You are on page 1of 10

TRƯỜNG CAO ĐẲNGBCNTT TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI GIẢNG

QUẢN TRỊ DỰ ÁN
Mã số: 440023 . 441017 . 442023

Ngươi biên soạn: Thạc sĩ. Lê Quang Bình

TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013

1
LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động đầu tư đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời gian đầu tư dài và kết quả
đầu tư thường diễn ra trong tương lai. Vì vậy, trước một dự án đầu tư chúng ta
cần phải chuẩn bị một cách khoa học, đầy đủ và chính xác nhằm tránh những rủi
ro khi thực hiện đầu tư. Việc thực hiện đó được thông qua quá trình lập các dự
án đầu tư.

Bên cạnh đó, để dự án đi vào hoạt động tốt, với kết quả cao, cần phải tiến
hành thẩm định các chỉ tiêu của dự án trước khi đầu tư, như: chỉ tiêu về thị
trường, chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, cùng các
chỉ tiêu về độ nhạy và rủi ro của dự án. Do vậy, việc tính toán các chỉ tiêu trên
trong dự án là rất quan trọng đối với nhà quản trị dự án.

Bài giảng Quản trị dự án này được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu kiến
thức về quản trị dự án đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Bài giảng
được biên soạn theo hướng lý thuyết, ví dụ minh họa, tình huống và bài tập.

Vì khả năng và thời gian còn hạn chế, nên việc biên soạn tài liệu này không
tránh những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp của quí đồng
nghiệp và sinh viên nhà trường.

Xin chân thành cảm ơn!

2
NỘI DUNG HỌC PHẦN

Chương 1: Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư

1.1 Khái niệm và phân loại đầu tư

1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Phân loại đầu tư

1.1.3 Đầu tư phát triển

1.2 Dự án đầu tư

1.2.1 Khái biệm

1.2.2 Sự cần thiết phải thiết lập dự án đầu tư

Bài tập chương 1

Chương 2: Phương pháp lập dự án đầu tư

2.1 Chu kỳ hoạt động của dự án đầu tư

2.2 Trình tự và nội dung của quá trình soạn thảo dự án đầu tư

2.2.1 Quá trình hình thành và thực hiện một dự án

2.2.2 Các bước của quá trình soạn thảo dự án

2.3 Nội dung chủ yếu của một báo cáo khả thi

2.4 Bảng phân công trách nhiệm trong việc lập dự án

Bài tập chương 2

Chương 3: Phân tích thị trường của dự án

3.1 Phân tích tình hình kinh tế xã hội tổng quát có liên quan đến dự án

3.2 Phân tích thị trường của dự án

3.2.1 Khái niệm và vai trò của phân tích thị trường

3.2.2 Nội dung của phân tích thị trường

3.2.3 Xem xét tính khả thi của dự án về mặt thị trường
3
Bài tập chương 3

Chương 4: Phân tích kỹ thuật và tổ chức nhân lực của dự án

4.1 Phân tích kỹ thuật của dự án

4.1.1 Vai trò của phân tích kỹ thuật

4.1.2 Nội dung của phân tích kỹ thuật của dự án

4.2 Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư của dự án

4.2.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của dự án

4.2.2 Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện của dự án

4.3 Phân tích tổ chức nhân lực của dự án

4.3.1 Tổ chức nhân lực của dự án

4.3.2 Tiền lương trong dự án

Bài tập chương 4

Chương 5: Phân tích tài chính của dự án

5.1 Vai trò của phân tích tài chính của dự án

5.2 Lập báo cáo tài chính cho từng năm, từng giai đoạn của dự án

5.2.1 Xác định nguồn tài trợ cho dự án

5.2.2 Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án

5.2.3 Dự tính chi phí sản xuất của dự án

5.2.4 Dự tính mức lãi lỗ của dự án

5.2.5 Dự tính cân đối dòng tiền của dự án

5.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án

5.3.1 Một số chỉ tiêu cơ bản dùng để phân tích tài chính

5.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án

Bài tập chương 5


4
Chương 6: Phân tích lợi ích kinh tế xã hội của dự án

6.1 Khái niệm về lợi ích kinh tế xã hội

6.2 Mục tiêu và các tiêu chuẩn đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự án

6.2.1 Mục tiêu

6.2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá

6.3 Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế xã hội do dự án mang lại

6.3.1 Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư

6.3.2 Xuất phát từ góc độ quản lý vĩ mô

6.4 Sự khác nhau giữa phân tích tài chính với phân tích lợi ích kinh tế xã hội của
dự án đầu tư

Bài tập chương 6

Chương 7: Phân tích độ nhạy và rủi ro của dự án

7.1 Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án

7.1.1 An toàn về nguồn vốn

7.1.2 An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính và khả năng trả nợ

7.2 Phân tích độ nhạy của dự án

7.3 Phân tích dự án trong trường hợp có nhiều khả năng và rủi ro

7.4 Phân tích dự án trong trường hợp có trượt giá và lạm phát

Bài tập chương 7

Chương 8: Lập tiến độ dự án

8.1 Trình tự lập sơ đồ

8.2 Vẽ sơ đồ Pert

8.3 Xác định đường găng

8.4 Phương pháp rút ngắn thời gian thực hiện

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện phát triển quốc tế Havard; Sách hướng dẫn phân tích chi phí và lợi ích
cho các quyết định đầu tư; Trung tâm Fulbright phát hành, Năm 2005.

Bộ môn kinh tế tài nguyên và môi trường, Nhập môn phân tích lợi ích và
chi phí; NXB Đại Học Quốc Gia; Năm 2009.

Vũ Công Tuấn, Quản trị dự án (Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư),
Nhà xuất bản thống kê, Năm 2010.

Nguyễn Quốc Ấn, Phạm Thị Hà, Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Quang
Thu; Trường Đại học Kinh tế TP HCM; Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư;
NXB Thống Kê, năm 2006.

Đỗ Phú Trần Tình, Lập và thẩm định dự án đầu tư, Nhà xuất bản giao
thông vận tải, Năm 2011.

6
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 KHÁI NIỆM & PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ


1.1.1 Khái niệm

Theo nghĩa hẹp: Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên và lao
động để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi
nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

Theo nghĩa rộng: Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành
các hoạt động nào đó, nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai với
mong muốn kết quả lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra.
Theo luật đầu tư Việt Nam năm 2006: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn
bằng các loại tài sản hữu hình hay vô hình để hình thành tài sản, bằng việc tiến
hành các hoạt động đầu tư theo qui định của pháp luật.
1.1.2 Phân loại đầu tư
Có nhiều cách phân loại đầu tư khác nhau, căn cứ trên các góc độ khác
nhau.

Thứ nhất, Căn cứ dưới góc độ sở hữu & quản lý, người ta chia đầu tư ra
làm các loại sau:

Đầu tư trực tiếp : Người bỏ vốn đầu tư và quản lý vốn là một chủ thể. Đầu
tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước hoặc đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
theo Luật đầu tư của Việt Nam.

Đầu tư gián tiếp : Là loại đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn
không phải là một chủ thể. Trường hợp cần quan tâm nhất là đầu tư gián tiếp
bằng vốn của nước ngoài. Đó là loại vốn hỗ trợ cho phát triển chính thức (ODA)

Thứ hai, Căn cứ vào phạm vi đầu tư, người ta chia làm các loại sau:
7
Đầu tư trong nước: là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam
của các tổ chức, công dân Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam; Đầu tư trong nước chịu sự điều
chỉnh của luật đầu tư trong nước.

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: là loại đầu tư trực tiếp của người nước
ngoài tại Việt Nam. Người nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc
các tài sản khác để đầu tư. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động theo qui
định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đầu tư Việt Nam ra nước ngoài : là đầu tư của các tổ chức cá nhân Việt
Nam ra các nước khác.

Ví dụ:

 Hoàng Anh Gia Lai đầu tư sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma

 Petro Việt Nam đầu tư sang Algieri, Nga, các nước Vùng Vịnh …

 Vietel đầu tư sang Mianma, Haiti

Thứ ba, Căn cứ vào bản chất và phạm vi lợi ích do nhà đầu tư đem lại,
người ta chia làm các loại đầu tư sau:

Đầu tư tài chính : là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay
hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước, hoặc lãi suất tùy
thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát hành.

Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới trong nền kinh tế mà chỉ làm tăng
hoặc giảm giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư.

Đầu tư thương mại: là loại đầu tư mà người bỏ tiền ra để mua hàng hóa và
sau đó bán lại với giá cao hơn, nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá.

8
Loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, mà chỉ làm tăng
tài sản tài chính cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng thúc
đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất.

Đầu tư phát triển: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến
hành các hoạt động nhằm tạo ra của cải cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản
xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác. Điều kiện chủ yếu để tạo việc
làm, nâng cao đời sống của người dân.

Các hoạt động gồm: bỏ tiền ra để xây dựng, sữa chữa nhà cửa và kết cấu hạ
tầng, mua sắm trang thiết bị, máy móc và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực,
thực hiện các chi phí thường xuyên,…

Như vậy đầu tư phát triển với đầu tư tài chính và đầu tư thương mại, có các
điểm khác nhau thể hiện:

Đầu tư phát triển không chỉ làm tăng tài sản của chủ đầu tư mà của cả nền
kinh tế.

Đầu tư tài chính và đầu tư thương mại là các loại đầu tư chỉ trực tiếp làm
tăng tài sản tài chính của người đầu tư, tác động gián tiếp đến làm tăng tài sản
của nền kinh tế.

Tuy nhiên, Ba loại đầu tư trên có mối quan hệ tương hỗ nhau. Đầu tư phát
triển tạo tiền đề để tăng tích lũy, phát triển hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư
thương mại. Ngược lại, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại lại hỗ trợ, tạo điều
kiện để tăng cường đầu tư phát triển.

1.1.3 Đầu tư phát triển

a. Đặt điểm của đầu tư phát triển:

9
Thứ nhất, Đầu tư phát triển cần một lượng vốn lớn và kéo dài trong suốt
quá trình đầu tư;

Thứ hai, thời gian tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành
quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm (thường tư 02 năm đến
50 năm, có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm) với nhiều biến động

Thứ ba, thời gian thu hồi vốn phải mất nhiều năm do đó không tránh khỏi
những biến động của tự nhiên, chính trị, xã hội, kinh tế.

Thứ tư, thành quả thể hiện hai mặt: lợi ích tài chính và lợi ích kinh tế xã
hội. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn lợi
ích kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng. Thành
quả của đầu tư phát triển có giá trị sử dụng trong nhiều năm, có khi hàng trăm
năm, hàng ngàn năm.

Thứ năm, các thành quả của các hoạt động đầu tư là các công trình xây
dựng sẽ hoạt động ngay nơi mà nó tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện địa lý, địa
hình cũng ảnh hưởng đến quá trình đầu tư cũng như kết quả hoạt động sau này.

b. Nội dung của đầu tư phát triển trong nền kinh tế:

Đầu tư phát triển trong nền kinh tế bao gồm các nội dung sau:

Đầu tư phát triển sản xuất

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng – kỹ thuật chung của nền kinh tế

Đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo

Đầu tư phát triển y tế và phát triển xã hội khác

Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật

10

You might also like