You are on page 1of 11

Lời mở đầu

Đầu tư là một hoạt động kinh tế và là một bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh của
các đơn vị, doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền
kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của các đơn vị nói riêng.

Mỗi hoạt động đầu tư được tiến hành với rất nhiều công việc có những đặc điểm kinh
tế - kỹ thuật đa dạng. Nguồn lực cần huy động cho hoạt động đó thường rất lớn. Thời
gian thực hiện và kết thúc đầu tư, nhất là việc thu hồi đầu tư vốn đã bỏ ra, hoặc đem lại
những lợi ích cho xã hội là một quá trình có thời gian dài. Do đó, để sử dụng có hiệu
quản các nguồn nhân lực đã chi cho công cuộc đầu tư, đem lại lợi ích kinh tế xã hội lớn
nhất cho đất nước, ngành và các đơn vị, một trong những vấn đề quan trọng có tính
chất quyết định của mọi công cuộc đầu tư là những người trực tiếp quản lý điều hành
quá trình đầu tư và thực hiện đầu tư phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về hoạt
động đầu tư và dự án đầu tư.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư trong nền kinh tế nói chung, trong các đơn vị,
doanh nghiệp nói riêng nên học phần “Quản trị dự án” ra đời và dược giảng dạy cho hệ
đại học chính quy thuộc ngành Quản trị kinh doanh tại Khoa Quản trị kinh doanh –
Trường Đại học Công Nghệ TP HCM. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho những
ai quan tâm đến lĩnh vực này.

BÀI 1: NHẬP MÔN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (DAĐT)

1.1 Đầu tư
1.1.1 Khái niệm về đầu tư

Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, các tài nguyên, nguồn lao động
và tri thức để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tường đối dài nhằm thu về lợi
nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Một hoạt động đầu tư có những đặc điểm như vốn, lĩnh
vực đầu tư phải là sản xuất kinh doanh, thời gian đầu tư là dài hạn và phải mang lại lợi
ích tài chính và lợi ích kinh tế xã hội.

1.1.2 Các loại đầu tư


- Đầu tư trực tiếp
- Đầu tư gián tiếp
- Đầu tư trong nước
- Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư mới
- Đầu tư theo chiều sâu
- Đầu tư phát triển
- Đầu tư dịch chuyển
1.1.3 Các hình thức đầu tư

Có 2 hình thức đầu tư là đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài

1.1.4 Các giai đoạn đầu tư

Quá trình đầu tư được phân thành ba giai đoạn lớn như sau:

- Chuẩn bị đầu tư
- Thực hiện đầu tư
- Kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác
1.2 Dự án đầu tư
1.2.1 Khái niệm

Từ nhiều góc độ khác nhau người ta có những khái niệm về DAĐT như sau:

- Về mặt hình thức, DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một các chi tiết và
có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết
quả và mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Trên góc độ quản lý, DAĐT là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vất tư,
lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong một thời gian dài.
- Trên góc độ kế hoạch hoá, DAĐT là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của
một công cuộc đầu tư SXKD, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các
quyết định đầu tư và tài trợ.
- Về mặt nội dung, DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau
nhằm đạt được mục đích nhất định trong tương lai.
Theo Luật xây dựng được Quốc hội khoá XI thông qua năm 2003 thì DAĐT được khái
niệm như sau:

Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về
số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm, hoạt dịch vụ trong
một khoảng thời gian xác định.

1.2.2 Đặc điểm của DAĐT

Từ khái niệm trên ta thấy một DAĐT có 4 đặc điểm sau: mục tiêu, kết quả, các hoạt
động, nguồn lực và thời gian. Bốn đặc trưng có quan hệ chặt chẽ với nhau, các kết quả
được coi là những cột mốc đánh dấu tiến độ của DAĐT và từng bước thực hiện các
mục tiêu đã đề ra

1.2.3 Yêu cầu của DAĐT

Để một DAĐT có đủ sức thuyết phục đòi hỏi phải có 4 yêu cầu sau:

- Tính khoa học


- Tính khả thi
- Tính pháp lý
- Tính hiệu quả
1.2.4 Phân loại DAĐT

Có nhiều loại DAĐT, tuỳ theo các tiêu thức phân loại như:

- Phân theo nhóm


- Phân theo trình tự lập và trình duyệt dự án
1.3 Quản trị DAĐT

Chu kỳ của một DAĐT trải qua 3 giai đoạn lớn:

- Chuẩn bị đầu tư
- Thực hiện đầu tư
- Vận hành các kết quả đầu tưu cho đến khi dự án chấm dứt hoạt động
Tuy đối tượng cụ thể của quản trị khác nhau, nhưng đều tập trung vào bốn nội dung là:
chi phí, chất lượng, thời gian và kết quả cuối cùng.

1.4 Nguyên tắc sử dụng nguồn vốn cho các DAĐT


- Vốn ngân sách Nhà nước: được sử dụng để đầu tư theo kế hoạch Nhà nước đối
với các dự án trọng điểm của Nhà nước do chính phủ quyết định.
- Vốn tín dụng ưu đãi thược Ngân sách Nhà nước: loại vốn này dùng để đầu tư
cho các dự án xây dựng, việc bố trí đầu tư cho các dự án này do chính phủ quyết
định cho từng đối tượng trong thời kỳ kế hoạch.
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): loại vốn này được quản lý theo một
Nghị định riêng.
- Vốn tín dụng thương mại: dùng để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, đổi
mới công nghệ các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả và có khả
năng thu hồi vốn.
- Vốn tự huy động: dùng để đầu tư cho sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng
và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài: trường hợp sử dụng đất, mặt nước, mặt
biển, nhà xưởng,… thuộc quyền sở hữu nhà nước phải được cấp có thẩm quyền
cho phép và làm thủ tục nhận vốn để có trách nhiệm hoàn trả vốn cho nhà nước
theo quy định hiện hành
1.5 Một số thuật ngữ khác
- Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn đầu tư, đồng thời là người chịu trách nhiệm
huy động số vốn còn thiếu để thực hiện DAĐT.
- Tổng mức đầu tư là tổng vốn đầu tư được dự kiến để chi phí cho toàn bộ quá
trình đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đầu tư.
BÀI 2: DÒNG TIỀN VÀ SỰ THAY ĐỔI CỦA GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI
GIAN

2.1 Giá trị thời gian của tiền tệ (thời giá của tiền tệ)

Đặc trưng quản trọng của tài sản là tính hao mòn (vô hình và hữu hình). Ngược lại, vốn
đầu tư để hình thành nên tài sản không có tính hao mòn, vốn đầu tư giữ nguyên khi
DAĐT kết thúc. Các khoản thu nhập do DAĐT mang lại phải có lợi nhuận và phải
hoàn lại toàn bộ số vốn ban đầu.

Thời gian đầu tư thường dài do đó phải xác định giá trị thời gian của tiền tệ, đó là cách
để tính chiết khấu khi tính về hiện tại và tính lãi suất cho tương lai.

2.1.1 Sự tương đương của các khoản tiền ở các thời điểm khác nhau

Khái niệm về giá trị tương đương giúp chúng ta có thể quy đổi các khoản tiền xuất hiện
ở các thời điểm khác nhau về một thời điểm tính toán, hoặc quy về hiện tại hoặc quy về
tương lai.

2.1.2 Lãi suất đơn và lãi suất kép

2.1.2.1 Tiền lãi, lãi suất

Số tiền tăng thêm từ vốn đầu tư ban đầu để được số vốn tích luỹ gọi là tiền lãi:

Tiền lãi = Tổng vốn tích luỹ - Vốn đầu tư ban đầu

Tiền lãi biểu thị theo tỷ lệ % đối với vốn đầu tư ban đầu cho một đơn vị thời gian gọi là
lãi suất.

Tiềnlãi trong một đơn vịthời gian


Lãi suất = x 100 %
Vốn đầu tư ban đầu

Đơn vị thời gian thường tính là năm.

2.1.2.2 Lãi suất đơn

Khi lãi suất chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính thêm lợi tức tích luỹ, phát sinh từ
các thời đoạn trước đó, gọi là lãi suất đơn
I = PV.k.n

Trong đó:

I là tiền lãi đơn

PV vốn đầu tư ban đầu

k là tỷ lệ lãi suất

n số thời đoạn

2.1.2.3 Lãi suất kép

Tiền lãi của thời đoạn trước được cộng vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn tiếp theo
(thường gọi là lãi mẹ đẻ lãi con).

Ký hiệu: PV vốn đầu tư ban đầu; lãi suất là k%/năm; FVn số tiền thu được sau n thời
đoạn (gồm cả gốc và lãi).

Tổng vốn gốc và lãi cuối năm đầu là:

PV + PV.k = PV(1+k)1

Tổng vốn và lãi cuối năm thứ 2 là:

PV(1+k) + PV(1+k).k = PV(1+k)2

Tương tự, tổng số tiền thu được sau n thời đoạn là:

FVn = PV(1+k)n

2.1.3 Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

Lãi suất thực là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi và thời đoạn ghép lãi là bằng
nhau. Ngược lại, nếu thời đoạn phát biểu mức lãi và thời đoạn ghép lãi không bằng
nhau thì lãi suất đó là lãi suất danh nghĩa.

Trong tính toán lập dự án nếu gặp lãi suất danh nghĩa thì suy ra lãi suất thực theo công
thức:
k mxn
r = (1 + m
¿ –1

Trong đó: r là lãi suất thực; k là lãi suất danh nghĩa trong 1 thời đoạn; m là số thời đoạn
ghép lãi trong thời đoạn phát biểu lãi suất; n là số thời đoạn tính toán.

Trong thực tế đôi khi chúng ta cần suy ra từ lãi suất thực này sang lãi suất thực khác
theo công thức:

r2 = (1 + r1)s -1
Trong đó: r2 là lãi suất thực của thời đoạn dài (thường là năm); r1 là lãi suất thực trong
thời đoạn ngắn (6 tháng, 3 tháng, 1 tháng); s là số thời đoạn ngắn trong thời đoạn dài.

2.2 Xác định lãi suất chiết khấu của DAĐT

Để có thể áp dụng được công thức cơ bản thì lãi suất chiết khấu phải là lãi suất thực.
Nếu gặp lãi suất danh nghĩa thì ta phải tính về lãi suất thực sau đó mới áp dụng công
thức cơ bản để tính toán.

Ngoài ra cần xét đến các yêu cầu sau đây:

- Xác định lãi suất bình quân theo cơ cấu các nguồn vốn: Một số DAĐT vốn đầu
tư lớn mà không có đủ vốn đầu tư thì phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác
nhau. Nếu DAĐT sử dụng nhiều nguồn vốn với các tỷ lệ lãi xuất khác nhau
trong tổng vốn thì lãi xuất chiết khấu của DADT là lãi xuất bình quân gia quyền.
- Xác định lãi xuất chiết khấu có xét đến làm phát:
k: Lãi xuất chiết khấu chưa xét đến lạm phát (% năm)
R: Tỉ lệ lạm phát (% năm)
K: Lãi xuất chiết khấu có xét lạm phát (% năm)

K = k + R + k.R
2.3 Giá trị tương lai của tiền tệ

2.3.1 Dòng tiền


Các khoản tiền xuất hiện tại các thời đoạn khác nhau (thường là cuối năm) tạo thành
dòng tiền. Thường được biểu diễn bằng biểu đồ. Có 2 loại dòng tiền:

- Dòng tiền thuần nhất (các khoản tiền cố định bằng nhau qua các thời đoạn).
Khoản thu nhập vẽ mũi tên quay lên (+), khoản chi phí vẽ mũi tên quay
xuống(-)
- Dòng tiền biến thiên (các khoản tiên xuất hiện qua các thời đoạn ko bằng
nhau)

2.3.2 Giá trị tương lai của 1 khoản tiền

PV: vốn k: lãi xuất (%/năm) n: số năm đầu tư

FVn = PV.(1+k)n (1+k)n: bảng thừa số lãi

- Giá trị tương lai của dòng tiền đều:


n n
(1+k ) −1 (1+k ) −1
FVAn = A.( k ) k
: bảng thừa số lãi
- Giá trị tương lai của dòng tiền biến thiên:
A1,A2,A3…An là số vốn ko bằng nhau được đầu tư tại các thời đoạn

FVn = A1(1+k)n-1 + A2(1+k)n-2 + A3(1+k)n-3 + … +


An(1+k)0
Tổng quát: FVn = CF1(1+k)n-i , CFi là khoản tiền ở thời đoạn i
2.3.3 Giá trị hiện tại của tiền tệ

Trị giá tính đổi về thời điểm hiện tại của đồng tiền thu (hoặc chi) gọi là giá trị hiện tại.

- Giá trị hiện tại của 1 khoản tiền


k: lãi xuất (%/tháng hoặc năm) n: tháng hoặc năm FVn: số tiền thu được
PV: số tiền gửi

PV = FVn.(1+k)-n, k: tỉ lệ chiết khấu


- Giá trị hiện tại của dòng tiền biến thiên
n n
C Fi
PV =∑ C F i .(1+k ) =∑
−i
i
i=1 i=1 (1+ k )
- Giá trị hiện tại của dòng tiền thuần nhất
A: khoản thu nhập cố định bằng nhau liên tục trong n năm
k: tỉ lệ chiết khấu (%/năm)
1
1−
PV = A.( (1+k ) )
n

2.4 Dòng tiền đầu tư và thu hồi

Khi lập DADT ta phải xử lý ko phải với 1 khoản tiền mà với rất nhiều khoản tiền thu
chi xuất hiện ở các thời điểm khác nhau trong suốt thời hạn đầu tư. Vẽ trên biểu đồ ta
đc dòng tiền

2.4.1 Quy ước vẽ dòng tiền

- Thời gian đc chia thành nhiều giai doạn, trong DADT mỗi thời đoạn là 1 năm.
- Gốc của dòng tiền lấy tại 0 cũng giống như các gốc tọa độ khác.
- Tiền thu(+) ta vẽ mũi tên quay lên:tiền chi (-) ta vẽ mũi tên quay xuống.Nếu trên
dòng tiền chỉ có 1 loại tiền thu hoặc chi thì ta vẽ mũi tên quay lên hoặc xuống.
- Các khoản tiền xuất hiện tại các thời điểm khác nhau trong cùng 1 thời đoạn đều
đc xem như xuất hiện ở cuối thời đoạn để tính toán.

2.4.2 Dòng tiền đầu tư và thu hồi

DADT thường đc gắn liền với năm dương lịch.


Ct là đầu tư bỏ ra trong thời đoạn (t=1,2,3,4,5…)

N là số thời hạn đầu tư

Rt là thu hồi nhận đc trong thời hạn t(t=1,2,3,4,5…)

k%/năm là lãi xuất chiết khấu của DADT

2.4.2.2 Khi DADT ko gắn với năm dương lịch

Khi DADT chưa biết rõ thời điểm nào thì ta sẽ chọn mốc 0 (chứ ko phải năm 0) là thời
điểm bắt đầu bỏ ra để tiến hành đầu tư. Nếu đầu tư ljai đc phân kì trong tiếp trong các
năm sau thì sẽ có cả C0,C1,C2…Cn

2.4.2.3 Vốn đàu tư (Ct)

Vốn đầu tư bao gồm vốn cố định và vốn lưu động phải bỏ ra trong thời đoạn t. Được
C−S
tính theo công thức: KH =
n

KH là khấu hao hằng năm. (đồng hoặc triệu đồng)

N là thời hạn khấu hao (năm)

C là giá trị tài sản cần khấu hao (đồng hoặc triệu đồng)

S là giá trị còn lại của tài sản sau n năm (đồng hoặc triệu đồng)

2.4.2.4 Vốn thu hồi (Rt)

Vốn thu hồi là những khoản tiền thu hồi sau khi đã thực hiện mọi nghĩa vụ đố với nhà
nước.

Rt = LRt + KHt

LRt là lãi ròng của thời đoạn t; KHt là khấu hao ở thời đoạn t.

LRt = Doanh thu thời đoạn t – Chi phí khai thác (sản xuất) thời đoạn t – Thuế thu nhập
doanh nghiệp thời đoạn t.

2.5 Chọn năm tính toán


Để so sánh đc các DADT, ta cần chuyển tất cả các khoản tiền về 1 năm tính toán
chung.

2.5.1 Những DADT thông thường, thời gian xây dựng ngắn

Đối với những DADT đơn giản, thời gian chuẩn bị và xây dựng trong vòng 1 năm thì
thời điểm đc chọn là lúc bắt đầu bỏ vốn ra đầu tư. Từ gốc 0 tiến hành tính toán theo
từng năm, cho đến năm kết thúc thời hạn đầu tư.

2.5.2 Đối với những DADT lớn, thời gian xây dựng dài

Đc chia thành 2 giai đoạn chính là giai đoạn xây dựng công trình và giai đoạn khai thác
công trình. Năm tính toán thường đc chọn là năm kết thúc thi công và bắt đầu đưa công
trình vào khai thác. Lúc này năm tính toán là năm gốc.

Các khoản đầu tư trong xây dựng đc chuyern về năm gốc bằng cách tính giá trị tương
lai của dòng tiền. Các khoản thu nhập trong thời gian khai thác đc chuyển về năm gốc
bằng cách tính giá trị hiện tại của dòng tiền ở năm gốc.

2.6 Xác định thời điểm đầu tư

Để đơn giản khi lập DADT, ta có thể căn cứ vào lãi ròng (LR) để xác định thời điểm
nên đầu tư. Thời đoạn mà có lãi ròng dương thì nên bắt đầu DADT.

Để cân đối giữa tình trạng thiếu vốn và các khoản đầu tư, ta xét đến điều kiện:

LRt ≥ C.k
LRt là lãi ròng thời đoạn t C là vốn đầu tư

k% là chi phí sử dụng vốn đầu (lãi xuất) lấy theo thị trường vốn.\

Nếu thời đoạn t nào mà điều kiện này đúng thì nên bắt đầu.

You might also like