You are on page 1of 34

ÔN TẬP QUẢN TRỊ LOGISTICS

Câu 1 : Định nghĩa Logistics theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp . Nêu vai trò . Kể tên một số
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics ở Việt Nam
Theo nghĩa hẹp, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào
cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay
người tiêu dùng cuối cùng.
Theo nghĩa rộng, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình
vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ.
Vai trò : Đối với nền kinh tế
Thứ nhất, dịch vụ logistics góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Logistics là
một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, nó là
mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ qua trình sản xuất, lưu thông hàng hóa và phân
phối hàng hóa. Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất
định. Một nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Michigan (Hoa Kỳ) cho thấy, chỉ riêng hoạt
động logistics đã chiếm từ 10% đến 15% GDP của hầu hết các nước lướn châu Âu, Bắc Mỹ và
một số nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Thứ hai, dịch vụ logistics góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của quốc gia.
Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa, nền sản xuất toàn cầu đang ngày càng bị chia sẻ, sự
cạnh tranh ngày càng gay gắt đã làm cho dịch vụ logistics trở thành một trong các lợi thế cạnh
tranh của các quốc gia. Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế
chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi chuỗi logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng.
Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi dịch vụ logistics, theo đó, các
nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị được tăng lên cho
cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu của con người.
Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiêu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá
trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Logistics cho phép nhà quản lý
kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề như: nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng
và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm,
khi nào bán thành phẩm,… để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn, hiệu quả sản xuất kinh
doanh được nâng cao, góp phần tang sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Thứ hai, dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông, phân
phối. Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu
thông. Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là chi phí vận tải chiếm một tỉ lệ không nhỏ và là bộ
phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế.

1
Trong khi đó, vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong chuỗi các dịch vụ logistics cho nên nếu dịch
vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho chi phí vận tải và các chi phí phát
sinh khác trong quá trình lưu thông hàng hóa.
Thứ ba, dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao
nhận. Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với
hoạt động vận tải giao nhận thuần túy. Trước kia, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ
cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ. Ngày nay, do sự phát
triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và
ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường
khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa
dạng và phong phú. Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm
đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng. Họ trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (logistics
service provider). Theo kinh nghiệm ở những nước phát triển cho thấy, thông qua việc sử dụng
dịch vụ logistics trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn
hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng từ 5-6 tháng xuống còn 2 tháng. Kinh doanh
dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần sản xuất và gấp từ 1- 2 lần các dịch vụ ngoại
thương khác.

Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics


• Công Ty TNHH MTV SOTRANS Logistics. ...
• Công Ty CP Giao Nhận Và Vận Chuyển In Do Trần. ...
• Công Ty Cổ Phần Logistics VINALINK. ...
• Công ty MTL Logistics. ...
• Công Ty DHL Việt nam. ...
• Công ty TNHH xuất nhập khẩu VINASHIP. ...
• Công Ty TNHH Tiếp Vận Thực – REAL Logistics.

Câu 2: Khái niệm dvu khách hàng . Tầm qtrong dv khách hàng ? Nêu mối liên hệ giữa dvu
khách hàng và đơn đặt hàng ?
Khái niệm : Dịch vụ khách hàng là toàn bộ những hoạt động tương tác, hỗ trợ của doanh nghiệp
tới khách hàng trong suốt quá trình trải nghiệm sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu
mong muốn của họ. Cũng có thể hiểu, dịch vụ khách hàng là các dịch vụ kèm theo để hoàn thành
quá trình giao dịch Marketing nhằm làm đảm bảo nhu cầu, mong muốn của khách hàng được đáp
ứng.
Tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng : Một trong những lợi ích của dịch vụ khách hàng tốt
là mở rộng cơ hội phát triển doanh nghiệp. Chắc chắn, khi khách hàng đã hài lòng về sản phẩm
cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng thì bạn sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc quản lý và
kiểm soát các quy trình nội bộ, triển khai các ý tưởng kinh doanh đột phá

2
Mối liên hệ giữa dịch vụ khách hàng và đơn đặt hàng:
- Dịch vụ khách hàng và đơn đặt hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Dịch vụ khách hàng
đóng vai trò quan trọng trong quá trình đặt hàng và sau khi đơn hàng được đặt. Dưới đây là một
số mối liên hệ giữa dịch vụ khách hàng và đơn đặt hàng:
* Hỗ trợ đặt hàng: Dịch vụ khách hàng có thể cung cấp hỗ trợ cho khách hàng trong quá trình đặt
hàng, như tư vấn về sản phẩm, giải đáp thắc mắc về quy trình đặt hàng, và hướng dẫn khách
hàng hoàn thành đơn hàng.
* Xử lý khiếu nại và thay đổi đơn hàng: Dịch vụ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc
xử lý khiếu nại từ khách hàng về đơn hàng, như thay đổi sản phẩm, đổi trả hoặc hoàn tiền. Họ
cung cấp sự hỗ trợ và giải quyết các vấn đề liên quan đến đơn hàng.
* Theo dõi và cập nhật đơn hàng: Dịch vụ khách hàng có thể cung cấp thông tin về tình trạng và
tiến độ của đơn hàng cho khách hàng. Họ có thể cập nhật khách hàng về việc vận chuyển, giao
hàng và thời gian dự kiến nhận hàng.
* Hỗ trợ sau khi nhận hàng: Dịch vụ khách hàng có thể tiếp tục hỗ trợ khách hàng sau khi nhận
hàng, như hướng dẫn sử dụng sản phẩm, giải đáp thắc mắc về bảo hành và sửa chữa, và cung cấp
dịch vụ hậu mãi.
-Tóm lại, dịch vụ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đặt hàng và sau khi đơn
hàng được đặt. Nó giúp tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng và đảm bảo sự hài lòng và
trung thành của họ đối với công ty.

Ưu nhược điểm phân tuyến vận tải

Yếu
Vận tải đường hàng
tố/Phương Vận tải đường bộ Vận tải đường biển Vận tải đường sắt
không
tiện
Tốc độ thấp hơn so với Tốc độ cực kỳ nhanh,
Tốc độ nhanh, phù hợp
các phương thức khác, phù hợp cho việc vận Tốc độ trung bình, thích hợp
cho việc vận chuyển
Tốc độ thích hợp cho vận chuyển hàng hóa đến cho vận chuyển trong nước
trong nước và gần khu
chuyển hàng hóa quốc từ xa và cần đáp ứng và gần khu vực lân cận.
vực lân cận.
tế và xa. nhanh chóng.
Sự linh hoạt Độ linh hoạt cao Độ linh hoạt thấp Độ linh hoạt cao Độ linh hoạt trung bình
Vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển một lượng Vận chuyển hàng hóa
lớn và siêu lớn, thích Vận chuyển hàng hóa trọng
Khả năng lớn hàng hóa, nhưng nhẹ và giới hạn về
hợp cho vận chuyển lượng lớn, nhưng có giới hạn
vận chuyển có giới hạn về khối khối lượng và kích
hàng hóa trong lượng về khối lượng và kích thước.
lượng và kích thước. thước.
lớn.

3
Chi phí trung bình đối Chi phí thấp hơn so với
Chi phí cao đối với Chi phí thấp đối với vận
với vận chuyển trong các phương thức khác
Chi phí vận chuyển đường chuyển trong nước và gần
nước và gần khu vực cho vận chuyển hàng
dài và hàng hóa nhẹ. khu vực lân cận.
lân cận. hóa quốc tế và xa.
Có thể tiếp cận hầu
Có thể tiếp cận nhiều Không thể tiếp cận các Có thể tiếp cận nhiều khu
Khả năng hết các địa điểm trên
khu vực, bao gồm cả khu vực không có cảng vực, nhưng có giới hạn bởi
tiếp cận thế giới, kể cả khu
khu vực khó tiếp cận. biển hoặc sân bay. mạng lưới đường sắt có sẵn.
vực khó tiếp cận.
Đáng tin cậy nếu
Tương đối đáng tin Đáng tin cậy nếu chọn
chọn các hãng hàng Đáng tin cậy nếu có hệ
cậy, nhưng có thể bị các dịch vụ vận chuyển
không uy tín, nhưng thống đường sắt ổn định,
Độ tin cậy ảnh hưởng bởi tình chất lượng cao, nhưng
có thể bị ảnh hưởng nhưng có thể bị ảnh hưởng
hình giao thông và thời có thể bị ảnh hưởng bởi
bởi hủy chuyến bay bởi sự cố cơ sở hạ tầng.
tiết. thời tiết và sự cố biển.
hoặc trễ.

Câu 3: SS từng phương án phân tuyến và sắp xếp lịch trình vận tải
So sánh phương án phân tuyến và sắp xếp lịch trình vận tải
Phương án phân tuyến và sắp xếp lịch trình vận tải là hai phương pháp quan trọng trong lĩnh vực
vận tải và logistics. Dưới đây là một so sánh giữa hai phương án này:
* Phương án phân tuyến:
+ Phương án phân tuyến là quá trình lựa chọn tuyến đường và các điểm dừng trên tuyến đường
để vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích.
+ Phương án phân tuyến tập trung vào việc tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển, đảm bảo rằng
hàng hóa được vận chuyển một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian và chi phí.
+ Phương án phân tuyến thường được sử dụng trong các hệ thống vận chuyển hàng lớn và phức
tạp, như vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đường biển hoặc hàng không.
+ Phương án phân tuyến có thể sử dụng các phương pháp toán học và các công cụ hỗ trợ để tìm
ra tuyến đường tối ưu và các điểm dừng trên tuyến đường.
Sắp xếp lịch trình vận tải:
+ Sắp xếp lịch trình vận tải là quá trình xác định thời gian và thứ tự vận chuyển hàng hóa từ các
điểm xuất phát đến các điểm đích.
+ Sắp xếp lịch trình vận tải tập trung vào việc tối ưu hóa thời gian và nguồn lực để đảm bảo rằng
hàng hóa được vận chuyển đúng thời gian và đúng thứ tự.

4
+ Sắp xếp lịch trình vận tải thường được sử dụng trong các hệ thống vận chuyển hàng nhỏ và
trung bình, như vận chuyển hàng hóa bằng xe tải hoặc dịch vụ giao hàng.
+ Sắp xếp lịch trình vận tải có thể sử dụng các phương pháp toán học và các công cụ hỗ trợ để
tìm ra lịch trình vận chuyển tối ưu và đảm bảo tính hiệu quả của quá trình vận chuyển.
Câu 4: Trình bày các phương thức vận chuyển được phân loại theo khả năng phối hợp .
Ngày nay thường sd phương thức vận chuyển nào ? Tại sao ?

Có hai loại hình – vận chuyển bằng một loại phương tiện hoặc có thể kết hợp nhiều loại phương
tiện trong một chuyến hàng.
1 Vận chuyển đơn phương thức (single-mode transportation)
Cung cấp dịch vụ sử dụng một loại phương tiện vận tải. Loại hình này cho phép chuyên doanh
hoá cao, tạo khả năng cạnh tranh và hiệu quả. Mỗi loại phương tiện vận tải đều có những ưu thế
và hạn chế riêng như đã trình bày ở trên.
Nhược điểm của vận chuyển đơn phương thức là khi phải vận chuyển trên nhiều tuyến đường
khác nhau lại phải tiến hành giao dịch với từng người vận chuyển. Và hệ thống các nghiệp vụ
thương lượng và quản lí nhiều loại phương tiện như vậy là khá phức tạp và sẽ làm tăng chi phí.
Đường hàng không là ví dụ điển hình cho kiểu vận chuyển này, bởi máy bay chỉ chở hàng từ sân
bay này đến sân bay khác, còn người chủ hàng phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng từ nơi
xuất phát ra sân bay, và từ sân bay tới điểm nhận hàng cuối cùng.
2 Vận chuyển đa phương thức ( Intermodal transportation)
Trong những năm gần đây, vận tải đa phương thức không ngừng phát triển nhanh chóng. Những
lợi ích rõ ràng về kinh tế và quá trình toàn cầu hoá là các động lực chủ đạo cho loại hình vận
chuyển này nở rộ. Đặc điểm chủ yếu của vận chuyển đa phương thức là sự tự do chuyển đổi
phương tiện giữa các hình thức vận tải khác nhau. Các dịch vụ vận chuyển đa phương thức có
được là do sự hợp tác giữa các hàng vận tải để phối hợp những dịch vụ riêng lẻ của họ lại với
nhau. Các đại lí vận tải, các trung tâm môi giới thường được sử dụng để phối hợp các phương
tiện và tạo ra các loại dịch vụ trọn gói, cung ứng sự thuận tiện cho chủ hàng.
3 Vận tải đứt đoạn ( separate transporation)
Là loại dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều phương thức vận
tải, sử dụng hai hay nhiều chứng từ vận tải và nhiều nhà vân chuyển phải chịu trách nhiệm về
hàng hóa trong một hành trình vận chuyển. Là loại dịch vụ vận tải làm tăng chi phí nhưng hay
gặp trong các thị trường vận tải không thống nhất, kém liên kết và phát triển. Các doanh nghiệp
cần hạn chế tối đa sử dụng loại dịch vụ này.
Ngày càng quan tâm nhiều hơn đến loại hình vận chuyển đa phương thức : bởi ưu thế trọn
gói giao dịch và giá cả hợp lí của nó. Vận chuyển đa phương thức lợi dụng được ưu thế vốn có
của mỗi loại phương tiện, và do đó có thể cung ứng dịch vụ vận tải thống nhất với tổng chi phí

5
thấp nhất. Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong vận tải hàng hoá nói riêng và trong logistics
nói chung.
Câu 5: Phương thức vận tải nào phù hợp nhất với những lô hàng có khối lượng lớn , giá trị
thấp ? Tại sao ?
Phương thức vận chuyển phù hợp nhất cho lô hàng khối lượng lớn, giá trị thấp là vận chuyển
bằng đường biển. Đây là phương thức vận chuyển có chi phí thấp và khả năng chứa lượng hàng
lớn. Vận chuyển bằng đường biển cũng phù hợp với lô hàng có giá trị thấp vì chi phí vận chuyển
thấp hơn so với các phương thức khác như vận chuyển bằng đường hàng không.
-Lý do:
+ Chi phí thấp: Vận chuyển bằng đường biển có chi phí thấp hơn so với các phương thức vận
chuyển khác như vận chuyển bằng đường hàng không. Điều này là do chi phí vận chuyển bằng
đường biển được chia sẻ giữa nhiều lô hàng và có thể tận dụng được sức chứa lớn của tàu biển.
+ Khả năng chứa lượng hàng lớn: Vận chuyển bằng đường biển có khả năng chứa lượng hàng
lớn hơn so với các phương thức khác. Tàu biển có thể chở được hàng hóa có khối lượng lớn và
không gian lớn để chứa nhiều container hoặc hàng hóa lớn.
+ An toàn và ổn định: Vận chuyển bằng đường biển thường an toàn và ổn định hơn so với các
phương thức khác. Tàu biển có khả năng chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và ít bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như giao thông đường bộ.
+ Tiết kiệm năng lượng: Vận chuyển bằng đường biển tiết kiệm năng lượng hơn so với các
phương thức khác như vận chuyển bằng đường hàng không. Tàu biển sử dụng ít nhiên liệu hơn
và góp phần giảm thiểu khí thải carbon.
Câu 6: Nêu nguyên tắc PARETO trong phân loại hàng hóa dự trữ ( Phân loại ABC) .Trình
bày mối liên hệ giữa phân loại ABC với việc xác định mục tiêu dịch vụ mô hình lựa chọn
kiểm tra dự trữ
Nguyên tắc Pareto hay còn gọi là quy tắc 80/20, quy định rằng 80% kết quả đến từ 20% nguyên
nhân, khẳng định mối quan hệ bất bình đẳng giữa đầu vào và đầu ra . Hàng hóa được khuyến cáo
chia thành 3 thể loại:
Nhóm A: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá tri hàng năm cao nhất, với giá trị từ 70 – 80%
so với tổng giá tri hàng dự trữ, nhưng về mặt số lượng chúng chỉ chiếm 15% tổng số hàng dự trữ.
Nhóm B: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá tri hàng năm ở mức trung bình, với giá trị từ
15% – 25% so với tổng giá tri hàng dự trữ, nhưng về sản lượng chúng chiếm khoảng 30% tổng
số hàng dự trữ.
Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, khoảng 5% tổng giá tri các loại hàng
dự trữ, tuy nhiên số lượng chúng chiếm khoảng 55~ so với tổng số loại hàng dự trữ.

6
Mối liên hệ giữa phân loại ABC và việc xác định mục tiêu dịch vụ mô hình lựa chọn kiểm
tra dự trữ:
* Phân loại ABC trong quản lý tồn kho được sử dụng chủ yếu để xác định những mặt hàng
quan trọng nhất trong kho và điều này sẽ chiếm phần lớn thời gian trong việc kiểm soát và
quản lý kho. Phân loại hàng tồn kho theo phương pháp ABC được sử dụng chủ yếu cho 3
nhiệm vụ chính:
1. Xác định mức tồn kho an toàn để duy trì và tránh tình trạng thiếu hàng đối với những mặt
hàng quan trọng.
2. Xác định các mức phù hợp trong việc quản lý hàng tồn kho, trong đó các mức cao nhất có thể
được ưu tiên.
3. Xác định các mức kiểm soát và giám sát kho phù hợp cho từng nhóm hàng khác nhau.
- Việc phân loại hàng tồn kho theo phương pháp ABC giúp xác định mức độ quan trọng của các
mặt hàng tồn kho khác nhau. Điều này giúp xây dựng các phương pháp dự báo, chuẩn bị nguồn
lực và kiểm soát tồn kho cho từng nhóm hàng khác nhau.
* Ví dụ về phân loại ABC:
- Nhóm A: Các mặt hàng quan trọng nhất, chiếm 80% giá trị doanh thu hàng năm. Đây là nhóm
mặt hàng cần được quản lý và kiểm soát chặt chẽ nhất.
- Nhóm B: Các mặt hàng quan trọng vừa phải, chiếm 15% giá trị doanh thu hàng năm. Nhóm
này cần được quản lý và kiểm soát một cách cẩn thận.
- Nhóm C: Các mặt hàng ít quan trọng, chiếm 5% giá trị doanh thu hàng năm. Nhóm này có thể
được quản lý và kiểm soát một cách linh hoạt hơn.
Mối liên hệ giữa phân loại ABC và việc xác định mục tiêu dịch vụ mô hình lựa chọn kiểm tra dự
trữ là rằng, nhóm hàng A sẽ được quản lý và kiểm soát một cách nghiêm ngặt hơn, trong khi
nhóm hàng B và C có thể được quản lý và kiểm soát một cách linh hoạt hơn. Điều này giúp tối
ưu hóa việc quản lý tồn kho và đảm bảo sẵn có đủ hàng hóa quan trọng nhất để đáp ứng nhu cầu
dịch vụ.
* Ví dụ về mục tiêu dịch vụ mô hình lựa chọn kiểm tra dự trữ:
- Đối với nhóm hàng A, mục tiêu là đảm bảo sẵn có đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu dịch vụ một
cách nhanh chóng và đáng tin cậy.
- Đối với nhóm hàng B, mục tiêu là đảm bảo sẵn có đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu dịch vụ một
cách linh hoạt và hiệu quả.
- Đối với nhóm hàng C, mục tiêu là đảm bảo sẵn có đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu dịch vụ một
cách linh hoạt và tiết kiệm.

7
Tóm lại, phân loại ABC trong quản lý tồn kho và việc xác định mục tiêu dịch vụ mô hình lựa
chọn kiểm tra dự trữ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, giúp tối ưu hóa quản lý tồn kho và đáp
ứng nhu cầu dịch vụ một cách hiệu quả.
Câu 7: Tại sao trong vận tải , sử dụng đường ống dẫn có hiệu quả với những mặt hàng có
chất lỏng hơn việc sử dụng phương tiện khác ?
Có nhiều lợi ích khi sử dụng đường ống dẫn để vận chuyển chất lỏng trong lĩnh vực vận tải.
Dưới đây là một số lợi ích chính:
1. An toàn: Sử dụng đường ống dẫn giúp giảm nguy cơ rò rỉ, mất mát và tai nạn so với việc sử
dụng phương tiện khác như xe tải hoặc tàu chở hàng. Đường ống dẫn được thiết kế để đảm bảo
an toàn và ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp của chất lỏng với môi trường bên ngoài.
2. Hiệu quả kinh tế: Sử dụng đường ống dẫn giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển. Đường ống dẫn
có thể vận chuyển lượng chất lỏng lớn một cách liên tục, giảm thời gian và công sức cần thiết so
với việc sử dụng phương tiện khác.
3. Bảo vệ môi trường: Sử dụng đường ống dẫn giúp giảm ô nhiễm môi trường do rò rỉ chất lỏng.
Đường ống dẫn được thiết kế để ngăn chặn sự tiếp xúc của chất lỏng với môi trường bên ngoài,
giúp bảo vệ các nguồn nước và đất đai.
4. Tiện lợi và linh hoạt: Đường ống dẫn có thể được xây dựng và lắp đặt theo nhiều hình dạng và
kích thước khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của mặt hàng và địa hình. Điều này giúp tăng tính
linh hoạt và tiện lợi trong việc vận chuyển chất lỏng.
Tóm lại, sử dụng đường ống dẫn trong vận tải chất lỏng có nhiều lợi ích như an toàn, hiệu quả
kinh tế, bảo vệ môi trường và tính linh hoạt. Điều này giúp giảm nguy cơ tai nạn, tiết kiệm chi
phí và bảo vệ môi trường.
Câu 8: Tổng chi phí Logistics được hình thành từ các loại chi phí của hoạt động cấu thành
nào ? Nêu mối quan hệ giữa các loại chi phí Logistics này ?
Các yếu tố cấu thành chi phí logistics gồm:
Chi phí vận tải: Chiếm từ 30% đến 60% trong tổng chi phí logistics. Vì vậy, khi người tiêu dùng
mua bất kỳ hàng hóa nào có giá cao chủ yếu là do chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn.
Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ: Là suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp nhận được khi
không đầu tư vốn cho hàng tồn trữ, mà dùng cho một hoạt động khác. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ
tăng cao nên chi phí cơ hội vốn chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí hàng tồn kho.
Chi phí bảo quản hàng hóa: bao gồm thuê kho bãi, bảo quản hàng hóa, xuất nhập hàng hóa
xuất nhập kho, bồi thường thiệt hại hàng hóa hư hỏng, phí bảo hiểm hàng hóa đặc biệt, v…v…
Mối liên hệ : Các loại chi phí logistics có quan hệ hỗ trợ, chúng tác động qua lại và ảnh hưởng
lẫn nhau, chi phí này ràng buộc với chi phí kia. Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động

8
logistics, là một chuỗi các hoạt động liên kết nhau nhằm tối ưu hóa vị trí và quá trình vận động
của dự trữ hàng hóa từ điểm đầu tới điểm cuối.
Câu 9: Nêu sự phát triển của ngành Logistics qua 5 giai đoạn. Những khuynh hướng cơ
bản nào tác động đến sự gia tăng mạnh mẽ của ngành Logistics hiện nay?
* 5 giai đoạn phát triển của ngành Logistics :
1. workplace logistics (logistics tại chỗ) : Là dòng vận động của nguyên vật liệu tại một vị trí làm
việc. Mục đích của workplace logistics là hợp lý hoá các hoạt động độc lập của một cá nhân hay
của một dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp. Lý thuyết và các nguyên tắc hoạt động của workplace
logistics được đưa ra cho những nhân công làm việc trong lĩnh vực công nghiệp trong và sau
chiến tranh thế giới thứ II. Điểm nổi bật của workplace logistics là tính tổ chức lao động có khoa
học
2. facility logistics (logistics cơ sở sản xuất): Là dòng vận động của nguyên liệu giữa các xưởng
làm việc trong nội bộ một cơ sở sản xuất. Cơ sở sản xuất đó có thể là 1 nhà máy, 1 trạm làm việc
trung chuyển, 1 nhà kho, hoặc 1 trung tâm phân phối. Một facility logistics được nói đến tương
tự như là một khâu để giải quyết các vấn đề đảm bảo đúng và đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho
sản xuất đại trà và dây chuyền lắp ráp máy móc (do máy móc không đồng nhất giữa những năm
1950 và 1960).
3. corporate logistics (logistics công ty): Là dòng vận động của nguyên vật liệu và thông tin giữa
các cơ sở sản xuất và các quá trình sản xuất trong một công ty. Với công ty sản xuất thì hoạt
động logistics diễn ra giữa các nhà máy và các kho chứa hàng, với một đại lý bán buôn thì là
giữa các đại lý phân phối của nó, còn với một đại lý bán lẻ thì đó là giữa đại lý phân phối và các
cửa hàng bán lẻ của mình. Logistics công ty ra đời và chính thức được áp dụng trong kinh doanh
vào những năm 1970. Giai đoạn này, hoạt động logistics gắn liền với thuật ngữ phân phối mang
tính vật chất. Logistics kinh doanh trở thành quá trình mà mục tiêu chung là tạo ra và duy trì một
chính sách dịch vụ khách hàng tốt với tổng chi phí logistics thấp.
4. supply chain logistics (logistics chuỗi cung ứng): Phát triển vào những năm 1980, quan điểm
này nhìn nhận logistics là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tài chính giữa các
công ty (các xưởng sản xuất, các cơ sở trong công ty) trong một chuỗi thống nhất. Đó là một
mạng lưới các cơ sở hạ tầng (nhà máy, kho hàng, cầu cảng, cửa hàng…), các phương tiện (xe tải,
tàu hoả, máy bay, tàu biển…) cùng với hệ thống thông tin được kết nối với nhau giữa các nhà
cung ứng dịch vụ Logistics của một công ty và các khách hàng của công ty đó.
5. global logistics (logistics toàn cầu): Là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tiền tệ
giữa các quốc gia. Nó liên kết các nhà cung ứng của các nhà cung ứng với khách hàng của khách
hàng trên toàn thế giới. Các dòng vận động của logistics toàn cầu đó tăng một cách đáng kể trong
suốt những năm qua. Đó là do quá trình toàn cầu hoá trong nền kinh tế tri thức, việc mở rộng các
khối thương mại và việc mua bán qua mạng. Logistics toàn cầu phức tạp hơn nhiều so với

9
logistics trong nước bởi sự đa dạng phức tạp hơn trong luật chơi, đối thủ cạnh tranh, ngôn ngữ,
tiền tệ, múi giờ, văn hoá, và những rào cản khác trong kinh doanh quốc tế.
*Những khuynh hướng cơ bản tác động đến sự gia tăng mạnh mẽ của ngành Logistics hiện
nay :
1. Một thế giới “2 tốc độ” (Two-speed world) ...
2. Sự đô thị hóa (urbanization) ...
3. Tính bền vững (sustainability) ...
4. Tắc nghẽn cơ sở hạ tầng và sự khan hiếm (infrastructure congestion and scarcity) ...
5. Thương mại điện tử (e-commerce) ...
6. Số hóa (digitization)
Câu 10: Phân loại Logistics theo hình thức và quá trình. Nêu sự khác biệt giữa 3PL và 4PL
Phân loại theo hình thức
1PL: First Party Logistics hay Logistics tự cấp: Đa phần 1PL được áp dụng ở các công ty tự
tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics, là một trong những nguồn thu chính cũng như tăng
doanh thu và tiết kiệm chi phí
2PL: Second Party Logistics hay Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai: Là một hình thức
thuê dịch vụ từ bên thứ 2 của công ty xuất nhập khẩu mà ở đó, các công ty bên thứ 2 này chỉ đảm
nhận 1 khâu trong chuỗi Logistics. Nói dễ hiểu, 2PL là việc kiểm soát các hoạt động truyền
thống như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan và thanh toán.
3PL: Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng: Đây là một hình
thức thay mặt cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các dịch vụ logistics trong từng khâu
nhỏ trong chuỗi Logistics như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu,
cung cấp chưng từ giao nhận - vận tải và vận chuyển nội địa hay thay mặt cho người nhập khẩu
làm thủ tục thông quan hành hóa và đưa hàng đến nơi đã quy ước.
4PL: Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp
logistics chủ đạo – LPL : là phần quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp bao gồm
quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát
5PL: Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm: là dịch vụ logistic phổ biến và phát triển nhất
hiện nay dành cho Thương mại điện tử. Điểm đặc trưng của 5 PL là các hệ thống (Hệ thống quản
lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả
ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ
thông tin
Sự khác biệt giữa 3PL và 4PL : 3PL đảm nhận trách nhiệm hoàn thành những mục tiêu mang
tính chiến thuật. Còn 4PL thì đảm nhận vai trò quản trị chiến lược và chuyên sâu trong toàn bộ

10
chuỗi cung ứng của khách hàng. Tức là tập trung để cải tiến hiệu quả của quy trình và vận hành
toàn bộ chuỗi cung ứng và logistics.
14/ Dịch vụ khách hàng trong hoạt động Logistics là gì? Tại sao nói nhu cầu của khách
hàng là nguồn gốc cho tất cả các hoạt động logistics?
• Dịch vụ khách hàng trong Log:
Dịch vụ khách hàng trong Logistics. ao gồm tất cả hoạt động và dịch vụ của công ty Logistics
cung cấp. Nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.
Thêm nữa dịch vụ này đang hướng tới mục tiêu. mang lại nhiều giá trị, sự thuận lợi và sự hài
lòng tối đa cho khách hàng.
Dịch vụ khách hàng trong Logistics. Gồm các hoạt động và dịch vụ tăng thêm ngoài các dịch vụ
được cung cấp chính.
Các yếu tố tăng thêm của dịch vụ khách hàng trong Logisitics. Cũng giống như các yếu tố của
các dịch vụ thông thường.
• Khách hàng là nguồn gốc cho tất cả các hoạt động logistics
Đối với các doanh nghiệp, họ coi dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực Logistics là hoạt động liên
quan đến dịch vụ mà họ cung cấp.
Các công ty Logisitics thường có khách hàng là các công doanh nghiệp lớn, nhỏ. Đặc điểm mua
hàng của họ là có xu hướng gắn bó lâu dài.
Nếu làm tốt, hoàn toàn có thể lấy được lòng tin của khách hàng và ký được hợp đồng dài hạn.
Cam kết lâu dài là yếu tố cực kỳ quan trọng để kinh doanh suôn sẻ và bền vững.
Nhờ vào sự gắn bó này, các bên cung cấp các dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực Logistics. Có
thể sẽ giữ được những khách hàng trung thành và có cơ hội được hợp tác với những đối tác tuyệt
vời.
Sau đó, họ còn có thể tìm được khách hàng mới và làm điều tương tự với những khách hàng mới
này. Chính bằng cách này, doanh nghiệp có thể phát triển và lớn mạnh.
15/ Công việc phân phối hàng hóa và thiết kế bao bì sản phẩm trong Logistics quan trọng
hơn hay trong Marketing quan trọng hơn? Tại sao?
Vai trò cả bao bì và ý nghĩa của nó rất quan trọng,đây chính là cách để có chiến dịch marketing
thành công.
Doanh nghiệp nên chú trọng thiết kế mẫu bao bì sản phẩm làm sao cho nổi bật, thu hút khách
hàng. Từ đó giúp người tiêu dùng nhận biết thương hiệu, sản phẩm, và tạo niềm tin với khách
hàng. Bởi vậy, tầm quan trọng của bao bì sản phẩm trong việc định dạng thương hiệu với người
dùng là cực kỳ lớn.

11
Như vậy có thể hiểu phân phối trong Marketing là người đặt ra vấn đề, đặt ra yêu cầu và phân
phối trong Logistics phải có nhiệm vụ đáp ứng các vấn đề và các yêu cầu đã được đặt ra đó sao
cho chi phí thực hiện là tối ưu nhất. Tương tự như vậy là vẫn để bao gói sản phẩm. Trong việc
bao gói, Marketing quan tâm tới màu sắc, hình dáng của bao bị sao cho bắt mắt và có thể quảng
bá được thương hiệu của nhà sản xuất hay nhà phân phối sản phẩm đó. Marketing quan tâm tới
màu sắc được in bên ngoài bao bì là màu gì, các hình vẽ, ký hiệu chữ viết cần phải in ở vị trí nào
là phù hợp. Logistics thì quan tâm tới kích cỡ và vật liệu của bao bì. Đối với Logistics, màu sắc
in trên bao bì là màu gì cũng được, miễn là thùng hàng (bao bì) đó có thể xếp được một cách tối
ưu trong nhà kho, trên các phương tiện vận tài hay trên các tâm năng hàng, đồng thời vật liệu chế
tạo bao bì phải phù hợp với điều kiện bảo quản sản phẩm và tính chất của sản phẩm.
Như vậy nói một cách ngắn gọn, Marketing quan tâm tới các tính chất có tính thẩm mĩ và hình
thức thể hiện trên bao bì sản phẩm còn Logistics quan tâm tới các tính chất vật lý của bao bì đó.
Câu 11: Trình bày các loại hình vận chuyển trong quản trị vận tải và chỉ ra các điểm mạnh
và hạn chế của các loại hình đó ? Tại sao loại hình vận tải đường bộ phổ biến ở VN
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hiện nay có 4 cách vận chuyển hàng hóa chính là: vận
chuyển đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không. Tùy vào tính chất hàng hóa,
khoảng cách vận chuyển, mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp nhất.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, bởi tính linh hoạt
và tiện lợi trong quá trình vận chuyển.
Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, các đơn vị vận tải sẽ sử dụng container, xe đầu kéo, xe
tải…để chở nguyên liệu hàng hóa đến nơi sản xuất, chở hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ
một cách dễ dàng.
So với các hình thức vận tải hiện hành, thì vận tải đường bộ không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời
gian, khoảng cách vận chuyển. Chỉ cần khách có nhu cầu, là các doanh nghiệp có thể chuyển
hàng nhanh chóng thông qua phương tiện vận tải này.
Vận chuyển hàng hóa đường sắt
Phương thức vận chuyển hàng hóa đường sắt được sử dụng cho những loại hàng hóa cồng kềnh.
Hình thức vận tải này có lợi thế là bảo đảm quá trình vận chuyển hàng hóa được an toàn, thuận
lợi đến người nhận.
So với các hình thức vận chuyển hàng hóa khác, chuyển hàng qua đường sắt có cước phí rẻ hơn
nhiều. Điều này dễ hiểu là vận tải đường sắt không bị tác động bởi giá xăng dầu và chi phí cầu
đường, phí dịch vụ như các hình thức vận chuyển khác.

12
Đặc thù của đường sắt là di chuyển trên một tuyến đường riêng, hàng hóa ít bị tác động bởi
những tác nhân khác. Cũng chính vì lý do này, mà vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt luôn bảo
đảm an toàn khi di chuyển.
Điểm trừ của vận tải đường sắt là thời gian vận chuyển dài, chưa kể hàng hóa chỉ vận chuyển đến
các nhà ga cố định. Do đó, khi muốn giao hàng đến người nhận vẫn phải sử dụng kết hợp với các
phương thức vận tải khác.
Vận chuyển hàng hóa đường biển
Hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển là hoạt động vận chuyển hàng hóa sử dụng phương
tiện vận tải đường biển để phục vụ cho mục đích chuyên chở hàng hóa. Phương tiện sử dụng là
tàu, thuyền… Cách vận chuyển này có thể áp dụng cho vận chuyển hàng hóa trong nước và vận
chuyển hàng hóa quốc tế. Các tàu vận chuyển thường có trọng tải lớn nên chuyên chở được số
lượng hàng hóa cực kỳ lớn.
Ưu điểm của vận chuyển hàng hóa qua đường biển là không bị hạn chế về số lượng, giá thành
vận chuyển hàng hóa thấp. Các tuyến đường vận tải biển là tuyến đường giao thông tự nhiên, nên
không gặp khó khăn khi vận chuyển hàng hóa.
Tuy nhiên, phương thức vận tải đường biển không thể chuyển hàng đến tận nơi trên đất liền nên
phải kết hợp với phương thức vận tải hàng hóa khác. Bên cạnh đó, thời gian vận chuyển hàng
hóa khá dài, nên không sử dụng cho những mặt hàng cần vận chuyển trong thời gian ngắn.
Vận chuyển hàng hóa đường hàng không
Vận chuyển hàng hóa đường hàng không tuy mới ra đời, nhưng dần chiếm ưu thế trong ngành
vận tải hàng hóa. Do tính đặc thù của ngành hàng không, nên hình thức vận chuyển này chỉ thích
hợp với những mặt hàng có giá trị và cần tốc độ vận chuyển nhanh nhất như: Thư tín, hàng hóa
có giá trị, vắc xin, thuốc, thiết bị điện tử, hàng xa xỉ, hàng hóa dễ hư hỏng…
Vận chuyển máy bay có tốc độ 800 – 1000km/h, đây được xem là phương tiện có vận tốc cao
nhất trong các phương thức vận tải hiện hành. Vì thế, không có bất cứ phương thức nào so sánh
được tốc độ vận chuyển này.
Tính an toàn tuyệt đối trong vận chuyển hàng hóa của máy bay cũng rất cao. Nếu so với các hình
thức vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sắt, thì hàng hóa vận chuyển qua đường hàng
không sẽ giảm thiểu được những tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Hàng hóa được kiểm tra nghiêm ngặt, thủ tục nhanh chóng, nên giảm thiểu được tối đa chi phí
lưu kho.
Mặc dù, có nhiều ưu điểm nhưng hình thức vận chuyển bằng đường hàng không có chi phí dịch
vụ lớn, giới hạn về khối lượng và đôi khi cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mưa bão.

13
Tại sao loại hình vận tải đường bộ phổ biến ở Việt Nam?
Loại hình vận tải này có những ưu điểm nổi bật là sự tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích
nghi cao với các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình.
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ luôn chủ động về thời gian và đa dạng trong vận chuyển các
loại hàng hóa.
Câu 12: Thời gian đáp ứng đơn hàng tác động đến chất lượng dv khách hàng ntn?
Thời gian xử lý nhanh hơn có thể mang lại những lợi ích sau:
• Vận chuyển ít tốn kém hơn - Bạn có thể chọn các tùy chọn vận chuyển chậm hơn mà
lô hàng vẫn đến trong khung thời gian phù hợp.
• Mức độ hài lòng của khách hàng cao hơn - Khi khách hàng nhận hàng sớm, khách
hàng sẽ tin tưởng doanh nghiệp của bạn hơn và có trải nghiệm tích cực. Do đó, khả
năng khách hàng tiếp tục đặt hàng sẽ cao hơn.
• Hàng trong kho bán nhanh hơn - Nếu bạn lưu trữ sản phẩm trong kho, bạn có thể tiết
kiệm chi phí lưu kho nếu sản phẩm bán nhanh hơn.
• Quá trình thực hiện hiệu quả hơn - Nhờ giảm thời gian xử lý, bạn có thể đảm bảo
nhân viên làm việc hiệu quả và không có chi phí nhân công không cần thiết.
Thời gian xử lý chậm hơn có thể gây ra những vấn đề sau:
• Gánh nặng cho đội ngũ hỗ trợ - Khách hàng có thể liên hệ với bạn để được cập nhật
về đơn hàng và có thể mất rất nhiều thời gian để trả lời khách.
• Không đáp ứng được kỳ vọng - Một số khách hàng có thể muốn nhận hàng trong vài
ngày. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được kỳ vọng, khách hàng có thể sẽ không
đặt hàng từ doanh nghiệp đó nữa.
• Tốn kém hơn - Thời gian xử lý kém hiệu quả có thể khiến nhân viên phải làm việc
nhiều giờ hơn và sản phẩm tồn kho lâu hơn, cả hai vấn đề này đều tiêu tốn chi phí của
doanh nghiệp.
Câu 14: Các doanh nghiệp thường lựa chọn đơn vị vận tải dựa trên những tiêu thức nào ?
nêu quy trình lựa chọn đơn vị vận tải
Lựa chọn công ty có nhiều kinh nghiệm trong hình thức vận tải: Tức là nếu bạn cần một
công ty vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, bạn nên chọn công ty có nhiều
kinh nghiệm trong vận tải đường biển. Việc lựa chọn này dựa trên cơ sở rằng một công ty như
thế sẽ có nhanh nhạy hơn trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trên đường vận chuyển.
Lựa chọn công ty phù hợp với nhu cầu về hàng hoá: Nếu doanh nghiệp bạn cần vận chuyển
khối lượng hàng hoá đúng với thời gian giao nhận hàng hoá và có cước phí phù hợp với yêu cầu
doanh nghiệp, doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn. Đối với trường hợp này, việc lựa chọn sẽ giúp
doanh nghiêp tiết kiệm được mức chi phí phát sinh không đáng có.

14
Lựa chọn công ty có đầy đủ hồ sơ pháp lý: Nếu công ty không có đầy đủ các giấy tờ về chứng
nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đăng ký mã số thuế,… thì không đủ điều kiện hoạt động
kinh doanh thì không đủ uy tín trong vận tải hàng hoá. học thực hành kế toán ở đâu
Lựa chọn công ty ít có bê bối hay tai tiếng : “Không có lửa thì làm sao có khói”. Bất kỳ công
ty nào có tai tiếng không hay thì nên hạn chế đi thuê. Việc làm việc với họ không đảm bảo cho
doanh nghiệp bạn trong cam kết hợp đồng đã ký kết.
15/ So sánh quản trị hàng tồn kho theo nguyên tắc đẩy và kéo?
Đẩy: Với chiến lược Đẩy, doanh nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm dựa trên nhu cầu dự kiến của người
tiêu dùng và khả năng cung ứng của công ty, từ đó hàng hóa sẽ được lưu kho và đẩy ra thị trường
thông qua hệ thống phân phối. Có nghĩa là doanh nghiệp cần dự báo số lượng và nhu cầu tiêu
thụ, từ đó xác định mức hàng hóa cần sản xuất và lưu trữ sẵn trong kho. Với một chuỗi cung ứng
sử dụng chiến lược Đẩy, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đẩy từ phía nhà sản xuất qua các
kênh phân phối tới nhà bán lẻ và cuối cùng là đến tay khách hàng.
Ưu điểm của chuỗi cung ứng đẩy là khách hàng có thể tiếp cận với lượng lớn sản phẩm. Tuy
nhiên, nếu sản phẩm đẩy ra không được tiếp nhận hoặc có sự thay đổi từ nhu cầu của thị trường
sẽ dẫn đến số lượng hàng tồn rất lớn, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và cả đối tác. Tình trạng này
gây ra tắc nghẽn hoặc chậm trễ trong cung ứng, chất lượng dịch vụ xuống dốc và sản phẩm
không bắt kịp thị trường.
Kéo: Trái ngược với chiến lược Đẩy, chiến lược Kéo không đòi hỏi doanh nghiệp phải dự đoán
trước kết quả, mà ngay khi có đơn đặt hàng thì doanh nghiệp mới bắt đầu tiến hành sản xuất.
Hay nói cách khác, chiến lược này hoạt động dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng. Đây là
chiến lược có liên quan đến nguyên tắc just-in-time (sản xuất tức thời) trong quản lý sản xuất,
nhằm giảm thiểu số lượng hàng lưu trữ trong kho và tập trung vào việc giao hàng đúng thời hạn.
Chiến lược này có nhiều ưu điểm như:
• Nhà sản xuất có thể linh động trong việc sản xuất đơn hàng.
• Giảm thiểu rủi ro trong trường hợp dư thừa hàng hóa, không thể bán, hay không có
kho lưu trữ hàng hóa.
• Sản phẩm được tung ra thị trường sẽ là những hàng hóa mới nhất.
Tuy nhiên, chiến lược này vẫn tồn tại một số nhược điểm như: Thời gian đặt đơn hàng có thể kéo
dài dẫn đến không đủ sản phẩm để cung cấp cho khách hàng; khó tận dụng lợi thế kinh doanh
theo quy mô vì không thể đáp ứng yêu cầu khách hàng. Vậy nên, chiến lược này đòi hỏi doanh
nghiệp phải lên kế hoạch chi tiết cho từng công đoạn cụ thể, sắp xếp các tác vụ khoa học nhằm
tạo ra một chuỗi cung ứng liên tục và trơn tru.

15
Câu 15: Trình bày khái niệm , bản chất hoạt động của logistics tại doanh nghiệp ? Phân
tích những lợi ích cơ bản mà hoạt động logistics đóng góp cho doanh nghiệp ? Lấy ví dụ về
hoạt động logistics tại một doanh nghiệp sản xuất để minh họa cho lợi ích này ?
KN: Logistics là 1 thuật ngữ có nguồn gốc Hi Lạp – logistikos – phản ánh môn khoahọc nghiên
cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật
để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu.
+ Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng thì “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vịtrí, thời gian,
vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến
tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế
Bản chất: là dịch vụ khách hàng – là quá trình cung cấp các giátrị gia tăng cho khách hàng trong
hệ thống cung cấp nguyên liệu đầu vào và kênh phân phối hàng hóa với chi phí thấp nhất, hiệu
quả cao nhất, cung cấp giá trị gia tăng trong quá trình giao hàng. (Thông qua hoạt động logistics
không tạo ra hàng hóa hay sản phẩm mà sẽ chỉ tạo ra 1 phần giá trị gia tăng cho khách hàng trên
cơ sở đưa hàng hóa đến đúng thời điểm và địa điểm mà khách hàng mong muốn. Vì vậy, doanh
nghiệp chỉ quan tâm ai là khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp, bởi chỉ khách hàng mới là
người thụ hưởng phần giá trị gia tăng trên
Lợi ích:
- Lợi ích địa điểm: là phần giá trị cộng thêm vào sản phẩm qua việc tạo cho nókhả năng trao đổi
hoặc tiêu thụ đúng vị trí.
- Lợi ích thời gian : là phần giá trị được sáng tạo ra bằng việc tạo ra khả năng đểsản phẩm có mặt
đúng thời điểm mà khách hàng có nhu cầu
Nhờ hoạt động logistics tạo ra những lợi ích về thời gian và địa điểm cho sảnphẩm, mà sản phẩm
có thể đến đúng vị trí cần thiết vào thời điểm thích hợp. Phần giátrị này cộng thêm vào sản phẩm,
mang lại lại lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi mà thị
trường tiêu thụ và nguồn cung ứngngày càng trở nên xa cách về mặt địa lý thì các lợi ích về thời
gian và địa điểm dologistics mang lại càng lớn do yêu cầu kết nối cung cầu và tiêu dùng sản
phẩm trongcác chuỗi cung cấp với phạm vi toàn cầu ngày càng bức thiết. Chính vì vậy mà
logistics ngày càng chiếm vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh
hiện nay
- Logistics nâng cao hiệu quả quản lí , giảm thiểu cphi kinh doanh , tăng cường sức cạnh tranh
cho DN
- Logistics cho phép DN di chuyển hàng hóa và dv hiệu quả đến khách hàng
- Logistics hỗ trợ nhà qli ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một
nguồn lợi tiềm năng cho DN

16
Ví dụ về hoạt động logistics tại 1 doanh nghiệp sản xuất để minh họa cho lợi ích này:
HOẠT ĐỘNG LOGISTICS tại SAMSUNG ELECTRONICS BẮC NINH: Tập đoàn Samsung là
một tập đoàn đa ngành, đa quốc gia của Hàn Quốc . Thành lập năm 1938 và có tổng hành dinh
đặt tại Samsung Town, Seoul. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: điện tử, điện thoại, thiết bị gia
dụng,… Đến nay, Samsung Electronics đã xâydựng và đưa vào vận hành các nhà máy sx đt di
động tại 3 thành phố ở Việt Nam là:Thái Nguyên, Bắc Ninh và TP HCM
Inbound logistics:
Đặc điểm nguyên vật liệu 6 nghìn mã nguyên vật liệu Được mã hóa bằng hệ thống mã vạch,
được chuẩn hóa như sau: AAAA-XXXXXX.
Định mức nguyên vật liệu đều được hiển thị trên hệ thống G-ERP
Công ty sử dụng phương pháp MRP để Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu =>Mục tiêu lập kế
hoạch đáp ứng đúng yêu cầu để hoàn thành từng công đoạn từ bán thành phẩm tới thành
phẩm.Chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu
Các nhà cung cấp ngoài nước, như: Cabot Microeclectronics, Broadcom, GsiLumonics iNC,…
Công ty cũng như tập đoàn có hệ thống mạng Glomet liên kết hầu hết các nhà cung cấp.Quá
trình mua hàng được thực hiện chủ yếu dựa trên sự phân tích, tính toán củahệ thống phần mềm
SAP trong nhà máyCách thức giao nhận: Hàng DO (giao nhận trực tiếp cho sản xuất) Nguyên
vật liệu Cồng kềnh, dễ sản xuất như bao bì đóng hộp, các sách hướng dẫn sử dụng điện thoại, các
loại Sạc điện thoại, các loại cáp nối điện thoại..
+ Nhà cung cấp trong nước: Công ty bao bì Thăng Long, Công ty bao bì Việt Hưng, Công ty
Minh Nguyên,…Hệ thống kho quản lý nguyên vật liệu trong công ty:
+ Kho nguyên vật liệu chính: Kho nguyên vật liệu SMD/PBA, Kho nguyên vậtliệu MAIN/SUB,
Kho Nhựa, Kho hóa chất.
Kho phụ trợ.
Outbound logistics:Kho chứa hàng thành phẩm ở Bắc Ninh và Thái Nguyên.Cấu trúc kênh phân
phối:
+ Tập đoàn Phú Thái là nhà phân phối chính thức cho sản phẩm điện thoại diđộng SAMSUNG
tại thị trường Việt Nam.
+ Công ty cổ phần dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (PSD)
+ Tại thị trường nước ngoài: Penske Logistics là nhà quản lý chuỗi phân phối toàn quốc của điện
thoại di động Samsung tại Brazil. Geodis cung cấp các dịch vụ hậucần bao gồm cung cấp kho
hàng, vận chuyển, thông quan,… cho Samsung tại Pháp vàcác thị trường Châu Âu. Đối với

17
những thị trường lớn như Mỹ, Canada, Trung Quốc,Ấn Độ thì Samsung tự mình phân phối đến
khách hàng.
Vận tải:
- Samsung sử dụng Đường biển và đường không để vận chuyển hàng hoá ra cácnước khác.
- Đối với nhu cầu vận tải mỗi nước Samsung hoạt động ( trong đó có Việt Nam) thì công ty lại sử
dụng phương tiện đường bộ để cung ứng cho các nhà bán lẻ.Quản lý kênh phân phối bằng: Hệ
thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp(ERP) & Ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với
khách hàng (CRM)
Đặt hàng và xử lý đơn hàng: Hệ thống thông tin ở Samsung được thiết kế dựatrên sự tích hợp
giải pháp quản lý ERP. Hệ thống này đảm bảo thông tin được lưuchuyển và thông suốt và kịp
thời giữa Samsung và các nhà phân phối.
Kết luận: Khi mà thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng của các cty đa quốc gia và KDQT, điển
hình như Samsung, ngày càng trở nên xa cách về mặt địa lý thì các lợi íchvề thời gian và địa
điểm do logistics mang lại càng lớn do yêu cầu kết nối cung cầu vàtiêu dùng sản phẩm trong các
chuỗi cung cấp với phạm vi toàn cầu ngày càng bức thiết. Từ những phân tích trên đây, có thể
thấy: Nhờ hoạt động logistics tạo ra những lợi ích về thời gian và địa điểm cho sản phẩm, mà sản
phẩm có thể đến đúng vị trí cần thiết vào thời điểm thích hợp cho Samsung.
Câu 16: Trình bày khái niệm , mô hình và phân tích các mục tiêu quản trị logistics tại một
doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ? Cho biết những khác biệt về dòng vật chất tại các
doanh nghiệp sản xuất , buôn bán , sỉ lẻ ?
Khái niệm : quản trị logistics được hiểu là 1 phần của quá trình chuỗi cung ứng , bao gồm việc
lập kế hoạch và viện kiểm soát sự di chuyển và dự trữ sản phẩm , dịch vụ và thông tin liên quan
1 cách hiệu lực và hiệu quả từ các điểm khởi nguồn đến các điểm tiêu dùng theo yc đặt đơn hàng
của KH
Mô hình

18
Các mục tiêu quản trị logistics
+ Theo E.Grosvenor Plowman, mục tiêu của hệ thống logistics là mang tới cho khách hàng các
lợi ích : đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng
thời gian, đúng chi phí.
+ Xét dưới góc độ chuỗi cung ứng giá trị, mục tiêu của quản trị logistics là tạo ra giá trị gia tăng
cho khách hàng và doah nghiệp bằng cách cung ứng hàng hóa và dịchvụ nhằm thỏa mãn các nhu
cầu và đòi hỏi của các đơn đặt hàng theo cách hiệu quảnhất mà doanh nghiệp có thể thực hiện.
Theo quan điểm này, các giá trị gia tăng mà quản trị logistics tạo ra tập trung vào 2 nhóm lợi ích:
Lợi ích dịch vụ và lợi ích chi phí
Lợi ích dịch vụ: Được đo lường theo 3 tiêu chuẩn: Tính sẵn có của hàng hóa dịch vụ,Hiệu suất
nghiệp vụ, Độ tin cậy dịch vụ
Sự sẵn có của hàng hóa tại các địa điểm bán và nơi cung cấp: là 1 cách thức để đánh giá khả
năng đáp ứng những mong đợi của khách hàng trong quá trình vận hànhcác hoạt động logistics.
Tính sẵn có được đánh giá theo 3 chỉ tiêu: Tỷ lệ phần trăm hàng hóa có mặt tại kho ở 1 thời
điểm; Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng; Tỷ lệ phần trăm những đơn đặt hàng đã được thực hiện đầy đủ
và giao cho khách hàng.
- Hiệu suất nghiệp vụ: đề cập tới thời gian cần thiết để đáp ứng các yêu cầu củakhách qua các
đơn hàng. Thể hiện qua các chỉ tiêu: Tốc độ cung ứng dịch vụ, Sự chính xác của vòng quay đơn
đặt hàng, Tính linh hoạt
Độ tin cậy dịch vụ: đề cập tới khả năng của 1 công ty thực hiện hoàn hảo cáchoạt động đáp ứng
đơn đặt hàng theo nhận thức của khách hàng. Thể hiện qua các chỉ tiêu: Sự sẵn có của hàng hóa;
Khả năng cung ứng dịch vụ, Đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa, Khả năng cung cấp thông tin,
Thái độ phục vụ,…
Lợi ích chi phí: Quản trị logistics không thể chỉ đáp ứng chất lượng dịch vụ khách hàng mà
phảimang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp qua việc giảm thiểu các chi phí củahệ
thống. Chi phí logistics là các khoản chi phí bằng tiền có liên quan đến việc thực hiệncác yêu cầu
của hoạt động logistics. Tổng chi phí logistics (Flog) bao gồm 6 loại chi phí chủ yếu

• CP DV KH (F1)
• CP vận tải (F2)
• CP kho bãi(F3)
• CP QL đơn hàng và QL thông tin ( F4)
• CP mua (F5)
• CP dự trữ (F6)
Flog = F1+F2+F3+F4+F5+F6
Trong đó : Flog là tổng CP logistics , Fn là CP cấu thành

19
Những khác biệt

• Các doanh nghiệp sản xuất: Vật liệu (đầu vào) – Bán thành phẩm – Thành phẩm (chưa đc
bao gói dãn nhãn) or Sp hoàn chỉnh end => Các dn bán buôn, bán lẻhoặc trực tiếp tới
người tdung end.
• Bán buôn: Đôi khi tiếp nhận thành phẩm chưa đc bao gói dán nhãn, thực hiệntiếp để hoàn
chỉnh sp. Hoặc tiếp nhận và phân phối sp end cho các nhà bán lẻ.
• Bán lẻ: Sp hoàn chỉnh end tới ng tiêu dùng end.
Câu 17: Khái niệm mạng lưới tài sản logistics và các loại tài sản logistics tại doanh nghiệp ?
Trình bày các loại hình cơ sở logistics cơ bản của doanh nghiệp sản xuất, bán buôn và bán
lẻ
Khái niệm : mạng lưới tsan Logistics là thuật ngữ mô tả toàn bộ các điều kiện cơ sở vật chất kĩ
thuật mà DN sở hữu và SD cho hoạt động logistics của mình
Các loại tài sản logistics tại doanh nghiệp: Mạng lưới tài sản logistics gồm: Vị trí, địa điểm,
công trình và trang thiết bị.
+ Mạng lưới nhà kho: quy hoạch mạng lưới kho, thiết kế không gian kho, trangthiết bị kho
+ Mạng lưới bán lẻ: quy hoạch mạng lưới điểm bán lẻ, không gian bán lẻ.
+ Trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ hđ logistics: phương tiện vậnchuyển, thiết bị xếp
dỡ, thiết bị bảo quản, máy móc công nghiệp chuyên dùng,…
+ Hạ tầng công nghệ thông tin
Các loại hình cơ sở logistics cơ bản của doanh nghiệp sản xuất, bán buôn và bán lẻ

DN Các vị trí hoạt động logistics tham gia


DN SX Các phân xưởng sx Các nhà kho

DN buôn bán Nhà kho hoặc các trung tâm phân phối

DN sỉ lẻ TTPP của DN bán lẻ Mạng lưới các điểm bán lẻ

Câu 18: Nêu khái niệm , vai trò , chức năng và vẽ sơ đồ khái quát hệ thống thông tin
logistics tại DN ? Mô tả các nd cơ bản trong mô hình này
Khái niệm: Hệ thống thông tin logistics (L.I.S) được hiểu là 1 cấu trúc baogồm con người,
phương tiện và các qui trình để thu thập, phân tích, định lượng vàtruyền tải dữ liệu một cách hợp
lý, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động logistics trong doanh nghiệp
Vai trò:

20
• Giúp nắm vững thông tin về biến động của môi trường
• Giúp nhà quản trị chủ động lập kế hoạch, chương trình logistics
• Đảm bảo sử dụng linh hoạt, hiệu quả các nguồn lực logistics
• Là chất kết dính các hoạt động logistics.

Chức năng:

• Chức năng tác nghiệp: Được đặc trưng bằng các luật lệ chính thức, các thủ tụcvà những
giao tiếp chuẩn hóa 1 số lớn các tác nghiệp và nghiệp vụ hằng ngày. Hệthống thông tin
tác nghiệp khởi xướng và ghi lại các hoạt động, chức năng logisticsriêng biệt như: Nhận
đơn hàng, xử lý, giải quyết yêu cầu, khiếu nại. Triển khai LISđảm bảo hiệu cải tiến hiệu
suất hệ thống tác nghiệp, là cơ sở của lợi thế cạnh tranh.
• Chức năng kiểm soát: Nhằm vào việc đo lường hoạt động nghiệp vụ và báocáo, việc đo
lường là cần thiết để có được sự quan tâm điều chỉnh ngược, cũng như tiết kiệm các
nguồn lực hữu ích Chức năng kiểm soát của LIS giúp phát hiện kịp thờinhững vướng mắc
về chất lượng dịch vụ trong mối tương quan với các nguồn lực hiện có để phục vụ khách
hàng, từ đó có những giải pháp điều chỉnh phù hợp.
• Chức năng phân tích và ra quyết định: Thể hiện mức độ xử lí cao và phức tạp của LIS.
Tập trung vào các công cụ phần mềm nhằm hỗ trợ các nhà quản trị nhận ra,đánh giá và so
sánh các phương án chiến lược, chiến thuật logistics có khả năng thaythế, cho phép gia
tăng hiệu quả hoạt động. Với những thông tin có tính tổng hợp và dàihạn, với những dự
báo về thị trường và các nguồn cung ứng, LIS hỗ trợ các nhà quảntrị với các quyết định
quan trọng như: qui hoạch mạng lưới cơ sở logistics, lựa chọn hệthống quản trị dự trữ
hàng hóa, lựa chọn các nguồn hàng ổn định và chất lượng,…
• Chức năng hoạch định chiến lược: Tập trung vào các thông tin hỗ trợ việc xâydựng và
tái lập các chiến lược logistics. Chức năng hoạch định chiến lược của LISđược kết hợp
với các hệ thống thông tin khác để rà soát các cơ hội và thách thức củamôi trường kinh
doanh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị nguồn lực để khai thác cáctiềm năng thị trường
và vượt qua những khó khan, dựa vào những thế mạnh sẵn có của mình

Vẽ sơ đồ khái quát hệ thống thông tin logistics tại DN

21
1.Dữ liệu đầu vào
+ Dữ liệu khách hàng: Dữ liệu từ quá trình tiếp nhận đơn đặt hàng; Dữ liệu từquá trình cung cấp
hàng hóa
+ Dữ liệu nội bộ: Thông tin trong nội bộ doanh nghiệp; Báo cáo kế toán, thốngkê; Báo cáo
nghiên cứu môi trường;…
+ Dữ liệu công cộng: Dữ liệu thứ cấp; Nghiên cứu của các ngành, các cấp; Nghiên cứu của các
tổ chức thương mại; Tạp chí thương mại;…
+ Dữ liệu quản trị: Ý kiến chuyên gia; Kinh nghiệm, tư vấn; Dự báo thị trường.
2. Quản trị cơ sở dữ liệu: là quá trình biến đổi dữ liệu đầu vào thành thông tin và mô tả chúng
dưới dạng hữu ích để ra quyết định logistics.
Phân loại dữ liệu: Sắp xếp theo trật tự để dễ dàng tìm kiếm và khai thác:

• Mặt hàng
• Nguồn hàng
• Mức giá
• Chu kỳ nhập hàng hóa
+ Xử lý dữ liệu: Xác định mối quan hệ, mốitương tác của dữ liệu; Phương pháp thống kê, mô
hình toán kinh tế
+ Lưu trữ dữ liệu: Trong máy tính hoặc chứng từ; Tầm quan trọng; Tần số sửdụng dữ liệu.
3. Thông tin đầu ra: Công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định hoạch định, thực thivà kiểm soát hệ
thống logistics trong doanh nghiệp.
+ Báo cáo: Tóm tắt thống kê; Tình trạng dự trữ, mua hàng; Báo cáo thực trạng,mục tiêu; Triển
khai hành động

22
+ Hóa đơn: Hóa đơn thanh toán; Vận đơn; Đơn đặt hàng;…
+ Kết quả phân tích: Định tính; Định lượng; Tương quan; Kết luận; Đề xuất

Câu 19: Trình bày về các hình thức tổ chức logistics ? Nêu căn cứ để lựa chọn 1 loại hình
cấu trúc tổ chức cụ thể ?
1, Các hình thức (mô hình) tổ chức logistics:
Hình thức tổ chức không chính tắc:
+ Không thay đổi cấu trúc tổ chức hiện tại
+ Tạo ra hệ thống khuyến khích (bắt buộc hoặc thuyết phục)
+ Phối hợp các bộ phận phân tán và có trách nhiệm
Hình thức tổ chức phân tán
+ Cách thiết lập:

• Thành lập ủy ban kết hợp: tập hợp các thành viên từ mỗi lĩnh vựclogistics quan trọng và
cung cấp các phương tiện truyền tin để họ hoạt động
• Tạo ra hệ thống khuyến khích để phối hợp các bộ phận phân tán
Hình thức tổ chức nửa chính tắc
Kiểu cấu trúc này thường được gọi là tổ chức ma trận và đặc biệt phổ biến tronglĩnh vực hàng
không. Việc kế hoạch hóa và nghiệp vụ logistics luôn đan chéo qua các chức năng khác nhau.
- Đặc điểm: + Chưa có bộ phận chức năng logistics riêng rẽ
+ Cấu trúc tổ chức hiện tại được giữ nguyên
+ Nhà quản trị logistics có trách nhiệm với toàn bộ hệ thống logistics nhưngkhông có quyền lực
trực tiếp đối với các hoạt động logistics thuộc các chức năng khác.
+ Chi phí logistics được xác định bởi mỗi phòng chức năng, cho từng dự án.
- Hạn chế:
+ Tuyến quyền lực và trách nhiệm không rõ ràng +
Xuất hiện mâu thuẫn.
Đây là hình thức tổ chức tạo nên các tuyến quyền lực và trách nhiệm rõ ràng đối
với logistics
2. Căn cứ để lựa chọn 1 loại hình cấu trúc tổ chức cụ thể:

23
Để lựa chọn được loại hình tổ chức phù hợp đối với bất kỳ 1 doanh nghiệp nào bao giờ cũng
phải căn cứ vào các lực lượng phát triển diễn ra bên trong doanh nghiệp, căn cứ vào bản sắc
riêng có trong hãng, truyền thống tổ chức và tầm quan trọng của các hoạt động logistics.
Nguyên tắc cơ bản của tổ chức logistics:
+ Thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ của quản trị logistics +
Phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên tắc cụ thể:
+ Tính linh hoạt: Thích ứng với sự thay đổi thường xuyên của môi trường
+ Tính tối ưu: Thiết lập mối liên hệ hợp lý giữa các khâu, các cấp quản trị
logistics => Giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả
+ Tính tin cậy: Đảm bảo sự chính xác của tất cả các thông tin được sử dụng => Ra quyết định
nhanh chóng kịp thời
+ Tính kinh tế: Sử dụng các chi phí trong tổ chức một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ như: Căn cứ để lựa chọn 1 loại hình cấu trúc tổ chức nửa chính tắc, đặcbiệt phổ biến trong
lĩnh vực hàng không. (trình bày tiếp căn cứ lựa chọn dựa trên Đặcđiểm của hình thức này)
Câu 20: KN và quy tình thuê ngoài logistics tại DN ? Trình bày về các lợi ích và hạn chế
của thuê ngoài logistics tại DN
1, Khái niệm: Thuê ngoài logistics là việc sử dụng nguồn lực bên ngoài để tổchức và triển khai
một phần hoặc toàn bộ hoạt động logistics.
Loại trừ chức năng kinh doanh không cốt lõi, tập trung nguồn lực cho cácchức năng kinh doanh
cốt cốt lõi (lợi thế cạnh tranh cốt lõi)
2, Quy trình thuê ngoài logistics:
+ Bước 1: Đánh giá chiến lược và nhu cầu thuê ngoài:

• Rà soát lại hệ thống logistics nội bộ


• Xác định “lỗ hổng” giữa mục tiêu & thực tế
• Xác định nhu cầu về thuêngoài.
+ Bước 2: Đánh giá các phương án:

• Xây dựng phương án thuê ngoài


• Đánh giá ưu, nhược điểm Lựa chọn phương án phù hợp với mục tiêu và nguồn lực.
+ Bước 3: Lựa chọn đối tác:

24
• Tiềm năng dịch vụ của đối tác
• Nhu cầu của doanh nghiệp
• So sánh, thử nghiệm & lựa chọn chính thức.
+ Bước 4: Xây dựng quy trình tác nghiệp:

• Quy trình thống nhất và kết nối nhịp nhàng


• Xác định rõ: Phương thức giao tiếp; Mức độ kiểm soát của 2 bên; Mức dộ điều chỉnh;
Quy mô và mức độ đầu tư cho hoạt động điều chỉnh.
+ Bước 5: Triển khai và liên tục hoàn thiện:

• Cân đối lợi ích 2 bên


• Giải quyết thỏa đáng các vướng mắc
• Hoàn thiện tác nghiệp.
3, Lợi ích của thuê ngoài logistics tại doanh nghiệp:
+ Tiết kiệm chi phí
+ Tính chuyên nghiệp
+ Tăng tính linh hoạt
+ Gia tăng giới hạn kinh tế
+ Giảm thời gian cung ứng.
4, Hạn chế của thuê ngoài logistics tại doanh nghiệp:
+ Phát sinh chi phí không đáng có
+ Gián đoạn quy trình tác nghiệp
+ Gia tăng chi phí hợp tác
+ Rò rỉ thông tin nhạy cảm
Câu 21: Các yếu tố cấu thành dịch vụ khách hàng của logistics? Nêu chỉ tiêu đo lường dịch
vụ khách hàng tổng hợp và các chỉ tiêu cá biệt? Mức dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng
như thế nào tới doanh thu và lòngtrung thành của khách hàng tại doanh nghiệp?
1, Các yếu tố cấu thành dịch vụ khách hàng của logistics
+ Thời gian:

• Từ đặt hàng đến giao hàng


• Quản lý tốt quá trình đáp ứng đơn hàng

25
Nhìn từ góc độ khách hàng, thời gian là yếu tố quan trọng cung cấp lợi ích mongđợi khi khách
hàng đi mua hàng, thường được đo bằng tổng lượng thời gian từ thời điểm khách hàng kí đơn đặt
hàng tới lúc hàng được giao hay khoảng thời gian bổ sung hàng hóa trong dự trữ.
Bao gồm: Thời gian xử lý đơn hàng & xuất hàng; Thời gian chờ hàng do dự trữ thiếu; Thời gian
giao hàng
Độ tin cậy: Mức độ tin cậy trog giao hàng nói lên khả năng giao hàng thường xuyên & ổn định,
ít dao động về thời gian, chất lượng hàng hóa, thực hiện đơn hàng chính xác.
Độ tin cậy thường được thể hiện qua 1 số khía cạnh:

• Dao động thời gian giao hàng: trực tiếp ảnh hưởng tới mức hàng dự trữtrong kho và chi
phí thiếu hàng.
• Phân phối an toàn: là mục tiêu cuối cùng của bất cứ hệ thống logisticsnào.
• Sửa chữa đơn hàng.
+ Thông tin: Là nhân tố liên quan đến các hoạt động giao tiếp, truyền tin chokhách hàng về hàng
hóa, dịch vụ, quá trình cung cấp dịch vụ 1 cách chính xác, nhanh chóng, dễ hiểu. Mặt khác, liên
quan đến thu thập các phản hồi từ phía khách hàng. + Sự thích nghi: Là cách nói khác về tính
linh hoạt của dịch vụ logistics trướcnhững yêu cầu đa dạng và bất thường của khách hàng.
Doanh nghiệp sẽ làm KH hài lòng hơn khi có mức độ linh hoạt cao. DN cần thực hiện nguyên
tắc ưu tiên.
2, Chỉ tiêu đo lường dịch vụ khách hàng tổng hợp và các chỉ tiêu cá biệt: + Mức tiêu
chuẩn dịch vụ khách hàng (chỉ tiêu tổng hợp): cho biết khả năng DN có thể đáp ứng được các
yêu cầu về dịch vụ khách hàng ở ngưỡng giới hạn nào hay mang lại bao nhiêu % sự hài lòng cho
khách.
Đây là chỉ tiêu tổng quát đo lường sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Mức chất lượng dịch vụ
sẽ được lượng hóa qua các chỉ tiêu cụ thể tùy theo chuỗi các dịch vụ khách hàng mà doanh
nghiệpcung cấp cho các nhóm KH mục tiêu
Dưới đây là 1 số chỉ tiêu phổ biến (chỉ tiêu cá biệt):
+ Tần số thiếu hàng: Cho biết số lần thiếu hàng hóa bán trong 1 đơn vị thời gian.
+ Tỷ lệ đầy đủ hàng hóa: Thể hiện qua tỷ lệ % hàng hóa thiếu bán trong 1 đơn vịthời gian hoặc 1
đơn hàng.
+ Tỷ lệ hoàn thành các đơn hàng: Cho biết số đơn hàng hoàn thành trên tổng sốđơn hàng ký kết
trong 1 đơn vị thời gian (thường là 1 năm hoặc 1 quý).
+ Tốc độ cung ứng: Khoảng thời gian thực hiện 1 đơn hàng tính từ khi kháchhàng trao đơn đặt
hàng đến khi khách hàng nhận đơn hàng
+ Độ ổn định thời gian đặt hàng: Dao động thời gian của khoảng thời gian đặt hàng bình quân.

26
+ Tính linh hoạt: Cho biết khả năng thích nghi với các nhu cầu dịch vụ khách hàng đặc biệt và
sự thay đổi của khách hàng.
+ Khả năng sửa chữa các sai lệch: Mức độ tiếp thu và chỉnh sửa những sai sót tácnghiệp với
khách hàng 1 cách nhanh chóng & hiệu quả.
+ Độ tin cậy dịch vụ: Sự tin tưởng, uy tín của DVKHvà DN đối với khách hàng.
3, Ảnh hưởng của mức dịch vụ khách hàng tới doanh thu và lòng trung thành của khách
hàng:
+ Ảnh hưởng tới lòng trung thành của khách hàng: Tiếp xúc trực tiếp với KH,dịch vụ KH là hoạt
động chủ yếu tác động lên tâm lý KH qua thái độ phục vụ, tính chuyên nghiệp, năng lực đáp ứng
và sự thỏa mãn nhu cầu cao. Điều này trực tiếp tạo ra sự hài lòng, hình thành những mối quan hệ
chặt chẽ lâu bền về tình cảm và duy trì thói quen mua hàng lặp lại giữa khách hàng với nhà cung
cấp.
+ Ảnh hưởng đến doanh số bán: Doanh thu bán hàng chịu ảnh hưởng bởi khả năng cung cấp các
mức dịch vụ khách hàng. Nhưng dịch vụ khách hàng chỉ làm tăng sự hài lòng của KH chứ không
phải là nhân tố duy nhất tạo ra doanh thu. Các khảo sát cho thấy, khách hàng có thái độ chấp
nhận khác nhau với các mức dịch vụ khách hàngtốt và trung bình của nhà cung cấp. Cụ thể, khi
gặp phải các dịch vụ kém chất lượng,khách hàng thưởng có những hành động trừng phạt đối với
nhà cug cấp. Các hành động này ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của nhà cung cấp.

Câu 22: Trình bày KN bao bì , đóng bao bì và phân tích các chức năng logistics của bao bì
hh? Các yc đối với bao bì tốt trong quản trị logistics
Khái niệm:
+ Bao bì: là 1 phương tiện đặc biệt đi kèm với hàng hóa để bảo vệ, bảo quản, vậnchuyển và giới
thiệu hàng hóa; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, phânphối và tiêu dùng hàng hóa.
+ Đóng bao bì: là 1 tập hợp các kỹ thuật định lượng, bao bọc hoặc bảo vệ các sảnphẩm nhằm hỗ
trợ cho việc xếp dỡ, vận chuyển, phân phối, kho bãi, bán lẻ, tiêu thụđược đảm bảo an toàn, năng
suất và hiệu quả. Đồng thời tăng khả năng phục hồi, tái sửdụng hoặc tiêu hủy kết hợp với tối đa
hóa doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm.
2, Các chức năng logistics của bao bì hàng hóa
Bao bì gắn liền với toàn bộ quá trình logistics trog hệ thống kênh phân phối vàtrog hệ thống
logistics doanh nghiệp. Bao bì hh có các chức năng logistics như sau:
+ Chứa đựng, bảo quản và bảo vệ hàng hóa; bảo vệ môi trường: là chức năngquan trọng đầu tiên.
Khi hàng hóa đi từ sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng,chúng chịu tác động của nhiều
nhân tố khác nhau và hàng hoạt các bất lợi có thể xảy racho hàng hóa. Những sự cố có thể là tất

27
yếu khách quan do biến động có tính chất quyluật của khí hậu môi trường hoặc do những đặc
trưng vận hành của các phương tiệnvận tải. Nhưng cũng không ít sự cố do hành vi của con người
thiếu ý thức gây ra. Với vai trò bảo vệ, bao bì hạn chế tối đa các tác động từ môi trường vào hàng
hóa và ngược lại.
+ Hỗ trợ giao nhận Đơn giản hóa phân phối
+ Theo dõi và xác định vị trí hàng hóa
+ Cung cấp thông tin về hàng hóa và địa điểm vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa
Các yêu cầu đối với bao bì tốt trong quản trị logistics:
+ Giữ gìn nguyên vẹn về số lượng và chất lượng sản phẩm
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, tiêu dùng sản phẩm, góp phần
nâng cao năng suất lao động
+ Tạo điều kiện để sử dụng triệt để diện tích và dung tích nhà kho
+ Tạo điều kiện để đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho nhân viên làm công tác
giao nhận, vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản
+ Đảm bảo chi phí hợp lý
Câu 23: KN và đặc điểm của logistics ngược , sơ đồ hóa dòng ngược tại 1 DN trogn chuỗi
cung ứng? Từ đó cho biết các nguyên nhân phất sinh dòng logistics ngược và vtro của qli
logistics ngược
1,Khái niệm: Logistics ngược là quá trình tổ chức, thực hiện & kiểm soát 1 cáchhiệu quả dòng
nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, bao bì từ các điểm tiêu thụđến điểm xuất xứ nhằm thu
hồi giá trị còn lại hoặc xử lí một cách hợp lý.
2, Đặc điểm + Dự báo khó khăn hơn
+ Vận chuyển từ nhiều điểm tới 1 điểm
+ Chất lượng và giá Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố
+ Quy mô nhỏ và phân tán
+ Tốc độ không được ưu tiên
+ Mâu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm vật chất
+ Chi phí khó nhìn thấy trực tiếp và rất lớn
+ Ít đơn vị cung ứng dịch vụ đủ năng lực

28
3, Sơ đồ hóa dòng logistics ngược tại một doanh nghiệp (QUY TRÌNH
LOGISTICSNGƯỢC)

4, Các nguyên nhân phát sinh dòng logistics ngược: Dòng logistics ngược được hình thành do
nhiều nguyên nhân khác nhau như:
+ Thu hồi các sản phẩm không bán được để nâng cấp
+ Thu hồi các sản phẩm có khuyết tật để sửa chữa
+ Thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng để tháo dỡ và tái sử dụng một phần
+ Thu hồi và tái sử dụng các bao bì sản phẩm
+ Thu hồi sản phẩm cần bảo hành; sản phẩm hết hạn sử dụng, hết khấu hao
+ Thu hồi và tái sử dụng pallet, container,…
5, Vai trò của quản lý logistics ngược: + Tạo sự thông suốt cho logistics xuôi: Sản phẩm lỗi
quay trở về kênh logisticsxuôi nhanh chóng
+ Nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng: Khắc phục, sửa chữa, bảo hành sảnphẩm,…
+ Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Nguyên liệu tái sinh, tái sử dụng bao bì,bán lại sản
phẩm,…
+ Tạo hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp: Giảm tác động đến môi trường.

Câu 24: KN , vị trí và lợi ích của DN logistics trong các chuỗi cung ứng ? PL các DN log
theo mức độ cung ứng DV ? Mô tả sự lket của các DN 2PL ,3PL,4PL trong 1 chuỗi chung
ứng DV Log

29
1, Khái niệm: Doanh nghiệp logistics (hay Nhà cung cấp dịch vụ logistics) là cáctổ chức kinh
doanh dịch vụ logistics, có khả năng cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp cho khách hàng.
Vị trí của doanh nghiệp logistics trong chuỗi cung ứng là để kết nối các giao dịchliên quan
đến hàng hóa giữa các thành viên kênh cung ứng. Nằm ở vị trí các nhà cungcấp dịch vụ logs cho
chuỗi cung ứng, thực hiện các hoạt động trong chuỗi, cung cấpdịch vụ logistics chuyên nghiệp từ
nhà cung cấp đến nhà sản xuất và từ nhà sản xuất đến các nhà bán lẻ (người mua)
3, Lợi ích (Vai trò) của doanh nghiệp logistics: + Giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
tập trug phát triển năng lực cốt lõi, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động sản xuất – kinh doanh và rủi
ro trong cung ứnghàng hóa.
+ Giảm chi phí đầu tư vốn và giảm chi phí giám sát logistics.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cải thiện tính linh hoạt, tăng tốc độcung ứng, nâng
cao chất lượng và trình độ dịch vụ khách hàng.
+ Giúp mở rộng nhanh chóng mạng lưới kinh doanh và thị trường, và hỗ trợquảng bá hình ảnh
doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh.
4, Phân loại các doanh nghiệp logistics theo mức độ cung ứng dịch vụ, gồm
Logistics bên thứ nhất (1PL), Logistics bên thứ 2 (2PL), Logistics bên thứ 3(3PL), Logistics bên
thứ 4 (4PL).
+ Logistics bên thứ nhất (1PL): hoạt động logistics do người chủ sở hữu hànghóa tự mình tổ
chức và thực hiện
- Sở hữu hàng hóa - Sở hữu: phương tiện vận tải, nhà xưởng, kho bãi, phương tiện xếp dỡ,thiết
bị,…
- Tự tổ chức và thực hiện hoạt động logistics.
+ Logistics bên thứ 2 (2PL): là người cung cấp dịch vụ logistics cho 1 hoạt độngđơn lẻ trog
chuỗi cung ứng
- Không sở hữu hàng hóa
- Quản lý các hđ truyền thống, đơn lẻ: vận tải, kho, hải quan,…
- Chưa tích hợp được các hoạt động logistics.
+ Logistics bên thứ 3 (3PL): là người cung cấp đồng thời nhiều dịch vụ khácnhau theo hướng
tích hợp chứ không riêng rẽ
- Không sở hữu hàng hóa
- Thay mặt chủ hàng: quản lý, thực hiện hđ logistics cho từng bộ phậnchức năng

30
- Các hoạt động này được cung cấp theo hướng tích hợp chứ không phải riêng rẻ
-Tích hợp vào chuỗi cung ứng của khách hàng: quản lý chặt chẽ việc luânchuyển, dự trữ, xử lý
thông tin,…
- 3PLs và chủ hàng: có mqh chặt chẽ trog việc chia sẻ thông tin, rủi ro, lợiích,… dựa trên 1 hợp
đồng dài hạn.
+ Logistics bên thứ 4 (4PL): là đầu mối giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấpdịch vụ
logistics; đảm nhận vai trò quản trị chiến lược và chuyên sâu trog toàn bộchuỗi cung ứng
- Sử dụng 2PLs và 3PLs để cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàngthông qua hệ thống công
nghệ thông tin -> Nhà tích hợp
- 4PLs không dựa vào tài sản
- 4PLs tập trug vào quản lý toàn bộ quá trình
5, Mô tả sự liên kết của các doanh nghiệp 2PL, 3PL và 4PL trong một chuỗi cung ứng dịch
vụ logistics: Khi cung ứng dịch vụ, các loại doanh nghiệp logistics sẽ kết nối với nhau
theonhiều lớp để tạo thành mạng lưới cung ứng tại từng khu vực hoặc các phạm vi địa lýlớn hơn.
Các nhà cung cấp dịch vụ logistics chủ đạo mới có đủ năng lực quản lý đểcấp dịch vụ trực tiếp
cho các chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp 2PL chỉ có khả năngtham gia vào các lớp bên ngoài,
thực chất là nhận thầu các phần dịch vụ logistics đơn lẻ từ các 3PL và 4PL. Nhờ sự liên kết này
mà mạng lưới dịch vụ logistics có đượcnăng lực phân phối vật chất mạnh ở phạm vi rất lớn, hỗ
trợ tốt nhất cho các chuỗi cung ứng nội địa và toàn cầu trog hoạt động cung ứng của mình.

Câu 25: Vẽ sơ đồ mô tả tổng thời gian đáp ứng 1 đơn hàng tại DN ? Tổng thời gian này sẽ
thay đổi ntn trong trường hợp thiếu hàng dự trữ ? Hãy lý giải htuong trên
Câu 26: Trình bày cách pl dự trữ hh tại các DN trong chuỗi cung ứng .? khi 1DN thiếu vốn
dự trữ , để đảm bảo , mức chất lượng DVKH, DN nên cần điều chỉnh dự trữ bảo hiểm và
dự trữ chu kì ntn ? Hãy minh họa
Để dự trữ hàng hóa một cách hiệu quả, đầu tiên các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống kho bãi
đạt chuẩn có hệ thống PCCC. Xây dựng một quy trình rõ ràng từ khâu nhận hàng, kiểm tra hàng
đến dự trữ. Cụ thể như sau:
– Nhận hàng: Tính toán, kiểm tra tình trạng hàng hóa, nguyên liệu trước khi nhập kho theo hoá
đơn hay phiếu giao hàng.
– Dự trữ hàng: Thực hiện việc lưu giữ hàng hóa, nguyên vật liệu đúng phương pháp đảm bảo cả
về số lượng và chất lượng.

31
– Kiểm tra hàng: Định kỳ nên kiểm tra hàng hóa đảm bảo hàng hoá không bị hư hỏng hay thất
thoát.
– Ghi chép lại: Ghi chép và quản lý dữ liệu liên quan đến nhập, xuất hàng hóa để có những điều
chỉnh phù hợp khi lưu trữ hàng hóa.
– Sắp xếp: Sắp xếp hàng hóa trong kho một cách gọn gàng để thuận tiện cho việc quan sát, kiểm
kê, lấy hàng khi cần.
Và để việc lưu trữ, xếp đặt, quản lý hàng hóa dễ dàng hơn thì sử dụng kệ kho hàng chính là một
giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Với sự hỗ trợ của hệ thống giá kệ giúp tối
ưu 70% không gian kho, tiết kiệm đến 50% chi phí đầu tư. Sản phẩm được đóng thùng và xếp
trên kệ gọn gàng giúp tránh bị ướt, ẩm mốc. Việc kiểm kê, xuất nhập hàng cũng nhanh hơn.
Tùy đặc thù mỗi loại hàng hóa và tải trọng khác nhau mà bạn có thể chọn loại kệ kho phù hợp
như: kệ tải trọng nhẹ (kệ V), kệ trung tải, kệ tải trọng nặng (Kệ Selective, Kệ Double Deep, Kệ
Drive in…).
+ Kệ V: Trọng tải hàng hóa từ 50-100kg/tầng kệ, thích hợp sử dụng trong các kho hàng có diện
tích nhỏ, khối lượng hàng hóa ít
+ Kệ trung tải: Đây cũng là mẫu kệ được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong kho dự trữ hàng hóa.
Mỗi tầng kệ hàng trung tải có khả năng chứa từ 200-500 kg/tầng kệ. Phù hợp với kho hàng hạng
trung. Kệ có thiết kế đơn giản, bộ phận kệ liên kết bằng bulong ốc vít giúp dễ tháo lắp, thay đổi
khoảng cách mâm tầng, tối ưu khả năng lưu trữ.
+ Kệ hàng nặng: Phù hợp với kho hàng công nghiệp nặng, khối lượng hàng hóa nhiều.
Khái niệm: dự trữ bảo hiểm là đề phòng những biến động do nhu cầu hoặc thời
gian nhập hàng. Dự trữ này phụ thuộc vào cường độ biến động và yêu cầu đảm
bảo dự trữ của doanh nghiệp.
Ví dụ:
Dự trữ bảo hiểm cần thiết trong những trường hợp sau đây:
Mức tiêu dùng bình quân ngày đêm thực tế cao hơn so với kế hoạch. Điều đó có
thể xảy ra khi có sự thay đổi kế hoạch sản xuất theo chiều tăng lên do cải tiến tổ
chức sản xuất và kĩ thuật sản xuất, hoặc kế hoạch sản xuất không thay đổi nhưng
mức tiêu hao nguyên liệu tăng lên. Trong những trường hợp đó, dự trữ bảo hiểm
cần có để đảm bảo vật tư cho quá trình sản xuất khỏi bị gián đoạn trong thời
gian điều chỉnh thời hạn cung ứng lô hàng tới cho doanh nghiệp thương mại.

32
- Lượng vật tư nhập thực tế ít hơn so với mức dự kiến trước, trong lúc chu kỳ
cung ứng và tiêu dùng bình quân ngày đêm vẫn như trước.
- Chu kỳ cung ứng thực tế dài hơn, trong lúc lượng hàng cung ứng và mức tiêu
dùng bình quân trong ngày đêm vẫn như trước.
=> Quá trình sản xuất ở một doanh nghiệp có thể bị gián đoạn nếu người cung
ứng không tuân thủ thời gian giao hàng, người cung ứng thực hiện giao hàng
không phù hợp hoặc hỏng hóc cần phải trả lại được hàng này giao hàng mới
hoặc tiêu dùng gia tăng trong thời gian giao hàng, hoặc những dự kiến chi dùng
sai lầm. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của những hiện tượng này, doanh
nghiệp cần phải xác định mục dự trữ bảo hiểm.
VD: Doanh nghiệp Châu Âu điêu đứng vì thiếu khí đốt và có thể mọi ngừng
hoạt động trong mùa đông. Vì chiến tranh giữa Ukraina với Nga, Eu đã dùng các
biện pháp để trừng phạt Nga, để đáp lại tổng thống Putin đã ngừng cung cấp khi
đốt cho Liên minh Châu Âu ( nguồn cung ứng nhiên liệu bị gián đoạn) Châu Âu
đã nhập khẩu lượng khí hóa lỏng khổng lồ từ Mỹ (dùng biện pháp bảo hiểm khác)
và các nhà xuất khẩu ngoại trừ Nga kể từ khi xung đột tại Ukraine xảy ra. Thế
nhưng, lượng khí hóa lỏng này là không đủ để có thể thay thế nhiên liệu của Nga
vốn chiếm 40% khí đốt của Liên minh châu Âu vào năm 2021.
Hôm 27/6, tạp chí Wall Street Journal cho biết BASF của Đức có thể phải ngừng
hoạt động nhà máy hóa chất lớn nhất thế giới tại Ludwigshafen vì nguồn cung chỉ
đốt không ổn định. Do luyện thuỷ tinh nên khí đốt là nhiên liệu không thay thế
được.
Phương pháp định mức dự trữ bảo hiểm
Tác dụng của dự trữ bảo hiểm là đảm bảo có đủ vật tư cho sản xuất trong mọi
tình huống và chính đó là khó khăn cho việc xác định đúng đắn lượng dự trữ bảo
hiểm.

33
Nguyên tắc chung để định ra lượng dự trữ bảo hiểm hợp lý là nghiên cứu kỹ các
lần cung ứng theo chu kỳ và theo số lượng cung ứng từng lần lượt tiêu dùng
bình quân một ngày đêm và các nguyên nhân khác dẫn đến vi phạm việc đảm
bảo vật tư cho sản xuất bình thường

34

You might also like