You are on page 1of 7

1, KHÁI NIỆM VỀ IOT

A, Khái niệm:

-IoT là cụm từ viết tắt của Internet of Things

-Là một mạng lưới kết nối Internet vạn vật

- Dùng để chỉ tập hợp tất cả các thiết bị có thể kết nối với các trang web thông qua internet,
cho phép thu thập, gửi và xử lý thông tin ở môi trường xung quanh chúng.

B, Vai trò:

-Giúp cuộc sống trở nên tiện lợi hơn, con người làm việc thông minh hơn.

- Kiểm soát được quy trình, thời gian, hiệu quả một cách tốt nhất.

- Doanh nghiệp có thể kiểm soát chi tiết về hoạt động kinh doanh của mình.

- Tự động hóa các quy trình sản xuất và tiết kiệm chi phí hoạt động.

- Thúc đảy kinh doanh, sự minh bạch giữa doanh nghiệp và khách hàng.

>>> IoT có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của con người. Và sẽ liên lục phát
triển mạnh mẽ trong tương lai.

C, Ứng dụng cơ bản

- Quản lý hạ tầng: giám sát, kiểm sát

- Y tế

- Nhà ở

2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

2.1 Khái niệm: Là hình thức vận chuyển hàng hóa sử dụng phương tiện và cơ sở hạ tầng
đường biển. Phương tiện giao thông đường biển thông thường là các tàu chở hàng, phương tiện xếp,
tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng đường biển gồm các cảng biển, các cảng trung
chuyển…

2.2 Vai trò:

Là giải pháp vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia cũng như nội địa hữu hiệu nhất hiện nay

Cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, phân phối sản phẩm đi khắp các khu vực trong &
ngoài nước

2.3 Tầm quan trọng:

Đối với xã hội: Mở ra nhiều cơ hội việc làm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tìm việc của nhiều
người

Đối với kinh tế: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, vận chuyển hàng hóa đi buôn
bán với khu vực khác —> thúc đẩy sản xuất của các ngành —> mang lại nguồn thu không nhỏ vào
ngân sách Nhà nước.

Đối với chính trị: Là cầu nối chính trị giữa các nước trên thế giới
Đối với lĩnh vực đối ngoại – đối nội: Góp phần mở rộng thị trường và mối quan hệ để tăng
cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia. Với đối nội, vận tải nội địa cũng góp phần quan trọng
trong phương thức vận tải hàng hóa của nước ta.

THUYẾT TRÌNH:

Trên toàn thế giới, có tổng cộng 39 tuyến đường hàng hải hoạt động, và trong số đó, có 29
tuyến đi qua biển Đông. Trong danh sách 10 tuyến hàng hải lớn nhất thế giới, khu vực biển Đông có 1
tuyến đi qua và 5 tuyến có liên quan. Trung bình, mỗi ngày có từ 250 đến 300 chuyến tàu biển vận
chuyển hàng hóa qua biển Đông. Trong số này, hơn 50% tàu có trọng tải trên 5.000DWT, và khoảng
15-20% tàu có trọng tải từ 30.000DWT trở lên, chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển
của thế giới.

Có thể khẳng định rằng Việt Nam định vị mình trên tuyến đường biển quan trọng giữa các khu
vực lân cận và thế giới, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành vận tải biển
và thúc đẩy giao lưu văn hóa và kinh tế. Đồng thời, sự trang bị các cảng biển quy mô lớn dọc bờ biển
giúp việc vận chuyển nội địa và quốc tế diễn ra một cách thuận lợi và suôn sẻ.

2.4 Lợi ích:

Chi phí thấp

Có thể vận chuyển các loại hàng hoá có kích thước và khối lượng lớn

An toàn do ít xảy ra tình trạng va chạm giữa các tàu

3) Thực trạng

THÀNH TỰU THỰC TẾ:

VÍ DỤ1:

Cảng Hải Phòng triển khai ứng dụng hệ thống quản lý container TOS tại Cảng Chùa Vẽ và vận hành hệ
thống tự động kiểm tra container nhập, xuất qua cổng (Smart gate) tại Cảng Tân Vũ.

+ Hệ thống quản lý container (TOS) triển khai tại Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ giải pháp quản lý khai thác
cảng theo tiêu chuẩn quốc tế, có các tính năng lập kế hoạch cầu bến, kế hoạch xếp/dỡ tàu, kế hoạch
nâng/hạ, dịch chuyển container tại bãi, Kiểm soát vòng đời container từ khi cập cầu, hạ bãi, xuất đi,
kiểm soát hoạt động của cổng cảng, tính cước, trao đổi dữ liệu với khách hàng thông qua kết nối EDI
(Electronic Data Interchange). Hệ thống này được lắp cho 2 làn xe ra vào ở cổng số 1 và 8 làn xe ra
vào ở cổng số 2 nhằm tự động nhận dạng số container, biển số ô tô đầu kéo, rơ moóc; tự động chụp
ảnh và ghi hình tình trạng các bề mặt vỏ container (trừ mặt đáy); tự động kết nối, trao đổi dữ liệu với
hệ thống phần mềm quản lý khai thác (TOS) tại cảng. Hệ thống tự động sẽ giúp thay đổi phương
thức, thu thập, cập nhật dữ liệu và tương tác với lái xe theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại để
lái xe chủ động tương tác với hệ thống phần mềm và nhân viên hỗ trợ từ xa ngay tại cổng.

+ Tại Chi nhánh Cảng Tân Vũ, ngày 01/03/2023, Cảng Hải Phòng chính thức triển khai ứng dụng hệ
thống cho tất cả các tác nghiệp và đến ngày 01/05/2023, tất cả các tác nghiệp giao nhận container
qua cổng Cảng Tân Vũ đều sẽ được tự động hóa thông qua ứng dụng hệ thống Smart gate, bắt buộc
với tất cả khách hàng.

Việc đầu tư hệ thống cổng thông minh (Smart Gate) giúp tự động kiểm tra phương tiện và container
nhập xuất qua cổng, Lợi ích của Smart Gate đối với khách hàng gồm: Không tiếp xúc, không giấy tờ,
Số hóa cắt giảm chứng từ thủ tục khi giao nhận hàng hóa; Rút ngắn thời gian làm thủ tục tại cổng;
Khách hàng có thể tra cứu thông tin phiếu giao nhận điện tử eEIR, lịch sử lượt xe, tình trạng giao dịch
khi sử dụng dịch vụ; Thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vận tải, là nền tảng phát triển kết
nối chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics và thực hiện giao dịch số hóa, không tiếp xúc.. Qua đó giảm thao
tác, rút ngắn thời gian dừng chờ của phương tiện, giảm nguy cơ mất an toàn, ách tắc tại khu vực
cổng cảng và tiết giảm thời gian, chi phí cho các bên.

Trước đây, khi xe thực hiện thủ tục giao nhận tại cổng, lái xe phải trình lệnh giao nhận giấy và các
chứng từ khác (nếu có), nhân viên giao nhận của cảng kiểm tra thông tin, tình trạng đăng kiểm, tải
trọng cho phép của xe; số Seal, tình trạng conatiner đồng thời nhập số xe đầu kéo, rơ moóc, số
container, VGM và các thông tin liên quan vào phần mềm PL-TOS, nhân viên giao nhận in phiếu vị trí
container giao cho lái xe. Thời gian thực hiện thủ tục tại cổng trước đây từ 3-5 phút/xe. Sau khi ứng
dụng Smart gate thời gian hệ thống tự động nhận diện và chụp ảnh giảm xuống còn 10 – 25 giây/xe.

VÍ DỤ 2:

Ngoài ra cảng DN cảng tại CM-TV cũng đã ứng dụng công nghệ và triển khai hệ thống cảng thông
minh các phần mềm khác như: Hệ thống phần mềm lập kế hoạch điều hành (TOPX), phần mềm quản
lý dữ liệu containers (TOPO), phần mềm quản lý container mới (TOPOVN). Việc đưa vào vận hành các
phần mềm công nghệ thông tin góp phần giảm thiểu thời gian làm hàng từ 2-3 giờ/container xuống
còn 50 phút/container vào hạ bãi và xuất hàng ra cổng, làm giảm 55% thời gian tàu nằm bến cho các
hãng tàu; giảm 3/4 thời gian giao nhận hàng hóa cho khách hàng; giảm 60% các vụ việc mất an toàn
lao động, an toàn giao thông.

Khí sử dụng hệ thống công nghệ, sẽ hạn chế các giấy tờ rờm rà không cần thiết, điều đó giúp làm
nhanh gọn quá trình làm thủ tục

4, KHÓ KHĂN

KHÓ KHĂN 1: CHI PHI ĐẦU TƯ CAO

NGUYÊN NGÂN:

Hệ thống các cảng biển ở Việt nam dung sản phẩm công nghệ nước ngoài như

+ Catos (Hàn quốc) ( Ngày 19 tháng 04 năm 2020, tại Xí nghiệp Cảng Tiên Sa, Cảng Đà Nẵng đã chính
thức đưa vào hoạt động hệ thống phần mềm quản lý điều hành khai thác cảng container CATOS
phiên bản 7.7 từ Total Soft Bank (Hàn Quốc).  đầu tư mua về không hiệu quả (Các phần mềm đã
phát huy hiệu quả trong sử dụng ở từng bộ phận nghiệp vụ, nhưng bộc lộ những hạn chế về công
nghệ và tính năng nghiệp vụ, làm cản trở hiệu quả quản trị và điều hành của Cảng Đà Nẵng. Riêng
phần mềm quản lý container Catos phiên bản 6.6 do công ty Total Soft Bank (Hàn Quốc) phát triển,
qua 16 năm sử dụng liên tục chưa được cập nhật sửa chữa, không sử dụng được trên các phiên bản
hệ điều hành mới. Bên cạnh đó phần mềm do được phát triển cách đây hơn 1 thập niên nên cũng bị
lạc hậu, không hỗ trợ theo những quy định mới của hàng hải quốc tế)

, TOPS (úc) (TOPS (Terminal Operation Package System) là hệ thống phần mềm quản lý cảng
container do công ty RBS (Australia) phát triển. Hệ thống bao gồm 2 phân hệ chính: TOPX – lập kế
hoạch điều hành và TOPO – Quản lý dữ liệu containers). Phân hệ quản lý TOPOVN là sản phẩm cải
tiến từ sản phẩm TOPO được liên danh RBS và TCIS (Công ty Cổ phần giải pháp công nghệ thông tin
Tân Cảng) phát triển riêng cho Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn. TOPOVN được xây dựng trên kiến trúc
3 tầng (3-Tiers) trên công nghệ. Với giao diện được thiết kế theo yêu cầu người dùng đảm bảo tính
khoa học, thân thiện, dễ sử dụng và khả chuyển. Thiết kế mở giúp TOPOVN dễ dàng tích hợp, trao đổi
số liệu với phần mềm bên thứ 3 (EDI, CMS, TMS, CRM, ERP, ...==> mua sản phẩm và tự cải tiến
chưa phát huy được thế mạnh của tính tự sáng tạo và sản xuất

Vận tải đường thủy có thể diễn ra ở các khu vực xa rời và hẻo lánh, gặp khó khăn trong việc duy trì
kết nối mạng liên tục. Điều này yêu cầu sự phát triển hạ tầng mạng để đảm bảo kết nối ổn định và
liên tục
Nền tảng Iot bao gồm rất nhiều hệ thống cảm biến: một thùng container sẽ có sự kết hợp giữa rất
nhiều cảm biến hay còn gọi sensor:

Ví dụ container lạnh

Điều chỉnh nhiệt độ: Container lạnh có khả năng điều chỉnh nhiệt độ bên trong để đảm bảo rằng
hàng hóa được bảo quản ở điều kiện lạnh hoặc đông lạnh theo yêu cầu.

Cảm biến nhiệt độ: Chúng thường được trang bị cảm biến nhiệt độ để theo dõi và điều chỉnh tự động
nhiệt độ bên trong container.

Cách nhiệt: Containers lạnh được cách nhiệt tốt để đảm bảo rò rỉ nhiệt tối thiểu.

Hệ thống làm lạnh: Container lạnh sử dụng hệ thống làm lạnh để duy trì nhiệt độ.

Hệ thống quạt lưu thông không khí: Một số container lạnh có hệ thống quạt để đảm bảo lưu thông
không khí đều đặn trong container.

 Cần đầu tư mạnh vào hệ thống cảm biến,..

KHÓ KHĂN 2: CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH, BẢO MẬT DỮ LIỆU

NGUYÊN NHÂN:

Ông Lê Công Phú, Phó Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam VNCert, cục
an toán thông tin khẳng định, trong thế giới IOt ngày càng phát triển, các mối đe dọa trở nên thành
trực, kết quả nghiên cứu chỉ ra cho thấy 98% lượng dữ liệu IOT không được mã hóa, 61% tổ chức đã
có sự cố liên quan đến Iot. Có tới 57% thiết bị Iot có lỗ hỏng bảo mật từ trung bình đến cao, có thể
cho phép hacker kiểm soát và 41% các cuộc tấn công liên quan đến các lỗ hỏng thiết bị (Trang
vneconomy)

 Ngành vận tải cũng không tránh khỏi điều này, trên môi trường biển và ở khu vực các cảng,
đường truyền mạng dường như hay gặp truật trặc, tạo điều kiện cho các hacker vào việc

KHÓ KHĂN 3: KHÓ KHĂN TRONG VIỆC SỮA CHỮA, KHẮC PHỤC NHỮNG SAI SÓT CỦA HỆ THỐNG

NGUYÊN NHÂN:
Bởi với một hệ thống IoT chúng sẽ bao gồm 4 thành phần chính đó là thiết bị hay còn gọi là (Things),
tram kết nối hay cổng kết nối (Gateways), hạ tầng mạng hay các điện toán đám mây (Network and
Cloud) và bộ phân tích và xử lý dữ liệu (Services-creation and Solution Layers). Nếu một trong những
bộ phận này bị hư hỏng hay lỗi thì dẫn đến không thể chạy các bộ phận khác,

ví dụ sự cố mất điện hi hữu cảng HẢI PHÒNG vào ngày 9/6/2023, dẫn đến các tàu phải chờ tại cảng,
hệ thống cổng kết nối dữ liệu không thể hoạt động, nguồn thông tin nguồn hàng không thể dẫn đến
các bộ phận khác

KHÓ KHĂN 4: HẠN CHẾ QUÁ LỚN VỀ NGUỒN LỰC

Theo tiến sỹ Mai Xuân Thiệu, Chủ tịch Hiệp Hội phát triển nhân lực logistics Việt Nam, Trưởng khoa
kinh tế biển và logisitics Trường Đại học BR-VT, nhu cầu nguồn nhân lực chuyến ngành cảng biển hiện
tại và tương lai rất lớn. Nhưng nguồn nhân lực đang yếu ở cả 3 cấp độ: cán bộ hoạch định chính sách,
quản lý hoạt động và nghiệp vụ cụ thể. Nhìn chung, nguồn nhân lực hiện tại chưa đáp ứng được các
nhu cầu hoạt động và phát triển logistics, đặc biệt chuyến viên có năng lực

Các DN cảng biển cũng cho biết, hiện việc tuyển dụng được các lao động có kỹ năng, trình độ chuyến
môn về cảng biển, logistics gặp nhiều khó khan và mất nhiều thời gian hơn do số lượng

“Chúng ta đang vừa thừa, vừa thiếu nhân lực phát triển IoT. Số lượng các sinh viên được đào tạo
điện tử khoảng vài trăm người mỗi năm, doanh nghiệp khó hấp thụ hết được. Tuy nhiên, chúng ta lại
thiếu những người hiểu biết về hệ thống để có thể phát triển, kiểm định sản phẩm từ đầu đến cuối,
đưa nó ra thị trường. Nói cách khác, Việt Nam thiếu các nhân sự cấp cao về phát triển IoT” “PGS-TS.
Nguyễn Đức Minh (Khoa Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội)”

 Trong từng chuyên ngành đều thiếu vắng số lượng tương đối lớn của nhân viên có năng lực,
vì thế việc tìm kiếm nhân viên đảm bảo có đủ kiến thức và năng lực trong cả hai mảng là một
vấn đề cực kì nan giản

5, GIẢI PHÁP

1: Kiểm soát chi phí hiệu quả:

Sử dụng lại, hay tái chế nâng cao lại những thiết bị cũ mà xài vẫn còn tốt của nước ngoài, hoặc là độ
lại dòng máy lên để phù hợp với nguồn tài chính.

Đẩy mạnh nghiên cứu các hệ thông quản lý trong nước: hệ thống iot trong nước: Pyriot M2C đến từ
công ty TNHH project để giúp các nhà phát triển tự động hóa, nhà phát triển phần mềm hoặc doanh
nghiệp hình dung rõ hơn quá trình triển khai số hóa cho máy móc, xác định được nhu cầu của mình
để chúng tôi có thể đưa ra giải pháp hỗ trợ tối ưu nhất.

Kiểm soát và sử dụng các công nghệ kết nối không dây như LoRaWAN hoặc satellite để duy trì kết nối
ổn định, thay vì tốn kinh phí quá lớn cho lắp ráp mạng ở cảng

2, Bảo mật thông tin:

Với việc áp dụng IoT vào vận tải đường biển, việc bảo mật thông tin là rất quan trọng. Cần sử dụng
các phương pháp mã hóa và chứng thực để bảo vệ thông tin từ việc truy cập trái phép.

+ Phần mềm Firewall: Giúp ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài và kiểm soát lưu lượng mạng
vào và ra khỏi máy tính hoặc hệ thống. Ví dụ: Windows Firewall, ZoneAlarm, Norton Personal
Firewall.

+ Phần mềm VPN (Virtual Private Network): Tạo một kết nối mạng riêng tư và mã hóa dữ liệu để bảo
vệ thông tin khi truy cập Internet. Ví dụ: NordVPN, ExpressVPN, CyberGhost.
+ Phần mềm diệt virus và phần mềm độc hại: Quét và loại bỏ các phần tử độc hại như virus, malware,
spyware từ máy tính hoặc thiết bị di động của bạn. Ví dụ: Avast, McAfee, Malwarebytes.

+ Phần mềm sao lưu (backup): Sao lưu dữ liệu quan trọng để đảm bảo rằng bạn có thể khôi phục lại
thông tin trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc mất dữ liệu. Ví dụ: Acronis True Image, Backblaze,
Carbonite.

3. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý lượng dữ liệu lớn:

- Công nghệ IoT thu thập và sản sinh ra lượng lớn dữ liệu từ các thiết bị được sử dụng trong
vận tải đường biển. Để xử lý hiệu quả, cần triển khai hạ tầng máy chủ và hạ tầng cloud
computing để xử lý và lưu trữ dữ liệu, và khi có các sự cố bất ngờ thông tin vẫn được lưu trữ
trong một usb hay một trang không cần kết nối mạng để giải quyết khẩn cấp.

+ Winta Logistics: Phần mềm Winta Logistics gần như có thể đáp ứng mọi yêu cầu của các hoạt động
trong ngành giao thông vận tải. Dựa trên thiết kế SQL-Server và NET, nhờ đó mà tốc độ xử lý khi gặp
số lượng lớn là điểm mạnh của Winta.

+ Google Data Studio: Google Data Studio là công cụ miễn phí của Google cho phép bạn kết nối với
các nguồn dữ liệu khác nhau để tạo ra báo cáo trực quan. Bạn có thể tự do thiết kế các bảng điều
khiển, biểu đồ và báo cáo theo ý muốn của mình.

4. Đào tạo nguồn lực:

Để áp dụng công nghệ IoT vào vận tải đường biển, cần đảm bảo nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng
để sử dụng các thiết bị IoT và hiểu cách làm việc với dữ liệu thu thập được. Cần tổ chức các khóa đào
tạo và chia sẻ kiến thức để nâng cao năng lực của nhân viên. Khảo sát, thực tập, các chuyến đi thực
tế để nâng cao kinh nghiệm

Hiện nay các trường đại học hay trung tâm hướng nghiệp điều hướng sinh viên đi khảo sát thực tế,
thực tập từ rất sớm để nắm bắt kiến thức trong chuyên ngành logistics và bao gồm ngành công nghệ
để có kiến thức về IOT.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP HỒ CHÍ MINH

5. KẾT LUẬN

Bài thuyết trình đã đi làm rõ 4 phần:

Phần 1: Nhóm đã làm rõ về công nghệ iot thông qua việc đưa thông tin về khái niệm, vai trò, ưng
dụng, thứ hai nhóm đưa khái quát thông tin về vận tải đường biển ở việt nam.

Phần 2: Nắm bắt được thông tin về lợi ích của iot trong vận tải đường biển thông qua những thiết bị
công nghệ Rfid, GPS và tìm hiểu về cảng hải phòng, cảng Cái mép Thi Vải trong việc áp dụng hệ thống
quản lý thông minh

Phần 3: Ngoài những ưu điểm mang lại, công nghệ iot cũng có nhược điểm khi áp dụng vào quá trình
vận chuyển đường biển: Chi phí đầu tư lớn, lỗi bảo mật, khó khan trong công đoạn sữa chữa, và vấn
đề lớn trong việc giải quyết về nguồn lực chuyến ngành.

Phần 4: từ những khó khan đó, nhóm đề ra những giải pháp giải quyết cho từng nhược điểm: Giải
pháp sử dụng tái chế thiets bị công nghệ, sử dụng các phần mềm bảo mật,… Những phương hướng
trên đang cần một môi trường phù hợp và áp dụng đúng thời cơ để đưa ra thành công. Tuy nhiên
dưới góc nhìn của một sinh viên năm nhất, vẫn còn thiếu sót rất nhiều về kiến thức chuyến ngành,
nên có thể ở góc độ chuyên gia thì những phương hướng này chưa đảm bảo về nhiều mặt, nhưng
trong tương lai nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu và vạch hướng đi chuẩn chỉnh hơn

You might also like