You are on page 1of 3

Đề án "Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có

nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi
vào" (đề án thu phí ôtô vào nội đô) vừa được đơn vị tư vấn là đại diện Trường Đại
học Giao thông vận tải (GTVT) bổ sung, hoàn thiện báo cáo Sở GTVT Hà Nội lần
thứ 3.

1. Khái quát

Theo đề án, từ nay đến năm 2025, thành phố sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các
tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ôtô vào nội đô (phương án trước đây là
87 trạm).

Khu vực được xác định để lập trạm thu phí vào nội đô là từ đường Vành đai 3 trở
vào. Cụ thể, là phạm vi thu phí giới hạn bởi các đường: Vành đai 3 - Cầu Thanh Trì -
Pháp Vân - Mai Dịch - Phạm Văn Đồng - trục Tây Thăng Long - Võ Chí Công - Cầu
Nhật Tân - Đường Hoàng Sa - Đường Trường Sa - Đường Lý Sơn - Đường Nguyễn
Văn Linh và khép kín vào Vành đai 3.

Đối tượng thu phí được đề án xác định là ôtô di chuyển từ bên ngoài Vành đai 3 vào
trong khu vực thu phí có nguy cơ ùn tắc giao thông. Nhóm xe được miễn phí gồm:
Xe ưu tiên theo quy định hiện hành, xe công an, quân đội, xe cứu thương, xe cứu
hỏa; xe công vụ; xe buýt công cộng...

2. Hệ thống lập luận để bảo vệ đề án

Luận điểm 1: Đề án này đảm bảo quyền công dân, quyền con người.

Cơ sở lập luận: căn cứ khoản 2, điều 14, chương II, Hiến Pháp 2013 “ Quyền con
người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường
hợp cầ thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe
cộng đồng”.

Phân tích lập luận:

- Thu phí nội đô thực chất để người tham gia giao thông lựa chọn hành vi giao thông
không phải cưỡng ép. Đây chỉ là một trong những chính sách tác động cho người
dân lựa chọn giữa chuyện dùng phương tiện cá nhân hay dùng phương tiện công
cộng, nếu sử dụng phương tiện cá nhân người đi phải trả thêm phí (với những
người sử dụng ô tô, thu nhập trung bình, cao thì mức phí 100.000 đồng là hợp lí để
tác động đến lưu thông vào giờ cao điểm hay không. Mức phí đã được điều chỉnh
linh họạt cho từng phương tiện, khung giờ cao, thấp điểm miễn giảm vào ngày nghỉ
ngày lễ cuối tuần ==> Điều này giúp giảm bớt gánh nặng cho người dân, điều chỉnh
tích cực thói quen đi lại.

- Việc thu phí vừa giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường vừa giảm ùn tắc
đem lại lợi ích cho chính người dân, xã hội. Nhờ những chế tài kinh tế nghiêm khắc
lượng xe cá nhân giảm thiểu đáng kể, ùn tắc giao thông cũng được hạn chế, chỉ số
môi trường ở ngưỡng an toàn, tốt cho sức khỏe người dân.

- Việc thu phí không nhằm mục đích tăng ngân sách mà để hạn chế những chuyến đi
không cần thiết từ vành đai 3 vào trung tâm qua đó hạn chế ùn tắc giao thông. Theo
tính toán đề án này được thực thi sẽ giảm 20% lưu lượng phương tiện đi vào trung
tâm, thu phí kết hợp với dịch vụ giao thông công cộng giúp tiết kiệm thời gian hơn so
với việc tự lái xe. Qua rà soát loại phí này không trùng với loại phí nào và trong đối
tượng thu phí không có xe vận tải chuyển hàng hóa, không làm gia tăng chi phí vận
tải.

Luận điểm 2: Đề án đúng với tinh thần của khoản 1, điều 5 chính sách phát triển giao
thông đường bộ: “nhà nước cần tập trung các nguồn lực phát triển giao thông đường
bộ, ưu tiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở vùng kinh tế
trọng điểm, các thành phố...”, khoản 2 điều 5 “nhà nước có chính sách ưu tiên phát
triển vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân ở các
thành phố”

Phân tích lập luận:

- Theo một thông cáo của sở giao thông thành phố Hà Nội đề án sau khi được
nghiên cứu thì đã khẳng định họ sẽ chỉ áp dụng khi đáp ứng đủ 3 điều kiện:

+ Đảm bảo về công nghệ thu phí (tránh xảy ra trường hợp lỗi trong quá trình thu phí,
không gây ùn tắc giao thông)

+ Đảm bảo điều kiện vận tải công cộng có năng lực tối thiểu là 30% nhu cầu đi lại
của người dân.

+ Đảm bảo điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông

Như vậy đề án này đưa vào áp dụng chỉ khi đáp ứng được nhu cầu đi lại của người
dân, đảm bảo về yêu cầu phương tiện cộng cộng ==> người dân sẵn sàng sử dụng
phương tiện công cộng.

Giải pháp: thu phí nội đô chỉ là một trong những chính sách giảm ùn tắc giao thông
và ô nhiễm môi trường. Để chính sách thực hiện tốt toàn diện cũng như đem lại hiệu
quả cao cần phối hợp với nhiều biện pháp khác như thực hiện quy hoạch mở rộng
diện tích cho giao thông, phân luồng giao thông hợp lí, nâng cao hơn nữa ý thức
tuân thủ luật lệ giao thông của người dân,tập trung quy hoạch đô thị, công tác lãnh
đạo điều hành quản lí của nhà nước phải thực sự hiệu quả, tích cực chống tham
nhũng để không ảnh hưởng đến việc quản lí giao thông và hoạch định các chính
sách.

You might also like