You are on page 1of 18

Chương 2

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG


LOGO
2.1 Lý luận chung quản lý đầu
tư xây dựng
2.1.1. Khái niệm quản lý đầu tư xây dựng

 Đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo dựng nên một


tài sản nào đó (vật chất, tài chính, nghiên cứu
phát triển) và sau đó tổ chức, khai thác, vận
hành để sinh lợi hoặc thỏa mãn nhu cầu nào đó
của người bỏ vốn trong thời gian nhất định trong
tương lai.
 Quản lý đầu tư xây dựng là tập hợp những tác
động của nhà nước, chủ đầu tư đến toàn bộ quá
trình đầu tư xây dựng từ bước xác định dự án đầu
tư xây dựng đến khi thực hiện dự án tạo ra công
trình xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng để
đạt được mục tiêu đầu tư đã xác định.
Khái niệm quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng
 Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng:
 Bộ Xây dựng,
 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
 UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

 Cơ quan chuyên môn về xây dựng: là cơ quan


chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành; Sở Xây dựng, Sở quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành; Phòng có chức
năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện.
2.1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Điều 49. Luật Xây dựng

 1. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, mức độ quan
trọng; công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và
mục đích quản lý; nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.
2. Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được
phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm
B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. Căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình
và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các
dự án sau:
a) Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;
b) Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;
c) Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
d) Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
đ) Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển
nông thôn;
e) Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và
dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.
2.1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng

 4. Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây
dựng được phân loại thành các dự án sau:
a) Dự án sử dụng vốn đầu tư công;
b) Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
c) Dự án PPP;
d) Dự án sử dụng vốn khác.
5. Dự án đầu tư xây dựng được sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn
khác nhau; có một hoặc nhiều công trình với loại và cấp khác nhau.
2.1.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng

 Quản lý dự án là hướng dẫn và phối hợp các nguồn nhân lực và vật
lực để đạt được các yếu tố định trước như:
- Phạm vi, chi phí, thời gian, chất lượng
- Sự thỏa mãn của các bên tham gia
Theo Điều 45 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:
 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi
trường xây dựng.
2.1.4. Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 62. Luật Xây dựng
 Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự
án, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ
chức quản lý dự án sau:
 1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách
nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân
sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
 2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử
dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng
công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận
bằng văn bản; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước.
 3. Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài
ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ.
 4. Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện
năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án
có sự tham gia của cộng đồng.
2.1.4. Quy định chung quản lý nhà nước đối
với dự án đầu tư xây dựng
 1. Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch
xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường,
phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật
khác có liên quan.
 2. Tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý
theo quy định sau đây
Loại dự án Mức độ quản lý của Nhà nước
DA sử dụng vốn ngân sách nhà nước Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình ĐTXD

DA của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô ĐT
nước bảo lãnh, Vốn tín dụng ĐT phát triển của Nhà
 Doanh nghiệp có DA tự chịu trách nhiệm tổ chức
nước Vốn ĐT phát triển của doanh nghiệp nhà nước
thực hiện và quản lý DA theo các quy định của pháp
luật
Với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư  chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản
nhân lý DA.
Với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác Các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý
nhau
Hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ
phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư.
2.1.5. Nội dung quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng
 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các
hoạt động xây dựng.
 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về xây dựng.
 Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
 Quản lý chất lượng và lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
 Cấp và thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.
 Hướng dẫn kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý
vi phạm trong hoạt động xây dựng.
 Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây
dựng.
 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng.
2.1.6. Công cụ quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng

1. Chiến lược định hướng và kế hoạch đầu tư xây dựng..


2. Quy hoạch xây dựng tổng thể theo các địa phương và các vùng lãnh
thổ.
3. Hệ thống bộ máy quản lý đầu tư XD từ trung ương tới cơ sở, đặc biệt
là các tổ chức quản lý đầu tư và phát triển, tổ chức kế hoạch, ngân
hàng, tài chính, tổ chức quản lý xây lắp.
4. Hệ thống luật pháp và các quy định có liên quan đến đầu tư xây dựng
5. Hệ thống chính sách có liên quan đến đầu tư xây dựng
6. Hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến đầu
tư xây dựng.
7. Thông tin dự báo hướng dẫn thị trường và các hoạt động đầu tư xây
dựng.
8. Các biện pháp khác của nhà nước để tạo môi trường thuận lợi cho
các hoạt động đầu tư xây dựng trong khuôn khổ pháp luật.
2.2 Một số nội dung cụ thể
trong quản lý nhà nước về đầu
tư xây dựng
Các văn bản pháp quy và
Các cơ quan quản lý
LUẬT Nhà nước về XD
Quốc hội ban hành

Ký hiệu: Số…../năm ban


NGHỊ ĐỊNH
hành/NĐ-CP
Chính phủ ban hành
Ví dụ: NĐ59/2015/NĐ-CP

THÔNG TƯ Ký hiệu: Số…../năm ban hành/TT-


Của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan tên viết tắt Bộ
ngang Bộ Ví dụ: TT04/2010/TT-BXD

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Ký hiệu: Số…../năm ban


Giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ
hành/TTLT-tên viết tắt các Bộ
Ví dụ: TT liên tịch số 05/2007/TTLT-
Văn bản quy phạm pháp luật của BXD-BTC
HĐND, UBND các Tỉnh, Thành phố

LOGO
2.1.5. Công cụ quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng
2.2.1. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng (Hiện hành:
Thông tư 06/2021/TT-BXD; QCVN 03:2012/BXD)
2.2.1.1. Phân loại công trình xây dựng
2.2.1.2. Phân cấp công trình xây dựng
2.2.2. Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng (QCVN và TCVN)
2.2.3. Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng
2.2.3.1. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
2.2.3.2. Xác định chủ đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng
vốn nhà nước
2.2.3.3. Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
2.2.3.4. Quản lý thiết kế xây dựng
2.2.3.5. Quản lý cấp giấy phép xây dựng
2.2.3.6. Quản lý lựa chọn nhà thầu xây dựng
2.2.3.7. Quản lý hợp đồng xây dựng
2.2.4. Quản lý năng lực hành nghề trong hoạt động đầu tư xây
dựng
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây
dựng
2.3 Một số nội dung về lập dự
án đầu tư xây dựng công trình
Lập dự án đầu tư theo các bước khác nhau được
quy định theo pháp luật hiện hành
Loại dự án Các bước lập dự án

Dự án quan trọng Lập theo hai bước đó là:


cấp quốc gia 1. Bước 1: lập báo cáo đầu tư xây dựng
công trình (báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi)  để trình cấp có thẩm quyền
cho phép đầu tư.

2. Bước 2: lập dự án đầu tư xây dựng


công trình (báo cáo nghiên cứu khả
thi)

LOGO
Lập dự án đầu tư theo các bước khác nhau được
quy định theo pháp luật hiện hành
Loại dự án Các bước lập dự án
Dự án nhóm A, Lập theo một bước:
B, C 1. Có thể là dự án đầu tư xây dựng công trình

2. Hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với các

a. Công trình sử dụng cho mục đích tôn


giáo;

b. Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa


chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới
15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng
đất), phù hợp với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy
hoạch xây dựng;
LOGO
Lập dự án đầu tư theo các bước khác nhau được
quy định theo pháp luật hiện hành
Loại dự án Các bước lập dự án
Nhà ở riêng lẻ  không phải lập dự án đầu tư xây dựng công
thì chủ đầu tư trình và báo cáo kinh tế - kỹ thuật mà chỉ cần
xây dựng công lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng trừ
trình trường hợp:

 Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không


thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập
trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy
hoạch xây dựng được duyệt

LOGO

You might also like