You are on page 1of 5

Họ và tên: Đinh Phạm Đông Nghi

MSSV: B1810702

BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN KIẾN TẬP KT311H


I. NỘI DUNG 1
1. Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Sài Gòn là 2 doanh nghiệp khác nhau. Tân Cảng
SG trực thuộc Quân Chủ Hải Quân. Dàn lãnh đạo hầu như sẽ mang màu áo
trắng và đeo quân hàm, có nghĩa là trực thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. 18
cảng của Tân Cảng SG trải dài từ Bắc tới Nam, mỗi miền sẽ có 6 cảng. Các
cảng sẽ nằm ở bờ sông hoặc cửa biển. Nếu ở sâu trong đất liền hoặc ở gần các
khu CN thì gọi là ICD. Nếu gặp công ty có tên có từ Tân Cảng, ví dụ như Tân
Cảng STC thì sẽ có 50% vốn của Tân C ảng SG và 50% vốn của STC Hà Lan.
2. Tân Cảng Cát Lái thuộc hệ thống của Tổng công ty Tân Cảng SG, nằm trong
khu vực TP.HCM và là cảng lớn nhất, hiện đại nhất của Việt Nam. Cảng nước
sâu sẽ đón được những con tàu mẹ có sức tải trọng lớn hơn 8000 TEU. Tàu
Feeder có sức nặng từ 1000 đến 8000 TEU. TEU là đơn vị đo lường tương
đương với 1 container 20 feet. Tàu không qua được Lào vì Lào không có biển.
Cảng truyền tải (Transhipment) là những container sẽ được chuyển lên những
con tàu Feeder để đi tới những cảng trung chuyển lớn tại Việt Nam cũng như
trên thế giới (chỉ trong nội Á). Tàu Feeder sẽ thả hàng ở cảng để đợi những con
tàu lớn hơn có những chuyến đi qua các nước xuất khẩu để lấy hàng. Tàu
RORO là viết tắt của roll on- roll off.
3. Hệ thống CCTV 4k. Tại trung tâm điều động cảng, nơi có thể quan sát toàn bộ
xung quanh Tân Cảng. Mỗi người sẽ có 1 máy tính và bộ đàm để điều hành
cho những container được đưa lên tàu theo đúng quy trình và thủ tục đã bàn
trước.
4. Có 6 cổng. Cổng A cảng Cát Lái sẽ chứa những văn phòng đại diện của những
công ty con của Tân Cảng SG. Cảng Cát Lái chia làm 2 khu vực: bến cầu tàu
ngăn cách giữa bờ sông và đất liền, có những tàu rất lớn để đưa container vào
bãi. Bãi được chia làm 2 khu vực là bãi hàng xuất và bãi hàng nhập. Cổng A sẽ
có 8 làn xe ra vào, sẽ chỉ tiếp nhận xe container. Cổng B nằm giữa trung tâm
cảng Cát Lái, là nơi trung tâm đầu não, có văn phòng điều hành toàn bộ cảng,
có tận 16 làn xe ra vào.
5. Tàu lớn nhất mà cảng VN có thể đón được là 21000 TEUs, gấp 7 lần con tàu
lớn nhất 3000 TEUs ở cảng Cát Lái. Năng suất của cảng Cát Lái lớn gấp đôi
năng suất của các cảng trên thế giới. người lái cầu tàu để gắp container sẽ ngồi
ở giữa cầu và nhìn thẳng xuống dưới. nếu gắp sai container thì không chỉ hư
hỏng hàng container mà còn gây nguy hiểm đến người lái tàu. Cảng Cát Lái bị
giới hạn 81 con tàu trong 1 tuần, bị giới hạn trong 2 cấp. Đầu tiên là Ủy ban
nhân dân TP.HCM và cấp thứ 2 là Bộ giao thông vận tải. Việc này thể hiện
năng lực của cảng Cát Lái trong 1 tuần có thể tiếp nhiều con tàu hơn những lại
bị giới hạn vì hệ thống giao thông chưa đáp ứng đủ năng suất của cảng Cát Lái.
6. Tàu Lai Dắt và Hoa Tiêu giúp những con tàu lớn cập bến chính xác tại cảng.
Xung quanh tàu có rất nhiều bánh lốp để cản những lực ma sát khi áp sát đối
với những con tàu lớn. Đội ngũ hoa tiêu (pilot) giống như người hướng dẫn
viên du lịch, đưa ra ý kiến và thảo luận với thuyền trưởng đi theo những luồng
sông an toàn. Bến sà lan kết nối đối với đồng bằng sông cửu long vào sâu đất
liền với đường thủy nội địa. Tàu sà lan ở VN có tải trọng từ 500 TEUs trở
xuống, đi trong đường thủy nội địa của 1 quốc gia duy nhất. Container 40 feet
không gấp đôi trọng lượng so với container 20 feet nên hàng hóa trên container
40 feet và 20 feet gần như tương đương nhau, chỉ cách nhau khoảng vài
trawmg kg tùy loại hàng hóa. Container 40 feet dành cho hàng có trọng lượng
lớn và thể tích nhỏ, còn đối với container 20 feet dành cho hàng có khối lượng
riêng nhỏ, thể tích lớn, chiếm nhiều diện tích hơn trong container. Đối với mặt
hàng gạo chỉ có thể đóng vào container 20 feet. Nếu nhồi nhét gạo vào
container 40 feet thì sẽ gây ra hiện tượng móp, méo, thậm chí là gãy đôi
container, gây ảnh hưởng tới hàng hóa và nguy hiểm đến công nhân làm việc.
Trong 1 lần vận chuyển, xe đầu kéo có thể chở tối đa là 2 container 20 feet.
Nếu container chở đủ tải trọng thì chỉ có thể chở được 1 container trong 1 lần
vì giới hạn an toàn của Bộ giao thông vận tải đề ra. Ưu điểm khi vận chuyển
trên sông: không kẹt xe, không có giới hạn thời gian, không cần thu phí ở trạm
thu phí.
7. Khu vực máy soi tại nhà kiểm có có thể nhìn xuyên bên trong hàng hóa. Có 2
loại soi chiếu là soi chiếu ngẫu nhiên và soi chiếu chỉ định. Tổng số lượng soi
chiếu hàng hóa trên 1 con tàu là từ 5-10% số lượng container đang có trên tàu,
đây là soi chiếu ngẫu nhiên. Hải quan sẽ trả phí cho cảng và doanh nghiệp. Nhà
kiểm hóa thủ công còn gọi vui là “nhà tang lễ”. Nếu trời mưa trong lúc kiểm
hóa thì những người hải quan sẽ không kiểm tra được hàng hóa bởi vì nước sẽ
vào bên trong container sẽ ảnh hưởng đến hàng hóa, các công nhân cũng không
thể làm việc. Đối với công tác kiểm tra thì sẽ có hải quan riêng và cảng riêng
không liên quan gì với nhau. 2 bên sẽ hợp tác sao cho lô hàng được chuyển 1
cách thuận lợi. Hải quan sẽ thuộc Bộ Tài chính quản lí. Khi nộp tờ khai lên hệ
thống, có kết quả phân luồng xanh, vàng, đỏ. Luồng xanh sẽ được miễn kiểm
tra hàng hóa và thông qua ngay lập tức. Luồng vàng sẽ kiểm tra một ít của thực
tế, chứng từ và hàng hóa. Luồng đỏ sẽ kiểm tra cả 3 bước. Rượu là hàng hóa
mặc định luôn luôn là luồng đỏ. Kiểm tra toàn phần là hải quan sẽ kiểm tra
từng chai rượu trong mỗi thùng hàng. Kiểm tra tỉ lệ là hải quan sẽ kiểm tra
ngẫu nhiên 5-10% trên tổng lượng hàng hóa trên container. Thường thì hải
quan sẽ kiểm tra ngẫu nhiên ở cửa, ở trong hoặc bìa container. Nếu tờ khai sai
với thực tế hàng hóa sẽ kiểm tra tốn thêm vài ngày và tang thêm chi phí
container.
8. Cổng C chỉ phục vụ dành riêng cho hàng lẻ. cổng C có 4 kho gồm 1, 2, 3, 5.
Giờ làm việc trong kho là giờ hành chính, vào dịp tết sẽ bố trí them nhân sự
ngoài giờ. Ngoài kho sẽ bố trí rất nhiều container vì kho CFS là nơi thug om
phân phối hàng lẻ, bên trong container sẽ có nhiều chủ hàng khác nhau để phân
phối hàng. Xe nâng điện sẽ được sử dụng bên trong để không thải ra khí thải
làm hư hỏng hàng hóa. Nhân viên trước cửa kho chỉ có nhân viên nữ để tránh
gây hiện tượng mâu thuẫn.
9. Bãi container hàng nhập sẽ bố trí cổng RTG 6+1 dành cho 6 hàng container và
1 hàng xe tải di chuyển vào trong. Các hãng tàu sẽ lựa chọn màu riêng biệt cho
container và sẽ có mã màu riêng. Ngoài bãi hàng nhập sẽ có bãi hàng lạnh. Đối
với container lạnh sẽ chỉ có duy nhất màu trắng và liên quan tới các yếu tố vật
lí vì sử dụng màu trắng sẽ cản bức xạ nhiều nhất.
10. Cổng B gồm 3 tòa nhà là A, B và C. tòa nhà A có những văn phòng, phòng ban
của Tổng công ty Tân Cảng SG và có trung tâm điều độ ở tầng trên cùng. Tòa
nhà B dành riêng cho các hải quan để làm thủ tục. tòa nhà C là tòa nhà thương
vụ để làm thủ tục đưa container và các văn phòng đại diện của hãng tàu để giải
quyết thắc mắc. mỗi cảng sẽ bố trí 1 chi cục hải quan khác nhau, bên trong
được chia thành hải quan thủ tục hàng xuất và hải quan thủ tục hàng nhập. Đối
với hải quan thủ tục hàng xuất sẽ chỉ có hơn 10 cửa, còn đối với hải quan hàng
nhập sẽ có đến hơn 30 ô cửa bởi vì VN hiện tại đang ưu tiên xuất khẩu nhiều
hơn. Khi làm thủ tục hải quan thì tờ khai hàng xuất sẽ được ưu tiên luồng xanh
nhiều hơn , hàng nhập khẩu sẽ gắt gao hơn. Trung tâm điều độ của cảng Cát
Lái sẽ điều phối toàn bộ vùng nước tại khu vực TP.HCM cũng như khu vực
miền Nam.
11. Cảng sẽ hoạt động 24/7, không có ngày nghỉ kể cả Tết. kết nối tuyến tiền
phương là kết nối tất cả các phương thức vận tải từ bến cầu tàu qua các nước
xuất khẩu, miền hậu phương là từ bến cầu tàu, bãi container đổ về sâu trong đất
liền. Kết nối phương thức vận tải gồm đường biển, đường thủy nội địa,…
II. NỘI DUNG 2
1. Phương thức giao nhận FCL (hàng nguyên container) là có đủ số lượng hàng hóa
để đóng vừa 1 hoặc nhiều container, hàng hóa đồng nhất. Địa điểm giao nhận hàng
hóa là CY. Nhân vật phụ là đơn vị vận tải, hải quan, các trung tâm kiểm định, cảng
2. Phương thức giao nhận LCL (hàng lẻ) là không đủ hàng hóa để vào chung 1
container hoặc có 1 lượng hàng rất nhỏ nên đi chung container với nhiều chủ hàng
khách nhau, hàng hóa không đồng nhất. Địa điểm giao nhận hàng hóa là CFS.
Nhân vật phụ là kho CFS, còn lại giống FCL
3. Giao FCL – nhận LCL
4. Giao LCL – nhận FCL
5. Quy trình giao nhận hàng xuất FCL tại Tân Cảng Cát Lái
- Bước 1: Chuẩn bị hàng hóa
+ Chuẩn bị số lượng hàng hóa theo yêu cầu
+ Dán kí mã hiệu lên bao bì hàng hóa
- Bước 2: Làm việc với hãng tàu – Thuê phương tiện vận tải (lichtau.vn)
+ Tìm hiểu các hãng tàu: tuyến tàu (VN – TQ)
+ Thời gian
+ Giá (chi phí) – cuocvanchuyen.vn
+ Uy tín
+ Chế độ chăm sóc
- Bước 3: Nhận booking + Lệnh cấp container rỗng
+ Hãng tàu gửi booking
+ Lệnh cấp rỗng
+ Seal (hãng tàu)
+ Container packing list (phân biệt với packing list)
- Bước 4: Lên hãng tàu – Duyệt lệnh (đóng phí)
 Lưu ý:
o 1 số booking + lệnh (là 1)
o Một số hãng tàu đã cho phép duyệt lệnh email
o Hơn 60 hãng tàu ở VN đã triển khai e – booking
o Seal thường không có giá trị pháp lí
o Seal hãng tàu: xuất khẩu bắt buộc có
o Seal hải quan: dành cho những trường hợp đặc biệt
- Bước 5: Làm chứng thư khử trùng (nếu có)
- Bước 6: Khai hải quan điện tử - Đóng thuế (nếu có)
+ Xanh
+ Vàng
+ Đỏ
 Thông quan
- Bước 7: Bấm seal tạm
- Bước 8: Cầm theo hồ sơ: Booking => thương vụ cảng => đóng phí “hạ bãi chờ
xuất” => eir “hạ bãi chờ xuất”
Tài xế => Cát Lái => eir “hạ bãi chờ xuất” tới cổng gate in để làm thủ tục
 Thời gian lâu, quy trình nhiều bước, công ty cử nhiều nhân sự
- Bước 8: Quy trình mới
+ Khai e-port: số container, tên tàu, số chuyến, số xe => thanh toán trực tuyến
+ Hóa đơn điện tử => mã đăng kí lô hàng
+ Gửi mã đăng kí cho tài xế - Gate in (A, B, G, E)
- Bước 9: Tài xế làm thủ tục đưa container vào cảng (Giao nhận cổng, vi tính
cổng)
+ Giao nhận cổng đối chiếu mã đăng kí
+ Vi tính cổng đối chiếu chứng từ trên hệ thống => eir “hạ bãi chờ xuất”
+ Tài xế sẽ kéo container vào bãi => Hạ container xuống bãi
+ Tài xế ra cổng gate out
- Bước 10: Thanh lý và vô sổ tàu
 Lưu ý: Trước giờ closing time – cut – off (cắt máng)
6. Container mái mở sẽ chở những hàng hóa cao hơn nên được thiết kế nắp mở hoặc
bao lại bằng tấm bạt. Flatrack container để chở hàng OOG (là những loại hàng
siêu trường, siêu trọng). Bulk container (container hàng xá) có đường ống để đổ
hàng hóa vào trong. Container bảo ôn có thể điều chỉnh nhiệt độ dành cho những
mặt hàng cần nhiệt độ cao để bảo quản. Container lạnh để chứa những mặt hàng
có nhiệt độ thấp. Container bồn dùng để chứa hóa chất, được xếp ở 1 khu vực
riêng. Hàng nguy hiểm (IMO) được chia thành 9 nhóm hàng khác nhau, hóa chất
là 1 trong những nhóm hàng đó. Container màu nâu hoặc không có tên hang tàu
thuộc các đơn vị sản xuất container. Check digit (mã số kiểm tra công). Nếu số
cuối trên container không phải số 5 thì là container giả. Max gross = tare weight +
net weight

You might also like