You are on page 1of 4

Việt Nam là nước có đường biển trải dài từ bắc vào nam, rất thuận tiện cho việc

phát triển kinh tế biển. Rất nhiều bến tàu, cảng biển được đầu tư, nâng cấp để phát
triển giao thương bằng đường biển. Ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào
lĩnh vực vận tải biển, tạo nhu cầu nhân lực về ngành này. Đây cũng chính là
nguyên nhân giúp cho ngành kinh tế vận tải biển được quan tâm và phát triển đến
thế.
1. Ngành kinh tế biển là gì?
Kinh tế vận tải biển là ngành mang tính chất kinh doanh, đóng góp vào quá
trình vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển và bốc dỡ hàng hóa tại các
bến cảng. Quá trình vận chuyển giúp khai thác và kinh doanh tàu biển trên một
khu vực rộng lớn. Trong khi đó, khâu xếp hàng, bốc dỡ lại phục vụ các hoạt
động tổ chức kinh doanh sản xuất ở tại cảng biển.

Ngành kinh tế vận tải biển tiến hành nghiên cứu hoạt động sản xuất giao thông
vận tải đường thủy. Nghiên cứu các phương pháp kinh doanh và khai thác hiệu
quả để mang lại lợi nhuận và nguồn ngoại tệ cho doanh nghiệp.

2.Lý do lựa chọn ngành kinh tế biển?

Tại sao chọn chuyên ngành này ?


Chương trình đào tạo ngành kinh tế vận tải biển đã khẳng định chất lượng
của mình thông qua các điểm nổi trội dưới đây:
Được xây dựng dựa trên các chương trình của các trường đại học hàng đầu
về vận tải biển và được cập nhật hàng năm.
Môn học và giáo trình giảng dạy:
• Thông tin chi tiết về môn học luôn được cung cấp đầy đủ cho sinh viên khi
bắt đầu môn học.
• Mộn học dựa theo bảng mô tả công việc của các nhân sự trong các doanh
nghiệp trong nước và quốc tế.
• Chú trọng kỹ năng thực hành, mỗi môn học chuyên môn luôn được xây
dựng đề sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực tiễn của doanh nghiệp.
• Phát huy khả năng tự học và học theo nhóm.
• Nâng cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành.
• Giáo trình chuyên ngành quốc tế mới nhất.
Đội ngũ giảng viên:
• Đội ngũ giảng viên cơ hũu tốt nghiệp từ các trường Đại học Hàng Hải Việt
Nam và quốc tế; có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế của doanh nghiệp.
• Phương pháp dạy học hướng đến sinh viên (sinh viên làm trung tâm).
Mối quan hệ với doanh nghiệp:
• Hỗ trợ sinh viên tham gia 3 đợt thực tập chính tại các doanh nghiệp vận tải
biên và các doanh nghiệp cảng (thực tập vào nghề, thực tập nghiệp vụ và
thực tập tốt nghiệp) và quá trình thực hiện đồ án môn học.
• Tạo điều kiện để sinh viên tham gia các chương trình quản lý tại các doanh
nghiệp vận tải biển.
• Hỗ trợ khả năng tìm việc làm thích hợp của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Khả năng thăng tiến trong công việc:
• Sinh viên có khả năng nhận được việc làm thêm ngay trong quá trình học.
• Sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp tại các doanh nghiệp Việt
Nam và Quốc tế
• Khả năng gia tăng thu nhập và lương.
• Cơ hội tham dự và nhận học bổng từ các chương trình học tập sau đại học
tại Việt Nam và Quốc
Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại vị trí Chuyên viên của
phòng ban chức năng như
Phòng kinh doanh, Phòng kế hoạch, Phòng Marketing, Phòng tổ chức,
Phòng hỗ trợ - giao địch khách hàng, Phòng khai thác hoặc Trợ lý cho nhà
quản lý các cấp trong bộ máy quản lý về vận tải biển. Sau khi tốt nghiệp,
sinh viên có thể đảm nhận các công việc tại:
• Các cơ quan quản lý nhà nước về vận tải biển;
• Các doanh nghiệp vận tải biển;
• Các doanh nghiệp cảng biển;
• Các công ty cung cấp dịch vụ logistics;
• Các công ty giao nhận, đại lý, môi giới tàu biển.

3.Chương trình học

Chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức:


• Kiến thức chuyên ngành chính:
Địa lý vận tải, luật vận tải biển, Đại lý tàu và giao nhận HH, Quản lý tàu,
Quản lý và khai thác cảng, Bảo hiểm hàng hải, Khai thác tàu,...

• Kiến thức cơ sở:


Kinh tế lượng, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý
thống kê, Toán kinh tế...

• Ngoại ngữ:
Tiếng Anh giao tiếp quốc tế (EIC) bao gồm 4 kỹ năng nghe, đọc, nói, viết.

• Tin học:
MS Word, MS Excel, MS PowerPoint, ...

• Kiến thức và kỹ năng khác:


Pháp luật đại cương, Khoa học giao tiếp, Phương pháp nghiên cứu khoa
học, Toán chuyên đề, Lý thuyết xác suất và thống kê...

4. Học chuyên ngành thế nào? Lĩnh vực chuyên sâu

- Khi theo học ngành này đòi hỏi sinh viên có kiến thức về thị trường vận tải
biển, đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như các chi tiết khai thác và hiệu
quả kinh doanh trong vận tải biển; các vấn đề chung của cảng biển, hoạt
động của cảng, quản lý cảng; thương vụ vận tải biển, chứng từ sử dụng trong
vận tải biển; các kiến thức cơ bản liên quan đến chế độ pháp lý các vùng
biển, những nguyên tắc cơ bản về hoạt động hàng hải; các quy định về tâu
biển, thuyền bộ và hoạt động hàng hải có liên quan; kỹ năng thương lượng
ký kết hợp đồng, giải quyết khiếu nại tranh chấp, bảo hiểm hàng hải;...
- Môn chuyên ngành giúp sinh viên hiểu sâu hơn về ngành học như :
Giúp người học nhận thức về những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như
vị trí địa lý, các hiện tượng thời tiết khí hậu đối với hoạt động vận tải biển (
môn Địa lý vận tải )
Giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản về pháp luật vận tải biển của Việt
nam và những quy định theo các điều ước quốc tế ; Hoàn thiện khả năng tìm
kiếm thông tin, nghiên cứu tài liệu, phân tích và xử lý tình huống trong thực
tiễn ( Luật vtb )
Giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản về Đại lý tàu biển và giao nhận
hàng hóa tại cảng biển và các khung pháp lý chi phối tới hoạt động đại lý tàu
biển và giao nhận ở Việt Nam. Trang bị kiến thức cơ bản và thực hành các
kỹ thuật cơ bản về hoạt động môi giới trong lĩnh vực hàng hải; Người học
được cung cấp các kiến thức cần thiết để hoàn thiện kỹ năng nhằm thực hiện
tốt công việc của người đại lý; Khả năng làm việc và thảo luận nhóm, rèn
luyện khả năng tư duy, giải quyết tình huống ( Đại lý tàu & Giao nhận HH )
Giúp sinh viên hiểu được nghiệp vụ quản lý tàu biển, Hợp đồng quản lý tàu,
Hợp đồng quản lý thuyền viên và dự án đầu tư tàu; Giúp sinh viên áp dụng
kiến thức đã học vào lập dự án mua tàu, lập hợp đồng quản lý tàu ( Quản lý
tàu )
Cung cấp kiến thức khái quát về bảo hiểm nói chung và các kiến thức
chuyên ngành về bảo hiểm hàng hải; Kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng
bảo hiểm hàng hải ( Bảo hiểm hàng hải )
Thực tập chuyên ngành KTB : Tìm hiểu và viết báo cáo về 1 trong các
nghiệp vụ sau của doanh nghiệp: nghiệp vụ khai thác tàu và phương tiện vận
tải biển, khai thác, kinh doanh cảng thủy, giao nhận hàng hóa,…
5. chuNn đào tạo
5.1 Mục tiêu đào tạo
Là đào tạo những sinh viên tốt nghiệp có chất lượng cao thông qua việc ưu tiên đầu
tư điều kiện giảng dạy và học tập tốt, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ
giảng viên giỏi và áp dụng phương pháp dạy - học hiện đại theo định hướng tiêu
chuNn của các đại học tiên tiến trong khu vực.
5.2 Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo đại học chất lượng cao được thực hiện theo học chế tín chỉ.
Chương trình được xây dựng phát triển từ chương trình đại học đại trà cùng chuyên
ngành, có tham khảo các chương trình đào tạo nước ngoài và chương trình tiên tiến
trong nước, với yêu cầu về trình độ cao hơn và nội dung rộng hơn, sâu hơn theo
hướng nâng cao, đề cao tư duy sáng tạo, khả năng tự học, tăng cường kỹ năng thực
hành, kiến thức thực tế, khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng mềm
cần thiết;
Chương trình đào tạo đảm bảo ít nhất 20% số tín chỉ các học phần thuộc khối kiến
thức cơ sở ngành và chuyên ngành được dạy bằng Tiếng Anh hoặc song ngữ Anh -
Việt;
5.3. Điều kiện học tập và nghiên cứu
- Được học tập trong điều kiện tốt hơn so với chương trình đại trà do Nhà trường
đầu tư riêng cho chương trình chất lượng cao.
- Được ưu tiên tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học và các chương trình trao
đổi sinh viên trong nước và quốc tế trong khuôn khổ hoạt động của Nhà trường.
- Ưu tiên trong lựa chọn đề tài nghiên cứu, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện đề
tài nghiên cứu khoa học các cấp.

You might also like