You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LOGISTIC

1. ANH CHỊ HÃY NÊU KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬN TẢI
 Khái niệm vận tải: Trên góc độ không gian: vận tải là một hoạt động nhằm thay đổi vị trí của hàng
hoá, hành khách trong không gian, sự thay đổi vị trí này nhằm thoả mãn nhu cầu của hành khách và chủ
hàng. Các hoạt động vận tải được thực hiện thông qua sự kết hợp và sử dụng phương tiện chuyên chở, cơ
sở hạ tầng giao thông vận tải, thiết bị kỹ thuật và đối tượng vận chuyển.
Quá trình vận tải bao gồm các giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị.
- Bố trí phương tiện (để vận chuyển và nhận khách).
- Xếp hàng lên phương tiện.
- Lập đoàn phương tiện.
- Vận chuyển.
- Nhận phương tiện và hàng hóa tại nơi đến.
- Dở hàng xuống khỏi phương tiện.
- Đưa phương tiện chạy rỗng tới nơi nhận hàng tiếp theo.
Đăc điểm của quá trình sản xuất vận tải
 Vận tải là một ngành sản xuất vật chất
Một ngành sản xuất được coi là sản xuất vật chất khi nó chứa đựng đồng thời ba yếu tố của một quá trình:
Lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động.
- Lao động: gồm lao động trực tiếp (người trực tiếp hoạt động trên phương tiện như lái, phụ xe), lao động
gián tiếp (người điều hành, quản lý gián tiếp).
- Công cụ lao động: Phương tiện vận tải các loại và máy móc thiết bị.
- Đối tượng lao động (đối tượng vận chuyển): hang hoá và hành khách, là những hàng hoá và con người
được lên phương tiện để vận chuyển.
Xét về mặt sản phẩm người ta lại coi vận tải là một ngành dịch vụ vì hoạt động vận tải mang tính chất
dịch vụ, sản phẩm vận tải không có hình thái vật chất cụ thể.
 Vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt
Trong ngành sản xuất vận tải không có sự khác biệt giữa hai quá trình: quá trìnhsản xuất và quá trình tiêu
thụ sản phẩm. Hai quá trình này diễn ra đồng thời, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, sản xuất ở đâu tiêu
thụ ở đó. Hai quá trình đó không tách biệt về không gian và thời gian.
Đối tượng lao động trong quá trình sản xuất vận tải trước và sau quá trình sản xuất không có sự thay đổi
về tính chất cơ lý hoá, công dụng, mà chỉ có sự thay đổi về vị trí trong không gian.
Để sản xuất sản phẩm vận tải không cần yếu tố nguyên liệu nên trong giá thành sản phẩm vận tải không
có chi phí nguyên liệu mà chỉ có chi phí về nhiên liệu, chi phí về khấu hao phương tiện chiếm tỷ trọng
nhiều.
Sản phẩm của ngành vận tải phải xét tới hai yếu tố là khối lượng vận chuyển và khoảng cách vận chuyển,
sản phẩm vận tải được đo bằng T.Km và HK.Km, sản phẩm vận tải không có hình thái cụ thể, vì vậy để
đánh giá chất lượng sản phẩm người ta dùng chỉ tiêu riêng mà không thể sử dụng các chỉ tiêu truyền
thống được. Sản phẩm vận tải không dự trữ được mà ngành vận tải phải dự trữ năng lực vận chuyển để
cân bằng cung cầu.

2. ANH CHỊ HÃY NÊU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN
TẢI TRONG HỆ THỐNG VẬN TẢI QUỐC GIA
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của các phương thức vận tải trong hệ thống vận tải quốc gia:
a. Vận tải đường sắt
Có khả năng hoạt động liên tục, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu, phương tiện có thể vận
chuyển được hàng hóa trong mọi điều kiện, chỉ trừ trường hợp đường sắt bị hư hỏng.
Khả năng vận chuyển tương đối lớn, một đoàn tàu có thể chở được hơn 700 tấn tổng trọng trong đó có
khoảng hơn 100 tấn hàng hoá. Có khả năng vận chuyển hàng siêu
trường, siêu trọng.
Một số đặc điểm của vận tải đường sắt:
- Giá thành vận tải thấp ở cự ly vận chuyển dài.
- Mức độ an toàn cao.
- Mức độ ô nhiễm môi trường thấp.
- Vốn đầu tư xây dựng đường sắt không lớn lắm.
- Tính vận chuyển triệt để thấp.
- Tính cơ động thấp.
- Vấn đề điều hành và quản lý sản xuất phức tạp, đòi hỏi có sự phối kết hợp của nhiều người, nhiều đơn vị
trên tuyến đường sắt mới đảm bảo an toàn cho đoàn tàu.
- Vốn đầu tư để mua sắm phương tiện tương đối lớn.
- Vận tải đường sắt thích hợp với điều kiện vận chuyển khối lượng tương đối lớn, ổn định và khoảng cách
vận chuyển tương đối dài.
b. Vận tải ô tô
- Tính vận chuyển triệt để cao, có khả năng vận chuyển từ cửa đến cửa, từ kho đến kho.
- Tính cơ động cao: có khả năng thay đổi kế hoạch vận chuyển, thay đổi hành trình trong thời gian ngắn.
- Thời gian đưa hàng tương đối ngắn.
- Tổ chức sản xuất và quản lý đơn giản hơn.
- Trọng tải phương tiện nhỏ, khối lượng vận chuyển thấp.
- Thể tích thùng chứa nhỏ nên không vận chuyển được hàng cồng kềnh, hàng nặng.
- Năng suất lao động thấp.
- Giá thành cao ở cự ly vận chuyển dài.
- Vốn đầu tư để xây dựng đường là tương đối lớn.
- Mức độ ô nhiễm môi trường cao.
- Mức độ an toàn thấp.
- Vận tải ô tô thích hợp với vận chuyển hàng lẻ, khối lượng nhỏ, cự ly ngắn. Là một phương thức vận tải
rất cần thiết đối với các phương thức vận tải khác trong hệ thống vận tải quốc gia.
c. Vận tải đường biển
Sử dụng nhiều trong vận tải quốc tế, chủ yếu là vận tải hàng hóa phục vị xuất nhập khẩu.
- Khả năng vận chuyển phương tiện rất lớn, vận chuyển được mọi loại hàng hóa.
- Hoạt động liên tục, khả năng thông qua của tuyến hầu như không bị hạn chế.
- Giá thành vận chuyển thấp.
- Tốc độ đưa hàng chậm: do thời gian xếp dỡ lớn và thời gian chờ làm các thủ tục cần thiết tương đối lâu.
- Vốn đầu tư lớn: mua phương tiện, xây dựng cảng.
- Tính vận chuyển triệt để và tính động cơ thấp, cần có sự hỗ trợ của các phương thức khác.
- Vận chuyển phụ thuộc vào điều kiện hàng hải: mực nước, sóng, gió, biển.
d. Vận tải đường sông
Phương thức này thường phổ biến, thông dụng ở những vùng nhiều sông ngòi, kênh rạch. Phương tiện
vận chuyển là tàu thuyền cũng đa dạng, nhiều chủng loại nhưng có trọng tải nhỏ, năng suất phương tiện
không cao.
- Giá thành vận chuyển thấp.
- Tốc độ đưa hàng chậm.
- Tính vận chuyển triệt để thấp, quá trình vận chuyển phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
e. Vận tải hàng không
- Tốc độ đưa hàng hóa rất cao.
- Thời gian đưa hàng hóa ngắn.
- Khả năng vận chuyển bình thường.
- Giá hàng vận tải rất cao: sử dụng nhiên liệu đặc biệt, vốn đầu tư mua sắm phương tiện lớn.
- Chủ yếu vận chuyển hành khách tuyến nội địa và quốc tế, ít vận chuyển hàng hóa vì giá thành rất cao.
Chủ yếu vận chuyển hàng hóa có giá trị cao như thời trang, hàng
cấp cứu.
h. Vận tải đường ống
- Chỉ vận chuyển được hàng lỏng, thể khí, thể hạt.
- Vị trí lắp đặt hệ thống đường ống không hạn chế.
- Có thể tự động hoá quá trình vận chuyển, số lao động sử dụng ít.
- Giá thành vận chuyển thấp.
- Tỷ lệ hao hụt hàng hoá ít.
- Chi phí lắp đặt hệ thống đường ống nhỏ.
- Ô nhiễm môi trường ít.
- Vận tải đường ống thích hợp với cự ly vận chuyển ngắn, khối lượng vận chuyển ổn định.
3. ANH CHỊ HÃY NÊU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
VẬN TẢI
a. Khái quát về tiền lương
 Khái niệm: Tiền lương là phần thu nhập của sản xuất phân phối cho người lao động dưới hình thức
tiền tệ, sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân và tái sản
xuất sức lao động, phần tiền lương này được xác định trên cơ sở số lượng và chất lượng lao động.
 Bản chất tiền lương
- Về mặt kinh tế: tiền lương là phần đối trọng của sức lao động mà người lao động đã cung cấp cho người
sử dụng lao động.
- Về mặt xã hội: Tiền lương là khoản thu nhập của người lao động để bù đắp các nhu cầu tối thiểu của
người lao động ở một thời điểm kinh tế xã hội nhất định.
 Ý nghĩa tiền lương
Đối với người lao động:
- Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động, là phương tiện để duy trì sự tồn tại và phát triển
cuộc sống của người lao động cũng như gia đình họ.
- Tiền lương là một bằng chứng cụ thể thể hiện giá trị của người lao động.
Đối với doanh nghiệp:
- Tiền lương là một khoản chi phí bắt buộc do đó doanh nghiệp phải tiết kiệm tiền lương.
- Tiền lương là phương tiện để thu hút, kích thích người lao động.
b. Nguyên tắc trả lương
- Tiền lương trả cho người lao động không được thấp hơn tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà
nước.
- Lao động như nhau phải được trả lương như nhau.
- Trả lương theo số lượng và chất lượng lao động.
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
- Tốc độ tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương để hạ giá thành sản phẩm và tái
sản xuất.
c. Thành phần và kết cấu tiền lương
- Lương chính: Lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc theo đơn giá tiền lương sản phẩm
hoặc lương thời gian.
- Lương phụ: Lương trả cho người lao động trong thời gian không làm việc nhưng theo chế độ vẫn được
hưởng (nghỉ phép, đi học, họp).
- Phụ cấp: Phần tiền lương bổ sung cho lương chính để đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Bao
gồm ba phụ cấp:
 Nhóm 1: Bù đắp những hao phí lao động, điều kiện lao động đặc biệt, không bình thường, chưa có
trong chế độ tiền lương chung (phụ cấp độc hại, làm thêm giờ).
 Nhóm 2: Phụ cấp mang tính chất ưu đãi cho một số đối tượng (phụ cấp trách nhiệm, vượt khung).
 Nhóm 3: Phụ cấp để thu hút lao động ở một số vùng khó khăn, hay sinh hoạt đắt đỏ.
- Tiền thưởng: Phần bổ sung cho tiền lương để đảm bảo nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng
lao động để cho giá trị tiền lương đúng với giá trị sức lao
động đã bỏ ra (thưởng sáng kiến, tiết kiệm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt được danh hiệu thi đua).
d. Chế độ tiền lương
Là hệ thống các văn bản quy định mang tính pháp lý của nhà nước và được cụ thể hoá căn cứ vào đặc thù
quá trình sản xuất của từng đơn vị, về việc trả lương cho người lao động. Hệ thống này bao gồm:
 Bản tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
- Biểu cấp bậc kỹ thuật: Quy định cấp bậc kỹ thuật của các loại công việc, được coi là cơ sở để xếp người
lao động vào những thang lương khác nhau.
- Biểu cấp bậc nghiệp vụ: Quy định trình độ năng lực của từng loại lao động trực tiếp.
 Thang lương: Quy định số bậc lương trong một ngạch lương và hệ số lương trong một ngạch lương
nào đó.
 Mức lương: Là số tuyệt đối về lương trong một đơn vị thời gian của các loại công nhân.
e. Các hình thức trả lương
 Trả lương theo sản phẩm
Là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành. Hình thức này cho phép
kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nhưng khó áp dụng với
những công việc không cố định và khó lượng hoá. Có các hình thức sau:
- Theo sản phẩm trực tiếp: Tiền lương được trả căn cứ vào số lượng và đơn giá lương qui định cho một
sản phẩm (áp dụng cho công nhân sản xuất trực tiếp).
- Theo sản phẩm gián tiếp: Tiền lương được tính theo tỷ lệ hoàn thành định mức lao động của công nhân
trực tiếp sản xuất (áp dụng cho công nhân phục vụ).
- Theo mức độ giao khoán công việc: Tiền lương được trả căn cứ vào mức giao khoán về số lượng sản
phẩm phải hoàn thành trong thời gian tương ứng (áp dụng khi công việc cần phải hoàn thành trước thời
hạn hoặc cần phải giảm số lượng lao động cần thiết).
- Theo sản phẩm luỹ tiến: Tiền lương tính như trả lương theo sản phẩm nhưng đơn giá lương cho một đơn
vị sản phẩm thay đổi theo tỷ lệ vượt mức kế hoạch.
- Theo sản phẩm có thưởng: Tiền lương tính như trả lương theo sản phẩm nhưng có kết hợp thưởng nhằm
khuyến khích tăng năng suất lao động.
 Trả lương theo thời gian
Là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động để trả lương cho người lao động. Hình thức này có
hạn chế là chưa quan tâm đến số lượng lao động tiêu hao. Hình thức
này áp dụng để trả lương cho những công việc không định mức được, không thống kê được kết quả công
tác. Có hai hình thức:
- Theo thời gian: Tiền lương được tính theo mức lương quy định tương ứng với thời gian làm việc (lương
giờ,ngày, tháng).
- Theo thời gian có thưởng: Là trả lương tho thời gian nhưng có kết hợp thưởng khi số sản phẩm làm ra
đạt hoặc vượt khối lượng, đảm bảo chất lượng quy định.
4. ANH CHỊ HÃY NÊU SẢN PHẨM VẬN TẢI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM VẬN TẢI
Khái niệm sản phẩm vận tải: là sự dịch chuyển một khối lượng hàng hoá, một số lượng hành khách trên
một khoảng cách nhất định
Đặc điểm:
* Sản phẩm vận tải có giá trị và giá trị sử dụng, có cầu, có cung, có sự cân bằng cũng như sự khác biệt
giữa cung cầu sản phẩm vận tải trong thị trường.
- Giá trị sản phẩm vận tải: Là hao phí lao động xã hội kết tinh trong một đơn vị sản phẩm vận tải. Khi quá
trình vận tải kết thúc thì giá trị của sản phẩm vận tải được
chuyển vào giá trị của hàng hoá.
- Giá trị sử dụng: Làm thoả mãn, hài lòng nhu cầu vận chuyển của chủ hàng và của hành khách. Ngoài ra
còn có các dịch vụ phục vụ hành khách trong vận chuyển.
* Sản phẩm vận tải không có hình thái vật chất cụ thể, không nhìn thấy được nên không thể dự trữ sản
phẩm, tuy nhiên có thể dự trữ được về năng lực chuyên chở.
* Khi đánh giá chất lượng sản phẩm vận tải người ta phải dùng hệ thống chỉ tiêu riêng, các chỉ tiêu này
liên quan tới các giai đoạn, các hoạt động trong quá trình vận tải như:
- Thời gian vận chuyển hàng hoá, hành khách trên đường.
- Sự hợp lý giữa thời gian đi đến của một hành trình.
- Mức độ mất mát, hư hỏng hàng hoá khi vận chuyển.
- Mức độ tiện nghi trên phương tiện.
- Mức độ thuận tiện khi chuyển tiếp phương tiện.

- Các dịch vụ bổ sung để phục vụ hành khách khi đi lại như ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí.
5. ANH CHỊ HÃY NÊU VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA VẬN TẢI
Vai trò:
Vận tải tạo nên những điều kiện hoạt động của các xí nghiệp sản xuất thông qua việc vận chuyển nguyên
vật liệu cho các xí nghiệp và vận chuyển sản phẩm đã hoàn thành tới nơi tiêu thụ.
Vận tải tạo nên quy mô, chủng loại sản phẩm sản xuất của khu vực.
Vận tải quyết định việc sản phẩm sản xuất ra có tiêu thụ được hay không. Do đó vận tải có thể quyết định
khu vực đó có nên sản xuất tiếp hay không sản xuất nữa.
Vận tải tạo nên chất lượng và giá trị của hàng hoá. Vận tải liên quan phần nào đến chất lượng của sản
hẩm khi đưa chúng đến nơi tiêu thụ, tiêu dùng đặc biệt là các loại hàng hoá dễ hỏng, mau hỏng, hay giá trị
thay đổi theo thời gian.
Chức năng:
Chức năng kinh tế
Vận tải làm thoả mãn nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách của xã hội, những nhu cầu này được thực
hiện sẽ thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
 Chức năng xã hội
- Vận tải phục vụ sự đi lại của con người và làm tăng sự hiểu biết của họ.
- Vận tải thu hút một số lượng lao động làm việc rất lớn.
- Vận tải thực hiện nhiều chính sách của Đảng và nhà nước.
- Vận tải phục vụ an ninh quốc phòng.
 Chức năng quốc tế
- Nếu xét trong phạm vi một quốc gia thì vận tải là bộ phận không gian không thể thiếu, vận tải làm cầu
nối giữa vùng này với vùng khác, khu vực này với khu vực khác, giữa nơi sản xuất với nơi tiêu thụ sản
phẩm.
- Nếu xét trong môi trường quốc tế thì vận tải còn có vai trò trong xuất nhập khẩu và trong du lịch quốc
tế, trong giao lưu trao đổi, hợp tác về chính trị, văn hoá, xã hội.
6. ANH CHỊ HÃY NÊU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP VẬN
TẢI
Tổ chức và quản lý lao động trong doanh nghiệp vận tải
a. Đặc điểm của lao động vận tải
- Phạm vi lao động của người lao động trong ngành vận tải diễn ra ngoài phạm vi doanh nghiệp, trải rộng
khắp mọi nơi nên việc quản lý lao động gặp nhiều khó khăn.
- Yêu cầu về số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất ở các hình thức vận tải khác nhau là khác
nhau. Vận tải ô tô ít, vận tải sắt và hàng không cần nhiều lao động tham gia.
- Quá trình sản xuất vận tải phải liên tục nên người lao động phải làm việc suốt ngày đêm (phải có chế độ
làm việc hợp lý).
- Quá trình tổ chức sản xuất các đơn vị, cá nhân phải phối hợp chặt chẽ với nhau, hoạt động phải thống
nhất và tuyệt đối tuân theo quy định của ngành để hoàn thiện các giai đoạn của quá trình sản xuất.
b. Phân loại lao động
 Theo tính chất tham gia vào quá trình sản xuất
- Lao động trực tiếp: Là những người điều khiển phương tiện và làm các công việc hỗ trợ trên phương
tiện. Lao động trực tiếp chiếm đa số trong tổng lao động của doanh nghiệp và phụ thuộc vào số lượng
phương tiện và khối lượng công việc thực hiện.
- Lao động gián tiếp: Gồm lao động quản lý và lao động phục vụ ở các bộ phận chứcnăng của doanh
nghiệp. Số lượng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động. Chức năng quản lý của doanh nghịêp được
chia thành nhiều lĩnh vực, với mỗi lĩnh vực được chuyên môn hoá và được giao cho các bộ phận, các
phòng ban chức năng thực hiện.
Theo chức danh: điều độ tuyến, gác ghi, khách vận, hóa vận.
 Theo trình độ: Lao động yêu cầu về trình độ và lao động không yêu cầu về trình độ.
 Theo chế độ sử dụng lao động: Lao động hợp đồng (dài hạn, ngắn hạn) và lao động thử việc.
c. Yêu cầu tổ chức lao động
- Chỉ đạo sản xuất tập trung, mỗi đơn vị, cá nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của cấp trên và
quy định của ngành.
- Đảm bảo tính khoa học, hợp lý, phải có sự hiệp đồng lao động chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất bộ
phận.
- Phát huy tốt chức năng của các phòng ban tham mưu cho công tác quản lý.
- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua phát huy sáng kiến và áp dụng rộng rãi các kinh nghiệm
tiên tiến trong thực tế sản xuất.
d. Nguyên tắc và hình thức tổ chức lao động
Nguyên tắc
- Tuân thủ luật lao động.
- Phù hợp với đặc thù quá trình sản xuất kinh doanh vận tải của doanh nghiệp.
- Tăng năng suất lao động.
- Quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động.
- Thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động của mỗi lao động.
- Có kế hoách bồi dưỡng, đào tạo, tổ chức phân phối hợp lý lao động trong toàn ngành, trong từng đơn vị
sản xuất, chú ý giảm lao động nặng nhọc cho người lao động bằng việc cải tiến trang thiết bị và điều kiện
làm việc.
Hình thức tổ chức lao động
Đối với lao động trực tiếp
- Lao động làm nhiệm vụ điều khiển quá trình vận tải: Nhiệm vụ của các lao động này là tham gia điều
khiển các quá trình vận tải nên phải làm việc suốt ngày đêm
kể cả ngày lễ Tết.
- Lao động làm trên phương tiện vận tải: Nhiệm vụ các lao động này là điều hành các phương thức vận tải
theo hành trình quy định nên chế độ làm việc hợp lý phải căn cứ vào hành trình của phương tiện.
 Đối với lao động gián tiếp: Thường làm việc theo chế độ hành chính theo quy định của nhà nước.
e. Năng suất lao động
Khái niệm: Năng suất lao động là số lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng mà người lao động thực hiện
được trong một đơn vị thời gian. Đơn vị đo là T.Km (HK.Km)/người.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động:
- Điều kiện làm việc của người lao động.
- Điều kiện về sức khoẻ, tâm lý của lao động.
- Phương pháp tổ chức quản lý lao động doanh nghiệp.
- Trình độ tay nghề của người lao động.
Các biện pháp tăng năng suất lao động:
- Tổ chức thực hiện tốt nơi làm việc, cải thiện các điều kiện làm việc.
- Tổ chức khám chữa bệnh, tạo môi trường làm việc hợp lý, trong lành, vui vẻ, thoải mái.
- Sử dụng các đòn bẩy kinh tế: lương, thưởng.
- Cố gắng thực hiện chuyên môn hoá trong sản xuất.
- Tổ chức đào tạo.
- Thực hiện chuyên môn hoá trong sản xuất và phân công đúng nhiệm vụ.
- Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý.

You might also like