You are on page 1of 6

QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Giảng viên: Hiền Minh, Mỹ Hương

Buổi 1: 8/8/2022

Mục tiêu:
 Khái niệm Chuỗi cung ứng và Quản lý chuỗi cung ứng
 Xác định được tổng quát các vấn đề về quản lý chuỗi cung ứng và các tiếp cận
 Nắm bắt các HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN của Quản lý chuỗi cung ứng
Kết cấu
 Chường 1: Khái quát chung về quản lý chuỗi cung ứng
 Chương 2: Dự báo nhu cầu
 Chương 3: Hoạt động mua bán
 Chương 4: Quản lý dự trữ
 Chương 5: Hoạt động phân phối
 Chương 6: Tích hợp chuỗi cung ứng

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN


LÝ CHUỖI

1. Khái niệm Chuỗi cung ứng


Ví dụ về Wallmart: Cung cấp sản phẩm, giá cả (thông tin) cho khách hàng,
khách hàng chuyển tiền (cash flow), Wallmart chuyển thông tin đến Nhà cung
cấp, Nhà sản xuất để chuẩn bị hàng (dòng chảy thông tin), Nhà phân phối sẽ
chuyển hàng (dòng chảy vật chất)
 Chiều của dòng vật chất (từ trái qua phải)
 Chiều của dòng tiền (từ phải qua trái)
 Chiều của dòng thông tin ( dòng chảy 2 chiều)
2. Khái niệm Quản lý chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management - SCM) là quản lý cung và cầu cho
toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm
lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng, sản
xuất và hoạt động Logistics. Việc quản trị yêu cầu sự phối hợp giữa các đối tác trong một
chuỗi cung ứng toàn diện để đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Logistic là một phần của Quản trị chuỗi cung ứng


Logistic là hoạt động hoạch định, vận chuyển (thông tin, hàng hóa...) thuộc
một chuỗi cung ứng lớn

3. Lợi ích của Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả


 Giảm chi phí (hạn chế rủi ro, đỡ lưu kho)
 Nâng cao năng lực cạnh tranh
 Tác động tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp (sự hài lòng của khách hàng,
năng lực cạnh tranh, hiệu suất xử lý...)
 Cải thiện độ chính xác của dự báo sản xuất
 Giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận sau thuế

1PL: tự cung cấp dịch vụ logistic cho sản phẩm của mình
3PL: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic cho 2 doanh nghiệp trở lên
5PL: ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tham gia quản lý với DN cung
cấp dịch vụ logistic
6PL:
Mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk (gg có)
Nhà sản xuất là Thành phần quan trọng nhất (giữ vai trò kết nối)

Tầm quan trọng của Chuỗi cung ứng


 Đa dạng hóa sản phẩm
 Rút ngắn vòng đời của sản phẩm
 Mức độ thuê ngoài cao hơn (chuyên môn hóa)
 Sự thay đổi trong cấu trúc chuỗi nhanh để phù hợp với biến động của thị trường
 Toàn cầu hóa sản xuất
Mục tiêu quan trọng của Chuỗi cung ứng là Tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn
chuỗi.

4. Sự ra đời của Chuỗi cung ứng


1950 – 1960: Giai đoạn này các công ty sản xuất hàng loạt, sản xuất tối đa, ít
quan tâm đến thị hiếu cũng như việc trao đổi thông tin, phát triển công nghệ
còn hạn chế
1960 – 1970: Chú ý hơn đến quản lý dự trữ, xử lý phần mềm (vì giai đoạn
trước lưu kho rất nhiều)
1980: (lần đầu SCM được nhắc đến vào năm 1982)
1990: quan tâm nhiều hơn đến quản lý chuỗi, sản xuất đúng với nhu cầu của thị
trường

Buổi 2
Ngày 11/8/2022

- Chuỗi cung ứng phát triển theo 2 hướng chính:


o Mua hàng và quản lý chuỗi từ các nhà cung cấp
o Vận tải và hoạt động logistic từ nhà bán buôn và bán lẻ

5. Các loại chuỗi cung ứng


- Gồm 4 loại:
o Chuỗi cung ứng cộng tác (Collaborate supply chain): Tập trung vào
phát triển mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi để đạt mục
tiêu chung.
 Đặc điểm: Chia sẻ thông tin (feedback và cùng điều chỉnh),
Cùng tham gia phát triển sản phẩm, Mối quan hệ chiến lược,
Sự phát triển bền vững, Sự tin tưởng lẫn nhau
o Lean supply chain: chỉ sản xuất theo nhu cầu của thị trường tại một
số điểm nhất định, tập trung vào số lượng lớn để giảm chi phí (phù
hợp với các sản phẩm mà dễ dàng dự đoán được nhu cầu của thị
trường như Gạo, Bột giặt...)
 Đặc điểm: Quy mô kinh tế, Sản xuất và phân phối với chi phí
thấp, Đáng tin cậy
o Agile Supply Chain (ngược với chuỗi cung ứng Lean): có khả năng
phản ứng nhanh với thị trường (ví dụ như các sản phẩm:
 Đặc điểm: Đưa ra quyết định nhanh chóng, Giao hàng nhanh
và sản xuất linh hoạt, Phản ứng nhanh với thay đổi khó dự
kiến, Luôn sẵn sàng sản xuất
o Chuỗi cung ứng linh hoạt đầy đủ: là chuỗi cung ứng linh hoạt nhất,
đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng với lead time
ngắn thông qua việc bảo vệ và phát triển các nguồn lực sẵn có
 Đáp ứng những nhu cầu không dự đoán được
 Đưa ra giải pháp đổi mới
 Chú trọng và sự can thiệp của con người

Logistics Supply chain management


Transport management

Thời
Khái niệm logistics có
gian ra Supply chain là khái niệm mới ra đời
từ rất sớm
đời

Quản trị cả bên trong lẫn bên ngoài


Phạm Chủ yếu quản trị bên
vi trong doanh nghiệp
doanh nghiệp
Số
lượng
doanh
01 Nhiều doanh nghiệp
nghiệp
liên
quan

Giảm chi phí toàn thể dựa trên


Giảm chi phí Tăng
Mục chất lượng dịch vụ và
tăng khả năng cộng tác và phối hợp
tiêu sự hài lòng của
khách hàng
Tăng ưu thế cạnh tranh

Về tầm
ảnh Ngắn/ trung hạn Dài hạn
hưởng

Quản trị hoạt động Tất cả hoạt động của logistics


Về
gồm vận tải, kho bãi,
công
dự báo đơn hàng, Quản trị nguồn cung cấp, sản xuất,
việc cụ
giao nhận, dịch vụ
thể
khách hàng… hợp tác với đối tác, khách hàng…  

6. Các chiến lược chuỗi cung ứng


 Chiến lược Kéo/Pull: Sản xuất và cung ứng hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng
(theo đơn đặt hàng), như vậy lưu kho bằng 0 (cho hàng hóa có lead time ngắn, cần
sản xuất nhanh, nhu cầu cao _ ví dụ Bánh mì). Tuy nhiên có vấn đề là sẽ có trường
hợp thiếu hàng, không đáp ứng kịp.
 Chiến lược đẩy/Push: sản xuất và cung ứng hàng hóa theo nhu cầu dự kiến của thị
trường. Chiến lược này sẽ tạo ra hàng tồn kho (sẵn sàng cung ứng)
o Vấn đề: Chu kì sản xuất dài, Khối lượng tồn kho lớn, Chi phí dự trù cao,
Đòi hỏi khả năng dự báo và lên kế hoạch sản xuất chi tiết, bài bản
 Chiến lược chuyển từ đẩy sang kéo (Ví dụ chuyển bị sẵn nguyên vật liệu nhưng
chưa sản xuất vội và chờ xác định nhu cầu mới hoàn thành sản phẩm).
o Ưu thế là đáp ứng nhanh được nhu cầu của thị trường, giảm rủi do, lưu kho
sản phẩm, có thể đa dạng hóa sản phẩm tốt hơn

7. Xu hướng phát triển chuỗi cung ứng trong tương lai


 Nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng
 Mở rộng chuỗi cung ứng
 Công nghệ thông tin
 Xu hướng “xanh” chuỗi cung ứng (giúp giảm lãng phí, giảm chất thải, giảm áp
lực lên môi trường. Đối với nền kinh tế: chuỗi cung ứng xanh giúp cải thiện quy
trình sản xuất, giảm chi phí nguyên vật liệu, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng tính linh
hoạt cũng như mối liên kết với các đối tác.)
 Số hóa Chuỗi cung ứng
Liên minh tạo ra sự phát triển về công nghệ, vận tải...

Phần đông cho rằng: Transport < Logistic < Supply chain management
Tuy nhiên hiện vẫn còn tranh cãi về Logistic và Supply cái nào bao hàm cái
nào

You might also like