You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ

BÁO CÁO DỰ ÁN NHÓM VẬN HÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS


NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI/ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG CÁT LÁI

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Hương Giang

Nhóm sinh viên thực hiện:


1. Lê Phương Anh - 221000445
2. Nguyễn Thanh Hằng - 221001834
3. Quách Thị Cẩm Nhung - 221000446
4. Nguyễn Thị Minh Trang - 221001879
5. Phạm Thị Xuân - 221000435

Hà Nội, tháng 10 – 2023


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
Hoạt động tải và vận chuyển hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong kinh tế toàn
cầu, đó là lý do tại sao họ luôn là một vấn đề tài quan trọng và được nghiên cứu rộng rãi.
Vận chuyển hàng hóa không chỉ góp phần phát triển các ngành sản xuất và thương mại
mà còn là một mối liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng quốc tế.
Với lợi thế địa lý, Việt Nam có đường biển kéo dài hơn 3.260 km và có vị trí chiến
lược nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện tự
nhiên thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển nói chung và ngành hàng hải nói riêng.
Tuy nhiên để có thể phát huy hết tầm quan trọng của ngành vận tải biển cũng như tận
dụng tiềm năng của ngành chúng ta cần phải có một phương pháp khai thác, một quy trình
vận chuyển hợp lý…nhằm rút ngắn thời gian chuyến đi cho tàu. Vì thế vấn đề cấp thiết
cần quan tâm hiện nay là cần phải có những biện pháp hợp lý để nghiên cứu, hoàn thiện
hơn nữa quy trình vận chuyển hàng hóa từ cảng tới cảng bằng đường biển nhằm rút ngắn
thời gian vận chuyển, đơn giản hóa quy trình thủ tục, góp phần vào việc mang lại nhiều
giá trị hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp, qua đó đóng góp phần nào vào sự phát
triển của ngành vận tải cả nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta với các nước
khác trong khu vực và trên thế giới.

Công ty cổ phần Cảng Cát Lái là một trong những doanh nghiệp có sự quan tâm
đến vấn đề này và có một số thành công trong quá trình thực hiện. Tuy vậy nhưng hoạt
động vận tải của công ty vẫn còn nhiều hạn chế và sơ sót. Trong quá trình áp dụng vào
hoạt động thực tiễn của công ty cần phải có sự linh hoạt, nhạy bén với thị trường để rút ra
các bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình hoạt động.

Bài tập lớn của nhóm sinh viên chúng em về đề tài “Báo cáo dự án nhóm vận hành
dịch vụ Logistics nghiên cứu hoạt động vận tải, vận chuyển hàng hóa tại Công ty Cổ
phần Cảng Cát Lái” được triển khai với các nội dung sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về vận tải/ vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hoạt động vận tải/ vận chuyển hàng hóa tại Công ty Cổ phần
Cảng Cát Lái

Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động vận tải/ vận chuyển
hàng hóa tại Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN TẢI/VẬN CHUYỂN HÀNG HÓACỦA DOANH
NGHIỆP
1.1. Khái niệm, vai trò và vị trí của vận tải

1.1.1. Khái niệm vận tải


Vận tải (vận chuyển) là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm
thay đổi vị trí của hàng hóa và con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện
vận tải. Vận chuyển thường xuyên liên quan đến những hoạt động chuyển giao được thực
hiện bởi con người hoặc tài sản với mục tiêu chính là kinh tế, thường là để đạt được lợi
nhuận hoặc mục tiêu kinh tế khác.
Hoạt động vận tải được các nhà khoa học định nghĩa: Vận tải là hoạt động kinh tế
có mục đích của con người nhằm thay đổi vị trí hàng hóa và con người từ nơi này đến nơi
khác bằng các phương tiện vận tải, Vận tải hàng hóa được coi là sự di chuyển hàng hóa
trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu
mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vận tải để cung ứng hàng hóa tới
khách hàng đúng thời gian và địa điểm yêu cầu, đảm bảo an toàn hàng hóa với mức chi
phí hợp lý.

1.1.2. Vai trò của vận tải


Trong sản xuất, vận tải khi thỏa mãn nhu cầu tăng năng suất, người ta chỉ có thể dự
báo năng lực chuyên chở của phương tiện vận tải như: toa xe, đầu kéo, ôtô, tàu thủy…
chứ không thông báo số lượng nguyên liệu dự trữ cho sản xuất kinh doanh vận tải.
Suy cho cùng, vận tải là một ngành kinh tế – kỹ thuật tổng hợp, đa dạng, được gắn
liền với kết cấu hạ tầng quốc gia, giải quyết những vấn đề sản xuất kinh doanh và lưu
thông phân phối cho mỗi nước và toàn cầu bằng khoa học công nghệ hiện đại, luật pháp
giao nhận minh bạch do một đội ngũ có tay nghề thực thi. Đây là một ngành vật chất đặc
biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, tạo ra những sản phẩm
mới như: container hóa cảng biển và logistics.
Vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng trong logistics và vai trò này sẽ tăng lên bởi
chi phí cho vận chuyển chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong logistics. Do đó, những nhà tổ
chức logistics càng cố gắng đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của
logistics lên cao bằng cách giảm chi phí vận tải.
Theo số liệu thống kê, vào những thập niên 80 của thế kỷ XX, nước Mỹ đã chi
khoảng 700 tỷ USD/năm cho chi phí vận tải của ngành công nghiệp. Chi phí này là quá
lớn.
Ở 2 nước xuất gạo châu Á như Thái Lan và Việt Nam, tuy giá thành gạo của hai
nước gần như tương đương nhưng trong vòng 20 năm qua, gạo của Thái Lan vẫn chiếm
lĩnh thị trường thế giới và Đông Nam Á vì chi phí vận tải của Thái Lan thấp và thuận lợi
hơn Việt Nam.
Nói tóm lại, vận tải ảnh hưởng rất lớn đến giá thành trong lưu thông phân phối và
sản xuất kinh doanh của các nước trên thế giới. Vừa qua, cuộc cách mạng “điện tử – số
hóa” và “thông tin – liên lạc” càng thúc đẩy vận tải phát triển nhanh về khoa học – công
nghệ, nhằm tạo ra hiệu quả và sự cạnh tranh trên thương trường. Chỉ trong vòng chưa đầy
một thế kỷ đã xuất hiện container hóa các cảng biển và logistics hóa toàn cầu. Đây sẽ là
tiền đề thuận lợi để các nhà vận tải cũng như hoạt động logistics cùng hoạch định chiến
lược vận tải phù hợp với thực tế, mang lại hiệu quả cao.

1.1.3. Vị trí của vận tải


- Vận tải đóng góp cho sự phát triển và hoạt động của mọi ngành kinh tế, để lưu
thông hàng hóa, tìm kiếm doanh thu ngành kinh tế bắt buộc phải có sự tham gia,
luân chuyển của vận tải.
- Vận tải thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước: là một trong
các yếu tố giúp gắn kết “bề ngoài” với các quốc gia trên thế giới.
- Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội để
phát triển do vận tải là phương thức trao đổi và cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho các
khu vực.
1.2. Đặc điểm của hoạt động vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hoá là sản phẩm dịch vụ nên khác với sản phẩm vật chất khác, vận
chuyển hàng hoá có các đặc điểm nổi bật như tính vô hình, tính không tách rời, tính
không ổn định và tính không lưu giữ được.

- Tính vô hình không thể thấy vì nó không hiện hữu trước khi mua nó và người sử
dụng dịch vụ vận chuyển hàng hoá sẽ không thể biết trước được là lô hàng đó có
được vận chuyển đúng theo lịch trình, có đảm bảo được an toàn và đúng nơi nhận
hay không mãi cho tới khi nhận được hàng.
- Tính không ổn định có thể do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan gây ra, những
yếu tố không kiểm soát được như yếu tố giao thông, tình hình thời tiết, chất lượng
phương tiện, kho bãi... sẽ gây tác động không nhỏ đến tính ổn định của dịch vụ vận
chuyển.
- Tính không lưu kho được vào mùa cao điểm, vào thời kì này các đơn vị vận
chuyển cần huy động một nguồn lớn các phương tiện vận chuyển để có thể đáp
ứng được nhu cầu cầu vận chuyển để đảm bảo phục vụ. Và đến khi nhu cầu vận
chuyển xuống thấp thì các đơn vị vận tải phải tốn các chi phí về bảo dưỡng, tu sửa,
khấu hao tài sản...
1.3. Các thành phần tham gia vào vận chuyển hàng hóa
Hoạt động vận chuyển hàng hóa là sự tham gia của các nhóm đối tượng sau: người
gửi, người nhận, các hãng vận tải và đại lý trung gian, cơ quan quản lý nhà nước, cộng
đồng công chúng và internet. Các nhóm đối tượng này có mối liên kết với nhau vô cùng
chặt chẽ thành một hệ thống thông qua hàng loạt các hoạt động có liên quan thường
xuyên.
Người gửi và người nhận: người gửi là người có hàng bán và nhu cầu vận chuyển
hàng hóa đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian xác định. Người nhận là bên có
yêu cầu được vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng số lượng và
chất lượng với mức giá thỏa thuận như theo đơn đặt hàng đã ký kết với bên bán. Hai đối
tượng này có chung mối quan tâm tới việc vận chuyển hàng từ địa điểm đi tới địa điểm
đến trong khoảng thời gian và chi phí tối ưu nhất.
Hãng vận tải và đại lý vận tải: là đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ vận tải với
mong muốn tối đa hóa doanh thu cho việc vận chuyển trong khi giảm tối thiểu các chi phí
liên quan như chi phí nhân công, nhiên liệu hay phương tiện…Đại lý vận tải sẽ tận dụng
tính kinh tế nhờ quy mô và khoảng cách bằng việc hợp nhất các kiện hàng của nhiều gửi
vào một lần vận chuyển sau đó tối đa hóa không gian chứa hàng và tuyến đường vận
chuyển, đảm bảo giao hàng hóa đến nơi yêu cầu.
Các cơ quan quản lý nhà nước: luôn giám sát và kiểm soát sát sao các hoạt động
vận tải vì tầm quan trọng của dịch vụ vận tải với sự phát triển của kinh tế và xã hội.
Công chúng: không tham gia vào việc vận chuyển hàng hóa nhưng có khả năng
tạo nên dư luận xã hội và gây sức ép ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải.
Internet: kết nối các đối tượng tham gia vận tải khác, giúp họ trao đổi thông tin và
tìm kiếm các cơ hội.
Công chúng

Các cơ quan
QLNN

Người gửi Hãng vận tải Người nhận


hàng và đại lý hàng

Internet

Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia vận tải
Nguồn: Nguyễn Thành Hiếu – Quản trị chuỗi cung ứng, 2015

1.4. Phân loại các loại hình vận tải/ vận chuyển hàng hóa

Phương Ưu điểm Nhược điểm


thức

Đường Chi phí cố định thấp (oto) Mất thêm thời gian, chi phí
bộ trả tại các trạm thu phí
Chi phí biến đổi trung bình
đường dài.
Tính cơ động và tính tiện lợi cao, có thể đến được
Tiềm ẩn nguy cơ tắc đường,
mọi nơi, mọi chỗ, với lịch trình vận chuyển rất linh
tai nạn giao thông.
hoạt => là phương thức vận chuyển nội địa phổ
biến, cung cấp dịch vụ nhanh chóng, đáng tin cậy, Không vận chuyển được
an toàn, thích hợp với những lô hàng vừa và nhỏ, hàng hóa cỡ lớn
tương đối đắt tiền với cự li vận chuyển trung bình Phụ thuộc vào thời tiết.
và ngắn

Đường Chi phí biến đổi thấp Chi phí cố định cao (tàu, nhà
sắt ga, bến bãi)
Giá cước tương đối thấp
Kém linh hoạt, Tàu hoả chỉ
Thường thích hợp với các loại hàng có trọng lượng
có thể cung cấp dịch vụ từ
lớn, khối lượng vận chuyển nhiều, và cự li vận
ga này tới ga kia (terminal -
chuyển dài.
toterminal), chứ không thể
Ví dụ các nguyên vật liệu như than, gỗ, hoá chất và đến một địa điểm bất kì
hàng tiêu dùng giá trị thấp như giấy, gạo, thực phẩm (point-topoint) theo yêu cầu
và với khối lượng cả một toa hàng của doanh nghiệp. thường đi,
đến theo lịch trình cố định,
tần suất khai thác các chuyến
không cao, tốc độ chậm

Đường Tốc độ nhanh nhất, vận tốc vượt trội Chi phí cố định cao
hàng
An toàn hàng hóa tốt thích hợp với những mặt hàng Chi phí biến đổi cao
không
mau hỏng, gọn nhẹ, có giá trị lớn, nhất là khi có yêu
Thủ tục kiểm tra hàng hóa,
cầu vận chuyển gấp
chứng từ phức tạp
Linh hoạt, cơ động cao có thể đáp ứng nhanh chóng
Mức độ tiếp cận thấp
nhu cầu chuyên chở hàng hoá về mặt thời gian giao
hàng, khối lượng chuyên chở và số lượt bay trên Khối lượng vận chuyển bị
một tuyến đường hạn chế

Đường Tổng chi phí thấp nhất (1/6 so với vận tải hàng Tốc độ chậm
thủy không; 1/3 so với đường sắt; 1/2 so với đường bộ)
Chịu ảnh hưởng nhiều của
Thích hợp với những thứ hàng cồng kềnh, lâu hỏng, thời tiết và các tuyến đường
giá trị thấp (vật liệu xây dựng, than đá cao su) và vận chuyển có hạn (phụ
hàng đổ rời (cà phê, gạo), trên các tuyến đường thuộc vào mạng lưới sông
trung bình và dài. ngòi và bến bãi)

Tính linh hoạt k cao


Mức độ tiếp cận thấp

Đường Chi phí biến đổi thấp nhất Chi phí cố định rất cao
ống
Chi phí vận hành không đáng kể Là con đường hữu Vận tốc trung bình khá
hiệu và an toàn để vận chuyển chất lỏng và khí hoá chậm(5-7km/h)
lỏng (xăng dầu, gas, hoá chất)

Khả năng vận chuyển liên tục 24/24, không chịu


ảnh hưởng của thời tiết

Bảng 1: Phân loại các loại hình vận tải/ vận chuyển hàng hóa
1.5. Quy trình vận chuyển hàng hóa
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu vận chuyển từ khách hàng

Khi người gửi có nhu cầu vận chuyển một đơn hàng, bưu phẩm hoặc bưu kiện nào
đó, họ sẽ trực tiếp liên hệ với công ty giao hàng toàn quốc. Ngay khi nhận được liên hệ từ
bạn, bên vận chuyển sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin chi tiết về đơn hàng. Sau khi hoàn
tất bước này, đơn vị vận chuyển sẽ xác nhận yêu cầu từ bạn để tiến hành báo giá phí giao
hàng.

Bước 2: Báo giá vận chuyển

Sau khi tiếp nhận yêu cầu vận chuyển từ khách hàng, đội ngũ nhân viên của đơn vị
vận chuyển sẽ dựa trên thông tin được cung cấp như loại hàng, số lượng, địa chỉ cần
chuyển đến… để tính toán và báo giá vận chuyển cho khách.

Với những đơn hàng số lượng lớn và cần xác thực trực tiếp, bên vận chuyển có thể
cử người xuống tận nơi gửi hàng hoặc bạn có thể mang hàng đến bưu cục để đo đạc, tính
toán.

Bước 3: Vận chuyển hàng hóa đến địa chỉ nhận

Sau bước báo giá, khi cả hai bên đã thống nhất các điều khoản và đồng ý thực hiện
hoạt động vận chuyển thì các công ty vận tải sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Sau đó, họ sẽ
tiếp nhận hàng hóa, phân loại và xử lý đơn hàng để tiến hành chuyển đến người nhận.

Trong suốt quá trình vận chuyển, hàng hóa sẽ được cập nhật trạng thái trên hệ
thống quản lý. Người gửi chỉ cần nhập mã vận đơn lên hệ thống là có thể biết được đơn
hàng của mình đang đi đến đâu và bao giờ người nhận nhận được hàng.
Bước 4: Thu phí dịch vụ vận chuyển

Hàng hóa sau khi được công ty giao nhận chuyển đến đúng địa chỉ của người nhận
và xác nhận hoàn thành quá trình giao hàng thì họ sẽ tiến hành thu phí dịch vụ.
Chương 2:
Thực trạng hoạt động vận tải/ vận chuyển hàng hóa tại doanh nghiệp
2.1 Khái quát chung về doanh nghiệp

2.1.1. Thông tin chung

Tên quốc tế CAT LAI PORT JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt CAT LAI PORT JSC

Mã số thuế 0305168938

Địa chỉ Đường Nguyễn Thị Định, Phường Cát Lái, Thành phố Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Người đại diện LÊ CHÍ ĐĂNG

Điện thoại 0837423499-08374

Ngày hoạt động 2007-08-27

Quản lý bởi Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh

Loại hình DN Công ty cổ phần

Tình trạng Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Bảng 2.1 Thông tin về Công ty Cổ phần cảng Cát Lái

2.1.2. Lịch sử ra đời, phát triển của doanh nghiệp


Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa Công ty Đầu
tư và Xây dựng Thanh niên xung phong (CINCO), nay là Công ty TNHH MTV Dịch vụ
công ích TNXP và Công ty Tân Cảng Sài Gòn, nay là Công ty TNHH MTV Tổng công ty
Tân Cảng Sài Gòn.

Ngày 27/08/2007 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 4103007643 để đầu tư xây dựng phát triển khu đất 6,2 ha và mặt nước tiếp giáp khu
đất mà Công ty Liên doanh Vitaico đã di dời thành cảng liên hoàn với khu cảng container
hiện hữu Tân Cảng Cát Lái của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn kết hợp kinh tế và phục
vụ an ninh - quốc phòng theo đúng định hướng quy hoạch cảng của Chính phủ và thành
phố Hồ Chí Minh.

- Giai đoạn 9/2007 đến hết tháng 12/2008 Công ty đã tiến hành các thủ tục xin giấy
chứng nhận đầu tư và đầu tư xây dựng từ khu đất, cầu cảng chuyên dùng của Công
ty Vitaico cũ, thành Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái với quy mô 216 mét câu cảng
container chuyên dụng có khả năng tiếp nhận tàu 3 vạn tấn sức chở 2.500 teu có
thể cập cảng và 6,2 ha bãi hàng container cùng với các thiết bị xếp dỡ phục vụ cho
hoạt động khai thác cảng biển bao gồm: cẩu khung Mijack, cẩu bờ K.E.
- Ngày 30/05/2008 chính thức trở thành công ty đại chúng
- Ngày 07/01/2009 Cục Hàng hải Việt Nam cấp giấy phép chính thức đưa cầu cảng
vào hoạt động.
- Tháng 12/2009 Công ty hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Đại lý giao nhận
vận tải xếp dỡ Tân Cảng đầu tư khai thác bến tàu 2.200 DWT (bến sà lan B7)
- Năm 2011: Công ty đầu tư tiếp một cẩu bờ container dạng khung chạy trên ray tạo
thành hệ thống thiết bị cẩu bờ hiện đại.
- Tháng 01/2013: Thành lập phòng điều hành logistics theo chủ trương mở rộng
ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tháng 03/2013: Công ty trở thành Công ty đại chúng quy mô lớn
- Tháng 10/2015: Hoàn thành việc lắp đặt dựng và khai thác thêm 2 cẩu RTG 6+1
mới 100% tại cảng Cát Lái.
- Tháng 08/2018: Mua đất chuẩn bị xây dựng nhà văn phòng Công ty
Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty cổ phần Cảng Cát Lái không ngừng phát
triển lớn mạnh. Giai đoạn từ khi thành lập đến cuối năm 2008, Công ty triển khai đầu tư
xây dựng toàn diện hệ thống cầu cảng, bến bãi, máy móc thiết bị hiện đại và đồng thời
tuyển dụng, đào tạo cán bộ - công nhân viên, hoàn thiện bộ máy tổ chức, chuẩn bị nguồn
lực cho chiến lược phát triển lâu dài.

2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh


- Trở thành tập đoàn kinh tế - quốc phòng hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế biển và
dịch vụ logistics.
- Kết nối lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế biển, nâng tầm thương hiêu quốc
gia, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ chính
Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái được thành lập ngày 27/08/2007 với chức năng và
nhiệm vụ chính là thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và khai thác cầu cảng chuyên
dụng xếp dỡ hàng container của Cảng Cát Lái tại phường Cát Lái, quận 2, TP Hồ Chí
Minh.

2.1.5. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và nhân sự tại Công ty CP Cảng Cát Lái Đại hội cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các
cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những
vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài
chính hàng năm của Công ty và tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm
thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của
Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền
lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng
quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Công ty thông qua Ban điều hành Công ty.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm và thành viên Hội đồng quản trị có thể
được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị hiện
nay là 5 người.
Ban kiểm soát

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm và thành viên Ban
kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát chịu sự quản
lý trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài
chính của Công ty, giám sát việc tuân thủ chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quy trình,
quy chế nội bộ của Công ty, thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo Đại hội đồng
cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của Báo cáo tài chính của Công ty.

Trong Ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về tài
chính, kế toán. Thành viên này không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính
của Công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của Công ty kiểm toán độc lập
đang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty. Số lượng thành viên Ban kiểm
soát hiện nay là 3 người.

Ban giám đốc

Ban Giám đốc của Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức
điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo
những chiến lược và kế hoạch đã được hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông
qua. Ban Giám đốc gồm có 02 thành viên, trong đó có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc.

Các phòng chức năng

Phòng Tổ chức Lao động và Hành chính, Phòng Tài chính – Kế hoạch kinh doanh,
Phòng Quản lý Đầu tư và Quản lý công trình, Phòng Điều Hành Logistics: được tổ chức
chuyên môn hóa. Đứng đầu các Phòng là các Trưởng phòng có nhiệm vụ triển khai, tổ
chức hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng dưới sự chỉ đạo của Ban Giám
đốc.

2.1.6. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp


Năm
2020 2021 2022
Chỉ tiêu

Tài sản ngắn hạn 280,44 331,84 383,5


Tài sản dài hạn 367,54 346,7 320,49

Nợ phải trả 29,26 30,29 53,62

Vốn chủ sở hữu 618,72 648,25 650,37

Doanh thu 189,55 191,84 194,43

Giá vốn hàng bán 84,61 88,57 71,22

Lợi nhuận sau thuế 116,74 127,87 130

Tổng tài sản 647,98 678,55 703,99

Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp KIDO từ năm 2020 đến năm 2022
(đơn vị: tỷ đồng)
Theo bảng dữ liệu tài chính của Cảng Cát Lái từ năm 2020 đến năm 2022, có thể thấy rằng
ldoanh lthu lcủa lcông lty ltrong lnăm l2022 llà l194,43 tỷ lđồng ltăng lthêm l2,59 tỷ lđồng lso lvới
lnăm l2021 lvà l4,88 tỷ lđồng lso lvới lnăm l2020. lNhư lvậy, lhoạt l4,3động lcủa lcông lty lvẫn luôn ở
trong lquỹ lđạo lổn lđịnh lvới lmức ldoanh lthu ltăng lqua lcác lnăm. lViệc ltăng ldoanh lthu ltrong
lnăm l2021 lvà l2022 lchủ lyếu llà ldo doanh thu bán hàng và cung cấp các dịch vụ vận tải, vận
chuyển hàng hóa tại cầu cảng.
Tổng tài sản của Cảng Cát Lái đã tăng 11,5% từ năm 2020 đến năm 2022, điều này cho
thấy sự phát triển tốt của công ty trong hoạt động kinh doanh. Tăng tổng tài sản tạo ra sức mua
mạnh và tương lai tốt hơn, cho phép Cảng Cát Lái đầu tư và phát triển mạnh hơn về cơ sở vật chất
kĩ thật tại cầu cảng.
Nợ phải trả của Cảng Cát Lái cũng đã tăng đáng kể trong cùng khoảng thời gian, có thể nói
Cảng Cát Lái đã vay nhiều hơn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh tại cảng.
Giá vốn hàng bán của Cảng Cát Lái đã giảm 6,1% trong cùng khoảng thời gian, việc này có
thể chỉ ra rằng Cảng Cát Lái đã thành công trong việc cải thiện hiệu quả trong công việc quản lý chi
phí. Điều này bao gồm các giải pháp như tối ưu hóa quá trình sản xuất, cắt giảm các chi phí không
cần thiết hoặc hiệu quả hơn trong quản lý dự án và tài sản. Sự cải thiện này đã giúp công ty giảm
chi phí sản xuất và giao dịch, dẫn đến giảm giá bán hàng hóa. Ngoài ra giá vốn hàng bán cũng là
yếu tố chỉ ra rằng công ty đang sử dụng tài nguyên, nguồn lực một cách hiệu quả, tiết kiệm thời
gian.
Lợi nhuận sau thuế của Cảng Cát Lái đã tăng 7,8% từ năm 2020 đến năm 2022 cho thấy
Cảng Cát Lái vẫn có khả năng sinh lời trong bối cảnh khó khăn có thể hiện thực hóa khả năng của
công ty thích nghi và đối phó với môi trường kinh doanh biến đổi đặc biệt trong đại dịch COVID
- 19. Tính tăng lợi nhuận khẳng định rằng công ty đã thực hiện các giải pháp cần thiết để tăng
cường khả năng sinh lời trong điều kiện khó khăn, bao gồm cả công việc quản lý chi phí và tối ưu
hóa hoạt động.
Như vậy, có thể thấy tình hình kinh doanh của Cảng Cát Lái những năm gần đây là khá ổn
định và hiệu quả, dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ môi trường kinh doanh và cạnh tranh,
Cảng Cát Lái vẫn giữ được vai trò là một trong những cơ sở hạ tầng giao thông biển quan trọng
nhất của Việt Nam, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế và thương mại của đất nước.
2.2. Hoạt động vận tải/ vận chuyển hàng hóa tại cảng Cát Lái

2.2.1. Hình thức vận tải/ vận chuyển hàng hóa mà cảng Cát Lái triển khai
Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái được xây dựng trên khu đất rộng 6,2ha với quy mô
216m cầu cảng nhận dịch vụ vận chuyển trong nước các loại hàng hóa, tài liệu... mà
không bị giới hạn về kích thước cũng như trọng lượng. Hơn thế nữa, công ty cũng nhận
những dịch vụ vận chuyển quốc tế khi liên kết với các đơn vị vận chuyển khác nhằm mục
đích mở rộng hoạt động vận tải tại khu vực nước ngoài. Để có thể hoạt động được như
vậy Công ty cổ phần Cảng Cát Lái đã sử dụng mô hình vận tải đa phương thức vào quá
trình chuyên chở hàng hóa.

Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) quốc tế là một phương pháp vận
tải trong đó hàng hóa được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác
nhau, trên cơ sở một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách
nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình chuyên chở từ một địa điểm nhận hàng ở nước
này đến một địa điểm giao hàng ở nước khác.

Đặc điểm của vận tải đa phương thức so với các phương thức vận tải truyền thống như
sau:

- Có ít nhất 2 phương thức vận tải tham gia;


- Trong suốt hành trình chỉ sử dụng một chứng từ duy nhất là chứng từ vận tải đa
phương thức (Multimodal Transport Document);
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO- Multimodal Transport Operator)
phải chịu trách nghiệm về hàng hóa kể từ khi nhận hàng để chở tại nơi đi cho đến
khi đã giao xong hàng cho người nhận ở nơi đến;
- Nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau
Quy mô của vận tải đa phương thức không chỉ gói gọn trong một nước mà mở rộng và
kết nối trên phạm vi toàn cầu.

Tại Công ty cổ phần Cảng Cát Lái, là sự kết hợp giữa các hình thức: vận tải đường ô
tô/ vận tải thủy nội địa – vận tải biển.

2.2.2. lCác lthành lphần ltham lgia lvận lchuyển lhàng lhóa, lthiết lbị lphương ltiện
ldùng ltrong lvận ltải tại Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái.
Cảng lCát lLái llà lmột ltrạm lgiao lnhận lhàng lhóa lquan ltrọng ltại lTP. lHồ lChí lMinh, lnơi
lhàng lhóa lđược lthu lgom, lxếp ldỡ lvà lquản llý ltrước lkhi lđược lvận lchuyển lđến lđiểm lđích.

Trang thiết bị phương tiện được dùng trong quá trình vận tải của Công ty cổ phần
Cảng Cát Lái vô vùng hiện đại với quy mô hết sức hoành tráng có thể kể đến là hệ thống
2.040m cầu tàu gồm 9 bến đón tàu và 1 bến sà lan giúp rút ngắn thời gian chờ đợi, trung
chuyển hàng hóa ra vào cảng biển nhanh chóng và hiệu quả.
Các lloại ltàu lbiển llà lcác lphương ltiện lchính ldùng lđể lvận lchuyển lhàng lhóa lqua lbiển.
lCác ltàu lbiển lcó lthể lcó lkích lthước và lloại lhình lkhác lnhau, ltừ ltàu lchở lcontainer lđến ltàu
lhỏa, ltàu lchở ldầu, lv.v.
Theo hình thức vận chuyển container bằng đường thủy thì theo ước tính, 6 chiếc sà
lan tự hành với tải trọng 54 TEU tương đương với hàng trăm chuyến container di chuyển
trên đường bộ và từ đó giảm áp lực lên hệ thống giao thông và giảm thiểu tai nạn.
Thêm nữa, tại cảng Cát Lái có hệ thống cần cẩu đa dạng, hiện đại từ cẩu giàn di
động, cẩu bờ cố định, cẩu nổi và cẩu khung với nhiều loại tải trọng nâng cùng bán kính
nâng hạ đa dạng, trong đó sức nâng tối đa là 100 tấn cùng hàng chục chiếc xe nâng lớn
nhỏ và xe nâng rỗng đáp ứng nhu cầu ngày cảng tăng, phục vụ việc nâng hạ, di chuyển,
sắp xếp hàng hóa, container từ tàu thuyền lên kho bãi hay từ kho bãi lên xe tải và ngược
lại.
Xe ltải lvà lxe lchuyên ldụng: lĐể lvận lchuyển lhàng lhóa ltừ lcảng lđến lđích lhoặc lngược llại,
lcông lty lsử ldụng lmột lloạt lcác lxe ltải lvà lxe lchuyên ldụng, lbao lgồm lxe lcontainer, lxe ltải lchở
lhàng llẻ, lxe lchở ldầu…lContainer llà lmột lphần lquan ltrọng ltrong lvận lchuyển lhàng lhóa. lĐể
phục vụ cho hình thức vận tải bằng đường ô tô thì Công ty cổ phần cảng Cát Lái đã trang
bị tới 140 chiếc xe đầu kéo để chuyên chở hàng hóa với số lượng lớn hoặc kích thước
cồng kềnh đa dạng đủ loại hàng hóa từ nguyên vật liệu xây dựng, hàng nông sản hay sản
phẩm công nghiệp, cần di chuyển với quãng đường dài như Hồ Chí Minh- Hà Nội.
lĐể ldi lchuyển lvà lxếp ldỡ lhàng lhóa, lcông lty lsử ldụng lcác lthiết lbị lnâng lhạ lnhư lcần lcẩu
lbiển, lxe lnâng lcontainer, lcần ltrục, lv.v. Ngoài ra còn có nhiều trang thiết bị vận tải hiện đại
khác.
Tải trọng/ Sức
Trang thiết bị Biểu tượng Số lượng
nâng/ Chiều dài

Bến tàu 1617m 9

Bến sà lan 423m 1

Bến phao 3

Cầu giàn di động 15

Cầu bờ 36-40T 20

Cầu nổi 50-100T 3

Cầu khung RTG 6+1 40T 26

Xe nâng hàng 42-45T 22

Xe nâng nhỏ 42T 2

Xe nâng rỗng 12

Xe đầu kéo 140

Tàu lai 7

Sà lan tự hành 54 TEU 6

Xáng cạp 1
Bảng 2.3. Hệ thống trang thiết bị của CTCP Cảng Cát Lái

2.2.3. Quy trình, các bước hoạt động vận tải hàng hóa tại Công ty Cổ phần
cảng Cát Lái
Trước hết, Depot được biết đến là một nơi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như: lưu kho
bãi, kho CFS, kho ngoại quan và bãi chữa container…Từ chính những dịch vụ hỗ trợ này
sẽ làm tăng khả năng lưu thông hàng hóa của cảng biển, đồng thời cũng sẽ kéo khả năng
vận chuyển container từ cảng và nội địa cũng tăng theo.

2.2.3.1. Quy trình, các bước hoạt động vận tải hàng hóa chung
Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái thực hiện một quy trình phức tạp và đa dạng để vận
chuyển và vận chuyển hàng hóa từ nguồn gốc đến điểm đến. Quy trình này bao gồm hàng
loạt bước và hoạt động quan trọng, mỗi bước khép kín góp ý vào công việc đảm bảo an
toàn, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thu thập tiếp nhận hàng hóa: Quy trình bắt đầu bằng cách thu thập hàng hóa từ
nguồn cung cấp hoặc khách hàng. Cảng Cát Lái phải xác định số lượng, loại hình và đặc
điểm của hàng hóa để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi. Nó cũng bao gồm việc tiếp tục
nhận hàng hóa tại một số điểm tiếp theo khác.
Lập kế hoạch và định tuyến vận chuyển: Công ty xác định cách tối ưu hóa vận
chuyển hàng hóa dựa trên nhiều yếu tố như loại hàng hóa, khoảng cách, thời gian để từ đó
đưa ra phương pháp đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không phù hợp nhằm đảm
bảo rằng hàng hóa được chuyển giao đúng thời hạn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách
hàng.
Lập trình hóa đơn và thủ tục tài chính: Tại đây các nhân viên tại Cảng Cát Lái phải
xử lý các tài khoản chính liên tục liên quan đến việc lập hóa đơn cho dịch vụ chuyển tiếp.
Quá trình này bao gồm cơ sở xác định giá cả, thu phí chi tiết và quản lý một lượng tài liệu
liên kết đến các giao dịch thanh toán.
Vận chuyển hàng hóa: Ở bước này sẽ thực hiện theo quy trình đã được xây dựng từ
trước chuyển đổi đa dạng và linh hoạt để đảm bảo rằng hàng hóa của khách hàng được
chuyển giao một cách an toàn và hiệu quả từ điểm xuất phát đến điểm đích. Điều này bao
gồm việc sử dụng một hàng loạt các phương tiện vận chuyển, từ xe tải đường bộ, tàu biển,
máy bay đến các phương tiện đặc biệt tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của khách hàng và
tính chất của hàng hóa.
Quản lý kho và lưu trữ: Công việc này là một phần quan trọng trong quá trình vận
hành và nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và chăm sóc đặc biệt. Mục tiêu của công việc này là đảm bảo
rằng hàng hóa được quản lý và bảo vệ đúng cách, tránh hư hỏng và mất mát trong suốt
quá trình lưu trữ và công ty Cảng Cát Lái luôn cam kết đảm bảo rằng hàng hóa của khách
hàng được quản lý và bảo vệ một cách an toàn và chuyên nghiệp nhất.
Phân phối hàng hóa đến điểm đích: Sau khi đến nơi, người phụ trách sẽ phải thực
hiện công việc phân phối hàng hóa đến khách hàng cuối cùng. Điều này có thể bao gồm
việc sắp xếp và giao hàng tới các địa điểm khác nhau.
Quản lý hoạt động và theo dõi: Công ty tiến hành một công việc quản lý tỉ mỉ và
theo dõi kỹ thuật lưỡng để đảm bảo rằng quá trình vận động diễn ra an toàn và đúng hẹn.
Điều này bao gồm việc quản lý mọi khía cạnh của quá trình chuyển đổi hàng hóa và theo
dõi quá trình vận chuyển từ đầu đến cuối.
Trên là các khâu thực hiện trong quá trình vận tải, vận chuyển hàng hóa tại Công
ty Cổ phần Cảng Cát Lái, thực tế thì quy trình này có thể thay đổi tùy chọn theo loại hàng
hóa, mục tiêu và yêu cầu của khách hàng từ đó đưa ra những kế hoạch cụ thể cho từng
đơn hàng nhằm đạt được sự phù hợp tối ưu.

2.2.3.2. Một số quy trình, các bước hoạt động vận tải hàng hóa tại Công ty Cổ phần
Cảng Cát Lái.
a) Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đang đã đang và sẽ là ngành mũi nhọn cùng phát
triển với nền kinh tế thị trường hội nhập. Đây được xem là hình thức vận tải phổ biến và
chiếm tỉ trọng cao trong ngành vận tải nước ta. Tại Công ty cổ phần Cảng Cát Lái thì vận
chuyển bằng đường ô tô sẽ hỗ trợ và kết hợp với vận tải đường thủy nội địa và vận tải
biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng vào đến nội địa và từ trung tâm lưu trữ, sản xuất đi
ra cảng để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc vận chuyển đến các vùng miền trong nước, qua
hệ thống kênh rạch, sông, biển.
Bước 1: Ký kết hợp đồng: Chủ hàng sẽ liên hệ với phòng thương vụ để ký kết
hợp đồng vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa với công ty.
Bước 2: Giao hàng: Chủ hàng hoặc người được ủy thác sẽ chịu trách nhiệm giao
hàng cho đơn vị chuyên chở để vận chuyển hàng đến cảng hoặc từ cảng đến kho.
b) Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Đối với hàng phải lưu kho bãi tại cảng:
Bước 1: Giao hàng cho cảng:
- Giao danh mục hàng hóa (Cargo List) và bố trí kho bãi cùng với lên phương án
xếp dỡ bằng việc đăng ký với phòng điều độ.
- Chủ hàng sẽ liên hệ với phòng thương vụ để ký kết hợp đồng lưu kho, bốc xếp
hàng hóa.
- Lấy lệnh nhập kho sau đó khai báo với hải quan và kho hàng.
- Giao hàng vào kho bãi của cảng.
Bước 2: Giao hàng cho tàu:
- Vận chuyển hàng từ kho đến cảng, lấy lệnh xếp hàng, kiểm nghiệm hàng hóa,
làm thủ tục hải quan
- Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu: việc xếp hàng lên tàu sẽ do công nhân cảng
phụ trách dưới sự giám sát của đại diện hải quan. Nhân viên kiểm đếm của cảng và tàu sẽ
phải ghi lại kết quả số lượng vào Final Report hoặc Tally Sheet và phía tàu và cảng sẽ
cùng ký xác nhận với nhau
- Khi tiến hành giao nhận một lô hoặc toàn bộ tàu thì cảng sẽ phải lấy biên lai
thuyền phó (Mate’s Receipt) để tiến hành lập vận đơn.
- Căn cứ vào hợp đồng mua bán và thư tín dụng L/C, cán bộ giao nhận sẽ phải lập
bộ chứng từ thanh toán, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa
(nếu cần). Người mua hoặc người bán sẽ chịu trách nhiệm tthanh toán các chi phí cần
thiết cho cảng như chi phí bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản và lưu kho tùy theo điều khoản
trong hợp đồng đã ký kết.

Đối với hàng hóa không lưu kho, bãi tại cảng:
Bước 1: Hàng hóa do người bán vận chuyển từ kho hoặc phương tiện vận tải của
mình đến cảng
Bước 2: Đăng ký với cảng và ký kết hợp đồng xếp dỡ
Bước 3: Số lượng hàng hóa sẽ được kiểm đếm, bàn giao và ghi lại vào Tally
Sheet có chữ ký xác nhận của ba bên (chủ hàng, cảng và tàu)
Bước 4: Giao hàng vào thanh toán các chi phí cần thiết theo như hợp đồng đã ký
kết.

Đối với hàng hóa xuất khẩu đóng container:


- Gửi hàng nguyên container (FCL/FCL):
+ Chủ hàng hoặc người được ủy thác sẽ điền vào Booking Note và đưa cùng với
danh mục hàng xuất khẩu cho đại diện hãng tàu để xin chữ ký.
+ Sau đó, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container cho chủ hàng hóa mượn và giao
lại Packing List và Seal
+ Chủ hàng hóa sẽ lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình mà mời
đại diện hải quan đến kiểm dịch và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng
xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong và kẹp chì container. Điều chỉnh lại Packing List
và Cargo List nếu cần thiết
+ Chủ hàng vận chuyển và giao container tại CY (Container Yard) đã quy định
hoặc hải quan cảng và lấy biên lai thuyền phó ký (Mate’s Receipt)
+ Sau khi hàng hóa đã được xếp lên trên tàu thì mang biên lai thuyền phó ký để
đổi lấy vận đơn.
- Gửi hàng lẻ (LCL/ LCL):
+ Chủ hàng hóa gửi cho hãng tàu Booking Note, cung cấp những thông tin cần
thiết về hàng hóa. Booking Note được chấp nhận thì sẽ tiến hành thỏa thuận về ngày, giờ,
địa điểm giao nhận hàng
+ Chủ hàng mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý tại kho CFS
hoặc ICD. Đại diện hải quan cảng sẽ đến kiểm tra, giám sát việc đóng hàng vào container
của người chuyên chở. Sau đó sẽ niêm phong, kẹp chì container. Hoàn thành nốt thủ tục
xếp dỡ và cấp vận đơn.
+ Người chuyên chở xếp container lên trên tàu và tiến hành vận chuyển
+ Lập bộ chứng từ cần thiết để thanh toán.

Đối với hàng hóa nguy hiểm: luật pháp ở Việt Nam quy định chất nguy hại phân
loại theo 9 loại và nhóm loại, dùng mã Quốc tế của Liên hợp quốc là UN là:
1. Nhóm chất nổ
2. Nhóm chất khí
3. Nhóm chất lỏng dễ cháy
4. Nhóm chất rắn nguy hiểm
5. Các chất oxit và peroxit
6. Các chất độc hoặc các chất gây nhiễm bệnh
7. Các chất phóng xạ
8. Các chất ăn mòn
9. Các chất và vật phẩm nguy hiểm khác
Cần đặc biệt chú ý vì nhóm hàng nguy hiểm một khi bị rò rỉ hay xảy ra sự cố sẽ
đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người. Quá trình đóng hàng, xếp dỡ hàng cần
đặc biệt tuân thủ chặt chẽ theo quy định của từng nhóm hàng và giám sát an toàn thường
xuyên.
Bước 1: Giao hàng đến khu vực giao nhận tập trung: Tại cảng Cát Lái đặc biệt
quan trọng việc đảm bảo an toàn trong xử lý hàng hóa nguy hiểm. Tại cảng đã triển khai
Khu vực giao nhận tập trung cho container chở hàng nguy hiểm để giảm nguy cơ cháy nổ
và để đảm bảo sự an toàn trong suốt quá trình vận chuyển và xử lý.
Bước 2: Xin giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
- Theo Nghị định số: 42/2020/NĐ-CP thì loại hàng này cần bắt buộc phải có
giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
- Hồ sơ đề nghị tùy theo từng loại hóa chất, về cơ bản gồm những giấy tờ sau:
• Giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định.
• Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.
• Bản sao Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản
sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.
• Bản sao phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, tuyến đường,
lịch trình vận chuyển, và biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất.

Bước 3: Sau khi hồ sơ được kiểm tra và chấp nhận, thì người vận chuyển sẽ được
cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, cho phép họ thực hiện hoạt động vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm một cách hợp pháp.

2.2.4. Chiến lược giá/ chi phí của DN vận tải/ vận chuyển hàng hóa
Giá lcố lđịnh: lĐây llà lmột lphương lpháp lgiá lcố lđịnh lcho lcác ldịch lvụ lcảng, lnghĩa llà
lcông lty lxác lđịnh lmột lmức lgiá lcố lđịnh lcho lmột lloạt lcác ldịch lvụ, lkhông lquan ltrọng lvề lquy
lmô lhoặc lthời lgian lsử ldụng. lĐiều lnày lcó lthể lthu lhút lcác lkhách lhàng lổn lđịnh lvà ldự lđịnh
lchi lphí ldễ ldàng.
Giá lbiến lđổi ltheo lthời lgian: lCông lty lcó lthể láp ldụng lgiá lbiến lđổi ldựa ltrên lthời lgian,
ltức llà lcác lgiá lsẽ lthay lđổi ltheo lgiờ, lngày lhoặc lmùa lvụ. lĐiều lnày lcó lthể lgiúp lquản llý ltải
lđỉnh lvà lđáp lứng lnhu lcầu lbiến lđổi lcủa lkhách lhàng.
Giá ltheo lquy lmô lhoặc ldịch lvụ: lCông lty lcó lthể láp ldụng lgiá ldựa ltrên lquy lmô lhoặc
ldịch lvụ lcụ lthể. lChẳng lhạn, lgiá lcho lcontainer llớn lcó lthể lkhác lvới lcontainer lnhỏ lhoặc ldịch
lvụ lbốc lxếp lriêng lbiệt lcó lthể lcó lgiá lriêng.
Giá lđặc lbiệt lhoặc lkhuyến lmãi: lĐể lthu lhút lthêm lkhách lhàng lhoặc lthúc lđẩy lsử ldụng
ldịch lvụ lcảng, lcông lty lcó lthể láp ldụng lgiá lđặc lbiệt lhoặc lchương ltrình lkhuyến lmãi ltrong
lthời lgian lcố lđịnh.
Giá lđàm lphán: lCho lcác lkhách lhàng llớn lhoặc lvận lchuyển lhàng lhóa llớn, lcông lty lcó
lthể lthương llượng lgiá ldựa ltrên lhợp lđồng ldài lhạn.
Điều lchỉnh lgiá ldựa ltrên lcác lyếu ltố lbên lngoài: lCác lyếu ltố lnhư lbiểu lđồ lbiển, lgiá lnhiên
lliệu lvà lcác lquy lđịnh lmới lcó lthể lảnh lhưởng lđến lgiá lcảng, lvà lcông lty lcó lthể lđiều lchỉnh lgiá
ltheo lthời lgian.
2.3. Sơ đồ mô hình vận tải/ vận chuyển hàng hóa của CTCP Cảng Cát Lái
Sơ đồ 2.2: Mô hình vận tải tại Công ty CP Cảng Cát Lái
2.4. Phân tích hoạt động vận tải/ vận chuyển hàng hóa của CTCP Cảng Cát Lái

2.4.1. Vị trí của DN trong chuỗi cung ứng và sự tương thích giữa vị trí và hoạt
động vận tải/ vận chuyển mà DN triển khai
Trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam, Cảng Cát Lái được coi là cảng container lớn nhất
trong nước giúp hàng hóa lưu thông rất mạnh. Để tiến trình nhập khẩu được diễn ra thì hàng hóa
phải đi qua cảng Cát Lái để thực hiện trung chuyển hàng ra nước ngoài, đây sẽ là điểm cảng cuối
cùng vận chuyển hàng Việt ra thị trường quốc tế.
Với phong độ như hiện tại, Cảng Cát Lái chiếm khoảng 50% thị phần con tainer xuất nhập
khẩu trên toàn nước và khoảng 90% thị phần tại khu vực phía Nam. Theo sự khẳng định của Tổng
công ty Tân Cảng Sài Gòn: “Cảng Tân Cảng - Cát Lái tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh - Cảng
lớn và hiện đại nhất Việt Nam, có sản lượng đứng TOP 21 cảng container lớn và hiện đại nhất thế
giới. Được quy hoạch với 160 ha bãi, 2.040m cầu tàu, đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng công nghệ
quản lý tiên tiến.”
Trong chuỗi cung ứng, Cảng Cát Lái đóng vai trò cũng như cung cấp các dịch vụ bốc xếp,
lưu kho, phân phối hàng hóa đến khu vực trên cả nước, ngoài ra công ty cũng thường xuyên tham
gia vào quản lý vòng đời sản phẩm cùng với chủ hàng để lập ra kế hoạch bảo quản và vận chuyển
hợp lý bằng các phương thức khác nhau. Cảng Cát Lái đã và đang làm tốt vai trò của mình trong
chuỗi cung ứng cả nước và hướng ra quốc tế với mục tiêu đáp ứng đủ yêu cầu khách hàng ngay cả
với những đơn vị khó tính nhất.
Ngoài ra, tại Cảng Cát Lái cũng có thể cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục hải quan,
giúp khách hàng xử lý các thủ tục liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Vì công ty hoạt
động nhiều trên các tuyến nội địa nên quy trình, thủ tục chứng từ giữa các bên và với cảng đơn
giản, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian chuyến đi cho tàu.
Một trong những lý do mà Tân cảng Cát Lái được tin tưởng và lựa chọn hàng đầu
trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam đó là các quy ltrình tại Cảng lcó ltính llinh lhoạt lcao, lcó
lthể lthay lđổi lvị ltrí llàm lhàng lnếu lcần lthiết ltheo lyêu lcầu lcủa lchủ ltàu. Chủ ltàu lcó lthể llựa
lchọn lcác lđơn lhàng lvận lchuyển lcó llợi lcho lhọ ltrong ltừng lđiều lkiện lcụ lthể. lCác lđơn lhàng
lphù lhợp lvới lkhả lnăng lvận lchuyển lcủa lcông lty lmà lmang llại lmức llợi lnhuận lcao lnhất.
Tham gia vào chuỗi cung ứng với vai trò là nhà vận tải uy tín và đóng góp vào lợi
ích kinh tế Việt Nam vô cùng lớn, Tân Cảng Cát Lái có sự tương thích tốt giữa hoạt động
vận tải cùng những dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Một số sự tương thích quan trọng
có thể kể đến như:
Bốc xếp, lưu kho và vận tải: Mỗi ngày lượng hàng hóa ra vào Cảng Cát Lái vô cùng lớn,
việc bốc xếp và lưu kho liên quan trực tiếp đến quá trình vận tải. Trong trường hợp có những đơn
hàng cần chuyển đi gấp hoặc do tính chất của sản phẩm không thể lưu kho lâu, việc bốc xếp cần
phải lên kế hoạch kĩ càng và thực hiện nhanh chóng sao cho kịp thời gian vận chuyển. Kho tại cảng
Cát Lái với quy mô lớn cũng là để phục vụ hàng hóa nhập khẩu hoặc được chuyển từ nơi khác đến
có thể bốc xếp và lưu trữ luôn tại đây và chờ đến thời gian giao hàng cho khách.
Phân phối và vận tải: Vận tải có thể nói là hình thức phân phối hàng hóa phổ biến nhất hiện
nay. Tân Cảng Cát Lái chuyên phân phối và cung cấp các loại dịch vụ tàu biển, đại lý của vận tải
đường biển, vừa là nhà cung cấp, nhà phân phối cũng vừa là nhà vận tải. Công ty đã kết hợp một
cách hoàn hảo khi phân phối dịch vụ rộng khắp tại các khu vực và cũng trực tiếp là nhà cung cấp
dịch vụ. Ngoài ra Cảng Cát Lái tham gia vào hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
và các nước trên thế giới qua đường biển, tuy không sản xuất và trực tiếp đưa ra thị trường nhưng
hoạt động vận tải mà hãng cung cấp giúp phân phối sản phẩm nội địa ra quốc tế.

2.4.2. Đánh giá mức độ ưu tiên hình thức vận chuyển/ vận tải của CTCP Cảng
Cái Mép
Hình thức vận chuyển được ưu tiên hàng đầu ở Cảng Cái Mép là hình thức vận tải
biển và thủy nội địa. Lý do bởi vì ưu điểm về vị trí địa lý cũng như hạ tầng giao thông
đường thủy ở Việt Nam đương đối thuận lợi, nhận được sự quan tâm lớn từ Nhà nước và
các doanh nghiệp tư nhân.
Về hạ tầng cảng biển, tính đến giữa năm 2022, hệ thống cảng biển ở Việt Nam
hiện có khoảng gần 300 bến cảng, tổng chiều dài cầu cảng hơn 96 km, hạ tầng có thể đáp
ứng lượng hàng thông qua hơn 706 triệu tấn năm 2021. Đã hình thành các cảng cửa ngõ
kết hợp trung chuyển quốc tế tại phía Bắc và phía Nam; tiếp nhận thành công tàu
container đến 132.000 DWT tại khu bến Lạch Huyện (Hải Phòng), đến 214.000 DWT tại
khu bến Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).Việt Nam đã thiết lập được 32 tuyến, trong đó 25
tuyến vận tải quốc tế và 7 tuyến vận tải nội địa, trong đó ngoài các tuyến nội Á, khu vực
phía Bắc đã khai thác 2 tuyến đi Bắc Mỹ; phía Nam đã hình thành được 16 tuyến tàu xa đi
Bắc Mỹ và châu Âu vượt trội hơn các nước khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Malaysia và
Singapore).
Hầu hết các cảng gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn của cả nước đã
hình thành các cảng biển lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và
tạo động lực phát triển toàn vùng như: Hải Phòng, Quảng Ninh gắn với Vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc; Hà Tĩnh, Nghi Sơn, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi,Đà Nẵng, Quy
Nhơn gắn với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.
Hồ Chí Minh, Đồng Nai gắn với vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ; Cần Thơ, Long
An, An Giang gắn với Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.
Về đường thủy nội địa, hạ tầng đường thủy nội địa, có tổng chiều dài đường thủy
nội địa toàn quốc đang quản lý khai thác 17.026 km.Trên mạng lưới đã quy hoạch 45
tuyến vận tải thủy chính: miền Bắc có 17 tuyến, miền Trung có 10 tuyến, miền Nam có 18
tuyến. Ngoài ra, đã quy hoạch 21 tuyến vận tải sông biển. Khu vực miền Bắc có 6 tuyến,
miền Trung có 4 tuyến, miền Nam có 11 tuyến và cònmột số tuyến đi chung luồng hàng
hải. Toàn quốc có khoảng 292 cảng thủy nội địa: 217 cảng hàng hóa, 12 cảng hành khách,
02 cảng tổng hợp và 63 cảng chuyên dùng. Ngoài ra chúng ta còn có khoảng 8.200 bến
thủy nội địa và hơn 2.500 bến khách ngang sông.
Hệ thống cảng biển Việt Nam trong hơn thập kỷ qua đã được chú trọng đầu tư với
quy mô, công nghệ hiện tại vươn tầm quốc tế đặc biệt là hệ thống cảng container (02 cảng
biển lớn của Việt Nam là Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh đều nằm trong top 50 cảng
container lớn trên thế giới).
Như chúng ta đã tìm hiểu ở phía trên thì hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho vận tải
đường thủy hết sức hoành tráng từ quy mô, chủng loại đến số lượng và độ hiện đại. Có
thể kể đến là hệ thống 2.040m cầu tàu gồm 9 bến đón tàu và 1 bến sà lan giúp rút ngắn
thời gian chờ đợi, trung chuyển hàng hóa ra vào cảng biển nhanh chóng và hiệu quả.
Cùng với đó là các phương tiện phục vụ chuyên chở hàng hóa trên biển như tàu thuyền, sà
lan ... cho đến phương tiện hỗ trợ bốc xếp dỡ hàng hóa khác như cầu giàn, cẩu khung, cẩu
bờ....

Bên cạnh đó, vận tải đường bộ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chuyên chở
hàng hóa từ nội địa ra cảng và từ cảng vào đến nơi tiêu thụ hàng hóa. Gần đây,Sở GTVT
TP. HCM đã đề xuất xây dựng đường liên cảng Phú Hữu - Cát Lái - Vành đai 3 với tổng
mức đầu tư là 8.000 tỷ. Theo đó, tuyến đường dự kiến có chiều dài khoảng 6 km, rộng 60
m với 12 làn xe, vận tốc cho phép đạt 60 km/h. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ góp phần
chia sẻ lưu lượng, giảm thiểu được nguy cơ ùn tắc giao thông, kết hợp điều chỉnh quy
hoạch đô thị, sử dụng đất quanh cụm cảng Cát Lái - Phú Hữu.

Như vậy, có thể thấy, bên cạnh những ưu thế tiềm năng về vị trí địa lý cũng như quy
hoạch vận tải của nhà nước thì bản thân CTCP Cảng Cát Lái rất chú trọng đầu tư để phát
triển ngành vận tải nói chung và kinh tế quốc gia nói riêng.

2.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quy trình vận chuyển ở Cảng Cát Lái: Dịch
vụ Depot
Tân Cảng Cát Lái hoạt động trong một mắt xích của quy trình làm hàng container ở khu
vực cảng Cát Lái, bao gồm hai dịch vụ chính là dịch vụ depot và dịch vụ xếp dỡ container tại bãi.
Trong đó, năm 2019, dịch vụ depot chiếm 59% doanh thu, dịch vụ xếp dỡ container tại bãi chiếm
19%, còn lại là doanh thu từ dịch vụ khác.
a. Dịch vụ depot: Hoạt động tốt nhờ lợi thế về vị trí và hưởng lợi từ chiến lược của Tân
Cảng Sài Gòn
Vị trí Depot Diện tích Sức chứa

Depot 6 10,5 ha 8.100 TEU


Bên trong
Khu IMDG4 5,1 ha 3.800 TEU
cảng Cát
Lái
Depot 125 1 ha 700 TEU

Depot Tân Cảng


Mỹ Thủy 1
10,6 ha 9.500 TEU
Bên ngoài
cảng Cát Depot Tân Cảng
Lái Mỹ Thủy
2,3 ha 2.000 TEU
2
Ảnh: Depot, diện tích và sức chứa ở khu vực cảng Cát Lái
Nguồn: TCL, FPTS tổng hợp
Ở khu vực cảng Cát Lái, TCL đang khai thác ba depot bên trong cảng (chiếm 25,3% tổng
diện tích depot bên trong cảng) và hai depot bên ngoài cảng (chiếm 53,5% tổng diện tích depot bên
ngoài cảng). Toàn bộ diện tích depot mà TCL đang khai thác đều thuê từ bên ngoài. Từ T2/2017,
TCL đã dừng khai thác depot 10 (diện tích 8 ha, chiếm khoảng 42% tổng diện tích depot năm
2016) và bàn giao lại cho chủ thuê là CTCP Giang Nam do hết hạn hợp đồng thuê khiến sản lượng
container thông qua depot năm 2017 giảm 27%.

Đối với các depot bên trong cảng


Depot bên trong cảng chủ yếu chứa container hàng, có lợi thế thu hút khách hàng hơn các
đơn vị bên ngoài cảng nhờ vị trí nằm sát cầu cảng, thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng hóa lên/xuống
tàu. Nhờ đó, depot bên trong cảng của TCL luôn hoạt động với hiệu suất cao, chúng tôi ước tính,
hiệu suất trung bình của 3 depot này năm 2019 đạt gần 90%.
Lợi thế về vị trí càng được thể hiện rõ khi việc mở rộng thêm 2 ha depot 6 và 1,5 ha khu
IMDG vào đầu năm 2019, tương ứng với 28,6% và 41,6% diện tích năm 2018, đã đem lại hiệu quả
tốt. Một số khách hàng đã chuyển từ sử dụng dịch vụ của depot bên ngoài cảng sang depot bên
trong cảng của TCL. Nhờ đó, sản lượng container thông qua depot năm 2019 của TCL tăng hơn
22% , trong khi sản lượng container thông qua cảng Cát Lái năm 2019 chỉ tăng 9%
Vào T3/2020, TCL đã đưa vào hoạt động thêm 1,5 ha depot 6, giúp nâng diện tích khai
thác depot 6 lên 10,5 ha (tăng 16% so với năm 2019). Chúng tôi cho rằng việc này sẽ tiếp tục đem
lại hiệu quả cho dịch vụ depot của TCL.
Đối với các depot bên ngoài cảng
Depot bên ngoài cảng tăng trưởng tốt nhờ chiến lược của Tân Cảng Sài Gòn. Cụ thể, từ
năm 2015, Tân Cảng Sài Gòn đã tiến hành di dời container rỗng ra khỏi cảng Cát Lái nhằm giảm
bớt tình trạng tắc nghẽn, đồng thời hạn chế tiếp nhận container rỗng đến cảng và ưu tiên chuyển
đến hệ thống depot của các đơn vị thành viên của Tân Cảng Sài Gòn trong phạm vi 5km, bao gồm:

Trong đó, hầu hết các depot này đều hoạt động từ trước 2012 (ngoại trừ depot Tân Cảng
Mỹ Thủy 1 và 2 hoạt động vào T12/2014 và T11/2019) và hiện không còn nhiều diện tích để tiếp
nhận thêm container rỗng. Do vậy, depot Tân Cảng Mỹ Thủy 1 là đơn vị hưởng lợi nhiều nhất từ
chiến lược trên, sản lượng container thông qua depot Tân Cảng Mỹ Thủy 1 trong giai đoạn 2015 –
2019 tăng trưởng với CAGR khoảng 10%.
Ngoài ra, do các depot này đều phục vụ cho một số hãng tàu đã liên kết từ trước nên chúng
tôi đánh giá áp lực cạnh tranh trong mảng container rỗng giữa các depot bên ngoài cảng Cát Lái là
không cao.
Hiện tại, cảng Cát Lái vẫn còn khoảng 10 ha bãi chứa container rỗng sẽ tiếp tục được di
dời ra bên ngoài, cho thấy dư địa tăng trưởng sản lượng ở hai depot này vẫn còn nhiều. Do đó,
chúng tôi cho rằng, sản lượng container thông qua hai depot này sẽ tiếp tục tăng trưởng 10%/năm
trong giai đoạn tới.
b. Dịch vụ xếp dỡ container tại bãi: Kết quả hoạt động sẽ tiếp tục đi xuống do duy trì
chính sách từ 2015
TCL là một trong hai đơn vị chính cung cấp dịch vụ xếp dỡ container tại bãi ở cảng Cát Lái, chiếm
khoảng 21% thị phần xếp dỡ năm 2019, đơn vị còn lại là Xí nghiệp cơ giới xếp dỡ Tân Cảng, cùng
là đơn vị thành viên trong hệ thống của Tân Cảng Sài Gòn, chiếm 50% thị phần

Hoạt động xếp dỡ container tại bãi của TCL ở cảng Cát Lái trong giai đoạn 2015 – 2019
ghi nhận mức tăng trưởng kém so với tình hình chung của cảng Cát Lái. Doanh thu và sản lượng
xếp dỡ giảm 2,3%/năm và 1%/năm, trong khi sản lượng container qua cảng Cát Lại lại tăng trưởng
với CAGR là 7,6%.
Nguyên nhân là, trong năm 2015, TCL đã cho Tân Cảng Sài Gòn thuê lại 6 cẩu, gồm 2 cẩu
KE (loại cẩu xếp dỡ tại cầu tàu) và 4 cẩu RTG (loại cẩu xếp dỡ tại bãi) thay vì tự khai thác, làm
năng lực xếp dỡ giảm mạnh và không thể tiếp nhận thêm nhiều đơn hàng. Theo TCL, đây là hệ quả
của việc thay đổi chính sách hoạt động từ năm 2015, với mục tiêu nhằm giảm bớt sự phụ phuộc
đơn hàng từ khách hàng lớn nhất là Tân Cảng Sài Gòn (chiếm khoảng 36% doanh thu 2019), đồng
thời tập trung nguồn lực để đầu tư dự án ICD Tân Cảng Nhơn Trạch. Bên cạnh đó, các thiết bị xếp
dỡ đang hoạt động của TCL phần lớn được đầu tư từ năm 2007 – 2011, năng lực hoạt động không
còn tốt như trước, cũng là nguyên nhân khiến kết quả hoạt động kém ở mảng này trong giai đoạn
vừa qua.
Chúng tôi cho rằng, trong tương lai TCL sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách trên và không đầu
tư thêm vào hoạt động này khiến doanh thu và sản lượng xếp dỡ sẽ tiếp tục đi xuống.
2.4.4. Các yếu tố nội tác và ngoại tác tác động đến hoạt động vận chuyển/ vận
tải của DN

2.4.4.1. Yếu tối nội tác


Một số yếu tố nội tác ảnh hưởng đến hoạt động vận tải có thể kể đến như:
Cơ sở vật chất: Với nhu cầu vận chuyển hàng hóa tại Cảng Cát Lái ngày càng cao nhưng sự
mở rộng quy mô tại cảng lại có hạn, đặc biệt là vấn đề quá tải hàng nghiêm trọng do sự gia tăng
nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là container. Điều này gây tác động lớn đến việc tiếp
nhận các đơn hàng vì cần cân nhắc đến việc bốc xếp, lưu kho hàng hóa cũng như ảnh hưởng trực
tiếp sự hiệu quả của hoạt động vận tải.
Nhân lực: Đây là nhân sự của công ty và quyết định trực tiếp đến hoạt động vận tải, vận
chuyển hàng hóa tại Cảng Cát Lái. Vận tải là một trong những ngành đòi hỏi nguồn nhân lực phải
có kĩ năng, kiến thức để hàng hóa được vận chuyển một cách đúng đắn và đúng lịch trình đảm bảo
tính an toàn và hiệu quả trong quá trình vận hành chuyển hàng hóa. Khi nhân viên không đủ kỹ
năng hoặc không được đào tạo đúng cách, có thể xảy ra sai sót, dẫn đến sự cố và thất bại thoát hàng
hóa.
Hệ thống thông tin quản lý: Với một cảng Lớn như Cát Lái, việc bao quát và quản lý bằng
con người hay những công cụ cụ quản lý thường sẽ gặp nhiều khó khăn hay đôi khi cũng xảy ra sai
sót. Vậy nên việc áp dụng hệ thống thông tin quản lý hiện đại hay không cũng sẽ ảnh hưởng lớn
đến việc vận tải, vận chuyển hàng hóa vì khi xảy ra sự cố trong quản lý thì đơn vị đầu tiên chịu ảnh
hưởng sẽ là công ty.

2.4.4.2. Yếu tố ngoại tác


Một số yếu tố ngoại tác ảnh hưởng đến hoạt động vận tải có thể kể đến như:
Sự phát triển của các khu công nghiệp trong khu vực: Cảng Cát Lái nằm ngay trung tâm
công nghiệp lớn nhất nhì cả nước nên quanh khu vực có nhiều doanh nghiệp, khu chế xuất và
thương mại phát triển. Điều này tạo nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa cao đồng thời có tác động
tích cực cho cảng khi tạo ra nhiều cơ hội hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau.
Sự cạnh tranh của các cảng khác trong khu vực: Một số cảng cung cấp dịch vụ vận tải có
cùng khu vực với Cát Lái như: Cảng Cái Mép, cảng Long An, cảng Hiệp Phước, cảng Bình
Dương.... tạo nên nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Điều này tác động lớn đến Tân Cảng Cát Lái,
bắt buộc công ty tạo nên sự uy tín lớn, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí và thời
gian giao nhận hàng hóa.
Hạ tầng giao thông xung quanh cảng: Sự phát triển của hạ tầng xungvquanh cảng như Cầu
Thủ Thiêm, xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1 vầ các tuyến đường liên tỉnh giúp cho Tân Cảng Cát Lái kết
nối trong và ngoài thành phố. Tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi ùn tắc giao thông vào những
khung giờ cao điểm; việc những container tải trọng lớn chung làn đường với các loại phương tiện
giao thông không đảm bảo an toàn, tệ hơn là dễ gây tai nạn. Điều này là một tác động lớn đối với
vận tải hàng hóa, vì có thể ảnh hưởng đến thời gian giao nhận tại cảng.
Sự biến đổi khí hậu và biến động thời tiết: Thời tiết là yếu tố có thể ảnh hưởng đến tất cả
các khâu trong quá trình vận tải, vận chuyển hàng hóa. Khi thời tiết xấu việc vận chuyển, bốc xếp,
lưu trữ đều gặp gián đoạn, thuyền cũng không thể xuất cảng, điều này tác động trực tiếp lên chất
lượng dịch vụ và không đảm bảo thời gian đúng quy định hợp đồng.

Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HẠT ĐỘNG
VẬN TẢI CHO CTCP CẢNG CÁT LÁI

3.1. Đánh giá mức độ hiệu quả, ưu nhược điểm, hạn chế, thành công của hoạt động
vận tải/ vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp
Cảng Cát Lái được xem là một trong những cảng biển thành công tại Việt Nam, và điều
này có căn cứ vào một số điểm quan trọng như:
Đầu tiên, Cảng Cát Lái có hiệu suất chuyển hàng hóa cao. Cảng này có khả năng vận
chuyển hàng hóa nhanh chóng và an toàn. Thời gian chuyển đổi được tối ưu hóa và tỷ lệ mất mát
hoặc hạn chế tối thiểu hóa hàng hóa, giúp đảm bảo hiệu quả trong quá trình chuyển đổi.
Thứ hai, hạ tầng vận hành tại Cảng Cát Lái được xem là kết quả hiệu quả. Hạ tầng này
được phát triển và duy trì tốt, đảm bảo rằng cách yêu cầu có khả năng đáp ứng nhu cầu vận động
chuyển hàng hóa một cách hiệu quả. Hệ thống đường bộ, đường sắt và đường biển đều được quản
lý và cập nhật để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Thứ ba, Cảng Cát Lái đầu tư vào quản lý và hệ thống theo dõi hiện đại. Hệ thống quản lý
thông tin và giám sát hàng hóa được phát triển thành một chuyên gia chuyên nghiệp, đảm bảo sự
an toàn và hiệu quả trong quá trình vận hành. Điều này giúp theo dõi và định vị hàng hóa một cách
chính xác.
Thứ tư, chất lượng dịch vụ và hỗ trợ khách hàng tại Cảng Cát Lái được đánh giá cao. Cảng
cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc và xử lý hàng hóa một cách chuyên nghiệp. Khách hàng hài
lòng với cách giải quyết vấn đề và cung cấp dịch vụ, điều này là một yếu tố quan trọng trong sự
thành công của công ty.
Cuối cùng, Cảng Cát Lái có các tiêu chuẩn an toàn và bảo mật quốc tế. Các giải pháp đảm
bảo an toàn và bảo mật được thực hiện một cách hiệu quả để đảm bảo an toàn cho việc tải hàng hóa
và hoạt động. Điều này giúp xây dựng uy tín hãng vận tải tại Tân cảng Cát Lái và làm cho nó trở
thành một địa điểm toàn diện cho vận chuyển hàng hóa.

3.1.2. Điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp khi thực hiện

3.1.2.1. Điểm mạnh


Vị trí đắc địa : Cảng Cát Lái nằm ở một vị trí chiến lược trên bờ biển Đông Nam của Việt
Nam, là cửa ngõ ngách bờ kè TP.HCM. Điều này giúp có được sự tiếp cận dễ dàng đến các tuyến
biển quốc tế và vị trí chiến lược trong chuỗi ứng dụng toàn cầu.
Mạng lưới chi nhánh rộng rãi : Cảng Cát Lái có mạng lưới chi nhánh và điểm thu gom
hàng hóa phân bổ bổ sung khắp nước. Điều này giúp tối ưu hóa công việc quản lý và phân phối
hàng hóa đến và từ ngữ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam.
Nguồn lực tài chính mạnh mẽ : Khả năng đầu tư và phát triển là quan trọng trong lĩnh vực
vận tải biển và logistics. Cát Lái được hỗ trợ bởi nguồn tài nguyên chính mạnh mẽ, giúp họ duy trì
và nâng cấp tầng hạ tầng, thiết bị cảng và dịch vụ theo thời gian.
Khách hàng lớn và đa dạng : Cảng Cát Lái có lượng khách hàng và đối tác lớn trong nhiều
lĩnh vực, từ sản xuất đến thương mại và dịch vụ. Điều này đảm bảo rằng có một lượng hàng hóa đa
dạng, giúp tăng tính ổn định và đa dạng hóa doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ và hiện đại hóa : Cảng Cát Lái hiện đang tích cực ứng dụng công
nghệ và các thiết bị hiện đại hóa trong hoạt động của họ. Điều này bao gồm việc sử dụng hệ thống
quản lý hàng hóa và theo dõi, cải tiến quy trình xử lý hàng hóa và cung cấp kết quả dịch vụ hiệu
quả hơn cho khách hàng.

3.1.2.2. Điểm yếu


Tình trạng tắc nghẽn: Tân Cảng Cát Lái nằm ở một vị trí chiến lược gần TP.HCM, là một
trong những cảng biển lớn nhất tại Việt Nam. Do đó, lượng hàng hóa thông qua yêu thích này rất
lớn, đặc biệt là TP.HCM và các vùng lân cận có mật độ dân số cao và hoạt động sản xuất sôi động.
Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu vận hành: Vận tải biển yêu cầu
kiến trúc chuyên sâu về quản lý, an toàn hàng hóa, và quy trình biển. Nhân lực cần được đào tạo và
có kỹ năng chuyên môn cao để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Tại Tân cảng Cát Lái
gặp khó khăn trong vấn đề này cũng do nhân tài chất lượng cao có hạn nên sự cạnh tranh chiêu mộ
người tài từ các doanh nghiệp khác với vị trí và đãi ngộ cao hơn.
Thiếu hệ thống giám sát và quản lý tại Tân Cảng Cát Lái: Vận tải biển là một quá trình
phức tạp với nhiều hoạt động và các cạnh cần theo dõi do đó mà việc đầu tư vào hệ thống giám sát
tại một cảng lớn như Cát Lái cũng là sự khó khăn. Do đó mà việc quản lý phụ thuộc phần lớn vào
con người, điều này có thể dẫn đến việc mất mát hàng hóa, gặp khó khăn trong quá trình xử lý.
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động vận tải/ vận chuyển hàng hóa
cho DN

3.2.1. Giải pháp về các yếu tố bên trong doanh nghiệp


Công lty lcần lđưa lvào lquy ltrình lvận lchuyển lhàng lhóa lcác lnghiệp lvụ lđối lvới lhàng lhóa
lxuất lnhập lkhẩu lnhư lkhai lbáo lhải lquan, lthực lhiện lkiểm ltra lhải lquan, lbiên lphòng, lkiểm
ldịch… lđối lvới lcác lhàng lhóa lxuất lnhập lkhẩu lnhằm lnâng lcao ltính lkhái lquát lcho lquy ltrình
lvận lchuyển lhàng lhóa lcủa lcông lty. lThông lqua lviệc lnày lcông lty lcó lthể lgia ltăng lnghiệp lvụ
lđại llý lcũng lnhư lmở lrộng lcác lhợp lđồng lvận lchuyển lhàng lhóa ltheo lcác ltuyến lquốc ltế.

Công lty lcần lcó lsự ltìm lhiểu lthêm lvề lluật lpháp lquốc ltế, lnhất llà lcác lcông lước lquốc ltế
lvề lvận ltải lbiển lđể lcó lthể lký lkết lcác lhợp lđồng lvận lchuyển lhàng lhóa lra lnước lngoài. lViệc
lnày lsẽ lhoàn lthiện lhơn lquy ltrình lvận lchuyển lcủa lcông lty lđể ltránh lgặp lphải lnhững ltình
lhuống lđáng ltiếc ltrong lđền lbù lhoặc ltranh lchấp ldo lthiếu lcác lkiến lthức lchuyên lmôn lnhư lmột
lsố lcác ldoanh lnghiệp llớn lđã ltừng lgặp lphải lkhi lvừa lmở lrộng lra lthị ltrường lnước lngoài.

Tăng lcường lsự lhợp ltác lgiữa ltàu lvới lcảng lnhằm lrút lngắn lthời lgian lvận lchuyển lcủa
lquy ltrình. lDo lhoạt lđộng lcủa ltàu llà lhoạt lđộng lvận lchuyển ltàu lchuyến, ltuyến lvận lchuyển
ltùy lthuộc lvào ltừng lhợp lđồng lcụ lthể lnên lviệc lphối lhợp lhoạt lđộng lgiữa ltàu lvới lcảng lhoặc
lcác lbên lliên lquan lkhác llà lhết lsức lkhó lkhăn. lCần lnâng lcao lkhả lnăng lphối lhợp lgiữa ltàu lvới
lcảng lvà lcác lbên lliên lquan ltrong lthủ ltục lcho ltàu lvào lcảng lhay ltăng lnăng lsuất lxếp ldỡ lhàng
lgiúp lgiải lphóng ltàu lnhanh. lNếu llàm lđược lđiều lnày, lquy ltrình lvận lchuyển lcủa lcông lty lsẽ
lcàng lthêm lhoàn lthiện, lgóp lphần lnâng lcao lkhả lnăng lcạnh ltranh lcủa lcông lty lvới lcác lhãng
lvận ltải lkhác ltrong lcùng llĩnh lvực.

Nâng lcao lnăng llực lcủa lcán lbộ lcông lnhân lviên ltrong lcông lty, lnhất llà lthuyền lviên lvà
lcác lnhân lviên lchuyên lngành lcủa lcông lty lnhằm lnâng lcao lnăng lsuất llao lđộng. lCông lty
lmuốn ltiến lvào lthị ltrường lvận lchuyển lquốc ltế lthì lcần lphải lcó lmột lđội lngũ lthuyền lviên
lchuyên lnghiệp, lphù lhợp lvới lluật lpháp lquốc ltế. lĐiều lnày lkhông lchỉ lnâng lcao ldoanh lthu
lcho lcông lty lnhờ lviệc ltăng lnăng lsuất llao lđộng, lmà lcòn ltránh lđược lnhững lrủi lro lcó lthể lxảy
lra lcho ltàu lvà lthuyền lviên ltrong lquá ltrình lvận lchuyển. lNhờ lthế lmà luy ltín lcủa lcông lty lsẽ
ltăng llên, lgiúp lcho lkhả lnăng lphát ltriển lcủa lcông lty lsau lnày.

Đầu ltư ltàu lchuyên lmôn lhóa, lnâng lcao ltrọng ltải lcủa ltàu lvận lchuyển lđể lđa ldạng lhóa
lkhả lnăng lvận lchuyển lcủa lcông lty. lHiện lcông lty lchỉ lkhai lthác lcác ltàu lcó ltrọng ltải lnhỏ
lkhoảng l2000 l– l3000 ltấn lphù lhợp lvới lvận lchuyển lđường lsông lhoặc ltrong lnội lthủy. lTrong
lkhi lđó, lngành lhàng lhải lcó lmột llợi lthế lrất llớn lnhờ lquy lmô, lquy lmô lcàng llớn lthì lchi lphí
lđơn lvị lvận lchuyển lcàng lnhỏ. lDo lđó, ltrong lđiều lkiện lnguồn lcung ldồi ldào, lviệc ltăng lkích
lcỡ lcủa ltàu lvận lchuyển lsẽ lgiúp lcho lchi lphí lđơn lvị lthấp lhơn, ltừ lđó ltạo lđiều lkiện ltăng llợi
lnhuận lchuyến lđi lcho ltàu. lNgoài lra lviệc lđầu ltư lthêm lcác ltàu lchuyên lmôn lhóa lvừa lgiúp
ltăng lkhả lnăng lvận lchuyển lvừa lrút lngắn lthời lgian llàm lhàng lcủa ltàu ltại lcác lcảng. lNhư lvậy,
lngoài lviệc lhoàn lthiện lquy ltrình lvận lchuyển, lcông lty lcòn lcần lchú ltrọng lđến lviệc lđầu ltư lđổi
lmới lđội ltàu lbiển lđể lnâng lcao lkhả lnăng lcạnh ltranh lcũng lnhư ldoanh lthu lcủa lcông lty.

3.2.2. Giải pháp về các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp


Nhà lnước lhỗ ltrợ lcơ lsở lvật lchất lcho lngành lđường lbiển lphát ltriển: lMặc ldù lđã lcó
lrất lnhiều lcải ltiến ltrong lhệ lthống lcơ lsở lvật lchất lcủa lngành lnhưng lvẫn lphải lthẳng lthắn lnhìn
lnhận lmột lthực ltế lrằng lcác lcảng lđường lbiển lquốc ltế ltại lnước lta lvẫn lchưa lđủ lnăng llực lđể
lđáp lứng lcho lnhu lcầu lvận lchuyển lvà lgiao lthương lhàng lhóa lqua lđường lđường lbiển lngày
lcàng lgia ltăng lcủa lthế lgiới. lDù lcho lđã lnâng lcấp, lxây ldựng lthêm lnhiều lcơ lsở lhạ ltầng lmới,
lviệc lquá ltải ltại lcảng lbiển lquốc ltế lở lViệt lNam lvẫn lthường lxuyên lxảy lra lgây lthiệt lhại lcho
lcác lthương lnhân lquốc ltế lcó lnhu lcầu lvận lchuyển lhàng lhóa lở lViệt lNam lvà lảnh lhưởng lxấu
ltới luy ltín lvận ltải lngành. L

Nhà lnước ltạo lmôi ltrường lthuận llợi lcho lthông lthương lhàng lhóa lquốc ltế: lVận ltải
lluôn lđi lsong lhành lcùng lxuất lnhập lcảnh lvà lNgành lvận ltải lđường lbiển lcũng llà lngoại llệ lkhi
lcó lmối lquan lhệ lmật lthiết lvới lcác lcơ lquan, ltổ lchức lban lngành lnhư lngành lAn lNinh, lHải
lquan… lDo lvậy, lviệc lxúc ltiến, ltăng lcường lhợp ltác lvới lcác lban lngành lliên lquan lthông lqua
lcác lhội lnghị lliên lngành lhàng lnăm lvà l lthúc lđẩy lviệc lthực lhiện lđúng lcác lcam lkết llà lcực lkỳ
lthiết lyếu. lCần lphải lcải lthiện lchất llượng, lgiảm lthủ ltục lđối lvới lhàng lhóa lvận lchuyển lđường
lbiển, ltránh lsự lnhiêu lkhê, ltrì ltrệ ltrong lquá ltrình lgiao lgửi lvà lnhận lhàng.

Tu ldưỡng, lđầu ltư lmới lcơ lsở lhạ ltầng lvà lcơ lsở lvật lchất lkỹ lthuật: lĐường lbiển lViệt
lNam lcần lkết lhợp lviệc lxây ldựng lcơ lsở lhạ ltầng ldần lphù lhợp lvới lkế lhoạch lbiến lcác lcảng
lbiển lthành lđầu lmối ltrung lchuyển lđường lbiển lcho lđối ltượng lkhông lchỉ lkhách lhàng lmà lcòn
lvới lđối ltượng lhàng lhóa lnữa. l lCần lthành llập lcác lcông lty lvận ltải lhàng, lcác lđại llý lgom
lhàng, llàm lhàng lcó lvăn lphòng lvà lhoạt lđộng ltại lcảng lbiển lđể lchuyên lnghiệp lhóa lcác lthao
ltác ltrong lquá ltrình lvận lchuyển lđối ltượng lhàng lhóa.

KÊT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like