You are on page 1of 13

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, với sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, tốc độ đô thị
hoá ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại của con người ngày càng cao, giao thong đang là
một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước
ta. Trong đó, thu phí đường bộ là một hoạt động không thể thiếu của mỗi quốc gia góp
phần bù đắp chi phí xây dựng cũng như có thêm nguồn vốn cải tạo nâng cấp xây dựng
con đường. Vì vậy, việc xây dựng các trạm thu phí là bắt buộc.

Các trạm thu phí này hoạt động chủ yếu theo hình thức thu phí một dừng mã vạch kết
hợp với thủ công hoặc triển khai 100% thu phí một dừng mã vạch. Với các hình thức thu
phí trên, tình trạng ùn tắc các phương tiện tại các trạm thu phí thường xảy ra, gây mất trật
tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường... Bên cạnh đó, các đơn vị quản lý cũng phải
đầu tư nhân sự, chi phí quản lý khá lớn cho việc kiểm soát và thu phí. Vì vậy, để đạt được
sự hài lòng cao nhất của người tham gia giao thông và các doanh nghiệp vận tải, giảm ùn
tắc giao thông tại các trạm thu phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu
chính xác, minh bạch trong công tác thu phí sử dụng đường bộ mà các hệ thống thu phí tự
động không dừng đã ra đời.

Trong đó hệ thống thu phí tự động ứng dụng công nghệ RFID là đang được áp dụng
rộng rãi trên thế giới hiện nay dẫn đến việc bảo mật công nghệ RFID trong thu phí tự
đông ETC là một yêu cầu cần thiết để đảm bản vấn đề an toàn cho các trạm thu phí.
Chính vì vậy nhóm em đã quết định chọn để tài tìm hiểu bảo mật RFID trong hệ thống
thu phí không dừng ETC để nghiên cứu.
Chương 1 : Tổng quan về giao thông thông minh ITS

1. Lịch sử ra đời và phát triển của ITS

ITS (Intelligent Transport System) là khái niệm xuất phát từ Nhật Bản, bắt đầu từ
những năm 1980. ITS được xúc tiến như một dự án quốc gia tại Nhật Bản.

Từ năm 1993, Hội nghị ITS quốc tế được tổ chức hàng năm với sự tham gia của
các chuyên gia về lĩnh vực giao thông vận tải đại diện cho các quốc gia và các hãng
danh tiếng trên thế giới sản xuất vật liệu mới, thiết bị thông tin hiện đại, ô tô, tầu hỏa
và các loại phương tiện giao thông khác.

Hội nghị ITS quốc tế lần thứ 13 được tổ chức tại London từ ngày 12/10/2006. Các
chủ đề chính được thảo luận tại các hội thảo là an toàn giao thông, hạn chế ô nhiễm
môi trường, chống ùn tắc giao thông, sản xuất các phương tiện giao thông thông
minh, thiết bị an toàn giao thông... Qua đó có thể thấy: ITS đã khai thác khả năng
công nghệ tiên tiến sẵn có của nhiều lĩnh vực nhằm cải thiện giao thông với các mức
độ khác nhau.

Chương trình ITS của một số nước được nghiên cứu và ứng dụng rất đa dạng,
hiệu quả với các mức độ khác nhau. Tùy theo đặc điểm của mỗi quốc gia mà tập trung
vào các lĩnh vực chính sau đây: Hoàn thiện kết cấu hạ tầng đường bộ, xử lý khẩn cấp
các sự cố giao thông; Hiện đại hóa các trạm thu phí tự động, trạm cân điện tử; Quản
lý các đường trục giao thông chính; Hệ thống thông tin cho người tham gia giao
thông; Phổ cập giao thông tiếp cận; Khai thác, điều hành hệ thống giao thông công
cộng tiên tiến (xe buýt, đường sắt đô thị, trung tâm đèn đường tín hiệu); Cải thiện các
vấn đề về thể chế, nguyên tắc giao thông tại các nút giao cắt; Nghiên cứu sản xuất
phương tiện giao thông thông minh; ứng dụng công nghệ tin học, điện tử trong đào
tạo, sát hạch và quản lý lái xe.

Thời gian qua, tại một số nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á, khu vực ASEAN và
đặc biệt là thành phố Bangkok - Thailand thì việc triển khai ITS đã có những thành
công nhất định góp phần giải quyết ách tắc giao thông đô thị nâng cao năng lực vận
tải. Tại đó, người ta đã thành lập các cơ quan điều hành. Ví dụ ở Mỹ đã có một Văn
phòng điều phối chung về chương trình ITS trực thuộc Cục Đường bộ Liên bang - Bộ
GTVT.

Văn phòng này cấp kinh phí cho việc phát triển cơ sở dữ liệu để phân tích tổng
hợp dữ liệu và đưa ra những công nghệ, ứng dụng tối ưu cho ITS đó là: Thu thập dữ
liệu đường bộ, điều kiện giao thông; Thu thập dữ liệu cho mạng lưới thông tin đối với
các phương tiện tham gia giao thông; Phân tích cơ sở dữ liệu để tính toán, đầu tư cho
ITS; Xác lập giải pháp hữu hiệu, an toàn cho người và các đối tượng tham gia giao
thông.

Ở Việt Nam chúng ta cũng đã từng bước tiếp cận, nghiên cứu, vận dụng ITS vào
các lĩnh vực: Thu phí đường bộ; Kiểm soát tải trọng ô tô tải nặng; Sát hạch lái xe. Một
loạt đề tài nghiên cứu khoa học đã được triển khai và thu được kết quả khả quan. Điển
hình là hệ thống thiết bị thu phí đường bộ đã lắp đặt, thử nghiệm trên xa lộ An Sương-
An Lạc; Thiết bị sát hạch lái xe tự động (chương trình KT-KT) đã thành công tại Phú
Thọ, Bắc Ninh, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Sắp tới đây, việc ứng dụng chu kỳ đèn tín hiệu giao thông theo đề tài: “Làn sóng
xanh” nhằm điều tiết tối ưu đèn đường tín hiệu tại Thủ đô Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh
cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giao thông, hạn chế ùn tắc phương tiện đang lưu
hành cũng sẽ được nghiên cứu triển khai. Qua đó thấy rằng: Hệ thống giao thông
thông minh - ITS có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển GTVT của mỗi
quốc gia và đặc biệt là với tình trạng giao thông của Việt Nam hiện nay.

Hội nghị ITS quốc tế lần thứ 14 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm
2007 và tiếp theo năm 2008 sẽ tổ chức tại New York (Hoa Kỳ). Các chủ đề chính
được thảo luận tại hội thảo cũng vẫn là vấn đề an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường,
chống ùn tắc giao thông, sản xuất các phương tiện giao thông thông minh song chắc
chắn sẽ ở cấp độ công nghệ tiên tiến hơn.

2. Khái niệm về hệ thống giao thông thông minh.

ITS (Intelligent Transport System) là sự ứng dụng công nghệ cao điện tử tin học
và viễn thông để điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải.
ITS được coi là một hệ thống lớn, trong đó con người, phương tiện giao thông,
mạng lưới đường giao thông là các thành phần của hệ thống, liên kết chặt chẽ với
nhau. ITS được hoạch định để giảm bớt tắc nghẽn giao thông, bảo đảm an toàn, giảm
nhẹ những tác động xấu tới môi trường, tăng cường năng lực vận tải hành khách.
Không những trong lĩnh vực giao thông đường bộ, ITS còn được áp dụng với hàng
không, đường sắt, đường sông và cả trong đường biển; song đa dạng và hiệu quả hơn
cả vẫn là trong giao thông vận tải đô thị.

Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là hệ thống giao thông được áp dụng hoàn
hảo công nghệ tiên tiến và phần mềm máy tính vào các thiết bị kiểm soát, chỉ dẫn,
điều khiển, thông tin liên lạc để nâng cao năng lực giao thông trên các tuyến đường
cũng như trong các loại hình vận tải. Sự định nghĩa đơn giản này đã và đang có những
thay đổi tốt trong công tác vận hành, quản lý hệ thống giao thông nói chung và giao
thông đô thị nói riêng ở một số nước trên thế giới. Những thành tựu và kinh nghiệm
quý báu đó rất đáng để chúng ta nghiên cứu, học tập, tham quan, vận dụng phù hợp
với điều kiện Việt Nam

3. Cấu trúc của hệ thống giao thông thông minh ITS

Hệ thống giao thông thông minh là một hệ thống lớn bao gồm hạ tầng giao thông và
phương tiện kết hợp chặt chẽ với nhau

Hạ tầng giao thông bao gồm

- Hệ thống quản lí giao thông trục chính


- Hệ thống quản lí đường cao tốc
- Hệ thống an toàn và ngăn ngừa tai nạn
- Hệ thống vận hành và bảo trì
- Hệ thống trả tiền thanh toán điện tử
- Hệ thống quản lí khẩn cấp

Phương tiện thống minh

- Hệ thống ngăn ngừa va chạm


- Hệ thống hỗ trợ người lái
- Hệ thống cảnh báo va chạm
4. Ứng dụng của hệ thống giao thông thông minh ITS

4.1 Ứng dụng của ITS trên thế giới

Sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật thông tin và truyền thông đã góp phần thúc đẩy
cho sự ra đời của nhiều ứng dụng trong quản lí và khai thác giao thông đường bộ mà
trong đó phải kể đến giao thông thông minh. Tại các nước phát triển khái niệm hệ
thống giao thông thông minh không còn xa lạ. Cụ thể đó là việc đưa công nghệ cao
của thông tin vào cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông chủ yếu là ô tô, tối ưu hóa
quản lí, điều hành nhằm giảm ùn tắc giao thông , tăng cường năng lực vận tải.....

4.2 Hệ thống video phát hiện phương tiện

Hệ thống video phát hiện phương tiện được tích hợp hệ thống quản lí giao thông
athens. Các hệ thống được trang bị với đọ phân giải cao, camera AIS tầm gần có thể
phát hiện tốc độ, mật đọ xe, các loại xe, tai nạn giao thông và các phương tiện đi sai
làn.

4.3 Đèn giao thông thông minh

Trước sự phát triển không ngừng của mật độ các phương tiện giao thông và đặc
biệt là oto ngày càng tăng liên tục thì việc xây dựng các luồng giao thông đảm bảo an
toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường đã trở thành nhiệm vụ từng ngày. Các nhà
phát triền hệ thống, tích hợp hệ thống và cung cấp dịch vụ luôn nỗ lực đưa ra những
giải pháp di dộng sáng tạo và thiết thực góp phần cải tiến hệ thống điều khiển phương
tiện giao thông. Dưới đây là giải pháp kiểm soát đèn giao thông thông minh.
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống đèn giao thông thông minh

Sơ đồ hệ thống gồm: một bộ xử lí trung tâm kết nối trực tuyến với bộ xử lí điều
khiển để phát hiện các xung đọt và kiểm tra toàn bộ chỉ dẫn. Các yếu tos thời gian di
tản, xung đọt đèn, chuỗi bảo mật của mỗi nhóm tín hiệu và các đền LED bị lỗi đều có
thể giám sát được. Với thiết bị điều khiển thông minh chương trình sẽ tự kiểm tra các
thiết lập và người dùng sẽ có một tầm nhìn tổng thể, rõ ràng về mạng lưới giao thông
trên màn hiển thị hình ảnh.

4.4. Hệ thống bãi giữ xe thông minh

Hệ thống này có chức năng chính: Tự động đọc biển số khi xe vào cổng; tự động
in biển số trên vé xe, kèm theo các thông tin khác theo yêu cầu quản lý; camera có
đèn soi biển số ban đêm; cho phép nhập biển số bằng bàn phím...Tất cả công việc ấy
chỉ tốn từ 1-3 giây
Hinh 4.2: Bãi giữ xe thông minh

4.5. Thiết bị lái xe thông minh

Thiết bị này là một hệ thống công nghệ, gồm một camera lắp đặt ở gần gương
chiếu hậu của ô tô, có 3 khả năng nhận biết, phân loại các loại biển báo và tín hiệu
giao thông trên đường.

Khi xe ô tô tham gia giao thông, camera sẽ tự động quan sát, ghi nhận và xử lý
những biển báo, tín hiệu chỉ dẫn giao thông trên đường và chuyển thành "mệnh lệnh"
hiện lên một màn hình nhỏ phía trước tay lái. Những mệnh lệnh này sẽ giúp cho
người lái xe xử lý chính xác các tình huống cụ thể trên đường.

Chẳng hạn, nếu ô tô chạy quá tốc độ quy định, hệ thống này lập tức cảnh báo
người lái xe phải giảm ngay tốc độ cho phù hợp. Bên cạnh đó, thiết bị dẫn đường
cũng sẽ cho biết ô tô đang chạy trên loại đường nào, đường cao tốc hay đường nội
thành.

5 Các ứng dụng ITS ở Việt Nam hiện nay


5.1 Đưa ITS vào hệ thống đường cao tốc

Hình 5.1: Ứng dụng của giao thông thông minh tại các trạm thu phí trên cao tốc

ITS là công nghệ mới phát triển trên thế giới, được sử dụng để giải quyết các vấn
đề của giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn và ùn tắc giao thông. ITS sử dụng các
tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa con người, hệ thống
đường giao thông và phương tiện giao thông lưu thông trên đường thành một mạng
lưới thông tin và viễn thông phục vụ cho việc lưu thông tối ưu trên đường cao tốc.
Các cảm biến sẽ được lắp đặt trên mặt đường để thu thập các thông tin về luồng giao
thông, khí hậu, thời tiết,...các thông tin này được hệ thống máy tính phân tích và xử
lý, sau đó cung cấp trở lại cho tài xế về tình hình giao thông trên đường (tai nạn, ùn
tắc giao thông, thời tiết,...) để tài xế chọn giải pháp giao thông tối ưu, giúp hạn chế tối
đa tai nạn và ùn tắc giao thông, đảm bảo thời gian đi lại ngắn nhất và an toàn nhất cho
các phương tiện đang lưu thông trên đường.

Việc triển khai ITS cho các tuyến đường cao tốc sẽ đạt được rất nhiều lợi ích. Lợi
ích đầu tiên là nâng cao được tính an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông.

Thứ hai là dòng xe sẽ thông suốt và giảm ô nhiễm môi trường (một trong những
vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay).
Thứ ba là tăng cường được tính tiện nghi cho người tham giao thông. Điều này rất
quan trọng về việc giáo dục ý thức cho người dân giúp đưa ITS vào hệ thống đường
cao tốc.

Lợi ích cuối cùng có thể đạt được là lập được một nền tảng chung và xúc tiến các
tiêu chuẩn quốc tế và quy trình kĩ thuật toàn cầu.

5.2 Xây dựng các trạm thu phí tự động

Mạng lưới thu phí giao thông của Việt Nam bao gồm 54 trạm trên 26 tuyến quốc
lộ. Phần lớn số trạm vẫn áp dụng phương pháp thu phí thủ công, nhiều trạm còn sử
dụng thiết bị barie điện, đèn tín hiệu giao thông và một số trạm có camera giám sát
thông thường. Chỉ có 9\54 trạm sử dụng phương pháp thu phí bán tự động, chủ yếu ở
khâu kiểm soát với quy trình thu hai dừng: một dừng mua vé và một dừng soát vé.

 Hệ thống thu phí một dừng.

Hệ thống thu phí đường bộ sử dụng giấy mã vạch kết hợp hậu kiểm thông minh
đã đạt giải nhất hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật Tp.HCM và hiện nay đã được lắp
đặt tại rất nhiều trạm thu phí trên toàn quốc. Hệ thống hoạt động ổn định, tin cậy và
đạt hiệu quả cao trong công tác chống thất thu.

 Hệ thống thu phí mở không dừng.

Hệ thống thu phí mở không dừng (tự động hoàn toàn được phát triển nhằm nâng
cao chất lượng phục vụ, giảm sử dụng tiền mặt và giảm ô nhiễm môi trường,... Việc
thu phí được giao dịch tự động, nhanh chóng thông qua công nghệ DSRC (Dedicated
Short Range Communication) hiện đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

 Hệ thống thu phí kín.

Hệ thống thu phí kín dựa vào đoạn đường xe đi được, hệ thống gồm các làn xe ra
vào, khách hàng sẽ thực hiện tính toán phí tại làn ra, mệnh giá vé mà khách hàng phải
trả phụ thuộc vào km đi được. Giải pháp thu phí kín sẽ xác nhận xe tại các cửa vào và
thực hiện thí một lần tại các cửa ra, nhằm mục đích là thu đúng và đủ.

 Hệ thống kiểm soát tải trọng.


Bao gồm các hệ thống:

Hệ thống cân động: xác định tải trọng của xe và trục khi xe đang chạy, sàng lọc
xe có dấu hiệu vi phạm tải trọng để yêu cầu vào hệ thống cân tĩnh. Các thông số này
được đưa về trung tâm điều hành tại các trạm cân tĩnh để lưu trữ và xử lý. Tốc độ xe
qua cân cho phép từ 20 – 80 km/h.

Hệ thống cân tĩnh: Cân lại chính xác tải trọng của xe để xác định tải trọng của xe
để xác định tải trọng từng trục, cụm trục, xác định vi phạm và thực hiện công tác xử
lý.

Hệ thống camera (CCTV): Gồm camera nhận dạng biển số xe, giám sát, ghi nhận
toàn bộ hoạt động của hệ thống, hình ảnh và biển số được đưa về trung tâm hỗ trợ
công tác quản lý và xử phạt.

5.3 VOV giao thông

VOV giao thông là kênh phát thanh được Đài Tiếng nói Việt Nam đầu tư hệ
thống công nghệ phát thanh hiện đại nhất hiện nay, gồm 1 máy phát sóng FM tại Hà
Nội có bán kính phủ sóng 200 km, 2 máy phát sóng FM tại TpHCM có bán kính phủ
sóng trên 300 km.

Hệ thống camera không dây để quan sát giao thông gồm: 67 camera tại Hà Nội,
200camera tại TpHCM.

VOV giao thông là kênh phát thanh giao thông nhằm giảm tình trạng ùn tắc và
tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố. Kênh VOV giao thông ra đời nhằm mục
đích hướng dẫn người dân về các thông tin giao thông đang diễn ra hằng ngày. Với
các chương trình được phát, thông qua sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, Kênh VOV
Giao thông có thể hỗ trợ ngay lập tức và liên tục cho các phương tiện đang lưu hành
trên các tuyến đường.

5.4 Bãi đỗ xe nhiều tầng

Bãi đậu xe nổi nhiều tầng kiểu khung thép lắp ghép có sử dụng công nghệ xếp xe
tự động ngay tại trung tâm.
Với phương án này, mô hình bãi đậu và giữ xe nổi nhiều tầng kiểu khung thép lắp
ghép có sử dụng công nghệ xếp xe tự động sẽ nâng và di chuyển ngang, với tổng công
suất là 168 xe/8 môđun, có khả năng tiếp nhận xe ôtô 4-7 chỗ, thời gian xếp xe từ 1-2
phút

Hình 5.1: Hình ảnh bãi đõ xe nhiều tầng tại Hà Nội

6: Dịch vụ thu phí không dừng

Hệ thống thu phí điện tử (ETC) cho phép thu phí điện tử mà các phương tiện
không cần dừng lại và giám sát giao thồng. Hệ thống thu phí tự động sử dụng các xe
có trang bị hệ thống nhận và phát tín hiệu lại, truyền thông không dây, các cảm biến
đặt trong đường hoặc bên lề đường và một hệ thống máy tính để quản lí dữ liệu, thu
phí điện tử, giám sát giao thông và thu nhập dữ liệu.

Hệ thống thu phí tự động bao gồm:

- Tự động nhận dạng xe


- Tự động phân loại xe
- Hệ thống thực thi vi phạm

Mỗi hệ thống ETC sẽ có một trung tâm máy tính cơ sở để quản lí mọi hoạt động
của trạm thu phí đó. Bao gồm các hoạt động như xác định thẻ, xác định phương
tiện,thanh toán điện tử, lưu trữ giữ liệu. tất cả các trung tâm máy tính đều được kết nối
cơ sở dữ liệu đến trung tâm quản lí dữ liệu đặt tại trung tâm thành phố thong qua
đường truyên Ethernet

Ưu điểm của hệ thống thu phí điện tử (ETC)

Với khách hàng:

+ Không phải dừng xe trả phí, tiết kiệm nhiên liệu và thời gian lưu thông.

+ Tính năng kết nối hệ thống liên trạm giúp tài khoản Giao thông của quý khách hàng
được sử dụng ở nhiều trạm thu phí khác nhau trong cùng hệ thống thu phí không dừng
mang lại sự tiện lợi cho Khách hàng khi tham gia dịch vụ thu phí tự động đường bộ.

+ Khả năng xử lý đa dạng kênh nạp tiền: Chuyển tiền tại quầy Giao dịch Ngân hàng;
sử dụng internet banking và mobile banking; hoặc nộp tiền mặt trực tiếp vào tài khoản
tại các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên toàn quốc.

+ Tính năng tra cứu lịch sử giao dịch cho khách hàng: Với mỗi giao dịch nạp tiền vào
tài khoản hay trừ tiền khi đi qua trạm Thu phí, khách hàng sẽ ngay lập tức nhận được
thông báo bằng SMS vào số điện thoại đã đăng ký.

* Đối với các nhà đầu tư BOT:

+ Hệ thống cung cấp các chức năng: đối soát, kiểm soát, hậu kiểm và thanh quyết
toán nhanh chóng và thuận tiện cho các đơn vị BOT qua cổng thông tin điện tử Portal

+ Hệ thống cũng đảm bảo tính bảo mật và an toàn thông tin cao cho các nhà đầu tư
BOT.

Với những điểm mạnh như trên, ETC chắc chắn sẽ được đưa vào ứng dụng trên
tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc. Trong hệ thống ETC, thiết bị trung tâm làm mắt
thần phát hiện xe là thiết bị LMS511 của hãng SICK. Thiết bị hoạt động dựa trên
nguyên lý quang cho phép phát hiện chính xác các phương tiện lưu thông, đo tốc độ
xe, mô hình hóa các phương tiện,…. Và còn rất nhiều tính năng mạnh mẽ được hãng
SICK phát triển cho các giải pháp giao thông.

6 Kết luận

Sự gia tăng về số lượng và mật độ phương tiện giao thông không ngừng ở Việt
Nam (đặc biệt ở những trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM), khiến các vụ tai
nạn, ùn tắc giao thông trở thành vấn nạn nghiêm trọng. Trong khi đó, việc mở rộng và
nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông lại ngày càng bị hạn chế.

Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh đặc biệt là khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh phương tiện giao thông sẽ tăng đột biến. Nếu cứ điều hành, tổ chức và quản lý
như hiện nay thì sẽ ùn tắc và ô nhiễm môi trường trầm trọng. Ảnh hưởng kinh tế - xã
hội sẽ tất lớn.

Triển khai ứng dụng ITS điều phối giao thông là một lựa chọn để hiện đại hoá
mạng lưới giao thông của Việt Nam hiện tại và trong tương lai.

Việc nghiên cứu, ứng dụng ITS ở Việt Nam là điều tất yếu nhằm khắc phục nạn
kẹt xe, ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý và
điều phối hoạt động giao thông theo mạng lưới đã quy hoạch.

You might also like