You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN MÔN


QUẢN TRỊ LOGISTICS

Chủ đề 8
QUẢN TRỊ LOGISTICS DỊCH VỤ
& LOGISTICS QUỐC TẾ

GVHD: Nguyễn Thị Dược

Nhóm 5:
Đỗ Thị Thanh Thảo 33181020304
Nguyễn Hoàng Ngọc Trâm 33181020363
Nguyễn Thị Hạnh Uyên 33181020421
Nguyễn Thùy Vân 33181020278
Nguyễn Hoài Bảo 33181020319

1
MỤC LỤC
1. CÁC NỘI DUNG QUẢN TRỊ LOGISTICS TÍCH HỢP TOÀN CẦU .................................. 3
1.1. Khái niệm Logistics quốc tế ............................................................................................. 3
1.2. Xu hướng chiến lược Logistics toàn cầu .......................................................................... 4
1.3. Lựa chọn chiến lược logistics quốc tế .............................................................................. 8
1.4. Các nội dung quản trị logistics tích hợp toàn cầu ............................................................ 9
2. CÁC BÊN TRUNG GIAN TRONG LOGISTICS TOÀN CẦU .......................................... 12
2.1. Đại lý vận tải – Freight Forwarder ................................................................................. 12
2.2. Môi giới vận tải (transportation broker) ......................................................................... 14
2.3. Dịch vụ vận chuyển bưu kiện (small package carrier) ................................................... 14
2.4. Nhà đóng gói xuất khẩu (export packer) ........................................................................ 15
2.5. Công ty quản lý xuất khẩu (Export Management Company- EMC).............................. 15
2.6. Công ty thương mại xuât khẩu (Export Trading Company- ETC) ................................ 16
3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TOÀN CẦU ..................... 17
3.1. Môi trường kinh tế ......................................................................................................... 17
3.2. Môi trường công nghệ .................................................................................................... 17
3.3. Môi trường tự nhiên ....................................................................................................... 18
3.4. Môi trường chính trị, luật pháp ...................................................................................... 18
3.5. Môi trường văn hóa- xã hội ............................................................................................ 19
3.6. Môi trường toàn cầu ....................................................................................................... 19
4. COMPANY CASE: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS QUỐC TẾ TẠI APPLE ... 19

2
1. CÁC NỘI DUNG QUẢN TRỊ LOGISTICS TÍCH HỢP TOÀN
CẦU
1.1. Khái niệm Logistics quốc tế
- Logistics: Lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các dòng chảy vật chất & thông tin bao
gồm nguyên vật liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu dùng.
- Logistics quốc tế: Là việc quản lý các hoạt động logistics qua ít nhất một biên giới quốc tế
- Logistics quốc tế là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tiền tệ giữa các quốc
gia. Nó liên kết các nhà cung ứng của các nhà cung ứng với khách hàng của khách hàng
trên toàn thế giới. Các dòng vận động của logistics toàn cầu đó tăng một cách đáng kể trong
suốt những năm qua. Đó là do quá trình toàn cầu hoá trong nền kinh tế tri thức, việc mở
rộng các khối thương mại và việc mua bán qua mạng. Logistics toàn cầu phức tạp hơn
nhiều so với logistics trong nước bởi sự đa dạng phức tạp hơn trong luật chơi, đối thủ cạnh
tranh, ngôn ngữ, tiền tệ, múi giờ, văn hoá, và những rào cản khác trong kinh doanh quốc
tế
 Logistics quốc tế giống như logistics nội địa nhưng tập trung vào các công ty và tổ chức
xuyên quốc gia.
Phức tạp hơn bởi sự đa dạng, phức tạp trong luật chơi, đối thủ cạnh tranh, ngôn ngữ, tiền
tệ, múi giờ, văn hoá, và những rào cản khác trong kinh doanh quốc tế.
Phân biệt Logistics nội địa và Logistics quốc tế
Giống nhau
- Đều là việc tối ưu hóa và tích hợp các hoạt động: mua hàng, vận chuyển, lưu kho, đóng
gói, dự trữ, dịch vụ khách hàng, quản lý hệ thống thông tin.
- Mục đích: Giúp tối ưu hóa dòng chảy vật chất, dịch vụ, thông tin
- Quá trình vâ ̣n tải có rất nhiều đối tượng tham gia: Buyer, Seller, Consignor, Consignee,
Shipper, Carrier, Người giao nhận vận tải.
- Bao gồm các hình thức vận tải như: đường bộ, đường biển, hàng không
Khác nhau

Nội địa Quốc tế

• Khoảng cách xa, thủ tục phức tạp,


• Khoảng cách gần, thủ tục đơn thường sử dụng vận tải đa phương
Vận tải giản, it sử dụng vận tải đa thức và phải làm thủ tục thông quan
phương thức. XNK.
• Thời gian vận chuyển nhanh • Thời gian vận chuyển khá lâu vì có thể
chuyển tải hàng hóa

3
• Sử dụng kho tư nhân, thuê theo HĐ,
Kho bãi • Sử dụng kho tư nhân hay thuê
kho công cộng, DC

Dự trữ • Ít, JIT giảm chi phí tồn kho • Nhiều. JIT khó thực hiện

• Theo tiêu chuẩn quốc tế về bao bì,


Đóng gói • Đơn giản hơn nhãn dán, ký mã hiệu và chú ý các hệ
thống đo lường.
Hệ thống quản
• Đơn giản hơn • Khác nhau ở các quốc gia
lý thông tin

1.2. Xu hướng chiến lược Logistics toàn cầu


- Một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Bất kỳ một quốc
gia hay ngành nghề nào, không phân biệt lớn hay nhỏ, mới hay cũ, muốn tồn tại và phát triển thì
phải chấp nhận và tích cực tham gia vào xu thế mới này. Toàn cầu hoá làm cho giao thương giữa
các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu
cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ... Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát
triển tất yếu của Logistics - Logistics toàn cầu (Global Logistics).
- Theo dự báo, Logistics sẽ phát triển theo một số xu hướng chiến lược chính sau:
1PL: Logistics tự cấp, chủ hàng tự cung cấp dịch vụ logistics bằng chính cơ sở vật chất của mình.
2PL: Logistics 1 phần, chủ hàng thuê 1 phần dịch vụ logistics.
3PL: Logistics thuê ngoài, dịch vụ logistics được bên thứ ba cung cấp, nhưng đơn lẻ.
4PL: Chuỗi logistics, dịch vụ logistics được cung cấp đầy đủ, một “chuỗi”
5PL: E-logistics, Logistics trên nền thương mại điện tử
1PL (First Party Logistics hay Logistics tự cấp)
Tự phát triển một hệ thống Logistics riêng: Là những người sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và
thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Các công ty này có thể sở hữu
phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để
thực hiện các hoạt động logistics. Như vậy, vai trò của người vận chuyển và cung cấp hàng hóa
dưới hình thức Logistics Tự Cấp thường đại diện cho cả người gửi hàng (shipper) và người nhận
hàng hóa (consignee)
Đa số hình thức 1PL được áp dụng với những hàng hóa có kích thước không quá lớn, dễ vận
chuyển và phạm vi vận chuyển hẹp, chủ yếu là nội bộ hoặc trong nước. Cũng có một số trường
hợp, đó có thể là công ty rất lớn có khả năng tự thiết kế và điều hành hoạt động logistics. Tuy vậy,
với những doanh nghiệp không có quy mô cũng như không có đủ kinh nghiệm, trình độ, chất lượng
nhân lực thì hình thức 1PL sẽ gây ra nhiều khó khăn, làm giảm hiệu quả lại dễ gây ra nhiều rủi ro

4
và tốn kém chi phí. Nhà hoạt động Logistics Tự Cấp có thể là một nhà sản xuất, giao dịch, công
ty xuất nhập khẩu, nhà bán sỉ-lẻ, hay nhà phân phối trong lĩnh vực thương mại quốc tế
2PL ( Second Party Logistics hay Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai)
Đây là một chuỗi những người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ cho chuỗi hoạt động
logistics nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ hàng nhưng chưa tích hợp với hoạt động logistics (chỉ
đảm nhận một khâu trong chuỗi logistics). 2PL là việc quản lý các hoạt động truyền thống như
vận tải, kho vận, thủ tục hải quan, thanh toán,….
2 PL thường chỉ đảm nhận và đóng góp vào một khía cạnh nhỏ trong toàn bộ chuỗi logistics của
khách hàng, thường là những hãng tàu hoặc những công ty vận tải đường bộ hay đường hàng
không.
Ví dụ, những công ty vận tải biển lớn trên thế giới như Wan Hai, Maersk, Yang Ming và Ever
Green là những tập đoàn lớn chuyên về vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển, hoặc những công ty
dịch vụ về vận tải đường bộ và vận chuyển hàng hóa bằng các loại xe tải. Điều đó có nghĩa là
dịch vụ 2PL chỉ đảm nhận vai trò vận chuyển của một khâu đặc thù hay cung cấp các dịch vụ
vận chuyển đơn lẻ trong toàn bộ chuỗi logistics của một công ty khách hàng.
3PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng)
Nhờ bên thứ ba đảm nhận hoạt động Logistics cho mình, 3PL là hình thức phát triển một mức cao
hơn và rộng hơn của 2PL.
Xu hướng thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp, sử dụng dịch vụ logistics
thứ ba (Third party Logistics -3PL) và nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ 3 (3PLP-Third Party
Logistics Provider) phát triển mạnh mẽ và nở rộ. Dịch vụ logistics thứ ba là những hoạt động được
thực hiện bởi một công ty bên ngoài thay mặt một chủ hàng và ít nhất cũng đảm bảo thực hiện
được việc quản lý nhiều hoạt động logistics, thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất
khẩu, cung cấp chứng từ giao nhận-vận tải và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập
khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa, vận chuyển, bốc dỡ hàng,… và đưa hàng đến điểm đến
quy định.
Bên cạnh việc đảm nhận mọi thủ tục và việc vận chuyển hàng hóa, công ty cung cấp dịch vụ 3PL
còn chịu trách nhiệm về thời gian vận chuyển hợp lí để hàng hóa còn nguyên vẹn, được giao đúng
thời gian và địa điểm. Bởi nếu hàng hóa không còn nguyên vẹn hoặc xảy ra sự cố nào đó thì công
ty Logistics thuê ngoài sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm.
Các hoạt động này được cung cấp theo hướng tích hợp chứ không phải là một loại riêng rẽ. Sự hợp
tác giữa chủ hàng và công ty bên ngoài là một mối quan hệ liên tục có chủ định. Thị trường cho
các 3PL người ta gọi là thị trường 3PL hoặc thị trường contract logistics (chỉ các quan hệ hợp đồng
dài hạn giữa 3PL và khách hàng), để phân biệt với các thị trường chuyên biệt như thị trường giao
nhận, thị trường vận tải biển, vận tải đường bộ. 3PL là một quá trình tiến hóa từ các nhà vận tải,
nhà giao nhận, nhà cung cấp kho bãi, đồng thời cả những công ty tư vấn, cung cấp giải pháp công
nghệ nữa. Phần lớn các hãng tàu lớn đều mở thêm mảng dịch vụ logistics (3PL) như Maersk
Logistics, APL Logistics, MOL Logistics, DHL, FEDEX,...

5
Những lợi thế của dịch vụ 3PL trong chuỗi cung ứng:
– Mạng lưới dịch vụ rộng lớn: Cho phép 3PL thực hiện và tối ưu các hoạt động logistics không
chỉ trong phạm vi lãnh thổ mà còn mở rộng ra toàn cầu.
– Tiết kiệm thời gian và chi phí: Giúp hạn chế việc đầu tư không cần thiết vào việc mua phương
tiện vận chuyển, các thiết bị và chi phí thuê người vận chuyển. Không những thế, việc điều hành
logistics không hiệu quả sẽ gây nên nhiều thiệt hại và tốn kém.
– Chuyên môn cao: đội ngũ nhân viên của công ty 3PL là những người được đào tạo bài bản và có
kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển. Bên cạnh đó, họ biết áp dụng những công nghệ tiên tiến
để quản lý các hoạt động Logistics được hiệu quả.
– Không gian mở rộng và linh hoạt: Hệ thống kho và trung tâm phân phối rộng khắp của 3PL giúp
rút ngắn khoảng cách vận chuyển, tiết kiệm chi phí và thời gian, và tăng sự linh hoạt.
– Sự tối ưu hóa liên tục: Những công ty 3PL quản lý quá trình chuỗi cung ứng nhờ vào hệ thống
tiên tiến có khả năng điều chỉnh liên kết trong chuỗi cung ứng, theo dõi và phân tích sự thiếu hiệu
quả và khắc phục sai sót.
4PL (Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp logistics
chủ đạo-LPL)
4PL là người tích hợp (Integrator), chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển Logistics, đóng vai
trò hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với các tổ chức,
thực hiện các hoạt động logistics phức tạp như: quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát,
cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn Logistics, quản trị vận tải,...
4PL hướng đến quản trị cả quá trình Logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất,
nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
4PL có liên quan với 3PL và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao gồm lĩnh vực hoạt
động rộng hơn, gồm cả các hoạt động của 3PL, các dịch vụ công nghệ thông tin, và quản lý các
tiến trình kinh doanh. 4PL được coi như một điểm liên lạc duy nhất, là nơi thực hiện việc quản lý,
tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt chuỗi phân phối nhằm
vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.
Các công ty Logistics cung cấp dịch vụ 4PL thường là công ty liên doanh và có hợp đồng hợp tác
dài hạn, mang tính tầm nhìn chiến lược lâu dàu.
5PL (Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm )
Với sự phát triển của thương mại điện tử, người ta đã nói đến khái niệm Logistics bên thứ năm (5
PL). 5 PL phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5 PL là các
3 PL và 4 PL quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện
tử.
So sánh sự khác nhau giữa 1PL, 2PL, 3PL, 4PL

6
1PL giành cho nhà Logistics Tự Cấp, người sở hữu hàng hóa tự đầu tư vào những phương tiện
vận tải, các công cụ hỗ trợ và nguồn nhân lực có sẵn để tổ chức và thực hiện các hoạt động
Logistics nhằm đáp ứng nhu cầu bản thân.
2PL, 3PL, 4PL là của những công ty cung cấp dịch vụ Logistics cho khách hàng, trong đó: 2PL
chỉ đảm nhận và cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, đóng góp vào một khía cạnh nhỏ trong toàn bộ
chuỗi logistics của khách hàng
So sánh 3PL và 4PL
Giống:
Đều đóng góp vào hoạt động của chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đầu vào đến hàng hóa đầu ra và
thực hiện các thực hiện các hoạt động vận chuyển cần thiết.
Khác:
3PL 4PL
Chỉ cung cấp dịch vụ mang tầm
chiến thuật, nhắm vào mắt xích Là một hoạt động hợp tác chiến lược
bất kỳ trong chuỗi cung ứng. với khách hàng Bao gồm:
Các dịch vụ gồm: vận tải, dịch - Xây dựng Chuỗi cung ứng cho
Hoạt động Chiến lược
vụ kho bãi, gom hàng nhanh khách hàng
(cross-docking), quản lí tồn - Tập trung phát triển chuỗi cung ứng
kho, đóng gói hay giao nhận phù hợp với tầm nhìn công ty
vận tải.
Là một thực thể riêng biệt được thành
lập như là một liên doanh hay trên cơ
Là hình thức thuê các công ty sở những hợp đồng dài hạn giữa
bên ngoài để thực hiện các hoạt khách hàng chính và một hoặc một số
Vai trò động logistics, có thể là toàn bộ đối tác khác,
quá trình quản lí logistics hoặc
một số hoạt động có chọn lọc. Vai trò là cầu nối duy nhất giữa khách
hàng và các nhà cung cấp dịch vụ
khác
Gọi là Thỏa Thuận Về Cung Được coi như là Những Nhà Cung
Cách thức hoạt động Cấp Dịch Vụ (Service Level Cấp Dịch Vụ Logistics Dẫn Đầu
Agreement) (Lead Logistics Providers)
Đảm nhận vai trò quản trị chiến lược
và chuyên sâu trong toàn bộ chuỗi
Chịu trách nhiệm hoàn thành
cung ứng của khách hàng, nghĩa là
Trách nhiệm những mục tiêu mang tính
tập trung cải tiến hiệu quả quy trình
chiến thuật.
và vận hành toàn bộ chuỗi cung ứng
và logistics

7
Logistics thế hệ sau,
Có rất nhiều lý thuyết khác nhau về giai đoạn tiếp theo sau của logistics. Nhiều nhà kinh tế cho
rằng: logistics hợp tác (collaborative logistics) sẽ là giai đoạn tiếp theo của lịch sử phát triển
logistics. Đó là dạng logistics được xây dựng dựa trên 2 khía cạnh -- không ngừng tối ưu hoá thời
gian thực hiện với việc liên kết giữa tất cả các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng. Một số
người khác lại cho rằng: giai đoạn tiếp theo là logistics thương mại điện tử (e- logistics) hay
logistics đối tác thứ 4 (fourth-party logistics). Đó là hình thức mà mọi hoạt động logistics sẽ được
thực hiện bởi nhà các cung ứng logistics thứ 3, người này sẽ bị kiểm soát bởi một “ông chủ” hay
còn gọi là nhà cung ứng thứ 4, có quyền như là một tổng giám sát.
1.3. Lựa chọn chiến lược logistics quốc tế
Trong việc lựa chọn chiến lươc logistics quốc tế, các doanh nghiệp có các phương án sau:
- Tự phát triển một hệ thống logistics riêng
- Nhờ bên thứ ba đảm nhận hoạt động logistics cho mình
- Thuê các công ty thương đại đa chức năng (GTC)
- Thuê các công ty xuất khẩu (ETC)
Tự phát triển một hệ thống logistics riêng
Ưu điểm:
- Giảm chi phí logistics tích hợp, cắt bỏ chi phí thuê ngoài.
- Có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động logistics
Nhược điểm:
- Doanh nghiệp phải bỏ đầu tư rất lớn.
- Đứng trước rủi ro về quốc hữu hóa.
- Đòi hỏi một bộ máy quản lí phức tạp
Nhờ bên thứ ba đảm nhận hoạt động Logistics cho mình
Ưu điểm
- Giảm vốn đầu tư, chi phí ban đầu.
- Linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Đổi mới về công nghệ logistics.
Nhược điểm
- Thiếu năng động
- Dễ dàng tăng biến phí.
- Hạn chế doanh nghiệp tiếp cận thị trường địa phương.
- Rò rỉ thông tin nhạy cảm.
Thuê các công ty thương mại đa chức năng (GTC)
Ưu điểm

8
- Tiếp cận nhiều thị trường trên thế giới qua việc tiếp nhận hệ thống logistics tích hợp.
Nhược điểm
- Thường là những công ty lớn, ít sự quan tâm cho nhu cầu của các công ty nhỏ hơn.
Thuê các công ty xuất khẩu (ETC)
Ưu điểm
- Giảm chi phí logistics
- Thâm nhập thị trường nhanh chóng
- Chất lượng dịch vụ tốt hơn
- Phù hợp với nhà cung cấp không quen việc xuất khẩu.
Nhược điểm
- Khó kiểm soát chiến lược xuất khẩu, chất lượng dịch vụ sau bán hàng

1.4. Các nội dung quản trị logistics tích hợp toàn cầu
Nội dung của quản trị logistics tích hợp bao gồm: quản trị sản xuất, quản trị tồn kho, quản trị vận
tải, quản trị địa điểm, quản trị thông tin, quy định quốc tế. Để quản trị hiệu quả ta cần quản trị hiệu
quả các tác nhân tác động đế công các công việc của công ty được diễn ra liền mạch và trơn tru.
1.4.1. Quản trị sản xuất
Khi nói đến sản xuất là nói đến năng lực sản xuất và năng lực dự trữ nguồn nguyên liệu sao cho
có thể cung ứng cho thị trường mục tiêu một cách có lợi nhất. Ta cần hiểu rõ nhu cầu của từng thị
trường khác nhau mà công ty đang hướng đến.
Ví dụ: đối với thị trường châu Âu, khách hàng sẽ chú trọng về chất lượng của các sản phẩm may
mặc, nhưng với các thị trường có xu hướng chuộng thời trang giá rẻ như Trung Quốc khách hàng
thường sẽ ưu tiên về giá rẻ hơn. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ về đặc điểm, yêu cầu, thị
hiếu, thời điểm đặc trưng của từng loại thị trường để có những quyết định đúng đắn khi lên kế
hoạch sản xuất, kế hoạch dự trữ nguyên liệu sao hợp lý.
1.4.2. Quản trị tồn kho
Tồn kho bao gồm: hàng cung cấp, nguyên vật liệu, hàng hóa dở dang, sản phẩm hoàn thành là
những thành tố quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh. Cũng như khoản phải thu, mức tồn
kho phụ thuộc rất lớn vào lượng bán. Mục đích của qản trị tồn kho chính là đảm bảo hàng tồn kho
sẵn có theo yêu cầu trong mọi thời điểm. Vì sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn kho đều chứng tỏ
cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành. Trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho thì dây chuyền sản
xuất sẽ bị gián đoạn. Hậu quả là việc sản xuất giảm đi hoặc không thể sản xuất.
Kết quả là việc kinh doanh giảm sút dẫn đến giảm doanh thu, giảm lợi nhuận và tệ hơn là thua lỗ.
Mặt khác, sự dư thừa hàng tồn kho cũng có nghĩa làm kéo dài thời gian sản xuất và phân phối
luồng hàng hóa. Điều này có nghĩa là khoản tiền đầu tư vào hàng tồn kho nếu được đầu tư vào nơi
khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một khoản nhất định.
1.4.3. Quản trị vận tải

9
Logistics luôn gắn kết với giao thông vận tải trong sản xuât và lưu thông hàng hóa. Nguyên vật
liệu sản xuất chở từ vùng nguyên liệu đến nơi sản xuất bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển,…Hàng hóa
tiêu dùng tại các chợ, siêu thị được vận chuyển bằng đường biển, đường bộ. Tất cả các quá trình
trong chuỗi logistics được kết nối với nhau bằng hoạt động vận tải.
Người vận chuyển (nhà vận tải) là đối tác của logistics bởi lẽ người cung ứng dịch vụ logistics
phải lựa chọn phương án vận tải cho từng lô hàng sao cho đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
với giá cả hợp lý. Trong thực tế, dòng lưu chuyển của vật chất phục vụ quá trình sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm rất phức tạp vì nguồn cung ứng vật liệu cho quá trình sản xuất có thể từ nhiều nới,
các địa điểm sản xuất, hệ thống kho, các điểm buôn bán lẻ cũng được đặt rải rác tại nhiều địa điểm
khác nhau. Đó là lý do làm chi phí vận tải chiếm phần chính trong chi phí logistics, việc cắt giảm
chi phí vận tải có tầm quan trọng trong việc cắt giảm chi phí logistics. Với khách hàng, những tiêu
chí mà họ quan tâm nhất trong quá trình phân phối sản phẩm là an toàn, giao hàng đúng hẹn và giá
cả hợp lý. Do đó tuỳ vào đặc thù của doanh nghiệp, đặc thù của thị trường mà doanh nghiệp sẽ
quyết định dùng các hệ thống logistic khác nhau như 3PL, 4PL, 5PL.
1.4.4. Quản trị địa điểm
Quản trị địa điểm hay việc bố trí các cơ sở hạ tầng là vấn đề quyết định đến sự thành công của
doanh nghiệp vì trong hoạt động giao thương quốc tế thì việc lựa chọn địa điểm đặc nhà kho, nhà
máy sản xuất, địa điểm kinh doanh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, tăng năng
suất lao động, thông thương dễ dàng...
Các nhận tố cần lưu tâm khi doanh nghiệp quyết định lựa chọn địa điểm như sau:
- Gần khách hàng
- Môi trường kinh doanh
- Tổng chi phí mục tiêu
- Cơ sở hạ tầng
- Chất lượng lao động tại khu vực
- Vị trí các nhà cung cấp
- Các cơ sở khác trong hệ thống
- Khu vực mậu dịch tự do
- Rủi ro chính trị
- Rào cản chính phủ
- Khối mậu dịch
- Quy định môi trường
- Cộng đồng sở tại
- Lợi thế cạnh tranh của địa điểm
1.4.5. Quản trị thông tin trong logistic
Hệ thống thông tin Logistics (LIS) là một cấu trúc tương tác giữa con người, thiết bị, các phương
pháp và quy trình nhằm cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản trị Logistics với mục
tiêu lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát Logistics hiệu quả. Nếu không quản lý tốt thông tin, các
nhà quản trị logistics không thể biết được khách hàng muốn gì, cần dự trữ bao nhiêu, khi nào cần

10
sản xuất và vận chuyển…Thông tin giúp doanh nghiêp thấy được các hoạt động logistics một cách
rõ nét, nhờ đó nhà quản trị có thể cải tiến tốt hơn trong quá trình thực hiện.
Mối quan hệ trong hệ thống thông tin logistics bao gồm các yếu tố về môi trường Logictisc, quá
trình ra quyết định Logictisc, 4 hệ thống con chủ yếu cấu tạo nên hệ thống thông tin Logictisc là
hệ thống hoạch định, hệ thống thực thi, hệ thống nghiên cứu và thu thập tin tức, hệ thống báo cáo
kết quả. Các hệ thống đó sẽ phối hợp cung cấp cho nhà quản lý logistics những thông tin chính
xác và kịp thời để lên kế hoạch, thực thi và điều chỉnh các hoạt động logistics của doanh nghiệp.
Bao gồm:
Hệ thống lập kế hoạch: Bao gồm một loạt các kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế các kế hoạch
tầm chiến lược như thiết kế mạng lưới, lập kế hoạch và dự đoán nhu cầu, phối hợp các nguồn lực,
kế hoạch hóa cung ứng, sắp xếp và lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch phân phối, các kế hoạch tầm
chiến thuật như quản trị dự trữ, vận tải, và các tác nghiệp như nghiệp vụ kho, quá trình đặt hàng
và các sự kiện xảy ra hàng ngày
Hệ thống thực thi: Hệ thống thực thi logistics bao gồm các kỹ thuật đảm nhiệm các chức năng
triển khai logistics trong thời gian ngắn hoặc hàng ngày về quản lý nhà kho, vận tải, mua sắm, dự
trữ, quản lý hiệu quả các đơn hàng của khách.
Hệ thống nghiên cứu và thu thập thông tin: Để thích nghi với các nhân tố môi trường vĩ mô,
môi trường kênh và nguồn lực bên trong công ty. Hệ thống nghiên cứu và thu thập thông tin có
vai trò quan sát môi trường, thu thập thông tin bên ngoài, thông tin có sẵn trong lĩnh vực logistics
và trong nội bộ công ty
Hệ thống báo cáo kết quả: Hệ thống báo cáo là thành phần cuối cùng trong LIS. Nếu các báo cáo
và kết quả không được truyền đạt hiệu quả thì các tư tưởng, nghiên cứu hữu ích và giải pháp quản
lý sẽ không thể đạt được. Các báo cáo hỗ trợ quyết định quản trị logistics tập trung vào 3 loại:
Báo cáo để lập kế hoạch gồm các thông tin có tính lịch sử và thông tin trong tương lai như thông
tin về xu hướng bán hàng, khuynh hướng dự báo, các thông tin thị trường, các yếu tố chi phí của
dự án kinh doanh.
Báo cáo hoạt động cung cấp những thông tin sẵn có cho nhà quản lý và người giám sát về hoạt
động thực tế như việc nắm giữ hàng tồn kho, thu mua, đơn hàng vận tải, kế hoạch sản xuất và kiểm
soát, vận chuyển.
Báo cáo kiểm soát cụ thể tổng kết chi phi và thông tin họat động ở các giai đoạn thịch hợp, so sánh
ngân sách và chi phí hiện tại, chúng tạo ra nền tảng cho việc tiếp cận chiến lược họat động và các
sách lược.
1.4.6. Quy định quốc tế
Vai trò của chính phủ
Chính phủ có thể đóng một vai trò lớn trong việc điều chỉnh các khía cạnh nhất định của chuỗi
cung ứng toàn cầu. Chính phủ có một loạt các công cụ chính sách mà họ có thể sử dụng để thực
hiện các quy định. Những công cụ này bao gồm nhưng không giới hạn ở: thuế, ưu đãi tài chính,
quy định, tự do hóa, cơ sở hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, và tư vấn và hô hào. Gần đây, đã có

11
một xu hướng ổn định của các chính phủ tạo ra và thực hiện các quy định để thúc đẩy chuỗi cung
ứng xanh.
Vai trò của Liên hợp quốc
Liên Hợp Quốc đóng một vai trò lớn trong việc thiết kế và thực hiện các quy định quốc tế có tác
động rất lớn đến hoạt động và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu. Liên Hợp Quốc đã tạo ra UN
Global Compact, một tổ chức nhằm huy động một phong trào toàn cầu gồm các công ty và các
bên liên quan bền vững. UN Global Compact cố gắng huy động một phong trào toàn cầu bằng
cách hỗ trợ các công ty có trách nhiệm và thúc đẩy các mục tiêu xã hội. Tổ chức đã tạo ra một bộ
mười nguyên tắc mà họ mong đợi các công ty tuân thủ. Mười nguyên tắc thuộc các phạm trù rộng
lớn hơn về quyền con người, lao động, môi trường và chống tham nhũng. Liên quan đến quyền
con người, tổ chức này khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ và tôn trọng quyền con người, và
đảm bảo họ không lạm dụng bất kỳ luật nhân quyền nào được thiết lập.

2. CÁC BÊN TRUNG GIAN TRONG LOGISTICS TOÀN CẦU


Các trung gian vận tải đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và sự phát triển của
thị trường toàn cầu. Trong khi các nhà sản xuất lớn thường có khả năng thực hiện nhiều chức năng
logistics nội bộ, các công ty nhỏ hơn và các nhà xuất khẩu lại thiếu kinh nghiệm, chuyên môn và
nguồn lực để làm việc đó. Các trung gian vận chuyển hàng hóa liên kết chuỗi cung ứng quốc tế
bằng cách tạo điều kiện cho thị trường tiếp cận với các nhà xuất khẩu. Việc sử dụng vận tải hàng
hóa trung gian cho phép doanh nghiệp thâm nhập thị trường nước ngoài mà không cần những kiến
thức cụ thể hoặc kinh nghiệm trong những thị trường đó.
2.1. Đại lý vận tải – Freight Forwarder
Trên thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá hiện nay có khá nhiều đại lí cung cấp dịch vụ cho
các chủ hàng trong khi chỉ sở hữu rất ít hoặc thậm chí không sở hữu bất kì phương tiện vận tải
nào. Công việc của họ là tập hợp một khối lượng lớn các lô hàng nhỏ từ một hoặc nhiều chủ hàng
khác nhau và giao tới các địa điểm theo yêu cầu. Đại lí vận tải có nhiệm vụ giống như các nhà bán
buôn trông kênh phân phối. Họ có cước phí cạnh tranh được với cước phí của dịch vụ vận chuyển
lô hàng nhỏ không đầy xe tải LTL (less than truck-load). Họ khai thác tính qui mô trong vận tải và
sự chênh lệch nhau giữa cước phí vận chuyển khối lượng lớn so với lô hàng nhỏ để bù lại phụ phí
hoạt động. Bên cạnh đó, họ còn cung cấp dịch vụ lấy hàng và giao hàng cho các chủ hàng. Đôi
khi, họ có thể vận chuyển nhanh hơn với dịch vụ đầy đủ hơn so với các đơn vị vận tải thuần tuý.
Các đại lí vận tải có thể cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá trong nước hoặc quốc tế tuỳ thuộc
vào phạm vi hoạt động của mình. Họ còn có thể phân loại thành đại lí vận tải hàng không hoặc
vận tải dưới mặt đất tuỳ thuộc vào loại hình phương tiện sử dụng. Khi tham gia vận chuyển quốc
tế, đại lí vận tải thường cả cung cấp dịch vụ thông quan, hoàn tất giấy tờ xuất nhập cảnh, tạo được
sự tiện lợi tối đa cho các chủ hàng, đặc biệt là đối với các chủ hàng nhỏ, thiếu kinh nghiệm
marketing quốc tế.

12
Ví dụ: Ví dụ một công ty Hải Dương muốn xuất khẩu một lô hàng vải thiều sang thị trường Mỹ.
Freight Forwarder của Bee Logistics sẽ thu xếp kí hợp đồng vận tải nhận chuyển lô hàng này sang
công ty bên kia. Sau đó, Forwarder sẽ tìm hãng tàu nào phù hợp để thuê vận chuyển container
hàng này đến cảng đích.
Ví dụ: Một công ty ở Đà Nẵng muốn xuất khẩu 1 container 40″ hàng than củi sang Inchon, Hàn
Quốc. Freight Forwarder sẽ thu xếp ký hợp đồng vận tải nhận chuyển lô hàng này với công ty kia.
Sau đó, Freight Forwarder sẽ tìm hãng tàu nào phù hợp (chẳng hạn Hanjin Shipping) để thuê vận
chuyển container này tới cảng đích.
Ngoài các tuyến quốc tế, cũng có thể dịch vụ forwarding chỉ diễn ra trên tuyến nội địa. Hàng hóa
được đóng trong container rồi vận chuyển nội địa từ phía Bắc qua cảng Hải Phòng, đưa vào phía
Nam qua cảng Sài Gòn, hoặc theo chiều ngược lại. Việt Nam hiên cũng có nhiều công ty kinh
doanh khá thành công trong Forwardser/ Forwarding này, như Vinatrans, Sotrans, Vinalink,
Vitranimex… cũng là những công ty uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Rộng hơn
trên tầm thế giới, những thương hiệu như Panalpina, K+N, Schenker, Expeditors … cũng làm dịch
forwarding (và logistics), nhưng quy mô rất lớn, với hàng chục nghìn nhân viên và doanh thu hàng
năm lên đến vài chục tỉ đô la Mỹ.

Môt số công ty Forwarder nổi tiến trên thế giới

Các nhiệm vụ cơ bản của Forwarder


- Đối với một số khách hàng không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải/hãng tàu
khi đó forwarder sẽ đứng ra đàm phán với hãng vận chuyển để được giá tốt nhất cho khách
hàng.
- Giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển do forwarder sẽ tìm tuyến
đường ngắn nhất và tìm được hãng vận tải phù hợp. Ngoài ra, forwader cũng sẽ cố gắng
gom các lô hàng nhỏ cùng chuyển tới địa điểm giống nhau, nhờ vậy mà chia sẻ được chi
phí với các doanh nghiệp.

13
- Forwarder sẽ thay mặt bạn xử lí các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng
hóa, thay mặt khách hàng làm mọi thứ nếu bạn cần, bạn yêu cầu hoặc công ty, hoặc hải
quan… yêu cầu.
- Forwarder thay thế chủ hàng hoàn tất các hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu.
Những vấn đề liên quan đến chứng từ, forwarder hỗ trợ chủ hàng mọi thủ tục liên quan
đến chứng từ: vận đơn, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, kiểm
định chất lượng, khối lượng,…
Một số tiêu chí để lựa chọn Forwarder
- Kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của các forwarder này đối với loại hàng của bạn. VD: bạn
cần vận chuyển hàng đông lạnh sang châu Âu, vậy bạn phải xem các forwarder này có kinh
nghiệm với hàng lạnh tại các tuyến đường châu Âu hay không.
- Các dịch vụ phụ trợ và chi phí mà bên giao nhận tính cho bạn. Tổng chi phí dịch vụ cho lô
hàng của bạn.
- Các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms), nhất là những điều khoản phổ biến
như: FOB, CIF, CNF, DDU…
- Các bên liên quan: hãng tàu (hàng không), cảng, hải quan, kiểm dịch, CFS/Depot… Các
chứng từ vận tải, ngoại thương: Vận đơn, Packing List, Cargo Manifest, Hợp đồng thương
mại, C/O, L/C
2.2. Môi giới vận tải (transportation broker)
Môi giới vận tải là những người trung gian đưa chủ hàng và đơn vị vận tải đến với nhau bằng việc
cung cấp kịp thời những thông tin về cước phí, tuyến vận tải và năng lực vận chuyển. Họ có thể
sắp xếp quá trình vận tải song họ không có trách nhiệm thực hiện việc này. Các chủ hàng và các
hãng vận tải sử dụng dịch vụ môi giới vì nhiều lí do khác nhau. Một trong những nguyên nhân
chính là do sự đa dạng và phức tạp của thị trường vận tải trong những năm gần đây. Người môi
giới có thể giúp hãng vận tải tìm được khách trở hàng cho lượt về, tránh tình trạng vận chuyển
“rỗng”, vì vậy nâng cao được hiệu suất sử dụng trọng tải. Còn đối với chủ hàng thiếu kinh nghiệm,
hoặc thiếu nhân sự/thời gian thì dịch vụ môi giới vận tải đặc biệt hữu ích. Nếu doanh nghiệp không
có bộ phận quản lí vận chuyển hàng hoá, và lại có tần số vận chuyển không lớn thì có thể dựa vào
dịch vụ môi giới để tìm kiếm, thương lượng và kí kết hợp đồng với hãng vận tải thích hợp.
2.3. Dịch vụ vận chuyển bưu kiện (small package carrier)
Đối với nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, bán hàng qua catalog, kinh
doanh mĩ phẩm, phân phối sách và đĩa nhạc,… thì việc sử dụng dịch vụ vận chuyển bưu kiện là
phương án lựa chọn quan trọng. Hàng hoá bị giới hạn về trọng lượng (không quá 70 pounds) và
kích thước (không quá 130 inches). Tốc độ nhanh, thời gian ngắn, an toàn hàng hoá tốt và chi phí
cao là đặc điểm của loại hình dịch vụ này. Trên thế giới, các công ty như FedEx, UPS, DHL,
Airborne Express, Emery Worldwide… đã rất thành công trong lĩnh vực vận chuyển bưu kiện với
phạm vi hoạt động toàn cầu. Họ thường có mạng lưới kho tập hợp/giao hàng tại các trung tâm
thương mại quốc tế lớn. Họ có hệ thống thông tin quản lí năng động, có thể thiết kế, vận hành và
giám sát các tuyến đường vận chuyển hữu hiệu, cũng như cung cấp thông tin kịp thời tới khách

14
hàng. Họ sở hữu và phối hợp nhiều loại phương tiện tốc độ cao như máy bay, canô và xe tải để
đảm bảo chất lượng tương ứng với nhu cầu vận chuyển an toàn và cấp bách của chủ hàng. Nhu
cầu đối với loại hình dịch vụ này ngày càng mở rộng khi quan điểm cung ứng tức thì JIT (just-in-
time) ngày càng được ứng dụng phổ biến.
2.4. Nhà đóng gói xuất khẩu (export packer)
Các công ty đóng gói xuất khẩu cung cấp vật liệu và dịch vụ đóng gói cho các lô hàng ở nước
ngoài. Các nhà đóng gói xuất khẩu chuyên đóng gói để đạt hiệu quả chi phí vận chuyển tối đa và
thường quen thuộc với bất kỳ hạn chế và kiểm dịch nông nghiệp nào liên quan đến vật liệu đóng
gói. Khách hàng tiêu biểu của nhà đóng gói là các nhà sản xuất có khả năng tiếp thị sản phẩm tại
địa phương nhưng thiếu chuyên môn để đáp ứng các tiêu chuẩn cho việc xuất khẩu quốc tế. Nhà
đóng gói cũng được sử dụng bởi các nhà xuất khẩu yêu cầu đóng gói cụ thể hàng hóa của họ để
vận chuyển.
2.5. Công ty quản lý xuất khẩu (Export Management Company- EMC)
Công ty quản lý xuất khẩu (EMC) là một nhà trung gian quan trọng đối với các công ty có số lượng
hàng bán trên thị trường quốc tế tương đối nhỏ hoặc các công ty chưa sẵn sàng cho các nhân viên
của mình thực hiện chức năng phân phối quốc tế. Các công ty công ty quản lý xuất khẩu thường
có từ 1 đến 100 người và mua bán khoảng 10% hàng hoá được sản xuất để xuất khẩu. Một công
ty quản lý xuất khẩu có trụ sở chính tại Washington DC đã có được những hợp đồng độc quyền
với 10 nhà sản xuất thiết bị chỉnh hình của Mỹ và bán những sản phẩm này trên khắp thị trường
thế giới.
Khi buôn bán với khách hàng, công việc chính của công ty quản lý xuất khẩu đã được cá biệt hoá
dịch vụ. Về cơ bản thì công ty quản lý xuất khẩu là một phần không thể thiếu được trong các hoạt
động marketing của nhà sản xuất. Làm việc dưới tên tuổi của các nhà sản xuất thì các công ty quản
lý xuất khẩu có chức năng như là một phòng Marketing độc lập và chịu trách nhiệm trực tiếp với
công ty mẹ. Mối quan hệ làm việc quá gần gũi đến nỗi mà khách hàng đôi khi thường không nhận
thức được rằng họ không làm việc trực tiếp với phòng xuất khẩu của công ty mà chỉ là một công
ty quản lý xuất khẩu.
Các công ty quản lý xuất khẩu thường cung cấp rất nhiều dịch vụ cho các nhà sản xuất ở nhiều
lĩnh vực. Tuy nhiên, chức năng chính là tiếp xúc với khách hàng nước ngoài (đôi khi qua các chi
nhánh nước ngoài của công ty quản lý xuất khẩu) và tham gia các cuộc đàm phán để bán hàng.
Việc chuyên môn hoá của công ty quản lý xuất khẩu thường đem lại hiệu quả cao mà đôi khi các
nhà sản xuất không thể làm được vì thiếu kinh nghiệm
Công ty quản lý xuất khẩu có thể chịu trách nhiệm từng phần hoặc toàn bộ đối với việc xúc tiến
bán hàng, sự sắp xếp cho các khoản tín dụng, thực hiện việc giao nhận hàng hoá, nghiên cứu thị
trường và các thông tin về vấn đề tài chính, bằng phát minh sáng chế và các loại giấy phép. Các
công ty quản lý xuất khẩu thường nhận được hoa hồng bán hàng, cho dù khách hàng thường trả
tiền hàng vào chính tài khoản của họ.
Hai lợi ích lớn nhất của công ty quản lý xuất khẩu bao gồm:

15
- Sự đầu tư tối thiểu của công ty vào việc thâm nhập thị trường quốc tế
- Không mất chi phí cho vấn đề nhân sự, hay hoạt động quản lý.
Trên thực tế, đây là cách tốt nhất để công ty mở rộng thị trường nước ngoài với chi phí không đáng
kể.
Bất lợi của việc sử dụng công ty quản lý xuất khẩu là ít có cơ hội đầu tư sâu rộng vào hoạt động
phân phối hàng hoá nếu như so sánh với việc sử dụng lực lượng bán hàng của chính nhà sản xuất.
Nếu các công ty quản lý xuất khẩu được lựa chọn một cách cẩn thận thì có thể thực hiện hoạt động
phân phối một cách hoàn hảo, nhưng các nhà sản xuất không được quên rằng công ty quản lý xuất
khẩu hoạt động phụ thuộc vào doanh số bán hàng. Do vậy, công ty thường không nhiệt tình lắm
với hoạt động phân phối nếu nó dàn trải quá mỏng, bán được quá ít hàng hoặc không thể tạo ra
được lợi nhuận trong thời gian ngắn. Vì các công ty quản lý xuất khẩu chỉ là người thực hiện hoạt
động phân phối chứ không thay thế được cho phòng marketing quốc tế.
2.6. Công ty thương mại xuât khẩu (Export Trading Company- ETC)
Các công ty thương mại có lịch sử dài và đầy tự hào như là một nhà trung gian quan trọng trong
việc phát triển thương mại giữa các quốc gia. Các công ty thương mại gom hàng về, vận chuyển
và phân phối hàng hoá tại rát nhiều nước.
Trong hoạt động Marketing quốc tế tại nhiều nước, các công ty thương mại là loại hình trung gian
nổi bật nhất về khối lượng hàng hoá kinh doanh cũng như ảnh hưởng của nó tới thương mại quốc
tế. Rất nhiều công ty thương mại lớn đã thành lập chi nhánh tại tất cả các nơi nó tiến hành hoạt
động kinh doanh như thị trường trong nước, thị trường các nước đang phát triển và các nước phát
triển. Nhìn chung, các công ty thương mại thường được thành lập ở các nước phát triển, họ bán
hàng thành phẩm sang các nước đang phát triển và mua lại nguyên liệu thô và hàng bán thành
phẩm.
Chức năng của công ty thương mại không giống như các trung gian khác như môi giới hay nhà
buôn. Công ty thương mại vừa mua đứt bán đoạn như nhà buôn, vừa nhận hàng gửi để bán như
đại lý lại vừa làm môi giới hưởng hoa hồng cho một số người mua. Tuy nhiên, với mục tiêu hoạt
động vì lợi nhuận, nên công ty thương mại thường kinh doanh chứ ít khi đại diện cho nhà sản xuất
hay người mua để hưởng hoa hồng, bởi vì hoạt động kinh doanh tuy nhiều rủi ro nhưng thường
mang lại lợi nhuận cao hơn.
Nhà sản xuất và người mua lựa chọn công ty thương mại làm đại diện cho hàng hoá của mình vì
nhiều lý do thuận lợi như công ty thương mại am hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng, đóng gói
hàng hoá, chuẩn bị các giấy tờ vận tải, bảo hiểm, làm thủ tục hải quan… chỉ trừ có rủi ro trong
kinh doanh và dịch vụ sau bán hàng cho khách hàng nước ngoài là họ không chịu trách nhiệm mà
thôi.

16
3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
TOÀN CẦU
3.1. Môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nói riêng. Các yếu tố kinh tế bao
gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và các yếu
tố liên quan đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ logistics để cung ứng các dịch vụ logistics cho khách hàng. Các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng
đến các hoạt động logistics là: tốc độ tăng trưởng của GDP; lăi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng;
tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; mức độ thất nghiệp; cán cân thanh toán; chính sách tài chính, tín
dụng; kiểm soát về giá cả, tiền lương tối thiểu; tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư...Các yếu tố
này ảnh hưởng đến phương thức và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự thay đổi của
các yếu tố này và tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí còn có thể làm thay đổi cả mục tiêu, phương hướng
và cả chiến lược của doanh ̣nghiệp.
Hội nhập kinh tế: trước hết là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận được thị trường logistics rộng lớn
hơn với những ưu đãi thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Hội nhập logistics tạo
cơ hội cho doanh nghiệp phát triển quan hệ đối tác, thị trường xuất khẩu được mở rộng, góp phần
cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng...

Phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
logistics và kết nối hội nhập logistics trong khu vực và quốc tế.
Lao động giá rẻ không còn là yếu tố chính trong việc xếp hạng những thị trường logistics mới nổi,
thay vào đó các chuyên gia và các doanh nghiệp, các nhà đầu tư quan tâm hơn đến tăng trưởng
kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, khối lượng thương mại, vị trí, cơ sở hạ tầng, giao thông và
mức độ công nghệ để đánh già và quyết định đầu tư vào lĩnh vực logistics của một quốc gia
Hàm lượng công nghệ và chất lượng cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia đóng góp không nhỏ vào
logistics toàn cầu
Gia nhập logistics quốc tế nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. sản phẩm, hàng hóa từ
đó được tiêu thụ, cạnh tranh trên toàn cầu, giúp phát triển kinh tế trong nước
Rủi ro đối với chuỗi cung ứng và hoạt động logistics có sự phân hóa giữa các khu vực địa lý trên
thế giới.VD: Ở châu Á - Thái Bình Dương, rủi ro hàng đầu là những cú sốc kinh tế do bảo hộ
thương mại (cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung).
3.2. Môi trường công nghệ
Trên thế giới, xu hướng công nghệ đang ngày càng trở nên thiết yếu trong tất cả các ngành và
logistics cũng không ngoại lệ. Ngành logistics thế giới đang bùng nổ xu hướng áp dụng công nghệ
thông tin. Với sự phát triển mạnh mẽ của nển tảng công nghệ, ngành Logistics đã cải tiến được

17
quy trình kinh doanh, trở thành vũ khí mạnh mẽ, lợi hại giúp các Doanh Nghiệp cải tiến dịch vụ,
gia tăng hiệu suất và mang lại lợi nhuận vượt bậc trong những năm gần đây.
Sự phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin đã làm thay đổi mô hình, cách thức hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp. Mặt khác, việc chuyển dần các giao dịch từ truyền thống sang điện
tử đã ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu của các bên hữu quan.
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 với các công nghệ ưu việt, mang tính đột phá về trí tuệ nhân
tạo, rô bốt, không gian mạng, kết nối vạn vật, dịch vụ internet….Từ đó tạo ra các kết quả điển hình
của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được coi như “logistics thông minh” – “smart logistics” hay
“logistics 4.0” tác động toàn diện tới con người, quy trình và công nghệ ứng dụng trong logistics
và chuỗi cung ứng. Đây là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa công nghệ thông tin.
3.3. Môi trường tự nhiên
Các hoạt động của con người, đặc biệt là các hoạt động kinh tế luôn gây ra những ảnh hường nhất
định tới môi trường, tới hệ sinh thái toàn cầu. Và ngược lại, chính sự thay đối của môi trường một
phần lớn do con người gây ra đã và đang là một mối đe dọa lên các hoạt động sống của chúng ta.
Logistics với các hoạt động chủ yếu liên quan nhiều tới vận tải biển, một hoạt động vốn chịu tác
động nặng nề nhất của những biến động thời tiết bất thường như thủy triều, bão, sóng thần... cũng
không nằm ngoài quy luật này.
Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Bởi các yếu tố như
nắng, mưa, hạn hán, lụt, dịch bệnh… ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng dịch vụ, đặc biệt là
dịch vụ vận tải đường biển vì nếu điều kiện không thuận thì sẽ không thực hiện được dịch vụ này,
thậm chí còn gây thiệt hại lớn bởi rủi ro trong vận tải biển là rất cao. Bên c ạnh đó cũng phải kể
đến ảnh hưởng của sự khan hiếm của các nguyên, nhiên vật liệu, sự gia tăng của chi phí năng
lượng...
Việt Nam là một nước có khí hậu nóng ẩm, độ ẩm cao nên gây ra nhiều khó khăn cho công tác dự
trữ, bảo quản...
Các hoạt động của con người, đặc biệt là các hoạt động kinh tế luôn gây ra những ảnh hường nhất
3.4. Môi trường chính trị, luật pháp
Trong kinh doanh hiện đại , các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước hiện nay
là nền kinh tế phổ biến trên thế giới. Khi tham gia vào kinh doanh, để thành công trên thương
trường thì các doanh nghiệp không những phải nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải hiểu
và nắm vững pháp luật quốc ̣ tế tại thị trường mà mình kinh doanh. Đồng thời với việc nắm vững
luật pháp thì các doanh nghiệp cũng phải chú ý tới môi trường chính trị. Chính trị có ổn định thì
sẽ giú ́ các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mỡnh.
Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường chính trị, pháp luật là:
- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao.
- Sự cân bằng của các chính sách của Nhà nước.

18
- Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xă hội.
- Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật...
Xung đột thương mại sẽ định hình các chuỗi cung ứng mới và thay đổi dòng đầu tư quốc tế. Trước
những diễn biến căng thẳng hơn trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các
chủ hàng cuối cùng cũng phải chấp nhận chuỗi cung ứng toàn cầu, logistics và vận chuyển hàng
hóa sẽ có những thay đổi lớn, kết quả của các mức thuế mà Hoa Kỳ dự định đặt vào hàng nhập
khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ và ngược lại.
Chính sách thuế nhập khẩu tăng cao
Ở Mỹ Latinh là tình trạng tham nhũng; Trung Đông và Bắc Phi là vấn đề khủng bố
3.5. Môi trường văn hóa- xã hội
Bất đồng về ngôn ngữ: đây là một trở ngại hàng đầu để logistics toàn cầu kết nối lại với nhau
Chênh lệch múi giờ làm việc: công nghệ hiện đại đến mấy cũng cần con người giám sát và quản
lý. Việc chênh lệch múi giờ đặc biệt vào những thời điểm nghỉ ngơi gây ra tình trạng chậm trễ
trong hoạt động logistics
Các kỳ nghỉ lễ kéo dài: mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo, mỗi quốc gia có các hoạt động hồi phục tinh
thần làm việc khác nhau. Các kỳ nghỉ lễ sẽ kéo theo sự chậm trễ của hoạt động lưu thông hàng hóa
trên thị trường.
3.6. Môi trường toàn cầu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp có thế tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở nhiều quốc
gia, dẫn đến sự canh tranh nhằm giành lấy thị phần. Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics càng
gay gắt làm cho loại hình dịch vụ logistics càng phong phú, chất lượng dịch vụ logistics càng được
nâng cao. Khi đề cập đến vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics phải xem
xét xem đối thủ của mình là ai, số lượng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh thế nào.

4. COMPANY CASE: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS


QUỐC TẾ TẠI APPLE
Thu thập linh kiện
Apple mua nhiều linh kiện cho iPhone – như chip nhớ, modem, mô-đun camera, microphone – từ
hơn 200 nhà cung ứng khắp thế giới. Foxconn, công ty Đài Loan sở hữu nhà máy Trịnh Châu,
thậm chí còn sản xuất các linh kiện nhỏ hơn như vỏ kim loại. Apple đặt hàng nhiều linh kiện từ
các nhà cung ứng toàn cầu rồi bán chúng số lượng lớn cho một trong các nhà thầu sản xuất tại
Trung Quốc.
Sản xuất iPhone
Các nhà máy của Foxconn tại Trịnh Châu có diện tích gần 5,7 nghìn m2 và tuyển dụng tối đa
350.000 lao động, phần lớn có thu nhập 1,9 USD/giờ. Các việc phải làm được gọi là F.A.T.P,
haylắp ráp cuối cùng, kiểm tra và đóng gói.

19
Có 94 dây chuyền sản xuất tại cơ sở Trịnh Châu và mất khoảng 400 bước để lắp ráp iPhone, bao
gồm đánh bóng, hàn, khoan, vít. Nhà máy có thể sản xuất nửa triệu iPhone mỗi ngày hay 350 chiếc
mỗi phút.
Sau khi iPhone rời khỏi chuyền, nó được đặt trong các hộp xơ ép trắng đẹp mắt, bọc lại và đặt trên
pallet gỗ rồi được đẩy ra các xe tải đang chờ sẵn.
Thông quan
Rời khỏi cổng nhà máy, chiếc iPhone vừa lắp ráp di chuyển thêm vài trăm met đến một trạm hải
quan lớn của Trung Quốc. Hoạt động thuế quan gói gọn trong khu vực ngoại quan, cho phép Apple
bán iPhone dễ hơn đến người dùng Trung Quốc.
Là điểm lắp ráp iPhone cuối cùng, Trung Quốc đồng thời cũng là điểm khởi đầu cho chiến lược
thuế toàn cầu của Apple. Tại Trịnh Châu, thường là tại trạm hải quan, Foxconn bán iPhone hoàn
thiện cho Apple, rồi bán lại chúng cho đối tác Apple toàn cầu.
Quy trình phần lớn giao dịch bằng điện tử, cho phép Apple gán một tỷ lệ lợi nhuận cho chi nhánh
tại Ireland, nơi được ưu đãi thuế.
Vận chuyển ra nước ngoài
iPhone sau khi thông quan được chuyển bằng xe tải, đi gần 5km đến sân bay Trịnh Châu để chuyển
đến Mỹ và các nước khác. Sân bay được mở rộng đáng kể vài năm gần đây do sản xuất iPhone
tăng mạnh.
Vài năm trước, máy tính cá nhân sản xuất tại Trung Quốc được vận chuyển đến Mỹ bằng tầu hàng
và hành trình mất gần 1 tháng. Smartphone đủ nhỏ để chuyển được bằng máy bay số lượng lớn và
tiết kiệm chi phí. Một chiếc Boeing 747 có thể chở 150.000 iPhone trong các hộp nhôm.
Từ Trịnh Châu, tại Mỹ, UPS, FedEx và các hãng chuyển phát khác thường đưa iPhone đến
Anchorage, tiếp nhiên liệu rồi đến Louisville, Ky., một trung tâm logistics lớn hoặc các điểm khác
trên cả nước.
Apple nhận ra vận chuyển nhiều trên máy bay có thể tiết kiệm hơn hơn khi gửi trực tiếp từ nhà
máy sản xuất tại Trung Quốc tới tận cửa nhà khách hàng. Việc mọi người đặt mua và nhận hàng
chỉ sau vài ngày, hay có thể theo dõi sát sao hành trình sản phẩm thông qua trang web của Apple.
Apple chi rất mạnh bạo cho chi phí vận chuyển, khi cần thiết Apple sẵn sàng vận chuyển bằng
đường hàng không cho các sản phẩm của mình, Theo John Martin, chuyên gia logistics từng làm
việc với Jobs khi sắp xếp các chuyến bay, để đảm bảo những chiếc iMac xanh được xuất hiện rộng
rãi đúng dịp Giáng sinh 2010, Jobs đã chi 50 triệu USD để mua mọi chỗ chứa hàng hóa bằng đường
hàng không. Động thái này khiến các đối thủ khác như Compaq điêu đứng khi chậm chân trong
đăng kí vận tải bay.
Một ví dụ khá điển hình cho việc chi mạnh tay cho chuỗi cung ứng của Apple là việc Steve Jobs
đã chi 50 triệu USD để mua mọi chỗ chứa hàng hóa bằng đường hàng không trong khi mọi nhà
sản xuất máy tính đều vận chuyển sản phẩm bằng đường biển.
Qui trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng

20
Apple đã xây dựng quy trình vận chuyển chặt chẽ tới từng chi tiết nhằm đảm bảo iPhone mới được
chuyển đúng ngày tới khách hàng đặt mua. Nếu đặt trước chiếc iPhone X từ tháng 10, chắc chắn
có ba việc bạn đã trải qua: nhấp vào nút đặt hàng, trả tiền và chờ đợi.
Để chiếc iPhone X tới tay người mua hàng, cả một hệ thống chuyển động với sự chính xác tuyệt
đối. Quá trình này được vận hành nhiều tuần trước khi Apple cho phép khách đặt mua sản phẩm.
Mỗi khi ra mắt iPhone mới, đội ngũ hậu cần (logistics) của Apple phải làm việc cật lực. Với các
đơn hàng vận chuyển tới Anh, châu Âu, Trung Đông, Ấn Độ và châu Phi, nhóm logistics được đặt
tại Cork (Ireland). Tuy phụ trách khu vực khác nhau, các nhóm logistics đều phải tuân thủ quy tắc
chung do Apple đề ra.
Đầu tiên, nhóm logistics sẽ nghiên cứu nhiều mã bưu chính (zip code) khác nhau rồi xem công ty
nào trong số khoảng 15 đơn vị giao hàng được đánh giá tốt nhất. Sau khi chọn xong, Apple sẽ ký
hợp đồng với đơn vị vận chuyển đó. Mỗi lần như vậy có tới hàng triệu, thậm chí chục triệu mã bưu
chính được đưa ra phân tích. Đơn vị giao hàng của Apple có thể là tổ chức quốc gia hoặc cá nhân.
Rất nhiều trong số này đang làm chủ các hãng hàng không lớn nhất thế giới.
Khi người dùng vào trang đặt hàng của Apple, hệ thống không chỉ biết mức độ đơn hàng mà còn
tính được khoảng thời gian đơn hàng tới tận tay người mua. Tất nhiên, các địa chỉ ở vùng nông
thôn xa xôi sẽ được giao hàng chậm hơn thành phố. Apple sẽ tính toán các yếu tố này và cung cấp
ngày giao hàng chính xác.
Sau khi Apple kiểm tra năng lực giao hàng của đơn vị vận chuyển với từng mã bưu chính cụ thể,
đến lượt đơn vị vận chuyển kiểm tra xem họ có thể đáp ứng chính xác ngày giao hàng với từng địa
chỉ cụ thể hay không.
Một ngày trước khi đơn hàng được giao, hàng chục kiện hàng lớn sẽ được đơn vị vận chuyển quy
tập lại, mỗi kiện hàng có một đơn vị bảo vệ riêng. Tất cả phải sẵn sàng cho ngày hôm sau.
Ở lại Trung Quốc
Với một chiếc iPhone dành cho thị trường Trung Quốc, cán bộ thuế sử dụng hệ thống điện tử để
đóng tem “xuất khẩu” “ảo” lên hàng hóa rồi đóng tem lại là “nhập khẩu”. Tại Trịnh Châu, quytrình
diễn ra trong cùng một cơ sở hải quan bên ngoài nhà máy.
Sau khi các sản phẩm đã được đóng dấu nhập khẩu, hải quan thu 17% thuế giá trị gia tăng dựa
theo giá nhập. Tiếp đó, hàng hóa được phép vận chuyển đi khắp Trung Quốc.
iPhone này thường được chở trên xe tải lớn, mất 18 tiếng từ Trịnh Châu đến Thượng Hải, nơi
Apple mở trung tâm phân phối toàn quốc. Một xe tải có thể chở 36.000 iPhone. Do đang giữ số
hàng hóa trị giá 27 triệu USD phía sau, xe được trang bị camera và đôi khi cả nhân viên bảo vệ có
vũ trang.
Sau khi iPhone rời nhà máy Foxconn tại Trịnh Châu, nó mất trung bình 2 ngày để đến một cửa
hàng tại Thượng Hải cho khoảng cách 590 dặm. Trong khi đó, trung bình mất 3 ngày để iPhone từ
Trịnh Châu đến San Francisco, khoảng cách 6.300 dặm.
Giá iPhone

21
Giá iPhone tại Trung Quốc cao hơn gần 20% so với Mỹ. Người dùng Trung Quốc phải trả giá cao
hơn nhiều vì tỉ giá tiền tệ và mức thuế giá trị gia tăng cao.
iPhone 7 32GB có giá 776 USD tại Apple Store Thượng Hải, còn tại New York, nó có giá 649
USD.
**Thuyết minh về video: câu chuyện của một chiếc iphone
Đây là câu chuyện của một chiếc iPhone. Tất cả bắt đầu từ công đoạn thu mua nguyên vật liệu làm
nên một chiếc Iphone hoàn chỉnh. Bạn thường nghĩ phần lớn nguyên vật liệu được mua ở Trung
Quốc. Nhưng thực tế chỉ có khoảng 300 nhà cung cấp ở nước này. Tất cả các nguyên vật liệu còn
lại sẽ được mua từ nhiều quốc gia khác nhau trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ, Châu Âu, Nhật
Bản, Đài Loan, Malaysia và Hàn Quốc. Doanh nghiệp luôn giữ các nhà cung ứng trong tình trạng
được thanh toán trước. Do vậy, tất cả nguyên vật liệu được đảm bảo cho quá trình sản xuất iPhone.
Tất cả bán thanh phẩm và nguyên vật liệu được vận chuyển đến Trung Quốc, nơi hang ngàn công
nhân trong một nhà xưởng duy nhất lắp ráp hơn 500,000 chiếc iPhone mỗi ngày. Sau đó, sản phẩm
sẽ được vận chuyển đến các nhà kho gần nhất, nơi mà các công ty giao hang và cung cấp dịch vụ
logistic như FedEx hay UPS tiến hành lưu trữ. Sau đó, sản phẩm được vận chuyển trực tiếp từ nhà
kho đến tay ngưởi tiêu ùng đã đặt mua sản phẩm này trực tuyến. Nhưng phần lớn sản phẩm sẽ
được vận chuyển về Mỹ đến kho hàng của Apple ở California. Sau đó, iPhone được phân phối đến
cửa hàng bán lẻ phục vụ mục đích bán lẻ trực tiếp. Apple đã hết sức đơn giản hóa công đoạn này
trong chuỗi cung ứng thông qua việc tất cả các đơn hang mới đều sẽ được đặt trực tiếp đến nhà
kho của Apple. Tất cả các cửa hang bán lẻ trên khắp nước Mỹ đóng vai trò như điểm gặp gỡ giữa
nhà kho và người mua. Điều đó cũng giúp ích khi Apple muốn loại bỏ bất kỳ dòng sản phẩm nào
đang bán không chạy trên thị trường. Khi một khách hang đã chán chiếc iPhone cũ của mình và
có nhu cầu nâng cấp, họ có thể gửi trả nó lại đến các cửa hang của Apple hoặc trung tâm tái chế.
Sau cùng, tất cả những chuyển động địa lý cũng phụ thuộc vào tính mùa vụ. Vào Giáng Sinh hoặc
bất kỳ khi nào sản phẩm iPhone mới được phát hành, Apple sẽ chuyển từ vận tải biển sang đường
hàng không để cung cấp sản phẩm đến các cửa hàng một cách nhanh chóng hơn và đến tay khách
hàng sớm hơn.

22

You might also like