You are on page 1of 11

1. Chuỗi cung ứng là gì?

- Chuỗi cung ứng là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người, các hoạt
động, thông tin và các nguồn lực liên quan đến việc di chuyển một sản phẩm hoặc dịch
vụ từ nhà cung cấp đến khách hàng.
- Ví dụ: Một chuỗi cung ứng rau sạch từ trang trại đến cửa hàng thực phẩm
bao gồm việc trồng, thu hoạch, vận chuyển và bán hàng. Qua từng bước này, sản phẩm
được chăm sóc và đưa đến tay người tiêu dùng với chất lượng tốt nhất.
2. Quản trị chuỗi cung ứng là gì?
- SCM là sự kết hợp các lĩnh vực trong chuỗi cung ứng và quản lý mối quan hệ
giữa các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Ví dụ: Quản trị chuỗi cung ứng của một công ty sản xuất ô tô bao gồm việc liên
kết với nhà cung cấp linh kiện, quản lý quy trình sản xuất, tồn kho, vận chuyển và phân
phối sản phẩm. Điều này đảm bảo rằng ô tô được sản xuất chất lượng, lưu trữ an toàn
và đưa đến tay khách hàng kịp thời. Công ty cũng cung cấp dịch vụ hậu mãi để đảm bảo
sự hài lòng và sự tin cậy từ phía người tiêu dùng.

3. Mô tả các dòng chảy trong chuỗi cung ứng


- Trong một chuỗi cung ứng thường có 3 dòng chảy:
• Dòng hàng hóa
• Dòng tiền
• Dòng thông tin
➢ Dòng hàng hóa: Chuỗi cung ứng: Sự di chuyển một chiều, từ nguồn cung cấp đến nguồn
tiêu thụ cuối cùng. Bao gồm việc chuyển nguyên liệu từ các nhà cung cấp đến các nhà
sản xuất và việc vận chuyển sản phẩm từ các nhà sản xuất đến các đơn vị phân phối
hoặc khách hàng cuối cùng.
➢ Dòng tiền: Di chuyển một chiều ngược, từ nguồn tiêu thụ cuối cùng lên đến nguồn cung
cấp. Bao gồm số tiền mà các đơn vị phân phối hoặc khách hàng cuối cùng trả cho các
nhà sản xuất, và số tiền mà các nhà sản xuất trả cho các nhà cung cấp để mua nguyên
liệu.
➢ Dòng thông tin: Một hệ thống hai chiều, thể hiện sự trao đổi thông tin giữa các nhà
cung cấp nguyên liệu và nhà sản xuất, cũng như truyền tải thông tin từ nhà sản xuất đến
các đơn vị phân phối hoặc khách hàng cuối cùng.
4. Các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng
- Mối quan hệ giữa công ty cung cấp và công ty sản xuất: Thể hiện trong việc
công ty sản xuất mua nguyên vật liệu của công ty cung cấp. Ví dụ: một nhà sản xuất
ô tô mua các bộ phận và linh kiện từ một nhà cung cấp linh kiện ô tô để sử dụng
trong quá trình sản xuất ô tô của họ.
- Mối quan hệ giữa công ty sản xuất với công ty phân phối (hay khách hàng
cuối cùng): Thể hiện trong việc công ty sản xuất bán sản phẩm cho công ty phân phối
(hay khách hàng cuối cùng). Ví dụ: một nhà sản xuất máy tính bán các sản phẩm
máy tính của mình cho các cửa hàng bán lẻ hoặc trực tiếp đến người tiêu dùng cuối
cùng thông qua các kênh bán hàng trực tuyến hoặc cửa hàng.
5. Các giải pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng
- Gia tăng dịch vụ khách hàng: nhằm đáp ứng sự mong đợi về dịch vụ của khách
hàng.
- Cải thiện hiệu quả nội bộ: để gia tăng lợi nhuận cho các thành viên tham gia SC.
- Linh hoạt nhu cầu: nhằm ứng phó với sự không chắc chắn về nhu cầu sản phẩm
của khách hàng.
- Phát triển sản phẩm: để đa dạng sản phẩm, phát triển và cung cấp các sản phẩm
mới một cách kịp thời cho khách hàng.
6. Logistics là gì?
- Logistics theo nghĩa rộng là quá trình nhập nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt
động SX, SX ra sản phẩm và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ví dụ, một
công ty logistics quốc tế có thể tổ chức vận chuyển hàng hóa qua đường biển, đường
sắt, đường bộ và các phương tiện khác trên toàn thế giới, từ việc lưu trữ hàng hóa
tại kho đến việc giao hàng đến địa chỉ cuối cùng.
- Theo nghĩa hẹp, logistics được hiểu là các hoạt động dịch vụ trong quá trình
phân phối, lưu thông hàng hóa, và logistics là hoạt động thương mại gắn với các dịch vụ
cụ thể. Ví dụ, một cửa hàng lớn có thể áp dụng logistics hẹp để quản lý hàng hóa,
đặt hàng mới và định vị sản phẩm trên kệ để thu hút khách hàng.
7. Quy tắc 7 đúng (7 Rights) trong logistics.
- Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng nhằm lập kế hoạch, thực hiện
và kiểm soát hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến điểm
tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đó là về việc đưa đúng sản phẩm, đến
đúng khách hàng, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời điểm và
đúng chi phí. Hay còn gọi là quy tắc 7 đúng (7 Right) trong logistics.
(1) Đúng sản phẩm (Right product): Là việc DN giao sản phẩm cho khách hàng
đúng về số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng. Ví dụ: công ty Vinamilk giao sản
phẩm sữa cho các NPP đúng về số lượng, chủng loại và đảm bảo chất lượng.
(2) Đúng khách hàng (Right customer): Sau khi DN SX các sản phẩm đạt yêu
cầu, các sản phẩm này phải được giao cho đúng khách hàng. Ngoài ra, DN cần nghiên
cứu thị trường để xác định khách hàng mục tiêu, nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn
của khách hàng. Ví dụ: công ty Vinamilk giao sản phẩm sữa theo đúng đối tượng
khách hàng, như khách hàng là các siêu thị mua nhiều loại sữa (từ loại sữa thông
thường đến các loại sữa cao cấp), khách hàng là tiểu thương ở các chợ truyền thống
thường mua loại sữa giá thấp và trung bình.
(3) Đúng số lượng (Right quantities): Số lượng đúng có vai trò quan trọng trong
logistics vì khi DN xác định số lượng chính xác là điểm mấu chốt để nhà sản xuất giữ
uy tín với khách hàng, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả. Ví dụ: Một ví dụ về giao
hàng đúng số lượng là khi một cửa hàng điện thoại đặt 100 chiếc điện thoại di động
từ nhà sản xuất và nhận được chính xác 100 chiếc trong lô hàng vận chuyển.
(4) Đúng điều kiện (Right condition): Liên quan đến yếu tố an toàn trong vận
chuyển hàng hoá. Chất lượng của sản phẩm phải bảo đảm và bao bì phải còn nguyên
vẹn khi đến tay người dùng cuối hoặc khách hàng. Ví dụ: Khi một công ty điện tử gửi
các thiết bị điện tử như máy tính bảng đến khách hàng qua dịch vụ vận chuyển và
sản phẩm đến tay khách hàng mà không hề có vết nứt hoặc hỏng hóc nào trên bao
bì, đó là một ví dụ về giao hàng đúng điều kiện.
(5) Đúng nơi (Right place): DN phải đảm bảo các sản phẩm được chuyển đến
đúng nơi nhận của khách hàng. Ngoài việc nhân viên giao hàng có kinh nghiệm, DN
cũng cần có hệ thống quản lý vận tải hoặc tối ưu tuyến đường vận chuyển. Ví dụ: Một
công ty vận chuyển hàng hóa đến địa chỉ mà khách hàng đã chỉ định mà không gặp
phải vấn đề về việc giao nhận hàng hóa.
(6) Đúng thời gian (Right time): Đa số khách hàng muốn được nhận hàng trong
thời gian ngắn nhất, họ không thích phải chờ đợi quá lâu. Do vậy, DN không nên chậm
trễ trong việc giao sản phẩm đến khách hàng. Ví dụ: Khi một nhà hàng đặt nguyên
liệu từ một nhà cung cấp và nhận được hàng đúng vào thời điểm họ cần để chuẩn
bị cho buổi tối mà không cần chờ đợi quá lâu.
(7) Đúng chi phí (Right cost): Sản phẩm nên được vận chuyển với chi phí phù
hợp nhất. Một mức giá hợp lý không chỉ đảm bảo lợi nhuận của DN mà còn giúp cho
DN đạt được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ: Một công ty vận chuyển hàng
hóa bằng cách sử dụng dịch vụ vận tải chi phí hợp lý và không cắt giảm chất lượng
dịch vụ để giữ chi phí thấp. Họ vận chuyển hàng đến đích mà vẫn duy trì mức giá
hợp lý.
8. Hiệu ứng Bullwhip là gì ?
- Hiệu ứng Bullwhip là hiện tượng thông tin về nhu cầu thị trường cho một sản
phẩm bị bóp méo hay khuếch đại lên qua các khâu trong chuỗi cung ứng, dẫn đến dư
thừa hàng tồn kho, ảnh hưởng đến chính sách giá và tạo ra sự phản ánh không chính xác
trong nhu cầu thị trường.
- Ví dụ: Trong một chuỗi cung ứng điện thoại, nhà bán lẻ đặt hàng dựa trên dự
đoán tăng nhu cầu của khách hàng. Họ tăng số lượng đặt hàng đến nhà sản xuất, nhưng
sự thay đổi nhỏ này lan rộng và làm tăng đột ngột số lượng đặt hàng và sản xuất ở mức
độ trước đó, dẫn đến hiệu ứng Bullwhip với lãng phí và tăng chi phí tồn kho không cần
thiết.
9. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng Bullwhip trong chuỗi cung ứng và
đề xuất các giải pháp để khắc phục.
- Có 5 yếu tố chính tạo ra hiệu ứng Bullwhich:
(1) Dự báo nhu cầu: Các DN do không tiếp xúc với người tiêu dùng cuối mà chỉ
dựa vào các đơn đặt hàng nhận được để dự báo nhu cầu => Họ chuyển nhu cầu thành
những đơn đặt hàng cho các nhà cung cấp.
Giải pháp khắc phục: Các DN nên chia sẻ dữ liệu nhu cầu chung để dự báo.
Nguồn dữ liệu chính xác của nhu cầu phải thu thập từ các thành viên ở gần
nhất với khách hàng.
(2) Định lượng đơn hàng: Là số lượng hàng cần đặt theo định kỳ để giảm chi phí
vận chuyển và xử lý đơn hàng. Các DN đặt hàng theo EOQ nên các đơn đặt hàng khác
nhau sẽ bị phóng đại khi di chuyển qua SC.
Giải pháp khắc phục sự: DN nên giảm chi phí vận chuyển và xử lý đơn hàng.
Chọn lô hàng EOQ nhỏ hơn và đặt hàng thường xuyên. Ngoài ra, DN có thể
giảm chi phí bằng cách đặt hàng điện tử hoặc sử dụng các NCC logistics bên
thứ ba (3PL).
(3) Chia nhỏ sản phẩm: NSX chia nhỏ sản phẩm sẵn có theo số lượng đơn đặt hàng
nhận được. Từ đó, các NPP và NBL tăng số lượng đặt hàng giả tạo để nhận đủ lượng
hàng đặt mua → Phóng đại nhu cầu.
Giải pháp khắc phục: Các NSX phân phối sản phẩm dựa theo số liệu đặt hàng
trong quá khứ, không dựa trên đơn đặt hàng hiện tại của NPP và NBL. Ngoài
ra, các NSX có thể cảnh báo khách hàng nếu họ nhận thấy nhu cầu vượt xa
cung.
(4) Định giá sản phẩm (SP): Khi giá SP giảm → Khách hàng mua SP nhiều hơn.
Khi giá SP trở lại bình thường → Khách mua giảm. Biến động giá SP có thể gia tăng
nhu cầu.
Giải pháp khắc phục: Thực hiện chính sách “giá thấp hàng ngày” thì khách
hàng sẽ mua sản phẩm theo nhu cầu thực tế.
(5) Ưu đãi kết quả: Các DN thường giao chỉ tiêu doanh thu (theo tháng hay quý)
cho nhân viên bán hàng và khen thưởng khi họ đạt chỉ tiêu → Họ sẽ giảm giá hoặc có
biện pháp khác để đạt được chỉ tiêu → Một số sản phẩm không có nhu cầu thực sự bị
đẩy vào SC.
Giải pháp khắc phục: DN kiểm tra các khoản chi phí phát sinh bởi mua hàng
kỳ hạn do ưu đãi bán hàng cuối tháng hoặc cuối quý. Từ đó, xác định hiệu
quả của biện pháp khuyến khích. Nếu biện pháp này không hiệu quả thì nên
chọn biện pháp khác.
10. Michael Porter nói rằng: “Trên thực tế, không phải các công ty cạnh tranh với
nhau. Thay vào đó, chính chuỗi cung ứng của họ cạnh tranh”. Bạn hãy phân tích
câu nói trên.
Câu nói của Michael Porter nhấn mạnh rằng trong thế giới kinh doanh, việc cạnh
tranh không chỉ xảy ra giữa các công ty mà còn ở cấp độ của cách họ quản lý và điều hành
chuỗi cung ứng. Quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn hơn
cho một công ty so với việc cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ. Điều này đề cao vai trò
quản lý tổng thể của một công ty trong việc tối ưu hóa từng khía cạnh của chuỗi cung ứng
của mình.
11. Phân tích sự khác biệt giữa chuỗi cung ứng hiệu quả (efficient) và chuỗi cung ứng
đáp ứng (responsive).
- Chuỗi cung ứng hiệu quả: là việc cung cấp sản phẩm đến đúng nơi, đúng thời
điểm với chi phí thấp nhất. Hay chuỗi cung ứng hiệu quả là sử dụng nguồn lực một cách
hiệu quả để sản xuất và phân phối sản phẩm. Nói cách khác, chuỗi cung ứng hiệu quả
tập trung vào việc tối đa hóa đầu ra trong khi duy trì đầu vào tối thiểu.
- Chuỗi cung ứng đáp ứng: là khả năng đáp ứng của chuỗi cung ứng có nghĩa là
chuỗi cung ứng thích ứng với những thay đổi. Ví dụ: nhu cầu của khách hàng, điều kiện
thị trường, thiên tai và các yếu tố khác có thể tác động đến chuỗi cung ứng. Trọng tâm
chính của chuỗi cung ứng đáp ứng là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Chuỗi cung
ứng đáp ứng còn được gọi là “hiệu quả của chuỗi cung ứng”.
12. Nara R. Sanders cho rằng: “Quản trị chuỗi cung ứng thực chất là quản trị các
mối quan hệ trong chuỗi cung ứng”. Bạn hãy phân tích câu nói trên.
Nara R. Sanders nhấn mạnh về vai trò quan trọng của việc quản lý mối quan hệ
trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều đối tác
với lợi ích và mục tiêu khác nhau. Để hoạt động hiệu quả, cần có sự hợp tác giữa các bên
tham gia. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm nhiều hoạt động từ hoạch định đến dịch vụ
khách hàng, hướng tới tối ưu hóa để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Quản trị mối quan hệ
trong chuỗi cung ứng xây dựng trên sự tin tưởng, hợp tác và chia sẻ lợi ích, và góp phần
tăng cường hiệu suất, giảm chi phí và tăng cạnh tranh. Trong môi trường cạnh tranh, việc
quản lý mối quan hệ trong chuỗi cung ứng trở nên cực kỳ quan trọng để đạt được thành
công.
13. Các tiện ích Logistics mang lại cho chuỗi cung ứng là gì?
Logistic là một công cụ chiến lược trong SCM. Logistics cung cấp nhiều tiện ích cho
SC bao gồm:
Tiện ích hình thức (form utility):
- Tăng giá trị cho sản phẩm thông qua các quy trình sản xuất và lắp ráp.
- Một số chức năng logistics như là lắp ráp theo ý khách hàng (postponement),
phân tách đơn hàng (bulk breaking), và phân loại sản phẩm (product assortment) giúp
gia tăng giá trị tiện ích về hình thức.
Tiện ích về nơi chốn (place utility):
- Logistics đưa ra tiện ích về vị trí bằng cách vận chuyển hàng hóa từ điểm sản
xuất, thông qua kênh phân phối, đến điểm giao hàng cuối cùng cho khách hàng.
Tiện ích về thời gian (time utility):
- Logistics cung cấp tiện ích về thời gian khi đảm bảo rằng hàng hóa có thể được
vận chuyển và giao cho khách hàng khi họ có nhu cầu.
- Logistics tạo ra tiện ích về thời gian thông qua việc duy trì tồn kho phù hợp, có
chiến lược về hàng hóa, dịch vụ, và vận chuyển.
Tiện ích về số lượng (Quantity utility):
- Logistics đưa ra tiện ích về số lượng bằng cách đảm bảo rằng hàng hóa có sẵn
sàng đúng theo số lượng yêu cầu của khách hàng.
- Thông qua việc có được số lượng đúng về sản phẩm, logistics đảm bảo rằng
không bị hết hàng tồn kho (stock out) ở các điểm quyết định trong kênh phân phối.
14. Các hoạt động/nguồn lực căn bản nào thuộc Logistics?
- Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ) đến tay
người tiêu dùng nhanh nhất. Logistics bao gồm các hoạt động căn bản như: vận tải hàng
hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng,
quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu. Ngoài ra Logistics cũng thực hiện việc tìm
kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch
vụ khách hàng.
15. Phân tích tác động của Logistics đến sản xuất và tài chính.
- Đối với hoạt động SX: Logistics sẽ giúp các doanh nghiệp (DN) tinh giản quá
trình sản xuất kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, từ đó gia tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường.
- Đối với hoạt động tài chính: Logistics rất quan trọng để đảm bảo thời gian và
địa điểm chính xác cho sản xuất và kinh doanh. Điều này giúp cải thiện chất lượng và
giảm chi phí sản phẩm, đồng thời tối ưu hoá việc sử dụng vốn kinh doanh của các công
ty thông qua quá trình lưu chuyển tiền nhanh chóng.
16. Hãy phân tích các xu hướng phát triển chuỗi cung ứng. Cho ví dụ minh
họa.
Nắm bắt được xu hướng phát triển SC giúp DN tối ưu hóa chi phí, tăng
năng suất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường và tăng lợi thế cạnh tranh. Một số xu
hướng chủ yếu như sau:
1. Phân tích Dữ liệu lớn (Big data and analytics)
- Phân tích dữ liệu lớn trong SC là việc dùng số liệu về vận chuyển, mua bán để dự
đoán tương lai và giảm rủi ro. Nó cũng giúp doanh nghiệp lập kế hoạch và đưa ra quyết
định phát triển hiệu quả.
Ví dụ, Công ty sử dụng dữ liệu vận chuyển để dự đoán thời gian giao hàng và
tránh gặp rủi ro trễ hẹn. Họ cũng dùng số liệu bán hàng để quyết định sản xuất số
lượng hợp lý, tránh tình trạng thiếu hoặc dư thừa hàng tồn kho.
2. Chuỗi cung ứng số hóa (Digital supply chains)
- SC số hóa là cách cải thiện chuỗi cung ứng bằng việc áp dụng công nghệ mới vào
mọi bước và hoạt động trong chuỗi. Nó bao gồm việc sử dụng công nghệ như
Blockchain, AI để tối ưu hóa quy trình làm việc và phân tích dữ liệu. Điều này giúp
doanh nghiệp quyết định nhanh hơn và chính xác hơn, cải thiện thời gian và độ chính
xác của quyết định.
Ví dụ: Công ty có thể sử dụng Blockchain để theo dõi nguồn gốc của sản phẩm
từ khi sản xuất đến khi đến tay khách hàng. Việc này giúp tăng hiệu suất và chính
xác trong việc ra quyết định, giảm thời gian cần thiết cho các quá trình trong chuỗi
cung ứng.
3. Chuỗi cung ứng phục hồi (Supply chain resilience)
- Xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng linh hoạt giúp doanh nghiệp đối phó và
phục hồi sau các sự cố. Khi có vấn đề xảy ra, như thảm họa tự nhiên hoặc sự cố với nhà
cung cấp, mô hình chuỗi cung ứng phục hồi giúp công ty tìm giải pháp nhanh chóng.
Ví dụ: Công ty sản xuất ô tô xây dựng một chuỗi cung ứng phục hồi. Khi xảy
ra một thảm họa tự nhiên hoặc vấn đề với nhà cung cấp chính, họ có kế hoạch dự
phòng và các giải pháp thay thế sẵn có. Điều này giúp họ nhanh chóng phục hồi
sản xuất và duy trì cung ứng hàng hóa mà không bị gián đoạn quá lâu.
4. Trí tuệ nhân tạo và học máy
- Trí tuệ nhân tạo và học máy được coi là cơ sở để kết hợp các yếu tố như con
người, quy trình, hệ thống và hoạt động môi trường. Trong công nghệ 5.0, chúng tăng
cường sự hợp tác giữa con người và robot, ảnh hưởng mạnh mẽ đến quy trình lập kế
hoạch, quản lý và đáp ứng trong chuỗi cung ứng. Sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy
giúp doanh nghiệp tích lũy nhiều kiến thức hơn, tạo ra lợi thế cạnh tranh rõ rệt.
Ví dụ: Công ty sản xuất ô tô sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để tối ưu
hóa quá trình sản xuất, dự đoán nhu cầu của thị trường và tối ưu hóa lịch trình
vận chuyển. Kết quả, họ có thể sản xuất ô tô theo nhu cầu, giảm thiểu lãng phí và
cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
5. Robot
- Công nghệ hiện đại đã giới thiệu robot làm việc thay con người trong nhiều công
việc như vận chuyển, giao hàng hay dọn dẹp kho bãi. Mặc dù việc đầu tư vào robot tốn
kém, nhưng theo thời gian, việc sử dụng robot sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được
nhiều chi phí.
Ví dụ: Tại các nhà máy ôtô, robot thường được sử dụng để lắp ráp xe. Chúng
có khả năng thực hiện các công việc như hàn và lắp ráp bộ phận xe ôtô một cách
chính xác và nhanh chóng. Mặc dù việc đầu tư vào robot tốn kém, nhưng nó giúp
tăng hiệu suất và giảm rủi ro lao động, từ đó giúp tiết kiệm chi phí cho doanh
nghiệp.
6. Bảo mật dữ liệu và an ninh mạng
- Bảo mật dữ liệu là việc quan trọng trong quản lý rủi ro chuỗi cung ứng. Sự gia
tăng về lượng dữ liệu hiện nay làm cho các doanh nghiệp dễ gặp những lỗ hổng bảo mật.
Những lỗ hổng này có thể tạo cơ hội cho các cuộc tấn công nhằm vào dữ liệu của doanh
nghiệp, có thể là thông tin của đối tác, khách hàng hoặc thành phần trong chuỗi cung
ứng. Để ngăn chặn điều này, nhiều công ty đã sử dụng tường lửa, phần mềm chống hack
và tăng cường đào tạo cho nhân viên để đảm bảo an toàn cho dữ liệu và mạng lưới của
họ.
Ví dụ: Một công ty bán lẻ có hệ thống dữ liệu lưu trữ thông tin của khách
hàng và đối tác. Họ áp dụng các biện pháp an ninh như cài đặt tường lửa mạnh mẽ
để bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập trái phép hay tấn công từ bên ngoài. Công ty
cũng đầu tư đào tạo nhân viên về an ninh mạng để ngăn chặn các rủi ro bảo mật
có thể xảy ra từ bên trong.
7. Chuỗi cung ứng tuần hoàn và bền vững
- Trong lý thuyết, chuỗi cung ứng xanh tuần hoàn là việc sản xuất, sử dụng, và tái
chế hoặc loại bỏ một sản phẩm theo một chu trình đóng lại. Khi có hiệu quả, các chuỗi
cung ứng này có khả năng mang lại lợi ích kinh tế lớn. Chúng kết hợp các hoạt động từ
giai đoạn ban đầu đến khi sản phẩm không còn được sử dụng để tối đa hóa giá trị kinh
tế và bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Một công ty sản xuất giày xanh tuần hoàn có thể sử dụng nguyên liệu
tái chế để sản xuất giày mới. Khi người dùng không còn sử dụng giày cũ, công ty
có thể tái chế vật liệu để tạo ra sản phẩm mới hoặc loại bỏ chúng một cách bền
vững, không gây hại đến môi trường.
8. Logistics thông minh và Internet vạn vật
- Thông tin chính xác và khả năng nhanh nhạy với thay đổi là điểm mạnh giúp
doanh nghiệp (DN) nổi trội khi quản lý chuỗi cung ứng (SC). Internet of Things (IoT)
cung cấp thông tin chính xác về vị trí sản phẩm, tính năng, dự đoán và tình trạng giao
hàng ngay lập tức. Điều này giúp DN tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng dịch vụ và
tối ưu hóa mạng lưới SC.
Ví dụ, một công ty vận chuyển sử dụng cảm biến IoT trên các container hàng
để theo dõi vị trí và điều kiện lưu trữ của hàng hóa. Thông tin này giúp họ biết
ngay khi có sự cố hoặc thay đổi trong quá trình vận chuyển, giúp họ can thiệp kịp
thời để tránh tổn thất hoặc kỳ cục về hàng hóa.
9. Chuỗi cung ứng nhanh nhạy
- Trong chuỗi cung ứng hiện đại, sự hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác và quản lý
chính xác dòng hàng và thông tin là yếu tố cốt lõi. Khi chuỗi cung ứng hoạt động nhanh
và linh hoạt, doanh nghiệp có khả năng đối phó với rủi ro và gián đoạn một cách tốt hơn.
Để làm điều này, quan hệ hợp tác cần được duy trì liên tục và công ty cũng cần xem xét
việc kết nối các điểm trong chuỗi cung ứng như nhà kho, bến cảng và các đường vận
chuyển để tối ưu hóa hoạt động.
Ví dụ, khi một công ty điện tử phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp linh kiện,
họ có thể nhanh chóng thay đổi sản phẩm để đáp ứng nhu cầu mới từ khách hàng.
Để làm điều này, quan hệ hợp tác cần được duy trì liên tục và công ty cũng cần
xem xét việc kết nối các điểm trong chuỗi cung ứng như nhà kho, bến cảng và các
đường vận chuyển để tối ưu hóa hoạt động.
10. Xu hướng Nearshoring và Reshoring
- Nearshoring và Reshoring đề cập đến việc đưa việc sản xuất từ nước ngoài về
quốc gia sở tại, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển. Đây là xu hướng phổ
biến trong thời gian gần đây. Các căng thẳng trong thương mại quốc tế đã tạo ra lo ngại
về độ ổn định của việc mua hàng từ nhà cung ứng ở xa. Theo Thomas, có 64% các nhà
sản xuất ở Bắc Mỹ dự định chuyển sản xuất về Mỹ hoặc Mexico để giảm rủi ro thương
mại.
Ví dụ: Công ty sản xuất điện tử ở Mỹ trước đây đã đặt sản xuất tại Trung Quốc để
giảm chi phí. Tuy nhiên, với căng thẳng trong thương mại quốc tế và vấn đề về độ tin
cậy của chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, họ quyết định chuyển một phần hoặc toàn bộ
quy trình sản xuất trở lại Mỹ hoặc Mexico. Việc này giúp họ giảm rủi ro và đảm bảo
việc sản xuất được thực hiện gần hơn với thị trường tiêu thụ, tối ưu hóa thời gian và chi
phí vận chuyển.

You might also like