You are on page 1of 6

Lý thuyết khai thác đội tàu

Câu 1: Tàu 1 thân quay trở tốt hơn hay tàu 2 thân quay trở tốt hơn? Vì
sao?
=>Tàu 1 thân quay trở tốt hơn. Vì tàu 1 thân có những đặc điểm sau:
+ Khả năng cơ động cao hơn. Quay trở và phản ứng nhanh hơn.
+ Có chân vịt mũi, có thể di chuyển ngang, chéo ( tàu 2 thân không thể di chuyển
ngang, chéo…do (đa phần) không có chân vịt mũi)
+ Cập bến dễ hơn
Câu 2: Trọng tải thực chở của 1 con tàu trong kỳ, trong năm có thay đổi
không? Vì sao? Có những cách nào tăng trọng tải thực chở của tàu?
=> Trọng tải thực chở của 1 con tàu trong kỳ, trong năm có thay đổi.
Vì ta có: Dt = DWT – Gd.trữ – G tvh.lý . (T)
Dt: Trọng tải thực chở của tàu
Gd.trữ: khối lượng dự trữ
G tvh.lý: khối lượng thuyền viên hải lý
Trong đó Gd.trữ và G tvh.lý có thể thay đổi phù hợp theo từng cuộc hành trình
của tàu.
Những cách tăng trọng tải thực chở của tàu:
Lợi dụng tối đa dung tích chứa hàng nhẹ, sử dụng tối đa trọng tải tàu khi chứa
hàng nặng
Chuyên môn hóa đội tàu
- Đối với những chuyến tàu đã biết rõ hành trình thì ta dựa vào công thức:
Dt = DWT – Gd.trữ – G tvh.lý . (T)
Ở đây thì ta sẽ tính toán sao cho Gd.trữ và G tvh.lý càng nhỏ càng tốt vì khi đó
Dt sẽ càng lớn sẽ chở được nhiều hàng hơn.
Ví dụ tàu chạy đường dài chứa nhiều nhiên liệu dự trữ hơn đường ngắn: nước
ngọt, xăng dầu,.. nên vận chuyển hàng hóa ít hơn.
- Đối với tàu không rõ hành trình thì ta dựa vào kinh nghiệm và công thức khi
lập kế hoạch của tàu trong năm:
Dt = Dtb.ηtb (T)
ηtb - Hệ số sd trọng tải toàn bộ
ηtb: thường từ 0,85-0.95
+ 0,85 cho tàu nhỏ đi chuyến dài dữ trự nhiều hơn. Tàu lớn đi chuyến dài lấy
0,95.
+ Tàu lớn đi gần hơn ta lấy dự trữ thấp xuống
Câu 3: Dung tích đơn vị của 1 con tàu trong kỳ, trong năm có thay đổi hay
không, vì sao?
Dung tích đơn vị của 1 con tàu trong kỳ, trong năm có thay đổi.
Dung tích đơn vị của tàu= dung tích xếp hàng(W t)/ trọng tải thực chở của tàu
(Dt).
Mà ta có: Qn1+ Qn2 ...+ Qnn + Qnh1 + Qnh2 ...+ Qnhm = Dt
Wn1 + Wn2 ...+ Wnn + Wnh1 + Wnh2 ... +Wnhm = Wt
Trong đó: Qn1, Qn2: khối lượng của hàng được xếp xuống tàu
Wn1, Wn2: dung tích của hàng được xếp xuống tàu.
Do đó có thể hiểu là tùy thuộc vào khối lương và dung tích các loại hàng được
xếp xuống tàu thì sẽ có dung tích đơn vị của tàu khác nhau trong từng chuyến
hành trình.
Câu 4: Một tàu có nắp hầm đóng mở bằng thiết bị riêng dự kiến vào 1 cảng
có nhiều loại thiết bị xếp dỡ khác nhau: bạn sẽ xếp tàu vào cầu có loại thiết
bị xếp dỡ trên tàu có đặc tính gì để hạn chế được nhược điểm của nắp hầm
đóng mở bằng phương pháp trên?
Nếu tàu chở hàng rời thì nên xếp vào cầu cảng có gầu ngoạm để có thể tối ưu
hóa việc xếp dỡ
Nếu tàu chở hàng bách hóa thì nên xếp vào cầu cảng có cần trục chân đế hay cần
trục móc để tối ưu việc nâng các mã hàng từ hầm lên bờ.
Câu 5: Tàu trọng tải lớn có rất nhiều ưu điểm sao người ta không thay thế
tất cả các tàu trọng tải nhỏ bằng tàu trọng tải lớn?
Vì có những loại hàng chỉ chuyên chở bằng tàu nhỏ và những loại hàng cần thời
gian vận chuyển nhanh tàu lớn thì không có tốc độ nhanh bằng tàu nhỏ do sức
cản của gió.
Hơn nữa ở một số tuyến đường biển, kênh đào chỉ đủ để vừa tàu kích thước
nhỏ.Và không phải lúc nào hàng hóa chở đi cũng đầy tàu nên việc tàu có cả
trọng tải lớn và trọng tải nhỏ là việc cần thiết. Hơn nữa tàu trọng tải nhỏ sẽ giảm
được các chi phí liên quan.
Câu 6: Tàu chuyên dụng thường có trọng tải lớn, tốc độ cao vậy tại sao tàu
chở quặng chở dầu thô lại có trọng tải lớn và tốc độ thấp và thường là 17
hl/giờ.
Vì thân tàu kém ổn định nếu tàu di chuyển quá nhanh
Tốc độ chở dầu thô thường là 17 hải lý/h điều này mang lại lợi ích tối ưu về mặt
kinh tế và môi trường sống.
Điều chỉnh được lượng cân bằng cung cầu, hiệu quả kinh tế cao.
Câu 7: Vì sao tàu 2 thân cũng được coi là tàu vận chuyển không qua chuyển
tải?
Tàu hai thân có tính ưu việt như tính ổn định, độ lắc êm, tốc độ vượt trội, có cấu
trúc bơm nước vào thải nước ra để phù hợp với mớn nước giúp cân bằng tàu
trong di chuyển. Tàu hai thân là tàu vận chuyển không qua chuyển tải vì tàu
phần lớn chở khách du lịch từ điểm đầu đến điểm đích mà không sang tàu khác
trong chuyến đi.
Câu 8: Có 3 phương pháp bổ sung tàu cho các doanh nghiệp vận tải biển:
Đặt đóng tàu mới, mua tàu cũ và thuê tàu định hạn, theo bạn các công ty
TNHH MTV của nhà nước hoặc công ty CP VTB mà nhà nước giữ cổ phần
chi phối thường sử dụng phương pháp bổ sung tàu nào? Vì sao?
Chọn phương pháp mua tàu cũ
Vì Việt Nam là nước đang phát triển nên có những mặt hạn chế về phát triển
kinh tế, tổ chức khai thác đội tàu cũng chưa được tốt nên không thể tự bỏ một số
vốn lớn để đóng tàu mới, tránh được thời gian phải chờ đóng tàu, không phải
hoàn thành các thủ tục rườm rà như đóng tàu mới, khi thuê tàu cũ giảm được các
chi phí giúp giảm giá thành vận chuyển, tăng tính cạnh tranh cho các chủ tàu.
Câu 9: Khai thác tàu chuyên dụng thường mang lại hiệu quả kinh tế cao,
vậy tại sao người ta không thay thế tất cả các tàu tổng hợp bằng các tàu
chuyên dụng? Cho ví dụ minh họa.
Vì một con tàu thường có trọng tải rất lớn và nhu cầu về hàng hóa ở từng nơi
cũng rất đa dạng và không phải lúc nào cũng vận chuyển một khối lượng lớn 1
loại hàng trên 1 tàu. Thường các chủ tàu sẽ gom nhiều hàng hóa của nhiều chủ
hàng khác nhau cho đến khi đầy con tàu và vận chuyển đến các cảng đích. Và
việc bốc dỡ thường do chủ tàu đảm nhận tạo thuận lợi cho chủ hàng. Thuận tiện
cho chủ hàng trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh: vì căn cứ vào biểu cước
có thể tính toán được tiền cước trước.
Ví dụ:
Câu 10: Tại sao nói khai thác tàu chợ sẽ
-Tạo thuận lợi tối đa cho các DN chủ hàng lập kế hoạch tập kết hàng xuất
tới cảng để xếp xuống tàu hoặc rút hàng hàng nhập từ cảng về nhà máy với
chi phí thấp
=> Vì
+Số lượng hàng hóa gửi không hạn chế
+Có thể gửi nhiều loại hàng để tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho doanh nghiệp
+Cước phí ổn định, ít thay đổi theo từng loại hàng tương ứng
+Chủ tàu và chủ hàng đều chủ động trong quá trình vận chuyển
+Chủ động liên hệ gửi hàng nhanh chóng
+Thủ tục nhận gửi hàng đơn giản nhanh chóng, dễ dàng không rườm rà
-Tiết kiệm vốn lưu động cho các DN nhất là doanh nghiệp trong các KCN,
KCX
=> Vì khách hàng, doanh nghiệp chủ động liên hệ và gửi hàng linh hoạt, có thể
gửi hàng số lượng lớn tiết kiệm được chi phí vận chuyển, tâp kết hàng.
Cước phí vận chuyển của tàu chợ được xây dựng và tập hợp thành biểu cước
từng loại và mặt hàng tương ứng ít biến động , ổn định.
Câu 11: Hãy phân tích ý nghĩa của các điều khoản cước FIO, FILO, FIOST
và LILO? Tại sao tàu chợ chỉ có thể áp dụng điều khoản LILO?
FIO (Free in and out):
Theo cách quy định này, người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí
xếp hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu. Hiểu chính xác là trong khoản tiền cước
người thuê tàu đã phải trả bao gồm tiền phí bốc hàng lên tàu và tiền phí dỡ khỏi
tàu
FILO (Free in Liner out): Theo cách quy định này, người vận chuyển được miễn
trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng phải chịu trách
nhiệm và chi phí dỡ hàng ở cảng dỡ hàng. Hiểu chính xác là trong khoản tiền
cước người thuê tàu đã phải trả bao gồm tiền phí bốc hàng lên tàu nhưng không
bao gồm tiền phí dỡ khỏi tàu.
FIOST (Free in and out, stowed and trimmed):
Theo cách quy định này thì người vận chuyển được miễn chi phí và trách nhiệm
xếp, dỡ hàng cũng như chi phí sắp xếp hàng hóa (Stowage) đối với hàng đóng
bao và chi phí cào san trải hàng (Trimming) đối với hàng rời.
LILO: (liner in/liner out): Chủ tàu, người vận chuyển chịu trách nhiệm và chi phí
cho việc xếp hàng lên và dỡ hàng xuống. 
Tại sao tàu chợ chỉ có thể áp dụng điều khoản LILO?
Tại vì tàu chợ áp dụng theo lịch trình được lên kế hoạch trước, chủ tàu là người
biết rõ vị trí chỗ khách hàng book tàu, cần đặt hàng nào lên trước hàng nào trước
hàng nào sau, để tối ưu hóa việc xếp dỡ. Vì thế chủ hàng không được phép sắp
chỗ nên chủ tàu phải chịu toàn bộ trách nhiệm cũng như chi phí xếp dỡ hàng.
Câu 12: Nêu và phân tích các giải pháp giảm thời gian chuyến đi cụ thể của
tàu mà không làm tăng chi phí chuyến đi?
-Giảm bớt thời gian tàu đỗ không hợp lý, không cần thiết như chờ người hay chờ
hàng cần tối ưu khoảng thời gian này chuẩn bị sẵn sàng khi tàu đến là làm hàng
ngay lập tức không chờ đợi
-Đào tạo đội ngũ khai thác tàu có chuyên môn, kỹ thuật nhằm giảm bớt thời gian
xếp dỡ hàng
- Giảm tối thiểu thời gian nằm chờ bằng cách kết nối với các khách hàng, người
môi giới, đại lý tại cảng đến để sắp xếp lịch trình hợp lý.
-Rút ngắn bớt thời gian quay vòng của đầu máy, sà lan phối hợp nhịp nhàng các
khâu trong dây chuyền sản xuất vận tải.
-Trên đường đi đỗ đúng nơi, đúng chặn, bám bờ, bám bãi, lợi dụng con nước.
-Tận dụng hết trọng tải và dung tích phương tiện, sức kéo đầu máy, cố gắng khai
thác 2 chiều.
-Nâng cao khả năng thông qua của các tuyến đường, bến cảng.

You might also like