You are on page 1of 9

Chương 1: Overview of the study

1.1. Lý do chọn đề tài


Việt Nam với 92 triệu dân hầu hết phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân là xe
gắn máy, từ đó Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ cho công ty sản xuất kinh doanh
xe gắn máy. Tuy nhiên, để cạnh tranh thành công thời buổi kinh doanh đầy biến động,
đòi hỏi kinh nghiệm phải tạo lập mô hình kinh doanh đủ mạnh để đứng vững thị
trường việc xây dựng riêng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ đầu đến cuối nhằm đáp ứng
nhu cầu cách tối ưu. Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh cho doanh nghiệp tiết kiệm
chi phí không cần thiết, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh
sản phẩm với đối thủ. Ngoài ra, nó giúp cho công nghiệp nước ta nhập chuỗi cung ứng
toàn cầu, phát triển thị trường tiêu thụ toàn giới. Vì đó, nhóm chúng em chọn đề tài “
Nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng xe máy của Honda tại Việt Nam” để tìm hiểu,
từ xác định mô hình mô hình chuỗi cung ứng Honda, trở ngại thách thức chuỗi cung
ứng để giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng xe máy của Honda tại Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Cấu trúc tiểu luận
● Chương 2: Tổng quan

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.1. Khái niệm và định nghĩa của Supply Chain Management
2.1.1. Định nghĩa:
Đây là một chuỗi các hoạt động liên kết với nhau về việc chuyển đổi và dịch chuyển
từ nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng đến tay người dùng. Nó là kết quả của nỗ
lực từ các tổ chức trong việc đưa các chuỗi hoạt động này thành công. Còn theo định
nghĩa của Lee & Billington, Supply chain là hệ thống các công cụ để chuyển hóa
nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm và thông qua các hệ thống phân
phối chuyển tới tay người tiêu dùng.
Theo định nghĩa của Ganeshan & Harrison thì “Supply chain là một mạng lưới các lựa
chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên vật liệu, biến đổi
các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm
này tới tay người tiêu dùng”.
2.1.2. Vai trò
Supply Chain Management nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh
doanh của các doanh nghiệp. Việc quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp có
được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, gia tăng độ phủ trên thị trường, mở rộng chiến
lược marketing và giúp doanh nghiệp vươn xa.
Quản lý chuỗi cung ứng có mặt trong tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp sản
xuất, từ hoạch định, quản lý quá trình tìm nguồn hàng hay thu mua, sản xuất thành
phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… tới việc phối hợp với các đối tác, nhà
cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Quản lý chuỗi
cung ứng chính là quản lý cung và cầu trong hệ thống của doanh nghiệp. Việc quản lý
chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp,
có cơ hội vượt trội hơn so với đối thủ trên thị trường.
Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cũng góp phần đảm bảo đầu vào và đầu ra của sản
phẩm. Ở đầu vào của sản phẩm, lượng hàng hóa của doanh nghiệp được dự báo đúng
nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường, giảm lượng tồn kho của hàng hóa,
giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Ở đầu ra, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng
giúp cung cấp đủ sản phẩm cho thị trường, đem về doanh thu lợi nhuận cao cho công
ty.
Bên cạnh đó, việc quản lý chuỗi cung ứng tốt còn góp phần đem lại hiệu quả trong
hoạt động logistics (hậu cần), phân phối hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng
nhanh nhất, đảm bảo “độ mới” của hàng hóa, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận.

2.1.3. Mô hình
Mô hình chuỗi cung ứng được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay là mô
hình SCOR (Supply – Chain Operations Reference) hay còn hiểu là mô hình tham
chiếu chuỗi cung ứng. Mô hình này sẽ đo lường toàn bộ hiệu suất mà chuỗi cung ứng
có thể mang lại, đây là một mô hình tham chiếu quá trình quản trị chuỗi cung ứng trải
rộng từ nhà cung cấp cho đến khách hàng, bao gồm các hoạt động chính như: thực
hiện giao hàng, thực hiện đơn hàng, chi phí của việc bảo hành, quá trình gửi trả hàng
hóa, sản xuất linh hoạt,…
Mô hình SCOR dựa trên ba nguyên tắc chính: mô hình hóa quá trình / tái cấu trúc, đo
lường hiệu suất và thực hành tốt nhất. Có 5 khối xây dựng mô hình hóa quy trình
riêng biệt cho mô hình SCOR:
● Lên kế hoạch (Plan): Đây là các quy trình liên quan đến lập kế hoạch cung và
cầu. Các tiêu chuẩn phải được thiết lập để cải thiện và đo lường hiệu quả chuỗi
cung ứng. Các quy tắc này có thể mở rộng sự tuân thủ, hàng tồn kho, vận
chuyển và tài sản.
● Nguồn (Source): Bước này trong mô hình SCOR bao gồm bất kỳ quy trình mua
sắm hàng hóa hoặc dịch vụ nào để đáp ứng nhu cầu (thực tế hoặc theo kế
hoạch). Mua lại vật liệu và tìm nguồn cung ứng cho cơ sở hạ tầng được kiểm
tra để xác định cách quản lý mạng lưới nhà cung cấp, hàng tồn kho, hiệu suất
của nhà cung cấp và thỏa thuận. Giai đoạn này sẽ giúp bạn lập kế hoạch khi
nào nhận, xác minh và chuyển giao một sản phẩm trong chuỗi cung ứng.
● Thực hiện (Make): Để đáp ứng nhu cầu theo kế hoạch hoặc thực tế, đây là quá
trình sản phẩm được chuyển đổi sang trạng thái cuối cùng. Bước này đặc biệt
quan trọng trong các ngành sản xuất và phân phối, và giúp trả lời các câu hỏi
về make-to-order (sản xuất chỉ bắt đầu sau khi nhận được đơn đặt hàng của
khách hàng, đã có sẵn thiết kế và thông số cố định để sản xuất) hay make-to-
stock (sản xuất dựa trên việc kết hợp hàng tồn kho với nhu cầu của người tiêu
dùng) hay engineer-to-order (sản xuất trong đó sản phẩm được thiết kế, chế tạo
toàn bộ từ đầu và hoàn thành sau khi nhận được đơn đặt hàng). Phần “thực
hiện” của quy trình bao gồm các hoạt động sản xuất, đóng gói, trình bày và
phát hành sản phẩm. Nó cũng liên quan đến mạng lưới sản xuất và quản lý thiết
bị và phương tiện.
● Giao hàng (Delivery): Là bất kỳ quy trình nào liên quan đến việc đưa sản phẩm
ra ngoài, từ quản lý đơn hàng và nhập kho, đến phân phối và vận chuyển. Bước
này cũng liên quan đến dịch vụ khách hàng và quản lý tổng thể vòng đời sản
phẩm, hàng tồn kho thành phẩm, tài sản và yêu cầu nhập / xuất.
● Trả lại (Return): Bước cuối cùng này tập trung vào tất cả các sản phẩm được
trả lại – vì bất kỳ lý do nào. Các tổ chức phải được chuẩn bị để xử lý việc trả lại
các sản phẩm, container và bao bì bị lỗi. Quá trình hoàn trả liên quan đến việc
áp dụng các quy tắc kinh doanh, trả lại hàng tồn kho, tài sản và các yêu cầu quy
định khác. Bước cuối cùng này trực tiếp liên quan tới hỗ trợ và theo dõi khách
hàng sau giao hàng.

Mô hình SCOR không cố gắng giải thích mọi quy trình hoặc hoạt động kinh doanh.
Như trong tất cả các mô hình kinh doanh, có một phạm vi cụ thể mà mô hình SCOR
nhắm đến, bao gồm các phân đoạn sau:
● Tương tác khách hàng: Toàn bộ quá trình quan hệ khách hàng, từ khi đặt đơn
hàng đến thanh toán hóa đơn.
● Giao dịch sản phẩm: Tất cả sản phẩm, từ nhà cung cấp của nhà cung cấp đến
khách hàng của khách hàng, bao gồm thiết bị, vật tư, sản phẩm số lượng lớn,
v.v.
● Tương tác thị trường: Từ sự hiểu biết về nhu cầu, đến việc hoàn thành mọi đơn
hàng.
Trọng tâm của SCOR cũng có thể được xác định và đo lường trên 3 cấp độ chi tiết của
quy trình như sau:
● Cấp độ 1: Xác định Phạm vi – địa lý, phân khúc và bối cảnh
● Cấp độ 2: Cấu hình của chuỗi cung ứng
● Cấp độ 3: Chi tiết yếu tố quy trình – xác định các hoạt động kinh doanh chính
trong chuỗi.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến Supply Chain Management
2.2.1. Nhân tố ảnh hưởng từ bên trong
● Sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
của các công ty, và điều đó có nghĩa rằng nền kinh tế vẫn tiếp tục là năm thách
thức cho việc quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu.
● Khái niệm “ Quản lý tập trung chuỗi cung ứng” sẽ thu hút nhiều sự quan tâm,
tuy nhiên vẫn ở trong giai đoạn đầu để chấp nhận
● Công nghệ điện toán đám mây và quản lý sẽ tiếp tục thu hút được các nhà quản
trị/ vận hành chuỗi cung ứng.
● Sự tăng nhanh về hàng nhái, hàng bị mất cặp và các hoạt động mang tính pháp
lý đang diễn ra trong chuỗi cung ứng sẽ thúc đẩy những sáng kiến từ chính phủ
và ngành để hạn chế bớt những rủi ro này. Chính phủ và các thành viên trong
ngành đang đưa ra nhiều sáng kiến để loại bỏ và hạn chế những sản phẩm
không hợp chuẩn đang tồn tại trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tại Mỹ, các nhà
sáng lập và các thành viên trong ngành đang nỗ lực loại bỏ những sản phẩm
hàng nhái mà có xuất xứ từ Trung Quốc và các quốc gia khác. Các sản phẩm
này đang làm tổn hại đến các nhà sản xuất có uy tín. Hàng không hợp chuẩn
ngày càng gia tăng và gây áp lực lên chuỗi cung ứng khi chuỗi ứng ngày nay
trở nên toàn cầu và sự tăng nhanh của chiến lược thuê ngoài tại các quốc gia
Châu Á
● Sự gia tăng sử dụng hệ thống tương tác, như các mạng xã hội, sẽ tiếp tục thu
hút những nhà quản trị chuỗi cung ứng.
Một trong những yếu tố quan trọng của chuỗi cung ứng chính là sự tương tác nhằm để
trao đổi và chia sẻ. Sự phát triển mạnh của các mạng xã hội như Facebook,
Instagram,... đang tạo điều kiện để sự tương tác này phát triển. Hệ thống mạng xã hội
đã nâng cao sự trao đổi giữa các thành viên và những đội phát triển dự án làm việc
qua mạng. Ferrari Consulting and Research Group dự đoán rằng xu hướng nâng cao
khả năng giao tiếp của các thành viên trong chuỗi cung ứng
2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài.
● Sự gia tăng việc phát triển các ứng dụng xử lý trực tiếp từ bộ nhớ cùng với xử
lý kho dữ liệu của các công ty cung cấp công nghệ, sẽ cho phép chuỗi cung ứng
hoạt động tốt hơn ở mặt lên kế hoạch và quản lý sự thay đổi
Thế giới kinh doanh thay đổi nhanh hơn dự kiến cho các quy trình trong chuỗi cung
ứng, gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thích nghi. Hơn thế nữa, các nhà quản trị
chuỗi cung ứng cần phải ra quyết định nhanh, nhiều và chính xác hơn trong môi
trường kinh doanh bất ổn. Các vấn đề này đang được các công ty cung cấp các giải
pháp công nghệ cho chuỗi cung ứng tiếp tục phát triển và nghiên cứu.
● Các nhà quản trị chuỗi cung ứng cần phải “để mắt” đến giá cả, sức khỏe và
hiệu quả của nhà cung ứng cũng như độ linh hoạt của mạng cung ứng
Chi phí đầu vào tăng mạnh khiến cho các nhà quản trị chuỗi cung ứng gặp phải nhiều
khó khăn trong việc đảm bảo sự vận hành chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, các nhà vận
hành chuỗi cung ứng nên tập trung vào quản lý đổ vỡ chuỗi cung ứng cũng như sức
khỏe của các nhà cung cấp trong mạng lưới cung ứng, Sự gia tăng các rủi ro về thiên
nhiên đang đặt chuỗi cung ứng phải đối phó với rủi ro đổ vỡ. Ngoài ra, Châu Âu vẫn
chưa có giải pháp khiến sức khỏe của các nhà cung ứng trở nên “yếu” hơn bao giờ hết.
Vì thế thay cho hoạt động đàm phán mức tốt nhất, nhà cung ứng cần xây mạng cung
ứng mình trở nên thích nghi hơn.
● Sự gia tăng rủi ro đổ vỡ chuỗi cung ứng khiến nhà quản trị cần phải xem xét lại
chiến lược thuê ngoài của mình và khi đưa ra quyết định thuê sẽ phải cân nhắc
giữa rủi ro này với chi phí thấp đạt được
Các nhà quản trị cần có những kế hoạch tình huống cho hoạt động chuỗi cung ứng của
mình, thậm chí điều này có thể tạo ra sự trùng lặp trong chuỗi cung ứng của mình. Chi
phí thấp trong chiến lược thuê ngoài trước đây cần phải được xem xét với những chi
phí mất mát khi các sự kiện thiên nhiên xảy ra, đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương.
Chương 3: Thực trạng Supply Chain Management của Honda Việt Nam
3.1. Tình hình sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ ô tô tại Việt Nam

3.1.1. Tình hình sản xuất và nguồn cung ô tô

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, ước tính trong tháng 01/2022, tổng số ô tô
sản xuất, lắp ráp trong nước là 38.300 chiếc, tăng 7,9% so với tháng 12/2021 (với
khoảng 35.500 chiếc). Đây đã là tháng thứ 4 liên tiếp lượng xe sản xuất, lắp ráp trong
nước có mức tăng trưởng dương. Con số hơn 38 nghìn chiếc của tháng 01/2022 đã
vượt xa so với các tháng trong năm 2021 và bằng 11,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Mức tăng trưởng cao về sản lượng ô tô ngay trong tháng đầu tiên là tín hiệu tích cực
của thị trường ô tô trong nước năm 2022, khi cả nước đang thích ứng an toàn với dịch
Covid-19 và dần trở lại trạng thái bình thường mới. Ngoài ra, với chính sách giảm
50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất trong nước được áp dụng từ 01/12/2021 đến hết
31/5/2022 khiến xe nội tăng sức cạnh tranh đáng kể so với xe nhập khẩu.
Ngược lại với ô tô, lượng xe máy sản xuất trong nước tháng 01/2022 lại giảm mạnh.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lượng xe máy sản xuất, lắp ráp trong nước
tháng 01/2022 ước đạt 294.000 chiếc, giảm 17% so với tháng trước (với 354.100
chiếc) và đạt 99,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị trường ô tô Việt Nam vừa trải qua năm 2021 với nhiều biến động. Sự bùng phát
của làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 tại nhiều tỉnh, thành phố, cùng sự khởi phát
của ô tô điện phần nào tác động đến thị hiếu, lựa chọn của người tiêu dùng, cùng với
đó là hàng loạt đợt triệu hồi xe để khắc phục lỗi của các nhà sản xuất. Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê, trong năm 2021, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 12,9% và chỉ
số sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe tăng 6,8%
so với năm 2020. Trong đó, sản xuất một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
tăng trưởng khá so với năm 2020 như: Thiết bị khác dùng cho động cơ của xe có động
cơ đạt tăng 15,44%; cao su tổng hợp và các chất thay thế cao su dẫn xuất từ dầu, ở
dạng nguyên sinh hoặc tấm lá hoặc dải tăng 14,09%; bộ dây đánh lửa và bộ dây khác
sử dụng cho xe có động cơ tăng 4,65%. Ngược lại, sản xuất phụ tùng khác của xe có
động cơ đạt giảm 2,75%.
3.1.2. Tình hình nhập khẩu ô tô thị trường Việt Nam

Thời điểm tháng 01 là gần Tết Nguyên đán 2022, do đó lượng xe nhập khẩu đã
được các hãng nhập về trước đó để phục vụ nhu cầu người dân mua xe trước Tết.
Do đó, sang tháng 01, lượng xe nhập về Việt Nam giảm nhiều so với trước đây.
Đồng thời, các chuyên gia cũng dự đoán sang tháng 02/2022, nhiều mẫu xe nhập
khẩu cũng sẽ khan hiếm hàng, nên số lượng nhập về có khả năng sẽ còn giảm hơn
tháng 01 vừa qua.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong tháng 01/2022, nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô
của cả nước đạt xấp xỉ 395 triệu USD, giảm 7,82% so với tháng 12/2021 song tăng
2,65% so với tháng 01/2021; chiếm tỷ trọng 1,34% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa của cả nước.
Trong năm 2021, nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô của Việt Nam ước đạt 4,92 tỷ
USD, tăng 22,88% so với năm 2020. Trong đó, nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô
các loại từ hầu hết các thị trường đều tăng trưởng cao so với năm trước. Đáng chú
ý, nhập khẩu từ một số thị trường tăng đột biến như Hoa Kỳ, EU (Đức, Italia), Nga.
3.1.3. Tình hình tiêu thụ ô tô ở Việt Nam

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), lượng tiêu thụ tháng
01/2022 đã đạt 30.742 xe, giảm 34% so với tháng 12/2021 nhưng tăng 16% so với
tháng cùng kỳ năm 2021. Đồng thời, đây cũng là tháng 01 bán xe cao nhất trong 3
năm trở lại đây, chỉ đứng sau tháng 01 năm 2019 (bán 33.520 xe). Nếu cộng dồn
báo cáo từ TC Motor trong tháng 01 bán được 7.428 xe, và Vinfast bán 2.103 xe, thị
trường ô tô Việt sẽ có con số bán ra tháng 01 là 40.273 xe, giảm 28,8% so với tháng
12/2021 (bán 56.566 xe).
Theo VAMA, trong số 30.742 xe tiêu thụ của tháng 01, có tới 17.782 xe lắp ráp,
chiếm 57,8% thị phần. Xe nhập khẩu bán 12.960 xe, chỉ nhiều hơn tháng 01 năm
2021 là 960 xe, cho thấy phần nào bị ảnh hưởng vì không nhận được ưu đãi phí
trước bạ.
Với kết quả bán xe trong tháng 01/2022, đa số các thành viên của VAMA đang phân
phối xe du lịch đều nhận được kết quả tăng trưởng tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Thương hiệu xe nhận tăng trưởng mạnh nhất là Lexus, bán 214 xe (tăng 143%),
Mazda tăng 35%, Honda tăng 25%. Ngay cả một số thương hiệu vốn kinh doanh
chưa tốt cũng nhận được tăng trưởng cao như Suzuki (tăng 87%), Isuzu (tăng
97%). Gây thất vọng nhất là hai hãng Ford và Mitsubishi với lượng bán giảm lần lượt
là 36% và 3%.
So sánh lượng bán trên toàn thị trường, thương hiệu Hyundai vẫn dẫn đầu trong
tháng 01 với 7.428 xe, đứng thứ 2 là Toyota với 6.368 xe. Vị trí số 3 thuộc về Kia với
5.445 xe, Honda bán 3.771 xe ở vị trí số 4 và vị trí số 5 thuộc về Mitsubishi với 3.581
xe.
Lượng tiêu thụ ô tô tại Việt Nam tăng cao trong tháng đầu năm 2022 do đã có nhiều
chính sách kích cầu như giảm lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước, kéo dài
đến hết tháng 5/2022. Chính sách này không chỉ tăng nhu cầu mua xe của người
dân mà còn khiến một số thương hiệu ô tô nhập khẩu phải hạ giá bán hoặc tăng
khuyến mại nhằm cạnh tranh.
Đáng chú ý, tháng 01 chính là tháng sát Tết cổ truyền đã phần nào ảnh hưởng đến
tình hình kinh doanh do thiếu thời gian chuẩn bị xe cũng như thủ tục đăng ký.
Nhưng sức mua của người dân vẫn lớn cho thấy thị trường ô tô đã ở trạng thái hoàn
toàn hồi phục sau hơn nửa năm khó khăn bởi dịch bệnh. Tín hiệu đầu năm tăng
trưởng đã phần nào phản ánh đúng nhu cầu mua ô tô trong dân còn rất lớn, ngay
lập tức bùng nổ khi nhà nước ưu đãi 50% lệ phí trước bạ dành cho xe lắp ráp. Dự
báo tình trạng khan xe đối với các mẫu xe "hot" sẽ tiếp tục kéo dài cho tới khi hết ưu
đãi 50% trước bạ vào cuối tháng 5/2022.
3.2. Mô hình chuỗi cung ứng của Honda Việt Nam

3.2.1. Giới thiệu chung về công ty


Được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa 3
đơn vị: Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan),
Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản phẩm
chính: xe máy và xe ô tô. Sau hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã
không ngừng phát triển và trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực
sản xuất xe gắn máy và ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam.
Với hơn 10.000 công nhân viên, Honda Việt Nam tự hào mang đến cho khách hàng
những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tận tâm và những đóng góp vì một xã hội
giao thông lành mạnh. Với khẩu hiệu “Sức mạnh của những Ước mơ”, Honda Việt
Nam mong muốn được chia sẻ và cùng mọi người thực hiện ước mơ thông qua việc
tạo thêm ra nhiều niềm vui mới cho người dân và xã hội Việt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển:
Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam – đánh dấu cột mốc lịch
sử quan trọng trong sự phát triển của Công ty.

Bắt đầu hoạt động kinh doanh ô tô từ năm 2006, chỉ sau hơn 1 năm, Honda Việt Nam
đã xây dựng thành công nhà máy, mạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bán
hàng, dịch vụ, lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên là
Honda Civic vào tháng 8 năm 2006. Không ngừng nỗ lực để đa dạng hóa sản phẩm,
mẫu xe Honda CR-V tiếp tục được Honda Việt Nam giới thiệu vào tháng 12 năm 2008
và Honda City vào tháng 6 năm 2013. Ngoài những dòng xe sản xuất trong nước,
Honda Việt Nam còn nhập khẩu thêm các mẫu xe sedan và mẫu xe đa dụng cao cấp
lần lượt là Honda Accord và Honda Odyssey nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng. Năm 2016, Honda Việt Nam chuyển sang nhập khẩu mẫu xe Honda
Civic thay vì sản xuất trong nước. Tính đến nay, Honda Việt Nam đã cung cấp cho thị
trường ô tô Việt Nam 3 dòng xe phục vụ cho các nhu cầu sử dụng đa dạng của khách
hàng: dòng sedan (cỡ lớn, cỡ vừa và cỡ nhỏ), dòn

g SUV và MPV.

3.2.2. Mô hình chuỗi cung ứng của Honda Việt Nam

3.2.3. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu

3.2.4. Năng lực sản xuất

3.2.5. Mạng lưới phân phối và thị trường tiêu thụ


Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty Honda Việt Nam
4.1. Thành công của chuỗi cung ứng
4.2. Thách thức của chuỗi cung ứng
4.3. Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng
Chương 5: Nhận xét về chuỗi cung ứng Honda Việt Nam
5.1. Ưu điểm
5.2. Nhược điểm
Chương 5: Kết luận
Reference
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/thi-truong-o-to-viet-nam-tiep-tuc-
kha-quan-trong-nam-2022.html#:~:text=Theo%20Hi%E1%BB%87p%20h%E1%BB
%99i%20c%C3%A1c%20nh%C3%A0,2019%20(b%C3%A1n%2033.520%20xe).

https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/thi-truong-o-to-trong-nuoc-co-tiem-
nang-tang-truong-manh-trong-nam-2022.html

You might also like