luật lao động
- Các nghị định của Chính phủ liên quan đến hoạt động đầu tư
- Các văn bản hướng dẫn liên ngành khác
Mặt khác sự can thiêp của Nhà nước vào việc hình thành các dự án còn thông
qua các định hướng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của từng khu vực, từng
ngành, từng giai đoạn khác nhau.
2. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu
tư:
a) Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư:
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, toàn diện
các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án để đi đến việc
ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
Giai đoạn Thẩm định và phê duyệt dự án là giai đoạn trong đó thể hiện rõ nhất
vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hình thành và thực hiện dự
án. Trong giai đoạn này, Nhà nước với chức năng quyền lực của mình sẽ trực
tiếp can thiệp vào tất cả các loại dự án, từ dự án đầu tư phát triển đến các dự án
hỗ trợ kỹ thụật, nghiên cứu khoa học hoặc nghiên cứu triển khai.
Ngoài ra việc thẩm định còn có ý nghĩa rất lớn trong việc thuyết phục các nhà tài
trợ cung cấp vốn để dự án có thể thực hiện.
Về nguyên tắc cơ bản, mọi dự án đầu tư đều phải được xem xét khía cạnh pháp lý
của nó trước khi dự án được hình thành. Mỗi một vấn đề kinh tế, xã hội hay
chính trị liên quan không chỉ đến một nhóm lợi ích mà nó có tác động đến toàn
xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự thẩm định, phê duyệt của Nhà nước
là một sự đảm bảo cho các vấn đề được đề cập đến mà không gây phương hại
cho một nhóm lợi ích nào trong xã hội.
b) Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư:
Thẩm định dự án là một hoạt động nhằm xác định lại tất cả những cơ sở khách
quan và chủ quan của Dự án khả thi mà các nhà soạn thảo dự án trình bày trong
dự án của mình. Hoạt động này không chỉ các cơ quan hành chính Nhà nước tiến
hành mà các nhà tài trợ trước khi quyết định cấp vốn cho các dự án cũng tiến
hành thẩm định.
Sự thẩm định các vấn đề đã được đưa ra trong Dự án khả thi nhằm kiểm tra lại
các vấn đề mà dự án nếu có phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, chính trị của
quốc gia, mục tiêu chiến lược cũng như sách lược của các tổ chức tài trợ hay
không.
Tùy thuộc vào loại dự án, quy mô của dự án, điều kiện của môi trường tiến hành
đầu tư mà nội dung cũng như hình thức tiến hành thẩm định dự án có khác nhau.
Song về nguyên tắc chung, một quá trình thẩm định dự án là nhằm mục đích để
đánh giá tính khoa học, tính khả thi của dự án trên các khía cạnh sau đây:
- Tính phù hợp và khả thi về mặt chính sách
- Tính phù hợp và khả thi về điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội
- Tính phù hợp và khả thi về điều kiện môi trường, việc ô nhiễm môi trường
và khả năng phòng chống, khắc phục
- Tính phù hợp và khả thi về mặt kỹ thuật, công nghệ
- Tính phù hợp và khả thi về điều kiện tổ chức, quản lý
- Tính phù hợp và khả thi về các yếu tố tài chính
- Tính phù hợp và khả thi về mặt thị trường
- Tính phù hợp và khả thi về một số vấn đề đặc biệt khác
Nói cách khác, thẩm định chính là việc đi đánh giá lại mọi kết luận khả thi của
người soạn thảo dự án mà họ đã soạn thảo.
c) Ý nghĩa của việc thẩm định Nhà nước đối với dự án đầu tư:
Mỗi một vấn đề kinh tế, xã hội hay chính trị liên quan không chỉ đến một nhóm
lợi ích mà nó có tác động đến toàn xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Vì vậy ý nghĩa của sự thẩm định, phê duyệt của Nhà nước đối với các dự án là
một sự đảm bảo cho các dự án đầu tư khi được phê duyệt và triển khai thực hiện
trong thực tiễn sẽ mang lại lợi ích tối đa cho chủ đầu tư và toàn xã hội mà không
gây phương hại cho bất cứ một nhóm lợi ích nào khác trong xã hội.
Chính vì thế mà về nguyên tắc cơ bản, mọi dự án đầu tư đều phải được xem xét
khía cạnh pháp lý của nó trước khi dự án được hình thành.
III. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ TRÌNH DUYỆT TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ:
1) Quy định về hồ sơ trình duyệt:
a) Đối với đầu tư trong nước:
) Dự án tiền khả thi: Hồ sơ đăng ký xét duyệt của dự án tiền khả thi được quy
định như sau:
- Tờ trình xin xét duyệt dự án do chủ dự án đầu tư trình
- Ý kiến đề nghị của cơ quan chủ quản
- Bản dự án tiền khả thi và các biểu mẫu, báo cáo chuyên đề cùng các bản vẽ
kèm theo để thuyết minh cho dự án.
) Đối với dự án khả thi (Luận chứng kinh tế - kỹ thuật):
- Tờ trình do chủ đầu tư trình cho chủ quản đầu tư
- Ý kiến của cơ quan chủ quản đầu tư (Tiếp trình đối với các dự án do Thủ
tướng chính phủ xét duyệt)
- Bản Luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các báo cáo chuyên đề, bản vẽ, bản đồ
có ghi tên người lập, người kiểm tra cùng với chữ ký và con dấu của chủ đầu tư.
- Ý kiến của cơ quan quản lý ngành, của quan quản lý lãnh thổ và các ban
ngành liên quan.
- Các văn bản pháp lý xác nhận tư cách của các bên tham gia đầu tư
- Các văn bản pháp lý về khả năng huy động các nguồn đầu vào và đảm bảo
đầu ra.
- Các giải trình bổ sung theo yêu cầu của hội đồng thẩm định
Riêng đối với các dự án trên hạn ngạch do Thủ tuớng trực tiếp quản lý, ngoài các
tài liệu trên còn kèm theo báo cáo kết quả thẩm tra ở cấp ngành, cấp địa phương
trực tiếp quản lý dự án.
) Đối với báo cáo kinh tế - kỹ thuật:
- Tờ trình xin xét duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật
- Hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật
b) Đối với các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài:
Tất cả các dự án này đề dự án Bộ Kế hoạch & Đầu tư thẩm định, xét duyệt, các
cơ quan quản lý địa phương chỉ đóng vai trò nghiên cứu phát biểu ý kiến về các
nội dung liên quan đến địa phương mình mà thôi.
Hồ sơ xét duyệt đối với các dự án loại này bao gồm:
- Tờ trình xin cấp giấy phép đầu tư của chủ đầu tư gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư
- Các văn bản về tư cách pháp nhân, năng lực tài chính của các bên đối tác
đầu tư.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng liên doanh của các bên đối tác
đầu tư.
- Điều lệ công ty liên doanh
- Luận chứng kinh tế - kỹ thuật (hoặc luận chứng tiền khả thi)
c) Đối với các thẩm định cho vay vốn hoặc bảo lãnh cho vay vốn:
Hồ sơ xét duyệt vay vốn hoặc xin bảo lãnh bao gồm:
- Các tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân của bên xin vay vốn (Gồm quyết
định thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm Giám
đốc và Kế toán trưởng, biên bản bầu hội đồng quản trị, điều lệ hoạt động ...)
- Đơn xin vay hoặc xin bảo lãnh của chủ đầu tư
- Dự án tiền khả thi, luận chứng kinh tế - kỹ thuật, báo cáo kinh tế - kỹ thuật
tùy trường hợp.
- Các hợp đồng đầu vào, đầu ra, hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng vay vốn
nước ngoài
- Các quyết định về giao quyền sử dụng đất, cấp đất, cho thuê đất, giấy phép
xây dựng cơ bản.
- Các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của 3-5 năm gần nhất
(Đối với các dự án của các đơn vị đang hoạt động).
2) Quy định về phân cấp & tổ chức thẩm định dự án đầu tư:
a) Đối với các dự án đầu tư trong nước:
) Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước:
Đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn, có tầm quan trọng đối với nền kinh tế
quốc dân thì do Thủ tướng chính phủ trực tiếp xét duyệt Luận chứng kinh tế - kỹ
thuật thông qua một hội đồng cấp Nhà nước.
Các thành viên của hội đồng cấp Nhà nước bao gồm:
- Chủ tịch hội đồng do Bộ trưỏng Bộ Kế hoạch & Đầu tư đảm nhận
- Các thành viên thường trực: Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ khoa học công
nghệ môi trường, Văn phòng chính phủ.
- Thành viên: Bộ chủ quản, Thủ trưởng các ngành, các địa phương
) Hội đồng thẩm định cấp ngành, cấp địa phương:
Theo phân cấp của Nhà nước, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, các
thành phố trực thuộc TW được phép xét duyệt Luận chứng kinh tế - kỹ thuật của
tất cả các dự án còn lại sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng thẩm tra Luận
chứng kinh tế - kỹ thuật cấp ngành hoặc địa phương. Đối với các dự án trên hạn
ngạch, phải có sự thỏa thuận của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về mặt xác định nhu cầu
và cân đối về vốn đầu tư, của Bộ Xây dựng về mặt kỹ thuật của dự án.
Trong từng thời kỳ kế hoạch, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây
dựng thảo luận và trình chính phủ xét duyệt quyết định danh mục các công trình
quan trọng và phân phối hạn ngạch công trình.
Hội đồng thẩm định cấp ngành, địa phương có các thành phần tương tự Hội đồng
cấp Nhà nước ứng với ngành, địa phương (Vụ kế hoạch, Vụ Xây dựng cơ bản,
Sở Kế hoạch & Đầu tư các tỉnh, Thành phố TW, Sở Xây dựng, Sở Tài chính...)
b) Đối với các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài:
) Thủ tướng xét duyệt và ra quyết định:
 Các dự án thuộc các ngành sau đây bất kể quy mô:
- Khai thác, chế biến các khoáng sản quý hiếm
- Viễn thông, phát thanh, truyền hình, xuất bản
- Vận tải viễn dương, hàng không, đường sắt
- Xây dựng bến cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ
- Sản xuất và lưu thông thuốc men, chất độc, chất nổ
- Kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng
- Các dự án có liên quan đến an ninh quốc phòng
- Chuyên doanh xuất nhập khẩu và du lịch quốc tế
 Các dự án công nghiệp có số vốn  30 triệu USD
 Các dự án đầu tư vào các ngành khác có số vốn  20 triệu USD
 Các dự án sử dụng nhiều diện tích đất đai, mặt nước, mặt biển hoặc có ảnh
hưởng lớn đến môi trường sinh thái.
Trong nhóm các dự án do Thủ tướng xét duyệt lại được chia ra 2 nhóm dự án nhỏ
hơn gọi là:
+ Các dự án thuộc nhóm A: Đây là những dự án cần thông qua Hội đồng
thẩm định cấp Nhà nước bao gồm:
- Các dự án được giới thiệu ở điểm  có số vốn  20 triệu USD
- Các dự án giới thiệu ở điểm  có số vốn  40 triệu USD
- Các dự án giới thiệu ở điểm  có số vốn đầu tư  30 triệu USD
- Tất cả các dự án nói ở điểm 
+ Các dự án thuộc nhóm B: Đối với các dự án khác còn lại được gọi là dự án
thuộc nhóm B thì Bộ Kế hoạch & Đầu tư cùng với Chủ tịch Hội đồng thẩm định
cấp Nhà nước phối hợp với các Bộ liên quan xem xét thẩm định rồi trình Thủ
tướng phê duyệt.
) Các dự án nằm ngoài danh mục do Thủ tưóng quyết định:
Các dự án này còn được gọi là các dự án nhóm C, đối với các dự án này thì Bộ
Kế hoạch & Đầu tư trao đổi với các Bộ liên quan xem xét rồi quyết định cấp hay
không cấp giấy phép đầu tư.
Nói chung, tất cả các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đều do Nhà nước thống
nhất quản lý, được xét duyệt bởi một Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước với các
thành phần chủ yếu như sau:
- Chủ tịch hội đồng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư
- Ủy viên thường trực: Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng các Bộ: Bộ tài chính, Bộ
Xây dựng, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước và Văn
phòng chính phủ.
- Các thành viên khác: Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng các ngành kinh tế kỹ thuật
hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố TW có liên quan đến dự án.
Hội đồng này sẽ trực tiếp xem xét, thẩm định các dự án thuộc nhóm A đã giới
thiệu ở trên.
Đối với các dự án nhóm B, không cần phải thẩm định thông qua hội đồng cấp
Nhà nước mà do Thủ tướng ra quyết định phê duyệt trên cơ sở ý kiến của Bộ Kế
hoạch & Đầu tư cùng với Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước.
Đối với các dự án thuộc nhóm C, quyền quyết định thuộc về Bộ Kế hoạch & Đầu
tư. Tại đây có các trung tâm giám định riêng, trước khi ra quyết định chính thức,
ủy ban này cần lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan Nhà nước có liên quan.
Đối với các dự án tiền khả thi, thông thường chỉ cần các cơ quan có thẩm quyền
(Bộ, ngành...) thông qua là được mà không cần phải thông qua Hội đồng thẩm
định cấp Nhà nước.
Với các dự án tiền khả thi quan trọng cần đích thân Thủ tướng xét duyệt thì cũng
chỉ cần lấy ý kiến của của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ xây dựng
là đủ.
Riêng đối với việc thẩm định dự án nhằm mục đích quyết định tài trợ vốn của các
nhà tài trợ, hiện tại không có quy định cụ thể nào trong việc phân cấp thẩm định.
Các tổ chức này có thể tự nghiên cứu để đề ra quy trình và phương pháp thẩm
định riêng của mình trên cơ sở những nguyên tắc thẩm định chung được giới
thiệu sau đây.
IV. PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
Một dự án đầu tư dù được tiến hành cẩn thận đến đâu cũng đều mang tính chủ
quan của người soạn thảo dự án và chủ đầu tư. Để đảm bảo tính khách quan của
dự án, bộ phận thẩm định phải tiến hành thẩm định phải tiến hành thẩm tra, phản
biện. Người soạn thảo đứng trên một góc độ hẹp để nhìn nhận các vấn đề của dự
án. Ngược lại, người phản biện phải có cái nhìn tổng hợp, bao quát để đánh giá
dự án.
Người soạn thảo đứng trên quan điểm lợi ích của chủ đầu tư kết hợp với lợi ích
của cả cộng đồng để xây dựng dự án. Ngược lại người thẩm định, nếu là Nhà
nước lại xuất phát trước hết từ quyền lợi của cả cộng đồng để xem xét các lợi ích
kinh tế - xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động, những tổn hại mà xã hội
phải gánh chịu, những vấn đề về môi trường... để thẩm định. Nếu là nhà tài trợ,
họ lại xuất phát từ lợi ích và sự an toàn cho việc tài trợ của họ để thẩm định.
Để thực hiện được yêu cầu trên, trong quá trình thẩm định các cơ quan thẩm định
thường sử dụng các phương pháp sau đây.
1) Thẩm định theo trình tự:
Việc thẩm định được tiến hành theo một trình tự biện chứng, từ thẩm định tổng
quát đến thẩm định chi tiết, trong đó các kết luận trước làm tiền đề cho các kết
luận sau.
Thẩm định tổng quát là dựa vào các nội dung cần thẩm định (theo quy định đối
với các cấp thẩm định) để xem xét dự án ở một giác độ tổng quát chung nhằm
phát hiện các vấn đề đã hợp lý, những vấn đề còn chưa hợp lý cần phải đi vào
nghiên cứu sâu thêm. Thẩm định tổng quát cho phép người thẩm định có được
một cái nhìn toàn diện, bao quát về dự án, về bản chất và các vấn đề chủ yếu của
dự án, các mục tiêu, các giải pháp và những lợi ích cơ bản mà dự án quan tâm
đến.
Qua việc thẩm định tổng quát, người thẩm định hình dung được quy mô, tầm cỡ
của dự án, nhận thức được mối quan hệ của dự án đến các ngành khác, các bộ
phận khác và trong đó ngành nào, bộ phận nào là chủ yếu. Trên cơ sở đó ta mới
dự kiến được các công việc cần làm tiếp và những công việc đó liên quan liên
quan đến những ai để có thể thực hiện việc thẩm định một cách nhanh nhất, tốt
nhất, ít tốn kém nhất.
Thẩm định chi tiết tiến hành sau khi đã thẩm định tổng quát. Yêu cầu của việc
thẩm định là theo từng nội dung cần phải có ý kiến nhận xét, kết luận, đồng ý,
không đồng ý, những gì cần phải bổ sung, sửa đổi. Điều này chỉ có thể đạt được
bằng cách thẩm định chi tiết.
Khi soạn thảo có thể có nhiều sai sót, các ý kiến có thể mâu thuẫn nhau, không
đúng logích, thậm chí các phép tính toán cũng có thể nhầm lẫn. Thẩm định chi
tiết không được bỏ qua những sai sót đó. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài
còn cần phải sửa đổi cả câu chữ, ngữ nghĩa để tránh những sơ hở có thể xáy ra,
dẫn đến bất đồng ý kiến trong các đối tác tham gia đầu tư.
2) Phương pháp so sánh các chỉ tiêu:
Những nội dung có thể định lượng được trong dự án thường được tính toán và
thể hiện bằng các chỉ tiêu, có rất nhiều loại chỉ tiêu đánh giá như vậy. Mỗi một
chỉ tiêu có một ý nghĩa và mức độ quan trọng khác nhau.
Người thấm định thường sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu của dự án với
các chỉ tiêu chuẩn, hạn mức, định mức đã được xây dựng trước để đánh giá tính
hợp lý của dự án.
Các chỉ tiêu thường đưọc sử dụng để làm tiêu chuấn đối chiếu là:
- Các định mức, hạn mức chuẩn đang được áp dụng ở Việt nam
- Các chỉ tiêu tiên tiến của các ngành
- Các chỉ tiêu so sánh giữa trường hợp có dự án đối với trờng hợp không có
dự án.
- Các chỉ tiêu của các dự án tương tự đã có.
- Trong trường hợp không có chỉ tiêu để đối chiếu có thể sử dụng các chỉ tiêu
tương tự của nước ngoài để đối chiếu.
Trong một tập hợp rất nhiều các chỉ tiêu đánh giá của dự án, cần căn cứ vào từng
loại dự án để xem xét kỹ. Điều này giúp cho người thẩm định đi đúng trọng tâm,
rút ngắn được thời gian mà vẫn đáp ứng được yêu cầu chất lượng của công tác
thẩm định.
Nhiều chỉ tiêu đặc trưng có thể là những chỉ tiêu thuộc về bản chất của dự án,
nhưng cũng có thể là những chỉ tiêu liên quan đến các vấn đề khó khăn thường
gây ra tranh luận hoặc những vấn đề đang được Nhà nước rất quan tâm.
V. KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN:
1) Thấm định các văn bản pháp lý:
Đây là khâu đầu tiên cần phải thẩm tra. Trước hết cần xem hồ sơ trình duyệt đã
đủ hay chưa, có hợp lệ hay không? Nội dung của các tài liệu trong hồ sơ trình
duyệt đã được giới thiệu ở phần trước, trong phần này ta đi sau vào nghiên cứu
các vấn đề sau:
@ Đối với doanh nghiệp Nhà nước:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập lại theo Nghị định
388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
- Cơ quan ra quyết định thành lập hoặc thành lập lại
- Cơ quan cấp trên trực tiếp.
- Người đại diện chính thức
- Địa chỉ, điện thoại
- Số hiệu tài khoản và tên ngân hàng mở tài khoản giao dịch
@ Đối với các thành phần kinh tế khác:
- Giấy phép hoạt động
- Cơ quan cấp giấy phép hoạt động
- Người đại diện chính thức
- Chức vụ của người đại diện chính thức
- Vốn pháp định
- Giấy chứng nhận về tình trạng tài chính của chủ đầu tư và đối tác do Ngân
hàng mở tài khoản cấp
- Địa chỉ, điện thoại
@ Đối với các công ty nước ngoài:
- Giấy phép hoạt động
- Cơ quan cấp giấy phép hoạt động
- Người đại diện chính thức
- Chức vụ của người đại diện chính thức
- Vốn pháp định
- Giấy chứng nhận về năng lực tài chính của chủ đàu tư do ngân hàng mở tài
khoản cấp
- Sở trường sản xuất, kinh doanh
- Địa chỉ, điện thoại, Fax..
- Giấy cam kết thực hiện dự án nếu được cấp giấy phép, tuân thủ luật pháp
Việt nam và bảo đảm tính chính xác của các thông tin liên quan đối với liên
doanh với nước ngoài.
Bên Việt nam, bên nước ngoài nếu mỗi bên có nhiều đối tác tham gia thì trong
văn bản cần cử một công ty đại diện cho bên mình, thường là công ty góp vốn
nhiều nhất.
- Các văn bản pháp lý khác:
+ Văn bản liên quan đến địa điểm: Thỏa thuận với Viện quy hoạch, Ủy ban
Nhân dân các địa phương liên quan...
+ Các văn bản liên quan đến việc góp vốn của các bên: đất đai, nhà xưởng,
thiết bị... Đây là nội dung pháp lý phức tạp đặc biệt là việc định giá các tài sản
hiện hữu...
+ Các văn bản nêu ý kiến của các cấp chính quyền, các ngành chủ quản và
các ban ngành liên quan.
+ Các văn bản khác nếu cần
2) Thẩm định mục tiêu của dự án:
Phần này cần đi vào xem xét các vấn đề sau đây;
- Mục tiêu của dự án có phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế
chung của cả nước, vùng hoặc địa phương hay không?
- Dự án có thuộc những ngành nghề kinh tế mà Nhà nước không cho phép
hoạt động hay không?
- Dự án có thuộc vào các ngành kinh tế được Nhà nước ưu tiên hoạt động hay
không? (việc ưu tiên này do Nhà nước quy định tùy theo giai đoạn nhất định).
Nếu dự án thuộc diện này thì xét duyệt sẽ thuận lợi và còn có thể được hưởng chế
độ ưu đãi.
- Đối dự án sản xuất, kinh doanh thuộc các nghành nghề thông dụng thì thứ
tự ưu tiên như sau: sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm thay thế nhập khẩu, sản phẩm
tiêu dùng trong nước.
- Đối với các dự án khác: ưu tiên các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án
phát triển miền núi, các vùng kinh tế trọng điểm.
3) Thẩm định về thị trường:
- Kiểm tra các số liệu điều tra nghiên cứu thị trường, các phương pháp dự
báo được áp dụng và việc tính toán các dự báo.
- Đánh giá lại việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm và việc xác định
tuổi thọ còn lãi của sản phẩm trong dự án nhằm khẳng định lại tính hợp lý của
việc quyết định đầu tư
- Kiểm tra các tính toán về nhu cầu thị trường hiện tại, nhu cầu thị trường
tương lai, khả năng chiếm lĩnh thị trường, khả năng cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại khác trong nước và nhập khẩu, khả năng xuất khẩu. Chú ý cần quan
tâm đến yếu tố giá cả thay đổi khi tính toán.
- Xem xét vùng thị trường, nếu cần thì quy định vùng thị trường cho dự án
(thị trường trong nước) để đảm bảo tính cân đối với các xí nghiệp khác vì không
phải bao giờ chủ dự án cũng có khả năng lựa chọn thị trường cho mình mà đôi
khi việc lựa chọn thị trường lại bị ràng buộc bởi một số quy định nhất định
- Xem xét lại tính hợp lý của việc tính toán các phí tổn trong việc đảm bảo
cho chương trình tiêu thụ sản phẩm của dự án.
4) Thẩm định về kỹ thuật công nghệ:
- Kiểm tra các tính toán
- Xem xét kỹ thuật những phần liên quan đến nhập khẩu như công nghệ, máy
móc thiết bị ... Những yếu tố nhập khẩu do lượng thông tin không đầy đủ hoặc do
thiếu kinh nghiệm nên các nhà soạn thảo thường dễ bị sơ hở, nhất là giá cả do đó
nội dung này cần phải thẩm tra kỹ.
- Tỷ lệ nguyên vật liệu trong nước càng cao càng tốt, không được xây dựng
dự án mà 100% nguyên vật liệu đều là nhập khẩu. Nếu cần thì tổ chức sản xuất,
gia công ở trong nước.
- Thẩm tra việc lựa chọn địa điểm từ các văn bản pháp lý liên qua đến địa
điểm cụ thể, đặc biệt quan tâm đến việc tác động ảnh hưởng của dự án đến môi
trường sinh thái nói chung và môi trường văn hóa xã hội nói riêng. Kiểm tra sự
phù hợp của địa điểm lựa chọn đối với quy hoạch xây dựng của địa phương.
- Kiểm tra các tính toán các khoản mục chi phí liên quan đến việc sử dụng
đất như chi phí đền bù giải tỏa, chi phí thuê đất, chuyển quyền sử dụng đât ...
theo chế độ quy định hiền hành có chú ý đến điều kiện cụ thể của khu vực mà dự
án thực hiện.
- Tính phù hợp của công nghệ, máy móc thiết bị đối với điều kiện cụ thể của
Việt nam (trình độ quản lý, sử dụng, điều kiện khí hậu, thời tiết...), khả năng phát
triển trong tương lai, tỷ lệ phụ tùng thay thế, điều kiện vận hành, bảo trì...
- Thẩm tra kỹ thuật công nghệ phải chú ý đến ý kiến của các chuyên gia
thuộc các ngành kỹ thuật liên quan trên các vấn đề phức tạp như quy trình, quy
phạm kỹ thuật hoặc các vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực chuyên môn của chuyên
ngành đó.
Nếu có nội dung chuyển giao công nghệ thì phải đối chiếu các nội dung này với
Luật chuyển giao công nghệ và các quy định của Nhà nước liên quan.
5) Thẩm định các phân tích tính toán liên quan đến việc đảm bảo cung cấp
nguyên vật liệu và các dịch vụ cơ sở hạ tầng khác:
- Kiểm tra việc tính toán nhu cầu các loại nguyên vật liệu có chú ý đến yếu tố
thời vụ, đặc điểm của việc cung cấp, vận chuyển, giao nhận, dự trữ nhằm xác
định chính xác các khoản hao hụt thường hay bị bỏ qua khi xây dựng dự án.
- Kiểm tra lại tính hiện thực của việc xây dựng các phương án cung ứng
nguyên vật liệu trên cơ sở đánh giá lại các dữ liệu sử dụng khi xây dựng chương
trình. Ví dụ như năng lực của các nhà cung cấp, các điều kiện cung cấp, khả năng
đáp ứng trong những trường hợp đặc biệt, mức độ tin cậy của nguồn cung cấp ...
- Dự kiến những rủi ro bất trắc có thể xảy ra nếu việc cung cấp nguyên vật
liệu gặp trở ngại và đánh giá mức độ tác hại của nó đối với dự án. Xem xét các
giải pháp mà dự án dự kiến để giải quyết trường hợp bất trắc đó có thích đáng
hay không.
- Xem xét các giải pháp đảm bảo về cơ sở hạ tầng như điện, nước, thoát
nước, đường sá, kho bãi có đảm bảo cho dự án hoạt động bình thường hay
không? Có khả năng xảy ra các rủi ro bất trắc nào trong các khâu cung cấp này
hay không? Các giải pháp khắc phục đã được cân nhắc sẵn hay chưa, mức độ
hợp lý của các giải pháp đó.
- Xem xét các giải pháp phòng cháy, chữa cháy, trộm cắp, thiên tai lũ lụt
trong dự án đã được chuẩn bị hay chưa, mức độ hợp lý của các giải pháp đó?
- Kiểm tra các tính toán kinh phí cho các nội dung trên xem có phù hợp hay
không, có bỏ sót hay không?
6) Thẩm định về mặt tài chính:
Phân tích tài chính liên quan trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư và một phần
quyền lợi chung của xã hội. Vì vậy mà cũng cần phải xem xét kỹ nội dung này.
Cụ thể nội dung xem xét như sau:
- Kiểm tra các phép tính toán
- Kiểm tra tổng vốn, cơ cấu các loại vốn
- Kiểm tra độ an toàn về tài chính. Dự án được xem là an toàn về tài chính
nếu thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
a) Các thông số về tình hình nợ của dự án:
@ Tỷ số nợ của dự án:
Tổng số nợ
TN =
Tổng tài sản hoạt động
Đối với các dự án phát triển công nghiệp thì thông số này nhỏ hơn 0,7 là chấp
nhận được

@ Tỷ lệ vốn tự có:
Tổng vốn tự có
TTC =
Tổng tài sản hoạt động

Tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn đầu tư > 50% là tốt. Tại một số nước, đối với
những nhà đầu tư uy tín tỷ lệ này có thể được chấp nhận ở mức 33% hoặc thấp
hơn. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, để an toàn về mặt tài chính thì tỷ lệ này
không nên thấp hơn 50% , trong trường hợp đặc biệt thì đối với các dự án công
nghiệp, thông số này cũng không nên thấp hơn 0,3
@ Tỷ số đòn cân nợ:
Tổng số nợ
TĐCN =
Tổng vốn tự có

Đối với các dự án công nghiệp, thông số này nên lớn hơn 2,3 - 2,5
b) Các thông số về khả năng thanh toán:
@ Khả năng trả nợ vay dài hạn:
Thông số này cho biết khả năng trang trải các khoản nợ dài hạn thường phát sinh
do dự án đi vay để đầu tư dài hạn bằng các khoản tích lũy của dự án. Công thức
tính như sau:
Tổng các khoản thu hồi ròng của dự án
KTD =
Tổng nợ dài hạn

Thông số này càng lớn càng tốt, tuy nhiên không nên chọn dự án có thông số này
thấp hơn1,4. Thông thường khả năng này càng lớn vào thời gian sau vì khi đó thu
nhập của dự án tăng lên song nghĩa vụ trả nợ những năm sau lại càng giảm.
Nếu xem xét cho từng năm hoạt động thì dự án được chấp nhận phải có điểm
hòa vốn trả nợ < 40-50% sản lượng sản phẩm dự tính sản xuất và tiêu thụ được
trong năm.
@ Khả năng thanh toán nhanh:
Thông số này cho biết khả năng về các tài sản tài chính mà dự án có thể huy
động để thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn và nợ tới hạn trong quá
trình hoạt động.
Công thức tính như sau:
Tổng tài sản có lưu động - Tồn kho
KTN =
Tổng nợ ngắn hạn + Nợ đến hạn

Tỷ lệ thanh toán cấp thời (còn gọi là khả năng thanh toán nhanh) không được
thấp hơn 1,0. Thường thì thông số này của dự án nếu đạt được từ 1 - 1,2 là tốt.

@ Khả năng thanh toán hiện thời: (Tỷ lệ lưu hoạt)

Tổng tài sản có lưu động của dự án


KTN =
Tổng nợ ngắn hạn

Tỷ lệ lưu hoạt (còn gọi là khả năng thanh toán hiện thời) không được thấp hơn
1,5 đối với các dự án thông thường và 2,0 đối với các dự án công nghiệp lớn. Đối
với các dự án phát triển công nghiệp thì thông số này đạt từ 2 - 2,5 trở lên là tốt .
@ Vòng quay vốn lưu động:
Đối với các dự án phát triển công nghiệp, thông số này không nên nhỏ hơn 2
vòng mỗi năm.
c) Kiểm tra các chỉ tiêu hiệu quả:
@ Tỷ suất lợi nhuận biên:
Lợi nhuận ròng sau thuế của dự án
LRB =
Doanh thu tiêu thụ
Đối với các dự án công nghiệp, tỷ lệ này từ 4-5% là có thể chấp nhận được
@ Tỷ suất sinh lợi của toàn bộ tài sản:
Lợi nhuận ròng sau thuế của dự án
LTS =
Tổng tài sản hoạt động

Tỷ suất không được thấp hơn lãi suất đi vay. Thường LTS không được thấp hơn
10-12% và tất nhiên càng lớn càng tốt
@ Tỷ suất sinh lợi vốn tự có:

Lợi nhuận ròng sau thuế của dự án


LTC =
Vốn tự có
Tỷ suất này không được thấp hơn chi phí cơ hội cần thiết của vốn tự có đã được
xác định trước, tức là LTC > MARR
d) Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn T
Đối với các dự án dịch vụ, dự án đầu tư chiều sâu, dự án tiểu thủ công nghiệp,
trồng cây ngắn ngày thì T nên nhỏ hơn hoặc bằng 5 năm
Đối với dự án công nhiệp nhẹ thì T nên từ 5 đến 7 năm
Đối với dự án công nghiệp nặng, trồng cây lâu năm thì T nên nhỏ hơn hoặc bằng
10 năm
Nhìn chung, thời gian hoàn vốn giản đơn của dự án không nên vượt quá 50%
tổng thời gian dự định hoạt động của dự án.
Ví dụ: Dự án dự định hoạt động trong vòng 10 năm thì thời gian hoàn vốn có thể
được chấp nhận tối đa không quá năm thứ 5
e) Giá trị hiện tại ròng: NPV
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng nhất được sử dụng trong việc đánh giá và thẩm
định tính kinh tế của một dự án đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư độc lập, giá trị hiện tại ròng ứng với chi phí cơ hội bình
quân phải dương và càng lớn càng tốt (NPV > 0)
Đối với các dự án loại bỏ nhau, dự án được lựa chọn phải là dự án có NPV
dương lớn nhất (NPV Max)

f) Tỷ suất thu hồi nội bộ: (IRR)


Phải lớn hơn lãi suất đi vay bình quân trên thị trường, ít nhất IRR cũng phải lớn
hơn 15%
g) Chí số B/C: Phải lớn hơn 1,0
h) Các thông số về độ an toàn của dự án:
- Lề an toàn của dự án: Tùy theo từng chỉ tiêu đánh giá mà lề an toàn có thể
được xác định không giống nhau. Tuy nhiên đối với các dự án đầu tư trong điều
kiện bình thường thì lề an toàn theo các nhân tố ảnh hưởng tối thiểu phải đạt
mức  10%
- Giá trị kỳ vọng của NPV: Trong trường hợp dự kiến có những thay đổi so
với điều kiện ban đầu thì khi đó giá trị kỳ vọng của NPV đối với dự án được lựa
chọn phải là một số dương, tất nhiên giá trị này càng lớn càng tốt.
7) Thẩm định về mặt hiệu quả kinh tế -xã hội:
Ngoài việc xác định tính phù hợp của mục tiêu dự án đối với phương hướng phát
triển kinh tế quốc dân, thứ tự ưu tiên, tác dụng của dự án đối với việc phát triển
các ngành khác, người thẩm định còn phải thẩn tra, đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế
-xã hội. Các chỉ tiêu này thường bao gồm:
- Giá trị gia tăng thu nhập quốc dân
- Tỷ lệ giá trị gia tăng trên vốn đầu tư tính bằng % nói chung phải đạt tối
thiếu trên 10%
- Số chỗ làm việc càng lớn càng tốt
- Tỷ lệ đóng góp cho ngân sách trên vốn đầu tư
- Các chỉ tiêu khác như góp phần phát triển các ngành thỏa mãn nhu cầu têu
dùng của dân chúng, góp phần phát triển địa phương...
8) Thẩm định về môi trường sinh thái:
Đây là nội dung quan trọng cần xem xét kỹ. Việc thẩm định phải xem xét một
cách toàn diện những ảnh hưởng của dự án đối với môi trường dặc biệt là các ảnh
hưởng xấu. Cụ thể:
- Ảnh hưởng làm biến đổi môi trường sinh thái
- Gây ô nhiễm môi trường và mức độ gây ô nhiễm có thể xảy ra nếu dự án đi
vào hoạt động
- Biện pháp xử lý chủ yếu và hiệu quả của các biện pháp đó nếu được thực
thi.
Các tiêu chuẩn về môi trường đã được Nhà nước quy định cụ thể bằng các văn
bản pháp lý, kể cả các phương pháp tiến hành, thiết bị đo lường, quan sát... nên
việc thẩm định nội dung không quá khó khăn tuy nhiên cần phải có sự tham gia
của các cơ quan chức năng được Nhà nước cho phép tiến hành các hoạt động
đánh giá này.
VI. KẾT LUẬN, PHÊ DUYỆT VÀ CẤP GIẤY PHÉP:
Các dự án sau khi đã có kết luận của Hội đồng thẩm định các cấp (tùy từng
trường hợp cụ thể mà Hội đồng thẩm định có thể là một hội đồng của Nhà nước
hoặc là của một cơ quan, tổ chức kinh tế khác) sẽ được phê chuẩn hoặc nhân
được giấy phép đầu tư.
Theo Nghị định 177/CP, các dự án thuộc vốn ngân sách cấp cần:
- Phải thực hiện quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền trước khi thực hiện
đầu tư.
- Nội dung quyết định đầu tư:
+ Xác định chủ đầu tư và hình thức thực hiện dự án
+ Xác định địa điểm, diện tích đất sử dụng
+ Công suất thiết kế và hoạt động
+ Tổng mức vốn đầu tư và nguồn huy động
+ Phương thức đấu thầu, chọn thầu hoặc chỉ định thầu
+ Thời hạn xây dựng và các mốc tiến độ
Đối với dự án đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác, quyết định đầu tư tức là
dự án nhận được vốn để triển khai thực hiện dự án kèm theo một quyết định về
cơ quan, cá nhân thực hiện dự án.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc thẩm định Nhà nước
đối với các dự án đầu tư?
Câu hỏi 2: Hãy trình bày nội dung quy định về hồ sơ trình duyệt trong thẩm định
dự án đầu tư?
Câu hỏi 3: Hãy trình bày nội dung của quy định phân cấp tổ chức thẩm định dự
án đầu tư hiện hành?
Câu hỏi 4: Hãy trình bày nội dung các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng để
thẩm định dự án đầu tư?
Xét duyệt của Trưởng bộ môn.
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
Đà nẵng, ngày …. tháng …. năm ….

Kết quả kiểm tra tập băi giảng


…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
Đà nẵng, ngày …. tháng …. năm ….
Phng Thanh Tra

You might also like