You are on page 1of 21

GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Việt Nam khi đã gia nhập WTO-một môi trường đầy cơ hội và cũng đầu
những thách thức . Đứng trước ngưỡng cửa đó thì việc cấp thiết và quan trọng mà
Việt Nam phải vượt qua là hoàn thiện và cải tiến nền kinh tế nói chung và tất cả
những doanh nghiệp trên cả nước nói riêng. Nhờ có như vậy,Việt Nam mới có thể
đứng vững và phát triển trong môi trường đầy cạnh tranh này.
Để có thể làm được các vấn đề nêu trên thì việc thực hiện trách nhiệm xã
hội hay còn gọi là “bổn phận” đối với xã hội của doanh nghiệp cũng là rất cần
thiết. Trách nhiệm xã hội đã có mặt tại Việt Nam khoảng 10 năm nhưng nó đã thể
hiện gần đầy đủ vai trò của mình.
Doanh nghiệp cũng là một nhân tố trong xã hội, giống như công dân - có
quyền lợi và nghĩa vụ, là một bộ phận thuộc xã hội vì sống nhờ vào xã hội.
Trách nhiệm xã hội (CSR) doanh nghiệp thể hiện qua các yêu cầu về tuân thủ chế
độ lao động tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay ,môi trường luôn là một vấn đề nóng
bỏng, là mối quan tâm hàng đầu của người dân và của toàn xã hội. Từ đó, Nhà
Nước đã có những quy định về việc thực hiện bảo vệ môi trường tại các doanh
nghiệp,có ý nghiã rất quan trọng đối với mọi người, nó ảnh hưởng đến đời sống
của mọi người và của cả doanh nghiệp.
Môi trường là một trong những nội dung thiết yếu của CSR . Bảo vệ môi
trường là việc làm rất thiêng liêng và cao cả, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính
bản thân, gia đình ,cộng đồng và xã hội;nơi ma chúng ta đang học tập lao động và
cống hiến.
Nhận thức được điều này,tập đoàn UNILEVER luôn đặt việc sản xuất kinh doanh
phải đi đôi với bảo vệ môi trường,để môi trường trở thành người bạn đồng hành
của doanh nghiệp.
Đó cũng chính là lý do mà em đã chọn đề tài “Trách nhiệm xã hội về BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG của tập đoàn UNILEVER” để làm chuyên đề kết thúc môn
chuyên đề- chuyên sâu.
Trách nhiệm xã hội tuy là vấn đề còn xa lạ đối với em,chỉ với 10 tiết học
ngắn ngủi nhưng nó cũng đã trang bị cho em đầy đủ vốn kiến thức hoàn thành
chuyên đề này.

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:1


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

I.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Y Đối tượng:
- Vấn đề bảo vệ môi trường tại tập đoàn UNILEVER
- Bộ luật bảo vệ môi trường của Việt Nam
- Những quy định về bảo vệ môi trường tại cơ quan, doanh nghiệp.
Y Phạm vi nghên cứu:
- Không gian: tập đoàn UNILEVER
- Thời gian:từ ngày 09/04/2010 đến ngày 15/05/2010.
2.Cơ sở lý luận,cơ sở thực tiễn:
2.1 Cơ sở lý luận:
- Trách nhiệm xã hội là gì ?
 CSR: Corporate social responsibility
 CSR là khái niệm mới xâm nhập vào Việt Nam
khoảng hơn 10 năm
 CSR là luật chơi mới trong bối cảnh toàn cầu
hóa và tự do hóa thương mại (Cạnh tranh toàn
cầu)
- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là gì ?
 Năm 1973 Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự quan
tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thoả
mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”.
 Archie Carroll (1999) còn cho rằng CSR có phạm vi rộng lớn hơn: “CRS
bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ
thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”
 Theo Matten và Moon (2004) lại cho rằng: “CSR là một khái niệm chùm
bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp
là từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi
trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối
cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”…
 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là điều kiện ràng buộc đối với các hợp
đồng xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển, buộc phải tuân thủ khi ký
kết hợp đồng.
 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện qua các yêu cầu về tuân thủ chế
độ lao động tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm sạch và bảo vệ môi
trường
 Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững: "CRS là sự cam
kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế,
đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình
họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung”
Theo ông Thomas Thomas, CEO – Singapore Compact (www.csrsingapore.org)
 Mục tiêu kinh doanh của DN đang thay đổi dần theo xu hướng:

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:2


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

 Lợi nhuận or (hoặc) môi trường + con người


 Lợi nhuận and (và) môi trường + con người
 Lợi nhuận is (là) môi trường + con người.
 Diễn giải cụ thể tất cả nội dung trên về CSR trong thời hội nhập toàn cầu
hoá kinh tế hiện nay có thể hiểu như sau về nội hàm yêu cầu của nó:
 1. Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng
 2. Trách nhiệm về bảo vệ môi trường
 3. Trách nhiệm với người lao động
 4. Trách nhiệm chung với cộng đồng
-Luật bảo vệ môi trường:(trích điều 37,điều 49)
Điều 37. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi
trường sau đây:
a) Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi
trường.
Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung thì
phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải tập
trung;
b) Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện
phân loại chất thải rắn tại nguồn;
c) Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải
ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra
môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với
môi trường xung quanh và người lao động;
d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng
phó sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất,
chấtphóngxạ,chấtdễgâycháy,nổ.
2. Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau đây không được đặt
trong khu dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu
dân cư:
a) Có chất dễ cháy, dễ gây nổ;
b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;
c) Có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm;
d) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người;
đ) Gây ônhiễm nghiêm trọng các nguồn nước;
e) Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép.

Điều 49. Xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi
trường
1. Các hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ gây ô nhiễm môi trường được quy định như sau:
a) Phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu
chuẩn môi trường;

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:3


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ
môi trường cần thiết;
c) Xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính;
d) Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi
trường thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại mục 2 Chương XIV
của Luật này hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn bị xử lý bằng
một trong các biện pháp sau đây:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường
theoquy định tại Điều 93 của Luật này;
b) Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của
môi trường;
c) Cấm hoạt động.
3. Trách nhiệm và thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm
môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm phát
hiện và hằng năm lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng
cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ có liên quan;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm
môi trường trên địa bàn theo thẩm quyền và theo phân cấp của Thủ tướng
Chính phủ;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan quyết
định danh sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc xử lý đối với cơ sở gây ô
nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trình Thủ
tướng Chính phủ quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng và việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
có quy mô vượt quá thẩm quyền hoặc khả năng xử lý của bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng phải được thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp
xã nơi có cơ sở gây ô nhiễm môi trường và công khai cho nhân dân biết để

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:4


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

kiểm tra, giám sát.


6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể về kiểm tra, thanh tra việc
xử lý cơsởgâyô nhiễm môi trường.
7. Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân phát triển công nghệ xử lý ô
nhiễm môi trường; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, quỹ đất, ưu đãi tín dụng và
nguồn lực khác để thực hiện nhiệm vụ xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.

2.2 Cơ sở thực tiễn:


-CSR ở nước ta ra sao?
 Phát triển đến mức cụ thể hóa trách nhiệm của doanh nghiệp bằng các bộ
quy tắc ứng xử (C0C) và tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
 Áp dụng như những điều kiện bắt buộc trong giao thương.
 Không xem đó là công việc từ thiện mà xem là “bổn phận” của doanh
nghiệp đối với cộng đồng.
 Doanh nghiệp cũng là một nhân tố trong xã hội, giống như công dân - có
quyền lợi và nghĩa vụ, là một bộ phận thuộc xã hội vì sống nhờ vào xã hội.
 Doanh nghiệp có bổn phận với xã hội đã nuôi dưỡng mình giống như con
cái có bổn phận với cha mẹ, là một đạo lý không cần sự nhắc nhở.
-Trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp ở Việt Nam được thực hiện ra
sao?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay
CSR) đuợc hiểu là “sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển
kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của
người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội,
theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.1
Những doanh nghiệp (DN) mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ
những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động,
quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát
triển cộng đồng v.v.
Các DN có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng
chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ Qui tắc ứng xử (Code of Conduct hay gọi
tắt là CoC); thực tế, một số DN Việt Nam đã làm được như vậy.2 Tuy nhiên
những DN nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chưa có khả năng đạt những chứng chỉ
này vẫn có thể có được những lợi ích cụ thể trong kinh doanh nếu tự nguyện áp
dụng những tiêu chuẩn về CSR.

-CSR ở Việt Nam

Khái niệm CSR còn tương đối mới ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến
nay vẫn còn hạn chế. Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới tại
Việt Nam, rào cản và thách thức cho việc thực hiện CSR bao gồm:

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:5


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

+Nhận thức về khái niệm CSR còn hạn chế;

+ Năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ CoC;

+ Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR (đặc biệt là
đối với các DNNVV);

+ Sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của CSR và Bộ luật Lao động;

+ Những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các CoC.3

Trong những điều kiện khó khăn như vậy, các DNNVV có nên quan tâm đến CSR
không và vì sao? Câu trả lời là nên! Bởi lẽ những người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà
hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan
tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động,
môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những DN không tuân thủ CSR có thể sẽ
không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.

3. Phương pháp nghiên cứu:


- Sưu tầm,tham khảo tài liệu trên sách báo,truyền hình và internet
- Phỏng vấn Ban Giam Đốc công ty
- Phỏng vấn người lao động
- Xin ý kiến chuyên gia
- Tổ chức xây dựng quy định về bảo vệ môi trường tại công ty.

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:6


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

II.THƯC TRẠNG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TAỊ TẬP


ĐOÀN UNILEVER
1.Gioi thiệu sơ lược về tập đoàn UNILEVER:

Giám đốc/Tổng giám đốc: Marijnus Van


Tiggele
Mã số thuế: 0300762150
Điện thoại: +84-08-34135686
Số máy Fax: +84-08-34135625
Địa chỉ: Lô A2-3, Kcn Tây Bắc - Xã Tân An
Hội - Huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh
Email:
Trang chủ: http://www.unilever.com.vn
Công ty liên doanh Unilever Việt Nam cùng với
công ty TNHH Unilever Việt Nam (trước đây là
Công ty TNHH Unilever Bestfoods và Elida
P/S Việt Nam) là một trong 2 doanh nghiệp tại
Việt Nam trực thuộc tập đoàn Unilever - tập
đoàn đa quốc gia cung ứng hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới với các ngành hàng
thực phẩm và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình.

2.Vấn đề trách nhiệm xã hội về “bảo vệ môi trường” tại tập đoàn UNILEVER như
thế nào?
Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường,tập đoàn
UNILEVER đã đề ra hàng loạt các hoạt động để góp một phần vào việc chung tay
cải thiện và tái tạo môi trường xung quanh.Những hoạt động cụ thể như sau:

20 dự án vệ sinh môi trường "về" vùng sâu, vùng xa

Ngày 7.1, 20 dự án vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng năm 2009 đã
được UVF chính thức công bố.

Trong đó, 9 dự án thuộc nhóm nước sạch, 5 dự án thuộc nhóm vệ sinh và 6 dự


án thuộc nhóm rác thải và môi trường. 20 dự án này được UVF trao tài trợ
4,770,100,000 đồng, tập trung chủ yếu ở các vùng sâu vùng xa như Lào Cai,
Quảng Trị, Tây Ninh, Vĩnh Phúc, An Giang…

Thông qua sự tài trợ của Quỹ Unilever, những dự án này sẽ có cơ hội được đi
vào cuộc sống, giúp nâng cao chất lượng đời sống và tăng cường sức khoẻ cho
người dân thông qua việc cải thiện nguồn nước, xử lý và giảm rác thải sinh hoạt
trong cộng đồng dân cư, xây dựng nhà vệ sinh đúng chuẩn dành cho các em học
sinh…

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:7


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

20 dự án môi trường, sức khỏe được UVF ký chuyển


giao về triển khai tại các vùng sâu vùng xa như Lào Cai,
Quảng Trị, Tây Ninh, Vĩnh Phúc, An Giang

Năm 2004, quỹ Unilever ra đời nhằm tăng cường hơn nữa các hoạt động xã hội
và cộng đồng của công ty Unilever Việt Nam. Cho đến nay, sau sáu năm hoạt
động, với mục tiêu góp phần nâng cao và cải thiện môi trường sống của người
dân trên khắp Việt Nam, đặc biệt là những đối tượng gặp nhiều khó khăn đang
sinh sống ở các vùng nông thông và miền núi, Quỹ Unilever Việt Nam đã hỗ trợ
trên 18 tỷ đồng chắp cánh cho hàng loạt chương trình và dự án đến đuợc với
hàng ngàn người dân trên khắp cả nước.

-Quỹ Unilever VN ủng hộ sản phẩm làm từ thiện

Chiều 2.3, Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động tiếp nhận 107 kiện hàng là sản phẩm
của Cty và Quỹ Unilever VN ủng hộ, gồm: Bột giặt, nước xả vải, nước lau nhà,
kem đánh răng...

Số sản phẩm này dành tặng các gia đình đặc biệt khó khăn, học sinh nội trú vùng
sâu,vùng-xa.
Tập đoàn Unilever vào VN từ năm 1995, chuyên sản xuất các sản phẩm bột giặt,
dầu gội đầu, xàphòng tắm, cháo, xúp và các đồ uống từ trà...
Từ năm 1995-2008, Cty cải tiến và đưa ra thị trường VN 400 sản phẩm mới.
Các sản phẩm của Cty liên tục được người tiêu dùng VN bình chọn là sản phẩm chất
lượng cao.

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:8


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Quỹ Unilever VN tặng quà bà con vùng bão lũ Quảng Nam.

14 năm qua, Cty đã dành gần 350 tỉ đồng cho các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng
đồng xãhội.

Quỹ Unilever VN được thành lập tháng 9.2004, với mong muốn tăng cường hơn
nữa các hoạt động xã hội và cộng đồng tại VN...

-Tăng cường giữ gìn vệ sinh môi trường


Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề "không của riêng ai", trong đó thị xã
Gò Công - một đô thị trẻ - đang có nhiều giải  pháp để giảm thiểu tình trạng ô
nhiễm môi trường .Trong đó nâng cao nhận thức của mọi người từ các em học
sinh cho đến thanh niên thiếu nữ, người cao tuổi cùng chung tay bảo vệ lá phổi
của đô thị thêm tươi xanh, trong lành là mục tiêu mà dự án "Nâng cao nhận thức
cộng đồng về mối quan hệ giữa vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng"
đang thực hiện.
Dự án do Quỹ Unilever VN thuộc Tập đoàn Unilever Thế giới tài trợ 60
triệu đồng để thực hiện, bắt đầu từ tháng 4/2009 đến tháng 9/2009 sẽ kết thúc dự
án. Sau hơn nửa chặng đường thực hiện đã đạt kết quả phấn khởi, với sự phối
hợp giữa UBND 12 xã, phường, các đoàn thể, các trường học thị xã, đã tổ chức
các đợt truyền thông phổ biến kiến thức pháp luật về môi trường đến hơn 1.200
hộ dân, đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ, nông dân, Cựu chiến binh và các
em học sinh, chủ yếu là thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay, đặc
biệt nhấn mạnh đến các nội dung cụ thể của Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi bổ
sung, Nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính trên lĩnh vực môi trường
và các nội dung về việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, phương án xử lý
chất thải bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi
gia súc, gia cầm...

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:9


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Song song đó, dự án còn có các chương trình cụ thể hơn, đó là ra quân
tổng vệ sinh dọn dẹp thu gom rác thải trên các tuyến đường nội ô, các khu dân
cư nội thị, nông thôn, thu hút hàng trăm đoàn viên thanh niên tham gia. Tại
phường 2, lực lượng đoàn viên thanh niên kết hợp với chiến dịch "Thanh niên
tình nguyện hè 2009", đã nạo vét 2 công trình đường cống thoát nước bị nghẹt
nhiều năm qua, trong đó có vớt lục bình, nạo vét đường mương gần khu vực bờ
kinh. Bà con nơi đây rất phấn khởi nên  tự "bỏ tiền túi" thêm 3 triệu đồng cùng
với kinh phí của dự án là 900.000 đồng để thuê công nhân Công ty Công trình
đô thị  khai thông dòng chảy. Anh Đoàn Bảo Cường, Phó Bí thư Đoàn Phường 2
cho biết: trước đây, khu vực này rất dơ do rác thải và lục bình làm ứ đọng dòng
chảy trên sông Bờ kinh, khi được dự án tài trợ, Công ty Công trình đô thị đã nạo
vét khai thông được nguồn nước, bà con rất mừng, đề nghị nâng cấp đường hẻm,
và chính quyền địa phương đã thực hiện nguyện vọng của  dân. Tại phường 3,
tuyến kênh Hộ Mưu nhiều năm bị nghẹt do rác thải cũng đã được nạo vét xong.
Tại phường 4, Dự án đã tài trợ kinh phí để nạo vét hệ thống cống hộp trước trụ
sở UBND phường.
Ở khu vực nông thôn như xã Tân Trung và Long Thuận, lực lượng đoàn
viên thanh niên cùng với cựu chiến binh tham gia vớt lục bình, giúp bà con nông
dân có nguồn nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp. Tổng cộng đã có 6 công trình
khai thông dòng chảy được thực hiện trong dự án này.
Theo mục tiêu của dự án đề ra là tác động đến ý thức bảo vệ môi trường
của nhân dân, để không xảy ra dịch bệnh, phải thực hiện các nội dung như tuyên
truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện các hành vi cụ thể bảo vệ
môi trường là thu gom rác thải, nạo vét cống rãnh, khai thông dòng chảy, phát
hoang bụi rậm, tổ chức thi tìm hiểu về môi trường và hướng dẫn nhân dân nuôi
cá 7 màu ăn lăng quăng, không để tăng mật độ muỗi sinh sản.Phòng Tài nguyên
- Môi trường thị xã đã  chọn  30 hộ dân, trong đó có 12 cán bộ, công chức đơn
vị và 18 hộ dân  được hỗ trợ chi phí nuôi cá 7 màu, và sau đó nhân giống phân
phối lại cho nhân dân. 

-Áp dụng 3R - Giảm thải, tăng lãi

3R gọi đầy đủ là: tiết kiệm, tái sử dụng và tái chế chất thải, nguyên liệu sản
xuất. Hiện tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã bước đầu tiếp cận với giải pháp
ứng dụng 3R ở các nhà máy sản xuất. Việc ứng dụng mạnh 3R không những giúp
doanh nghiệp đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường mà còn thu lợi đáng kể nhờ
tiết kiệm nguyên liệu sản xuất và giảm chi phí xử lý chất thải.

Tăng lãi ròng nhờ 3R

Theo ông Chalokeporn Phalajivin, Tổng giám đốc Công ty Giấy Vina
Kraft, việc Chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng 3R là

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:10


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

rất cần thiết. Trên thực tế, việc áp dụng chính sách 3R giúp quá trình sản xuất của
công ty luôn đảm bảo an toàn cho môi trường và tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Tái chế giấy giúp giảm lượng giấy cần chôn lấp. Từ đó giảm
được khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính thoát ra từ giấy phân hủy khi chôn lấp.
Ngoài ra, tăng khối lượng giấy tái chế sẽ giúp giảm ô nhiễm không khí và nước,
đồng thời giảm khối lượng chất thải rắn, tiết kiệm được một diện tích lớn đất dùng
chôn rác. Hiện các nghiên cứu trên thế giới khẳng định, giấy có thể tái chế tới sáu
lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ. Do đó, nếu chỉ sử dụng giấy một lần rồi vứt đi
thì quá lãng phí.

Tuy nhiên, ông Chalokeporn Phalajivin cũng thừa nhận rằng, để có thể áp
dụng giải pháp 3R thì vốn đầu tư cho công nghệ và con người là rất lớn. Tổng vốn
đầu tư xây dựng công ty này khoảng 180 triệu USD. Trong đó, riêng chi phí đầu tư
công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, có khả năng giảm thiểu tác động
đến môi trường nước, không khí đã gần 838 tỷ đồng. Đó là chưa kể, công ty đầu tư
kinh phí đào tạo 200 nhân viên chuyên ngành về lĩnh vực tái chế giấy vụn, sản
xuất hóa chất, nguyên liệu thô, năng lượng và dịch vụ logistic…

Tương tự, Công ty Colgate-Palmolive vừa đưa vào hoạt động nhà máy sản
xuất bàn chải đánh răng lớn nhất Việt Nam. Đại diện công ty cho biết, nhà máy
được xây dựng theo tiêu chí tiết kiệm năng lượng, sử dụng nước hiệu quả, giảm
thiểu khí thải CO2 và sử dụng nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả. Hiện nhà
máy đã đăng ký chứng nhận thiết kế năng lượng và môi trường LEED® do Hội
đồng Công trình xanh Hoa Kỳ, một hệ thống chứng nhận công trình xanh uy tín
trên toàn thế giới thực hiện.

Ông Nguyễn Vĩnh Long, Phó Chủ tịch phụ trách sản xuất của Unilever Việt
Nam khẳng định, tiêu chí đặt ra đối với Tập đoàn Unilever trong 10 năm tới, tập
đoàn sẽ tăng lợi nhuận lên gấp đôi nhưng mức độ ảnh hưởng đến môi trường sẽ
giảm xuống. Điều này không chỉ bắt buộc với những nhà máy của Tập đoàn
Unilever trên toàn cầu mà còn với các nhà cung cấp nguyên liệu cho tập đoàn, tất
cả vì trái đất không thể nhân đôi.

Cần cơ sở pháp lý cho 3R

Có thể nói, sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường là yếu tố sống còn
của doanh nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển bền vững của thế giới. Ông Lê
Văn Khoa, Giám đốc Quỹ tái chế chất thải TPHCM khẳng định, thấy được tầm
quan trọng của vấn đề trên, từ năm 2008, Chính phủ đưa 3R vào chương trình
chiến lược bảo vệ môi trường. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức rất rõ về tính hiệu
quả của việc áp dụng 3R. Nhất là khi quy định bảo vệ môi trường được thắt chặt
và giá nguyên vật liệu sản xuất không ngừng leo thang. Thế nhưng, ngoài những
doanh nghiệp đầu tư mới thì những doanh nghiệp cũ hiện rất khó áp dụng 3R.

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:11


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Nguyên nhân do thiếu vốn đầu tư, thiếu thông tin về công nghệ và giải pháp khoa
học.

Hiện Quỹ Tái chế TPHCM đang hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng
3R trong sản xuất. Nhưng do nhiều hạn chế về nguồn vốn nên việc hỗ trợ mới
dừng lại ở mức thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp. Mặt
khác, theo ông Khoa, để việc áp dụng 3R có thể phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu
bảo vệ môi trường trong tình hình kinh tế hiện nay, nhất thiết phải tạo cơ sở pháp
lý.

Tại Nhật Bản, để chương trình 3R đi sâu vào cuộc sống, Chính phủ Nhật đã
ban hành 10 bộ luật liên quan đến vấn đề này. Trong đó, quy định doanh nghiệp
phải sử dụng năng lượng tiết kiệm như thế nào, định mức thu hồi sản phẩm đã qua
sử dụng… Để ngăn chặn ô nhiễm, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống thì 3R phải được sử dụng như một công cụ
hữu hiệu. “Nước thải nếu không được xử lý đúng mức sẽ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức khỏe của người dân.
Thế nhưng ngược lại, nước thải được xử lý tốt có thể tái sử dụng để tái phục vụ
sản xuất, tiết kiệm đáng kể nguồn tài nguyên nước” - ông Chalokeporn Phalajivin
khẳng định.

Tập trung xử lý chất thải công nghiệp

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường, năm 2010, TPHCM sẽ tập trung vào các
giải pháp xử lý chất thải công nghiệp. Trong đó sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động
phân loại chất thải rắn tại nguồn đối với cộng đồng. TP sẽ tập trung khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia vào việc xử lý chất thải rắn, thu hút vốn đầu tư
của nước ngoài vào hệ thống kỹ thuật xử lý chất thải rắn. Từ đó, giảm chi phí công
tác xử lý, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác đến hết năm nay, sẽ có khoảng
50% khối lượng rác chế biến thành compost, 30% phân loại tái chế, 10% chôn lấp
và 10% đốt phát điện. Riêng chất thải công nghiệp và nguy hại, trung bình mỗi
ngày TP thải ra 1.900 – 2.000 tấn từ các cơ sở công nghiệp, nhà hàng, khách sạn,
siêu thị, bệnh viện, trường học… việc thu gom, vận chuyển và xử lý do 32 đơn vị
tư nhân thực hiện. Nhưng các đơn vị này lại hoạt động nhỏ lẻ, manh mún nên dẫn
đến tình trạng lượng lớn chất thải đổ ra môi trường. Trước thực tế đó, TP sẽ triển

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:12


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

khai xây dựng khu liên hiệp chất thải công nghiệp - chất thải nguy hại. Dự kiến
năm 2015 sẽ đưa vào vận hành khu liên hiệp này.

3.Nhận xét về tình hình bảo vệ môi trường của UNILEVER:

3.1 Ưu điểm:

Hầu hết các doanh nghiệp,công ty đều nhận thức được lợi ích của thực hiện “trách
nhiệm xã hội theo đúng nghĩa của nó:

- Như vậy, trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế như hiện nay, trách nhiệm
xã hội là một việc làm cần được các doanh nghiệp quan tâm và không thể bỏ qua,
bởi đó chính là yếu tố giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông
qua những lợi ích mang lại cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.

- Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều khía cạnh
hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là
có trách nhiệm xã hội khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những
tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi
trường trong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối
với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho
mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm
việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là
điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng
quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong
tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của
mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người
bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải
cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ
người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của
doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng
góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Vì cộng đồng và san sẻ gánh nặng với
cộng đồng đang là một mục tiêu mà các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội đang
hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi.

- Những công ty có trách nhiệm xã hội cao thì sau cùng bao giờ cũng phát
triển. Và đồng tiền mà bạn dùng vào việc hành động một cách có trách nhiệm với
xã hội sẽ hữu ích nhất là khi bạn gặp khó khăn.

3.2 Nhược điểm:

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nhìn nhận đúng đắn về trách
nhiệm của mình đối với xã hội.

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:13


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

-Nhiều công ty chỉ quan niệm đơn thuần rằng đóng góp của họ vào sự
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam chính là các khoản thuế đã nộp, mà
không cần phải quan tâm đến việc liệu các hoạt động của mình có gây tác hại
đối với môi trường sinh thái hay không.

-Người có thể cho rằng "hai điều đó thực ra không khác nhau, ứng xử một
cách có trách nhiệm với xã hội sẽ mang lại sự giàu có trong tương lai!". Tuy nhiên,
mặc dù những nghiên cứu gần đây đã cố gắng đưa ra những chứng cứ xác đáng về
sự tồn tại của mối quan hệ đó, nhưng đáng tiếc là khó tìm thấy dẫn chứng cho luận
điểm trên.

Ví dụ, mặc dù các nghiên cứu chỉ rằng các công ty có trách nhiệm xã hội thường là
những công ty hoạt động tốt hơn, nhưng nguyên nhân - hệ quả lại thường đi theo
hướng khác: Một khi các công ty kiếm được lợi nhuận, họ bắt đầu hoạt động một
cách có trách nhiệm với xã hội. Nếu thua lỗ chồng chất, ý tưởng về trách nhiệm là
cái đầu tiên không còn được để ý nữa.

-Do đó, hành vi trách nhiệm xã hội không làm cho bạn trở thành công ty tốt
hơn; hiệu quả tài chính tốt dẫn dắt các công ty ứng xử có trách nhiệm hơn. Đó
dường như là một xa xỉ phẩm mà chúng ta chỉ có thể tự cho phép mình hưởng thụ
nếu cảm thấy có đủ khả năng.

Tuy nhiên, theo mặt tích cực nào đó thì có vài chứng cứ thú vị cho thấy trách
nhiệm xã hội có thể thực sự giúp ích nếu công ty của bạn gặp vấn đề.

-Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nhìn nhận đúng đắn về
trách nhiệm của mình đối với xã hội. Nhiều công ty chỉ quan niệm đơn thuần rằng
đóng góp của họ vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam chính là các khoản
thuế đã nộp, mà không cần phải quan tâm đến việc liệu các hoạt động của mình có
gây tác hại đối với môi trường sinh thái hay không?

4. Lợi ích doanh nghiệp nhận được khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội:

Những DN thực hiện CSR đã đạt được những lợi ích đáng kể bao gồm giảm chi
phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng
năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Dưới đây là một số ví dụ
minh họa với mục đích giúp các DNNVV Việt Nam có được nhận thức tốt hơn về
CSR và để họ có thể đưa CSR vào hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho chính
doanh nghiệp, cho môi trường và cho xã hội.

-Giảm chi phí và tăng năng suất

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:14


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng
suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an
toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi
nhuận cho DN bằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ
việc, và giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

-Tăng doanh thu

Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt
hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu. Hindustan
Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại ấn Độ, vào đầu những năm 1970
chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa
phương, và do vậy đã lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập
một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này
bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành
lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương. Nhờ chương trình này,
số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt
động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất
tập đoàn.

Rất nhiều công ty sau khi có được chứng chỉ về CSR đã tăng được doanh thu đáng
kể. Ví dụ, Aserradero San Martin, một công ty sản xuất đồ gỗ ở Bolivia, sau khi có
chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đã tiếp cận được thị trường Bắc Mỹ và bán
sản phẩm với giá cao hơn từ 10-15%.

-Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty

CSR có thể giúp DN tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp DN
tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động. Những tập
đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản
phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy
Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các
sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình mà còn nổi tiếng là các DN có
trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.

-Thu hút nguồn lao động giỏi

Nguồn lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản
phẩm. ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động
đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có
chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các DN. Những
DN trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm
y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt.

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:15


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Ví dụ ở Việt Nam

Trong mấy năm gần đây, chủ yếu do yêu cầu của đối tác mua hàng nước ngoài,
một số DN Việt Nam đã thực hiện các chương trình CSR. Khảo sát do Viện Khoa
học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 DN thuộc hai ngành dệt may và
da giầy đã chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chương trình CSR, doanh thu của các DN
này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao
động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%.4 Ngoài hiệu quả kinh tế, các
DN còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của
người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao.

5.Những điểm cần lưu ý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam

-Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một nội
dung được quan tâm, nó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích và cơ hội
như: khả năng gia tăng các hợp đồng mới và hợp đồng gia hạn từ các công ty đặt
hàng nước ngoài; năng suất lao động của các công ty tăng lên do công nhân có sức
khoẻ tốt hơn và hài lòng với công việc hơn.

-Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không
còn là của riêng Việt Nam, thì việc thực thi trách nhiệm xã hội đặc biệt có ý nghĩa
đối với các doanh nghiệp này vì nó chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh
nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

-Trên thực tế rất dễ hiểu lầm khái niệm trách nhiệm xã hội theo nghĩa
“truyền thống”, tức là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như là một hoạt
động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện. Khái
niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì
vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Do chưa thấy được vai trò quan
trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều
doanh nghiệp Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô
nhiễm môi trường,… như trong vấn đề lạm phát: Khi lạm phát tăng cao làm chi
phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá các mặt
hàng để bảo toàn lợi nhuận. Việc này lại khiến cho lạm phát trở nên trầm trọng
hơn và càng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Thực tế,
nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp cố tình tăng giá, đầu cơ nhằm trục lợi trong
bối cảnh nền kinh tế bị lạm phát. Tại thời điểm tháng 11/2008, tốc độ gia tăng lạm
phát đã và đang chậm lại, thế nhưng, bất chấp phản ứng của người tiêu dùng và
yêu cầu của Chính phủ, giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu đối với người dân vẫn
“đứng” hoặc tăng cao hơn.

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:16


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

-Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã lợi dụng các sự kiện bão
lụt, ngập úng,… để tăng giá, hoặc không chịu giảm giá. Có thể thấy rõ rằng, hầu
hết người dân bình thường với thu nhập trung bình, hoặc thấp đều bị ảnh hưởng
lớn từ mặt bằng giá cả quá cao.

-Trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường: Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh
trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình
không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự
thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình. Đây là một tiêu chí
rất quan trọng đối với người tiêu dùng, việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi
trường đang trở nên nhức nhối và gây bất bình trong xã hội, như vụ phát hiện
Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, cùng các
hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệ thống của nhiều công ty khác. Như vậy, đối
với trường hợp Vedan, việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô
trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi
dưỡng công ty.

6.Một số vấn đề nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp có ý thức thực hiện trách nhiệm
xã hội

Để các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình cần thiết
phải có nhận thức đúng và lưu ý các điểm sau:

Một là, cần khẳng định rằng các bộ quy tắc ứng xử không thể thay thế và
đứng trên luật quốc gia. Phần lớn các nội dung của bộ quy tắc ứng xử dựa trên các
công ước là thông lệ quốc tế và luật quốc gia. Do vậy việc thực hiện các bộ quy
tắc ứng xử ở bất cứ quốc gia nào phải phù hợp với luật quốc gia và hỗ trợ việc
thực hiện luật quốc gia, vấn đề quan trọng là đưa ra cách thức quản lý, theo dõi,
kiểm tra và đánh giá việc thực hiện những quy định này.

Hai là, việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử là tự nguyện, hoàn toàn không
mang tính bắt buộc. Khi có một công ty bạn hàng nước ngoài quy định việc thực
hiện một bộ quy tắc ứng xử nào đó là bắt buộc để có thể ký kết hợp đồng thương
mại thì đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, chứ không phải là sự
bắt buộc từ phía chính phủ sở tại cũng như chính phủ nước nhập khẩu.

Ba là, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định trong các bộ quy
tắc ứng xử được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với toàn xã hội thông
qua sản phẩm của mình.

Bốn là, việc thực hiện các quy định thể hiện trách nhiệm xã hội trong các
bộ quy tắc ứng xử là một khoản chi phí mang tính chất đầu tư của doanh nghiệp,

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:17


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

được thực hiện trước và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng
góp của doanh nghiệp mang tính chất nhân đạo, từ thiện.

Năm là, nếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và bộ quy tắc ứng xử
được hiểu đúng và thực hiện đúng, phù hợp với luật pháp quốc gia thì việc thực
hiện trách nhiệm xã hội chính là một việc làm mà các bên đều có lợi: đó là uy tín
và tính cạnh tranh của doanh nghiệp được tăng lên; quyền lợi và nhân phẩm của
người lao động được bảo đảm tốt hơn; và việc thực hiện luật pháp quốc gia cũng
được tốt hơn, tính cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng cao hơn, môi trường đầu tư
tốt hơn.

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không
thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho
xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia
và hỗ trợ thực hiện tốt hơn Luật pháp Lao động tại Việt Nam, cũng là nội dung
quan trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Để
định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của
mình, cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng
bản chất của vấn đề “trách nhiệm xã hội” và các bộ quy tắc ứng xử, nhất là trong
các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô.

Thứ hai, cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh
nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các bộ quy tắc ứng xử, để phát hiện những
thuận lợi cũng như các rào cản, khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải
pháp xúc tiến thực hiện trong thời gian tới. Có thể thấy, trong quá trình thực hiện
trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp phải chi phí khá
lớn cho đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh lao động và môi trường. Trong
điều kiện cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp không thể trang trải nổi những khoản chi
này, bởi vậy có thể nhà nước phải hỗ trợ cho vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc
tiến thương mại… với một chính sách ưu tiên, ưu đãi.

Thứ ba, hình thành kênh thông tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh
nghiệp, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các bộ quy tắc ứng xử; tư vấn
cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các Bộ quy
tắc ứng xử… Ở đây vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp (Hội dệt may, Hội giày
da, Hội xuất khẩu thuỷ sản…) của Hội Công Thương, Văn phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, ngành là rất lớn./.

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:18


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Tập đoàn Unilever nhận phần thưởng Châu Á về trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp
SGGP:: Cập nhật ngày 25/10/2007 lúc 21:27'(GMT+7)

Bằng 3 dự án: Tăng cường vệ sinh cá nhân


thông qua việc rửa tay bằng xà phòng của
Lifebuoy thuộc lĩnh vực sức khỏe;  Tăng cường
quyền năng phụ nữ thuộc lĩnh vực xóa đói giảm
nghèo; Sức sống mỗi người - Giấy thông hành
cho sức khỏe thuộc lĩnh vực môi trường, vừa
qua Tập đoàn Unilever khu vực châu Á, châu
Phi, Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ đã được nhận
giải thưởng Châu Á về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (ảnh).

Đã có 186 đề cử cho giải thưởng đến từ 117 công ty của 14 nước và vùng lãnh
thổ. Đây là một giải thưởng được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu về trách
nhiệm xã hội thuộc Viện Quản trị châu Á. Giải thưởng là sự công nhận và tôn
vinh đối với các công ty hoạt động tại khu vực châu Á về những sản phẩm, dịch
vụ, đề án, chương trình xuất sắc mang tầm vóc quốc tế trong các lĩnh vực môi
trường, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, sức khỏe.

8. Kiến nghị:

-Giup mọi người hiểu đúng,hiểu đủ về trách nhiệm xã hội.

-Nhà nước và các cơ quan có chức năng cần có những biện pháp khả thi để
quán triệt “trách nhiệm xã hội” đến với từng cá thể tham gia hoạt động sản xuất-
kinh doanh.

-Tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức về trách nhiệm xã hội đến
từng công ty,doanh nghiệp.

-Có hình thức khuyến khích một cách cụ thể đối với các tổ chức thực hiện
tốt CSR.

-Nhà nước nên ban hành những văn bản quy định doanh nghiệp phải thực
hiện trách nhiệm của mình như thế nào đối với xã hội.

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:19


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

III.KẾT LUẬN
Tuy trách nhiệm xã hội(CSR) có mặt ở Việt Nam không lâu nhưng cũng đã có vài
công ty thực hiên nó một cách tương đối đầy đủ và đúng nghĩa.CSR đang dần dần
được song hành cùng các tổ chức ,các doanh nghiệp. Bên cạnh đó Nhà nước cần
phải có chính sách ưu đãi dành cho những điển hình thực hiên tốt.

Nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm mới mẻ đối với
cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các nữ doanh nhân nói riêng. Các doanh
nghiệp đa phần đều sử dụng các hoạt động xã hội để làm một phần cho chiến dịch
truyền thông, quảng cáo… nên phần nào hạn chế đi tính chất và hiệu quả của các
hoạt động xã hội này. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, các doanh nghiệp khi thực
hiện các hoạt động xã hội đều nhằm vào cộng đồng và không có mục đích thương
mại nào. Còn ở Việt Nam, do bị chi phối bởi nhiều yếu tố, điều kiện khó khăn nhất
định, nên thường các doanh nghiệp lựa chọn hình thức một công đôi ba bốn việc.
Tuy nhiên, cũng phải công nhận rằng, dần dần các hoạt động xã hội của ta hiện
nay đã được các doanh nghiệp, đặc biệt là các nữ doanh nhân, quan tâm hơn trước
rất nhiều. Trước đây để vận động ủng hộ quyên góp cho người nghèo thường mất
nhiều thời gian vận động, nhưng nay thuận lợi hơn vì mỗi cá nhân, mỗi doanh
nghiệp đều đã nhận thức được vai trò của mình trong cộng đồng và các doanh
nghiệp cũng không phủ nhận việc xây dựng thương hiệu của mình thông qua các
hoạt động đó. %

THE END

Trong quá trình thực hiện chuyên đề không thể tránh khỏi thiếu sót.Em rất mong
nhận được sự góp ý của Qúy Thầy-Cô,để chuyên đề của em có thể hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Tuấn_Khoa Quản Lý Lao Động,đã
tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề này.

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:20


GVHD:Nguyễn Ngọc Tuấn CHUYÊN ĐỀ:TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

SVTT:Huỳnh Thị Mỹ Huệ Trang:21

You might also like