You are on page 1of 19

Tuần 3

1. Vận tải đường bộ ( vai trò, ưu nhược điểm, các tuyến đường cơ sở vật chất kĩ
thuật )

Vận tải đường bộ là phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất, cách thức
vận chuyển bằng các phương tiện di chuyển phổ biến trên bộ như xe khách, xe tải,
ô tô, xe bồn, xe container, rơ moóc, xe fooc, sơ mi rơ moóc kéo theo ô tô…

Trong các loại hình vận tải, phương thức vận tải bằng đường bộ là phương thức
thông dụng và phổ biến nhất. 

Loại hình vận tải theo phương thức vận tải đường bộ cũng có tính chất cơ động linh
hoạt, có hiệu quả kinh tế cao trên các khoảng cách di chuyển địa lý ngắn và trung
bình. 

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ luôn đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hóa
giúp khách hàng, các doanh nghiệp và công ty chủ động về thời gian. 

Vai trò của vận tải đường bộ


 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong hoạt động lưu thông hàng hóa của cả nước, góp phần công sức
lớn vào sự phát triển của xã hội và là lựa chọn hàng đầu đối với
nhiều chủ hàng hóa, sản phẩm mong muốn chuyển hàng trong nội
thành hoặc ở vị trí xa hơn cho khu vực liên tỉnh. 
 Vận tải hàng hóa đường bộ cũng đóng góp một vai trò quan trọng
trong sự tăng trưởng nền kinh tế đất nước. 
 Thông qua nhiều loại thuế và những dịch vụ đi kèm, vận tải hàng hóa
bằng đường bộ còn đóng góp nguồn vốn, tài chính lớn cho ngân sách
quốc gia,…
 Đi kèm với vận tải hàng hóa còn có những dịch vụ được phát triển
mở rộng từ đó tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động.
 Vận tải hàng hóa đường bộ cũng có thể kết hợp linh hoạt cùng với
các phương thức vận chuyển khác như vận chuyển bằng đường hàng
không, đường biển, đường ống,… để vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Các loại phương tiện vận tải đường bộ

Phương tiện vận tải là những thiết bị, máy móc chuyên dùng cho việc chở người,
hàng hoá di chuyển chính ở đường bộ, phương tiện vận tải đường bộ thường được
liệt kê bao gồm các loại xe cơ giới có năng suất lớn với nhiều loại đa dạng được
biết đến như:

Xe tải
 Xe tải từ lâu đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho ngành giao thông
vận tải đường bộ, là phương tiện vận tải truyền thống đã được áp
dụng từ lâu đời. 
 Cấu tạo của xe tải bao gồm các phần nối liền giữa bộ phận di chuyển,
đầu kéo và các thùng xe cố định, được liên kết chặt chẽ và không thể
tách rời nhau. 
 Thùng xe tải cũng thường được lắp cố định, chắc chắn để vận chuyển
được hàng hóa tải trọng lớn, được phân chia thành nhiều loại trong
đó phổ biến nhất với 2 loại là loại thường và loại chuyên dụng. 
 Các thùng xe tải loại thường đơn giản là những chiếc thùng phổ
thông được dùng để đựng hàng hóa khi di chuyển. 
 Loại chuyên dụng được phân chia thành nhiều loại phục vụ cho các
loại hàng hóa khác nhau, giúp đảm bảo được an toàn cho hàng hóa
khi “cập bến” với thùng mui bạt, thùng lửng và thùng lạnh. 
 Xe tải khi vận tải đường bộ cũng có kích thước rất đa dạng gồm các
loại xe 1,4 tấn; 5 tấn, 10 tấn hoặc có thể lên đến 25 tấn. 

Xe container

 Xe container thực chất vẫn là xe tải nhưng được thiết kế với phần
thùng đằng sau chắc chắn, có thể vận chuyển hàng hóa đi đến mọi
khu vực, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt do đó hàng hóa
được đảm bảo tốt hơn. 
 Để vận chuyển các thùng Container này dễ dàng hơn, các công ty
vận tải thường sử dụng xe nâng hàng hỗ trợ tiết kiệm sức người mà
vẫn nâng hạ di chuyển một cách đơn giản và dễ dàng. 
 Các thùng Container cũng có kích thước đa dạng, với container kích
thước 20 feet- 40 feet , được xác định là chiều dài chuẩn hóa của
Container.
Xe đầu kéo

 Xe đầu kéo cũng là dạng xe tải nhưng không có phần thùng xe hay
container phía sau mà được thiết kế đơn giản chỉ gồm phần đầu phía
trước của xe. 
 Phần đầu kéo có thể dễ dàng tự mình di chuyển nhưng thường được
sắp đặt để kéo thêm các bộ phận thùng hàng ở vị trí đằng sau. 
 Các bộ phận tháo rời được phía sau đầu kéo thường được gọi là
mooc.
 Xe đầu kéo là loại xe hoạt động với công suất lớn nên dễ dàng vận
chuyển được hàng hóa nặng.
Ưu nhược điểm của vận tải đường bộ 
Ưu điểm

 Phương thức vận tải bằng đường bộ là phương thức truyền thống đã
được áp dụng dùng từ lâu, chủ yếu áp dụng phương tiện vận tải là xe
tải, xe mooc kéo nên rất linh hoạt trong quá trình vận tải hàng hóa. 
 Đặc biệt, phương thức vận tải này thường không có quy định về thời
gian cụ thể, không phụ thuộc vào giờ giấc nên có thể sắp xếp và thay
đổi lịch trình di chuyển dễ dàng, chỉ cần có sự thống nhất thời gian
của các bên tham gia vận chuyển. 
 Khi vận tải bằng đường bộ, người gửi hàng hoặc các kho bên gửi có
thể dễ dàng lựa chọn được phương tiện, sắp xếp tuyến đường và số
lượng hàng hóa theo những yêu cầu, mong muốn. 
 Hệ thống giao thông đường bộ ngày nay rất phát triển với nhiều
tuyến đường Bắc -Nam nối dài tạo thuận lợi cho vận tải đường biển
với hệ thống đường cao tốc, đường hầm,… giúp rút ngắn cự li di
chuyển từ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian. 
 Hình thức vận tải bằng đường bộ này cũng có khả năng bảo quản
hàng hóa có mức độ an toàn cao, đảm bảo chất lượng hàng trong suốt
đoạn đường dài vận chuyển.
 Hàng hóa vận chuyển bằng phương thức này không qua giai đoạn
trung gian như bốc hàng lên thùng, kệ bằng bàn nâng điện hoặc dùng
sức người mang vác, do đó tiết kiệm được rất nhiều công sức bốc
xếp hàng hóa và giảm nhân công, giảm chi phí. 
Nhược điểm

 Vận chuyển đường bộ khoảng cách dài thường phải nộp thêm các
khoản phụ phí đường bộ: phí nhiên liệu, nộp phí ở trạm thu phí, phí
cầu đường…
 Việc vận chuyển bằng đường bộ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như kẹt
xe, tai nạn giao thông, … có thể gây ảnh hưởng lớn đến hàng hóa và
thời gian giao hàng
 So với vận chuyển bằng đường sắt và đường biển, vận chuyển bằng
đường bộ thường chỉ có khối lượng và kích thước hàng hóa vận
chuyển hạn chế.
 Phương thức vận chuyển này cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời
tiết.

Các tuyến đường


Cơ sở vật chất kỹ thuật
Vận tải đường bộ là xương sống của vận tải Việt Nam. Sự phát triển của chuỗi
cung ứng hàng hóa mở ra cơ hội rất rộng lớn nhưng mạng lưới đường bộ hiện chưa
đủ đáp ứng. Chuỗi cung ứng ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi mạng lưới đường bộ
kém phát triển nên khi phải đáp ứng nhu cầu logistics tăng vọt chắc chắn sẽ phát
sinh các vấn đề về tắc nghẽn và mất an toàn. Sự mất cân đối trong mạng lưới vận
tải về mức độ và chất lượng là một trong những yếu cản trở hiệu quả và năng lực
cạnh tranh logistics của Việt Nam.
Phương thức vận tải đường bộ xuyên biên giới (CBT) sẽ là phương thức có nhiều
triển vọng, đặc biệt trong khu vực ASEAN. Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy
cần có các chính sách khuyến khích các công ty CBT phát triển và đẩy mạnh hoạt
động CBT để phát triển kinh tế cũng như tạo ra nhiều thị trường hơn tư các nước
trong khu vực.
Chính sách phát triển vận tải đường bộ có chiến lược sống còn vì đây là thành trì
cuối cùng để các doanh nghiệp vận tải Việt Nam còn giữ được lợi thế. Công cụ sàn
giao dịch là phương tiện tiên quyết để kết nối các đơn vị vận tải bộ kết nối sức
mạnh hình thành liên minh. Tuy nhiên việc kết nối không đơn giản như taxi Grab
hoặc Uber bởi nếu khách hàng của Grab và Uber là các cá nhân và dịch vụ đơn
giản thì kết nối vận tải, đặc biệt vận tải container phức tạp hơn nhiều, bởi các trách
nhiệm như hư hỏng rơ-moóc, vỏ container (là tài sản của hãng tàu và phải đền bù
chi phí rất cao) hay việc phân chia tiền đặt cọc vỏ container cho các hãng tàu. Cơ
hội phát triển hoạt động vận tải xuyên biên giới
Các nước ASEAN đã ký Hiệp định Khung ASEAN về tạo thuận lợi cho vận tải liên
quốc gia (AFAFIST) được ký kết vào ngày 10/12/2009 tại Manila để tạo thuận lợi
cho việc vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia nhằm hỗ trợ thương mại lớn hơn
và hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn.
Mục tiêu của Hiệp định là khuyến khích và tạo thuận lợi cho giao thông liên quốc
gia giữa các quốc gia và thiết lập một hệ thống vận tải khu vực
hiệu quả tích hợp và hài hòa. 

2. Vận tải đường sắt.


- Vận tải đường sắt là một trong những loại hình vận tải phổ biến và lâu đời.
Với phương thức vận tải này thì, hàng hóa và con người sẽ được vận
chuyển bằng tàu hỏa hoặc tàu cao tốc và chạy trên một hệ thống đường ray
được lắp đặt cố định. 
- Hệ thống tàu trong vận tải đường sắt sẽ bao gồm một chuỗi các phương
tiện không tự vận hành hoặc tự vận hành. Các phương tiện này sẽ di
chuyển bằng các bánh thép trên một hệ thống đường ray gồm hai đường
thép đặt song song với nhau.
- Hiện nay tại Việt nam thì vận tải đường sắt vẫn được vận hành bằng tàu
hỏa. Bên cạnh đó thì hệ thống tàu cao tốc đang được nghiên cứu thêm và
dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong tương lai gần nhất. Tuy vậy, vận
tải bằng tàu hỏa luôn là phương thức có tính ổn định cao nhất vì tàu chỉ
chạy trên một đường ray cố định, rất ít khi bị cản trở bởi các phương tiện
khác. Tàu hỏa có hành trình di chuyển cố định và có kế hoạch sẵn để dừng
đỗ tại các nhà ga.

Vận tải đường sắt có ưu điểm gì?


Ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều người, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh
doanh chuyển sang sử dụng các dịch vụ vận tải đường sắt cũng bởi vì những ưu
điểm nổi bật của loại hình vận tải này. Cụ thể như:

 Giá cước vận chuyển bằng đường sắt thấp hơn so với vận chuyển bằng các
loại hình khác. Đặc biệt hơn, hình thức vận tải này có thể đáp ứng được
nhiều chủng loại hàng khác nhau và nhiều khung khối lượng hàng khác
nhau mà không cần phải thay đổi phương tiện trong quá trình vận chuyển.
 Bên cạnh việc có giá thành thấp hơn đa số các loại hình vận chuyển khác
thì giá vận chuyển bằng đường sắt còn có tính ổn định trong thời gian dài
và ít khi biến động. Nguyên nhân bởi chi phí vận tải đường sắt không phụ
thuộc vào giá nhiên liệu hiện nay.
 Vận tải đường sắt có tính chất chuyên dụng chính là những đoàn tàu chỉ
chạy trên những trục đường ray đã được lắp đặt cố định và định sẵn. Các
tuyến đường ray này sẽ không phải chia sẻ cho các phương tiện khác và
luôn được ưu tiên trong khi tham gia giao thông. Vậy nên vận chuyển
bằng tàu hỏa sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như tắc
đường, đèn đỏ, đường xá hư hỏng các yếu tố về khí hậu (mưa lớn, ngập
lụt,….).
 Thêm một ưu điểm nữa chính và vận tải đường sắt có thể vận chuyển được
hàng hóa có trọng tải lớn, hàng nặng, hàng cồng kềnh. Đó là lý do rất
nhiều doanh nghiệp lựa chọn vận chuyển bằng đường sắt đối với các loại
máy móc siêu trọng trường.
 Bên cạnh việc vận chuyển được hàng cồng kềnh thì khi vận chuyển hàng
hóa bằng tàu hóa, các toa tàu sẽ được phân riêng để vận chuyển những
loại hàng hóa khác nhau, điều này sẽ đảm bảo được chất lượng hàng hóa
trong quá trình vận chuyển.
 Vận tải bằng tàu hỏa mang tính liên tục và được diễn ra vào những thời
điểm cố định. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể chủ động về mặt thời gian,
đảm bảo hàng hóa sẽ được vận chuyển và giao đúng hẹn, giảm khả năng
mất mát, hao hụt một cách tối thiểu.
Nhược điểm của vận chuyển đường sắt.
Nhược điểm của loại hình này là chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có
sẵn, tuyến đường cố định. Do vậy, không được linh hoạt trong quá trình vận
chuyển.
Những mặt hàng phù hợp với vận chuyển đường sắt.
-Hàng hóa phục vụ gia đình: Bột giặt, Dầu Gội, Sữa tắm, Bánh kẹo, Vải, Gạo,
Cà Phê, Bột bắp, Điều hòa, quạt điện, đồ điện tử....
-Hàng hóa phục vụ sản xuất: Băng keo, Móc áo, Hóa chất, Hạt Nhựa, Nguyên
liệu dạng bột hoặc dạng lỏng
-Vật liệu xây dựng: Sơn, bột trét, đồ ngũ kim, ...
-Máy móc, thiết bị: Máy móc văn phòng, máy móc phục vụ sản xuất, máy
móc phục vụ sinh hoạt.
-Đồ uống: Bia, nước ngọt, nước khoáng, rượu....
-Ô tô, xe máy, xe đạp, phụ tùng ô tô, xe máy, phụ tùng máy móc
-Hàng hóa phục vụ công trình: Cửa, khung, .....
-Hàng hóa đông lạnh.
Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường sắt bao gồm: tuyến đường sắt, ga đường
sắt,toa xe, đầu máy và các phương tiện kỹ thuật phụ trợ khác phục vụ vận tải đường
sắt.

3 Vận tải đường ống

Vận tải đường ống là phương thức vận chuyển mà quá trình vận chuyển hàng
hóa diễn ra liên tục, dạng hình ống thiết kế đi qua nhiều địa hình khác nhau từ
điểm xuất phát đến điểm đích, hệ thống  đường ống có thể nối từ quốc gia
này sang quốc gia khác.

Phương thức vận tải đường ống là cách thức vận tải cố định, hàng hóa chất
lỏng sẽ đi qua đường ống, di chuyển đến những không gian địa lý đến nơi cần
nhận hàng, hình thức này đòi hỏi nhiều hiệp định chặt chẽ về việc cung cấp,
phân chia các sản phẩm trước khi tiến hành xây dựng và vận chuyển.

Mặt hàng vận chuyển thường là các dạng chất lỏng, nhiên liệu, dòng chảy
xuyên quốc gia qua đường ống thường được tính toán rất kỹ lưỡng để đảm
bảo an ninh quốc gia và an toàn cho hàng hóa vận chuyển.

Chất liệu của những đường ống nước này cũng được nghiên cứu và kiểm
nghiệm về tính chất an toàn, có tuổi thọ cao không hoen rỉ, có thể chịu được
các điều kiện áp lực của dòng nước chảy hay điều kiện thời tiết, sự ăn mòn
của muối biển,… 

Ưu điểm nhược điểm vận tải đường ống

 Hình thức vận tải đường ống có thể kết hợp cùng lúc thiết kế và xây
dựng các tuyến đường vận tải đường bộ, vận tải đường sắt hay vận
tải đường thủy. 
 So với các phương thức vận tải khác, phương thức vận tải bằng
đường ống thường có khối lượng vận chuyển lớn, có thể vận chuyển
hàng hóa đặc biệt là các chất lỏng, đây cũng là ưu điểm lớn giải
quyết vấn đề vận chuyển chất lỏng gây nguy hiểm trên đường bộ,
đường sắt,…
 Phương thức vận tải đường ống cắt giảm khâu đóng gói hàng hóa
trước khi vận chuyển, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức, các
công cụ thiết bị đóng gói. 
 Hệ thống đường ống được thiết kế xây dựng ngầm dưới đất, dưới
biển cố định, không gây trở ngại cho các phương thức giao thông
khác.
 Nhờ cắt giảm bước đóng gói hàng hóa, những mặt hàng vận chuyển
qua đường ống nước như chất lỏng, khí cũng giảm bớt được tối đa
những tổn thất, mất mát và hao hụt trên chặng đường di chuyển. 
 Nhờ phương thức vận tải đường ống, các chất lỏng khí ở khu vực
khó khai thác, vùng sâu vùng xa, nơi có địa hình phức tạp vẫn có thể
vận chuyển dễ dàng. 
 Đặc biệt, việc vận chuyển bằng đường ống không chiếm quá nhiều
diện tích đất, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận
chuyển.
Nhược điểm

 Phương thức vận tải này chuyên dụng cho các loại hàng hóa đặc thù
như chất lỏng, khí, những hàng hóa chất rắn có khối lượng và kích
thước lớn thường không được vận chuyển bằng phương thức này. 
 Hệ thống giao thông đường ống muốn hoàn thiện xuyên quốc gia cần
đầu tư với chi phí lớn, các khu vực trạm bơm thủy lực cũng cần được
bổ sung với mức chi phí không hệ nhỏ. 
 Hệ thống vận tải đường ống thường nối liền các quốc gia, khu vực và
vùng lãnh thổ, đi qua những địa hình phức tạp và có tính chất nối
liền nên rất khó để kiểm soát an toàn, kiểm tra an ninh, chỉ cần một
lỗ hổng nhỏ có thể khiến hàng hóa thất thoát trữ lượng rất lớn. 

Vận tải thủy nội địa


Phương tiện vận tải thủy nội địa là những chiếc tàu, thuyền, bè, xà lang... di
chuyển tên mặt nước phục vụ cho mục đích chuyên chở của con người, di
chuyển trên sông ngòi, kênh rạch.
Ưu Điểm Của Ngành Giao Thông Đường Thủy Là:

 Tiết kiệm được nhiều chi phí: Khi có nhu cầu vận tải hàng số lượng lớn,
các chủ hàng nên chọn phương thức vận tải đường biển sẽ tiết kiệm được
một khoản chi phí khá lớn so với vận tải đường bộ. Đơn giản vì có rất ít loại
phương tiện đường bộ có thể chuyển được số lượng hàng hóa lớn như tàu
thủy nên chi phí sẽ cao hơn nhiều. Bạn chỉ cần chọn một địa chỉ cung cấp
Dịch vụ vận tải hàng đường thủy chất lượng nhất thì tất cả sẽ không còn là
bài toán nan giải
 Nhiều tuyến đường tự nhiên: Với hệ thống sông ngòi dày đặc và chiều dài
đường ven biển là 3260km, vận tải hàng hóa trong nước sẽ trở nên dễ dàng
hơn nhiều. Hầu hết các tỉnh thành trực thuộc Trung ương đều có cảng biển,
phù hợp để vận tải hàng nên mọi nhu cầu chuyển hàng đường thủy của quý
khách cũng đáp ứng thuận lợi hơn
 Chi phí bảo dưỡng, cải tạo thấp: Vận tải hàng hóa đường biển sử dụng
đường giao thông là đường thủy tự nhiên nên sẽ hạn chế việc hư hại, hỏng
hóc, từ đó cũng ít tốn chi phí cho việc bảo dưỡng, cải tạo các phương tiện
giao thông, cơ sở hạ tầng. Điều này cũng ảnh hưởng tới mức phí dịch vụ nên
kéo theo phí vận tải hàng cũng ít hơn
 Vận chuyển được nhiều loại hàng hóa: Đường thủy vận tải được nhiều loại
hàng hóa, với những loại hàng nặng, cồng kềnh hay đơn giản vẫn có thể vận
tải bằng đường thủy
 Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn: Với hệ thống tàu thuyền lớn,
việc vận tải các loại hàng hóa cũng không còn khó khăn, trở ngại như trước.
Điểm đặc biệt thuận lợi khi vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa là có
thể chở được hàng khối lượng lớn, số lượng nhiều mà không phải phương
thức vận tải nào cũng làm được, làm tốt.

Nhược Điểm Của Vận Tải Hàng Nội Địa Bằng Đường Thủy, Đường Sông Là:

 Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết: Khi thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến
lịch trình giao nhận hàng hóa, trì hoãn trong một thời gian dài mới được ra
khơi, thậm chí có khi kéo dài hơn 1 tháng. Nếu chẳng may có mưa bão, lũ,
sóng thần, trong quá trình di chuyển, khả năng sẽ ảnh hưởng nặng nề về hàng
hóa, nguy hiểm đến tính mạng người trên tàu
 Vận chuyển đường biển không thể đến tận nơi: Do kích thước tổng thể
của những con tàu khá lớn và không thể di chuyển được ở những khu vực
khô cạn, nên khi vận tải hàng hóa bằng đường thủy chỉ có thể di chuyển tàu
ngang đến cảng
 Tốc độ tàu còn thấp: Hầu hết các loại tàu biển trên thế giới điều di chuyển
với tốc độ khá chậm chạp, đó là chưa kể những lúc trời mưa bão, sóng vỗ thì
việc di chuyển càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết
 Khó khăn trong việc bảo quản hàng hóa: Vận tải hàng hóa bằng đường
thủy thường không bằng phẳng như đường sắt hoặc đường bộ, sóng biển dập
dềnh sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới việc bảo quản hàng hóa, nhất là những mặt
hàng dễ vỡ (nếu không sắp xếp hàng hợp lý thì sản phẩm khi đến tay người
nhận sẽ bị hỏng hóc, hư hại không mong muốn).

Vận tải vũ trụ


( KIẾM KHÔNG RA ^-^ )

Các loại tàu biển


1. Tàu chở hàng đông lạnh (Reefer ship)
2. Tàu Container (Container ship)

 
3. Tàu chở hàng rời (Bulk carrier)
4. Tàu Roro (Ro-Ro ship)

5. Tàu chở chất lỏng (Tanker)


SO SÁNH HÌNH THỨC VẬN CHUYỂN BẰNG TÀU
CHỢ VÀ TÀU CHUYỂN 
Tàu chuyến:
Có thể hiểu một cách ngắn gọn thì thuê tàu chuyến giống như chúng ta thuê cả một
chiếc xe hơi cho riêng mình. Người thuê chủ động thỏa thuận sòng phẳng với chủ
xe về giờ giấc, loại xe, tiền thuê,.. Nên có thể hình dung, thuê tàu chuyến là hành
động chủ hàng (người thuê tàu) thuê toàn bộ chiếc tàu từ người cho thuê để chở
hàng từ cảng này đến cảng khác. 
Tàu chuyến là loại hình vận tải đường biển do hãng tàu cung cấp dịch vụ. Đặc
trưng cơ bản nhất của tàu chuyến là được thuê trước lịch trình chuyển hàng, chứ
không chạy theo lịch trình có sẵn. Đối tượng chở hàng sẽ là những loại hàng đặc
thù, số lượng lớn.
 Đối tượng chuyên chở của tàu chuyến:
Tàu chuyến thường chuyên chở những loại hàng có khối lượng lớn, tính chất của
hàng hóa chuyên chở tương đối thuần nhất và thường được chở đầy tàu.
 Tàu vận chuyển:
Tàu vận chuyển theo phương thức chuyến thường có cấu tạo một boong, nhiều
hầm, miệng hầm rộng, có trọng tải lớn để thuận tiện cho việc bốc hàng.
 Điều kiện chuyên chở:
Khác với tàu chợ, đối với tàu chuyến, điều kiện chuyên chở, cước phí và chi phí
xếp dỡ hàng lên xuống… đều được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tàu do 2
bên người thuê và người cho thuê thỏa thuận.
 Cước phí:
Cước tàu chuyến khác với cước tàu chợ, cước tàu chuyến thường do người thuê và
người cho thuê thỏa thuận đưa và hợp đồng, nó có thể bao gồm cả chi phí xếp dỡ
hoặc không tùy theo quy định. Cước tàu chuyến thường biến động hơn cước tàu
chợ.
 Thị trường tàu chuyến:
Thị trường tàu chuyến thường được người ta chia ra làm các thị trường khu vực căn
cứ và phạm vi hoạt động của tàu.

Tàu chợ:
Có thể hiểu một cách ngắn gọn thì tàu chợ cũng giống như xe bus vậy. Xe bus chỉ
ghé đúng trạm, đúng giờ. Ai muốn đi thì phải ra đúng giờ, đúng trạm. Xe bus thì đi
theo tuyến, mỗi hãng xe bus có thể chạy nhiều tuyến. Trên chuyến xe bus này có
nhiều người, không chỉ mình bạn. Mỗi người chỉ ngồi 1 chỗ. Muốn đi thì mua vé
trước. 
Cũng tương tự như vậy thì tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường
nhất định, ghé qua những cảng quy định và theo một lịch trình định trước. Do vậy
chủ hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt thời gian giao hàng lên tàu. 
Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tàu định
tuyến. Lịch tàu chạy thường được các hãng tàu công bố trên phương tiện thông tin
đại chúng để thuận lợi cho khách hàng.
 àu chợ thường chở hàng hóa có khối lượng nhỏ, là các mặt hàng khô hoặc
hàng có bao bì. Và bắt buộc phải đóng vào containers.
 Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác: Tàu có đặc điểm nhiều
boong, nhiều hầm hàng, nhiều miệng hầm (mỗi tàu có từ 4-5 miệng hầm).
Trọng tải trung bình khoảng từ 10.000 – 20.000 tấn, tốc độ trung bình từ 17 –
20 miles và cần cẩu loại 2.5 – 7 tấn.
 Điều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường
biển để phát hành cho người gửi hàng.
 Theo phương thức thuê tàu chợ B/L không những điều chỉnh mối quan hệ
giữa người chuyên chở với người gửi hàng mà còn điều chỉnh mối quan hệ
giữa người chuyên chở và người nhận hàng.

Kênh đào bắt từ Thái Bình Dương qua biển Đông là Kênh đào Suez
Việc kênh đào Suez bị ngừng lưu thông khiến hoạt động xuất, nhập
khẩu của Việt Nam với châu Âu bị ảnh hưởng. Đối với Việt Nam, kênh
đào Suez là tuyến đường giao hàng với châu Âu và một phần bờ Đông nước
Mỹ

You might also like