You are on page 1of 76

Giới thiệu môn học

• CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH


ĐIỆN
• CHƯƠNG 2: CÁC QUI ĐỊNH, QUI PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP
LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH ĐIỆN
• CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG
TRÌNH ĐIỆN
• CHƯƠNG 4: CÁC QUI ĐỊNH VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM ĐỂ
LẬP DỰ TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

§1.1. Tổng quan chung về các dự án công trình


1. Tổng quan chung:

* Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu
xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm
phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được
xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình
công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật
và công trình khác. (Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13).

• Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo qui mô, tính chất loại công trình của dự án
gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C (tham
khảo phụ lục I – Nghị định 59/2015/NĐ-CP)

* Công trình điện lực là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ
trực tiếp cho hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện,
mua bán điện; hệ thống bảo vệ công trình điện lực; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; đất

sử dụng cho công trình điện lực và công trình phụ trợ khác.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

§1.1. Tổng quan chung về các dự án công trình


1. Tổng quan chung:

• Vốn để thực hiện công trình, dự án: Là nguồn tiền dùng để chi trả cho tất cả các chi phí liên
quan tới việc thực hiện một dự án. Có các nguồn vốn như sau:

- Vốn Nhà nước: vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc giá, trái phiếu chính phủ, trái phiếu
chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín
dụng do chính phủ bảo lãnh; vốn vay được đảm bảo bằng tài sản của Nhà nước (ODA); vốn
đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

- Vốn đầu tư từ cá nhân hoặc doanh nghiệp nước ngoài

- Vốn tư nhân

- Các nguồn vốn khác

• Hệ thống luật pháp: Việc thực hiện các dự án ĐTXD công trình điện được tuân thủ theo pháp
luật về xây dựng, đầu tư công, Luật điện lực, luật đất đai, luật đấu thầu và các pháp luật có liên
quan.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

2. Trình tự thực hiện dự án ĐTXD (Điều 6 – NĐ 59 – trang 6)

- Giai đoạn chuẩn bị dự án: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt
báo cáo tiền khả thi (nếu có), báo cáo khả thi hoặc báo cáo
Kinh tế - kỹ thuật để Chủ đầu tư xem xét, quyết định đầu tư.

- Giai đoạn thực hiện dự án: giao đất (hoặc thuê đất), chuẩn bị
mặt bằng, rà phá bom mìn (nếu có), khảo sát xây dựng, lập –
thẩm định – phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng, cấp phép
xây dựng, chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, tạm ứng, thanh
toán, lắp đặt, chạy thử…

- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào sử dụng:
Quyết toán công trình, bảo hành…
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

2. Trình tự thực hiện dự án ĐTXD (Điều 6 – NĐ 59 – trang 6)

- Các loại báo cáo phải thực hiện khi lập dự án ĐTXD:
*Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng phải thể hiện:

1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.

2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.

3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ


thuật và thiết bị phù hợp.

5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.

6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn
vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội
và đánh giá tác động của dự án
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

*Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải thể hiện:

a) Thiết kế cơ sở của dự án;

b) Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu, địa điểm xây dựng và
diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;
c) Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài
nguyên, lao động, hạ tầng, công nghệ thiết bị, tiêu thụ sản phẩm…

d) Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, GPMB,
tái định cư; bảo vệ môi trường, an toàn trong xây dựng, phòng, chống
cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;

e) Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí
khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự
án; kiến nghị …

f) Các nội dung khác có liên quan.


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

• Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng phải thể hiện:

a) Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây
dựng.

b) Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm
xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình,
giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải
phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí
thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

Các loại thiết kế phải thực hiện trong dự án ĐTXD CTĐ:

1. Thiết kế sơ bộ là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu
tư xây dựng, thể hiện những ý tưởng ban đầu về thiết kế xây dựng công trình,
lựa chọn sơ bộ về dây chuyền công nghệ, thiết bị làm cơ sở xác định chủ
trương đầu tư xây dựng công trình.
2. Thiết kế cơ sở là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư
xây dựng trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, thể hiện được các
thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp
dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
3. Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư
xây dựng công trình được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp,
thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật được áp dụng, là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công. Khi khởi
công xây dựng công trình, bắt buộc phải có thiết kế kỹ thuật.
4. Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật
liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công
trình.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

Khi đầu tư xây dựng, việc lập báo cáo và các thiết kế được quy định như
sau:
a) Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, chủ đầu tư phải lập Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng và BC NCKT ĐTXD, BC KT-
KT. Những dự án khác trong trường hợp cần phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

b) Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
trong các trường hợp sau:
*) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
*) Công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức
đầu tư < 15 tỉ đồng (không tính tiền sử dụng đất).

c) Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư không phải lập dự án hoặc Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

§1.2. Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thực hiện lập hồ sơ

1.2.1. Chủ đầu tư (Điều 4 – NĐ 59 – trang 4)


-Định nghĩa: CĐT là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao
trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.

-Đối với DA do TTCP quyết định đầu tư, CĐT là cơ quan, tổ chức, đơn vị được TTCP
giao.

-Đối với DA sử dụng Ngân sách NN, vốn NN ngoài Ngân sách do Bộ trưởng, Thủ
trương cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP, cơ quan TƯ của các tổ chức chính trị -
XH, CT UBND cấp tỉnh, Huyện quyết định đầu tư thì CĐT là Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng chuyên ngành hoặc Bản quản lý đầu tư xây dựng khu vực hoặc cơ quan, tổ
chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vống để đầu tư xây dựng công trình.

-Đối với DA cấp xã thì CĐT là UBND cấp xã.


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

1. 2.1. Chủ đầu tư


- Đối với DA thuộc lĩnh vực Quốc phòng, an ninh thì CĐT do người quyết định đầu tư
quyết định cho phù hợp.

- Đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài Ngân sách do tập đoàn kinh tế, Tổng công
ty Nhà nước quyết định đầu tư thì Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
chuyên ngành hoặc Ban quản lý đầu tư xây dựng khu vực do các doanh nghiệp này
quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý vốn

-Đối với DA sử dụng vốn khác, CĐT là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc vay
vốn để đầu tư.

-Đối với DA PPP (Hợp tác công tư), CĐT là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành
lập.

-Đối với DA sử dụng vốn hỗn hợp, CĐT do các bên góp vốn thỏa thuận.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

• Quyền của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu
tư xây dựng:
a) Lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật Xây
dựng;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập,
quản lý dự án;
c) Lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu tư vấn để lập, quản lý dự án;
d) Tổ chức lập, quản lý dự án; quyết định thành lập, giải thể Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng một dự án theo thẩm quyền;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
• Nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án
đầu tư xây dựng:
a) Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin,
tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức
nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng;
b) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo
quy định của Luật Xây dựng;
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

• Nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư
xây dựng:
c) Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được
cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt theo quy định của pháp luật;
d) Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự
án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định
đầu tư;
đ) Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 66 của Luật xây dựng;
e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án
với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn
vay;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
• Quyền của Người quyết định đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện
dự án đầu tư xây dựng:
a) Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán xây dựng và quyết
toán vốn đầu tư xây dựng;
b)Không phê duyệt dự án khi không đáp ứng mục tiêu đầu tư và hiệu quả dự án;
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

• Quyền của Người quyết định đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện
dự án đầu tư xây dựng:
c) Đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt hoặc đang triển
khai thực hiện khi thấy cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Thay đổi, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng khi thấy cần thiết phù hợp với quy
định tại Điều 61 của Luật Xây dựng;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật

• Trách nhiệm của Người quyết định đầu tư trong việc lập và quản lý thực
hiện dự án đầu tư xây dựng:
a) Tổ chức thẩm định dự án và quyết định đầu tư xây dựng;
b) Bảo đảm nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng;
c) Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng của chủ đầu tư; tổ chức giám sát,
đánh giá dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 8 của Luật Xây dựng;
d) Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
f) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN CÁP ĐIỆN ÁP DƯỚI 110KV

1.2.2. Các đơn vị tư vấn

- Định nghĩa đơn vị tư vấn là đơn vị, tổ chức có chức năng tư vấn phù hợp
(theo ĐKKD, hỗ trợ cho khách hàng theo yêu cầu.
- Tư vấn dự án là một loại hình tư vấn đa dạng, thực hiện thiết kế, lập dự toán
công trình xây dựng phù hợp với yêu cầu, mục đích và Ngân sách của
CĐT.
- Tư vấn xây dựng giúp cho khách hàng - CĐT - tổ chức việc khảo sát xây
dựng, thiết kế xây dựng và tổ chức đấu thầu để mua sắm thiết bị đầu tư, đấu
thầu xây lắp công trình, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu công việc
đã hoàn thành. Thông thường, đối với các dự án công trình hạ tầng kỹ
thuật, chỉ có một công ty tư vấn đầu tư và xây dựng đảm nhiệm công việc
từ đầu đến cuối.
- Tổ chức tư vấn xây dựng là những đơn vị chuyên ngành, hoạt động độc lập
về mặt pháp lý và phục vụ khách hàng theo hợp đồng. Ở các nước trên thế
giới, các tổ chức này phần lớn thuộc Hiệp hội Tư vấn xây dựng.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN CÁP ĐIỆN ÁP DƯỚI 110KV

1.2.2. Các đơn vị tư vấn


Hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng,
lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng,
thẩm tra, kiểm định, thí nghiệm, quản lý dự án, giám sát thi công
và công việc tư vấn khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây
dựng.

Nhà thầu tư vấn lập, quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:
a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ tư
vấn được giao;
b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm tư vấn của mình theo
quy định của pháp luật;
c) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;

d) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có
liên quan.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

Nhà thầu tư vấn lập, quản lý dự án đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng đã được ký kết phù hợp với
điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;
b) Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã được ký kết;

c) Bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp và vi phạm hợp
đồng làm thiệt hại cho chủ đầu tư;

d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

Lưu ý: Chủ đầu tư sẽ ký kết hợp đồng tư vấn quản lý dự án với đơn vị tư vấn,
trong hợp đồng qui định đầy đủ các quyền hạn, nghĩa vụ của đơn vị tư vấn.
Các quyền hạn, nghĩa vụ này do chủ đầu tư quyết định.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

1.3. Chủ nhiệm dự án, quy mô công trình

1.3.1. Chủ nhiệm dự án

Thông thường, CĐT sẽ giao cho BQL Dự án quản lý và thực hiện dự án. Người
đứng đầu BQL DA sẽ chịu trách nhiệm với CĐT và người quyết định đầu tư.

[Đọc Mục 3 – Quản lý thực hiện dự án ĐTXD – Luật XD 2014 – trang 38~42]

[Đọc Mục 2 – NĐ 59 – trang 14~18]

Tóm tắt: BQLDA là 1 đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu, có tài
khoản riêng, hoạt động như một tổ chức thành viên của đơn vị thành lập ra nó.
BQLDA có trách nhiệm tổ chức LCNT cho tất cả các hạng mục công việc. Ban
QLDA được phép thực hiện tư vấn QLDA cho dự án khác nếu vẫn đảm bảo
nhiệm vụ được giao và có đủ năng lực.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:

a) Thực hiện quyền quản lý dự án theo ủy quyền của chủ đầu tư;

b) Đề xuất phương án, giải pháp tổ chức quản lý dự án, kiến nghị với chủ đầu tư giải
quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền;

c) Thuê tổ chức tư vấn tham gia quản lý dự án trong trường hợp cần thiết sau khi được
người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:

a) Thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư về quản lý dự án trong phạm vi được ủy quyền;

b) Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi
phí, an toàn và bảo vệ môi trường trong xây dựng;

c) Báo cáo công việc với chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án;

d) Chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật trong quản lý thực hiện dự án;

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

1.3. 1. Chủ nhiệm dự án

Điều kiện năng lực đối với giám đốc quản lý dự án:

- GĐ QLDA là người trực tiếp quản lý dự án và BQLDA.

- GD QLDA có trình độ chuyên môn phù hợp với dự án, có chứng chỉ phù
hợp.

- GĐ QLDA quản lý các dự án phù hợp với chứng chỉ của mình

[Đọc điều 54 – ND 59 – Trang 38]

Điều kiện năng lực đối với chỉ huy công trường:

- Có trình độ chuyên môn và chứng chỉ đúng với loại Dự án thực hiện

- Có chứng chỉ phù hợp với qui mô dự án

[Đọc Điều 53 – ND 59 – trang 37]


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

1.3.2. Quy mô công trình


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

1.4. Phương án xây dựng và các giải pháp kỹ thuật

- Bao gồm phương án thi công cùng toàn bộ các thông tin, giải pháp liên quan
nhằm thực hiện mục đích thực hiện được công trình theo đúng tiến độ và đúng
yêu cầu của chủ đầu tư.

- PATC & GPKT do Nhà thầu thi công lập và phải được trình CĐT/BQLDA
xem xét và phê duyệt. Các phòng ban liên quan phải xem xét trong thời gian
qui định để kịp thời phản hồi với đơn vị TV – Thi công sửa lại nếu cần.

- Các CĐT hoặc BQLDA sẽ có cơ cấu tổ chức phù hợp, trong đó thường có 1
phòng nghiệp vụ làm đầu mối trong việc tổ chức thực hiện dự án.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÁC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN

1.5. Tổng dự toán công trình và thời gian thực hiện

- Tổng dự toán công trình/ Tổng mức đầu tư: Là toàn bộ chi phí để thực hiện
công trình, có hệ số dự phòng phù hợp.
Chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây
dựng, chi phí khác, chi phí dự phòng việc phát sinh và trượt giá.

Khi dự án cần thay đổi tổng mức đầu tư, chủ đầu tư lập phương án trình lên để người quyết
định đầu tư phê duyệt.

Đọc điều 134 – Trang 80 – Luật xây dựng 2014

-Thời gian thực hiện: Là khoảng thời gian để hoàn thành công trình từ khi bắt
đầu có đề xuất dự án tới khi công trình được đưa vào sử dụng. Trong đó, có các
mốc thời gian cụ thể cho các giai đoạn / công việc của dự án.
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

2.1. Các quy định, quy phạm về đầu tư xây dựng CTĐ

- Luật Xây dựng 2014

- Nghị định 59: Quản lý DA ĐTXD

- Luật đấu thầu 2013

- Nghị định 63: Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu & LCNT

- Nghị định 37: Qui định chi tiết về Hợp đồng Xây dựng

- Luật Điện lực 2004 và sửa đổi Luật Điện lực 2012
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

2.2. Các VBPL về địa điểm xây dựng và sử dụng đất cho CTĐ
Việc sử dụng đất cho các công trình điện lực được quy định tại Luật Điện
Lực 2004 28/2004/QH11 với nội dung như sau:
- Căn cứ quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND các
cấp có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình điện
lực.
- CĐT khi lập dự án đầu tư công trình điện lực phải xác định rõ diện tích
đất cần sử dụng và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.
- Sau khi dự án đầu tư điện lực đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất để chủ đầu tư thực hiện
dự án.
- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư dự án điện lực lập và
thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; bồi thường
thiệt hại về đất đai, tài sản; bảo vệ diện tích đất dành cho dự án và
hành lang an toàn của công trình điện lực.
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

2.3. Lập các phương án Quản lý đầu tư


CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

2.4. Lập các phương án đền bù giải phóng mặt bằng


Theo Luật Đất đai 2013, quy trình GPMB gồm các bước sau:
Bước1: Thông báo thu hồi đất
Thu hồi đất là bước đầu tiên trong quy trình đền bù giải phóng mặt bằng. Trước khi
có quyết định thu hồi đất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có thông báo
thu hồi đất chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi
nông nghiệp.

Thông báo sẽ được gửi đến tất cả người dân có đất thu hồi. Phương tiện thông tin
bao gồm tất các các thiết bị thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình trong
khu vực và niêm yết tại Trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường.

Nội dung thông báo sẽ là kế hoạch thu hồi đất, điều tra khảo sát tình hình, đo đạc và
kiểm đếm đất.

Sau khi thực hiện đúng thủ tục trên, nếu người dân có đất thu hồi chấp nhận thu hồi
đất thì UBND có thẩm quyền có thể ra quyết định thu hồi đất và thực hiện kế hoạch
bồi thường trình bồi thường theo quy định giải phóng mặt bằng. Sau đó, hỗ trợ tái
định cư cho người dân mà không cần phải chờ đến hết thời hạn ngày thông báo.
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

Theo Luật Đất đai 2013, quy trình GPMB gồm các bước sau:
Bước 2: Thu hồi đất

Luật đất đai 2013 quy định UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp
thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn, tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với đất của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt đang định
cư tại nước ngoài thì UBND cấp huyện sẽ có quyết định thu hồi đất.
Trong trường hợp khu đất cần thu hồi có cả tổ chức lẫn hộ gia đình cá nhân thì
quyết định thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ được cấp bởi UBND cấp
tỉnh hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện.

Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

Trong quy trình đền bù giải phóng mặt bằng, ở bước kiểm kê đất đai, tài sản có trên
đất được thực hiện bởi UBND cấp xã phối hợp với bộ phận thực hiện nhiệm vụ bồi
thường giải phóng mặt bằng của chủ đầu tư thực hiện dự án.

Đồng thời, người sử dụng đất cũng phải có trách nhiệm phối hợp để các cơ quan
chức năng hoàn thành công việc hiệu quả và chính xác nhất.
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

Theo Luật Đất đai 2013, quy trình GPMB gồm các bước sau:
Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất

Nếu cá nhân, tổ chức có đất thu hồi không hợp tác thực hiện nhiệm vụ kiểm đếm
đất đai, tài sản có trên đất thì bộ phận liên quan cần có nghĩa vụ thuyết phục người
dân để thực hiện nhiệm vụ.

Sau 10 ngày vận động thuyết phục sự hợp tác, nếu bên sử dụng đất vẫn không chịu
phối hợp thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc và
cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế
theo quy định tại Điều 70 của Luật đất đai 2013.

Bước 4: Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư
Bước này được thực hiện bởi tổ chức chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hỗ trợ
tái định cư cho dân trong quy định giải phóng mặt bằng theo đúng số liệu đo đạc
kiểm kê ở bước 3.
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ
Theo Luật Đất đai 2013, quy trình GPMB gồm các bước sau:
Bước 5: Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của dân

Đây là bước khó khăn nhất trong quy định bồi thường giải phóng mặt bằng. Việc tổ
chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp
xã, đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Thông qua đó, tổng hợp tất cả ý kiến từ người dân để thực hiện đối thoại trực tiếp,
thỏa thuận để người dân toàn ý chấp nhận phương án bồi thường, hoàn tất hồ sơ
trong quy trình đền bù giải phóng mặt bằng.

Bước 6: Hoàn chỉnh phương án


Các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường trong quy trình
đền bù giải phóng mặt bằng trên cơ sở các ý kiến đóng góp từ người dân để lên kế
hoạch thực hiện phương án.

Bước 7: Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức kiểm tra thực hiện
Theo điều 66 Luật đất đai 2013, quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi
thường theo luật giải phóng mặt bằng, tái định cư trong 1 ngày.
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

Theo Luật Đất đai 2013, quy trình GPMB gồm các bước sau:

Bước 8: Tổ chức chi trả bồi thường


Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi đất, các cơ quan chức
năng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho
người dân có đất thu hồi.

Lưu ý:Nếu diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất thì tiền
bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào
Kho bạc Nhà nước. Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả
cho người có quyền sử dụng đất.

Bước 9: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất
Các cá nhân, tổ chức có đất thu hồi có trách nhiệm bàn giao mặt bằng sạch cho chủ
đầu tư sau khi nhận tiền bồi thường theo đúng thời gian quy định. Nếu người có đất
thu hồi không thực hiện nghĩa vụ giao đất thi sẽ bị cưỡng chế theo quy định tại điều
71 Luật đất đai năm 2013 trong quy trình đền bù giải phóng mặt bằng
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

Việc giải phóng mặt bằng trên thực tế thường gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng tới quá
trình thực hiện dự án (hầu như làm kéo dài thời gian thực hiện dự án và phát sinh dự toán
do trượt giá).

Tham khảo trả lời của cán bộ EVNNPT về công tác GPMB:

http://icon.com.vn/vn-s83-129887-574/Kho-khan-giai-phong-mat-bang-cac-cong-trinh-
truyen-tai-dien-Nhung-van-de-dat-ra.aspx
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

2.5. Tìm hiểu về mô hình Ban quản lý dự án


Ví dụ mô hình tổ chức của BQL dự án Phát triển điện lực thuộc NPC:
Có các phòng ban chính như sau:
- Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch của toàn Ban, ký HĐ với các nhà thầu,
thanh lý hợp đồng…
- Phòng Kỹ thuật kinh tế dự toán 1 (KTKTDT 1): thẩm tra thẩm định
BCNCTKT, TMDT
- Phòng Kỹ thuật kinh tế dự toán 2 (KTKTDT 2): thẩm tra thẩm định TKKT,
TKBVTC, DT
- Phòng Đền bù: công tác đền bù GPMB để giao mặt bằng cho dự án
- Phòng Quản lý công trình (QLCT): Trực tiếp tham gia giám sát đôn đốc
các công việc trên tuyến
- Phòng Vật tư: Quản lý vật tư, kho
- Phòng Tài chính kế toán 1 (TCKT 1): thanh toán
- Phòng Tài chính kế toán 2 (TCKT 2): thanh toán
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

2.5. Tìm hiểu về mô hình Ban quản lý dự án


a.Phòng kế hoạch có nhiệm vụ như sau:
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án:
-Tiếp nhận dự án giao quản lý
-Ký kết hợp đồng tư vấn lập BCNCKT cho dự án
-Ký kết hợp đồng tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và đo vẽ trích
lục bản đồ, rà phá bom mìn vật nổ
* Giai đoạn thực hiện đầu tư:
-Ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế cho dự án
-Ký kết các hợp đồng các gói thầu cho dự án
a. Đối với các gói thầu tư vấn, phi tư vấn khác:
- Sau khi phòng KTKTDT phê duyệt KHLCNT và dự toán gói thầu tư vấn, tổ chức lựa chọn
đơn vị thực hiện các gói thầu theo kế hoạch và tiến độ thực tế của dự án.
* Lập HSMT, HSYC trình giám đốc phê duyệt
* Đăng báo phát hành HSMT, HSYC
* Phát hành HSMT, HSCY
* Trình ra quyết định thành lập tổ chuyên gia xét thầu và tổ thẩm định KQLCNT.
* Tham gia đánh giá HSDT, HSĐX các gói thầu
* Trình phê duyệt KQLCNT
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

* Đăng báo kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định.
* Hoàn thiện ký hợp đồng tư vấn trên cở quyết định phê duyệt KQLCNT.
- Đôn đốc tư vấn thực hiện hợp đồng đã ký
- Thực hiện ký kết các phụ lục hợp đồng
- Giao hợp đồng cho các đơn vị liên quan
- Làm thủ tục bảo lãnh thực hiện hợp đồng và tạm ứng gửi phòng TCKT giải ngân tạm
ứng (nếu có).
b. Đối với các gói thầu xây lắp, cung cấp hàng hóa
- Thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu trúng thầu khi có quyết định phê duyệt kết
quả xét thầu và mời nhà thầu trúng thầu đến hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
- Chuẩn bị hồ sơ tài liệu, nội dung và làm rõ với nhà thầu các nội dung của gói thầu sẽ ký
kết.
- Dự thảo hợp đồng kinh tế.
- Tổ chức hoàn thiện, ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Trình lãnh đạo ban ký kết các biên bản và hợp đồng kinh tế sau khi Hoàn thiện hợp đồng
thành công.
- Thông báo giải toả bảo lãnh dự thầu cho các nhà thầu (đối với gói thầu thực hiện đấu
thầu) sau khi ký kết xong hợp đồng kinh tế.
- Chuyển giao hợp đồng cho các bên liên quan theo qui định.
- Làm thủ tục bảo lãnh thực hiện hợp đồng và tạm ứng gửi phòng TCKT giải ngân tạm
ứng (nếu có).
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

* Giai đoạn thực hiện đầu tư:


-Theo dõi quản lý dự án

* Giai đoạn kết thúc đầu tư:


- Đôn đốc quyết toán gói thầu tư vấn, phi tư vấn theo quy định (trừ
những gói thầu thuộc thẩm quyền các phòng khác thực hiện)
- Ký các phụ lục phát sinh để quyết toán dự án
- Tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định
b. Phòng KTKTDT 1 có nhiệm vụ thẩm tra BCNCKT:
Trình tự thẩm tra, thẩm định, trình phê duyệt: Gồm 4 giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn 1: Tiếp nhận và đánh giá sơ bộ hồ sơ;
- Giai đoạn 2: Tổ chức thẩm tra
- Giai đoạn 3: Trình cấp thẩm quyền phê duyệt, EVNNPC và các cấp có thẩm quyền thẩm
tra, thẩm định
- Giai đoạn 4: Hoàn thiện hồ sơ theo Quyết định phê duyệt; Ban hành và lưu trữ hồ sơ theo
quy định.
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

b. Phòng KTKTDT 1 có nhiệm vụ thẩm tra BCNCKT:


Một số nội dung thẩm tra BCNCKT liên quan tới công nghệ và kỹ thuật điện:

Thẩm tra nội dung phần TKCS:

Đối với dự án ĐZ cấp điện áp từ 110kV trở lên:


Kiểm tra sự phù hợp của các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng với các quy định
hiện hành của nhà nước, EVN, EVNNPC hoặc nước ngoài (nếu Việt Nam không quy
định) hay không? (Nếu không, cần chỉ rõ tiêu chuẩn không phù hợp).
1
Lưu ý: Quy định về giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng
không); Hành lang an toàn điện; Di tích; Đất an ninh, quốc phòng, rừng nguyên sinh;
đê điều,…
Kiểm tra mặt bằng tuyến đường dây (trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 hoặc tỷ lệ lớn hơn đối
2 với tuyến đi qua khu vực thành phố - phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, báo cáo khảo
sát)
2.1 Kiểm tra sự phù hợp với quy hoạch đấu nối
2.2 Kiểm tra sự thuận tiện cho công tác thi công và quản lý vận hành
Phương án tuyến đường dây lựa chọn đã hạn chế tối đa việc giao chéo với các công
2.3 trình khác cũng như giảm thiểu việc đi qua khu vực dân cư… làm ảnh hưởng đến
công tác GPMB?
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

Kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của số liệu, phương pháp tính cũng như kết
3
quả tính toán lựa chọn dây dẫn
Kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của số liệu, phương pháp tính cũng như kết
4
quả tính toán lựa chọn dây chống sét và dây OPGW
Kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của số liệu, phương pháp tính cũng như kết
5
quả tính toán lựa chọn cách điện
Kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của việc lựa chọn giải pháp chống sét và nối đất
6
cho đường dây
Kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của phương án đấu nối và giải pháp đảo pha
7
(nếu có) (Nếu chưa chính xác cần nêu nhận xét cụ thể)
Kiểm tra tính hợp lý của việc bố trí cột trên mặt cắt dọc (Nếu chưa hợp lý cần nêu
8
nhận xét cụ thể)
Phải thống kê rõ các đoạn tuyến đi qua khu vực đông dân cư và vượt qua rừng cây,
8.1
vườn cây, giao chéo vớii đường điện, đường giao thông, vượt sông,…
8.2 Đảm bảo các khoảng cách an toàn theo quy định
Kiểm tra sự hợp lý của các giải pháp xử lý cho những đoạn tuyến phức tạp: đấu nối
8.3
vào trạm, khoảng vượt lớn…
8.4 Đảm bảo tính kinh tế
Đủ điều kiện và cơ sở xác định khối lượng phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt
8.5
bằng hay chưa?
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

Kiểm tra tính hợp lý của giải pháp thiết kế cho các khoảng vượt lớn (nếu
9
có)
Kiểm tra tính hợp lý, đầy đủ của giải pháp thiết kế mở rộng các ngăn lộ
10
TBA (nếu có)
Kiểm tra tính hợp lý, đầy đủ của giải pháp thiết kế hệ thống viễn thông (nếu
11
có)
Kiểm tra sự đầy đủ và chính xác của các bản vẽ phần điện (Nếu chưa chính
12
xác cần nêu nhận xét cụ thể)
Kiểm tra sự đầy đủ và chính xác của các phụ lục tính toán phần điện (Nếu
13
chưa chính xác cần nêu nhận xét cụ thể)
Kiểm tra tính đầy đủ của khối lượng dây dẫn, dây chống sét, dây OPGW,
14 chuỗi cách điện, phụ kiện, tiếp địa, chống sét van đường dây… (Nếu chưa
đủ cần nêu nhận xét cụ thể)
15 Đánh giá chung
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ
Đối với dự án TBA cấp điện áp từ 110kV trở lên, bao gồm cả phần mở rộng ngăn lộ trong
dự án ĐZ (nếu có):
Kiểm tra sự phù hợp của các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng với các
quy định hiện hành của nhà nước, EVN, EVNNPC hoặc nước ngoài (nếu Việt
1
Nam không quy định) hay không? (Nếu không, cần chỉ rõ tiêu chuẩn không
phù hợp)
Kiểm tra mặt bằng trạm (trên bình đồ tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ nhỏ hơn đối với
2 các khu vực có quy hoạch chi tiết yêu cầu tỷ lệ nhỏ - phù hợp với nhiệm vụ
khảo sát, báo cáo khảo sát)
2.1 Kiểm tra sự phù hợp với quy hoạch
2.2 Kiểm tra sự thuận tiện cho công tác thi công và quản lý vận hành
Phương án bố trí mặt bằng (thuận lợi cho đấu nối vào ra hiện tại cũng như
2.3
trong tương lai và xây dựng các đường dây xuất tuyến sau TBA)
Kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của việc xác định quy mô số ngăn lộ xuất
3
tuyến
Kiểm tra tính đúng đắn và hợp lý của việc lựa chọn sơ đồ trạm (cho hiện tại và
4
dự phòng cho tương lai)
Kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của số liệu, phương pháp tính cũng như
5
kết quả tính toán lựa chọn công suất của trạm
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

Kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của số liệu, phương pháp tính cũng như
6
kết quả tính toán lựa chọn bù (nếu có)
Kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của số liệu, phương pháp tính cũng như
7
kết quả tính toán lựa chọn các thiết bị đóng/cắt theo quy định
Kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của số liệu, phương pháp tính cũng như
8
kết quả tính toán lựa chọn thiết bị chính:
8.1 Lựa chọn thiết bị nhất thứ: MBA, MC, DCL, CT, CVT, ...
Lựa chọn thiết bị nhị thứ: Bảo vệ Rơle, HT điều khiển, hệ thống đo lường,
8.2
SCADA, ...
Lựa chọn thiết bị cho HT điện tự dùng: Nguồn điện tự dùng, MBA tự dùng, hệ
8.3
thốngAC và DC, bộ chỉnh lưu, ắc quy ...
Kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của việc lựa chọn giải pháp chống sét và
9
nối đất cho trạm
Kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của việc lựa chọn dây dẫn, thanh dẫn và
10
giải pháp đấu nối khác
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

Kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của các giải pháp liên quan đến
11
các ngăn lộ ĐZ, TBA liên quan
12 Kiểm tra tính hợp lý của giải pháp thiết kế hệ thống viễn thông
Các giải pháp liên quan đến phần ĐZ đấu nối (xem phụ lục phần
13
ĐZ)
Kiểm tra sự đầy đủ và chính xác của các bản vẽ phần điện (Nếu chưa
14
chính xác cần nêu nhận xét cụ thể)
Kiểm tra sự đầy đủ và chính xác của các phụ lục tính toán phần điện
15
(Nếu chưa chính xác cần nêu nhận xét cụ thể)
Kiểm tra tính đầy đủ của khối lượng VTTB và phụ kiện ... (Nếu
16
chưa đủ cần nêu nhận xét cụ thể)
17 Đánh giá chung
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

Đối với dự án lưới điện trung, hạ áp:

Kiểm tra sự phù hợp của các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng với các
quy định hiện hành của nhà nước, EVN, EVNNPC hoặc nước ngoài (nếu
1
Việt Nam không quy định) hay không? (Nếu không, cần chỉ rõ tiêu chuẩn
không phù hợp).
Kiểm tra mặt bằng tuyến đường dây trung, hạ áp và các trạm biến áp, điểm
2 đấu nối vào lưới điện hiện có – (phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, báo cáo
khảo sát)
2.1 Kiểm tra sự phù hợp với quy hoạch đấu nối
2.2 Kiểm tra sự thuận tiện cho công tác thi công và quản lý vận hành
Phương án tuyến đường dây lựa chọn đã hạn chế tối đa việc giao chéo với
2.3 các công trình khác cũng như giảm thiểu việc đi qua khu vực dân cư… làm
ảnh hưởng đến công tác GPMB?
2.4 Phương án bố trí mặt bằng TBA (thuận lợi cho đấu nối, xây dựng và QLVH)
2.5 Xem xét phương án cải tạo tuyến đường dây, trạm (nếu có)
Kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của số liệu, phương pháp tính cũng như
3 kết quả tính toán lựa chọn dây dẫn, cách điện, phụ kiện phần đường dây
trung áp
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

Kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của việc lựa chọn phần TBA phân phối
4 về: kiểu trạm, loại MBA, bảo vệ quá dòng-quá điện áp, đấu nối phía trung áp;
cáp lực, cách điện và tiếp địa trạm
Kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của việc lựa chọn cáp ngầm, tủ RMU,…
5
và các biện pháp đấu nối
Kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của việc lựa chọn trạm cắt/Reclose và đấu
6
nối tại trạm
Kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của việc lựa chọn dây dẫn hạ áp (cáp xuất
7
tuyến, dây dẫn nối đất trung tính…)
Kiểm tra tính hợp lý của việc bố trí cột trên mặt cắt dọc (Nếu chưa hợp lý cần
8
nêu nhận xét cụ thể)
Phải thống kê rõ các đoạn tuyến đi qua khu vực đông dân cư và vượt qua rừng
8.1
cây, vườn cây, giao chéo vói đường điện, đường giao thông, vượt sông,…
8.2 Đảm bảo các khoảng cách an toàn theo quy định
Kiểm tra sự hợp lý của các giải pháp xử lý cho những đoạn tuyến phức tạp:
8.3
đấu nối vào trạm, khoảng vượt lớn…
8.4 Đảm bảo tính kinh tế
Đủ điều kiện và cơ sở xác định khối lượng phục vụ công tác đền bù, giải
8.5
phóng mặt bằng hay chưa?
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

9 Kiểm tra tính hợp lý của giải pháp thiết kế cho các khoảng vượt lớn (nếu có)
Kiểm tra tính hợp lý, đầy đủ của giải pháp thiết kế hệ thống viễn thông (nếu
10
có)
Kiểm tra sự đầy đủ và chính xác của các bản vẽ phần điện (Nếu chưa chính xác
11
cần nêu nhận xét cụ thể)
Kiểm tra sự đầy đủ và chính xác của các phụ lục tính toán phần điện (Nếu chưa
12
chính xác cần nêu nhận xét cụ thể)
Kiểm tra tính đầy đủ của khối lượng của khối lượng VTTB và phụ kiện chính
13
(Nếu chưa đủ cần nêu nhận xét cụ thể)
14 Đánh giá chung

c. Phòng KTKTDT 2 có nhiệm vụ thẩm tra TKKT, TKBVTC, DT:

Nội dung thẩm tra: tương tự như các nội dung của TKCS trong BCNCKT, mức độ
cụ thể cao hơn.

SV tìm hiểu cụ thể trong tài liệu.


CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ
Nội dung thẩm tra phần dự toán:
1 Chi phí xây dựng
Biện pháp tổ chức thi công
Cự ly vận chuyển thủ công
Đơn giá, định mức áp dụng, vận dụng
Mức lương tối thiểu vùng
Giá vật tư, vật liệu chuyên ngành
Giá vật liệu xây dựng
Tỷ giá quy đổi
…..
2 Chi phí thiết bị
Đơn giá thiết bị
Chi phí chuyên gia giám sát lắp đặt (nếu có)
Vận chuyển thiết bị
Thuế nhập khẩu, phí thông quan, lưu kho bãi
Đơn giá, định mức áp dụng/ vận dụng
3 Chi phí QLDA
4 Chi phí tư vấn ĐTXD
5 Chi phí khác
6 Chi phí dự phòng
Dự phòng khối lượng
Dự phòng trượt giá
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

d. Phòng Đền bù:

Có nhiệm vụ lập phương án Đền bù GPMB, chuẩn bị hồ sơ để làm việc với các
cấp chính quyền trong quá trình GPMB → kết quả cuối cùng là có mặt bằng bàn
giao cho công trình.

Trình tự công việc:

1.Đăng ký kế hoạch sử dụng đất

2.Làm việc với UBND tỉnh

3.Làm việc với UBND huyện

4.Giao tuyến thực hiện đo vẽ, dò mìn

5.Đăng ký với Hội đồng đền bù Họp hội đồng thống nhất triển khai

6.Thông báo thu hồi đất

7.Họp triển khai các xã có hộ dân ảnh hưởng

8.Kê khai kiểm đếm


CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

9. Xác định nguồn gốc đất

10. Trình hệ số giá đất

11. Tập hợp hồ sơ lập phương án

12. Công khai phương án đền bù

13. Kết thúc công khai

14. Tổ chức họp các hộ dân chưa đồng thuận để tuyên truyền, trả lời chế độ chính sách

15. Tổ chức họp các hộ dân chưa đồng thuận để tuyên truyền, trả lời chế độ chính sách

16. Trình quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án đền bù

17. Thống nhất lịch chi trả tiền

18. Chi trả tiền đền bù, bàn giao mặt bằng

19. Hoàn thiện hồ sơ

20. Lập hồ sơ giao đất


Yêu cầu: SV kiểm tra tính tuân thủ quy trình GPMB trong Luật Đất đai 2013
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

e. Phòng Quản lý công trình:

Có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng công trình: P. QLCT phải giám sát, đôn đốc các
Nhà thầu trong quá trình thi công, giải quyết các vướng mắc xuất hiện trong quá
trình thi công, chuẩn bị hồ sơ để hoàn thành công tác nghiệm thu đóng điện công
trình. P. QLCT chủ trì các công tác sau: giao tuyến, đo vẽ bản đồ, rà phá bom mìn,
chuẩn bị thi công xây lắp, thi công xây lắp, nghiệm thu đóng điện.

f. Phòng Vật tư:

Chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan tới vật tư: tiếp nhận nghiệm thu vật
tư từ nhà thầu cấp hàng, cấp phát vật tự cho đơn vị thi công, nhập kho quản lý vật
tư dự phòng tại kho, nhập kho và quản lý vật tư thu hồi, thực hiện các thủ tục tiếp
nhận vật tư điều động và lập phương án hoàn trả vật tư….

g. Phòng TCKT 1,2: Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới thanh quyết toán cho
Nhà thầu và các nghiệp vụ khác liên quan tới tài chính…
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH, QUY PHẠM VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTĐ

2.5. Hiệu quả của việc quản lý dự án đầu tư


- Liên kết tất cả các công việc, các hoạt động của dự án đầu tư.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa
nhóm QLDA với các nhà cung cấp đầu vào và các nhà thầu xây
dựng, xây lắp, thí nghiệm.
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm
của các thành viên tham gia QLDA
- Khâu thiết kế - thẩm tra hồ sơ tạo điều kiện phát hiện sớm những
khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những
thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được. Tạo điều kiện cho
việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những
bất đồng.
- Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn
- Tiết kiệm thời gian và tránh lãng phí, thất thoát vốn.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.1. Quản lý quy mô, phạm vi dự án


- Quản lý quy mô, phạm vi dự án bao gồm các quy trình cần thiết để
đảm bảo rằng dự án sẽ đáp ứng được đầy đủ các công việc yêu cầu
và hoàn thành thành công dự án. Quản lý phạm vi dự án chủ yếu
liên quan đến việc xác định và kiểm soát những gì được và không
được đưa vào dự án
- Lập kế hoạch dự án: Là việc tổ chức dự án theo 1 trình tự logic,
xác định mục tiêu và các phương pháp để đạt mục tiêu của dự án,
dự tính những công việc cần làm, nguồn lực thực hiện và thời gian
làm các công việc đó.
Lập kế hoạch dự án giúp cho CĐT/CNDA chủ động trong việc
tuyển dụng, đào tạo nhân lực, sử dụng vốn, giám sát tiến độ thực
hiện của các thành viên tham gia quản lý dự án hoặc các nhà thầu
phụ…
- Ví dụ:
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.2. Quản lý chi phí và ngân sách của dự án


- Chi phí & ngân sách của dự án là 1 vấn đề rất quan trọng, ảnh
hưởng tới sự thành công của dự án. Nếu ngân sách ở mức quá cao
sẽ gây ra sự lãng phí và tạo điều kiện cho quản lý lỏng lẻo, nhưng
nếu quá thấp sẽ dẫn đến hạn chế thành quả và ảnh hưởng đến chất
lượng → cần phải Lập và quản lý chi phí & NS thật chặt chẽ
- Mục tiêu: Đảm bảo hoàn thành dự án mà không phát sinh thêm chi
phí đã được duyệt.
- Quản lý ntn:
+ Lập các kế hoạch xác định tổng nhu cầu về vốn, kế hoạch huy động
vốn, kế hoạch phân bố ngân sách trong các thời kỳ, theo các đơn vị
thi công, theo hạng mục công việc, theo các khoản mục chi phí…
+ Cấp vốn theo đúng địa chỉ (theo đúng người, đúng việc và đúng giai
đoạn).
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.3. Quản lý thời gian, tiến độ dự án


- Định nghĩa: QLTG&TĐ DA là quá trình quản lý bao gồm việc thiết lập mạng
công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án
và quản lý tiến trình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở các nguồn lực cho
phép và những yêu cầu về chất lượng đã định.

- Mục đích: Hoàn thành dự án đúng hạn trong phạm vi ngân sách và nguồn lực
cho phép, đáp ứng yêu cầu về chất lượng công trình đã định. Ngoài ra, việc
QLTG&TĐ DA còn là cơ sở để giám sát chi phí và các nguồn lực khác.

- Có nhiều phương pháp quản lý tiến độ dự án như: phương pháp biểu đồ


GANTT, phương pháp kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT), phương
pháp phân tách công việc (WBS), phương pháp đường gang (CPM), phương
pháp “quản lý bằng các dự án”…
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.3. Quản lý thời gian, tiến độ dự án


3.3.1. Phương pháp biểu đồ GANTT

Được giới thiệu lần đầu vào năm 1917 bởi GANTT. Đây là phương pháp trình bày
tiến trình thực tế cũng như kế hoạch thực hiện các công việc của dự án theo trình tự
thời gian. Mục đích của biểu đồ là xác định tiến độ hợp lý nhất để thực hiện các
công việc của dự án.

Cấu trúc của biểu đồ GANTT:

- Cột dọc trình bày tên các công việc. Thời gian thực hiện từng công việc được
trình bày theo trục hoành.

- Mỗi đoạn thẳng biểu hiện một công việc. Độ dài đoạn thẳng là đồ dài công việc.
Vị trí của đoạn thẳng thể hiện quan hệ thứ tự trước sau giữa các công việc.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.3. Quản lý thời gian, tiến độ dự án


Ví dụ: biểu đồ GANTT cho dự án gồm 5 công việc, trong đó thời gian thực hiện và
mối quan hệ giữa các công việc được thể hiện trong bảng dưới đây.

Ta sẽ có biểu đồ GANTT tương ứng trong hình:


Các mũi tên thể hiện điều kiện để diễn ra một công việc nào đó. Ví dụ: công việc
b chỉ được thực hiện sau khi công việc a hoàn thành nên sẽ có mũi tên nối từ
đuôi (kết thúc) công việc a tới đầu (bắt đầu) công việc b.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.3. Quản lý thời gian, tiến độ dự án


- Ưu điểm:

+ Đơn giản, dễ xây dựng nên được sử dụng khá phổ biến.

+ Dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế cũng như kế hoạch từng công việc và tình
hình chung của dự án.

+ Thể hiện được tình hình thực hiện các công việc nhanh hay chậm và tính liên tục
của nó. Từ đó đề xuất phương án cải tiến hoặc sắp xếp công việc phù hợp để đẩy
nhanh tiến độ dự án.

- Nhược điểm:

+ Đối với DA phức tạp có hàng trăm công việc thì biểu đồ GANTT khó biểu diễn
và khó có thể chỉ đúng và đủ mối quan hệ giữa các công việc.

+ Trong các trường hợp phải điểu chỉnh lại biểu đồ thì việc thực hiện rất phức tạp.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.3. Quản lý thời gian, tiến độ dự án


3.3.2. Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) và phương pháp đường găng (CPM)

Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) và phương pháp đường găng (CPM) là hai
phương pháp quản lý tiến độ dự án khác nhau được xây dựng và phát triển riêng biệt. Tuy
nhiên, do hai phương pháp này có nhiều điểm chung nên ở đây ta sẽ gọi chung là phương
pháp PERT/CPM.

Nội dung chính của phương pháp PERT/CPM bao gồm 6 bước cơ bản:

- Xác định các công việc cần thực hiện của dự án;

- Xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện các công việc;

- Vẽ sơ đồ mạng công việc;

- Tính toán thời gian và chi phí cho từng công việc dự án;

- Xác định thời gian dự trữ của các công việc và sự kiện;

- Xác định đường găng.


CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.3. Quản lý thời gian, tiến độ dự án


Mạng công việc: Là biểu đồ thể hiện các công việc và thời gian thực hiện tương ứng, trình tự
và thời gian diễn ra công việc đó. Mạng công việc giúp cho cán bộ quản lý dự án có kế hoạch
để chuẩn bị và kiểm soát tiến độ dự án.

Khi xây dựng mạng công việc cần lưu ý: hiểu biết về mối quan hệ giữa các công việc (quan
hệ phụ thuộc bắt buộc, phụ thuộc tùy ý, phụ thuộc bên ngoài). Người xây dựng mạng công
việc là người có đủ chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện dự án.

Một số quy định khi xây dựng sơ đồ mạng công việc:

- Mỗi công việc được thể hiện bằng một đoạn thẳng nối 2 đỉnh và có mũi tên chỉ hướng. Các
sự kiện được thể hiện bằng hình tròn và được đánh số, số ở đầu mũi tên có số lớn hơn đuôi
mũi tên.

- Một sơ đồ mạng công việc chỉ có 1 sự kiện bắt đầu và 1 sự kiện kết thúc.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.3. Quản lý thời gian, tiến độ dự án


- Hai công việc nối tiếp nhau: công việc b chỉ có thể bắt đầu khi công việc a kết thúc.

- Hai công việc hội tụ: Hai công việc a và b có thể bắt đầu không cùng thời điểm nhưng kết
thúc tại một sự kiện

- Hai công việc thực hiện đồng thời: Hai công việc a và b đều bắt đầu tại một sự kiện.

- Công việc (biến) giả: là công việc không có thực, không đòi hỏi thời gian và chi phí để
thực hiện nhưng có tác dụng chỉ rõ mối quan hệ nối tiếp nhau giữa các công việc và sự
kiện trong sơ đồ mạng công việc.

- Đánh số thứ tự của sự kiện từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

- Đường găng của sơ đồ là đường dài nhất nối từ sự kiện đầu tới sự kiện cuối. Các công
việc trên đường găng (mũi tên) được tô đậm để dễ nhận biết.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.3. Quản lý thời gian, tiến độ dự án


- Ưu điểm: Thể hiện được mối liên hệ giữa các công việc, xác định được đường găng công
việc.

- Nhược điểm: Đòi hỏi người lập và người đọc đều có sự hiểu biết nhất định về phương
pháp này.

* Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy QLTG theo phương pháp PERT/CPM giảm được thời
gian thực hiện dự án khoảng 15~20% và tiết kiệm chi phí thực hiện dự án ~ 10%, trong khi
phí quản lý khoảng 0,1~0,2%.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.4. Quản lý chất lượng dự án


- Định nghĩa chất lượng của Dự án CTĐ: là tập hợp các yếu tố thời gian, chất lượng
sản phẩm lắp đặt, chất lượng công trình xây dựng, sự đồng bộ của các thiết bị. Có
thể coi 1 dự án CTĐ có chất lượng là 1 dự án được đóng điện thành công đưa vào
sử dụng đúng tiến độ, không có tồn tại và không xảy ra sự cố đáng kể trong thời hạn
bảo hành công trình.

- QLCL DA là tập hợp các hoạt động của cán bộ QLDA trong suốt thời gian thực
hiện dự án nhằm đảm bảo dự án được hoạt thành đúng thời gian quy định và đạt
được các mục tiêu đã đề ra (Ví dụ: DA… phải đóng điện vào ngày và không có
tồn tại….).

- QLCL DA có 3 yếu tố: Lập kế hoạch – đảm bảo chất lượng – kiểm soát chất
lượng. 3 yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình QLDA.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

* Lập kế hoạch chất lượng dự án: là xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho dự án và các
phương thức để đạt được các tiêu chuẩn đó.

* Đảm bảo chất lượng dự án: Thường xuyên đánh giá các công việc của Dự án để đảm
bảo Dự án sẽ đạt chất lượng như kế hoạch đề ra.

* Kiểm soát chất lượng dự án: Giám sát kết quả cụ thể của dự án xem đã đúng với kế
hoạch đã đặt ra hay chưa.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.5. Quản lý nguồn lực dự án


CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.6. Quản lý đấu thầu, hợp đồng dự án


3.6.1. Quản lý đấu thầu
- Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng
cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo
hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở đảm
bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
- Công tác đấu thầu được thực hiện tuân thủ Luật đấu thầu 2013 và các
văn bản pháp luật liên quan.
- Một số khái niệm cơ bản trong công tác quản lý đấu thầu:
+ Hồ sơ mời thầu (HSMT): là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói
thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên
mời thầu tổ chức đánh giá HSDT nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
+ Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu
+ Hồ sơ dự thầu (HSDT): là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và
nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của HSMT.
+ Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, Hồ sơ đề xuất
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.6.1. Quản lý đấu thầu


+ Đấu thầu qua mạng, Đấu thầu quốc tế, Đấu thầu trong nước, Chỉ định
thầu, Chào hàng cạnh tranh
+ Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một số biện
pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, ngân
hàng để đảm bảo trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời
gian xác định theo yêu cầu của HSMT. Bảo đảm DT có hiệu lực bằng hiệu
lực của HSDT cộng them 30 ngày.
+ Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện
một số biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín
dụng, ngân hàng để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà
thầu, nhà đầu tư.
+ Dự án bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới, dự án cải tạo,
nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng, dự án mua sắm tài sản,
kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, dự án sửa chữa, nâng cấp tài
sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài NCKH, phát triển công
nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương
trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.6.1. Quản lý đấu thầu


+ Gói thầu: là một phần hoặc toàn bộ dự án. Gói thầu có thể gồm những
phần công việc đặc trưng được tách riêng trong mỗi dự án (ví dụ: Gói thầu
cung cấp hàng hóa, gói thầu tư vấn, gói thầu xây lắp…), có thể gồm những
nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án (ví dụ: Gói thầu mua sắm
chống sét van cho các ĐZ 110kV trên toàn lưới của NPC năm 2020), có thể
là khối lượng mua sắm một lần, một kỳ đối với mua sắm thường xuyên,
mua sắm tập trung (ví dụ: Gói thầu cung cấp VTTB dự phòng sửa chữa lớn
2020)…
+ Một số gói thầu đặc biệt: Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và
cung cấp hàng hóa (EP), thiết kế và xây lắp (EC), cung cấp hàng hóa và
xây lắp (PC), thiết kế - cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC - Engineering -
Procurement of goods - Construction), lập dự án – thiết kế - cung cấp hàng
hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).
+ Thời điểm đóng thầu: Là thời điểm hết hạn để nộp Hồ sơ dự thầu, hồ sơ
dự sơ tuyển, hồ sơ đề xuất.
+ Hiệu lực của HSDT: là thời gian được quy định trong HSMT. Trong thời
gian còn hiệu lực của HSDT, nhà thầu – nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm
với HSDT của mình.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.6. Quản lý đấu thầu, hợp đồng dự án


3.6.1. Quản lý đấu thầu
- Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư: Nhà thầu, nhà đầu tư có thể là tổ
chức hoặc cá nhân sẽ có tư cách hợp lệ để tham dự đấu thầu khi đáp ứng các
điều kiện theo Luật đấu thầu (đọc Điều 5, Luật đấu thầu 2013)
- Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu: Để đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu
thầu, Luật Đấu thầu quy định tính độc lập giữa các nhà thầu tham dự với các đơn
vị liên quan tới gói thầu (đọc Điều 6, Luật đấu thầu 2013)
- Phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư:
+ Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: Nhà thầu, nhà đầu tư nộp HSDT,
HSĐX gồm đề xuất về kỹ thuật và tài chính theo yêu cầu của HSMT, HSYC.

+ Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: Nhà thầu nộp đồng thời HSĐX về mặt
kỹ thuật và tài chính riêng biệt theo yêu cầu của HSMT. Việc mở thầu được tiến
hành 2 lần: HSĐX về kỹ thuật được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu,
nhà đầu tư đáp ứng về kỹ thuật sẽ được mở HSĐX về tài chính để đánh giá.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.6. Quản lý đấu thầu, hợp đồng dự án


3.6.1. Quản lý đấu thầu
+ Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ: Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề
xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của HSMT nhưng chưa có giá dự
thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định
HSMT giai đoạn hai.
Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp HSDT.
HSDT bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cẩu của HSMT
giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.
Hình thức này chỉ áp dụng với các gói thầu quy mô lớn và có tính chất phức tạp.
+ Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ: Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng
thời HSDX về kỹ thuật và tài chính riêng biệt theo yêu cầu của HSMT.
Giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp
HSDT. HSDT bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của
HSMT giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giai
đoạn này, HSDT về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với
HSDT giai đoạn hai để đánh giá.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.6. Quản lý đấu thầu, hợp đồng dự án


3.6.1. Quản lý đấu thầu
+ Trình tự trong tổ chức thực hiện đấu thầu: Lập HSMT → Đăng báo → Phát hành
HSMT → Đóng thầu → Mở thầu → Thành lập tổ chuyên gia → Xét thầu → Phê
duyệt kết quả lựa chọn Nhà thầu.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.6. Quản lý đấu thầu, hợp đồng dự án


3.6.1. Quản lý Hợp đồng
- Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên quy định về
một hoặc nhiều vấn đề. Trong quản lý dự án, hợp đồng là văn bản thỏa
thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn trong thực hiện gói
thầu thuộc dự án…; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu
tư được lựa chọn…
- Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng:
+ Tự nguyện, bình đẳng, trung thực, hợp tác, không trái pháp luật và đạo
đức xã hội, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi
ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác
+ Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán
hợp đồng
+ Các bên ký hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về
phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn…
+ Đảm bảo có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.6. Quản lý đấu thầu, hợp đồng dự án


3.6.1. Quản lý Hợp đồng
- Một số loại Hợp đồng:
+ Hợp đồng trọn gói: là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực
hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Tổng giá trị thanh
toán của hợp đồng (một lần hoặc nhiều lần thanh toán) đúng bằng tổng giá
ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng trọn gói tương đối phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các
công trình điện. Đặc biệt, khi số lượng và thời gian thực hiện đã được xác
định thì sử dụng hợp đồng trọn gói là phù hợp nhất.

+ Hợp đồng theo đơn giá cố định: Là loại hợp đồng có đơn giá cố định trong
suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Nhà thầu sẽ được thanh toán dựa trên
cơ sở khối lượng nghiệm thu thực tế với đơn giá cố định ghi trong hợp
đồng.
Hình thức này phù hợp với trường hợp không xác định chính xác số lượng.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.6. Quản lý đấu thầu, hợp đồng dự án


3.6.1. Quản lý đấu thầu
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.6. Quản lý đấu thầu, hợp đồng dự án


3.6.2. Quản lý Hợp đồng

+ Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: là hợp đồng có đơn giá có thể được
điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh
toán căn cứ theo khối lượng nghiệm thu thực tế với đơn giá có thể đã được
điều chỉnh.

+ Hợp đồng theo thời gian: Là hợp đồng áp dụng cho gói thầu cung cấp
dịch vụ tư vấn. Giá hợp đồng được tính trên cơ sở thời gian làm việc théo
tháng, tuần, ngày, giờ và các khoản chi phí ngoài thù lao. Nhà thầu được
thanh toán theo thời gian làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao tương
ứng với các chức danh và công việc ghi trong hợp đồng.
CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.7. Quản lý các rủi ro phát sinh khi thực hiện dự án


CHƯƠNG 3: TRÌNH TỰ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

3.8. Quản lý ATLĐ và Môi trường của dự án


CHƯƠNG 4: CÁC QUY ĐỊNH VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM ĐỂ LẬP DỰ TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

4.1 Giới thiệu các quy định và các phần mềm lập dự toán
trong lĩnh vực xây dựng điện

- Dự toán xây dựng: Đọc điều 135 Luật Xây dựng

- Định mức, giá xây dựng: Đọc điều 136 Luật xây dựng

- Phần mềm GXD

- Phần mềm G8

You might also like