You are on page 1of 57

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Môn: Điều tra quy hoạch

Câu 1: Những chỉ tiêu và những đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành GTVT. (2 câu)
Trả lời:
¿ Những đặc điểm kinh tế- kĩ thuật của ngành GTVT
- Đường bộ
+ Ưu điểm
 Tính cơ động và linh hoạt cao: có thể đi qua mọi dạng địa hình.
 Vận tải triệt để: có thể vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng đường bộ.
 Tốc độ vận chuyển nhanh, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu.
 Quá trình tổ chức vận chuyển đơn giản, dễ dàng trong việc quản lý.
+ Nhược điểm
 Giá thành vận chuyển cao vì chi phí nhiên liệu cao, tải trọng phương tiện nhỏ, chi phí xây dựng các
công trình cơ sở hạ tầng (như làm đường xá...) lớn.
 Gây ô nhiễm môi trường.
- Đường sắt
+ Ưu điểm
 Có khả năng thông qua nhiều dạng địa hình.
 Mức độ an toàn cao.
 Có thể vận chuyển trong tất cả các dạng điều kiện thời tiết: không bị thay đổi và không bị hạn chế theo
mùa.
 Vận tốc đưa hàng lớn.
 Chi phí, giá thành vận chuyển không cao vì lưu lượng chuyên chở lớn, tốc độ đưa hàng nhanh và phù
hợp với việc vận chuyển với quãng đường lớn.
+ Nhược điểm
 Quá trình vận tải không triệt để và phải sử dụng các phương tiện vận tải khác.
 Chi phí xây dựng các công trình vận tải bằng đường sắt lớn, chi phí đầu tư phương tiện cao.
- Đường sông
+ Ưu điểm

1
 Giá thành rẻ vì chi phí xây dựng tuyến thấp, tận dụng được những điều kiện tự nhiên.
 Khả năng thông qua lớn.
 Tận dụng được sức đẩy của dòng nước, của gió trong quá trình vận chuyển do đó hao tốn nhiên liệu ít.
 Vận tải bằng đường sông có thể vận chuyển những hàng hóa cồng kềnh, tải trọng lớn.
+ Nhược điểm
 Vận chuyển theo mùa.
 Vận tốc chậm do đó chỉ phù hợp với một số loại hàng hóa công nghiệp.
- Đường biển
+ Ưu điểm
 Có thể vận chuyển với hành trình lớn, khối lượng vận chuyển lớn.
 Khả năng thông qua không giới hạn.
 Giá thành thấp do tận dụng được đường biển tự nhiên.
 Chi phí xây dựng tuyến nhỏ.
+ Nhược điểm
 Quá trình vận chuyển không triệt để.
 Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu.
 Chi phí phương tiện và đầu tư xây dựng cảng lớn.
 Chi phí tác nghiệp hai đầu (gồm chi phí bốc dỡ và chi phí chờ) cao.
- Đường hàng không
+ Ưu điểm
 Tốc độ nhanh.
 Chất lượng vận chuyển cao.
 Thích hợp với việc vận chuyển hành khách, hàng hóa tươi sống, hàng hóa quý.
 Phù hợp với mọi loại địa hình.
+ Nhược điểm
 Giá thành cao vì chi phí cho đầu tư xây dựng sân bay cao, chi phí phương tiện lớn, chi phí nhiên liệu
lớn, chi phí tổ chức quản lí lớn.
 Tải trọng vận chuyển thấp.
- Đường ống

2
+ Ưu điểm
 Ít hao hụt vật liệu.
 Cự li vận chuyển ngắn và thẳng.
 Có thể đi qua nhiều dạng địa hình.
 Không gây ô nhiễm môi trường.
 Khả năng tự động hóa cao.
+ Nhược điểm
Chỉ phù hợp với một số loại hàng hóa như chất lỏng, chất khí.
¿ Những chỉ tiêu kinh tế- kĩ thuật của ngành GTVT
- Khả năng thông qua
+ Đường bộ
• Khả năng thông qua của một tuyến đường bộ là số lượng phương tiện đi qua đoạn tuyến đó trong 1
đơn vị thời gian (giờ hoặc ngày đêm).
• Khả năng thông qua của một tuyến đường bộ phụ thuộc vào vận tốc phương tiện và trình độ tổ
chức giao thông trên đường.
• Khả năng thông qua lí thuyết là khả năng thông qua lớn nhất được xác định theo lí thuyết tính toán
đối với dòng ô tô chuyển động từng chiếc 1 trong điều kiện tốt nhất của đường.
• Khả năng thông qua thực tế được xác định bằng số lượng phương tiện đi qua đoạn tuyến đó trong
điều kiện bình thường.
1000 v
N=
v
+ L +L
3,6 1 2

trong đó: v: vận tốc (km/h)


L1: chiều dài của ô tô (m)
L2: khoảng cách an toàn để thực hiện việc vận chuyển (m)
N: số lượng các phương tiện đi qua 1 m cắt của đường theo 1 chiều chuyển động
trong 1 giờ.
+ Đường sắt
Khả năng thông qua của một tuyến đường sắt là số lượng phương tiện đi qua tuyến với điều kiện khó
khăn nhất (về tầm nhìn, độ dốc...).
+ Bến cảng, sân ga, bến xe
Khả năng thông qua của bến bãi được tính bằng số lượng hàng hóa hoặc hành khách lên xuống và ra
khỏi phương tiện trong 1 đơn vị thời gian.
3
+ Các phương tiện kĩ thuật
Khả năng thông qua đối với các phương tiện kĩ thuật là số lượng phương tiện vận tải có thể hoạt
động trên thiết bị đó trong 1 đơn vị thời gian (ngày đêm).
24 k
N=
T tb

trong đó: N: số lượng phương tiện mà ta cần xác định


k: hệ số sử dụng thời gian
T tb: thời gian trung bình cho 1 chu kì hoạt động của phương tiện trên thiết bị kĩ
thuật đó.
- Khả năng vận chuyển của phương tiện vận tải
Là số lượng hàng hóa (tấn) hoặc số tấn.km mà phương tiện hoàn thành được trong 1 đơn vị thời gian ở
trong điều kiện trang thiết bị thích hợp và tổ chức vận tải hợp lí.
M =S . A .t sd

trong đó M: khả năng vận chuyển của phương tiện


S: năng suất bình quân của 1 đơn vị công suất trong 1 đơn vị thời gian
S = Tấn.km/mã lực.h
A: công suất của phương tiện vận tải (mã lực)
t sd : thời gian sử dụng của phương tiện vận tải trong 1 ngày đêm (giờ).

- Tốc độ vận chuyển


+ Là tốc độ vận chuyển hàng hóa, hành khách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
L
V= (km/ngày đêm)
t
trong đó: L: cự li vận chuyển (km)
t: thời gian vận chuyển hàng hoá (ngày đêm).
+ Tốc độ vận chuyển lữ hành: thời gian được tính bao gồm thời gian xe lăn bánh trên đường và thời gian
tác nghiệp kĩ thuật 2 đầu.
+ Tốc độ vận chuyển kĩ thuật: chỉ được xác định với thời gian xe chạy trên đường.
- Vốn đầu tư và suất vốn đầu tư
+ Vốn đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để phát triển GTVT trong một đơn vị thời gian. Vốn đầu tư
gồm:
• Vốn đầu tư xây dựng công trình.
• Vốn đầu tư mua sắm thiết bị.
4
• Vốn đầu tư cho duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình và phương tiện.
• Vốn đầu tư cho các khoản chi phí khác.
+ Suất vốn đầu tư là vốn đầu tư cho 1 sản phẩm hàng hóa.
V
K= (đồng/tấn)
∑Q
V
K=
∑ Q. L (đồng/tấn.km)
trong đó: Q: khối lượng hàng hoá vận chuyển
V: vốn đầu tư cho GTVT
L: quãng đường vận chuyển
- Năng suất lao động
Là chỉ tiêu xác định số lượng sản phẩm tính cho một người lao động trong 1 đơn vị thời gian.

W=
∑Q (tấn/người)
T

W=
∑ Q. L (tấn.km/người)
T
trong đó: T: tổng số lao động trong ngành vận tải
- Chi phí cho một đơn vị sản phẩm
Đây là chỉ tiêu chất lượng chủ yếu nhất đặc trưng cho công tác của mỗi ngành vận tải.

Z=
∑ C (đồng/tấn)
∑Q
Z=
∑ C (đồng/tấn.km)
∑ Q. L
trong đó: ∑ C : tổng chi phí cho quá trình vận tải.

Câu 2: Ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc, phân loại điều tra kinh tế. (3 câu)
Trả lời:
¿ Khái niệm
Điều tra kinh tế là quá trình thu thập các số liệu, các thông tin về tình hình kinh tế - kĩ thuật đủ để giải quyết
nhiệm vụ đã đề ra.
¿ Ý nghĩa

5
- Điều tra kinh tế để thu thập các số liệu cần thiết làm căn cứ cho việc lập kế hoạch, cho việc xây dựng các
phương án quy hoạch và xây dựng những định hướng phát triển.
- Điều tra để cung cấp những số liệu cần thiết cho việc điều chỉnh kế hoạch và quy hoạch.
- Điều tra kinh tế chính xác sẽ đóng vai trò quyết định đến độ tin cậy của các quy hoạch, kế hoạch đã được
lập và ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự báo nhu cầu trong tương lai.
¿ Mục đích
- Điều tra kinh tế để nhằm thu thập các số liệu phản ánh hiện trạng của GTVT trong khu vực và tình hình
phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
+ Hiện trạng GTVT
o Tình hình cơ sở vật chất kĩ thuật của GTVT: tuyến đường, bến bãi...
 Số liệu về số lượng: số km đường, số cầu...
 Số liệu về chất lượng.
o Phương tiện giao thông: gồm có những phương tiện nào, số lượng các phương tiện...
o Tổ chức quản lí giao thông.

+ Tình hình phát triển kinh tế - xã hội


Từ tình hình phát triển của các ngành sẽ xác định được nhu cầu vận chuyển
Trên cơ sở đó so sánh với hiện trạng GTVT để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của GTVT trong
khu vực từ đó mới xác định được nhu cầu đầu tư, xây dựng cũng như các nguồn lực phục vụ cho công tác đầu
tư, xây dựng.
- Điều tra kinh tế để cung cấp các số liệu phục vụ cho công tác dự báo trong quy hoạch phát triển GTVT
+ Dự báo về khả năng phát triển của các ngành kinh tế.
+ Dự báo nhu cầu vận chuyển trong tương lai về hàng hóa, hành khách (chất lượng và số lượng vận
chuyển).
+ Từ dự báo xây dựng phương hướng phát triển trong tương lai để lập quy hoạch phát triển GTVT trong
khu vực.
¿ Nhiệm vụ
- Các nhiệm vụ cụ thể:
+ Thu thập các số liệu về tình hình kinh tế - kĩ thuật và điều tra GTVT nhằm phục vụ cho công tác lập
quy hoạch phát triển GTVT trong khu vực.
+ Phục vụ cho công tác xây dựng các dự án đầu tư.
+ Điều tra để thu thập các số liệu cần thiết về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội
trong khu vực ở quá khứ, hiện tại và tương lai để phục vụ cho công tác lập kế hoạch vận chuyển.
+ Thu thập các số liệu cần thiết phục vụ cho việc điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch đã đề ra cho phù
hợp với thực tế.
- Để lập quy hoạch phát triển GTVT
6
+ Điều tra về hiện trạng GTVT trong khu vực:
• Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành về các mặt số lượng và chất lượng như hiện trạng mạng lưới
đường sông, đường sắt, đường biển, đường bộ, bến xe, ga tàu...
• Tình hình phương tiện vận tải về số lượng và chất lượng, tình hình tổ chức vận tải, kết quả hoạt
động của ngành vận tải, các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động của ngành.
• Tình hình tổ chức và quản lí của ngành, tình hình duy tu, bảo dưỡng và khai thác các công trình
giao thông, tình hình cung cấp vốn đầu tư...
+ Điều tra về tình hình tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến GTVT trong khu vực: vị trí địa lí, địa hình, khí
hậu, thời tiết, hệ thống sông ngòi...
• Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của ngành và tùng chuyên ngành vận tải,
đến sự phân bố nguồn vận tải và kết quả hoạt động của từng ngành vận tải, đến chi phí xây dựng và chi phí vận
tải.
• Các số liệu về điều kiện xã hội trong khu vực phản ánh về tình hình dân số trong khu vực, tình hình
phát triển dân số, khả năng cung cấp nguồn lao động...
+ Điều tra về tình hình phát triển của các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp...) mà ảnh hưởng tới
GTVT: tình hình phân bố các cơ sở sản xuất, các cơ sở tiêu thụ, năng lực sản xuất và chủng loại các sản phẩm
của cơ sở sản xuất...
¿ Nguyên tắc
- Nguyên tắc chung

 Xác định đối tượng điều tra, phạm vi điều tra chính xác.
 Điều tra với thời gian nhanh nhất, ngắn gọn nhất.
Khi tiến hành những cuộc điều tra phải tốn chi phí, công tác điều tra nhanh sẽ góp phần làm giảm chi
phí cho công tác điều tra.
Điều tra nhanh để đảm bảo tính thời sự của các số liệu điều tra.
Hạn chế được các rủi ro xảy ra trong quá trình điều tra.

 Phải đảm bảo tính bảo mật của các kết quả, các tài liệu điều tra.
- Nguyên tắc riêng

 Chú ý đến tác dụng tích cực của GTVT đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
 Chú ý tính thống nhất của toàn mạng lưới GTVT
o Phải đặt hệ thống GTVT trong khu vực với GTVT toàn quốc.
o Khi tiến hành điều tra phải xác định mối tương quan giữa các chuyên ngành vận chuyển.
 Chú ý đến sự phát triển tương đối của các khâu, các công đoạn trong quá trình vận tải.
 Chú ý đến sự liên quan hữu cơ giữa các thành phần kinh tế trong quá trình tổ chức vận chuyển.
¿ Phân loại
- Theo ngành

7
+ Theo các ngành kinh tế: điều tra các ngành nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
GTVT...
+ Theo các chuyên ngành vận tải: vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không...
Phân loại theo ngành nhằm

 Điều tra thu thập số liệu về khối lượng hàng hóa vận chuyển, chủng loại hàng hóa, luồng hàng và
tính chất vận chuyển.
 Điều tra được nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế.
- Theo tính chất và nhiệm vụ điểu tra
Điều tra để phục vụ cho công tác:

 Lập quy hoạch cho 1 vùng, 1 khu vực.


 Lập dự án.
 Lập kế hoạch vận chuyển.
 Điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh quy hoạch.
- Theo mục đích và phạm vi điều tra

 Điều tra tổng quát là việc điều tra mang tính chất định hướng, phác thảo ra các ý đồ do đó số liệu
điều tra liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và trong phạm vi rộng. Nó được tiến hành
để điều tra, giải quyết 1 vấn đề tổng thể, để xác định những nhiệm vụ về thống kế và xây dựng dự án
đầu tư.
 Điều tra theo từng vấn đề là công tác điều tra chi tiết, cụ thể trong phạm vi hẹp và điều tra để giải
quyết vấn đề đã vạch ra ở giai đoạn trên.
- Theo khối lượng của công tác điều tra

 Điều tra sơ bộ
Điều tra trên phạm vi rộng, mức độ chính xác sẽ không cao, cung cấp số liệu mang tính chất khái
quát đủ để giải quyết công việc, phát hiện các vấn đề.

 Điều tra chi tiết


Là việc điều tra để cung cấp những số liệu đầy đủ, chi tiết, cụ thể cho 1 đối tượng cụ thể nào đó, yêu
cầu mức độ chính xác của tài liệu cao, đầy đủ để đảm bảo giải quyết được các vấn đề đã nêu.
Câu 3: Tổ chức đoàn điều tra. (1 câu)
Trả lời:
¿ Chuẩn bị về mặt tư tưởng
- Phải xác định rõ sự cần thiết phải tiến hành điều tra.
- Phải xác định rõ cho tất cả mọi người trong đoàn về mục đích điều tra, nhiệm vụ điều tra, kết quả cần đạt
được khi tiến hành điều tra, những nguyên tắc trong quá trình điều tra và phương pháp tiến hành điều tra.
- Phải chống lại các tư tưởng không đúng đắn:

8
 Tư tưởng tiến hành điều tra qua loa, đại khái dẫn đến số liệu điều tra không chính xác, không phản
ánh được xu hướng thực tế.
 Tư tưởng quá cầu toàn: đỏi hỏi số liệu đúng tuyệt đối làm quá trình điều tra trở nên rối và không có
những kết luận cần thiết.
¿ Chuẩn bị về tổ chức
Đoàn điều tra này bao gồm:
- Trưởng đoàn: thường là người phụ trách về mặt hành chính của khu vực. VD: Chủ tịch Tỉnh.
- Một hoặc nhiều phó đoàn: là người mang tính chất chuyên môn. VD: Giám đốc sở GTVT.
- Các tổ, đội thực hiện các công việc điều tra
Chia làm 2 tổ chính:
+ Tổ công tác ngoại nghiệp: là những người thực hiện các công việc ngoài hiện trường. Đây là
những người sẽ tiến hành thu thập các số liệu cần thiết liên quan đến nhiệm vụ điều tra. Có thể phân nhóm điều
tra:
• Theo các ngành kinh tế.
• Theo phạm vi hành chính.
• Theo tính chất của cơ quan quản lí.
+ Tổ công tác nội nghiệp: là những người thực hiện các công việc tại văn phòng như: tiến hành tổng
hợp, phân tích các số liệu, tính toán ra kết quả cần thiết, lập bảng biểu báo cáo, viết thuyết minh, báo cáo công
tác điều tra...
¿ Chuẩn bị về thiết bị
- Chuẩn bị phương tiện đi lại, thiết bị vận chuyển như ô tô, xe máy, vé máy bay...
- Những thiết bị tác nghiệp như máy in, máy tính, máy ảnh, máy ghi âm...
- Các phương tiện sinh hoạt: điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, cơ quan làm việc ở đâu...
- Xác định nguồn tài chính.
- Một số điều kiện khác.
¿ Dự kiến kế hoạch công tác
- Phải xác định rõ công việc cụ thể, thời gian thực hiện, nguồn lực để thực hiện.
- Lập bảng biểu:

9
Thời gian, nguồn lực
Công việc Đơn vị
10/4 20/4 30/4 10/5 20/5

5 người
- Chuẩn bị Tổ nội nghiệp

- Điều tra Tổ ngoại nghiệp


5 người
+ Tự nhiên Nhóm 1
7 người
+ Xã hội Nhóm 2 12
người
+ Các ngành Nhóm 3
6 người
+ GTVT Nhóm 4
15 người
- Tập hợp số liệu điều tra Tổ nội nghiệp

Câu 4: Phương pháp điều tra. (1 câu)


Trả lời:
¿ Các phương pháp điều tra trực tiếp
- Phương pháp điều tra trực tiếp tại hiện trường
+ Là phương pháp mà nhân viên điều tra sẽ ra hiện trường, tiến hành quan sát, ghi nhớ, sao chép các số
liệu cần điều tra.
+ Trong quá trình điều tra nhân viên điều tra có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật trợ giúp như máy
ảnh, máy ghi âm...
+ Ưu điểm
Độ chính xác cao.
+ Nhược điểm
• Chi phí cao.
• Số liệu được ghi chép phụ thuộc vào khả năng chuyên môn của nhân viên điều tra.
+ Phạm vi áp dụng
Chỉ áp dụng khi không thể sử dụng được bằng phương pháp khác hoặc đối với loại số liệu có yêu
cầu độ chính xác cao.
- Phương pháp phỏng vấn
+ Là phương pháp mà nhân viên điều tra sẽ tiếp xúc trực tiếp với đối tượng điều tra, đặt câu hỏi, nghe
câu trả lời và tiến hành ghi chép.

10
+ Phải lên chương trình điều tra chi tiết, chọn địa điểm, chọn vùng đối tượng, mẫu câu hỏi cụ thể và xử
lí các kết quả điều tra cho phù hợp.
+ Ưu điểm
• Độ chính xác cao.
• Có thể điều tra những vấn đề mang tính chất xã hội và không định lượng được.
+ Nhược điểm
• Chi phí lớn.
• Tốn nhiều thời gian, công sức.
• Đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải được đào tạo kĩ.
+ Phạm vi áp dụng
Dùng để điều tra những vấn đề mang tính xã hội với những nội dung không định lượng được.
- Phương pháp ghi báo
+ Là phương pháp mà nhân viên điều tra sẽ phát phiếu điều tra, hướng dẫn các đối tượng điều tra ghi
chép vào phiếu và để tự đối tượng điều tra trực tiếp ghi phiếu sau đó thu lại phiếu điều tra.
+ Để thực hiện phương pháp này phải có những yêu cầu sau:
• Đòi hỏi tính tự giác cao của các đối tượng điều tra.
• Phải có hệ thống biểu mẫu đơn giản, dễ hiểu.
+ Ưu điểm
Đối với phương pháp ghi báo 1 nhân viên điều tra có thể điều tra được nhiều đối tượng do đó chi phí
giảm so với 2 phương pháp trên.
+ Nhược điểm
Kết quả điều tra phụ thuộc vào tính tự giác của đối tượng điều tra.
+ Phạm vi áp dụng
Dùng để điều tra nhân khẩu theo ngành nghề, lứa tuổi, nhu cầu đi lại...
- Phương pháp gửi thư
+ Là phương pháp mà nhân viên điều tra sẽ gửi các mẫu biểu đến các đối tượng điều tra bằng đường bưu
điện, sau đó các đối tượng điều tra sẽ điền vào phiếu và gửi trả lại phiếu điều tra cho nhân viên điều tra.
+ Ưu điểm
Chi phí thấp, ít tốn kém.
+ Nhược điểm
• Độ chính xác không cao.
11
• Không đảm bảo thu hồi được toàn bộ phiếu điều tra.
¿ Các phương pháp điều tra gián tiếp
- Các phương pháp điều tra gián tiếp:
+ Điều tra thu thập số liệu thông qua hệ thống sổ sách
Là việc điều tra thu thập các số liệu thông qua hệ thống sổ sách được ghi chép rõ ràng và có tính
pháp lí cao. Gồm:
• Hệ thống niên giám, thống kê.
• Hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính của các ngành, các doanh nghiệp hoặc hệ thống chứng từ,
hóa đơn...
+ Điều tra thu thập số liệu thông qua việc tính toán gián tiếp
Chúng ta phải sử dụng các phương pháp tính toán mang tính khoa học, sử dụng hệ thống định mức,
hệ thống tỉ lệ được nhà nước cho phép và căn cứ vào sự tương quan giữa các thành phần với nhau, các hàm, các
biến với nhau...
- Ưu điểm

 Thu thập nhanh chóng.


 Chi phí không cao.
 Có thể thu thập được những số liệu mà không thể thu thập được bằng phương pháp điều tra trực tiếp.
- Nhược điểm
Phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống sổ sách.
Câu 5: Nội dung điều tra: tự nhiên – kinh tế xã hội, ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, giao thông vận tải. (4 câu)
Trả lời:
1. Điều tra tự nhiên – kinh tế xã hội
Mục đích: Thu thập các số liệu cần thiết về các điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến giao thông vận tải.

¿ Điều tra điều kiện tự nhiên


- Vị trí địa lí
+ Số liệu về vị trí địa lí cho ta thấy khu vực quy hoạch nằm ở vị trí nào, tiếp giáp những tỉnh nào, khu vực
nài, miền nào, diện tích tự nhiên, những đặc điểm về địa lí.
+ Vị trí, vai trò của khu vực quy hoạch đối với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng, đối với sự phát triển kinh
tế, văn hóa trong khu vực cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Vị trí hệ thống giao thông của khu vực quy hoạch trong việc phát triển hệ thống giao thông khu vực và
quốc gia.
- Địa hình của khu vực

12
+ Mô tả khái quát về địa hình khu vực quy hoạch thuộc loại địa hình nào: vùng núi, đồng bằng hay trung
du... Tình hình phân bố địa hình, núi, đồi, đồng bằng, sông ngòi, biển... độ cao.
+ Đặc điểm địa hình có liên quan đến phân vùng kinh tế, khu dân cư, đến sự phát triển hệ thống GTVT
trong khu vực.
- Thời tiết, khí hậu, thủy văn
Khu vực quy hoạch thuộc vùng khí hậu gì; độ ẩm như thế nào; tình trạng mưa, bão; tình hình giao thông
trong khu vực khi xảy ra mưa bão; hệ thống sông ngòi, chế độ thủy văn; chế độ nước lũ; mức độ ảnh hưởng của
mưa, lũ đến giao thông thủy, bộ trong khu vực; chế độ thủy triều; ảnh hưởng của chế độ thủy triều đến chế độ
dòng chảy của các con sông...
⇒ Xem xét ảnh hưởng đến quá trình đầu tư xây dựng và khai thác của các công trình.

- Tình hình phân bố tài nguyên


+ Cần thu thập các số liệu về các nguồn tài nguyên hiện có trong khu vực quy hoạch: về vị trí, trữ lượng,
khả năng khai thác, tình hình khai thác tài nguyên trong tương lai...
⇒ Xem xét ảnh hưởng tới quá trình đầu tư xây dựng.

+ Xác định nhu cầu vận chuyển từ đó xây dựng được hệ thống mạng lưới GTVT để khai thác được nguồn
lực của khu vực đó, cung cấp nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng GTVT.
¿ Điều tra về xã hội
Mục đích: xác định số liệu về mặt xã hội trong khu vực có liên quan đến tình hình phát triển lực lượng sản
xuất trong khu vực, đến nhu cầu vận tải và tổ chức vận tải.
- Điều tra về số lượng dân cư, mật độ phân bố dân cư trong vùng như thế nào; thành phần dân cư theo lứa tuổi,
nghề nghiệp, trình độ văn hóa và theo mức sống.
- Điều tra nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của dân cư trong khu vực.
- Điều tra nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân (giao lưu văn hóa, xã hội, phong tục tập quán...) và mục
đích cá nhân.
- Điều tra về thói quen đi lại, việc sử dụng các loại phương tiện nào, những đòi hỏi về mặt chất lượng của các
chuyến đi.
⇒ Kết thúc công tác điều tra tự nhiên, xã hội là tập hợp những đánh giá về thuận lợi, khó khăn của điều kiện
tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và phát triển GTVT trong hiện tại và tương lai.
2. Điều tra ngành công nghiệp; nông nghiệp; lâm nghiệp; ngư nghiệp
Mục đích: tiến hành điều tra các ngành kinh tế để nhằm xác định tình hình phát triển sản xuất của các ngành
trong khu vực điều tra, xác định được các mối quan hệ giữa kinh tế với vận tải từ đó xác định được nhu cầu của
thị trường đối với GTVT.
¿ Điều tra ngành công nghiệp
- Điều tra về các cơ sở sản xuất công nghiệp

13
+ Sự phân bố các cơ sở sản xuất trong khu vực quy hoạch: vị trí, quy mô của các cơ sở sản xuất ở hiện
tại và tương lai.
+ Mối liên hệ giữa các đơn vị sản xuất với nhau và với các ngành sản xuất khác về cung cấp và tiêu thụ
sản phẩm.
+ Tên sản phẩm sản xuất ra, sản lượng tương ứng hàng năm, số lượng từng sản phẩm sản xuất ra.
+ Tên, số lượng sản phẩm bán ra, nơi cung cấp.
+ Các loại nguyên, nhiên, vật liệu cần cung cấp cho các đơn vị sản xuất công nghiệp.
- Điều tra về dân cư trong khu vực công nghiệp
+ Số liệu về dân số, lực lượng lao động trong các cơ sở sản xuất hoặc trong các khu công nghiệp.
+ Tình hình phân bố dân cư thuộc ngành công nghiệp.
+ Nhu cầu đi lại của dân cư ngành công nghiệp.
+ Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của dân cư trong khu vực.
+ Nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ sinh hoạt của dân cư trong khu vực.
⇒ Những số liệu này phục vụ cho việc tính toán dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách phục
vụ ngành công nghiệp, liên quan trực tiếp đến việc xây dựng phương án quy hoạch phát triển ngành GTVT
trong khu vực nghiên cứu.
¿ Điều tra ngành nông nghiệp
- Chăn nuôi
+ Điều tra về cơ cấu, khối lượng, mục đích của các khu vực chăn nuôi.
+ Điều tra các cơ sở chăn nuôi trong khu vực như vị trí, số lượng, chủng loại vật nuôi.
+ Điều tra về các cơ sở sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm chăn nuôi như vị trí, công suất, số lượng,
tình hình phân bố, khả năng sản xuất – chế biến...
+ Nhu cầu về đầu vào cho các cơ sở sản xuất chăn nuôi như thức ăn, con giống, thuốc men...
⇒ Những số liệu này phục vụ cho việc dự báo nhu cầu vận chuyển cho chăn nuôi và chế biến.

- Trồng trọt
+ Tình hình bố trí, phân bố cây trồng: cây lương thực, cây công nghiệp, rau màu..., về diện tích gieo
trồng, tình hình thâm canh, thời vụ gieo trồng và thời gian thu hoạch.
+ Nhu cầu vận tải đối với các loại sản phẩm đầu vào như giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu... và
nhu cầu vận tải đối với các loại sản phẩm đầu ra như năng suất, số lượng, loại sản phẩm...
+ Tình hình phân bố, địa điểm, công suất, năng lực, sản lượng của các xưởng gia công, chế biến sản
phẩm nông nghiệp.
⇒ Những số liệu này phục vụ cho việc dự báo khối lượng sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra và xác định
nhu cầu tiêu thụ cho sản xuất nông nghiệp.
14
- Dân cư trong khu vực
+ Điều tra thu thập số liệu về tình hình dân cư, tình hình lao động và cơ cấu lao động trong khu vực.
+ Tập quán sinh hoạt và thói quen tiêu dùng của dân cư trong khu vực sản xuất nông nghiệp.
+ Nhu cầu đi lại của người dân, đặc điểm đi lại, nhu cầu sử dụng phương tiện vận tải công cộng cho
từng chuyến đi.
+ Mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa các khu dân cư trong và ngoài khu vực.
⇒ Những số liệu này phục vụ cho việc dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho sinh hoạt của dân cư và dự
báo nhu cầu vận chuyển hành khách phục vụ sản xuất và sinh hoạt của dân cư vùng nông nghiệp.
¿ Điều tra ngành lâm nghiệp
- Xác định cơ cấu, diện tích rừng: rừng trồng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên, rừng khai thác...
- Diện tích và cơ cấu cây trồng, thời gian trồng, thời kì khai thác, trữ lượng khai thác hàng năm.
- Khối lượng sản phẩm rừng khai thác và nơi cung cấp.
- Đặc điểm sản phẩm khai thác, nơi tiêu thụ, phương thức vận chuyển, phương tiện vận chuyển.
- Xác định chu kì khai thác của các sản phẩm lâm nghiệp.
- Xác định phương thức khai thác.
- Tìm hiểu về cơ sở tiêu thụ các sản phẩm lâm nghiệp: công suất của các cơ sở, loại hàng hóa, sản phẩm và
phương tiện để vận chuyển các loại sản phẩm đó.
- Tình hình dân cư, đặc tính về tiêu thụ và nhu cầu đi lại của dân cư của các cơ sở sản xuất và chế biến của
ngành lâm nghiệp.
⇒ Những số liệu này phục vụ cho việc dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách của ngành lâm
nghiệp trong thời kì quy hoạch.
¿ Điều tra ngành ngư nghiệp
- Đánh bắt thủy, hải sản
+ Vị trí, sản lượng khai thác, loại sản phẩm khai thác.
+ Nơi cung cấp các sản phẩm khai thác, phương thức vận chuyển.
+ Vị trí, công suất các cơ sở chế biến.
+ Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của các cơ sở chế biến.
+ Khối lượng và nơi cung cấp các sản phẩm khai thác, chế biến.
+ Nhu cầu tiêu thụ cho sản xuất và sinh hoạt, số lượng từng loại sản phẩm tiêu thụ, nơi cung cấp.
- Nuôi trồng thủy, hải sản
+ Vị trí, diện tích nuôi trồng thủy, hải sản.

15
+ Sản phẩm nuôi trồng, sản lượng thu hoạch hàng năm, thời vụ thu hoạch.
+ Nơi cung cấp những sản phẩm thu hoạch, phương thức vận chuyển.
+ Xác định về cơ sở nuôi trồng thủy sản: vị trí, quy mô của các cơ sở.
+ Nhu cầu vận tải đối với các loại sản phẩm đầu vào như giống con giống, thức ăn, thuốc men... và nhu
cầu vận tải đối với các loại sản phẩm đầu ra như các loại sản phẩm, hàng hóa...
- Dân cư trong khu vực
+ Tình hình dân cư và tính chất dân cư của các cơ sở khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy, hải sản.
+ Đặc điểm tiêu dùng và tính chất đi lại của dân cư của các cơ sở khai thác, nuôi trồng.
⇒ Những số liệu này phục vụ cho việc dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách của ngành trong
khu vực quy hoạch.
3. Điều tra giao thông vận tải
¿ Đường bộ
- Điều tra về cơ sở hạ tầng
+ Tuyến: tổng chiều dài của tuyến, chiều dài của từng tuyến theo từng tiêu chí phân loại như loại mặt
đường, cấp mặt đường..., chất lượng, tình trạng khai thác của tuyến...
+ Công trình nhân tạo trên đường (cầu, phà, hầm...): số lượng, chiều dài, chất lượng, tình hình phục vụ khai
thác...
+ Bến xe: số lượng, diện tích của các bến, hiện trạng, năng lực thông qua... của các bến.
- Điều tra về phương tiện vận chuyển: số lượng, chất lượng, thực trạng... của các phương tiện.
- Điều tra về cơ sở sản xuất, sửa chữa các phương tiện: số lượng, diện tích, công suất, tình hình phục vụ, mức
độ đáp ứng thực tế... của các cơ sở.
- Điều tra về tổ chức vận tải: tình hình tổ chức vận tải trên các tuyến có bị tắc nghẽn hay không, có thể đảm bảo
vận chuyển hàng hóa, hành khách hay không...
- Điều tra về mối quan hệ giữa GTVT với các ngành
+ Xác định khả năng nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, đầu tư các cơ sở hạ tầng trong tương lai.
+ Xác định mối quan hệ giữa GTVT trong khu vực với mạng lưới GTVT toàn quốc.
+ Xác định mối quan hệ giữa GTVT với sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
¿ Đường sắt
- Cơ sở hạ tầng
+ Tuyến: chiều dài tuyến, chất lượng, tình trạng khai thác... của tuyến.
+ Công trình nhân tạo trên đường (hầm, cầu, cống...): số lượng, chất lượng... của các công trình.
+ Nhà ga: số lượng, diện tích, hiện trạng... của các nhà ga.
16
- Phương tiện vận chuyển: số lượng, thực trạng... của các loại tàu, đầu máy.
- Cơ sở sản xuất, sửa chữa các phương tiện: số lượng, công suất, diện tích, tình hình phục vụ... của các cơ sở.
- Tổ chức vận tải: mức độ an toàn, tàu chạy có đúng giờ không...
- Mối quan hệ giữa GTVT với các ngành: giống đường bộ
¿ Đường thủy
- Cơ sở hạ tầng
+ Tuyến: tổng chiều dài tuyến, chiều dài của từng tuyến, chất lượng, tình trạng khai thác của tuyến, tình
hình phục vụ khai thác...
+ Công trình kĩ thuật trên đường: tình trạng các biển báo, biển hướng dẫn...
+ Bến sông: số lượng, diện tích, năng lực thông qua, tình trạng... của các bến sông.
- Phương tiện vận chuyển: số lượng, thực trạng... của các loại tàu, thuyền, xà lan...
- Cơ sở sản xuất, sửa chữa các phương tiện: số lượng, công suất, diện tích, tình hình phục vụ... của các cơ sở.
- Tổ chức vận tải: tàu, thuyền chạy có an toàn hay không...
- Mối quan hệ giữa GTVT với các ngành: giống đường bộ
¿ Đường biển
- Cơ sở hạ tầng
+ Tuyến: vị trí của tuyến, chiều dài của tuyến, chất lượng... của tuyến.
+ Cảng biển: số lượng, năng lực thông qua, khả năng đáp ứng nhu cầu... của các cảng biển.
- Phương tiện vận chuyển: số lượng, chất lượng, thực trạng... của các loại tàu, thuyền...
- Cơ sở sản xuất, sửa chữa các phương tiện: số lượng, công suất, diện tích, tình hình phục vụ... của các cơ sở.
- Tổ chức vận tải: tàu, thuyền chạy có an toàn hay không...
- Mối quan hệ giữa GTVT với các ngành: giống đường bộ
¿ Đường hàng không
- Cơ sở hạ tầng
+ Tuyến: số lượng, chiều dài tuyến bay, khả năng khai thác... của tuyến.
+ Sân bay: vị trí, số lượng, năng lực thông qua của các sân bay, chất lượng... của đường băng sân bay.
- Phương tiện vận chuyển: số lượng, chất lượng, thực trạng... của các loại máy bay.
- Cơ sở sản xuất, sửa chữa các phương tiện: số lượng, công suất, diện tích, tình hình phục vụ... của các cơ sở.
- Tổ chức vận tải: mức độ an toàn của mỗi chuyến bay, máy bay bay có bay đúng giờ không...

17
- Mối quan hệ giữa GTVT với các ngành: giống đường bộ
¿ Đường chuyên dùng
- Cơ sở hạ tầng: chiều dài của từng tuyến, tổng chiều dài... của tuyến.
- Phương tiện vận chuyển: chiều dài, số lượng, vị trí... của các loại ống vận chuyển.
- Tổ chức vận tải: có bị tắc nghẽn hay không...
- Mối quan hệ giữa GTVT với các ngành: giống đường bộ
Câu 6: Khái niệm, phân loại khu vực hấp dẫn. (1 câu)
Trả lời:
¿ Khái niệm
- Khu vực sản xuất (khu vực ảnh hưởng)
Giả sử chúng ta có một mạng lưới giao thông như hình vẽ:
trong đó: AB là tuyến đường sắt
CD là tuyến đường sông.
e f
x 1 x 3
x 5

A B
x 7
x 9

m n
x 8
C

x 10
g x 2
x 4

x 6
D

h
Ta có m - n và e - f là đường giới hạn khu vực sản xuất của tuyến đường sắt AB nghĩa là các điểm sản
xuất (1; 3; 5; 7; 9) nằm trong khu vực này thì hàng hoá được vận chuyển đi bằng tuyến đường sắt AB là hiệu
quả nhất và đây được gọi là khu vực ảnh hưởng của tuyến đường sắt AB.

18
Tương tự, m - n và g - h là đường giới hạn khu vực sản xuất của tuyến đường sông CD nghĩa là các
điểm sản xuất (2; 4; 6; 8; 10) nằm trong khu vực này thì hàng hoá được vận chuyển đi bằng tuyến đường sông
CD là hiệu quả nhất và đây được gọi là khu vực ảnh hưởng của tuyến đường sông CD.
⇒ Khu vực ảnh hưởng là khu vực giới hạn về mặt địa lí mà trong đó toàn bộ các cơ sở sản xuất mà sản
phẩm của chúng cần chở đi ra khỏi khu vực được phục vụ bằng đường vận tải nào đó là hợp lí nhất.
- Khu vực tiêu thụ (khu vực phân phối)
Khu vực phân phối là khu vực giới hạn về mặt địa lí mà trong đó toàn bộ những nơi tiêu thụ mà sản
phẩm tiêu dùng của chúng cần chở đến được phục vụ bằng đường vận tải nào đó là hợp lí nhất.
- Khu vực hấp dẫn
Khu vực hấp dẫn là khu vực giới hạn về mặt địa lí mà trong đó bao gồm toàn bộ các cơ sở sản xuất và
tiêu thụ, các khu trung tâm kinh tế, văn hoá, hành chính, các điểm dân cư mà sự giao lưu giữa chúng với bên
ngoài được phục vụ bằng đường vận tải nào đó hoặc một công trình giao thông nào đó là hiệu quả nhất.
¿ Phân loại
- Khu vực hấp dẫn trực tiếp
Khu vực hấp dẫn trực tiếp là khu vực giới hạn về mặt địa lí mà trong đó bao gồm toàn bộ các cơ sở sản
xuất và tiêu thụ, các khu trung tâm kinh tế, văn hoá, hành chính, các điểm dân cư mà hàng hoá và hành khách
trong khu vực này được phục vụ trực tiếp bằng đường vận tải nào đó là hiệu quả nhất.
E: Khu vực hấp dẫn trực tiếp
m n
x 1 x 3

A B
x 2
x 4

p q
- Khu vực hấp dẫn gián tiếp
• Khu vực hấp dẫn trung chuyển
Khu vực hấp dẫn trung chuyển là khu vực giới hạn về mặt địa lí mà trong đó bao gồm toàn bộ các cơ
sở sản xuất và tiêu thụ, các khu trung tâm kinh tế, văn hoá, hành chính, các điểm dân cư mà hàng hoá và hành
khách trong khu vực này được vận chuyển từ các tuyến tiếp giáp cùng loại sang tuyến chính mà ta đang nghiên
cứu là hiệu quả nhất.

19
C
G: Khu vực hấp dẫn trung chuyển của AB
x
1

A D B
• Khu vực hấp dẫn chuyển tải
Khu vực hấp dẫn chuyển tải là khu vực giới hạn về mặt địa lí mà trong đó bao gồm toàn bộ các cơ sở
sản xuất và tiêu thụ, các khu trung tâm kinh tế, văn hoá, hành chính, các điểm dân cư mà hàng hoá và hành
khách trong khu vực này được vận chuyển từ một tuyến tiếp giáp khác loại sang tuyến chính mà ta đang nghiên
cứu là hiệu quả nhất.

C
H: Khu vực hấp dẫn chuyển tải của AB
x
1

A D B
Câu 7: Phương pháp xác định khu vực hấp dẫn (phương pháp biểu đồ, phương pháp phân tích, phương
pháp biểu đồ - phân tích). (3 câu)
Trả lời:
¿ Phương pháp biểu đồ
- Phương pháp đường phần giác
+ Phương pháp này dựa vào tính chất đường phân giác để xác định giới hạn khu vực hấp dẫn: tất cả các
điểm nằm trên đường phân giác sẽ cách đều 2 cạnh của góc.

20
+ Trình tự tiến hành
 Bước 1: Vẽ 2 đường vận tải nằm kề nhau lên bản đồ theo tỉ lệ thích ứng.
Giả sử vẽ lên bản đồ tuyến đường sông AB và tuyến đường sắt CD.
 Bước 2: Chia các tuyến thành các đoạn thẳng với điều kiện là không làm sai khác đi hình dạng của
tuyến đường.
Đánh số thứ tự cho các đoạn vừa chia. Trên một tuyến thì đánh số những đoạn thẳng theo số lẻ
(tuyến AB gồm các đoạn 1, 3, 5); còn trên tuyến kia thì đánh số những đoạn thẳng theo số chẵn (tuyến CD gồm
các đoạn 2, 4, 6).
 Bước 3: Nối các đoạn thẳng chẵn và lẻ của 2 tuyến với nhau thành từng đôi để tạo thành các góc.
 Bước 4: Vẽ đường phân giác của các góc được tạo thành. Các đường phân giác sẽ cắt nhau tại các
điểm (O1; O2; ...; On)
 Bước 5: Nối các điểm giao cắt lại với nhau tạo thành đường gấp khúc. Đây là đường phân định
giới hạn khu vực hấp dẫn của 2 tuyến AB cà CD.

5
1 3

O2

2 O1

+ Ưu điểm 6 D
 Đơn giản, dễ xác định.
 Không cần tính toán phức tạp.
+ Nhược điểm
 Phương pháp này mới chỉ quan tâm đến dạng hình học hay hình dáng của tuyến mà chưa quan tâm
đến các điểm đỗ dừng trên tuyến.
21
 Không có số liệu tính toán một cách cụ thể nên độ chính xác không cao.
+ Phạm vi áp dụng
Sử dụng trong trường hợp không yêu cầu cao về độ chính xác, phạm vi giới hạn lớn, sai số nhiều.
- Phương pháp đường trung trực
+ Phương pháp này dựa vào tính chất đường trung trực để xác định giới hạn khu vực hấp dẫn: tất cả các
điểm nằm trên đường trung trực sẽ cách đều 2 đầu đoạn thẳng.

+ Trình tự tiến hành


 Bước 1: Vẽ 2 đường vận tải nằm kề nhau lên bản đồ theo tỉ lệ thích ứng.
Giả sử vẽ lên bản đồ tuyến đường sông AB và tuyến đường sắt CD.
 Bước 2: Xác định các điểm đỗ, dừng trên tuyến và đánh dấu lại. Các điểm đỗ, dừng trên đường này
đánh số lẻ, còn các điểm đỗ, dừng trên đường kia đánh số chẵn.
Trên đường AB có các điểm đỗ, dừng 1, 3, 5, 7...
Trên đường CD có các điểm đỗ, dừng 2, 4, 6, 8...
 Bước 3: Nối các điểm đỗ, dừng trên 2 tuyến lại với nhau từng đôi một (chẵn với lẻ) tạo thành
những đoạn thẳng.
Ta có các đoạn thẳng 1 – 2; 3 – 4; 5 – 6; 7 – 8...
 Bước 4: Vẽ đường trung trực của các đoạn thẳng và các đường này sẽ cắt nhau tại các điểm O 1; O2;
...; On.
Chú ý: Đối với các điểm đầu, chúng ta sẽ dùng phương pháp đường phân giác để xác định đường
giới hạn.
 Bước 5: Nối các điểm giao cắt lại với nhau tạo thành đường gấp khúc. Đây là đường phân định
giới hạn khu vực hấp dẫn của 2 tuyến AB cà CD.

22
5 7

3
B

O3
A

O1 O2

2
4
6
8 D

+ Ưu điểm
 Đơn giản, dễ xác định.
 Không cần tính toán phức tạp
 Chúng ta đã xét đến mối quan hệ vận tải và các điểm đỗ, dừng trên tuyến.
+ Nhược điểm
Do không phải tính toán nên độ chính xác không cao.
+ Phạm vi áp dụng
Sử dụng trong trường hợp không yêu cầu cao về độ chính xác khi xác định khu vực hấp dẫn.
¿ Phương pháp biểu đồ - phân tích
- Trình tự tiến hành
+ Bước 1: Vẽ đường đi của 2 tuyến vận tải kề nhau theo tỉ lệ thích ứng lên biểu đồ.
+ Bước 2: Đánh dấu các điểm đỗ, dừng trên tuyến.
Nối các điểm đỗ, dừng lại với nhau, xác định đường trung trực của các đoạn thẳng đó..
Giao cắt của các đường trung trực sẽ tạo nên đường phân định giới hạn khu vực hấp dẫn theo
phương pháp đường trung trực.
23
B
G1

N1
C x
O1

D
H1

Giả sử AB là tuyến đường sắt, CD là tuyến đường sông.


Giả sử trên đường G1H1 ta xác định được điểm O1 là điểm phân định giới hạn khu vực hấp dẫn.
Do chi phí vận tải trên tuyến đường sắt lớn hơn trên tuyến đường sông nên điểm phân định giới hạn
khu vực hấp dẫn O1 sẽ dịch chuyển lên điểm N1 1 đoạn là x.
Giả thiết:

 Gọi chi phí vận chuyển trên tuyến đường sắt AB là c sắt (đồng/tấn).

 Gọi chi phí vận chuyển trên tuyến đường sông CD là c sông (đồng/tấn).

 Gọi chi phí vận chuyển trên tuyến đường ô tô nội địa là c ô tô (đồng/tấn).

 Gọi khoảng cách từ G1 đến H1 là L.


L
⇒ G1O1 =
2
Giải:
Ta có chi phí vận tải:
C = a + b.l
trong đó: a: chi phí tác nghiệp 2 đầu (chi phí không phụ thuộc vào quãng đường) (đồng/tấn).
b: chi phí vận chuyển trên 1 km (đồng/tấn.km)
l: chiều dài quãng đường vận chuyển (km).
24
Chi phí vận chuyển từ điểm N1 về điểm tập kết theo 2 hướng:
 Đường sắt AB:

( L2 −x)
C = c sắt + a + b ô tô.

 Đường sông CD:

C = c sông + a + b ô tô. ( L2 + x )
Điểm N1 được xác định theo nguyên tắc tổng chi phí vận chuyển từ điểm N 1 theo hướng đường
sắt cũng bằng tổng chi phí vận chuyển từ điểm N1 theo hướng đường sông.

⇒ 2x.b ô tô = c sắt −¿ c sông

c sắt −c sông
⇒x=
2 bô tô
+ Bước 3: Làm tương tự với các điểm đỗ dừng khác chúng ta sẽ xác định được các điểm phân định giới
hạn khu vực hấp dẫn thực tế N2; N3; ...; Nm.
+ Bước 4: Nối các điểm này lại với nhau ta sẽ được đường phân định giới hạn khu vực hấp dẫn cần xác
định.
- Ưu điểm
Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp biểu đồ đó là đã xét đến sự khác nhau
về chi phí vận tải trên các tuyến.
- Nhược điểm
+ Do trên thực tế tuyến đường ô tô nội địa nối giữa các điểm đỗ, dừng theo đường thẳng có thể không có
do đó chi phí vận tải trên tuyến này chỉ là giả định.
+ Khối lượng tính toán lớn.
- Phạm vi áp dụng
Áp dụng đối với khu vực nghiên cứu tương đối lớn, với yêu cầu chính xác nhất định.
¿ Phương pháp phân tích
- Trình tự tiến hành
+ Bước 1: Vẽ đường đi của 2 tuyến vận tải kề nhau theo tỉ lệ thích ứng lên biểu đồ.
+ Bước 2: Xác định các điểm đỗ, dừng trên tuyến.
+ Bước 3: Nghiên cứu, phân tích các tuyến đường địa phương và nối các điểm đỗ, dừng lại với nhau
bằng những tuyến đường ô tô nội địa thực tế.

B
25
G1

A x

C
O1

D
H1

Giả sử AB là tuyến đường sắt; CD là tuyến đường sông.


Giả thiết xác định điểm O1 là điểm phân định giới hạn khu vực hấp dẫn, tại O1 thì chi phí vận tải trên
2 tuyến đường này bằng nhau.
Giả thiết:

 Gọi chi phí vận chuyển trên tuyến đường sắt AB là c sắt (đồng/tấn).

 Gọi chi phí vận chuyển trên tuyến đường sông CD là c sông (đồng/tấn).

 Gọi chi phí vận chuyển trên tuyến đường ô tô nội địa là c ô tô (đồng/tấn).

 Gọi khoảng cách từ G1 đến H1 là L.


Giải:
Ta có chi phí vận tải:
C = a + b.l
trong đó: a: chi phí tác nghiệp 2 đầu (chi phí không phụ thuộc vào quãng đường) (đồng/tấn).
b: chi phí vận chuyển trên 1 km (đồng/tấn.km)
l: chiều dài quãng đường vận chuyển (km).
Chi phí vận chuyển từ điểm O1 về điểm tập kết theo 2 hướng:
 Đường sắt AB:

C = c sắt + a + b ô tô.x

26
 Đường sông CD:

C = c sông + a + b ô tô.( L−x )

Điểm O1 được xác định theo nguyên tắc tổng chi phí vận chuyển từ điểm O 1 theo hướng đường
sắt cũng bằng tổng chi phí vận chuyển từ điểm O1 theo hướng đường sông.

⇒ 2x.b ô tô = c sông −¿ c sắt + b ô tô.L

L c sắt −c sông
⇒x= −¿
2 2 bô tô
+ Bước 4: Làm tương tự với các điểm đỗ, dừng khác chúng ta sẽ xác định được các điểm phân định giới
hạn khu vực hấp dẫn thực tế O2; O3; ...; On.
+ Bước 5: Nối các điểm này lại với nhau ta sẽ được đường phân định giới hạn khu vực hấp dẫn cần xác
định.
- Ưu điểm
Số liệu là số liệu thực tế nên độ chính xác khá cao.
Câu 8: Một số nhược điểm của phương pháp biểu đồ xác định khu vực hấp dẫn. (1 câu)
Trả lời:
- Phương pháp biểu đồ chưa quan tâm đến chi phí vận chuyển giữa các tuyến đường kề nhau

m n (lý thuyết)

m n’ (thực tế)
C

Giả sử bằng phương pháp biểu đồ ta xác định đường phân định giới hạn khu vực hấp dẫn của tuyến
đường sông AB và tuyến đường sắt CD là đường m – n nhưng trên thực tế chi phí vận tải trên đường sông AB
nhỏ hơn chi phí vận tải trên đường sắt CD do đó đường phân định giới hạn khu vực hấp dẫn thực tế phải dịch
chuyển để mở rộng giới hạn khu vực hấp dẫn của tuyến đường sông AB và thu hẹp giới hạn khu vực hấp dẫn
của tuyến đường sắt CD do đó đường phân định giới hạn khu vực hấp dẫn thực tế là đường m’ – n’.

27
- Phương pháp biểu đồ chưa đề cập đến sự phân bố của các trung tâm kinh tế

A x 1 x 2
x G
m n
x 3 x 4
thực tế
C

Giả sử có tuyến đường sông AB; tuyến đường sắt CD; các điểm kinh tế 1 ÷ 4 và trung tâm kinh tế G.
Theo lý thuyết ta sẽ vẽ được đường phân định giới hạn khu vực hấp dẫn m - n bằng phương pháp biểu đồ. Các
điểm kinh tế 1; 2 sẽ vận chuyển đến G bằng tuyến đường sông AB còn các điểm kinh tế 3; 4 sẽ vận chuyển đến
G bằng tuyến đường sắt CD. Như vậy hàng hóa từ các điểm 3; 4 muốn vận chuyển đến trung tâm kinh tế G thì
phải đi qua 2 tuyến AB và CD do đó chi phí vận tải sẽ tăng lên. Do đó trên thực tế đường phân định giới hạn
khu vực hấp dẫn sẽ phải thay đổi để bao hết toàn bộ phần phạm vi hấp dẫn của trung tâm kinh tế G để các điểm
3; 4 sẽ vận chuyển đến G bằng tuyến AB.
- Phương pháp biểu đồ chưa xét đến đặc điểm địa hình của địa phương

núi

m n

thực tế
C

28
Giả sử có tuyến đường sông AB và tuyến đường sắt CD. Theo lý thuyết ta sẽ vẽ được đường phân định
giới hạn khu vực hấp dẫn m - n bằng phương pháp biểu đồ. Do có ngọn núi cao nằm trong khu vực ảnh hưởng
nên trên thực tế đường phân định giới hạn khu vực hấp dẫn sẽ phải điều chỉnh để phù hợp với điều kiện địa hình
thực tế.
- Phương pháp biểu đồ chưa đề cập đến đặc điểm kĩ thuật của các tuyến vận tải nội địa

đường nhựa lớn

A F I
m n

thực tế
C đường mòn nhỏ

D
K
Giả sử trong phạm vi giới hạn khu vực hấp dẫn AB có tuyến nhánh EF là đường nhựa lớn, dễ đi còn
trong phạm vi giới hạn khu vực hấp dẫn CD có tuyến nhanh IK là đường mòn nhỏ, khó đi thì trên thực tế đường
phân định giới hạn khu vực hấp dẫn sẽ phải điều chỉnh để mở rộng giới hạn khu vực hấp dẫn của tuyến đường
nội địa có đặc điểm điều kiện kĩ thuật tốt hơn, thuận tiện hơn.
Câu 9: Căn cứ, yêu cầu, trình tự quy hoạch giao thông vận tải. (2 câu)
Trả lời:
¿ Căn cứ
- Chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời kì quy hoạch.
- Những mục tiêu, định hướng phát triển GTVT trên toàn quốc.
- Những quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của toàn quốc và của khu vực quy hoạch.
- Tình hình thực hiện kế hoạch của ngành, của các doanh nghiệp trong lĩnh vực GTVT.
- Những tài liệu về quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế của địa phương.
- Kết quả điều tra kinh tế và dự báo tình hình phát triển trong tương lai của khu vực quy hoạch.
- Những văn bản, thông tư, hướng dẫn cho công tác lập quy hoạch và kế hoạch.
- Các tài liệu khác có liên quan như tài liệu về tình hình tự nhiên, tình hình khai thác khoáng sản, các tài liệu về
định mức, giá cả...
¿ Yêu cầu

29
- Phải thể hiện được chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn phát
triển.
- Phải thể hiện được tính tổng hợp, tính liên tục, tính hệ thống, tính trung thực, tính khách quan và khoa học.
+ Tính tổng hợp: tổng hợp căn cứ của nhiều ngành.
+ Tính hệ thống: lập quy hoạch phát triển GTVT là 1 bản kế hoạch mang tính chất dài hạn, nó phải có tác
dụng cho kế hoạch dài hạn của tất cả các chuyên ngành trong phát triển GTVT. Phải lập quy hoạch cho phù hợp
và có hệ thống với sự phát triển của các ngành khác.
+ Tính liên tục: thể hiện ở thời gian nó biểu hiện, phải lấy số liệu liên tục cả trong quá khứ, hiện tại để ra số
liệu ở tương lai. Quy hoạch trong tương lai phải phù hợp với quy hoạch trước đó để có thể tận dụng hết năng
lực của cơ sở hạ tầng cũ.
+ Tính trung thực: các số liệu phải được điều tra 1 cách chính xác, trung thực.
+ Tính khách quan, khoa học: các số liệu phải có sự tính toán và có các luận cứ chứng minh sự đúng đắn
của các số liệu đó.
- Phải thể hiện được các quy luật kinh tế khách quan.
Khi xem xét, đánh giá, so sánh, lựa chọn các phương án quy hoạch phải dựa trên các quy luật kinh tế khách
quan để đánh giá một cách toàn diện, trung thực trên cơ sở khoa học và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của bất cứ đối tượng nào.
- Phải khai thác hết mọi tiềm năng sẵn có, phải lấy lợi ích của quốc gia, của cộng đồng và của toàn bộ nền kinh
tế quốc dân làm cơ sở để so sánh, đánh giá, lựa chọn các phương án.
Quy hoạch sẽ phải sử dụng triệt để các nguồn lực sẵn có (vốn, tài nguyên...), các cơ sở hạ tầng vật chất kĩ
thuật sẵn có.
Khi đánh giá các quy hoạch phải xem xét trên cơ sở thống nhất các lợi ích của quốc gia, của doanh nghiệp
và của người lao động.
- Khi xây dựng quy hoạch phải nghiên cứu kĩ quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế khác, các quy hoạch
và các loại quy hoạch khác liên quan.
¿ Trình tự
- Bước 1: Tiến hành điều tra về GTVT và điều tra tình hình kinh tế trong khu vực quy hoạch và các khu vực lân
cận có liên quan ở thời kì quá khứ và hiện tại.
+ Xác định, đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành cả về số lượng và chất lượng.
+ Đánh giá kết quả hoạt động của ngành GTVT và từng chuyên ngành để từ đó rút ra những điểm mạnh,
điểm yếu của GTVT trong khu vực quy hoạch.
+ Tiến hành phân tích vai trò của GTVT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực quy hoạch để từ
đó xác định được nhu cầu vận chuyển.
+ Đánh giá nhu cầu của thị trường với khả năng cạnh tranh của từng phương thức vận tải và của các thành
phần kinh tế tham gia vào việc tổ chức vận tải.

30
- Bước 2: Xây dựng những quan điểm, những mục tiêu, định hướng quy hoạch phát triển hệ thống GTVT của
khu vực quy hoạch trong tương lai.
+ Xây dựng những quan điểm về củng cố, phát triển của ngành trong từng giai đoạn.
+ Xây dựng những mục tiêu chính mang tính tổng quát cho ngành, các chuyên ngành và các lĩnh vực hoạt
động liên quan đến ngành GTVT.
+ Xây dựng kết quả cần đạt được trong từng giai đoạn phát triển.
+ Xây dựng được thứ tự ưu tiên về cơ chế, chính sách để thực hiện phương án quy hoạch.
+ Đề xuất những biện pháp về kinh tế - kĩ thuật và các giải pháp có liên quan đến quy hoạch.
- Bước 3: Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách và dự báo về các nguồn lực.
+ Dự báo nhu cầu vận chuyển về hàng hóa và hành khách:
 Dự báo về số lượng theo từng giai đoạn phát triển.
 Dự báo về chất lượng.
 Gắn với từng chuyên ngành và từng tuyến đường vận tải.
⇒ Những số liệu này sẽ được sử dụng để tính toán và đề xuất ra các giải pháp quy hoạch trong tương lai cho
phù hợp.
+ Dự báo về khả năng cung cấp các nguồn lực để đầu tư và thực hiện những giải pháp quy hoạch.
+ Dự báo những xu hướng thay đổi về chính sách, về phát triển kinh tế xã hội trong tương lai của khu vực
quy hoạch.
- Bước 4: Xây dựng những phương án định hướng phát triển GTVT trong tương lai.
+ Xác định yêu cầu của các phương án xây dựng
 Tận dụng được hết các năng lực sẵn có.
 Ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong phương án.
 Phương án quy hoạch sẽ phải củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng của GTVT.
+ Nội dung:
 Phải đưa ra các giải pháp về phát triển, về củng cố GTVT.
 Thiết lập các phương án.
 Tính toán những chỉ tiêu cho từng phương án: về vốn, về nguồn lực khác có liên quan, về lợi ích thu
được...
- Bước 5: Tiến hành so sánh, đánh giá để lựa chọn phương án quy hoạch.
+ So sánh, đánh giá, lựa chọn phương án quy hoạch hiệu quả nhất.
+ Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

31
- Bước 6: Tổng hợp các kết quả tính toán và hướng dẫn thực hiện.
+ Tập hợp lại các chỉ tiêu của phương án quy hoạch mà chúng ta đã lựa chọn theo từng giai đoạn.
+ Sắp xếp thứ tự ưu tiên của các dự án.
+ Đề ra những kiến nghị cụ thể để có thể thực hiện được phương án quy hoạch.
Câu 10: Nhóm chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa GTVT với trình độ phát triển và hoạt động của nền
kinh tế quốc dân. (1 câu)
Trả lời:
- Nhóm chỉ tiêu so sánh hoặc so sánh gắn kết giữa sự phát triển của GTVT với sự phát triển kinh tế - xã hội

+ Tổng khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa/GDP.

+ Tổng khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa/tổng dân số trong khu vực.

+ Tổng khối lượng vận chuyển, luân chuyển hành khách/tổng dân số trong khu vực.

+ Tốc độ tăng về khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa/tốc độ tăng GDP.

+ Tốc độ tăng về khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa/tốc độ tăng dân số.

+ Tốc độ tăng về khối lượng vận chuyển, luân chuyển hành khách/tốc độ tăng dân số.

⇒ Những chỉ tiêu này nhằm phục vụ đánh giá mối quan hệ giữa phát triển GTVT với phát triển kinh tế - xã
hội, đồng thời phục vụ công việc dự báo sau này.

- Nhóm chỉ tiêu về hàng hóa xuất nhập khẩu

Khối lượng hàng hóa xuất khẩu, khối lượng hàng hóa nhập khẩu, giá trị hàng hóa xuất, giá trị hàng hóa nhập
so sánh với kim ngạch xuất, nhập khẩu.

+ Tổng khối lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu/tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu.

+ Tốc độ tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển xuất nhập khẩu/tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất nhập
khẩu.

- Nhóm chỉ tiêu về cơ sở vật chất – kĩ thuật so sánh với dân số và diện tích

+ Số km đường bộ/km2.

+ Số km đường bộ/1000 dân.

- Nhóm chỉ tiêu khác có liên quan:

+ Chỉ tiêu về so sánh số lao động trong ngành vận tải với tổng số lao động trong khu vực.

+ Chỉ tiêu về so sánh tổng số sản phẩm của ngành vận tải với tổng số sản phẩm trong khu vực.

32
+ Chỉ tiêu về so sánh vốn đầu tư cho phát triển GTVT với vốn đầu tư cho toàn bộ ngành kinh tế trong khu
vực.

Câu 11: Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động toàn ngành và từng chuyên ngành GTVT. (1 câu)
Trả lời:
- Khối lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách trong khu vực của toàn ngành và theo từng phương thức vận tải
qua các năm.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách là khối lượng hàng hóa và hành khách được vận chuyển trong
1 khoảng thời gian nào đó.

Đơn vị: tấn, hành khách.

- Khối lượng luân chuyển hàng hóa, hành khách trong khu vực của toàn ngành và theo từng phương thức vận tải
qua các năm.

Khối lượng luân chuyển hàng hóa, hành khách là khối lượng hàng hóa và hành khách được luân chuyển
trong 1 khoảng thời gian nào đó.

Đơn vị: tấn.km; hành khách.km.

- Chỉ tiêu về cơ cấu vận tải của từng phương thức vận tải đối với từng chỉ tiêu khối lượng vận chuyển và khối
lượng luân chuyển hàng hóa và hành khách.

- Tốc độ tăng trưởng của khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển qua các năm của từng phương thức
vận tải.

- Số lượng, chủng loại hàng hóa và loại hành khách được vận chuyển qua các năm.

+ Hàng hóa được phân thành các nhóm theo tính chất vận chuyển như: lương thực, phân bón, vật liệu xây
dựng, than, quặng, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị...

+ Hành khách được phân thành các nhóm: khách liên vận quốc tế, khách đi đường dài, khách đi lại trong nội
tỉnh, nội thị, khách đi bằng phương tiện chất lượng cao, khách đi bằng phương tiện thông dụng chất lượng trung
bình...

- Chỉ tiêu về tình hình an toàn vận chuyển của toàn ngành và từng chuyên ngành: số lượng tai nạn giao thông,
tổn thất... và xác định được các nguyên nhân và đề ra được các giải pháp khắc phục.

Câu 12: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiện trạng cơ sở vật chất từng chuyên ngành vận tải. (1 câu)
Trả lời:
¿ Đường bộ
- Xác định tổng chiều dài các tuyến và tổng chiều dài của từng tuyến theo các tiêu chí phân loại: theo cấp hạng
kĩ thuật của đường; theo cấp quản lí; theo kết cấu...
- Đánh giá tình trạng kĩ thuật của đường như theo kết cấu, theo quy mô hình học, theo tính chất...

33
- Đánh giá công trình kĩ thuật trên đường (cầu, cống...): số lượng, chiều dài... cầu, loại cầu; số lượng, diện tích..
cống.
- Đánh giá các điểm giao cắt trên đường: số lượng, tình trạng thông thoáng... của các điểm.
- Bến xe: số lượng, diện tích, tình trạng kĩ thuật... của các bến.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng... phương tiện.
- Xác định mối quan hệ
+ Mối quan hệ giữa tuyến vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
+ Mối quan hệ giữa tuyến vận tải đường bộ với sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
¿ Đường sắt
- Xác định tổng chiều dài các tuyến và tổng chiều dài của từng tuyến đường sắt theo các tiêu chí phân loại: theo
khổ đường, theo kết cấu...
- Đánh giá công trình trình kĩ thuật trên đường (cầu, hầm...): số lượng, chất lượng... của các công trình.
- Đánh giá các điểm giao cắt trên đường: số lượng, chất lượng... của các điểm giao cắt.
- Nhà ga: số lượng, diện tích, tình trạng kĩ thuật, mức độ khai thác... của các nhà ga.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng... của đầu máy, toa xe.
- Mối quan hệ
+ Mối quan hệ giữa tuyến vận tải đường sắt với mạng lưới GTVT trong khu vực.
+ Mối quan hệ giữa tuyến vận tải đường sắt với sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
¿ Đường sông
- Xác định tổng chiều dài sông, chiều dài của từng đoạn sông phân theo đơn vị quản lí.
- Đánh giá các công trình kĩ thuật trên đường: tình trạng các biển báo, biển hướng dẫn...
- Cảng sông, bến sông: số lượng, chất lượng, năng lực thông qua... của các bến sông.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, chủng loại phương tiện.
- Mối quan hệ
+ Mối quan hệ giữa tuyến vận tải đường sông với mạng lưới GTVT trong khu vực.
+ Mối quan hệ giữa tuyến vận tải đường biển với sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
¿ Đường biển
- Đánh giá các công trình kĩ thuật trên đường: tình trạng các biển báo, biển hướng dẫn...
- Cảng biển: số lượng, diện tích, chất lượng, tình trạng, năng lực thông qua... của các cảng biển.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, tình trạng... của các phương tiện.
34
- Mối quan hệ
+ Mối quan hệ giữa tuyến vận tải đường biển với mạng lưới GTVT trong khu vực.
+ Mối quan hệ giữa tuyến vận tải đường biển với sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
¿ Đường hàng không
- Sân bay: số lượng, diện tích, chất lượng, tình trạng, năng lực thông qua... của các sân bay.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, tình trạng... của các máy bay.
- Mối quan hệ
+ Mối quan hệ giữa tuyến vận tải hàng không với mạng lưới GTVT trong khu vực.
+ Mối quan hệ giữa tuyến vận tải hàng không với sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
Câu 13: Nguyên tắc, ý nghĩa dự báo khối lượng vận chuyển. (1 câu)
Trả lời:
¿ Ý nghĩa
- Dự báo khối lượng vận chuyển là nội dung cơ bản, là mục đích cuối cùng của điều tra kinh tế - xã hội
trong khu vực quy hoạch.
- Khối lượng vận chuyển là cơ sở cho việc tính toán các thông số, chỉ tiêu tiếp theo như
Từ khối lượng vận chuyển → xác định được lưu lượng xe → xác định được cấp hạng kĩ thuật của
đường, quy mô công trình → xác định nhu cầu về vốn đầu tư → xác định được phương án thiết kế, khai thác, sử
dụng.
- Khối lượng vận chuyển có tính chất quyết định đến mức độ chính xác của việc dự báo khối lượng vận
chuyển trong những năm tương lai và các tính toán tiếp theo. Dự báo khối lượng vận chuyển chính xác là cơ sở
để tổ chức vận tải nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.
¿ Nguyên tắc
- Tính đầy đủ
Khi dự báo khối lượng vận chuyển thì phải tính toán đầy đủ toàn bộ nhu cầu vận chuyển về hàng hóa, hành
khách. Khi tính toán phải xét theo từng tuyến đường, loại phương tiện vận tải, từng loại đối tượng có nhu cầu
vận chuyển khác.
- Tính chính xác
Phải tính đúng khối lượng vận chuyển, đối tượng vận chuyển, lượng hàng hóa, chủng loại, nhu cầu về
phương tiện, nhu cầu về chất lượng vận chuyển.
Để đảm bảo tính chính xác thì cần đảm bảo các điều kiện sau:
+ Căn cứ sử dụng để tính toán phải lấy từ những nguồn có cơ sở pháp lí đáng tin cây.
+ Phương pháp thu thập số liệu và tính toán số liệu phải là những phương pháp tính toán khoa học.

35
- Nguyên tắc liên hệ biện chứng
+ Khi tính toán và xem xét các đối tượng thì phải đặt nó trong sự phát triển chung.
+ Khi dự báo nhu cầu vận chuyển trong tương lai phải gắn nó trong sự phát triển của các ngành kinh tế, phải
phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
+ Số liệu mà chúng ta dự báo phải phù hợp với các quy luật phát triển kinh tế, quy luật cung - cầu.
- Nguyên tắc kế thừa
Khi nghiên cứu tính toán khối lượng vận chuyển trong tương lai phải dựa vào kết quả và cơ sở lí luận của
giai đoạn trước để xác định xu hướng phát triển trong tương lai và phải vận dụng các quy luật phát triển, quy
luật ảnh hưởng đến các yếu tố tác động đến khối lượng vận chuyển từ đó xác định được khối lượng vận chuyển
trong tương lai.
- Nguyên tắc đặc thù về đối tượng dự báo
Dự báo khối lượng vận chuyển phải xem xét những đặc thù riêng biệt của các thành phần, các yếu tố tham
gia vào quá trình vận chuyển như đặc điểm của cơ sở hạ tầng, đặc điểm của phương tiện vận tải...
Câu 14: Trình tự dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa. (1 câu)
Trả lời:
- Bước 1: Phân vùng và xác định các phương án cung cầu
+ Chia các khu vực quy hoạch ra thành các tiểu vùng dựa vào khu vực địa lí, đặc điểm kinh tế xã hội, dân cư
và các yếu tố có liên quan đến giao thông vận tải.
+ Nghiên cứu trung tâm hấp dẫn và mối quan hệ qua lại giữa các trung tâm.
- Bước 2: Xác định khối lượng vận chuyển và luồng vận chuyển trong các giai đoạn tính toán
+ Điều tra, xác định khối lượng vận chuyển qua lại giữa các trung tâm.
+ Nghiên cứu luồng hàng vận chuyển giữa các điểm đi, điểm đến và lập ma trận điểm đi, điểm đến.
- Bước 3: Dự báo khối lượng vận chuyển theo từng tuyến và theo từng phương thức vận tải
+ Dự báo khối lượng vận chuyển theo những tiêu thức phân loại hoặc theo 1 số tiêu chí cơ bản như sau:
 Theo các giai đoạn.
 Theo các tuyến đường.
 Theo từng phương thức vận tải.
+ Dự báo luồng hàng và phương án của các tuyến vận tải.
+ Dự báo những yếu tố chi phí cho từng tuyến đường và từng phương thức vận tải.
+ Tiến hành phân bổ khối lượng vận chuyển hàng hóa cho từng tuyến đường và phương thức vận tải.
Bài toán vận tải:
 Khối lượng cần vận chuyển.
36
 Khả năng của các tuyến.
 Chi phí đối với từng tuyến.
 Chúng ta phải giải bài toán vận tải với những hàm mục tiêu, điều kiện giới hạn cho từng tuyến.
 Chúng ta phải có chỉ dẫn.
- Bước 4: Tiến hành tổng hợp các phương án vận chuyển trên từng tuyến đường và từng phương thức vận tải
trong từng giai đoạn
+ Tổng hợp theo thời gian, theo từng tuyến đường và từng phương thức vận tải.
+ Sau đó đề xuất các kiến nghị để thực hiện các phương án quy hoạch.
 Kiến nghị về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
 Kiến nghị về tổ chức quản lí, khai thác vận tải.
 Kiến nghị về việc khai thác sử dụng các cơ sở hạ tầng.
 Kiến nghị về phương tiện như mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, khai thác các phương tiện vận tải...
Câu 15: Phương pháp dự báo khối lượng vận chuyển (phương pháp thống kê, phương pháp tương tự,
phương pháp hệ số vận chuyển). (3 câu)
Trả lời:
1. Phương pháp thống kê

¿ Phương pháp đồ thị

- Nội dung

+ Bước 1: Thống kê khối lượng vâ ̣n chuyển trong 1 số năm quá khứ và lập bảng

t t0 t1 t2 t3 ..... tn
Q Q0 Q1 Q2 Q3 ..... Qn
+ Bước 2: Vẽ số liệu đã thống kê lên biểu đồ

Vẽ biểu diễn khối lượng vâ ̣n chuyển lên biểu đồ theo thời gian.

37
t

t4

t3

t2

t1

t0
Q0 Q1 Q2 Q3 Q4 Q

+ Bước 3: Quan sát bằng mắt và ngoại suy đường đồ thị biểu diễn khối lượng vâ ̣n chuyển, từ đó xác định
được khối lượng vâ ̣n chuyển trong tương lai.

- Ưu điểm

Đơn giản, dễ xác định.

- Nhược điểm

 Phụ thuô ̣c hoàn toàn vào người ngoại suy nên đô ̣ chính xác không cao.
 Sử dụng các quy luâ ̣t của quá khứ để xác định số liê ̣u trong tương lai mà chưa tính đến sự tác đô ̣ng của
các quy luâ ̣t trong tương lai.

¿ Phương pháp phân tích

- Nội dung

+ Bước 1: Thống kê khối lượng vâ ̣n chuyển trong 1 số năm quá khứ và lập bảng

t t0 t1 t2 t3 ..... tn
Q Q0 Q1 Q2 Q3 ..... Qn
+ Bước 2: Tính tốc đô ̣ phát triển liên hoàn

Q1 Q2 Q3 Qn
v1 = ; v2 = ; v3 = ; ...; vn =
Q0 Q1 Q2 Qn−1

+ Bước 3: Tính tốc đô ̣ phát triển bình quân

v=√n v 1 . v 2 . v 3 … . v n

+ Bước 4: Tính khối lượng vâ ̣n chuyển cho năm cần dự báo (năm thứ m)

38
Q n+ m=Q n . ( v )m

- Ưu điểm

 Đơn giản, dễ xác định.


 Phương pháp này có cách tính toán khoa học, số liê ̣u được xác định không phụ thuô ̣c vào ý muốn chủ
quan của người dự báo.

- Nhược điểm

Sử dụng các quy luâ ̣t của quá khứ để xác định số liê ̣u trong tương lai mà chưa tính đến sự tác đô ̣ng của các
quy luâ ̣t trong tương lai.

¿ Phương pháp đường hồi quy

- Nội dung

+ Bước 1: Thống kê các số liê ̣u về khối lượng vận chuyển trong 1 khoảng thời gian nhất định và lập bảng

t t0 t1 t2 t3 ..... tn
Q Q0 Q1 Q2 Q3 ..... Qn
+ Bước 2: Vẽ các số liê ̣u lên biểu đồ, từ đó chúng ta biết được dạng đồ thị và xác định được hàm tương
quan.

+ Bước 3: Căn cứ vào các số liê ̣u đã thu thâ ̣p ta sẽ tính toán được các chỉ số của hàm tương quan mẫu (hàm
tương quan lí thuyết).

So sánh hàm tương quan lí thuyết và hàm tương quan thực tế sao cho khoảng cách giữa khối lượng vận
chuyển của hàm tương quan lí thuyết và khối lượng vận chuyển của hàm tương quan thực tế là nhỏ nhất.

(QTT −¿ QLT) → min

+ Bước 4: Sử dụng hàm tương quan mẫu đã xác định để dự báo khối lượng vâ ̣n chuyển trong tương lai.

- Ưu điểm

+ Số liê ̣u được lấy làm mẫu đã loại bỏ được những tính chất đô ̣t biến.

+ Xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến khối lượng vận chuyển.

- Nhược điểm

 Sử dụng các quy luâ ̣t của quá khứ để xác định số liê ̣u trong tương lai.
 Phức tạp hơn so với 2 phương pháp trên.

2. Phương pháp tương tự


- Bản chất
39
Sử dụng các số liê ̣u của những khu vực có đă ̣c điểm kinh tế kĩ thuật tương tự để tính toán ra khối lượng vâ ̣n
chuyển của khu vực mới mà chúng ta không có các số liê ̣u thống kê từ trước.

- Các chỉ tiêu sử dụng

+ Hê ̣ số xuất

kh ố il ượ ng v ậ n chuy ể n đ i
HS X =
di ệ n tích

+ Hê ̣ số nhâ ̣p

kh ố i lượ ng v ậ n chuy ể n đế n


HS N =
d âncư

- Phương pháp

+ Bước 1: Thống kê khối lượng vâ ̣n chuyển đi, đến để tính ra được các hê ̣ số xuất, hê ̣ số nhâ ̣p của khu vực
cũ trong 1 số năm quá khứ.

Từ đó, ta xác định được bảng thống kê

t t0 t1 t2

Q vc đi
Q vc đi 0
Qvc đi 1
Qvc đi 2

Scũ Scũ Scũ Scũ

Qvc Qvc Qvc


HS X HS X = đi 0
HS X = đi 1
HS X = đi 2

0
Scũ 1
Scũ 2
Scũ

Q vc đến
Q vc đến 0
Q vc đến 1
Q vc đến 2

D cũ Dcũ 0
Dcũ 1
Dcũ 2

Q vc Qvc Qvc
HS N HS N = đến0
HS N = đến1
HS N = đến2

0
D cũ 0
1
Dcũ 1
2
Dcũ 2

trong đó: Q vc : khối lượng vận chuyển đi


đi

Q vc : khối lượng vận chuyển đến


đến

Scũ : diện tích khu vực cũ

Dcũ : dân số trong khu vực cũ

40
+ Bước 2: Sử dụng phương pháp thống kê để ngoại suy ra hê ̣ số xuất, hê ̣ số nhâ ̣p của khu vực cũ trong năm
tương lai (năm thứ n).

Qvc
HS X = đi n

n
Scũ

Qvc
HS N = đ ế nn

n
Dc ũ n

+ Bước 3: Xác định khối lượng vâ ̣n chuyển của khu vực mới trong năm tương lai

Q vc =HS X . S m ớ i
đ i (n )m ớ i nc ũ

Q vc đế n (n)m ớ i
=HS N . D m ớ i
nc ũ n

- Ưu điểm

Tính toán được khối lượng vâ ̣n chuyển của những khu vực không có số liê ̣u thống kê từ trước.

- Nhược điểm

 Đô ̣ chính xác không cao do mức đô ̣ đồng đều giữa 2 khu vực là không có.
 Sử dụng quy luâ ̣t quá khứ để xác định hê ̣ số xuất, hê ̣ số nhâ ̣p trong năm tương lai.
 Chưa xét đến sự tác đô ̣ng của kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong năm tương lai.

3. Phương pháp hệ số vận chuyển


- Bản chất

 Xác định khối lượng vâ ̣n chuyển dựa trên kế hoạch sản xuất của các ngành nghề kinh tế trong tương lai.
 Sử dụng hê ̣ số vâ ̣n chuyển để tính toán

kh ố il ư ớ ng v ậ n chuy ể n đ i
h ệ s ố v ậ n chuy ể n ( HS VC )=
t ổ ng kh ố il ư ớ ng s ả n ph ẩ m s ả n xu ất ra

- Phương pháp

+ Bước 1: Xác định khối lượng vâ ̣n chuyển và số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 số năm

41
t t0 t1 t2 t3

Q VC Q VC 0
Q VC 1
Q VC 2
Q VC 3

Q SX Q SX 0
Q SX 1
Q SX 2
Q SX 3

QVC QVC QVC QVC


HS VC HS VC = 0
HS VC = 1

HS VC = 2
HS VC = 3
0
Q SX 0
1
Q SX1
2
Q SX 0
Q SX
2 3

trong đó: Q VC : khối lượng vận chuyển đi

Q SX : khối lượng sản xuất ra

+ Bước 2: Sử dụng 1 trong 3 phương pháp thống kê xác định được hê ̣ số vâ ̣n chuyển trong năm tương lai (
HS VC ).n

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất ra sản phẩm của các ngành nghề, xác định khối lượng sản xuất năm tương
lai (Q SX ) n

+ Bước 3: Xác định khối lượng vận chuyển ở năm tương lai (năm thứ n)

QVC =HS VC .Q SX
n n n

- Ưu điểm

Đã tính toán tới các yếu tố khách quan, chủ quan trong tương lai ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của các
ngành nghề.

- Nhược điểm

+ Hê ̣ số vâ ̣n chuyển trong năm tương lai phụ thuô ̣c hoàn toàn vào quy luâ ̣t quá khứ để xác định.

+ Chưa xét đến sự biến động về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong khu vực ở những năm tương lai.

Câu 16: Các nhân tố ảnh hưởng và tính quy luật hình thành luồng hành khách. (1 câu)
Trả lời:
¿ Các nhân tố ảnh hưởng
- Nhóm các yếu tố khách quan
+ Mức độ phát triển kinh tế của đất nước và của khu vực điều tra.
+ Mức độ giàu có, phồn thịnh về mặt vật chất, tinh thần của khu vực điều tra.
42
+ Thành phần dân cư trong khu vực như số lượng các nhóm dân cư, mật độ, tình hình phân bố dân cư trong
khu vực...
+ Điều kiện, đặc điểm về tự nhiên của khu vực như đặc điểm về khí hậu, địa hình, thời tiết...
+ Sự phát triển mạng lưới GTVT trong khu vực và mức độ đáp ứng nhu cầu vận tải của khu vực.
+ Đặc điểm của các chuyến đi: thời gian đi lại, khoảng cách giữa các chuyến đi, giá cước vận chuyển, tốc độ
vận chuyển...
+ Mối quan hệ kinh tế vận tải giữa các khu vực.
- Nhóm các yếu tố chủ quan
+ Những đặc điểm về sinh hoạt, về văn hóa của dân cư trong khu vực.
+ Những nhu cầu về chất lượng của các chuyến đi như độ thích nghi, thời gian, tiện nghi, hiện đại...
+ Yêu cầu về chuyển đổi phương tiện vận tải.
+ Thói quen sử dụng các loại phương tiện.
+ Mục đích của các chuyến đi: đi làm hay đi chơi.
+ Tình trạng sức khỏe của hành khách.
¿ Tính quy luật hình thành luồng hành khách
- Luồng hành khách ở hướng đi và về là bằng nhau. Số lượng hành khách đến và đi tại 1 điểm là bằng nhau
trong 1 khoảng thời gian nhất định.
- Độ lớn của luồng hành khách sẽ tỉ lệ thuận với số lượng dân cư trong khu vực và tỉ lệ nghịch với khoảng
cách của các vùng dân cư.
- Luồng hành khách ở các khu công nghiệp, thành phố thì ổn định và đều đặn hơn luồng hành khách ở vùng
nông thôn do đặc tính biến động theo mùa.
- Độ lớn của luồng hành khách sẽ phụ thuộc vào mức độ phục vụ, mức độ đáp ứng nhu cầu vận chuyển của
các loại phương tiện và khả năng chuyên chở của các loại phương tiện.
Câu 17: Các phương pháp điều tra, các chỉ tiêu nghiên cứu và mô hình vận chuyển. (3 câu)
Trả lời:
¿ Phương pháp điều tra
- Điều tra trực tiếp
+ Nội dung
Nhân viên điều tra sẽ quan sát bằng mắt lưu lượng hành khách lên xuống, ra khỏi phương tiện tại các
điểm đỗ dừng.
+ Ưu điểm
 Dễ thực hiện, dễ xác định.

43
 Không cần nhân viên có năng lực.
+ Nhược điểm
 Chỉ có tác dụng xác định lưu lượng hành khách tại 1 điểm.
 Không xác định được chất lượng của vận tải, nhu cầu mong muốn của hành khách.
- Phát phiếu điều tra trên xe
+ Nội dung
Nhân viên điều tra sẽ phát phiếu điều tra cho các hành khách lên phương tiện và sau đó thu lại phiếu
điều tra của các hành khách ra khỏi phương tiện tại các điểm đỗ dừng.
+ Ưu điểm
 Thu thập được nhiều thông tin.
 Độ chính xác khá cao.
+ Nhược điểm
Phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của hành khách và trình độ của hành khách khi điền phiếu điều tra.
- Điều tra qua đường bưu điện
+ Nội dung
Nhân viên điều tra sẽ gửi các phiếu điều tra cho các hành khách và thu thập lại các phiếu điều tra qua
đường bưu điện.
+ Ưu điểm
 Đơn giản, dễ thực hiện.
 Lượng thông tin thu thập được lớn.
+ Nhược điểm
Độ chính xác không cao.
¿ Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Sự phân tán và sự đi lại của dân cư
+ Chia dân cư trong khu vực thành 5 nhóm:
 Cán bộ, công nhân viên.
 Học sinh, sinh viên.
 Những người không đi lại thường xuyên như nội trợ, nghỉ hưu...
 Những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
 Những người từ nơi khác đến.
44
+ Xác định số chuyến đi với mục đích sản xuất

n SX = 2.[365 −¿ ( Alễ + Act + A p + Aốm + A K )]

trong đó: Alễ ; Act ; A p ; Aốm ; A K : số ngày nghỉ lễ; nghỉ cuối tuần; nghỉ phép; nghỉ ốm; nghỉ khác

+ Xác định số chuyến đi phục vụ văn hóa


Xác định thông qua số liệu thống kê của các năm trước từ đó xác định số chuyến đi trong năm tương lai.
+ Xác định nhu cầu đi lại của dân cư trong khu vực
5

∑ B = ∑ Di ( niSX + niVH )
i=1

trong đó: Di: tổng số dân cư của nhóm thứ i

niSX : nhu cầu của các chuyến đi phục vụ sản xuất của nhóm thứ i

niVH : nhu cầu của các chuyến đi phục vụ văn hóa của nhóm thứ i

∑ B: tổng số nhu cầu các chuyến đi của dân cư trong khu vực
- Hệ số trùng lặp

j=
∑ Btt
∑B
⇒ ∑ Btt = j.∑ B

trong đó: ∑ Btt : số lượng các chuyến đi thực tế

j: hệ số trùng lặp
khu vực lớn: j = 0,5
khu vực ngoại thành: j = 0,7
khu vực nội thành: j = 0,8
- Số chuyến đi bình quân của 1 người trong năm

P=
∑ Btt
∑D
trong đó: ∑ D: tổng số dân cư trong khu vực
5

∑ D = ∑ Di
i=1

- Hệ số sử dụng vận tải công cộng

45
P VTCC
λ=
P
⇒ PVTCC = λ.P

trong đó: PVTCC : số chuyến đi lại của 1 người sử dụng vận tải công cộng trong năm

λ: hệ số sử dụng vận tải công cộng

λ = 1 −¿ K 1 −¿ K 2

K 1: tỉ lệ các chuyến đi không dùng phương tiện

K 2: tỉ lệ các chuyến đi không dùng phương tiện vận tải công cộng

- Bán kính ưu việt của sự đi bộ


A C D B

lAC lCD lDB

+ Giả thiết:

 l AC ; l CD; l DB : chiều dài quãng đường AC; CD; DB

 v x ; vận tốc xe buýt

 v b: vận tốc của người đi bộ

 t 0: thời gian chờ xe

+ Nếu đi bộ từ A đến B
l AC +l CD +l DB
t b=
vb

+ Nếu đi xe từ A đến B
l AC l DB l CD
t xe = + +t 0+
vb vb vx

+ Bán kính ưu việt của sự đi bộ


l CD l CD
t b < t xe ⇔ < t0 +
vb vx

t0 . v x . v b
⇔ l CD ( v1 − v1 ) < t ⇔ l
b x
0 CD <
v x −v b

v x . vb v x . vb
Nếu khoảng cách giữa các bến l CD > thì đi xe tốt hơn còn nếu l CD < thì đi bộ tốt hơn.
v x −v b v x −v b

46
¿ Mô hình vận chuyển (Phương pháp dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách)
- Phương pháp xác định theo hệ số đi lại của dân cư
Qt = Dt . K t

trong đó: Q t : nhu cầu đi lại của dân cư trong khu vực tại năm thứ t
D t : dân số trong khu vực tại năm dự báo
t
D t = D0 1+ P ± Dch
(
1000 )
D0: dân số trong khu vực tại năm gốc

P: tỉ lệ tăng dân số tự nhiên


Dch: mức độ tăng, giảm dân số cơ học

K t : hệ số đi lại của dân cư tại năm thứ t

số chuyến đit
Kt =
Dt

Số chuyến đi năm t được xác định bằng số liệu thống kê tại năm thứ 0 (năm báo cáo) nhân
với các hệ số ảnh hưởng ( K 1; K 2; ...; K n) đến sô chuyến đi.

+ Ưu điểm
Dễ xác định.
+ Nhược điểm
Mới chỉ quan tâm đến tổng số lượng dân cư trong khu vực mà chưa nghiên cứu đến nhu cầu và các yếu
tố khách quan.
- Phương pháp kết hợp giữa hệ số đi lại và các nhân tố ảnh hưởng
Qt = Dt . K t . H t

trong đó: D t : tổng số dân cư trong khu vực tại năm thứ t
K t : hệ số ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại do mức tăng giảm về GDP

H t : hệ số ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại do các tác động khác

H t = H 1. H 2. H 3... H n

H 1: hệ số ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại do sự thay đổi về thu nhập bình quân

H 2: hệ số ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại do sự tăng, giảm của các trung tâm văn hóa

H 3: hệ số ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại do tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
GTVT

47
+ Ưu điểm
Đã xét đến sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động khác đến nhu cầu đi lại.
+ Nhược điểm
Đánh đồng nhu cầu đi lại của nhóm dân cư.
- Phương pháp xác định theo nhóm dân cư và hệ số đi lại
n
Q t = D t .∑ K it . N it . H it
i=1

trong đó: D t : tổng số dân cư trong khu vực tại năm thứ t

K it : hệ số đi lại của nhóm dân cư thứ i tại năm thứ t

N it : tỉ trọng của nhóm dân cư thứ i tại năm thứ t

H it : hệ số xét đến sự tăng giảm của nhu cầu đi lại của nhóm dân cư thứ i tại năm thứ t

- Phương pháp xác định theo hệ số đi lại và hệ số đàn hồi


Q t = D t . K t . Et

trong đó: Et : hệ số đàn hồi


∆ GDP
Et =
∆Q
∆GDP: tốc độ tăng trưởng của GDP
∆Q: tốc độ tăng trưởng của nhu cầu đi lại.

Câu 18: Các nguyên lí thiết kế mạng lưới đường tối ưu (nguyên lí nhập luồng, nguyên lí phân luồng,
nguyên lí điểm nút giao thông). (3 câu)
Trả lời:
1. Nguyên lí nhập luồng
- Bài toán
Có AB là tuyến đường chính đã được xác định. Có 1 điểm C nằm ngoài AB có mối quan hệ vận tải qua lại
với nhau với khối lượng vận chuyển là Q A ; Q B .

Xác định điểm H trên tuyến AB sao cho việc vận chuyển trên mạng là hiệu quả nhất.
C
QA QB
lCH lCO
α
A B
H O
48
x

lAO lOB

- Các tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả của việc vận tải trên mạng
 Chi phí vận chuyển trên mạng là nhỏ nhất.
 Thời gian vận chuyển trên mạng là nhỏ nhất.
 Công sinh ra trên mạng là nhỏ nhất.
- Tính toán theo tiêu chí là chi phí vận chuyển trên mạng là nhỏ nhất
C = Q.c.L
trong đó: Q: khối lượng luân chuyển hàng hóa (tấn)
c: chi phí vận chuyển trên 1 tấn.km (đồng/tấn.km)
L: chiều dài quãng đường vận chuyển (km)
- Giả thiết
Gọi:
+ lAO = AO; lOB = OB; lCO = CO; lCH = CH; x = HO
+ QA, QB : khối lượng vận chuyển hàng hóa qua lại giữa A với C và giữa B với C.
+ CCH: chi phí vận chuyển cho 1 tấn.km trên tuyến nhánh CH
+ CAB: chi phí vận chuyển cho 1 tấn.km trên tuyến chính AB
- Giải
+ Chi phí vận chuyển từ C đến A
CCA = QA.lCH.CCH + QA.(lAO – x).CAB
+ Chi phí vận chuyển từ C đến B
CCB = QB.lCH.CCH + QB.(lOB + x).CAB
 Tổng chi chí vận chuyển trên toàn mạng:
C = CCA + CCB = QA.lCH.CCH + QA.(lAO – x).CAB + QB.lCH.CCH + QB.(lOB + x).CAB

 C = QA.√ l 2CO + x 2.CCH + QA.lAO.CAB – QA.x.CAB + QB.√ l 2CO + x 2 .CCH + QB.lOB.CAB + QB.x.CAB

 C = √ l 2CO + x 2 .CCH.(QA + QB) + x.(QB – QA).CAB + CAB.(QA.lAO + QB.lOB)

+ Để chi phí vận chuyển là nhỏ nhất thì

∂C x
= 2 .CCH.(QA + QB) + (QB −¿ QA).CAB = 0
∂ x √ l CO + x 2
49
x (Q A −Q B ).C AB
 2 = = cos α ⇒ xác định được góc α
√lCO + x 2 (Q A +QB ). cCH
- Dựng hình
Vẽ lên giấy bóng kính mờ 1 góc α. Đặt góc α vừa vẽ sao cho 1 cạnh đi qua AB, cạnh còn lại đi qua điểm C
⇒Xác định được điểm H cần tìm.

50
C

α
A H B
2. Nguyên lí phân luồng
- Bài toán:
Có 3 điểm A, B, C có mối quan hệ vận tải qua lại với nhau với khối lượng vận chuyển là QB; QC.
Xác định điểm H sao cho việc vận chuyển trên mạng là hiệu quả nhất.

QB
H α O E x
A
β
QC
C
x
- Các tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả của việc vận tải trên mạng
 Chi phí vận chuyển trên mạng là nhỏ nhất.
 Thời gian vận chuyển trên mạng là nhỏ nhất.
 Công sinh ra trên mạng là nhỏ nhất.
- Tính toán theo tiêu chí là chi phí vận chuyển trên mạng là nhỏ nhất
C = Q.c.L
trong đó: Q: khối lượng luân chuyển hàng hóa (tấn)
c: chi phí vận chuyển trên 1 tấn.km (đồng/tấn.km)
L: chiều dài quãng đường vận chuyển (km)
- Giả sử xác định 1 đường Ax bằng cách nối A với H và kéo dài.
- Giả thiết có 1 tuyến Ax và H nằm trên tuyến Ax và bài toán trên trở thành 2 bài toán nhập luồng:
 Bài toán 1: Ta có tuyến Ax, điểm B nằm ngoài Ax. Xác định điểm H sao cho việc vận chuyển trên
mạng là hiệu quả nhất.
 Bài toán 2: Ta có tuyến Ax, điểm C nằm ngoài Ax. Xác định điểm H sao cho việc vận chuyển trên
mạng là hiệu quả nhất.
51
- Giải bài toán 1:
+ Giả thiết
Gọi:
 lBH = BH; lBO = BO; lAO = AO; x = HO
 QB; QC: khối lượng vận chuyển hàng hóa qua lại giữa A với B và giữa A với C.
 CAH: chi phí vận chuyển cho 1 tấn.km trên tuyến chính Ax
 CBH, CCH: chi phí vận chuyển cho 1 tấn.km trên tuyến nhánh BH và CH
+ Giải
Tổng chi phí vận chuyển:
CBA = QB.lBH.CBH + QB.(lAO – x).CAH

⇔ CBA = QB.√ l 2BO + x 2.CBH + QB.(lAO – x).CAH

Để chi phí vận chuyển là nhỏ nhất thì

∂C BA x
= 2 .CBH.QB −¿ QB.CAH = 0
∂x √l BO+ x2
x C AH
 2 2 = = cos α ⇒ xác định được góc α
√l BO +x C BH

- Giải bài toán 2:

C AH
Tương tự ta xác định được cos β = ⇒ xác định được góc β
CCH
- Dựng hình:
Vẽ lên giấy bóng kính mờ 3 tia Hx; Hy; Hz với trị số góc α và β.
Xoay tờ giấy sao cho tia Hx đi qua điểm A; tia Hy đi qua điểm B; tia Hz đi qua điểm C.
 Xác định được điểm H cần tìm
B

α
A H β

C
3. Nguyên lí điểm nút giao thông
- Bài toán
52
Cho 3 điểm A, B, C có mối quan hệ vận tải qua lại với nhau.
Xác định điểm O sao cho việc vận chuyển trên mạng là hiệu quả nhất.
A
QAB
H M

O
K
N QAC
E

B QBC I C
- Biến bài toán trên trở thành 3 bài toán nhập luồng:
+ Bài toán 1: ta có tuyến AB, C nằm ngoài AB, xác định điểm H nằm trên AB sao cho việc vận tải trên
mạng là hiệu quả nhất.
+ Bài toán 2: ta có tuyến BC, A nằm ngoài BC, xác định điểm I nằm trên BC sao cho việc vận tải trên mạng
là hiệu quả nhất.
+ Bài toán 3: ta có tuyến AC, B nằm ngoài AC, xác định điểm K nằm trên AC sao cho việc vận tải trên
mạng là hiệu quả nhất.
- Giải bài toán 1:
C
QAC QBC
lCH lCG
α
A B
H G
x

lAG lGB

+ Giả thiết
Gọi:
 lAG = AG; lGB = GB; lCG = CG; lCH = CH; x = HG
 QA, QB : khối lượng vận chuyển hàng hóa qua lại giữa A với C và giữa B với C.
 CCH: chi phí vận chuyển cho 1 tấn.km trên tuyến nhánh CH
 CAB: chi phí vận chuyển cho 1 tấn.km trên tuyến chính AB

53
+ Giải
Tổng chi chí vận chuyển
C = QAC.lCH.CCH + QAC.(lAG – x).CAB + QBC.lCH.CCH + QBC.(lGB + x).CAB

 C = QAC.√ l 2CG + x 2.CCH + QAC.lAG.CAB – QAC.x.CAB + QBC.√ l 2CG + x 2 .CCH + QBC.lGB.CAB + QBC.x.CAB

 C = √ l 2CG + x 2 .CCH.(QAC + QBC) + x.(QBC – QAC).CAB + CAB.(QAC.lAG + QBC.lGB)

Để chi phí vận chuyển là nhỏ nhất thì

∂C x
= 2 .CCH.(QAC + QBC) + (QBC −¿ QAC).CAB = 0
∂ x √ l CG + x 2

x (Q AC −Q BC ) .C AB
 2 = = cos α ⇒ xác định được góc α
√lCG + x 2 (Q AC +Q BC) . cCH
+ Dựng hình
Vẽ lên giấy bóng kính mờ 1 góc α. Đặt góc α vừa vẽ sao cho 1 cạnh đi qua AB, cạnh còn lại đi qua điểm
C.
 Xác định được điểm H cần tìm.
C

α
A H B
- Bài toán 2 và bài toán 3:
Tương tự ta xác định được điểm I và K cần tìm.
- Gọi M là giao của CH với AI
N là giao của AI với BK
E là giao của BK với CH
⇒ Xác định được ∆ MNE
⇒ Điểm O cần xác định là giao của 3 đường trung trực.

Câu 19: Trình tự thiết kế mạng lưới đường tối ưu. (1 câu)
Trả lời:
- Bước 1: Nghiên cứu, phân tích tài liệu kết quả điều tra kinh tế kĩ thuật của khu vực quy hoạch để làm rõ các
nội dung:
+ Xác định được mối quan hệ vận tải qua lại của các tuyến đường.
54
+ Tính toán các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật của tuyến đường.
+ So sánh, đánh giá các phương án thiết kế.
- Bước 2: Tiến hành thiết kế mạng lưới đường tối ưu lí thuyết
Vận dụng các bài toán, các nguyên lí thiết kế để thiết kế mạng lưới đường tối ưu lí thuyết.
- Bước 3:
+ Kết hợp mạng lưới đường tối ưu lí thuyết với mạng lưới đường hiện tại mà chúng ta đang có.
+ Kết hợp mạng lưới đường tối ưu lí thuyết với các quy hoạch phát triển trong tương lai: phát triển kinh tế
của các ngành, dân cư; quy hoạch xây dựng; các điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất...); khả năng phối hợp các
hình thức vận tải... để có thể hiệu chỉnh sơ đồ cho phù hợp.
- Bước 4: Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật tương ứng với các giải pháp được đề ra sau khi kết hợp giữa lí
thuyết với thực tế.
Sau đó, tính toán các chỉ tiêu về lưu lượng, vận tốc xe, xác định cấp hạng kĩ thuật của từng tuyến, quy mô
đầu tư xây dựng và các chỉ tiêu kĩ thuật tùy theo chức năng của đoạn đường và lưu lượng giao thông.
- Bước 5: So sánh, đánh giá, lựa chọn các phương án để lựa chọn được phương án tốt nhất.
So sánh, đánh giá, lựa chọn các phương án về các mặt như giá thành xây dựng, chi phí khai thác, đánh giá
hiệu quả kinh tế, đánh giá về mặt bảo vệ môi trường...
- Bước 6: Xác định trình tự xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến trong phương án đó
Tổng hợp các chỉ tiêu phương án lựa chọn theo từng giai đoạn phát triển, tổng hợp nhu cầu sửa chữa xây
dựng, tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư, nhu cầu vật tư, nhân công, máy thi công. Đưa ra các giải pháp thực hiện và
khuyến nghị để thực hiện.
Câu 20: Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc đánh giá lựa chọn phương án quy hoạch GTVT. (1 câu)
Trả lời:
¿ Mục đích
- Để lựa chọn được phương án thỏa mãn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trên cơ sở dử dụng tối
đa các điều kiện cơ sở vật chất đã có.
- So sánh, đánh giá, lựa chọn được phương án quy hoạch hợp lí nhất.
- Để xác định các nhu cầu vốn đầu tư về xây dựng, chi phí khai thác và các chỉ tiêu về mặt kinh tế kĩ thuật
cần thiết.
¿ Yêu cầu
- Đánh giá, lựa chọn phương án quy hoạch 1 cách toàn diện
Xem xét 1 cách toàn diện tất cả các mặt của 1 dự án: về kinh tế, kĩ thuật, chính trị, xã hội, hiệu quả về tài
chính...
- Xác định được các điểm mạnh, điểm yếu của từng phương án để có được đầy đủ các thông tin cần thiết
trược khi ra quyết định lựa chọn thực thi hoặc ra quyết định điều chỉnh.
55
- Khi tiến hành đánh giá phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích của quốc gia và lợi ích của các thành phần kinh tế.
¿ Nguyên tắc
- Nguyên tắc tổng thể và toàn diện
Khi tiến hành đánh giá phải đánh giá 1 cách tổng thể và toàn diện theo cả không gian và thời gian:
+ Thời gian: đánh giá theo các giai đoạn đầu tư phát triển từ quá khứ, hiên tại tới tương lai. Mối
quan hệ giữa các thành phần, giữa các bộ phận hợp thành trong phương án đối với từng thời điểm nhất định.
+ Không gian: phương án xem xét đánh giá phải đảm bảo được sự thống nhất giữa các khu vực trong
phạm vi đánh giá quy hoạch với nhau và sự thống nhất trong mối quan hệ giữa mạng lưới GTVT trong toàn
quốc.
- Nguyên tắc thống nhất quan điểm về lợi ích kinh tế
Phải xem xét lợi ích của tất cả các thành phần tham gia:
+ Xem xét lợi ích của quốc gia, của cộng đồng trong khu vực.
+ Xem xét lợi ích cho những người đầu tư.
+ Xem xét lợi ích cho những người sử dụng.
- Sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá phải phù hợp và thống nhất
+ Phù hợp theo các thông lệ quốc tế.
+ Các tiêu chuẩn đánh giá: phù hợp với cách tính toán, cách xác định các chỉ tiêu.
- Khi so sánh, đánh giá, lựa chọn phương án phải lấy mục tiêu chính là phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 21: Nguyên tắc, ý nghĩa, phương pháp định bước đi của quy hoạch GTVT. (1 câu)
Trả lời:
¿ Khái niệm
Xác định bước đi của quy hoạch GTVT chính là việc chúng ta xác định chương trình để thực hiện quy
hoạch đã đề ra theo từng thời kì nhất định, có nghĩa là việc chúng ta phân kì, phân đoạn trong quá trình đầu tư
và xây dựng.
¿ Nguyên tắc
- Các công trình xây dựng trong từng thời kì phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu vận chuyển của các ngành
kinh tế tại thời kì đó.
- Các công trình xây dựng trong từng thời kì phải đảm bảo được sự cân đối giữa khả năng có được các
nguồn lực và yêu cầu về xây dựng.
- Các công trình xây dựng trong từng thời kì phải đảm bảo được hiệu quả kinh tế của đồng vốn đầu tư.
¿ Ý nghĩa

56
Định bước đi của quy hoạch là xác định sự đúng đắn về việc phân kì đầu tư sao cho vẫn đáp ứng được nhu
cầu vận chuyển phù hợp với sự phát triển của các ngành kinh tế và vẫn đảm bảo các yếu tố vật chất cần thiết để
thực hiện quy hoạch và phát huy được hiệu quả của đồng vốn đầu tư.
¿ Phương pháp định bước đi
- Là việc xác định giai đoạn đầu tư sao cho phù hợp với 3 nguyên tắc ở trên.
- Tiêu chí lựa chọn để so sánh là chi phí quy đổi nhỏ nhất.
- Gọi K: vốn đầu tư xây dựng của từng thời kì
C: chi phí cho việc khai thác công trình
- Giả sử trong kì tính toán có 2 hạng mục công trình cần đầu tư, ta có 2 phương án sau:
+ Phương án 1: đầu tư 1 lần
Khi đó chi phí quy đổi về năm đầu là
n
Ct
F I =K + ∑
t=1 (1+i)t

+ Phương án 2: đầu tư 2 lần


 Ngay từ đầu chỉ đầu tư 1 hạng mục thứ 1 với nhu cầu vốn đầu tư là K 0, sau đó khai thác 1 thời
gian.

 Vào thời điểm n1, ta tiến hành đầu tư tiếp hạng mục thứ 2 với vốn đầu tư là K n rồi khai thác đến
1

hết thời kì tính toán.

Khi đó chi phí quy đổi sẽ là


n1 n
Ct Kn 2
Ct
F II =K 0 + ∑ + 1
+ ∑
(1+i) ( 1+i ) t=n +1 (1+ i)t
t n 1
t=1 1

⇒ So sánh các phương án: Phương án nào có chi phí quy đổi nhỏ nhất ( F min) thì đó là phương án hiệu
quả nhất.

57

You might also like