You are on page 1of 8

1.

Hãy nêu cách tính hệ số biến động thời gian/ không gian và cách khắc phụ khi
hệ số này biến động quá lớn?
𝑸
• Hệ số biến động theo thời gian: 𝜹𝒕 = 𝑸𝒎𝒂𝒙 , sản xuất có tính chu kì vì dẫn
𝒕𝒃
đến vận tải bị chi phối bởi nhịp độ sản xuất
• Cách khắc phục:
§ Dự đoán và lập kế hoạch: Việc nắm bắt thông tin về mô hình cũng như xu
hướng biến động của nguồn hàng và chuỗi cung ứng vô cùng quan trọng
trong việc giảm thiểu sự biến động của hệ số vận tải, nếu chúng ta nắm bắt
và dự đoán trước được sự thay đổi thì sẽ giảm thiểu tối đa sự biến động của
hệ số vận tải, đồng thời dễ dàng xử lí nếu trường hợp biến động xảy ra.
§ Tối ưu hoá qui trình vận chuyển: Nghiên cứu và tối ưu hoá quy trình vận
tải để tăng tính hiệu quả đồng thời giảm thiểu sự biến động. Bao gồm việc
tối ưu hoá tuyến đường, phân bổ tài nghiên, cải thiện quy trình giao nhận
hàng hoá cũng như xem xét trước sự thay đổi của thời tiết trong quá trình
vận chuyển
§ Xây dựng mối quan hệ đối tác: Tìm ra được những đối tác quan trọng,
xây dựng mối quan hệ vững chãi sẽ giúp chúng ta có được nhiều đơn hàng
vận chuyển lâu bền hơn, có một nhà cung ứng hàng lâu dài giúp chúng ta
ổn định được số lượng đơn hàng vận chuyển.
§ Đa dạng hoá nguồn cung: Thay vì chỉ dựa vào một nhà cung ứng duy nhất,
hãy đa dạng hoá nhiều nhà cung cấp cũng như các phương tiện vận tải è
giảm thiểu sự biến động è giảm thiểu việc thay đổi của đơn hàng vận
chuyển.
§ Củng cố thông tin trong nội bộ cũng như chuỗi cung ứng: Việc thường
xuyên trao đổi cập nhật thông tin sẽ giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro xảy
ra với những đơn hàng. Đồng thời giúp chúng ta nhanh chóng sửa những
lỗi xảy ra, giúp quá trình vận chuyển diễn ra một cách mượt mà nhất.
𝑸
• Hệ số biến động theo không gian: 𝜹𝒌 = 𝑸 đ𝒊 ≥ 𝟏, biến động theo không gian
𝒗ề
xảy ra vì sự biến động trên mạng lưới vận tải, biến động về lượng hàng giữa các
chiều trên một chuyến.
• Cách khắc phục:
§ Xây dựng đội ngũ nhà cung cấp đa dạng: Hợp tác với nhiều nhà cung cấp
vận tải giúp chúng ta ổn định được lượng hàng hoá giữa các chiều vận chuyển
trên một chuyến è hạn chế được sự biến động về lượng hàng giữa 2 chiều
vận chuyển è tối ưu hoá hệ số biến động theo không gian.
§ Tìm kiếm các nguồn hàng liên tục: đảm bảo được lượng hàng cho các
chuyến vận chuyển
§ Dự báo và kế hoạch dự phòng: sử dụng dữ liệu lịch sử và dự báo để đánh
giá và dự báo biến động trong không gian. Dựa trên thông tin này, lập kế
hoạch dự phòng và chuẩn bị các phương án thay thế hoặc điều chỉnh kế hoạch
vận tải để giảm thiểu tác động của biến động.
§ Hợp tác và chia sẻ thông tin với mạng lưới: xây dựng mối quan hệ giữa
các công ty, các đối tác vận tải khác nhằm tận dụng những lợi ích từ các
mạng lưới cung cấp đồng thời tăng khả nắng phối hợp đa dạng nguồn hàng
để giảm thiểu tác động của biến động vật lý cũng như các biến động trên
mạng lưới vận tải.
2. Hãy nêu khái niệm “vận tải” và phân tích các yêu cầu của vận tải?
• Khái niệm “vận tải”
QUAN ĐIỂM KINH TẾ QUAN ĐIỂM SẢN XUẤT
“Vận tải” là một ngành sản xuất đặc “Vận tải” là một ngành kinh tế dịch vụ
biệt, thực hiện quá trình dịch chuyển kiếm lợi nhuận bằng cách bán các sản
hàng hoá và hành khách trong không phẩm vận tải của mình cho xã hội
gian, đáp ứng nhu cầu lưu thông, trao
đổi hàng hoá và thoả mãn sự đi lại của
con người
3. Hãy nêu các đặc trưng cơ bản của ngành sản xuất vận tải?
• Vận tải là ngành sản xuất vật chất: Vận tải là ngành sản xuất vật chất vì hoạt
động của vận tải hội tụ đủ 3 yếu tố sản xuất vật chất giống như mọi ngành nghề
sản xuất vật chất khác, cụ thể là: sức lao động của vận tải, đối tượng lao động và
công cụ lao động. Sản phẩm vận tải có tính thương mại và có thể mua bán được,
được biểu hiện theo 2 hình thức: “mua sản phẩm công nghiệp và mua sản phẩm
vận tải” hoặc “mua sản phẩm công nghiệp không mua sản phẩm vận tải”. Vận tải
có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp vào giá trị sản phẩm quốc nội
GDP của cả nước.
• Vận tải là ngành sản xuất độc lập: Vận tải là ngành sản xuất độc lập vì nó không
phụ thuộc vào các ngành sản xuất khác mà trái lại các ngành sản xuất khác lại phụ
thuộc vào vận tải. Vì nhờ có hoạt động vận tải thì mỗi yếu tố đầu vào cho sản xuất
cũng như thành phẩm của các ngành nghề mới được phân phối một cách kịp thời
và hiệu quả. Nếu không có vận tải mọi hoạt động sản xuất của các ngành nghề
đều bị gián đoạn và dừng lại.
• Vận tải là ngành sản xuất đặc biệt:
§ Sản xuất vận tải mang tính phục vụ rất cao cho mọi ngành nghề kinh doanh
của nền kinh tế: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, trồng trọt, chăn nuôi,
.....
§ Sản phẩm vận tải rất trừu tượng, không có hình dáng hay kích thước cụ thể.
Hoạt động khai thác cảng tạo ra sản phẩm là khối lượng hàng hóa thông qua,
khối lượng hàng hóa lưu kho, kiểm đếm, đóng gói,...chúng có đầy đủ giá trị,
được mua bán trao đổi trên thị trường nhưng không thể hiện tính hữu hình
như những sản phẩm vật chất của ngành công nghiệp, nông nghiệp,... Vận
tải được xếp vào ngành sản xuất dịch vụ, không tạo ra sản phẩm mới mà chỉ
làm tăng giá trị hàng hóa khi chúng trải qua quá trình vận tải.
§ Sản phẩm của vận tải không có sản phẩm dở dang cũng như bán thành phẩm,
không có yếu tố đầu vào cho sản xuất và công thức quay vòng vốn của vận
tải cũng rất đặc biệt.
4. Nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành vận chuyển:
• Nhân tố chủ quan:
§ Năng lực phương tiện và năng lực sử dụng phương tiện vận tải: năng lực
phương tiện chỉ ra khả năng chuyên chở của phương tiện, tàu có năng lực
chuyên chở càng lớn, tính đảm bảo cho hàng hoá càng cao,… thì sẽ được
thuê nhiều hơn và chở được lượng hàng hoá lớn hơn è tối ưu hoá lợi nhuận
cho doanh nghiệp hơn, giá thành vận chuyển tăng lên và ngược lại; năng lực
sử dụng phương tiện thì …. (ôn tập hỏi lại cô)
§ Năng lực của người điều khiển phương tiện: nói đến kĩ năng điều khiển
phương tiện trong quá trình vận chuyển cũng như trong quá trình xếp dỡ
hàng hoá, cũng cùng một con đường, một tuyến với lượng hàng hoá như
nhau, những người có trình độ điều khiển phương tiện cao hơn sẽ điều khiển
thuyền đi đúng tuyến, đúng giờ hơn, tiêu tốn ít các khoản phí (xăng dầu, phí
sữa chữa,…) ít làm ảnh hưởng đến giá thành vận chuyển, tăng doanh thu cho
doanh nghiệp vận tải.
§ Trình độ quản lý, điều phối vận tải: Người có khả năng điều phối vận tải tốt
có khả năng tối ưu hoá quá trình làm việc của đội vận tải, giảm thiểu thời
gian chờ đợi, giảm thiểu các trường hợp phải chạy tàu chạy rỗng, tăng thời
gian khai thác của các phương tiện vận tải, tối ưu giá thành vận chuyển è
tối ưu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp vận tải.
• Nhân tố khách quan:
§ Đặc trưng của các tuyến đường vận chuyển: liên quan đến dòng hải lưu, độ
cao của sóng, có đóng băng hay không, độ sâu mớn nước => ảnh hưởng đến
quá trình di chuyển của tàu è ảnh hưởng đến thời gian, đến chi phí sửa chữa
cũng như chi phí nhiên liệu è ảnh hưởng đến giá thành vận chuyển
§ Điều kiện thời tiết, khí tượng thuỷ văn: cũng ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển
của tàu, ảnh hưởng đến mức sử dụng nhiên liệu cũng như động cơ, ảnh hưởng
đến chất lượng hàng hoá trong quá trình vận chuyển è ảnh hưởng đến giá
thành vận chuyển.
§ Năng suất xếp dỡ tại các ga/ cảng đầu mối: ảnh hưởng đến thời gian chờ tàu
è ảnh hưởng đến thời gian khai thác của tàu, tàu có thể bị trễ chuyến, phải
bồi thường,… ngoài ra còn ảnh hưởng đến các chi phí dừng dỗ tàu, chi phí
nhiên liệu cũng như chi phí thuê nhân công cho tàu,… è ảnh hưởng đến giá
thành vận chuyển.
§ Tỷ giá hối đoái (hỏi cô)
5. Giải thích tại sao vận tải là ngành sản xuất đặc biệt?
§ Vận tải mang tính phục vụ cao: vận tải phục vụ hoạt động sản xuất kinh
daonh của mọi ngành nghề trong nền kinh tế, tất cả mọi thứ đều phải được
vận tải, đây chính là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, nhà cung
cấp nguyên liệu với nhà sản xuất,… hay nói cách khác đây là huyết mạch,
dây thần kinh của hệ thống sản xuất và tiêu dùng, chúng liên kết các khâu
với nhau.
§ Sản phẩm của vận tải là sản phẩm trừu tượng,vô hình, không có hình dáng,
kích thước cụ thể.
§ Sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời: về thời gian, không gian và qui mô.
§ Không có sản phẩm dở dang, sản phẩm dự trữ hay bán thành phẩm => cơ
cấu vốn khác biệt: Vốn cố định chiếm tỉ trọng lớn, vốn lưu động chiếm tỉ
trọng nhỏ
§ Không có chi phí bán hàng, không có khoản mục nguyên vật liệu chính, chỉ
có khoản mục vật liệu phụ
6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thông qua của cảng biển?
§ Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của cảng biển ảnh hưởng đến khả năng thông qua.
Cảng nằm gần các tuyến đường vận tải quan trọng, điểm kết nối với các thị
trường quốc tế và có tiếp cận thuận lợi đến mạng lưới giao thông đường biển
sẽ có khả năng thông qua cao hơn.
§ Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng cảng bao gồm đường băng, cầu cảng, bến cảng,
nhà kho và hệ thống xử lý hàng hóa. Cảng với cơ sở hạ tầng phát triển và
hiện đại hỗ trợ khả năng thông qua cao hơn, vì nó có khả năng xử lý lượng
hàng lớn, nhanh chóng và hiệu quả.
§ Công nghệ và quy trình vận hành: Sự áp dụng công nghệ và quy trình vận
hành hiện đại và hiệu quả giúp tăng cường khả năng thông qua của cảng biển.
Sử dụng các hệ thống quản lý thông tin hàng hóa, hệ thống định vị, hệ thống
thông tin địa lý (GIS) và quy trình vận hành tự động hóa giúp cải thiện quy
trình xử lý hàng hóa và tăng tốc độ thông qua.
§ Kích thước và sức chứa: Kích thước và sức chứa của cảng biển ảnh hưởng
đến khả năng thông qua. Cảng có sức chứa lớn và khả năng tiếp nhận đồng
thời nhiều tàu và lượng hàng lớn sẽ có khả năng thông qua cao hơn.
§ Dịch vụ và tiện ích: Sự có mặt của các dịch vụ hỗ trợ như bảo vệ, lưu trữ
hàng hóa, dịch vụ bảo hiểm và các tiện ích khác như cửa hàng, nhà hàng và
trạm xăng cũng ảnh hưởng đến khả năng thông qua của cảng biển.
7. Phân tích ưu và nhược điểm của phương thức vận tải thuỷ nội địa?
• Ưu điểm
§ Ít rủi ro hơn: tàu ít di chuyển hơn cũng như ít nguy cơ bị thiếu nhiên liệu hơn
và các vấn đề khác gặp phải trên đường bộ hoặc đường sắt có thể gây ra sự
cố đổ vỡ hàng hóa so với đường thủy nội địa

§ Giảm tình trạng tắc nghẽn. Ách tắc giao thông đường thủy được giảm bớt
thông qua các tuyến sông. Sự tiện lợi của phương thức vận chuyển này cho
phép tiếp tục xử lý các container vận chuyển nhanh hơn qua các cảng nội
địa. Do tuyến đường tự nhiên vì vậy không mất nhiều thời gian cho việc kiểm
soát, hàng hóa lưu thông nhanh và vì hoạt động vận chuyển được thực hiện
dễ dàng hơn nên dễ tiếp cận hơn cho các công ty cũng như khách hàng
§ Thân thiện với môi trường: lượng khí thải do vận chuyển bằng đường thủy
ít hơn nhiều so với động cơ của xe tải và các dịch vụ nội địa khác.Điều này
không chỉ tiết kiệm tiền mà còn cắt giảm lượng khí nhà kính tạo ra khi di
chuyển bằng đường thủy nội địa, đây là một lợi thế rõ ràng cho các công ty
muốn chuyển sang xu hướng vận chuyển thân thiện với môi trường.
§ Khả năng chuyên chở cao: Vận tải thủy nội địa vận chuyển hàng hóa với
khối lượng lớn, nhiều chủng loại, đặc biệt là hàng siêu trường, siêu trọng mà
các hình thức vận tải khác không vận chuyển được
§ Giá thành thấp: Đặc biệt về chi phí khi vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
hiện chỉ bằng ¼ vận tải đường bộ, ½ đường sắt. Ngoài ra, vận tải đường thủy
nội địa nếu được vận hành hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí
logictics, hạ giá thành sản phẩm
§ Là hình thức vận chuyển rất an tòan đối với vận chuyển hàng độc hại, hàng
nguy hiểm đặc biệt là hàng dễ cháy nổ, hàng có chất phóng xạ...
§ Phuơng tiện vận tải sông có trọng tải và kích cỡ lớn hơn ô tô và toa xe, nên
thích hợp với vận chuyển hàng siêu truờng, siêu trọng.
• Nhược điểm
§ Vận tải thủy nội địa có hạn chế là thời gian vận chuyển chậm và không linh
hoạt bằng đường bộ vì phụ thuộc vào lịch tàu.
§ Vận chuyển đường biển không thể đến tận nơi: Do kích thước tổng thể của
những con tàu khá lớn và không thể di chuyển được ở những khu vực khô
cạn, nên khi vận tải hàng hóa bằng đường thủy chỉ có thể di chuyển tàu ngang
đến cảng. Phải kết hợp với hình thức vận chuyển bằng đường bộ để có thể
giao hàng tới tận nơi
§ Không ổn định trong cả năm do phụ thuộc vào luồng lạch theo mùa và chịu
ảnh hưởng bởi các chế độ thủy văn. Cũng như đường sắt, tính linh hoạt của
vận chuyển đường thuỷ không cao, mức độ tiếp cận thấp.
§ Cự lý vận chuyển vận tải thủy nội địa ngắn hơn so với đường bộ, kết nối vận
tải thủy nội địa với các phương thức vận tải khác chưa thuận lợi.
§ Trang thiết bị của các cảng bến thủy nội địa ở nước ta còn rất hạn chế, trình
độ công nghệ thấp
§ Số lượng bến thủy nội địa nhiều nhưng tổ chức lại thiếu tính liên kết, quy mô
nhỏ, làm mang tính tự phát vừa gây khó khăn cho việc quản lý lại gây ra
những tác động xấu tới môi trường.
§ Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết: Khi thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến lịch
trình giao nhận hàng hóa, trì hoãn, nếu không cải tạo tốt hạ tầng có thể dẫn
tới lệ thuộc vào dòng chảy, con nước thủy triều và điều kiện khí tuợng.
§ Các phương tiện chủ yếu là các phương tiện nhỏ, công suất thấp, tuổi đời
phương tiện vận tải cao, lạc hậu, khả năng an toàn thấp, nguy cơ tiềm ẩn gây
mất an toàn khiến cho vận tải đường thủy nội địa không hấp dẫn đối với hàng
hóa có giá trị cao. Hoạt động trong tuyến ngắn, thiếu nhiều các phương tiện
chở hàng container (đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa lớn cho cảng
biển)
8. Phân biệt quá trình và hành trình. Phân loại các hành trình

QUÁ TRÌNH HÀNH TRÌNH (CHUYẾN ĐI)


• Là quá trình di chuyển chỉ bao • Hành trình bao gồm nhiều quá trình,
gồm 1 lần bốc hàng và một lần dỡ bao gồm nhiều lần bốc xếp hàng hoá
hàng giữa 2 điểm đến qua các khâu trung gian
• 𝑙% • Hành trình đơn giản: 𝐿 = 𝑙%
• Hành trình phức tạp: 𝐿 = 2𝑙%
• Hành trình vòng tròn:
§ Đơn giản
§ Phức tạp

è 𝐿 = ∑&
%'( 𝑙 %

9. Trình bày cách phân loại chi phí trong giá thành vận chuyển theo công dụng và địa
điểm phát sinh chi phí (khoản mục).

Theo cách này thì các chi phí vừa cùng công dụng và cùng địa điểm phát sinh
được chia thành một nhóm gọi là khoản mục chi phí. Đây là cách phân loại quan trọng
để tập hợp chi phí tính giá thành thực tế, đồng thời để phân tích kết quả thực hiện giá
thành, tìm ra nguyên nhân phát sinh khi phi và giải pháp giảm giá thành. Có các khoản
chính trong giá thành vận chuyển như sau:
§ Khoản mục tiền lương: Là toàn bộ tiền lương, phụ cấp. thương và các
phúc lợi mà doanh nghiệp văn chuyên chi trả cho các nhân viên điều khiển
phương tiện, trực tiếp tạo ra sản phẩm vận tải và các nhân viên phục vụ cho
hoạt động sản xuất vận tài.
§ Khoản mục bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo
hiểm thất nghiệp là nghĩa vụ trích nộp các khoản tương ứng của doanh
nghiệp vận chuyển theo mức lương của lao động trực tiếp và phục vụ hoạt
động sản xuất vận tải.
§ Khoản mục chi phí nhiên liệu: Toàn bộ chi phí nhiên liệu cung cấp cho
các phương tiện vận tải hoạt động để tạo ra sản phẩm vận chuyển như
xăng, dầu, khí đốt, than...
§ Khoản mục chi phí vật liệu và phụ tùng thay thế: Khi phương tiện vận
tải đưa vào khai thác, cẩn vật liệu để bảo quản hàng hóa trong quá trình
chuyên chở như bao bì, vật liệu đóng gói, vật liệu chèn lót, bạt che phủ
hàng hóa...
§ Khoản mục chi phí khấu hao cơ bản là mức trích khấu hao cơ bản của
các phương tiện vận tải (không phải khoản chi bằng tiền), đưa vào quỹ
khẩu hao để tái đầu tư phương tiện vận tải. Khoản mục này tùy thuộc vào
phương thức trích khẩu hao và giá trị đầu từ ban đầu của phương tiện.
§ Khoản mục bảo hiểm phương tiện vận tải: Hàng năm doanh nghiệp
chuyên chở chỉ một khoản tiền nhất định để mua các gói sản phẩm bảo
hiểm từ các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, đối với các phương tiện vận
tải mà công ty đang khai thác hoặc sở hữu. Nhằm nhận được sự bồi
thường từ các công ty bảo hiểm nếu phương tiện gặp sự cố.
§ Khoản mục các khoản lệ phí. Khi phương tiện lưu thông trên tuyển phải
chi rất nhiều khoản phí, lệ phí gồm lệ phí cầu đường, các khoản lệ phí khi
phương tiện ra vào ben, bản, cùng, nhà ga để nhận và trả hàng hóa, hành
khách như: Phí thủ tục, phủ lưu dầu, phí về sinh phương tiện, phí đại lý,
phí môi giới, phí hoa tiêu (hàng không, hàng hải)...
§ Khoản mục chi phí sửa chữa Các công ty vận chuyển thường đầu tư
thêm bộ phận sửa chữa bảo dưỡng phương tiện để đảm bảo phương tiện
luôn trong trạng thái kỹ thuật tốt để đáp ứng nhu cầu chuyên chở.
§ Khoản mục chi phí quản lý: Là các chi phí phát sinh khối quản lý như
tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm
thất nghiệp khối quản lý, chỉ phí khấu hao cơ bản, vật liệu và vật rẻ mau
hỏng, nhiên liệu, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, tiếp tân khánh tiết...
doanh nghiệp phải chỉ ra trong kỳ cho bộ phận gián tiếp.
§ Chi khác: ngoài các khoản mục chi phí trên, doanh nghiệp vận chuyển còn
có các khoản chi phí khác như tiền phạt, tiền bởi thường... phát sinh trong
quá trình sản xuất kinh doanh vận tải.
10. Phân loại sản lượng vận chuyển và sản lượng luân chuyển

You might also like