You are on page 1of 21

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG

HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ


1.1 Dịch vụ
Cùng với sự phát triển kinh tế, tỷ trọng của dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ bao hàm
mức độ trí tuệ cao, trong tổng thu nhập xã hội ngày càng tăng, ở các nước phát triển, dịch
vụ chiếm 70-75% GDP. Ngày nay, dịch vụ đó thực sự trở thành một ngành có tầm quan
trọng lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển và xã hội đi lên. Vì vậy mà các nhà nghiên cứu đó
kết luận rằng: “ sau xã hội công nghiệp là xã hội dịch vụ, và nó là lĩnh vực sản xuất vật
chất lớn nhất của xã hội hiện đại ”. Vậy dịch vụ là gì?
- Theo nghĩa rộng: dịch vụ được hiểu là lĩnh vực thứ ba trong nền kinh tế quốc dân.
Theo cách hiểu này, các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp, nông
nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ.
- Theo nghĩa hẹp: dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, bao
gồm cả các hỗ trợ trước, trong và sau khi bán. Khác với hàng hóa vật chất, dịch vụ là một
quá trình và có bốn đặc điểm riêng biệt sau:
 Một là, các dịch vụ là vụ vô hình: chất lượng của dịch vụ chủ yếu phụ thuộc
vào sự cảm nhận của khác hàng.
 Hai là, dịch vụ không đồng nhất, luôn luôn biến động.
 Ba là, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ luôn diễn ra đồng thời.
 Bốn là, dịch vụ không thể cất giữ được trong kho tàng làm phần đệm, điều
chỉnh sự thay đổi nhu cầu thị trường.
Cùng với đà phát triển của xã hội ngày càng có nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nói chung có hai loại hình dịch vụ chính như:
dịch vụ mang tính sản xuất (dịch vụ vận tải, cho thuê máy móc...) và dịch vụ mang tính
thương mại thuần tuý(dịch vụ quảng cáo, giám định hàng hóa, tư vấn...). và đây chính là
một thị trường rộng mở đối với các doanh nghiệp.
1.2 Khái niệm vận tải
Vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hoá, hành khách trong không
gian và thời gian cụ thể để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Các hoạt động
này thường có sử dụng bằng một loại phương tiện vận tải nào đó chẳng hạn ôtô, máy bay,
tàu hoả hay các súc vật có khả năng như ngựa, trâu, bò...
Vì sản xuất hàng hoá là sự gắn liền việc sản xuất với lưu thông và tiêu thụ sản phẩm
cho nên nếu không có hoạt động vận tải thì sẽ không có các hoạt động sản xuất khác hoặc
sản xuất sẽ trở nên vô nghĩa. Vận tải hàng hoá là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt,
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh
quốc phòng.
Vận tải tham dự vào mọi hoạt động sản xuất và nó là một khâu không thể thiếu được
của sản xuất xã hội. Hoạt động vận tải không chỉ tham gia vào khâu lưu thông phân phối -
vận chuyển hàng hoá (yếu tố đầu ra) đến tay người tiêu dùng mà nó còn có nhiệm vụ
tham gia trực tiếp vào khâu sản xuất như vận chuyển yếu tố đầu vào (nhân lực, thiết bị,
nguyên liệu,…) Bên cạnh ý nghĩa đó, sự phát triển phương tiện và phương thức vận tải
còn có ý nghĩa rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương.
Cũng như các hoạt động vận tải hàng hoá khác như đường sắt, đường sông, đường
hàng không, đường biển. Vận tải hàng hoá đường bộ có vai trò quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân và nó có những lợi thế riêng so với các loại hình vận tải khác mà chúng ta
không thể phủ nhận là:
- Vận tải hàng hoá đường bộ nhanh chóng, cơ hội từ kho đến kho đáp ứng nhu cầu
sản xuất, tiêu dùng của nền kinh tế.Các loại hình vận tải khác như đường sông, đường
biển, đường sắt, hàng không không thể vận chuyển hàng hoá đến nơi cuối cùng theo yêu
cầu mà chỉcó thể vận chuyển hàng hoá đến ga, bến cảng, sân bay rồi cuối cùng cũng chỉ
có vận tải đường bộ mới có thể đưa hàng hoá đến tận nơi chủ hàng mong muốn.
- Vận tải đường bộ không đòi hỏi vốn lớn trong việc đầu tư phương tiện, dễ dàng
trong tổ chức sản xuất nên mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia, cũng không đòi
hỏi các trang thiết bị đắt tiền hỗ trợ trong quá trình khai thác.
- So với tổng khối lượng vận tải hàng hoá của tất cả các loại hình vận tải thì vận tải
đường bộ chiếm một khối lượng vận tải hàng hoá lớn khoảng 75%.
- Góp phần thúc đẩy các loại hình vận tải khác và thúc đẩy các ngành kinh tế phát
triển.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá từ điểm đầu đến điểm cuối phải
trải qua nhiều công đoạn với nhiều phương thức vận tải liên hoàn như: ô tô - tàu hoả - tàu
thuỷ hoặc ngược lại. Trong mối liên hệ gắn bó chặt chẽ ấy các loại hình vận tải khác phát
triển thì nó cũng thúc đẩy vận tải ô tô phát triển và đồng thời vận tải ô tô phát triển cũng
tạo đà cho các loại hình vận tải khác phát triển. Vai trò của vận tải nói chung và vận tải ô
tô nói riêng như chiếc cầu nối gắn liền cơ sở sản xuất với xã hội, các khu vực kinh tế
thành một chỉnh thể thống nhất. Cũng có thể nói rằng gần như toàn bộ sản phẩm của xã
hội đều có sự tham gia đóng góp của vận tải. Nói chung vận tải đóng góp một phần quan
trọng vào nền kinh tế của vùng, khu vực và cả nước đồng thời cũng góp phần quan trọng
trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa nước ta với các nước trong khu vực và
trên toàn thế giới.
1.3 Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân
Vận tải giữ vai trò quan trọng và có tác dụng lớn đối với nền kinh tế quốc dân của
mỗi nước. Hệ thống vận tải được ví như mạch máu trong cơ thể con người, nó phản ánh
trình độ phát triển của một nước.Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:
sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng. Trong sản xuất vận chuyển nguyên, nhiên, vật
liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất, vận tải là
yếu tố quan trọng của quá trình lưu thông.
Vận tải có một chức năng đặc biệt trong xã hội là vận chuyển hàng hoá và hành
khách từ địa điểm này đến địa điểm khác. Không có vận tải thì bất cứ một quá trình sản
xuất nào của xã hội cũng không thể thực hiện được. Vận tải rất cần thiết đối với tất cả các
giai đoạn của quá trình sản xuất, từ vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho quá
trình sản xuất đến vận chuyển sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra… Vận tải cũng đáp
ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.
Vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, nối liền các ngành, các đơn vị sản
xuất với nhau nối liền khu vực sản xuất với khu vực tiêu dùng, nối liền thành thị với nông
thôn, miền ngược với miền xuôi làm cho nền kinh tế thành một khối thống nhất. Lực
lượng sản xuất và trình độ chuyên môn hoá ngày càng phát triển đời sống nhân dân không
ngừng nâng cao đòi hỏi vận tải phải phát triển nhanh chóng mới đáp ứng được nhu cầu
vận tải tăng lên không ngừng của nền kinh tế quốc dân.
Vận tải là yếu tố quan trọng nhất của hệ thống logistics của từng nhà máy, xí nghiệp,
công ty, trong từng xí nghiệp hay công ty... đều có hệ thống cung ứng và phân phối vật
chất, hệ thống này bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau kể từ khi mua sắm
nguyên, vật liệu cho sản xuất (cung ứng) cho đến khi phân phối sản phẩm đến tay người
tiêu dùng. Nghệ thuật quản lý sự vận động của nguyên liệu và thành phẩm từ khi bắt đầu
sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng như trên gọi là logistics. Logistics bao gồm 4 yếu tố:
vận tải, marketing, phân phối và quản lý, trong đó vận tải là yếu tố quan trọng nhất và
chiếm nhiều chi phí nhất.
1.4 Đặc điểm của vận tải hàng hoá đường bộ
Cũng như vận tải nói chung, vận tải hàng hoá đường bộ không có đặc tính vật hoá vì
kết qủa của nó chỉ là sự di chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. Hay nói một cách
khác, hoạt động vận tải là một hình thức dịch vụ, hình thức dịch vụ này gắn liền sản xuất
với hoạt động cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm của mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy
vận tải ô tô có những đặc điểm cơ bản là:
1.4.1 Tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ
Nhờ có hoạt động vận tải từ nơi này sang nơi khác mà sản xuất và tiêu thụ gắn liền
với nhau, nghĩa là không có sản phẩm vận tải nào không được tiêu thụ ngay, ngược lại
không có tiêu thụ sản phẩm vận tải nào lại không đồng thời gắn chặt với sản xuất vận tải.
Tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ được xem xét trên 3 mặt: thời gian, địa điểm và
quy mô. Điều đó có nghĩa là trong vận tải không thể có sản xuất vào lúc này mà tiêu thụ
vào lúc khác và không thể sản xuất nhiều mà tiêu thụ ít. Từ đặc trưng cơ bản trên dần tới
hệ quả tất yếu của vận tải là:
Thứ nhất, không có sản xuất dự trữ:
Trong vận tải do sản xuất và tiêu thụ gắn liền làm một nên không thể có sản xuất
cho dự trữ. Điều này gây nên hậu quả có tính chất kinh tế cho vận tải là: người ta không
dự trữ sản phẩm vận tải mà phải tính toán dự trữ phương tiện vận tải với chức năng phù
hợp yêu cầu hàng hoá cần vận chuyển; ở phạm vi toàn xã hội nhất thiết phải có phương
tiện và lao động sản xuất để đáp ứng được nhu cầu lớn nhất của thị trường. Điều này càng
phải đặc biệt chú ý tới các yêu cầu có độ đàn hồi nhỏ chẳng hạn vận chuyển hàng hoá
trong mùa vụ.
Mặt khác, việc đảm bảo có dự trữ năng lực sản xuất (cả phương tiện và lao động)
dùng vào lúc cao điểm tất nhiên sẽ làm tăng chi phí chung cho vận tải cho nên để giảm
bớt chi phí này các doanh nghiệp vận tải phải có các biện pháp tổ chức kết hợp hợp lý
giữa khai thác và sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng.
Thứ hai, không có hoạt động trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng:
Trong các lĩnh vực sản xuất khác, giữa sản xuất và tiêu thụ có các hoạt động khác
thuộc khâu phân phối. Các hoạt động này đã tạo ra mối liên hệ kinh tế giữa người sản
xuất và người tiêu dùng, chẳng hạn như việc kiểm tra chất lượng, phân loại, đánh giá, tổ
chức hệ thống phân phối, tồn kho, dự trữ, còn trong hoạt động vận tải, điều này không xảy
ra mà chỉ có thể có một vài hoạt động thuộc loại này xảy ra trước khi sản xuất như đại lý,
môi giới vận chuyển hàng hoá. Chính vì vậy mà đòi hỏi người sản xuất vận tải và người
tiêu thụ vận tải phải tổ chức để thực hiện quá trình vận tải.
1.4.2 Tính phục vụ tổng hợp
Ngày nay, diễn ra song song với các hoạt động vận tải còn có hàng loạt các hoạt
động khác như đóng gói, cân, đo đếm, bốc xếp, làm thủ tục giao nhận, xuất khẩu, áp tải
hàng hàng hoá. Sự hợp tác chặt chẽ giữa vận tải và chủ hàng làm cho số lượng các hoạt
động này tăng lên nhanh chóng. Nói tóm lại trong hoạt động vận tải hàng hoá, yêu cầu
phục vụ tổng hợp là một tất yếu, đảm bảo cho chủ hàng hoàn toàn yên tâm khi tất cả các
hoạt động trên qui về một mối và cũng tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp vận tải trong
việc bố trí, sắp xếp phương tiện vận tải cũng như lao động và các dịch vụ kèm theo hoạt
động một cách có hiệu qủa nhất.
1.4.3 Tính chuyên môn hoá
Trong vận tải hàng hoá đường bộ, ngoài những phương tiện chuyên chở hàng hoá
thông thường còn có các phương tiện chuyên môn hoá như chở hàng rời, hàng mau hỏng,
hàng công kềnh, hàng dễ vỡ, dễ cháy nổ, hàng container.Ngoài ra còn chuyên môn hoá
theo phạm vi hoạt động tuyến vận tải như vận tải trong nước, nước ngoài, đường ngắn,
đường dài, trong tỉnh, liên tỉnh.
Việc chuyên môn hoá trong vận tải cho phép thiết kế, chế tạo và sử dụng phương
tiện tốt hơn. Nhờ các phương tiện này mà yêu cầu đối với vận tải được đảm bảo hơn ( như
an toàn hơn, nhanh hơn, rẻ hơn). Có thể kể ra đây hàng loạt các phương tiện đường bộ
chuyên môn hoá như: xe téc, xe đông lạnh, xe tự dỡ, xe container, Ngoài ra còn tạo ra
khả năng chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác vận tải. Một mặt,
những người này hiểu biết sâu sắc đặc tính hàng hoá hơn; mặt khác, họ có khả năng biết
đặc thính phương tiện vận tải sâu hơn.
1.4.4 Tính đặc trưng đo lường sản phẩm vận tải
Giá trị sử dụng của sản xuất vận tải phát sinh và được tiêu thụ ngay trong quá trình
vận tải. Sau hoạt động vận tải, giá trị sử dụng của vận tải không còn nhưng giá trị sản xuất
của vận tải vẫn tồn tại trong giá trị của đối tượng được vận chuyển. Cũng giống như đối
với các sản phẩm khác, giá trị của sản phẩm vận tải được xác định bởi thời gian lao động
xã hội cần thiết để làm ra quá trình hoạt động vận tải đó. Thời gian lao động xã hội này
bao gồm cả giá trị của lao động vật hoá (dịch chuyển vào sản phẩm) và lao động sống
(mới sáng tạo) ra sản phẩm vận tải là đối tượng được di chuyển. Chúng ta cần lưu ý tới
một điều ở đây là không thể nói tới giá trị mà không có giá trị sử dụng. Trong hoạt động
vận tải, nhu cầu vận chuyển chỉ là nhu cầu mang tính thứ cấp. Điều đó có nghĩa là ngoài
mục di chuyển còn ẩn một mục đích khác, nguyên thuỷ mang tính chất cấp thiết của chủ
hàng. Nếu nhu cầu nguyên thuỷ này đòi hỏi đối tượng được vận chuyển phải có nơi được
chở đến thì lúc đó hoạt động vận tải thoả mãn được nhu cầu này. Do đó khi hàng hoá
được vận chuyển tới nơi yêu cầu thì giá trị của nó tăng thêm một lượng đúng bằng giá trị
của hoạt động vận tải tạo ra. Biểu hiện về mặt giá thành sản phẩm thì giá thành này có
bao gồm chi phí cho vận tải.

Học thuyết của Mark đã chỉ ra rằng, trong sản xuất hàng hoá nhận giá trị mới, giá trị
này tồn tại độc lập và nhờ có phần đóng góp của lao động sống vào hàng hoá, nên nó cao
hơn giá trị nguyên vật liệu, thiết bị để làm ra hàng hoá đó. Mark đã diễn đạt điều đó bằng
biểu thức mô tả các giai đoạn kế tiếp tiên tục biến tiền dưới dạng tư bản công nghiệp, qua
quá trình sản xuất ra giá trị mới cao hơn hàng hoá, để rồi cuối cùng lại trở lại dạng tiền
với số lượng nhiều hơn.
Nếu ta coi sản phẩm vận tải có thể bán được thì bán chính bản thân hoạt động phục
vụ vận tải chứ không thể coi đấy là hàng hoá tách rời khỏi quá trình sản xuất do đó quá
trình tạo ra giá trị mới trong vận tải sẽ không có khâu hàng hoá mới được sản xuất ra.
Tóm lại hoạt động vận tải là một dạng sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm của nó là
chính bản thân hoạt động ấy. Sản phẩm vận tải được sinh ra và tiêu thụ ngay trong quá
trình hoạt động.
Việc xác định đúng đắn quá trình vận chuyển (sản phẩm vận tải) cho phép xác định
đúng đắn các đại lượng đo lường số lượng cũng như chất lượng sản xuất vận tải.
1.5Chi phí vận tải hàng hoá đường bộ
Chi phí vận tải hàng hoá đường bộ là toàn bộ các chi phí trực tiếp và gián tiếp liên
quan tới hoạt động vận tải hàng hoá. Tùy mục đích theo dõi, quản lý hay đánh giá của
hoạt động. Chi phí trong vận tải hàng hoá đường bộ có thể chia theo các khoản mục chi
phí sau:
- Chi phí tiền lương và các khoản theo lương của lái phụ xe là chi phí trả cho người
điều khiển phương tiện vận chuyển như lương, phụ cấp, …
- Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu: Chi phí nhiên liệu tính theo từng quãng đường đi,
phụ thuộc vào thời gian vận chuyển, mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện đường bộ
và các yếu tố khác. Chi phí nhiên liệu còn phụ thuộc vào giá nhiên liệu. Chi phí nhiên liệu
được tính theo số lượng nhiên liệu tiêu hao khi khai thác chuyến xe. Hơn nữa, thời gian
chuyến xe trước và chuyến xe tiếp theo khác nhau, điều này có thể dẫn tới sự chênh lệch
giá tính nhiên liệu.
- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa là chi phí chi trả cho việc bảo dưỡng thường xuyên và
đại tu các thiết bị như động cơ, vật tư phụ tùng…
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Chi phí khấu hao là bù đắp về mặt giá trị cho bộ
phận tài sản cố định bị hao mòn, được thực hiện bằng cách chuyển dần giá trị của tài sản
cố định vào sản phẩm trong quá trình sử dụng. Khấu hao cơ bản được tính theo số năm
khấu hao và giá trị còn lại của phương tiện từ 0-15% (Theo giáo trình nhập môn vận tải ô
tô)
Ngoài ra, còn có các loại phí và lệ phí khác như:
- Phí cầu đường, phí cầu phà: tuỳ theo quy định cụ thể của từng loại đường và cầu,
phà với từng loại phương tiện.
- Lệ phí bến bãi bao gồm phí trông giữ xe, lệ phí xuất bến.
- Bảo hiểm bắt buộc đối với phương tiện vận tải.
- Chi phí không chính thức trong vận tải hay chi phí “mờ”.
1.6 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ vận tải.
1.6.1 Hiệu qủa kinh doanh theo chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh của doanh nghiệp được
tính theo công thức:
H = TR / TC
H: Hiệu quả kinh doanh tính theo chi phí kinh doanh
TR: Doanh thu vận tải của kì tính toán
TC: Chi phí kinh doanh kỳ phát sinh
1.6.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vận tải.
Chỉ tiêu 1: Tính đảm bảo, an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa
Đối tượng vận tải là hàng hóa, do vậy phải đảm số lượng, chất lượng hàng hóa vận
tải, đảm bảo an toàn cho người điều khiển và phương tiện vận tải, hàng hóa vận tải, người
và công trình mà phương tiện đi qua, đảm bảo độ tin cậy về thời gian vận tải, địa điểm
giao nhận, ... Đây là chỉ tiêu quan trọng chúng ta phải phân tích và tìm ra nguyên nhân
ảnh hưởng để các cơ quan chức năng và chủ phương tiện có biện pháp kiểm tra, đảm bảo
an toàn tuyệt đối. Mức độ an toàn liên quan đến vấn đề tai nạn giao thông. Tai nạn giao
thông xảy ra trên những đoạn đường có chiều dài khác nhau, lưu lượng và thành phần
chạy xe khác nhau.
Chỉ tiêu 2: Tính nhanh chóng, kịp thời
Chỉ tiêu đánh giá thời gian cho một chuyến hàng bao gồm: thời gian tiếp nhận thông
tin từ khách hàng đến khâu gửi hàng, thời gian vận chuyển hàng hóa từ điểm đầu đến
điểm cuối, thời gian nhận hàng. Chỉ tiêu này không chỉ phụ thuộc vào chất lượng phương
tiện và chất lượng tuyến đường mà còn phụ thuộc vào khâu giao nhận hàng.
Chỉ tiêu 3: Tính kinh tế
Xem xét lợi ích tổng hợp của người sản xuất, người tiêu dùng và của đơn vị vận tảI
như: Chi phí cho bao bì, đóng gói hàng hóa vận tải, tác động của vốnlưu động dự trữ có
liên quan đến vận tải, chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí cho vận chuyển, xếp dỡ hàng
hóa, chi phí cho đại lý và các chi phí khác.
Chỉ tiêu 4: Chỉ tiêu thuận tiện
Đó là sự thuận tiện từ khâu chuẩn bị hàng để gửi, thuận tiện trong khi làm thủ tục
vận tải, thuận tiện khâu nhận hàng. Đây là chỉ tiêu không lượng hóa đó là sự tin cậy của
khách hàng dành cho chủ phương tiện.
1.7 Container
1.7.1 Khái niệm
Vận chuyển hàng hóa bằng container là việc xếp dỡ, chuyên chở và bảo quản hàng
hóa trong suốt quá trình vận chuyển bằng cách sử dụng (Freight Container) một loại thùng
chứa hàng hóa đặc biệt, có kích thước được tiêu chuẩn hóa, có sức chứa hàng hóa lớn và
có kết cấu bền chắc cho phép được sử dụng nhiều lần.
Vận chuyển hàng hóa bằng container bắt nguồn và ra đời từ những nghiên cứu, tìm
kiếm và thực nghiệm phương thức kết hợp những kiện hàng nhỏ, riêng lẻ thành một hàng
lớn, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc xếp dỡ, chuyên chở và bảo quản hàng hóa từ
nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng, do đó nâng cao hiệu quả kinh tế vận tải.
1.7.2 Đặc điểm
Container là một thùng chứa hàng đặc biệt khác với các loại thùng chứa hàng thông
thường bằng gỗ, cát - tông, hoặc kim loại được dùng làm bao bì có tính chất tạm thời,
không bền chắc, không có kích thước, trọng lượng được tiêu chuẩn hóa trong quá trình
chuyên chở.
Container có một số đặc điểm sau:
- Có hình dạng cố định, bền chắc, sử dụng được nhiều lần (bằng kim loại).
- Có cấu tạo riêng biệt thuận lợi cho chuyên chở hàng bằng một hoặc nhiều phương
thức vận tải; không phải xếp dỡ ở dọc đường.
- Được thiết kế thuận tiện, dễ dàng cho việc đóng hàng và rút hàng ra khỏi container.
- Có thể tích chứa hàng bên trong 1m3, tối đa 20 tấn, vỏ 2,04 tấn.
- Container cũng không phải là một bộ phận gắn liền với phương tiện vận tải chính.
-Container còn là công cụ, đối tượng mua bán hoặc thuê mướn riêng lẻ.
1.7.3 Các thông số, ký hiệu trên container
Mỗi container khi được đưa vào sử dụng đều được ghi rõ các thông số của tiêu
chuẩn về kĩ thuật, cũng như các ký hiệu nhằm giúp người khai thác, hãng tàu dễ dàng
định vị, kiểm tra container.

Hình1.1 . Kí hiệu trên container


Ở đây ta có thể biết được các thông tin nhờ những ký hiệu trên hình ảnh container
như sau:
REGU: Container đa dụng của hãng Regional Line
315687: Số đăng ký của container.
0: Số kiểm tra để tránh trùng lặp số đăng ký.
22G1: Container thông gió phía trên của không gian chứa hàng với chiều dài 20 feet,
chiều rộng 8 feet và chiều cao 8 feet 6 inch.
Max Gross: Khối lượng toàn bộ container cho phép chứa đầy hàng.
Tare: Khối lượng vỏ container rỗng.
Net: Khối lượng hàng tối đa chứa trong container.
Cu/Cap: Thể tích không gian chứa hàng.
1.7.4 Phân loại container
Bảng 1.1 Các cách phân loại container
Cách phân loại Phân loại thành
Container kín
Container mở nóc
Container khung
Theo cấu trúc
Container gấp
Container sàn phẳng
Container téc, bồn
Container hàng bách hóa
Container hàng rời
Theo công dụng
Container bảo ôn nóng, lạnh
Container téc, bồn

Hình 1.2 . Biển chứng nhận CSC


Ngoài ra để đảm bảo an toàn của container trong quá trình vận tải, các container
cũng phải được nhà sản xuất kiểm tra và chứng nhận an toàn. Các container được kiểm tra
và đạt yêu cầu sẽ được gắn biển Container Safety Convention – Công ước an toàn
container. Trên biển CSC có ghi rõ các mục sau:
Date manufactured: Thời gian sản xuất.
Idenfication No. : Số nhận dạng.
Max OP Gross mass: Khối lượng hàng chứa tối đa
Allow stack load for 1.8G: Sức chịu nén tối đa
Racking test load value: Lực tác động tối đa theo phương ngang.
1.7.5 Xác định và kiểm tra các loại, kiểu container khi sử dụng
Việc kiểm tra cần được tiến hành ngay lúc người điều hành chuyên chở giao
container. Khi phát hiện container không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định phải thông
báo ngay cho người điều hành chuyên chở, tuyệt đối không chấp nhận, hoặc yêu cầu hoàn
chỉnh hay thay đổi container khác. Nếu kiểm tra thiếu chu đáo, tiếp nhận container không
đạt yêu cầu kỹ thuật, trong quá trình chuyên chở có tổn thất xảy ra do khiếm khuyết của
container, người gửi hàng phải tự gánh chịu mọi hậu quả phát sinh.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra bên ngoài container.
Quan sát và phát hiện các dấu vết cào xước, hư hỏng, khe nứt, lỗ thủng, biến dạng
méo mó do va đập....Phải kiểm tra phần mái, các nóc lắp ghép của container vì đây là chỗ
thường bị bỏ sót nhưng lại là cơ cấu trọng yếu của container liên quan tới an toàn chuyên
chở.
- Kiểm tra bên trong container
Kiểm tra độ kín nước bằng cách khép kín cửa từ bên trong quan sát các tia sáng lọt
qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nứt. Kiểm tra các đinh tán, rivê xem có bị hư hỏng hay
nhô lên không. Kiểm tra tấm bọc phủ hoặc các trang thiết bị khác như lỗ thông gió, ống
dẫn hơi lạnh....
- Kiểm tra cửa container
Tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và chốt đệm cửa...bảo đảm cửa đóng mở
an toàn, niêm phong chắc chắn và kín không để nước xâm nhập vào.
- Kiểm tra tình trạng vệ sinh container
Container phải được don vệ sinh tốt, khô ráo, không bị mùi hôi hay dây bẩn.
Ðóng hàng vào container không đạt tiêu chuẩn vệ sinh sẽ gây tổn thất cho hàng hóa
đồng thời dễ bị từ chối khi cơ quan y tế nước gửi hàng kiểm tra phát hiện.
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của container
Các thông số kỹ thuật của container được ghi trên vỏ hoặc trên biển chứng nhận an
toàn. Thông số kỹ thuật của container bao gồm:
+ Trọng lượng tối đa hay trọng tải toàn phần của container (Maximum Gross
Weight) khi container chứa đầy hàng đến giới hạn an toàn cho phép. Nó bao gồm trọng
lượng tối đa cho phép cộng với trọng lượng vỏ container.
+ Trọng tải tịnh của container (Maximum Payload) là trọng lượng hàng hóa tới mức
tối đa cho phép trong container. Nó bao gồm: trọng lượng hàng hóa, bao bì, palet, các vật
liệu dùng để chèn lót, chống đỡ hàng trong container.
+ Trọng lượng vỏ container (Tare Weight) phụ thuộc vào vật liệu dùng để chế tạo
container.
+ Dung tích container (Container internal capacity) tức là sức chứa hàng tối đa của
container.
1.7.3 Lợi thế của việc vận chuyển hàng hóa bằng Container.
Vận chuyển bằng container từ khi ra đời đã phát triển nhanh chóng vì nó đem lại
nhiều lợi ích cho người chuyên chở cũng như người thuê sử dụng.
Đối với người chuyên chở, vận chuyển hàng hóa bằng container rút ngắn thời gian
tàu đậu tại cảng để xếp dỡ hàng, tăng nhanh vòng quay khai thác tàu, tạo thuận lợi cho
cách vận chuyển có chuyển tải và cách vận chuyển đa phương thức, do đó người chuyên
chở tận dụng được trọng tải và dung tích của tàu, nâng cao hiệu quả khai thác.
Đối với người thuê chuyên chở, người chủ hàng, cách vận chuyển này cũng mang
nhiều lợi ích vì:
- Hàng hóa được bảo vệ phòng chống tổn thất, hư hại mất mát tốt hơn nhờ có vỏ bọc
bền chắc của container che chở.
- Chi phí bao bì ít hao tốn hơn, tiết kiệm hơn.
- Giảm bớt và đơn giản hóa các khâu thao tác trung gian trong quá trình vận chuyển
do đó hạ thấp được chi phí lưu thông trong đó có cước vận tải nội địa.
1.8 Phân loại xe trong vận tải đường bộ
 Xe tải thùng: loại xe có thùng, kín hoặc hở mái. Loại này phù hợp với hàng nội
địa các cự ly ngắn (taxi tải) vừa (liên tỉnh) và dài (bắc nam), những lô hàng xuất nhập
khẩu nhỏ (không đủ đóng container), hoặc những lô hàng lớn tập kết cho tàu hàng rời.
 Xe container: chuyên dụng để chở container các loại 20’, 40’, flatrack… Với xe
container loại rơ-mooc sàn, có thể chở hàng thép cuộn, thép thanh, thép bó, hay những
loại hàng nặng cần vận chuyển bằng xe sàn.
 Xe bồn: vận chuyển hàng lỏng, hoặc hóa lỏng: xăng dầu, ga hóa lỏng, hóa chất…
 Xe fooc: chở hàng siêu trường siêu trọng cho các công trình, dự án. Với những
hàng thiết bị, kích thước vượt qua tiêu chuẩn của xe thùng, hoặc xe container, thì phải
dùng xe chuyên dụng loại này.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG
MẠI VÀ VẬN TẢI DŨNG CƯỜNG
2.1 Thông tin chung về công ty
2.1.1 Thông tin công ty
Tên chính thức: Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Và Vận Tải Dũng Cường
Tên giao dịch: DUNG CUONG SERTRACO
Ngày bắt đầu hoạt động: 11/10/2007
Mã doanh nghiệp: 0200765302
Cơ quan thuế quản lý: Chi cục Thuế Quận Kiến An
2.1.2 Thông tin liên hệ
Địa chỉ trụ sở: Ngõ 265 Trần Nhân Tông, Phường Nam Sơn, Quận Kiến An, Hải
Phòng
Điện thoại: 0313677689
Fax: 0313677366
Tel: 0225.3500.859
Hotline: 084.229.8559 - 0913.041.859
Email: info@vantaidungcuong.com
Website: Vantaidungcuong.com
Fanpage: https://www.facebook.com/congtyvantaidungcuong/
Mrs Luấn: https://www.facebook.com/luandanghp
Zalo: 0914.461.899
Zalo: 0912676192
Giám đốc ( Người đại diện): Đặng Thị Luấn
Văn phòng giao dịch phía Bắc: Số 6 làng nghề Kha Lâm, P.Nam Sơn,Q.Kiến An,
TP Hải Phòng
Văn phòng giao dịch phía Nam: E4/52 Quốc lộ 1A, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình
Tân, TP. Hồ Chí
2.2 Sự thành lập công ty
Công ty TNHH Dịch vụ thương mại và vận tải Dũng Cường là một trong những
doanh nghiệp hàng đầu Hải Phòng về cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ Bắc-Trung-Nam.
Được thành lập từ 11-10-2007, chúng tôi đã có kinh nghiệm gần 15 năm trong lĩnh vực
vận tải, chúng tôi rất vinh dự được phục vụ cho hàng ngàn đơn hàng trong nhiều năm qua.
Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
- Dịch vụ vận tải đường bộ Bắc-Trung-Nam;
- Dịch vụ vận tải đường biển
- Dịch vụ cho thuê kho;
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Cùng với đội ngũ nhân viên quản lý và giao nhận chuyên nghiệp, thân thiện, trách
nhiệm và hệ thống phương vận tải hiện đại, chúng tôi cam kết đảm bảo tiến độ va an toàn
cho cho hàng hóa, đảm bảo tới tay người nhận với mức độ hài lòng cao nhất.
Với khẩu hiệu “Đảm bảo -Nhanh -Giá tốt”, Công ty TNHH Dịch vụ thương mại
và vận tải Dũng Cường sẽ không ngừng hoàn thiện, phát triển và tích cực phấn đấu để trở
thành sự lựa chọn số 1 của Quý khách hàng trong lĩnh vực vận tải.
2.3 Các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh
Bảng 2.1 Các ngành nghề kinh doanh của công ty
STT Tên ngành Mã ngành
1 Bán buôn ô tô và xe động cơ khác G4511
2 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe động cơ khác G45200
3 Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ G4530
khác

4 Bảo dưỡng vào sửa chữa mô tô, xe máy G45420


5 Đại lý, môi giới, đấu giá G4610
6 Bán buôn thực phẩm G4632
7 Bán buôn đồ uống G4633
8 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình G4649
9 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm G46510
10 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử G46520
11 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác G4659
12 Bán buôn kim loại và quặng kim loại G4662
13 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng G4663
14 Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ H4931
vận tải xe buýt)
15 Vận tải hành khách đường bộ khác H4932
16 Vận tải hang hóa bằng đường bộ H4933
(chính)
17 Vận tải hành khách ven biển và viễn dương H5011
18 Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương H5012
19 Vận tải hành khách bằng đường thủy nội địa H5021
20 Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa H5022
21 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa H5210
22 Bốc xếp hàng hóa H5224
23 Hoạt dộng dịch vụ khác liên quan đến vận tải H5229
24 Cho thuê xe có động cơ N7710
25 Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên G47240
doanh
Nguồn: https://www.thongtincongty.com/company/451a82b6-cong-ty-tnhh-dich-vu-thuong-mai-
va-van-tai-dung-cuong/
2.4 Cơ cấu bộ máy quản lý

GIám đốc

Phòng kế Phòng vận Phòng kinh


toán tải doanh

Bộ phận
điều xe

Bộ phận
Kho bãi Chạy lệnh Lái xe
sửa chữa
Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Trong đó:
- Giám đốc:
+ Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
+ Đưa ra các phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.
+ Xây dựng và duy trì các mói quan hệ hợp tác.
- Phòng kế toán:
+ Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng
quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….
+ Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của doanh nghiệp dưới mọi hình
thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
+ Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế
độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Phòng kinh doanh:
+ Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu, đưa ra ý kiến lên ban Giám đốc công
ty.
+ Triển khai công tác xây dựng và phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng, cũng
như lên báo cáo theo quy định của công ty về các hoạt động của công ty.
+ Lên kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như việc tính
toán báo cáo về giá thành để tạo hợp đồng với khách hàng.
2.5 Cơ sở vật chất và tổ chức lao động
A.cơ sở vật chất:
Có 6 xe trong đó có 2 đầu kéo trị giá 1,8 tỷ/xe và 4 xe tải 15-18 tấn trị giá 1,5 tỷ/xe.
Các loại romooc phù hợp với từng loại hàng. Ngoài ra công ty có hệ thống kho bãi để
đóng, gom hàng 200m2.
Hình 2.2 Xe đầu kéo Mĩ Hình 2.3 Xe tải isuzu

Hình 2.4 romooc 3 trục Hình 2.5 romooc sàn


B.tổ chức lao động:
- Số lượng lao động: 20 người
- Mức lương:
+ nhân viên: 8-10tr/tháng
+ lương lái xe: 10-12tr/tháng
- Chính sách lao động áp dụng cho người lao động:
+Thực hiện chế độ, chính sách với người lao động theo đúng quy định của pháp luật
( hợp đồng lao động, chế độ BHXH-BHYT-BHTN).
+ Chăm sóc sức khỏe: hàng năm tổ chức khám sức khỏe tổng quát và làm một số xét
nghiệm chuyên khoa bổ sung cho người lao động nam và nữ.
2.6 Khách hàng
- Các khách hàng chính của công ty:
+ Công ty điện lực miền nam
+ Doosung vina
+ LS Vina Đồng Nai
+ Nhà máy gang thép Thái Nguyên
+ Công ty Điện lực Khánh Hòa
+ Nhà máy đường Nam Sơn
+ Nhà máy sữa Hà Nam,…
2.7 tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Doanh thu bán 3.500.204.873 4.096.161.312 4.100.586.236
hàng, dịch vụ
Doanh thu hoạt 7.564.832 8.557.310 8.690.420
động tài chính

Qua số liệu trên, ta thấy, mặc dù trong môi trường kinh doanh đầy thách thức với
nhiều cạnh tranh, song công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Và Vận Tải Dũng Cường
đã hoạt động tương đối hiệu quả với doanh thu bán hàng, dịch vụ và doanh thu hoạt động
tài chính tăng đều qua các năm.
2.8 Vai trò, vị trí của công ty trong chuỗi cung ứng
Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Và Vận Tải Dũng Cường là một doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và vận tải. Vận tải có vai trò đặc biệt quan
trọng trong logistics và vai trò này sẽ tăng lên bởi chi phí cho vận chuyển chiếm tỷ trọng
ngày càng lớn trong logistics. Với lĩnh vực vận tải, Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại
Và Vận Tải Dũng Cường đóng một vai trò quan trọng đối với chuỗi cung ứng. Công ty
cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy nội địa, làm cho hàng
hóa được lưu thông từ tay của người bán đến tay của người mua. Như vậy công ty đóng
vai trò phân phối trong một chuỗi cung ứng.

You might also like