You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Môn: Thống kê đầu tư và xây dựng

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng giao thông.

Trả lời:

Thống kê đầu tư và xây dựng là 1 bộ phận của thống kê học, có đối tượng nghiên cứu là các quy luật số
lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn diễn ra trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng trong điều kiện thời
gian và địa điểm cụ thể.

¿ Quy luật số lượng:

+ Thống kê đầu tư và xây dựng nghiên cứu mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện
tượng.

+ Thống kê đầu tư và xây dựng dùng các con số để biểu hiện bản chất và tính quy luật của hiện tượng.

+ Con số trong thống kê đầu tư và xây dựng luôn luôn là các con số có nội dung kinh tế cụ thể, luôn được
gắn với 1 nội dung kinh tế cụ thể. Vì vậy để tạo ra các con số thống kê chính xác thì các nhà thống kê cần phải
hiểu đúng nội dung kinh tế của các con số để sử dụng có hiệu quả các con số thống kê.

⇒ Thống kê đầu tư và xây dựng cần nghiên cứu các quy luật số lượng vì lượng và chất luôn có mối liên hệ
biện chứng với nhau, không tách rời nhau, không cô lập nhau, lượng nào cũng biểu hiện những chất nhất định
và chất nào cũng có những biểu hiện bằng lượng nhất định.

¿ Các hiện tượng kinh tế xã hội:

Thống kê đầu tư và xây dựng nghiên cứu ảnh hưởng qua lại giữa các hiện tượng kinh tế và xã hội trong lĩnh
vực đầu tư và xây dựng.

¿ Số lớn:

+ Số lớn là tổng hợp của các đơn vị cá biệt, cá thể. Mọi hiện tượng phát sinh dù là hiện tượng số lớn hay
hiện tượng cá biệt đều cần được thống kê phản ánh có nghĩa là thống kê vẫn nghiên cứu các hiện tượng cá biệt
nhưng chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng số lớn vì thống kê cần dùng con số để biểu hiện bản chất và tính
quy luật của các hiện tượng.

+ Thông qua việc nghiên cứu các hiện tượng số lớn sẽ loại bỏ được các nhân tố, các hiện tượng ngẫu nhiên,
phi vật chất, để từ đó thể hiện được cái bản chất, cái tất nhiên của hiện tượng.

¿ Điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể:

Mỗi con số trong thống kê đầu tư và xây dựng cần gắn với không gian mà nó phản ánh, gắn với thời gian
mà nó phát sinh hoặc thời điểm mà trạng thái của hiện tượng được phản ánh.

Câu 2: Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng giao thông.
1
Trả lời:

¿ Hệ thống chỉ tiêu

- Xét theo cấp độ chỉ tiêu:

Hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu tư và xây dựng bao gồm 3 hệ thống chỉ tiêu sau:

+ Hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu tư và xây dựng của thống kê Nhà nước.

+ Hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu tư và xây dựng của các Bộ, Sở (chủ yếu là của Bộ xây dựng và Sở
xây dựng).

+ Hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu tư và xây dựng của các doanh nghiệp (chủ yếu là của doanh nghiệp
xây dựng).

- Xét về nội dung:

Hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu tư và xây dựng bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau:

+ Nhóm chỉ tiêu thống kê về đầu tư:

 Khối lượng vốn đầu tư.

 Cơ cấu vốn đầu tư đã thực hiện.

 Quy mô, sự biến đổi của cơ cấu vốn đầu tư.

 Kết quả và hiệu quả đầu tư.

+ Nhóm chỉ tiêu thống kê về thiết kế, dự toán.

+ Nhóm chỉ tiêu thống kê xây lắp:

 Khối lượng sản xuất và sản phẩm xây lắp.

 Chất lượng của sản phẩm xây lắp.

 Lao động xây lắp.

 Thống kê thiết bị xây lắp.

 Giá thành sản phẩm xây lắp.

¿ Phương pháp nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng

- Trong giai đoạn điều tra quy hoạch

+ Có 2 hình thức điều tra:

 Báo cáo thống kê định kỳ.

 Điều tra chuyên môn.


2
+ Đơn vị báo cáo được xác định phụ thuộc vào phương thức sản xuất xây dựng

 Trong phương thức đấu thầu thì sẽ tách riêng bên chủ đầu tư (bên giao thầu hay bên A) và bên
nhận thầu (bên B).

 Trong phương thức tự thực hiện thì không tách rời giữa bên giao thầu và bên nhận thầu, 1 đơn vị
thực hiện cả 2 chức năng trên.

- Trong tổng hợp và phân tích

+ Thống kê đầu tư và xây dựng vận dụng các phương pháp của thống kê học như phân tổ, chỉ số, hồi
quy và tương quan, dãy số thời gian...

+ Thống kê đầu tư và xây dựng khuyến khích sử dụng các phương tiện tính toán hiện đại như máy tính,
các phần mềm được lập trình sẵn...

Câu 3: Đơn vị báo cáo trong thống kê đầu tư và xây dựng giao thông.

Trả lời:

¿ Khái niệm đơn vị báo cáo

- Đơn vị báo cáo là đơn vị chịu trách nhiệm trả lời các câu hỏi đề ra trong phương án điều tra. Đây là nơi lập
và gửi báo cáo lên cấp trên.

- Có 2 loại đơn vị báo cáo trong thống kê xây dựng cơ bản:

+ Chủ đầu tư: có trách nhiệm báo cáo về việc hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư, giá trị và tính chất của tài
sản cố định được huy động.

+ Các tổ chức xây lắp: có trách nhiệm báo cáo về tình hình hoàn thành khối lượng công tác xây lắp,
danh mục các công trình hoàn thành, giá trị của các công tác xây lắp hoàn thành, lợi nhuận...

¿ Đơn vị báo cáo chủ yếu trong thống kê đầu tư và xây dựng

- Các đơn vị báo cáo chủ yếu trong thống kê đầu tư và xây dựng:

+ Các doanh nghiệp xây lắp (các công ty cầu, đường...)

+ Các tổ chức tư vấn.

- Lý do phải báo cáo:

+ Đây là các tổ chức kinh tế kinh doanh phức tạp, được thành lập để thực hiện các khối lượng công tác
xây lắp, khảo sát, thiết kế các công trình.

+ Đây là các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, hoàn chỉnh.

+ Các tổ chức xây lắp, tư vấn có cơ cấu tổ chức ổn định, có đội ngũ người lao động có kinh nghiệm.

3
+ Các tổ chức này có khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại để thi công những công trình phức
tạp, có quy mô lớn.

Câu 4: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (khái niệm, phân loại, tính mức hoàn thành vốn đầu tư).

Trả lời:

1. Khái niệm

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là biểu hiện thống nhất tổng khối lượng xây dựng được tính bằng tiền.

2. Phân loại

- Theo công dụng của đồng vốn:

+ Vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất vật chất: công nghiệp, nông nghiệp, GTVT, thủy lợi...

+ Vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phi vật chất: văn hóa, giáo dục, y tế, TDTT...

⇒ Ý nghĩa:

 Giúp nghiên cứu sự phát triển của 2 lĩnh vực theo thời gian và ảnh hưởng của đầu tư xây dựng cơ bản
đến sự phát triển của 2 lĩnh vực đó.

 Thấy được cả quá trình tái sản xuất tài sản cố định.

 Thấy được sự phát triển cân đối giữa 2 khu vực và cách đầu tư.

- Theo yếu tố cấu thành:

+ Vốn đầu tư cho xây dựng, bao gồm:

 Vốn đầu tư để chuẩn bị mặt bằng, chuẩn bị xây dựng.

 Vốn đầu tư để xây dựng công trình, kể cả công trình tạm.

+ Vốn đầu tư cho lắp đặt, bao gồm:

 Vốn để lắp đặt các trang thiết bị cho công trình: lắp đặt hệ thống thoát nước, chiếu sáng, tín hiệu
giao thông....

 Vốn đầu tư để lắp đặt các thiết bị, máy móc lên trên nền, bệ cố định để chúng hoạt động.

+ Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị.

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác.

⇒ Ý nghĩa:

 Là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân.

4
 Cho biết phương hướng đầu tư hợp lý cho các ngành và phương hướng hạ giá thành hợp lý.

- Theo hình thức xây dựng công trình:

+ Vốn đầu tư cho xây dựng mới.

+ Vốn đầu tư cho mở rộng và cải tạo.

+ Vốn đầu tư cho khôi phục.

⇒ Ý nghĩa:

 Cho biết phương hướng đầu tư xây dựng trong từng thời kỳ có đúng với đường lối phát triển của Đảng
và Nhà Nước hay không.

 Cho biết tác dụng của từng hình thức xây dựng.

 Cho biết mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.

- Theo nguồn vốn:

+ Vốn đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.

+ Vốn đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng, ưu đãi thuộc Ngân sách Nhà nước.

+ Vốn đầu tư bằng nguồn vốn thuộc quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ khác của Nhà nước.

+ Vốn đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng thương mại.

+ Vốn đầu tư bằng nguồn vốn hợp tác liên doanh, liên kết.

+ Vốn đầu tư do chính quyền huy động.

+ Vốn đầu tư bằng các nguồn khác.

⇒ Ý nghĩa:

 Giúp nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn đầu tư với sự phát triển của nền kinh tế.

 Là căn cứ để lập kế hoạch vốn đầu tư và là cơ sở để quản lý vốn đầu tư.

3. Tính mức hoàn thành vốn đầu tư

- Mức hoàn thành vốn đầu tư là toàn bộ số vốn đầu tư đã được biểu hiện thành khối lượng xây dựng cụ thể.

- Khi tính mức hoàn thành vốn đầu tư phải tính theo yếu tố cấu thành.

¿ Tính mức hoàn thành vốn đầu tư cho công tác xây dựng:

- Phương pháp tính: tính theo đơn giá.

- Điều kiện áp dụng:

5
+ Phải có đơn giá thống nhất.

+ Phải xác định được mức độ hoàn thành về mặt hiện vật của sản phẩm.

- Các khối lượng xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn sau thì được tính vào mức hoàn thành vốn đầu tư cho
công tác xây dựng:

+ Khối lượng công việc đó phải có tên trong hợp đồng giữa 2 bên giao thầu (bên A) và nhận thầu (bên
B), có thiết kế được duyệt và phù hợp với tiến độ thi công.

+ Khối lượng công việc đó đã có thể xác định được số lượng và chất lượng theo thiết kế.

+ Khối lượng đó đã hoàn thành đến giai đoạn cuối cùng theo đơn giá.

+ Khối lượng công việc đó cấu tạo nên thực thể công trình.

- Công thức để xác định mức hoàn thành vốn đầu tư cho công tác xây dựng:

= ∑P.Q + C + TNCTTT + VAT

trong đó: Q: khối lượng công tác xây dựng hoàn thành đáp ứng cả 4 tiêu chuẩn trên
P: đơn giá (chỉ bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và
trực tiếp phí khác).
C: chi phí chung là những chi phí chưa được tính vào đơn giá gồm chi phí quản lí,
chi phí phục vụ công nhân, phục vụ thi công... có quy định tỉ lệ cụ thể theo từng loại công
trình
TNCTTT: thu nhập chịu thuế tính trước
VAT: thuế giá trị gia tăng

¿ Tính mức hoàn thành vốn đầu tư cho công tác lắp đặt máy móc thiết bị:

- Mức hoàn thành vốn đầu tư cho công tác lắp đặt máy móc thiết bị chủ yếu bao gồm phần giá trị lắp đặt
(không tính giá trị của máy móc thiết bị).

- Công thức tính:

=∑P.Q + C + TNCTTT + VAT

trong đó: P: đơn giá lắp đặt 1 tấn máy móc thiết bị (tùy theo từng loại máy), trong nó chủ yếu
là chi phí công nhân vì chi phí vật liệu (rẻ lau, dầu mỡ) là không đáng kể
Q: số tấn máy lắp xong
C: chi phí chung
TNCTTT: thu nhập chịu thuế tính trước
VAT: thuế giá trị gia tăng

Quy ước tính Q:

+ Nếu thiết bị có kỹ thuật lắp đơn giản, lắp theo phương thức tuần tự thì lắp xong cái nào thì
được tính vào mức hoàn thành vốn đầu tư cái đó.

6
+ Nếu thiết bị có kỹ thuật lắp đơn giản nhưng lắp theo phương thức song song hàng loạt thì phải
lắp xong từng bước theo quy định mới được tính.

+ Nếu thiết bị có kỹ thuật lắp phức tạp, thời gian lắp đặt dài, phải chia thành các bộ phận, trong
mỗi bộ phận lại chia thành các giai đoạn thì lắp xong giai đoạn nào, bộ phận nào thì tính cho bộ phận đó, giai
đoạn đó.

¿ Tính mức hoàn thành vốn đầu tư cho công tác mua sắm máy móc thiết bị:

- Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị của máy móc thiết bị tại thời điểm giao lắp. Bao gồm:

+ Giá mua.

+ Chi phí vận chuyển.

+ Chi phí bảo quản.

- Quy định tính:

+ Nếu thiết bị sử dụng ngay, không qua lắp đặt thì được tính vào mức hoàn thành vốn đầu tư khi đã kết
thúc quá trình mua bán, làm xong các thủ tục (ví dụ: ô tô, máy nổ...)

+ Nếu máy móc thiết bị phải qua lắp đặt thì tính vào mức hoàn thành vốn đầu tư toàn bộ chi phí cho đến
khi giao lắp.

+ Nếu thiết bị phức tạp, phải lắp từng phần thì giao lắp bộ phận nào thì tính vào mức hoàn thành vốn
đầu tư giá trị của bộ phận đó.

+ Nếu là các vật rẻ, mau hỏng, các công cụ, dụng cụ thì sẽ được tính hết khi quá trình mua bán kết thúc.

Tất cả những quy định trên đều nhằm mục đích thúc đẩy nhanh chóng quá trình đưa máy móc thiết bị vào sử
dụng.

¿ Tính mức hoàn thành vốn đầu tư cho các công tác khác:

- Chi phí cho công tác này tính rất phức tạp.

- Quy định tính: chỉ tính vào mức hoàn thành vốn đầu tư khi đã làm xong toàn bộ, không tính giá trị phần
công việc dở dang.

+ Nếu công việc đó có đơn giá thì chúng ta tính theo phương pháp đơn giá :

=∑P.Q + C + TNCTTT + VAT

+ Nếu không có đơn giá thì tính theo phương pháp thực thanh tức là chi phí bao nhiêu tính vào mức
hoàn thành vốn đầu tư bấy nhiêu.

+ Nếu tính theo tỷ lệ thì phải tuân thủ tỷ lệ quy định.

Câu 5: Thống kê sản phẩm xây lắp (khái niệm, đặc điểm, phân loại).

7
Trả lời:

¿ Khái niệm

Sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng giao thông là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm mọi sản phẩm mang lại lợi ích cho xã hội.

- Sản phẩm xây lắp là thành quả hữu ích, trực tiếp của hoạt động xây lắp, do lao động xây lắp thi công
tại hiện trường theo thiết kế. VD: cầu, đường, hầm, nhà ga, sân bay, bến cảng...

- Sản phẩm khác bao gồm:

+ Các hồ sơ, bản vẽ.

+ Kết quả của hoạt động sản xuất công nghiệp.

+ Kết quả của hoạt động dịch vụ.

¿ Đặc điểm

- Sản phẩm xây lắp không di động được (tính cố định) và tiêu thụ ngay tại nơi sản xuất ra nó, chính đặc
điểm này làm cho quá trình sản xuất xây lắp mang tính di động, điều này đòi hỏi việc quản lí và điều phối nhân
tài, vật lực cho việc xây dựng các công trình là rất phức tạp.

- Sản phẩm xây lắp mang tính riêng lẻ, đơn chiếc cho nên phương pháp thi công, quá trình sản xuất khác
nhau đối với từng loại sản phẩm.

- Sản phẩm xây lắp có khối lượng rất lớn và đặc biệt trong xây dựng giao thông, sản phẩm là những con
đường chạy dài theo tuyến điều này làm cho quá trình sản xuất chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố khí hậu, tự
nhiên, kinh tế, xã hội, nơi xây dựng... và phải huy động 1 khối lượng rất lớn nhân tài, vật lực trong 1 thời gian
dài.

- Sản phẩm xây lắp tồn tại lâu dài, sự hao mòn của nó rất ít cho nên trong thực tế không tính khấu hao cơ
bản cho loại tài sản cố định này mà chỉ tính khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hóa (đối với những công trình:
bến tàu, cầu cống...).

¿ Phân loại

Tùy theo mức độ hoàn thành thì sản phẩm xây lắp được chia thành 3 loại:

- Thành phẩm

Thành phẩm là các công trình, hạng mục công trình đã thi công xong tất cả các giai đoạn, không cần
làm gì thêm và có thể đưa vào sử dụng được ngay.

Đơn vị tính: hiện vật, giá trị.

- Khối lượng thi công xong (thành phẩm quy ước)

Đây là các khối lượng đã thi công đạt các điều kiện sau:

8
+ Đã có thể xác định được khối lượng và số lượng theo thiết kế.

+ Đã cấu tạo nên thực thể công trình.

+ Đã hoàn thành đến công việc cuối cùng theo đơn giá.

Đơn vị tính của thành phẩm quy ước cũng có đơn vị đo là hiện vật hoặc giá trị.

- Khối lượng dở dang

Đây là những khối lượng đang thi công, chưa đạt các yêu cầu của thành phẩm quy ước.

Câu 6: Tổng sản lượng xây lắp (khái niệm, nguyên tắc tính, phương pháp tính).

Trả lời:

1. Khái niệm

Giá trị tổng sản lượng xây lắp là 1 chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khối lượng sản phẩm xây lắp được tính bằng
tiền theo đơn giá dự toán (hoặc giá trong hợp đồng đã ký kết). Nó phản ánh toàn bộ thành quả hoạt động xây lắp
của doanh nghiệp trong 1 kỳ nhất định.

Chỉ tiêu này giúp chúng ta thấy được tiến độ thi công, kiểm tra thực hiện kế hoạch tổng sản lượng và kế
hoạch giá trị bàn giao công trình.

Là cơ sở để cân đối các kế hoạch lao động, năng suất lao động, tiêu hao nguyên vật liệu, giá thành, tiền
lương...

2. Nguyên tắc tính

- Chỉ tính những kết quả trực tiếp, hữu ích của hoạt động xây lắp (tạo ra trong quá trình thực hiện hợp đồng
A – B) và thi công tại hiện trường.

+ Kết quả trực tiếp: chỉ tính những thành quả tạo ra trong quá trình thực hiện hợp đồng giao nhận thầu,
không tính những giá trị sinh ra không phải do việc thực hiện hợp đồng.

Ví dụ: phần thanh lý tài sản cố định, giá trị phần phế liệu thu hồi được...

+ Kết quả hữu ích: chỉ tính cho những công trình, hạng mục công trình hoặc công việc xây lắp hoàn
thành theo đúng thiết kế, không tính giá trị phần phá đi làm lại, phần phải sữa chữa thêm.

- Chỉ tính những kết quả thi công tại công trường, theo thiết kế và phù hợp với tiến độ, không tính những kết
quả không có trong thiết kế được duyệt, không phù hợp với tiến độ. Nếu thiết kế thay đổi thì phải có hợp đồng
bổ sung, còn khối lượng vượt thiết kế phải có sự thỏa thuận giữa các bên.

- Chỉ tính thành quả của 1 kì báo cáo, không tính trùng, không bỏ sót giá trị xây lắp của kì trước hoặc không
chuyển giá trị của kì này sang kì sau. Phần giá trị sản phẩm dở dang được tính bằng chênh lệch giữa cuối kỳ và
đầu kỳ.

- Được tính toàn bộ giá trị sản phẩm xây lắp mà không bao gồm phần thuế giá trị gia tăng (VAT)

9
=∑P.Q + C + TNCTTT
trong đó: P: đơn giá dự toán của 1 đơn vị khối lượng
Q: khối lượng thi coogn xong
C: chi phí chung
TNCTTT: thu nhập chịu thuế tính trước.

3. Phương pháp tính

- Phương pháp tính giá trị sản lượng xây dựng

Giá trị khối lượng công tác xây dựng trong kỳ bao gồm phần giá trị khối lượng công tác hoàn thành và phần
giá trị khối lượng công tác dở dang.

+ Giá trị khối lượng công tác hoàn thành là giá trị của thành phẩm và thành phẩm quy ước.

+ Giá trị khối lượng công tác dở dang: đây là giá trị khối lượng đã thực hiện trong kỳ nhưng chưa hoàn
thành đến giai đoạn quy ước, chưa đủ điều kiện để nghiệm thu.

Giá trị của nó được tính như sau:

= Qdd × đơn giá + C + TNCTTT

trong đó: Qdd : khối lượng công tác dở dang được quy về khối lượng công tác hoàn thành
Qdd = ∑ qhv × h
q hv: khối lượng công tác dở dang (thước đo hiện vật)
h: tỷ trọng hao phí lao động của từng giai đoạn chiếm trong tổng số lao động hao phí

- Phương pháp tính giá trị sản lượng lắp đặt

+ Lắp đặt máy móc thiết bị là lắp đặt máy móc thiết bị lên trên nền, bệ để chúng hoạt động. Nó không làm
biến đổi hình thái của đối tượng lao động và không tạo ra sản phẩm mới như trong xây dựng. Nó chỉ có tính
chất gia công làm sản phẩm đã có tăng thêm giá trị.

+ Giá trị khối lượng công tác lắp máy bao gồm phần giá trị khối lượng công tác lắp máy xong và giá trị khối
lượng công tác lắp máy dở dang.

 Giá trị khối lượng công tác lắp máy xong là giá trị những bước lắp đã hoàn thành theo quy ước.

Công thức xác định số tấn máy lắp xong (M1)

M1 = ∑m. t h
trong đó: m: số tấn máy lắp xong từng bước theo quy định.
t h: tỷ trọng thời gian lắp xong từng bước so với tổng thời gian lắp xong toàn bộ.

 Giá trị khối lượng lắp máy dở dang: đây là khối lượng lắp máy chưa xong ở từng bước.

Công thức xác định khối lượng lắp máy dở dang (M2)

M2 = ∑m. t h.t m
10
trong đó: t m: tiến độ hoàn thành từng bước
⇒ Giá trị lắp máy sẽ được tính:
= ∑(M1 + M2).P + C + TNCTTT
trong đó: P: đơn giá lắp 1 tấn máy
C: chi phí chung
TNCTTT: thu nhập chịu thuế tính trước

Câu 7: Phương pháp phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch khối lượng sản phẩm xây lắp.

Trả lời:

- Phân tích chung:

So sánh ∆Q = QTT - QKH


QTT
và ∆ 'Q =
QKH
.100 – 100 (%)
 Tính riêng cho từng loại công tác, công việc.

- Phân tích theo tiến độ:

+ Theo tiến độ tháng

Tính tỷ lệ

gi á tr ị s ả n l ư ợ ng x â y l ắ p t ừ đ ầ u t h á ng đ ế n nay
gi á trị sản l ư ợng x â y lắp kế hoạch của th á ng

+ Theo tiến độ quý

Tính tỷ lệ

gi á tr ị s ả n l ư ợ ng x â y l ắ p t ừ đ ầ u qu ý đ ế n nay
gi á trị sản lư ợng x â y lắp kế hoạch của qu ý

Câu 8: Lao động trong doanh nghiệp xây lắp (khái niệm, cấu thành lao động trong doanh nghiệp xây
dựng giao thông, phương pháp tính số lao động bình quân trong doanh nghiệp). Thống kê số lượng, kết
cấu và chất lượng lao động trong doanh nghiệp.

Trả lời:

1. Khái niệm

Lao động trong doanh nghiệp xây dựng giao thông gồm nhiều loại người có quan hệ khác nhau đối với sản
xuất, không kể trực tiếp hay gián tiếp, lãnh đạo hay phục vụ, thường xuyên hay tạm tuyển, chuyên nghiệp hay
học nghề.

2. Cấu thành lao động trong doanh nghiệp xây dựng giao thông

Lao động trong doanh nghiệp xây dựng giao thông bao gồm 2 bộ phận:

11
¿ Lao động trong danh sách

- Lao động trong danh sách là những lao động của doanh nghiệp có ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp,
do doanh nghiệp quản lý, phân phối, sử dụng.

- Lao động trong danh sách gồm các bộ phận sau đây:

+ Lao động hưởng lương từ quỹ lương kế hoạch, gồm:

 Lao động trong xây lắp: là những lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chính của doanh
nghiệp, bao gồm:

 Công nhân: thợ nề, thợ mộc, điều khiển máy thi công, vận chuyển vật liệu...

 Học nghề: vừa học vừa làm.

 Nhân viên hành chính: là những người làm công tác hành chính như bộ phận văn thư, lái xe,
bảo vệ, tạp vụ....

 Nhân viên kinh tế: là những người làm công tác quản lý sản xuất kinh doanh như giám đốc,
phó giám đốc, chỉ huy công trường, các nhân viên ở các phòng ban như: tổ chức, kế hoạch, tài vụ, vật tư.

 Nhân viên kỹ thuật: là những người có trình độ kỹ thuật, trực tiếp làm các công việc liên quan
đến kỹ thuật.

 Lao động ngoài xây lắp: như lao động trong sản xuất công nghiệp, trong lĩnh vực vận tải hoặc lao
động trong các lĩnh vực dịch vụ khác.

 Lao động hưởng lương từ nguồn kinh phí đoàn thể: là những lao động chuyên trách, những lao
động này hưởng lương do đoàn thể trả.

 Lao động thuộc các nguồn kinh phí khác.

¿ Lao động ngoài danh sách

Lao động ngoài danh sách là những người không phải của doanh nghiệp (doanh nghiệp không quản lý,
không phân phối mà chỉ sử dụng), họ đến làm việc tại doanh nghiệp do thuê, do nghĩa vụ hoặc do các mối quan
hệ.

Ví dụ:

- Lao động gia đình làm công cho doanh nghiệp.

- Bộ đội, sinh viên, học sinh đến lao động nghĩa vụ.

- Lao động của các đơn vị liên doanh, liên kết gửi đến (không trả lương).

3. Phương pháp tính số lao động bình quân trong doanh nghiệp

Lao động của doanh nghiệp trong 1 kỳ thường xuyên có sự tăng giảm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Để thể hiện số lao động của doanh nghiệp không thể lấy con số ở 1 thời điểm nào đó mà phải lấy số lao động
12
bình quân. Số lao động bình quân được dùng để tính các chỉ tiêu khác ví dụ tiền lương bình quân, thu nhập bình
quân, năng suất lao động bình quân...

¿ Tính số lao động trong danh sách bình quân

- Số lao động bình quân tháng

+ Phản ánh bình quân 1 ngày trong tháng doanh nghiệp có bao nhiêu lao động.

+ Công thức:

t ổ ng số lao đ ộng từng ng à y trong thá ng


ȳ=
số ng à y d ươ ng lịch của th á ng
+ Chú ý:

 Nếu ngày nghỉ thì lấy số liệu của ngày hôm trước.

 Nếu doanh nghiệp không hoạt động cả tháng thì vẫn chia cho số ngày dương lịch của tháng.

- Số lao động bình quân quý

+ Phản ánh bình quân 1 ngày trong quý doanh nghiệp có bao nhiêu lao động.

+ Công thức:

t ổ ng số lao đ ộng từng ng à y trong qu ý


ȳ=
số ng à y d ươ ng lịch của qu ý
t ổ ng số lao đ ộng b ì nh qu â n c á c thá ng trong qu ý
=
3

- Số lao động bình quân năm

+ Phản ánh bình quân 1 ngày trong năm doanh nghiệp có bao nhiêu lao động.

+ Công thức:

t ổ ng số lao đ ộng từng ng à y trong n ă m


ȳ=
số ng à y d ươ ng lịch của n ă m

t ổ ng số lao đ ộng b ình qu â n c á c th á ng trong n ă m


=
12

t ổ ng số lao đ ộng b ình qu â n c á c qu ý trong n ă m


=
4

- Chú ý:

+ Nếu doanh nghiệp chỉ có số lao động tại ngày đầu tiên của các tháng thì số lao động bình quân năm được
tính theo công thức:

13
1 1
y1 + y 2 +....+ y n−1 + y n
ȳ= 2 2
n−1

trong đó: y 1, y 2,..., y n: số người có ở ngày đầu các tháng

n: số thời điểm.

+ Nếu doanh nghiệp chỉ có số lao động tại các thời điểm bất kỳ thì số lao động bình quân trong kì được tính
theo công thức:

∑ yi . t i
ȳ=
∑ ti

trong đó: y i: số người có ở các thời điểm

t i: khoảng cách thời gian giữa các thời điểm có số liệu.

Câu 9: Thống kê các loại thời gian lao động, các chỉ tiêu nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động,
phương pháp phân tích sự biến động tổng số giờ làm việc giữa hai kì của người lao động.

Trả lời:

Câu 10: Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp xây dựng giao thông (khái niệm, cách xác định
năng suất lao động, phân tích sự biến động của năng suất lao động).

Trả lời:

Câu 11: Thống kê tiền lương trong doanh nghiệp xây dựng giao thông (quỹ lương, thành phần và phân
loại quỹ lương, phương pháp phân tích sự biến động quỹ lương; các loại tiền lương bình quân và phân
tích sự biến động tiền lương bình quân)

Trả lời:

Câu 12: Thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp xây dựng giao thông (hiện trạng, biến động, trang
bị và sử dụng tài sản cố định)

Trả lời:

Câu 13: Thống kê máy thi công trong doanh nghiệp xây dựng giao thông (số lượng, thời gian, phân tích
tổng hợp tình hình sử dụng máy thi công)

14
Trả lời:

Câu 14: Thống kê vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng giao thông (cung cấp, sử dụng)

Trả lời:

Câu 15: Thống kê chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

Trả lời:

15

You might also like