You are on page 1of 88

KHOA ĐẦU TƯ

BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

Bài giảng học phần

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH (Financial Investment)


Mã học phần: DTKT1134

Giảng viên: ThS. Đào Minh Hoàng

Email: hoangmd@neu.edu.vn

Khoa Đầu tư - ĐH Kinh tế Quốc dân


Phòng 1104 - Toà nhà A1 - 207 Giải Phóng – Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: khoadautu@neu.edu.vn Tel: (84-4) 36 280280/5954

www.khoadautu.neu.edu.vn
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

Kế Hoạch Giảng Dạy


STT Nội Dung Số Tiết Ghi Chú
1. Chương 1: Môi trường đầu tư tài 8
chính
2. Chương 2: Đầu tư thay thế 8 1 bài tập cá nhân
3. Chương 3: Lý thuyết danh mục đầu 10
tư và quản lý danh mục đầu tư
4. Chương 4: Phương thức giao dịch 12
và chiến lược đầu tư căn bản của
một số loại chứng khoán
5. Chương 5: Mô hình định giá tài sản 7 1 tiết kiểm tra
vốn
6 Chương 6: Giả thuyết thị trường
hiệu quả và một số khía cạnh trong
đầu tư
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

Phương Pháp Đánh Giá Kết Quả Học Tập

- Thang điểm: 10 hoặc tương đương


- Cơ cấu điểm
+ Điểm chuyên cần : 10%
+ Điểm kiểm tra : 40%
+ Điểm thi học phần: 50%
Trong quá trình nghiên cứu môn học, sinh viên làm 01 bài kiểm tra cá
nhân (online), 01 bài tập lớn (nhóm). Bài thi kết thúc môn học thực hiện
trong 60 phút
Thiết kế 5 quiz: tương ứng với 5 chương học, bắt buộc, có deadline cho
từng quiz, nếu không làm quiz thì sẽ bị trừ 20% điểm chuyên cần. Kết thúc
môn học, điểm trung bình của 5 quiz – 6 / , ra bn sẽ cộng đều vào điểm
kiểm tra giữa kỳ, lưu ý điểm cộng tối đa không quá 2đ/bài
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

Giáo Trình Sử Dụng


KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

CHƯƠNG 1
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

1.1. Tổng quan về môi trường đầu tư tài chính

1.2. Các loại tài sản và công cụ tài chính

1.3. Phát hành chứng khoán


KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

Mục Tiêu Bài Học

Chương 1 đề cập đến ba chủ đề về các khoản đầu tư, vai trò của tài sản tài
chính trong nền kinh tế;mối quan hệ giữa chứng khoán và tài sản thực tế, việc
ra quyết định của nhà đầu tư khi tập hợp một danh mục tài sản.
Các nội dung bao gồm:
➢ Định nghĩa khái niệm đầu tư tài chính, phân biệt tài sản thực và tài sản tài
chính, quy trình thực hiện đầu tư và các chủ thể trong thị trường tài chính
➢ Tổng quan về thị trường vốn và các sản phẩm/ công cụ tài chính
➢ Tỉ suất sinh lợi quá khứ, các yếu tố quyết định mức lãi suất và mối quan
hệ giữa rủi ro và lợi nhuận
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.1. Khái niệm đầu tư tài chính

Đầu tư là việc chấp nhận sử dụng dòng tiền hoặc các nguồn lực khác ở hiện tại
với kỳ vọng thu về các lợi ích trong tương lai giúp bù đắp cho nhà đầu tư về
(1) Thời gian
(2) Lạm phát
(3) Tính bất định về dòng tiền tương lai
→ Bạn hy sinh một cái gì đó có giá trị bây giờ, với kỳ vọng sau này sẽ thu
được lợi ích từ sự hy sinh đó
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.1. Khái niệm đầu tư tài chính

Mục tiêu của đầu tư


Mục tiêu chính:
• Tối đa hóa lợi suất
• Giảm thiểu rủi ro

• Thanh khoản
• Phòng ngừa lạm phát
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.1. Khái niệm đầu tư tài chính

Đầu Tư Tài Chính Đầu Tư Kinh Tế


Ý nghĩa Đầu tư vào tài sản với Đầu tư vào tài sản sinh
mục tiêu thu về lợi lợi nhằm thu về lợi ích
nhuận trong tương lai trong tương lai
Tài sản Đầu tư cả vào tài sản Chủ yếu đầu tư vào tài
thực và tài sản tài chính sản thực
Mục tiêu Lợi nhuận tài chính Tăng năng suất
Mục tiêu kinh doanh
Mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội
Ví dụ Cổ phiếu, trái phiếu, Đất đai, nhà máy, máy
các lớp tài sản,.. móc,..
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.1. Khái niệm đầu tư tài chính

Chức năng chính của hệ thống tài chính là để:


• Phân bổ vốn: cung cấp nền tảng cho các cá nhân và tổ chức đầu tư số
tiền thặng dư của họ vào các công cụ tài chính khác nhau; thúc đẩy hiệu
quả bằng cách hướng nguồn vốn từ người tiết kiệm đến những mục
đích sử dụng hiệu quả và sinh lợi nhất, chẳng hạn như các công ty và
chính phủ, những người cần vốn để tài trợ cho các hoạt động, dự án và
sáng kiến của họ. Quá trình này hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.1. Khái niệm đầu tư tài chính

Chức năng chính của hệ thống tài chính là để:


• Xác định giá: Thị trường tài chính giúp xác định giá của tài sản và công
cụ tài chính thông qua sự tương tác giữa cung và cầu. Việc mua và bán
tài sản liên tục trên các thị trường này dẫn đến việc xác định giá minh
bạch và hiệu quả, phản ánh kỳ vọng và nhận thức của nhà đầu tư về giá
trị của những tài sản này.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.1. Khái niệm đầu tư tài chính

Chức năng chính của hệ thống tài chính là để:


• Tính thanh khoản: Thị trường tài chính tăng cường tính thanh khoản
của tài sản tài chính bằng cách cung cấp nền tảng nơi nhà đầu tư có thể
bán các công cụ tài chính của họ với giá trị hợp lý hiện hành trên thị
trường vào bất kỳ lúc nào trong giờ mở cửa của thị trường. Thanh
khoản rất quan trọng vì nó cho phép các nhà đầu tư chuyển đổi tài sản
của họ thành tiền mặt khi cần thiết mà không bị mất giá trị đáng kể.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.1. Khái niệm đầu tư tài chính

Chức năng chính của hệ thống tài chính là để:


• Chia sẻ rủi ro: Thị trường tài chính cho phép người tham gia chuyển
giao và quản lý rủi ro liên quan đến các hoạt động tài chính khác nhau.
Ví dụ, các cá nhân có thể mua hợp đồng bảo hiểm để giảm thiểu tác
động tài chính của các sự kiện bất ngờ và các công ty có thể sử dụng
các công cụ phái sinh để phòng ngừa những biến động về lãi suất, tỷ giá
hối đoái và giá cả hàng hóa.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.1. Khái niệm đầu tư tài chính

Chức năng chính của hệ thống tài chính là để:


• Tạo điều kiện thuận lợi cho tiết kiệm và đầu tư: Thị trường tài chính
khuyến khích các cá nhân tiết kiệm và đầu tư bằng cách đưa ra nhiều cơ
hội đầu tư với mức độ rủi ro và lợi nhuận khác nhau. Điều này khuyến
khích tích lũy của cải và lập kế hoạch tài chính cho tương lai.
• Tham chiếu về hiệu suất: Thị trường tài chính cung cấp một tham chiếu
để có thể đánh giá hiệu suất của các tài sản và chiến lược đầu tư khác
nhau. Các nhà đầu tư sử dụng các chỉ số thị trường và các số liệu hiệu
suất khác để đánh giá sự thành công của khoản đầu tư của họ.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.1. Khái niệm đầu tư tài chính

Chức năng chính của hệ thống tài chính là để:


• Dễ tiếp cận: cho phép nhà đầu tư mua bán tài sản tài chính một cách dễ
dàng, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc trong việc tìm kiếm
người mua/người bán tiềm năng
• Hình thành vốn: cung cấp kênh thông qua đó dòng tiền tiết kiệm của
các nhà đầu tư mới vào trong nước, hỗ trợ cho việc hình thành vốn của
đất nước.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.1. Khái niệm đầu tư tài chính

Chức năng chính của hệ thống tài chính là để:


• Giảm chi phí giao dịch và cung cấp thông tin: cung cấp mọi loại thông
tin cho nhà giao dịch mà không yêu cầu họ phải chi bất kỳ khoản tiền
nào. Bằng cách này, thị trường tài chính giảm chi phí giao dịch.
• Tiếp cận nguồn vốn: Các công ty có thể huy động vốn thông qua nhiều
công cụ khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác
được chào bán trên thị trường tài chính. Việc tiếp cận nguồn tài trợ này
giúp các doanh nghiệp mở rộng, đổi mới và tạo ra các cơ hội việc làm
mới.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2. Các loại tài sản và công cụ tài chính

Thị trường Tài chính


“ Là một thị trường, nơi diễn ra việc tạo lập và giao dịch các tài sản tài
chính, chẳng hạn như cổ phiếu, giấy nợ, trái phiếu, phái sinh, tiền tệ,
v.v. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực
hạn chế, trong nền kinh tế của đất nước. Nó hoạt động như một trung
gian giữa người tiết kiệm và nhà đầu tư bằng cách huy động tiền giữa
họ và phân bổ tới nơi sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất.”
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.5. Mô hình hệ thống tài chính

Vốn Trung gian tài chính Vốn

Các bên có thặng


Các bên cần vốn
dư vốn/ cấp vốn

Nhà nước Nhà nước


Doanh nghiệp Doanh nghiệp
Hộ gia đình Hộ gia đình/ Cá
Chủ thể nước nhân
ngoài Thị trường tài Chủ thể nước
Vốn chính Vốn ngoài
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.2. Tài sản thực và tài sản tài chính

Tài sản và các lớp tài sản


Tài sản:
• “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” – Luật Dân Sự 2015
• “Tài sản là những lợi ích kinh tế có thể xảy ra trong tương lai do một đơn
vị cụ thể thu được hoặc kiểm soát được thông qua các giao dịch hoặc các
sự kiện trong quá khứ.” - FASB
Quyền tài sản:
• "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối
với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản
khác". – Điều 115 Bộ Luật Dân Sự 2015
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.2. Tài sản thực và tài sản tài chính

Tài sản thực (real assets)


• Được sử dụng để tạo ra hàng hóa và dịch vụ: Đất đai, nhà xưởng, nhà máy
và thiết bị, vốn nhân lực, kiến thứcv.v ... → Tạo thu nhập cho nền kinh tế
Tài sản tài chính (financial assets)
• Là phương tiện để các cá nhân nắm giữ bằng chứng về Quyền đối với tài
sản thực (hoặc quyền đối với thu nhập tạo ra từ tài sản) → xác định phân
bổ thu nhập hoặc của cải giữa các nhà đầu tư.
• Có thể là những tờ giấy, hay bút toán điện tử và không đóng góp trực tiếp
vào năng lực sản xuất của nền kinh tế
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.2. Tài sản thực và tài sản tài chính

Những tài sản sau đây là tài sản thực hay tài sản tài chính?

a) Bằng sáng chế (Patents)


b) Nợ trong hợp đồng thuê tài sản (Lease obligations)
c) Uy tín khách hàng (Goodwill)
d) Bằng đại học (A college education)
e) Một tờ tiền $5
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.2. Tài sản thực và tài sản tài chính

Một số lớp tài sản phổ thông


KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.2. Tài sản thực và tài sản tài chính

Chứng khoán là gì
Chứng khoán là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của người
sở hữu đó với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát
hành. Chứng khoán có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ
liệu điện tử.
Theo luật chứng khoán 2019, chứng khoán là tài sản bao gồm:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng
chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.2. Tài sản thực và tài sản tài chính

Chứng khoán là gì
• Đại diện cho quyền với tài sản hoặc bất kỳ dòng tiền tương lai nào từ
tài sản
• Nếu phân loại trên cơ sở lợi suất: chứng khoán thu nhập cố định và
chứng khoán thu nhập biến đổi.
• Nếu phân loại trên cơ sở đơn vị phát hành:
1. Chính phủ, chính quyền địa phương
2. Các doanh nghiệp nhà nước
3. Tổ chức, doanh nghiệp tư nhân
4. Các tổ chức không chịu sự quản lý trực tiếp của chính phủ (Quasi
government)
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.2. Tài sản thực và tài sản tài chính

Một số loại chứng khoán và công cụ tài chính chính


1. Chứng khoán thu nhập cố định
2. Chứng khoán vốn
3. Chứng khoán phái sinh
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.2. Tài sản thực và tài sản tài chính

Chứng khoán có thu nhập cố định: đem lại dòng thu nhập cố định hoặc
dòng thu nhập được xác định theo một công thức cụ thể.
Các loại chứng khoán thu nhập cố định có thời gian đáo hạn và điều
khoản thanh toán khác nhau.
Do đó, các loại CK TNCĐ có thể được giao dịch ở các thị trường khác
nhau.
VD:
• Chứng khoán thị trường tiền tệ

• Các loại nghĩa vụ nợ

• Trái phiếu
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.2. Tài sản thực và tài sản tài chính

Coupon (lãi suất trái phiếu)

Phí

Đơn vị Đơn vị Nhà Đầu


phát hành bảo lãnh Tư

Giá trái phiếu


KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.2. Tài sản thực và tài sản tài chính

Chứng khoán Vốn : thể hiện quyền sở hữu của cổ đông trong một tổ chức
(công ty, công ty hợp danh, hay quỹ tín thác), được thực hiện dưới dạng
cổ phần vốn góp, bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu tiên.
• Các cổ đông không được hứa hẹn về các khoản chi trả
• Lợi nhuận của chứng khoán vốn có thể tới từ lãi vốn (chênh lệch giá
mua vào và bán ra) hoặc cổ tức.
• Giá trị vốn cổ phần của công ty phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty
• => Rủi ro đầu tư vốn thường lớn hơn rủi ro đầu tư nợ
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.2. Tài sản thực và tài sản tài chính

Chứng khoán phái sinh: là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao
gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong
đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền,
chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác
định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.2. Tài sản thực và tài sản tài chính

• Giá của chứng khoán phái sinh được xác định bởi giá của tài sản cơ sở
như là trái phiếu, cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa….
• Chứng khoán phái sinh được coi là một công cụ phòng ngừa rủi ro
hoặc chuyển dịch rủi ro.
• Chứng khoán phái sinh cũng có thể được sử dụng cho mục đích đầu
cơ => rủi ro cao
• Có thể giao dịch ở thị trường phi tập trung (Over the counter – OTC)
hoặc ở thị trường tập trung (Các sàn giao dịch)
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.2. Tài sản thực và tài sản tài chính

Vai trò của thông tin trên thị trường tài chính
Giá chứng khoán phản ánh tập hợp đánh giá của các NĐT về hiện tại và
triển vọng tương lai của DN.
Thị trường lạc quan => giá tăng > huy động vốn dễ hơn > khuyến khích đầu
tư (& ngược lại)
Thông tin đóng vai trò phân bổ vốn trong kinh tế thị trường cho DN và dự
án hiệu quả nhất (minh bạch, chính xác, đầy đủ, nhanh, dễ dàng tiếp cận)
Tuy nhiên, việc phân phối nguồn lực của thị trường vốn không phải là
LUÔN HIỆU QUẢ. >>> Vai trò của thông tin ?!
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.1.2. Tài sản thực và tài sản tài chính

Vai trò của đầu tư trong Phân bổ tiêu dùng


• Đầu tư cho phép các cá nhân phân bổ tiêu dung trong suốt cuộc đời
của họ.
• Khi thu nhập > nhu cầu chi tiêu > “tích trữ” vào các tài sản tài chính
như cổ phiếu và trái phiếu
• Khi nhu cầu chi tiêu lớn hơn và > thu nhập ( hưu trí) > có thể bán các
tài sản tài chính và chi tiêu
• Phân bổ tiêu dùng tới thời kỳ cho độ hài long lớn nhất và thông qua đó
tháo gỡ ràng buộc tiêu dung hiện tại bị chi phối bởi thu nhập hiện tại.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2. Các loại tài sản và công cụ tài chính

Bộ Phận Giao Dịch


Bộ Phận Ngân Hàng Đầu
Các chuyên viên bán

hàng/ giao dịch

Nhà
Nhà
Phát Thị Trường Vốn
Đầu Tư
Hành

Vốn Nợ
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2. Các loại tài sản và công cụ tài chính


Thị Trường nợ

Bản chất về quyền


Thị Trường vốn cổ phần

Thị Trường tiền tệ


Thời gian đáo hạn TTCK sơ cấp
Thị Thị Trường Vốn
Trường TTCK thứ cấp
Tài
Thị Trường tiền mặt
Chính Thời gian giao
Thị Trường hợp đồng tương lai

Thị Trường chứng khoán tập trung


(Exchange traded market)
Cơ cấu tổ chức
Thị Trường chứng khoán phi tập
trung (Over the counter)
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2. Các loại tài sản và công cụ tài chính


Thị trường chứng khoán sơ cấp (Primary market) đề cập đến việc
bán chứng khoán mới phát hành. Việc phát hành vốn bao gồm:
• Phát hành cổ phiếu lần đầu của các công ty có cổ phiếu hiện không
được giao dịch công khai. Tất cả đều là phát hành cổ phiếu ra công
chúng lần đầu (IPOs).
• Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thuộc về nhà phát hành.
• Có vai trò giúp nhà phát hành (Chính phủ hay doanh nghiệp) huy
động vốn.
Thị trường chứng khoán thứ cấp (Secondary market) là thị trường
giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị
trường thứ cấp cung cấp thanh khoản cho các loại chứng khoán giao
dịch. TTTC cũng làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán thông qua
giao dịch giữa các nhà đầu tư nhưng không làm tăng thêm lượng vốn đầu
tư cho nền kinh tế.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2. Các loại tài sản và công cụ tài chính

Thị Trường Tài Chính

Các Loại Thị Trường Tài Chính

Thị Thị
Thị Thị Thị Thị
Trường Trường
Trường Trường Trường Trường
Ngoại Hối Giao
Tiền Tệ Vốn Phái Sinh Hàng Hóa
Ngay
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2. Các loại tài sản và công cụ tài chính

Thị trường tiền tệ:


• Là một bộ phận của thị trường thu nhập cố định.
• Gồm các loại chứng khoán nợ rất ngắn hạn, có tính khả nhượng cao,
thời gian đáo hạn ngắn hơn 1 năm.
• Nhiều trong số các loại chứng khoán này có mệnh giá giao dịch lớn,
điều này có thể hạn chế sự tham gia của các NĐT cá nhân do rào cản
về nguồn lực.
• Tuy nhiên, NĐT cá nhân vẫn có thể tiếp cận các chứng khoán này
thông qua quỹ thị trường tiền tệ cho phép đầu tư với số vốn thấp. Quỹ
TTTT sử dụng vốn của nhiều NĐT bỏ vào và đầu tư vào các chứng
khoán TTTT khác nhau.
• VD: Tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, Eurodollar, Repos,..
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.1. Thị trường tiền tệ

Tín phiếu kho bạc (T-bills / Treasury bills)


• Là công cụ nợ, do Kho Bạc Nhà Nước phát hành
• Chính phủ vay thông qua phát hành và bán tín phiếu.
• NĐT mua với mức giá chiếu khấu so với giá trị đáo hạn đã công bố
• Tại thời điểm đáo hạn của tín phiếu, CP trả người nắm tín phiếu
mệnh giá của tín phiếu >> lợi nhuận = giá trị đáo hạn – giá mua
• Được cho là không có rủi ro vỡ nợ (rủi ro phá sản)
• Có tính khả nhượng cao nhất
• Tín phiếu thường có kỳ hạn dưới 1 năm. Kỳ hạn có thể là 1 tháng, 3
tháng,6 tháng, 9 tháng và có thể tồn tại dưới một hay nhiều mệnh
giá. Tại VN, kỳ hạn chuẩn là 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần
• Mệnh giá phát hành là 100.000 VNĐ hoặc bội số 100.000 VNĐ
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.1. Thị trường tiền tệ

• Thường được phát hành theo từng lô bằng phương pháp bắt buộc
hoặc đấu thầu.
• Người mua là các ngân hàng, các công ty và trung gian tài chính
khác.
• Ngân hàng nhà nước là cơ quan đại lý cho Kho bạc trong việc phát
hành, thanh toán tín phiếu kho bạc
• Lãi suất phát hành: Tín phiếu kho bạc nếu phát hành theo phương
thức đấu thầu thì lãi suất do Kho bạc quyết định trong khung lãi
suất do BTC quy định. Với hình thức phát hành trực tiếp cho
NHNN, lãi suất phát hành là lãi suất thỏa thuận giữa BTC và
NHNN
• Là công cụ quan trọng để CP điều hành chính sách tiền tệ, bù các
khoản thâm hụt tạm thời của ngân sách.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.1. Thị trường tiền tệ

• Giá chào bán – ask price là giá bạn phải trả đề mua T-bill từ người giao
dịch CK
• Giá hỏi mua – bid price là mức giá thấp hơn một chút mà bạn nhận được
khi muốn bán tín phiếu
• Khoảng chênh lệch giá bán và giá mua
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.1. Thị trường tiền tệ

Chứng chỉ tiền gửi


• Giấy tờ có giá được phát hành bởi tổ chức hoặc ngân hàng để huy
động vốn từ tổ chức hay cá nhân
• Bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành cho
người mua trong thời gian định trước
• Lãi suất thường cao hơn tiết kiệm thông thường nhưng thường không
thể rút tiền trước hạn (nếu rút, có thể phát sinh chi phí)
• NĐT nhận được gốc và lãi từ ngân hàng vào tại thời điểm đáo hạn của
chứng chỉ tiền gửi
• Có 3 loại chính: chứng chỉ ghi danh (có ghi thông tin người sở hữu);
chứng chỉ vô danh (không ghi thông tin người sở hữu, quyền sở hữu
thuộc người nắm giữ); chứng chỉ ghi sổ (không có tính thanh khoản,
không chuyển nhượng được)
• Có tính khả nhượng cao, có thể chuyển nhượng, cầm cố
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.1. Thị trường tiền tệ

Thương phiếu
• Các khoản nợ ngắn hạn không có bảo đảm được phát hành bởi các
công ty.
• Là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết
thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian
nhất định.
• Có tính khả nhượng cao, có thể chuyển nhượng, cầm cố
• Được phát hành theo hình thức chiết khấu là bán với giá thấp hơn
mệnh giá
• Chênh lệch giá mua và giá bán là thu nhập của người sở hữu thương
phiếu
• Gồm Hối phiếu (Hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ) và Lệnh
phiếu
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.1. Thị trường tiền tệ

Eurodollars
• Tên gọi Eurodollar ban đầu chỉ các khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng đô
la tại ngân hàng nước ngoài (nước ngoài).
• Do nằm ngoài Hoa Kỳ, không chịu quy định của Cục Dự trữ Liên
bang, rủi ro cao hơn> lãi suất cao hơn.
• Tiền tố “Euro” không liên quan đến các ngân hàng châu Âu, thuật ngữ
này đề cập nhiều hơn đến lịch sử của Eurodollar khi nó bắt đầu.
• Thị trường Eurodollar là một trong những thị trường vốn lớn nhất thế
giới và bao gồm các công cụ tài chính phức tạp.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.1. Thị trường tiền tệ

Eurodollars
• Tính thanh khoản không tốt bằng tiền gửi trong nước. Sản phẩm này
yêu cầu một nguồn cung tiền gửi ổn định vào các ngân hàng nước
ngoài; nếu nguồn cung giảm> vấn đề thanh khoản!
• Kỳ hạn rất ngắn (ví dụ: qua đêm> một tuần) - được định giá dựa trên
tỉ lệ lãi suất cho vay nhằm đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc.
• Kỳ hạn dài hơn (giá xác định dựa trên LIBOR).
• Tương tự, eurocurrency là tiền tệ được gửi vào một ngân hàng không
nằm ở quốc gia nơi đồng tiền được phát hành.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.1. Thị trường tiền tệ

Repos (Hợp đồng repo/ Thỏa thuận mua lại)


• Hình thức vay ngắn hạn (thường là qua đêm).
• Đại lý bán chứng khoán chính phủ cho nhà đầu tư trên cơ sở qua đêm,
với thỏa thuận mua lại chứng khoán đó vào ngày hôm sau với giá cao
hơn một chút.
• Chênh lệch giá đó là lãi qua đêm
• Có thể dùng làm tài sản thế chấp
• An toàn về rủi ro tín dụng do được bảo đảm bằng chứng khoán chính
phủ phát hành
• Thế còn hợp đồng repo nghịch đảo (reversed repos)?
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.2. Thị trường trái phiếu

➢ Bao gồm các công cụ chứng khoán thu nhập cố định, chỉ ở kỳ hạn dài hơn
các công cụ thị trường tiền tệ. Một phần rất lớn của thị trường này bao
gồm trái phiếu chính phủ - là công cụ nợ với các khoản thanh toán được
bảo đảm bởi chính phủ.
➢ Ngoài ra, còn bao gồm: trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu địa phương,
trái phiếu phát hành bởi các tổ chức liên quan tới chính phủ, chứng khoán
bảo đảm bằng thế chấp
➢ Các chứng khoán thu nhập cố định – cam kết dòng tiền cố định hoặc dòng
tiền được xác định bởi một công thức cụ thể.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.2. Thị trường trái phiếu

Trái Phiếu Chính Phủ


• Trái phiếu chính phủ được phát hành với kỳ hạn từ 1 năm trở lên
• Tại Việt Nam, chủ thể phát hành trái phiếu chính phủ là Bộ Tài Chính
• Chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có thể là doanh
nghiệp, ngân hàng ngân sách của nhà nước và tổ chức tài chính, tín
dụng được bảo lãnh bởi chính phủ
• Trái phiếu chính phủ có mệnh giá là 100.000 đồng hoặc là bội số của
100.000 đồng
• Có thể được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc
dữ liệu điện tử
• Khung lãi suất do BTC quy định, có thể theo lãi suất cố định, lãi suất
thả nổi và lãi suất chiết khấu
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.2. Thị trường trái phiếu

Trái Phiếu Địa Phương/ Đô Thị


• Được phát hành bởi các địa phương
• Trái phiếu chính quyền địa phương có kì hạn từ 1 năm trở lên. Kì hạn
cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, phù hợp với nhu cầu
sử dụng vốn và điều kiện thị trường.
• Mệnh giá là 100.000 đồng hoặc bội số của 100.000 đồng
• Lãi suất do chủ thể phát hành quyết định nhưng không vượt khung
BTC quy định
• Có thể phát hành qua đấu thầu, bảo lãnh phát hành, đại lí phát hành
• Được phát hành để huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế, xây dựng
các dự án cơ sở hạ tầng.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.2. Thị trường trái phiếu

Trái Phiếu Doanh Nghiệp


• Các công cụ nợ mà thông qua đó các công ty có thể vay tiền trực tiếp
từ công chúng.
• Rủi ro vỡ nợ cao hơn trái phiếu kho bạc.
• Có thể được phân loại là trái phiếu có bảo đảm (có tài sản đảm bảo)
hoặc trái phiếu/ trái khoản tín dụng (không có tài sản đảm bảo); và các
trái khoản cấp dưới (quyền ưu tiên thấp hơn đối với tài sản của công
ty trong trường hợp phá sản).
• Một số trái phiếu có quyền chọn mua lại từ người nắm giữ với giá thu
hồi quy định, được gọi là Trái phiếu có thể thu hồi.
• Trái phiếu chuyển đổi cho phép chuyển đổi trái phiếu thành số lượng
cổ phiếu quy định.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.2. Thị trường trái phiếu

Trái Phiếu Quốc Tế


• Được giao dịch trên thị trường vốn quốc tế, qua đó tổ chức phát hành
muốn vay từ các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài.
• Eurobond: một công cụ nợ có mệnh giá bằng đơn vị tiền tệ khác với
đồng nội tệ của quốc gia hoặc thị trường mà nó được phát hành.
• Ví dụ: trái phiếu Euroyen - trái phiếu bằng đồng yên được bán bên
ngoài Nhật Bản cho các nhà đầu tư nước ngoài.
• Ngoài ra còn có trái phiếu quốc tế được phát hành ở nước ngoài
nhưng bằng đơn vị tiền tệ của quốc gia nơi nhà đầu tư định cư.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.3. Chứng khoán vốn

1. Định nghĩa: Chứng khoán vốn đại diện cho cổ phần sở hữu trong
một thực thể (công ty, công ty hợp danh hoặc quỹ tín thác).
2. Mục đích phát hành: huy động vốn để tài trợ cho hoạt động đầu tư
3. Các đặc điểm cơ bản của chứng khoán vốn (có thể khác nhau giữa
các loại chứng khoán vốn)
➢ Kỳ hạn
➢ Mệnh giá
➢ Quyền biểu quyết
➢ Quyền lợi về dòng tiền
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.3. Chứng khoán vốn

Các loại chứng khoán vốn:


• Cổ phần thường
• Cổ phần ưu tiên/ ưu đãi
• Chứng chỉ lưu ký
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.3. Chứng khoán vốn

Cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu phổ thông / thường / có quyền biểu
quyết)
• Đại diện quyền sở hữu cổ phần trong một công ty.
• Loại chứng khoán vốn chủ yếu do các công ty phát hành.
• Không có thời gian đáo hạn.
• Phát hành với mệnh giá (bằng VN - 10.000 VND).
Lưu ý: mệnh giá khác giá (par value vs market value/price)
• Nhà đầu tư có thể sở hữu cổ phần từ công ty đại chúng (thông qua
giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán) hoặc từ các công ty cổ phần
tư nhân.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.3. Chứng khoán vốn

Cổ phiếu phổ thông (tiếp)


• Chủ sở hữu có quyền biểu quyết và quyền dòng tiền tương ứng với
quy mô vốn sở hữu của họ.
• Cổ đông có thể biểu quyết về một số vấn đề.
• Cổ đông có thể được hưởng phần lợi nhuận của họ từ công ty khi
được trả cổ tức và có thể thu lời thông qua chênh lệch giá mua vào và
giá bán ra.
• Hầu hết các công ty có một loại cổ phiếu phổ thông duy nhất và tuân
theo quy tắc “một cổ phiếu - một phiếu bầu” nhưng một số công ty có
thể phát hành các loại cổ phiếu khác nhau.
Ví dụ: tại Mỹ, Berkshire Hathaway phát hành cổ phiếu hạng A và hạng B
với giá và quyền lợi khác nhau.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.3. Chứng khoán vốn

Cổ phiếu phổ thông (tiếp)


2 đặc điểm quan trọng của cổ phần thường:
1. Quyền còn lại: cổ đông sở hữu cổ phần thường là đối tượng thụ
hưởng cuối cùng trong thứ tự về quyền với tài sản và thu nhập từ
công ty. Trong trường hợp công ty phá sản, và công ty tiến hành
thanh lý, cổ đông cũng là những người có quyền sau cùng.
2. Trách nhiệm hữu hạn: mức lỗ lớn nhất cổ đông phải chịu trong
trường hợp công ty phá sản chính là khoản tiền đầu tư của họ. Cổ
đông miễn nhiệm với các nghĩa vụ nợ của công ty mà họ đầu tư.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.3. Chứng khoán vốn

Quy trình Các chi phí thanh lý và chi phí quy trình giải quyết mất
thanh lý-Thứ
1
khả năng thanh toán
tự về quyền Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT
2
và các quyền lợi và thỏa ước lao động tập thể đã ký
tại VN
(Luật Phá Khoản nợ phát sinh sau khi mở thu tục phá sản nhằm
Sản 2014) 3
phục hồi hoạt động kinh doanh
4 Các nghĩa vụ tài chính với nhà nước (thuế,..)

5 Chủ nợ của các khoản nợ có bảo đảm

6 Chủ nợ của các khoản nợ không có bảo đảm

7 Cổ đông nắm cổ phần ưu tiên, nếu có

8 Cổ đông nắm cổ phần thường


KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.3. Chứng khoán vốn

Cổ phần ưu tiên (Preferred stock):


• Có các đặc điểm giống với cả chứng khoán vốn và chứng khoán nợ
• Cam kết một mức lợi suất/ thu nhập cố định cho người nắm giữ hàng
năm (tương tự như trái phiếu có kỳ hạn vô hạn)
• Không có quyền biểu quyết
• Quyết định trả cổ tức là do công ty quyết định - không có nghĩa vụ
hợp đồng
• Được ưu tiên hơn cổ đông phổ thông trong việc nhận cổ tức
• Mệnh giá sẽ là giá trị mà người nắm giữ nhận được khi công ty thanh

KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.3. Chứng khoán vốn

Cổ phần ưu tiên (Preferred stock):


• Hầu hết các cổ phiếu ưu đãi đều trả cổ tức theo một tỷ lệ cố định.
• Trong một số trường hợp, một số cổ phiếu ưu đãi thanh toán theo lãi
suất thả nổi (chênh lệch với lãi suất tiêu chuẩn của tín phiếu hoặc
LIBOR)
• Có thể tích lũy / không tích lũy
• Có thể được thu hồi bởi công ty phát hành với một mức giá được quy
định trước
• Các công ty có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi nhiều hơn một đợt
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.3. Chứng khoán vốn

Chứng chỉ lưu kí (Depository Receipts):


• Là loại chứng khoán được giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán
trong nước, bằng đồng nội tệ và đại diện cho cổ phiếu của các công ty
nước ngoài.
• Được khởi tạo khi cổ phiếu của một công ty nước ngoài được kí gửi
vào tổ chức lưu kí tại quốc gia có sở giao dịch chứng khoán mà cổ
phiếu này dự kiến sẽ giao dịch.
• Tổ chức lưu kí sau đó sẽ phát hành các chứng chỉ đại diện cho số cổ
phiếu đã được kí gửi
• Được phát hành bởi tổ chức tài chính, không phải bởi công ty
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.3. Chứng khoán vốn

Chứng chỉ lưu kí (Depository Receipts):


• Nhà đầu tư không phải thực hiện các giao dịch trực tiếp với sở giao
dịch chứng khoán ở nước ngoài mà họ sẽ thực hiện giao dịch chứng
khoán với một tổ chức tài chính lớn tại chính quốc gia nơi họ cư ngụ.
>> chi phí thấp hơn và thuận tiện hơn rất nhiều so với việc nhà đầu tư
phải mua cổ phiếu trực tiếp ở nước ngoài.
• Không có ngày đáo hạn, không có quyền biểu quyết
• Mỗi chứng chỉ lưu ký được đại diện cho một số lượng chứng khoán
cơ sở cụ thể được ký gửi với một người giám sát trên thị trường nội
địa của tổ chức phát hành.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.3. Chứng khoán vốn


Chứng khoán lai (Hybrid Securities)
Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bonds)
• Trái phiếu chuyển đổi cho phép trái chủ quyền chuyển đổi trái phiếu
thành số lượng cổ phiếu phổ thông được xác định trước
• Có đặc điểm của chứng khoán nợ và chứng khoán vốn
• Số lượng cổ phiếu mà người sở hữu nhận được từ việc chuyển đổi được
gọi là tỷ lệ chuyển đổi.
• Tỷ lệ có thể cố định hoặc thay đổi theo thời gian
• Giá trị chuyển đổi của một TPCĐ là giá trị nó được chuyển đổi thành cổ
phiếu phổ thông.
• Do có thể chuyển đổi, TPCĐ cho trái chủ lãi suất coupon hàng năm thấp
hơn.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

• Các hợp đồng phái sinh là các hợp đồng mà giá trị của chúng được quyết
định bởi hiệu suất của giá tài sản cơ sở, sự kiện hoặc kết quả
• Tài sản cơ sở có thể là tài sản thực (lúa mì, vàng, hàng hóa v.v.) hoặc tài
sản tài chính (cổ phần của một công ty) hoặc chỉ số thị trường,
• Các cơ sở cũng có thể là kết quả hoặc sự kiện (vd:phá sản)
• Các công cụ phái sinh có thể được giao dịch phi tập trung hoặc trên sàn
giao dịch.
• Các công cụ phái sinh có thể được sử dụng để phòng vệ các rủi ro hoặc
để đầu cơ bằng cách cho phép nhà đầu tư gia tăng vị thế trong khi với số
vốn cam kết ít và chi phí giao dịch thấp hơn.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

▪ Thị trường phi tập trung của các chứng khoán phái sinh thường ít bị giám sát
và quản lý, trong khi thị trường giao dịch tập trung của CKPS được chuẩn hóa
và giám sát bởi Sở Giao Dịch Chứng Khoán.
▪ Các chứng khoán phái sinh giao dịch phi tập trung thường có rủi ro cao hơn
loại giao dịch tập trung và được chuẩn hóa
Một số loại CKPS phổ biến bao gồm:
➢ Quyền chọn ➢ Hợp đồng hoán đổi
➢ Hợp đồng tương lai ➢ Hợp đồng hoán đổi tín dụng
➢ Hợp đồng giao sau ➢ Nghĩa vụ nợ được thế chấp
➢ Chứng khoán có bảo đảm thế chấp (CDOs)
(MBS)
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

Hợp đồng giao sau (Forward)


• Một thỏa thuận được lập giữa hai bên tại thời điểm kí hợp đồng, trong
đó một bên đồng ý mua từ người bán một loại tài sản cơ sở vào một
ngày xác định trong tương lai.
• Nhà đầu tư sử dụng hợp đồng giao sau để chốt giá của tài sản cơ bản và
giảm thiểu sự bất định về kết quả trong tương lai (vd: biến động giá)
• Giao dịch trên thị trường phi tập trung, do đó các bên tham gia giao dịch
chỉ bao gồm người mua và người bán (đại lý cũng có thể tham gia)
• Rủi ro có thể có là rủi ro không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng (rủi ro
đối tác)
• Nếu rủi ro vỡ nợ cao, một hoặc cả hai bên có thể yêu cầu trái phiếu bảo
đảm (bảo lãnh thực hiện hợp đồng) hoặc tài sản thế chấp
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

Ví dụ về hợp đồng giao sau (tham khảo minh họa CFA)


KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

Hợp đồng tương lai (Futures)


• Các hợp đồng tài chính được chuẩn hóa ràng buộc các bên phải giao
dịch tài sản tại một thời điểm và mức giá được định trước.
• Giao dịch trên thị trường tập trung
• Thanh khoản cao và có thể đóng vị thế dễ dàng
• Giảm rủi ro đối tác
• Các bên tham gia phải ký quỹ để làm tài sản thế chấp, do đó rủi ro vỡ nợ
thấp hơn
Ví dụ: VN30F, Hợp đồng tương lai tiền điện tử, hợp đồng tương lai hàng
hóa, v.v.
Tham khảo: https://www.vndirect.com.vn/loi-ich-cua-hop-dong-tuong-lai/
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

Hợp đồng tương lai (tiếp)


• Các điều khoản tiêu chuẩn bao gồm: quy mô hợp đồng, giá, ngày đáo
hạn của hợp đồng và điều khoản thỏa thuận.
Ví dụ: Hợp đồng tương lai VN30F
• Tài sản cơ sở: chỉ số VN30
• Khối lượng: VND 100,000 × điểm chỉ số cơ sở
• Hệ số nhân: VND 100,000
• Tháng đáo hạn: tháng hiện tại, tháng kế tiếp, 02 tháng cuối của hai quý
tiếp theo
• Biên độ dao động giá: +/- 7%
• Bước giá: 0,1 điểm chỉ số
• Đơn vị giao dịch: 01 hợp đồng
• KLGD tối thiểu: 01 hợp đồng
• Ngày GD cuối cùng: ngày thứ 5 thứ ba trong tháng đáo hạn
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

Điểm chung Điểm khác


• Cả hai loại đều có thể giao dịch • Hợp đồng giao sau là hợp đồng
trên nhiều loại tài sản cơ sở, bao tùy chỉnh được giao dịch phi tập
gồm cổ phiếu, trái phiếu, hàng trung, còn hợp đồng tương lai là
hóa,… hợp đồng được chuẩn hóa và
• Đều ràng buộc cả bên mua và giao dịch trên thị trường tập
bên bán trung là các sàn giao dịch
• Giao dịch được hoàn tất trong • Rủi ro đối tác của hợp đồng
tương lai nhưng giá đã được tương lai thấp hơn
định trước và khóa • Hợp đồng tương lai có thể dễ
dàng đóng vị thế trước ngày đáo
hạn hơn là hợp đồng giao sau
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

Quyền chọn (Options)


• Cho người mua quyền yêu cầu người bán thực hiện hành động trong
tương lai
• Người mua quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua
hoặc bán tài sản cơ sở trước ngày đáo hạn với mức giá nhất định
• Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng đơn phương vì chỉ có người bán
mới có cam kết trong tương lai, rằng nếu thỏa thuận bị phá vỡ, nghĩa
là phá vỡ hợp đồng.
• Người mua sẽ thực hiện quyền chọn nếu điều kiện thuận lợi thỏa
mãn -> cam kết tùy chọn
• Chủ yếu được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung, nhưng một số
cũng được giao dịch trên OTC.
• Giá thực hiện: giá giao dịch tài sản cơ sở trong tương lai
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

Quyền chọn
• Quyền chọn mua: quyền chọn (nhưng không phải nghĩa vụ) mua cho
người mua sở hữu quyền được mua một loại tài sản cơ sở với mức
giá xác định (giá thực hiện) tại một thời điểm xác định trong tương
lai.
• Quyền chọn bán: quyền chọn (nhưng không phải nghĩa vụ) bán cho
người mua sở hữu quyền được bán một loại tài sản cơ sở với mức giá
xác định (giá thực hiện) tại một thời điểm xác định trong tương lai.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

Quyền chọn
Quyền chọn mua (Call option) Quyền chọn bán (Put option)
❖ Trạng thái lời (ITM): Giá thị ❖ Trạng thái lời (ITM): Giá thị
trường > Giá thực hiện (Thực trường < Giá thực hiện (Thực hiện)
hiện) ❖ Trạng thái lỗ (OTM): Giá thị
❖ Trạng thái lỗ (OTM): Giá thị trường > Giá thực hiện (Không
trường < Giá thực hiện (Không thực hiện)
thực hiện) ❖ Hòa vốn: Giá thị trường = Giá
❖ Hòa vốn: Giá thị trường = Giá thực hiện (Có thể thực hiện)
thực hiện (Có thể thực hiện)
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

Tác động của các nhân tố tới phí quyền chọn

Khi các nhân tố sau Phí quyền chọn mua Phí quyền chọn bán
tăng
Giá tài sản cơ sở Tăng Giảm

Giá thực hiện Giảm Tăng

Thời gian tới đáo hạn Tăng Tăng

Biến động của tài sản Tăng Tăng


cơ sở
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

• Ví dụ: Một quyền chọn mua tháng 1/2020 với cổ phiếu IBM có giá thực thi
$120 được bán vào ngày 02/12/2019 với giá $2.18
• Quyền chọn đáo hạn vào ngày thứ Sáu thứ ba của tháng, hay là ngày 17
tháng 01 2020
• Điều gì sẽ xảy ra nếu giá cổ phiếu của IBM vào ngày 17 tháng 1 năm 2020 là
➢ 117
➢ 122
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

• Nếu giá cổ phiếu IBM dưới $120, quyền chọn mua sẽ đáo hạn vô giá trị.
• Giả sử cổ phiếu IBM được giao dịch với giá $122 vào ngày đáo hạn
• Giá trị quyền chọn vào ngày đáo hạn = giá cổ phiếu – giá thực hiện
= $122 - $120 = $2
• Lợi nhuận = Giá trị cuối cùng – Khoản đầu tư ban đầu
= $2 - $2.18 = -$0.18
• Quyền chọn sẽ được thực hiện để giảm thiểu khoản lỗ phí quyền chọn
• Nhớ là quyền mua không thực sự được coi là lãi trừ khi giá cổ phiếu IBM
vượt mức $122.18 ( giá thực hiện + phí quyền chọn) trước đáo hạn.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

Ví dụ 2: Lợi nhuận / Lỗ trên quyền chọn bán

• Giả sử có quyền chọn bán cổ phiếu IBM tháng 2 năm 2020 với giá thực hiện
là $195, bán vào ngày 17/01/2020 với giá $5.00.
• Người nắm quyền chọn có thể bán cổ phiếu IBM với giá $195 vào ngày
19/02.
• Giả sử giá cổ phiếu IBM vào ngày đáo hạn là $188.
• Chiến lược này lời/lỗ như thế nào ?
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

Ví dụ 2: Lợi nhuận / Lỗ trên quyền chọn bán

• Nếu cổ phiếu IBM có giá cao hơn $195 , quyền chọn bán sẽ vô giá trị
• Giá trị tại ngày đáo hạn = giá thực hiện – giá cổ phiếu
= $195 - $188 = $7
• Lợi nhuận của NĐT = $7 - $5 = $2
• Tỉ suất lợi nhuận nắm giữ của chu kỳ: $2/$5 = 40% trong 28 ngày.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.3. Chứng khoán phái sinh

Chứng khế (Stock Warrant):


• Là chứng khoán phái sinh, thể hiện cam kết bán của đơn vị phát hành
• Cho phép người sở hữu được mua một số lượng chứng khoán nhất
định tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định
• Được phát hành trực tiếp bởi công ty để huy động vốn từ nhà đầu tư,
hoặc tới nhân viên như một hình thức ưu đãi.
• Khi nhà đầu tư thực hiện chứng khế với cổ phiếu, số cổ phiếu thực
hiện nghĩa vụ này sẽ được phát hành trực tiếp tới nhà đầu tư từ công
ty.
• Người nắm giữ có thể thực hiện quyền trước ngày đáo hạn
• Người nắm giữ thường chỉ thực hiện quyền của họ khi giá thực hiện
≤ giá cổ phần thường.
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.3. Chứng khoán vốn

Chứng khế (Stock Warrant):


• Chứng khế có thể được sử dụng như một lợi ích/ điều khoản thưởng
nhằm kết nối lợi ích và mục đích của nhân viên với lợi ích và mục
đích của cổ đông.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý:
• Chứng khế cổ phiếu khác quyền chọn cổ phiếu
• Chứng khế cổ phiếu khác ESOP
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.4. Thị trường phái sinh

Hợp đồng hoán đổi


• Các công cụ phái sinh mà hai bên trao đổi (hoán đổi) dòng tiền hoặc các
công cụ tài chính khác trong nhiều thời kỳ (tháng / năm) để cùng có lợi
hoặc để quản trị rủi ro.
• Hai bên có cam kết và nghĩa vụ trong tương lai đối với hợp đồng.
Loại phổ biến:
• Hoán đổi lãi suất: cho phép các công ty hoán đổi nghĩa vụ lãi suất của họ
(thường hoán đổi lãi suất cố định với lãi suất thả nổi) để quản lý rủi ro
lãi suất, để phù hợp hơn với dòng tiền hoặc giảm chi phí đi vay.
• Hoán đổi tiền tệ: cho phép người vay trao đổi các nghĩa vụ nợ bằng một
loại tiền tệ với các nghĩa vụ nợ tương đương bằng một loại tiền tệ khác
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.2.5. Các quỹ được quản lý

Tài sản và thị trường có thể được phân loại là:


• Tài sản tài chính (ví dụ: chứng khoán, tiền tệ, công cụ phái sinh) so
với tài sản thực (ví dụ: bất động sản, thiết bị)
• Chứng khoán nợ so với chứng khoán vốn
• Chứng khoán đại chúng giao dịch trên các sàn giao dịch hoặc thông
qua các đại lý so với chứng khoán tư nhân
• Hợp đồng phái sinh vật lý (ví dụ: trên ngũ cốc hoặc kim loại) so với
hợp đồng phái sinh tài chính (ví dụ: trên trái phiếu hoặc chỉ số vốn
chủ sở hữu)
• Thị trường đầu tư truyền thống (trái phiếu, cổ phiếu) so với thị trường
đầu tư thay thế (ví dụ: bất động sản, quỹ phòng hộ, tìm nghệ thuật).
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.3. Thiết lập đầu tư

• Tỷ suất sinh lợi quá khứ (historical rate of return)

• Tỷ suất sinh lợi quá khứ trung bình cho một khoản đầu tư cá nhân

• Tỷ suất sinh lợi quá khứ trung bình của danh mục đầu tư
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.3.1. Các phương pháp tính tỷ suất sinh lợi quá khứ

• Lợi suất nắm giữ (Holding-Period Return - HPR)


Các công thức cơ bản để tính tỷ lệ lợi nhuận trong thời gian đầu tư nhất
định

• HPR= [PS − PB + CF] / PB


PS = Sale price – Giá bán ra
PB = Buy price – Giá mua vào
CF = Dòng tiền trong thời gian nắm giữ
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.3.1. Các phương pháp tính tỷ suất sinh lợi quá khứ

• Tỷ suất sinh lợi trên một kỳ nắm giữ (HPR)


Tỷ suất sinh lợi trên một kỳ nắm giữ trong một năm được tính theo công
thức:
• HPR= [Giá mỗi cổ phần cuối kỳ − Giá đầu kỳ + Cổ tức tiền
mặt]/Giá đầu kỳ
100 = Giá đầu kỳ ngày 01/01
108 = Giá cuối kỳ ngày 31/12
4 = Cổ tức tiền mặt
HPR = 12%
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.3.1. Các phương pháp tính tỷ suất sinh lợi quá khứ

Lợi suất nắm giữ (HPR)


Tỷ lệ lợi nhuận trên một cổ phiếu trong một số giai đoạn khác nhau có
cùng độ dài
Lãi năm 1 = 10%
Lãi năm 2 = 25%
Lãi năm 3 = -20%
Lãi năm 4 = 20%

Lợi nhuận trung bình là bao nhiêu?


KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.3.1. Các phương pháp tính tỷ suất sinh lợi quá khứ

Tỷ suất sinh lợi trung bình cộng (trọng số theo thời gian)

• Không ghép lãi (AAR or Lợi nhuận trung bình cộng – số học):
𝑛
𝐻𝑃𝑅𝑇
𝐻𝑃𝑅𝑎𝑣𝑔 =෍
𝑛
𝑇=1

Với n = số năm

• Ghép lãi (GAR or Lợi nhuận trung bình nhân – hình học):
𝑛 1Τ𝑛

𝐻𝑃𝑅𝑎𝑣𝑔 = ෑ 1 + 𝐻𝑃𝑅𝑇 −1
𝑇=1
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

1.3.1. Các phương pháp tính tỷ suất sinh lợi quá khứ

Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và lợi nhuận không chắc chắn

Sử dụng trung bình cộng số học để ước tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng.
Trung bình đơn giản là tốt nhất cho kỳ vọng trong giai đoạn nắm giữ,
trong khi hình học liên quan đến việc gộp trong các giai đoạn trước
Lợi nhuận không chắc chắn được đo bằng độ lệch chuẩn
Phương sai lợi nhuận thực tế:
1
Ex – post Variance: 𝜎2 = σ𝑛𝑖=1(𝑟𝑖 − 𝑟)ҧ 2
𝑛−1

Độ lệch chuẩn lợi nhuận thực tế


Ex – post Standard Deviation: 𝜎 = 𝜎 2
𝑟ҧ = HPR trung bình n = số lượng quan sát
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

Tổng Kết Chương

➢ Đầu tư tài chính ( định nghĩa, tài sản thực vs tài sản tài chính )
➢ Tổng quan về thị trường vốn và các sản phẩm/ công cụ tài chính (
thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán,
thị trường phái sinh, các chủ thể trong thị trường tài chính..)
➢ Tỉ suất sinh lợi quá khứ
KHOA ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

Tài Liệu Tham Khảo

1. Bodie, Zvi, Alex Kane, and Alan J. Marcus (2014). Investments. 10th
ed. New York: McGraw-Hill Education– Giáo trình Đầu Tư Tài Chính
(NXB Kinh Tế HCM)
2. Tài liệu Viện CFA

You might also like