You are on page 1of 265

KHAI THÁC -

THƯƠNG VỤ
GV: VƯƠNG NGUYÊN HOÀNG
MỤC TIÊU HỌC PHẦN
• 1. Kiến thức
- Nắm được các loại chi phí trong khai thác tàu biển, các hình thức và phương pháp khai thác,
thuê tàu biển.
- Nắm được một số điều kiện cơ bản trong hợp đồng mua bán ngoại thương bằng đường biển.
- Nắm được nội dung của các loại hợp đồng vận chuyển bằng đường biển và hợp đồng thuê
tàu, các loại chứng từ trong khai thác.
• II. Kỹ năng
- Hiểu được cách thức và quy trình chào tàu, chào hàng trong giao dịch khai thác
- Hạch toán sơ bộ chuyến đi trên cơ sở lựa chọn chi phí và lợi nhuận tối ứu.
- Đọc, hiểu nội dung cơ bản của vận tải đơn, của các loại hợp đồng vận chuyển bằng đường
biển và hợp đồng thuê tàu biển. Từ đó biết được trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển và
bảo vệ lợi ích cho người vận chuyển.

VƯƠNG NGUYÊN HOÀNG – GV VIỆN HÀNG HẢI – SĐT 0935589525


MỤC TIÊU HỌC PHẦN
• III. Thái độ
- Sinh viên phải chủ động để thu thập kiến thức tại lớp và tìm nguồn tài liệu để tham khảo.
- Sinh viên phải dành thời gian tự học, nghiên cứu và làm bài tập, viết thu hoạch,
- Sinh viên phải có thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác trao đổi theo nhóm và thảo luận trong
lớp học.

VƯƠNG NGUYÊN HOÀNG – GV VIỆN HÀNG HẢI – SĐT 0935589525


THÔNG TIN VỀ
HỌC PHẦN
• Số tín chỉ: 2
• Số tiết: 30 tiết
• Điểm quá trình/Thi cuối kì: 50%/50%
• Điều kiện dự thi cuối kỳ:
• Sinh viên không được vắng quá 20% số
tiết học (~ 6 tiết)
• Sinh viên đóng học phí đầy đủ, đúng
hạn

VƯƠNG NGUYÊN HOÀNG – GV VIỆN HÀNG HẢI – SĐT 0935589525


NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỌC PHẦN
• Học phần Khai thác thương vụ gồm 7 chương chính:
 Chương 1: Khái niệm chung về vận tải biển, xí nghiệp vận tải biển
 Chương 2: Các loại chi phí trong khai thác tàu
 Chương 3: Các bên hữu quan trong ngành vận tải biển
 Chương 4: Các hình thức khai thác tàu
 Chương 5: Giới thiệu các công ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển
 Chương 6: Một số loại hợp đồng liên quan đến vận tải biển
 Chương 7: Chứng từ khai thác thương vụ
Chương 1: Khái niệm chung về vận tải biển, xí nghiệp vận tải biển

NỘI DUNG CHÍNH:


1. Đặc điểm và các hình thức vận chuyển bằng đường biển
2. Vai trò của vận tải biển trong nền kinh tế quốc dân
3. Xí nghiệp vận tải biển và đội tàu

VƯƠNG NGUYÊN HOÀNG – GV VIỆN HÀNG HẢI – SĐT 0935589525


1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC
HÌNH THỨC VẬN CHUYỂN
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
- Ngành công nghiệp hàng hải (Shipping industry) là
ngành có lịch sử phát triển lâu đời.
- Vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, giá thành rẻ, phân
phối toàn cầu là đặc điểm chính, không có hình thức
thay thế.
- Khoảng 90% khối lượng hàng hóa trên thế giới được
vận chuyển bằng đường biển
- Là ngành “thân thiện” nhất với môi trường dựa trên
lượng Co2/lượng hàng hóa chuyên chở
1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC
HÌNH THỨC VẬN CHUYỂN
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
- Đối tượng vận chuyển đa dạng: hành khách, hàng hóa,
kết hợp.
- Các loại hàng hóa đa dạng: hàng bách hóa, hàng rời,
hàng lỏng, hàng khí...
- Các loại tàu đa dạng: tàu dầu, tàu chở hàng khô, tàu
chở hàng rời, tàu chở hàng đông lạnh, tàu container
- Hiện nay, tàu container đang nổi lên như một giải
pháp để tiêu chuẩn hóa các loại hàng chuyên chở -
tăng hiệu suất chở hàng (95% hàng hóa sản xuất
được chở bằng tàu container)
1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH
THỨC VẬN CHUYỂN BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
- Tính quốc tế và thống nhất cao về luật
lệ trong hoạt động vận chuyển và
ngoại thương
- Được điều chỉnh bởi luật và công ước
quốc tế
- Khuyết điểm: tốc độ chậm, đầu tư lớn
về phương tiện và bến cảng, điều
kiện làm việc khó khăn, tổn thất hàng
hóa lớn, không phân phối được đến
tận tay người tiêu dùng.
2. Vai trò của vận tải biển
trong nền kinh tế quốc dân
- Trên thế giới, ngành công nghiệp hàng hải
phản ánh rõ về sự tăng trưởng của nền
kinh tế, chiếm khoảng 50% GDP nền kinh
tê toàn cầu.
- Việt Nam là đất nước ven biển, hiện nay
kinh tế biển chiếm đến 47-48% GDP
(Gross Domestic Product) cả nước
- Việt Nam phấn đấu đến 2030 ngành kinh
tế biển chiếm 67-70% GDP, trong đó
ngành giao thông vận tải đường biển đóng
vai trò quan trọng
3. Xí nghiệp vận tải biển
và đội tàu
• I. Công ty vận tải biển
1. Định nghĩa của xí nghiệp vận tải biển
2. Cấu trúc
3. Nhiệm vụ và vai trò của các bộ phận quan trọng
trong xí nghiệp
4. Mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan đến công tác
khai thác tàu
• II. Đội tàu, đặc tính kỹ thuật của con tàu
1. Phân loại tàu
2. Đặc tính kỹ thuật của tàu
I. XÍ NGHIỆP (CÔNG TY) VẬN TẢI
BIỂN (VTB)
• 1. Định nghĩa
• Xí Nghiệp (Công ty VTB) (Shipping company) là công ty có hoặc không có tàu biển với lĩnh vực
kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
• Xí nghiệp VTB (Cty VTB) là một loại hình công ty có những đặc thù riêng so với các loại xí nghiệp
khác, đó là:
- Quản lý khối tài sản có giá trị lớn, tài sản ở xa nơi điều hành, có tính di động, có tính rủi ro cao.
- Có tính quốc tế cao, bị chi phối chặt chẽ bởi các công ước quốc tế
- Bị ảnh hưởng nhanh chóng và trực tiếp của tình hình kinh tế thế giới
I. XÍ NGHIỆP (CÔNG TY) VẬN TẢI
BIỂN (VTB)
2. Cấu trúc
Phụ thuộc vào quy mô và loại hình kinh doanh của từng công ty VTB sẽ có các cấu trúc khác
nhau, song trên tổng thể một công ty VTB có cấu trúc cơ bản sau:
- Ban giám đốc: Giám đốc (Tổng giám đốc), các phó giám đốc phụ trách các mảng được phân
công
- Các phòng ban: Phòng Tổ chức, nhân sự/ hành chính; Phòng kỹ thuật/ vật tư; Phòng khai
thác / đại lý; Phòng thuyền viên; Phòng/ ban an toàn; Phòng kế toán/ tài chính
- Đội tàu: Bao gồm các con tàu của công ty, các tàu thuê vận chuyển, đội ngũ thuyền viên. Tất
cả các phòng ban có liên quan trực tiếp đến đội tàu.
- Tuy vậy, trong một số trường hợp, đối với các công ty VTB còn thiếu năng lực quản lý về an
toàn, khai thác... thì họ thường thuê công ty khác quản lý những lĩnh vực này
I. XÍ NGHIỆP (CÔNG TY) VẬN TẢI
BIỂN (VTB)
3. Nhiệm vụ và vai trò của các bộ phận quan trọng trong xí nghiệp
Mỗi một phòng ban trong xí nghiệp (Cty) có một nhiệm vụ và vai trò riêng (nằm trong quy trình
tổ chức của Cty) nhưng lại có mối tương quan rất chặt chẽ, hỗ trợ nhau để đạt mục tiêu cuối
cùng là khai thác đội tàu hiệu quả và an toàn
- Phòng tổ chức, nhân sự: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc để lựa chọn, bố trí
nhân sự, công tác chính sách, bảo hiểm (kể cả thuyền viên được biên chế). Có những Cty
đưa công tác hành chính vào phòng này: Tổ chức – Nhân sự - Hành chính
- Phòng Thuyền viên: Tuyển chọn, quản lý, huấn luyện thuyền viên theo tiêu chuẩn STCW
- Phòng an toàn: (Các công ty nhỏ có thể chỉ có Ban an toàn) Phòng an toàn chịu trách nhiệm
về công tác quản lý an toàn cho toàn đội tàu,
- Phòng khai thác: Khai thác đội tàu, thuê tàu, môi giới
- Phòng kỹ thuật/vật tư: Quản lý kỹ thuật, vật tư, nhiên liệu, đăng kiểm
- Phòng kế toán: Hạch toán kết quả hoạt động, tính toán chi trả lương thưởng, các chi phí...
I. XÍ NGHIỆP (CÔNG TY) VẬN TẢI
BIỂN (VTB)
4. Mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan đến công tác khai thác tàu
Mục tiêu cuối cùng của công ty là khai thác đội tàu hiệu quả và an toàn. Đội tàu của một công ty có
thể gồm nhiều tàu, nhiều loại và trọng tải khác nhau. Sự lựa chọn đầu tư phụ thuộc vào khả năng tài
chính, năng lực công ty và tính toán thời cơ đầu tư.
- Phòng khai thác đóng vai trò quyết định cuối cùng cho mục đích này, nhưng để đạt được kết quả
thì các phòng ban trong Cty phải có một sự kết hợp thật chặt chẽ. Trong đó hai khâu quan trọng
là chất lượng thuyền viên và kỹ thuật đội tàu.
- Trong mỗi cty thường có mâu thuẫn giữa kế hoạch khai thác với việc đáp ứng của phòng kỹ thuật
và thuyền viên. Ban giám đốc là người chỉ huy chung.
Một số cấu trúc công ty VTB
II. Đội tàu – đặc tính
kỹ thuật của con tàu
Làm việc nhóm
Làm việc theo nhóm và trả lời những câu
hỏi sau:
• Đội tàu là gì?
• Làm thế nào để phân loại tàu?
• Vì sao phải phân loại tàu dưới góc nhìn
quản lý?
• https://www.youtube.com/watch?v=HY
EKaNHxSq0
Thời gian: 15 phút
Phân nhóm ngẫu nhiên
II. Đội tàu – đặc tính kỹ thuật của con tàu
1. Đội tàu – phân loại tàu
a) Định nghĩa đội tàu
- Đội tàu (Fleet) bao gồm nhiều tàu, khi có các loại khác nhau thì có thể phân ra để quản lý và khai thác
chuyên sâu.
- Trong nhiều trường hợp, công ty riêng được chia ra để quản lý các tàu/đội tàu khác nhau.
b) Phân loại tàu
- Phân theo kích cỡ, trọng tải tàu hàng rời, hàng khô: Tàu Capsize; Tàu Panamax; Handy max; Handysize
- Theo loại tàu và hàng hóa: tàu OO-Ore/Oil carrier; OBO- Ore/Bulk/Oil carrier: Tweendecker/MPP:
(tàu có 2 boong trở lên); Reefer; Ro-Ro: Roll on-Roll off vessel: PCC/PCTC – Pure car carrier and pure
car/truck carrier: Containership
- Phân theo kích cỡ, trọng tải tàu chở dầu thô: ULCC; VLCC; Capsize; Suezmax; Aframax; Panamax;
Handy size
- Phân theo loại hàng (tàu dầu), có: Tàu chở dầu thô, tàu chở dầu sản phẩm, tàu chở hóa chất, tàu chở gas
II. Đội tàu – đặc tính kỹ thuật của con tàu
2. Đặc tính kỹ thuật của con tàu
- Đặc tính kỹ thuật con tàu bao gồm: Loại tàu, Trọng tải (DWT); Dung tích chứa hàng (Bale;
Grain); kích thước, mớn nước, tốc độ, các loại thiết bị làm hàng và năng lực của chúng, các thiết
bị liên quan đến khai thác, loại hầm hàng, số liệu về hầm/ két hàng...
- Đặc tính kỹ thuật tàu là thông số quan trọng phải khai báo trong hợp đồng thuê tàu và là yếu tố
quan trọng để tính tiền thuê/ cược phí
Chương 1: Khái niệm chung về vận tải biển, xí nghiệp vận tải biển

NỘI DUNG CHÍNH:


1. Đặc điểm và các hình thức vận chuyển bằng đường biển
2. Vai trò của vận tải biển trong nền kinh tế quốc dân
3. Xí nghiệp vận tải biển và đội tàu

VƯƠNG NGUYÊN HOÀNG – GV VIỆN HÀNG HẢI – SĐT 0935589525


Câu hỏi ôn tập
• 1. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
có các đặc điểm gì?
• 2. Nêu rõ vai trò của vận tải hàng hóa bằng
đường biển trong nền kinh tế quốc dân?
• 3. Nêu định nghĩa của xí nghiệp vận tải biển
(Công ty vận tải biển)?
• 4. Phòng ban nào là quan trọng nhất trong
xí nghiệp vận tải biển?
CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI CHI PHÍ TRONG KHAI THÁC TÀU
NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 2
1. Nhóm chi phí cố định
2. Nhóm chi phí thay đổi
3. Giá thành vận chuyển
Thảo luận
Theo em, khi kinh doanh dịch vụ vận tải
biển – vận hành một con tàu – thì sẽ phát
sinh những loại chi phí (cost) nào?
Làm việc nhóm
Chia lớp thành các nhóm ngẫu nhiên: https://www.randomlists.com/team-generator
Các nhóm tìm hiểu và thảo luận các chủ đề sau:

1. Các nhóm chi phí cố định (fixed cost)


2. Các nhóm chi phí biến đổi (variable cost)
3. Các nhóm chi phí trực tiếp (direct cost)
4. Các nhóm chi phí gián tiếp (indirect cost)
Thời gian thảo luận: 45 phút.
Nhóm nào tìm hiểu và trình bày tốt sẽ có điểm cộng vào bài thuyết trình lấy điểm quá trình
Nhóm chi phí
cố định và
thay đổi
1. Nhóm chi phí cố
định
Nhóm chi phí cố định (fixed cost)
Định nghĩa
•Các chi phí không phụ thuộc vào việc
tàu đỗ hay chạy và trong suốt thời gian khai
thác, chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị thời
gian của nó không thay đổi được xếp vào
nhóm các chi phí cố định.
•Các chi phí cố định bao gồm: chi phí
khấu hao tàu và khấu hao sửa chữa lớn, chi
phí sửa chữa bảo dưỡng, chi phí cho vật liệu
và hao mòn các vật rẻ mau hỏng, chi phí
lượng trang bị và nuôi dưỡng thuyền viên,
phí bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm P&I; chi
phí quản lý, phí đăng kiểm...
1. Nhóm chi phí cố định
Các loại phí
1.1.1. Chi phí khấu hao tàu và khấu hao sửa chữa lớn
•Trong quá trình hoạt động con tàu bị hao mòn, hư
hỏng làm giảm giá trị ban đầu như: vỏ tàu, máy móc thiết
bị… , phải định kỳ sửa chữa và thay thế
•Mức khấu hao thường tính cho hàng năm, tùy theo tàu
mới hay cũ mà chủ tàu quy định thời gian khấu hao tàu.
Chi phí sửa chữa lớn rải đều trong suốt thời gian khai thác
tàu.
1.1.2. Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ
•Sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng tàu có tính chất cục bộ,
làm thường xuyên theo kế hoạch của tàu. Mục đích của nó
là để duy trì tàu ở trạng thái kỹ thuật tốt, an toàn.
•Chi phí bảo dưỡng sửa chữa nhỏ thường chiếm từ 8 –
15 % chi phí khai thác tàu. Chi phí này được tính trong kế
hoạch kinh phí khai thác có dự định và hàng năm theo
nguyên tắc dự toán theo giá trị thực tế của việc sửa chữa
bảo dưỡng.
1. Nhóm chi phí
cố định
1.1.3. Chi phí cho vật rẻ mau hỏng
•Chi phí này bao gồm các chi phí vật
liệu cần thiết cho khai thác tàu, chi phí
để thay thế các vật rẻ mau hỏng, như vải
bạt, dây, sơn,…
•Trong thực tế những vật liệu này
dùng để đảm bảo cho tàu khai thác an
toàn. Khoản chi phí này cũng được lập
trong kế hoạch kinh phí dự toán và được
tính trực tiếp vào giá thành vận chuyển.
1. Nhóm chi phí cố định
1.1.4. Chi phí lương, trang bị bảo hộ lao động, tiền
ăn của thuyền viên
•Đây là khoản chi phí cho thuyền viên, bao
gồm:
- Lương của thuyền viên theo chức danh và
các khoản phụ cấp lương;
- Bảo hiểm xã hội;
- Tiền ăn của thuyền viên theo chế độ quy
định hoặc theo quyết định của giám đốc công ty,
tuân thủ MLC 2006.
- Mức lương và số lượng thuyền viên định
biên trên tàu là tổng chi phí về lương thuyền viên.
Vì vậy chi phí này phụ thuộc vào quy mô tàu, loại
trang bị trên boong, loại và công suất máy chính,
mức độ tự động hóa, trình độ thuyền viên, khu
vực và tầm hoạt động của tàu, điều kiện kinh tế xã
hội của nước chủ tàu,… Chi phí cho thuyền viên
thường chiếm từ 15 – 35 % tổng chi phí khai thác
tàu.
1. Nhóm chi phí cố
định
1.1.5. Phí bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách
nhiệm dân sự chủ tàu
•Đây là khoản chi phí mà chủ tàu phải chi
ra để mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Chi
phí này bao gồm:
- Phí bảo hiểm thân vỏ tàu và máy
móc (Hull and machinery insurance);
- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ tàu (P&I insurance).
• Chi phí bảo hiểm than vỏ tàu phụ thuộc vào
giá trị tàu, đơn giá bảo hiểm, phạm vi bảo
hiểm, mức độ bảo hiểm và môi trường bảo
hiểm,… Chi phí này thường chiếm từ 3 – 10
% tổng chi phí khai thác tàu.
1. Nhóm chi phí cố
định
1.1.6. Chi phí quản lý hành chính
•Khoản chi phí này phân thành 2 nhóm sau:
- Chi phí dành cho hành chính sự
nghiệp của công ty. Gồm cả chi phí hoạt động
của các chi nhánh hoặc đại diện ở nước ngoài.
- Chi phí về kiến thiết và xây dựng cơ
bản.
1. Nhóm chi phí cố định
• Quản lý phí bao gồm các khoản mục chi phí sau:
1. Tiền lương chính và các khoản phụ cấp theo lương.
2. Bảo hiểm xã hội.
3. Chi phí tiếp khách, công tác phí.
4. Văn phòng phẩm, điện thoại, bưu điện, công văn …
5. Chi phí quảng cáo, tạp chí sách báo chuyên môn.
6. Khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên nhà cửa, điện nước.
7. Chi phí thông tin liên lạc.
8. Chi phí cho vật rẻ mau hỏng cho bộ phận quản lý.
9. Nhiên liệu, điện năng cho khu vực quản lý.
10. Thuế các loại.
11. Các khoản chi khác cho bộ phận hành chính sự nghiệp.
• Chi phí quản lý hành chính chiếm khoảng từ 3 – 6% tổng chi phí khai thác tàu.
1. Nhóm chi phí cố định
1.1.8. Phí đăng kiểm
•Chi phí đăng kiểm gồm các chi phí phải trả cho cơ quan đăng
kiểm trong việc đăng ký kỹ thuật cho tàu khi bắt đầu đưa tàu vào khai
thác, chi phí cho kiểm tra phân cấp tàu và chi phí cho các lần kiểm tra
định kỳ hàng năm.
1.1.9. Chi phí sinh lợi của vốn đầu tư
•Đây là khoản chi phí tính hàng năm bằng từ 2 – 6% vốn đầu tư.
Chi phí này phát sinh trong từng hoàn cảnh cụ thể với những ý nghĩa
khác nhau.
•Trường hợp vốn đầu tư mua tàu là vốn tự có thì đây là khoản sinh
lợi của tự thân vốn đầu tư phải được thu hồi.
•Trường hợp vốn đi vay thì chi phí này là khoản tiền lãi phải tra
mỗi năm cho số vốn vay này.
•Trường hợp vốn đầu tư được nhà nước cấp cho việc bổ sung tàu
thì chi phí này biểu hiện bằng thuế vốn phải nộp cho ngân sách nhà
nước.
2. Nhóm chi phí thay
đổi
• Theo em, chi phí thay đổi là gì?
• Theo em thì những chi phí thay đổi
trong ngành vận tải biển sẽ có những chi
phí nào?
2. Nhóm chi phí thay
đổi
Nhóm chi phí thay đổi (variable cost)
Định nghĩa
- Là những chi phí biến đổi trong quá trình tàu
neo ở bờ hoặc chạy biển, thường là những chi
phí liên quan trực tiếp đến hoạt động vận
chuyển (voyage) của tàu.
2. Nhóm chi phí thay đổi
Các loại chi phí
2.2.1. Chi phí nhiên liệu dầu nhờn
- Chi phí nhiên liệu, dầu nhờn là một chi phí lớn nhất
trong nhóm các chi phí thay đổi. Chi phí này được tính
dựa vào định mức tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn khi tàu
chạy và khi tàu đỗ. Phòng kỹ thuật của các công ty tàu
xác định mức này hàng năm cho các tàu thuộc công ty.
- Cơ sở của việc tính toán những chi phí này là định mức
tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn cho một ngày chạy và một
ngày đỗ và giá cả nhiên liệu, dầu nhờn trên thị trường.
Theo thống kê chi phí nhiên liệu, dầu nhờn chiếm khoảng
10 – 25% tổng chi phí khai thác tàu.
2. Nhóm chi phí thay đổi

- Khi lập kế hoạch chuyến đi, công ty tàu cũng đồng thời phải lập kế hoạch nhiên liệu cho chuyến đi,
kế hoạch lấy nhiên liệu cần ưu tiên tận dụng khả năng lấy nhiên liệu ở các cảng trong nước, ngoài ra
phải đặc biệt lưu ý đến giá nhiên liệu ở các cảng và trạm tiếp nhiên liệu để lấy được nhiên liệu ở nơi
có giá nhiên liệu hạ.
- Khi hạch toán thực tế cho chuyến đi thì chi phí nhiên liệu, dầu nhờn được tính dựa vào lượng dầu
nhờn và nhiên liệu đã sử dụng cho chuyến đi và giá mua nhiên liệu trong chuyến đi đó.
2. Nhóm chi phí thay đổi
2.2.2 Chi phí xếp và dỡ hàng hóa
- Chi phí xếp, dỡ hàng hóa là tiền công trả cho việc xếp, dỡ
hàng hóa cho tàu tại cảng xếp và cảng dỡ. Tùy theo hợp
đồng vận chuyển mà người vận chuyển hay người thuê tàu
phải chịu chi phí này.
- Trong các hợp đồng vận chuyển theo hình thức tàu chuyến,
tại điều khoản về xếp dỡ có thể thỏa thuận một trong các
trường hợp sau:
a. Người vận chuyển chịu các chi phí xếp, dỡ và sắp xếp
hay san hàng trong hầm.
b. Người vận chuyển không phải chịu những chi phí xếp, dỡ
hoặc san hàng.
c. Người vận chuyển được miễn chi phí xếp hàng.
d. Người vận chuyển được miễn chi phí dỡ hàng.
2. Nhóm chi phí thay đổi

- Trong ngành vận tải tàu chợ thì trách nhiệm tổ chức và trả chi phí xếp dỡ luôn luôn thuộc về
người vận chuyển.
- Trong các trường hợp người vận chuyển phải cung cấp cần cẩu, ánh sáng cho việc làm hàng. Còn
vật liệu chèn lót, ngăn cách hàng hóa thì được thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu.
- Việc tính toán chi phí xếp, dỡ nếu người vận chuyển phải chịu dựa vào khối lượng hàng xếp, dỡ
thực tại cảng và giá cả xếp dỡ qui định trong các bảng cước xếp, dỡ của cảng.
2. Nhóm chi phí thay đổi
2.2.3 Chi phí cảng
- Là toàn bộ các khoản tiền mà chủ tàu phải trả cho cảng (trừ
chi phí xếp dỡ đã tính riêng). Chi phí cảng tại các cảng khác
nhau là khác nhau vì mỗi cảng có một cách tính lệ và các
thu cảng phí khác nhau.
- Các khoản mà tàu phải chi ra khi tàu ra vào cảng trong nước
hay nước ngoài bao gồm các khoản mục sau:
•Phí hoa tiêu,
•Phí trọng tải,
•Phí cầu tàu,
•Phí luồng lạch,
•Phí hỗ trợ tàu,
2. Nhóm chi phí thay đổi
•Phí vệ sinh hầm hàng,
•Phí đóng mở nắp hầm hàng,
•Chi phí mua nước ngọt,
•Phí buộc cởi dây,
•Phí giao nhận, kiểm đếm,
•Phí giám định hàng hóa.
2. Nhóm chi phí thay đổi
2.3.4 Kênh đào phí
- Nếu trong hành trình, tàu phải qua các kênh đào thì tàu phải
chịu thêm khoản phí qua kênh theo tổng dung tải của tàu
(GT), trả cho nước sở hữu kênh đó.
- Phí kênh đào bao gồm lệ phí qua kênh, phí đại lý ở kênh,
hoa tiêu phí dẫn tàu qua kênh và có thể có thêm một số phụ
phí khác.
2.3.5 Phí bảo hiểm thêm
- Trong một số hoàn cảnh cụ thể chủ tàu xét thấy cần mua bảo
hiểm thêm trước những rủi ro chỉ phát sinh trong một chuyến
đi nào đó thì trong chi phí biến đổi sẽ có thêm chi phí này. Ví
dụ chủ tàu mua thêm bảo hiểm rui ro do chiến tranh khi tàu
phải đi qua vùng có chiến sự hoặc bảo hiểm rủi ro do băng trôi
gây ra vào mùa băng tan.
2. Nhóm chi phí thay đổi
2.3.6 Phí bảo hiểm cước vận chuyển
- Để đảm bảo khoản tiền cước thu được một cách chắc chắn sau
mỗi chuyến đi, chủ tàu có thể mua thêm bảo hiểm cước vận
chuyển.
2.3.7 Chi phí bồi thường tổn thất hàng hóa do lỗi của người vận
chuyển
- Trường hợp có tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển do
lỗi của người vận chuyển gây nên mà chủ tàu không mua bảo
hiểm P&I thì trong chi phí biến đổi sẽ có thêm chi phí bồi
thường hàng hóa bị tổn thất mà chủ tàu thực sự phải bỏ ra để trả
cho người thuê vận chuyển.
- Nếu chủ tàu mua bảo hiểm P&I thì cơ quan bảo hiểm sẽ bồi
thường cho chủ tàu để chủ tàu bồi thường cho người thuê vận
chuyển. Tuy vậy, nếu số tiền nhận được không đủ bồi thường
lại cho chủ hàng, người vận chuyển phải tự bỏ ra và sẽ phải tính
là chi phí bồi thường tổn thất hàng hóa.
2. Nhóm chi phí
thay đổi
2.3.8 Chi phí hoa hồng môi giới hàng
- Chi phí hoa hồng môi giới (address
commision) thường được coi là tiền thưởng
cho chủ hàng về việc đã dành hàng chuyên
chở cho tàu, được tính bằng tỷ lệ phần trăm
nhất định của cước phí hàng được chở. Giá
trị này phụ thuộc vào thị trường và tập quán
ở mỗi nơi hoặc theo thỏa thuận của các bên.
- Phí môi giới hàng (Brockage commision): là
tiền công trả cho người đã môi giới hàng hóa
cho tàu, tính theo phần trăm tổng cước phí
của lô hàng được môi giới, được thỏa thuận
giữa Người vận chuyển và người môi giới.
2. Nhóm chi phí
thay đổi
2.3.9 Phí đại lý hàng hải
- Đây là khoản chi phí cho công việc phục
vụ của đại lý tàu biển, phục vụ tàu ra vào
cảng, đậu trong cảng; phục vụ cho công
tác khai thác tàu tại cảng, phục vụ cho
thuyền viên,…Trong hợp đồng cụ thể quy
định bên nào thuê đại lý thì bên đó chịu
chi phí.
- Biểu giá phí đại lý thường tính theo dung
tích toàn phần (GT) của tàu, số lượng hàng
hóa vận chuyển và mục đích tàu đến cảng.
Nhóm chi phí cố định, chi phí thay đổi (tổng hợp)
Nhóm chi phí cố định, chi phí thay đổi

• Hiện tại và tương lai: https://www.youtube.com/watch?v=5pyIdqfpuR0

• Theo em, trong tương lai, những công ty vận tải biển có thể chịu thêm những chi phí nào? Đó
là chi phí cố định hay thay đổi?
3. Giá thành vận chuyển
Giá thành vận chuyển
Khái niệm chung
- Giá thành vận chuyển đường biển là tổng số tiền của tất cả các khoản chi phí về lao động sống và
lao động vật hóa liên quan tới quá trình sản xuất phục vụ vận chuyển và tính cho một đơn vị hàng
hóa vận chuyển.
- Sản phẩm hoạt động của tàu là khối lượng hàng hóa vận chuyển và khối lượng hàng hóa luân
chuyển được biểu hiện bằng số tấn và số tấn – hải lý đối với tàu vận chuyển hàng hóa.
- Đối với tàu khách, sản phẩm là số lượng hành khách vận chuyển được và lượng hành khách luân
chuyển, đơn vị tính là người và người-hải lý.
3. Giá thành vận chuyển
- Tổng tất cả các chi phí cho việc vận chuyển một số lượng hàng hóa/ hành khách trong một
thời kỳ nào đó gọi là tổng giá thành (Total Cost). Đem tổng giá thành chia cho tổng số hàng
hóa/ hành khách sẽ được giá thành đơn vị hàng hóa vận chuyển (Average cost).
- Công tác khai thác, công tác tổ chức quản lý sẽ phản ánh vào giá thành, cho nên giá thành là
một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng hoạt động vận tải.
- Giá thành có thể phản ánh được mức độ trang bị kỹ thuật của tàu, phản ánh được năng suất
lao động, trình độ tổ chức công tác đội tàu tốt hay xấu, sự tiêu hao về vật chất cho hoạt động
sản xuất nhiều hay ít.
- Giá thành vận tải biển hiện nay đang ngày càng giảm, và so với những phương thức vận
chuyển khác thì giá rất rẻ
- Công tác hạch toán và kế hoạch giá thành trong công ty vận tải biển nhằm xác định các khoản
chi phí để cấu thành giá thành ấy. Thông qua việc hạch toán và kế hoạch để thấy được các
khoản chi phí cao hay thấp
3. Giá thành vận chuyển
Theo dõi video và trả lời câu hỏi sau: https://www.youtube.com/watch?v=720uyg0Dd_M
• Trong trường hợp của ngành vận tải biển, hàng hóa được giao dịch là gì?
• Bên cung và bên cầu trong ngành này là những ai?
• Trong trường hợp nào quy luật cung cầu không thể quyết định giá cả vận chuyển?
3. Giá thành vận chuyển
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành vận chuyển
Chiều dài tuyến đường
Giá thành vận chuyển một tấn hàng tỷ lệ thuận với chiều dài vận chuyển. Tuy nhiên giá thành
vận chuyển một tấn – hải lý lại tỷ lệ nghịch với chiều dài vận chuyển.
Định mức xếp dỡ
- Định mức xếp dỡ của cảng hoặc định mức giải phóng tàu của cảng càng tăng thì giá thành vận
chuyển một tấn hàng hóa hoặc một tấn – hải lý sẽ giảm xuống
- Khi định mức xếp dỡ tăng, thời gian xếp dỡ hoặc thời gian giải phóng tàu sẽ giảm xuống, tức
là thời gian tàu đỗ tại cảng giảm dẫn đến chi phí tàu đỗ giảm, đồng thời thời gian chuyển đi
được rút ngắn từ đó số chuyến đi được thực hiện trong một chu trình khai thác tăng lên, dẫn đến
khả năng vận chuyển của tàu tăng lên.
3. Giá thành vận chuyển
Năng xuất tấn tàu-ngày khai thác
- Năng xuất tấn tàu - ngày khai thác là số tấn-hải lý mà một tàu vận chuyển trong một ngày khai
thác. Năng xuất tấn tàu – ngày khai thác có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với giá thành vận chuyển,
tức là số tấn-hải lý mà một tấn trọng tải tàu vận chuyển được trong một ngày đêm càng lớn thì
giá thành vận chuyển một tấn-hải lý cảng giảm.
- Ngoài các yếu tố trên, trong tải tàu, số chuyến đi, tốc độ tàu chạy và hệ số lợi dụng trọng tải
(load coefficient) cũng ảnh hưởng đến giá thành vận chuyển.
Video mẫu tính chi phí cho một chuyến hành trình trên biển
Các chủ đề lớn thuyết trình
• Chủ đề 1: Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage charterparty) – nhóm
• Chủ đề 2: Hợp đồng thuê tàu định hạn và tàu trần (Time charterparty / bareboat
charterparty) – nhóm
• Chủ đề 3: Hợp đồng thuê tàu chợ (Liner) – nhóm
• Chủ đề 4: Lịch sử ra đời và phát triển của các công ước liên quan đến vận chuyển
hàng hóa đường biển (Hague-Visby Rule, Hamburg Rule, Rotterdam Rule) – nhóm
• Các nhóm chuẩn bị từ thời điểm nhận đề tài, ngày thuyết trình sẽ được thông
báo trước 2 ngày trên group zalo
Lưu ý thuyết trình
- Nhóm và chủ đề được chọn ngẫu nhiên: https://wheelofnames.com/vi/
- Sau khi kết thúc thuyết trình, lớp trưởng gửi danh sách nhóm cho thầy bằng file word qua
gmail: hoang.vuong@ut.edu.vn
- Bất kỳ thành viên nào trong nhóm không có đóng góp cho nhóm, nhóm trưởng có quyền gửi danh
sách mà không kèm tên thành viên này
- Các bạn không có tên trong file này sẽ lấy điểm thuyết trình bằng hình thức tự luận, thời gian 60
phút
- Các nhóm chuẩn bị nội dung thuyết trình ngay khi nhận đề tài, thời gian thuyết trình sẽ được
thông báo trước 2 ngày. Nhóm nào không thuyết trình sau khi nhận thông báo tương ứng với 0
điểm thuyết trình
CHƯƠNG 3:
CÁC BÊN
HỮU QUAN
TRONG
NGÀNH VẬN
TẢI BIỂN
Nếu em là chủ tàu,
đang quản lý một con
tàu, khi tàu cập cảng
thì sẽ liên quan đến
cơ quan/ tổ chức nào?
Nội dung chính của chương 3
1. Các cơ quan/ tổ chức liên quan đến hoạt động tàu cập cảng
1.1 Hoa tiêu hàng hải, dịch vụ lai dắt (navigation pilot, tug boat/service)
1.2 Đại lý hàng hải, cung ứng (maritime agency, supply)
1.3 Kiểm dịch y tế, hải quan, biên phòng, an ninh (medical service, custom, security)
1.4 Cảng vụ (maritime administration)
1.5 Các bộ phận của cảng liên quan đến làm hàng: Công ty xếp dỡ, kho hàng
(Loading/Discharging Service)
1.6 Cơ quan giám định, kiểm đếm hàng hóa (Maritime survey, audit)
2. Tổ chức hàng hải thế giới (International Maritime Organization)
1. Các cơ quan/ tổ chức liên quan đến hoạt
động tàu cập cảng
1.1 Hoa tiêu hàng hải, dịch vụ lai dắt
- Có thể có hoa tiêu dẫn luồng và hoa tiêu
cập cầu
- Chế độ hoa tiêu bắt buộc, tự nguyện
(thuyền trưởng tự hoa tiêu nếu được
phép)
- Phí hoa tiêu được quy định bởi cách tính
của nước tàu đến, thường theo dung tải
toàn phần (GT) và chiều dài của luồng
1. Các cơ quan/ tổ chức liên quan đến hoạt
động tàu cập cảng
1.2 Đại lý hàng hải, cung ứng
- Đại lý hàng hải có thể của chủ tàu hay
của người thuê (ghi rõ trong hợp đồng)
phục vụ thủ tục nhập/ xuất cho tàu và
các yêu cầu của thuyền trưởng. Đại lý
thường bảo vệ quyền lợi nhiều hơn cho
người thuê họ
- Phí đại lý được thống nhất trong hợp
đồng thuê đại lý
- Cung ứng tại cảng: Nước ngọt, nhiên
liệu, vật tư, thực phẩm...Tàu cần tính
toán để giảm chi phí
1. Các cơ quan/ tổ chức liên quan đến hoạt
động tàu cập cảng
1.3 Kiểm dịch y tế, hải quan, biên phòng, an ninh
- Kiểm dịch y tế là người lên tàu đầu tiên để làm thủ tục cho
tàu khi nhập cảnh, miễn phí. Khi nghi ngờ hoặc có bệnh
dịch, có chuột trên tàu... thì sẽ phát sinh chi phí như hun
trùng, cách ly thuyền viên, thuốc men...
- Có những quốc gia đoàn thủ tục của cảng vẫn lên tàu làm
thủ tục nhập cảnh, phát sinh chi phí ăn uống, quà của
thuyền trưởng. Khi có sự sai lệch trong khai báo hàng hóa,
gian lận, hay có người trốn lậu trên tàu ...sẽ phát sinh
nhiều chi phí. Có những chi phí có thể được bảo hiểm P&I
(nếu có mua)
- Có những cảng phải thuê bảo vệ trên tàu vì tình hình an
ninh xấu, phát sinh chi phí.
1. Các cơ quan/ tổ chức liên quan đến hoạt
động tàu cập cảng
1.4 Cảng vụ
- Cảng vụ là cơ quan phụ trách
chung về thủ tục nhập cảnh của
tàu
- Cảng vụ thu các phí: luồng lạch,
vệ sinh, phạt tàu vi phạm các quy
định địa phương
- Cảng vụ kiểm tra điều kiện an
toàn của tàu.
- Thường PSC nằm trong cảng vụ
1. Các cơ quan/ tổ chức liên quan đến hoạt
động tàu cập cảng
1.5 Các bộ phận của cảng liên quan
đến làm hàng: Công ty xếp dỡ, kho
hàng
- Kho hàng là nơi lưu giữ hàng đến và
đi, thu phí, Để nhận hàng qua cảng
thì người nhận hàng phải có lệnh
giao hàng (Delivery Order)
- Công nhân xếp dỡ (Stevedore): thực
hiện bốc dỡ dưới sư giám sát của
thuyền viên trên tàu, sử dụng các
thiết bị làm hàng. Thường có tranh
chấp về hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa
xẩy ra ở khâu này
- Chi phí thuộc về ai do hợp đồng vận
chuyển quy định
1. Các cơ quan/ tổ chức liên quan đến hoạt
động tàu cập cảng
1.6 Cơ quan giám định, kiểm đếm hàng
hóa
- Giám định tình trạng hầm hàng trước khi
giao, nhận hàng; giám định số lượng, chất
lượng hàng có thể do một công ty giám
định thực hiện
- Chi phí giám định do cơ quan chỉ định trả
Tổ chức hàng
hải thế giới
Thảo luận nhóm tìm hiểu
về tổ chức hàng hải thế
giới và các tổ chức hàng
hải quốc tế
Các câu hỏi gợi ý:
A. Về tổ chức hàng hải
thế giới
• 1/ Tổ chức ra đời vào
năm nào? Mục đích
gì?
• 2/ Cơ cấu của tổ chức
như thế nào?
• 3/ Tầm quan trọng của
tổ chức hàng hải thế
giới đối với ngành vận
tải biển
Tổ chức hàng hải thế giới

2. Giới thiệu về tổ chức hàng hải thế giới –


International Maritime Orgranization (IMO)
2.1 Sự ra đời
- Công ước về việc thành lập tổ chức Hàng hải
quốc tế được phê chuẩn ngày 06/03/1948 tại
hội nghị về Hàng hải của Liên hợp quốc.
- Công ước đã có hiệu lực ngày 17/03/1958 và tổ
chức mới nằm trong hệ thống Liên hợp quốc
mang tên “ Tổ chức tư vấn hàng hải liên chính
phủ- IMCO”
- Vào ngày 22/05/1982, tổ chức chính thức đổi
tên thành "Tổ chức hàng hải quốc tế"-
International Maritime Organization-IMO.
Tổ chức hàng hải thế giới

2.2 Vai trò và mục đích


- Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) là
một cơ quan chuyên môn của Liên
hợp quốc
- IMO có thẩm quyền thiết lập các
tiêu chuẩn về an toàn, an ninh và
môi trường trong vận tải biển quốc
tế.
- IMO tạo ra một khung điều chỉnh
cho ngành công nghiệp Hàng hải,
đảm bảo công bằng và hiệu quả,
được thừa nhận rộng rãi và được
thi hành đầy đủ
Tổ chức hàng hải thế giới

2.3 Chức năng


- IMO thúc đẩy hợp tác giữa các
chính phủ trong lĩnh vực kỹ thuật và
các lĩnh vực khác của giao thông
đường biển tác động đến vận tải
biển trong thương mại quốc tế
- Khuyến khích và tạo thuận lợi cho
sự chấp nhận chung các tiêu chuẩn
cao nhất có thể thực hiện được đối
với các vấn đề liên quan đến an
toàn hàng hải, hiệu quả của hoạt
động hàng hải và bảo vệ, kiểm soát
ô nhiễm môi trường biển.
Tổ chức hàng hải thế giới

2.4 Cơ cấu và tổ chức


- Về cơ cấu, IMO hiện đang tồn tại 2 loại
thành viên:
+ Thành viên đầy đủ: gồm các quốc gia
là thành viên của Liên hợp quốc sau khi đã
chấp nhận Công ước thành lập IMO
+ Thành viên liên kết: gồm các lãnh
thổ hoặc nhóm lãnh thổ do một nước hội
viên của IMO hoặc Liên hợp quốc chịu trách
nhiệm về quan hệ quốc tế của lãnh thổ này
+ IMO hiện có 174 quốc gia thành viên
và 3 thành viên liên kết (Hong Công và Ma
Cao và quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch).
Ngoài ra còn có nhiều quan sát viên.
Tổ chức hàng hải thế giới

2.4 Cơ cấu và tổ chức


- Về tổ chức, IMO bao
gồm:
 Đại hội đồng (Assembly)
 Hội đồng (Council)
 Uỷ ban (Committee): 5 ủy
ban
 Tiểu ban (Sub-Committee)
9 tiểu ban
 Ban thư ký (Secretariat):
đứng đầu là tổng thư ký
(Secretary-General)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức IMO
Tổ chức hàng hải thế giới

2.5 Các văn kiện chính của IMO


- Công ước (Conventions): là văn
bản thỏa thuận của các chủ thể
về các quy tắc xử sự chung đối
với các vấn đề phát sinh, có
nhiều nước tham gia
- Nghị định thư (Protocols)
- Nghị quyết (Resolutions)
- Các khuyến nghị, Bộ luật và
Hướng dẫn (Recommendations,
Codes and Guidelines)
CHƯƠNG 4: CÁC HÌNH
THỨC KHAI THÁC TÀU
Nội dung chính:
1/ Thị trường và nghiệp vụ khai thác
2/ Các hình thức khai thác tàu
3/ Vận tải đa phương thức
Thị trường và nghiệp vụ
khai thác tàu
• Bài đọc

Em có suy nghĩ gì về vấn đề trong bài


đọc?

Liệu vấn đề này có ảnh hưởng đến thị


trường vận tải biển không?
1. Thị trường và
nghiệp vụ khai thác
• 1.1 Thị trường vận tải đường biển
a. Định nghĩa
- Thị trường VTB là sự phân bố trên
toàn cầu về khối lượng, chủng loại
hàng hóa có nhu cầu trao đổi và sẽ
được vận chuyển bằng đường biển.
- Đó cũng là khả năng đáp ứng của
phương tiện vận chuyển, bao gồm số
lượng, chủng loại phương tiện
1. Thị trường và nghiệp vụ
khai thác
- Vì vậy thị trường dư thừa hay thiếu hụt phương
tiện hay hàng hóa tác động trực tiếp đến giá cước
vận chuyển hay tiền thuê tàu (thị trường giá
cước), đó là quy luật cung – cầu
- Tình hình tăng trưởng kinh tế thế giới ảnh hưởng
trực tiếp và lập tức lên thị trường vận tải
- Nghiên cứu thị trường là nghiệp vụ, bản lĩnh và
tài nghệ của những người làm khai thác, đem lại
lợi nhuận tối ưu cho công ty.
Tranh luận nhóm (group work &
debate)
• 4 nhóm tìm hiểu về 4 thị trường: Freight market,
Shipbuilding market, Ship trade market, Scrapping
market
 Thị trường đó kinh doanh loại hàng hóa nào?
 Bên cung và bên cầu trong thị trường là ai?
 Đặc điểm/đặc trưng của thị trường là gì?
 Tầm quan trọng của thị trường đối với thị trường
vận tải biển nói chung
• Thời gian: 20 phút
• Sau thời gian thảo luận, các nhóm lần lượt trình
bày về thị trường mình.
• Cuối cùng, các nhóm tranh luận tự do, chứng minh
thị trường của mình có tầm ảnh hưởng lớn nhất
• Nhóm nào thuyết phục nhất sẽ có điểm cộng cho
1. Thị trường và
nghiệp vụ khai thác
b. Phân loại
- Theo tính chất địa lý: chia thành các thị
trường thuê tàu khu vực như Châu Âu, biển
Baltic và Bạch Hải, Địa Trung Hải, Hắc
Hải, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Ấn độ, Viễn đông,
Thái Bình Dương,...
- Theo tính chất hàng hóa: thị trường thuê
tàu chở hàng khô, thị trường thuê tàu chở
hàng lỏng.
- Theo phương thức kinh doanh: thị trường
thuê tàu chợ, thuê tàu chuyến, thuê tàu
định hạn,...
- Theo cách quản lý: thị trường thuê tàu tự
do cạnh tranh, thị trường thuê tàu độc
quyền.
1. Thị trường và
nghiệp vụ khai thác
c. Giá cước thuê tàu
- Giá cả hay giá cước của sản
phẩm vận tải đường biển là giá
trị sản phẩm vận tải đường biển
biểu hiện bằng tiền.
- Có hai loại giá cước trên thị
trường thuê tàu:
+ giá cước thuê tàu chạy rông (tramp);
+ giá cước thuê tàu chợ (liner).
-Mức giá cước
được hình
thành dưới tác
động của các
yếu tố như:
+ loại hàng chuyên
chở;
+ điều kiện chuyên
chở và xếp dỡ;
+ phương thức kinh
doanh tàu;
+ đặc điểm cụ thể
của tình hình thị
trường thuê tàu, ...
1. Thị trường và
nghiệp vụ khai thác
Video
Thị trường vận tải biển có thể chịu
ảnh hưởng bởi những yếu tố nào
khác?
1. Thị trường và
nghiệp vụ khai thác
- Sự biến động của giá cước trên thị
trường thuê tàu là kết quả của sự
thay đổi quan hệ cung cầu, tức là
chịu sự tác động của các yếu tố
kinh tế, chính trị, mùa, cạnh tranh,
khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng
năng lượng, ...
CHƯƠNG 4: CÁC HÌNH
THỨC KHAI THÁC TÀU
Nội dung chính:
1/ Thị trường và nghiệp vụ khai thác
2/ Các hình thức khai thác tàu
3/ Vận tải đa phương thức
2. Các hình thức khai thác tàu
Video: https://www.youtube.com/watch?v=YfDFKgGNP6s
Các bạn theo dõi video và suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
1/ Video nói về hoạt động vận tải biển của loại hàng hóa nào?
2/ Loại hàng hóa này có đặc điểm gì?
3/ Những công ty vận tải biển lớn nào được nhắc đến trong video
4/ Những bên liên quan nào được nhắc đến trong quá trình vận chuyển hàng
hóa?
5/ Những giấy tờ nào liên quan đến việc vận chuyển hàng hải được nhắc đến
trong video?
2. Các hình thức
khai thác tàu
2.2 Phương thức thuê tàu chợ
(liner shipping)
- Đây là phương thức mà chủ hàng
thông qua môi giới thuê tàu yêu
cầu chủ tàu hoặc người chuyên
chở giành cho thuê một phần
chiếc tàu chợ để chuyên chở hàng
hóa từ cảng này đến cảng khác.
2.2 Phương thức thuê tàu chợ
(liner shipping)
- Mối quan hệ giữa chủ hàng và người chuyên
chở được điều chỉnh bằng vận đơn đường biển
(Liner B/L).
- Vận đơn đường biển là bằng chứng duy nhất
xác nhận hợp đồng chuyên chở bằng đường
biển đã được ký kết.
2.2 Phương thức thuê tàu
chợ (liner shipping)
- Trong phương thức thuê tàu chợ giá cước
được công bố sẵn trong biểu cước. Đơn vị
tính theo khối lượng, trọng lượng, giá trị
hoặc đơn vị chiếc, con, cái,...
- Lịch trình của tàu được công bố sẵn và chủ
tàu sẽ cố gắng giữ vững lịch trình này, trừ
một số trường hợp bất khả kháng (thiên tai,
bệnh dịch, chiến tranh).
- Việc bốc dỡ hàng sẽ do chủ tàu đảm nhận
2.2 Phương thức thuê
tàu chợ (liner shipping)
- Hiện nay, các công ty vận tải biển
lớn kinh doanh hình thức tàu chợ
liên kết lại với nhau (liên minh
vận tải), chia sẻ thị trường và
giảm chi phí vận hành:
+ 2M – MSC, Maersk, and HMM
(formerly Hyundai Merchant Marine)
+ THE Alliance – Hapag Lloyd, NYK,
Yang Ming, MOL, K-Line
+ Ocean Alliance – CMA CGM,
COSCO, OOCL, and Evergreen
2.2 Phương thức
thuê tàu chợ
(liner shipping)
2.2 Phương thức thuê
tàu chợ (liner shipping)
• Ưu điểm của phương thức thuê tàu
chợ là:
- Chủ động trong việc thuê tàu, đưa
hàng ra cảng gửi hàng;
- Có thể thuê chở bất cứ loại hàng gì,
số lượng nhiều ít khác nhau;
- Giá cước tương đối ổn định;
- Thủ tục thuê tàu đơn giản, nhanh
chóng.
2.2 Phương thức thuê
tàu chợ (liner shipping)
• Nhược điểm của phương thức thuê tàu
chợ:
- Giá cước tính cho một đơn vị hàng hóa
vận chuyển thường rất cao;
- Người thuê tàu không được tự do thỏa
thuận các điều kiện chuyên chở mà
phải chấp nhận các điều kiện có sẵn
trong vận đơn và biểu cước của chủ
tàu;
- Không linh hoạt (nếu cảng dỡ nằm
ngoài hành trình).
2.2 Phương thức thuê tàu chợ (liner shipping)

2.2.1 Khai thác tàu chợ (Liner shipping)


a. Đặc điểm
•Tàu hoạt động cố định, chuyên tuyến giữa các cảng xác định;
•Tốc độ tàu cao, mức giải phóng tàu ở cảng lớn;
•Tàu hoạt động theo lịch vận hành được công bố từ trước;
•Giá cước cao và được xác định theo bảng cước;
•Không có hợp đồng thuê tàu và vận đơn đóng vai trò là hợp đồng vận chuyển.
Ví dụ: https://www.maersk.com/schedules/pointToPoint
2.2 Phương thức thuê tàu chợ (liner shipping)

b. Phân loại
• Theo vùng vận hành
- Tuyến vận tải tàu chợ ven biển;
- Tuyến vận tải tàu chợ viễn dương.
• Theo số lượng chủ tàu hoạt động trên tuyến
- Tuyến 1 bên: chỉ có tàu của một công ty hoạt động;
- Tuyến 2 bên: chỉ có tàu của 2 công ty hoạt động;
- Tuyến nhiều bên: có tàu của nhiều công ty hoạt động.
2.2 Phương thức thuê tàu chợ (liner shipping)

• Theo chế độ vận hành


- Tuyến vận hành không chặt chẽ: công bố tần số khởi hành hoặc khoảng thời
gian khởi hành của tàu trên tuyến, tuy nhiên không công bố chặt chẽ chi tiết
thời gian tàu đến và đi;
- Tuyến vận hành chặt chẽ: công bố lịch vận hành chi tiết bao gồm thời gian
chuyến đi.
• Theo thời gian hoạt động trong năm
- Tuyến hoạt động theo mùa vận tải, du lịch, thời tiết;
- Tuyến hoạt động quanh năm.
2.2 Phương thức thuê
tàu chợ (liner shipping)
d. Chuẩn bị tổ chức để mở tuyến
tàu chợ
• Công tác đảm bảo hàng hóa cho
tuyến tàu chợ
- Đối với tuyến nội địa, theo quy
định của luật pháp Việt nam: chủ
tàu Việt nam độc quyền về vận
tải hàng hóa trên tuyến .
2.2 Phương thức thuê tàu chợ (liner shipping)

- Đối với tuyến vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu: Phụ thuộc vào quy định của hợp
đồng mua bán ngoại thương giữa Việt Nam với các nước khác. Ví dụ: Chủ hàng
VN mua theo giá FOB và bán theo giá CIF thì có quyền chọn tàu Việt nam hoặc
tàu của nước ngoài để vận chuyển hàng hóa.
- Đối với những trường hợp khác: Việt Nam phải tham gia vào công hội vận tải
tàu chợ.
2.2 Phương thức thuê tàu chợ (liner shipping)

• Các điều kiện cho tàu thực hiện được quá trình vận chuyển
- Các cầu tàu chuyên dụng;
- Công cụ, thiết bị xếp dỡ chuyên dụng;
- Cung ứng, dịch vụ nước ngọt, nhiên liệu, nhu yếu phẩm,...đầy đủ, kịp thời
• Các tàu chuyên dụng
Muốn mở được tuyến tàu chợ cần phải đề xuất ra các phương án tàu để tính toán,
sau đó lựa chọn phương án có lợi nhất. Có hai loại tàu có thể đưa vào tính toán:
- Tàu có sẵn: lựa chọn để phục vụ tuyến;
- Chọn tàu mới để phục vụ tuyến (chưa có tàu).
2. Các hình thức khai thác tàu
2.3 Phương pháp khai thác tàu chạy rông
2.3.1 Phương pháp khai thác tàu chuyến (voyage charter - tramp services)
- Đây là phương thức mà chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ hay một phần
chiếc tàu chạy rông để chuyên chở hàng hóa từ một hay vài cảng đến một hay vài
cảng khác.
- Mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu được điều chỉnh bằng một văn bản
gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage C/P).
- Giá cước trong thuê tàu chuyến có thể tính theo tấn hàng, tấn trọng tải hoặc cước
trả khoán.
2.3.1 Phương pháp khai thác tàu chuyến (voyage
charter - tramp services)
Khai thác tàu chuyến
a. Đặc điểm
•Số lượng hàng và loại hàng, thời gian khởi hành, thời gian đến, số lượng cảng
ghé qua không cố định mà luôn thay đổi phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu cụ thể
của từng chuyến đi;
•Sau khi hoàn thành một chuyến đi thì không nhất thiết tàu lại hoạt động trên
tuyến đường của chuyến đi trước;
•Hình thức vận tải tàu chuyến phục vụ cho các nhu cầu vận tải không thường
xuyên. Vì thế loại tàu dùng cho khai thác tàu chuyến là loại tàu tổng hợp, chở
được nhiều loại hàng khác nhau;
2.3.1 Phương pháp khai thác tàu chuyến (voyage
charter - tramp services)
•Lịch vận hành của tàu không được công bố từ trước;
•Giá cước vận tải biển biến động theo quan hệ cung cầu của thị trường thuê tàu;
•Trọng tải tàu trong hình thức khai thác tàu chuyến thường là vừa và nhỏ.
•Hình thức vận tải tàu chuyến rất phù hợp với những nước đang phát triển, kém
phát triển, đội tàu VTB nhỏ bé, hệ thống cảng chưa phát triển.
2.2 Phương thức
thuê tàu chạy
chuyến (voyage
charter )
2.3.1 Phương pháp khai thác tàu chuyến (voyage
charter - tramp services)

•Ưu điểm của hình thức khai thác tàu


chuyến
- Linh hoạt, thích hợp với vận tải hàng
hoá không thường xuyên và hàng hoá
xuất nhập khẩu;
- Tận dụng được hết trọng tải của tàu lúc
chở hàng trong từng chuyến đi có hàng.
- Vốn đầu tư không nhiều.
2.3.1 Phương pháp khai thác tàu chuyến (voyage
charter - tramp services)

• Nhược điểm:
- Khó tổ chức, khó phối hợp giữa tàu và cảng. Vì
vậy nếu tổ chức không tốt thì hiệu quả khai
thác tàu chuyến thấp;
- Giá cước vận tải tàu chuyến thấp hơn so với tàu
chợ;
- Đội tàu chuyến không chuyên môn hoá nên
việc thoả mãn nhu cầu bảo quản hàng hoá thấp
hơn so với tàu chợ;
- Tốc độ của tàu chuyến thường thấp hơn so với
tàu chợ, vì thế thời gian vận chuyển hàng lâu
hơn so với tàu chợ.
2.3.1 Phương pháp khai thác tàu chuyến (voyage
charter - tramp services)
b. Tổ chức các chuyến đi của tàu chuyến
•Các chuyến đi của tàu chuyến thông thường được thực hiện trên cơ sở các hợp
đồng thuê tàu chuyến đã được ký kết giữa Người vận chuyển và người gừi hàng.
•Trong thực tiễn khai thác tàu VTB hiện nay, trên thế giới có rất nhiều mẫu hợp
đồng thuê tàu chuyến nhưng thông dụng hơn cả là mẫu thuê tàu chuyến GENCON
do hiệp hội hàng hải Baltic và quốc tế soạn thảo..
Ví dụ về đơn
chào hàng (tàu
chuyến)
Ví dụ về đơn chào hàng
(tàu chuyến)
Đơn 1:
- Có 6000 tấn xi măng bao, 10% trên dưới
- Cảng xếp an toàn là cảng Đà Nẵng, cảng dỡ an toàn là
cảng Penang
- Thời gian có thể làm hàng từ 14-18 tháng 5 năm 2010
- Mức xếp và mức dỡ là 1000/1100 MT ngày theo điều kiện
ngừng làm việc do thời tiết xấu và ngày chủ nhật, ngày lễ
được miễn trừ, có làm có tính, không làm không tính
- Cước phí là 20USD/MT, chủ tàu được miễn phí xếp dỡ và
san, xếp hàng dưới hầm tàu trên cơ sở một cảng xếp và
một cảng dỡ
- Các điều khoản khác theo mẫu GENCON
- Hoa hồng phí là 1.25% tổng cước
Tương tự đơn 2
2.3.2 Phương thức thuê tàu định hạn (Time charter –
Tramp services)
•Thuê tàu định hạn là chủ tàu cho người thuê tàu thuê chiếc tàu để sử dụng vào
mục đích chuyên chở hàng hóa trong một thời gian nhất định.
•Hai bên cùng ký kết với nhau một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu định hạn
(Time C/P).
2.3.2 Phương thức thuê
tàu định hạn (Time
charter – Tramp
services)
•Trong thực tế áp dụng hai hình
thức thuê tàu định hạn:
- Thuê tàu định hạn phổ thông, tức
là cho thuê tàu bao gồm cả thuyền
bộ trong một thời hạn nhất định;
- Thuê tàu định hạn trơn: là hình
thức thuê tàu không có thuyền bộ
(thậm chí không có trang thiết bị
trên tàu), còn gọi là thuê tàu trần
(Bare-boat charter).
2.3.2 Phương thức thuê tàu định hạn (Time
charter – Tramp services)
•Chủ tàu quan tâm đến phương thức thuê tàu định hạn trong những
trường hợp sau:
- Khó khăn trong việc tìm kiếm hàng hóa;
- Với tư cách là chủ tàu thuần túy;
- Giá cước trên thị trường thuê tàu có xu hướng giảm xuống lâu dài,...
•Chủ hàng sử dụng phương thức thuê tàu định hạn nhằm mục đích:
- Không phụ thuộc vào thị trường thuê tàu khi có nhu cầu chuyên chở lớn và
lâu dài;
- Giảm chi phí chuyên chở;
- Tránh giá cước tăng lâu dài trên thị trường thuê tàu,...
Ưu nhược điểm của việc
khai thác tàu chạy rông
(tramp shipping) là gì?
•Ưu điểm của phương thức thuê
tàu chuyến:
- Giá cước tương đối rẻ;
- Người thuê tàu tự do thương lượng
thỏa thuận với chủ tàu về cước, các
điều kiện nhằm bảo vệ quyền lợi cả
hai bên một cách thỏa đáng.
- Hàng hóa được chuyên chở nhanh
chóng vì tàu chạy thẳng không phải
đỗ các cảng dọc đường.
•Nhược điểm là:
- Giá cước biến động thường xuyên
và rất mạnh;
- Nghiệp vụ thuê tàu không đơn giản
và nhanh chóng như thuê tàu chợ.
Video:
https://www.youtube.com/watch?v=X
aN4CNSn1_A
2.4 Nghiệp vụ khai thác
* Mục tiêu của thương vụ khai thác VTB là tìm kiếm lợi nhuận cao nhất
cho từng con tàu thông qua cước phí vận chuyển hoặc tiền thuê tàu, đó
là công việc lựa chọn tuyến khai thác, loại hàng hóa phù hợp, đàm phán
giá cước/ tiền thuê và các điều khoản có lợi.
- Quá trình đàm phán là hết sức quan trọng để đem lại thế lợi về mình,
hợp pháp, hạn chế tranh chấp.
2.4 Nghiệp vụ khai thác
Quy trình khai thác thường là:
1. Tìm hàng (người vận chuyển),
2. Tìm tàu (Người gửi hàng) (Seeking) bằng cách chào tàu, chào hàng (offer). Có
thể trực tiếp nhưng thường qua môi giới (phải lựa chọn môi giới có uy tín).
3. Giao dịch bằng điện thoại/ email để thống nhất một số điểm chính.
4. Khi chấp nhận tàu hay đồng ý dành tàu để vận chuyển thì đi đến việc thảo hợp
đồng (thường dùng hợp đồng mẫu
5. Sau đó, thêm (insert) các thỏa thuận riêng hay bỏ (delete) những quy định không
phù hợp trong hợp đồng mẫu.).
3. Vận chuyển đa phương thức
(multimodal transport)
a) Khái niệm
- Trong công cuộc phát triển vận tải chuyên chở hàng hóa giao lưu quốc tế, người ta
ngày càng nâng cao, hoàn thiện các phương thức vận tải riêng lẻ, vận tải đường
biển, đường bộ, đường sắt, vận tải đường hàng không (một số nơi còn vận tải
đường ống).
- Đó là những phương thức vận tải đơn lẻ, vận tải đơn phương thức (Unimodal
transport).
- Nhưng hoàn cảnh thực tế đòi hỏi phải liên kết những phương thức đó lại với nhau
để thu được hiệu quả lớn hơn, lợi nhuận cao hơn. Người ta gọi đó là tổ chức vận
tải đa phương thức (Multimodal transport).
3. Vận chuyển đa phương thức
(multimodal transport)
- Vận tải đa phương thức là vận tải hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải từ một
điểm xuất phát qua một hay nhiều điểm xen giữa đến một điểm cuối cùng do một
người chuyên chở (hay một người giao nhận) đứng ra tổ chức cho toàn bộ hành
trình dưới duy nhất một hợp đồng.
- Vận tải đa phương thức chuyên chở hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải
khác nhau từ một địa điểm nơi nhận trách nhiệm đối với hàng hóa đến một địa
điểm được chỉ định giao hàng ở một nơi khác.
Video mô tả vận chuyển đa phương thức:
https://www.youtube.com/watch?v=ArFwy0SKGsI
4. Vận chuyển đa
phương thức
(intermodal transport)
Video
Theo dõi video và trả lời câu hỏi
• Vận tải liên phương thức
(intermodal transport) khác vận tải
đa phương thức (multimodal
transport) ở điểm nào?
Bài đọc
4. Vận chuyển đa phương thức (intermodal
CHƯƠNG 4: CÁC HÌNH
transport) THỨC KHAI THÁC TÀU
- “Hợp đồng vận tải đa phương thức” là hợp đồng được giao kết giữa người gửi
Nộithức,
hàng và người kinh doanh vận tải đa phương dung chính:
1/ Thị
- Trong đó người kinh doanh vận tải đa phương thứctrường và nghiệp
đảm nhận vụ khai
thực hiện dịchthác
vụ
vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn
2/ Cácbộhình
quá thức
trình khai
vận chuyển,
thác tàutừ địa
điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng.
3/ Vận tải đa phương thức
CHƯƠNG 5: CÁC
CÔNG ƯỚC
QUỐC TẾ LIÊN
QUAN ĐẾN VẬN
CHUYỂN HÀNG
HÓA BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
CHƯƠNG 5: CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ LIÊN QUAN
ĐẾN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Nội dung chính:
1.Công ước Hague Rules 1924 và Hague - Visby 68/79
2.Hamburg rule 1978
3.Rotterdam rules 2008
CHƯƠNG 5: CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ LIÊN QUAN
ĐẾN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

• Tại sao lại có các công ước về


vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển?
• https://www.myseatime.com/b
log/detail/a-basic-and-simplifie
d-guide-of-hague-visby-rules-fo
r-seafarers
CHƯƠNG 5: CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ LIÊN QUAN
ĐẾN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
• Let’s play a game.
• This game is between me and you. You are the shipper and I am a ship owner.
• You have contracted with me to carry a cargo of wheat from United states to South
Africa.
• I am a Vietnam ship owner with ship registered in Panama. You are the shipper of
British nationality with company head office in Rotterdam.
• On arrival in South Africa, the cargo of wheat was found damaged because of mistake
from ship’s crew who forgot to close the hatches properly.
• As a shipper of the cargo, you want to sue me but can you really?
• Where do you approach? South Africa, Vietnam, Britain, Panama, Netherlands or
United States?
• And how could you sue me? I never promised that it is my responsibility to take care of
your cargo.
CHƯƠNG 5: CÁC CÔNG ƯỚC
QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1. Công ước Hague Rules 1924 và Hague -
Visby 68/79
a. Sự ra đời
- Đầu thế kỉ 20, sau mấy thế kỉ phát triển
vận tải đường biển quốc tế, chủ yếu
những nước trong khối Thịnh vượng
chung (Commonwealth realm) thúc đẩy
việc bàn bạc để thống nhất một số quy
tắc trong vận tải, trong bối cảnh nhiều
nước đã ban bố những luật lệ về vận tải-
mỗi nơi một kiểu.
1. Công ước Hague Rules
1924 và Hague - Visby 68/79
- Cuộc họp ngày 23/10/1923 tại
Bruxelles đã dự thảo “Công ước
quốc tế để thống nhất một số quy tắc
về vận đơn”, sau đó tổ chức hội nghị
kí kết công ước vào ngày 25/8/1924
tại Bruxelles, có hiệu lực năm 1931,
đã có 72 nước tham gia thừa nhận
hoặc đưa vào luật nước mình.
Người ta gọi quy tắc mới là Hague
rules hoặc công ước Bruxelles
(Convention Bruxelles)
1. Công ước Hague Rules 1924
và Hague - Visby 68/79

- Quy tắc Hague ra đời, thống nhất


được một số quy tắc luật pháp nhằm
bảo vệ quyền lợi của hàng hóa được
chuyên chở, xóa bỏ các điều kiện
quá rộng rãi miễn trừ trách nhiệm
cho người chuyên chở đối với những
sai sót trong việc bảo quản, trông coi
hàng hóa.
1. Công ước Hague Rules 1924 và Hague - Visby 68/79

• Bản quy tắc đã ấn định: ở nơi đã phê chuẩn hoặc ban hành luật áp dụng quy tắc
này, quyền lợi của hàng hóa được bảo vệ với mức tối thiểu đã nêu trong quy tắc,
quyền lợi người chuyên chở có thể kí hợp đồng nhận trách nhiệm rộng hơn, có thể
từ bỏ toàn thể hay một phần quyền hạn hoặc miễn trách nhiệm theo quy định,
nhưng không được giảm bớt mức trách nhiệm của mình.
1. Công ước Hague Rules 1924
và Hague - Visby 68/79

b. Trách nhiệm, quyền lợi của người


chuyên chở
- Người chuyên chở có trách nhiệm
là trước khi bắt đầu chuyến đi, phải
có sự cần mẫn (diligent) thích
đáng để làm cho tàu có đủ khả năng
đi biển (seaworthiness):
1. Công ước Hague Rules
1924 và Hague - Visby 68/79

+ Biên chế, trang bị, cung ứng cho tàu


đầy đủ, làm cho các hầm, phòng lạnh
phát lạnh và các bộ phận khác của con
tàu dùng cho việc chở hàng được thích
ứng và an toàn cho việc tiếp nhận,
chuyên chở và bảo quản hàng hóa.
+ Người chuyên chở cũng phải tiến
hành một cách thích đáng và cẩn thận
việc xếp, chuyên chở, cất giữ, chăm
sóc và dỡ hàng hóa được chuyên chở.
1. Công ước Hague Rules
1924 và Hague - Visby 68/79

- Người chuyên chở không chịu trách


nhiệm về:
+ Trạng thái không đủ khả năng đi biển của
con tàu, nếu trạng thái đó không phải do sự
thiếu cần mẫn của người chuyên chở trước
và khi bắt đầu chuyến đi .
+ Hậu quả do những hành vi sơ suất, lỗi
lầm của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa
tiêu hay người giúp việc của mình trong khi
hành hải hay quản trị tàu.
1. Công ước Hague Rules
1924 và Hague - Visby 68/79
- Sau khi Hague rules được ban hành,
người có hàng liên tục phản đối những
quy định có lợi cho người chuyên chở
nhưng đấu tranh qua bảy chục năm
vẫn không có kết quả.
- Hague rules còn quy định: nếu người
chuyên chở chịu trách nhiệm về tổn
thất hàng hóa thì anh ta phải bồi
thường 100 bảng Anh cho một kiện
hàng hoặc một đơn vị đóng hàng.
Thực hiện tố tụng quy định là 1 năm.
1. Công ước Hague Rules 1924
và Hague - Visby 68/79

c. Nghị định thư sửa đổi Hague –


Visby 1968/79
- Ấn định giới hạn trách nhiệm bồi
thường của người chuyên chở là 30
francs (1 franc tương đương 65,5
miligram vàng 900/1000) cho một kilo
hàng bị mất/ hỏng hoặc 10000 francs
cho 1 kiện hoặc 1 đơn vị đóng hàng.
- Thời hiệu tố tụng có thể thỏa thuận
chung giữa các bên, kéo dài hơn 1
năm.
1. Công ước Hague Rules 1924 và Hague - Visby 68/79

- Đối với hàng đóng container, palet hay đơn vị đóng hàng khác, số kiện hay đơn vị
liệt kê trong vận đơn được coi là số liệu hoặc đơn vị để tính giới hạn bồi thường.
Còn nếu không liệt kê đơn vị đóng trong kiện thì tất cả container, kiện, palet hay
đơn vị đóng hàng khác chỉ được tính là một kiện.
- Với những bổ sung này, quy tắc Hague cộng thêm với nghị định thư Visby được
coi là Hague – Visby rules
1. Công ước Hague Rules 1924
và Hague - Visby 68/79
- Đến ngày 21/12/1979, giới thẩm quyền lại
kí một nghị định thư bổ sung nữa, thường
gọi tắt là SDR protocol 1979, đưa vào một
điểm lấy đơn vị tính toán tiền bồi thường là
SDR (Special Drawing Right).
- Từ đó, quy giới hạn bồi thường cho người
chuyên chở 2 SDR (tương đương 30 francs)
cho một kilo hoặc 666,7 SDR (tương đương
10000 francs) cho một kiện hàng mất/ hỏng.
Nước nào không là thành viên của Quỹ tiền
tệ quốc tế thì cứ sử dụng mức cũ (30 francs
– 10000 francs).
d. Điều kiện áp dụng
Công ước Hague-
Visby 68/79 (theo
điều số 10 trong
công ước)
- Các nước đã phê
chuẩn công ước:
https://en.wikiped
ia.org/wiki/Hague
%E2%80%93Visby
_Rules#Ratificatio
ns
CHƯƠNG 5: CÁC CÔNG ƯỚC
QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2. Hamburg rules 1978
a. Sự ra đời
- Những người có hàng chuyên chở thấy quy tắc
Hague thiên về quyền lợi của người chuyên chở,
đã đấu tranh nhiều nhưng không có kết quả.
- Tháng 3/1980, Liên hợp quốc tổ chức một hội
nghị ở Hamburg để soạn một công ước mới lấy
tên là Công ước Liên hợp quốc về vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển (UN Convention on
transport of goods by sea) gọi tắt là quy tắc
Hamburg (Hamburg rules).
2. Hamburg rules 1978
- Quy tắc Hamburg có hiệu lực từ
ngày 1/11/1992 sau 1 năm tính từ ngày
có 20 nước nộp văn bản phê chuẩn,
thông qua, gia nhập, nhưng trong thực
tế quy tắc Hamburg chưa được ứng
dụng rộng rãi, các chủ tàu vẫn tìm
cách thực hiện quy tắc Hague – Visby.
2. Hamburg rules 1978

b. Nội dung chính của Hamburg Rules 1978


- Quy tắc được áp dụng cho tất cả hợp đồng
V/C bằng đường biển giữa 2 quốc gia
- Xóa bỏ quan điểm cũ là người chuyên chở
chỉ phải thể hiện sự mẫn cán thích đáng
trước và khi bắt đầu chuyến đi để làm cho
con tàu có đủ khả năng đi biển, và cũng xóa
bỏ những miễn trách bảo vệ người chuyên
chở cả khi người của anh ta có hành vi bất
cẩn gây mất hay hư hỏng hàng hóa, gây hỏa
hoạn.
2. Hamburg rules 1978

- Trách nhiệm của người chuyên chở được xác định trên nguyên tắc “được coi là lỗi
bất cẩn”, suy đoán có lỗi bất cẩn (presumed fault of neglect) tức là khi hàng hóa
nằm trong sự trông nom của người chuyên chở mà bị tổn thất thì trách nhiệm coi
như thuộc về người chuyên chở, nếu muốn từ chối, người chuyên chở phải chứng
minh mình không có lỗi lầm.
2. Hamburg rules 1978

- Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở được nâng lên 2,5 SDR /một kilo
hoặc 835 SDR /một kiện hàng mất /hỏng.
- Người vận chuyển còn chịu bồi thường 2,5 lần tiền cước nếu chậm trễ trong việc
giao hàng (mục 2, điều 5)
- Thời hiệu tố tụng lên 2 năm.
2. Hamburg rules 1978

c. Các nước đã phê duyệt công ước


https://en.wikipedia.org/wiki/Hamburg_Rules#Ratifications
CHƯƠNG 5: CÁC CÔNG ƯỚC
QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
3. Rotterdam rules 2008
a. Sự ra đời
- Tên đầy đủ của quy tắc này là: United
Nations Convention on Contracts for the
Internattional Carriage of Goods wholly or
partly by sea (Công ước Liên hiệp quốc về các
hợp đồng chuyên chở quốc tế hàng hóa toàn
bộ hoặc một phần bằng đường biển).
3. Rotterdam rules 2008

• - Ngày 11/12/2008, phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc, sau khi nhắc lại nghị
quyết ngày 17/12/1966 về việc thành lập Hội đồng Liên hiệp quốc về luật thương
mại quốc tế nhằm nâng cao việc hài hòa và thống nhất luật thương mại, đã thông
qua bản dự thảo công ước và cho phép mở một hội nghị vào ngày 23/9/2009 ở
Rotterdam, Hà Lan được gọi là Rotterdam rules để ký công ước.
3. Rotterdam rules 2008

- Công ước do hội đồng UNCITRAL (United Nations Commission on International


Trade Law (Hội đồng của Liên hiệp quốc về luật Thương mại quốc tế) cùng với
CMI (Comité maritime international (Ủy ban Hàng hải quốc tế của Liên hiệp quốc)
xây dựng rất công phu, có 18 chương, 96 điều.
3. Rotterdam rules 2008
b. Nghĩa vụ đối với người chuyên chở
- Đối với người chuyên chở, nghĩa vụ đối với
chuyến đi đường biển là trước khi bắt đầu và
trong chuyến đi đường biển, phải có sự cần mẫn
thích đáng để:
+ Làm và giữ cho tàu đủ khả năng đi biển.
+ Biên chế, trang bị, cung cấp cho tàu và giữ cho
tàu được biên chế, trang bị và cung ứng suốt
chuyến đi.
+ Làm và giữ các hầm và các bộ phận khác của
con tàu nơi hàng hóa được chuyên chở và những
container do người chuyên chở cung cấp hay
trong đó có hàng hóa chuyên chở, được an toàn
vững chắc đảm bảo cho việc tiếp nhận, chuyên
chở và bảo quản.
3. Rotterdam rules 2008
- Người chuyên chở chịu trách nhiệm về mất
mát, hư hỏng hàng hóa hay chậm giao hàng,
nếu người tố cáo chứng minh được mất mát,
hư hỏng đó xảy ra trong thời gian người
chuyên chở chịu trách nhiệm. Nhưng nếu anh
ta chứng minh được nguyên nhân của mất mát
hư hỏng không thuộc về anh ta thì anh ta được
dỡ bỏ một phần hay toàn bộ trách nhiệm đó.
- Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở
đối với hàng bị tổn thất là 875 SDR một kiện
hoặc 3 SDR một kilo cả bì; giới hạn trách
nhiệm về giao chậm hàng là 2,5 lần tiền cước
của số hàng bị giao chậm.
3. Rotterdam rules 2008
c. Nghĩa vụ đối với người gửi hàng
- Giao hàng sẵn sàng để chuyên chở: nếu xếp container hay
xe cộ, phải chằng buộc chu đáo, đảm bảo các thứ bên trong
container hay xe cộ không gây nguy hiểm cho người hoặc
tài sản khác khi chuyên chở.
- Người gửi hàng phải thông báo trong thời gian thích hợp
cho người chuyên chở những thủ tục, chỉ dẫn và tài liệu
của hàng hóa được gửi không thuận lợi cho người
chuyên chở. Nếu không làm đúng nghĩa vụ trên, người
gửi hàng chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hóa, trừ phi
anh ta chứng minh được nguyên nhân tổn thất không do
phía anh ta gây ra.
3. Rotterdam rules 2008

- Cả người chuyên chở cũng như người gửi hàng đều phải chứng minh nguyên nhân tổn thất không phải do
mình gây ra để tránh phải chịu trách nhiệm, nếu anh ta không sai sót.
- Thời hiệu tố tụng quy định là 2 năm.
- Trong công ước này còn có những định nghĩa, những khái niệm mới về performing party (bên thực hiện),
maritime performing party (bên thực hiện hàng hải), holder (người giữ chứng từ vận chuyển), controlling party
(bên kiểm soát), electronic transport record (lưu giữ thông tin điện tử về vận tải).
3. Rotterdam rules 2008

d. Lưu ý đối với Rotterdam Rules 2008


- Những người giao nhận kho vận, những người kinh doanh logistics đã có một sự công bằng, sòng phẳng trong
Rotterdam rules.
- Đối với giới làm logistics, làm giao nhận kho vận cần nghiên cứu kĩ Rotterdam rules, nghiên cứu những danh
từ mới, những quy định mới về sử dụng điện tử để thực hiện cho đúng.
- Nên nhớ rằng, Rotterdam rules không xóa bỏ Hague hay Hamburg rules mà vẫn vận dụng những cái hay của
những quy tắc đó như xác định kiện hàng để bồi thường theo Visby hay Hamburg rules.
- Cuối cùng, khi có hàng chuyên chở đường biển, những người kinh doanh logistics cần thực hiện đúng những
quy định của hợp đồng dù là hợp đồng theo quy tắc Rotterdam hay hợp đồng theo Luật Hàng hải Việt Nam. Dù
theo công ước nào, quy tắc nào, cũng quyết không để xảy ra những tổn thất thiệt hại đến hàng hóa
3. Rotterdam rules 2008

e. Các nước đã phê chuẩn Rotterdam Rules


https://en.wikipedia.org/wiki/Rotterdam_Rules#Entry_into_force_and_
ratifications
4. Vận chuyển đa phương thức (intermodal
CHƯƠNG 4: CÁC HÌNH
transport) THỨC KHAI THÁC TÀU
- “Hợp đồng vận tải đa phương thức” là hợp đồng được giao kết giữa người gửi
Nộithức,
hàng và người kinh doanh vận tải đa phương dung chính:
1/ Thị
- Trong đó người kinh doanh vận tải đa phương thứctrường và nghiệp
đảm nhận vụ khai
thực hiện dịchthác
vụ
vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn
2/ Cácbộhình
quá thức
trình khai
vận chuyển,
thác tàutừ địa
điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng.
3/ Vận tải đa phương thức
CHƯƠNG 6:
MỘT SỐ
LOẠI HỢP
ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN
VTB
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
Nội dung chính:
1. Hợp đồng mua bán ngoại thương
2. Điều kiện cơ sở giao hàng theo Incoterms 2000, 2010, 2020
3. Hợp đồng thuê tàu chợ
4. Hợp đồng thuê tàu chuyến
5. Hợp đồng thuê tàu định hạn
6. Các bên liên quan trong các hợp đồng thuê tàu
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
1. Hợp đồng mua bán ngoại thương
a. Khái niệm
- Hợp đồng mua bán ngoại thương là loại văn bản giao dịch chủ yếu, quan trọng
nhất và phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được ký kết bởi
bên mua và bên bán.
- Những điều kiện trong hợp đồng qui định rõ trách nhiệm của người bán hàng và
người mua hàng cùng những mối quan hệ qua lại của hai bên.
Hợp đồng mua bán ngoại thương

b. Phân loại
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, hợp đồng mua bán ngoại thương thường
được chia thành một số dạng:
- theo tính chất giao hàng: hợp đồng giao hàng 1 lần và hợp đồng giao hàng
định kỳ (ngắn 1 năm, dài 5 - 10 năm và có thể lên tời 15 - 20 năm);
- theo hình thức thanh toán tiền hàng: hợp đồng thanh toán bằng tiền và hợp
đồng thanh toán bằng hàng.
Hợp đồng mua bán ngoại thương
b. Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán ngoại thương
• Phần mở đầu
- Ghi số hợp đồng, tên gọi, địa chỉ pháp lý của các bên, thỏa thuận của các bên ký
kết hợp đồng với các điều khoản cụ thể.
• Tên hàng
- Ghi tên thương mại (kèm tên khoa học nếu có), đặc điểm, nét đặc trưng của
hàng.
• Số lượng, khối lượng
- Ghi số lượng, khối lượng và dung sai khi cần thiết.
- Qui định rõ ai được hưởng dung sai, qui định phương pháp xác định số lượng
tùy theo đặc điểm của hàng (qua cân, mớn nước, thể tích,...)
Hợp đồng mua bán ngoại thương

• Điều kiện phẩm chất


Xác định quy cách xác định phẩm chất bằng một hoặc kết hợp một vài cách sau:
- theo chuẩn quốc gia (chú ý ghi cả số và năm ban hành tiêu chuẩn quốc gia đã
chọn);
- theo điều kiện kỹ thuật được giới thiệu trong các tài liệu hướng dẫn mà người
bán giới thiệu khi chào hàng hoặc người mua giới thiệu khi đặt.
- theo mẫu: thường chia làm 3 mẫu (người mua giữ một mẫu, người bán giữ một
mẫu, gửi cho cơ quan trung gian một mẫu để đề phòng tranh chấp có thể xảy ra);
- theo sự mô tả: hình dáng bên ngoài và công dụng,...
Hợp đồng mua bán ngoại thương

- theo hàm lượng chất chính có trong hàng hóa (có tác dụng quyết định đến tính
chất và chất lượng hàng);
- theo số thành phẩm rút ra từ một khối lượng hàng;
- theo tiêu chuẩn bình quân tốt FAQ (Fair average quality) (áp dụng khi mua bán
ngũ cốc);
- theo trọng lượng tự nhiên của hàng,...
Hợp đồng mua bán ngoại thương
• Điều khoản giá cả
- Đây là một trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Về nguyên tắc giá được qui định trong
hợp đồng, có thể qui định cụ thể, có thể qui định cách tính giá.
- Trong điều khoản này cần qui định đồng tiền tính giá, đồng tiền thành toán (nếu có), thời điểm
tính tỷ giá giữa hai đồng tiền đó.
• Bao bì
- Qui định cụ thể về ký mã hiệu, kích cỡ, chữ mực không phai. Bao bì phải bảo đảm chất lượng
hàng, an toàn trong vận chuyển và chi phí không nhiều.
• Điều khoản giám định
- Ghi rõ hai bên thỏa thuận người giám định, địa điểm giám định và bên nào chịu chi phí giám định.
Hợp đồng mua bán ngoại thương

• Điều khoản về chứng từ


• Điều khoản về thời gian giao hàng
- Đây là một trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Quyền lợi của các bên
có liên hệ chặt chẽ đến thời hạn giao hàng đặc biệt là hàng có tính thời vụ. Thông
thường có 3 cách giao hàng:
- qui định ngày cụ thể giao hàng;
- qui định một khoảng thời gian;
- qui định giao theo quý.
•Thời hạn giao hàng và điều kiện giao hàng cơ sở có mối liên hệ khăng khít.
Hợp đồng mua bán ngoại thương
• Điều kiện cơ sở giao hàng
- Đây là phương thức giao hàng được các bên sử dụng để xác định nghĩa vụ của mình như:
EXW, FCR, FOB, CF, CIF, DES,...
- Khi muốn thay đổi hoặc thêm bớt trong nội dung chính thức của điều kiện giao hàng mà
Incoterm giới thiệu thì các bên phải ghi rõ trong hợp đồng.
• Điều khoản bất khả kháng
Trong hợp đồng thường quy định những điều kiện để một trường hợp được coi là bất khả kháng,
đó là:
- sự kiện xảy ra sau khi kí hợp đồng;
- sự kiện xảy ra trái với qui luật thông thường;
- sự kiện không thể khắc phục được;
- sự kiện xảy ra là nguyên nhân trực tiếp cản trở việc thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng.
Hợp đồng mua bán ngoại thương

• Luật áp dụng
Luật áp dụng được chọn phải thỏa mãn hai yêu cầu:
- là luật của nước có liên quan trực tiếp đến hợp đồng;
- phải biết đầy đủ nội dung của luật muốn chọn.
• Trọng tài
Qui định trọng tài để giải quyết tranh chấp xảy ra.
• Sửa đổi hợp đồng
- Về nguyên tắc các bên trong hợp đồng có quyền đề nghị sửa đổi hợp đồng khi
cần thiết. Hợp đồng sẽ được sửa đổi nếu hai bên chấp thuận.
Tóm tắt kiến thức về hợp đồng ngoại thương (international sale contracts)
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
2. Một số điều kiện cơ sở giao hàng theo Incoterm
a. Khái niệm
- Incoterms là từ viết tắt của cụm từ International Commerce Terms – tập hợp các
quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng
ngoại thương.
- Incoterms bao gồm các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa và được
nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi.
Một số điều kiện cơ sở giao hàng theo Incoterm

b. Điều kiện cơ sở giao hàng


- Điều kiện cơ sở giao hàng qui định những cơ sở có tính qui tắc của việc giao
nhận hàng hóa giữa bên bán với bên mua. Những cơ sở đó là:
 Sự phân chia giữa bên bán và bên mua các trách nhiệm tiến hành việc giao
nhận hàng;
 Sự phân chia giữa các bên các chi phí về việc giao hàng;
 Sự di chuyển từ người bán sang người mua, những rủi ro và tổn thất về hàng
hóa.
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
- Các điều kiện cơ sở giao hàng khá rộng nên mỗi khu vực có những cách giải thích
khác nhau.
- Cho đến nay cách giải thích được áp dụng hơn cả là “Quy tắc quốc tế giải thích
các điều kiện thương mại” nằm trong “Điều kiện thương mại quốc tế” gọi là
“Incoterms” do Phòng thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce -
ICC) soạn và phát hành. Incoterms đầu tiên xuất bản năm 1936, gọi là Incoterms
1936.
- Tiếp theo là các sửa đổi và bổ sung năm 1953, 1967, 1980, 1990 và nay là 2000
nhằm làm cho chúng phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế hiện hành.
- Hiện nay phiên bản Incoterms mới nhất là phiên bản năm 2020
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
c. Phạm vi áp dụng
- Phạm vi áp dụng của Incoterms chỉ giới hạn trong những vấn đề liên quan tới
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng đối với việc giao
hàng hóa được bán (với nghĩa “hàng hóa vật chất hữu hình”).
- Việc các bên thỏa thuận sử dụng một điều kiện cụ thể của Incoterms sẽ mang một
số ngụ ý có quan hệ mật thiết tới các hợp đồng khác.
- Incoterms luôn luôn và chủ yếu được sử dụng khi hàng hóa được bán và giao qua
biên giới quốc gia.
Làm nhóm (group working)
Video minh hoạ
• Theo dõi video và trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1
Tại sao phải cần incoterms (hay các điều kiện cơ sở giao
hàng)?
Có bao nhiêu loại incoterms trong video? Đó là những
loại nào?
Nhóm 2
Giải thích EXW và FOB?
Nhóm 3
Giải thích CFR và CIF?
Nhóm 4
Giải thích DAP và DPP?
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
d. Nội dung (Incoterm 2000)
- Trong Incoterms 2000 các điều kiện thương mại được phân chia làm 4 nhóm như
sau:
Nhóm E Nơi đi
• EXW - Giao tại xưởng (Ex Works)
Nhóm F Tiền vận chuyển chưa trả
• FCA - Giao cho người vận tải (Free Carrier)
• FAS - Giao dọc mạn tàu (Free Alongside Ship)
• FOB - Giao lên tàu (Free On Board)
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
Nhóm C Tiền vận chuyển đã trả
• CFR - Tiền hàng và cước (Cost and Freight)
• CIF - Tiền hàng, bảo hiểm và cước (Cost Insurance and Freight)
• CPT - Cước phí trả tới (Carriage Paid To)
• CIP - Cước phí và bảo hiểm trả tới (Carriage and Insurance Paid To)
Nhóm D Nơi đến
• DAF - Giao tại biên giới (Delivery At Frontier)
• DES - Giao tại tàu (Delivery Ex Ship)
• DEQ - Giao tại cầu cảng (Delivery Ex Quay)
• DDU - Giao chưa nộp thuế (Delivery Duty Unpaid)
• DDP - Giao đã nộp thuế (Delivery Duty Paid)
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
e. Những thay đổi của Incoterms 2010, và Incoterms 2020
o Incoterm 2010
- Incoterms 2010 là lần thay đổi thứ 8 của incoterms
- Lần này người ta thay 5 thuật ngữ nhóm D bằng 3 thuật ngữ , áp dụng cho mọi
hình thức vận tải. Đó là:
DAT (Delivered at Terminal): Giao hàng tại trạm (cảng) đầu mối
DAP (Delivered at Place): Giao hàng tại địa điểm quy định
DDP (Delivered Duty Paid): Hàng giao đã đóng thuế
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
o Incoterm 2020
Những điểm chính thay đổi của Incoterm 2020 so với 2010:
 DAT (Delivered at Terminal) sẽ đổi tên thành DPU (Delivered at Place Unloaded)
 Đối với việc giao hàng theo điều kiện DPU, thì người bán phải chịu mọi chi phí, rủi ro, trách
nhiệm,cho tới khi hàng đã được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải tại điểm đã thống nhất từ
trước.
 Đối với vấn đề mua bảo hiểm thì sẽ được thỏa thuận giữa bên bán và bên mua.
 FCA (Free Carrier): Người bán miễn trách nhiệm khi giao hàng cho nhà vận chuyển( carrier được
chỉ định bởi bên mua), điều khoản này có một điểm mới đó là người vận chuyển được phép cấp
vận đơn sau khi đã nhận hàng từ người bán hàng.
4. Vận chuyển đa phương thức (intermodal
CHƯƠNG 4: CÁC HÌNH
transport) THỨC KHAI THÁC TÀU
- “Hợp đồng vận tải đa phương thức” là hợp đồng được giao kết giữa người gửi
Nộithức,
hàng và người kinh doanh vận tải đa phương dung chính:
1/ Thị
- Trong đó người kinh doanh vận tải đa phương thứctrường và nghiệp
đảm nhận vụ khai
thực hiện dịchthác
vụ
vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn
2/ Cácbộhình
quá thức
trình khai
vận chuyển,
thác tàutừ địa
điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng.
3/ Vận tải đa phương thức
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
3. Hợp đồng thuê tàu chợ
- Mối quan hệ giữa chủ tàu và chủ hàng được thiết lập trên cơ sở cùng ký vào một
hợp đồng còn gọi là đơn lưu khoang (booking note) và được điều chỉnh bằng vận
đơn đường biển (B/L).
- Đơn lưu khoang để chở hàng được áp dụng khi chủ hàng cần yêu cầu người vận tải
giành cho mình một phần khoang để chở hàng của tàu để chuyên chở các lô hàng
riêng biệt trong một chuyến đi thường xuyên của những tàu chạy theo lịch trình
được công bố trước trên tuyến đường với các cảng ghé cố định.
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
Nội dung của đơn lưu khoang phải đảm bảo được những điểm chính sau đây:
- Tên của người vận tải và chủ hàng;
- Thời gian xếp hàng;
- Cảng xếp, cảng dỡ;
- Tên hàng, bao bì, trọng lượng, số lượng;
- Cước phí;
- Nơi xếp hàng trên tàu;
- Mẫu vận đơn được sử dụng;
• Chữ ký và dấu của người lưu khoang và chữ ký xác nhận của người vận tải hoặc
đại lý của họ
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
4. Hợp đồng thuê tàu chuyến
a. Mẫu hợp đồng
- Hợp đồng thuê tàu chuyến là một hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, trong đó
người chuyên chở cam kết vận chuyển hàng hóa từ một cảng này để giao cho người nhận ở một
hay nhiều cảng khác, còn người thuê tàu cảm kết trả cước phí chuyên chở theo mức hai bên thỏa
thuận trong hợp đồng.
- Người chuyên chở (carriers) có thể là chủ tàu hoặc người quản lý tàu trong thuê tàu định hạn.
- Người thuê tàu (charterers) là các chủ hàng, người có hàng hóa xuất nhập khẩu hay mua bán
trong nước cần chuyên chở.
- Trong thực tế người chuyên chở và người thuê tàu ít khi ký hợp đồng trực tiếp với nhau mà
thường thông qua đại lý, môi giới của mình. Bởi vì các đại lý và môi giới thường rất thông thạo
về luật hàng hải, thuê tàu, tình hình cước phí trên thị trường, tập quán các cảng nên ký hợp đồng
đảm bảo quyên lợi cho người ủy thác hơn.
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
- Để đơn giản hóa và rút ngắn thời gian đàm phán ký kết hợp đồng các bên thường dựa vào các hợp đồng mẫu
để sửa đổi, thêm bớt cho phù hợp với lợi ích của hai bên.
- Có rất nhiều loại mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến do các luật gia, các tổ chức hàng hải quốc gia và quốc tế soạn
thảo. Có thể phân thành hai loại chính:

+ Loại tổng hợp: dùng trong thuê tàu để chuyên chở hàng bách hóa. Các mẫu được dùng phổ biến là
mẫu GENCON do BIMCO soạn thảo năm 1922, sửa đổi bổ sung năm 1976; NUVOY 1964,
SCANCON 1956.

+ Loại chuyên dùng: dùng trong thuê tàu để chuyên chở một loại hàng hóa hoặc trên một tuyến
đường nhất định. Ví du như chở than thường dùng các mẫu SOVCOAL 1962; POLCOAL VOY 1971,
chở quặng dùng mẫu SOVORECON; ORECON 1950, ngũ cốc dùng mẫu CENTROCON, AUSTRAL
1928, xi măng dùng mẫu CEMENCON 1922, đường dùng mẫu CUBASUGAR,...
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
b. Nội dung chủ yếu
•Phần 1: Phần mở đầu
- Tên, địa chỉ và chức vụ của người ký hợp đồng;
- Qui định về con tàu: tên tàu, hô hiệu, số IMO, quốc tịch, các tính năng kỹ thuật
chủ yếu;
- Khoảng thời gian tàu phải có mặt tại cảng xếp hàng để làm hàng (LAYCAN);
- Tên cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng;
- Qui định về hàng hóa: tên hàng, loại bao bì, trọng lượng (cần có dung sai), thể
tích, số lượng,...
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB

• Phần 2: Các điều khoản về dỡ hàng


- Qui định về việc thông báo ngày tàu đến cảng để làm hàng (thông báo sơ bộ, thông
báo chính xác, thông báo sẵn sàng làm hàng);
- Định mức xếp, dỡ hoặc mức giải phóng tàu;
- Thời gian làm hàng cho phép (LAYDAY);
- Thưởng làm hàng nhanh, phạt làm hàng chậm quá thời gian qui định hoặc quá ngày
dôi nhật nếu có thỏa thuận về ngày dôi nhật, mức thưởng thường qui định bằng nửa
mức phạt;
- Qui định về việc người thuê tàu được sử dụng cầu tàu và ánh sáng để làm hàng;
- Qui định về việc cung cấp vật liệu chèn lót hàng;
- Việc sử dụng sà lan chuyển tải hoặc sang mạn;
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
- Qui định về việc bên nào phải chịu trách nhiệm tổ chức và trả chi phí xếp, dỡ hàng, sắp xếp hàng
hoặc san hàng trong hầm, thông thường có 4 cách theo các điều kiện:
 điều kiện F.I (free in) miễn chi phí xếp hàng cho chủ tàu;
 điều kiện F.O (free out) miễn chi phí dỡ hàng cho chủ tàu;
 điều kiện F.I.O (free in and out) miễn chi phí xếp, dỡ cho chủ tàu;
 điều kiện F.I.O S/T (free in and out and stowage/and trimmed) miễn chi phí xếp, dỡ và sắp xếp
hàng hoặc san hàng cho chủ tàu
 Người ta viết các điều kiện này sau giá cước, ví dụ: Freight 20USD/T FIOS.
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
•Phần 3: Các điều khoản về cước phí
- Đơn giá cước;
- Địa điểm thanh toán, loại tiền, thể thức thành toán;
- Thời gian trả cước, theo một trong 3 cách do hai bên thỏa thuận:
 Cước phí trả trước tức là trả ngay sau khi xếp xong hàng hoặc sau 3 ngày kể từ ngày ký vận
đơn;
 Cước phí trả sau tức là trả cước trước khi mở hầm dỡ hàng, hoặc trả trong thời gian dỡ hàng hay
trả sau khi dỡ hàng xong;
 Trả trước một phần, phần còn lại trả sau trong vòng 7 ngày sau khi dỡ hàng xong.
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
•Phần 4: Các điều khoản khác
- Điều khoản chạy chệch đường với các trường hợp tàu được đổi hướng đi để làm công tác cứu hộ trên biển,
lánh nạn, cấp cứu người trên tàu, bảo quản hàng hóa tránh hư hỏng,...
- Điều khoản về tổn thất chung;
- Quyền cầm giữ hàng hóa;
- Mẫu vận đơn được sử dụng;
- Bồi thường tổn thất hàng hóa;
- Điều khoản về đình công và bãi công tại cảng;
- Hủy bỏ hợp đồng;
- Đại lý môi giới;
- Điều khoản về trọng tải hàng nếu xảy ra tranh chấp và các điều khoản khác.
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
5. Hợp đồng thuê tàu định hạn
- Hợp đồng thuê tàu định hạn là hợp đồng được ký kết giữa chủ tàu và người thuê tàu. Theo hợp đồng này chủ
tàu bàn giao tàu cho người thuê tàu sử dụng trong một thời gian nhất định để được nhận tiền thuê tàu theo
mức thỏa thuận trong hợp đồng.
- Có hai loại hợp đồng thuê tàu định hạn, đó là hợp đồng thuê tàu định hạn phổ thông và hợp đồng thuê tàu
định hạn trần. Trong hai loại này hợp đồng thuê tàu định hạn phổ thông áp dụng rộng rãi hơn vì chủ tàu được
duy trì thuyền bộ của mình, yên tâm về việc tàu sẽ được bảo quản giữ gìn chu đáo và sử dụng đúng như hợp
đồng qui định, còn người thuê tàu khỏi phải thuê thuyền bộ để bố trí lên tàu.
- Nội dung cơ bản của hai loại hợp đồng này chỉ khác nhau ở điều khoản qui định về thuyền bộ và chi phí liên
quan đến thuyền bộ. Hiện nay mẫu hợp đồng thuê tàu định hạn được sử dụng rộng rãi nhất là mẫu hợp đồng
thuê tàu định hạn của Hiệp hội Hàng hải Baltic và quốc tế (BIMCO), gọi tắt là BALTIME.
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
•Những điều khoản chính của hợp đồng thuê tàu định hạn qui định:
- Các bên ký kết hợp đồng: tên, địa chỉ, số điện thoại, FAX, số tài khoản và ngân hàng của hai bên;
- Tàu mà chủ tàu phải giao cho người thuê: tên tàu, hiệu gọi, số IMO, loại tàu, loại máy, các đặc trưng kỹ
thuật chủ yếu,... và qui định trách nhiệm của chủ tàu là thường xuyên bảo đảm tính năng đi biển và tính
năng chở hàng của tàu;
- Trạng thái kỹ thuật của tàu khi kết thúc hợp đồng;
- Ngày giao tàu, cảng giao tàu;
- Thời hạn của hợp đồng;
- Giá thuê tàu;
- Thời điểm thanh toán, cách thức thanh toán tiền thuê tàu, loại tiền dùng để thanh toán,...
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
- Khu vực người thuê tàu có quyền khai thác tàu;
- Những loại hàng người thuê tàu không được phép chuyên chở trên tàu;
- Ngày trả tàu, cảng trả tàu. Tàu phải được trả trong tình trạng kỹ thuật tốt như lúc nhận, trừ tỷ lệ
hao mòn theo thời gian thuê;
- Qui định về phân chia các khoản chi phí giữa chủ tàu và người thuê tàu, trách nhiệm của hai bên.
Theo mẫu BALTIME, chủ tàu chịu các khoản chi phí cố định như khấu hao, sửa chữa, bảo dưỡng
tàu, bảo hiểm tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, lương, tiền ăn, tiền tiêu vặt của thuyền viên,...
Còn người thuê tàu chịu các khoản chi phí biến đổi như: nhiên liệu, dầu nhờn, chi phí cảng, xếp
dỡ, bảo hiểm cước vận chuyển và các chi phí thay đổi khác liên quan đến khai thác tàu.
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG LIÊN
QUAN ĐẾN VTB
- Qui định thuyền trưởng và các thuyền viên trong thời hạn của hợp đồng thuê tàu
định hạn là người chủ tàu làm việc cho người thuê tàu, chịu sự chỉ đạo của người
thuê tàu về mặt kinh doanh khai thác tàu;
- Các trường hợp đình chỉ hợp đồng và bãi miễn cho người thuê tàu trách nhiệm
trả tiền thuê tàu trong việc đình chỉ hợp đồng đó;
- Điều khoản hủy bỏ hợp đồng và trọng tài hàng hải.
• Đối với hợp đồng thuê tàu định hạn trần thì thuyền bộ do người thuê tàu tự thu xếp.
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ
LOẠI HỢP ĐỒNG
LIÊN QUAN ĐẾN VTB
6. Các bên liên quan trong các
hợp đồng thuê tàu
- Ai là các tổ chức/cá nhân liên
quan đến hợp đồng thuê tàu?
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ
LOẠI HỢP ĐỒNG
LIÊN QUAN ĐẾN VTB
6. Các bên liên quan trong các hợp đồng thuê tàu
a. Liên quan trực tiếp
• Người sở hữu tàu (shipowner)
 Người sở hữu tàu là một người hoặc một pháp
nhân có quyền làm chủ, sử dụng và kinh doanh
khai thác tàu một cách hợp pháp.
 Người sở hữu tàu có thể khai thác tàu trực tiếp
trên vận đơn của mình (khi đó họ đồng thời là
chủ tàu) hoặc trao quyền sử dụng tàu cho một
người khác theo hợp đồng thuê tàu (khi đó họ là
người cho thuê tàu) hay đem bán, cầm cố, cho,
tặng cho người khác.
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ
LOẠI HỢP ĐỒNG
LIÊN QUAN ĐẾN VTB
• Chủ tàu (shipowner)
 Chủ tàu là người đứng tên của mình
thực hiện công tác vận chuyển
đường biển bằng tàu của chính
mình hoặc bằng tàu của người khác
mà mình đã thuê được hoặc được
ủy nhiệm đứng tên khai thác.
 Chủ tàu đóng vai trò là một bên
trong tất cả các hợp đồng liên quan
đến việc khai thác tàu.
6. Các bên liên quan trong các hợp đồng thuê tàu

• Người vận chuyển (carriers)


 Đây là một người thật hoặc một pháp nhân đảm nhiệm việc chuyên chở hàng
hóa hoặc hành khách bằng đường biển để nhận tiền cước vận chuyển trên cơ sở
hợp đồng.
 Phạm vi trách nhiệm của người vận chuyển được rút ra từ hợp đồng vận chuyển,
luật hàng hải và công ước quốc tế.
 Trong tất cả các hợp đồng vận chuyển một trong hai bên sẽ là người vận chuyển
không cần phân biệt đó là chủ tàu, người sở hữu tàu hay người thuê tàu.
o Trong Hamburg Rules 1978 thì quy định rõ: Người vận chuyển và Người vận
chuyển thực tế để phân định trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển
6. Các bên liên quan
trong các hợp đồng thuê
tàu
• Chủ hàng (cargo owners)
 Chủ hàng là một người thật hoặc
một pháp nhân được hợp pháp hóa
việc là chủ đối với hàng hóa vận
chuyển trên tàu.
 Chủ hàng có thể là người gửi hàng
hay người nhận hàng, song thường
người đứng ra trực tiếp gửi hàng
hoặc nhận hàng là đại lý được ủy
thác.
6. Các bên liên quan trong các hợp đồng thuê tàu

• e. Người thuê tàu(Charterers)


 Người thuê tàu là một người thật hoặc một pháp nhân ký kết với chủ tàu (người
vận chuyển) hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển dưới hình thức
hợp đồng thuê tàu chuyến hoặc định hạn.
 Người thuê tàu có thể là chủ hàng, song thường là một người khác tiến hành
theo sự ủy thác của chủ hàng. Có hai loại người thuê tàu, đó là người thuê tàu
theo hợp đồng và người đăng ký lưu khoang.
6. Các bên liên quan trong các hợp đồng thuê tàu
• Người gửi hàng (shipper)
• Người gửi hàng là một người thật hoặc là một pháp nhân tiến hành giao hàng cho người vận
chuyển, thực hiện trách nhiệm của người thuê tàu đã thỏa thuận trong hợp đồng.
• Người gửi hàng là người đại diện cho các quyền lợi của người thuê tàu trong phạm vi đưa
hàng để vận chuyển. Họ phải được nói đến trong hợp đồng vận chuyển cũng như trong vận đơn
đường biển.
• Người gửi hàng có những quyền hạn sau:
 Yêu cầu tàu cấp cho họ biên lai thuyền phó xác nhận số hàng đã xếp lên tàu;
 Yêu cầu người vận chuyển cấp cho họ vận đơn sau khi thu lại biên lai thuyền phó;
 Qui định số bản chính vận đơn;
 Chỉ rõ cá nhân mà người vận chuyển sẽ cấp vận đơn cho họ;
 Yêu cầu đề rõ trong vận đơn người thuê tàu đóng vai trò như người gửi hàng;
 Yêu cầu cấp cho mình loại vận đơn mà họ cần;
 Quyết định về việc cho xếp hàng trên boong;
6. Các bên liên quan trong
các hợp đồng thuê tàu

• Người nhận hàng (receiver or


consignee)
 Người nhận hàng là người có quyền
trực tiếp nhận hàng hóa được tàu vận
chuyển đến tại cảng đích. Người nhận
hàng hợp pháp có thể được ghi rõ
trong vận đơn. Họ có quyền ủy thác
công việc nhận hàng cho một người
nào đó nên thông thường hàng được
nhận dưới danh nghĩa của người được
ủy thác làm công việc này.
6. Các bên liên quan trong các hợp đồng thuê tàu

• Trách nhiệm của người nhận hàng là tiếp nhận hàng hóa từ tàu đúng thời gian qui
định và thanh toán cho người vận chuyển mọi khoản nợ phát sinh trong việc vận
chuyển hàng hóa
• Người nhận hàng có quyền yêu cầu tàu lập biên bản về hàng hóa hư hỏng, thiếu
hụt ngay sau khi tàu giao hàng cho người nhận và có quyền khiếu nại người vận
chuyển về vấn đề này.
6. Các bên liên quan trong các hợp đồng thuê tàu

b. Các bên liên quan khác


• Người môi giới hàng hải (shipbroker)
 Người môi giới hàng hải là một người thật hoặc
một pháp nhân. Trên cơ sở ủy thác từng lần một,
từng công việc cụ thể, người môi giới đứng ra làm
trung gian trong việc ký kết các hợp đồng – bán
tàu, các hợp đồng vận chuyển, hợp đồng thuê tàu
định hạn, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng sửa chữa
tàu và các hợp đồng khác trong lĩnh vực hàng hải.
• Người môi giới nhận được tiền công môi giới nếu
việc môi giới có kết quả.
6. Các bên liên quan trong
các hợp đồng thuê tàu

• Đại lý tàu biển (ship’s agent)


 Đại lý tàu biển là người được chủ
tàu tin cậy, ủy thác làm một số
công việc phục vụ cho việc kinh
doanh khai thác tàu.
6. Các bên liên quan trong các hợp đồng thuê tàu

 Đại lý chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trước chủ tàu. Trách
nhiệm của đại lý là quan tâm đến lợi ích của người vận chuyển (chủ tàu), làm
những công việc được ủy thác theo sự chỉ dẫn của chủ tàu. Đại lý phải định kỳ
thanh toán với hãng tàu, giữ liên lạc mật thiết với hãng tàu và thuyền trưởng.
 Dựa theo hợp đồng đại lý được ký kết giữa đại lý và hãng tàu, đại lý nhận được
một khoản tiền theo công việc được ủy thác gọi là đại lý phí.
6. Các bên liên quan trong
các hợp đồng thuê tàu
• Đại lý gửi hàng (forwarder or forwarding
agent)
 Đây là một người thật hoặc một pháp nhân
làm nghề gửi hàng, tức là đảm nhiệm việc
gửi hàng bằng đường bộ, đường sồng, biển
hoặc hàng không theo tên của mình mà trên
hóa đơn của người ủy nhiệm đã ghi
 Giải quyết các công việc có liên quan đến thủ
tục gửi hàng, bảo quản hàng, tập kết hàng để
vận chuyển, đưa hàng đến phương tiện vận
chuyển và xếp hàng lên tàu, sau đó lấy vận
đơn trao cho người ủy thác.
 Thông thường đại lý gửi hàng làm nhiệm vụ
của người thuê tàu và người gửi hàng nếu
như hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI
HỢP ĐỒNG LIÊN QUAN
ĐẾN VTB
• Người xếp hàng (stevedore)
 Đây là người thật hoặc một pháp nhân tiến hàng
theo sự ủy thác có thưởng những công việc chuyên
môn trong việc xếp hàng lên tàu và dỡ hàng từ tàu
xuống. Đặc biệt đây là người có chuyên môn thành
thạo về sắp xếp hàng trong các hầm hàng trên tàu.
Người xếp hàng phải sắp xếp bố trí hàng hóa vào
từng hầm hàng để đảm bảo an toàn cho tàu, người
và hàng hóa.
 Nếu trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa không
quy định bãi miễn cho người vận chuyển trách
nhiệm xếp, dỡ hàng thì việc tổ chức xếp dỡ sẽ do
người vận chuyển phải làm. Khi đó người vận
chuyển sẽ ký hợp đồng với người xếp hàng để giao
cho họ việc sắp xếp hàng hóa lên tàu.
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ
LOẠI HỢP ĐỒNG
LIÊN QUAN ĐẾN VTB
• Người kiểm kiện (tallyman or checker)
 Nhân viên kiểm kiện làm công việc kiểm đếm
hàng hóa để biết chính xác số lượng, trọng
lượng hoặc dung tích hàng hóa.
 Việc kiểm đếm hàng thường do hai nhân viên
kiểm đếm cùng thực hiện. Mỗi người làm theo
sự ủy thác của một bên (chủ tàu hoặc chủ hàng)
và được nhận tiền công của bên ủy thác trả.
 Họ tiến hành kiểm đếm và ghi biên bản kiểm
đếm (tally Sheet). Người kiểm đếm cần phải chú
ý để kết quả kiểm đếm chính xác, hai biên bản
giống nhau. Bên này sẽ xác nhận cho bên kia và
người lại. Nếu không thống nhất thì sẽ phải
kiểm đếm lại.
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG
LIÊN QUAN ĐẾN VTB
• . Chuyên viên giám định (surveyor)
 Giám định viên phải có trình độ chuyên môn cao trong một lĩnh
vực nhất định. Họ phải có kiến thức lý thuyết vững vàng và những
kinh nghiệm thực tế tích lũy trong nhiều năm thuộc lĩnh vực công
tác của mình. Chuyên viên giám định phải làm việc vô tư, thẳng
thắn, trung thực và giữ bí mật
 Công tác giám định phục vụ cho xuất nhập khẩu hàng hóa, phục
vụ cho việc giải quyết các tranh chấp khi có tổn thất xảy ra trong
quá trình vận tải hàng hóa, hành khách, đồng thời giám định tổn
thất để bảo hiểm bồi thường, cũng như giám định việc chuẩn bị tàu
trước khi nhận hàng hóa vận chuyển,…
 Công việc giám định được tiến hành trên cơ sở ủy thác của người
gửi hàng, người nhận hàng hoặc người vận chuyển. Ai thuê giám
định thì người đó phải trả tiền công cho người làm công việc giám
định.
4. Vận chuyển đa phương thức (intermodal
CHƯƠNG 4: CÁC HÌNH
transport) THỨC KHAI THÁC TÀU
- “Hợp đồng vận tải đa phương thức” là hợp đồng được giao kết giữa người gửi
Nộithức,
hàng và người kinh doanh vận tải đa phương dung chính:
1/ Thị
- Trong đó người kinh doanh vận tải đa phương thứctrường và nghiệp
đảm nhận vụ khai
thực hiện dịchthác
vụ
vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn
2/ Cácbộhình
quá thức
trình khai
vận chuyển,
thác tàutừ địa
điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng.
3/ Vận tải đa phương thức
CHƯƠNG 7:
TÀI LIỆU
CHUYẾN ĐI
VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN
QUAN ĐẾN
HÀNG HÓA
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN
ĐI VÀ CÁC GIẤY TỜ LIÊN
QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
• Nội dung chính:
1. Tài liệu chuyến đi
2. Các giấy tờ hàng hóa
Thảo luận nhóm
(Group Work) – 20
phút
Nghiên cứu các tài liệu được cung cấp- 1.
Slides (course.ut.edu.vn), 2. Video I ,
Video II, Video III để giải quyết những
câu hỏi sau:
a. Có thể phân loại bao nhiêu loại giấy
tờ cần thiết cho hoạt động xuất nhập
khẩu? (cụ thể bằng tàu). Nêu khái
niệm/ý nghĩa của một số giấy tờ trong
các nhóm được phân loại– Nhóm 1,2
b. Định nghĩa, phân loại và ý nghĩa của
vận đơn (Bill of lading) – Nhóm 3,4
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
1. Tài liệu chuyến đi
a. Kế hoạch chuyến đi
- Kế hoạch chuyến đi là mệnh lệnh về khai thác con tàu của công ty. Trong kế
hoạch chuyến đi cần qui định toàn bộ tác nghiệp mà tàu cần phải hoàn thành trong
suốt chuyến đi.
- Bản kế hoạch chuyến đi phải được lãnh đạo công ty duyệt, sau đó gửi kịp thời cho
tàu trước khi bắt đầu chuyến đi.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
•Nội dung chủ yếu của kế hoạch chuyến đi là:
- Tên tàu;
- Thuyền trưởng;
- Cảng xếp, cảng dỡ, các cảng ghé;
- Tên hàng, số lượng, tình trạng bao bì;
- Thời gian chuyến đi;
- Các định mức trong chuyến đi (hàng hóa, trọng tải, dự trữ, đoạn đường có hàng,
đoạn đường chạy rỗng, tốc độ tàu, định mức thời gian chuyến đi, định mức chi
phí trong chuyến đi, tổng thu nhập và thu nhập thực tế)
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU
CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY TỜ
LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
b. Lịch chạy tàu
- Lịch chạy tàu được lập ra trên cơ sở kế hoạch
chuyến đi. Lịch chạy tàu được giao cho thuyền
trưởng cùng với kế hoạch chuyến đi.
- Trong lịch chạy tàu nêu rõ ngày tháng bắt đầu và kết
thúc từng bước công việc trong quá trình chuyến đi.
c. Bản hướng dẫn của công ty VTB về tuyến đường vận
chuyển
- Công ty cung cấp cho tàu bản hướng dẫn khi tàu hoạt
động chuyên tuyến hoặc tuyến mới mở trong thời gian
dài (thường sử dụng trong vận tải tàu chợ). Bản hướng
dẫn xác định những công tác cụ thể và chi tiết giữa tàu
với công ty và các đại lý của tàu
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
Nội dung chủ yếu của bản hướng dẫn này là:
- Chế độ thông báo cho các đại lý tàu biết về việc tàu đến cảng và những yêu cầu đối với đại lý về việc phục
vụ tàu. Tên, địa chỉ, số điện thoại, telex, fax, kênh trực trên VHF của các đại lý tại cảng.
- Chế độ báo cáo với Công ty (báo cáo hàng ngày).
- Tập quán chủ yếu của các cảng trên tuyến đường.
- Thủ tục ra vào các cảng.
- Các loại hàng thường được vận chuyển trên tuyến.
- Điều kiện hàng hải.
- Giá cả nhiêu liệu.
- Những vấn đề liên quan đến công tác xếp dỡ.
- Các chỉ dẫn khác.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
d. Bản hướng dẫn chuyến đi
Đây là bản hướng dẫn cụ thể hóa từ bản hướng dẫn của công ty VTB được cung cấp cho thuyền trưởng. Nội
dung chủ yếu bao gồm:
- Thời gian chuyến đi;
- Tuyến đường và các bến cảng, thủ tục ra vào cảng, luật lệ tập quán của cảng;
- Địa chỉ đại diện của công ty, đại lý tàu, cách thức liên hệ;
- Chỉ dẫn về hàng hóa, hành khách;
- Nơi mua nhiên liệu, số lượng mua;
- Vị trí tàu phải thông báo cho công ty và đại lý;
- Số lượng bản sơ đồ xếp hàng, nơi nộp sơ đồ xếp hàng;
- Chỉ dẫn về nội dung báo cáo chuyến;
- Chỉ dẫn về công tác đối ngoại;
- Chỉ dẫn về việc phục vụ hành khách (đối với tàu khách).
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
2. Các giấy tờ hàng hóa
a. Vận đơn đường biển (Bill of lading)
o Khái niệm
- Vận đơn là một chứng từ do người vận tải lập, ký và cấp cho người gửi hàng, trong đó người vận
chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số
hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng và số lượng đầy đủ như lúc
nhận.
- Các hãng tàu xuất bản vận đơn của hãng mình với nội dung dựa trên Công ước Brusseles (Hague-
Visby rule) 1924/1968.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
o Chức năng
Vận đơn đường biển thực hiện 3 chức năng cơ bản đó là:
- Là bằng chứng của hợp đồng vận tải biển
- Là biên nhận đã nhận hàng
- Xác nhận quyền sở hữu hàng
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
Cụ thể:
- Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng vận
chuyển đó - sự liên hệ pháp lý giữa người vận chuyển với người gửi hàng, đặc biệt là mối quan hệ pháp lý
giữa người vận chuyển với người nhận hàng. Tuy nhiên nó không phải là một hợp đồng vận chuyển vì chỉ do
một bên ký (người vận chuyển ký phát).
- Là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hoá với tên gọi, số lượng, trọng lượng,
tình trạng như đã ghi trong vận đơn để vận chuyển đến cảng dỡ hàng. Người vận chuyển chỉ giao cho ai xuất
trình trước tiên vận đơn gốc hợp lệ mà người vận chuyển đã cấp phát ở cảng xếp hàng.
- Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hoá đã ghi trong vận đơn để có thể được chuyển nhượng
từ người gửi hàng cho người nhận hoặc bất kỳ ai khác bằng cách ký hậu.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
o Nội dung
Một vận đơn thông thường gồm có các điểm chính sau:
- Tên tàu, tên người vận chuyển và trụ sở giao dich.
- Cảng xếp hàng, cảng chuyển tải (nếu có). Cảng dỡ hàng.
- Tên người gửi hàng, tên người nhận hàng nếu là vận đơn ghi theo lệnh hoặc vận đơn đích danh, hoặc
không ghi rõ tên nếu là vận đơn xuất trình.
- Tên hàng, ký mã hiệu, trọng lượng, bao bì hoặc thể tích.
- Cước phí và phụ phí; điều kiện thanh toán.
- Tình trạng bên ngoài của hàng hoá.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn
- Số bản gốc của vận đơn (thường là ba bản gốc – cho người gửi hàng, người nhận hàng, ngân hàng).
- Chữ ký của người vận chuyển (thuyền trưởng hoặc đại lý được người vận chuyển ủy quyền).
- Mặt sau của B/L là các quy định về quyền và nghĩa vụ các bên

Ví dụ:
Mẫu 1

Mẫu 2
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
o Ý nghĩa
- Vận đơn sẽ là căn cứ để khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, làm
tài liệu kèm theo hoá đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho
người mua để thanh toán tiền hàng (Letter of credit - LC);
- Là chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá; làm căn cứ xác định
số lượng hàng đã/ được vận chuyển
- Người mua dựa vào đó người ta ghi sổ, thống kê, theo dõi việc thực hiện hợp
đồng.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
o Các loại vận đơn
 Căn cứ vào pháp lý
- Vận đơn theo lệnh: là vận đơn không ghi rõ tên người nhận hàng mà chỉ ghi theo lệnh của ai, có thể theo
lệnh của người gửi hàng, người nhận hàng hay của ngân hàng. Người gửi hàng hay người nhận hàng có thể
chuyển nhượng vận đơn cho người khác bằng cách ký hậu, tức là ký tên sau vận đơn. Loại này thường được
sử dụng nhiều trong thương mại.
- Vận đơn đích danh: là vận đơn được cấp phát cho một người cụ thể và chỉ người nhận có tên ghi trên vận
đơn mới được nhận hàng mà không thể chuyển nhượng cho người thừ ba bằng cách ký hậu. Loại vận đơn này
thường được sử dụng trong vận chuyển những hàng hoá quý hiếm hay không thể thay thế được
- Vận đơn xuất trình: là vận đơn không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng, còn gọi là
vận đơn vô danh. Thuyền trưởng sẽ giao hàng cho người nào xuất trình vận đơn gốc đầu tiên. Loại này
chuyển nhượng dễ dàng theo kiểu trao tay.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
 Căn cứ vào cách chuyên chở
-Vận đơn suốt: dùng cho loại vận chuyển liên hợp bằng nhiều phương tiện vận chuyển (bộ - sắt - biển - sông-
hàng không).
-Vận đơn đi thẳng: đi thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà không phải chuyển tải dọc đường.

 Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn


-Vận đơn nhận hàng để xếp: hàng xếp ở cảng, khi đã xếp hàng lên tàu xong thì đổi vận đơn đã xếp.
-Vận đơn đã xếp hàng.
Căn cứ vào lời ghi chú trên vận đơn thì chúng được chia thành
-Vận đơn hoàn hảo (vận đơn sạch).
-Vận đơn không hoàn hảo (vận đơn không sạch).
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
o Một số lưu ý
- Những người có quyền ký phát vận đơn: thực chất do người vận chuyển đảm nhiệm nhưng thường uỷ quyền
cho thuyền trưởng hoặc đại lý của chủ tàu hoặc người được chủ tàu uỷ quyền.
- Thời điểm ký phát vận đơn: sau khi đã xếp hàng xong và được đại phó ký nhận viết ký nhận (không được ký
trước mà phải ký đúng ngày).
- Quyền ghi chú về tình trạng của hàng hoá: Người vận chuyển có quyền ghi chú vào vận đơn nếu xét thấy có
những vấn đề chưa đảm bảo yêu cầu về tình trạng của hàng hoá.
Video minh họa
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
b. Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt)
o Khái niệm
- Biên lai thuyền phó là một chứng từ do tàu cấp (thường do đại phó ký và cấp) cho người gửi hàng xác nhận
hàng đã được nhận lên tàu sau khi hàng đã xếp xong lên tàu.

- Người gửi hàng muốn lấy được vận đơn đường biển thì phải yêu cầu đại phó cấp cho biên lai thuyền phó.
- Nếu trong biên lai thuyền phó có ghi chú về tình trạng xấu của hàng hóa thì điều đó phải được chuyển vào vận
đơn bằng ghi chú giống như vậy.

- Biên lai thuyền phó chỉ là biên lai nhận hàng để chuyên chở, nó không phải là chứng từ về quyền sở hữu hàng
hóa được bốc lên tàu như vận đơn đường biển.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN
ĐI VÀ CÁC GIẤY TỜ LIÊN
QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
o Nội dung
Nội dung của biên lai thuyền phó bao gồm:
- Họ tên, địa chỉ người gửi hàng, người nhận hàng;
- Tên tàu, cảng xếp, cảng xếp có thể thay thế, cảng dỡ và các cảng ghé bắt
buộc;
- Tóm tắt về hàng hóa, tên hàng, số lượng, loại bao gói, trọng lượng chuyên
chở, trọng lượng cả bì, thể tích;
- Những chú ý về tình trạng bao gói, hàng hóa;
- Địa điểm, ngày cấp;
- Chữ ký của thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy nhiệm, thông
thường là đại phó phụ trách hàng hóa là sỹ quan được ủy nhiệm ký.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU
CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY TỜ
LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
c. Chứng từ cầu tàu – chứng từ lưu khoang (Berth note –
Booking note)
o Khái niệm
- Chứng từ cầu tàu do người vận tải hoặc đại lý tàu lập và gửi
cho người thuê tàu (chủ hàng) để yêu cầu họ gửi thêm hàng
cho tàu tận dụng hết trọng tải, dung tích còn lại.
- Chứng từ lưu khoang hay đơn lưu khoang do người gửi hàng
hoặc chủ hàng lập trên mẫu in sẵn của người vận tải để gửi
đến cho người vận tải hay đại lý của họ đề nghị dành cho
mình một khoang tàu hay một phần trọng tải chở hàng để xếp
hết số lượng hàng đăng ký trong đơn lưu khoang.
- Chứng từ cầu tàu và lưu khoang một khi có chữ ký của hai
bên thì trở thành một hợp đồng vận tải sơ bộ có giá trị ràng
buộc cả hai bên.
- Khi người gửi hàng đã giao xong hàng xuống tàu thì người
vận chuyển sẽ cấp vận đơn để thay đơn lưu khoang hay
chứng từ cầu tàu.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU
CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY TỜ
LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
d. Lệnh xếp hàng (Shipping order – S/O)
o Khái niệm
- Lệnh xếp hàng là chứng từ phía công ty
VTB hay đại lý của họ gửi cho người gửi
hàng chấp nhận chuyển hàng đến tàu
hoặc đến cầu tàu sau khi người gửi hàng
gửi cho hãng tàu hoặc đại lý tàu đơn lưu
khoang.
o Nội dung
- Nội dung của lệnh xếp hàng bao gồm:
ngày tháng nhận hàng, tên tàu, tên hàng,
số lượng, trọng lượng, ký mã hiệu, cảng
xếp, cảng dỡ,...
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU
CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY TỜ
LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
e. Danh sách hàng hóa (Cargo list)
o Khái niệm
- Danh sách hàng hóa gửi vận chuyển do người
gửi hàng lập và gửi đến cho hãng tàu hoặc đại lý
của họ yêu cầu vận chuyển cho mình.
- Khi hãng tàu hoặc đại lý của họ chấp nhận thì
ký vào và gửi lại cho người gửi hàng một bản.
- Danh sách hàng hóa có thể thay cho lệnh xếp
hàng.
o Nội dung
- Nội dung của nó gồm: tên tàu, tên cảng xếp,
cảng dỡ, tên hàng, số lượng, trọng lượng, tình
trạng bao bì, thời gian xếp hàng,...
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU
CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY TỜ
LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA

f. Chỉ thị xếp hàng (Shipping note)


o Khái niệm
- Chỉ thị xếp hàng do người gửi
hàng viết và gửi cho hãng tàu
hoặc đại lý của họ và cho cơ
quan quản lý cảng, xí nghiệp xếp
dỡ nhằm cung cấp những chi tiết
đầy đủ về hàng hóa được gửi đến
cảng để xếp lên tàu và những chỉ
dẫn cần thiết.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
g. Bản lược khai hàng hóa (Cargo manifest)
o Khái niệm
- Lược khai hàng hóa là bản thống kê các lô hàng xếp xuống tàu theo vận đơn của lô hàng. Mỗi công ty chủ tàu
có mẫu bản lược khai hàng hóa riêng.
o Ý nghĩa
Bản lược khai hàng hóa có những tác dụng sau:
- Dùng đê thống kê hàng hóa vận chuyển trên tàu để tính cước phí vận chuyển, tính thuế hải quan;
- Khi làm thủ tục rời cảng, trình cho các cơ quan chức trách hữu quan ở cảng xếp;
- Tại cảng dỡ phải nộp cho cơ quan chức trách hữu quan để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa đồng thời dung
cho thống kê hàng nhập khẩu;
- Tàu có thể dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng tại cảng dỡ.
Bản lược khai hàng hóa phải được lập xong và ký trước khi làm thủ tục cho tàu rời cảng.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU
CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY TỜ
LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
h. Thông báo hàng đến hoặc thông báo dỡ hàng (Notice of arrival or Notice
to take delivery)
o Khái niệm
- Đây là thông báo của người vận tải hay đại lý của họ gửi cho người
nhận hàng báo hàng đã đến cảng để người nhận hàng làm thủ tục nhận
hàng.
- Nếu thông báo hàng đến gửi đi theo đúng thời gian của hợp đồng mà
người nhận hàng không đến thì người vận tải có thể giao số hàng đó
vào kho. Mọi chi phí và rủi ro đều do người nhận hàng gánh chịu.
i. Lệnh giao hàng (Delivery Order)
o Khái niệm
- Lệnh giao hàng là một chứng từ của người chuyên chở (Công ty VTB)
hay người có vận đơn gửi cho thuyền trưởng hay người phụ trách kho
bãi ra lệnh cho những người này giao toàn bộ hàng hóa hay một lượng
nhất định của lô hàng ghi trên vận đơn cho người chỉ định.
- Khi lệnh giao hàng do người có vận đơn cấp thì nó phải được công ty
VTB ký tên xác nhận mới có giá trị nhận hàng với tàu.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU
CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY TỜ
LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
j. Giấy biên nhận đã giao hàng (Delivery receipt)
o Khái niệm
- Sau khi giao hàng cho người nhận hàng, người nhận hàng
phải ký vào giấy biên nhận đã nhận hàng.
k. Phiếu kiểm đếm hàng (Dock sheet and Tally sheet)
o Khái niệm
- Dock sheet là một loại phiếu kiểm đếm tại cầu tàu trên đó
ghi số lượng hàng hóa đã được giao nhận tại cầu tàu. Trong
trường hợp hàng có tổn thất, hư hỏng phải được ghi vào
phiếu này.
- Tally sheet là phiếu kiểm đếm hàng hóa đã xếp lên tàu do
nhân viên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chép. Nội dung
của phiếu kiểm này gồm có: tên hàng, số kiện, ký hiệu,
trọng lượng, dung tích, số hiệu của lệnh xếp hàng, tên tàu,
cảng xếp, cảng dỡ,... Phiếu kiểm đếm phải có chữ ký của
nhân viên kiểm đếm đại diện cho tàu và chủ hàng.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU
CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY TỜ
LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
l. Thông báo sẵn sàng (Notice of readiness – NOR)
o Khái niệm
- Thông báo sãn sàng là một văn bản do thuyền trưởng
gửi cho người gửi hàng hoặc nhận hàng (chủ hàng) để
thông báo việc tàu về mọi phương diện đã sẵn sàng xếp
hay dỡ hàng.
o Mục đích
- Tính toán thời gian bắt đầu thực hiện hợp đồng, thời
gian tàu đỗ bến xếp hoặc dỡ hàng đã qui định trong
hợp đồng;
- Làm cơ sở để tính thời gian tiết kiệm hay kéo dài
ngày lưu tàu tại cảng;
- Buộc người thuê tàu hoặc chủ hàng phải làm hết sức
mình thu xếp việc dỡ và cầu bến.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
o Điều kiện
Trước khi trao thông báo thì tàu phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tàu đã đến địa điểm xếp hoặc dỡ hàng như qui định trong hợp đồng thuê tàu hoặc gần địa điểm đó mà tàu
có thể tới an toàn;
- Tàu phải thực tế sẵn sàng xếp hoặc dỡ hàng vào thời điểm đó;
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
o Lưu ý khi giao và nhận
- Thuyền trưởng trao NOR cho đại lý để qua đại lý gửi cho chủ hàng hoặc dùng phương tiện thông tin đê thông
báo.
- NOR được trao trong giờ làm việc của cảng địa phương. Thời gian trao NOR được qui định trong hợp đồng
vận tải. Nếu NOR trao ngoài giờ làm việc, ngày lễ hay chủ nhật thì tùy theo qui định trong hợp đồng có thể
có những thỏa thuận riêng.
- Sau khi trao NOR thuyền trưởng phải yêu cầu người thuê tàu hay chủ hàng ký nhận là đã nhận NOR theo giờ
làm việc qui định trong hợp đồng thuê tàu.
- Nếu tàu xếp hàng ở hai hay nhiều cảng thì NOR chỉ cần trao ở cảng xếp hàng đầu tiên, trừ khi trong hợp đồng
có những qui định khác.
- Ngày trao NOR phải được ghi vào nhật ký tàu. Nếu vì lý do nào đó mà không trao được NOR thì cũng cần
ghi rõ trong nhật ký.
- NOR có thể do đại lý tàu lập và trình cho thuyền trưởng ký. Số lượng bản NOR tùy thuộc vào tưng cảng. Tàu
phải giữ trên tàu một bản sau khi có xác nhận của người thuê tàu.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA
o Nội dung
- Tên, địa chỉ người nhận thông báo;
- Tên tàu, hô hiệu, số IMO, quốc tịch;
- Ngày giờ đến cảng, số lượng hàng sẽ nhận hoặc dỡ theo qui định;
- Chữ ký của thuyền trưởng.
CHƯƠNG 7: TÀI LIỆU
CHUYẾN ĐI VÀ CÁC GIẤY
TỜ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG
HÓA
m. Sơ đồ xếp hàng của tàu (Ship’s stowage plan)
o Khái niệm
- Sơ đồ xếp hàng của tàu là một bản sơ đồ về vị
trí sắp xếp các lô hàng theo vận đơn ở trên tàu.
Trong sơ đồ chỉ rõ lô hàng, tên hàng, số vận
đơn, số lượng, cảng xếp, cảng dỡ.
- Sơ đồ xếp hàng do thuyền phó nhất của tàu tính
toán và lập ra, sau đó đưa thuyền trưởng ký.
Lúc này sơ đồ mới được dùng để xếp hàng
xuống tàu tại cảng.
- Sơ đồ xếp hàng được nộp cho các cơ quan hữu
quan khi tàu đến các cảng dỡ hàng.
Trò chơi ôn tập (Kahoot)
- Mỗi nhóm sẽ có 2 đại diện tham gia chơi.
- Đại diện của các đội sẽ trả lời lần lượt 30
câu hỏi dạng trắc nghiệm.
- Nếu đại diện của đội nào đứng nhất,
thành viên của đội đó sẽ được cộng 2
điểm
- Nếu đại diện của đội nào đứng nhì, thành
viên của đội đó sẽ được cộng 1 điểm
- Nếu đại diện của đội nào đứng ba, thành
viên của đội đó sẽ nhận được tràng pháo
tay nồng nhiệt của 2 đội đứng nhất và
đứng nhì
Các bạn tải ứng dụng Kahoot để dễ dàng
tham gia chơi, link tham gia
https://create.kahoot.it/share/khai-thac-thu
ong-vu/fa713877-32ab-411d-8786-674e64e
0714f
Vì có tính tập thể, nên các bạn trong nhóm

You might also like