You are on page 1of 6

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

1.1 Các thuật ngữ về đầu tư và dự án đầu tư


Đầu tư là gì? Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực để sản xuất kinh
doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã
hội. Có nhiều hình thức đầu tư:
- Đầu tư trực tiếp: người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn là một chủ thể.
- Đầu tư gián tiếp: người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn không phải là
một chủ thể.
- Đầu tư trong nước: là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của
các tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người
nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam.
- Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào Việt Nam
để thực hiện các hoạt động đầu tư.
- Đầu tư ra nước ngoài: là việc đầu tư của các tổ chức hoặc cá nhân của nước
này tại nước khác.
- Đầu tư mới: là đầu tư để xây dựng mới các công trình, nhà máy, thành lập mới
các công ty, mở các cửa hàng mới hoặc dịch vụ mới.
- Đầu tư theo chiều sâu: nhằm khôi phục, cải tạo, nâng cấp, trang bị lại, đồng bộ
hóa, hiện đại hóa và mở rộng các đối tượng hiện có.
- Đầu tư phát triển: là đầu tư trực tiếp nhằm tăng thêm giá trị tài sản, tạo ra năng
lực mới hoặc cải tạo, mở rộng, nâng cấp năng lực hiện có vì mục tiêu phát triển,
có tác dụng quan trọng trong việc tái sản xuất mở rộng.
- Đầu tư dịch chuyển: là đầu tư trực tiếp nhằm chuyển dịch quyền sở hữu giá trị
tài sản. Lúc này, không có sự gia tăng giá trị tài sản. Loại này có ý nghĩa trong
việc hình thành và phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, …nhằm
hỗ trợ cho đầu tư phát triển.

T.Đ.Luân 1
Dự án đầu tư là gì?
Dự án là việc sử dụng các nguồn lực hữu hạn để thực hiện nhiều công việc khác
nhau nhưng có liên quan nhau và cùng hướng đến các mục tiêu và lợi ích cụ thể.
Một dự án thường có nhiều đối tượng liên quan, ví dụ như: chủ đầu tư, người được
ủy quyền, nhà cung ứng, nhà tài trợ và nhà nước. Mỗi đối tương có vai trò, vị trí
ảnh hưởng, quyền lợi và trách nhiệm nhất định. Để đảm bảo dự án thành công, cần
có sự phối hợp chặc chẽ, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các bên liên quan đến dự
án.

Khái niệm dự án đầu tư có thể được phát biểu như sau:

+Về hình thức: Dự án đầu tư là tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi
tiết và có hệ thống các hoạt động theo kế hoạch để đạt kết quả và mục
tiêu nhất định trong tương lai.

+ Về nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan
với nhau được hoạch định nhằm đạt các mục tiêu đã xác định bằng việc
tạo ra kết quả cụ thể thông qua việc sử dụng các nguồn lực có giới hạn
trong khoảng thời gian xác định.

Nhìn chung, dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về
khối lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó
trong một khoảng thời gian xác định.

Dự án đầu tư cần làm rõ 6 câu hỏi có chữ “W” như sau:

(1) What? Sản phẩm của dự án là gì?


(2) Why? Tại sao phải nên đầu tư dự án?
(3) Where? Địa điểm đầu tư dự án ở đâu?
(4) When? Khi nào thực hiện, khi nào kết thúc?
(5) Who? Chủ đầu tư là ai? Khách hàng mục tiêu?
(6) How? Tổ chức thực hiện như thế nào?

T.Đ.Luân 2
1.2 Phân loại dự án
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các hoạt động đầu tư, ta có thể phân loại dự án sau :
*Dự án độc lập nhau: là dự án có thể tiến hành đồng thời hay nói cách khác là
các dự án không cùng mục tiêu hoặc việc quyết định lựa chọn dự án này không
ảnh hưởng đến việc lựa chọn những dự án kia.
*Dự án thay thế nhau: là những dự án không thể tiến hành đồng thời hay nói
cách khác đó là những dự án có cùng mục tiêu nhưng cách thực hiện khác nhau.
Nếu có dự án này thì không có dự án kia.
*Dự án bổ sung : là các dự án chỉ có thể thực hiện cùng lúc với nhau, chúng
phải được nghiên cứu song song.

Căn cứ vào mức độ chi tiết của nội dung dự án.

*Dự án tiền khả thi: được lập cho những dự án có quy mô đầu tư lớn, giải pháp
đầu tư phức tạp và thời gian đầu tư kéo dài. Do đó, không thể tính toán ngay dự
án khả thi mà phải nghiên cứu sơ bộ, lập dự án sơ bộ. Đây là cơ sở giúp chủ đầu
tư quyết định có nên tiếp tục nghiên cứu lập dự án chi tiết hay không.

*Dự án khả thi: là dự án được xây dựng chi tiết, các giải pháp được tính toán có
căn cứ và mang tính hợp lý. Đây là cơ sở giúp chủ đầu tư và các bên liên quan ra
quyết định phê duyệt, góp vốn, tổ chức thực hiện dự án hay không.
1.3 Chu trình dự án đầu tư
Chu trình dự án đầu tư trải qua 5 giai đoạn, bắt đầu từ ý tưởng đầu tư cho đến
đánh giá đầu tư.

Ý tưởng đầu tư

Đánh giá đầu tư Chuẩn bị đầu tư

Sản xuất kinh doanh Thực hiện đầu tư

T.Đ.Luân 3
Giai đoạn 1. Nghiên cứu ý tưởng và cơ hội đầu tư

- Để trả lời câu hỏi có cơ hội đầu tư hay không?

- Căn cứ để phát hiện cơ hội đầu tư:

o Chiến lược phát triển kinh tế văn hóa xã hội của quốc gia, của vùng
hay chiến lược phát triển sản xuất của ngành nghề.

o Nhu cầu thị trường về sản phẩm và dịch vụ dự kiến đầu tư

o Hiện trạng sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ dự kiến đầu tư

o Tiềm năng của dự án, kết quả và hiệu quả khi đầu tư
Giai đoạn 2. Chuẩn bị và soạn thảo dự án

- Thu thập thông tin thứ cấp để soạn thảo dự án tiền khả thi. Người soạn
thảo nên sử dụng thông tin thiên lệch theo hướng giảm bớt lợi ích và tăng
chi phí. Nếu như kết quả thẩm định dự án vẫn còn hấp dẫn thì khả năng
dự án sẽ đứng vững khi nghiên cứu khả thi.

- Ở bước nghiên cứu khả thi, dự án cần được soạn thảo kỹ lưỡng và thông
tin cần chi tiết hơn. Lúc này, nhóm soạn thảo dự án nên sử dụng thêm
thông tin sơ cấp khi tính toán các biến số chủ yếu của dự án. Trong giai
đoạn này, nếu kết quả thẩm định dự án không tốt thì cần mạnh dạn bác bỏ
dự án (mặc dù ta phải tốn chi phí cho việc nghiên cứu). Nếu dự án được
chấp nhận thì sẽ được chuyển sang giai đoạn thực hiện dự án.

Giai đoạn 3. Thực hiện đầu tư

- Điều phối và phân bổ nguồn lực dự án

- Thành lập nhóm thực hiện dự án, lựa chọn và bổ nhiệm nhà quản trị dự án

- Lập kế hoạch (thời gian biểu) thực hiện dự án

- Thương thảo và thực hiện các phương án tài trợ vốn

- Ký kết hợp đồng dự thầu và các hợp đồng khác

- Nghiệm thu và bàn giao công trình

T.Đ.Luân 4
Giai đoạn 4. Dự án vào hoạt động

- Sản xuất

- Kinh doanh

Giai đoạn 5. Đánh giá dự án

- Kiểm kê đánh giá và xác định giá trị tài sản còn lại của dự án

- Nhận dạng cơ hội đầu tư khác và bắt đầu cho một chu trình dự án mới.

1.4 Yêu cầu của dự án đầu tư


Dự án đầu tư cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tính thực tiễn: từng nội dung dự án phải được nghiên cứu, xác định trên
cơ sở phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh thực tế có
liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư. Nói cách khác, ta
cần phân tích kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư và
tính cấp thiết của dự án.

- Tính pháp lý: cần nghiên cứu đầy đủ các chủ trương của Đảng và Nhà
nước cùng các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động đầu tư.

- Tính khoa học và đồng nhất: người soạn thảo cần nghiên cứu đầy đủ các
khía cạnh của dự án, các số liệu tính toán phải có cơ sở, việc phỏng định
phải có căn cứ, tuân thủ các quy định chung của cơ quan chức năng về
quy trình lập dự án, các thủ tục và quy định về đầu tư.
1.5 Bố cục thông thường của dự án đầu tư
Tùy theo yêu cầu của các Cơ quan tài trợ và cơ quan thẩm định dự án của
Nhà nước. Một dự án đầu tư thông thường có các đề mục chính như sau:
Phần 1. Giới thiệu chung về dự án
1.1. Sự cần thiết của dự án
1.2. Mục tiêu và phạm vi của dự án
1.3. Giới thiệu chủ đầu tư
1.4. Căn cứ pháp lý của dự án
T.Đ.Luân 5
Phần 2. Phân tích thị trường
2.1 Mô tả sản phẩm và thị trường mục tiêu
2.2 Đánh giá cung cầu hiện tại và dự báo tương lai
2.3 Phân tích cạnh tranh
2.4 Chiến lược thị trường (4P)
Phần 3. Phân tích kỹ thuật
3.1 Mô tả hiện trạng
3.2 Mô tả thiết kế kỹ thuật công trình dự án
3.3 Mô tả công nghệ
3.4 Tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác
3.5 Phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào
3.6 Dự toán chi phí kiến thiết cơ bản
3.7 Phương án tổ chức và tiến độ thực hiện đầu tư
3.8 Dự toán tổng kinh phí
Phần 4. Phương án tổ chức quản lý nhân sự
4.1 Mô hình tổ chức và quản lý
4.2 Phương án nhân lực
Phần 5. Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án
5.1 Nguồn vốn đầu tư
5.2 Kế hoạch huy động vốn và trả nợ
5.3 Chi phí đầu tư cơ bản và khấu hao
5.4 Chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận
5.5 Phân tích và đánh giá ngân lưu tài chính dự án
5.6 Đánh giá rủi ro
5.7 Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
Phần 6. Kết luận và kiến nghị
Phần 7. Tài liệu tham khảo

1.6 Bài tập và tình huống thảo luận trên lớp

T.Đ.Luân 6

You might also like