You are on page 1of 19

CÂU HỎI ÔN TẬP

MÔN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


1. Dự án đầu tư là gì? Đặc điểm của dự án đầu tư? Vì sao phải đầu tư theo dự án? Mối quan hệ của các chủ thể
tham gia vào dự án đầu tư.
2. Quản lý dự án là gì?Nguyên tắc quản lý dự án xây dựng? Những nội dung chủ yếu của quản lý dự án xây
dựng?
3. Các hình thức quản lý dự án? Vai trò của các chủ thể trong quản lý dự án?
4. Đấu thầu là gì? Khái niệm và yêu cầu của lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng? Trình bày các hình
thức và các phương thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. Tư cách hợp lệ của nhà thầu? Các
trường hợp hủy đấu thầu?
5. Hiểu thế nào là hợp đồng xây dựng? Trình bày các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng. Có các loại hợp
đồng nào trong xây dựng?
6. [B0] Chât lượng là gì? Trình bầy các đặc điểm của chất lượng. Khái niệm quản lý chât lượng? Các nguyên tắc
cơ bản và nội dung của quản lý chất lượng?
7. Trình bày đặc điểm của chất lượng công trình xây dựng? Đặc điểm của sản phẩm xây dựng và đặc điểm của
sản xuất xây dựng ảnh hưởng như thế nào đến quản lý chất lượng công trình xây dựng?
8. Các loại sơ đồ thể hiện tiến độ? Trình bày trình tự lập và quản lý tiến độ thực hiện một dự án xây dựng công
trình. Nội dung các công tác quản lý tiến độ.
9. Khái niệm, nguyên tắc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
10. Trình bày khái niệm, vai trò và mục đích của kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình? Trình bầy nội
dung kiểm soát chi phí trong các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình.
_____________________________________________________________________________

BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com


Câu 1: Dự án đầu tư là gì? Đặc điểm của dự án đầu tư? Vì sao phải đầu tư theo dự án? Mối quan hệ
của các chủ thể tham gia vào dự án đầu tư.
a. Khái niệm: Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây
dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng
công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định
 Xét trên tổng thể quá trình đầu tư: dự án đầu tư là kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt
được mục tiêu đã đề ra trong một thời hạn nhất định.
 Xét về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày chi tiết và có hệ thống các hoạt động và
chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
 Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm tạo
ra những sản phẩm mới cho xã hội.
 Xét trên góc độ kế hoạch hoá: dự án đầu tư là kế hoạch chi tiết để thực hiện chương trình đầu tư xây dựng
nhằm phát triển kinh tế xã hội, làm căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư.
 Xét trên góc độ phân công lao động xã hội: dự án đầu tư thể hiện sự phân công, bố trí lực lượng lao động xã
hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố
tự nhiên.
 Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối liên hệ biện chứng, nhân quả
với nhau để đạt được mục đích nhất định trong tương lai.
b. Đặc điểm của dự án đầu tư XDCT

- Dự án XD có mục đích cuối cùng là công trình XD hoàn thành đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra. Sản phẩm của
nó mang tính chất riêng lẻ, đơn chiếc.

- Dự án XD có chu kỳ riêng trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển.

- Dự án XD có sự tham gia của nhiều chủ thể (chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, TVTK, TVGS,
TVQLDA…). Họ có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thường mang tính đối tác và có thể xảy ra xung đột
bất cứ lúc nào.
+ Chủ đầu tư XD là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý sử dụng vốn để
thực hiện hoạt động đầu tư XDCT.
+ Cơ quan quản lý nhà nước về XD gồm Bộ XD, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, UBND quận, huyện, thị xã.
+ Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động XD, năng lực hành nghề XD khi tham gia quản lý
hợp đồng trong đầu tư XDCT.
+ Người quyết đinh đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức doanh nghiệp có thẩm
quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tư XDCT.

- Dự án XD luôn bị hạn chế bởi các nguồn lực (nguồn vốn, nhân lực, máy móc, thiết bị …)

- Dự án XD thường yêu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện dài và vì vậy có tính bất định và rủi
ro cao.

BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com


c. Vì sao phải đầu tư theo dự án.

- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ này chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài

- Hoạt động đầu tư là các hoạt động cho tương lai, do đó nó chứa đựng bên trong rất nhiều yếu tố bất định; rủi
ro, không chắc chắn

- Trong hoạt động đầu tư cần phân tích và đánh giá đầy đủ trên nhiều khía cạnh khác nhau. Việc phân tích phải
được thực hiện một cách đầy đủ, thu thập thông tin về hoạt động kinh tế sẽ tiến hành đầu tư, kể cả thông tin
quá khứ, thông tin hiện tại và các dự kiến cho tương lai. Sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư
được quyết định từ việc phân tích có chính xác hay không.
 Chính vì vậy cần phải lập dự án đầu tư có nghĩa là phải đầu tư theo dự án.
d. Mối quan hệ của các chủ thể tham gia vào dự án đầu tư (Phân tích thêm).
CHỦ ĐẦU TƯ

TV QLDA

TVGS NHÀ THẦU


 Dự án xây dựng có sự tham gia của nhiều chủ thể (Nguồn: Slide của cô)

BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com


Câu 2: Quản lý dự án là gì? Nguyên tắc quản lý dự án xây dựng? Những nội dung chủ yếu của quản lý dự án
xây dựng?
a. Quản lý dự án là gì?
Quản lý dự án xây dựng là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát
triển của dự án nhằm đảm bảo cho công trình hoàn thành đúng thời hạn và trong phạm vi ngân sách được duyệt; đạt
được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng; đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường bằng những
phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
b. Nguyên tắc quản lý dự án xây dựng?

- Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo
quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư
và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án.

- Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng:
+ Dự án đầu tư XD sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảo
đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án;
+Dự án đầu tư XD sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì Nhà nước quản lý về chủ trương, mục tiêu, quy mô
đầu tư, chi phí thực hiện, các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng, an ninh quốc phòng
và hiệu quả của dự án
+ Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP có kết cấu phần xây dựng được quản lý như đối với dự án sử
dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách;
+Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác thì Nhà nước quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của
dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng và an ninh quốc phòng.

- Quản lý đối với các hoạt động đầu tư XD của dự án theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 của luật XD

c. Những nội dung chủ yếu của quản lý dự án xây dựng (phân tích thêm)?
 Lập kế hoạch:
- Thiết lập mục tiêu
- Điều tra nguồn lực
- Xây dựng kế hoạch
 Điều phối thực hiện
- điều phối tiến độ thời gian
- phân phối các nguồn lực
- phối hợp các nỗ lực
- khuyến khích và động viên
 Giám sát thực hiện
- đo lường kết quả
- so sánh với mục tiêu
- báo cáo
- giải quyết các vấn đề
Những nội dung trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, chi phồi nhau trong quá trình quản lý một dự án xây dựng.

BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com


Câu 3: Các hình thức quản lý dự án? Vai trò của các chủ thể trong quản lý dự án?
a. Các hình thức quản lý dự án?
Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tư quyết
định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
- Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách
nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, tổng công ty nhà nước.
- Ban quản lý dự án một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình
cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về
an ninh quốc phòng có yêu cầu bí mật nhà nước.
- Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính
chất đặc thù, đơn lẻ.
- Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện các dự án
cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng.
b. Vai trò của các chủ thể trong quản lý dự án?

- Trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp QLDA (điều 62 + 64 luật XD số 50)
 Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu
bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các
quy định của pháp luật.
 Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý
dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền.
 Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận
và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định.
Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban
Quản lý dự án.
 Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Ban Quản lý dự án.

- Trường hợp Thuê tư vấn quản lý dự án (điều 65 luật XD số 50)


 Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu
bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các
quy định của pháp luật.
 Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện năng
lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án.
 Chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để
kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án
 Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư
vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong hợp
đồng.
 Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp
thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.

BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com


Câu 4: Đấu thầu là gì? Khái niệm và yêu cầu của lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng? Trình bày
các hình thức và các phương thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. Tư cách hợp lệ của nhà thầu?
Các trường hợp hủy đấu thầu?
a. Đấu thầu là gì?
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi
tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức
đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
b. Khái niệm và yêu cầu của lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng?

- Lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình.
Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có thể giao một phần công việc của hợp đồng cho thầu phụ. Thầu phụ phải có đủ
năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng tương ứng và được chủ đầu tư công trình chấp nhận.
Thầu phụ không được giao toàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồng cho nhà thầu khác.

- Yêu cầu trong lựa chọn nhà thầu


Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá
dự thầu hợp lý.
Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch.
c. Trình bày các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng (Mục 1-Chg2. LĐT 43)

- Đấu thầu rộng rãi


+ Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.
+ Bên mời thầu phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự
thầu tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.
+ Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng
thầu.

- Đấu thầu hạn chế


+ Điều kiện: Hạn chế số lượng nhà thầu tham dự (tối thiểu 5 nhà thầu tùy quy mô tính chất dự án)
+ Áp dụng cho:
 Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
 Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.
 Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.

- Chỉ định thầu


+ Chỉ định thầu là hình thức chủ đầu tư xây dựng hoặc người quyết định đầu tư chỉ định trực tiếp nhà thầu có điều
kiện năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc với giá hợp lý.
+ Trường hợp áp dụng: Gói thầu có giá trong hạn mức
 Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công;
 Không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm
công;
 Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

- Hình thức chào hàng cạnh tranh


+ Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của CP
BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com
+ Trường hợp áp dụng:
 Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
 Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và
tương đương nhau về chất lượng;
 Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
+ Điều kiện thực hiện :
 Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
 Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
 Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu

- Mua sắm trực tiếp


+ Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán
mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
+ Điều kiện áp dụng:
 Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói
thầu trước đó;
 Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
 Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần
việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
 Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá
12 tháng.
+ Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm
trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh
nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

- Tự thực hiện
Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp
quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa
chọn nhà thầu trên thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà
thầu, nhà đầu tư.

- Tham gia thực hiện của cộng đồng


Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một
phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây:
+ Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền
núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.
d. Trình bày các phương thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng (Đ28,29,30,31 LĐT)

- Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ


+ Áp dụng trong các trường hợp sau đây:
 Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa,
xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
 Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;

BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com


 Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn
hợp;
 Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
 Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
+ Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu
cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
+ Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

- Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ


+ Áp dụng trong các trường hợp sau đây:
 Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm
hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
 Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.
+ Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu
cầu của hồ sơ mời thầu.
+ Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà
thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

- Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ


+ Áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn
hợp có quy mô lớn, phức tạp.
+ Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu
giai đoạn hai.
+ Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm
đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và
bảo đảm dự thầu.

- Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ


+ Áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn
hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.
+ Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt
theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở
đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so
với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài
chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.
+ Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự
thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với
nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được
mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá.
e. Tư cách hợp lệ của nhà thầu? (điều 5 Luật đấu thầu số 43)

- Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
 Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động
cấp;
 Hạch toán tài chính độc lập;
 Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả
năng chi trả theo quy định của pháp luật;
BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com
 Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
 Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
 Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
 Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
 Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài
khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào
bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

- Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
 Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
 Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
 Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
 Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
 Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

- Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức hoặc cá nhân có tư cách hợp lệ được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc
liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách
nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong
liên danh.
f. Các trường hợp hủy đấu thầu?
• Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã được nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
• Có bằng chứng cho thấy Bên mời thầu thông đồng với nhà thầu.
• Tất cả hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
• Có bằng chứng cho thấy tất cả các nhà thầu có sự thông đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của Bên mời thầu.
+ [B0] Các trường hợp loại hồ sơ thầu
• Không đáp ứng yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) của Hồ sơ mời thầu.
• Không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá.
• Có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc nhà thầu
không chấp nhận lỗi số học do Bên mời thầu phát hiện.
• Có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn.

BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com


Câu 5: Hiểu thế nào là hợp đồng xây dựng? Trình bày các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng. Có các
loại hợp đồng nào trong xây dựng?
a. Hiểu thế nào là hợp đồng xây dựng?
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng là hợp đồng dân sự.
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (gọi tắt là hợp đồng xây dựng) là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao
thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để thực hiện một, một số
hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.
b. Trình bày các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng

- Hợp đồng được ký kết trên nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, không được trái
pháp luật, đạo đức xã hội và các thoả thuận phải được ghi trong hợp đồng.

- Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết sau khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo qui định và
các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng.

- Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng có thể áp dụng các qui định để
soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng. Đối với hợp đồng của các công việc, gói thầu đơn giản, qui mô nhỏ thì
tất cả các nội dung liên quan đến hợp đồng các bên có thể ghi ngay trong hợp đồng. Đối với các hợp đồng của
các gói thầu thuộc các dự án phức tạp, qui mô lớn thì các nội dung của hợp đồng có thể tách riêng thành điều
kiện chung và điều kiện riêng (điều kiện cụ thể) của hợp đồng:
+ Điều kiện chung của hợp đồng là tài liệu qui định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối quan hệ của các bên hợp đồng.
+ Điều kiện riêng của hợp đồng là tài liệu để cụ thể hoá, bổ sung một số qui định của điều kiện chung áp dụng cho
hợp đồng.

- Giá hợp đồng không vượt giá trúng thầu (đấu thầu), không vượt dự toán gói thầu được duyệt (chỉ định thầu),
trừ trường hợp khối lượng phát sinh ngoài gói thầu được Người có thẩm quyền cho phép.

- Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện
công việc nhưng nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực
hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng của dự án.

- Nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được
chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng mà nhà thầu chính
đã ký với chủ đầu tư. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công
việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

- Trường hợp là nhà thầu liên danh thì các thành viên trong liên danh phải có thoả thuận liên danh, trong hợp
đồng phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh.

- Bên giao thầu, bên nhận thầu có thể cử đại diện để đàm phán, ký kết hợp đồng. Người đại diện được toàn
quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình đàm phán hợp đồng.
Trường hợp có những nội dung cần phải xin ý kiến của cấp có thẩm quyền thì các nội dung này phải được ghi
trong biên bản đàm phán hợp đồng.
c. Có các loại hợp đồng nào trong xây dựng?

- Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng
+ Hợp đồng tư vấn xây dựng (hợp đồng tư vấn)
+ Hợp đồng thi công xây dựng công trình (hợp đồng thi công xây dựng)
+ Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (hợp đồng cung cấp thiết bị)
+ Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (Engineering - Construction - EC)

BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com


+ Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (Engineering - Procurement -EP)
+ Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (Procurement - Construction - PC)
+ Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (Engineering - Procurement -
Construction - EPC)
+ Hợp đồng chìa khóa trao tay
+ Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây dựng để cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi
chung là nhân lực)

- (A0) Theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng
+ Hợp đồng trọn gói;
Là hợp đồng có giá trị ký kết hợp đồng không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng (đơn giá cố định và
khối lượng không thay đổi)
Áp dụng cho các gói thầu mà tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng đã có đủ điều kiện để xác
định khối lượng công việc cũng như đơn giá thực hiện hợp đồng hoặc 1 số trường hợp chưa thể xác định rõ khối
lượng nhưng các bên tham gia có đủ năng lực kinh nghiệm để xác định giá hợp đồng trọn gói.
+ Hợp đồng theo đơn giá cố định;
Là loại hợp đồng có khối lượng công việc có thể thay đổi nhưng đơn giá trong cũng khối lượng đã xác định
thì không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện.
Áp dụng tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện xác định về đơn giá
nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc.
+ Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
Là loại hợp đồng có giá xác định trên cơ sở đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp
đồng nhân với khối lượng công việc tương ứng được điều chỉnh giá (cách tính trượt giá phải ghi rõ trong hợp đồng và
khối lượng thanh toán phải được nghiệm thu).
Áp dụng cho các gói thầu mà tại thời điểm lựa chọn nhà thầu hoặc đàm phán ký kết hợp đồng, các bên tham
gia hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác định rõ khối lượng, đơn giá và các yếu tố rủi ro liên quan đến giá trong quá
trình thực hiện hợp đồng và có xét thêm chi phí dự phòng.
+ Hợp đồng theo thời gian;
Được xác định dựa trên mức thù lao cho chuyên gia; các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và
thời gian làm việc tính theo tháng, ngày, giờ.
+ Hợp đồng theo giá kết hợp
Là sự kết hợp của nhiều loại hợp đồng trên.

- Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng
+ Hợp đồng thầu chính là hợp đồng XD được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
+ Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng XD được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.
+ Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức.
+ Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài
với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước.

BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com


Câu 7: Trình bày đặc điểm của chất lượng CTXD? Đặc điểm của sản phẩm XD và đặc điểm của sản xuất
XD ảnh hưởng như thế nào đến quản lý chất lượng CTXD?
a. Trình bày đặc điểm của chất lượng CTXD?
Chất lượng công trình xây dựng được đánh giá bởi mức độ đáp ứng yêu cầu của các đặc tính sau: công năng, độ
tiện dụng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, tin cậy, tính thẩm mỹ, an toàn trong khai thác, sử dụng ; tính
kinh tế và đảm bảo tính gian.
Rộng hơn chất lượng CTXD công trình còn có thể và cần được hiểu không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm
và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề
liên quan. Cụ thể:

- Chất lượng CTXD được hình thành ngay từ trong các giai đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư XDCT đó.
Nghĩa là cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng, lập quy hoạch, lập dự án đến khảo sát, thiết kế,
thi công đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết hạn phục vụ…

- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng
của các công việc xây dựng riêng lẻ, các bộ phận, hạng mục công trình.

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật thể hiện trong kết quả kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, MMTB; trong quá trình
hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc công nhân, kỹ sư trong quá
trình thực hiện các hoạt động xây dựng.

- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình có thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải hoàn thành,
đưa công trình vào khai thác sử dụng.

- Vấn đề an toàn trong thi công đối với kỹ sư, công nhân; an toàn trong sử dụng khai thác đối với những người
hưởng thụ công trình.

- Tính kinh tế thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải trả và ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho
các nhà thầu thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như: lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây
dựng…

- Vệ sinh và bảo vệ môi trường.


b. Đặc điểm của sản phẩm XD ảnh hưởng như thế nào đến quản lý chất lượng CTXD?

- Tính cá biệt, đơn chiếc : Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc vì nó phụ thuộc vào đơn đặt hàng của
người mua, vào điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng. Sản phẩm XD mang nhiều tính cá biệt, đa
dạng về công dụng, cấu tạo và phương pháp sản xuất chế tạo.

- Được xây dựng và sử dụng tại chỗ : Sản phẩm xây dựng là công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ. Vốn
đầu tư xây dựng lớn, thời gian xây dựng cũng như thời gian sử dụng lâu dài. Vì tính chất này nên khi tiến
hành xây dựng phải được chú ý ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế
và thi công xây lắp công trình sao cho hợp lý.

- Kích thước và trọng lượng lớn, cấu tạo phức tạp : Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, trọng lượng
lớn. Số lượng chủng loại vât tư, thiết bị xe máy thi công và hao phí lao động cho mỗi công trình cũng rất khác
nhau, luôn thay đổi theo tiến độ thi công. Công tác giám sát chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, MBTC
gặp nhiều khó khăn. Giá thành sản phẩm xây dựng rất phức tạp, thay đổi thường xuyên và theo từng khu vực.

- Liên quan đến nhiều ngành đến môi trường tự nhiên và cộng đòng dân cư. Sản phẩm xây dựng liên quan đến
nhiều ngành cả về phương tiện cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm và cả về phương
tiện sử dụng công trình. Sản phẩm xây dựng ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan thiên nhiên, do đó vấn đề vệ
sinh và bảo vệ môi trường được đặc biệt quan tâm.

BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com


- Thể hiện trình độ phát triển kinh tế- văn hóa – xã hội từng thời kỳ. Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về
kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng. Sản phẩm xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố
thượng tầng kiến trúc, mang bản sắc văn hóa dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt của dân cư
c. Đặc điểm của sản xuất XD ảnh hưởng như thế nào đến quản lý chất lượng CTXD?

- Sản xuất xây dựng có tính di động cao : Sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, có tính di động cao theo lãnh
thổ. Đặc điểm này gây ra những bất lợi sau:
+ Thiết kế thay đổi theo yêu cầu của chủ đầu tư về công năng hoặc trình độ kỹ thuật, về vật liệu. Ngoài ra thiết kế
còn phải thay đổi cho phù hợp với thực tế phát sinh ngoài công trường.
+ Các phương án công nghệ và tổ chức xây dựng phải luôn luôn biến đổi phù hợp với thời gian và địa điểm xây
dựng, gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất và nảy sinh nhiều chi phí cho vấn đề di chuyển sản xuất, cho xây
dựng công trình tạm phục vụ thi công.
+ Địa điểm công trình luôn thay đổi nên phương pháp tổ chức sản xuất và biện pháp kỹ thuật thi công cũng thay
đổi cho phù hợp.

- Thời gian xây dựng công trình dài, cho phí sản xuất lớn
+ Vốn đầu tư xây dựng của chủ đầu tư và vốn sản xuất của các doanh nghiệp xây dựng thường bị ứ đọng trong
công trình.
+ Doanh nghiệp xây dựng dễ gặp rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như rủi ro về điều kiện tự nhiên, khí hậu thời
tiết, các rủi ro thanh toán, biến động giá cả,rủi ro về an ninh, an toàn.

- Tổ chức quản lý sản xuất phức tạp : Qúa trình sản xuất xây dựng mang tính tổng hợp, cơ cấu sản xuất phức
tạp, các công việc xen kẽ và có ảnh hưởng lẫn nhau, có thể có nhiều đơn vị cùng tham gia thi công công trình.
Do đó công tác quản lý sản xuất trên công trường rất phức tạp, biến động, gặp nhiều khó khăn phát sinh do
điều kiện thời tiết, khí hậu.

- Sản xuất xây dựng tiến hành ngoài trời : Sản xuất xây dựng thường được tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh
hưởng của điều kiện thiên nhiên tới các hoạt động lao động, khó lường trước được những khó khăn phát sinh
do điều kiện thời tiết, khí hậu.

- Sản xuất theo đơn đặt hàng : và thường là sản phẩm xây dựng được sản xuất đơn chiếc. Dẫn đến:
+ Sản xuất xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng thường có tính bị động và rủi ro do phụ thuộc vào kết quả
đấu thầu.
+ Việc tiêu chuẩn hóa, định hình hóa các mẫu sản phẩm và công nghệ chế tạ sản phẩm XD gặp nhiều khó khăn.
+ Giá cả của sản phẩm XD thường không thống nhất và phải được xác định trước khi sản phẩm ra đời trong hợp
đồng giao nhận thầu hoặc đấu thầu.

BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com


Câu 8: Các loại sơ đồ thể hiện tiến độ? Trình bày trình tự lập và quản lý tiến độ thực hiện một dự án xây
dựng công trình. Nội dung các công tác quản lý tiến độ.
1. Các loại sơ đồ thể hiện tiến độ?

- Sơ đồ ngang
+ Cách thể hiện: 1 hệ trục toạ độ vuông góc, trục tung thể hiện các công việc, trục hoành thể hiện thời gian.
+ Ưu điểm: dùng được cho nhiều đối tượng, dễ lập, dễ điều chỉnh, bổ sung... nên được dùng phổ biến.
+ Nhược điểm: không thể hiện được các dự án phức tạp, không thấy rõ mối liên hệ lô-gic của các công việc trong
dự án.
+ Phù hợp cho các công việc song song hoặc tuần tự.

- Sơ đồ xiên
+ Cách thể hiện: 1 hệ trục toạ độ vuông góc, trục tung thể hiện các phân đoạn, trục hoành thể hiện thời gian.
+ Ưu điểm: thể hiện được mối quan hệ giữa các công việc trong không gian, thích hợp tổ chức thực hiện dự án
theo phương pháp dây chuyền.
+ Nhược điểm: (giống của sơ đồ ngang)

- Sơ đồ mạng
+ Cách thể hiện: là một mô hình toán học động;
+ Ưu điểm: thể hiện rõ vị trí của từng công việc đối với mục tiêu chung và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các CV;
+ Sơ đồ mạng là tên chung của nhiều phương pháp có sử dụng lý thuyết mạng như: phương pháp đường gang;
phương pháp "kỹ thuật ước lượng và kiểm tra chương trình")....
+ Tác dụng của sơ đồ mạng
 Phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các công việc của dự án;
BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com
 Xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành, trên cơ sở đó xác định các công việc găng và
đường găng của dự án;
 Là cơ sở để tính toán thời gian dự trữ của các công việc, các sự kiện;
 Cho phép xác định những công việc nào cần phải được thực hiện kết hợp nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn
lực, các công việc nào có thể thực hiện đồng thời nhằm đạt được mục tiêu về ngày hoàn thành dự án;
 Là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và điều hành dự án.
2. Trình bày trình tự lập và quản lý tiến độ thực hiện một dự án xây dựng công trình.
a. Trình tự lập tiến độ
 Bước 1. Xác định các công việc và mối liên hệ giữa chúng (xem xét công việc nào làm trước, công việc nào
làm sau, công việc nào có thể làm đồng thời với công việc đang xét)
 Bước 2. Lập sơ đồ mạng sơ bộ
o Dựa vào những công việc và mối liên hệ giữa chúng như đã xác định tại bước 1 để lập sơ đồ mạng sơ
bộ. Có 3 phương pháp lập sơ đồ mạng sơ bộ.
o Phương pháp 1: Đi từ đầu đến cuối dự án. (áp dụng khi biết rõ các công việc và trình tự các công việc
của dự án).
o Phương pháp 2: Đi ngược từ cuối lên đầu dự án. (áp dụng với các dự án mới mẻ, không biết rõ các
công việc cũng như trình tự, mối liên hệ giữa các công việc)
o Phương pháp 3: Làm từng cụm. Cách này thường áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp. Người ta chia
dự án thành từng cụm/mảng công việc rồi chia cho từng người/nhóm người lập riêng. Liên kết các
mạng con thu được theo cách trên ta sẽ có một sơ đồ mạng lớn thống nhất.
 Bước 3. Hoàn thiện sơ đồ mạng: Kiểm tra sơ đồ mạng thu được và hoàn tất các công việc sau đó vẽ lại dưới
hình thức rõ ràng nhất, dễ đọc nhất.
 Bước 4. Tính sơ đồ mạng (bao gồm: đánh số thứ tự; ghi thời gian công việc, tên công việc, nhu cầu nguồn lực;
tính toán sơ đồ mạng và xác định đường găng; tính toán các thời gian dự trữ).
 Bước 5. Chuyển sơ đồ mạng lên lịch tiến độ
 Bước 6. Tối ưu hoá sơ đồ mạng: lập biểu đồ nhân lực và các nhu cầu nguồn lực khác. Điều chỉnh sơ đồ mạng
theo tiêu chuẩn tối ưu về sử dụng nguồn lực.
b. Quản lý tiến độ
 Tập trung chỉ đạo các công việc găng, coi đó là các công việc then chốt, cần được ưu tiên về vật tư, nhân lực
và sự giám sát chặt chẽ về kỹ thuật và tổ chức.
 Thường xuyên phải kiểm tra lại và nếu cần thì có thể phải điều chỉnh mạng.
 Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị bằng "phiếu công việc".
 Tổ chức mạng lưới theo dõi, đôn đốc và nắm tình hình sản xuất.
 Báo cáo định kỳ và đột xuất cho lãnh đạo.
3. Nội dung các công tác quản lý tiến độ.
a. Lập kế hoạch tiến độ
+ Căn cứ lập:
 Tiến dộ theo yêu cầu của chủ đâu tư
 Bản vẽ thi công hạng mục công trình
 Phuong pháp tổ chức sản xuất
 Các định mức có liên quan
 Điều kiện huy động nguồn lực
 Các điều kiện khác…
BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com
+ Trình tự lập kế hoạch tiến độ:
 Phân tích công nghệ xây dựng công trình
 Lập danh mục các công việc
 Xác định khối lượng xây dựng
 Lựa chọn phương pháp tổ chức, biện pháp thi công
 Xác định hao phí lao động và máy móc thiết bị
 Xác định thời giant hi công và hao phí tài nguyên
 Lập tiến độ sơ bộ
 Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của tiến độ sơ bộ đã lập
 So sánh chỉ tiêu với tiêu chí đã đạt ra
 Tối ưu hóa tiến độ theo chỉ tiêu ưu tiên
 Duyệt tiến độ và gắn với liên lịch
 Lập biểu đồ nhu cầu tài nguyên
+ Các chú ý khi lập kế hoạch tiến độ: chọn trình tự thi công hợp lý; đảm bảo thời hạn thi công; sử dụng nhân lực điều
hòa; đưa vốn vào các công trình một cách hợp lý; kế hoạch tiến độ cần được phổ biến rộng rãi cho các cán bộ công
nhân viện bằng phiếu giao việc.
b. Giám sát tiến độ
+ Khái niệm: Giám sát tiến độ là quá trình thu thập, ghi nhận và báo cáo các thông tin liên quan đến tất cả các khía
cạnh của việc thực hiện tiến độ dự án mà các bên hữu quan quan tâm.
+ Mục đích:
 Cung cấp cho tất cả các thành viên quan tâm đến dự án nguồn thông tin thường xuyên liên tục và định kỳ
nhằm kiểm soát tiến độ dự án một cách hiệu quả.
 Nhằm xác định dự án có đang hoạt động theo đúng kế hoạch hay không và sẽ báo cáo bất kỳ sai lệch phát
sinh để từ đó đề xuất hành động điều chỉnh trước khi quá muộn.
+ Nội dung của giám sát tiến độ gồm:
 Xây dựng hệ thống giám sát bao gồm: bộ máy giám sát, xây dựng hệ thống thông tin cần thu thập, xây dựng
quy trình báo cáo.
 Theo dõi thu thập thông tin
c. Kiểm soát tiến độ
+ Khái niệm: là sử dụng thông tin do giám sát thu thập được để điều chỉnh tình hình thực hiện phù hợp với kế hoạch
đã đề ra.
+ Vai trò: nhằm mục đích kiểm tra kết quả công việc, các điều kiện, các yêu cầu để biết tiến dộ đã thay đổi, từ đó kịp
thời đưa ra hành động điều chỉnh phù hợp.
+ Nội dung của kiểm soát tiến độ gồm:
 Đầu vào kiểm soát tiến độ gồm: kế hoạch tiến độ ban đầu; bản cập nhật các thay đổi; xem xét các yêu cầu
thay đổi; kế hoạch quản lý tiến độ.
 Phuong pháp và công cụ đo lường các thay đổi của kế hoạch tiên độ.
Phương pháp: theo kinh nghiệm; theo sơ đồ mạng; theo hệ thống giá trị thu được.
Công cụ: sử dụng các phần mềm quản lý tiến độ (MS Project…)
 Điều chỉnh tiến độ bao gồm các hành động điều chỉnh; cập nhật tiến độ và điều chỉnh kế hoạch dự án

BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com


Câu 9: Khái niệm, nguyên tắc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
1. Khái niệm:
+ Chi phí đầu tư xây dựng CT là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công
trình xây dựng.
+ Chi phí ĐTXD công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập DA ĐTXD công
trình, dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện DA ĐTXD công trình, giá trị thanh toán, quyết toán vốn
đầu tư khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác và sử dụng. Chi phí đầu tư XDCT được lập theo từng
CT cụ thể, phù hợp với giai đoạn ĐTXD công trình, các bước thiết kế và quy định của nhà nước.
+ Quản lý chi phí dự án là tập hợp các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo dự án được hoàn thành trong phạm vi
ngân sách được duyệt.
2. Nguyên tắc lập và quản lý chi phí đầu tư XDCT:
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp
với trình tự đầu tư xây dựng và nguồn vốn sử dụng.
- Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp
với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi
phí và khu vực xây dựng công trình.
- Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư XD thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư XD.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư XD từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng
đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt
gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh.
- Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để lập, thẩm tra, kiểm
soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung,
cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định
mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư
thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí.

BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com


Câu 10: Trình bày khái niệm, vai trò và mục đích của kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình?
Trình bầy nội dung kiểm soát chi phí trong các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình.
1. Khái niệm:
- Kiểm soát chi phí là quá trình con người thông qua phương pháp kiểm soát chi phí thực hiện giám sát sự hình
thành chi phí, chi tiêu chi phí trong suốt quá trình đầu tư XDCT và đưa ra các giải pháp cần thiết nhằm đảm
bảo chi phí đầu tư XDCT nẳm trong vòng ngân sách đã được duyệt để đạt được hiệu quả đầu tư của dự án.
- Kiểm soát chi phí xây dựng còn được hiểu là điều khiển việc hình thành chi phí, giá xây dựng công trình sao
cho không phá vỡ hạn mức đã được xác định trong từng giai đoạn.
2. Vai trò của kiểm soát chi phí:
- Kiểm soát rủi ro, tránh những phát sinh không mong muốn, đảm bảo giá trị đồng tiền và đẩy nhanh thời gian
hoàn thành công trình.
- Kiểm soát chặt chễ chi phí từ giai đoạn ý tưởng cho đến khi hoàn thành và trong suốt thời gian sử dụng công
trình.
- Tránh những xung đột khó giải quyết giữa các bên tham gia do phát sinh chi phí
- Các nhà thầu muốn xây dựng công trình đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhưng cũng muốn có lợi nhuận hợp
lý.
3. Mục đích của kiểm soát chi phí
- Đảm bảo đúng giá trị đồng tiền của chủ đầu tư bỏ ra phù hợp với mục đích đầu tư XDCT, cân bằng giữa chất
lượng và ngân sách đầu tư.
- Đảm bảo rằng chi phí phân bổ vào các bộ phận phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư và nhà thiết kế.
- Giữ cho chi phí nằm trong ngân sách của chủ đầu tư.
4. Nội dung kiểm soát chi phí trong các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình.
a. Kiểm soát chi phí giai đoạn trước xây dựng :
- Kiểm soát chi phí trong tổng mức đầu tư.
Công tác kiểm soát chi phí trong tổng mức đầu tư phải đảm bảo rằng tổng mức đầu tư được tính đúng, tính đủ
và tạo tiền đề chô việc kiểm soát các thành phần chi phí ở bước sau. Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các
công việc sau :
 Kiểm tra sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư : căn cứ vào tính chất kỹ thuật và yêu cầu
công nghệ của công trình, mức độ thể hiên thiết kế cơ sở và các tài liệu liên quan để đánh giá sự phù hợp của
phương pháp xác định tổng mức đầu tư.
 Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của tổng mức đầu tư : Tùy theo từng công trình phải bổ sung cần thiết hoặc loại
bớt các chi phí không cần thiết phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của công trình. Nhiệm vụ của kiểm soát chi phí
là phát hiện ra các chi phí này để kiến nghị bổ sung và loại bỏ trong tổng mức đầu tư trước khi trình chủ đầu
tư. Kiểm soát chi phí còn cần phải xem xét đến sự hợp lý của các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư khi
chúng chịu sự tác động của các yếu tố như : diện tích sàn, hình dạng và vẻ thẩm mỹ của công trình, sự tuân
thủ quy hoạch, thời hạn đưa công trình vào sử dụng.
 Lập kế hoạch chi phí sơ bộ. Kế hoạch chi phí sơ bộ được hiểu là phân bổ tổng mức đầu tư cho các thành phần
của dự án. Trong chi phí xây dựng còn có vấn đề phân bổ chi phí cho các bộ phận chủ yếu của công
trình(phần ngầm, phần nổi, chi phí nội thất, lắp đặt thiết bị, cấp thoát nước, dịch vụ điện…)
- Kiểm soát chi phí trong dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.
Việc kiểm soát chi phí trong dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình bao gồm:
 Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các dự toán bộ phận, hạng mục công trình, bao gồm kiểm tra: Sự phù hợp
giữa khối lượng công việc trong dự toán và thiết kế; Việc áp dụng giá XD và tính toán các khoản mục chi phí
khác trong dự toán
 Kiểm tra sự phù hợp giữa dự toán bộ phận, hạng mục công trình với giá trị tương ứng trong kế hoạch chi phí
sơ bộ.
 Lập kế hoạch chi phí trên cơ sở dự toán để phê duyệt, xác định dự toán gói thầu trước khi đấu thầu.
- Kiểm soát chi phí trong đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Kiểm tra giá gói thầu và các điều kiện liên quan đến chi phí trong Hồ sơ mời thầu, bao gồm các công việc:
BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com
 Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp giữa khối lượng trong hồ sơ mời thầu các gói thầu bộ phận, hạng mục công trình
với khối lượng đã đo bóc để lập dự toán ở giai đoạn trước.
 Kiểm tra các hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác liên quan đến chi phí hợp
đồng.
 Dự kiến giá gói thầu trên cơ sở khối lượng, các điều kiện của hồ sơ mời thầu và thời điểm đấu thầu.
- Chuẩn bị giá ký hợp đồng. Công tác chuẩn bị giá ký hợp đồng bao gồm các công việc:
 Kiểm tra, phân tích giá dự thầu của các nhà thầu và sự tuân thủ các hướng dẫn cũng như điều kiện hợp đồng
đã đưa ra trong hồ sơ mời thầu. Kiến nghị chủ đầu tư hình thức xử lý trong trường hợp giá dự thầu của nhà
thầu vượt gói thầu dự kiến.
 Lập báo cáo kết quả chi phí các gói thầu trúng thầu và giá ký hợp đồng.
 Kiểm tra giá hợp đồng chuẩn bị ký kết, kiến nghị đàm phán điều chỉnh các điều kiện hợp đồng nếu thấy có
khả năng phát sinh chi phí ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi phí trong quá trình thực hiện hợp đồng.
b. Kiểm soát chi phí trong giai đoạn thực hiện xây dựng công trình
- Kiểm soát chi phí trong thanh toán hợp đồng xây dựng.
+ Kiểm soát chi phí trong thanh toán hợp đồng xây dựng phải đảm bảo giá trị thanh toán, sự hợp lý của các khoản
đề nghị thanh toán cho các phần công việc phục vụ dự án và chi phí quản lý dự án.
+ Kiểm tra và giám sát các thay đổi trong nội dung công việc cần thực hiện của dự án, các thanh toán hợp đồng
nằm trong giới hạn giá gói thầu hoặc không vượt chi phí đã xác định. Trình tự và nội dung công việc cần thực
hiện.Trình tự và nội dung công việc cần thực hiện
 Căn cứ khối lượng dự toán, tiến độ thực hiện và các điều kiện hợp đồng để kiểm tra, đối chiếu và so sánh khối
lượng hoàn thành đề nghị thanh toán, phát hiện những bất hợp lý trong đề nghị thanh toán của nhà thầu.
 Căn cứ vào các điều khoản về phương thức thanh toán, điều kiện thanh toán đã quy định trong trong hợp đồng
và khối lượng hoàn thành để kiểm tra giá trị đề nghị thanh phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, lập
báo cáo đánh giá và đề xuất sửu lý phát sinh về chi phí
 Lập báo cáo tiến độ và các giá trị đã thanh toán theo từng thời điểm đã xác định và đối chiếu với kế hoạch chi
phí, kiến nghị xử lý khi xuất hiện khả năng giá trị thanh toán vượt kế hoạch chi phí đã xác định
 Lập báo cáo đánh giá quyết định quyết toán cuối cùng của các hợp đồng với nhà thầu
- Kiểm soát chi phí trong quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.Trình tự và nội dung cong việc:
+ Toàn bộ các khoản mục chi phí trong hồ sơ quyết toán sẽ được kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo rằng các chi phí
thực hiện là đúng nội dung chi phí và hợp lý, hợp pháp.
+ Lập báo cáo cuối cùng về giá trị quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, so sánh với kế hoạch chi phí và giá
trị tổng mức đầu tư được phê duyệt.
+ Lập kế hoạch lưu trữ số liệu về chi phí xây dựng công trình.

BT & TH: Đàm Tiến Trung – Đường bộ k54 | damtientrung@gmail.com

You might also like