You are on page 1of 6

Đường Sắt

Hiện nay, tại nước ta có các tuyến đường sắt chính như sau:
1. Tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM ( Bắc Nam )
Đường sắt Bắc Nam hay đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt bắt đầu từ
thủ đô Hà Nội và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đường sắt Bắc Nam
chạy gần song song với Quốc lộ 1, có nhiều đoạn gặp nhau. Tổng chiều dài toàn
tuyến: 1.726 km, khổ rộng 1 m

2. Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng


Tuyến đường sắt này dài 102 km đi qua 4 tỉnh thành phố là Hà Nội, Hưng Yên,
Hải Dương và Hải Phòng nó chính là một "cạnh" của tam giác phát triển kinh tế
(Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.
Điểm đầu là ga Hà Nội và điểm cuối là Ga Hải Phòng.

3. Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai


Đường sắt Hà Nội – Lào Cai là một tuyến đường sắt liên vận quốc tế nối Hà
Nội với các tỉnh trung du và miền núi Tây Bắc. Đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài
296 km, đi qua 5 tỉnh, thành: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái - Lào
Cai. Tình trạng kỹ thuật hiện tại lạc hậu, nhiều đoạn đường sắt xuống cấp. Đội
đầu tàu phục vụ tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai được đánh giá là hiện đại chỉ
sau tuyến Bắc - Nam, nhưng tình trạng đường sắt kém khiến cho các đầu tàu
không được khai thác hết công suất.
4. Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng
Toàn tuyến dài 162 km. Đây là tuyến đường sắt chỉ một và duy nhất có khổ lồng
3 đường ray 1000mm và 1435mm. Cùng với tuyến đường sắt Bắc Nam, tuyến
đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng là một phần của hệ thống tuyến đường sắt
xuyên lục địa Á - Âu. Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng có điểm đầu là ga Hà Nội và
điểm cuối là ga Đồng Đăng nối các tỉnh, thành: Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang
- Lạng Sơn.

5. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều Tp. Thái Nguyên


Đường sắt Hà Nội – Quan Triều hay Đường sắt Hà Thái là một tuyến đường sắt
Việt Nam. Tuyến đường sắt này có điểm đầu là ga Long Biên (phường Đồng
Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và điểm cuối là ga Quán Triều (phường Quan
Triều, thành phố Thái Nguyên). Chiều dài toàn tuyến là 75 km. Đường sắt có
một đoạn đi chung đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng từ ga Long Biên đến ga Yên
Viên, một đoạn đi chung đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

Cụ thể có thể kể đến một số loại hàng hóa thông dụng vận chuyển đường sắt
như:
 Hàng hóa thông thường như quần áo, giày dép, đồ gia dụng,…
 Hàng hóa siêu trường, siêu trọng như máy móc, thiết bị, đồ nội thất, các
loại xe,…
 Hàng có giá trị cao như các mặt hàng xa xỉ phẩm, đồ điện tử,…
 Hàng hóa cần bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn như nông sản, thực
phẩm, đồ ăn,…
 Có khối lượng lớn cũng vận chuyển được như: các loại hóa chất, than,
các loại gỗ, lương thực
Ví dụ: Có 1 lô hàng than nặng có trọng lượng khoảng 20 tấn cần được chuyển
từ Hà Nội vào TP. HCM. Chúng ta có thể vận chuyển hàng theo tuyến đường
sắt Bắc Nam. Hàng sẽ được đảm bảo ở mức cao nhất vì phương tiện đường sắt
chỉ đi theo một lộ trình cố định. Sức chứa hàng của phương tiện đường sắt cũng
rất lớn, đảm bảo được nhu cầu vận chuyển

Đường hàng không


4 cảng hàng không quốc tế lớn và có nhà ga hàng hóa riêng biệt
1/ Sân bay quốc tế Nội Bài.
Sân bay có hai đường băng để cất cánh và hạ cánh cách nhau 250 m và tàu bay
không thể cất hạ cánh cùng một thời điểm trên cả hai đường băng: đường 1A
dài 3.200 m, đường 1B dài 3.800 m. Khu vực nhà ga T1 có 3 sân đỗ máy bay
A1, A2, A3 với tổng diện tích 165.224 m², nhà ga gồm 4 tầng và 1 tầng hầm với
tổng diện tích 90.000 m². Nhà ga T2 gồm 4 tầng với diện tích mặt bằng khoảng
139.000 m².

2/ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.


Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với diện tích 850ha là sân bay lớn nhất Việt Nam
về mặt diện tích. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía
Bắc, thuộc quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông
quan trọng của Nam Bộ.

3/ Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.


Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung -
Tây Nguyên và lớn thứ ba của Việt Nam, nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm
thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó
diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng
của miền Trung Việt Nam và nước ta.

4/ Sân bay quốc tế Cam Ranh.


Sân bay quốc tế Cam Ranh là sân bay dân sự chính phục vụ cho tỉnh Khánh Hòa
và các tỉnh Cực Nam Trung Bộ diện tích đất 750 ha. Sân bay Cam Ranh cách
Nha Trang 35 km.

Các loại hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không gồm 2 loại bao
gồm:
* Hàng thông thường: Là loại hàng hóa mà thuộc tính của nó không xảy ra các
vấn đề liên quan đến bao bì, nội dung và kích thước,…Điều này cho thấy,
không phải tất cả lô hàng đều được cho phép vận chuyển bằng đường hàng
không. Trước khi đưa hàng hóa lên khoang, Những nhân viên sân bay họ
thường sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các kích thước, thể tích hàng hóa có phù hợp với
khoang chứa hay không.

* Hàng đặc biệt


- Động vật sống
- Hàng có giá trị cao: vàng, bạc, kim cương...
- Hàng hóa ngoại giao
- Hài cốt
- Hàng hóa dễ hỏng: thịt tươi, trái cây, rau, củ, quả...
- Hàng hóa nguy hiểm: các chất hóa học, phóng xạ, dễ nổ
- Hàng hóa ẩm ướt
- Hàng hóa có mùi
- Hàng hóa có khối lượng lớn
Vận chuyển các mặt hàng hóa đặc biệt không phải là vấn đề dễ dàng, mà yêu
cầu, đòi hỏi đội ngũ vận chuyển phải có những kỹ thuật xử lý đặc biệt. Từ khâu
lưu trữ đến khâu vận tải.
Ví dụ: Có 1 lô hàng kim cương với trọng lượng khoảng 2 tấn cần được chuyển
từ Hà Nội ra TP.HCM thì nên vận chuyển bằng đường hàng không từ sân bay
quốc tế Nội Bài tới sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất bởi vì hình thức giao nhận
này sẽ đảm bảo được an toàn cho hàng hóa và hạn chế tối đa những rủi ro
có thể gặp phải như mất cắp, hư hỏng; đồng thời, thời gian vận chuyển
nhanh vì không bị cản trở bởi mặt địa hình.
Đường ống
Các loại hàng hóa được vận chuyển bằng đường ống bao gồm: chất lỏng và khí
hóa lỏng (xăng, dầu, gas, hóa chất)

Ví dụ: Có 1 tấn lít xăng cần được vận chuyển từ Vũng Tàu lên TP HCM để tiêu
thụ thì nên vận chuyển bằng đường ống ngầm vượt địa hình vì nó đảm bảo tính
liên tục và không thất thoát ra môi trường gây ô nhiễm, đồng thời cũng tiết kiệm
được chi phí vì bỏ qua bước đóng gói hàng hóa

You might also like