You are on page 1of 26

I.

KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ


1. Khái niệm
Vận tải đường bộ là quá trình vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng cách dùng
các phương tiện di chuyển trên đường bộ như: xe tải, xe bồn, xe container, rơ mooc, xe
ô tô, mô tô 2 hoặc 3 bánh,... Ở VN nó luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những chủ
hàng muốn chuyển hàng trong nội thành, liên tỉnh, bắc nam,…
2. Vai trò của vận tải đường bộ
- Vận tải đường bộ là hình thức vận tải thông dụng và phổ biến nhất hiện nay.
Loại hình vận tải theo phương thức vận tải đường bộ cũng có tính chất cơ động linh
hoạt, có hiệu quả kinh tế cao trên các khoảng cách di chuyển địa lý ngắn và trung bình.
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ luôn đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hóa
giúp khách hàng, các doanh nghiệp và công ty chủ động về thời gian.

- Vận tải đường bộ là một mắt xích quan trọng trong quá trình phân phối và lưu
thông hàng hóa, góp phần giúp các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán,…diễn ra
nhanh chóng, liên tục.
- Dù các phương thức mới ra đời mang lại nhiều sự tối ưu, hiệu quả nhưng đường
bộ vẫn là tuyến vận chuyển trọng yếu và có tầm quan trọng trong hoạt động giao
thương hàng hóa giữa các khu vực và các quốc gia.

- Sự phát triển của ngành vận tải đường bộ đã tạo công ăn việc làm ổn định, nguồn
thu nhập cao cho hàng triệu người lao động. Từ đó góp phần giải quyết những vấn đề
việc làm của nhà nước, giảm tỷ lệ thất nghiệp và cũng hạn chế được các tệ nạn xã hội
còn tồn đọng.
- Vai trò của vận tải đường bộ khá là quan trọng khi mà những năm qua ngành
vận tải đường bộ cũng đã khẳng định được vai trò chủ chốt của mình với nền kinh tế
bằng việc đóng góp không ít vào nguồn ngân sách nhà nước. thông qua nhiều loại thuế
và nhờ những dịch vụ kèm theo như kho bãi, bốc xếp hàng hóa, bảo dưỡng, sửa chữa.
Sự phát triển tuyến đường bộ vận chuyển Bắc Nam cũng là sự huy động nguồn vốn về
đầu tư trong xã hội rất lớn mà không phải ngành nghề nào cũng có được. Không một
quốc gia nào có thể thay thế hoàn toàn hệ thống vận tải đường bộ bằng những hình thức
vận tải khác. Dù hiện nay có sự phát triển mạnh từ các phương thức tiên tiến nhưng
đường bộ vẫn là mắc xích không thể thiếu, thậm chí còn kết hợp tốt trong quá trình vận
chuyển tạo nên hiệu quả cao.

⇨ Vận tải đường bộ giúp cho xã hội ngày một phát triển hơn, góp phần thúc đẩy sự
tăng trưởng kinh tế của nước nhà.
3. Ưu, nhược điểm của vận tải đường bộ
3.1. Ưu điểm
- Chi phí đầu tư cho xây dựng, vận hành và bảo trì đường bộ rẻ hơn nhiều so với
đường sắt hoặc đường hàng không.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí đóng gói, xếp dỡ trung gian, kết nối trung chuyển.
- Vận chuyển linh hoạt, cơ động; có thể kết hợp với các loại phương tiện vận tải
khác.
- Thủ tục vận tải đơn giản, có khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình,
khí hậu.
- Tiện lợi, đáp ứng được các yêu cầu vận chuyển đa dạng.
- Vận chuyển hàng hóa hiệu quả ở cự li ngắn và trung bình.
- Ít rủi ro thiệt hại hơn khi vận chuyển.
3.2. Nhược điểm
- Vận chuyển đường dài thường phải nộp thêm các khoản phụ phí đường bộ: trạm
thu phí, phí nhiên liệu, phí cầu đường,…
- Khả năng rủi ro cao như tai nạn giao thông, kẹt xe…, ảnh hưởng lớn đến hàng
hóa và thời gian giao hàng.
- Khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển còn hạn chế hơn so với vận
chuyển bằng đường sắt và đường biển.
- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết.
- Tốn nhiên liệu vận chuyển, gây ô nhiễm môi trường và ách tắc giao thông, đặc
biệt là ở các đô thị lớn.
II. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường bộ bao gồm: tuyến đường bộ; phương
tiện vận tải đường bộ; bến xe, trạm dừng nghỉ và các công trình, thiết bị phụ trợ khác.
1. Tuyến đường bộ
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
+ Đường(nền đường, mặt đường, lề đường, hè phố)
+Cầu đường bộ(cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu vượt
đường bộ, cầu vượt đường sắt, cầu vượt biển), kể cả cầu dành cho người đi bộ
+Hầm đường bộ(hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hàm chui qua đường bộ, hầm
chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị), kể cả hầm dành cho người đi bộ
+Bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn..
Tuyến đường bộ chính là các tuyến đường ô tô. Các tuyến đường ô tô tạo thành
mạng lưới đường ô tô dưới dạng 3 chiều hoặc mạng nhện. Tổng chiều dài, chất lượng
và mật độ của đường bộ một nước phản ánh trình độ phát triển kinh tế của nước đó.
- Căn cứ vào vật liệu làm đường: gồm đường đất, đường đá, đường bê tông và
đường rải nhựa, trong đó đường rải nhựa là phổ biến ở các đô thị và các tuyến đường
quốc lộ.
- Căn cứ vào lãnh thổ: gồm đường ô tô liên huyện, liên tỉnh, đường ô tô quốc gia
(quốc lộ) và đường ô tô quốc tế.
- Căn cứ vào giá cước vận tải: gồm đường ô tô loại I, II, III, IV, V. Đường ô tô loại
I có giá cước thấp nhất và đường ô tô loại V có giá cước cao nhất, nói một cách khác
mức giá cước tăng dần từ đường ô tô loại I đến đường ô tô loại V. Hệ thống đường bộ
chính tại Việt Nam bao gồm các con đường quốc lộ và cao tốc, nối liền các vùng, các
tỉnh cũng như đi đến các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Một số
tuyến quốc lộ và cao tốc của Việt Nam được chỉ định tham gia mạng lưới đường bộ
xuyên Á, đó là: Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, cao tốc CT.01,...
2. Phương tiện vận tải đường bộ
Phương tiện vận tải là những máy móc, thiết bị chuyên dùng cho việc chuyên chở
người và hàng hoá. Tuy nhiên khi nhắc đến vận tải, người ta thường nghĩ đến vận tải
hàng hoá. Vì thế phương tiện vận tải đường bộ gồm các loại xe cơ giới có năng suất
lớn. Sau đây là các loại phương tiện vận tải đường bộ:
2.1. Xe tải
Xe tải là loại xe vận tải truyền thống, đã có từ lâu đời và trở thành biểu tượng cho
ngành vận tải hàng hóa đường bộ. Cách phân loại xe tải như sau:
- Căn cứ vào trọng tải, kích cỡ của xe gồm có:
● Xe tải hạng nhẹ: có trọng tải từ 1 - 6 tấn. Loại xe này thường được sử dụng để
phục vụ chuyển nhà, chở ít hàng hóa hoặc hàng hóa nhỏ như thực phẩm, nội thất, mặt
hàng gia dụng,… Tuy nhiên, tùy vào quốc gia và tùy vào cấu tạo xe mà cách chia cũng
khác nhau. Ví dụ như tại Mỹ, quy định xe tải hạng nhẹ chỉ chuyên chở khối lượng tối
đa là 6,3 tấn.
● Xe tải hạng trung: có trọng tải từ 7 – 15 tấn. Loại xe này thường được sử dụng
để vận chuyển hàng hóa (thiết bị sản xuất, máy móc,...) ở nhiều địa hình khác nhau,
quãng đường dài, liên tỉnh.
● Xe tải hạng nặng: có trọng tải từ 16 - 40 tấn, thường có rơ moóc để kéo
container. Loại xe thường được sử dụng để chuyên chở các loại hàng hóa có số lượng
hàng lớn, khối lượng lớn, vận chuyển đường dài.
● Xe siêu trường siêu trọng / không giới hạn tải trọng: là những xe chuyên chở
những mặt hàng cực nặng, tải trọng xe thường lên đến hàng trăm tấn và rất ít thấy ở
Việt Nam. Điển hình như Liebherr 282B, đầu kéo MAN 158 bánh,…
- Căn cứ vào cấu tạo và mục đích sử dụng gồm có:
● Xe tải thùng kín: thùng xe được thiết kế kín đáo, đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
Loại xe này thường dùng để chở các hàng hóa có giá trị, tránh ảnh hưởng bởi thời tiết
bên ngoài.
● Xe tải thùng phủ mui bạt: là dạng thùng lửng, bên trên được phủ mui bạt, không
khí bên trong được thông thoáng hơn so với loại thùng kín. Loại thùng xe chở hàng này
có thể sử dụng vận chuyển đa dạng hàng hóa. Nếu không phủ mui bạt thì có thể dùng
để chở các loại vật liệu xây dựng, nếu chùm thêm bạt có thể chở các loại hàng hóa cần
bảo quản khác. Tuy nhiên, không khuyến khích vận chuyển hàng thực phẩm tươi sống
bằng loại thùng xe này.
● Xe tải có thùng đông lạnh: loại thùng xe này chuyên chở các loại hàng hóa cần
bảo quản đông lạnh như thực phẩm tươi sống, hàng nông sản, hàng đông lạnh cần di
chuyển đường xa…
- Căn cứ vào phạm vi phục vụ gồm có:
● Xe tải chuyên dụng được sử dụng cho việc vận chuyển có tính chất đặc thù như
chở xi măng, hóa chất, xăng dầu, hàng đông lạnh, gia súc gia cầm,...
● Xe tải nội bộ được sử dụng để phục vụ nhu cầu vận chuyển trong nội bộ một
doanh nghiệp, một công ty.
-Phân chia các loại xe tải chở hàng theo nhiên liệu động cơ đang sử dụng: dầu diesel
vs xăng
Với cách phân chia này, xe tải chở hàng sẽ có 2 loại chính:

● Xe tải dùng động cơ xăng: Xe tải chở đồ dạng này rất ít gặp, thường là loại nhẹ
● Xe tải dùng động cơ dầu: Rất thông dụng, phù hợp với tất cả các loại: xe tải
nhỏ, xe tải lớn, xe container,…
2.2. Xe container
Bản chất xe container là xe tải, nhưng phần thùng đằng sau tiêu biến và chỉ còn là
một tấm sàn cố định. Trên đó có các mắt khoá dùng để cố định container. Khi chuyên
chở, các container sẽ được nâng hạ trên tấm sàn này. Xe container chủ yếu chở các
container kích thước 20ft và 40ft, là chiều dài chuẩn hoá của container.
2.3. Xe đầu kéo
Xe đầu kéo là loại ô tô có phần đầu khá to và nặng, có chứa phần đầu kéo 2 đến 3
trục hoặc nhiều hơn tùy theo nhu cầu cần sử dụng. Phần đuôi của xe có phần kết nối với
các đồ vật cần kéo thông qua rơ mooc và sơ mi rơ mooc. Hiểu đơn giản thì xe đầu kéo
là phần phía trước của xe tải mà không có phần thùng xe phía sau. Đầu kéo có thể tự
mình di chuyển, và kéo thêm bộ phận hàng đằng sau. Bộ phận đằng sau nó có thể tháo
rời tự do, được gọi là mooc. Xe đầu kéo có công suất lớn nên có thể vận chuyển hàng
nặng, cồng kềnh như các container, các loại xe thùng, các đoàn xe lớn,...
Rơ mooc và sơ mi rơ mooc (còn được gọi là mooc và bán mooc) là những loại
phương tiện giao thông đường bộ không có động cơ, có kết cấu và trang bị dùng để chở
người hoặc hàng hóa và được kéo bởi một ô tô.
2.4. Xe bồn
Xe bồn, xe xitec (hay đối với xe chuyên chở nhiên liệu là xe chở xăng dầu) là một
loại xe có động cơ, kích thước lớn, được thiết kế đặc biệt để vận chuyển các loại chất
lỏng, hàng hóa hoặc khí. Một chiếc xe bồn được phân biệt bởi hình dạng của nó,
thường là một thùng hình trụ trên xe nằm ngang. Các xe bồn hầu như luôn luôn có
nhiều ngăn hoặc vách ngăn để ngăn chặn trào tải gây mất ổn định xe. Xe bồn đường dài
sẽ đóng vai trò như đầu tàu kéo vận chuyển chất lỏng. Xe bồn được thiết kế kích thước
phù hợp với địa hình, tải trọng khối lượng, công suất động cơ và quy định của nước đó.
Xe bồn xitec lớn thường có dung tích từ 20.000 lít đến 50.000 lít. Tại Việt Nam, xe bồn
hoặc rơ mooc bồn xitec chỉ được chở 1 bồn theo tải trọng quy định do địa hình Việt
Nam còn phức tạp. Tại Australia, xe bồn có thể kéo một lượt đến 3 chiếc bồn liên tiếp,
mang trọng tải vượt quá 100.000 lít do khổ đường đồng nhất và khoảng cách giữa các
điểm đến xa giúp tăng tiềm lực kinh tế lợi nhuận.
3. Bến xe, trạm dừng nghỉ
3.1. Bến xe
Bến xe là công trình xây dựng ở các đầu mối giao thông, quy định cho xe đỗ để
đón trả khách hoặc bốc dỡ hàng hóa.
Bến xe được phân thành 2 loại:
- Bến xe ô tô khách (bến xe khách): thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả
hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.
- Bến xe ô tô hàng (bến xe hàng): thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô vận tải
hàng hóa nhận, trả hàng và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng hoá. Hiện nay, Bến xe Miền
Đông ở Thành phố Hồ Chí Minh là bến xe trọng điểm, được coi là bến xe lớn nhất Việt
Nam và cả khu vực Đông Nam Á.
3.2. Trạm dừng nghỉ
Trạm dừng nghỉ đường bộ (trạm dừng nghỉ) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ, được xây dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc tỉnh lộ để cung cấp
các dịch vụ phục vụ người và phương tiện trong quá trình tham gia giao thông trên các
tuyến vận tải đường bộ. Các hạng mục công trình tại trạm dừng nghỉ bao gồm các hạng
mục quy định tại Tiểu mục 2.3 Mục II Thông tư 48/2012/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban
hành, cụ thể như sau:
- Bãi đỗ xe và đường ra, vào bãi đỗ xe.
- Nơi nghỉ ngơi của lái xe và hành khách.
- Khu vệ sinh.
- Nơi cung cấp thông tin.
- Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa.
- Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát.
- Trạm cấp nhiên liệu, xưởng bảo dưỡng sửa chữa và nơi rửa xe.
- Hệ thống cấp thoát nước.
4. Các công trình, thiết bị phụ trợ khác
- Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín
hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào
chắn, dải phân cách,...
- Nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ.
- Trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe,...
III. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
III.1. Cơ sở pháp lý của việc chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ
việt nam
1. Thể lệ vận chuyển hàng hóa bằng đường ô tô ở Việt Nam
Chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ ở Việt Nam được thực hiện trên cơ sở “Thể
lệ vận chuyển hàng hóa bằng đường ô tô ở Việt Nam” do Bộ trưởng Bộ Giao Thông
vận tải và Bưu điện ban hành năm 1963 và sửa đổi năm 1990.
Bản Thể lệ này nhằm ấn định những quy tắc trong hoạt động vận chuyển hàng
hóa bằng đường bộ nhằm thống nhất quản lý thể chế chuyên ngành, đảm bảo sự bình
đẳng về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức kinh doanh vận tải thuộc
các thành phần kinh tế và của các bên tham gia quá trình vận chuyển, khuyến khích
phát triển hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ phù hợp với
chđộ chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Phạm vi áp dụng:
- Áp dụng cho các loại ô tô của các đơn vị, tổ chức Nhà nước, Tập thể và Tư
nhân, kể cả ô tô của các Lực lượng vũ trang và các Tổ chức nước ngoài được dùng
vào việc chuyên chở hàng hóa và có mục đích kinh doanh vận tải trên lãnh thổ quốc
gia Việt Nam.
- Áp dụng cho việc vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế giữa Việt Nam với
các nước khác, liên hiệp vận chuyển hàng hóa giữa vận tải bằng ô tô và các phương
thức vận tải khác trong nước, nếu nội dung của Hiệp định hay các Thể lệ đó không trái
với Thể lệ này.

Các hình thức hoạt động kinh doanh của người chuyên chở hàng hoá bằng ô tô
Người kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô có một phạm vi hoạt động khá
rộng gồm:
- Nhận chuyên chở cả chuyến xe, tức là cho chủ hàng thuê nguyên cả ô tô để
chuyên chở hàng hoá một hay nhiều chuyến từ nơi này đến nơi khác.
- Nhận chuyên chở hàng lẻ, tức là người chuyên chở tiến hành thu gom hàng
lẻ từ nhiều chủ hàng để chở đến một hay nhiều địa điểm khác nhau.
- Nhận chuyên chở một khối hàng hoá nhất định. Đây là hình thức người
chuyên chở nhận chở khoán một khối lượng hàng hoá nhất định.
- Bao thầu vận chuyển toàn bộ hàng hoá cho chủ hàng trong một khoảng thời
gian nhất định.
- Làm đại lý vận chuyển cho chủ hàng theo từng mặt hàng, từng tuyến đường
nhất định.
- Tổ chức vận tải liên hợp, kết hợp với các phương thức vận tải khác để tạo
thành một hành trình vận tải thống nhất. Trong trường hợp này, người chuyên chở hàng
hoá bằng ô tô chưa thể trở thành người tổ chức vận tải đa phương thức.
- Ngoài ra, người vận tải bằng ô tô còn đảm nhận cả việc bảo quản và xếp dỡ
hàng hóa, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho vận chuyển, bao thầu thu mua, chuyên
chở và tiêu thụ hàng hoá, cho thuê ô tô và thuê hộ ô tô cho chủ hàng…

2. Trách nhiệm của người chuyên chở


a. Thời hạn trách nhiệm
Người chuyên chở có trách nhiệm chuyên chở đúng kỳ hạn, đồng thời bảo quản
tốt hàng hoá trong thời gian vận chuyển.
- Nếu chủ hàng đảm nhiệm việc xếp dỡ thì thời hạn vận chuyển tính từ khi
xếp xong hàng lên xe cho đến khi mang hàng đến địa điểm trả hàng.
- Nếu người chuyên chở đảm nhiệm việc xếp dỡ thì thời hạn vận chuyển
bao gồm cả thời gian xếp dỡ hàng lên xuống xe.
b. Cơ sở trách nhiệm
Người chuyên chở hàng hóa có những trách nhiệm sau đây:
- Cung cấp phương tiện đúng loại, thời gian, địa điểm và giao hàng hóa cho
người nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện.
- Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa
xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp miễn
bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi
thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao.
- Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do
thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định.
c. Miễn trách nhiệm
Trong thời gian vận chuyển, người chuyên chở có trách nhiệm bảo quản tốt hàng
hoá. Nếu hàng hoá bị mất mát hoặc hư hỏng, người chuyên chở phải bồi thường cho
chủ hàng, trừ những trường hợp sau đây:
- Thiệt hại vì tai nạn mà người chuyên chở đã chuẩn bị mọi phương pháp đề
phòng và
hết sức chống đỡ nhưng không thể phòng ngừa hay khắc phục được.
- Hàng hóa đóng gói đã được quy ước giao nhận theo số lượng mà khi trả
hàng, thùng, hòm, bao bì nguyên vẹn dấu kẹp chì, gắn xi, niêm phong, đai kiện không
thay đổi, nhưng hàng hoá ở bên trong bị thiếu hoặc hư hỏng.
- Nếu việc bảo quản được tốt trong thời gian vận chuyển nhưng bản thân
hàng hoá tự biến chất, thối nát, bốc hơi và hao hụt tự nhiên (nếu hai bên đã thoả thuận
với nhau về tỷ lệ hao hụt thì giải quyết theo mức độ thoả thuận).
- Hàng hóa bị các cơ quan kiểm soát của Nhà nước tịch thu.
- Hàng hoá phải huỷ bỏ hoặc trưng thu, trưng dụng do lệnh của Nhà nước.
- Hàng hoá bị mất mát, hư hỏng vì người áp tải của bên chủ hàng không làm
tròn nhiệm vụ đã ghi trong hợp đồng.
- Hàng hoá tự biến chất, hư thối, bốc hơi hoặc giảm phẩm chất trong trường
hợp xe bị các cơ quan kiểm soát của Nhà nước giữ lại quá thời hạn vận chuyển mà
không do lỗi của người chuyên chở.
- Hoả hoạn không do lỗi của người chuyên chở.
- Dịch tễ hay bệnh hoạn đối với động vật chuyên chở.
- Ký mã hiệu thiếu hoặc sai.

3. Bồi thường, phạt và thanh toán tiền bồi thường, tiền phạt
a. Nguyên tắc bồi thường
Tất cả các khoản bồi thường đều thanh toán bằng tiền, không bồi thường bằng
hiện vật.
b. Bồi thường phí tổn chờ đợi, hàng hóa bị mất hoặc hư hỏng, phương
tiện vận tải bị hư hỏng
i. Bồi thường phí tổn chờ đợi
Bên vận tải bồi thường phí tổn chờ đợi cho bên chủ hàng theo giá cước chờ đợi
do thể lệ giá cước quy định, nếu đưa xe đến lấy hàng chậm, vận chuyển hàng hoá
chậm và các trường hợp tương tự đã quy định trong điều lệ này.
Bên chủ hàng cũng phải bồi thường phí tổn chờ đợi cho bên vận tải theo thể lệ
giá cước của Nhà nước nếu giao hàng chậm, xếp dỡ hàng chậm (nếu việc xếp dỡ do
bên chủ hàng phụ trách) và các trường hợp tương tự đã quy định trong điều lệ này.
Đơn vị tính thời gian để bồi thường phí tổn chờ đợi là giờ: dưới 30 phút không
tính, từ 30 phút trở lên chưa đến một giờ thì tính là một giờ.
ii. Bồi thường hàng hóa bị mất
Hàng bị mất toàn bộ thì bồi thường toàn bộ, hàng bị mất một phần thì bồi thường
một phần. Khi hàng chở đến nơi trả hàng, nếu bị mất một phần thì bên vận tải giao trả
trước cho bên nhận hàng phần còn lại, phần hàng bị mất sẽ bồi thường cho bên chủ
hàng sau.
Trước khi bồi thường, nếu hàng bị mất đã tìm lại được toàn bộ hay một phần thì
bên vận tải mang trả cho bên chủ hàng hoặc bên nhận hàng. Sau khi đã bồi thường
xong mà hàng bị mất mới tìm lại được thì bên chủ hàng phải nhận số hàng đó và hoàn
lại cho bên vận tải số tiền bồi thường đã nhận.
Trong hai trường hợp trên đây, bên vận tải phải bồi thường cho bên chủ hàng về
trả hàng chậm trễ, hoặc hư hỏng nếu có.
iii. Bồi thường hàng hóa bị hư hỏng
Hàng bị hư hỏng toàn bộ thì bồi thường toàn bộ, hàng bị hư hỏng một phần thì
bồi thường một phần. Khi hàng chở đến nơi trả hàng, nếu bị hư hỏng một phần thì bên
vận tải giao trả trước cho bên nhận hàng phần không bị hư hỏng. Việc bồi thường
phần hư hỏng sẽ giải quyết sau.
Nếu hàng hư hỏng thuộc loại không sửa chữa được như lương thực, thực phẩm,
nông lâm thổ sản, thuỷ sản bị giảm phẩm chất thì dựa trên cơ sở phẩm chất hàng hoá
khi nhận chở và khi giao trả mà hai bên thỏa thuận tỷ lệ bồi thường. Nếu không thoả
thuận thì yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định và xác định tỷ lệ bồi thường.
Nếu hàng hư hỏng thuộc loại có thể sửa chữa được như máy móc, dụng cụ, phụ
tùng và đồ dùng khác,… thì bên chủ hàng phụ trách sửa chữa và bên vận tải đài thọ
phí tổn sửa chữa. Nếu sau khi sửa chữa rồi mà phẩm chất và tình trạng của hàng không
phục hồi được như cũ thì bên vận tải phải bồi thường cho bên chủ hàng như điều trên.
iv. Bồi thường phương tiện vận tải bị hư hỏng
- Nếu xe bị vỡ nát hư hỏng hoàn toàn không thể sửa chữa được thì bồi
thường toàn bộ chiếc xe theo giá trị thực tế của xe trước khi bị vỡ nát.
- Nếu xe bị hư hỏng với mức độ có thể sửa chữa được thì bên vận tải
phụ trách sửa chữa và bên chủ hàng đài thọ phí tổn sửa chữa.
Trường hợp sau khi đã sửa chữa rồi mà chiếc xe không phục hồi được tình trạng
và phẩm chất như trước thì bên chủ hàng phải bồi thường cho bên vận tải theo nguyên
tắc bồi thường hàng hư hỏng của điều lệ này.
c. Giá bồi thường hàng hóa và phương tiện vận tải
- Nếu hàng hoá bị mất hoặc hư hỏng hoàn toàn thì tiền bồi thường tính theo
giá như sau:
● Nếu là hàng có khai giá thì bồi thường theo giá đã khai.
● Nếu là hàng không có khai giá thì tùy từng trường hợp mà bồi thường
theo giá mua, giá sản xuất hoặc giá cung cấp của Nhà nước.
Trong cả hai trường hợp, bên vận tải không những không được thu cước phí và
phụ phí vận tải mà còn phải bồi thường cho bên chủ hàng tiền mua những hàng đó, và
tất cả các khoản chi phí khác (như tiền vận chuyển, bảo quản, thuế…) mà chủ hàng đã
phải chi tính từ khi mua đến khi đưa hàng đến địa điểm giao cho bên vận tải.
- Hàng hoá hoặc xe bị hư hỏng phải sửa chữa thì bồi thường theo giá ghi
trên hóa đơn sửa chữa.
- Hàng hóa bị giảm phẩm chất hoặc hàng hóa hay xe bị hư hỏng mà sau khi
sửa chữa rồi nhưng không phục hồi được phẩm chất và tình trạng như trước thì hai bên
chủ hàng và người chuyên chở thoả thuận với nhau để xác định tỷ lệ và giá cả bồi
thường. Nếu hai bên không nhất trí thì giải quyết theo phương pháp giám định. Phítổn
giám định do bên bị bồi thường đài thọ.
d. Mức tiền phạt
Mức tiền phạt quy định như sau:
- Bên chủ hàng hoặc người chuyên chở không hoàn thành hợp đồng vận tải
đã ký kết thì bị nộp phạt cho bên kia theo thể lệ hiện hành của Nhà nước.
- Đối với hàng đóng gói khai không đúng sự thật thì bên chủ hàng phải bị
phạt một khoản tiền bằng 200% số tiền cước phải trả thêm.
- Đối với hàng hoá gửi đột xuất (không có kế hoạch, không có hợp đồng vận
tải) thì bên chủ hàng phải trả thêm cho bên vận tải một khoản tiền bằng 2% giá cước
vận chuyển (trừ trường hợp đột xuất có tính chất khẩn cấp).
e. Yêu cầu bồi thường
★ Quyền yêu cầu bồi thường
Người có quyền yêu cầu bồi thường phải là chủ hàng, chủ phương tiện vận tải
hoặc đại diện có uỷ quyền hợp lệ hay cơ quan, người được thừa hưởng hợp phápquyền
yêu cầu bồi thường của những bên đó.
★ Thời hạn yêu cầu bồi thường
Mỗi khi có việc xảy ra xét thấy cần được bồi thường hoặc phải phạt, bên đề ra
yêu cầu phải gửi giấy báo cho bên kia trong thời hạn 30 ngày:
- Kể từ ngày trả xong từng chuyến hàng nếu là bồi thường phí tổn chờ đợi,
hàng hoá bị hư hỏng, hàng hóa bị hao hụt quá tỷ lệ quy định.
- Kể từ ngày hết hạn vận chuyển của từng chuyến hàng nếu là bồi thường
hàng bị mất.
- Kể từ ngày tổng kết xong việc thực hiện hợp đồng nếu là bồi thường vì
không hoàn thành hợp đồng.
- Kể từ ngày phát hiện vấn đề nếu là bồi thường vì hàng hóa khai không đúng
sự thật.
- Kể từ ngày giao xong hàng nếu là hàng hoá gửi đột xuất không có kế
hoạch, không có hợp đồng.
Giấy yêu cầu bồi thường phải kèm theo đầy đủ chứng từ cần thiết cho việc đối
chiếu, điều tra, xác định việc bồi thường.
★ Trình tự giải quyết các yêu cầu bồi thường
Khi nhận được giấy yêu cầu bồi thường của bên đòi bồi thường, bên kia phải trả
lời trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được giấy ấy. Nếu không nhận bồi thường
thì phải trả lại hồ sơ cho bên đòi bồi thường.
Sau khi nhận được giấy trả lời về yêu cầu bồi thường, hoặc quá kỳ hạn 20 ngày
hoặc không đồng ý với cách giải quyết của bên kia, bên đòi bồi thường có thể trao đổi
thêm với bên kia, nếu hai bên không tự giải quyết được thì yêu cầu cơ quan giao
thông vận tải địa phương dàn xếp; nếu không dàn xếp được thì:
- Khiếu nại lên Hội đồng trọng tài có thẩm quyền nếu hai bên là cơ quan
Nhà nước,xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh đã thực hiện hạch toán kinh tế.
- Đưa lên Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
giải quyết nếu một bên là tư nhân, hợp tác xã, công tư hợp doanh chưa thực hiện hạch
toánkinh tế hoặc các tổ chức xã hội khác.
f. Thanh toán tiền bồi thường và tiền phạt
Tiền bồi thường và tiền phạt phải thanh toán trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
được xác định. Trường hợp bồi thường về sửa chữa thì phải thanh toán trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày bên phải bồi thường nhận được hoá đơn sửa chữa.
Nếu thanh toán chậm, bên bị bồi thường hoặc bị phạt phải chịu lãi theo thể lệ
thanh toán hiện hành của Ngân hàng.
4. Cước phí vận tải bằng ô tô
Cước phí vận tải hàng hóa bằng ô tô là số tiền phải thanh toán cho công việc vận
chuyển và các dịch vụ liên quan đến vận tải được ghi trong hợp đồng vận chuyển theo
những quy định của cấp có thẩm quyền hoặc theo giá cước, phụ phí do hai bên thỏa
thuận.
a. Cơ sở tính cước
i. Trọng lượng hàng hóa tính cước
Là trọng lượng hàng hóa thực tế vận chuyển kể cả bao bì (trừ trọng lượng vật liệu
kê, chèn lót, chằng buộc). Đơn vị tính trọng lượng là Tấn (T).
Một số quy định về hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ như sau:
- Quy định về hàng thiếu tải: trường hợp chủ hàng có số lượng hàng
hóa cần vận chuyển nhỏ hơn trọng tải đăng ký của phương tiện hoặc có số lượng
hàng hóa đã xếp đầy thùng xe nhưng vẫn chưa sử dụng hết trọng tải đăng ký của
xe.
- Quy định về hàng quá khổ, hàng quá nặng:
● Hàng quá khổ là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được
khi xếp lên xe và có một trong các đặc điểm sau:
+ Có chiều dài dưới 12m và khi xếp lên xe vượt quá chiều dài quy định của thùng
xe.
+ Có chiều rộng của kiện hàng dưới 2,5m và khi xếp lên xe vượt quá chiều rộng
quy định của thùng xe.
+ Có chiều cao quá 3,2m tính từ mặt đất.
● Hàng quá nặng là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi
xếp lênxe và có trọng lượng trên 5 tấn đến dưới 20 tấn.
● Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa quá nặng: chủ phương tiện chỉ
được thu một mức cước quá khổ hoặc quá nặng. Đối với một kiện hàng vừa quá khổ,
vừa thiếu tải chủ phương tiện được thu một mức cước tối đa không vượt quá mức
cước tính theo trọng tải phương tiện dùng để vận chuyển. Những trường hợp trên do
chủ phương tiện tự chọn.
ii. Khoảng cách tính cước
- Là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng.
- Nếu khoảng cách vận chuyển từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng có nhiều
tuyến vận chuyển khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách tuyến ngắn
nhất.
Trường hợp trên tuyến đường ngắn nhất không đảm bảo an toàn cho phương tiện
và hàng hoá thì khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển, nhưng hai
bên phải ghi vào hợp đồng vận chuyển, hoặc chứng từ hợp lệ khác.
● Đơn vị khoảng cách tính cước là Kilomet (viết tắt là Km).
● Khoảng cách tính cước tối thiểu là 1Km.
● Quy tròn khoảng cách tính cước: Số lẻ dưới 0,5Km không tính, từ
0,5Km đến dưới 1Km được tính là 1Km.
iii. Loại đường tính cước
- Loại đường tính cước được chia làm 5 loại theo bảng phân cấp loại đường
của Bộ Giao thông vận tải; Đường do địa phương quản lý thì UBND Tỉnh, Thành phố
trực thuộc TW căn cứ vào tiêu chuẩn quy định phân cấp loại đường của Bộ GTVT để
công bố loại đường áp dụng trong phạm vi địa phương.
- Đối với tuyến đường mới khai thông chưa xếp loại, chưa công bố cự ly thì
hai bên chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào tiêu chuẩn hiện hành của Bộ GTVT
để thoả thuận về loại đường, cự ly và ghi vào hợp đồng vận chuyển.
- Vận chuyển hàng hoá trên đường nội thành, nội thị do mật độ phương tiện
các loại và người đi lại nhiều, tốc độ phương tiện giảm, thời gian chờ đợi nhiều, năng
suất phương tiện thấp, chi phí vận tải cao, được tính cước theo đường loại 3 cho các
mặt hàng.
- Đơn giá cước cơ bản vận chuyển hàng hoá trên đường xấu hơn đường loại
5 do Uỷ Ban nhân dân Tỉnh, Thành phố quy định trên cơ sở điều kiện khai thác và chi
phí vận chuyển thực tế tại địa phương.
b. Các loại phụ phí
- Chi phí huy động phương tiện: là chi phí đưa phương tiện từ điểm vận chuyển
đến nơi xếp dỡ hàng hóa.
Nếu quãng đường có chiều dài dưới 3km, thì không tính chi phí huy động
phương tiện, nếu trên 3km thì tính chi phí huy động phương tiện. Chi phí huy động
phương tiện được tính theo công thức:
Chi phí huy động phương tiện = {(Tổng số Km xe chạy – 3Km xe chạy đầu x 2)
– (số Km xe chạy có hàng x 2)} x đơn giá cước hàng bậc 1
Ví dụ: Xe ô tô 5 tấn được điều từ bãi đỗ xe (điểm A) đến địa điểm B cự ly dài
50km để vận chuyển hàng từ điểm B đi đến điểm C có cự ly dài 100km, sau khi xong
việc xe trở về điểm đỗ A. Chi phí huy động phương tiện được tính như sau:
+ Tổng số Km xe chạy là từ A đến C là: 150km x 2 = 300km
+ Số Km phải trừ theo quy định là: 3km x 2 = 6km
+ Số Km xe chạy có hàng là từ B đến C là: 100km x 2 = 200km +
Đơn giá cước hàng bậc 1, đường loại 1, cự ly trên 100km là 435đ/km.
=> Chi phí huy động phương tiện là:
(300km – 6km – 200km) x 435 đ/T.km = 204.450đ
- Chi phí phương tiện chờ đợi:
● Thời gian xếp dỡ làm thủ tục giao nhận trong một chuyến vận chuyển là 1
giờ, quá thời gian quy định trên, bên nào gây nên chậm trễ thì bên đó phải trả chi phí
phương tiện chờ đợi.
● Tiền chờ đợi quy định cho các loại xe là: 15.000 VND/tấn/xe/giờ và 6.000
VND/tấn/mooc/giờ.
● Dưới 15 phút không tính, từ 15 phút đến 30 phút tính 30 phút, trên 30 phút
tính là 1 giờ.
- Chi phí chèn lót, chằng buộc hàng hóa:
● Những hàng hóa cồng kềnh, tinh vi, dễ hỏng, dễ vỡ, hàng nặng, hàng rời,…
khi vận chuyển đòi hỏi phải chèn lót, chằng buộc, thì chủ phương tiện được thu thêm
tiền chèn lót, chằng buộc gồm tiền công, khấu hao vật liệu dụng cụ.

Trách nhiệm cung cấp đồ chèn lót thuộc về chủ phương tiện.

- Phí đường, cầu phà: trường hợp xe ô tô phải đi qua cầu phà thì chi phí do
chủ hàng phải thanh toán theo đơn giá do Nhà nước quy định.
c. Biểu cước và cách tính cước
i. Bảng biểu cước
Đơn giá cước cơ bản được quy định cho hàng bậc 1, vận chuyển trên 5 loại
đường ở 41 cự ly.
Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2, bậc 3, bậc 4 được tính theo hệ số đối với
đơn giá cước cơ bản của hàng bậc 1.
Đơn vị tính cước là Đồng / Tấn / Kilomet (đ/T/Km)

Loại đường Đườn Đường Đườn Đường Đườ


Cự ly g loại 2 g loại 4 ng
loại 1 loại 3 loại 5

A 1 2 3 4 5

1 5.600 6.664 9.796 14.204 20.59


6

2 3.100 3.689 5.423 7.863 11.40


2

3 2.230 2.654 3.901 5.656 8.202

4 1.825 2.172 3.192 4.629 6.712

5 1.600 1.904 2.799 4.058 5.885

6 1.446 1.721 2.529 3.668 5.318

7 1.333 1.586 2.332 3.381 4.903

8 1.245 1.482 2.178 3.158 4.579

9 1.173 1.396 2.052 2.975 4.314

10 1.114 1.326 1.949 2.826 4.097

11 1.063 1.265 1.860 2.696 3.910

12 1.016 1.209 1.777 2.577 3.737


13 968 1.152 1.693 2.455 3.560

14 924 1.100 1.616 2.344 3.398

15 883 1.051 1.545 2.240 3.248

16 846 1.007 1.480 2.146 3.112

17 820 976 1.434 2.080 3.016

18 799 951 1.398 2.027 2.939

19 776 923 1.357 1.968 2.854

20 750 893 1.312 1.902 2.758

21 720 857 1.259 1.826 2.648

22 692 823 1.211 1.755 2.545

23 667 794 1.167 1.692 2.453

24 645 768 1.128 1.636 2.372

25 624 743 1.092 1.583 2.295

26 604 719 1.057 1.532 2.221

27 584 695 1.022 1.481 2.148

28 564 671 987 1.431 2.074

29 545 649 953 1.382 2.004

30 528 628 924 1.339 1.942

31-35 512 609 896 1.299 1.883

36-40 498 593 871 1.263 1.832


41-45 487 580 852 1.235 1.791

46-50 477 568 834 1.210 1.754

51-55 468 557 819 1.187 1.721

56-60 460 547 805 1.167 1.692

61-70 453 539 792 1.149 1.666

71-80 447 532 782 1.134 1.644

81-90 442 526 773 1.121 1.626

91-100 438 521 766 1.111 1.611

Tu 101 Km 435 518 761 1.103 1.600


trở lên
ii. Cách tính cước
- Biểu cước trên là biểu cước được tính đối với hàng bậc 1. Hàng bậc 1
gồm: đất, cát, sỏi, đá xay, gạch các loại.
- Đối với hàng bậc 2, cước được tính bằng 1,1 lần cước hàng bậc 1. Hàng
bậc 2 gồm: ngói, lương thực đóng bao, đá các loại (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại,
các loại quặng, sơn các loại, tranh, tre, nứa, lá, bương, vầu, hóp, sành sứ, các thành
phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ, các thành phẩm và bán thành phẩm kim loại.
- Cước hàng bậc 3 được tính bằng 1,3 lần cước hàng bậc 1. Hàng bậc 3
gồm: lương thực rời, xi măng, vôi các loại, phân bón cá loại (trừ phân động vật), xăng
dầu, thuốc trừ sâu, trừ dịch bệnh, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách báo, giấy
viết, giống cây trồng, nông sản phẩm, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành,
nhựa đường, cột điện, ống nước bằng thép, bằng nhôm.
- Cước hàng bậc 4 được tính bằng 1,4 lần cước hàng bậc 1. Hàng bậc 4
gồm: Nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động vật, bùn, các loại
hàng dơ bẩn, kính các loại, hàng tinh vi, hàng thủy tinh, xăng dầu chứa bằng phi.
- Trường hợp vận chuyển hàng hóa không có tên trong danh mục 4 bậc
hàng trên: chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương
đương để xếp vào bậc hàng thích hợp khi tính cước vận chuyển.
- Mức cước cơ bản vận chuyển hàng hóa trên đường đặc biệt xấu (loại 6):
được tính thêm 20% so với mức cước của đường loại 5.
Đơn vị tính cước là: VND/tấn/km. Cước được tính như sau:
● Nếu hàng hóa được vận chuyển trên cùng một loại đường, thì vận chuyển ở
cự ly nào, loại đường nào thì sử dụng đơn giá cước ở cự ly, loại đường đó để tính.
Ví dụ: Vận chuyển 10 tấn hàng bậc 1, cự ly 30km, trên đường loại I (đơn giá
là 528 VND/tấn/km), cước được tính như sau:
528 VND/tấn/km x 30km x 10 tấn = 158.400 VND
● Nếu vận chuyển hàng hóa trên chặng đường gồm nhiều loại đường khác
nhau, thì dùng đơn giá cước của khoảng cách toàn chặng đường, ứng với từng đoạn
đường để tính cước cho từng đoạn đường rồi cộng lại.
Ví dụ: Vận chuyển 10 tấn hàng bậc 1, khoảng cách vận chuyển là 140km, trong
đó gồm 70 km đường loại I, 30 km đường loại II, 40 km đường loại III và 5 km đường
loại V. Cước được tính như sau:
+ Cước của 70km đường loại I = 435 VND/tấn/km x 70km x 10 tấn = 304.500
VND.
+ Cước của 30km đường loại II = 518 VND/tấn/km x 30km x 10 tấn = 155.400
VND.
+Cước của 40km đường loại III = 761 VND/tấn/km x 40km x 10 tấn =304.400
VND.
+ Cước của 5km đường loại V = 1.600 VND/tấn/km x 5km x 10 tấn = 80.000
VND.
⇨ Tổng cước của 4 chặng ta được: 844.300 VND.
d. Các trường hợp được tăng, giảm cước so với mức cước cơ bản do
địa phương quy định
- Cước vận chuyển hàng hoá trên một số tuyến đường khó khăn vùng cao
của tỉnh miền núi, phải sử dụng phương tiện 3 cầu chạy bằng xăng được cộng thêm
30% mức cước cơ bản.
- Cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện có trọng tải từ 3 tấn trở
xuống (trừ xe công nông và các loại xe tương tự) được cộng thêm 30% mức cước
cơ bản.
- Cước vận chuyển hàng hoá kết hợp chiều về: Một chủ hàng vừa có hàng đi
vừa có hàng về trong một vòng quay phương tiện được giảm 10% tiền cước của số
hàng vận chuyển chiều về.
- Cước vận chuyển hàng bằng phương tiện có thiết bị tự xếp dỡ hàng:
● Hàng hoá vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị tự đổ (xe ben),
phương tiện có thiết bị nâng hạ (xe reo) được cộng thêm 15% mức cước cơ bản.
● Hàng hoá vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị hút xả (xe Stec)
được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.
● Ngoài giá cước quy định tại 2 điểm nói trên, mỗi lần sử dụng:
+ Thiết bị tự đổ, thiết bị hút xả: được cộng thêm 2.500 đ/T hàng.
+ Thiết bị nâng hạ: được cộng thêm 3.000 đ/T hàng.
- Đối với hàng hoá chứa trong Container: Bậc hàng tính cước là hàng bậc 3
cho tất cả các loại hàng chứa trong Container. Trọng lượng tính cước là trọng tải đăng
ký của Container.
- Trường hợp vận chuyển hàng thiếu tải: Cước vận chuyển tính như sau:
● Nếu hàng hoá vận chuyển chỉ xếp được dưới 50% trọng tải đăng ký
của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 80% trọng tải đăng ký phương tiện.
● Nếu hàng hoá vận chuyển chỉ xếp được từ 50% đến 90% trọng tải
đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 90% trọng tải đăng ký
phương tiện.

Nếu hàng hoá vận chuyển xếp được trên 90% trọng tải đăng ký của phương tiện
thì trọng lượng tính cước bằng trọng lượng hàng hoá thực chở.
- Trường hợp vận chuyển hàng quá khổ hoặc quá nặng bằng phương
tiện vận tải thông thường: Cước vận chuyển được cộng thêm 20% mức cước cơ
bản.
- Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng phương tiện
vận tải đặc chủng: áp dụng Biểu cước do Bộ Giao thông Vận tải quy định.
Ví dụ: Vận chuyển 22 tấn phân hoá học trên quãng đường có cự ly 85km (trong
đó 5Km đường loại 3, 30Km đường loại 4 và 50Km đường loại 5), xe có trọng tải 5
tấn nhưng chỉ chở được 4 tấn (hệ số sử dụng trọng tải bằng 80%), sử dụng phương tiện
3 cầu chạy bằng xăng. Cước vận chuyển tính như sau:
+ Mức cước cơ bản: (773đ/T.Km x 5 + 1.121đ/T.Km x 30 + 1.626đ/T.Km x 50) x
1,3 (cước hàng bậc 3) = 154.433,50 đ/Tấn
+ Các quy định được cộng thêm tiền cước:
Tiền cước 1 tấn do sử dụng phương tiện 3 cầu chạy xăng là:
154.433,50đ/Tấn x 30% = 46.330,05 đ/Tấn
+ Tiền cước một tấn hàng là:
154.433,50đ/Tấn + 46.330,05đ/Tấn = 200.763,55 đ/Tấn
+ Do hàng vận chuyển chỉ xếp được 80% trọng tải đăng ký phương tiện
nên tiền cước 1 tấn hàng là:
(200.763,55đ/T x 5T x 90%) : 4T (thực chở) = 225.858,99 đ/Tấn
=> Tổng tiền cước là: 225.858,99đ/Tấn x 22T = 4.968.897,78 đ/Tấn
III.2. Cơ sở pháp lý của việc chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ
quốc tế
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ quốc tế được điều chỉnh bằng các quy định
Quốc gia và Quốc tế. Với Luật quốc gia, các nước đều ban hành Luật giao thông
đường bộ, hay ban hành các Thể lệ chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ. Các nước có
biên giới chung thì thường có Hiệp định song phương về chuyên chở bằng đường
bộ.
Trên phạm vi thế giới, cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh các quan hệ có liên quan
tới vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ quốc tế là các Công ước và Hiệp định. Cụ
thể:
- “Công ước về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ quốc tế”
(Convention on the Contract for the International Carriage of Goods by Road –
CMR).
- “Công ước Giơnevơ về Hải quan” (Công ước TIR).
- “Hiệp định Châu Âu liên quan đến việc vận chuyển quốc tế của Hàng
hóa nguy hiểm bằng đường bộ” (ADR).
- “Hiệp định về vận chuyển quốc tế của Thực phẩm dễ hư hại và các thiết bị
đặc biệt được sử dụng để vận chuyển chúng” (ATP)...
1. Công ước Giơnevơ về Hải quan (Công ước TIR)
1.1. Mục đích
Một vấn đề rất quan trọng đối với chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng đường bộ là
vấn đề thủ tục Hải quan. Để tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải đường bộ giữa các
nước, đơn giản hóa và hài hòa các thủ tục hành chính của vận tải đường bộ quốc tế,
năm 1949 các nước châu Âu đã ký “Công ước Giơnevơ về Hải quan”. Đến năm 1959,
Công ước này đã được sửa đổi và bổ sung. Công ước TIR đã ban hành một loại chứng
từ Hải quan đặc biệt là “Carnet TIR” (Carnet Transport International Routier) để
phục vụ chuyên chở quốc tế bằng đường bộ, chính vì thế Công ước này cũng còn có
tên gọi là “Công ước về vận chuyển hàng hóa quốc tế dưới sự bảo hiểm của TIR
Carnets” (Công ước TIR).
Trên cơ sở Công ước TIR, hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ quốc tế được
miễn làm thủ tục và kiểm tra Hải quan ở các trạm biên giới. Việc làm thủ tục Hải quan
được đơn giản hóa, chỉ phải làm ở hai đầu: nơi gửi hàng và nơi nhận hàng. Tại biên
giới, cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra niêm phong kẹp chì. Công ước TIR đã giảm được
thời gian ô tô phải dừng lại ở các trạm biên giới để làm thủ tục Hải quan, do đó giảm
thời gian vận chuyển và rút ngắn thời gian giao hàng.
Tính đến tháng 12 năm 2020, Công ước TIR đã có 77 bên tham gia, bao gồm 76
quốc
gia và EU.
1.2. Đối tượng áp dụng
Công ước TIR không chỉ bao gồm quá cảnh hải quan bằng đường bộ mà có thể
kết hợp với các phương thức vận tải khác (đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển),
miễn là ít nhất một phần của tổng vận tải được thực hiện bằng đường bộ.
Cho đến nay, hơn 33.000 nhà khai thác vận tải quốc tế đã được ủy quyền (chính
quyền quốc gia có thẩm quyền tương ứng của họ) để truy cập vào hệ thống TIR, sử
dụng khoảng 1,5 triệu “TIR Carnets” mỗi năm.
Với sự gia tăng dự kiến trong thương mại thế giới, mở rộng hơn nữa phạm vi
địa lý và sự ra đời sắp tới của hệ thống TIR điện tử (gọi là "hệ thống eTIR"), hệ
thống TIR sẽ tiếp tục là hệ thống quá cảnh hải quan toàn cầu duy nhất.
3. Carnet TIR
Carnet TIR là chứng từ quá cảnh hải quan được sử dụng để chứng minh sự tồn tại
của bảo lãnh quốc tế đối với hàng hóa được vận chuyển theo hệ thống TIR, trong giới
hạn số tiền do các bên ký kết quy định và theo các điều kiện trong Công ước TIR.
Mỗi Carnet TIR có một số tham chiếu duy nhất. Một Carnet TIR có thể có 4, 6,
14 hoặc 20 vouchers, vì một cặp voucher được sử dụng cho mỗi quốc gia. Số lượng
vouchers cho biết số lượng quốc gia có thể quá cảnh, bao gồm cả quốc gia đi và quốc
gia đến, thuộc phạm vi bảo hiểm của loại Carnet này (ví dụ: Carnet 20 vouchers có thể
được sử dụng để vận chuyển TIR qua tối đa 10 quốc gia).
Mỗi Carnet TIR riêng lẻ chỉ có thể được sử dụng cho một lần vận chuyển. Sau
khi kết thúc việc vận chuyển TIR tại Cơ quan Hải quan nơi nhận hàng, người lái xe sẽ
được giao lại Carnet TIR đã được cơ quan Hải quan nơi đến xác nhận hợp lệ. Cơ quan
hải quan phải xác nhận ngay việc chấm dứt vận chuyển TIR bằng phương thức điện tử
qua Safe TIR và chuyển đến Liên minh Vận tải Đường bộ Quốc tế (IRU) để kiểm soát
và lưu trữ lần cuối.
Carnet TIR có thể được sử dụng cho tất cả các hàng hóa được vận chuyển bằng
đường bộ, trừ thuốc lá và rượu. Tùy thuộc vào loại hàng hóa, Carnet TIR có kèm theo
các giấy tờ, chứng chỉ bắt buộc khác như: giấy phép CITES, giấy chứng nhận sức
khỏe, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, giấy phép xuất nhập khẩu và quá cảnh,...
2. Công ước về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ quốc tế (Công
ước
CMR)
2.1. Mục đích
Nhằm mục đích thống nhất và tiêu chuẩn hóa các quy tắc, điều kiện điều chỉnh
các hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ quốc tế, đặc biệt về chứng từ và
trách nhiệm của người chuyên chở đường bộ, các nước Tây Âu đã ký kết Công ước về
Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ quốc tế hay còn gọi là Công ước CMR
ngày 19/5/1956 tại Giơnevơ, có hiệu lực từ ngày 02/7/1961.
Công ước CMR đã được phê chuẩn bởi đa số các quốc gia châu Âu. Đến nay,
Công ước đã có 58 nước thành viên.
2.2. Phạm vi áp dụng
Công ước CMR áp dụng cho mọi hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
khi địa điểm nhận hàng và địa điểm chỉ định để giao hàng, như quy định trong hợp
đồng, nằm ở hai nước khác nhau, trong đó có ít nhất một nước là thành viên ký kết
Công ước.
Công ước này không áp dụng trong các trường hợp sau:
- Chuyển phát bưu điện.
- Vận chuyển thi hài, linh cữu.
- Di dời đồ đạc.
2.3. Trách nhiệm của người chuyên chở
a) Thời hạn trách nhiệm
Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất của hàng hóa xảy ra
trong khoảng thời gian từ khi nhận hàng để chở cho đến khi giao hàng xong cho người
nhận ở nơi đến quy định.
Như vậy, phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa rất rộng,
vì giao nhận hàng có thể thực hiện tại các điểm vận tải đường bộ như bến, bãi, trạm,…
và cũng có thể thực hiện tại kho hàng đến của người nhận hàng.
b) Cơ sở trách nhiệm
- Người chuyên chở phải bồi thường trong trường hợp hàng hóa bị mất mát,
hư hỏng và giao hàng chậm.
- Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những khuyết tật của phương
tiện vận chuyển và chịu trách nhiệm đối với những lỗi hay sơ suất của người mà anh ta
đã thuê phương tiện hay đại lý của những người này.
- Khi người chuyên chở nhận hàng, họ phải kiểm tra tính chính xác của các
chi tiết trong giấy gửi hàng về số lượng gói hàng, nhãn hiệu và số hiệu của chúng; tình
trạng bên ngoài của hàng hóa và bao bì của chúng. Nếu người chuyên chở không thể
kiểm tra tính chính xác của các chi tiết trong giấy gửi hàng thì cần ghi chú trong giấy
gửi hàng cùng với các căn cứ. Nếu người chuyên chở không ghi chú lại thì coi như đã
nhận hàng đầy đủ và trong tình trạng tốt.
- Nếu vì bất kỳ lý do gì mà không thể thực hiện hợp đồng theo đúng như
giấy gửi hàng thì người chuyên chở phải yêu cầu người gửi hàng hoặc người nhận
hàng hướng dẫn, tùy thuộc vào người có quyền định đoạt.
c) Miễn trách nhiệm
Người chuyên chở được miễn trách nhiệm trong những trường hợp sau đây:
- Sử dụng phương tiện chuyên chở mở, không có mái che, khi việc sử
dụng này đã được thỏa thuận một cách rõ ràng và ghi trong giấy gửi hàng đường ô
tô.
- Thiếu hoặc khuyết điểm của bao bì đối với những hàng hóa mà bản chất
của nó là bị hao hụt hoặc hư hỏng khi không được đóng gói hoặc đóng gói không tốt.
- Việc bốc hàng hóa, sắp xếp hàng hóa, hoặc dỡ hàng hóa do người gửi hoặc
người nhận hàng hoặc những người thay mặt người gửi hoặc người nhận hàng làm
không tốt.
- Do tính chất của một số hàng hóa mà dễ xảy ra tổn thất toàn bộ hay bộ
phận, hoặc hư hỏng, nhất là chảy, rách, gỉ, vỡ, tình trạng hư hại bên trong, hao hụt tự
nhiên, hoặc do sâu bọ.
- Sự thiếu hoặc không chính xác về số hiệu hoặc nhãn hiệu trên bao bì.
- Vận chuyển súc vật sống.
d) Giới hạn trách nhiệm
- Trong trường hợp trị giá hàng hóa đã được kê khai vào lúc giao hàng thì
giới hạn bồi thường chính là trị giá hàng hóa đã kê khai.
- Trong trường hợp hàng bị tổn thất toàn bộ hay bộ phận thì giới hạn bồi
thường của người chuyên chở là giá trị của hàng hóa tại nơi gửi hàng và vào thời điểm
nhận hàng để chở.
● Giá trị của hàng hóa được xác định theo giá của Sở giao dịch hoặc nếu
không có giá này thì theo giá hàng hóa trong ngày trên thị trường hoặc nếu không có
hai giá trên thì theo giá bình thường của những hàng hóa cùng loại và cùng chất lượng.
Tuy nhiên, số tiền bồi thường không lớn hơn 25 Fr/1kg trọng lượng cả bì. Đồng Franc
ở đây là đồng Franc vàng có hàm lượng vàng bằng 10/31 gram với độ tinh khiết bằng
900/1000.
● Ngoài ra, trong toàn bộ cước phí, phí hải quan và các chi phí khác trong
quá trình vận chuyển sẽ được bồi thường đầy đủ, và bồi thường theo tỷ lệ, nếu là tổn
thất bộ phận.
- Trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, số tiền bồi thường của người
chuyên chở không lớn hơn trường hợp bồi thường tổn thất toàn bộ nếu hàng hóa bị hư
hỏng toàn bộ và không lớn hơn trong trường hợp bồi thường tổn thất bộ phận nếu hư
hỏng một phần.
- Trong trường hợp chậm giao hàng, giới hạn bồi thường của người chuyên
chở là tiền cước vận chuyển.
2.4. Trách nhiệm chứng minh tổn thất
Điều 18 Công ước CMR quy định như sau:
Người chuyên chở có trách nhiệm chứng minh tổn thất trong trường hợp hàng
hóa bị mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ, khi họ muốn thoát trách nhiệm và không
muốn phải bồi thường. Nếu có thể chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng hoặc
chậm trễ không phải do hành động hoặc thiếu sót nào đó của người vận chuyển trên
đường bộ và nó chỉ có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng phương thức khác
(ví dụ tàu chìm), thì trách nhiệm pháp lý sẽ được xác định không theo Công ước CMR
mà theo hợp đồng giữa người gửi hàng và người chuyên chở theo phương thức khác.
Người nhận hàng có nghĩa vụ chứng minh tổn thất trong trường hợp hàng hóa bị
tổn thất do những miễn trách gây nên, nếu họ muốn đòi bồi thường.
2.5. Thông báo tổn thất và khiếu nại
a) Thông báo tổn thất
Theo điều 30, Công ước CMR quy định: “Khi nhận hàng mà không có thông báo
tổn thất, thì coi như hàng hóa được giao đúng với giấy gửi hàng đường bộ”.
- Đối với tổn thất thấy rõ: người nhận hàng phải thông báo ngay cho người
chuyên chở, nêu rõ tình trạng nói chung của hư hỏng hoặc mất mát, chậm nhất là vào
lúc người chuyên chở bắt đầu giao hàng.
- Đối với tổn thất không thấy rõ: người nhận hàng phải thông báo trong
vòng 7 ngày kể từ ngày giao hàng, không kể ngày chủ nhật và ngày lễ.
Khi tình trạng bên ngoài hàng hóa được hai bên thừa nhận, thì việc chứng minh
ngược lại của người nhận hàng chỉ được thừa nhận nếu là tổn thất không thấy rõ, với
điều kiện thông báo tổn thất đã được gửi cho người chuyên chở trong vòng 7 ngày kể
từ ngày giao hàng, không kể ngày lễ và chủ nhật.
b) Khiếu nại
- Thời gian khiếu nại:
Theo điều 32, Công ước CMR quy định: Thời gian khiếu nại phát sinh từ việc
chuyên chở hàng hóa bằng bộ là 1 năm. Trong trường hợp người chuyên chở mắc lỗi
cố ý thì thời hạn khiếu nại là 3 năm, tính từ:
● Ngày giao hàng nếu tổn thất là tổn thất bộ phận, hư hỏng hay chậm trễ.

● Ngày thứ 30 sau khi hết thời hạn thỏa thuận hoặc từ ngày thứ 60 kể từ
ngày người chuyên chở nhận hàng để chở, nếu không có ngày thỏa thuận đối với tổn
thất toàn bộ.
● Ngày hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày ký hợp đồng vận chuyển.
- Nơi khiếu nại:
Theo điều 31, Công ước CMR quy định: Đối với các vụ kiện phát sinh từ quá
trình chuyên chở hàng hóa bằng ô tô, bên đi kiện có thể kiện tại một Tòa án hoặc
Trọng tài của một trong nước thành viên của Công ước CMR, hoặc:
● Tại Tòa án hay Trọng tài nơi mà bị cáo cư trú thường xuyên, hoặc nơi đặt
trụ sở kinh doanh chính thức hoặc chi nhánh, đại lý ý qua đó đã ký hợp đồng chuyên
chở.
● Tại nơi người chuyên chở nhận hàng hoặc nơi dự kiến giao hàng.
2.6. Cước phí
a) Các yếu tố liên quan đến cước phí
Cũng như bất kì phương thức vận tải nào khác, cước phí vận tải bằng ô tô phải
bù đắp được các chi phí và có lãi. Vì thế khi hạch toán cước phí, cần phải tính đầy đủ
các yếu tố như chi phí vận tải thực tế, mức độ sử dụng phương tiện vận tải, mức cước
phí mà hàng hóa có thể chịu được, mức độ sử dụng của công chúng, chính sách của
chính phủ đối với vận tải bằng ô tô,…
- Chi phí vận tải thực tế: gồm chi phí cố định, chi phí nửa cố định và chi phí
lưu động.
● Chi phí cố định: gồm các khoản tiền vốn do người vận tải bỏ ra đầu tư về
thiết bị chuyên chở như chi phí đăng ký phương tiện chuyên chở, chi phí khấu hao, chi
phí bảo hiểm, chi phí nâng cấp phương tiện, chi phí hành chính gián tiếp.
● Chi phí nửa cố định: gồm lương, tiền công của người lái xe, người dọn vệ
sinh, người giám sát, chi phí bảo dưỡng và các chi phí khác. Chi phí này thường ổn
định trong một khoảng thời gian dài và thường ít thay đổi.
● Chi phí lưu động: gồm chi phí nhiên liệu, chi phí về dầu nhờn, chi phí
sửa chữa,...
- Mức độ sử dụng phương tiện vận tải: Người chuyên chở luôn cố gắng sử
dụng tối ưu phương tiện vận tải của mình, muốn vậy họ cần phải lưu ý đến các yếu tố
như thời gian lưu giữ phương tiện vận tải tại bến bãi hay các điểm vận tải để bốc dỡ
hàng hóa hay làm thủ tục cho hàng hóa, chủ hàng thuê chuyên chở hàng hóa một
chiều, không có chiều ngược lại; chuyên chở hàng hóa nguy hiểm có thể dẫn tới tổn
thất cho hàng hóa khác hay cho chính phương tiện vận tải…
- Cước phí mà hàng hóa có thể chịu được: Đây là một nguyên tắc lâu đời
khi xác định cước phí. Khi xác định cước phí, người chuyên chở phải xem xét đến các
loại hàng khác nhau, hàng đắt tiền có thể phải tính cước phí cao để bù cho cước phí
thấp của hàng hóa rẻ tiền; xem xét đến giá cước trên thị trường cạnh tranh của các loại
hàng hóa đó. Nhìn chung làm thế nào để người có hàng trị giá cao cũng như người có
hàng trị giá thấp đều có thể chấp nhận được mức giá cước quy định.
- Mức sử dụng của công chúng: Nhìn chung, đối với những mặt hàng thiết
yếu cần cho tiêu dùng thường được tính cước thấp hơn những mặt hàng khác. Đây là
nguyên tắc được hình thành và chấp nhận từ lâu đời đối với tất cả các phương thức vận
tải, không chỉ riêng đối với vận tải đường bộ.
- Chính sách của Nhà nước: Giá cước có thể được điều chỉnh bởi Chính phủ
cho phù hợp với yêu cầu chung của một nước trong trường hợp phải kiểm soát giá
cước vận tải của một số mặt hàng chủ yếu, hay cần có giá cước để để thúc đẩy hay hạn
chế buôn bán một số loại hàng nào đó hay để thúc đẩy phát triển một số ngành nghề
nhất định. Trong một số trường hợp, Chính phủ có thể bù lỗ cho người chuyên chở.
b) Phân loại cước
Cước phí vận tải đường bộ có 3 loại chính:
Cước phổ thông: là giá cước lấy đơn vị tấn/km (T.Km) để tính cước cho các loại
hàng hóa. Mức giá cước T.Km cao hay thấp tùy thuộc vào bậc cước, khoảng cách
chuyên chở và loại đường chuyên chở.
Cước đặc biệt: là cước áp dụng cho một số phương pháp thuê chở đặc biệt hoặc
hàng đặc biệt như hàng hóa chở trên rơ mooc, chủ hàng thuê chở hai chiều, hàng đông
lạnh, súc vật sống,…
Giá cước địa phương: là cước do các địa phương quy định và chỉ áp dụng cho
loại đường có chất lượng xấu hơn đường loại V. Tuy nhiên, mức cước này không được
lớn hơn 10% cước đường loại V.
Ngoài cước phí, chủ hàng còn có thể phải chịu các chi phí khác như chi phí xếp
dỡ, chi phí chèn lót,…
c) Cơ sở để tính cước phí
Các yếu tố tính cước phí gồm: khối lượng, thể tích, trị giá hàng hóa, khoảng cách
chuyên chở, loại đường chuyên chở và bậc cước của hàng hóa. Từ các yếu tố nói trên
có thể tính được tổng tiền cước phải thanh toán cho từng chuyến chuyên chở.
IV. GIẤY GỬI HÀNG ĐƯỜNG BỘ (CONSIGNMENT NOTE)
1. Về chức năng
Giấy gửi hàng đường bộ là bằng chứng của một hợp đồng vận tải giữa người gửi
hàng và người chuyên chở, xác nhận là người chuyên chở đồng ý vận chuyển hàng hóa
của người gửi theo những điều kiện và điều khoản được quy định trong hợp đồng.
Giấy gửi hàng đường bộ không phải là chứng từ sở hữu nên không chuyển
nhượng được.
2. Về quy định
Giấy gửi hàng được lập thành 3 bản chính (gốc) do người gửi hàng và người
chuyên chở cùng ký. Bản thứ nhất người gửi hàng giữ, bản thứ 2 gửi kèm theo hàng và
bản thứ 3 do người chuyên chở giữ.
3. Về nội dung
Giấy gửi hàng gồm những nội dung chính sau đây:
- Nơi và ngày tháng lập.
- Tên và địa chỉ của người gửi hàng.
- Tên và địa chỉ của người chuyên chở.
- Nơi và ngày nhận hàng và nơi dự kiến giao hàng.
- Tên và địa chỉ của người nhận hàng.
- Tên gọi thông thường của hàng hóa và cách đóng gói.
- Tổng số kiện, nhãn mác đặc biệt và số kiện của chúng.
- Trọng lượng cả bì và số lượng thể hiện khác của hàng hóa.
- Các chi phí liên quan đến việc chuyên chở như giá cước vận chuyển, phụ
phí, thuế Hải quan và các chi phí khác phát sinh từ khi ký hợp đồng cho đến lúc giao
hàng.
- Các chỉ dẫn cần thiết đối với thủ tục Hải quan và các thủ tục khác.
Ngoài ra, trong từng trường hợp, giấy gửi hàng phải gồm những chi tiết sau:
- Quy định cấm chuyển tải.
- Các chi phí mà người gửi hàng phải chịu.
- Số tiền phải trả vào lúc giao hàng.
- Tuyên bố giá trị hàng và số tiền của lợi ích đặc biệt vào lúc giao hàng.
- Các chỉ dẫn của người gửi hàng đối với người chuyên chở về bảo hiểm
hàng hóa.
- Thời hạn vận chuyển thỏa thuận mà người vận chuyển phải thực hiện.
- Các chứng từ phải giao cho người chuyên chở.

You might also like