You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


---o0o---

TIỂU LUẬN MÔN

QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

(Học kỳ II nhóm 1 năm học 2023 – 2024)

Đề bài:

Sinh viên hãy lựa chọn một doanh nghiệp trong góc phần tư (cầu vượt
cung) của thị trường và phân tích hiệu suất của chuỗi cung ứng đó để đưa
ra khuyến nghị?

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Vân Nga

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trịnh Phương Chi

Mã sinh viên : A35377

Số điện thoại: 0974522671

Email: ngphuongchi13@gmail.com

Người chấm 1 Người chấm 2

HÀ NỘI – 2023

1
MỤC LỤC

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ XÁC ĐỊNH


GÓC PHẦN TƯ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHUỖI CUNG ỨNG......................4
1. Một số khái niệm............................................................................................4
a. Quản lý chuỗi cung ứng..............................................................................4
b. Sơ đồ mạng lưới cung ứng của doanh nghiệp.............................................9
c. Phân loại các góc phần tư thị trường và các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất
chuỗi cung ứng tương ứng các góc phần tư đó.............................................10
II. GIỚI THIỆU VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VINFAST......................................12
1. Giới thiệu về công ty....................................................................................12
2. Sơ đồ chuỗi cung ứng công ty, sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp.......15
3. Phân loại góc phần tư thị trường của chuỗi cung ứng đó.............................18
4. Phân tích các chỉ tiêu hiệu suất đối với việc quản lý chuỗi cung ứng VinFast
..........................................................................................................................20
III. CÁC KIẾN NGHỊ.........................................................................................22
KẾT LUẬN.........................................................................................................24

2
LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, trước những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng
ồn do xe sử dụng động cơ đốt trong gây ra, các quốc gia trên toàn thế giới
khuyến khích sử dụng năng lượng xanh; Ngoài ra giá xăng dầu liên tục tăng cao,
từ đó kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của xe máy điện, ô tô điện. Thị trường xe
điện thế giới trở nên sôi động khi các hãng xe xăng, dầu chuyển dần sang sản
xuất xe điện khi xác định đây chính là phương tiện di chuyển của tương lai,
hướng đến môi trường xanh cùng những ưu điểm vượt trội về vận hành so với
động cơ đốt trong.

Năm 2019, tổng số xe điện bán ra trên toàn thế giới là 1,4 triệu xe, tăng so với
năm 2018. Tuy nhiên, mức tăng chỉ là 9% trong khi tốc độ tăng trưởng xe điện
của 6 năm trước đó rất mạnh, từ 46 – 69%. Nguyên nhân đến từ doanh số xe
điện 6 tháng cuối năm 2019 tại hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc giảm.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là doanh số xe điện bán ra tại các nước châu Âu lại
tăng mạnh trong năm 2019, mức tăng trưởng lên tới 44%.

Năm 2020, bất chấp sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 dẫn đến số xe ô tô
đăng ký mới không có sự tăng trưởng rõ rệt nhưng số xe điện bán ra trên toàn
cầu vẫn tăng mạnh, đạt 2,01 triệu xe. Điều này cho thấy người dùng đã dần có
cái nhìn rõ ràng về xe điện và ngày càng có nhiều thiện cảm hơn với phương
tiện xanh này. Cũng chính vì vậy, trong năm 2020 thị phần xe điện trên toàn thế
giới đã đạt mức kỷ lục là 4,6%.

Và đến năm 2021, số xe điện bán ra trên toàn cầu đạt 4,2 triệu chiếc. Đây là con
số chứng minh xe điện đang dần chiếm ưu thế trên thị trường xe ô tô nói chung.
Các nhà sản xuất ô tô điện đã có được doanh số ngoài mong đợi khi hướng tới
việc sử dụng năng lượng xanh trong ngành công nghiệp ô tô.

3
Bức tranh về ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua một làn sóng biến
đổi đầy mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự phổ biến nhanh chóng của các dòng xe
điện (EV). Trong khi các tên tuổi đã được công nhận như Tesla và các hãng xe
kế cận đang cạnh tranh để thống trị, một người mới đã bước vào “cuộc chơi”,
đặt ra những tuyên bố tham vọng và thu hút sự chú ý rõ nét, không thua kém bất
cứ một thương hiệu xe điện lâu đời nào. VinFast, một chi nhánh của tập đoàn
Việt Nam Vingroup, đang hướng tới việc trở thành một nhà sản xuất ô tô toàn
cầu và là niềm tự hào của tất cả người Việt trên toàn thế giới. Và chắc chắn hành
trình của VinFast, chiến lược đổi mới, những điểm mạnh và rủi ro mà họ phải
đối diện khi gia nhập thị trường xe điện đầy cạnh tranh. Bài tiểu luận này sẽ
cung cấp khái quát về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp,
phân tích những chỉ tiêu đánh giá hiệu suất chuỗi cung ứng để từ đó đề xuất các
kiến nghị giúp VinFast có những cơ chế, chính sách phù hợp để nâng cao hiệu
suất chuỗi cung ứng của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa những lý luận về quản lý chuỗi cung ứng và xác định góc phần tư
đối với chuỗi cung ứng.

Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất của chuỗi cung ứng VinFast.

Phân tích, đánh giá hiệu suất của chuỗi cung ứng Vinfast dựa trên phân loại góc
phần tư thị trường.

Đề xuất các biện pháp cụ thể để tối ưu hóa và cải thiện hiệu suất của chuỗi cung
ứng VinFast.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm các khía cạnh quan trọng của chuỗi cung ứng
VinFast. Bao gồm:

- Nhà cung cấp nguyên liệu và linh kiện cho VinFast.

4
- Quy trình sản xuất và lắp ráp tại các nhà máy của VinFast.
- Hệ thống phân phối và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng.
- Khách hàng cuối cùng và nhu cầu thị trường.

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ XÁC


ĐỊNH GÓC PHẦN TƯ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHUỖI CUNG ỨNG
1. Một số khái niệm

a. Quản lý chuỗi cung ứng

i, Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain management - SCM) là quá trình tích
hợp quản lý cung và cầu, điều này bao gồm việc lập kế hoạch, quản lý các hoạt
động như tìm nguồn cung ứng, sản xuất, hoạt động logistics,... để biến đổi từ
nguyên liệu thô thành sản phẩm và giao cho khách hàng. Đảm bảo mang lại giá
trị cho doanh nghiệp, khách hàng và đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Mục tiêu của việc quản trị chuỗi cung ứng nhằm tối đa tổng giá trị của chuỗi
được tạo ra bằng cách làm hài lòng khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả
nguồn lực. Bao gồm phân phối, lao động, lưu trữ, đồng thời giữ mức chi phí
chuỗi cung ứng ở mức tối thiểu.
Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả giúp giảm thiểu chi phí, tránh lãng phí thời
gian, nguồn lực trong chu trình sản xuất. Tiêu chuẩn công nghiệp ngày nay đã
trở thành một chuỗi cung ứng đúng lúc, một số vai trò quan trọng mà quản trị
chuỗi cung ứng mang lại bao gồm:
1. Xác định các vấn đề tiềm ẩn
2. Tối ưu hóa giá động
3. Giảm chi phí
4. Tăng doanh thu
5. Sử dụng tài sản

Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) có chức năng tối ưu hóa hoạt động, tăng cường
sự linh hoạt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua quản lý các hoạt
5
động từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng, đảm bảo hoạt động hiệu
quả và liên tục của chuỗi cung ứng.

- Quản lý dự báo và kế hoạch: SCM giúp dự báo nhu cầu và lập kế hoạch
sản xuất, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Quản lý dự báo và kế hoạch
giúp đạt được cân bằng giữa nguồn cung và nhu cầu, đảm bảo rằng hàng
hóa được cung cấp đúng lúc và đúng lượng.
- Quản lý mua hàng: Chức năng này tập trung vào việc chọn lựa nhà cung
cấp, thương thảo hợp đồng và quản lý quan hệ với các nhà cung cấp.
Quản lý mua hàng đảm bảo rằng nguồn cung cấp đáp ứng được yêu cầu
chất lượng, giá cả và thời gian cung cấp.
- Quản lý kho và lưu trữ: SCM giúp quản lý và điều phối hoạt động lưu trữ
và quản lý kho hàng. Chức năng này bao gồm kiểm soát hàng tồn kho, xử
lý đơn hàng, đóng gói, đánh giá chất lượng và quản lý thông tin về lô
hàng.
- Quản lý vận chuyển: SCM đảm bảo sự di chuyển và vận chuyển hàng hóa
một cách hiệu quả. Chức năng này bao gồm lựa chọn phương tiện vận
chuyển, lập kế hoạch lộ trình, quản lý đơn vị vận chuyển và theo dõi quá
trình vận chuyển.
- Quản lý thông tin: SCM thu thập, xử lý và quản lý thông tin liên quan đến
chuỗi cung ứng. Điều này bao gồm việc sử dụng công nghệ thông tin và
hệ thống quản lý để đảm bảo sự truyền tải thông tin chính xác và kịp thời
giữa các bên liên quan.
- Quản lý quan hệ đối tác: SCM xem xét và quản lý mối quan hệ với các
đối tác trong chuỗi cung ứng, bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà
phân phối và khách hàng. Việc xây dựng và duy trì quan hệ đối tác tốt
giữa các bên là quan trọng để đạt được sự hợp tác và tối ưu hóa hiệu quả
của chuỗi cung ứng.

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả cần cải tiến đồng thời cả:

(1) Chất lượng dịch vụ khách hàng:


6
- Tỉ lệ đáp ứng đầy đủ các đơn đặt hàng cao

- Tỉ lệ giao hàng đúng giờ luôn ở mức cao

- Tỉ lệ hàng hóa bị trả lại ở mức thấp nhất

(2) Hiệu quả điều hành nội bộ của các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi cung
ứng.

- Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư tài sản cao

- Giảm chi phí trong khâu sản xuất, bán hàng và quản lý

ii, Các thành phần của chuỗi cung ứng

Một chuỗi hoàn chỉnh sẽ được cấu tạo bởi các thành phần sau đây:

Nhà sản xuất: Tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm sản xuất hàng hóa hoặc
cung cấp dịch vụ.

Nhà phân phối: Bên chịu trách nhiệm vận chuyển, lưu trữ và phân phối sản
phẩm từ nhà sản xuất đến các điểm bán lẻ hoặc khách hàng.

Nhà bán lẻ: Doanh nghiệp hoặc cá nhân mà người tiêu dùng tiếp xúc trực tiếp
để mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Khách hàng: Người mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, có thể là cá nhân
hoặc tổ chức.

Các nhà cung cấp dịch vụ: Các tổ chức hoặc cá nhân cung cấp các dịch vụ hỗ
trợ cho các bước khác trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như vận chuyển, lưu trữ,
quảng cáo, và các dịch vụ khác.

Các thành viên này cùng hợp tác để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được
chuyển giao từ nhà sản xuất đến khách hàng một cách hiệu quả và đáp ứng nhu
cầu thị trường.

7
Hình 1.1

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động logistics truyền thống và
còn mở rộng đến cả khâu marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch
vụ chăm sóc khách hàng.

Các chuỗi cung ứng mở rộng sẽ có thêm ba loại thành viên:

(1) nhà cung cấp của nhà cung cấp

(2) khách hàng của khách hàng và cuối cùng

(3) các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng
như dịch vụ logistics, Tài chính, Marketing, Công nghệ thông tin, Nghiên cứu
thị trường và Thiết kế sản phẩm…

8
Hình 1.2 Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng

iii, Các hoạt động của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng sẽ thực hiện công việc của mình bằng cách thực hiện các hoạt
động thường xuyên, liên tục. Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng
(SCOR-Supply ChainOperation Refence) do APICS (American Production and
Inventory Control Sciety), hiệp hội quản lý chuỗi cung ứng (mô hình APICS
SCOR). Mô hình đơn giản hóa xác định bốn khâu hoạt động sau:

- Lập kế hoạch: Đề cập đến tất cả các hoạt động cần thiết để lập kế hoạch
và tổ chức các hoạt động trong ba quy trình kia. 3 hoạt động thuộc lập kế
hoạch gồm: dự báo cầu, định giá sản phẩm và quản lý hàng lưu kho.
- Tìm nguồn cung (Thu mua): Các hoạt động trong khâu này bao gồm các
hoạt động cần thiết để có đầu vào cho sản xuất hoặc dịch vụ.
Trong đó gồm 2 hoạt động : Đầu tiên là thu mua, tức là nắm giữ các vật
liệu và dịch vụ. Thứ 2 là tín dụng và thu nợ. Cả hai hoạt động này đều có
tác động lớn đến năng lực của chuỗi cung ứng.
- Sản xuất (chế tạo): bao gồm các hoạt động cần thiết để phát triển và tạo ra
các sản phẩm và các dịch vụ mà chuỗi cung ứng cung cấp.
Các hoạt động trong đó bao gồm thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất, và
cơ sở vật chất và quản lý. Quy trình thiết kế và phát triển sản phẩm không

9
thể hiện trong mô hình SCOR (Supply Chain Operation Refence), nhưng
được đưa vào đây vì nó không thể thiếu trong quá trình sản xuất.
- Phân phối: Bao gồm các hoạt động thuộc phần công việc nhận đơn hang
của khách hàng và giao sản phẩm cho khách hàng. Ba hoạt động trong đó
bao gồm là quản lý, phân phối sản phẩm và xử lý hàng trả lại. Đây là các
hoạt động tạo thành các kết nối cốt lõi giữa các công ty trong chuỗi cung
ứng.

b. Sơ đồ mạng lưới cung ứng của doanh nghiệp

Các bước cơ bản để lập sơ đồ chuỗi cung ứng:

- Xác định rõ tất cả các bên liên quan đến sản xuất, kho bãi, vận chuyển và
phân phối sản phẩm. Văn bản hoá tên các hạng mục công việc, đầu mối
liên hệ, có thể sử dựng những phần mềm hoặc sổ sách đối với những
doanh nghiệp quy mô nhỏ.
- Hiểu rõ về quan hệ giữa các nhà cung cấp. Các công ty thường có nhiều
lớp cung ứng bao gồm lớp sơ cấp và dưới đó là các nhà cung ứng thứ cấp,
nếu các nhà cung ứng sơ cấp cũng tham gia vào quy trình lập sơ đồ chuỗi
cung ứng, chính họ cũng sẽ có 1 sơ đồ cho bản thân mình. Khi sơ đồ
chuỗi cung ứng được mở rộng chúng ta sẽ có lợi thế về khả năng bao quát
về những rủi ro tiềm năng, những đoạn thắt nghẽn cổ chai, những nguy cơ
khi phụ thuộc vào nguồn cung ứng độc nhất…
- Xác lập khung thời gian và chi phí cho từng công đoạn trong chuỗi qua đó
xác định được các công đoạn nào tác động ít nhất và nhiều nhất đến kinh
doanh của công ty.
- Nhìn nhận các rủi ro về vấn đề như chính trị, kinh tế, môi trường, quy
định luật pháp và những vấn để khác có thể liên quan đến từng công đoạn
và từng đối tác trong chuỗi.
- Theo dõi dữ liệu và thông tin của cả chuỗi. Truyền tải thông tin một cách
hiệu quả về đơn hàng, vận chuyển, lưu kho, hàng trả lại….

10
c. Phân loại các góc phần tư thị trường và các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất
chuỗi cung ứng tương ứng các góc phần tư đó

Một chuỗi cung ứng tồn tại để phục vụ, hỗ trợ thị trường mà nó phục vụ. Để xác
định hiệu suất mà chuỗi cung ứng sẽ cung cấp, chúng ta cần xem xét, đánh giá
thị trường đang được phục vụ. Để phân tích ta sử dụng một mô hình đơn giản
cho phép phân loại một thị trường và xác định các yêu cầu, cơ hội mà mỗi loại
thị trường đưa ra cho chuỗi cung ứng của nó. Ta bắt đầu xác định thị trường
bằng cách sử dụng hai thị trường thành phần cơ bản cung và cầu. Mô hình này
xác định bốn loại thị trường cơ bản, hay nói cách khác là góc phần tư thị trường.

Trong góc phần tư thứ nhất là một thị trường mà cả cung và cầu cho các sản
phẩm của nó đều thấp và không thể đoán trước. Đây là một thị trường đang phát
triển.

Trong góc phần tư thứ hai là một thị trường nơi cung thấp và nhu cầu cao. Đây
là một thị trường tăng trưởng.

Trong góc phần tư thứ ba chứa một thị trường nơi cả cung và cầu đều cao. Có
rất nhiều dự đoán trong thị trường này vì vậy hãy gọi đây là một thị trường ổn
định.

Trong góc phần tư thứ tư, loại cung thị trường này cung cao hơn nhu cầu. Đây là
một thị trường trưởng thành

Trong một thị trường đang phát triển, cả cung và cầu đều thấp và cũng không
chắc chắn. Những thị trường này được tạo ra bởi công nghệ mới hoặc theo xu
hướng kinh tế và xã hội khiến một nhóm khách hàng nhận thức được một số nhu
cầu mới. Cơ hội trong một thị trường đang phát triển nằm trong lĩnh vực hợp tác
với những đối tác khác trong chuỗi cung ứng để thu thập thông tin về những gì
thị trường mong muốn. Chi phí bán hàng cao trong thị trường này và dự trữ
thấp.

11
Thị trường tăng trưởng là thị trường nơi nhu cầu cao hơn cung và do đó nguồn
cung thường không chắc chắn. Nếu một thị trường đang phát triển củng cố và
xây dựng động lực, nó có thể đột ngột cất cánh và trong một thời gian có nhu
cầu tăng mà các nhà cung cấp không thể theo kịp. Cơ hội trong một thị trường
tăng trưởng đang cung cấp mức độ cao dịch vụ khách hàng được đo bằng tỷ lệ
lấp đầy đơn hàng và giao hàng đúng thời gian. Khách hàng trong một thị trường
như thế này coi trọng một nguồn cung cấp đáng tin cậy và sẽ trả giá cao cho độ
tin cậy. Chi phí bán hàng nên thấp vì khách hàng dễ tìm và hàng lưu kho có thể
cao hơn vì chúng đang tăng giá trị.

Trong một thị trường ổn định cả cung và cầu đều cao và do đó có thể dự đoán
được. Đây là một thị trường được thành lập nơi các lực lượng thị trường đã hoạt
động được một thời gian và có cung và cầu khá cân bằng. Cơ hội ở đây nằm ở
sự tinh chỉnh và tối ưu hóa hoạt động của nội bộ công ty. Các công ty nên tập
trung vào việc giảm thiểu hàng dự trữ và chi phí bán hàng trong khi vẫn duy trì
mức độ cao của dịch vụ khách hàng.

Trong một thị trường trưởng thành, nguồn cung đã vượt qua nhu cầu và khả
năng cung vượt mức tồn tại. Nhu cầu khá ổn định hoặc giảm chậm nhưng vì sự
cạnh tranh khốc liệt do cung vượt cầu, nhu cầu dường như không chắc chắn từ
quan điểm của bất kỳ nhà cung cấp nào trên thị trường này. Cơ hội trong thị
trường này nằm trong lĩnh vực linh hoạt được đo lường bằng khả năng đáp ứng
nhanh chóng với những thay đổi trong nhu cầu sản phẩm trong khi vẫn duy trì
mức độ cao của dịch vụ khách hàng. Khách hàng trong một thị trường như thế
này đánh giá sự tiện lợi của một người, dừng mua sắm nơi họ có thể mua nhiều
loại sản phẩm liên quan với giá thấp. Hàng dự trữ nên được giảm thiểu và chi
phí bán hàng có phần cao hơn do chi phí thu hút khách hàng trong một thị
trường đông đúc.

Thị trường ở mỗi góc phần tư có cơ hội kết hợp riêng cho các chuỗi cung ứng hỗ
trợ họ. Một sự kết hợp khác nhau của các đặc tính hiệu suất được yêu cầu của
các công ty trong chuỗi cung ứng của từng loại thị trường. Để phát triển mạnh,
12
các công ty trong chuỗi cung ứng phải có khả năng hợp tác để khai thác các cơ
hội có sẵn trên thị trường của họ. Lợi nhuận cao nhất thuộc về các công ty có thể
đáp ứng thành công các cơ hội mà thị trường của họ cung cấp. Các công ty
không thể đáp ứng các cơ hội một cách hiệu quả sẽ bị tụt lại phía sau.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất chuỗi cung ứng tương ứng các góc phần tư đó:

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Sản xuất theo lượng hàng tồn kho – BTS

- Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng và tỉ lệ hoàn tất đơn hàng cho dòng sản phẩn
- Tỉ lệ giao hàng đúng hạn
- Giá trị của tổng các đơn hàng thực hiện sau và số lượng của chúng
- Tần suất và thời gian hoàn thành các đơn hàng thực hiện sau
- Tỉ lệ sản phẩm bị trả lại

Sản xuất theo đơn hàng – BTO

- Thời gian đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tỉ lệ hoàn tất đúng hạn
- Tỷ lệ giao hàng đúng giờ
- Giá trị và số lượng của những đơn hàng bị trễ
- Tần suất và thời gian đơn hàng bị trễ
- Số luộng hàng bị trả lại để bảo hành và sửa chữa

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NỘI BỘ

- Giá trị hàng tồn kho


- Vòng quay hàng tồn
- Lợi nhuận trên doanh thu
- Vòng quay tiền mặt

KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG LINH HOẠT TRƯỚC BIẾN ĐỘNG CẦU

- Khoảng thời giancuar chu kỳ hoạt động

13
- Khả năng gia tăng độ linh hoạt
- Tính linh hoạt bên ngoài

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

- Phần trăm tổng sản phẩm bán ra được giới thiệu trong 12 tháng vừa qua
- Phần trăm tổng doanh số sản phẩm đã được giới thiệu trong 12 tháng vừa
qua
- Thời gian của chu kỳ phát triển và phân phối sản phẩm mới.

II. GIỚI THIỆU VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VINFAST


1. Giới thiệu về công ty

VinFast (hay VinFast LLC; viết tắt: VF, tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu
hạn sản xuất và kinh doanh VinFast) là một nhà sản xuất ô tô và xe máy điện
của Việt Nam được thành lập vào tháng 6 năm 2017. Vinfast có trụ sở chính tại
Hải Phòng, chi nhánh tại Hà Nội. Đây là một thành viên của tập đoàn Vingroup,
do ông Phạm Nhật Vượng và kiêm vị trí Chủ tịch HĐQT. Tên gọi công ty được
viết tắt từ cụm từ “Việt Nam – Phong cách – An toàn – Sáng tạo – Tiên phong”.
Năm 2017
Ngày 2/9/2017, nhà máy sản xuất xe ô tô VinFast đầu tiên được khởi công tại
Hải Phòng. Nhà máy có diện tích 335 hecta, trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ
hiện đại với tổng số vốn đầu tư lên đến 3,5 tỷ USD.
Năm 2018
Ngày 18 tháng 1 năm 2018, công ty công bố đã hoàn tất hợp đồng sản xuất mẫu
xe với nhà thiết kế hàng đầu Pininfarina và mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ
BMW. Ngày 7 tháng 2, thành lập Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên Cơ khí, Cơ
điện tử. Hè năm đó, doanh nghiệp ký hợp đồng phát triển hoàn chỉnh chiếc xe ô
tô điện với EDAG và thành lập nhà máy liên doanh với Công ty Aapico Hitech
của Thái Lan để dập và hàn các chi tiết thân vỏ xe và ký thỏa thuận hợp tác
chiến lược với General MotorsViệt Nam. Thỏa thuận này chỉ định họ là nhà
14
phân phối độc quyền dòng xe Chevrolet tạiViệt Nam thông qua mạng lưới đại lý
Chevrolet toàn quốc hiện tại; GM đồng ý chuyển giao công nghệ cho họ bao
gồm cả bản quyền sản xuất xe hơi cỡ nhỏ.Tháng 7 năm 2018, VinFast bắt đầu
tuyển đại lý ủy quyền bán xe máy điện và mở công ty con tại Đức. Tháng 10
năm 2018, doanh nghiệp giới thiệu hai mẫu xe LUX A2.0 thuộc dòng Sedan và
LUX SA2.0 thuộc dòng SUV tại Triển lãm xe hơi Paris 2018.Cuối tháng 10,
VinFast ký thỏa thuận với Tổng Công ty Dầu Việt Nam triển khai hệ thống trạm
sạc và thuê pin tại các điểm kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc. Tháng 11 năm
2018, VinFast khánh thành nhà máy sản xuất xe máy điện thông minh eScooter
và cho ra mắt dòng sản phẩm xe máy điện đầu tiên VinFast Klara với 2 phiên
bản sử dụng pin Lithium-ion và sử dụng ắc quy Acid-chì.
Năm 2019
Vingroup quyết định thành lập VinBus kinh doanh vận tải hành khách công
cộng sử dụng xe buýt điện do công ty sản xuất trong mối quan hệ công nghệ và
linh kiện với Siemens, vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng. Tháng 5, công ty tiến hành
chạy thử 58 xe Lux và Fadil tại Việt Nam. Sau đó, công ty công bố xe Fadil đạt
chuẩn an toàn qua kết quả thử nghiệm tại GM Hàn Quốc. Tới hè, VinFast khánh
thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất ôtô tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát
Hải. Tháng 9 cùng năm, VinFast đã mua lại 51% cổ phần của AAPICO Hitech
trong AAPICO Vinfast Auto Parts Co. Công bố giá bán xe máy điện Impes và
Ludo, thuê pinlithium-ion của LG Chem và đổi pin tại các trạm của Vingroup.
Năm 2020
VinFast khai trương 18 xưởng dịch vụ tại chuỗi trung tâm thương mại Vincom ở
Bắc Ninh, Sơn La, Hà Tĩnh, TP.HCM, Bình Dương, Long An, Vĩnh Long, Cà
Mau, Phú Yên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Quảng Bình, Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng
Tháp, Kiên Giang, Kon Tum và Khánh Hòa. Trước hè, công ty khai trương thêm
14 xưởng dịch vụ, nâng tổng số xưởng dịch vụ trên toàn quốc lên con số 54. Hè
cùng năm, VinFast công bố giá bán pin Lithium ion LG Chem-VinFast. Tính tới
thời điểm tháng 12 năm 2020 thì doanh nghiệp có 55 showroom, 30 đại lýủy

15
quyền, và 57 xưởng dịch vụ trong đó có 16 điểm VinFast Chevrolet. Đại lý xe
máy điện: 119 điểm bán, 80 điểm bảo hành, 559 trạm đổi và sạc pin.
Năm 2021
VinFast mở đầu 2021 bằng việc công bố 2 dòng xe máy điện và 5 dòng ô tô,
trong đó có 3.xe ô tô điện và 2 xe ô tô xăng. Xe máy điện là Feliz mã V5 và
Theon mã V9, xe ôtô gồm 1 mẫu SUV hạng C mã VF31, 1 mẫu SUV hạng D
chạy điện và 1 mẫu chạy xăng mã VF32, 1 mẫu SV hạng E chạy điện và 1 mẫu
chạy xăng mã VF33. Ngày 16 tháng 2 năm 2021, Chương trình Đánh giá xe mới
khu vực Đông Nam Á (ASEAN NCAP) đã trao giải “Hãng xe mới có cam kết
cao về an toàn” cho VinFast. VF cũng đã ký hợp tác với ProLogium Technology
Co., Ltd. về bản quyền pin thể rắn CIM/CIP MAB (Multi-Axis Bipolar +
Technology - công nghệ lưỡng cực đa trục +) choxe ô tô điện, dự kiến phát hành
2023-2024.Cuối tháng 3, VF khai trương thêm 64 showroom tại 30 tỉnh thành
Việt Nam. Sang tháng 4, VF đã hợp tác với NVIDIA để sử dụng chip cho các xe
điện thông minh ra mắt năm 2022. Tháng 7, VF mở cửa chi nhánh tại Mỹ,
Canada, Pháp, Đức, Hà Lan. Ngày 27, VG công bố bổ nhiệm Michael
Lohscheller làm Tổng giám đốc VinFasttoàn cầu.
Tầm nhìn của Vinfast là tạo ra những chiếc ô tô mang đậm bản chất Việt Nam,
đại diện cho đất nước và đủ sức cạnh tranh trên sân khấu ô tô toàn cầu. Từ đó
đánh thức tiềm năng của ngành công nghiệp ô tô trong nước và khơi dậy niềm tự
hào cho dân tộc. Lần đầu tiên, một thương hiệu ô tô Việt xuất hiện đã gây nhiều
tiếng vang cả trong nước và quốc tế.
Sứ mệnh của Vinfast là cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ về ô tô có
chất lượng và uy tín hàng đầu bằng chính sự tận tâm, chuyên nghiệp và trách
nhiệm cao của mình với khách hàng. Phấn đấu " Vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho
người Việt Nam", Vingroup mong muốn xây dựng một thương hiệu ô tô, phong
cách cao cấp và thể hiện tinh thần Việt. Ghi dấu bản sắc Việt trên bản đồ ô tô
toàn cầu.

2. Sơ đồ chuỗi cung ứng công ty, sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp

16
Mô hình chuỗi cung ứng của VinFast tập trung đầu tư vào quy trình sản xuất ô
tô bài bản. Toàn bộ việc sản xuất được đồng bộ, khép kín với 6 nhà xưởng:
xưởng dập, xưởng sơn, xưởng hàn thân vỏ, xưởng động cơ, xưởng lắp ráp và
xưởng phụ trợ. Máy móc của từng phân xưởng cũng được nhập khẩu hoàn toàn
từ Châu Âu.

VinFast ứng dụng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cũng như mời các chuyên gia từ
nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trực tiếp đánh giá. Nhờ đó, các sản phẩm
khẳng định chất lượng, an toàn và nhận được sự đón nhận từ người tiêu dùng.

Hệ thống tiên tiến cũng tạo nên nền tảng vững chắc cho tiến trình tự chủ sản
xuất ô tô trong nước của Vin.

Ngay từ thời điểm bắt đầu, mô hình chuỗi cung ứng của VinFast đã lựa chọn
hợp tác cùng các tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp ô tô thế giới. Mục tiêu
nhằm tăng sức cạnh tranh trước các thương hiệu ô tô ngoại nhập và tiến tới xuất
khẩu.

Hình 2.1 Sơ đồ nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của VinFast

VinFast liên kết cùng 4 nhà thiết kế ô tô hàng đầu thế giới là Pininfarina,
Zagato, Torino và Ital Design. Đây là những đơn vị thiết kế cho các thương hiệu
17
đình đám như Audi, Bentley, BMW, Ferrari, Lamborghini, Porsche, Rolls-
Royce… Vì vậy, các mẫu xe của Vin sở hữu nhiều chi tiết ấn tượng và đẳng cấp.

Bên cạnh đó, công ty còn đăng ký giấy phép riêng cho phần khung gầm và động
cơ, mua bản quyền công nghệ từ BMW. Đối tác Manga Steyr được thuê để tối
ưu kỹ thuật xe, công ty AVL chịu trách nhiệm chính về động cơ truyền động.

Cho đến nay, VinFast là nhà máy ô tô duy nhất của nước ta làm chủ mọi công
đoạn cốt lõi khi tự sản xuất những cấu phần chính của một chiếc ô tô như thân
vỏ, động cơ…

Hình 2.2 Các kênh phân phối chính của VinFast tại thị trường trong và ngoài
nước

Về kênh phân phối, VinFast hoạt động chính trong nước qua hai kênh bán trực
tiếp tại Website và bán hàng tại điểm.

Năm 2018, công ty mua lại toàn bộ hệ thống phân phối và sản xuất ô tô của GM
Việt Nam. Nhờ hệ thống chuyên nghiệp có sẵn, VinFast chỉ mất khoảng 3 tháng
để phủ sóng toàn bộ đại lý, showroom của mình khắp các tỉnh thành. Tập đoàn
cũng tận dụng hệ sinh thái chung một cách hiệu quả bằng cách trưng bày xe tại
trung tâm thương mại, khu vực bất động sản của Vin.
18
Tại thị trường quốc tế, hiện VinFast tham gia chuỗi cung ứng ở Châu Âu và
Châu Mỹ. Ví dụ, trong năm 2022, công ty dự kiến sẽ mở thêm showroom tại
những thị trường tiêu thụ xe điện lớn nhất của Mỹ là Los Angeles, San Diego và
San Francisco.

Những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong mô hình chuỗi cung ứng của
VinFast bao gồm các nhà cung nguyên liệu, dịch vụ đầu vào. Tuy nhiên, để sản
phẩm tiếp cận thị trường nhanh thì nhân tố doanh nghiệp tư nhân cùng kênh bán
lẻ của Vingroup cũng không thể thiếu.

Hình 2.3 Sơ đồ dòng thông tin trong chuỗi cung ứng của VinFast

Chúng cung cấp thông tin khách quan về nhu cầu thị trường, thị hiếu người
dùng. Công ty căn cứ vào phản ứng của khách hàng để điều chỉnh hoạt động thu
hút, nâng cấp sản phẩm phù hợp.

Ngược lại, nếu chiều dữ liệu từ khách hàng đến nhà bán lẻ bị sai lệch sẽ tác
động tiêu cực đến doanh nghiệp. Ví dụ, số lượng sản phẩm tồn kho, nguyên vật

19
liệu dự trữ tăng cao nhưng nhu cầu mua giảm khiến toàn chuỗi cung ứng bị giảm
thặng dư, gián đoạn lưu thông.

3. Phân loại góc phần tư thị trường của chuỗi cung ứng đó

Như đã đề cập đến khái niệm ở phần cơ sở lý luận, để phân loại được doanh
nghiệp thuộc góc phần tư nào của thị trường, ta cần xem xét đến 2 yếu tố cơ bản
là cung và cầu trong thị trường mà công ty đang phục vụ, mà cụ thể ở đây là thị
trường ô tô.

Sau 2 năm ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, thị trường ô tô Việt Nam
2022 sôi động trở lại, ghi nhận doanh số cao nhất từ trước tới nay. Thị trường ô
tô điện nói riêng cũng ghi nhận nhiều dấu mốc lịch sử, đặc biệt với sự kiện
VinFast xuất khẩu thành công mẫu eSUV VF 8 sang Mỹ.

Trong báo cáo kết quả bán hàng tháng 5 vừa qua, TC Group (Tập đoàn Thành
Công) cho biết cơn sốt của khủng hoảng bán dẫn vẫn chưa hết nóng, khiến việc
thiếu chip, linh kiện công nghệ cao vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến khả năng cung
ứng sản phẩm, khiến nhiều mẫu xe ở tình trạng cầu vượt quá cung.

VinFast cũng nhiều tháng liền cho biết đang phải nỗ lực giải quyết các khó khăn
về nguồn cung linh kiện để đẩy mạnh hơn nữa việc sản xuất và bàn giao xe cho
các khách hàng đã đặt cọc từ trước. Trong tháng 5/2022, VinFast đã bán ra
1.909 xe Fadil, 425 xe Lux A2.0, 268 xe Lux SA2.0 và tiếp tục bàn giao 448 xe
VF e34 cho khách hàng. Tất cả các dòng xe VinFast đang bán trên thị trường
đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong tháng 5, thậm chí có một số thời
điểm, một số mẫu xe đã rơi vào tình trạng "cháy hàng" do nhu cầu của khách
hàng tăng cao, trong khi nguồn cung linh kiện vẫn tiếp tục khan hiếm.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 5/2022,
doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 43.816 xe, tăng 3,4% so với tháng
4/2022 và tăng 71% so với tháng 5/2021.

20
Có thể thấy, tình trạng cung không đủ cầu đã diễn ra đặc biệt nghiêm trọng với
một số dòng xe trên thị trường. Quan sát trong thời gian qua, những mẫu xe nào
dồi dào nguồn cung, đều có doanh số bán rất tốt. Trong khi đó, nhiều mẫu xe dù
được khách hàng đánh giá cao, song vì khó khăn về mặt cung ứng hàng hóa, nên
doanh số vẫn không đạt như kỳ vọng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2022, thị trường Việt Nam
đón nhận khoảng 19.000 ô tô thông quan. Lượng xe nhập khẩu về Việt Nam
cũng đã tăng mạnh trong những tháng qua. Tháng 1/2022, chỉ có 4.500 xe ô tô
được nhập khẩu về nước. Số liệu này đã tăng lên 9.100 xe trong tháng 2, và lên
10.200 xe trong tháng 3. Xe ô tô nhập khẩu về nước tiếp tục tăng lên 13.200 xe
trong tháng 4 và đạt mức cao nhất từ đầu năm đến này vào tháng 5, với 19.000 ô
tô. Tổng cộng trong 5 tháng đầu năm, đã có 56.000 ô tô nhập khẩu về Việt Nam.

Trong bảng xếp hạng các mẫu xe nhập nhiều nhất về Việt Nam, các thị trường
khác cũng có mức tăng trưởng về số lượng xe nhập khẩu khá mạnh trong tháng
7 về Việt Nam gồm Hoa Kỳ (294 xe), Nhật Bản (180 xe), Hàn Quốc (82 xe).

Các xe đến từ thị trường châu Âu lại có xu hướng giảm mạnh điển hình như
tháng 7 vừa qua xe từ Đức về chỉ có 78 chiếc, Anh 5 chiếc, Nga 2 chiếc.

Tính trong 7 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu
tổng cộng 78.026 ô tô nguyên chiếc từ nước ngoài, đạt tổng kim ngạch gần 1,87
tỷ USD.

Lượng này vẫn đang thấp hơn 18,2% về lượng và thấp hơn 12% về giá trị so với
cùng kỳ năm ngoái với gần 1,87 tỷ USD.

Ở thị trường linh kiện ô tô nhập khẩu lại có nhiều chuyển biến tích cực. Chỉ
trong tháng 7 đầu năm, giá trị kim ngạch của linh kiện và phụ tùng ô tô nhập
khẩu đã đạt gần 487 triệu USD, tăng 3,4% so với tháng trước.

VinFast đạt 252.932 xe sau 6 tháng đầu 2022, tăng 26% so với cùng kỳ 2021.
Một năm sẽ có 525.600 phút (8760 giờ*60), thì lượng bán này tương đương
21
trung bình cứ hơn một phút, một ô tô VinFast Việt Nam được bán ra thị trường.
Đại diện hãng xe Vinfast tại Hải Dương cho biết, lượng xe Vinfast bán tại Hải
Dương trong 7 tháng đầu năm tăng 200% so với cùng kỳ năm 2021, hiện tại đại
lý còn gần 1.000 khách hàng đặt chờ bàn giao xe, do một số linh kiện nhập khẩu
về nước chậm hơn so với kế hoạch. VinFast đang tiếp tục làm việc với các đối
tác giải quyết khó khăn về nguồn cung linh kiện để đẩy mạnh tốc độ bàn giao xe
cho khách hàng.

Như vậy, phân tích ở trên về cung và cầu, ta có thể thấy rõ cầu của ô tô trên thị
trường Việt Nam đang vượt cung. Kết quả này đã giúp ta xác định được chuỗi
cung ứng của VinFast đang nằm trong góc phần tư của thị trường (cầu vượt
cung).

4. Phân tích các chỉ tiêu hiệu suất đối với việc quản lý chuỗi cung ứng
VinFast

Như phân tích bên trên ta xác định chuỗi cung ứng của VinFast thuộc góc phần
tư thứ hai. Như vậy, có thể xếp VinFast vào thị trường phát triển. Với thị trường
phát triển, ta sẽ đi sâu vào việc phân tích chỉ tiêu quan trọng của nhóm thị
trường này: Dịch vụ khách hàng.

Ngay từ bước khởi đầu, mục tiêu của thương hiệu là có thể tạo ra những sản
phẩm đẳng cấp thế giới, mang bản sắc Việt Nam. Các yếu tố mà VinFast nghiên
cứu và phát triển, trong đó kể đến: Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà
doanh nghiệp đang nỗ lực hướng tới. Tạo được nhận biết tốt cho nhóm khách
hàng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, xây dựng được hệ thống phân phối
hiệu quả đến từng nhóm khách hàng, và có thông điệp gói/hỗ trợ hấp dẫn. Dễ
thấy rằng Vingroup đang có một danh sách khách hàng tiềm năng khổng lồ,
những người đang sử dụng bất động sản, du lịch, khám bệnh hay có con đi học
tại các doanh nghiệp thành viên. Vingroup cũng có rất nhiều địa điểm đẹp để mở
Showroom phân phối. Do đó VinFast sẽ có một lợi thế nhất định. Đối với
VinFast, đứng trên góc độ khách hàng, doanh nghiệp này đã quan tâm đến nhu
22
cầu người tiêu dùng tăng: các cư dân thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh ngày
càng có nhu cầu sử dụng các phương tiện sạch.

Với lộ trình bài bản, VinFast không ngừng mở rộng hệ thống xưởng dịch vụ trên
cả nước. Điều này hứa hẹn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách
hàng đang và sẽ sử dụng các sản phẩm ô tô, xe máy của hãng. VinFast đã đưa
vào hoạt động 89 showroom và xưởng dịch vụ trên toàn quốc. Mỗi
showroom/xưởng dịch vụ đều được hoàn thiện đồng bộ với 3 khu vực chính:
Khu vực trưng bày xe VinFast; Khu vực trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ của
hệ sinh thái Vingroup và Khu vực Xưởng dịch vụ. VinFast tự tin khẳng định vị
thế có hệ thống xưởng dịch vụ lớn nhất và duy nhất có mặt tại tất cả 63 tỉnh,
thành phố. Các xưởng dịch vụ VinFast đều được đặt trong các khu vực trung
tâm tại nhiều tỉnh thành với quy mô lớn và dịch vụ chuyên nghiệp. Mạng lưới
xưởng dịch vụ VinFast rộng khắp toàn quốc đảm bảo sẽ mang lại sự thuận tiện
tối đa cho khách hàng sở hữu xe VinFast.

Nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, VinFast không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đầu tư hệ thống trang thiết bị đồng bộ.
Tất cả các xưởng dịch vụ VinFast đều được trang bị đầy đủ máy móc kỹ thuật
hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong đó bao gồm các thiết bị công nghệ cao như máy chẩn đoán lỗi trong hệ
thống điện, máy phân tích khí xả, máy đo góc lệch đèn pha, máy đo màu điện
tử… Đặc biệt, các thiết bị kéo nắn thân vỏ và khung gầm với bộ đo điện tử, cân
chỉnh góc đặt xe công nghệ 3D đảm bảo được độ chính xác cao và rút ngắn thời
gian kiểm tra, sửa chữa.

VinFast xác định, dịch vụ chăm sóc khách hàng là một phần quan trọng trong
chiến lược định vị và chinh phục thị trường trong và ngoài nước của hãng. Các
xưởng dịch vụ VinFast đều vận hành theo một quy trình chuyên nghiệp với 4
dịch vụ chính: bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa và cứu hộ 24/7.

23
Đến với xưởng dịch vụ VinFast, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ đẳng
cấp với:

– Cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, tiến tiến

– Quy trình dịch vụ chuyên nghiệp

– Đội ngũ nhân viên trình độ cao, được đào tạo bài bản

– Dịch vụ tận tâm hướng đến sự hài lòng cao nhất của khách hàng

 Cung cấp đầy đủ thông tin về quy định bảo hành và thời gian bảo dưỡng
cho từng dòng xe.
 Sắp xếp lịch bảo dưỡng xe VinFast định kỳ như thay dầu nhớt, vệ sinh lọc
gió, kiểm tra áp suất, gai lốp xe, bình ắc quy…giúp kéo dài tuổi thọ cho
động cơ.
 Làm mới diện mạo và phục hồi chuẩn xác màu sơn ngoại thất bằng công
nghệ sơn gốc nước hiện đại.

– Chi phí bảo dưỡng hợp lý:

Nhờ trực tiếp sản xuất trong nước nên giá phụ tùng xe VinFast “mềm” hơn hẳn
so với nhiều xe nhập khẩu/lắp ráp trong nước cùng phân khúc. Vì thế, khách
hàng hoàn toàn có thể yên tâm rằng chi phí bảo dưỡng xe VinFast luôn được tối
ưu nhất.

III. CÁC KIẾN NGHỊ


Chuỗi cung ứng của Vinfast là một hình mẫu bền vững ở Việt Nam, với các
chiến lược đa chiều để tối ưu hiệu quả và đảm bảo tính linh hoạt. Vinfast đã đạt
được tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%, có khả năng tự sản xuất 47% nguyên vật
liệu. Vinfast cũng đã thiết lập nhà máy phụ trợ ngay trong khu phức hợp sản
xuất của mình để tối ưu hóa quá trình sản xuất. Ngoài ra, Vinfast còn có mối
quan hệ hợp tác chiến lược và mở rộng mạng lưới đối tác cung ứng, cũng như sử

24
dụng công nghệ tiên tiến như AI và blockchain để tăng cường minh bạch và truy
xuất nguồn gốc cung ứng.

Tuy nhiên, hiện tại chuỗi cung ứng của Vinfast vẫn còn những điểm cần cải
thiện để có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Một số khuyến nghị giúp ViinFast nâng
cao hiệu quả chuỗi cung ứng

Tăng Cường Nghiên Cứu và Phát Triển (R&D):

VinFast cần đầu tư mạnh mẽ vào các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản
phẩm trên khắp thế giới. Việc này giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn
thông tin về yêu cầu và xu hướng cụ thể của từng thị trường. Bằng cách này,
VinFast có khả năng phản ứng linh hoạt và nhanh chóng đối với sự biến động
của nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Việc theo đuổi và đánh bại các xu
hướng công nghệ mới là chìa khóa để duy trì vị thế và đáp ứng mong đợi của
khách hàng.

Đa Dạng Hóa Nguồn Cung Ứng Linh Kiện và Vật Liệu:

VinFast chủ động trong việc đa dạng hóa nguồn cung ứng linh kiện và vật liệu,
không chỉ ở trong nước mà còn tìm kiếm đối tác toàn cầu. Việc xác định và ưu
tiên các linh kiện và vật liệu chiến lược giúp doanh nghiệp tập trung vào việc
xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ và đáng tin cậy. Sự đa dạng hóa này không
chỉ giảm rủi ro khi có sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng mà còn tạo điều kiện
cho sự linh hoạt trong sản xuất.

Tối Ưu Hóa Vận Chuyển và Hậu Cần:

VinFast không chỉ dừng lại ở việc tối ưu hóa quy trình vận chuyển mà còn đặt ra
mục tiêu giảm tác động tiêu thụ nhiên liệu và khí thải. Sử dụng phần mềm và
công nghệ giúp doanh nghiệp lựa chọn các phương thức vận chuyển thay thế,
như đường sắt, đường biển, hoặc xe điện. Đồng thời, hợp tác chặt chẽ với đối tác
vận chuyển và hậu cần đảm bảo sự an toàn và nhanh chóng của quá trình xuất
khẩu ra thị trường quốc tế.
25
Những khuyến nghị này không chỉ là cơ hội cho VinFast mở rộng quy mô kinh
doanh mà còn là biện pháp ngăn chặn rủi ro và tạo ra một môi trường linh hoạt
và chủ động, giúp doanh nghiệp đạt được sự bền vững và thành công toàn cầu.

KẾT LUẬN

Chuỗi cung ứng của VinFast đóng vai trò quan trọng trong sự thành công và bền
vững của công ty trong ngành công nghiệp ô tô. Qua việc xây dựng một hệ
thống cung ứng linh hoạt, hiệu quả và đáng tin cậy, VinFast đã không chỉ đảm
bảo nguồn nguyên liệu và linh kiện chất lượng cao cho quá trình sản xuất, mà
còn tạo ra một sự kết nối mạnh mẽ giữa các đối tác và nhà cung ứng.

Việc VinFast chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ đối tác dài hạn với các
nhà cung ứng không chỉ giúp giảm rủi ro về nguồn cung ứng mà còn tạo ra cơ
hội cho cả hai bên phát triển cùng nhau. Sự cam kết đối với chất lượng và tiêu
chuẩn cao đã giúp VinFast xây dựng một danh tiếng vững chắc trên thị trường ô
tô quốc tế.

Chuỗi cung ứng của VinFast không chỉ đặt ưu tiên vào khía cạnh kỹ thuật và
chất lượng mà còn chú trọng đến môi trường và bảo vệ nguồn lực. Việc tích hợp
các quy trình sản xuất sạch và bền vững không chỉ đảm bảo tuân thủ các tiêu
chuẩn môi trường mà còn tạo ra giá trị bổ sung cho thương hiệu.

Tóm lại, chuỗi cung ứng của VinFast không chỉ là nền tảng cho quá trình sản
xuất ô tô hiệu quả mà còn là yếu tố quyết định đối với sự thành công toàn diện
của công ty. Sự đổi mới, linh hoạt và cam kết đối với chất lượng và môi trường
đã giúp VinFast tạo ra những sản phẩm xuất sắc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị trường và đồng thời định hình lại bức tranh toàn cảnh của ngành công
nghiệp ô tô trong thời đại mới.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng, trường Đại học Thăng Long
2. https://vinfastauto.com/vn_vi
3. https://vinfast.vn/
4. Essentials of Supply Chain Management 4th Edition, Michael Hugos

27
28

You might also like