You are on page 1of 4

SV :

LỚP : 63HK1
MSSV : 35763
GVBM : TRẦN PHƯƠNG NAM

BÀI TẬP MÔN : KINH TẾ XÂY DỰNG 1

1. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng


(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ
Xây dựng)
1.1 Phân loại công trình xây dựng:
- Công trình dân dụng: Công trình y tế, công trình thương mại, trụ sở làm việc; nhà ở….
- Công trình công nghiệp: Công trình sản xuất vật liệu Xd; Công trình dầu khí….
- Công trình hạ tầng kỹ thuật: Công trình cấp, thoát nước; công viên, cây xanh; bãi đỗ xe;
công trình chiếu sang công cộng….
- Công trình giao thông: cầu, đường bộ, đường sắt, cảng, bến phà….
- Công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Công trình đê điều, đập ngăn nước,
trạm bơm…
- Công trình quốc phòng, an ninh: là công trình được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn
nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, phục vụ quốc phòng, an ninh.
1.2. Phân cấp công trình xây dựng
Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình căn cứ vào quy mô, mục đích,
tầm quan trọng, thời hạn sử dụng, vật liệu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công
trình.
Cấp công trình gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và các cấp khác theo quy
định của Chính phủ.
2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Bất kỳ hoạt động đầu tư nào cũng phải quản lý. Để quản lý phải chỉ ra được ai là người
quản lý, xây dựng được bộ máy giúp việc cho người quản lý, cơ chế hoạt động, điều
hành tổng thể và của từng bộ phận giúp việc. Đồng thời, nguyên tắc quản lý là phải tập
trung. Nhưng thực tế không cá nhân, tổ chức nào có thể đủ thời gian, sức lực, năng lực
để quản lý hết mọi việc – vì vậy phải phân cấp quản lý.
Để phân cấp quản lý có hiệu quả thì phải phân loại dự án để trên cơ sở đó có sự phân cấp
phù hợp.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như
sau:
2.1. Phân loại theo tính chất và quy mô dự án
Các dự án đầu tư xây dựng công trình khi phân loại theo quy mô và tính chất của dự án
bao gồm các loại sau:
- Dự án quan trọng quốc gia.
Ví dụ: Nhà máy điện hạt nhân; các dự án sử dụng vốn đầu tư công có tổng mức đầu tư
từ 10.000 tỷ đồng trở lên.
- Dự án nhóm A
- Dự án nhóm B
- Dự án nhóm C
Chi tiết về phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình trong điều 5 của Nghị định số
15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên
thuộc dự án nhóm A, từ 120 đến 2.300 tỷ đồng thuộc dự án nhóm B, dưới 120 tỷ đồng
thuộc dự án nhóm C
Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất chất độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công
nghiệp không kể mức vốn đều thuộc dự án nhóm A.
2.2. Phân loại theo nguồn vốn
Các dự án đầu tư xây dựng công trình khi phân loại theo nguồn vốn bao gồm các loại
sau:
− Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
− Dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách
− Dự án sử dụng vốn khác bao gồm nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (gồm đầu tư trực
tiếp FDI và vốn vay ODA), vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, của tư
nhân, các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế khác ở Việt Nam hoặc sử dụng hỗn
hợp nhiều nguồn vốn.
2.3. Phân loại theo loại hình công trình xây dựng
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng
- Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp
- Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông
- Dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
2.4. Phân loại theo yêu cầu các bước nghiên cứu lập dự án
- Dự án đầu tư xây dựng công trình yêu cầu Lập báo cáo đầu tư (báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi), sau đó lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
3. Các quy chuẩn và tiêu chuẩn liên quan đến hệ thống khí, thông gió, điều hòa

- QCVN02-2009

- TCVN757-2008

- QCVN03-2012/BXD

- QCXDVN01-2008/BXD

- QCVN0702-2016

- TCVN5687:2010

- QCVN09-2013/BXD

- QCVN06-2020/BXD

- TCVN5574:2018
- TCVN4088:1985

You might also like