You are on page 1of 5

I.

HẬU PHƯƠNG
-Khái niệm : Hậu phương là một vùng lãnh thổ rộng lớn, xung quanh Cảng bao gồm
thành phố Cảng, các thành phố lân cận hoặc các quốc gia lân cận không có biển.
-Đặc điểm vùng hậu phương:
+ Được hình thành do những thuận lợi về mặt giao thông (đường sá tốt, tuyến đường
ngắn) hoặc do tình hình chính trị thuận lợi (có cảng riêng, không phụ thuộc vào cảng
nước ngoài) hoặc thuận lợi về mặt kinh tế (giá phục vụ ở cảng rẻ)
+  Mỗi một cảng không chỉ có một hậu phương mà có nhiều hậu phương, mỗi một mặt
hàng có một hậu phương riêng biệt.

+  Hậu phương của cảng không có danh giới nhất định mà nó thường thay đổi theo
thời gian, với một mặt hàng nào đó trong thời gian nhất định là hậu phương của cảng
A nhưng đến một thời điểm khác lại là hậu phương của cảng B.

+  Hậu phương của cảng không chỉ là hậu phương trên đất liền mà cả vùng hậu
phương trên biển. Đất liền là vùng để xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, con vùng biển liên
quan đến hoạt động ngoài phạm vi xếp dỡ như hoa tiêu, neo đậu, vệ sinh hầm tàu,
cung ứng lương thực, thực phẩm.

-Phân loại vùng hậu phương:

+  Hậu phương khoảng cách: Là khu vực có quan hệ với cảng và có phạm vi đến cảng
là gần nhất. hậu phương khoảng cách thường được biểu diễn bằng thời gian hành trình
từ hậu phương đến cảng.

+  Hậu phương lí thuyết: Là khu vực có gia thành vận chuyển đến cảng là nhỏ nhất
(Hậu phương nay không trùng với hậu phương khoảng cách vì có thể giá thành vận
chuyển ở các nơi xa thấp hơn so với các vùng gần).

+  Hậu phương thực tế:  là khu vực từ đó xuất hiện khối lượng hành hóa và hành khách
qua cảng, không kể khoảng cách, giá thành vận chuyển và các yếu tố khác.

II. TIỀN PHƯƠNG

-Khái niệm: Tiền phương của cảng là địa phận bên ngoài cảng về phía biển và thông
nối với cảng bằng các phương tiện vận tải biển.

-Đặc điểm của vùng tiền phương:

+ Tiền phương của cảng không có danh giới địa lý thực tế, giới hạn đó không thể xác
định dù chỉ là tương đối.

+ Mét đặc trưng của vùng tiền phương là tính không bắt buộc của nó. Nói cách khác:
“tiền phương tiềm tàng của một cảng là mỗi một cảng khác trên thế giới”
+ Cảng và vùng tiền phương có vai trò và sự tác động qua lại nhau rất lớn. Nó thể hiện
rõ nét trong quá trình xuất hiện và biến mất của các trung tâm bến cảng quan trọng.
Chẳng hạn buôn bán với phương đông là cơ sở phát triển của các thành phố nước Ý,
hoạt động tích cực của tiền phương tồn tại được bao lâu thì các thành phố nước Ý giữ
được địa vị của mình ở Châu Âu bấy nhiêu.

+ Nhân tố chủ yếu đặc trưng cho vùng tiền phương là mức độ năng động của nó trong
việc tiếp nhận hàng vào hoặc đưa hàng ra, khối lượng hàng hóa và luồng hàng

-Phân loại vùng tiền phương:

+ Theo khoảng cách

 Tiền phương gần: là khu vực có quan hệ với 1 cảng xác định nằm trong phạm vi
của 1 quốc gia
 Tiền phương khu vực: là các cảng nằm trong 1khu vực biển nào đó có quan hệ
với các cảng biển của 1 quốc gia cụ thể
 Tiền phương hải ngoại: là khu vực nằm cách cảng một không gian rộng rớn

+ Theo luồng hàng

 Tiền phương xuất: là khu vực tiếp nhận khối lượng hàng xuất đi từ 1 cảng xác
định nhiều hơn so với khối lượng hàng xuất đi từ khu vực đó tới cảng xác định.
 Tiền phương nhập: là khu vực tiếp nhận khối lượng hàng xuất đi từ 1 cảng xác
định ít hơn so với khối lượng hàng đi từ khu vực đó tới cảng xác định.

ICD (Inland Container Depot)

1.Khái niệm ICD


ICD (Inland Container Depot) là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, hoặc gọi tắc là
Depot. Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ
chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng
không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế.
Với các cảng biển, ICD như 1 bộ phận không thể tách rời, là bộ phận hậu cần của cảng
biển với chức năng chính là điểm thông quan hàng hóa nội địa, bãi chứa container có
hàng, container rỗng và container hàng lạnh, =>vì hầu hết cảng biển đều có không gian
giới hạn, diện tích kho bãi ít có khả năng mở rộng nên ICD giúp cảng biển giải phóng
hàng nhanh chóng, tăng khả năng thông quan hàng hóa cho cảng biển.

2. Chức năng của ICD


- Là địa điểm tập kết container
Sự hạn chế không gian của cảng biển là trở ngại rất lớn đối với hoạt động xuất nhập
khẩu. Trong quá tình chờ đợi làm thủ tục hải quan, các container hàng cần được sắp
xếp ở nơi có đủ điều kiện để chất lượng hàng hoá không bị ảnh hưởng. Đó chính là
cảng cạn ICD.
- Giảm tải cho cảng khi làm thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu hàng hoá
Thời gian làm thủ tục hải quan tương đối lâu, bạn phải chờ kết quả giám định, bốc xếp
hàng hoá, kiểm tra chuyên ngành. Sau khi hoàn tất quá trình đó, hàng mới được xếp
lên tàu. Bên cạnh đó, nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp không ngừng tăng
cao. Chính vì thế sự xuất hiện của cảng cạn giúp cảng biển tránh khỏi tình trạng quá
tải.
- Cảng cạn ICD là trung tâm phân phối hàng hoá
Với những tiện ích mà cảng cạn mang lại, việc luận chuyển hàng hoá sẽ diễn ra nhanh
chóng và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Nhờ đó mà công ty xuất nhập khẩu cũng tiết
kiệm được tương đối thời gian và chi phí đi kèm
- Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container
- Đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container
- Vận chuyển hàng container từ cảng cạn đến cảng biển và ngược lại
- Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
- Gom và chia hàng lẻ đối với hàng có nhiều chủ trong cùng container
- Kho, bãi tạm chứa hàng xuất, nhập khẩu và container rỗng
- Sửa chữa và bảo dưỡng container.

3. Cấu trúc của một ICD


-Cấu trúc của một ICD bao gồm các khu vực chức năng chính như sau:
+Bãi chứa container (Marshalling Yard/Container Yard)
+Khu vực thông quan hàng hóa
+Trạm hàng lẻ (CFS), kho ngoại quan, khu tái chế đóng gói hàng hóa, khu vực văn
phòng, cổng giao nhận container, cổng dành riêng cho xe máy, xưởng sữa chữa và nơi
vệ sinh container.

4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ICD


- Một ICD cần đạt được những yêu cầu kĩ thuật như sau:
+Đủ diện tích mặt bằng cho việc bố trí các khu vực chức năng: khu giao nhận, xếp dỡ
hàng hóa, khu vực làm thủ tục hải quan, khu lưu kho hàng hóa, khu tái chế, đóng gói,

+Có đủ thiết bị cho việc xếp dỡ container;
+Văn phòng làm việc cho các hãng tàu, hải quan, công ty giao nhận, công ty vận tải
nội địa,…
+Khu vực cảng phải có tường rào bảo vệ, đảm bảo an ninh và ngăn cách với khu vực
xung quanh;
+Hệ thống thong tin đảm bảo tin cậy và hiệu quả;
+Có trạm hàng lẻ (CFS) với dịch vụ đóng/rút container.

5.Tiêu chí hình thành cảng cạn:


- Cảng cạn được hình thành trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế của vùng có khối
lượng lớn hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng container (trên 50 nghìn TEU) hoặc tại khu
vực cửa khẩu quốc tế, các khu vực thường bị ùn, tắc giao thông do phương tiện vận tải
hàng hóa gây nên (trên 30 nghìn TEU)
- Gắn với các hành lang vận tải chính (trục giao thông quốc gia, quốc tế) tới cảng biển
phục vụ phát triển kinh tế vùng
- Cảng cạn phải được kết nối với cảng biển ít nhất 02 phương thức vận tải để tạo điều
kiện tổ chức vận tải đa phương thức (ưu tiên vị trí cảng cạn gắn với phương thức có
năng lực vận tải cao)
- Kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông, sử dụng hợp lý các phương thức vận tải
để có hiệu quả kinh tế và đảm bảo an toàn trong quá trình vận tải
- Đảm bảo đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài (tối thiểu 10ha)
- Đảm bảo đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan
- Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, công nghệ, quốc
phòng, an ninh, phòng, chống cháy nổ và đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật
trong quá trình xây dựng và khai thác sử dụng

6. Hiện trạng các icd ở Việt Nam


Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 cảng cạn đã được Bộ GTVT cấp phép và
16 điểm thông quan hàng hóa (có chức năng như cảng cạn). Trong đó, khu vực phía
Bắc có 7 cảng cạn, gồm: Cảng cạn (ICD) Hải Linh, ICD Km3+4 Móng Cái (Quảng
Ninh), ICD Tân Cảng Hải Phòng, ICD Đình Vũ - Quảng Bình, ICD Hoàng Thành (Hải
Phòng), ICD Long Biên (Hà Nội), ICD Tân Cảng (Hà Nam), ICD Phúc Lộc (Ninh
Bình), ICD Tân Cảng Quế Võ và 7 cảng thông quan nội địa. Khu vực phía Nam có
ICD Tân Cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai) và 9 điểm thông quan nội địa. Miền Trung
chưa có ICD nào.
Các cảng cạn phía Nam được đánh giá hoạt động hiệu quả hơn khi các cảng cạn, cảng
thông quan nội địa đều nằm gần cảng biển (khoảng cách từ 20 - 70km), 7/10 cảng cạn
kết nối được đường thủy, phát huy được ưu thế vận tải thủy nội địa (30 - 35%), hỗ trợ
tốt cho cảng biển trong việc trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container,
giảm sự ùn tắc tại cảng biển và giao thông đô thị TP. Hồ Chí Minh. khu vực kinh tế
trọng điểm phía Nam gắn liền với các KCN nên hoạt động khá hiệu quả, hỗ trợ đắc lực
cho các cảng nước sâu. Hiện nay có tới 80-85% hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển
đến Cảng Cái Mép bằng đường sông thông qua các ICD
Trong khi đó, các ICD miền Bắc lại hạn chế kết nối bằng các phương thức vận tải
khác. Chính vì lý do đó mà phạm vi hoạt động của các ICD này cũng có một số hạn
chế, chủ yếu cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, cho thuê kho bãi là chính.
Một số nơi như biên giới hay các trung tâm phát triển công nghiệp rất cần những ICD
để tập trung gom hàng, việc vận chuyển sẽ dễ hơn; trong khi chờ thông quan có chỗ để
làm hàng rất tốt, giảm được chi phí nhất định
*ví dụ về 1 vài ICD:
Phía bắc:
-ICD Hải Dương nằm ở Km 48+450 Quốc lộ 5, thành phố Hải Dương, cách cảng Hải
Phòng 50 km, cách cảng Cái Lân 120 km, cách sân bay Nội Bài 80 km. ICD Hải
Dương có bãi container rộng 12 hec-ta. Với hệ thống đường sắt chạy qua giữa ICD,
thuận tiện để xây dựng ga xếp dỡ hàng hoá, ICD này là điểm nút giao thông đường bộ,
đường sắt thuận tiện đi tất cả các tỉnh.
Phía nam:
-ICD Transimex có vị trí thuộc Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, nằm bên sông Sài
Gòn, giữa các trung tâm thành phố và khu công nghiệp Đồng Nai, khu công nghiệp
Sóng Thần,. cách xa lộ Hà Nội khoảng 500 km và trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh
9 km hướng về hướng Bắc. ICD Transimex bắt đầu hoạt động từ năm 2000. ICD này
phục vụ cho hàng hoá tại các cảng biển lớn như Tân cảng, VICR và cảng Sài Gòn.
Hàng container nhập được đưa về ICD bằng đường thuỷ; còn hàng xuất được tập kết
tại ICD bằng đường bộ, đường sông, sau đó được đưa đến các cảng biển bằng đường
bộ.
-ICD Phước Long có vị trí tại km số 7, xa lộ Hà Nội, phân khu Phước Long, quận 9
Thành phố Hồ Chí Minh được Gemadept khai thác từ 1995 với diện tích 120.000 m2
phục vụ hàng hoá xuất nhập khẩu, ngoài ra còn có hệ thống 5 bãi chứa container rỗng
ở các vị trí lân cận.
7. Những hạn chế, điểm nút cần tháo gỡ của các icd:
-Phân bổ chưa hợp lý: Phần lớn các ICD này nằm gần các cảng biển chứ không gần
các khu công nghiệp, chưa phát huy các lợi thế trong việc tập trung nguồn hàng và hỗ
trợ tối ưu các dòng hàng nội địa và xuất khẩu. Việc xây dựng chưa dựa trên quy hoạch
tổng thể, mà mang tính tự phát theo nhu cầu và đặc điểm địa lý của từng địa phương.
Các ICD phát triển chủ yếu ở khu vực phía Nam, nhỏ lẻ ở phía Bắc và hoàn toàn chưa
có ở miền Trung
-Tình trạng tắc nghẽn hàng hàng hóa tại các bến bãi và hiện tượng thiếu hàng, kho
rỗng vẫn thường xuyên xảy ra do phân bố mạng lưới không hợp lý và khả năng điều
giải các dòng hàng không hiệu quả. Việc lưu thông một số lượng lớn xe container vào
các khu dân cư gây nên tình trạng ô nhiễm khói bụi đến môi trường
- Hạn chế về năng lực hạ tầng và thiết bị xếp dỡ chuyên dụng
- Trình độ quản lý còn thấp nên việc bố trí, sắp xếp hàng hóa trong kho bãi chưa thật
sự tốt, khoa học dẫn đến các tác nghiệp hàng hóa vẫn chưa phát huy được hiệu quả
trong hỗ trợ các dòng hàng hóa

You might also like