You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG

1. Các loại hình vận tải và đặc điểm sản xuất của ngành vận tải.
Các loại hình vận tải:

- Vận tải đường bộ


- Vận tải đường sắt
- Vận tải đường sông
- Vận tải đường hàng không
- Vận tải đường ống
- Vận tải đường biển

Đặc điểm sản xuất của ngành vận tải:

Khái niệm:

1. Vận tải là hoạt động dịch chuyển hàng hóa (vật chất); hành khách

(con người) và thông tin từ nơi này đến nơi khác (trong không gian).

2. Vận tải là hoạt động có ý thức nhằm thực hiện một mục đích nhất

định.

3. Vận tải là hoạt động thu lợi nhuận từ việc bán sản phẩm đó chính là

sự phục vụ của đơn vị vận tải. Vì vậy, hoạt động vận tải có một hệ

thống giá cả theo từng loại hình vận tải.

Đặc trưng:

- Vận tải là ngành sản xuất vật chất:

1. Sức lao động: Toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp vận tải. Gồm

những người không trực tiếp hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện

vận tải: Lái xe, lái tàu, thuyền viên, phi công, người điều khiển trang

thiết bị xếp dỡ, vận hành băng chuyền, lái xe nâng,… những người

phục vụ vận chuyển và những người quản lý.

2. Đối tượng lao động: Hàng hóa, hành khách, thông tin.
3. Công cụ lao động: là các phương tiện vận tải và các trang thiết

bị/phương tiện xếp dỡ.

- Vận tải là ngành sản xuất độc lập:


1. Sản xuất vận tải phục vụ mọi ngành nghề của nền kinh tế trong mọi

thời đại, không lệ thuộc hoàn toàn vào bất cứ một ngành sản xuất vật

chất nào.

- Vận tải là ngành sản xuất đặc biệt:

1. Sản xuất của vận tải mang tính phục vụ cao.

2. Vận tải phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi ngành nghề trong nền

kinh tế.

3. Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nhưng sẵn sàng phục vụ một cách vô điều kiện

vì lợi ích chung của Quốc gia.

4. Sản phẩm của vận tải mang tính trừu tượng, không có hình dạng, kích thước vật

chất cụ thể.

5. Vận tải là ngành sản xuất dịch vụ không tạo ra sản phẩm mới (tấn, cái, chiếc,…)

mà chỉ làm gia tăng giá trị hàng hóa khi chúng trải qua quá trình vận tải.

6. Sản phẩm đặc thù là: khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển, khối

lượng hàng hóa thông qua, lưu kho, kiểm đếm, đóng gói, phân loại,….

Vai trò của vận tải:

1. Tạo nên đa chủng loại trong quy mô sản xuất.

2. Tạo nên chất lượng trong sản xuất hàng hóa.

3. Phục vụ nhu cầu đi lại của con người.

4. Phụ vụ nhu cầu giải trí tinh thần của con người.

5. Góp phần phát triển xuất nhập khẩu.

6. Góp phần phát triển văn hóa quốc tế.

7. Thúc đẩy hợp tác khoa học kỹ thuật toàn cầu.


8. Thúc đẩy phát triển du lịch.

Sản phẩm của vận tải:

1. Sản phẩm hàng hóa vận chuyển:

• Khối lượng hàng hóa vận chuyển :∑ Q(Tấn, TEU, m3)

• Khối lượng hàng hóa luân chuyển : ∑ QL (Thl)

2. Sản phẩm hành khách vận chuyển:

• Khối lượng hàng khách vận chuyển: (HK)

• Khối lượng hành khách luân chuyển : (HKhl)

3. Sản phẩm xếp dỡ:

• Khối lượng hàng hóa thông qua cảng:∑ QTQ(TTQ)

• Khối lượng hàng hóa xếp dỡ: ∑ QXD (TXD)

Yêu cầu của vận tải:

- Safety: an toàn
- On time: đúng hạn
- Regularity: đều đặn
- Economics: kinh tế
- Quickness: Nhanh

2. Phân tích thuận lợi và khó khăn của vận tải đường thủy ở Việt
Nam
Thuận lợi:

- Nhiều tuyến đường tự nhiên: Với hệ thống sông ngòi dày đặc và chiều dài
đường ven biển là 3260km, vận tải hàng hóa trong nước sẽ trở nên dễ dàng
hơn nhiều. Hầu hết các tỉnh thành trực thuộc Trung ương đều có cảng biển,
phù hợp để vâ ̣n tải hàng nên mọi nhu cầu chuyển hàng đường thủy của quý
khách cũng đáp ứng thuâ ̣n lợi hơn
- Chi phí bảo dưỡng, cải tạo thấp: Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa sử
dụng đường giao thông là đường thủy tự nhiên nên sẽ hạn chế viê ̣c hư hại,
hỏng hóc, từ đó cũng ít tốn chi phí cho việc bảo dưỡng, cải tạo các phương
tiện giao thông, cơ sở hạ tầng. Điều này cũng ảnh hưởng tới mức phí dịch
vụ nên kéo theo phí vâ ̣n tải hàng cũng ít hơn
- Vận chuyển được nhiều loại hàng hóa: Đường thủy vận tải được nhiều
loại hàng hóa, với những loại hàng nă ̣ng, cồng kềnh hay đơn giản vẫn có thể
vận tải bằng đường thủy
- Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn: Với hệ thống tàu thuyền lớn,
việc vận tải các loại hàng hóa cũng không còn khó khăn, trở ngại như trước.
Điểm đặc biệt thuận lợi khi vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa là có
thể chở được hàng khối lượng lớn, số lượng nhiều mà không phải phương
thức vâ ̣n tải nào cũng làm được, làm tốt.
- Tiết kiệm được nhiều chi phí: Khi có nhu cầu vâ ̣n tải hàng số lượng lớn,
các chủ hàng nên chọn phương thức vận tải đường thủy nội địa sẽ tiết kiệm
được một khoản chi phí khá lớn so với vâ ̣n tải đường bô ̣. Đơn giản vì có rất
ít loại phương tiện đường bộ có thể chuyển được số lượng hàng hóa lớn như
tàu thủy nên chi phí sẽ cao hơn nhiều.

Khó khăn:

- Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết: Khi thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến lịch
trình giao nhận hàng hóa, trì hoãn trong một thời gian dài. Nếu chẳng may có
mưa bão, lũ, trong quá trình di chuyển, khả năng sẽ ảnh hưởng nặng nề về hàng
hóa, nguy hiểm đến tính mạng người trên tàu
- Vận chuyển đường biển không thể đến tận nơi: Do kích thước tổng thể của
những con tàu khá lớn và không thể di chuyển được ở những khu vực khô cạn,
nên khi vận tải hàng hóa bằng đường thủy chỉ có thể di chuyển tàu ngang đến
cảng
- Tốc độ tàu còn thấp: Hầu hết các loại tàu đều di chuyển với tốc đô ̣ khá châ ̣m
chạp, đó là chưa kể những lúc thời tiết xấu thì việc di chuyển càng trở nên khó
khăn hơn bao giờ hết
- Khó khăn trong việc bảo quản hàng hóa: Vận tải hàng hóa bằng đường thủy
thường không bằng phẳng như đường sắt hoặc đường bô ̣, sóng và thời tiết sẽ
ảnh hưởng ít nhiều tới việc bảo quản hàng hóa, nhất là những mă ̣t hàng dễ vỡ
(nếu không sắp xếp hàng hợp lý thì sản phẩm khi đến tay người nhận sẽ bị hỏng
hóc, hư hại không mong muốn)
3. Phân tích thuận lợi và khó khăn của vận tải biển ở Việt Nam.
Thuận lợi:

- Năng lực vận chuyển lớn nhất: tàu có sức chở lớn có thể chạy nhiều tàu trên
cùng một tuyến đường ở cùng một thời gian và thời gian tàu nằm chờ tại cảng
giảm nhờ dùng container và phương tiện xếp dỡ hiện đại
- Thích hợp cho vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa: đặc biệt là hàng rời
khối lượng lớn và giá trị thấp
- Chi phí xây dựng đầu tư tuyến đường hàng hải thấp: tuyến đường hàng hải
hầu hết là những tuyến giao thông tự nhiên và tuyến đường đa dạng giữa các
cảng
- Giá thành vận tải biển thấp: trọng tải lớn, cự ly vận chuyển trung bình lớn,
biên chế ít nên năng suất lao động cao
- Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp

Khó khăn:

- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện hàng hải: mắc cạn,
đắm, đâm va phỉa đá ngầm, mất tích,…
- Tốc độ tương đối thấp: trung bình 14-20 hải lý/giờ, không thích hợp với
chuyên chở các loại hàng hóa có yêu cầu giao hàng nhanh

4. Định hướng phát triển vận tải biển và cảng biển của Việt Nam
trong tương lai
Định hướng phát triển vận tải biển của việt Nam trong tương lai:

5. Khái niệm và phân loại tàu biển trong vận tải biển.
Khái niệm:

- Theo bộ luật hàng hải VN 2015: tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên
dùng hoạt động trên biển. Tàu biển quy định trong bộ luật này không bào gồm
tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn,
thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.

Phân loại:
- Trong các Công ước quốc tế và luật hàng hải của nhà nước, tàu biển thường
được chia làm 2 nhóm:
+ Tàu buôn: là các tàu biển chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa, hành khách
và hành lý, thăm dò – khai thác – chế biến tài nguyên biển, lai dắt cứu hộ trên
biển, trục vớt tài sản chìm đắm và thực hiện các mục đích kinh tế khác
+ Tàu công vụ Nhà nước: Là tàu biển chuyên dùng để thực hiện các hoạt động
bảo đảm hàng hải, khí tượng – thủy văn, thong tin – liên lạc, thanh tra, hải quan,
phòng dịch, chữa cháy, hoa tiêu, huấn luyện, bảo vệ môi trường hoặc tìm kiếm
cứu nạn trên biển. Những tàu này thường thuộc sỡ hữu của nhà nước, hoạt động
với mục đích công ích và do kinh phí nhà nước cấp
- Theo IMO, Công ước quốc tế và dung tích tàu biển, phân loại theo tổng dung
tích của tàu. VD:
+ Supermax có sức chở từ 50.000 đến 60.000 DWT.
+ VLCC Là tàu chở hàng thô sức chở rất lớn từ 180.000 đến 320.000 DWT
- Theo mục đích hoạt động:
+ Tàu biển thương mại: là các tàu hoạt động vì mục đích kinh tế như tàu
container, tàu hàng rời, tàu bách hóa, tàu chở ô tô,…
+ Tàu biển phi thương mại: chuyên dùng để phục vụ cho mục đích công cộng
như thực hiện các hoạt động bảo đảm hàng hải, khí tượng – thủy văn, thông tin –
liên lạc, thanh tra, hải quan,…
- Theo mục đích khai thác:
+ Loại tàu dùng cho mục đích hoạt động kinh tế.
+ Loại tàu dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học
+ Loại tàu dùng vào hoạt động thể dục thể thao
+

6. Khái niệm và phân loại hàng hóa trong vận tải biển
Khái niệm:

- Hàng hóa là các nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm mà vận tải
nhận để vận chuyển từ lúc nhận ở trạm gửi đến khi chuyên giao ở trạm nhận.

Đặc tính vận tải của hàng hóa:


- Là tổng hợp những tính chất của hàng hóa mà từ đó nó quyết định điều kiện và
kỹ thuật vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản, như vậy đặc tính vận tải bao gồm tính
chất lý, hóa, bao gói, cách đóng gói, các đặc tính về khối lượng, thể tích, chế độ
vận chuyển, bảo quản và xếp dỡ hàng hóa
- Sở dĩ ta phải biết được đặc tính của hàng hóa vì giữa tính chất của hàng hóa với
phương pháp và các thiết bị kỹ thuật của việc chuyên chở có liên quan chặt chẽ
với nhau, rồi loại hàng sẽ quyết định phương tiện vận tải và chế độ bảo quản.

Phân loại hàng hóa trong vận tải và đặc điểm của từng nhóm:

- Theo bảng danh điểm hàng hóa: được thực hiện thống nhất cho các ngành vận
tải để xây dựng bảng cước, chi phí xếp dỡ, vận chuyển. Theo các này người ta
phân thành 22 loại
- Theo ý nghãi xã hội: 2 loại
+ Những loại hàng theo nhu cầu chung của xã hội như: lương thực, thực phẩm,

+ Những loại hàng theo nhu cầu riêng của cá nhân như: hàng cao cấp, hàng xa
xỉ,…
- Theo phương pháp và kỹ thuật bảo quản: 3 nhóm
+ Hàng bảo quản trong kho kín: hàng quí, đắt tiền, hàng dễ biến chất do ẩm ướt
và điều kiện thay đổi của nhiệt độ.
+ Hàng bảo quản trong kho bán lộ thiên: gồm những loại hàng dễ biến chất
nhưng không chịu tác động do điều kiện thay đổi nhiệt độ.
+ Hàng bảo quản ngoài bãi (kho lộ thiên): gồm những loại hàng không chịu ảnh
hưởng của môi trường xung quanh.
- Căn cứ vào tinh chất của hàng hóa: 2 loại
+ Hàng mau hỏng: rau, hoa quả, thực phẩm,… bảo quản trong điều kiện đặc
biệt.
+ Hàng ổn định: ngoài hàng mau hỏng, bảo quản trong điều kiện bình thường.
- Theo kỹ thuật xếp dỡ: 7 loại
+ Hàng lỏng, rời
+ Hàng kiện hòm, bao => Dùng cần cẩu
+ Hàng thùng
+ Hàng gỗ
+ Hàng kim loại, sản phẩm kim loại => Dùng nam châm
+ Hàng rời, đổ đống => Dùng gầu ngoạm
+ Hàng siêu trường, siêu trọng => Dùng cầu trục nổi
- Theo ngành vận tải: 3 nhóm
+ Hàng có khối lượng lớn: hàng rời, đổ đống,..
+ Hàng phổ thông: bách hóa
+ Hàng dặc biệt: nguy hiểm, chóng hỏng, súc vật sống,.. => yêu cầu bảo quản
đặc biệt

7. Mối quan hệ giữa hàng hóa và loại tàu trong vận tải biển.
Tàu chở hàng bách hoá:

- Tàu chở hàng bao kiện: chở các loại hàng được đóng bao, gói, thùng…
- Tàu chở hàng chất đống: chở các loại hàng chất đống như gỗ, giấy, thép, ô
tô…
- Tàu chở container hoá: dạng chở container, dạng Lo–Lo (lift on/lift off) và
dạng Ro–Ro (roll on/roll off)

Tàu chở xô:

- Tàu chở hàng lỏng chở xô: chở các loại hàng LNG, LPG, hoá chất, chở dầu
thực vật…
- Tàu chở hàng khô đổ đống: chở các loại hàng hạt rời, cát, sỏi, kim loại phế
thải, than, clinker, phân bón.

9. Khái niệm doanh thu, lợi nhuận, giá thành vận chuyển, giá
cước vận chuyển trong hoạt động vận tải biển.
Giá thành:

- Giá thành trong vận chuyển đường biển là biệu hiện bằng tiền của tất cả
các khoản chi phí về lao động sống và lao động vật hóa liên quan tới quá
trình sản xuất phục vụ vận chuyển đường biển và tính cho một đơn vị sản
phẩm vận chuyển như tấn và tấn – hải lý.
- Giá thành vận chuyển đường biển là một trong những chỉ tiêu công tác
quan trọng của phương tiện vận tải biển, nó phụ thuộc vào các yêu tố kỹ
thuật và kinh tế xác định quá trình sản xuất vận tải biển và giúp cho việc
tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế công tác của phương tiện vận tải
biển. Từ đây chúng ta thaays chỉ tiêu giá thành vận chuyển đường biển có
một số ý nghĩa kinh tế như sau:
+ Giá thành vận chuyển đường biển vừa phản ánh quá trình sản xuất vừa
phản ánh năng suất lao động trong vận tải biển.
+ Giá thành là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức sản xuất,
tổ chức lao động, trinhg độ khai thác và quản lý kinh doanh sản xuất và
trình độ sử dụng phương tiện vận chuyển ở xí nghiệp vận tải biển.
+ Giá thành vận chuyển là một trong những chỉ tiêu chủ yếu xác định
hiệu quả kinh tế trong việc phân phối khối lượng hàng hóa vận chuyển
hợp lý theo vùng kinh tế
+ Giá thành vận chuyển là cơ sở để lập kế hoạch tài chính và thực hiện
chế độ hạch toán kinh tế trong xí nghiệp vận chuyển đường biển.
+ Giá thành vận chuyển là cơ sở để xác định giá cả snar phẩm vận tải (giá
cước vận tải).
- Như vậy việc xác định giá thành vận chuyển đường biển có yex nghĩa đặc
biệt quan trọng, vì việc giảm giá thành vận chuyển sẽ góp phần vào việc
tăng thu nhập cùng với việc nâng cao không ngừng sản xuất và tiêu dùng
của đất nước.

10. Khái niệm và phân loại cảng biển.


Khái niệm

- Theo Luật Hàng hải VN năm 2005: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất
cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị
cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực
hiện các dịch vụ khác.
- Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà
xưởng. Trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước,
các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
- Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu
cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón
trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công
trình phụ trợ khác.

Phân loại cảng biển:

- Theo chứ năng cơ bản của cảng biển:


+ Thương cảng: cung cấp dịch vụ xếp dỡ, bảo quẩn hàng hóa, phục vụ cho mục
đích thương mại, vd cảng xí nghiệp xếp dỡ container Chùa Vẽ, cảng HP,…
+ Cảng hành khách: cung cấp dịch vụ đón trả hành khách và các dịch vụ khác,
gồm khách đi lại và khách du lịch
+ Cảng công nghiệp: phục vụ cho 1 DN hoặc 1 khu CN, vận chuyển, tiếp nhận
đầu ra, vào; vd khu CN của Nhà máy xí nghiệp Chinfon HP, cảng Dung Quất,…
+ Cảng cá: cảng Cát Bà, Đồ Sơn, Cát Hải,…
+ Cảng thể thao: phục vụ cho mục đích thể thao
+ Quân cảng: phục vụ cho mục đích quân sự
- Theo quản điểm khai thác:
+ Cảng tổng hợp: thực hiện nhiều chức năng khác nhau, vd xí nghiệp xếp dỡ
Hoàng Diệu xếp dỡ tổng hợp hàng rời, hàng container,…
+ Cảng chuyên dụng: thực hiện 1 chức năng chuyên dụng, vd xí nghiệp xếp dỡ
container Chùa Vẽ chuyên dụng hàng container
- Theo quan điểm tự nhiên: cảng tự nhiên (k có cảng tự nhiên 100%) và cảng
nhân tạo
- Theo tính chất kỹ thuật của việc xây dựng cảng: cảng đóng (k thể mở rộng,
xây dựng thêm) và cảng mở (có thể mở rộng, xây dựng thêm)
- Theo quan điểm phạm vi quản lý cảng: cảng quốc gia, cảng thành phố và
cảng tư nhân (1 DN quản lý)
- Theo quy mô: cảng biển loại 1 (là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô
lớn phục vụ cho việc phát triển KT-XH của cả nước hoặc liên vùng), cảng
biển loại 2 (là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho việc phát
triển KT-XH của vùng, địa phương), cảng biển loại 3 (là cảng biển có quy
mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp)
14. Mục tiêu, vai trò và nguyên tắc tổ chức của tài chính
doanh nghiệp.
Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp: tối đa hóa giá trị của cổ động

- Giá trị bao hàm cả lợi nhuận và rủi ro


- Tối đa hóa giá trị là tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện vẫn đảm bảo được quản
trị rủi ro một cách tốt nhất
- Cổ đông trong công ty là người chịu trách nhiệm cuối cùng và cũng được
đền bù cuối cùng trong trường hợp công ty bị phá sản hoặc giải thể.

Vai trò của tài chính doanh nghiệp:

- Đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động của Doanh Nghiệp.
- Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả.
+ Tạo lập các đòn bây TC để kích thích điều tiết các hoạt động Kinh tế trong
doanh nghiệp.
- Giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nguyên tắc của hoạt động tài chính doanh nghiệp:

- Nguyên tắc hạch toán kinh doanh


- Đảm bảo an toàn kinh doanh
- Giữ chữ tín trong kinh doanh

15. Vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp cảng biển và vận tải biển.

You might also like