You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ


KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TIỂU LUẬN


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI

N
À
M
Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thị Ngọc Hà
Sinh viên thực hiện: Nhóm -K54Alogistics
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1. NGUYỄN THỊ BẢO VÂN

2. NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN

3. VĂN THỊ TUYẾT

4. NGUYỄN THỊ HUYỀN

5. CAO THỊ NỞ

6. NGUYỄN PHAN TRANG NHUNG

7. NGUYỄN THỊ BÍCH QUỲNH


PHỤ LỤC

Phần I : Đặt vấn đề


1. Vai trò ngành GTVT trong nền kinh tế quốc dân

2. Đóng góp của ngành GTVT trong nền kinh tế

3. Một số hạn chế của ngành GTVT

Phần II: Nội dung nghiên cứu ngành GTVT


1. Một số công cụ Nhà nước sử dụng để tác động vào lĩnh vực GTVT

1.1 Pháp luật


1.2 Chiến lược
1.3 Quy hoạch
1.4 Chương trình
1.5 Dự án
1.6 Chính sách
- Chính sách đầu tư
- Chính sách tín dụng
- Chính sách ưu đãi thuế
2. Đánh giá tác động của các công cụ
2.1 Công cụ tốt
2.2 Công cụ chưa tốt

Phần III: Kết luận

Phần I : Đặt vấn đề.


1. Vai trò của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế quốc dân.
Như chúng ta đã biết nền kinh tế của một đất nước muốn phát triển mạnh, bền
vững thì cần đến sự phối hợp của nhiều ngành hay thành phần kinh tế khác
nhau trong nền kinh tế. Với nhứng phân tích sau đây sẽ đề cập đến một ngành
được xem là một mảnh ghép không thể thiếu trong tổng thể nền kinh tế Việt
Nam đó là ngành giao thông vận tải. Lĩnh vực GTVT tồn tại dưới nhiều loại
hình vận tải khác nhau ,có thể kể đến như : GTVT đường sông, đường bộ , hàng
không, đường ống, đường sắt,...nhưng chiếm vị trí, vai trò quan trọng vẫn là
hình thức vận tải đường bộ, loại hình vận tải này được ví như “ mạch máu” của
ngành GTVT.
Ngành GTVT giữ một vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân , là một nhân tố tác động, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước,
trong từng thời kì phát triển và nhất là trong thời kì hiện nay.
Với nhiệm vụ, vai trò chủ yếu của mình ngành giao thông vận tải đã và đang
đáp ứng mọi nhu cầu đi lại, giao lưu, trao đổi, nhằm nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân, thuận tiện hơn trong đời sống và nhu cầu sinh hoạt.
Bên cạnh đó còn giúp vận chuyển sản phẩm, hàng hóa lưu thông, di chuyển từ
khu vực này sang khu vực khác . Là nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất,
dịch vụ và dân cư đồng thời củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, giúp tăng
cường sức mạnh quốc phòng của đất nước.
Ngành giao thông vận tải đóng một vai trò quan trọng đảm bảo cho quá trình
sản xuất của các ngành diễn ra liên tục, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu
từ các vùng miền trên cả nước. Bên cạnh đó còn giao lưu, giao thương với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành này còn thúc đẩy hoạt động kinh tế ,
vản hóa ở các vùng xa xôi, là sợi dây gắn kết các vùng trong cả nước.

2. Đóng góp của ngành GTVT trong nền kinh tế .


Với vai trò vận tải của mình ngành giao thông vận tải đã góp phần tiêu thụ một
khối lượng lớn sản phẩm của các ngành khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành giao thông vận tải tuy không phải là ngành tạo ra một sản phẩm mới cho xã
hội như các ngành kinh tế khác, song nó lại tạo ra khả năng sử dụng các của cải,
sản phẩm xã hội bằng cách đưa các sản phẩm đó từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng,
làm cho giá trị của sản phẩm được tăng lên và phát huy tối đa lợi ích của nó...
Như đã nói ở trên ngành GTVT có nhiều hình thức vận tải khác nhau như: vận tải
đường sắt, đường biển, vận tải đường ống, vận tải hàng không,.... Chính nhờ sự tồn
tại đa dạng các loại hình vận tải đã làm đa dạng hóa các hình thức hoạt động vận
tải kinh tế , góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nước ta .Đặc biệt chính nhờ
vận tải đã làm kim ngạch xuất- nhập khẩu nước ta ngày càng tăng, ví dụ:Xuất
khẩu lúa gạo Việt Nam đứng vị trí top đầu 3 nước có sản lượng xuất khẩu cao
nhất,mở rộng thị trường xuất khẩu sang Châu Âu và cả những nước khó tính....
Mặc dù tồn tại nhiều hình thức vận tải nhưng đặc biệt loại hình vận tải đường bộ
( đường sắt ) vẫn là mạch máu giao thông quan trọng số một của ngành giao thông
vận tải, xương sống nối liền các vùng miền từ cực Bắc đến cực Nam của Tổ Quốc,
giúp cho giao lưu giữa các vùng thuận tiện hơn. Nó đã trở thành một phần của đời
sống sinh hoạt của người dân, phục vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày
càng cao trong thời kì nền kinh tế ngày càng phát triển...
Trong những năm gần đây ngành GTVT ngày càng được nâng cấp và mở rộng.
Đặc biệt và đáng chú ý là ngành vận tải đường bộ “ Theo Bộ GTVT, năm 2020 và
giai đoạn 2016-2020, công tác đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều công trình giao thông lớn hiện đại đã và
đang từng bước được đầu tư xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước,
tạo lập được sự kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và với quốc tế.Đăc biệt
trong lĩnh vực đường bộ dẫ có nhiều đột phá , đã hoàn thành đầu tư xây dựng giai
đoạn 2011-2020 khoảng 1074km đường cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc đang
khai thác lên 1.163 km .Mạng lưới quốc lộ đạt 24.598 km ...tỉ lệ mặt đường bê tông
nhựa được nâng cấp 64% ” (Trích thời báo tài chính – Cơ quan bộ tài chính Việt
Nam 02/02/2021)
GTVT đã trở thành cánh tay đắc lực của nền kinh tế quốc dân .
3. Một số hạn chế của ngành GTVT .
Bên cạnh những đóng góp, thành tựu to lớn của ngành giao thông vận tải, thì
vẫn luôn tồn tại những mặt hạn chế cần được khắc phục. Có thể kể đén một số
hạn chế như sau :
Thứ nhất: Là tai nạn giao thông. Tình trạng tai nạn giao thông trong những năm
trở lại đây vẫn không có giấu hiệu giảm đi, số vụ tai nạn thống kê qua từng năm
luôn ở mức cao, cụ thể là “Theo thống kê của Ủy Ban An Toàn Giao Thông
quốc gia về tai nạn giao thông 12 tháng của năm 2020 toàn quốc xảy ra 14.510
vụ tai nạn, làm chết 6.700 người” .( Trích Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt
Nam)
Thứ hai: Gây ô nhiễm môi trường. Với mật độ phương tiện giao thông đi lại lớn
, đặc biệt là các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội,...đã gây nên tình
trạng ô nhiễm không khí,...
Thứ ba: Ách tắc giao thông, đặc biệt luôn xảy ra ở các thành phố lớn
Tiêu tốn nhiều nhiên liệu
Thứ tư: Vận chuyển đường dài thường phải nộp thêm các khoản phụ thu phí
đường bộ: trạm thu phí, phí nhiên liệu, phí cầu đường,...Tổng các khoản phí còn
nhiều và cao.
Thứ năm: Khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển còn hạn chế so với
vận chuyển bẳng đường biển.
Thứ sáu: Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết : Thời tiết nước ta mang đặc trưng
nền khí hậu nhiệt đới gió mùa , nắng lắm mưa nhiều , muốn vận chuyển phải
phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết .
Thứ bảy: Dễ xảy ra tình trạng bị mất hàng trong quá trình vận chuyển
Thứ tám: Dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi sự lên xuống của giá xăng dầu, quy
định siết chặt quán lý xe quá tải nên khối lượng vận chuyển cồn gặp nhiều hạn
chế.
Trên đây là một số hạn chế tiêu biểu mà ngoài ra còn nhiều hạn chế khác....Để
hiểu rõ hơn Nhà Nước đã và đang quản lí lĩnh vực GTVT ,cụ thể là GTVT
Đường bộ như thế nào, và cách khắc phục những hạn chế đang mắc phải trong
ngành GTVT đường bộ ra sao . Nhóm đã lựa chọn lĩnh vực Giao Thông Vận
Tải Đường Bộ làm lĩnh vực nghiên cứu.
Phần 2: Nội dung nghiên cứu.
1. Một số công cụ nhà nước sử dụng để tác động vào lĩnh vực giao thông vận
tải
1.1.Pháp luật.
 Luật giao thông đường bộ năm 2001 và năm 2008.
Cho đến nay nước ta đã có 2 bộ luật Giao thông đường bộ, phải kể
đến đầu tiên là Luật giao thông đường bộ số 26/2001/QH10 có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2002( gọi tắt là luật Giao thông
đường bộ năm 2001). Luật Giao thông đường bộ thứ hai là luật số
23/2008/QH12, được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 (gọi tắt là
Luật Giao thông đường bộ 2008. Cho đến nay luật giao thông đường
bộ 2008 vẫn có hiệu lực thi hành.
Gần đây nhất là một số quy định mới về Giao thông đường bộ trong
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 về Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt.
 Luật bảo vệ môi trường 2020.
Từ ngày 17/11/2020,Quốc hội đã ban hành Luật bảo vệ môi trường số
72/2020/QH14, luật này còn khá mới và có hiệu lực kể từ ngày 2022
 Luật vận tải hàng hóa đường bộ 2020.
1.2.Chiến lược.
Chiến lược đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam 2020:
a) Quan điểm phát triển. ( sưu tầm 123 doc)
- Giao thông đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng
kinh tế- xã hội nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng, cần đầu
tư phát triển trước một bước để tạo tiền đề , làm động lực phát triển kinh
tế- xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, đáp ứng tiến
trình hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần tăng cường an ninh, quốc
phòng của đát nước.
- Coi trọng việc duy trì, củng cố, nâng cấp để tận dụng tối đa năng lực kết
cấu hạ tầng giao thông hiện hiện có, đồng thời việc đầu tư xây dựng công
trình mới thực sự có nhu cầu, chú trọng nâng cấp kết cấu hạ tầng giao
thông tại các khu kinh tế trọng điểm, các khu đô thị, các trục giao thông
đối ngoại, tăng năng lực đảm bảo giao thông đường bộ thông suót trên
tuyến Băc-Nam.
- Phát triển giao thông vận tải hợp lý, đồng bộ trong một quy hoạch thống
nhất có phân công, phân cấp và hợp tác giữa các liên kết giữa các phương
thức vận tải, phù hợp với điều kiện địa lý, tạo thành mạng lưới giao thông
thông suốt và có hiệu quả trên phạm vi toàn quốc.
- Phát huy tối đa lợi thế địa lý của của đất nước phát triển hệ thống giao
thông đường bộ phục vụ phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập khu vực và
quốc tế.
- Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải
hành khách công cộng và tổ chức giao thông ở các thành phố lớn, đạc
biệt là hà nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Phát triển giao thông nông thôn, đặc biệt là giao thông ở vùng núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng biên giới, hỗ trợ đắc lực cho
chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội tại các vùng
này.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, vật liệu mới,
công nghệ mới vào các lĩnh vực thiết kế, xây dựng, khai thác giao thông
vận tải đường bộ. Coi trọng việc phát triển nguồn lực cho nhu cầu phát
triển ngành.
- Phát huy nội lực, thực hiện các giải pháp để tạo nguồn vốn đầu tư trong
nước phù hợp với điều kiện thực tế.
- Bảo vệ công trình giao thông đường bộ là trách nhiệm của các cấp chính
quyền địa phương, các ngành và của mỗi người dân.
b) Mục tiêu phát triển đến năm 2020.( sưu tầm điều chỉnh chiến lược phát triển
gtvt đến năm 2020,tầm nhìn 2030)
- Phát triển hợp lý các phương thức vận tải đường bộ chủ yếu đảm nhận
việc gom hàng, tạo chân hàng, vận chuyển hàng hóa, hành khách với cự
ly ngắn và trung bình.
- Phát triển phương tiện vận tải đường bộ: phát triển phương thức vận tải
cơ giới phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo tiêu
chuẩn kỹ thuật an toàn giao thông và môi trường, phù hợp với chủng loại
hàng hóa và đối tượng hành khách.Từng bước hạn chế tốc độ tăng lượng
xe máy và kiểm soát sự gia tăng lượng ô tô con cá nhân ở các thành phố
lớn. Đến năm 2020, toàn quốc có khoảng 2,8 ÷ 3 triệu xe ô tô các loại,
trong đó xe ô tô con 1,5 triệu chiếc, xe ô tô khách 0,5 triệu chiếc, xe ô tô
tải 0,8 triệu chiếc.
- Áp dụng các mô hình tiên tiến, công nghệ hiện đại hạn chế tác động ô
nhiễm môi trường

1.3.Quy hoạch
Tại điều 6 điểm 1,2,3,4,5,6,7,8 về Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ của
luật giao thông quy định:

 Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ là quy hoạch lĩnh vực chuyên
ngành, gồm quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch phương tiện giao
thông và vận tải đường bộ.
 Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ được lập trên cơ sở chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc
tế, đồng bộ với quy hoạch ngành, lĩnh vực; gắn kết chặt chẽ với quy
hoạch các chuyên ngành giao thông vận tải khác.
Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ được lập cho ít nhất 10 năm và
định hướng phát triển cho ít nhất 10 năm tiếp theo; được điều chỉnh phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Việc điều
chỉnh quy hoạch phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch đã được phê
duyệt.

 Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ sau khi được phê duyệt phải
được công bố để cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết, thực hiện và
tham gia giám sát.
 Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ phải xác định rõ mục tiêu, quan
điểm, tính chất và quy mô phát triển; nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn,
nguồn vốn, nguồn nhân lực; xác định danh mục các dự án, dự án ưu tiên;
đánh giá tác động của quy hoạch; xác định cơ chế, chính sách và giải
pháp thực hiện quy hoạch.
 Bộ Giao thông vận tải lập quy hoạch giao thông vận tải đường bộ trong
phạm vi cả nước, liên vùng, vùng; quy hoạch quốc lộ, đường cao tốc
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, cơ
quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
quyết định quy hoạch giao thông vận tải đường bộ do địa phương quản
lý, trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phải có ý kiến
của Bộ Giao thông vận tải.
Đối với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ của thành phố trực thuộc
trung ương loại đô thị đặc biệt thì Uỷ ban nhân dân thành phố lập, trình
Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và phải có ý kiến của Bộ Giao
thông vận tải, Bộ Xây dựng trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.

 Quy hoạch các công trình kỹ thuật hạ tầng khác phải phù hợp, đồng bộ
với quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
 Nhà nước bảo đảm vốn ngân sách nhà nước và có chính sách huy động
các nguồn vốn khác cho công tác lập quy hoạch giao thông vận tải đường
bộ.
1.4.Chương trình.
Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển đường cao
tốc theo văn phòng chính phủ có Công điện số 734/CĐ – VPCP ngày
5/6/201.
 Với mục tiêu xuyên suốt là đến năm 2025 phải cơ bản hoàn thành đ
ường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (toàn quốc có khoảng 3.000
km), đến năm 2030 có khoảng 5.000
km đường bộ cao tốc; bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, tiết kiệm,
chống tiêu cực, tham nhũng...
 5 quan điểm lớn liên quan đến việc đầu tư, xây dựng đường cao tốc
trong 10 năm tới.
 Một là, trong 20 năm qua chúng ta chỉ làm được gần 1.200
km đường bộ cao tốc. Trong 10 năm tới (2021 –
2030), chúng ta cần phải làm gần 4.000
km đường bộ cao tốc mới. Đây là nhiệmvụ chính trị, là trách
nhiệm và vinh dự của chúng ta trước Đảng,
Nhà nước và nhân dân. Chúng ta quyết tâm thực hiện thành công
nhiệm vụ được giao với sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phươ
ng, của nhân dân, của ngân hàng và cả hệ thống chính trị.
 Hai là, với nhiệm vụ được giao, ngân sách nhà nước cân đối tối đ
a cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn.
Do vậy phải huy động tất cả các nguồn lực khác, cả trong và ngo
ài nước. Vốn ngân sách trung ương chỉ mang tính khơi nguồn, vố
n xã hội hóa là quyết định; đầu tư theo phương thức đối tác công
tư (PPP) là chính.
 Ba là, kế hoạch đầu tư cần hợp lý giữa các vùng miền, nhất là
đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung
Bộ, những vùng động lực; phải có trọng tâm, trọng điểm ( tuyến
đường bộ cao tốc Băc – Nam phía Đông, các tuyến vành đai của
Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) và lộ trình phù
hợp để cao nhất hiệu quả đầu tư.
 Bốn là, phải đổi mới tư duy quản lý, đẩy mạnh phân quyền, phân
cấp đầu tư cho các phương. Địa phương mong muốn có đường
cao tốc thì phải chủ động vào cuộ, chịu trách nhiệm giải phóng
mặt bằng. Giao các địa phương là cơ quan có thẩm quyền. Chính
phủ hỗ trợ một phần chi phí xây lắp và có chính sách linh hoạt
đối với các địa phương khó khăn.
 Năm là, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; chống tham nhũng tiêu c
ực, lợi ích nhóm. Tất cả phải vì dân, vì nước, đặt lợi ích quốc gia
dân tộc lên trên hết.

1.5 Dự án.
 Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam
phía Đông giai đoạn 2017-2020.
 Dự án thành phần đoạn QL45- Nghi Sơn và đoạn Nghi Sơn _ Diễn
Châu thuộc dự án xấy dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến
Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Trong đó giao Bộ GTVT thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của
người quyết định đầu tư tổ chức thực hiện các dự án thành phần theo
quy định đáp ứng tiến độ hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng trong
năm 2023. Triển khai các nghị quyết nêu trên, Bộ GTVT yêu cầu Ban
quản lý dự án (QLDA) 2,6 chỉ đạo Tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu
khả thi (BCNCKT) điều chỉnh 2 dự án thành phần đoạn QL45 – Nghi
Sơn và đoạn Nghi Sơn – Diễn châu. Trình bộ GTVT phê duyệt làm cơ
sở triển khai các công việc tiếp theo. Ban QLDA 2,6 thực hiện công
việc đáp ứng các mốc tiến độ: Hoàn thành, trình BCNCKT điều chỉnh
trước ngày 04/03/2021; hoàn thành, trình hồ sơ thiết kế kĩ thuật, dự
đoán điều chỉnh trước ngày 15/03/2021; Tổ chức lựa chọn nhà thầu và
đảm bảo bảo khởi công gói thầu xây lắp đầu tiên trong tháng 6/2021.

1.6 Chính sách.


 Chính sách đầu tư trong lĩnh vực giao thông đường bộ: theo Nghị
quyết 556 được ủy ban thường vụ quốc gia thông qua, năm 2020 có
10 dự án đường bộ (tổng mức đầu tư 8.000 tỷ đồng) gồm: Dự án
đường bộ nối Cao tốc Hà Nội- Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ- Ninh
Bình; Dự án Cải Tạo, nâng cấp quốc lộ 53 đoạn Trà Vinh- Long
Toàn; Dự Án QL27 Đoạn tránh Liên khương; Dự án nâng cấp QL13
đoạn Cao Lãnh- Hồng Ngự; Dự án đường nối QL4C và 4D;dự án
QL3B; Dự án nâng cấp mặt đường tuyến quản lộ - Phụng Hiệp; Dự
án cải tạo , nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL24,25,57 đoạn từ bến
phà Đình Khao đến Thị trấn Mỏ Cày.n xung yếu trên QL24; Dự án
cải tạo, nâng cấp đoạn từ bến phà Đình Khao đến thị trấn Mỏ Cày.
 Chính sách tín dụng: sử dụng tín dụng BOT giao thông.

 Chính sách ưu đãi thuế: bộ GTVT kiến nghị giảm thuế 0% hỗ trợ cho
doanh nghiệp đường bộ do tác động của dịch COVID 19 , hỗ trợ đơn
vị kinh doanh vận tải đường bộ khôi phục sản xuất kinh doanh như
giảm thuế giá trị gia tăng về 0%; giảm 50% thuế thu nhập doanh
nghiệp ,…
2. Đánh giá tác động của các công cụ
Trong lĩnh vực GTVT đường bộ thì nhà nước ta đã áp dụng một số công
cụ để có thể quản lí, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các cá nhân, cơ quan, tổ chứ
thực hiện...
1. Công cụ tốt: Pháp luật
Pháp luật là phương thức biểu đạt, biểu hiện cho sức mạnh của Nhà nước, là
công cụ để quản lí nhà nước và vì thế các ban ngành , cơ quan, cá nhân đều
phải tuân thủ theo pháp luật. Để nhà nước có thể quản lí hay kiểm tra chỉ đạo
các ban, ngành, cơ quan thì phải có cơ sở để thực hiện và pháp luật chính là
công cụ để Nhà nước làm được điều đó.
 Pháp luật nó là 1 công cụ tốt vì nó là cơ sở, tiền đề để:
Dựa trên pháp luật để xử lí những hành vi vi phạm luật giao thông như
lạng lách, đánh võng, điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ
tuổi ( chưa có giấy phép), chở quá số người quy định... hay trong vận
chuyển như vận chuyển trái phép chất gây nghiện, chở quá số cân nặng, số
người quy định... Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào quy định
của bộ Luật giao thông đường bộ 2021 hay Luật vận tải hàng hóa đường bộ
2020 để xử lí những hành vi vi pham trên.
Dựa vào đó để đưa ra những công văn lên án hay đề án để phát triển cơ
sở giao thông vận tải đường bộ như dự án xây dựng một số đoạn đường bộ
cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020....
2. Công cụ chưa tốt: Chính sách.
Nhìn chung, sau công cuộc đổi mới nhờ có những chính sách của Đảng và
Nhà nước ta, ngành đường bộ Việt nam đã đạt được những thành tựu lớn
nhưng bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nguy cơ rủi ro, những bất
cập khó khăn chưa đảm bảo trong chính sách nhà nước đang rất cao như:
 Các vấn đề đầu tư hạ tầng giao thông, trang thiết bị, phương tiện khoa học,
kỹ thuật nghiệp vụ và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ
vào công tác chưa bảo đảm, theo kịp với diễn biến của tình hình TTATGT
do hệ thống đường giao thông chưa được mở rộng, làm một phần nào ảnh
hưởng quá trình tham gia giao thông.
 Cơ sở hạ tầng giao thông tuy đã được ưu tiên đầu tư phát triển nhưng thiếu
đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải ngày một càng cao trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mật độ hệ thống đường bộ còn
thấp, sự đồng bộ các vùng miền chưa cao, tập trung chủ yếu gần biển và các
thành phố lớn. Điển hình vấn đề giao thông ở 2 thành phố Hà Nội và tp Hồ
Chí Minh đang là vấn đề nhức nhối hiện nay, những hình ảnh người dân
chen chúc nhau, phương tiện đông đúc hoạt động, ùn tắc giao thông trên
những tuyến đường nhất là giờ cao điểm đã một phần nào cho thấy cơ sở hạ
tầng việt nam đang có những yếu kém chưa được thống nhất giữa các làn
đường.
 Cơ cấu phát triển phương tiện giao thông đường bộ mất cân đối, chưa có
chiến lược phát triển phương tiện một cách hợp lý các làn đường giành cho
các phương tiện lớn và nhỏ chưa phân chia hợp lý, đang đi chung trên 1 làn
đường gây ảnh hưởng phần nào đến an toàn giao thông.
 Công tác tổ chức mạng lưới giao thông đường bộ chưa thực sự khoa học,
hợp lý nên chưa khai thác hết tiềm năng đã có cửa hệ thông giao thông
đường bộ dẫn đến lãng phí. Trong các công tác quản lý giám sát giao thông.
Sự thiếu minh bạch trong quá trình đầu tư, thi công, giám sát hoàn thiện đưa
vào sử dụng dẫn đến hàng loạt công trình đưa vào sử dụng nhanh chóng
xuống cấp đã lộ chật lượng kém chỉ trong 1 thời gian ngắn.

 Cách khắc phục: Cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung từng bước hoàn
thiện các qui định pháp luật về đảm bảo Trật Tự An Toàn Giao Thông
theo hướng đồng bộ, thiết thực, khả thi và hiệu quả. Nâng cao chất
luợng quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ. Tăng cường kiểm tra xử lý triệt để các
phương tiện không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vẫn lưu
hành là nguyên nhân xảy ra tai nạn. Đầu tư cơ sở hạ tầng- kĩ thuật có
hiệu quả, áp dụng các kĩ thuật có chất lượng cao phải phù hợp với hạ
tầng việt nam.

Phần III: Kết luận

Với những công cụ quản lý có hiệu quả của Nhà nước, ngành giao thông vận tải đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn. Là một nhân tố thúc đẩy đất nước ngày một phát
triển trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng cao..
Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Giao thông là mạch máu
của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc mới dễ dàng. Giao thông xấu thì mọi việc
đình trệ ’’. Kể từ khi đất nước bước vào quá trình đổi mới đất nước cho đến nay
Đảng Nhà nước và nhân dân đã dành sự quan tâm rất lớn cho đầu tư phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng giao thông. Một trong những vấn đề cốt lõi đặt lên hàng đầu
là làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước đối với các nghành, lĩnh vực.
trong đó, đặc biệt lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ đã được xác định là lĩnh
vực mũi nhọn tiên phong cần đi trước.
Theo đó bộ đã quy hoạch giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước, liên
vùng, vùng, quy hoạch quốc lộ, đường cao tốc trình thủ tướng chính phủ phê duyệt
sau khi có ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
liên quan. Quy hoạch các công trình kỹ thuật hạ tầng khác phải phù hợp, đồng bộ
với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ. Nhà nước đảm bảo vốn ngân sách
nhà nước và có chính sách huy động các nguồn vốn khác cho công tác giao thông
vận tải đường bộ. Đồng thời hướng đến mục tiêu phát triển trong thời gian tới, có
thể kể đến như:
Phát triển phương thức vận tải đường bộ đảm bào vận chuyển hàng hóa, hành
khách ở cự li ngắn và trung bình.
Phát triển phướng thức vận tải phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ,
đảm bảo về an toàn giao thông và môi trường
Áp dụng những mô hình tiên tiến, công nghệ hiện đại để giảm thiểu tác động đến
môi trường.
Giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, nõ cũng trực tiếp tạo ra
giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Giữ cho huyết mạch
giao thông của đất nước luôn thông suổt là chức năng và nhiệm vụ hàng đàu của
ngành.Trong mọi nền Kinh tế-Xã hội thì ngành giao thông vận tải có một ý nghĩa
hết sức to lớn.
Ngành này là một bộ phận quan trọng, tạo tiền đề làm động lực phát triển kinh tế-
xã hội, phục vụ sự nghiệp công làm động lực phát triển kinh tế- xã hội, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, đáp ứng tiến trình hội nhập khu vực và quốc
tế, góp phần tăng cường an ninh, quốc phòng của đất nước. Thế nên cần coi trọng
việc duy trì, củng cố, nâng cấp để tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao
thông hiện hiện có, đồng thời việc đầu tư xây dựng công trình mới nhằm nâng cao
kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo hệ thống giao thông đường bộ xuyên suốt. Phát
triển giao thông vận tải hợp lý, có sự liên kết giữa các phương thức vận tải, phù
hợp với điều kiện địa lý, tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt. Ngoài ra, cần
phải đẩy mạnh triển giao thông nông thôn, đặc biệt là giao thông ở vùng núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng biên.
Đồng thời, thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp sau: đẩy mạnh hoạt động
xây dựng và hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ và các lĩnh vực pháp luật
khác có liên quan. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn
pháp luật về TTATGTDDB, tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật giao
thông đường bộ. nâng cao hiệu quả an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ. Hoàn thiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ và hạn chế. Nâng cao chất lượng
đào tạo người điều khiển phương tiện gao thông đường bộ. Tăng cường công tác
tuần tra, kiểm soát, xử lí kịp thời, nghiêm cấm triệt để mọi hành vi vi phạm an toàn
giao thông đường bộ.
Đến đây ta đã nhận thấy rõ tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa to lớn của nó trong nền
kinh tế quốc dân. Một đất nước muốn đạt được nền kinh tế-xã hội phát triển phát
triển, tăng trưởng kinh tế rực rỡ thì trước hết phải có hệ thống giao thông vận tải
vững chắc , hiện đại. Để đạt được những bước tiến như bây giờ, chính là nhờ bàn
tay quản lý có hiệu quả của Nhà nước, và trong tương lai để phát triển hoàn thiện
hơn nữa bàn tay ấy cần khắc phục những hạn chế, phát huy hơn nữa những thành
tựu vốn có.

You might also like