You are on page 1of 29

Chương 3: Vận tải trong Logistics

3. 1. Khái quát chung về vận tải


3. 1. 1. Định nghĩa và đặc điểm sản xuất của ngành vận tải.
3. 1. 1. 1. Định nghĩa vận tải
Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổi vị trí
hàng hóa và con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận tải.
Vận tải hàng hóa được coi là sự di chuyển hàng hóa trong không gian bằng sức
người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu mua bán, dự trữ
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vận tải để cung ứng hàng hóa tới khách
hàng đúng thời gian và địa điểm yêu cầu, đảm bảo an toàn hàng hóa với mức
chi phí hợp lý.
3. 1. 1. 2. Đặc điểm của vận tải.
- Môi trường sản xuất của vận tải là không gian, luôn di động chứ không cố
định như trong các ngành khác
- Sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không gian vào đối
tượng lao động chứ không phải tác động về mặt kĩ thuật do đó không làm thay
đổi hình dáng, kích thước của đối tượng lao động.
- Sản phẩm vận tải không tồn tại dưới hình thức là vật thể và khi sản xuất ra
là được tiêu dùng ngay.
- Quá trình sản xuất của ngành vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất mới
mà chỉ làm thay đổi vị trí của hàng hóa và qua đó cũng làm gia tăng giá trị của
hàng hóa.
3. 1. 2. Chức năng, nguyên tác và đối tượng tham gia
3. 1. 2. 1. Chức năng vận tải.
a. Chức năng vận chuyển hàng hóa.
- Bất kể dưới dạng nguyên vật liệu, các chi tiết, bán thành phẩm hay thành
phẩm, giá trị cơ bản mà vận tải tạo ra là vận chuyển hàng hóa tới địa điểm cụ
thể nào đó.
- Vận tải có vai trò quan quyết định đối với các hoạt động thu mua nguyên
vật liệu, sản xuất và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
- Vận tải có hạn chế là các mặt hàng nhìn chung khó tiếp cận trong suốt quá
trình vận chuyển liên tục.
- Vận tải cũng sử dụng đến các nguồn lực tài chính.
- Vận tải tác động trực tiếp và gián tiếp lên các nguồn tài nguyên môi trường.
b. Dự trữ hàng hóa
- Chức năng dự trữ hàng hóa. Tuy nhiên hoạt động này không ưu tiên trong
vận tải.
- Một ý nghĩa khác của phương thức vận chuyển liên quan tới việc lưu kho
hàng đó là sự chuyển hướng.
3. 1. 2. 2. Nguyên tắc vận tải.
- Tính kinh tế nhờ quy mô trong vận tải: là chi phí cho mỗi đơn vị giảm đi khi
quy mô hàng hóa tăng lên
- Tính kinh tế nhờ cự ly: là chi phí vận tải cho mỗi khối lượng hàng khi
khoảng cách vận chuyển tăng lên.
Các nguyên tắc này rất quan trọng khi đánh giá các phương án vận chuyển
khác nhau. Mục tiêu là tối đa hóa lượng hàng hóa và quãng đường hàng hóa
được vận chuyển trong khi vẫn đáp ứng được yêu cầu dịch vụ khách hàng.
3. 1. 2. 3. Các đối tượng tham gia vận tải.
- Người gửi và người nhận
- Hãng vận tải và đại lý
- Các cơ quan quản lý nhà nước
- Cộng đồng
3. 1. 3. Phân loại vận tải

3. 1. 3. 1. Phân loại theo đặc trưng sở hữu


- Vận chuyển riêng
- Vận chuyển hợp đồng
- Vận chuyển công cộng
3. 1. 3. 2. Phân loại theo phương thức vận tải.
ảnh t gửi zalo nhé ( ảnh 2)
3. 1. 3. 3. Phân loại theo đối tượng vận chuyển.
- Vận tải hàng hóa
- Vận tải hành khách
3. 1. 3. 4. Phân loại theo khả năng phối hợp của các phương tiện vận tải.
- Vận tải đơn phương thức
- Vận tải đa phương thức
- Vận tải đứt đoạn
3. 1. 4. Vai trò của vận tải trong nền kinh tế quốc dân
Hệ thống vận tải được ví như mạch máu trong cơ thể con người, nó phản ánh
trình độ phát triển của một nước.
- Tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
- Đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của hàng hóa và hành khách
trong xã hội.
- Góp phần khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương,
mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hóa trong nước và quốc tế.
- Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị, nông thôn và các vùng miền.
- Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài
- Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước
- Vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống Logistics của các doanh
nghiệp và chiếm nhiều chi phí nhất trong hệ thống đó.
3. 1. 5. Chi phí vận tải
3. 1. 5. 1. Chi phí vận tải trong tổng chi phí Logistics và trong tổng doanh thu

Theo các nghiên cứu, chi phí vận tải chiếm 34,43% tổng chi phí Logistics của
các doanh nghiệp. Theo con số thống kê về tỷ lệ chi phí vận tải trong tổng chi
phí Logistics của các quốc gia trên thế giới, chi phí vận tải thường chiếm tới
khoảng 50% trong tổng chi phí Logistics của quốc gia. Tại Nam Phi số liệu từ
năm 2003
Theo số liệu thống kê của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn thành
phố Hà Nội (2013) tỷ lệ chi phí vận tải chiếm khoảng 3% trên tổng doanh thu.
Sở dĩ tỷ lệ này không cao như thống kê thông thường vì thói quen kinh doanh
của các doanh nghiệp là mua hàng theo điều kiện CIF và bán hàng theo điều
kiện FOB do đó trách nhiệm vận tải do đối tác đảm nhiệm.
3. 1. 5. 2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí vận tải màu quá đà của khách hàn
a. Nguồn nhân lực vận tải

Nguồn nhân lực hay nói một cách khác là chi phí nhân công là một trong các
yếu tố có tác động đáng kể tới chi phí vận tải của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực
trong hoạt động vận tải là những cá nhân trực tiếp điều khiển đến các phương
tiện vận tải, các nhà quản lý phương tiện vận tải... giúp cho quá trình vận
chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm được tiến hành một cách hợp lý
và tối ưu nhất. Nguồn nhân lực vận tải giá rẻ có thể tiết kiệm khoản chi phí nhân
công nhưng có thể sẽ không đảm bảo cho quá trình vận tải và gây ra những lãng
phí làm gia tăng quãng đường vận tải.
b. Chi phí xăng dầu

Sự thay đổi giá xăng dầu có tác động mạnh tới chi phí vận tải của doanh nghiệp,
một sự gia tăng nhỏ trong giá xăng dầu có thể dẫn tới gia tăng chi phí rất lớn
cho doanh nghiệp, đặc biệt khi quãng đường vận chuyển càng dài. Theo thống
kê, tỷ lệ chi phí xăng dầu thường chiếm từ 20-40% trên tổng chi phí vận tải.
Như vậy chi phí vận tải có vai trò rất quan trọng tác động lên chi phí vận tải của
doanh nghiệp nói riêng và lên tổng chi phí Logistics nói chung
c. Chi phí bảo dưỡng
Cùng với chi phí xăng dầu, chi phí bảo dưỡng đối với phương tiện vận chuyển
cũng là một khoản chi phí không nhỏ trong chi phí vận tải của các doanh
nghiệp. Nguyên nhân khiến cho chi phí xăng dầu và chi phí bảo dưỡng của các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu cao là do điều kiện cơ sở hạ tầng vận tải còn
nhiều hạn chế gây khó khăn cho giao thông. Mật độ phương tiện giao thông quá
cao thường xuyên ùn tắc, thiếu các tuyến đường cao tốc quan trọng, những điều
này gây lãng phí về thời gian vận chuyển hàng hóa cũng như làm tăng chi phí
xăng dầu cho phương tiện vận tải do làm tăng quãng đường vận tải. Hơn nữa,
các tuyến đường giao thông thường xuyên ùn tắc dễ xảy ra tai nạn, phương tiện
vận tải dễ bị hỏng hóc làm tăng chi phí bảo dưỡng cho phương tiện vận tải.
d. Cách thức tổ chức vận tải
Cách thức tổ chức vận tải ảnh hưởng tới tổng chi phí vận tải, các doanh nghiệp
đã biết tận dụng lợi thế của riêng mình về vị trí, về nhân lực và về phương tiện
vận tải sẵn có trong việc tự tiến hành vận tải để có thể tối ưu hóa chi phí vận tải
của doanh nghiệp.
3. 2. Các hình thức hoạt động của hệ thống vận tải.
Logistics gồm 4 yếu tố cơ bản: Vận tải, Marketing, Phân phối, Quản lý. Trong 4
yếu tố trên, vận tải là khâu quan trọng nhất. Chi phí vận tải thường chiếm 1/3
tổng chi phí của Logistics. Muốn giảm chi phí của quá trình này phải giảm chi
phí vận tải, bao gồm nhiều chặng khác nhau từ nơi sản xuất đến sản xuất tiêu
thụ ở các nước khác nhau. Việc vận tải phải bảo đảm thời hạn giao hàng, phải
đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất kịp thời, đúng lúc (Just-In-
Time), hàng hóa kịp thời cho người tiêu dùng, từ đó giảm đến mức thấp nhất chi
phí, thiệt hại do lưu kho tồn đọng sản phẩm (Inventory Costs) để làm giảm toàn
bộ chi phí Logistics nói chung. Do vậy, nghiên cứu các hình thức vận tải có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Tầm quan trọng tương ứng của mỗi hình thức vận tải
được đo lường theo tổng cự ly toàn hệ thống, lưu lượng giao thông, doanh thu
và bản chất của hàng hóa được vận chuyển. Cơ sở hạ tầng vận tải bao gồm: luật
giao thông, phương tiện và các hãng vận tải, các thành phần này áp dụng cho
năm hình thức vận tải cơ bản bao gồm: đường sắt, đường bộ, đường thủy,
đường hàng không và đường ống.
3. 2. 1. Vận tải bằng đường sắt
3. 2. 1. 1. Vị trí, vai trò của vận tải đường sắt
Vận tải đường sắt là việc chuyên chở hàng hóa hay hành khách trong nước hoặc
giữa nước này và nước khác bằng đường sắt. Vận tải đường sắt là một trong
những phương thức có năng lực vận chuyển lớn, trọng tải và dung tích của toa
xe chỉ thua kém các phương tiện chuyên chở đường biển và đường thủy nội địa.
Ở một số nước phát tải trung ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập
khẩu. thấp. Mặc dù, tốc độ của tàu chậm hơn máy bay nhưng lại nhanh hơn tàu
3. 2. 1. 2. Vận tải đường sắt tại Việt Nam

Mật độ đường sắt Việt Nam thấp và phân bố không đều nên hạn chế phạm vi
phục vụ của vận tải đường sắt, công nghệ lạc hậu, thiếu an toàn do sử dụng khổ
đường sắt hẹp, hạ tầng không đồng bộ và không kết nối với hệ thống cảng biển
nên việc sử dụng đường sắt để vận chuyển hàng hóa là rất khó khăn. Mặc dù có
lịch sử hơn 100 năm hoạt động nhưng đường sắt Việt Nam chỉ đảm nhận chưa
đến 1% lượng hàng hóa vận chuyển.
Bên cạnh đó, năng suất lao động của ngành chưa có nhiều cải thiện. Do công
nghệ khai thác lạc hậu đã khiến bộ máy Tông cục đường sắt hết sức cồng kềnh,
Mặc dù mạng lưới đường sắt kết nối hai thành phố quan trọng nhất của Việt
Nam và còn kết nối cả với Trung Quốc. Một số chuyển cũng có quãng đường
ngắn nối Hà Nội với các cảng chính như cảng Hải Phòng nhưng ngành đường
sắt vẫn chưa thể phát huy hết năng lực vận tải trong những năm qua.
3. 2. 1. 3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của vận tải đường sắt
Quy trình vận tải hàng hóa bằng đường sắt là một hình thức vận chuyển hiện đại
tiện lợi và hàng hóa được vận chuyển an toàn. Vận chuyển hàng hóa bằng
đường sắt ngày nay được nhiều đơn vị lựa chọn bởi nó mang lại những hiệu quả
như: chi phí thấp, giá cả ổn định, hàng hóa vận chuyển an toàn, điều đặc biệt là
khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn và thời gian giao nhận chính xác theo lịch
trình của tàu. Đảm bảo được sự hợp tác giữa đường sắt và chủ hàng trong quá
trình chuyên chở theo quy định của thể lệ vận chuyển hàng hóa đường sắt và
các quy định liên quan. Dịch vụ vận tải đường sắt bao gồm:
+ Dịch vụ vận chuyển hàng từ kho tới kho hoặc từ ga tới ga.
+ Có toa xe chuyên dụng để vận chuyển ô tô và chuyển nhà an toàn.
+ Vận tải trọn gói.
+ Vận chuyển bằng các toa tàu chuyên dụng phù hợp với hàng rời và hàng siêu
trường.
+ Lưu kho và phân phối hàng.
Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt gồm:
+ Tiếp nhận thông tin từ khách hàng.
+ Khảo sát lượng hàng cần vận chuyển
+ Báo giá vận chuyển , sau khi thống nhất kí hợp đồng vận chuyển.
+ Xác định tiến độ giao hàng, bốc xếp chuyển hàng từ kho đến tàu.
+ Hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm theo ý kiến của khách hàng.
+ Sau khi khách hàng nghiệm thu, đề nghị khách hàng thanh toán theo hợp
đồng. Giao hóa đơn nếu khách hàng yêu cầu.
Ưu điểm vận tải bằng đường sắt:
+ Vận tải đường sắt có tính chất thường xuyên và liên tục không bị gián đoạn,
không bị ảnh hưởng của thời tiết khí hậu.
+ Vận tải đường sắt đủ năng lực đảm nhận khối lượng vận chuyển lớn: mỗi toa
xe có thể chở 20-50 tấn hàng. Sức chở trung bình của một đoàn: 4000-5000 tấn
hàng, cá biệt có thể lên tới 10. 000 tấn.
+ Dung tích toa xe rộng, thuận tiện cho việc tiếp nhận hàng hóa.
+ Vận tải đường sắt có khả năng chuyên chở loại hàng siêu trường, siêu trọng,
máy móc, hàng công trình... trong vận chuyển hàng hóa đường dài.
+ Tốc độ vận chuyển cao, liên tục và đều đặn. Trung bình tàu chở hàng có tốc
độ 100km/h.
+ Giá thành tương đối thấp, giảm dần khi tăng khoảng cách vận chuyển trên
đường riêng và ít bị ảnh hưởng của thiên nhiên đây là yếu tố đặc biệt.
+ Đặc biệt ngành vận tải đường sắt có hệ thống an toàn cao do chạy cho vận
chuyển hành khách và hàng hóa. đường sắt gây cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn
so với phương tiện vận chuyển.
+ Đối với vận chuyển hành khách, phương tiện vận chuyển bằng đường sắt gây
cảm giác thoải mái, dễ chịu so với phương tiện vận chuyển khác.
+ Vận chuyển bằng đường sắt có độ an toàn cao hơn, giá cước lại phù hợp và
thời gian đi tàu tương đối nhanh chóng.
Nhược điểm vận tải bằng đường sắt:
+ Chi phí đầu tư và xây dựng khá cao. Việc xây dựng tuyến đường sắt tốn
nhiều công sức, thời gian, đi qua những vùng địa hình phức tạp, bất lợi.
+ Tính linh hoạt kém: hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện đường ray sẵn có.
+ Việc mở rộng phạm vi vận chuyển đòi hỏi việc xây dựng các ga đường sắt,
các tuyến đường sắt mới nối vào mạng đường sắt quốc gia hoặc quốc tế.
3. 2. 1. 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường sắt
a. Tuyến đường sắt
- Tuyến đường sắt theo quy định gồm:
+ Khổ hẹp: rộng dưới 1000mm.
+ Khổ tiêu chuẩn: rộng 1435mm.
+ Khổ rộng: chiều ngang hơn 1435 mm. Tại Nga: khổ rộng là 1524 mm; Tại Ấn
Độ khổ rộng: 2000 mm.
- Mạng lưới đường sắt gồm:
+ Tuyến đường chính: tuyến đôi hoặc tuyến đơn.
+ Tuyến đường: tuyến nhánh.
+ Tuyến trong bãi ga dùng để lập hoặc giải thể tàu.
b. Ga đường sắt
Ga đường sắt là nơi tiến hành các nghiệp vụ kỹ thuật và khai thác vận chuyển
hàng hóa, hành khách.
Ga đường sắt nằm trên tuyến đường sắt, được trang bị công cụ N dỡ hàng hóa,
kho bãi chứa hàng, bến dỡ tàu, đường nhánh... Có các loại ga đường sắt như
sau:
+ Ga lập và giải thể tàu (Depo).
+ Ga hàng hóa và ga hành khách.
+ Ga nội địa và ga liên vận quốc tế, ga biên giới.
c. Đầu máy tàu
Có các loại đầu máy tàu như sau:
+ Đầu máy hơi nước.
+ Đầu máy dầu – diesel.
+ Đầu máy điện.
d. Toa xe
Có các loại toa xe như sau:
+ Toa xe có mui và không có mui.
+ Toa xe chở hàng khô đóng bao và toa xe chở hàng khô rời.
+ Toa xe chở hàng lỏng các loại.
+ Toa xe chở mặt bằng không vách, không mui.
+ Toa xe chuyên dụng chở container và trailer.
e. Các trang thiết bị khác Các trang thiết bị khác bao gồm:
+ Hệ thống thông tin, tín hiệu, liên lạc.
+ Xí nghiệp duy tu, sửa chữa đầu máy, toa xe.
+ Hệ thống hậu cần: nhiên liệu, điện, nước, vật phẩm tiêu dùng, thực phẩm…
3. 2. 2. 1. Vị trí, vai trò của vận tải đường bộ
Vận tải đường bộ là phương thức vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện di
chuyển trên bộ như ô tô, xe khách, xe tải, xe bồn, xe fooc, xe container, rơ
moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo ô tô,...
Vai trò:
Vận tải đường bộ giúp cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Vận
tải đóng vai trò quan trọng trong hoạt động lưu thông hàng hóa góp phần phát
triển của xã hội và là lựa chọn hàng đầu với nhiều chủ hàng muốn chuyển hàng
trong nội thành, liên tỉnh. Vận tải hàng hóa đường bộ đóng góp một vai trò quan
trọng trong sự tăng trưởng nền kinh tế của quốc gia. Nó còn đóng góp lớn cho
ngân sách qua nhiều loại thuế và nhờ những dịch vụ đi theo được phát triển như
kho bãi, bốc xếp hàng hóa, bảo dưỡng, sửa chữa... tạo thêm hàng triệu việc làm
cho người lao động
3. 2. 2. 2. Vận tải đường bộ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, phát triển nhất là mạng lưới đường bộ với tổng chiều dài 256. 684
km, trong đó có 17. 288 km tỉnh lộ tạo thành mạng lưới đường bộ trải rộng toàn
bộ lãnh thổ.
Vận tải đường bộ chủ yếu sử dụng cho vận tải nội địa và phần lớn các tuyến
đường ngắn hoặc tầm giữa trung tâm sản xuất và tiêu thụ trọng điểm
Để vận chuyển hàng hóa quốc tế, vận tải đường bộ cần phải gắn kết với các
phương thức khác như đường biển, đường hàng không...
3. 2. 2. 3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của vận tải đường bộ
Vận tải bằng đường bộ là một loại hình vận tải được nhiều người ưa chuộng.
Vận tải bằng đường bộ là hình thức vận tải hàng hóa phổ biến và thông dụng
nhất trong các loại hình vận tải.
Ưu điểm của vận tải đường bộ
- Tiện lợi, dễ thích nghi với mọi loại địa hình.
- Hiệu quả kinh tế cao trên các cự ly đường ngắn và trung bình.
- Có thể hoạt động được trong các điều kiện thời tiết khác nhau.
- Luôn chủ động trong thời gian.
- Vận chuyển hàng hóa đa dạng với khối lượng nhỏ hoặc không quá lớn.
- Khá linh động trong quá trình vận chuyển.
- Đáp ứng tốt yêu cầu hàng hóa thị trường.
Nhược điểm của vận tải đường bộ
- Cước phí cao so với các loại hình vận chuyển.
- Không chở được những hàng hóa có khối lượng quá lớn.
Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ gồm những loại như sau:
+ Vận tải hàng vật liệu xây dựng: xi măng, ống nước, gạch, cát, đá, sắt thép,
thạch cao, đồ nội thất,...
+ Vận tải hàng nông sản: gạo, bắp, bột mì, rau củ quả tươi,...
+ Vận tải hàng sản xuất công nghiệp: dệt vải, bao bì, thức ăn gia súc, máy móc
thiết bị,...
+ Vận tải hàng xuất nhập khẩu.
+ Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng.
Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ gồm:
+ Tiếp nhận thông tin vận chuyển từ khách hàng.
+ Báo giá vận chuyển, sau khi thống nhất ký hợp đồng vận chuyển.
+ Điều xe để lấy hàng.
+ Hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm theo ý kiến của khách hàng.
+ Sau khi khách hàng nghiệm thu, đề nghị khách hàng thanh toán theo hợp
đồng. Giao hóa đơn nếu khách hàng yêu cầu.
Phương tiện vận tải của đường bộ
- Phương tiện vận tải đường bộ rất đa dạng. Nếu xét theo vận tải bộ nói chung,
các phương tiện vận tải gồm rất nhiều loại: xe khách, xe tải, xe lam, xe thồ…..
- Xét theo chủng loại xe, có các loại xe tải như sau:
+ Xe tải thùng: loại xe có thùng, kín hoặc hở mái. Loại này phù hợp với hàng
nội địa các cự ly ngắn (taxi tải) vừa (liên tỉnh) và dài (bắc nam), những lô hàng
xuất nhập khẩu nhỏ (không đủ đóng container), hoặc những lô hàng lớn tập kết
cho tàu hàng rời.
+ Xe container: chuyên dụng để chở container các loại 20”, 40, flatrack... Với
xe container loại rơ-mooc sàn, có thể chở hàng thép cuộn, thép thanh, thép bó,
hay những loại hàng nặng cần vận chuyển bằng xe sàn.
+ Xe bồn: vận chuyển hàng lỏng, hoặc hóa lỏng: xăng dầu, ga hóa lỏng, hóa
chất...
+ Xe fooc: chở hàng siêu trường siêu trọng cho các công trình, dự án. Với
những hàng thiết bị, kích thước vượt quá tiêu chuẩn của xe thùng, hoặc xe
container, thì phải dùng xe chuyên dụng loại này.
- Xét theo trọng tải xe: Có nhiều loại: sức chở từ vài tạ, vài tấn, đến vài chục
tấn. Cá biệt có thể có những xe chở hàng đặc biệt lên đến hàng trăm tấn, nhưng
cần giấy phép mới được lưu hành.
Tải trọng đường bộ:
Chủ hàng cần lưu tâm tới vấn đề tải trọng tối đa đóng hàng với xe, khi tính toán
phương án và chi phí vận chuyển.
3. 2. 3. Vận tải bằng đường thủy
3. 2. 3. 1. Vị trí và vai trò của vận tải đường thủy

Đường thủy là hình thức vận tải cổ xưa nhất.


Lợi thế chủ yếu của vận tải đường thủy là khả năng chuyên hàng cực kỳ lớn.
Vận tải thủy cần hai loại động cơ cho di chuyển: động cơ hoạt động vùng nước
sâu nhìn chung được thiết kế tại các vùng ven biển, đại dương hoặc hồ lớn;
động cơ diesel hoạt động trên sông hoặc kênh đào linh hoạt đáng kể.
Bất lợi chủ yếu của vận tải thủy là phạm vị hoạt động giới hạn và tốc độ thấp.
Mặc dù điểm đi và điểm đến của lộ trình nằm trên đường nước đường thủy vẫn
cần bổ sung vận tải bằng đường sắt hoặc xe tải. Năng lực vận tải lượng lớn hàng
hóa của đường thủy trên biến phí thấp đã đem lại cho hình thức này nhu cầu cao
khi mà phí chuyển thấp và tốc độ trung chuyển chỉ là mối quan tâm thứ yếu.
Vận tải đường thủy tiếp tục là sự lựa chọn khả thi trong giao vận Logistics.
3. 2. 3. 2. Vị trí, vai trò của vận tải đường biển
Vận tải đường biển là việc chuyên chở hàng hóa hay hành khách trong nước
hoặc giữa nước này và nước khác bằng đường biển.
Vai trò của vận tải đường biển trong việc phục vụ hàng hóa xuất, nhập cấu hàng
hóa xuất khẩu của mỗi nước không giống nhau. Điều này được quyết định bởi
vị trí địa lý, khả năng phát triển đội tàu biển, khối lượng, cơ nhập khẩu của mỗi
nước.
3. 2. 3. 3. Vận tải đường thủy tại Việt Nam
Mạng lưới vận tải đường thủy nội địa phục vụ vận tải có chiều dài hơn 17. 000
km chủ yếu tập trung ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Mạng lưới thủy nội địa có vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp và thành phố.
Vận tải đường biển là ngành vận tài chủ chốt so với các phương thức vận tải
khác để có thể chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu.
3. 2. 3. 4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển
Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa trong
buôn bán quốc tế. Vận tải đường biển thích hợp chuyên chở trên cự ly dài, khối
lượng lớn.
Ưu điểm của vận tải đường biển
- Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp (bằng một phần
mười so với đường hàng không). Trong chuyên chở hàng hóa, giá thành vận tải
đường biển chỉ cao hơn giá thành vận tải đường ống còn thấp hơn rất nhiều so
với các phương thức vận tải khác. Nguyên nhân chủ yếu là trọng tải tàu biển
lớn, cự ly chuyên chở trung bình dài, năng suất lao động cao
Nhược điểm của vận tải đường biển:
- Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Môi trường
hoạt động, thời tiết, điều kiện thuỷ văn trên mặt biến luôn ảnh hưởng đến quá
trình chuyên chở. Những rủi ro thiên tai, tai biến thường gây ra những tổn thất
rất lớn cho tàu, hàng hóa và sinh mạng con người. nan bất ngờ trên
- Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị
hạn chế thời gian giao hàng của vận tải đường biển chậm. Vận tải đường biển
không thích hợp với chuyên chở các hàng hóa xuất nhập khẩu đòi hỏi thời gian
giao hàng nhanh.
Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể
rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:
- Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hóa trong buôn bán quốc
tế. Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn,
chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh
chóng.
3. 2. 3. 5. Cơ sở vật chất của vận tải đường biển
a. Tàu buôn
Trong vận tải đường biển, phương tiện sử dụng phổ biến là tàu biển. Tàu biển
được chia thành hai loại: Tàu buôn và các loại tàu khác.
Trong vận tải đường biển, tàu buôn chở hàng đa dạng và phong phú có thể đưa
ra các căn cứ sau đây để phân loại và nhận dạng tàu buôn
- Căn cứ theo công dụng của tàu: Theo công dụng của tàu, người ta có thể chia
tàu buôn thành 3 nhóm:
+ Nhóm tàu chở hàng khô (Dry Cargo Ships).
+ Nhóm tàu chở hàng lỏng (Tankers).
+ Nhóm tàu đặc biệt (Special ships).
- Căn cứ vào cờ tàu: Căn cứ vào cờ tàu, người ta chia tàu ra thành 2 nhóm:
+ Tàu treo cờ thường (Conventional Flag).
+ Tàu treo cờ phương tiện (Flag of convenience).
- Căn cứ vào cỡ tàu: Căn cứ vào cỡ tàu người ta lại chia tàu thành những loại
như sau: + Tàu nhỏ.
+ Tàu trung bình.
+ Tàu rất lớn (Very Large Crude Carrier – ULCC).
+ Ngoài ra còn căn cứ vào khả năng qua các kênh đào lớn của tàu biển để nhận
dạng cỡ tàu.
- Căn cứ theo phương thức kinh doanh: Căn cứ theo phương thức kinh doanh
tàu, người ta lại chia tàu thành hai loại:
+ Tàu chợ (Liner).
+ Tàu chạy rỗng (Tramp).
b. Cảng biển
- Khái niệm về cảng biển Cảng biển gắn liền với sự phát triển của ngành hàng
hải.
- Chức năng của cảng biển: Cảng có hai chức năng chủ yếu:
+ Cảng phục vụ các công cụ vận tải đường thuỷ, trước hết là tàu biển. Với chức
năng này, càng phải đảm bảo cho tàu bè ra vào và neo đậu an toàn. tâm dân cư
đông đúc.
+ Cảng có chức năng phục vụ hàng hóa. Tại cảng biển, quá trình chuyên chở
hàng hóa có thể được bắt đầu, kết thúc hoặc tiếp tục hành trình. Chức năng này
được tập trung ở nhiệm vụ phục vụ xếp dỡ hàng hóa lên xuống các công cụ vận
tải.
c) Trang thiết bị của cảng
Ranh giới của một cảng biển thường gồm hai phần: Phần mặt nước và phần đất
liền. Cảng biển là một công trình có hàng loạt thiết bị kỹ thuật để phục vụ tàu và
hàng hóa. Trang thiết bị của cảng bao gồm:
+ Thiết bị kỹ thuật phục vụ tàu ra vào, tàu chờ đợi, tàu neo đậu Nhóm thiết bị
này gồm: luồng lạch, hệ thống phao tiêu, tín hiệu, phao nổi, cầu tàu....
+ Thiết bị kỹ thuật phục vụ công việc xếp dỡ hàng hóa lên xuống ở trong kho
bãi của cảng.
+ Thiết bị kho bãi của cảng dùng để phục vụ chứa đựng và bảo quản hàng hóa.
+ Hệ thống đường giao thông trong phạm vi cảng và cách nối liền với hệ thống
vận tải thống nhất như thế nào quyết định phạm vi hậu phương phục vụ của
cảng.
+ Các thiết bị nổi trên mặt nước của cảng như: phao nối, cầu nổi, cậu cẩu nổi,
tàu hoa tiêu,...
+ Các thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thông tin liên lạc, ánh sáng, cung cấp
nước, nhà làm việc, câu lạc bộ thủy thủ
Khi tổ chức chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu và thuê tàu, bắt buộc phải
nghiên cứu kỹ các đặc điểm của trang thiết bị của cảng. Trước hết cần nghiên
cứu các chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Số lượng tàu, tổng trọng tải ra vào cảng trong thời gian nhất định. Chỉ tiêu
này phản ánh độ lớn của cảng. Ngoài ra, cần xem xét cảng có khả năng xếp dỡ
đồng thời được bao nhiêu tàu, tức là nghiên cứu xem cảng có bao nhiêu cầu tàu
và tổng chiều dài của cầu tàu là bao nhiêu.
+ Tổng khối lượng hàng hóa xếp dỡ của cảng trong một năm thường được phân
chia thành: hàng hóa xếp, hàng hóa dỡ, hàng hóa nội địa, hoằng hóa quốc tế.
Quy trình kỹ thuật xếp dỡ, tỷ lệ cơ giới hóa trong xếp dỡ, năng suất xếp dỡ từng
loại hàng hóa được thực hiện như thế nào.
+ Ngoài ra còn phải nghiên cứu kỹ về các mặt: luật lệ, tập quán, giá cả và loại
dịch vụ, thể thức giao nhận, thủ tục hải quan,... Các vấn đề này liên quan rất
chặt chẽ đến công tác tổ chức chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
biển.
3. 2. 4. Vận tải bằng đường hàng không
3. 2. 4. 1. Vị trí, vai trò của vận tải hàng không

Vận tải hàng không mặc dù có lợi thế rất lớn nhưng vẫn ở dạng tiềm năng hơn
là tính thực tiễn. Về tính kinh tế, hàng không có thể bị hạn chế vì trọng tải và độ
linh hoạt của hoạt động vận tải. Chi phí cao của máy bay, cùng với nhu cầu
chuyển thất thường, làm hạn chế các cam kết về phí hàng không đối với hoạt
động vận tải. Vận tải hàng không có vai trò quan trọng trong việc mở mang và
thiết lập nhiều vùng kinh tế khác nhau. Nó cùng góp phần không nhỏ trong việc
tạo bước phát triển chung cho nền kinh tế thế giới. Bản thân nó cũng là một
ngành công nghiệp lớn và không ngừng phát triển. Vận tải hàng không là cầu
nối của nền văn hóa giữa các dân tộc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc
giao lưu giữa các nước đồng thời cũng là phương tiện chính của du khách quốc
tế.
Điều khiến vận tải hàng không được coi là trọng điểm là do vận tải hàng không
đáp ứng được các nhu cầu cả về chính trị, xã hội. Tức là, trong thời điểm mà
không phương thức vận tải nào có thể đáp ứng được như viện trợ khẩn cấp để
cứu nạn đói, bão, động đất. Do đó, vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ có
tiêu chuẩn chất lượng cao hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác và đơn
giản hóa về thủ tục, giấy tờ do máy bay có lộ trình định sẵn ít qua các trạm kiểm
tra hay kiểm soát trong quá trình di chuyển.
Định phí của hàng không gắn liền với việc mua sắm máy bay và yêu cầu hệ
thống chuyển hàng và các công-ten-nơ chuyên biệt. Mặt khác, biến phí của vận
tải hàng không rất cao do giá nhiên liệu, phí sử dụng dịch vụ, và chi phí lao
động của phi hành đoàn cũng như phục vụ tại mặt đất.
Vận tải hàng không còn được coi là một mắt xích quan trọng trong quá trình tổ
chức vận tải đa phương thức quốc tế. Đồng thời, vận tải hàng không có vị trí rất
quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa các nước, là cầu nối giữa các nền văn hóa
của cá dân tộc, là phương tiện chính trong du lịch quốc tế.
3. 2. 4. 2. Vận tải hàng không Việt Nam.
Hiện tại ở Việt Nam, ngoài các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air,
BamBoo Airway; VASCO, Tổng công ty Bay dịch vụ (SFC) còn 43 hãng hàng
không nước ngoài khai thác đến Việt Nam.
3. 2. 4. 3. Ưu nhược điểm của vận tải hàng không
- Tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung và hầu như là đường
thẳng.
- Tốc độ của vận tải hàng không rất cao: Gấp 27 lần so với đường biển, 10 lần
so với ô tô và 8 lần so với tàu hoả.
- Vận tải hàng không an toàn và đều đặn: so với các phương thức vận tải khác
thì vận tải hàng không ít tổn thất nhất, do thời gian vận chuyển ngắn nhất, trang
thiết bị phục vụ vận chuyển hiện đại nhất, máy bay bay ở độ 9000m trên tầng
điện ly, nền từ lúc cất cánh, hạ cánh, máy bay không bị tác động bởi các điều
kiện thiên nhiên như: sét, mưa bão,.. trong hành trình
Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn chất lượng cao hơn hẳn
so với các phương thức vận tải khác và được đơn giản hóa về thủ tục, giấy tờ do
máy bay thường bay thẳng, ít qua các trạm kiểm tra kiểm soát.
Tuy vậy, vận tải hàng không cũng có một số nhược điểm nhất định:
- Giá cước cao: gấp 8 lần vận tải đường biển, gấp từ 2-4 lần vận tải ô tô và vận
tải đường sắt;
- Không thích hợp cho việc vận chuyển các loại hàng hóa giá trị thấp, khối
lượng lớn và cồng kềnh;
- Đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng lớn.
Các loại hàng hóa được vận chuyển trong vận tải hàng không là:
- Airmail: thư từ, bưu phẩm, đồ kỷ niệm,...
- Express: chứng từ, tài liệu, sách báo, tạp chí, hàng cứu trợ khẩn cấp,...
- Air Freight: bao gồm các loại hàng hóa khác như:
+ Hàng có giá trị cao (có giá trị từ 1000 USD/kg trở lên);
+ Vàng, bạch kim;
+ Tiền, séc, thẻ tín dụng;
+ Kim cương, đá quý, đồ trang sức;
+ Hàng dễ hỏng như hoa, quả tươi, hàng phục vụ các ngày lễ, hội,...;
+ Hàng cứu trợ khẩn cấp;
+ Động vật sống.
3. 2. 4. 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không
a) Cảng hàng không
Là một tổ hợp công trình bao gồm sân bay, nhà ga và trang thiết bị, công trình
bao gồm sân bay, nhà ga và trang thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác khi
được sử dụng cho máy bay đi đến, thức hiện dịch vụ vận chuyển hàng không.
Sân bay là một phần xác định trên mặt đất hoặc trên mặt nước được xây dựng
để bảo đảm cho máy bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Sân bay bao gồm toàn
bộ diện tích trên mặt đất cùng với cơ sở hạ tầng gồm một hay nhiều đường
băng, nhà ga, kho hàng, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc vận chuyển hàng
hóa và hành khách.
b. Máy bay
Máy bay gồm 3 loại chủ yếu:
- Máy bay chở khách (Passenger Aircraft): là máy bay được thiết kế để chở
khách. Tuy nhiên, máy bay này cũng có thể chở hàng và hàng thường được xếp
trong các khoang hàng ở boong dưới (lower deck). Loại máy bay này có nhược
điểm là chở được ít hàng nhưng có thể chuyên chở một cách thường xuyên và
hiệu quả nhờ kết hợp giữa hành khách và hàng hóa.
- Máy bay chở hàng (All Cargo Aircraft): là máy bay được thiết kế chỉ để chở
hàng, bổ sung cho máy bay chở khách. Máy bay này có thể chở được các lô
hàng lớn, có kích thước cồng kềnh. Nhược điểm của nó là chi phí hoạt động rất
lớn, do vậy thường được sử dụng bởi các hãng hàng không có cơ sở kinh tế và
công nghiệp hùng mạnh trong nước.
- Máy bay kết hợp (Mixed/Combination Aircraft): Loại máy bay này có thể vừa
chở hàng vừa chở khách ở boong chính (main deck), đồng thời có thể chở hàng
ở boong dưới. Ưu điểm của loại này là tính cơ động, có thể điều chỉnh khả năng
chuyên chở theo yêu cầu.
c. Thiết bị xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa
Bao gồm 2 loại thiết bị: thiết bị xếp dỡ tại sân bay và các thiết bị xếp hàng theo
đơn vị.
- Thiết bị xếp dỡ hàng hóa tại sân bay Các sân bay khác nhau thì các trang thiết
bị phục vụ xếp dỡ hàng hóa lên xuống sân bay và các thiết bị vận chuyển hàng
hóa từ và tới máy bay
Các loại thiết bị chủ yếu bao gồm:
+ Xe vận chuyển container/pallet trong sân bay;
+ Xe nâng hàng (forklift/truck);
+ Thiết bị nâng container/pallet (high loader);
+ Băng chuyền hàng rời (self propelled conveyor);
+ Giá đỡ (Dolly).
- Thiết bị xếp hàng theo đơn vị - ULD (unit load device)
Để thuận lợi cho việc xếp dỡ và bảo quản hàng hóa trong quá trình hay thiết bị
để ghép các kiện hàng vận chuyển, người ta tạo ra các công cụ hay nhỏ hoặc các
kiện hàng lẻ thành các kiện hàng hay các đơn vị hàng hóa lớn hơn theo những
tiêu chuẩn nhất định, phù hợp với khoang chứa hàng của máy bay (ULD), sau
đó xếp các ULD này lên máy bay. ULD bao gồm các loại chính sau đây:
+ Pallet máy bay
+ Igloo
+ Lưới pallet máy bay (là một bộ phận tạo thành đơn vị hàng hóa)
+ Container máy bay ULD có hai loại: ULD có chứng chỉ và ULD không có
chứng chỉ.
3. 2. 5. Vận tải đường ống

Đường ống là phần quan trọng của hệ thống vận tải Hoa Kỳ.
Đường ống có định phí cao nhất và biến phí thấp nhất trong các hình thức vận
tải. Định phí cao là do hạ tầng đường ống, việc xây dựng và yêu cầu các trạm
kiểm soát và năng lực bơm. Vì vận tải đường ống không tốn lao động, chi phí
biến đổi rất thấp khi mà đường ống được xây dựng xong. Bất lợi rõ ràng của
đường ống là không linh hoạt và bị hạn chế về chủng loại hàng hóa có thể được
vận chuyển, vì chỉ hàng hóa dưới dạng khí, dạng lỏng hay dạng hồ mới có thể
vận chuyển. Việc vận chuyển sản phẩm rắn chuyển thành dạng hồ hoặc dạng
nước ngưng đọng đang tiếp tục được thử nghiệm. Đường ống dẫn than dạng đặc
được chứng minh là hiệu quả và kinh tế trên khoảng cách dài.
Tiêu chuẩn thiết kế độ dày thành đường ống độ sâu của đường ống đặt ngầm tối
thiểu tính từ mặt bằng hoàn thiện tới đỉnh ống.
Biện pháp an toàn, đảm bảo các phương tiện thủy hoạt động không thể đâm, va
vào đường ống; các giải pháp kỹ thuật tăng cường chống rung lắc và va đập đối
với đường ống chôn ngầm chạy cắt ngang qua đường giao thông đường bộ hoặc
đường sắt.
- Khoảng cách an toàn giữa hai đường ống chôn ngầm đặt song song, hai đường
ống liền kề (1 ống đặt ngầm, 1 ống đặt nổi), đường ống chôn ngầm đặt xiên.
Tóm lại, đối với điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đường ông phải tham
chiếu quy định của pháp luật chuyên ngành dầu khí. Với lợi điểm hiệu quả,
nhanh chóng, chi phí thấp, phương thức vận tải đường ống chắc chắn sẽ phát
triển hơn nữa trong tương lai không xa, vì vậy cần có những kiến nghị sửa đổi,
bổ sung pháp luật hiện hành cho phù hợp với xu thế chung.
So sánh 5 hình thức hoạt động của hệ thống vận tải về cấu trúc chi phí

Bảng cấu trúc chi phí cho mỗi loại hình vận tải
Bảng 3. 2.

cho thấy, mỗi phương thức vận tải có chi phí cố định và chi phí biến đổi khác
nhau. Có thể dễ dàng nhận thấy, vận tải bằng đường ống có chi phí cố định cao
nhất, tiếp đến là đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường hàng không. Ngược
lại, vận tải bằng đường hàng không có chi phí biến đổi cao nhất, tiếp đến là
đường bộ và đường sắt, đường thủy, đường ống là phương thức vận tải có chi
phí biến đổi thấp nhất.
Nếu xếp theo thứ tự từ 1 đến 5 (với 1 là mạnh nhất và 5 là kém nhất) trên các
khía cạnh: Tốc độ; Mức độ phụ thuộc; Mức độ sẵn có; Công suất; Tần suất thì
bảng 3. 3 cho thấy rõ nét sự sắp xếp đặc tính hoạt động của hình thức vận tải:
Bảng 3. 3 cũng cho thấy tầm quan trọng của vận tải đường bộ được phần nào
giải thích bởi sự xếp hạng tương đối cao của loại hình này qua năm đặc tính kể
trên. Vận tải đường bộ thường được xếp đầu hoặc thứ hai trong tất cả đặc tính
trừ đặc tính về năng lực vận tải. Mặc dù đã có những cải tiến mạnh mẽ trong
năng lực vận tải do giới hạn kích cỡ và trọng lượng qua mạng lưới đường bộ và
được phép sử dụng xe rơ-moóc, nhưng vận tải ô tô đường bộ khó có thể vượt
qua được các loại hình vận tải khác như đường sắt hoặc đường thủy xét về mặt
năng lực vận chuyển.
3. 3. Vận tải đa phương thức
3. 3. 1. Định nghĩa và lịch sử phát triển của vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức là phương pháp vận tải mới với sự tham gia của nhiều
phương thức vận tải nhưng do một người điều hành duy nhất chịu trách nhiệm.
Trên cơ sở vận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ trong
ngành vận tải và thông tin cũng như hệ thống luật lệ và thủ tục hoàn thiện.
- Đặc điểm
● Việc vận tải phải có ít nhất 2 phương thức vận chuyển

● Sự vận chuyển của các đơn vị xếp dỡ tiêu chuẩn trong một chuỗi vận
chuyển door-to-door liên tục.
● Bao bì hàng hóa không được mở khi thay đổi phương tiện vận tải mặc dù
sử dụng một số phương thức vận tải khác nhau trong quá trình vận
chuyển.
● Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người phải chịu trách nhiệm
đối với hàng hóa trong một quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để
chuyên chở cho tới khi giao xong hàng cho người nhận kể cả việc chậm
giao hàng ở nơi đến
● Một người tổ chức vận tải, một giá, một chứng từ vận tải (đơn giản hóa)
● Vận tải hàng hóa từ điểm xuất phát ở 1 nước đến điểm giao hàng ở 1
nước khác thì gọi là VTĐPT quốc tế, hàng hóa thường được vận chuyển
bằng những dụng cụ vận tải như container, trailer,…
● Đảm bảo vận chuyển hàng hóa liên tục ở các tuyến tốt nhất, với chi phí
hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, trên cơ sở đơn giản hóa chứng
từ, tăng cường sử dụng EDI (electronic data interchange)
3. 3. 2. Các hình thức vận tải của đa phương thức
Vận tải đa phương thức là sự kết hợp của 2 hoặc nhiều phương thức vận tải sao
cho thuận tiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực tiễn vận tải đa phương
thức quốc tế thường có các hình thức kết hợp hoặc theo các hệ thống sau đây.
a) Vận tải biển, vận tải hàng không.

Mô hình vận tải này phát huy thế mạnh trong kết hợp về tính kinh tế với tốc độ.
Hàng hóa không những đảm bảo được vận chuyển với số lượng lớn theo đường
biển mà còn đảm bảo tốc độ vận chuyển nhanh chóng bằng đường hàng không.
Phù hợp hàng hóa giá trị cao như đồ điện tử và những hàng hóa có tính thời vụ
cao như quần áo, đồ chơi, giày dép,… và hiện nay được nhiều công ty vận tải và
khách hàng ưu tiên khai thác và sử dụng.
b) Vận tải hàng không, vận tải ô tô
Đây được xem là mô hình vận tải kết hợp được tính linh hoạt cơ động và tốc độ.
Vận tải bộ, cụ thể ở đây chính là sử dụng ô tô vào mô hình vận tải hàng hóa
nhằm đáp ứng nhu cầu gom hàng, phân phối hàng hóa ở giai đoạn đầu và cuối
của nguyên quá trình vận chuyển.
Hàng hóa sẽ được tập trung hàng về đầu mối là sân bay phục vụ cho các tuyến
bay đường dài, nhằm đáp ứng thời gian tập kết để vận chuyển hàng một cách
nhanh chóng. Tiếp đó, vận tải hàng không sẽ đóng vai trò tiên quyết về tốc độ,
giúp rút ngắn thời gian chuyển phát nhanh trong suốt quá trình.
c) Vận tải đường sắt, ôtô.

Sự kết hợp của hai mô hình này trong vận tải hàng hóa nhằm phát huy ưu điểm
giữa tính an toàn và tốc độ cùng với tính cơ động và linh hoạt mà hai loại
phương tiện này sở hữu. Theo đó, hàng hóa sẽ được đóng gói trong các trailer
được kéo đến nhà ga bằng các xe kéo gọi là tractor. Tại ga, các trailer được kéo
lên các toa xe và chở đến ga đích. Tại điểm đến, tractor sẽ thực hiện kéo các
trailer xuống và chở đến địa điểm giao hàng cho người nhận. Chúng ta có thể
hình dung như sau, vận tải bộ, cụ thể là ô tô sẽ đóng vai trò là phương tiện trung
chuyển hàng hóa khi hàng hóa được vận chuyển đường sắt chuyên chở từ điểm
đầu đến điểm cuối. Tuy nhiên có một điểm hạn chế của mô hình này chính là
chỉ có thể chấp nhận với những hợp đồng vận chuyển khi điểm giao nhận có
đường sắt đi qua.
d) Vận tải đường sắt, ôtô, vận tải thủy nội địa, vận tải biển.
Mô hình vận tải này kết hợp hầu hết các phương tiện vận tải hiện có trong một
quy trình, và mô hình này phù hợp để chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu.
Ban đầu hàng hóa sẽ được chuyển nhanh bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường
nội thủy đến cảng biển, sau đó sẽ thực hiện xuất khẩu bằng vận tải đường biển.
Khi hàng hóa đã đến nơi những nước nhập khẩu thì sẽ được tiếp tục vận chuyển
ngược lại bằng bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thủy để tiến sâu vào
lãnh thổ và chuyển đến người nhận.
Thông thường mô hình này sẽ thích hợp với hình thức vận chuyển container
đường sắt trên các tuyến vận chuyển mà không yêu cầu cao về thời gian vận
chuyển.
e) Land Bridge

Mô hình vận chuyển này nghe có vẻ hơi trừu tượng, nhưng thực chất nó có sự
xuất hiện của hình thức vận chuyển đường biển và vận tải trên đất liền. Theo đó,
vận tải biển sẽ đóng vai trò là chặng đầu hoặc cuối trong quá trình vận chuyển,
khi hàng hóa đã được tiếp cận với đất liền thì sẽ được tiếp tục vận tải thông qua
một số loại hình khác như: vận tải đường sắt, vận tải ô tô,…
Với mô hình cầu lục địa này, vận tải đường biển chiếm vai trò rất quan trọng,
quy mô vận tải đường biển này rất lớn với việc di chuyển từ châu lục này sang
châu lục khác. Do đó, thời gian vận chuyển cũng khá lâu, phù hợp với quy mô
hàng hóa lớn và không yêu cầu gấp rút về mặt thời gian.
f) Mini Bridge
Đó là việc vận chuyển các container bằng tàu biển từ một cảng của nước này
đến một cảng của nước khác, sau đó lại vận chuyển bằng đường sắt đến một
thành phố cảng thứ 2 của nước đến theo một vận đơn đi suốt do người chuyên
chở đường biển cấp. Hình thức này thường được dùng để chuyên chở hàng hóa
giữa Hoa Kì và vùng Viễn Đông, giữa Hoa Kì và vùng châu âu.
g) Micro Bridge

Hình thức này cũng tương tự như Mini Bridge, chỉ khác là nơi kết thúc hành
trình không phải là một thành phố cảng mà là trung tâm công nghiệp, thương
mại trong nội địa.
3. 4. Dịch vụ vận tải

Dịch vụ vận tải là hoạt động vận chuyển hàng hóa mang tính kinh tế, diễn ra
giữa người vận tải, cung cấp dịch vụ (chủ thể) và người có hàng hóa cần vận
chuyển, sử dụng dịch vụ, chịu trách nhiệm thanh toán (khách thể). Dịch vụ này
được thực hiện bằng nhiều phương thức vận chuyển khác nhau như: vận chuyển
đường hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường ống.
3. 4. 1. Vận tải truyền thống.
Loại vận tải cơ bản nhất mà doanh nghiệp vận tải đã cung cấp là dịch vụ chỉ liên
quan đến một trong 5 hình thức vận tải cơ bản, việc tập trung vào một hoạt động
duy nhất cho phép hãng vận tải chuyên môn hóa cao. Mặc dù các hãng vận hành
một loại dịch vụ có thể cung cấp hoạt động vận tải một cách năng suất, nhưng
chính sự chuyên môn hóa như thế này đã tạo ra khó khăn cho người chuyển
hàng vì họ muốn giải pháp vận tải kết hợp và việc chuyên môn hóa này yêu cầu
khách hàng phải tự đàm phán, lập kế hoạch kinh doanh với nhiều nhà cung ứng
vận tải khác nhau. Hãng hàng không là một ví dụ về hình thức đơn dịch vụ đối
với cả dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách mà trước kia đã hạn chế dịch vụ
vận tải. Từ sân bay này đến sân bay khác. Kể từ khi nới lỏng chính sách quản
lý, hầu hết các hãng vận tải đã phát triển dịch vụ để tạo điều kiện cho việc kết
hợp các hình thức vận tải.
3. 4. 2. Dịch vụ vận chuyển kiện hàng

Dịch vụ vận tải hàng hóa trong gói là một phần quan trọng của giao vận và ảnh
hưởng của hãng vận tải trong phân khúc này đang tăng dần do kích cỡ, năng lực
vận tải đa phương thức. Sự xuất hiện của thương mại điện tử và nhu cầu đáp
ứng định hướng khách hàng đã tăng đáng kể nhu cầu cho vận tải theo gói hàng
hóa kết hợp, trong khi vận tải trọn gói đang mở rộng nhu cầu khách hàng không
chỉ giới hạn ở các loại dịch vụ vận tải truyền thống như trước đây. Các gói hàng
được vận chuyển thông thường bằng cách sử dụng các dịch vụ chuyên chở của
đường sắt, đường bộ và hàng không, dịch vụ vận tải trọn gói cung cấp tất cả các
dịch vụ thông thường và cao cấp.
3. 4. 3. Các trung gian trong hệ thống vận tải.

Ngành vận tải bao gồm cả những loại hình kinh doanh mà không sở hữu hay
vận hành các thiết bị vận tải, các trung gian không kinh doanh vận tải này nhằm
môi giới dịch vụ giữa các doanh nghiệp, một doanh nghiệp môi giới vận tải gần
tương tự như một nhà bán buôn trong kênh phân phối các trung gian trong hệ
thống vận tải có thể tìm thấy sự chênh lệch, mang lại lợi ích kinh tế giữa việc
đưa ra tỷ lệ phí vận chuyển thấp hơn hơn phí được hãng đưa ra nếu thực hiện
trực tiếp. Do mỗi hãng có một cơ cấu phí có nét đặc trưng riêng, ví dụ như phí
hàng hóa tối thiểu, phí hàng hóa tải thêm nên các trung gian này tiết kiệm tiền
cho chủ hàng dựa trên việc khai thác từng điều kiện cụ thể. Đặc biệt là có những
trường hợp mà trung gian thu phí cao hơn phí để sản xuất của hãng vận tải. Sự
chênh lệch đối với mức phí cao hơn này dựa trên khả năng sắp xếp, vận chuyển
hàng hóa nhanh hơn và các dịch vụ vận tải. Giá trị gia tăng khác các trung gian
về cơ bản bao gồm các đại lý vận tải, hiệp hội, đơn vị xuất hàng và nhà môi
giới.
3. 4. 3. 1. Đại lý vận tải.
Đại lý vận tải là các đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận gom các kiện hàng nhỏ từ
rất nhiều hành khách. Khác nhau thành kiện lớn và sau đó tối ưu hóa bằng hoặc.
Vận tải hàng không để vận chuyển. Tại điểm đến, đại lý đã chia các kiện hàng
đã gộp lại thành các kiện hàng nhỏ hơn ban đầu. Công việc chuyển phát tiếp
theo có thể. Có hoặc không cần đến các đại lý vận tải. Lợi thế chính các đại lý là
cước vận chuyển thấp hơn trong mỗi đơn vị khối lượng từ một kiện hàng quy
mô lớn và trong hầu hết trường hợp vận chuyển các kiện hàng nhanh hơn so với
từng kiện hàng mà khách hàng yêu cầu riêng lẻ đối với các hãng vận tải. Các đại
lý vận tải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc vận chuyển.
3. 4. 3. 2. Hiệp hội các doanh nghiệp vận tải
Hiệp hội các đơn vị xuất hàng có chức năng tương tự như các đại lý vận tải ở
chỗ, hiệp hội này sẽ tập hợp hàng hóa quy mô nhỏ, thành chuyển hàng quy mô
lớn để đạt tính kinh tế và chi phí. Hiệp hội các doanh nghiệp vận tải là tổ chức
phi lợi nhuận tự nguyện mà nơi các thành viên trong bất kỳ một ngành nào phối
hợp với nhau để tiết kiệm chi phí có liên hoan. Quan tới tiêu thụ hàng hóa quy
mô nhỏ. Nhìn chung, các thành viên hiệp hội tiêu thụ hàng hóa từ một người
bán hoặc từ một nguồn cung đạt tại một khu vực. Hiệp hội yêu cầu một nhóm
các chủ hàng đặt văn phòng hành chính của mình. Hoặc sắp xếp một nhân viên
đại diện tại khu vực mua bán hàng hóa tập trung đại lý này sẽ chịu trách nhiệm
sắp xếp các hàng hóa riêng lẻ để vận chuyển tới những bộ phận tại các địa
phương. Khi khối lượng hàng hóa tích lũy vừa đủ. Chuyến hàng sẽ được sắp
xếp để di chuyển. Một vài hiệp hội tương tự kiêm cả chức năng vẫn tỏa liên
thành phố. Mỗi thành viên hiệp hội được hạch toán cổ phần theo tỷ lệ dành cho
hoạt động vận tải và cổ phần dành cho chi phí cố định của hiệp hội.
3. 4. 3. 3. Môi giới vận tải.
Nhà môi giới là trung gian phối hợp việc sắp xếp, vận chuyển đối với bên gửi
hàng bên nhận hàng và hãng vận tải. Môi giới cũng tham gia hoạt động vận tải
đối với các hãng vận tải và vận tải tư nhân, sở hữu xe tải riêng mà được miễn
phí các loại phí. Môi giới nhìn chung hoạt động dựa trên sự ủy thác của các bên
liên quan. Trước đây, thời kỳ nới lỏng quản lý môi giới chưa đóng vai trò quan
trọng trong gia vận do bị hạn chế về dịch vụ. Ngày nay, môi giới cung cấp nhiều
dịch vụ quy mô lớn như kết nối vận tải giữa cung cầu, thỏa thuận cước phí, hạch
toán hóa đơn. Và theo dõi quãng đường vận chuyển toàn bộ lĩnh vực hoạt động
của môi giới thích ứng rất cao đối với các giao dịch qua internet và có tầm quan
trọng ngày càng tăng. Do quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.

You might also like