You are on page 1of 9

Chương II: HÀNG HÓA QUA CẢNG

I. Tầm quan trọng của hàng hóa trong công tác quy hoạch cảng
Hàng hóa qua cảng là số liệu đầu tiên có tính chất quyết định đối với
công tác quy hoạch cảng bởi mục tiêu của cảng là bốc xếp, vận chuyển, bảo
quản hàng hóa. Do đó phải xác định đúng lượng hàng thiết kế.
Nếu dự báo chính xác thì cấu tạo, quy mô, kích thước của cảng sẽ đáp
ứng lượng hàng dự báo, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng chắp vá, bị động
trong quá trình phát triển.
Phải dự báo các mặt hàng chính đến cảng vì các mặt hàng khác nhau
thì việc vận chuyển bốc xếp, bảo quản hàng hóa sẽ khác nhau. Đồng thời
phải dự báo được luồng hàng, số lượng, chủng loại của từng loại hàng vì các
yếu tố này ảnh hưởng đến việc phân chia các khu vực hàng hóa trong cảng,
quyết định đội tàu đến cảng, quyết định công nghệ bốc xếp, công nghệ vận
chuyển và bảo quản hàng hóa, quyết định quy mô, kích thước các bộ phận
công trình phục vụ cho công việc bốc xếp, từ đó quyết định sự phát triển
tương lai của cảng.
II. Phân loại hàng hóa qua cảng
Phân loại theo đặc tính hàng hóa
II.1. Hàng bách hóa
Vận chuyển dưới dạng các kiện hàng hoặc dưới dạng các bao, gói, các
thùng…Hàng bách hóa được chia làm các loại:
- Hàng hỗn hợp không phân loại: rất khác nhau về kích thước, trọng
lượng.
- Hàng cùng loại: các kiện hàng hầu hết đều cùng cỡ về kích
thước,trọng lượng, chủ yếu là hàng suất nhập khẩu.
- Hàng bao kiện: được vận chuyển dưới dạng đóng hộp, đóng bao bằng
thùng gỗ hoặc thùng kim loại kín, bao, túi…. Mỗi lần bốc xếp như thế gọi là
một mã hàng và trọng lượng của mã hàng không vượt quá sức nâng lớn nhất
của cần trục. Một mã hàng có thể gồm nhiều bao, kiện hàng. Hiện nay,
trong bốc xếp hàng bách hóa người ta hay sử dụng palét để tăng năng suất
vận chuyển.
Palét có thể làm bằng những thanh gỗ thanh hoặc nhựa đan xen vào
nhau với kích thước 800 x 1200mm hoặc 900 x 1300mm.

Paleùt goã

Paleùt nhöïa
II.2. Container
Là một thùng hình hộp bằng thép hoặc bằng nhôm cứng, kín, thường
dùng để chuyên chở hàng bách hóa, hàng rời và các loại hàng khác.
* Kích thước của container:
Do container có nhiều loại, kích thước cụ thể từng loại có thể khác
nhau tùy theo nhà sản xuất. Tuy vậy, do nhu cầu tiêu chuẩn hóa để sử dụng
trên phạm vi toàn cầu, kích thước container thường được áp dụng theo tiêu
chuẩn ISO.
Có rất nhiều bộ tiêu chuẩn ISO liên quan đến kích thước container,
trong đó ISO 668: 1995 quy định kích thước và tải trọng container rất rõ:
Chiều rộng 2,438m (8ft)
Chiều cao: có hai loại (loại thường cao 2,591m (8ft 6inch) và loại cao
2,896m(9ft 6inch))
Chiều dài: 6,058m (20 ft); 9,14m (30 ft); 12,192m (40 ft)

Trước đây, theo quy định quốc tế, các thùng container chuẩn được gọi
là TEU. TEU là viết tắt của chữ tiếng Anh: Twenty-foot equivalent units,
nghĩa là các thùng có chiều dài chuẩn tương đương 20 feet. Sở dĩ có chuẩn
này vì các thùng container sau khi được vận chuyển bằng đường biển, tại
cảng chúng sẽ được cẩu lên các xe kéo vận tải có rơ-moóc. Chính vì thế, kích
thước của container phụ thuộc vào kích thước chở của xe kéo.
Kích thước của một TEU theo tiêu chuẩn hệ mét: Dài 6,058m, rộng
2,438m, cao 2,591m. Bình thường 1 TEU
chở được khoảng 14 tấn hàng, với hàng nặng
có thể chở được tới 20 tấn hoặc hơn.
Tuy nhiên, hiện nay container 40 feet
được sử dụng thông dụng nhất trên thế giới.
Container 40 feet có chiều dài lớn gấp đôi
container 20ft, còn chiều rộng và chiều cao thì vẫn như nhau.
Container là một dạng đặc biệt của hàng bách hóa nhưng với xu thế
hiện nay người ta đang tiến dần đến việc container hóa do năng suất vận
chuyển cao, hiệu quả, bảo quản chất lượng hàng hóa tốt, không cần nhà kho.
* Phân loại container
- Container bách hóa: thường được dùng để
chở hàng khô. Loại container này được sử dụng
phổ biến nhất trong vận tải biển.
- Container hàng rời: là loại container
cho phép chứa hàng rời khô (xi măng, ngũ
cốc, quặng…) bằng cách rót từ trên xuống
qua miệng và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên
cạnh container.
- Container chuyên dụng: là loại thiết
kế đặc thù chuyên chở một loại hàng nào đó như ôtô, động vật sống.

Đối với container chở ôtô không cần mái che bao bọc, có thể xếp bên
trong một đến hai tầng ôtô tùy theo chiều cao xe. Tuy nhiên hiện nay người
ta vẫn chở ôtô trong container bách hóa.
Container chở động vật sống

II.3. Thiết bị máy móc, ô tô


Đây là những loại hàng có kích thước tương đối lớn, trọng lượng nặng,
không thể bao gói. Ngoài ra còn có những mặt hàng có kích thước rất lớn, rất
nặng gọi là hàng siêu trường, siêu trọng.
II.4. Hàng lỏng
Đây là một trong những loại hàng có khối lượng khá lớn, được vận
chuyển khá nhộn nhịp vì những nơi sản xuất ra hàng lỏng thường không phải
là những nơi tiêu thụ chính. Phần lớn dầu mỏ tập trung ở Trung Đông nhưng
tiêu thụ chính là các nước phát triển. Các sản phẩm của dầu mỏ:
- Dầu thô: sản phẩm được khai thác trực tiếp từ dầu mỏ. Để vận chuyển
dầu thô, người ta thường dùng những tàu chuyên dụng có sức chở lớn.
- Xăng, dầu lửa, bitum…là những sản phẩm qua các quá trình chế biến,
tinh lỏng tạo thành.
- Khí hóa lỏng: khí được chuyển sang trạng thái nước, được chia lảm
hai loại: LNG và LPG.
+ LNG: khí tự nhiên hóa lỏng, khai thác ở mỏ khí.
+ LPG: khí dầu mỏ hóa lỏng, khai thác trong quá trình tinh chế dầu.
II.5. Hàng rời vun đống
Hàng vun đống được vận chuyển với khối lượng khá lớn trên thế giới
bao gồm:
- Các loại quặng nhôm, sắt, apatít hoặc các loại quặng đã được xử lý sơ
bộ để tăng hàm lượng kim loại chứa trong nó.
- Than đá:
- Vật liệu xây dựng: đá xây dựng, cát, sỏi là những vật liệu có nhu cầu
sử dụng rất lớn.
- Hạt ngũ cốc: ngô, lúa đậu….
Đối với hàng rời, khi bốc xếp, vận chuyển thường sử dụng thiết bị
chuyên dụng như băng chuyền và bảo quản trên bãi hoặc trong kho kín (đối
với những loại hàng dễ hư hỏng trong quá trình bảo quản).
III. Lượng hàng qua cảng
III.1. Khái niệm
Lượng hàng qua cảng là tham số quan trọng bậc nhất cần phải có trước
khi làm công tác quy hoạch cảng.
Lượng hàng này được xác định bằng phương pháp dự báo (căn cứ vào
tính hình phát triển trong quá khứ và tương lai). Lượng hàng dự báo đối với
cảng là lượng hàng trong tương lai. Tùy theo quy hoạch người ta có thể chia
ra tương lai gần (5 năm), hay tương lai xa (10 năm). Lượng hàng dự báo này
càng sát thực càng tốt.
III. 2. Định nghĩa

Hình 2.1: Sơ đồ bốc xếp hàng hóa giữa tàu và bờ


Lượng hàng qua cảng là tổng lượng hàng dự báo được xếp dỡ từ trên
tàu xuống bờ và ngược lại trong một khoảng thời gian nhất định nào đó tại
tất cả các bến của cảng. Công việc này chỉ diễn ra tại tuyến bến.
Lượng hàng còn một phần xếp dỡ ở trên nước gọi là chuyển tải trên
nước.
Q = Q1 + Q2 (T)
Lượng hàng vận chuyển trong nội bộ cảng (Q3, Q4) không được tính
vào lượng hàng qua cảng.
III.3. Nguyên tắc dự báo lượng hàng thiết kế
Xác định vùng hấp dẫn của cảng (phạm vi phục vụ của cảng), tùy theo
vị trí địa lý và tầm quan trọng mà mỗi cảng có một phạm vi phục vụ nhất
định. Giới hạn của hai cảng kề cận nhau gọi là đường phân hàng.
- Đường phân hàng là đường mà hàng hóa nằm tại một điểm trên
đường đó khi đi về hai cảng kề cận nhau thì có chi phí như nhau về mặt kinh
tế.
- Vị trí của đường phân hàng không cố định mà luông thay đổi, tùy
thuộc vào mạng lưới đường giao thông, vị trí địa lý và các đặc trưng kinh tế
kỹ thuật của cảng.
Khi thiết kế quy hoạch cảng cần phải xác định phạm vi phục vụ của
cảng để xác định lượng hàng hóa qua cảng và cự ly vận chuyển hàng hóa
cùng với các dạng phương tiện.
Sau đó tiến hành điều tra kinh tế trong phạm vi phục vụ của cảng, công
tác này được tiến hàtrong tất cả các ngành kinh tế quốc dân với các nội dung
cơ bản sau:
+ Sự phân bố về hành chính và dân cư.
+ Sự phân bố trữ lượng, sản lượng khai thác, đối tượng phục vụ, luồng
vận chuyển.
+ Khối lượng sản phẩm, nhu cầu xuất nhập khẩu..

Hình 2.2: Đường phân hàng của cảng


Khi có lượng hàng cần tiến hành phân tích thành phần cấu tạo như
luồng hàng (đi, đến), các tuyến đi hàng (ven biển, nội địa, viễn dương) và
phân phối chúng cho các dạng vận tải khác. Từ đó, căn cứ vào yêu cầu bảo
quản, vận chuyển, bao gói, xếp dỡ, tính chất cơ lý để chia thành từng loại
hàng cụ thể (hàng bao kiện, hàng một đống, hàng nguy hiểm và hàng mau
hỏng…). Trong quá trình xử lý số liệu, người ta cần hệ số không đều của
hàng hóa. Hệ số này kể đến tính chất bất bình thường của hàng hóa khi qua
cảng với công thức như sau:
Qtmax
Kkđ = Q tb
t

Trong đó: Qtmax: lượng hàng của một tháng lớn nhất trong năm
Qttb: lượng hàng trung bình của một tháng trong năm
Hệ số không đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hàng, đặc điểm
tình hình sản xuất, nhu cầu tiêu dùng, vị trí địa lý của cảng và các đặc tính
kỹ thuật. Khi thiết kế quy hoạch cảng phải xác định hệ số không đều cho
từng loại hàng cụ thể.
IV. Năng lực thông qua của cảng (P)
IV.1. Định nghĩa
Năng lực thông qua của cảng là lượng hàng lớn nhất có thể xếp dỡ
được từ trên tàu xuống bờ và ngược lại trong một khoảng thời gian nhất định
(ngày, tháng, năm) với điều kiện nhất định về trang thiết bị và việc tổ chức
khai thác.
Như vậy, năng lực thông qua của cảng thể hiện khả năng sử dụng các
trang thiết bị của cảng để thực hiện công việc bốc xếp khối lượng hàng hóa
nhất định.
* Năng lực thông qua của cảng phụ thuộc vào yếu tố hiện có của một
cảng, cụ thể:
- Điều kiện trang thiết bị, mức độ cơ giới hóa cũng như việc tổ chức
khai thác của cảng.
- Thời gian làm việc của cảng trong 1 năm ( thời gian chạy tàu).
- Trọng tải, sức chở của tàu ra vào cảng.
- Chế độ chuyển tải hàng hóa giữa các dạng vận chuyển khác nhau.
- Loại hàng vì hàng hóa quyết định phương thức vận chuyển, phương
thức bốc xếp, phương thức bảo quản.
- Mức độ thành thục, kỹ năng của người lao động.
Năng lực thông qua là một yếu tố có thể thay đổi theo thời gian, phụ
thuộc vào mức độ cơ giới hóa bốc xếp mà cảng đó được trang bị, phụ thuộc
vào trình độ sản xuất của nước đó.
Năng lực thông qua của cảng được xác định từ năng lực thông qua của
tất cả các bộ phận trong cảng. Để đảm bảo khả năng khai thác của cảng thì
luôn đảm bảo điều kiện: P  Q.
Năng lực thông qua của cảng có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt
trong thiết kế cảng bởi vì cần thỏa mãn điều kiện tăng đến mức lớn nhất
lượng hàng qua cảng nhưng lại sử dụng tối thiểu các trang thiết bị của cảng.
Muốn vậy phải thực hiện các biện pháp hiệu quả nhất trong công tác bốc
xếp, tăng năng suất các thiết bị bốc xếp, vận chuyển, giảm thời gian chờ đợi
tàu bè và các phương tiện giao thông trên bộ.
IV.2. Cách xác định
n n
Ptoàn cảng =  PC i +  PC j
1 2
i 1 j 1

Trong đó: PC1i : năng lực thông qua giữa bến với tàu
PC1i : năng lực thông qua giữa tàu với tàu (xếp dỡ trên nước)

You might also like