You are on page 1of 13

1. Vận tải kết hợp là gì? Vận tải đa phương thức là gì?

Anh/ chị trình bày sự khác nhau cơ bản giữa


phương thức vận tải kết hợp và phương thức vận tải đa phương thức? Cho ví dụ cụ thể minh hoạ sự khác
nhau?
2. Anh/chị hãy trình bày vai trò và xu hướng tất yếu của vận tải đa phương thức của thời đại?
3. Anh/chị hãy trình bày sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa Công ước của Liên Hiệp Quốc
về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế 1980 với Quy tắc của UNCTAD- ICC về vận
tải đa phương thức?
4. Anh/chị hãy trình bày ưu, nhược điểm, trường hợp nào sử dụng các loại phương thức vận tải phổ
biến hiện nay?
- Vận tải đường biển
- Vận tải đường hàng không
- Vận tải đường bộ
- Vận tải đường sắt
- Vận tải đa phương thức.
5. Anh/ chị cho biết các giải pháp giảm chi phí vận tải của hoạt động vận tải trong logistics tại Việt
Nam?
6. Để phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics chất lượng cao, theo anh/ chị Việt Nam
cần có các giải pháp nào?
7. Trong vận chuyển hàng hóa theo phương thức vận tải đa phương thức, anh/ chị cho biết nếu hàng
hoá bị hư hỏng do lỗi cuả người chuyên chở, thì ai thực hiện việc khiếu nại người chuyên chở? Cơ sở để
thực hiện khiếu nại? Khi khiếu nại người chuyên chở, phải thực hiện những thủ tục pháp lí gì?
ĐÁP ÁN
Câu 1. Vận tải kết hợp là gì? Vận tải đa phương thức là gì? Anh/ chị trình bày sự khác nhau
cơ bản giữa phương thức vận tải kết hợp và phương thức vận tải đa phương thức? Cho ví dụ cụ thể
minh hoạ sự khác nhau?
1.1. Vận tải kết hợp là gì?
Vận tải kết hợp (Combined transport) là vận tải hàng hoá trong một đơn vị xếp dỡ kết hợp các
phương thức vận tải khác nhau. (Theo Multimodal Transport Handbook)
Vd. 1 lô hàng 25 container từ TP.HCM ra Hà Nội được vận chuyển như sau: dùng xe kéo container
từ nhà máy ra cảng biển TP.HCM để vận chuyển ra cảng Hải Phòng bằng tàu biển. Sau khi container đến
cảng Hải Phòng dùng xe kéo về kho Hà Nội.
1.2. Vận tải đa phương thức là gì?
Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) là vận tải hàng hoá bằng nhiều phương thức vận
tải do một người vận tải tổ chức cho toàn bộ quá trình vận tải từ điểm/cảng xuất phát thông qua một hoặc
nhiều điểm trung gian (transit) đến điểm/cảng đích (theo Multimodal Transport Handbook)
Vd. Một lô hàng được vận chuyển từ Kobe (Nhật Bản) đến cảng Rotterdam (Hà Lan) thì hành trình
áp dụng vận tải đa phương thức theo hợp đồng kinh doanh vận tải đa phương thức với mô hình Sea – Rail
– Sea: Hàng hoá được chuyên chở từ Thành phố Kobe (Nhật Bản) đến cảng Los Angles (bờ tây nước Mỹ)
bằng tàu biển, sau đó được vận tải đường sắt xuyên suốt từ bờ tây đến bờ đông của nước Mỹ và dỡ hàng tại
cảng New York. Tại đây, các container hàng hoá được xếp lên tàu biển và chuyên chở sang cảng Rotterdam
(Hà Lan).
1.3. Sự khác nhau cơ bản giữa vận tải kết hợp và vận tải đa phương thức.

Sự khác nhau Vận tải kết hợp Vận tải đa phương thức
1. Hợp đồng vận tải Các hợp đồng vận tải riêng lẻ với các Chỉ có một hợp đồng vận tải đa phương
công ty vận tải, mỗi hãng vận chuyển thức duy nhất
phát hành một vận đơn riêng.

2. Chủ hàng Có thể có một hoặc nhiều chủ hàng Chỉ có một chủ hàng duy nhất

Câu 2. Anh/chị hãy trình bày vai trò và xu hướng tất yếu của vận tải đa phương thức của thời
đại?
2.1. Vai trò của vận tải đa phương thức
Hoạt động vận tải góp phần chủ đạo tạo nên hiệu quả hoạt động của hệ thống dịch vụ logistics,
trong đó cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng cùng với các loại hình phương tiện vận
chuyển tạo ra một giá trị to lớn trong việc phát triển ngành dịch vụ logistics, qua đó đóng góp to lớn vào
nền kinh tế quốc dân trong việc hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế trong quốc gia thông qua
các khâu: Sản xuất, lưu thông, phân phối, dự trữ cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng
Vận tải đa phương thức là một xu hướng tất yêu trong ngành vận tải nói riêng và rộng hơn là trong
lĩnh vực logistics, với vai trò là cầu nối hỗ trợ hoạt động thương mại, vận tải hiện đại cần đáp ứng những
nhu cầu ngày càng phức tạp hơn của thị trường vận tải nội địa và quốc tế. Vận tải ngày nay không chỉ đơn
thuần là việc chuyển dịch hàng hoá mà còn phải thực hiện được sự kết nối quá trình vận chuyển thành một
chuỗi vận tải không gián đoạn nhằm làm cho quá trình vận chuyển an toàn hơn, nhanh chóng hơn, mức độ
tin cậy cao hơn và đơn giản hơn. Vận tải đa phương thức đa trở thành phương thức vận tải phổ biến bên
cạnh các phương thức vận tải truyền thống vì có thể đáp ứng được những đòi hỏi nói trên của thị trường
vận tải hàng hoá.
2.2. Xu hướng tất yếu của vận tải đa phương thức của thời đại
Xu hướng xử dụng vận tải đa phương thức bắt đầu từ trào lưu cải cách chính sách vận tải trên toàn
thế giới. Trào lưu này đã tạo ra một bước ngoặt trong thị trường vận tải khi người sử dụng dịch vụ vận tải
được cung cấp nhiều lựa chọn về vận tải, phương thức vận tải để vận chuyển một lô hàng trên một tuyến
đường cụ thể, còn người vận tải thì có thể xây dựng chính sách giá cước linh hạot cho từng đối tượng khách
hàng và phù hợp với tình hình biến động của thị trường vận tải trong nước và thế giới, qua đó hướng tới
mục tiêu thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Khách hàng hiện nay thường hướng tới sử dụng vận tải hàng hoá door-to-door hơn là chú trọng tới
từng phương thức vận tải đơn lẻ của toàn chuỗi vận tải, họ hướng tới sử dụng dịch vụ trọn gói có tính tiện
lợi, kết nối và xuyên suốt. Sự chuyên môn hoá có được nhờ sử dụng vận tải đa phương thức tạo điều kiện
cho khách hàng có thể tập trung thời gian và nhân lực vào hoạt động kinh doanh chính trong khi vẫn được
hưởng lợi khi thuê ngoài các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.
Vận tải đa phương thức đã tạo ra sự kết hợp các phương thức vận tải trên phạm vi toàn cầu. Tuy
nhiên, sự khác biệt về thời gian, cách thức quản lý, mạng lưới hiện hữu, cơ sở hạ tầng vận tải, điểm đầu
mối và kết nối, đặc điểm của các phương thức vận tải và bến bãi trong toàn bộ hoạt động chuỗi vận tải đòi
hỏi cần có những giải pháp mang tính khu vực và toàn cầu để có thể khắc phục những hạn chế trên.
Nhờ có sự phát triển của vận tải đa phương thức, hệ thống vận tải hiện đại đã thay đổi từ sự riêng
lẻ và tách biệt sang hệ thống kết nối tích hợp và có tính hợp tác cao. Sự thay đổi này đã mang lại những
yếu tố mới sau:

Yếu tố Lý do Kết quả


Công nghệ Container hoá và công nghệ thông tin Sự đổi mới của các phương thức vận tải
Thoi dõi thông tin hàng hoá và quản lý
phương tiện vận tải

Đầu tư vốn Đảm bảo tỷ lệ hoàn vốn đầu tư hợp lý Chí phí cao, sử dụng hiệu quả nguồn lực
để giảm chi phí đầu tư
Liên minh, sát Cải cách Tiến tới những thoả thuận và chia sẻ
nhập và mua trách nhiệm
lại
Chuỗi hàng hoá Toàn cầu hoá Sự hợp tác giữa vận tải và sản xuất
thương mại
Mạng lưới Gom hàng và kết nối quốc tế Ảnh hưởng lớn đến toàn chuỗi vận tải

Vận tải đa phương thức không hướng tới chỉ từng phương thưc vận tải đơn lẻ, mà tập trung vào
giải quyết sự tích hợp của các phương thức vận tải ở 3 mức độ:
- Cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải cần có sự tương đồng (phần cứng)
- Khai thác và sử dụng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là bến bãi)
- Dịch vụ và quy định (phù hợp với các phương thức vận tải)
Chính sách vận tải nên đưa ra những cơ chế đển người sử dụng các phương thức vận tải khác nhau.
Khả năng door-to-door sẽ là một lựa chọn có thể đáp ứng yêu cầu của người sử dụng vận tải.
Việc sử dụng giao hàng just in time, sản xuất theo yêu cầu và tập trung các trung tâm phân phối sẽ
tạo ra mối liênn hệ gắn kết giữa các quy định sản xuất, phân phối và vân jtair để hướng đến thoả mãn mức
độ dịch vụ, thời gian vận chuyển và chi phí hàng hoá.
Là sự kết nôi giữa nguồn cung cấp, sản xuất, phân phối, tiêu dùng, vận tải đa phương thức sẽ tạp
ra sự kết hợp các dịch vụ vận tải trong toàn chuỗi cung3 ứng và phân phối.
Câu 3. Anh/chị hãy trình bày sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa Công ước của Liên
Hiệp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế 1980 với Quy tắc của
UNCTAD- ICC về vận tải đa phương thức?
3.1. Giống nhau
Cả 2 văn bản pháp lý đều quy định những vấn đề cơ bản trong vận tải đa phương thức như: định
nghĩa vận tải đa phương thức, người kinh doanh vận tải đa phương thức, người chuyên chở, người gửi hàng,
người nhận hàng, việc giao nhận hàng, chứng từ vận tải đa phương thức, trách nhiệm của người kinh doanh
vận tải đa phương thức, trách nhiệm của người gửi hàng, khiếu nại và kiện tụng...
- Giống nhau về định nghĩa chứng từ vận tải đa phương thức theo quy tắc của UNCTAD - ICC là
chứng từ chứng mình cho một hợp đồng đa phương thức, theo công ước của Liên Hợp Quốc là chứng từ
làm bằng chứng cho một hợp đồng vận tải đa phương thức
- Giống nhau về trách nhiệm của MTO đối với hàng hóa là như quy định của công ước và bản quy
tắc gọi là chế độ trách nhiệm áp dụng cho nhiều phương thức vận tải khác nhau trong một hành trình vận
tải đa phương thức
- Trong hành trình vận tải đa phương thức chỉ có một cơ sở trách nhiệm, một thời hạn trách nhiệm,
một giới hạn trách nhiệm.
- Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với hàng hóa bao gồm khoảng thời
gian từ khi MTO đã nhận hàng để chở cho đến khi giao xong hàng.
- MTO phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mất mát hoặc hư hỏng của hàng hoá, cũng như
chậm giao hàng nếu sự cố gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra khi hàng hoá còn thuộc
phạm vi trách nhiệm của MTO, trừ phi MTO chứng minh được rằng anh ta, người làm công hoặc đại lý của
anh ta áp dụng mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để ngăn chặn sự cố xảy ra và hậu quả của nó.
- Chậm giao hàng xảy ra khi hàng hoá không được giao trong thời hạn đã thoả thuận. Nếu không
thoả thuận thời gian như vậy thì trong một thời gian hợp lý mà một MTO cần mẫn có thể giao, có tính đến
hoàn cảnh của sự việc. Nếu hàng hoá không được giao trong một thời gian 90 ngày liên tục kể từ ngày hết
thời hạn thoả thuận hoặc trong một thời gian hợp lý nói trên thì có thể coi như hàng hoá đã mất.
- MTO được miễn trách nhiệm trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao
hàng do những sơ suất, hành vi lỗi lầm của thuyền trưởng, thủy thủ, hoa tiêu… trong việc điều khiển và
quản trị tàu (khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa) hoặc do cháy, trừ
trường hợp người chuyên chở có lỗi thực sự hoặc cố ý (trong trường hợp này thì người khiếu nại phải chứng
minh là người chuyên chở có lỗi).
- Thông báo tổn thất và khiếu nại với MTO.
+ Thông báo tổn thất.
Đối với tổn thất rõ rệt: người khiếu nại phải gửi thông báo bằng văn bản cho MTO không muộn
hơn ngày làm việc sau ngày hàng được giao cho người nhận.
Đối với tổn thất không rõ rệt: người nhận phải gửi thông báo tổn thất cho MTO trong vòng 6 ngày
liên tục sau ngày hàng hóa được giao cho mình.
Đối với chậm giao hàng: người nhận phải gửi thông báo cho MTO trong vòng 60 ngày liên tục sau
ngày hàng hóa được giao cho người nhận hoặc sau ngày người nhận nhận được thông báo là đã giao hàng.
* Chú ý: nếu không có thông báo tổn thất gửi cho MTO trong những thời gian trên thì việc giao
hàng của MTO được coi là phù hợp với mô tả của chứng từ vận tải đa phương thức.
+ Khiếu nại với MTO
Thời hạn để kiện MTO là trong vòng 9 tháng kể từ ngày giao hàng hoặc từ ngày hàng hóa đáng lẽ
phải được giao cho người nhận.
Việc thụ lý các vụ kiện (thời hiệu tố tụng) có thể được tiến hành trong thời hạn 2 năm.
Hồ sơ khiếu nại phải gồm những chứng từ, giấy tờ cần thiết để chứng minh cho lợi ích của người
khiếu nại cho những mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng mà MTO phải chịu trách nhiệm.
3.2. Khác nhau

Công ước của Liên Hiệp Quốc Bản qui tắc của UNCTAD/ICC
Tính chất pháp lí Mang tính pháp lí Mang tính pháp lí
Bắt buộc Không bắt buộc, tùy ý
Giá trị hiệu lực Chưa có hiệu lực Có hiệu lực từ ngày 1/1/1992 đến
nay
Mức bồi thường 920 SDR/kiện hàng 666,7 SDR/ kiện hàng
(giới hạn trách nhiệm) 2,75 SDR/kg 2 SDR/kg

• Chứng từ vận tải đa phương thức


Theo Quy tắc của UNCTAD/ICC, chứng từ vận tải đa phương thức là chứng từ chứng minh cho
một hợp đồng vận tải đa phương thức và có thể được thay thế bởi một thư truyền dữ liệu điện tử, như luật
pháp áp dụng cho phép và có hình thức có thể lưu thông hoặc không thể lưu thông, có ghi rõ tên người
nhận.
Theo Công ước của LHQ, chứng từ vận tải đa phương thức là một chứng từ làm bằng chứng cho
một hợp đồng vận tải đa phương thức, cho việc nhận hàng để chở của người kinh doanh vận tải đa phương
thức và cam kết của anh ta giao hàng theo đúng những điều khoản của hợp đồng.
• Giới hạn trách nhiệm (Limit of Liability)
Theo công ước về vận tải đa phương thức thì giới hạn trách nhiệm của MTO là 920 SDR cho mỗi
kiện hay đơn vị hoặc 2,75 SDR cho mỗi kg hàng hoá cả bì bị mất tuỳ theo cách tính nào cao hơn. Ðể tính
toán số tiền nào cao hơn sẽ áp dụng các quy tắc sau đây:
– Khi container, pallet hoặc công cụ vận tải tương tự được sử dụng để đóng gói hàng hoá thì các
kiện hoặc các đơn vị chuyên chở có kê khai vào chứng từ vận tải đa phương thức và được đóng gói vào
công cụ vận tải đó được coi là kiện hoặc đơn vị. Nếu những kiện và đơn vị không được liệt kê vào vận tải
đa phương thức thì tất cả hàng oá trong công cụ vận tải đó được coi là một kiện hoặc một đơn vị chuyên
chở.
– Trong trường hợp bản thân các công cụ vận tải đó bị mất mát hoặc hư hỏng thì công cụ vận tải
đó, nếu không thuộc sở hữu hoặc không do MTO cung cấp, được coi là một đơn vị chuyên chở.
Nếu hành trình vận tải đa phương thức không bao gồm vận tải đường biển hoặc đường thuỷ nội địa
thì trách nhiệm của MTO không vượt quá 8,33 SDR cho mỗi kg hàng hoá cả bì bị mất hoặc hư hỏng.
Ðối với việc chậm giao hàng thì thời hạn trách nhiệm của MTO sẽ là một số tiền tương đương với
2,5 lần tiền cước của số hàng giao chậm nhưng không vượt quá tổng số tiền cước theo hợp đồng vận tải đa
phương thức.
Trong trường hợp mất mát, hư hỏng của hàng hoá xảy ra trên một chặng đường nào đó của vận tải
đa phương thức mà trên chặng đường đó lại bắt buộc áp dụng một công ước quốc tế hoặc luật quốc gia có
quy định một giới hạn trách nhiệm cao hơn giới hạn trách nhiệm này thì sẽ áp dụng giới hạn trách nhiệm
của công ước quốc tế hoặc luật quốc gia bắt buộc đó. MTO sẽ mất quyền hưởng giới hạn trách nhiệm nếu
người khiếu nại chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra là do hành vi hoặc
lỗi lầm cố ý của MTO để gây ra tổn thất.
Với tư cách của một người chuyên chở, MTO còn phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi
lầm của người làm công hoặc đại lý của mình, khi người làm công hoặc đại lý đó hành động trong phạm vi
công việc đựoc giao. MTO còn chịu trách nhiệm về hành vi và lỗi lầm của bất kỳ người nào khác mà MTO
sử dụng dịch vụ như thể hành vi và lỗi lầm đó là của mình
Theo bản quy tắc, trách nhiệm của MTO đối với hàng hoá có thấp hơn chút ít so với công ước. Bản
quy tắc đã miễn trách nhiệm cho MTO, trong trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao
hàng do những sơ suất, hành vi, lỗi lầm của thuyền trưởng, thuỷ thủ, hoa tiêu trong việc điều khiển hoặc
quản trị tàu (khi hnàg hoá được vận chuyển bằng đường biển hoặc đường thuỷ nội địa) hoặc do cháy, trừ
trường hợp người chuyên chở có lỗi thực sự hoặc cố ý.
Giới hạn trách nhiệm của MTO theo bản quy tắc cũng thấp hơn: 666,67 SDR cho mỗi kiện hoặc
đơn vị hoặc 2 SDR cho mỗi kg hàng hoá bị mất hay hư hỏng.Tóm lại, vận tải đa phương thức là phương
thức vận tải đang được phát triển mạnh trên thế giới có tác dụng thúc đẩy sự phát triển buôn bán quốc tế,
đáp ứng được yêu cầu của phưong thức giao hàng “từ kho người bán đến kho của người mua”.Ở Việt nam
hàng hoá được vận chuyển theo hình thức Vận tải đa phương thức là các loại hàng được đóng trong
container, chủ yếu là những mặt hàng như quần áo may sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số mặt
hàng tiêu dùng khác, còn hàng hoá nhập khẩu là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi, len, dạ… hay các
máy móc thiết bị..
Câu 4. Anh/chị hãy trình bày ưu, nhược điểm, trường hợp nào sử dụng các loại phương thức
vận tải phổ biến hiện nay?
- Vận tải đường biển
- Vận tải đường hàng không
- Vận tải đường bộ
- Vận tải đường sắt
- Vận tải đa phương thức.
4.1. Vận tải đường biển
a. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm
+ Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển duy nhất phù hợp với hàng cồng kềnh, siêu trường
siêu trọng, quá khổ quá tải
+ Không bị hạn chế về công cụ hỗ trợ vận chuyển lẫn số lượng phương tiện, cực kì linh động
+ Chi phí vận chuyển hợp lí, rẻ hơn rất nhiều so với vận chuyển đường hàng không
+ Các tuyến đường vận tải biển ít gặp trở ngại hơn vận tải đường bộ.
+ Hoạt động giao thương quốc tế giữ các quốc gia và vùng lãnh thổ có cơ hội mở rộng và không
ngừng phát triển.
- Nhược điểm
+ Có khả năng gặp nguy hiểm cao vì bốn bề là nước, khó có khả năng thoát thân.
+ Chịu ảnh hưởng nặng nề về yếu tố thời tiết, không thể di chuyển được khi bão, sóng thần hay
mưa to.
+ Thời gian vận chuyển chậm, không thích hợp với những loại hàng hóa đang cần được giao nhanh.
b. Trường hợp sử dụng:
+ Khi muốn vận chuyển hàng hoá có khối lượng lớn, siêu trường, siêu trọng và đa dạng chủng loại
từ hàng bách hoá, hàng rời, hàng nôn sản, hàng thuỷ sản, thàng than, …
+ Khi cần vận chuyển hàng hoá quốc tế với số lượng lớn mà tiết kiệm chi phí vì vận tải đường biển
có phạm vi kết nối rộng xuyên lúc địa và đại dương nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải cảu chuỗi cung ứng toàn
cầu.
+ Khi điểm gửi hàng nhận hàng tiếp giáp biển có cảng để tàu hàng neo đậu.
4.2. Vận tải hàng không
a. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm
+ Không bị cảng trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy
+ Dịch vụ nhanh chóng đúng giờ, nhờ vào tốc độ bay rất nhanh và đặc tính hàng hóa thường có giá
trị cao hoặc dễ hư hỏng
+ Giảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hàng, đỗ vỡ hay trộm cắp
+ Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương tiện khác
+ Phí lưu kho thấp do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng
- Nhược điểm
+ Giá cược cao, tính tới từng kilogram
+ Danh mục ít đa dạng, ít phù hợp để vận chuyển hàng hóa có giá trị thấp
+ Khối lượng vận chuyển nhỏ hơn so với các hình thức khác
+ Yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn
+ Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: chuyến bay có thể bị trì hoãn do điều kiện thời tiết không tốt như
sương mù, mưa giông, …
b. Trường hợp sử dụng
+ Vận chuyển hàng hoá khẩn cấp bao gồm các lô hàng phụ tùng thay thế và các tài liệu kinh doanh
và tài chính có thời hạn (không thể được chuyền điện tử). Hoặc hàng cứu trợ được vận chuyển đến các khu
vực xung đột và hàng hoá dự án, ví dụ thiết bị và máy móc đặt biệt cho các hoạt động xây dựng hoặc chế
tạo cụ thể
+ Vận chuyển hàng giá trị cao bao gồm vàng, đồ trang sức, tiền tệ, tác phẩm nghệ thuật, linh kiện
điện tử và xe sang. Hàng hoá này sử dụng đường hàng không để đảm bảo an ninh cũng như tốc độ.
- Vận chuyển hàng hoá dễ hỏng bao gồm hải sản tươi sống, trái cây và rau quả, dược phẩm, hoa cắt
cành, …
4.3. Vận tải đường bộ
a. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm
+ Năng động, tiện lợi, đáp ứng được các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng.
+ Vận chuyển thằng từ kho tới kho, từ nơi sản xuất đên nơi tiêu thụ, rất cơ động
+ Vận chuyển linh hoạt, không đòi hỏi các quy trình kỹ thuật quá phức tạp như vận tải bằng hàng
không. Có thể kết hợp linh hoạt với các loại phương tiện vận tải khác.
+ Thủ tục vận tải đơn giản, có khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu.
- Nhược điểm
+ Cước vận tải cao
+ Khả năng rủi ro cao vì những tai nạn giao thông đường ô tô.
+ Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
+ Dễ xảy ra tình trạng mất hàng trong quá trình vận chuyển
b. Trường hợp sử dụng
Vận tải đường bộ là phương thức vận tải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, phương thức này
được sử dụng để phân phối, lưu thông hàng hoá từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, là mắt xích quan
trọng để kết nối các điểm nút trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
4.4. Vận tải đường sắt
a. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm
+ Có giá cước ổn định trong thời gian dài, tí biến động, khách hàng chủ động trong việc phân bổ
chi phí đối với công việc kinh doanh. Do chi phí vận tải đường sắt không phụ thuộc nhiều vào chi phí nhiên
liệu, nên cước vận tải đường sắt không bị điều chỉnh khi giá xăng dầu biến động liên tục
+ Vận chuyển đường các hàng nặng trên những tuyến đường xa
+ Khả năng thông hành lớn do tính chất chuyên dụng của vận tải đường sắt là vận chuyển trên
tuyến đường cố định chuyên biệt, không chia xẻ với các loại phương tiện vận chuyển khác, nên việc vận
chuyển không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kẹt xe, hư hỏng đường xá, mưa ngập, sửa chữa đường, …
+ Tính an toàn cao, đảm bảo hàng hoá không bị mất mát, hư hỏng do hàng hoá được đóng vào
những toa chuyên biệt.
+ Đảm bảo thời gian giao hàng do các tuyến tàu luôn theo sự trình cố định.
- Nhược điểm
+ Chỉ hoạt động trên đường ray có sẵn, tuyến đường cố định, do vậy không linh hoạt trong quá
trình vận chuyển.
+ Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cao
+ Phụ thuộc vào địa lý. Khó kết nối vận tải door-to-door theo xu thế hiện nay mà phải kết hợp với
các phương thức khác
+ Cần có sự kiểm soát chặt chẽ lịch trình tàu chạy, yêu cầu cao về tiêu chuẩn tín hiệu và biển báo,
đặc biệt với vận tải đường sắt quốc tế
b. Trường hợp sử dụng
+ Vận chuyển lô hàng có khối lượng lớn, cồng kềnh với tốc độ tương đối cao nhưng đem lại chi
phí rẻ hơn so với đường bộ
+ Phù hợp với những tuyến đường dài từ 700 đến 1.500 km
4.4. Vận tải đa phương thức
a. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm
+ Công cụ mang hàng, xếp dỡ và chứa hàng theo tiêu chuẩn: việc sử dụng pallet hay conatiner có
kích thước tiêu chuẩn không chỉ có ý nghĩa về kinh tế như giảm chi phí xếp dỡ, đóng gói mà còn hạn chế
mức độ thiệt hại và mất mát hàng hoá trong quá trình xếp dỡ, bảo quản, vận chuyển
+ Khả năng quản lý toàn chuỗi vận tải: việc sử dụng container theo tiêu chuẩn quốc tế giúp cho
quản lý vận tải được thuận lợi, giảm thời gian tìm kiếm container ở mỗi chặng vận tải nhờ ứng dụng công
nghệ thông tin vào quản lý container
+ Khả năng vận tải với khối lượng lớn và tần suất đều đặn nhờ ứng dụng mô hình hub & spoke để
có thể thực hiện việc gom hàng.
+ Thời gian vận tải được rút ngắn nhờ vào việc rút ngắn thời gian xếp dỡ của các cảng container,
đẩy nhanh thời gian quay vòng container tại cảng từ đó quá rình lưu thông diễn ra nhanh hơn.
+ Khả năng tận dụng lợi thế của các phương thức vận tải: kết hợp ưu thế của từng phương thức vận
tải như tính linh hoạt, khả năng kết nối và tần suất vận tải liên tục của vận tải đường bộ, vận tải khối lượng
lớn và quãng đường dài qua nhiều châu lục của vận tải đường biển, vận chuyển nhanh chóng và kết nối với
nhiều khu vực khác nhau của vận tải đường hàng không, chi phí vận tải thấp và khả năng chuyên chở lớn
của vận tải đường thuỷ nội địa và đường sắt.
+ Thân thiện với môi trường: việc kết hợp các phương thức vận tải đơn lẻ nhằm tăng tính hiệu quả
của quá trình vận tải, điều này làm tiết kiệm tài nguyên phải bỏ ra cho một hình trình vận tải.
+ Khả năng kết nối với hoạt động sản xuất, cung ứng và phân phối: chuỗi vận tải được thiết lập
nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, cưng ứng và phân phối do đó sẽ tạo ra sự gắn kết với mọi diễn tiến của
những hoạt động này nhằm đảm bảo sự linh hoạt, tin cậy và chính xác về thời gian dòng lưu chuyển hàng
hoá cũng như dòng thông tin về quá trình vận tải hàng hoá.
+ Đơn giản thủ tục chứng từ, quản lý xuyên suốt quá trình vận tải: giảm bớt chứng từ, tiết kiệm chi
phí, chuỗi vận tải được quản lý với một đơn vị duy nhất tạo ra sự liên kết thống nhất các nhà khai thác nhằm
phục vụ mục tiêu vận tải chung.
- Nhược điểm:
+ Yêu cầu cao về trang thiết bị cơ sở hạ tầng, bến bãi cần đạt tiêu chuẩn do sử dụng công cụ tiêu
chuẩn và cần có sự đồng bộ của hệ thống xếp dỡ giữa các phương thức vận tải khác nhau.
+ Chi phí xây dựng các điểm chuyển giao vận tải cao
+ Tính phụ thuộc giữa các phương thức vận tải có thể gây ra hiệu ứng domino khi một giao đoạn
trong chuỗi gặp sự cố làm gián đoạn hay đình trệ hoạt trên toàn chuỗi, đòi hỏi sự tương đồng về cở cở hạ
tầng của các phương thức vận tải.
+ Yêu cầu cao về năng lực tổ chức vận tải phương thức
+ Chi phí vận tải container tăng lên trong trường hợp xảy ra sự mất cân đối chiều vận tải phù hợp
liên quan đến mức vài những rào cản trong việc áp dụng luật vận tải phù hợp liên quan đến mức trách nhiệm
của nhà vận tải khi có sự cố xảy ra.
b. Trường hợp sử dụng
Vận tải đa phương thức phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các nước ngày càng
tăng, khi lô hàng được vận chuyển có lịch trình phức tạp, đi từ nước này sang nước khác, đến nhiều địa
điểm địa lý khác nhau.
Ngoài ra, vận tải đa phương thức hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế trong quốc gia
thông qua các khâu: sản xuất, lưu thông, phân phối, dự trữ cho đến tay người tiêu dùng cuối.
Vận tải ngày nay không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch hàng hoá mà còn phải thực hiện được
sự kết nối quá trình vận chuyển hàng hoá an toàn hơn, nhanh chóng hơn, mức độ tin cậy cao hơn và đơn
giản hơn. Với việc linh động kết hợp các phương thức vận tải truyền thống, vận tải đa phương thức có thể
đáp ứng được những đòi hỏi nói trên.
Câu 5: Anh/ chị cho biết các giải pháp giảm chi phí vận tải của hoạt động vận tải trong
logistics tại Việt Nam?
- Tạo timeline chi tiết:
Nếu không có kế hoạch rõ ràng về thời điểm sản xuất, vận chuyển và giao hàng, doanh nghiệp có
thể sẽ phải chịu một số chi phí không cần thiết trước khi lô hàng hoàn tất.Cho nên khi thực hiện 1 đơn hàng
nào đó bất kỳ cần tạo một timeline chi tiết theo từng sản phẩm từ đầu đến cuối, xác định chính xác thời
gian sản xuất sản phẩm, khi nào một mặt hàng sẽ cần được vận chuyển để giao đúng thời hạn và những tác
động có thể thực hiện để giảm các chi phí trong quá trình đó. Nếu bạn dành thời gian để xem xét những
thay đổi nhỏ có thể thực hiện trong timeline, bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối lớn.
- Vận hành tinh gọn:
Đối với chuỗi cung ứng, sự vận hành tinh gọn bao gồm việc vận hành với công suất tối đa, giữ
lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu thấp và dự báo đúng nhu cầu cũng như số lượng mua của khách hàng.
Tuy việc vận hành tinh gọn không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng thực hiện, nhưng nó là một trong những
phương pháp cắt giảm chi phí khá hiệu quả. Để bắt đầu, hãy xem xét nơi nào trong công ty của bạn có thể
hoạt động hiệu quả hơn. Các cơ sở hoặc đơn vị lưu trữ của bạn có được sử dụng đúng mức không? Cắt
giảm những thứ bạn không cần và tái sắp xếp lại các mục hoặc quy trình cho đến khi bạn tận dụng tối đa
không gian và ngân sách của mình.
- Sử dụng dịch vụ thuê ngoài:
Công ty của bạn nên lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ làm việc năng suất và có kỹ năng thực hiện
nhiều yêu cầu khác nhau. Một quan hệ đối tác lành mạnh và chủ động sẽ giúp cả hai doanh nghiệp của bạn
và nhà cung cấp dịch vụ. Bạn sẽ nhận được dịch vụ tốt với chi phí hợp lý, cũng như đạt được lợi nhuận như
kỳ vọng. Khi thuê ngoài, công ty của bạn nên nêu rõ những yêu cầu về dịch vụ đối với nhà cung cấp, chẳng
hạn như tần suất và khối lượng giao hàng, hoặc một số điều kiện đặc biệt như đóng gói, xử lý và kiểm soát
nhiệt độ... Các yêu cầu càng rõ ràng và cụ thể thì doanh nghiệp càng tránh được nhiều vấn đề như chi phí
cao hơn mong đợi hay dịch vụ kém.
6. Để phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics chất lượng cao, theo anh/ chị Việt
Nam cần có các giải pháp nào?
Để thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam, thời gian tới cần phải quan tâm những
vấn đề trọng tâm sau:
Thứ nhất, hoàn thiện môi trường chính sách và khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ logistic và vận tải
đa phương thức, đặc biệt cần phải sắp xếp hợp lý khung luật định để giảm bớt các mâu thuẫn và chồng chéo
tiềm ẩn đã xác định từ trước, bằng cách đưa tất cả các quy định về cấp giấy phép và quy định về trách nhiệm
vào một nghị định mới về vận tải đa phương thức.
Thứ hai, các DN hoạt động trong lĩnh vực vận tải cần tăng cường liên minh, liên kết và đa dạng
hóa dịch vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà sản xuất, người
tiêu dùng.
Thứ ba, Nhà nước cần khuyến khích xây dựng một hệ thống hỗ trợ giữa đường sắt, đường thủy,
đường bộ, đường hàng không hiệu quả, góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ có liên quan khác.
Thứ tư, tăng cường việc sử dụng công nghệ thông tin, nhấn mạnh vào lợi ích của công nghệ thông
tin trong lĩnh vực hậu cần và giảm bớt các rào cản đối với việc ứng dụng các phát minh mới vào lĩnh vực
này.
Thứ năm, dịch vụ hậu cần và vận tải đa phương thức cần phải phát triển theo cơ chế thị trường.
Những thay đổi nhanh chóng về điều kiện thị trường đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải có những phản ứng
nhanh chóng và kịp thời. Những nhu cầu cung ứng, kiểu này được các DN tư nhân cung cấp tốt hơn khu
vực công, do đó, Chính phủ cần tạo môi trường để thu hút sự tham gia của các nhà cung cấp tư nhân. Bên
cạnh đó, cần mở cửa thị trường cho những công ty mới và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đặc biệt
là tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia vào thị trường của các nhà cung cấp 3PL, thúc đẩy các dịch vụ
liên phương thức.
7. Trong vận chuyển hàng hóa theo phương thức vận tải đa phương thức, anh/ chị cho biết
nếu hàng hoá bị hư hỏng do lỗi cua người chuyên chở, thì ai thực hiện việc khiếu nại người chuyên
chở? Cơ sở để thực hiện khiếu nại? Khi khiếu nại người chuyên chở, phải thực hiện những thủ tục
pháp lí gì?
* Người chuyên chở chịu trách nhiệm về:
Mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa hay chậm giao hàng do cháy gây ra, nếu người khiếu nại chứng
minh được rằng cháy xảy ra là do lỗi hoặc sơ suất của người chuyên chở, người làm công hoặc đại lý của
người chuyên chở.
Mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng mà người khiếu nại chứng minh được là do lỗi hoặc do sơ
suất của người chuyên chở, người làm công hoặc đại lý của người chuyên chở gây ra trong khi thi hành mọi
biện pháp hợp lý, cần thiết để dập tắt lửa và để tránh, hạn chế hậu quả của cháy.
Trong trường hợp cháy trên tàu ảnh hưởng đến hàng hóa, nếu người khiếu nại hoặc người chuyên
chở yêu cầu, phải tiến hành giám định theo đúng thực tiễn hàng hải để xác định nguyên nhân và tình hình
của vụ cháy và một bản sao biên bản giám định phải được chuyển cho người chuyên chở và người khiếu
nại theo yêu cầu của họ.
*Giới hạn trách nhiệm
Trách nhiệm của người chuyên chở về thiệt hại do hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng theo những
quy định của Điều 5 được giới hạn bằng số tiền tương đương 835 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc đơn
vị chuyên chở khác hoặc tương đương 2,5 đơn vị tính toán cho mỗi kilogram trọng lượng cả bao bì của
hàng hóa bị mất mát hoặc bị hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn.
Trách nhiệm của người chuyên chở về việc chậm giao hàng theo những quy định của Điều 5 được
giới hạn bởi số tiền tương đương 2,5 lần tiền cước phải trả cho số hàng giao chậm nhưng không vượt quá
tổng số tiền cước phải trả theo quy định của hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển.
Trong mọi trường hợp, tổng trách nhiệm của người chuyên chở theo tiểu mục (a) và (b) của mục
này không được vượt quá giới hạn trách nhiệm được xác định theo tiểu mục (a) của mục này đối với trường
hợp tổn thất toàn bộ hàng hóa mà người chuyên chở có trách nhiệm
* Hồ sơ khiếu nại người chuyên chở:
Hồ sơ khiếu nại người chuyên chở gồm đơn khiếu nại và các chứng từ kèm theo làm bằng chứng.
Đơn khiếu nại phải được làm baừng văn bản. Nội dung đơn khiếu nại bao gồm: tên, địa chỉ của bên
bị khiếu nại và bên khiếu nại, số hợp đồng (nếu thuê tàu chuyến), số vận đơn, số lượng hàng hóa bị khiếu
nại, khiếu nại vấn đề gì (mất mát, hay tổn thất do đổ vỡ, hư hỏng) và lý lẽ, yêu sách đòi bồi thường bao
nhiêu.
*Thủ tục pháp lý:
Khi nhận hàng từ tàu tại cảng dỡ hàng, nếu thấy hàng bị mất mát, đổ vỡ hư hỏng thì người nhận
hàng phải làm biên bản đối tịch và thư dự kháng.
Biên bản đối tịch là biên bản kết toán, biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng, biên bản giám định hầm tàu.
Thư dự kháng là một thông báo về tổn thất hàng hóa không rõ rệt do người nhận hàng ký gửi cho
người chuyên chở. Thư dự kháng thường phải làm ngay sau khi dỡ hàng xong ở cảng đến. Theo công ước
Brucxen 1924 thì phải làm thư dự kháng trong vòng 3 ngày kể từ ngày dỡ hàng xong (Điều 3). Theo Điều
19 Công ước Hamburg 1978 thời hạn làm thư dự kháng là 15 ngày kể từ ngày hàng đã được giao cho người
nhận hàng.
Làm biên bản đối tịch và thư dự kháng có nghĩa là bước đầu người nhận hàng đã ràng buộc trách
nhiệm của người chuyên chở đối với mất mát, đổ vỡ hư hỏng hàng hóa.

You might also like