You are on page 1of 46

Quản lý chuỗi cung ứng

(3 tín chỉ)

Bộ môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Đại học Thăng Long


NỘI DUNG MÔN HỌC

Chương 1 Các khái niệm cơ bản


Chương 2 Các hoạt động của chuỗi cung ứng : Lập kế
hoạch và nguồn cung
Chương 3 Các hoạt động của chuỗi cung ứng : Sản xuất
và phân phối (delivering)
Chương 4 Đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng
Chương 5 Xác định cơ hội chuỗi cung ứng

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 2


MỤC TIÊU MÔN HỌC

 Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về
quản lý chuỗi cung ứng: từ các khái niệm quan trọng đến
nghiên cứu các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng như
Lập kế hoạch; Xác định nguồn cung; Thực hiện sản xuất và
Phân phối
 Bên cạnh đó, môn học còn sử dụng một số mô hình hữu ích
để đánh giá thị trường và đo lường hiệu suất của chuỗi cung
ứng nhằm xác định những tồn tại và các cơ hội kinh doanh.
 Môn học còn thiết kế các trò chơi, thực hành mô phỏng trên
các phần mềm giúp phát triển tư duy năng động và sáng tạo
cho sinh viên.

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 3


Giáo trình và các tài liệu tham khảo

Giáo trình:
ESSENTIALS of Supply Chain Management
Fourth Edition, 2018
Tác giả: Michael Hugos
NXB Wiley

Tài liệu tham khảo:

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 4


CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1 Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng


1.2 Động năng của chuỗi cung ứng
1.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng
1.4 Chuỗi cung ứng và chiến lược kinh doanh
1.5 Trò chơi BSG

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 5


1.1 Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng

1.1.1 Chuỗi cung ứng (Supply chain)

 Chuỗi cung ứng (CCU) là sự gắn kết của các công ty


nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường (Lambert,
Stock, & Ellram, 1998).
 CCU là một mạng lưới các các cơ sở vật chất và các
phương án phân phối thực hiện các chức năng mua sắm
nguyên vật liệu và chuyển đổi chúng thành các bán thành
phẩm, thành phẩm, đồng thời thực hiện chức năng phân
phối tới khách hàng (Ganeshan, 1995).
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 6
1.1 Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng

1.1.1 Chuỗi cung ứng


 CCU là một “mạng lưới của các tổ chức có liên quan đến
nhau, thông qua mối quan hệ cung ứng hoặc phân phối trong
các quy trình hoạt động khác nhau để tạo ra giá trị dưới dạng
sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng” (Mentzer và
cộng sự, 2001).
 CCU bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các
thành viên trong chuỗi không chỉ bao gồm các công ty sản
xuất, cung cấp, phân phối, mà còn có cả các công ty vận tải,
kho bãi, nhà bán lẻ, và khách hàng của mình (Chopra, Sunil,
& Peter Meindl, 2015).
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 7
1.1 Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng

1.1.2 Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)


 Sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các
chức năng kinh doanh truyền thống và chiến thuật
phối hợp các chức năng này trong một công ty nói
riêng và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung
ứng, nhằm mục đích nâng cao kết quả hoạt động
trong dài hạn”- (Mentzer và cộng sự, 2001)
 “Quản lý chuỗi cung ứng là việc phối hợp sản xuất,
lưu kho, địa điểm và vận chuyển giữa những người tham
gia trong chuỗi cung ứng để đạt được sự kết hợp tốt nhất
giữa khả năng đáp ứng hiệu quả với thị trường được
phục vụ” (Hugos, 2018).
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 8
1.1 Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng

1.1.2 Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)


Quản lý CCU hiệu quả cần cải tiến đồng thời cả:
(1) Chất lượng dịch vụ khách hàng:
- Tỉ lệ đáp ứng đầy đủ các đơn đặt hàng cao
- Tỉ lệ giao hàng đúng giờ luôn ở mức cao
- Tỉ lệ hàng hóa bị trả lại ở mức thấp nhất
(2) Hiệu quả điều hành nội bộ của các doanh nghiệp tham gia
trong chuỗi cung ứng.
- Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư tài sản cao
- Giảm chi phí trong khâu sản xuất, bán hàng và quản lý

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 9


1.1 Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng

1.1.2 Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)

Ví dụ: Alexander Đại đế xây dựng chiến lược và chiến thuật


dựa vào năng lực độc đáo của quân đội xuất phát từ quản lý
hiệu quả chuỗi cung ứng.
Tìm đọc: Alexander the Great and the Logistics of the
Macedonian Army (Engles, Donald W., 1980, Alexander the
Great and the Logistics of the Macedonian Army, Los
Angeles, CA: University of California Press)

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 10


1.1 Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng

1.1.3 Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics


 Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng và khái niệm logistics
truyền thống không đồng nhất với nhau
 Về cơ bản, logistics liên quan đến các hoạt động diễn ra
trong phạm vi một tổ chức riêng lẻ, còn khi nhắc đến chuỗi
cung ứng thì phải kể đến mạng lưới vận hành và phối hợp
hoạt động giữa các công ty để đưa hàng hóa ra thị trường.
Bên cạnh đó, hoạt động logistics truyền thống tập trung vào
việc thu mua, phân phối, bảo quản và quản lý lượng hàng
lưu kho

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 11


1.1 Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng

1.1.3 Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics


 Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động
logistics truyền thống và còn mở rộng đến cả khâu
marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ
chăm sóc khách hàng.
 Khi xem xét ở bình diện rộng hơn, giờ đây, chuỗi cung
ứng được xem như là một phần tất yếu cần có để đáp
ứng những yêu cầu của khách hàng. Quản lý chuỗi cung
ứng coi chuỗi cung ứng và các tổ chức trong đó là một
thực thể độc lập.

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 12


1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

Các doanh nghiệp tham gia trong một chuỗi cung ứng bất kì đều
phải đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động của mình trong năm
lĩnh vực sau:
 sản xuất,
 lưu kho,
 địa điểm/ vị trí,
 vận tải
 thông tin.

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 13


1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

LƯU KHO
SẢN XUẤT
Sản xuất bao
Cái gì, như thế
nhiêu
nào và khi nào
THÔNG Lưu kho bao nhiêu
TIN
Cơ sở ra
quyết
VẬN TẢI định
ĐỊA ĐIỂM
Khi nào vận Làm việc nào ở
chuyển hàng và đâu là tốt nhất
như thế nào

Hình 1.1.Năm động năng của chuỗi cung ứng

14
1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(1) Sản xuất


 Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng về sản xuất
và lưu trữ sản phẩm.
 Các phương tiện sản xuất gồm các nhà máy và nhà kho
 Tính hiệu quả và khả năng đáp ứng là nền tảng khi đưa ra các
quyết định sản xuất
 Nếu nhà xưởng, kho chứa được xây dựng với công suất lớn hơn mức cần thiết sẽ linh
hoạt và đáp ứng nhanh với sự gia tăng cầu sản phẩm. Công suất dư thừa càng cao thì
quá trình hoạt động càng trở nên kém hiệu quả

 Những phương tiện sản xuất vận hành với công suất tối đa sẽ không có năng lực đáp
ứng được những biến động của cầu trên thị trường.

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 15


1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(1) Sản xuất


 Nhà máy được xây dựng dựa trên một trong hai cách tiếp cận:

 Dựa trên sản phẩm- thực hiện một loạt các hoạt động khác
nhau nhằm tạo ra một dây chuyền sản xuất từ công đoạn sản
xuất các chi tiết rời rạc của sản phẩm cho đến khâu lắp ráp
chúng lạiS
 Dựa trên chức năng- chủ yếu tập trung vào số ít hoạt động, ví
dụ chỉ tập trung vào sản xuất một nhóm các chi tiết của sản
phẩm, hoặc chỉ lắp ráp. Các chức năng này có thể được áp
dụng để sản xuãt nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 16


1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(1) Sản xuất


 Các nhà kho có thể được xây dựng phù hợp với các
phương pháp khác nhau. Có ba cách tiếp cận chính:
 Lưu kho theo loại hàng hóa (SKU). Tất cả các sản phẩm
nhất định cùng loại được xếp chung với nhau. Đây là một
cách khá đơn giản và hiệu quả để lưu kho sản phẩm.
 Lưu kho theo lô. Tất cả những sản phẩm khác nhau liên
quan đến cầu của một nhóm khách hàng nào đó hoặc một
công việc cụ thể được xếp chung cùng nhau. Điều này
giúp cho việc lựa chọn và đóng gói hiệu quả nhưng chiếm
nhiều không gian lưu kho hơn so với phương thức trữ
hàng truyền thống SKU
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 17
1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(1) Sản xuất


 Crossdocking - Wal-Mart đã phát minh ra phương
pháp này. Sản phẩm không thực sự lưu trữ trong kho.
Các kho hàng được dùng để làm nơi chuyển tiếp hàng
hóa nhận được từ nhà cung cấp và được dỡ xuống
theo khối lượng lớn nhiều chủng loại sản phẩm.
Những lô hàng đồ sộ này sau đó được chia ra thành
các lô hàng nhỏ hơn. Tiếp đó, những lô nhỏ gồm
nhiều loại sản phẩm khác nhau này được tập trung lại
tùy theo nhu cầu trong ngày, rồi nhanh chóng được
bốc lên xe tải, vận chuyển ra cảng và từ đó hàng được
giao đến nơi cuối

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 18


1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(2 Lưu kho hàng


 Có ba quyết định cơ bản liên quan đến việc sản xuất và lưu trữ
hàng hóa:
 Lưu theo chu kỳ: Đây là khối lượng hàng lưu trữ cần thiết để đáp
ứng nhu cầu giữa các lần mua hàng. Các công ty có xu hướng sản
xuất và mua các lô hàng lớn nhằm đạt được lợi thế theo quy mô.
Tuy nhiên, những lô hàng lớn sẽ làm gia tăng chi phí lưu kho.
 Lưu kho an toàn: Lượng hàng lưu kho loại này là “kho đệm" đề
phòng tình trạng không chắc chắn.
 Lưu kho theo mùa: Đây là phương pháp lưu kho dựa trên việc dự
đoán sự gia tăng có thể lường trước của cầu vào những thời điểm
cụ thể trong năm.
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 19
1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(3) Địa điểm/ Vị trí


 Địa điểm ở đây chính là vị trí địa lý được chọn để đặt các
cơ sở vật chất của chuỗi cung ứng.
 Nó cũng bao gồm cả những quyết định liên quan đến các
hoạt động được thực hiện trong từng cơ sở.
 Thế lưỡng nan giữa khả năng đáp ứng và tính hiệu quả là
nên tập trung hoạt động tại một số ít địa điểm để đạt được
hiệu quả kinh tế theo quy mô hay phi tập trung hóa các
hoạt động tới các địa điểm gần khách hàng và nhà cung
cấp nhằm vận hành linh hoạt hơn.

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 20


1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(3) Địa điểm/ Vị trí


 Khi đưa ra các quyết định về địa điểm, các nhà quản lý
cần phải cân nhắc một loạt yếu tô liên quan đến địa điểm
như chi phí nhà xưởng, nhân công, kĩ năng của lực lượng
lao động, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và biểu thuế cũng
như lợi thế gần nhà cung cấp và khách hàng.
 Những quyêt định về địa điểm đều mang tính chiến lược
bởi vì chúng sẽ đảm bảo mang lại số doanh thu khổng lồ
cho các kế hoạch dài hạn.

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 21


1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(3) Địa điểm/ Vị trí


 Các quyết định về địa điểm tác động mạnh mẽ đến chi phí
và hiệu suât của chuỗi cung ứng.
 Một khi quy mô, số lượng và địa điếm của nhà xưởng được
quyết định thì ta cũng sẽ xác định được các tuyến đường có
thể đáp ứng cho việc vận chuyển sản phẩm đến người tiêu
dùng cuối cùng.
 Đây chính là chiến lược cơ bản của một doanh nghiệp khi
sản xuất và lưu thông sản phẩm trong thị trường

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 22


1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(4) Vận tải


 Có 6 phương tiện vận tải cơ bản:
 Tàu biển, đây là phương tiện rất hiệu quả về mặt chi phí nhưng
là phương tiện vận tải chậm nhất. Phương tiện này được sử
dụng khá hạn chế trừ những địa điểm nằm gần sông nước hay
biển hoặc bến cảng và kênh đào mà tàu bè có thể đi lại được.
 Đùờng sắt, phương tiện này rất hiệu quả về mặt chi phí nhưng
khá chậm.
 Đuờng ống, có thể rất hiệu quả nhưng chỉ áp dụng cho những
hàng hóa là chất lỏng hoặc khí đốt như nước, dầu và khí ga tự
nhiên.
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 23
1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(4) Vận tải


 Xe tải, đây là phương tiện vận tải tương đối nhanh và rất linh
hoạt. Xe tải gần như có thể đi tới bất cứ đâu tuy nhiên, chi phí
cao, biến động do giá xăng dầu và điều kiện đường khác nhau.
 Máy bay là phương tiện rất nhanh nhưng cũng là phương tiện
đắt nhất và phần nào bị hạn chế bởi sự sẵn có của các cơ sở sân
bay thích hợp.
 Phương tiện vận tải điện tử là phương thức vận tải nhanh nhất,
linh hoạt và hiệu quả về mặt chi phí. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp
những nhóm hàng cụ thể như năng lượng điện, dữ liệu và những
sản phẩm bao gồm âm nhạc, hình ảnh và tài liệu bằng văn bản.
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 24
1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(4) Vận tải


Dựa vào những phương tiện vận tải khác nhau cùng với địa
điểm của các cơ sở vật chất trong chuỗi cung ứng, các nhà
quản lý cần thiết kế các tuyến đường cũng như các mạng lưới
để vận chuyển hàng hóa.
Tuyến đường là đường vận chuyển hàng hóa , còn mạng lưới
tập hợp những đường này và các cơ sở vật chất được liên kết
bởi các tuyến đường.
Nguyên tắc chung là sản phẩm càng có giá trị cao thì mạng
lưới vận tải cần chú trọng nhiều hơn vào độ linh hoạt, còn với
sản phẩm có giá trị càng thấp thì mạng lưới chuyên chở cần
chú ý là tính hiệu quả.
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 25
1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(5) Thông tin


 Sức mạnh của động năng này tăng theo thời gian vì công nghệ để
thu thập và chia sẻ thông tin ngày càng trở nên phổ biến, dễ sử
dụng hơn và ít tốn kém.
 Thông tin được xem như một hàng hóa rất hữu ích vì nó có thể
được áp dụng trực tiếp để nâng cao hiệu suất của bốn động năng
còn lại trên chuỗi cung ứng.
 Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp nên thu thập những dữ liệu nào,
bao nhiêu và chia sẻ thông tin gì? Thông tin chính xác và đúng
thời điểm sẽ tạo sự phối hợp tốt hơn và đưa ra quyết định đúng
đắn hơn.
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 26
1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(5) Thông tin


 Thông tin là nền tảng để đưa ra các quyết định liên quan
đến bốn động năng khác chi phối chuỗi cung ứng.
 Đó là sự liên kết tất cả những hoạt động và các công đoạn
trong một chuỗi cung ứng.
 Trong điều kiện sự liên kết này là vững chắc (chẳng hạn
như dữ liệu chính xác, đúng lúc, đầy đủ) thì nó giúp các
công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có thể đưa ra các quyết
định vận hành đúng đắn. Nó cũng sẽ tối đa hóa khả năng
sinh lợi trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 27
1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(5) Thông tin


Thông tin được sử dụng trong bất kỳ chuỗi cung nào với hai mục
đích sau:
 Phối hợp các hoạt động thường ngày liên quan đến việc vận hành
bốn động năng chi phối chuỗi cung ứng là sản xuất, lưu kho, địa
điểm và vận tải. Dựa vào các dữ liệu sẵn có về cung cầu hàng
hóa, các công ty trong chuỗi cung ứng quyết định kế hoạch sản
xuất theo tuần, mức độ hàng hóa lưu kho, tuyến đường vận
chuyển cũng như địa điểm trữ hàng.
 Dự báo và lập kế hoạch để lường trước, đáp ứng các nhu cầu
trong tương lai.
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 28
1.2  Động năng của chuỗi cung ứng

(5) Ví dụ
Quản lý chuỗi cung ứng tại
Tập đoàn Wal-Mart

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 29


1.3  Cấu trúc chuỗi cung ứng

5 thành viên chính của chuỗi cung ứng:


 Nhà sản xuất
 Nhà phân phối
 Nhà bán lẻ
 Khách hàng
 Các nhà cung cấp dịch vụ

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 30


1.3  Cấu trúc chuỗi cung ứng

Ví dụ về sự vận động lưu chuyển thông tin và hàng hóa:

Warehouse Distribution
Retail Store Factory
(Wholesaler) Center

Luồng thông tin (có trễ)


Luồng vật chất /hàng hóa (có trễ)

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 31


1.3  Cấu trúc chuỗi cung ứng

 Các chuỗi cung ứng mở rộng sẽ có thêm ba loại thành viên:


 (1) nhà cung cấp của nhà cung cấp
 (2) khách hàng của khách hàng và cuối cùng
 (3) các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác
trong chuỗi cung ứng như dịch vụ logistics, Tài chính,
Marketing, Công nghệ thông tin, Nghiên cứu thị trường và
Thiết kế sản phẩm…
 Như vậy, theo thời gian, để tồn tại và hoạt động hiệu quả thì CCU
luôn tập hợp các thành viên hoạt động ổn định. Duy chỉ có một
thứ có thể thay đổi đó là cơ cấu các thành viên trong chuỗi cung
ứng và chức năng của mỗi loại thành viên này.
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 32
1.3   Cấu trúc chuỗi cung ứng

Hình 1.3 Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 33


1.3  Các thành viên chuỗi cung ứng và thay đổi cấu trúc

Tiến trình phát triển cấu trúc của chuỗi cung ứng
 Các doanh nghiệp tham gia vào CCU không ngừng tìm cách nâng
cao hiệu quả quản lý 5 động năng trong chuỗi cung ứng. Mỗi một
tổ chức tối đa hóa năng suất hoạt động của từng động năng nhờ
kết hợp giữa thuê ngoài, hợp tác kinh doanh và phát huy nội lực
DN.
 Tại các thị trường phát triển nhanh trong nền kinh tế hiện tại, các
công ty thường tập trung vào các hoạt động cốt lõi và thuê ngoài
những việc còn lại.

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 34


1.3  Các thành viên chuỗi cung ứng và thay đổi cấu trúc

Tiến trình phát triển cấu trúc của chuỗi cung ứng
 Tại các thị trường thay đổi chậm, nếu muốn thành công, các
doanh nghiệp phải nỗ lực thâu tóm gần như toàn bộ chuỗi cung
ứng. Người ta gọi đó là hiện tượng tích hợp theo chiều dọc. Mục
đích của việc kết hợp theo chiều dọc là tối đa hóa hiệu suất thông
qua hiệu quả kinh tế theo quy mô
 Các thị trường biến động nhanh đòi hỏi các chuỗi cung ứng linh
hoạt và phản hồi nhanh, tích hợp dọc đã nhường chỗ cho “tích
hợp ảo”. Các công ty tập trung vào năng lực cốt lõi của mình và
hợp tác với các công ty khác để tạo ra chuỗi cung ứng cho các thị
trường phát triển nhanh.
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 35
Tiến trình phát triển cấu trúc của chuỗi cung ứng

Tích hợp
theo chiều
dọc

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 36


Tiến trình phát triển cấu trúc của chuỗi cung ứng

Ví dụ: Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng của Ford


Tìm đọc: Today and Tomorrow (Ford, Henry, 1926, Portland,
Oregon: Productivity Press, Inc.).

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 37


1.4  Chuỗi cung ứng và chiến lược kinh doanh

 Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp là một phần không thể thiếu
trong chiến lược tiếp cận những thị trường mục tiêu.
 Nếu chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là hướng đến
thị trường đại chúng và cạnh tranh dựa trên nền tảng giá cả thì
một chuỗi cung ứng vận hành với chi phí thấp chính là lựa chọn
phù hợp nhất.
 Nếu chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là phục vụ một
phân khúc thị trường và cạnh tranh dựa trên nền tảng dịch vụ và
sự thuận tiện cho khách hàng thì cần tập trung vào độ nhanh nhạy
của chuỗi cung ứng.

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 38


1.4  Chuỗi cung ứng và chiến lược kinh doanh

 Để điều chỉnh chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh
doanh, công ty cần thực hiện ba bước.
 (1) Am hiểu thị trường
 (2) Xác định năng lực cốt lõi của công ty
 (3) Phát triển những năng lực cấn thiết của chuỗi cung ứng

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 39


1.4  Chuỗi cung ứng và chiến lược kinh doanh

 (1) Am hiểu thị trường


-Công ty bạn đang nhắm tới đối tượng khách hàng nào?
- Khách hàng mua loại hàng nào?
-Công ty bạn đang tham gia vào mô hình chuỗi cung ứng nào?
Chopra và Meindl đã xác định các thuộc tính sau nhằm hỗ trợ
xác định được y/c của khách hàng. Những thuộc tính đó là:
• Số lượng sản phẩm trong mỗi lô hàng
• Khách hàng có thể chấp nhận thời gian giao hàng là bao lâu
• Hàng hóa cần đa dạng
• Mức yêu cầu về dịch vụ
• Giá của sản phẩm
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 40
1.4  Chuỗi cung ứng và chiến lược kinh doanh

 (2) Xác định năng lực cốt lõi của công ty


Xác định vai trò của công ty bạn trong chuỗi cung ứng:
• Công ty bạn là thành viên loại nào trong chuỗi cung ứng? Là
nhà sản xuất, nhà phân phối, người bán lẻ hay nhà cung cấp
dịch vụ?
• Công ty bạn tác động đến chuỗi cung ứng mà mình đang
tham gia bằng cách nào?
• Đâu là năng lực cốt lõi của công ty bạn?
• Công ty bạn tạo ra thu nhập bằng cách nào?

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 41


1.4  Chuỗi cung ứng và chiến lược kinh doanh

 (3) Phát triển những năng lực cần thiết của chuỗi cung ứng
 Sau khi đã xác định rõ thị trường mục tiêu và vai trò của
doanh nghiệp bạn trong chuỗi cung ứng tại các thị trường
này, bạn có thể tiến hành bước cuối cùng là phát triển năng
lực cần thiết của chuỗi cung ứng để hỗ trợ những hoạt động
trên.
 Quy trình phát triển này được định hướng bởi các quyết định
liên quan đến năm động năng cơ bản của chuỗi cung ứng, bao
gồm: sản xuất, hàng lưu kho, địa điểm, vận tải và thông tin.

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 42


1.4  Chuỗi cung ứng và chiến lược kinh doanh

Đáp ứng Hiệu quả


Sản • Thừa công suất • Thừa ít công suất
xuất • Sản xuất linh hoạt • Trọng tâm hẹp
• Nhiều nhà máy nhỏ • Vài nhà máy trung
tâm
Lưu • Mức hàng lưu kho cao • Mức hàng lưu kho
kho • Nhiều loại mặt hàng thấp
• Ít mặt hàng
Địa Nhiều địa điểm gần với Ít địa điểm trung tâm
điểm khách hàng phục vụ nhiều khu vực

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 43


1.4  Chuỗi cung ứng và chiến lược kinh doanh

Đáp ứng Hiệu quả


Vận tải • Chuyển hàng thường • Số lần chuyển it, khối
xuyên lượng lớn
• Chế độ nhanh và linh • Chậm, phương thức rẻ
hoạt
Thông tin Thu thập & chia sẻ kịp Chi phí thông tin giảm
thời, dữ liệu chính xác trong khi các chi phí khác
tăng

Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng 44


Câu hỏi thảo luận và ôn tập
1. Viết một mô tả ngắn về chuỗi cung ứng là gì và chức năng của nó.
2. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là gì?
3. Năm động lực chính của chuỗi cung ứng là gì?
4. Hai cách tiếp cận sản xuất được các nhà máy sử dụng là gì và chúng khác
nhau như thế nào?
5. Mô tả bốn đổi mới trong chuỗi cung ứng do Wal-Mart giới thiệu và giải thích
lý do tại sao chúng lại có tác dụng mạnh mẽ khi được sử dụng cùng nhau.
6. Thảo luận khi nào chuỗi cung ứng nên nhấn mạnh khả năng đáp ứng và khi
nào chuỗi cung ứng cần nhấn mạnh đến hiệu quả.
7. Ba bước chính để điều chỉnh chuỗi cung ứng và chiến lược kinh doanh là gì và
chúng có ảnh hưởng đến cách một công ty thực hiện năm động lực của chuỗi
cung ứng không?
45
Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng

You might also like