You are on page 1of 3

Câu 1: Việc điều chỉnh chương trình đầu tư công sẽ được thực hiện trong trường hợp nào

sau
đây:
A. Khi có sự điều chỉnh về mục tiêu và thay đổi về điều kiện thực hiện trong chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch.
B. Khi có sự điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền.
C. Do xảy ra các nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời
gian thực hiện chương trình.
D. Cả A, B, C.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 43 (LĐTC 2019)
a) Khi điều chỉnh mục tiêu và thay đổi điều kiện thực hiện trong chiến lược, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời gian
thực hiện chương trình.

Câu 2: Ai là Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước của chương trình mục tiêu quốc gia
A. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư công năm 2019

2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư làm Chủ tịch Hội đồng để thẩm định chương trình.
Câu 3: Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án nào sau
đây:

A. Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định
chủ trương đầu tư;
B. Chương trình đầu tư công đã được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
C. Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo và các chương trình, dự án khác theo quy định
của Chính phủ.
D. Cả A, B, C.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 35, Luật Đầu tư công năm 2019
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ
trương đầu tư;
b) Chương trình đầu tư công đã được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
c) Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong
lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo và các chương trình, dự án khác theo quy định của Chính
phủ.
Câu 4 : Ai là người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án
đầu tư công khẩn cấp:
A. Người đứng đầu Bộ
B. Cơ quan trung ương
C. Cả A và B
D. Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 42, Luật Đầu tư công năm 2019
1. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết
định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp thuộc cấp mình quản lý.
Câu 5: Một trong những trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư trong quy trình điều
chỉnh chương trình, dự án đầu tư công nhóm A, B, C
A. Đánh giá và báo cáo kết quả của chương trình, dự án đầu tư công.
B. Giao cho cơ quan chuyên môn chuẩn bị báo cáo đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án đầu
tư công.
C. Tham gia vào quá trình thẩm định nội bộ về việc điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư
công.
D. Cả A, B, C
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 22, Nghị định 40/2020/NĐ-CP:
a) Tổ chức đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện chương trình, dự án đầu tư công đến thời điểm đề
xuất điều chỉnh; báo cáo kết quả đánh giá chương trình, dự án đầu tư công đến cấp có thẩm quyền
quyết định đầu tư;
b) Giao cơ quan chuyên môn chuẩn bị báo cáo đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công.
Báo cáo đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công phải nêu rõ những lý do điều chỉnh
đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 43 của Luật Đầu tư công;
c) Tổ chức thẩm định nội bộ việc điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công;
d) Hoàn chỉnh báo cáo đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công trình cấp có thẩm quyền
quyết định điều chỉnh.

Câu 6: Việc điều chỉnh dự án đầu tư công sẽ được tiến hành trong trường hợp nào:
A. Khi sự điều chỉnh quy hoạch không làm ảnh hưởng trực tiếp tới dự án.
B. Khi mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời gian thực hiện dự án bị thay đổi do tác động
của các nguyên nhân bất khả kháng
C. Khi dự án được điều chỉnh được dự kiến sẽ mang lại hiệu quả thấp hơn về tài chính, kinh tế
- xã hội và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
D. Khi chỉ số giá thực tế nhỏ hơn chỉ số giá được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng
mức đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.
Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 43 (LĐTC 2019)
a) Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
b) Khi điều chỉnh quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời gian
thực hiện dự án;
d) Do ảnh hưởng của sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc yếu tố bất khả kháng khác khi đã hết thời gian
bảo hiểm của dự án;
đ) Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh
dự án mang lại và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định;
e) Khi chỉ số giá trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá được sử dụng để tính dự phòng
trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.
Câu 7: Cơ quan, đơn vị nào được giao tổ chức khảo sát và lập báo cáo đề xuất dự án đầu tư
công khẩn cấp
A. Cơ quan chuyên môn và đơn vị có chức năng
A. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công
B. đơn vị trực thuộc lập
Căn cứ pháp lý: điểm a khoản 2 Điều 42 (LĐTC 2019)
2. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư theo trình tự, thủ tục
sau đây:
a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức khảo sát, lập báo cáo đề xuất dự án;
b) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công hoặc đơn vị có chức năng thẩm định dự án;
c) Chỉ đạo cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất dự án trình cấp có thẩm quyền
xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.

You might also like