You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN KHAI THÁC ĐỘI TÀU

Lý thuyết
1: Trình bày một số giải pháp tăng tốc độ tàu và lợi ích đạt được khi tăng tốc độ
tàu.

- Một số giải pháp tăng tốc độ tàu: cải tiến con tàu thay đổi hình dạng, thay đổi
động cơ máy tàu
+
- lợi ích đạt được khi tăng tốc độ tàu: đi được nhiều chuyến hơn=> được nhiều
lợn nhuận

2: So sánh ưu – nhược điểm của hai phương pháp khai thác tàu chợ và tàu
chuyến? Phương thức khai thác tàu chợ có thể thay thế hoàn toàn cho phương
thức khai thác tàu chuyến không? Tại sao?
Ưu điểm – Nhược điểm của tàu chợ và tàu chuyến:

Phương thức khai thác tàu chợ KHÔNG thể thay thế hoàn toàn cho phương thức
khai thác tàu chuyến. BỞI VÌ:
- Tính linh động kém
- Giá cước vận chuyển cao
- Thời gian vận chuyển hàng chậm
- Phải có khối lượng hàng lớn và tương đối ổn định, các cảng ưu tiên, tàu có điều
kiện kỹ thuật tốt.
3: Trình bày đặc điểm của phương thức khai thác tàu chuyến. Kể tên một số
điều kiện chi phí xếp dỡ hàng trong hợp đồng thuê tàu theo chuyến.

Đặc điểm:
- Phương thức khai thác tàu không cố định về tuyến đường, bến cảng, thời gian
và khai thác theo yêu cầu của chủ hàng
- Chuyến đi là chuyến đơn (1 lượt) Tch=Tc r+Tx+ Tc h+ Td+Tf
- Các tàu tham gia vận tải: có trạng thái kỹ thuật không cao, không hiện đại và
Thường là tàu tổng hợp, chở nhiều loại hàng
- Chủ hàng: Có lô hàng lớn, Không thường xuyên, Không quan tâm tới trạng
thái kỹ thuật của tàu
- Giá cước vận tải : Biến động mạnh theo thời gian, Có thể không bao gồm phí
xếp dỡ (tùy HĐ)
Một số điều kiện chi phí xếp dỡ hàng trong hợp đồng thuê tàu theo chuyến: Các
điều kiện xếp dỡ: FIO, FIOS, FOIT, FILO, LIFO, LILO
 FIO (free in – out): khoản tiền cước người thuê tàu phải trả đã bao gồm tiền phí bốc
hàng lên và tiền phí dỡ hàng xuống khỏi tàu.
 FILO (free in/ liner out): chủ tàu không chịu trách nhiệm xếp hàng lên tàu, chỉ chịu
trách nhiệm dỡ hàng xuống tàu. Nghĩa là trong tiền cước vận chuyển chưa bao gồm
việc xếp hàng lên tàu nhưng đã bao gồm việc hạ hàng xuống tàu.
 FIOST (Free in and out, stowed and trimmed): miễn chi phí và trách nhiệm xếp, dỡ
hàng cũng như sắp xếp và san trải hàng.
 LILO (liner in/liner out): chủ tàu chịu trách nhiệm cho việc xếp hàng lên và dỡ hàng
xuống.

4: Trình bày ưu điểm của phương pháp đóng mới tàu. Theo anh /chị, phần lớn
các doanh nghiệp ở Việt Nam chọn phương pháp bổ sung tàu nào? Giải thích tại
sao.
Ưu điểm của phương pháp đóng mới tàu:
+ Đặc trưng khai thác phù hợp với điều kiện khai thác, tuyến đường.
+ Tình trạng kỹ thuật ổn định, hoạt động trên tuyến an toàn.
Theo em phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam chọn phương pháp bổ sung tàu
MUA TÀU CŨ.
BỞI VÌ:
- Giá đầu tư đơn vị thấp hơn tàu mới
- Không phải mất thời gian chờ đợi đóng tàu mới cũng như cơ hội kinh doanh
- Không phải thế chân đặt cọc làm nguồn vốn ứ đọng
- Nguồn hàng dành cho đội tàu của VN không được đảm bảo (cạnh tranh).
- Đóng mới thì phải tổ chức đấu thầu (thủ tục rườm rà, phức tạp).
- Thời gian cung cấp: Yêu cầu thời gian cung cấp ngắn nhưng các nhà máy trong
nước không đáp ứng được.

5: Anh/chị hãy trình bày ưu – nhược điểm của phương pháp bổ sung tàu: mua tàu
cũ.

Ưu điểm:
+ Vốn đầu tư đơn vị thấp hơn so với đóng mới.
+ Thời gian để có tàu đưa vào khai thác nhanh hơn.
+ Tốc độ quay vòng vốn nhanh hơn.
Nhược điểm:
- Không hoàn toàn phù hợp với điều kiện khai thác của DN => hiệu quả thấp hơn so với đóng
mới. - Khó bảo dưỡng do không có được tình trạng kỹ thuật ban đầu của tàu.
- Chi phí sửa chữa cao.
- Do tàu cũ nên có nhiều khuyết tật khong trông thấy => Dễ gặp rủi ro.
Khắc phục bằng cách thuê mua
6: Anh/chị hãy phân loại tuyến tàu chợ và chỉ ra ưu – nhược điểm của phương
thức khai thác tàu chợ.
Phân loại:
- Theo chế độ vận hành:
Tuyến chặt chẽ: Công bố ngày/ giờ tàu tới cảng
Tuyến thông thường: công bố ngày tàu tới cảng hoặc khoảng khời hành
- Theo thời gian:
Tuyến tốc hành
Tuyến thông thường
- Theo tính thường xuyên: Tuyến chu kỳ vàTuyến thường kỳ
- Theo số lượng chủ tàu : Tuyến độc quyền và Tuyến cạnh tranh
- Theo vai trò (tầm quan trọng của tuyến): Tuyến chính và Tuyến phụ (tuyến nhánh)
Ưu – nhược điểm của phương thức khai thác tàu chợ:

7: Trình bày khái niệm, phân loại chuyến đi của tàu vận tải biển.

Khái niệm: Chuyến đi của tàu là tập hợp tất cả các công việc được thực hiện theo một trình
tự nhất định để đưa tàu từ cảng xuất phát đến cảng đích nhằm đạt được mục tiêu nào đó.
Phân loại:
- Theo số cảng tàu phục vụ trong chuyến đi: Chuyến đi đơn giản và Chuyến đi phức
tạp.
- Phân loại theo chiều luồng hàng:
Một chiều có hàng
Hai chiều có hàng
Liên tục có hàng
- Phân loại theo chiều dòng chảy : Chuyến đi ngược dòng và Chuyến đi xuôi dòng
- Phân loại theo ngành thương mại/ ngoại thương:
Chuyến đi chở hàng Xuất khẩu
Chuyến đi chở hàng Nhập khẩu
Chuyến đi chở hàng nội địa
- Các chuyến đi khác :Chuyến đi theo lệnh, Chuyến đi khảo sát định mức, vv….

8: Phân biệt sản lượng vận chuyển và sản lượng luân chuyển của đội tàu.

9: Giải thích tại sao phải phân tích các thông tin về bến cảng, tuyến đường khi
tiến hành tổ chức vận chuyển hàng hóa theo phương thức tàu chuyến.

Để lập kế hoạch và tổ chức hàng hóa, những bến cảng có trang thiết bị xếp tốt thì ưu
tiên, những tuyến đường nhanh nhất ít tốn kém nhất và ít bị rủi ro về thiên tai thiên
nhiên khí hậu thời thiết và bị cướp biển.

10: Hãy trình bày các đặc trưng làm hàng của tàu biển.
I. Bài tập:

Dạng 1: Điều chỉnh thời gian chuyến đi, lập lịch vận hành, vẽ biểu đồ vận hành của
tàu

Dạng 2: Điều chỉnh tác nghiệp của tàu chợ: khi tàu đến sớm, muộn hơn lịch.

Dạng 3: Hãy tính doanh thu va lợi nhuận của tàu chuyến khi vận chuyển lô hàng theo
các điều kiện cước khác nhau.

Dạng 4: Lựa chọn phương án KT tàu chuyến (LN max)

You might also like