You are on page 1of 34

ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

CHƯƠNG 1
Câu 1: Định nghĩa chuỗi cung ứng? Có bao nhiêu nhà cung ứng?
Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đáp ứng
các nhu cầu của khách hàng, bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà vận chuyển, kho bãi,
nhà phân phối, bán lẻ và khách hàng cuối cùng.
Chopra Sunil và Peter Meind, Supply chain management, planning and operation, Prentice
Hall, 2014
Ví dụ:

Hộ nông dân,
trang trại nuôi

Trung tâm thu Công ty, nhà Phân phối Đại lý, cửa hàng Người tiêu
mua sữa tươi máy sản xuất dùng

Nhập khẩu/
nguyên vật liệu

Câu 2: Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Các hoạt động chủ yếu của chuỗi cung ứng?
QTCCU là việc thiết kế và quản lý một cách xuyên suốt các quy trình tạo ra giá trị gia tăng
giữa các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng.
(Institude for Supply Management)
Các hoạt động chủ yếu của chuỗi cung ứng: 5 hoạt động chủ chốt
❖ Sản xuất: Một câu hỏi lớn cho bất kì doanh nghiệp hay chuỗi cung ứng nào đó là sản
xuất cái gì và sản xuất như thế nào? Cần tìm hiểu và sản xuất ra những gì đáp ứng được
nhu cầu thực sự của khách hàng. Dựa trên nhu cầu thị trường và khả năng doanh nghiệp,
có một số phương pháp sản xuất sau:
• Sản xuất để dự trữ (bilt to stock-BTS)
+ Sản xuất với một khối lượng nhất định dựa trên dự báo của mình, sau đó lưu
kho và phân phối dần.
+ Phù hợp với sản phẩm có tính đại chúng cao, chi phí lưu kho thấp, thời gian
sử dụng sản phẩm dài, thị trường tiêu thụ ổn định
(ví dụ: thực phẩm chức năng, giày, sắt thép…)
• Sản xuất theo đơn đặt hàng (Make to order)
+ Nhận đơn hàng có xác nhận của khách hàng sau đó tiến hành sản xuất
+ Áp dụng cho sphẩm có tính dị biệt cao, thị trường không lớn, ít ổn định
(Ví dụ: quần áo, đồng phục theo đơn cho các trường)
• Cấu tạo theo đơn hàng (Configure to order)
+ Sản xuất các bộ phận cốt lõi và chung nhất (chưa thành sp hoàn chỉnh)
+ Chỉ khi nhận được đơn hàng mới tiến hàng lắp ráp hoàn chỉnh và giao cho
khách hàng
+ Tiết kiệm thời gian và chi phí lưu kho
+ Là phương pháp lai giữa phương pháp sản xuất theo đơn và phương pháp đặt
đơn hàng.
• Thiết kế theo đơn hàng (Engineer to order)
+ Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với yêu cầu chi tiết của của người mua.
+ Phù hợp với các sản phẩm đặc thù, giá trị lớn như máy bay, tên lửa…
+ Cần trả lời cho câu hỏi khi nào thì sản xuất? bởi vì nó ảnh hưởng đến chi phí
cơ hội và chi phí tồn kho
+ Và câu hỏi sản xuất bao nhiêu? Ảnh hưởng đến chi phí tồn kho và dịch vụ
khách hàng (giao hàng đúng hạn)
❖ Tồn kho
+ Cần phải trả lời hai câu hỏi: doanh nghiệp nên tồn kho nguyên liệu, bán thành
phẩm hay thành phẩm? Khi nào nên tồn kho và tồn kho bao nhiêu là hiệu
quả?
+ Việc nắm giữ lượng hàng tồn kho lớn giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn- với
các biến động thị trường đặc biệt trong nhu cầu ngoài thị trường tăng cao,
cũng đồng nghĩa với chi phí tăng cao.
+ Giải quyết các câu hỏi trên hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp và chuỗi cung ứng
của mình đạt được hiệu quả về chi phí và dịch vụ khách hàng
❖ Vị trí:
+ Các quyết định liên quan đến nên đặt nhà máy, kho bãi, trung tâm giới thiệu
sản phẩm ở đâu? Sẽ ảnh hưởng đến việc mua nguyên liệu gì, từ đâu, nhà máy
nào sản xuất sản phẩm nào (do vị trí).
+ Các yếu tố đánh giá: Chi phí (nhân công, nhà xưởng, điện nước, thuế…), độ
minh bạch chính sách, khả năng tiếp cận nhà cung cấp, lực lượng lao động
lành nghề, khoảng cách đến thị trường tiêu thụ.
+ Các quyết định có tác động rất lớn đến khả năng vận hành của chuỗi cung
ứng.
❖ Vận chuyển
+ Khả năng chuyên chở nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp và
chở thành phẩm từ doanh nghiệp đến thị trường tiêu thụ.
+ Lựa chọn phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường ống, đường
bộ, đường thuỷ, đường điện tử hay hàng không phụ thuộc vào loại hàng hoá,
độ an toàn, yêu cầu về tốc độ hay chi phí.
+ Doanh nghiệp và chuỗi cung ứng của mình cần tìm ra điểm cân bằng giữa
chi phí, độ linh hoạt hay tố độ vận chuyển.
❖ Thông tin
+ Thông tin là sợi dây liên kết 4 động năng trên
+ Thông tin chính xác và được chia sẻ hữu hiệu khi các thành viên quyết định
chính xác và kịp thời giúp gia tăng năng lực đáp ứng nhu cầu của cả CCU từ
đó cả chuỗi cung ứng cùng hưởng lợi
+ Cụ thể, thông tin giúp phối hợp các quyết định về sản xuất, tồn kho, vận
chuyển, địa điểm, phân phối tối ưu nhất.
+ Thông tin giúp dự đoán các biến động thị trường điều này sẽ tác động đến
các quyết định của cả chuỗi cung ứng.
+ Để biến thông tin thành công cụ hữu ích, cần trả lời các câu hỏi:
✓ Thông tin gì cần thu thập
✓ Cần chia sẻ thông tin với ai/bộ phận nào?
✓ Cơ chế xử lý thông tin ra sao?
+ Thông tin cần được hia sẻ thường xuyên giữa các thành viên sẽ giúp ích cho
CCU vận hành và đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, sự minh bạch thông
tin, bí mật khinh doanh, chủ nghĩa cơ hội có thể là rào cản.
Câu 3 Mục tiêu của QTCCU,
Ví dụ minh hoạ
❖ Đảm bảo sự lưu chuyển thông suốt của hàng hoá, dịch vụ và thông tin trong toàn bộ
CCU
+ Đảm bảo một sự dịch chuyển thông suốt , không ách tắc của hàng hóa, dịch
vụ và thông tin trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
+ Đây là ưu tiên quan trọng của các nhà quản trị chuỗi cung ứng
+ Sự thông suốt giúp nhà cung ứng luôn trong tình trạng sẵn sàng phục vụ đúng
lúc (right time), đúng địa điểm (right place), đúng khối lượng (right quantity)
và đúng chất lượng (right quality).
+ Thực hiện hiệu quả nguyên tắc 4Rs mang đến lợi thế cạnh tranh cho DN và
CCU
❖ Tối thiểu hoá chi phí của CCU
+ Chi phí CCU gồm rất nhiều thành tố cấu thành: Chi phí thu mua, vận tải,
tồn trữ, kho bãi.Cphí này liên quan đến tất cả các thành viên trong CCU
+ Tối thiểu hoá chi phí CCU nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh số,
lợi nhuận cho toàn bộ CCU.
❖ Tạo ra sự khác biệt trong đáp ứng nhu cầu khách hàng
+ Tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa đối với khách hàng nhằm vượt qua các đối thủ
với mục đích chính là giữ chân KH cũ và có thêm KH mới
+ Sự khác biệt ở đây chính là DN thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng nhằm
tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đặc thù thoã mãn nhu cầu KH.
+ Sự khác biệt mỗi giai đoạn, mỗi thị trường có thể là khách nhau, có thể là giá
thấp, giao hàng nhanh, phục vụ 24/24, tính năng độc đáo.
+ Sự liên kết bền chặt và hiệu quả giữa các thành viên trong toàn bộ chuỗi cung
ứng là cách tạo sự khác biệt thoả mãn nhu cầu khách hàng. Sáng tạo này có
thể vô hạn và chi phí thấp.
❖ Phân chia và duy trì hợp lý lợi nhuận các thành viên CCU
+ Lợi nhuận bền vững là khát khao của doanh nghiệp chân chính.
+ Nếu chuỗi cung ứng chỉ có một vài thành viên có lợi nhuận thi tương lai CCU
sẽ là sự bấp bênh và có thể gãy đổ vỡ bất cứ lúc nào
+ CCU thành công khi có sự phân chia và duy trì hợp lý lợi nhuận của tất cả
các thành viên trong CCU. Có như thế, sự tồn tại của CCU mới chắc chắn và
lợi nhuận doanh ngiệp thu được mới lâu dài và bền vững.
Câu 4 Cấu trúc của chuỗi cung ứng
❖ CCU cơ bản:
• CCU cơ bản hay còn gọi là CCU đơn giản ít nhất phải tồn tại 3 doan nghiệp
(thành viên) sau:
+ Nhà cung cấp: cung cấp các yếu tố đầu vào
+ Doanh nghiệp: tiến hành sản xuất
+ Khách hàng: sản phẩm được phân phối đến KH tiêu dùng
Sơ đồ mô hình chuỗi cưng ứng cơ bản

Nhà cung cấp Nhà sản xuất Khách hàng


(supplier) (Manufacturer) (Customer)

❖ CCU mở rộng
+ Giả thiết: mỗi doanh nghiệp chỉ phụ trách phần nhỏ mà mình có năng lực.
Xuất phát từ giả thiết này, mô hình cấu trúc CCU mở rộng sẽ có nhiều thành
viên tham gia hơn gồm nhà cung cấp của nhà cung cấp, khách hàng của khách
hàng.
+ Nhà cung cấp dịch vụ Logistics: DN vận tải, DN cho thuê kho bãi, DN tư
vấn, thực hiện thủ tục hải quan, báo cáo thuế, thiết kế sản phẩm, công nghệ
thông tin, nghiên cứu thị trường…là các tác nhân thúc đẩy CCU vận hành
thông suốt.
Sơ đồ mô hình chuỗi cưng ứng mở rộng

Nhà cung Nhà cung Doanh Khách Khách


cấp cấp nghiệp hàng hàng

Nhà cung cấp


dịch vụ logistics

Câu 5: Phân biệt SCM và logistics?


- Logistics: là việc cung cấp, lên kế hoạch và quản trị các phương tiện, nhân lực và vật tư để
hỗ trợ hoặc đảm bảo cho việc tác nghiệp dịch vụ hoặc kinh doanh.
- Supply Chain: làm nhiệm vụ lập kế hoạch, điều phối sao cho dòng chảy của sản phẩm/vật tư,
dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà sản xuất qua nhiều tổ chức, công ty trung gian cho đến
tận tay người tiêu dùng một cách hiệu quả và hợp lý nhất.
Logistics là một bộ phận cấu thành nên Supply Chain và đây là sự khác biệt giữa hai ngành
này:
- Về tầm ảnh hưởng: Logistics có tầm ảnh hưởng ngắn hoặc trung hạn, còn Supply Chain có
tầm ảnh hưởng dài hạn.
- Về mục tiêu: Logistics mong muốn đạt được giảm chi phí vận chuyển nhưng tăng được chất
lượng dịch vụ; còn Supply Chain lại đặt mục tiêu giảm được chi phí trên toàn chiến dịch phân
phối dựa trên việc tăng cường khả năng cộng tác và phối hợp, do đó tăng hiệu quả trên toàn bộ
hoạt động Logistics.
- Về công việc: Logistics quản trị các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng,
giao nhận, dịch vụ khách hàng...còn Supply Chain bao gồm tất cả các hoạt động của Logistcs
và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp của các đối tác, khách hàng...
- Về phạm vi hoạt động: Logistics chủ yếu quản lý bên trong doanh nghiệp; Supply Chain quản
lý cả bên trong lẫn bên ngoài, đối nội lẫn đối ngoại để mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh
nghiệp.
- Về quy mô: Logistics là những hoạt động xảy ra trong ranh giới một công ty vừa và nhỏ còn
chuỗi cung ứng là mạng lưới các công ty cùng làm việc và hợp tác để phân phối sản phẩm đến
thị trường.
Câu 6: Phân biệt chuỗi cung ứng truyền thống và hiện đại.
Dù hiện đại hay truyền thống thì các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng cũng đều hướng
đến việc tìm kiếm lợi ích, các lợi thế cho hoạt động kinh doanh của mình.
• Chuỗi cung ứng hiện đại
- Doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực doanh nghiệp có ưu thế nhất, tức là tập trung vào các
lĩnh vực kinh doanh cốt lõi (core business) và sẽ thực hiện chiến lược mua ngoài (outsourcing
stragegy) đối với phần còn lại. Các doanh nghiệp trong chuỗi có quan hệ đối tác chặt chẽ với
nhau nhưng hoàn toàn độc lập với nhau về sở hữu.
- Có thể linh hoạt trong việc đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao, có xu hướng thay đổi nhanh
chóng của khách hàng và thị trường.
- Mục đích: Phát huy tối đa các ưu điểm, thế mạnh của từng doanh nghiệp thành viên
- Vẽ mô hình
- Ví dụ: Để sản xuất ra được 1 chiếc máy tính Dell hoàn chỉnh, Dell Inc có mối quan hệ rất tốt
và bền vững với các đối tác trong chuỗi cung ứng. Có thể kể đến một số nhà cung cấp linh kiện
phần mềm cho Dell như: Intel cung cấp chip vi xử lý máy tính, bo mạch chủ,…; Microsoft
cung cấp hệ điều hành hay Compal cung cấp các linh kiện cho máy tính,…
• Chuỗi cung ứng truyền thống
- Doanh nghiệp có xu hướng thâu tóm và làm chủ toàn bộ chuỗi cung ứng, trực tiếp tạo ra
nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Mô hình chuỗi cung ứng này được gọi là mô hình tích
hợp chiều dọc.
- Phù hợp với các thị trường thay đổi chậm, sản phẩm có vòng đời dài và ít thay đổi
- Mục đích: tối đa hóa hiệu suất thông qua hiệu ứng kinh tế qui mô (Scale of Economic)
- Vẽ mô hình
- Ví dụ: Hãng xe Ford tự đảm nhiệm tất cả các công đoạn từ khai thác mỏ sắt, luyện kim loại,
chế tạo linh kiện xe hơi, tiến hành lắp ráp 1 chiếc xe hoàn chỉnh.
Câu 7: Xu hướng trong tương lai của SCM?
Với sự tiến bộ nhanh chóng của công ngh, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc, mức độ
cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng cùng với đó là sự pha trộn về văn hóa cũng như
xung đột văn hóa,… đặt ra thách thức to lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải có cái nhìn linh hoạt
trong việc xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình. Theo nghiên cứu, xu
hướng tương lai của chuỗi cung ứng tập trung vào 4 vấn đề chính sau:
• Sự mở rộng của chuỗi cung ứng (expanding the supply chain)
Toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập gia tăng làm thúc đẩy các doanh nghiệp các chiến lược
hướng ra thị trường nước ngoài với việc ngày càng nhiều các đối tác đến từ các quốc gia khác,
nhiều nhà máy, văn phòng của doanh nghiệp được đặt tại nhiều quốc gia. Điều này tạo thách
thức to lớn cho doanh nghiệp trong việc quản trị chuỗi cung ứng của mình. Sự xa cách về địa
lý, khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ cùng hệ thống luật pháp với nhiều dị biệt và phức tạp,…
sẽ thực sự là rào cản lớn cho các doanh nghiệp.
• Gia tăng khả năng phản ứng của chuỗi cung ứng (increase supply chain resposiveness)
Thể hiện khả năng của chuỗi trong việc đáp ứng một cách hiệu quả các yêu cầu từ thị trường
và khách hàng.
Thị trường đang ngày càng đòi hỏi khắt khe đối với các doanh nghiệp về chất lượng, sản phẩm,
mẫu mã, giá cả, dịch vụ, giao nhận,… và xu hướng này ngày càng trở nên phổ biến cho tất cả
ngành nghề trong thời gian tới. Đòi hỏi tất cả thành viên trong chuỗi phải không ngừng nổ lực
hợp tác mới để đáp ứng thách thức này.
• Chuỗi cung ứng xanh
Xu hướng tiêu dùng xanh (Green consumption) ngày càng phổ biến và được cổ vũ khắp nơi
trên thế giới. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển đòi hỏi toàn bộ các hoạt động trong chuỗi
cung ứng hướng đến việc sản xuất xanh, phân phối xanh để giảm các tác động có hại đến môi
trường và cộng đồng. Doanh nghiệp hay chuỗi cung ứng có danh tiếng trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường sẽ là vũ khí khá hữu hiệu
Vd: Phúc Long sử dụng ống hút giấy,…
• Giảm thiểu chi phí chuỗi cung ứng
Xu hướng thị trường ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải nổ lực đưa ra thị trường các sản
phẩm giá hạ nhưng chất lượng cao, dịch vụ hữu hiệu. Để thực hiện việc cắt giảm chi phí, cần
thực hiện song song 2 yêu cầu:
- Tiến hành cắt giảm chi phí của chuỗi cung ứng từ chi phí thu mua, tái chế, sản xuất hay
tồn kho,… nhằm giảm thiểu giá thành sản phẩm
- Liên tục cải tiến: mất nhiều thời gian và công sức hơn. Nếu thành công doanh nghiệp
sẽ phát triển bền vững.
CHƯƠNG 2
Câu 1: Khái niệm mua hàng, quản trị mua hàng? Vai trò và mục tiêu của hoạt động mua
hàng?
- Mua hàng: là quá trình mà một tổ chức nào đó ký hợp đồn với bên đối tác để sở hữu
những hàng hóa dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức đó theo một cách
tiết kiệm và nhanh chóng nhất.
(Henrik Andersen, Integrating Purchasing & Logistic, 2006)
- Quản trị mua hàng: là một quá trình hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm soát có hiệu
quả các hoạt động thu mua hàng hóa nguyên vật liệu, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, bao gồm tìm kiếm và chọn lựa các nhà cung cấp, xây dựng và duy trì mối quan
hệ với nhà cung cấp, xây dựng các chiến lược về nhà cung cấp, đàm phán với nhà cung cấp, tổ
chức thực hiện hợp đồng mua bán và một số các hoạt động liên quan khác.
- Vai trò của hoat động mua hàng đối với doanh nghiệp: Theo thời gian cùng với các sự
biến động nhanh chóng của công nghệ, thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, hoạt động mua
hàng đã từng bước nổi lên thành một trong những hoạt động quan trọng đối với các doanh
nghiệp trong việc tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
+ Mua hàng là một hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp: Bất kì một tổ chức nào
cũng phải cần có đầu vào để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Các sản phẩm
hàng hóa như nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị,.. đều đi qua khâu mua hàng trước khi trở
thành yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
+ Hoạt động mua hàng là một trong những nhân tố có tầm ảnh hưởng quan trọng đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp: Các yếu tố đầu vào thông qua hoạt động mua hàng có ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá thành sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, cũng như
thời điểm cung cấp hàng hóa ra thị trường tác động đến uy tín và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.
+ Hoạt động mua hàng giúp doanh nghiêp chuyên môn hóa thông qua hoạt động mua ngoài
(outsourcing): Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các hoạt động mua ngoài để tìm kiếm các sản
phẩm, linh kiện, nguyên vật liệu, phụ tùng mà doanh nghiệp có nhu cầu nhằm phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Nhờ vậy, các nguồn lực chủ yếu nhưng có hạn của doanh
nghiệp sẽ ưu tiên tập trung vào hoạt động chính của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo nên sự
chuyên môn hóa cao cho doanh nghiệp, nền tảng của những năng lực cạnh tranh vượt trội.
+ Hoạt động mua hàng góp phần gia tăng tính chủ động của doanh nghiệp: Hiện nay hoạt
động thuê mua bên ngoài chiếm tỷ trọng rất cao so với trước đây vì vậy mà mà doanh nghiệp
lệ thuộc nhiều hơn vào các nhà cung cấp. Vì vậy mà doanh nghiệp cần có một bộ phận thu mua
thực sự có năng lực, hoạt động có hiệu quả giúp doanh nghiệp dự liệu được các tình huống
cũng như các biện pháp hữu hiệu.
- Mục tiêu của hoạt động mua hàng: Đảm bảo sự ổn định các yếu tố đầu vào cho doanh
nghiệp với một mức giá thấp, góp phần làm gia tăng chất lượng sản phẩm đầu ra của doanh
nghiệp và tối đa hóa thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
+ Đảm bảo sự ổn định các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp: Hoạt động thu mua phải đảm
bảo cung cấp đủ số lượng nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo
hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục và không bị gián đoạn. Căn cứ vào dự báo nhu cầu,
dự báo tình hình cung cầu trên thị trường nguyên vật liệu cũng như khả năng cung cấp các đối
tác khi tiến hành đặt hàng để có thể đặt với số lượng hợp lí, không nhiều cũng không không
thiếu để đảm bảo hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
+ Thu mua các yếu tố đầu vào với mức giá hợp lí: Giá mua nguyên vật liệu và các yếu tố
khác luôn là một phần quan trọng tạo nên giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Việc mua các
yếu tố đầu vào với giá cả hợp lí sẽ góp phần gia tăng vị thế cạnh ranh của doanh nghiệp trên
thị trường.
+ Góp phần làm gia tăng chất lượng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp: Chất lượng nguyên
vật liệu, máy móc, tiết bị là xương sống tạo nên một sản phẩm tốt. Những yếu tố đó đạt chất
lượng thì tạo ra các sản phẩm tốt. Như vậy, hoạt động thu mua phải quán triệt quan điểm này
để đảm bảo việc cung ứng nguyên vật liệu đạt yêu cầu về mặt chất lượng. Điều này sẽ góp
phần làm gia tăng chất lượng sản phẩm cuối cùng.
+ Tối đa hóa thỏa mãn nhu cầu của khách hàng: Khách hàng ngày càng trở nên khó tính
và nhu cầu luôn được thay đổi, vì vậy mà việc nắm bắt và đắp ứng được nhu cầu của họ chính
là một thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp. Do đó, hoạt động thu mua phải đảm bảo làm
việc chặt chẽ với hệ thống và nhà thu mua, có thể nói thu mua đã trở thành cầu nối giữa nhà
cung cấp và doanh nghiệp trong việc tìm ra các phương án hữu hiệu giúp tạo ra sản phẩm chất
lượng tốt, giá thành hạ, mẫu mã đẹp, cung cấp đúng thới điểm mà khách hàng cần.
Câu 2: Mua hay tự sản xuất (make or buy decision)
Trước đây khi chọn nguồn cung cấp chi phí chính là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, ngày nay
sự ảnh hưởng mang tính chiến lược của nguồn cung đối với khả năng cạnh tranh doanh nghiệp
là yếu tố then chốt
Thông thường doanh nghiệp chỉ chọn mua ngoài các NVL, phụ tùng thông dụng (noncore
activities) và không ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh doanh nghiệp
Ví dụ: Honda không mua động cơ xe vì đây chính là lợi thế cạnh tranh của họ.
❖ Lý do mua ngoài:
• Lợi thế về chi phí:
+ Nhà cung cấp sản xuất không chỉ để phục vụ một người mà cho cả thị trường
+ Đạt được lợi thế về kinh tế theo quy mô, tức là ưu điểm của sản xuất hàng
loạt với số lượng lớn sẽ cho ra đời sản phẩm với giá thành hạ
• Do hạn chế về công suất nhà máy:
+ Khi doanh nghiệp đã khai thác tối đa hoặc gần hết công sức thiết kế sẽ không
còn đủ khả năng để tự sản xuất=> p/an mua ngoài là thích hợp
• Do thiếu hoặc yếu về công nghệ, kỹ năng: Doanh nghiệp sẽ không thể có đủ các
công nghệ cũng như các kỹ năng cần thiết phục vụ nhu cầu tự sxuat.
• Do nhà cung cấp sở hữu các công nghệ cao, tay nghề nhân công cao… chính vì
thế sản phẩm của họ luôn đạt chất lượng cao và không phải lúc nào ai cũng có
thể làm ra được các sản phẩm tương tự như vậy.
Ví dụ: VinFast sẽ trực tiếp sản xuất các cấu kiện quan trọng nhất của một sản phẩm
xe hơi là thân vỏ xe; khung gầm và động cơ. Tuy nhiên linh kiện, phụ tùng cho xe ô
tô được nhập từ các nhà cung cấp hàng đầu như tập đoàn ZF của Đức, Lear của Hoa
Kỳ và APPICO của Thái Lan. Rõ ràng với sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu, sản
xuất và sự hỗ trợ các nhà sản xuất linh phụ kiện ô tô trong tổ hợp của mình, VinFast
đã trở thành một nhà sản xuất ô tô có tầm vóc quốc tế.
❖ Lý do tự sản xuất
• Bí mật công nghệ hoặc sản phẩm: Bí mật kinh doanh chính là chiến lược kinh
doanh giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển, đồng thồi cũng có thể là lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ. Doanh nghiệp muốn bảo vệ bí
mật kinh doanh của mình trước các đối thủ nên sẽ tự sản xuất.
Ví dụ: Intel dường như chưa bao giờ yêu cầu các nhà cung cấp cung cấp bộ xử
lý trung tâm (CPU) của máy tính.
• Không tìm ra nhà cung cấp: khi không tìm thấy nhà cung cấp thích hợp (do thiếu
công nghệ, công suất, tay nghề…) thì buộc DN phải tự sản xuất
• Khả năng kiểm soát về mặt chất lượng: khi doanh nghiệp muốn kiểm soát chặt
chẽ chất lượng một vài yếu tố đầu vào trong khi chưa tìm ra được nhà cung cấp
thích hợp hoặc không tin tưởng nhà cung cấp này => tự sản xuất.
• Doanh nghiệp thừa công sức và có sẵn nguồn lực: đất đai, nhà xưởng, nhân lực,
tài chính… thì đôi khi sẽ thực hiện chiến lược tích hợp theo chiều dọc, tức là mua
lại và làm chủ sở hữu một số nhà ung cấp cụ thể nào đó.
• Khi donh nghiệp đối diện với các rủi ro giao hàng trễ hay thiếu hụt nguồn cung
cũng lf động lực thúc đẩy doanh nghiệp tự sản xuất
• Tiết kiệm chi phí so với mua ngoài: khi DN tiến hành tự sản xuất sẽ cho chi phí
thấp hơn so với việc mua ngoài thì doanh nghiệp sẽ tiến hành tự sản xuất.
Ví dụ: Hãng xe Ford tự đảm nhiệm tất cả các công đoạn từ khai thác mỏ sắt, luyện
kim loại, chế tạo linh kiện xe hơi, tiến hành lắp ráp 1 chiếc xe hoàn chỉnh.
Câu 2: Một số lưu ý của quá trình đàm phán
Đàm phán trong thu mua là một quá trình bên mua và bên bán tiến hành trao đổi, bàn bạc và
thương lượng các vấn đề như giá cả, hàng hoá, chất lượng sản phẩm, thời gian và phương thức
giao nhận, bảo hành bảo trì…
Muốn cho cuộc đàm phán có nhiều cơ hội đi đến thành công và mang đến lợi ích cho các bên
tham gia cần lưu ý các vấn đề sau:

• Tuân thủ nguyên tắc win-win trong quá trình đàm phán
• Phải biết lắng nghe khi đàm phán
• Không nên để cảm xúc chi phối khi đàm phán
• Tôn trọng đối tác
• Nên có biên bản khi đàm phán
• Không nên vội vàng đưa ra kết luận cũng như đồng ý với các đề nghị của đối
phương
• Ngôn ngữ đàm phán nhẹ nhàng nhưng thuyết phục, cô đọng và đơn nghĩa
Câu 3: Một số chiến lược thu mua thông dụng
❖ Chiến lược nhà cung cấp JUST IN TIME (JIT).
Mô hình truyền thống: DN sẽ dự báo nhu cầu sử dụng NVL từ các bộ phận sau đó tiến
hành đặt mua NVL từ các NCC để dự trữ và sản xuất kinh doanh Mô hình này có nhược điểm
là tạo ra hàng tồn kho lớn và lãng phí tiền của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty Cổ phần May 10 sản xuất hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu
ra các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản,…vì vậy mà công ty cần phải liên tục và thường
xuyên nhập nguyên vật liệu. Bộ phận sản xuất, thu mua sẽ dự báo nhu cầu sử dụng nguyên vật
liệu trong kỳ tới và tiến hành thu mua.
Mô hình Just in time:
Cố gắng khắc phục nhược điểm thông qua yếu tố thời gian và kích thước lô hàng nhỏ.
Cung cấp cho DN mua hàng các đơn hàng với kích thước nhỏ bằng đúng nhu cầu sử dụng tại
thời điểm đó. Dĩ nhiên tần suốt giao hàng của nhà cung cấp sẽ tăng lên. Thực hiện phương án
này sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ tồn kho một cách triệt để và gia tăng hiệu quả của doanh
nghiệp.
DN và NCC phải phối hợp chặt chẽ và hiểu triết lý JIT. Để thực hiện đc chiến lược này
cần phải chọn lựa kỹ NCC để chọn ra đối tác có thể thực thi triết lý JIT.
Ví dụ: một nhà sản xuất ô tô hoạt động với mức tồn kho thấp nhưng phụ thuộc nhiều
vào chuỗi cung ứng của mình để cung cấp các bộ phận cần thiết để chế tạo ô tô, trên cơ sở cần
thiết. Do đó, nhà sản xuất đặt hàng các bộ phận cần thiết để lắp ráp ô tô, chỉ sau khi nhận được
đơn đặt hàng.
❖ Thu mua xanh:
Xu hướng này khuyến khích việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ thân
thiện với môi trường, có ích cho xã hội và không vi phạm quyền con người. Cụ thể hơn, xu
hướng này khuyến khích các sản phẩm có thể tái chế, tiết kiệm năng lượng. Doanh nghiệp và
chuỗi cung ứng của mình nếu muốn phát triển bền vững, muốn thâm nhập vào các thị trường
cao cấp và khó tình thì không thể không quan tâm để xu hướng thời đại này.
Ví dụ: BMW hướng đến green supply chain bằng các chương trình tái chế chất thải rắn
(solid waste) và làm giảm nhu cầu về bãi rác (landiflls), sáng kiến bảo tồn nguồn nước giúp
tiết kiệm 9,5 triệu gallon nước/năm.
❖ Đạo đức thu mua
Đạo đức trong thu mua là các nỗ lực, thông qua các hành vi thu mua của doanh nghiệp
nhằm đem đến sự thay đổi tích cực cho xã hội.
Các hành vi đó có thể là ưu tiên mua hàng từ các NCC do nữ doanh nhân làm chủ, DN
do dân tộc thiểu số làm chủ, DN có quy mô vừa và nhỏ,..Hoặc ngưng mua hàng từ các NCC
vi phạm quyền con người, về đối xử với công nhân hay sử dụng trẻ vị thành niên; gia tăng mua
hàng từ các DN có nhiều đóng góp cho xã hội, có ý thức bảo vệ môi trường,…
Để thực hiện hành vi đạo đức trong thu mua, DN cần ban hành các quy định về đạo đức
trong thu mua, huấn luyện trang bị kiến thức này cho nhân viên và các thành viên CCU. Điều
đó làm cho CCU mà DN là thành viên có “quyền lực mềm” trong mắt đối tác và khách hàng.
Ví dụ: H&M cho biết họ ngừng mua bông vải ở Tân Cương do quan ngại sâu sắc về các
báo cáo từ những tổ chức xã hội dân sự và truyền thông liên quan đến cáo buộc lao động cưỡng
bức và phân biệt đối xử người dân tộc thiểu số.
CHƯƠNG 3

Câu 1: Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược thành công

Với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc doanh nghiệp xây dựng thành công mối quan
hệ đối tác giúp doanh nghiệp giúp DN duy trì tính ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh
và gia tăng đáng kể năng lực cạnh tranh trên thị trường

Xây dựng lòng tin (Building trust)

- Lòng tin là nền tảng cho sự hợp tác, tìm kiếm giải pháp dung hoa lợi ích hai bên, cùng
nhau hướng tới các lợi ích chiến lược và dài hạn

- Vô vùng khó khăn xây dựng niềm tin vững chăc hai bên, đặc biệt trong hoạt động kinh
doanh-nhạy cảm và phức tạp

- Lòng tin được xây dựng trên sự trung thực và ý thức về lợi ích chung giữa hai bên
(không phải lợi ích cá nhân)

+ Sự trung thực là nền tảng cho sụ tin tưởng lẫn nhau

+ Lợi ích chung là vấn đề trao đổi thống nhất và là kim chỉ nam trong quá trình hợp tác.

- Khi đã tạo dựng được lòng tin, việc duy trì và phát triển lòng tin ấy lên mức cao hơn
là rất khó khăn, trong khi nguy cơ đổ vỡ luôn thường trực. Do đó, đòi hỏi các bên phải dành
nhiều tâm huyết và thời gian để củng cố mối quan hệ này

Chia sẻ sự quan tâm về các mục tiêu và triển vọng

- Các mối quan hệ phải được xây dựng trên cơ sở tự nguyện với những triển vọng và mục
tiêu chung

- Các bên đối tác phải chia sẻ với nhau các mối quan tâm chung về mục tiêu và triển vọng
của mối quan hệ này để có cái nhìn thống nhất và những hành động mang tính phối hợp cao.

- Triển vọng và mục tiêu đặt ra cho các mối quan hệ này phải là các mục tiêu và triển
vọng có tính khả thi và mang tính đồng thuận
Các mối quan hệ cá nhân

- Các mối quan hệ hợp tác chính là các mối quan hệ giữa các cá nhân

- Xây dựng, củng cố các mối quan hệ cá nhân, trong mối quan hệ này là rất có ý nghĩa
đối với việc duy trì sự phát triển của sự hợp tác

Các nhu cầu và lợi ích chung

- Nhu cầu và lợi ích là các vấn đề tế nhị và rất nhạy cảm

- Để củng cố và duy trì mối giao hảo đối tác, cần đặt nhu cầu và lợi ích cá nhân vào các
lợi ích chung trên cơ sở tôn trọng một cách hài hòa nhu cầu và lợi ích của nhau.

Sự cam kết và hỗ trợ từ lãnh đạo

- Bất kì hợp tác nào giữa các doanh nghiệp sẽ kho có kết quả tốt nếu không có sự cam
kết hỗ trợ từ phía nhà lãnh đạo cao cấp

- Các lãnh đạo cần có động thái để thể hiện sự ủng hộ đối với sự hợp tác các bên

- Sự ủng hộ sẽ rất ý nghĩa khi có trục trặc trong quá trình hợp tác

- Lãnh đạo là người có tiến nói trọng lượng hơn (do có nhiều thông tin) trong quá trình
giải quyết hoặc hỗ trợ các bên tham gia

- Cam kết- tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia hợp tác để quá trình hợp tác đặt
kết quả khả quan

Quản trị sự thay đổi

- Sự thay đổi luôn xảy ra trong quá trình hợp tác gây ra nhiều thay đổi cho hai bên. Sự
thay đổi này có thể gây hại cho lợi ích hai bên, thậm chí phá vỡ mối quan hệ vừa xây dựng

- Các nhà quản trị phải có sự chuẩn bị đối diện với các thay đổi này và quản trị sự thay
đổi theo hướng dung hòa lợi ích các bên, có thay đổi là một phần của sự hợp tác

Mcdonald có nói: “chìa khoá để quản trị thành công sự thay đổi chính là giữ nguyên sự tập
trung của doanh nghiệp vào bộ nguyên tắc cốt lõi không thay đổi trong bất kì tình huống nào”

Thông tin và truyền thông

- Cơ chế truyền thông và chia sẻ thông tin hiệu quả trong quá trình hợp tác nhằm hạn chế
các xung đột có thể xảy ra.

- Thông tin và truyền thông tốt sẽ tạo cơ hội cho bên mua và bên bán thường xuyên gặp
gỡ để thông báo cho nhau xã vấn đề liên quan, các sự thay đổi (nếu có), đánh giá kết quả thu
được và tìm biện pháp khắc phục nếu có vấn đề nảy sinh.
Năng lực

- Năng lực của các bên sẽ chi phối sự thành công hay thất bại của các bên khi hợp tác với
nhau

- Việc tìm hiểu kỹ lưỡng năng lực của các bên sẽ giúp các bên hợp tác có sự bổ sung hiệu
quả cho nhau.

Phương pháp đánh giá hiệu quả hợp tác

- Để cải thiện hiệu quả hợp tác cần thiết phải có các phương pháp đánh giá

- Các yếu tố quan trọng cần đánh giá là chất lượng hàng hóa, thời gian giao hàng, chi phí,
sự linh động… trong đó yếu tố chi phí chiếm một vị trí rất quan trọng.

- Một số chi phí tiêu biểu

+ Chi phí tiền giao dịch (Pre-transaction cost)

+ Chi phí giao dịch (Transaction cost)

+ Chi phí hậu giao dịch (Post transaction)

Cải tiến liên tục

- Cải tiến liên tục là một quy trình ở đó hàng loạt các cải thiện được thực hiện ở quy mô
nhỏ nhưng xuyên suốt hướng đến việc loại bỏ sự lãng phí

- Mục tiêu là cải thiện liên tục các vấn đề về năng lực của các bên về giá cả, chất lượng
sản phẩm và dịch vụ, năng lực giao hàng cũng như các vấn đề về công nghệ

- Cải tiến liên tục đòi hỏi các bên không phải tập trung vào sửa sai các vấn đề đã phát
sinh mà là cùng hợp tác với nhau để loại bỏ các hiện tượng hay vấn đề không hiệu quả một
cách triệt để.

Câu 2: Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp chiến lực

ISO 14000

- Là bộ tiêu chuẩn quốc tế ban hành bởi tổ chức ISO và hệ thống quản lý mt

- Năm 2008 có 188.815 chứng chỉ ISO 14001 được cấp trên toàn cầu cho 155 quốc
gia, trong đó hoa Kì 4.974 chứng chỉ

- Năm 2019-312.580 chứng chỉ ISO 14000 được cấp trên toàn thế giới, 1441 chứng
chỉ tại Việt Nam
- ISO 14000-bộ những tiêu chuẩn đảm bảo môi trường như mức độ giảm thiểu sử dụng
năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, ô nhiễm, giảm thiểu các rủi ro gây ra
cho môi trường, như sự ô nhiễm, rác thải…

- ISO 14000 cũng chứng nhận các đóng góp của DN đối với cộng đồng

- 1 điều tra của ISO cho thấy hơn 32% DN yêu cầu đối tác phải có ISO 14000

- Các DN cũng có ctrình hỗ trợ NCC. Ví dụ Ford hỗ trợ các NCC đạt ISO 14000

SA 8000

- SA-8000 là bộ tiêu chuẩn mang tính quốc tế đưa ra các yêu cầu về trách nhiệm xã
hội đối vơi doanh nghiệp nhằm tiến tới cải thiện môi trường làm việc của người lao động tại
DN

- SA 8000 ra đời năm 1997 và sửa đổi năm 2001 do tổ chức Social Accountability
International (SAI) phát triển và giám sát.

- SA 8000 quy định một loạt các vấn đề lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khoẻ
an toàn người lao động, phân biệt đối xử, kỉ luật lao động, thời gian làm việc, tiền công lao
động, hệ thông quản lý…

- Hiện nay, các DN thu mua đặc biệt là các DN đến từ các quốc gia phát triển luôn yêu
cầu đối tác của mình phải có chứng chỉ SA 8000.

- Có được chứng chỉ SA 8000 sẽ mang lại được nhiều lợi thế cho doanh nghiệp, và cũng
chính là lợi thế cạnh tranh “mềm” của DN khi tham giao đàm phán.

- SA 8000 là một trong ba tiêu chuẩn (ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000) được xem là
băt buộc để các DN Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ và châu ÂU

Câu 4: Phát triển NCC là gì? Tại sao phải phát triển NCC? Thách thức?

Phát triển nhà cung cấp là bất kì hoạt động nào của người mua thực hiển nhằm cải thiện hiệu
quả hoặc năng lực của NCC nhằm đáp ứng 1 cách hiệu quả các nhu cầu cung cấp của DN trong
ngăn hạn cũng như dài hạn.

Đòi hỏi khả năng phối hợp giữa các bên liên quan về tài chính, nhân lực cho các hoạt động:

- Huấn luyện nhân sự của NCC

- Đầu tư vào quy trình hoạt động, công nghệ, hoạt động quản trị của NCC

Phải phát triển NCC vì:

- NCC có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt qua đó DN sản xuất
có thể sản xuất các sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt
- NCC sản xuất ra sản phẩm dịch vụ có giá thành thấp thì DN sản xuất có thể sản xuất
ra các sản phẩm dịch vụ có giá thành thấp

- NCC giao hàng nhanh thì DN sản xuất có thể nâng cao chất lượng dịch vụ giao hàng

Thách thức trong phát triển nhà cung cấp:

- NCC có thể từ chối tham gia. Điều này sẽ gây bất lợi cho nhà sản xuất khi phải mất
thời gian để tìm NCC khác và doanh nghiệp có thể không hài lòng với NCC mới

- NCC sau khi được đầu tư sẽ ngưng hợp tác: Sau khi được đầu tư, NCC rất có thể tìm
nhà sản xuất khác với mong muốn đem lại lợi nhuận cao hơn, điều này sẽ làm cho nhà sản xuất
hiện tại tốn thời gian và chi phí khi đầu tư và phải đi tìm NCC khác dể bắt đầu lại từ đầu

- NCC có thể tiết lộ công nghệ cho đối thủ: NCC không chỉ cung cấp NVL cho mỗi
doanh nghiệp mình, chính vì thế nếu DN mình và NCC có chút hiểu lầm hay đối thủ cho NCC
hưởng lợi cao thì NCC sẽ tiết lộ công nghệ của mình cho đối thủ, điều này dẫn đén nguy hại
nghiêm trọng cho DN

- Sau khi kết thúc phát triển NCC thì NCC lại quay về trạng thái ban đầu: sẽ rất lãng phí
thời gian, chi phi công sức khi NCC không thể duy trì và phát triển mọi thứ khi đã được đầu
tư thay đổi. Gây cảm giác hụt hẫng cho đối tác.
Câu 5: Vai trò của NCC đối với DN?
Theo thời gian, khối lượng mua ngoài gia tăng cũng đồng nghĩa với việc các doanh
nghiệp sẽ lệ thuộc ngày càng nhiều vào hệ thống nhà cung cấp của mình
Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp chi phối hay ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành nên
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như:
• Chất lượng sản phẩm tốt
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp. Nhà cung cấp nguyên vật liệu
tốt thì sản phẩm doanh nghiệp tạo ra sẽ đạt được chất lượng khi đến tay người tiêu dùng cuối
cùng.
• Giá cả cạnh tranh
Giá cả của sản phẩm tạo ra ở mức thấp để cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu từ nhà cung cấp. Nhà cung cấp nguyên liệu tốt với giá rẻ giúp doanh nghiệp
tạo ra sản phẩm với mức giá cạnh tranh hơn.
• Giao hàng nhanh
Tùy thuộc vào tốc độ giao hàng mà doanh nghiệp lựa chọn được nhà cung cấp. Chính
vì thế tốc độ giao hàng nhanh là một lợi thế
• Tham gia cùng nhà sản xuất
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì nhà cung câp phải phối hợp với nhà sản xuất:
phát triển sản phẩm mới, các phương án hay gợi ý cải tiến quy trình vận hành và cắt giảm chi
phí.
VD: Người tiêu dùng phản ánh sơn có mùi hôi phối hợp nhà cung cấp: cải tiến nguyên
liệu,…
Câu 6: Nguyên nhân gây đổ vỡ các mối quan hệ hợp tác
K.Ohmae chỉ ra 8 nguyên nhân gây ra đổ vỡ các mối quan hệ hợp tác:
• Sự lạc quan quá mức (Overly optimistic)
Khi xây dựng mối quan hệ hợp tác thì bao giờ người ta cũng kì vọng mối quan hệ này.
Những kì vọng là động lực thúc đẩy cho quan hệ hợp tác này phát triển. Tuy nhiên các kì vọng
là sự lạc quan quá mức về các triển vọng có thể đạt được trong tương lai thì lại là lực cản nguy
hiểm đối với tất cả mối quan hệ đối tác. Sự lạc quan thái quá này sẽ làm cho các bên dễ rơi và
trạng thái ảo tưởng về khả năng và năng lực thực sự của mình cũng như mối quan hệ đối tác.
Nếu không đạt được viễn cảnh đí, sự đề kháng của các mối quan hệ hợp tác sẽ vô cùng mong
manh dễ vỡ.
• Truyền thông kém (Poor communication)
Truyền thông là khả năng truyền đạt thông tin giữa các bên tham gia liên doanh. Truyền
thông tốt, hiệu quả sẽ góp phần gia tăng sự thấu hiểu giữa các bên tham gia hợp tác và thúc
đẩy hiệu quả hợp tác giữa các bên đồng thời góp phần giải quyết các vướng mắt phát sinh trong
quá trình hợp tác. Tuy nhiên không phải lúc nào truyền thông cũng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả
theo mong muốn. Khi hoạt động truyền thông kém sẽ không truyền đạt đầy đủ, chính xác và
kịp thời với các thông tin liên quan. Từ đó các bên không thấu hiểu lẫn nhau, dẫn đến bất đồng
và từng bước đi đến chỗ bất hợp tác.
• Thiếu sự chia sẻ các lợi ích (Lack of shareed benefits)
Lợi ích là một vấn đề tế nhị và dễ dẫn đến mâu thuẫn nhất trong mọi hoạt động hợp tác
và liên kết. Nếu sự chia sẻ nguồn lợi ích được quy định rõ ràng, chặt chẽ và công bằng ngay từ
đầu thì nguy cơ xảy ra mâu thuẫn sẽ được giảm thiểu.
• Kết quả không như mong đợi (Slow payback results)
Khi tham gia hợp tác thì các bên đều có sự mong đợi những kết quả khả quan. Nhưng
không phải lúc nào các mối quan hệ hợp tác cũng đem lại kết quả tốt đúng như các bên mong
muốn. Một khi kết quả không khả quan sẽ dễ dàng nảy sinh sự chán nản, bị quan thậm chí là
mâu thuẫn giữa các bên tham gia hợp tác
• Thiếu cam kết về mặt tài chính (lack of financial commitment)
Khi đứng trước mỗi cơ hội hợp tác, các bên dễ dàng lạc quan và dễ dàng lạc quan và
đưa ra các cam kết mạnh mẽ nhằm thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, kể cả các cam kết về mặt
tài chính. Tuy nhiên khi bắt tay vào công việc cụ thể, nhiều vấn đề mới phát sinh, nghĩa vụ tài
chính của các bên đôi khi lơ là, chậm trễ. Dẫn đễn mâu thuẫn trong quan hệ hợp tác.
• Thiếu sự đồng bộ trong hoạt động (Misunderstood operating principles)
Hợp tác là phải có sự phối hợp trong toàn bộ hoạt động giữa các thành viên tham gia
quá trình hợp tác. Đây là cơ sở tạo tiền đề cho sự thành công của các dự án hợp tác. Nếu sự
phối hợp này có vấn đề sẽ nảy ra hiện tượng thiếu đồng bộ trong tổ chức thực hiện thì kết quả
mang lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
• Xung đột văn hóa (Cultural mismatch along with)
Trong một thế giới đề cao sự hợp tác như hiện nay thì sự giao thoa văn hóa đang trở nên
phổ biến hơn bao giờ hết, đặc biệt khi quá trình toàn cầu hóa đang ngày càng sâu rộng. Chính
sự khác biệt văn hóa này gây ra những xung đột văn hóa trong quá trình hợp tác, đặc biệt khi
các bên tham gia hợp tác có nguổn gốc văn hóa khác nhau. Đây là mầm móng tạoh ra trục trặc
trong quá trình hợp tác.
• Thiếu kinh nghiệm hợp tác (lack of alliance experiences)
Kinh nghiệm là sự bổ trợ quan trọng giúp sự hợp tác nhanh chóng đi đúng hướng cũng
như tránh được các trục trặc hay xảy ra trong quá trình hợp tác. Nếu thiếu kinh nghiệm trong
quá trình hợp tác sẽ tạo ra xung đột và đưa các mối quan hệ vào bế tắc.
Câu 7: Một số chiến lược về quản trị nhà cung cấp?
Qui mô hệ thống nhà cung cấp
Lý thuyết chuỗi cung ứng đã chỉ ra rằng, nếu qui mô hệ thống nhà cung cấp quá lớn thì
hiệu quả sẽ không cao. Điều đó thể hiện ở chỗ doanh nghiệp sẽ không đủ nguồn lực để có thể
quản trị hiệu quả một hệ thống nhà cung cấp quá đồ sộ này.
Thứ hai là doanh nghiệp sẽ không thể cùng lúc xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược
với quá nhiều nhà cung cấp như vậy. Nếu hoạt động cắt giảm hệ thống nhà cung cấp này thành
công thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội cắt giảm giá thành sản phẩm do mua số lượng lớn
hàng hóa từ số ít các nhà cung cấp; giảm thiểu các bất ổn từ các nhà cung cấp yếu kém, quan
hệ giữa các bên sẽ chặt chẽ hơn do tần suất tương tác nhiều hơn.
Vd: Trong quá khứ, hãng điện tử Fujitsu của Nhật đã làm cuộc cách mạng trong vấn đề
này để sàng lọc từ 1500 nhà cung cấp hiện hữu của hãng xuống cung cấp chỉ trong 2 năm và
hiệu quả là giảm tới hơn 3,85 tỷ USD chi phí đồng thời gia tăng lợi nhuận trên vốn cổ phần(
Return on Equity-ROE) lên tới 10%^20. Thành công của những công ty như Fujitsu đã cổ vũ
cho phong trào hơn. nhà sản xuất và nhà cung cấp trên tinh thần hợp tác lâu dài, tin cậy và
cùng (long-term relationship, trusting and win - win basic).
Sự tham gia của nhà cung cấp trong vấn đề sản xuất của doanh nghiệp
- Cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho DN với mức giá cạnh tranh, chất lượng ổn định,
thời gian giao hàng nhanh và linh hoạt…
- Tham gia cùng DN trong nhiều lĩnh vực như phát triển sản phẩm mới, quản lý tồn kho,
cải tiến qui trình vận hành.
=> Giúp phần cùng với DN tiến tới việc cắt giảm chi phí, cải tiến chất lược, rút ngắn
thời gian phát triển sản phẩm mới.
Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp chiến lược
Về nguyên tắc, chỉ có các nhà cung cấp tốt nhất mới có thể trở thành đối tác của doanh
nghiệp. Điều này là dễ hiểu khi ngày nay nhà cung cấp có một vai trò quan trọng đáng kể tác
động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc tiến hành đánh giá nhà cung cấp để từ
đó chọn ra các nhà cung cấp tốt nhất, phù hợp nhất với doanh nghiệp vì lẽ đó là một hoạt động
thường xuyên và quan trọng của doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp dùng để đánh giá các
nhà cung cấp. Có thể mỗi phương pháp đánh giá sẽ sử dụng các tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào
nhu cầu riêng có của mình mà mỗi doanh nghiệp có thể chọn lựa những phương pháp đánh giá
khác nhau.
• Phương pháp trọng số
Thực hiện phương pháp này, bên đánh giá cần thực hiện các bước sau:
- Chọn lựa một số các tiêu chí quan tâm
- Tiến hành cho trọng số các tiêu chí này
- Lập bảng tính điểm
- Xem xét điểm của các nhà cung cấp với nguyên tắc loại bỏ các nhà cung cấp có
số điểm nhỏ hơn 50
- Chọn nhà cung cấp theo thứ tự ưu tiên về tổng điểm
Ví dụ

Trọng Điểm
Tiêu chí số đánh giá Tổng điểm
Công nghệ 0.15 90 13.5
Chất lượng 0.2 85 17
Tính linh hoạt 0.1 89 8.9
Giao hàng 0.15 70 10.5
Chi phí 0.2 75 15
Khả năng tham gia cùng
DN 0.1 68 6.8
Tài chính 0.1 80 8
Tổng cộng 1 79.7
• ISO 9000 & ISO 14000
Hiện nay, các tiêu chuẩn do tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ( International Organization
for standardization - ISO ) ban hành như ISO 9000 và ISO 14000 ngày càng trở nên thông
dụng và là một trong số các tiêu chí quan trọng đối với các doanh nghiệp khi cân nhắc đánh
giá và chọn lựa nhà cung cấp.
Trên thực tế, các doanh nghiệp đang rất ưu tiên cho các nhà cung cấp sở hữu các chứng
chỉ ISO 9000 , đặc biệt đối với các doanh nghiệp Châu Âu và đây là lý do để tất cả doanh
nghiệp muốn trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Châu Âu phải nổ lực để có được
chứng chỉ này.
Trong khi ISO 9000 tập trung vào các vấn đề quản trị và chất lượng của hệ thống sản
xuất thì ISO 14000 lại tập trung ở một khía cạnh khác, môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
bao gồm các chứng nhận về đảm bảo môi trường như mức độ giảm thiểu sử dụng năng lượng
và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, ô nhiễm, giảm thiểu về các rủi ro gây ra cho môi
trường, như sự ô nhiễm, rác thải,… Bên cạnh đó bộ ISO 14000 cũng chứng nhận các đóng góp
của doanh nghiệp đối với đời sống của cộng đồng xung quanh.
• Chứng nhận SA 8000
- Đánh giá một Doanh nghiệp thể hiện thông qua trách nhiệm xã hội cũng như các khía
cạnh đạo đức của Doanh nghiệp xuyên suốt quá trình hoạt động của mình hay còn gọi là hệ
thống trách nhiệm xã hội SA 8000
- Là một bộ tiêu chuẩn mang tính quốc tế đưa ra các yêu cầu về trách nhiệm xã hội đối
với Doanh nghiệp nhằm tiến tới cải thiện môi trường làm việc của người lao động tại Doanh
nghiệp
- Đến nay SA 8000 đã được công nhận tương đối rộng rãi trên phạm vi toàn cầu, đặc
biệt tại cái quốc gia phát triển.
- Về cơ bản, nội dung của SA 8000 bao gồm một loạt các quy định về những vấn chủ
chốt như vấn đề về lao động trẻ em lao động cưỡng bức hay bắt buộc, gắn khỏe và an toàn cho
người lao động, tự do đoàn thể và quyền thương lượng tấn thể; các vấn đề về phân biệt đối xử;
kỷ luật lao động thời gian làm việc; tiền công lao động và hệ thống quản lý. Chỉ khi nào Doanh
nghiệp thực thi tốt các vấn đề chủ chốt nêu trên thì mới có cơ hội nhận được chứng chỉ SA
8000,
- Hiện nay, khi chọn lựa nhà cung cấp, các Doanh nghiệp thu mua , đặc biệt là các doanh
nghiệp đến từ các quốc gia phát triển, luôn yêu cầu đối tác của mình phải đạt được chứng chỉ
SA 8000 này.
=> Trên thực tế, việc thực hiện và đạt được chứng chỉ SA 8000 sẽ mang lại nhiều lợi
ích cho cả Doanh nghiệp và người lao động chứ không phải chỉ là tiêu tốn của Doanh nghiệp
một khoản tiền như suy nghĩ của phần lớn các Doanh nghiệp. Đấy cũng chính là một lợi thế
cạnh tranh “mềm” của doanh nghiệp khi tham gia đàm phán.
CHƯƠNG 6
Câu 1: Vai trò của quản trị vận tải trong chuỗi cung ứng
- Hoạt động vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi công tác giao nhận hàng hóa
cho khách hàng đúng với cam kết của doanh nghiệp. Đây là một trong những vũ khí cạnh tranh
đáng kể của doanh nghiệp khi sự cạnh tranh trên thị trường đang ngày càng tăng cao trong khi
khách hàng ngày càng thông minh và nhiều sự lựa chọn.
- Hoạt động vận tải giúp bảo đảm quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn
ra liên tục và không gián đoạn thông qua hoạt động vận chuyển hàng hóa nguyên vật liệu cung
cấp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
- Vai trò này ngày càng trở nên quan trọng hơn khi chi phí nhiên liệu có xu hướng giảm dần
và chi phí vận tải ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm.
Câu 2: Các yếu tố bất lợi đối với hoạt động vận tải
Vai trò của hoạt động vận tải ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp và trở
thành áp lực lớn đối với các nhà QTCCU, cụ thể là nhà QTVT. Các yếu tố bất lợi liên tục xuất
hiện:
Thứ nhất, chi phí vận chuyển ngày càng có xu hướng tăng do phụ thuộc vào chi phí nhiên liệu.
Nhiên liệu hóa thạch hiện đang là nguồn nhiên liệu chủ yếu của hoạt động vận tải và dĩ nhiên
sẽ khan hiếm dần theo thời gian. Khi đó, chi phí vận tải sẽ tăng theo thời gian
Thứ hai, chi phí vận tải sẽ ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn hơn theo thời gian trong cơ cấu
giá thành sản phẩm của sản phẩm. VD: ngành gỗ, xi măng, hóa chất,… chi phí vận tải chiếm
từ 20-40%
Câu 3: Đặc điểm và mục tiêu của hoạt động vận tải
· Đặc điểm
- Sản phẩm vận tải là vô hình, không hình dạng kích thước cụ thể và không tồn tại độc
lập ngoài quá trình sản xuất mà nó được hình thành. Sản phẩm vận tải được tiêu thụ ngay sau
khi quá trình vận tải chấm dứt.
- Hoạt động vận tải không thể tiến hành dự trữ được. Các doanh nghiệp chỉ có thể dự trữ
các phương tiện vận tải, tức năng lực vận tải để dự phòng khi nhu cầu vận tải tăng cao.
· Mục tiêu
2 mục tiêu quan trọng nhất:
- Thứ nhất, QTVT nhằm mục đích tối thiểu hóa các chi phí liên quan đến hoạt động vận
tải nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo tiền đề nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
- Thứ hai, QTVT nhằm đảm bảo giao nhận đúng, đủ và kịp thời nguyên vật liệu, hàng hóa
phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp.
2 mục tiêu có tác động trực tiếp đến 2 vấn đề cơ bản của một doanh nghiệp đó chính là giá cả
sản phẩm và dịch vụ khách hàng.
Câu 4: Một số nguyên tắc về vận tải
· Tính kinh tế theo quy mô
Theo nguyên tắc này, khi vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn thì sẽ tiết giảm được chi phí
vận chuyển so với vận chuyển hàng hóa nhỏ lẻ. Chính vì thế doanh nghiệp nên cân nhắc giữa
việc mua hàng hóa với số lượng lớn để hưởng chiết khấu từ NCC với việc tăng chi phí tồn trữ
hàng hóa. Doanh nghiệp nên vận dụng linh hoạt nguyên tắc này để cùng lúc có thể đạt được
nhiều mục đích mà vẫn giữ được lợi thế của mình.
· Tính kinh tế về khoảng cách
Khi vận chuyển hàng đi với khoảng cách xa, về nguyên tắc sẽ có giá thành vận chuyển thấp
hơn so với vận chuyển ở cự ly gần. Trên thực tế, khi vận chuyển hàng đi với khoảng cách xa
thì tổng chi phí vận tải cao nhưng khi chia cho từng km vận chuyển thì sẽ có giá thành vận
chuyển thấp hơn so với cự ly gần
· Chi phí vận tải tỷ lệ thuận với giá trị hàng vận chuyển
Giá trị hàng hóa càng cao thì chi phí vận chuyển càng cao và ngược lại
· Tốc độ vận tải tỷ lệ thuận với chi phí vận tải
Vận chuyển hàng hóa đi với tốc độ càng nhanh thì chi phí vận chuyển sẽ cao tương ứng và
ngược lại
Câu 5: Các phương thức vận tải
Mỗi phương thức vận tải có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Tùy thuộc vào loại hàng
hóa, mức độ cần thiết, giá trị hàng hóa, khoảng cách vận chuyển mà lựa chọn phương thức vận
tải phù hợp
· Vận tải bằng đường bộ: Là phương thức thông dụng nhất hiện nay
- Phổ biến
- Tính linh hoạt cao
- Chi phí tương đối thấp
- Thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa kích cỡ lớn
- Thời gian vận chuyển tương đối nhanh
- Cực lý ưu thế trong vận tải cự ly ngắn
- Phụ thuộc vào thời tiết
- Độ bao phủ địa lý cao
- Đối với vận tải đường sắt, rất ưu thế cho vận chuyển cự ly xa và hàng hóa nặng nề, khối
lượng cực lớn.
· Vận chuyển bằng đường thủy
Hiện đang đóng vai trò khá quan trọng trong vận chuyển hàng kích thước lớn, cồng kềnh với
các ưu nhược điểm:
- Cước phí vận chuyển khá rẻ
- Thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa kích thước lớn, giá trị không cao
- Phù hợp với các khu vực gần cảng sông, cảng biển và các khu vực lân cận
- Phụ thuộc nhiều vào thời tiết khí hậu
- Kém linh hoạt
- Thời gian vận chuyển khá chậm
· Vận tải bằng đường hàng không
Ngày nay đang dần phổ biến với các đặc điểm nổi bật:
- Cước phí vận chuyển cao
- Phù hợp với vận chuyển hàng nhỏ, gọn và giá trị cao
- Thời gian vận chuyển rất nhanh
- Thủ tục khá phức tạp
· Vận chuyển bằng đường ống
- Phù hợp với một số chủng loại hàng hóa đặc thù như nước, dầu, gas, khí, hóa chất,…
- Chi phí vận chuyển tương đối thấp
- Ít phụ thuộc vào thời tiết
- Chi phí đầu tư lớn
- Việc giao nhận xảy ra liên tục và đều đặn
· Vận chuyển bằng đường điện tử
- Phù hợp cho một số hàng hóa đặc biệt như tài liệu, văn bản, hình ảnh, nhạc…
- Chi phí rất thấp
- Độ an toàn cao
- Tốc độ cực ký nhanh
- Có xu hướng phát triển nhanh
· Vận tải đa phương thức
Là phương thức vận tải có sự kết hợp của tất cả hoặc một số các phương thức vận tải đơn lẻ
nêu trên để tiến hành chuyên chở và giao nhận hàng hóa. Phương thức này tương đối thông
dụng nhằm mục đích khắc phục các yếu điểm của từng phương thức vận chuyển riêng lẻ. Trong
giao thương quốc tế, phương thức vận tải đa phương thức đang đóng vai trò quan trọng và là
phương thức được ưa chuộng nhất. Phương thức Door to Door – nhận hàng của người gửi và
giao tận tay người nhận, được hầu hết các doanh nghiệp vận tải lớn hiện nay áp dụng. Áp dụng
vận tải đa phương tiện với mục tiêu làm sao cho chi phí vận tải càng thấp càng tốt
Câu 6: Giá cả trong hoạt động vận tải
Việc nghiên cứu cách thức tính giá của các nhà cung cấp dịch vụ vận tải sẽ cho phép doanh
nghiệp các cơ hội thương lượng về giá phí vận tải hàng hóa nguyên vật liệu trong trường hợp
thuê dịch vụ này.
Có hai cách tính giá vận tải mà các công vận tải thường sử dụng khi chào giá cho doanh nghiệp,
đó là giá vận tải dựa vào chi phí (cost of service pricing) và giá vận tải dựa vào giá trị dịch vụ
(value of service pricing)
· Giá vận tải xây dựng trên cơ sở chi phí
- Khi tính theo phương pháp này, các công ty vận tải sẽ tách bạch chi phí cố định và chi
phí biến đổi và tiến hành nhân diện chính xác các chi phí liên quan để thực hiện phân bổ các
chi phí này cho mỗi lần vận chuyển.
- Cách tính giá này sẽ phụ thuộc nhiều vào khoảng cách và khối lượng vận chuyển. Khi
khối lượng vận chuyển lớn thì tỷ trọng chi phí cố định phân bổ cho đơn hàng này sữ có khuynh
hướng giảm đi và đây là nguyên do khiến các nhà cung cấp dịch vụ vận tải có cơ sở để giảm
giá vận chuyển
- Khi khoảng cách vận chuyển dài thì chi phí vận chuyển có xu hướng tăng nhưng không
đáng kể vì chi phí cố định của các doanh nghiệp vận tải là cố định và không phụ thuộc vào
khoảng cách vận chuyển.
· Giá vận tải xây dựng trên cơ sở giá trị dịch vụ
- Theo cách tính này, các công ty vận tải sẽ căn cứ vào tình hình cạnh tranh trên thị trường,
nhu cầu vận tải và tính đặc thù của dịch vụ cung cấp mà sẽ có mức giá chao phù hợp. Đây là
cách tiếp cận giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận (Profit – Maximizing Pricing approach)
- Trong trường hợp dịch vụ do công ty vậ tải cung cấp là khác biệt và có nhu cầu cao
nhưng ít sản phẩm cạnh tranh, giá vận tải sẽ có xu hướng tăng cao. Khi có sự tham gia của các
doanh nghiệp khác, tức mức độ cạnh tranh sẽ tăng cao, lúc nảy giá vận tải sẽ có xu hướng giảm.
Câu 7: Thương lượng giá cả trong hoạt động vận tải
· Thương lượng giá cả trong thuw mua dịch vụ vận tải là tất yếu
· Các vấn đề cần tìm hiểu để thương lượng đạt kết quả tốt:
- Thị trường vận tải
- Nhu cầu vận tải
- Mức độ cạnh tranh
- Đặc tính sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp vận tải
Mức giá vận tải phải là mức giá đủ để nhà cung cấp dịch vụ bù đắp các chi phí cố định và biến
đổi của mình cũng như đạt được một mức lợi nhuận thỏa đáng. Mức lợi nhuận này thường
xoay quanh mức lợi nhuận bình quân ngành.
Câu 8: Quy trình giao nhận hàng hóa
- Việc giao nhận hàng hóa cho/ từ người vận tải phải được thể hiện bằng văn bản
- Phải thực hiện việc kiểm tra số lượng, chất lượng và hiện trạng hàng hóa khi giao nhận
với sự chứng kiến của các bên liên quan
- Các bên phải theo dõi, đôn đóc để quá trình vận chuyển và giao nhận được diễn ra đúng
lịch trình.
- Khi xảy ra bất kì sự sai lệch nào trong quá trình giao nhận thì các bên phải tiến hành lập
biên bản, ký tên và bàn bạc phương hướng giải quyết, khắc phục.
Câu 9: Các chiến lược vận tải
· Chiến lược tự vận tải
Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ đầu tue vốn để xây dựng một đội xe chuyên phục vụ
công tác vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp
Thuận lợi : Tính cơ động cao; Dễ kiểm soát; Tinh thần trách nhiệm cao
Không thuận lợi: Chi phí đầu tư cao; Thiệt hại cao nếu xảy ra sự cố nghiêm trọng liên quan
đến vận tải; Dễ rơi vào tình trạng không có việc trong đội ngũ này hoạt động
· Chiến lược thuê ngoài
Hoạt động thuê ngoài đang ngày càng trở nên thông dụng với các thuận lợi vượt trội do các ưu
điểm
- Chi phí đầu tư gần như không đáng kể
- Chi phí duy trì hoạt động vận tải bằng 0
- Tính linh hoạt cao
- Tính chuyên nghiệp của đội ngũ vận tải khá cao
Không thuận lợi:
- Bị động vaod mùa cao điểm
- Khó kiểm soát lịch trình vận chuyển
- Chi phí vận tải có đôi khi cao hơn tự vận tải
· Chiến lược tổng hợp
Đây là chiến lược kết hợp cả tự vận tải và thuê ngoài
Thuận lợi & khó khăn: tiết kiệm chi phí và khả năng cơ động cao. Nhưng đôi khi vẫn bị động
vào mùa cao điểm
Khắc phục: thiết lập các mối quan hệ rất tốt với các nhà cung cấp vận tải cũng như phải xây
dựng kế hoạch vận tải một cách khoa học đối với đội xe của doanh nghiệp nhằm khai thác tối
đa công suất của đội xe này
CHƯƠNG 7
Câu 1: Ứng dụng kỹ thuật Cross-Docking vào quản trị kho hàng?
Cross-Docking là một kỹ thuật trong logistics nhằm loại bỏ bước lưu trữ và thu gom
đơn hàng trong hoạt động kho hàng, vì vậy hàng hóa sẽ được chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất
hoặc nhà cung ứng đến nơi tiêu thụ mà hầu như không cần trung chuyển qua các kho bãi.
Lợi ích
- Giúp loại bỏ những công đoạn lưu trữ hàng trung gian. Giảm thiểu chi phí bảo quản,
lưu trữ hàng hóa tại các kho hàng.
- Thúc đẩy hàng hóa lưu thông nhanh chóng. Duy trì được chất lượng sản phẩm đối với
những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn.
- Đối với một số nhà bán lẻ hay nhà vận tải chuyên chở hàng nhỏ, lẻ sẽ giúp làm giảm
bớt chi phí vận tải
- Hàng hóa chỉ thực sự di chuyển giữa các điểm xuống và lên hàng hóa: giúp hạn chế
vỡ nát, hư hỏng
- Tối đa hóa công suất nhận hàng và xuất hàng
- Tối ưu hóa cho hoạt động phân bổ nguồn ngân sách tại các Doanh nghiệp được hiệu
quả hơn
Ví dụ:
Cross-Docking đã kết nối giữa Walmart đạt được việc quá trình mua hàng chẵn và loại
bỏ chi phí tồn kho và chi phí quản lý. Walmart quản lý với hơn 85% hàng hóa đi qua kho trung
tâm so với 50% của Kmart. Việc giảm chi phí bán hàng từ 2-3% của Walmart so với trung bình
ngành. Sự khác biệt trong chi phí đó đã làm nên việc giá rẻ mỗi ngày.
Giá rẻ mỗi ngày đã đưa ra Wal mart là có thể tiết kiệm và loại bỏ chi phí thường xuyên
trong quá trình khuyến mãi. Giá cố định có thể bán cho khách hàng có thể dự báo được, trong
khi giảm chi phí thiếu hàng và tồn kho. Việc giá rẻ mỗi ngày mang đến cho khách hàng được
chuyển thể từ chi phí của mỗi bán hàng. Hiệu quả về mức kinh tế căn bản đã được giải quyết
và lợi nhuận được phân chia phù hợp nhất.
CHƯƠNG 9:
Câu 1: Bốn nhóm thước đo đo lường hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng
Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng nói lên khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các mong
đợi của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
Theo lý thuyết marketing có 4 loại thị trường: thị trường đang phát triển, thị trường tăng
trưởng, thị trường ổn định và thị trường bảo hòa. Ở từng thị trường có đặc điểm riêng và yêu
cầu hay mong muốn của khách hàng cũng có sự khác biệt. Có những thị truòng mà ở đó khách
hàng yêu cầu doanh nghiệp cung ứng hàng hóa với mức giá thấp trong khi họ sẵn lòng chờ đợi
doanh nghiệp. Nhưng cũng có thị trường khách hàng eo hẹp về thời gian nhưng sẵn sàng chi
trả mức giá cao cho sản phẩm hay dịch vụ chất lượng cao và mức phục vụ tuyệt hảo.
Nhóm thước đo về dịch vụ khách hàng, tùy thuộc vào phương thức sản xuất của doanh
nghiệp, sẽ có các tiêu chí sau:
*Phương thức sản xuất để tồn kho (Build to Stock – BTS)
- Tỷ lệ giao hàng đúng hạn
- Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng
- Tỷ lệ sản phẩm bị trả lại
* Phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng (Build to Order – BTO)
- Thời gian đáp ứng yêu cầu của khách hàng
- Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng
- Giá trị và số lượng các đơn hàng bị trễ hạn
- Tần suất và thời gian đơn hàng bị trễ
- Số lượng hàng bị trả về để bảo hành/ bảo trì
Hiệu quả hoạt động nội bộ
Hiệu quả hoạt động nội bộ thể hiện khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp hoặc
chuỗi cung ứng trong việc tạo ra lợi nhuận hay giá trị khác tạo ra cho doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào từng loại thị trường mà sẽ có các kỳ vọng khác nhau về mức lợi nhuận
mong muốn. Ở thị trường đang phát triển, lợi nhuận kỳ vọng cao bù đắp rủi ro. Còn đối với thị
trường bão hòa thì lợi nhuận kỳ vọng thấp vi ít rủi ro hơn.
Một số chỉ tiêu cần quan tâm như:
*Giá trị hàng tồn kho:
- Tồn kho chính là số lượng hằng năm cố định trong kho và ở gốc độ phổ quát là
các tài sản không sinh lợi.
- Mục tiêu là giá trị hàng tồn kho càng thấp càng tốt, cân bằng giữa nhu cầu tồn
kho với chi phí thấp và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trừ trường hợp thị trường tăng
trưởng nóng thì doanh nghiệp thích tồn kho hơn.
*Vòng quay hàng tồn kho
- Vòng quay hàng tồn kho cho biết khả năng sinh lợi cả hàng hóa lưu trữ trong kho
thông qua việc đo lường tốc độ hàng lưu kho được bán ra trong một năm
- Nguyên tắc: Vòng quay hàng tồn kho cac cao càng tốt
- Công thức:
VQHTK = Giá vốn hàng bán bq năm / Giá trị tồn kho bq năm
*Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
- Đo lường công tác quản lý các chi phí của doanh nghiệp: chi phí cố định, biến
đổi và đo lường lợi nhuận phát sinh trên doanh thu.
- ROS càng cao càng tốt
- Công thức:
ROS = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) / Doanh thu
*Vòng quay tiền mặt
- Vòng quay tiền mặt được tính từ lúc doanh nghiệp trả tiền cho nhà cung cấp NVL
đầu vào cho đến khi nhận được tiền bán hàng từ khách hàng của mình
- Vòng quay tiền mặt càng ngắn càng tốt
- Công thức:
VQTM = Số ngày tồn kho + Tgian KH trả nợ + Tgian thanh toán TB đơn hàng (cho nhà
cung cấp)
Khả năng phản ứng linh hoạt trước biến động của nhu cầu
Nhu cầu trên thị trường liên tục biến động và ngày càng có xu hướng biến động nhanh,
bất thường. Một chuỗi cung ứng hiệu quả phải là chuỗi có sự ứng biến linh hoạt với kịp thời
đối với biến động này. Câu hỏi được đặt ra là chuỗi cung ứng phải ứng biến như thế nào khi
có sự tăng hay sụt giảm về số lượng cầu sản phẩm và khi xuất hiện các sản phẩm tiềm năng
trên thị trường.
Có thể sử dụng các chỉ tiêu sau để đo lường khả năng này:
*Thời gian của chu kỳ hoạt động
- Thời gian của chu kỳ hoạt động đo lường khoảng thời gian cần thiết để hoàn
thành một quy trình trong chuỗi cung ứng.
- Ví dụ để hoàn thành một đơn hàng cần bao nhiêu thời gian? Cần bao lâu để xử lý
một đơn hàng bị trả về hay một lời phàn nàn từ khách hàng?
*Khả năng linh hoạt của chuỗi cung ứng
- Khả năng này đo lường sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc đối phó với các
đợt tăng trưởng/ sụt giảm bất thường của lượng cầu tại một thời điểm nhất định.
- Khả năng linh hoạt còn thể hiện trong việc liệu doanh nghiệp có thể chào bán các
sản phẩm mới – khác biệt hoàn toàn với sản phẩm hiện hữu của doanh nghiệp trong giai đoạn
khó khăn của thị trường.
- Khả năng này cho thấy tính hiệu quả của chuỗi cung ứng doanh nghiệp.
Năng lực phát triển sản phẩm mới
Sản phẩm mới là cứu cánh cho doanh nghiệp, đặc biệt trong thời đại sự tiến bộ của công
nghệ là không ngừng tiến triển, chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn và môi trường cạnh
tranh ngày một trở nên khốc liệt khôn lường. Chỉ số năng lực phát triển sản phẩm mới thể hiện
khả năng biến đổi liên tục, khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp trong
việc tung ra sản phẩm mới nhằm đáp ứng cac nhu cầu đa dạng của thị trường.
Một số tiêu chí để đánh giá năng lực phát triển sản phẩm:
- Thời gian của một chu kỳ phát triển và tung sản phẩm mới: Thời gian này càng ngắn,
tốc độ đưa sản phẩm mới ra thị trường càng cao và doanh nghiệp tràn đầy cơ hội gia tăng doanh
thu, lợi nhuận và bóp chết đối thủ.
- Số lượng sản phẩm mới được tung ra trong 12 tháng qua: Nếu có nhiều sản phẩm được
tung ra thị trường chứng tỏ thời gian nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp ngắn,
đồng nghĩa với năng lực của đội ngũ R&D của doanh nghiệp cao và ngược lại.
- Tỷ trọng doanh thu từ sản phẩm mới trong 12 tháng vừa qua: Tỷ trọng càng cao chứng
tỏ doanh nghiệp đã kịp thời đáp ứng đúng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thông qua
các sản phẩm và dịch vụ mới
CHƯƠNG 10
Câu 1 Hiệu ứng bullwhip là gì? Mô tả?
Hiệu ứng Bullwhip (hiệu ứng cái roi da): là sự diễn dịch sai lệch về mức cầu trên thị
trường đối với một số sản phẩm nào đó giữa các thành viên trong một chuỗi cung ứng
Hiện tượng diễn dịch ngày càng sai lệch khi đi sâu vào CCU
CCU càng dài thì sự sai lệch nguy cơ càng lớn.
Ví dụ P&G đã kiểm tra cách thức đặt hàng đối với sản phẩm tả lót pampers => doanh số
bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ có biến động với mức độ không quá lớn nhưng biến động đơn
hàng tại các NPP lại lớn hơn nhiều. người tiêu dùng-những đứa trẻ tiêu thụ tã lót ở mức khá
ổn định , trong khi mức độ biến động đơn hàng ngày càng lớn khi tiến sâu vào CCU
Khi hiện tượng Bullwhip xảy ra thì hiện tượng đầu tiên xuất hiện là thiếu hàng trong toàn
bộ chuỗi cung ứng và các thành viên trong chuỗi. lúc này họ sẽ hành xử theo cách mà họ cho
là hiệu quả bằng cách tăng cường sản xuất và kết thúc hiệu ứng này là tràn ngập hàng tồn kho
và hiện tượng “bán tống bán tháo” diễn ra
Mô tả hiệu ứng bullwhip:
Trò chơi Game Beer do trường đại học MIT xây dựng
- Người chơi phân vai nhà bán lẻ, bán sỉ, nhà sản xuất, NCC
- Có sự tăng đột ngột do nhu cầu bia lớn
=>nhà sản xuất giao hàng và tiến hành sản xuất nhiều hơn, các đại lí sỉ và lẻ cũng tồn
nhiều hàng dự trữ hơn. Điều này dẫn đến tràn ngập hàng hoá trong CCU, các kho lấp đầy hàng,
trong khi nhu cầu thực tế tăng không đáng kể, dư cung xảy ra. Cuối cùng dẫn đến giảm giá
hàng loạt để giải phóng hàng tồn kho
Câu 2: Cách điều chỉnh chuỗi cung ứng
❖ Xây dựng CCU đơn giản
- CCU quá dài và phức tạp sẽ rất khó linh hoạt và gây ra nhiều sự cố. Vậy nên DN
nên thiết kế các giải pháp là tinh gọn CCU như giảm số lượng NCC, tận dụng bên
dịch vụ thứ ba thông qua thuê ngoài.
❖ Xây dựng cơ chế hợp tác hiệu quả giữa các thành viên CCU
- Cần chia sẻ thông tin giữa các thành viên CCU để giảm sai lệch trong dự báo.
- Các thông tin cần thể hiện được sức cầu thực tế trên thị trường, không phải chỉ dựa
vào các đơn hàng
- 1 cơ chế hợp tác hiệu quả có ràng buộc sẽ thúc đẩy sự gắn kết chia sẻ thông tin
- Mô hình CPFR có thể giúp dự báo nhu cầu hiệu quả hơn
❖ Cải tiến công nghệ quản trị DN
- DN tìm cách giảm chi phí đặt hàng và vận tải, điều này làm cho quy mô các lô hàng
nhỏ lại và tác dụng Bullwhip sẻ giảm đi
- Giảm chi phí đặt hàng bằng cách đặt hàng online, đặt hàng điện tử
- Giảm chi phí vận tải bằng cách thuê ngoài vận tải, quản lí lịch trình vận chuyển tối
ưu, hạn chế hiện tượng “xe không tải”
- Tránh hỗn loạn trong đặt hàng của khách hàng bằng cách giải thích cho KH hiểu
tình hình thực tế không phải do khan hiếm hàng hoá mà là tạm thời.
❖ Sử dụng lý thuyết điểm hạn chế trong điều phối CCU
- Tiến sĩ Eliyahu Goldratt hình thành lí thuyết ràng buộc (TOC) và cho đến ngày nay
nó là 1 nhân tố quan trọng trong tgiới của các phương pháp quản lí tốt nhất
- Lý thuyết này cho rằng mọi quy trình đều có một điểm hạn chế và năng suất tổng
quy trình chỉ có thể được cải thiện khi điểm hạn chế được cải thiện. Một hệ quả rất
quan trọng của điều này là việc dành thời gian tối ưu hoá các yếu tố không bị hạn
chế sẽ không mạng lại lợi ích đáng kể; chỉ những cải tiến đối với điểm hạn chế mới
đạt được mục tiêu (đạt được nhiều lợi nhuận hơn)
- Do đó, TOC tìm cach cung cấp sự tập trung chính xác và bền vững vào việc cải thiện
hạn chế hiện tại cho đến khi nó không còn giới hạn tổng công suất nữa, lúc này tiêu
điểm sẽ chuyển sng điểm hạn chế tiếp theo
- Sức mạnh của TOC xuất phát từ khả năng tạo ra sự tập trung cực kỳ mạnh mẽ vào
một mục tiêu duy nhất (lợi nhuận) và lợi bỏ trở ngại chính (điểm hạn chế) để đạt
nhiều mục tiêu hơn. Goldratt (1984) coi sự tập trung là bản chất của TOC

CHƯƠNG 11:
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa thị trường và chuỗi cung ứng? 4 dạng thị trường và
hành động trong từng dạng thị trường
Từng điểm chu kì sản phẩm, DN sẽ điều chỉnh CCU phù hợp với đòi hỏi của thị trường và
khách hàng
❖ Thị trường đang phát triển
- Sản phẩm dịch vụ vừa xuất hiện, chưa có xu hướng rõ ràng trong dài hạn
- Mức cung và cầu về sản phẩm dịch vụ của DN đều còn rất thấp, sơ khai
- Các thành viên CCU phải phối hợp triệt để nhằm gấp rút hoàn thiện sản phẩm dịch
vụ (lúc này còn nhiều khía cạnh có thể nâng cấp) => giúp nuôi dưỡng thị trường,
chờ đợi của thị trường sơ khai này
- Hai vấn đề cần lưu ý:
• Chi phí bán hàng cao vì cần tìm kiếm sự chấp nhận rộng rãi của KH đối với sản
phẩm của DN
• Tồn kho cao thì rủi ro do thị trường chưa ổn định, tồn kho thấp vô cùng bị động
trong trường hợp nhu cầu gia tăng đột biến
❖ Thị trường tăng trưởng
- Thị trường sơ khai nếu đươc nuôi dưỡng tốt sẽ có cơ hội tăng trưởng
- Là thị trường mà ở đó mức cầu về một sản phẩm hàng hoá vượt mức cung ứng của
toàn thị trường
- Mức cầu gia tăng với tốc độ lớn hơn nhiều khả năng cung ứng hàng hoá của các nhà
sản xuất hiện tại
- Thị trường mà cầu > cung sẽ kích thích sự tham gia của nhiều đối thủ
- Muốn thành công DN cần lưu ý:
• Tăng cường năng lực cung cấp sản phẩm ra thị trường: Nhanh chóng lấp đầy các
nhu cầu trên thị trường, khẳng định vị trí dẫn đầu của DN &CCU nơi KH
• Chú tâm nâng cao hiệu quả công tác dịch vụ KH: ở giai đoạn này KH bắt đầu
quan tâm hơn đến các dịch vụ-giao hàng đúng thời hạn, thời gian hoàn thành
đơn, tỷ lệ sp lỗi, dịch vụ sau bán… nhằm tăng niềm tin uy tín với KH
❖ Thị trường ổn định
- Thị trường mức cung và mức cầu tương đối ổn định, ít biến động
- Cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ, DN cần:
• Quan tâm nhiều đến dịch vụ KH- giai đoạn này KH yêu cầu cao về dịch vụ, ví
dụ không chỉ giao hàng nhanh, đúng hạn, tỷ lệ sp lỗi ít mà còn xem cách hành
xử của DN trước các yêu cầu của KH, cách DN xử lý hàng trả, trách nhiệm DN
với môi trường và cộng động
• Tối ưu hoá quy trình hoạt động của DN- Cạnh tranh ở thị trường này tăng cao,
đòi hỏi của KH gia tăng, vậy nên DN cần tối ưu quy trình hđộng nhằm:
+ Giảm chi phí vận hành và quản lý DN
+ Rút ngắn thời gian xử lý các quy trình
+ Tìm kiếm giải pháp gia tăng tỷ suất lợi nhuận của DN
❖ Thị trường bão hoà
- Là thị trường nơi xuất hiện dư thừa nguồn cung so với mức cầu hàng hoá trên thị
trường
- Hệ quả này đến từ việc có nhiều đối thủ tham gia thị trường và sự nỗ lực gia tăng
năng lực sản xuất và cung ứng của các DN trong ngành
- Cạnh tranh ngày càng khôc liệt và mức độ cạnh tranh trải dài trên các tiêu chí : chất
lượng sp, dịch vụ KH, giá bán sp.
- DN cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:
• Tăng cường tiết kiệm tối đa các loại chi phí nhằm đảm bảo sự tồn tại của DN
• Tiếp tục cải thiện công tác dịch vụ KH. Quán triệt tất các nhân viên của DN
• Toàn bộ CCU tìm giải pháp nhằm tồn kho, nhưng vẫn đảm bảo dịch vụ KH
• Đây là thời điểm sp thoái trào, cần nghiên cứu sản phẩm rút lui và thay thế = SP
khác
Câu 2: Định nghĩa chuỗi cung ứng ngược? các bước thực hiện?
- CCU ngược là hành động các DN trong CCU phải thu hồi sản phẩm do mình cung cấp từ
khách hàng do chất lượng sp, giao hàng sai chủng loại, quy cách, vi phạm thuần phong mỹ tục.
(Theo Reverse Logistics)
- Đây là hoạt động không mong muốn của DN nhưng không tránh khỏi
- Quy mô Logistics ngược khá lớn chiếm khoảng 132 tỷ USD tại Mỹ
- Theo trung tâm Logistics của đại học Nevada có khoảng 6-8% tổng lượng hàng hoá bán ra sẽ
bị trả lại
- Logistics ngược có vai trò quan trọng trong quản trị CCU, giúp níu giữ KH hiệu quả khi thể
hiện trách nhiệm DN đối với KH
=> Vì thế DN cần xử lsy dứt điểm, hợp tình hợp lý trên tinh thần tất cả vì KH
- Bốn bước xử lý hàng trả lại:
• Nhận diện các vấn đề liên quan đến việc thu hồi
- Các vấn đề- tiếp nhận thông tin từ KH, thẩm định hay đánh giá về lý do thu hồi, thảo
luận thương lượng chi phí và cách thức thu hồi…
- Việc nhận diện đầy đủ chính xác các vấn đề này giúp DN đưa ra các quyết định thu
hồi nhanh chóng, chính xác, hiệu quả…
• Tiến hành thu hồi
- Cụ thể hoá bước 1, thực hiện thu hồi và các công việc liên quan nhu điều phối các
bộ phận liên quan đến công tác thu hồi và tổ chức triển khai thu hồi.
• Tiến hành phân loại
- Hàng hoá sau khi thu hồi được DN phân loại nhằm đưa ra cac quyết định-thay thế,
sửa chữa hay tiêu huỷ.
• Tiến hành xử lý
- Thực hiện các quyết định của bước 3
- Nếu thay thế hoặc sửa chữa thì sau đó giao lại cho KH
- Nếu phải tiêu huỷ thì lên kế hoạch tiêu huỷ
Câu 3: Xu hướng CCU?
RFID – Tự động hóa CCU:
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng
sóng vô tuyến để chuyển thông tin từ một thẻ đến nơi tiếp nhận hay còn gọi là công nghệ nhận
diện bằng sóng âm thanh.
Điểm hấp dẫn nhất của RFID là khả năng lưu trữ một lượng thông tin khổng lồ liên
quan đến sản phẩm mà các công nghệ như mã vạch (barcode) không làm được. Điều đó giúp
doanh nghiệp có thể xây dựng được một chuỗi cung ứng minh bạch thông qua khả năng định
vị và giúp nâng cao khả năng truy xuất thông tin về sản phẩm, từ đó giúp chuỗi cung ứng thực
hiện điều phối một cách hiệu quả hơn.
Các nhà quản trị chuỗi cung ứng hướng đến việc tự động hóa chuỗi cung ứng (Automate
The Supply Chain) thông qua các hoạt động sau:
- Quản trị vật tư: Hàng hóa sẽ được nhận diện nhanh chóng thông qua hệ thống ngay
khi nhập hoặc xuất kho, tình trạng tồn kho cũng sẽ tự động được cập nhật.
- Công tác sản xuất: Giúp cho việc sản xuất hay lắp ráp sản phẩm trở nên thuận tiện vì
các sản phẩm được gắn chíp, giúp nhận diện các sản phẩm cần sản xuất và đưa ra các chỉ đạo
sản xuất phù hợp.
- Trung tâm phân phối: Khi các trung tâm phân phối tiến hành giao hàng, viện nhận
dạng xe tải nào vào được quyền nhận hàng, số lượng hàng là bao nhiêu, loại sản phẩm gì,…sẽ
được các đầu đọc tính hiệu thu thập thông tin và tương tác vs thẻ RFID. Khi xe tải rời khỏi kho
hàng hệ thống sẽ tự động cập nhật từ đó có thể bổ sung hàng hóa một cách tự động.
- Hệ thống bán lẻ: Khi hàng hóa giao đến hệ thống nhà bán lẻ, RFID sẽ giúp đưa ra các
hướng dẫn liên quan đến việc bốc dở hàng hóa đúng cách, nhận diện quãng đường di chuyển
của hàng hóa. Ngoài ra, các chip RFID có thể gắn trên kệ hàng giúp nhà bán lẻ biết lúc nào cần
bổ sung hàng hóa.
Như vậy, với công nghệ RFID, chuỗi cung ứng có xu hướng minh bạch hơn khi toàn bộ
hoạt động của chuỗi được định vị và rất nhiều công đoạn quản lý của chuỗi đã được tự động
hóa. Điều này giúp chuỗi cung ứng giảm thiểu chi phí và tăng khả năng điều phối từ đó tăng
cường khả năng cạnh tranh của cả chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng xanh
Xu hướng sản xuất và tiêu dùng thân thiện môi trường đang ngày càng trở nên phổ biến
trên thế giới. Xu hướng này đang dần trở nên thành một trào lưu mới “quét” qua các doanh
nghiệp với các yêu cầu về sản xuất và phân phối không gây hại cho môi trường. Các nhà quản
trị chuỗi cung ứng phải dành mọt sự quan tâm thích đáng cho vấn đề này cả về thời gian lẫn
chi phí. Chi phí là vấn đề quan trọng và gây đau đầu cho các nhà quản trị chuỗi cung ứng khi
tham gia hoạt động “xanh” này. Buộc doanh nghiệp và các nhà quản trị chuỗi cung ứng phải
tìm ứng dụng các công nghệ mới có khả năng giúp chuỗi cung ứng giảm thiểu các tác động
xấu đến môi trường và cộng đồng.
Việc định vị một chuỗi cung ứng nào đó “xanh” trong con mắt của cộng đồng và xã hội
sẽ là một điểm cộng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Người tiêu
dùng ngày càng thông minh và sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng và sẽ không chỉ quan
tâm đến giá cả, mẫu mã hay tính năng mà còn quan tâm đến tính thân thiện môi trường của sản
phẩm và tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Với nhãn hiệu “xanh” và “công ty có
trách nhiệm xã hội” doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội thu hút khách hàng mới, giữ chân khách
hàng cũ và có lợi thế thu hút các nhân tài về với doanh nghiệp mình, đó là điều vô cũng quan
trọng đối với chuỗi cung ứng xanh.

You might also like