You are on page 1of 12

LỜI MỞ ĐẦU:

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh
giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt
hơn. Phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia. Logistics giúp giải
quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối
ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ… giúp
giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính
logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi
cần đến, vào thời điểm thích hợp. Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm
thoả mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng
thời hạn, địa điểm quy định. Và việc phân bố phương tiện logistics ra sao cũng là
một bài toán lớn dành cho doanh nghiệp logitics hiện nay. Bởi:
- Khách hàng luôn mong muốn sở hữu hàng hóa với mức giá thấp gây áp lực giảm
chi phí lên doanh nghiệp.
- Các vị trí có chi phí thấp thường nằm xa thị trường tiêu thụ làm tăng chu kỳ đặt
hàng và thời gian giao hàng.
- Các quốc gia có chi phí đầu vào thấp đang mất dần lợi thế và chứa đựng nhiều rủi
ro liên quan đến nhà xưởng.
- Ngoài ra, một số tổ chức đã áp dụng nguồn cung ứng gần, trong đó công ty thiết
kế lại mạng lưới logistics để đưa một số cơ sở sản xuất đến gần hơn với người tiêu
dùng.
Do vậy, phân bố phương tiện Logistics giữ vai trò trọng yếu trong quá trình lựa chọn
vị trí cho các trung tâm phân phối, kho và các cơ sở sản xuất. Và sản phẩm mà Hoạt
động này góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, chính vì lẽ đó nên nhóm
em chọn đề tài “ Liên hệ tình hình phân bố phương tiện logistics tại một doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh cụ thể.”
Nhận thấy, tầm quan trọng của việc phát triển cả về thể chất và tư duy của con người,
sản phẩm gắn bó mật thiết cũng như là sản phẩm thiết yếu của trẻ nhỏ từ khi lọt lòng
đến cả quá trình phát triển của trẻ chính là sữa; không những dành cho trẻ mà con
người nói chung đều cần bổ sung thêm sữa – nguồn năng lượng thiết yếu vào trong
thực ơn ăn uống hàng ngày.
Theo thống kê, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam là 27
lít/người/năm. Dự báo mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người hàng năm sẽ tiếp tục
tăng 7-8%.
Tại buổi họp báo về Triển lãm Quốc tế ngành Sữa và Sản phẩm sữa Việt Nam lần thứ
3 - Việt Nam Dairy 2022 vào sáng 24/5, PGS.TS Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp
hội sữa Việt Nam –VDA cho biết, mặc dù khó khăn vì đại dịch COVID-19, nhưng
trong năm 2020, doanh thu thị trường sữa Việt Nam ước tính đạt 113.700 tỷ đồng và
năm 2021 ước đạt 119.300 tỷ đồng. Tăng trưởng doanh thu ngành sữa chủ yếu nhờ
vào mảng chính là sữa bột và sữa nước.
Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng sữa nước của cả năm 2021 ước đạt 1.770,1 triệu
lít, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng sữa bột tính chung năm 2021 đạt
151,5 nghìn tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng sữa bò tươi nguyên
liệu năm 2021 ước đạt 1.200 tấn, tăng 10,5% so với năm 2020. Khai thác từ đàn bò
sữa 375,2 nghìn con, tăng 13,2%.
Tập đoàn TH vinh dự là một trong 10 doanh nghiệp được vinh danh, đồng thời có hai
sản phẩm đạt Thương hiệu Vàng, gồm sữa tươi sạch TH true MILK và trà tự nhiên
TH true TEA.
Vậy yếu tố nào trong Logistics tạo nên một thương hiệu sữa được phổ cập rộng rãi và
đạt được những thành tựu to lớn như vậy trong thị trường sữa của Việt Nam nói riêng
và thế giới nói chung: đó chính là sự phân bố phương tiện logistics của doanh nghiệp
Th true milk. Và bài tiểu luận này chúng em sẽ tìm hiểu, phân tích rõ hơn về sự phân
bố phương tiện logitics của TH true milk trong thị trường Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu nghiên cứu: nhằm tìm hiểu, phân tích về thực trạng phân bố phương tiện
logistics tại tập đoàn TH true milk; cách vận hành, phân bổ phương tiện logistics
mà công ty đang sử dụng; nêu ra thực trạng, ưu và nhược điểm của những phương
thức phân bố logistics đó; cuối cùng là đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm giúp
doanh nghiệp giảm thiểu chi phí không đáng có, hoàn thiện hệ thống phân bố
phương tiện logistics được vững chắc hơn nữa.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tập hợp thông tin về hoạt động phân bố phương tiện logistics của TH true milk.
+ Phân tích thực trạng phân bố phương tiện logistics của Th true milk như: trung
tâm phân phối, kho, cơ sở sản xuất.
+ Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phân bố phương tiện logistics
của TH true milk.
I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN BỐ PHƯƠNG TIỆN LOGISTICS TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH:

1. Một số khái niệm:


a. Phương tiện logistics trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:

b. Phân bố phương tiện logistics:


Là một hoạt động logistics/ chuỗi cung ứng nhằm lựa chọn vị trí cho các trung
tâm phân phối, kho và các cơ sở sản xuất để tăng hiệu quả logistics.
2. Tầm quan trọng của phân bố phương tiện logistics:
 Giải quyết bài toán chi phí
- Khách hàng luôn mong muốn sở hữu hàng hóa với mức giá thấp gây áp lực
giảm chi phí lên doanh nghiệp.
- Các vị trí có chi phí thấp thường nằm xa thị trường tiêu thụ làm tăng chu kì đặt
hàng và thời gian giao hàng.
- Các quốc gia có chi phí đầu vào thấp đang mất dần lợi thế và chứa đựng nhiều
rủi ro liên quan đến nhà xưởng.
- Ngoài ra, một số tổ chức đã áp dụng nguồn cung ứng gần, trong đó công ty
thiết kế lại mạng lưới logistics để đưa một số cơ sở sản xuất đến gần hơn với
người tiêu dùng.
 Đáp ứng mong đợi dịch vụ khách hàng
- Kì vọng của khách hàng ngày càng tăng lên, khách hàng mong muốn chu kỳ
đặt hàng ngắn hơn, thời gian đáp ứng nhanh …
- Nếu doanh nghiệp sử dụng ít cơ sở dự trữ hàng hơn thì chi phí lưu kho thấp
nhưng chi phí vận chuyển cao hơn.
- Ngược lại, nếu sở hữu nhiều cơ sở hơn thì doanh nghiệp chịu chi phí lưu kho
cao nhưng chi phí vận chuyển thấp hơn.
 Tiếp cận vị trí khách hàng/ thị trường cung cấp
- Sự dịch chuyển của dân cư giữa các thị trường cũng làm cho việc phân bố các
phương tiện logistics không ổn định.
- Tăng trưởng kinh tế làm tăng các thị trường khách hàng mới, dẫn đến phải thay
đổi phân bố các phương tiện logistics, ví dụ Starbucks phát triển cửa hàng tại
Trung Quốc giai đoạn 2016 - 2020.
- Xu hướng phát triển bền vững thúc đẩy các doanh nghiệp toàn cầu hướng đến
tìm kiếm các nhà cung cấp địa phương ( locavore).
- Chiến lược Locavore có thể giảm thiểu việc vận chuyển sản phẩm, hàng hóa từ
đó giảm ô nhiễm môi trường và hỗ trợ nền kinh tế địa phương.
3. Xác định số lượng phương tiện logistics tối ưu:
 Các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc xác định số lượng các cơ
sở phân phối, đặc biệt là trong thời kỳ đầu sản xuất kinh doanh.
 Các cơ sở phân phối được mở thêm khi lượng cầu tăng lên hoặc do doanh
nghiệp mở rộng thị trường trong khi năng lực cung ứng của các sơ sở hiện tại
không đáp ứng được nhu cầu.
 Việc xác định số lượng và vị trí các phương tiện logistics phụ thuộc vào
lượng cầu và mối quan hệ giữa các cơ sở.
 Bên cạnh đó, số lượng và vị trí các phương tiện logistics cũng phụ thuộc mức
độ dịch vụ khách hàng mà DN mong muốn.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố phương tiện logistics:
 Tài nguyên thiên nhiên
- Các nguyên vật liệu đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm của các
doanh nghiệp phần lớn được khai thác từ các nguồn tài nguyên.
- Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến việc phân bố vị trí sản xuất ở
gần vùng nguyên liệu hay ở gần thị trường tiêu thụ. Nếu nguyên liệu bị hao hụt
trong sản xuất (6 pound củ cải tạo ra 1 pound đường) thì nhà máy cần đặt ở gần
vùng nguyên liệu để giảm các chi phí vận chuyển không cần thiết và ngược lại.
- Các yêu cầu về diện tích mặt bằng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc phân bố
các phương tiện logistics như kho, nhà máy sản xuất, lắp ráp,...
- Trong những năm gần đây, việc phân bố các phương tiện logistics còn cân nhắc
đến các loại ô nhiễm khác nhau, cụ thể là không khí, tiếng ồn và nguồn nước
đồng thời đảm bảo duy trì, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển bền
vững.
 Đặc điểm nguồn lao động
- Lao động là mối quan tâm chính trong việc lựa chọn một vị trí về sản xuất, xử
lý, lắp ráp và phân phối.
- Đặc điểm nguồn lao động đề cập đến quy mô của lực lượng lao động, tỷ lệ thất
nghiệp, độ tuổi lao động, kỹ năng và giáo dục, mức lương phổ biến,...
- Mối quan hệ giữa đặc điểm nguồn lao động với việc phân bố phương tiện
logistics xoay quanh vấn đề chi phí nhân công, thời gian làm việc, chủng tộc, dân
tộc và văn hóa,...
 Đặc điểm dân số đối với thị trường hàng hóa
- Dân số có thể được xem như là thị trường cho hàng hóa và một nguồn lao động
tiềm năng.
- Các đặc điểm như quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng dân số, mật độ phân bố dân cư,
tốc độ già hóa, số người trong độ tuổi lao động..., là những yếu tố ảnh hưởng đến
việc phân bố các phương tiện logistics.
 Thuế và các ưu đãi:
- Thuế và các chính sách ưu đãi của Nhà nước, địa phương là một trong các vấn
đề quan trọng đặc biệt đối với các cơ sở kho bãi.
- Có rất nhiều các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp, trong đó, các nhà quản
lý logistics và chuỗi cung ứng cần quan tâm là thuế hàng lưu kho.
- Theo nguyên tắc chung, thuế hàng lưu kho được dựa trên giá trị của hàng lưu
kho tại ngày đánh giá. Do đó, nhà quản lý logistisc cần hướng tới giảm thiểu
hàng lưu kho tại thời điểm này.
- Ngoài các tác động của thuế thì các ưu đãi đặc biệt từ Chính phủ hoặc chính
quyền địa phương sở tại có thể ảnh hưởng đến việc phân bổ các phương tiện
logistics.
 Vị trí gần các cụm công nghiệp:
- Tập trung các phương tiện logistics của một ngành hay lĩnh vực liên quan sẽ tạo
ra các cụ công nghiệp.
- Việc tập trung này làm giảm các chi phí vận chuyển trong quá trình sản xuất và
hỗ trợ nhau trong phân phối đầu ra thành phẩm sản xuất. Đặc biệt đối với các sản
phẩm được tạo ra từ sự mở rộng của chuỗi cung ứng (nhiều thành viên tham gia
vào quá trình tạo giá trị).
 Các vấn đề liên quan đến vận chuyển:
- Hình thức và chi phí vận chuyển là một khía cạnh quan trọng của quyết định
phân bố phương tiện logistics vì chi phí vận chuyển thường chiếm một phần lớn
trong tổng chi phí logistics.
- Vai trò của vận chuyển tăng lên khi ngày càng nhiều công ty phấn đấu để giảm
thời gian giao hàng.
- Việc phân bố các phương tiện logistics sẽ được xem xét cân đối giữa chi phí
vận chuyển với vị trí đặt kho bãi và ưu tiên dịch vụ khách hàng.
 Mô hình thương mại:
- Các nhà quản lý logistics quan tâm đến sự thay đổi của thị trường và dân số để
có những định hướng về logistics từ khâu nguyên liệu thô cho đến thành phẩm
(1) Sản phẩm đang được sản xuất bao nhiêu?
(2) Lựa chọn phương thức vận chuyển nào là tối đa?
- Các thông tin này giúp doanh nghiệp sắp xếp vị trí sản xuất và phân phối với
chi phí thấp hơn.
 Chất lượng cuộc sống:
- Chất lượng cuộc sống đề cập tới các yếu tố như chi phí sinh hoạt, cơ hội giáo
dục, tỷ lệ tội phạm, cơ hội việc làm, thời tiết và các tiện nghi văn hóa…
- Vị trí phương tiện logistics đáp ứng tốt các điều kiện đảm bảo chất lượng cuộc
sống sẽ giúp nhân viên hạnh phúc và trung thành; ít có khả năng xúc phạm đến
khách hàng tương lai.
- Vị trí phương tiện logistics ít được mong muốn có thể cản trở quá trình tuyển
dụng, thu hút nhân viên mới.
 Định vị ở các nước khác:
- Nội dung này đề cập đến các doanh nghiệp xác định vị trí các phương tiện
logitisc ở nước ngoài.
- Sự khác biệt về văn hóa, dân số,… Đặc biệt là chính sách của chính phủ, hệ
thống pháp luật liên quan, sự ổn định chính trị, quan liêu, tham nhũng, chủ nghĩa
bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc, tư nhân hóa, cũng như các hiệp ước và hiệp định
thương mại mà nước sở tại tham gia có ảnh hưởng đến các quyết định phân bố
các phương tiện logistics của doanh nghiệp.
5. Đánh giá đặc điểm một vị trí chuyên biệt:
 Khu vực thương mại tự do
- Những vị trí đặc biệt trong đó chứa các khu thương mại tự do, còm được gọi là
khu thương mại nước ngoài, xuất khẩu, khu chế biến, hoặc đặc khu kinh tế.
- Trong một khu vực thương mại tự do hàng hóa có thể được lưu trữ, trưng bày,
xử lý hoặc sử dụng trong các hoạt động sản xuất mà không phải chịu thuế và hạn
ngạch trong phần lớn trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia
trong nhóm.
 Tiểu vùng thương mại tự do
- Các khu vực thường được đặt gần các cảng nước hoặc gần các sân bay. Các
phân khu thương mại tự do đề cập đến các địa điểm cụ thể tại một khu vực
thương mại tự do hiện tại, chẳng hạn như một công ty tư nhân, nơi mà hàng hóa
có thể được lưu trữ, trưng bày, xử lý hoặc sản xuất miễn thuế.
6. Sử dụng công nghệ trong quyết định vị trí:
 Hệ thống lưới: cho phép người ta phân tích các mối quan hệ không gian với
các công cụ toán học tương đối đơn giản. Lưới được đánh số theo hai hướng:
ngang và dọc.
+ Theo đó, tọa độ điểm đặt phương tiện được xác định bằng trung bình cộng
của trục tung và trục hoành tương ứng của các cửa hàng.
+ Khi mức độ tiêu thụ hàng hóa của các cửa hàng không giống nhau thì việc
xác định tọa độ đặt kho sẽ được tính toán dựa trên trung bình cộng có trọng số
tiêu thụ của mỗi cửa hàng ở cả trục tung và trục hoành.
7. Di dời và đóng cửa phương tiện logistics:
 Di dời cơ sở xảy ra khi một công ty quyết định không tiếp tục hoạt động trong
cơ sở hiện tại của mình và phải chuyển hoạt động sang cơ sở khác để phục vụ
tốt hơn các nhà cung cấp hoặc khách hàng.
- Lý do phổ biến cho việc di dời cơ sở liên quan đến việc thiếu chỗ để mở rộng,
thường là do sự gia tăng đáng kể trong kinh doanh.
- Quyết định di dời liên quan đến việc so sánh những lợi thế và bất lợi của cơ sở
mới với những lợi thế và bất lợi của một vị trí hiện có.
- Việc di dời cần tính đến các chi phí vô hình như mức độ sẵn lòng của nhân viên,
thời gian vận hành trở lại, giảm giá trị dịch vụ khách hàng,…
 Đóng cửa cơ sở xảy ra khi một công ty quyết định ngừng hoạt động tại một vị
trí hiện tại vì các hoạt động có thể không còn cần thiết hoặc có thể được hấp
thụ bởi các cơ sở khác.
- Cơ sở đóng cửa vì nhiều lý do, bao gồm loại bỏ năng lực dư thừa trong sáp nhập
và mua lại, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng, kế hoạch kém hoặc khối lượng kinh
doanh không đủ.
- Các tổ chức phải xác định rõ lý do tại sao một nhà máy đang tồn tại đóng cửa,
chẳng hạn như những thách thức để phát triển lại địa điểm hiện có.
- Việc đóng cửa cần được chú ý đến các tác động của nhân viên, bởi họ không chỉ
mất công việc và thu nhập, thâm chí mang đến những tổn thất tinh thần cho nhân
viên. Do đó, cần phải có kế hoạch thông báo sớm về việc ssongs cửa hay di dời
trong tương lai.
I. PHÂN BỐ PHƯƠNG TIỆN LOGISTICS TẠI CÔNG TY TH TRUE
MILK:
1. Giới thiệu về công ty TH TRUE MILK:
 Công ty TH True Milk có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Thực phẩm Sữa TH,
thuộc Tập đoàn TH. Doanh nghiệp được thành lập dưới sự tư vấn tài chính của
Ngân hàng thương mại cổphần Bắc Á. Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm
2010.
 Người sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phầnThực phẩm Sữa TH
là bà Thái Hương.
 Dự án sữa tươi TH True Milk được khởi động năm 2009 với việc nhập khẩu
công nghệ chăn nuôi bò sữa của Israel và hàng ngàn con bò từ New Zealand.
Từ thời điểm đó, doanh nghiệp đó bắt đầu phát triển nhanh chóng.
 Công ty TH đang từng bước phát triển để trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt
Nam cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên,
trong đó có sữa tươi, thịt, rau củ quả sạch, thủy hải sản…đạt chất lượng quốc
tế.
 Tập đoàn TH mong mun trở thành nhà sản xuất hàng đầu ViệtNam trong
ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiênnhiên. Được mọi nhà tin
dùng, mọi người yêu thích và quốcgia tự hào.
 Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗlực hết mình để
nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cáchcung cấp những sản phẩm thực
phẩm có nguồn gốc từ thiênnhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng.
 Trong năm 2020 , công ty TH True MILK đặt mục tiêu mởrộng đàn bò sữa
chăn nuôi tập trung theo chuỗi khép kín đếnnăm 2025 lên 200.000 con; nâng
tổng số đàn bò sữa mà tậpđoàn này quản lý và sở hữu lên 400.000 con.
 Tập đoàn TH True MILK đã khởi công Dự án Chăn nuôi bòsữa và Chế biến
sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao Thanh5
 Hóa với tổng mức đầu tư 3.800 tỷ đồng, quy mô đàn bò 20.000con, xây dựng 2
cụm trang trại tại xã Yên Mỹ và xã Công Bình(huyện Nông Cống).
 Ngành nghề công ty đang hoạt động bao gồm lương thực và thực phẩm. Cuối
tháng 12/2010, công ty TH chính thức giới thiệu ra thị trờng sản phẩm sữa tươi
sạch TH True Milk với thông điệp “ Tinh tuý thiên nhiên được giữ vẹn nguyên
trong từng giọt sữa sạch”
 Hiện nay trên thị trường TH True Milk đã đa dạng hoá các sản phẩm của mình,
giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn tiêu biểu như: Sữa từ hạt, sữa
tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi công thức và các sản phẩm khác
sữa như phomat và bơ
2. Chuỗi cung ứng của công ty TH TRUE MILK:
Phân tích chuỗi cung ứng của công ty:
 Nhà cung cấp:
Sữa tươi nguyên liệu: TH True milk tự cung tự cấp nguồn sữa tươi nguyên
liệu cho mình khi sữa hữu đàn bò gần 70.000 con. Mặc dù tự chăn nuôi và
lấy nữa nhưng vẫn phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm gặt như :
o Độ tươi
o Độ acid
o Chỉ tiêu vi sinh
o Hàm lượng kim loại nặng
o Thức ăn cho đàn bò: Ngoài việc có cánh đồng rộng lớn tự cung ứng,
TH True Milk còn thu mua của bà con nông mỗi năm hơn 150 tỷ
đồng ngô sinh khối, tạo công ăn việc làm cho nông dân địa phương.
 Nhà sản xuất:
o Sữa tươi sạch TH true Milk được chế biến và đónggói tại nhà máy
sữa Việt Mỹ đặt tại Hưng Yên .Máy móc được nhập khẩu mới toàn
bộ với côngnghệ chế biến sữa hàng đầu Châu Âu của Tetra
Pak,nguồn nhân lực chuyên nghiệp và có trình độ cao .
o Các dây chuyền chế biến và đóng gói tại nhà máyđược quản trị với
công nghệ đo lường và điều kiệnđại bậc nhất, được nhập khẩu từ các
nước G-7 vàChâu Âu.
o Các sản phẩm của nhà máy được sản xuất và quảnlý theo tiêu chuẩn
ISO 22000 nhằm đáp ứng tiêuchuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khắt
khe nhất.
 Nhà phân phối:
o TH true milk đã quyết định chính sách phân phốicủa mình theo một
hướng mới đó là đưa sản phậmtrực tiếp tới tay người tiêu dùng qua
chuỗi cửa hàngshowroom giới thiệu sản phẩm của mình, khôngqua
trung gian.
o TH True Milk đã xây dựng một chuỗi hệ thống gần250 cửa hàng bán
lẻ trên toàn quốc (thống kê năm2018).
o Người tiêu dùng còn có thể đặt hàng trực tuyến trênwww.thmilk.vn
và nhận hàng tại nhà của mình.
o Ngoài ra còn có nhà phân phối cấp thấp tại các địaphương dựa theo
mật độ phân bố các đường phốlớn, cụm dân cư, khu nhà cao tầng,
các đại lý bánlẻ, cửa hàng tiện ích, tiệm tạp hóa.
 Khách hàng:
o Khách hàng là một phần quan trọng của chuỗi cungứng của TH True
Milk, là đầu ra cuối cùng củachuỗi và là tài sản của TH True Milk vì
vậy THTrue Milk cần phải nắm bắt được những yêu cầucủa khách
hàng khi sử dụng sản phẩm.
o Ngoài ra cần phải phân phối các loại sản phẩm theotừng nhóm khách
hàng khác nhau. Khách hàng mụctiêu mà TH True Milk nhắm tới là
các gia đình cócon nhỏ. Bên cạnh đó TH True Milk cũng nhắm
tớigiới trẻ và những người thích sẩn phẩm sữa từ thiênnhiên.
- Sơ đồ chuỗi cung ứng:
Tham khảo thêm ( nguồn: prezi)

You might also like