You are on page 1of 9

ĐẦU MỐI GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY

(CẢNG BIỂN)
1. KHÁI NIỆM
+ Tuyến giao thông: là mặt nước, bao gồm: biển, sông rạch, kênh đào… trên đó tổ chức các dòng
vận chuyển của tàu bè.

+ Cảng: là công trình thủy có chức năng tổng hợp với nhiều chức năng: cảng hàng hoá, hành
khách, năng lực của các cảng khá lớn, đặc biệt là các cảng biển thường có quy mô và năng lực vận
chuyển rất lớn, đảm bảo cho những tàu lớn neo đậu.

+ Bến: là những nơi neo đậu tàu nhỏ, bến cũng có thể là những nơi tập kết hành khách và hàng hoá
nhưng với quy mô nhỏ

+ Công trình bảo vệ cảng: một số cảng cần có những công trình bảo vệ cảng nhằm đảm bảo an
toàn và khả năng hoạt động cao của cảng.

2. PHÂN LOẠI
+ Cảng có thể phân loại theo những cách sau:

- Theo đối tượng vận chuyển: Hành khách, hàng hóa

- Theo năng lực và quy mô tính chất vận chuyển: cảng địa phương, cảng quốc gia, quốc tế..

- Theo vị trí: cảng sông, cảng biển, cảng biển trên sông..Một số đô thị cảng có vai trò quan trọng là
chức năng của đô thị. Cảng là yếu tố cơ bản hình thành và quyết định sự phát triển của đô thị.
Thành phố Cảng: Amsterdam, Rotterdam, Hong kong, Tp.HCM-Cảng sài gòn…

3. VỊ TRÍ CẢNG

4. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CẢNG BIỂN


5. DÂY CHUYỀN HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG

+ Khu vực mặt đất: đường vận chuyển, bãi hàng hoá, hệ thống kho, các khu vực quản lý, xuất nhập
khẩu hàng hóa...

+ Khu vực bến và tàu đậu: Khu vực bến, vũng cảng, vũng neo tàu,..
6. TIÊU CHUẨN VỊ TRÍ
+ Việc lựa chọn vị trí cảng cần xem xét toàn diện các vấn đề như: điều kiện tự nhiên, các điều kiện
kinh tế, an ninh, quan hệ với các khu vực trong đô thị.

+Vị trí cảng phải nằm trong quy hoạch chung của đô thị và đảm bảo nhu cầu phát triển của đô thị
trong tương lai. Lựa chọn vị trí cảng phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

- Diện tích: phải đảm bảo diện tích đủ để xây dựng theo nhu cầu hiện tại và xu hướng trong tương
lai.

- Quan hệ với các khu chức năng đô thị: Tiếp cận được với đường bộ cao tốc và đường sắt

7. CÁC CẢNG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI

a. Cảng Shanghai – Trung Quốc

Với 5 tổ hợp cảng, Cảng Thượng Hải đã vượt qua cảng Singapore năm 2010 để trở thành cảng
biển lớn nhất thế giới.

Cảng Thượng Hải có độ phủ khai thác đến 3,619km2 với tổng 125 bến đón tàu.

b. Cảng Busan – Hàn Quốc

Cảng Busan đặt tại khu vực thành phố công nghiệp Busan. Đây là cảng có kết cấu tương tự
như cảng Hồng Kong, Nó cũng có độ bận rộn khống kém.

Cảng Busan là cửa ngõ quan trọng cho giao thương kinh tế ra Thái Bình Dương và các
nước Á – Âu.
c. Cảng Rotterdam – Hà Lan

Sau thời gian dài giữ vị trí là cảng lớn nhất thế giới từ những năm 1962 đến năm 2004 trước khi
cảng Singapore và Thượng hải vượt qua. Cảng Rotterdam vẫn là một cảng biển lớn nhất tại khu
vực châu Âu. Đây là cảng có mực nước sâu nhất khu vực Tây Bắc châu Âu và nó cho phép các loại
tàu có chiều sâu mớm nước lớn.
ĐẦU MỐI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(BẾN XE)
1. PHÂN LOẠI
 Bến xe ô tô khách (bến xe khách) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành
khách.

 Bến xe ô tô hàng (bến xe hàng) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
thực hiện chức năng phục vụ xe ôtô vận tải hàng hóa nhận, trả hàng và các dịch vụ hỗ trợ
vận tải hàng hoá.
2. DÂY CHUYỀN CÔNG NĂNG

1. NHÀ ĐỂ XE
2. NHÀ CHỜ KẾT HỢP KINH DOANH DỊCH VỤ
3. NHÀ ĐIỀU HÀNH
4. TRẠM BƠM XĂNG, DẦU
5. NHÀ DỊCH VỤ KHÁCH
6. WC

3.1. QUY CHUẤN BẾN XE KHÁCH

Theo chương II, điều 7, thông tư quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải
đường bộ, bến xe khách được phân thành 6 loại. Quy định về các hạng mục công trình tương ứng
với từng loại bến xe khách như trong Bảng sau:
3.2. QUY CHUẨN BẾN XE HÀNG

You might also like