You are on page 1of 40

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUỖI CUNG ỨNG

1. Định nghĩa chuỗi cung ứng


- “Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm/dịch vụ vào thị trường” (Lambert, Stock và
Ellram, Fundaments of Logistics Management – Những nguyên tắc cơ bản của Quản trị Logistics, 1998)
Nhà cung cấp => Công ty => KH
- Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành phần tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu
khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung ứng, mà còn gồm nhà vận
chuyển, kho, người bán lẻ, khách hàng.
- Một chuỗi cung ứng bao gồm dòng lưu chuyển hàng hóa, thông tin, tài chính giữa các thành phần khác
nhau.
+ hàng hóa: chiều xuôi từ nhà cung cấp => KH
+ thông tin: 2 chiều, chiều xuôi là nhà cung cấp => chuỗi => KH; chiều ngược là feedback KH
+ tài chính: chiều ngược từ KH => nhà cung cấp
- Định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng:
Theo “Hội đồng quản lý Logistics” (The Council of Logistics Management) “...sự phối hợp chiến lược và có
hệ thống của các chức năng kinh doanh truyền thống và các chiến thuật giữa các chức năng kinh doanh
trong một cty cụ thể và giữa các dn trong chuỗi cung ứng nhằm mục đích cải thiện lâu dài hiệu quả của từng
công ty nói riêng và cả chuỗi cung ứng nói chung.”
? Chuỗi cung ứng của sữa Mộc Châu gồm các thành phần nào?
(Trang trại nuôi bò sữa ở Ba Vì; Nhà cung cấp vỏ hộp; Nhà cung cấp đường, sữa và các NVL khác =>
Công ty sản xuất sữa Mộc Châu => Nhà bán lẻ; Nhà bán buôn; Đại lý => Người tiêu dùng cuối cùng)
? Đâu là thành phần quan trong nhất trong chuỗi? (Công ty sản xuất sữa Mộc Châu)
? Điểm khác nhau giữa phân tích chuỗi cung ứng ngành sữa Việt Nam và chuỗi của một DN sản xuất sữa
như Mộc Châu? (Cần phải nghiên cứu tất cả các doanh nghiệp sữa ở Việt Nam như hãng TH, Vinamilk,
Mộc Châu... từ đó có đánh giá tổng quát)
? Một DN có bao nhiêu chuỗi cung ứng? (có nhiều chuỗi vì 1 DN có thể sx nhiều sp khác nhau)
2. Tầm quan trọng của SCM
* Xu hướng của thế giới:
- Sự đa dạng hóa sản phẩm
- Vòng đời sản phẩm ngắn hơn
- Mức độ thuê ngoài cao hơn
- Sự thay đổi trong cấu trúc chuỗi cung ứng
- Toàn cầu hóa sản xuất
- Phát triển bền vững
- Phục hồi xanh
- Kinh tế số
=> Quản lý chuỗi cung ứng để giảm chi phí tồn kho, tăng lượng hàng bán nhờ sản xuất đúng thời gian và
địa điểm.
* Mục tiêu cụ thể:
- Giảm lượng hàng tồn kho
- Tổng chi phí được tối thiểu hóa bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu KH.
- Sự chia sẻ thông tin 2 chiều giúp xây dựng kế hoạch sx hiệu quả hơn, cải tiến và thiết kế sản phẩm tốt hơn.
=> Một SC hiệu quả là lợi thế cạnh tranh của DN, quyết định sự thành bại trong kinh doanh.
* Nguồn gốc của SCM:
- Những năm 1950 – 1960, các công ty của Mỹ đã áp dụng sản xuất hàng loạt để giảm chi phí tăng năng
suất, trong đó có đôi chút chú ý đến thiết kế sản phẩm, cải thiện chất lượng sản phẩm.
=> SP mới và phát triển SP chậm và chủ yếu dựa vào nội lực
=> Chia sẻ công nghệ ít, vì để cho máy móc hoạt động nên kho hàng dự trữ nhiều
- Những năm 1960 – 1970, MRP được phát triển, nhà SX ý thức được hàng dự trữ ảnh hưởng đến chi phí và
năng suất như thế nào, máy tính phát triển => các phần mềm dự trữ phát triển
=> giảm chi phí dự trữ bằng cách tăng thông tin nội bộ về các nhu cầu mua bán.
- Những năm 1980: thời kỳ bùng nổ SCM. Thuật ngữ SCM lần đầu tiên được nói tới trên báo chí năm 1982.
+ Các nhà SX áp dụng JIT (sx kịp thời và đúng lúc thay vì sản xuất hàng loạt lưu kho) và TQM (quản lý
chất lượng toàn diện) nhằm cải tiến chất lượng SP, hiệu quả và thời gian giao hàng
+ Trong môi trường sản xuất JIT với dự trữ thấp, DN bắt đầu thấy năng suất tiềm năng và tầm quan trọng
của mối quan hệ nhà cung cấp – SX – KH cuối cùng.
- Những năm 1990, cạnh tranh khốc liệt dẫn đến tăng chi phí logistics, hậu cần, xu hướng toàn cầu hóa =>
cải tiến chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ KH, phát triển sản phẩm mới cũng tăng lên.
Nghiên cứu và phát triển sự khác biệt giữa SCM và logistics, trước đó SCM được xem như logistics bên
ngoài doanh nghiệp.
Logistics SCM
Công việc Vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao Logistics, nguồn cung, SX, hợp tác, tích hợp
chính nhận, dịch vụ KH, giá trị gia tăng, thông đối tác, KH…
tin…
Phạm vi Chủ yếu trong DN Cả trong và ngoài DN
Giảm chi phí Logistics, tăng chất lượng dịch Giảm chi phí tổng thể, tăng khả năng hợp tác,
Mục tiêu
vụ KH cộng tác
Tầm ảnh
Ngắn hạn, trung hạn Dài hạn
hưởng

- Do DN bắt đầu áp dụng SCM nên họ ý thức được tầm quan trọng của một chuỗi tích hợp tạo ra 1 khối
thống nhất => ngày nay logistics được coi như là 1 bộ phận quan trọng hàng đầu của SCM.
- DN SX là nơi tạo ra giá trị cao, sử dụng nhà cung cấp cho KH của mình. Việc phát triển quan hệ này trong
dài hạn đã giúp DN giảm dự trữ và cho phép DN tập trung nguồn lực vào dịch vụ KH bằng cách cung cấp
SP và dịch vụ tốt nhất.
- Từ đó SCM phát triển theo 2 nội dung:
+ Mua hàng và quản lý chuỗi từ nhà cung cấp công nghiệp (input)
+ Vận tải và hoạt động logistics từ nhà bán buôn và bán lẻ (output)
- Việc phát triển liên minh với nhà cung cấp và KH cuối những năm 1990 cho tới nay đã tạo ra những
chuyển biến lớn trong vận tải biển, kho hàng, dịch vụ logistics đối với nhiều DN.
3. Các loại chuỗi cung ứng
3.1. Chuỗi cung ứng cộng tác – Collaborate supply chain
- Là chuỗi cung ứng tập trung vào việc phát triển mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi để đạt được
mục tiêu chung.
- Đặc điểm:
+ Chia sẻ thông tin
+ Cùng tham gia phát triển sản phẩm
+ Mối quan hệ chiến lược
+ Sự phát triển bền vững trong dài hạn
+ Sự tin tưởng lẫn nhau
3.2. Chuỗi cung ứng Lean – Lean supply chain
- Là chuỗi cung ứng chỉ sản xuất và cung ứng những cái thị trường cần, chỉ khi thị trường cần và tại nơi thị
trường cần.
- Tập trung cung ứng số lượng lớn với chi phí thấp nhất có thể => chuỗi cung ứng hiệu quả, phù hợp với
những nhu cầu có thể dự đoán được nhưng cần số lượng lớn.
- Đặc điểm:
+ Quy mô kinh tế
+ Sản xuất và phân phối với chi phí thấp
+ Đáng tin cậy (về nhu cầu, dự báo)
? Sản phẩm nào phù hợp với chuỗi cung ứng Lean? (sản phẩm thiết yếu do cầu luôn có mức cầu ổn định,
chủ yếu cạnh tranh về giá nên áp dụng được tính kinh tế theo quy mô)
3.3. Chuỗi cung ứng Agile – Agile supply chain
- Là chuỗi cung ứng có khả năng phản ứng nhanh với sự thay đổi nhu cầu, đặc biệt đối với những sản phẩm
không thể dự báo được.
- Đặc điểm:
+ Đưa ra quyết định nhanh chóng
+ Giao hàng nhanh, sản xuất linh hoạt
+ Phản ứng nhanh đối với điều kiện khó dự báo
+ Luôn sẵn sàng sản xuất
? Khi cần đưa sản phẩm khuyến mại ra thị trường thì nên sử dụng loại chuỗi cung ứng nào? (Agile, bán
trong thời điểm nhất định, sự biến động trong nhu cầu là cao, có khuyến mại thì mới tăng lượng bán)
3.4. Chuỗi cung ứng linh hoạt đầy đủ – Fully flexible supply chain
- Là chuỗi cung ứng linh hoạt nhất, đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng và leadtime ngắn, thông
qua việc bảo vệ và phát triển các nguồn lực sẵn có.
+ Leadtime là thời gian từ khi DN nhận được đơn hàng của KH cho đến khi giao cho KH, là thời gian DN
sản xuất và phân phối sp tới tay KH cuối cùng. Leadtime ngắn => chuỗi linh hoạt.
- Đặc điểm:
+ Đáp ứng những nhu cầu không dự đoán được
+ Đưa ra các giải pháp đổi mới
+ Chú trọng vào sự can thiệp của con người
4. Các chiến lược chuỗi cung ứng
4.1. Chiến lược kéo
- Đối với chuỗi cung ứng kéo (pull-model), nhu cầu thực tế (actual demand) sẽ điều khiển cả quá trình của
chuỗi cung ứng. => Sản xuất và cung ứng hàng hóa theo đơn đặt hàng của khách hàng (đã biết chính xác
đơn hàng)
- Các quyết định sản xuất và phân phối hàng hoá trong chuỗi cung ứng dựa trên nhu cầu thực tế của KH hay
các đơn hàng cụ thể mà công ty nhận được.
- Phương pháp này giảm thiểu tối đa lượng hàng dự trữ, tập trung vào việc giao hàng đúng thời hạn.
- Các vấn đề của chiến lược kéo/pull
+ Phải đối mặt với nguy cơ không có đáp ứng ngay lập tức khi nhu cầu của khách hàng thay đổi
+ Việc xây dựng, vận hành và quản lý chiến lược kéo khá khó khăn (vì luôn trong tư thế sẵn sàng cho việc
sản xuất, khó khăn trong phân phối khi vận chuyển lô hàng lớn, không tận dụng được tính kinh tế theo quy
mô)
+ Trong SC kéo thuần túy, DN sẽ duy trì mức tồn kho bằng 0 và chỉ sản xuất khi có đơn hàng.
? Mức lưu kho bằng 0 thì có giảm toàn bộ chi phí tồn kho không? (mức tồn kho bằng 0 nghĩa là duy trì số
lượng thành phẩm cuối cùng bằng 0, không có nghĩa chi phí kho hàng bằng 0 vì còn các NVL sản xuất tồn
kho + chi phí sản xuất = chi phí tồn kho)
? Sử dụng chiến lược kéo cho loại hàng hóa nào? (mặt hàng có nhu cầu thấp, áp dụng chuỗi Agile,
leadtime ngắn)
4.2. Chiến lược đẩy
- Đối với chuỗi cung ứng đẩy (push model), nhu cầu dự kiến (project demand) sẽ nắm vai trò quyết định
trong vận hành của chuỗi. => Sản xuất và cung cấp hàng hóa theo dự báo về nhu cầu của khách hàng (chưa
biết chính xác đơn hàng) => Phải mất một khoảng thời gian dài để có thể phản ứng trước sự thay đổi của thị
trường.
- Các quyết định sản xuất và phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng dựa trên dự báo về nhu cầu của
khách hàng. Phụ thuộc vào dự báo tuy nhiên dự báo thường sai, kéo theo kế hoạch SX không chính xác,
lượng hàng tồn kho tăng lên => tăng chi phí và quản lý nguồn lực trở nên khó khăn.
- Phương pháp này tạo ra hàng “tồn kho”, sau đó đẩy hàng ra thị trường để đáp ứng nhu cầu
- Các vấn đề của chiến lược đẩy/push
+ Chu kỳ sản xuất dài
+ Khối lượng tồn kho lớn
+ Chi phí dự trữ cao
+ Đòi hỏi công ty phải có khả năng dự báo đối với chuỗi cung ứng của mình, lên kế hoạch sản xuất chi tiết,
bài bản
? Trong doanh nghiệp, việc lựa chọn chiến lược kéo hay đẩy phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Các loại
hàng hóa khác nhau: nhu cầu thấp (kéo), nhu cầu cao (đẩy)
+ Leadtime: ngắn (kéo), dài (đẩy)
+ Thời gian khách hàng sẵn sàng chờ: ngắn (đẩy), dài (kéo)
4.3. Chiến lược đẩy-kéo
- Mô hình chuỗi cung ứng mới chuyển từ dạng đẩy (push) sang dàn đẩy - kéo có nội dung cụ thể như sau:
+ Phần đầu của chuỗi cung ứng được sản xuất và cung cấp dựa trên dự báo dài hạn
+ Phần cuối của chuỗi cung ứng được sản xuất dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng
- Là khả năng trì hoãn việc hoàn thành các sản phẩm theo nhu cầu khách hàng cho đến khi hàng hóa được
bán. (kết hợp 2 chiến lược kéo/đẩy)
- Lắp ráp các thành phần cơ bản theo chiến lược đẩy
- Thực hiện sự khác biệt hóa sản phẩm ở giai đoạn sau đáp ứng nhu cầu khách hàng (chiến lược kéo)
VD: Sản xuất máy tính HP, những linh kiện chung sẽ sản xuất trước (đẩy), đợi nhu cầu và đơn đặt khách
hàng rồi tiếp tục hoàn thiện thành phẩm.
- Mục đích:
+ Giảm lượng hàng tồn kho
+ Phản ứng nhanh với sự thay đổi nhu cầu khách hàng
+ Đa dạng hóa sản phẩm với chi phí thấp hơn
5. Các xu hướng phát triển của SCM
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của SC
- Mở rộng SC
- Xu hướng “xanh” chuỗi cung ứng
- Công nghệ, số hóa...
- Phát triển bền vững
CHƯƠNG 2: DỰ BÁO NHU CẦU
1. Vai trò trong chuỗi cung ứng
1.1. Khái niệm dự báo
- Là thông tin đầu vào quan trọng cho hầu hết mọi quyết định trong chuỗi cung ứng
- Là nền tảng cho công tác hoạch định và kiểm soát
- Là tiên đoán khoa học, mang tính chất xác suất
1.2. Phân loại dự báo
- Dự báo chiến lược: Là dự báo trung và dài hạn được dùng cho các quyết định liên quan đến chiến lược và
tổng hợp nhu cầu.
- Dự báo chiến thuật: Là dự báo ngắn hạn dùng trong các quyết định hằng ngày nhằm đáp ứng nhu cầu
khách hàng
1.3. Đặc điểm của Dự báo
- Dự báo thường thiếu chính xác
- Dự báo trong khoảng thời hạn càng ngắn thì càng chính xác
- Dự báo tổng hợp số liệu cao thì sẽ thường chính xác hơn
- Càng vào sâu trong chuỗi cung ứng, mức độ sai số cao hơn
1.4. Tác dụng của dự đoán
- Giúp chuỗi cung ứng phản ứng nhanh và hiệu quả
- Cập nhật dự báo rất cần thiết để các nhà quản lý đưa ra các quyết định về năng suất sản xuất kịp thời
- Các sản phẩm có nhu cầu ổn định dễ dự đoán hơn các sản phẩm khác
- Cần có sự cộng tác giữa người bán và người mua để có được một dự báo tốt.
2. Dự báo nhu cầu
2.1. Các thành phần của dự báo
- Nhu cầu trong quá khứ
- Leadtime
- Kế hoạch quảng cáo và marketing
- Tình hình kinh tế
- Kế hoạch giảm giá
- Các kế hoạch của đối thủ cạnh tranh
2.2. Phân loại dự báo theo thời gian
- Dự báo ngắn hạn:
+ Thời gian dự báo là ngắn (1 tuần / 1 tháng / dưới 1 năm)
+ Dự báo này thường dùng cho việc mua sắm, điều độ công việc, phân giao nhiệm vụ,…
- Dự báo trung hạn:
+ Thời gian dự báo là dưới 3 năm
+ Dự báo này cần thiết cho việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự báo ngân sách, doanh số,…
- Dự báo dài hạn:
+ Thời gian dự báo là trên 3 năm
+ Dự báo này cần thiết cho việc lập dự án sản xuất sản phẩm mới, lựa chọn dây chuyền công nghệ sản xuất,
bố trí sản phẩm,…
3. Các kỹ thuật / phương pháp dự báo
3.1. Phương pháp dự báo định tính:
Khái niệm:
- Dựa trên trực quan, ý kiến của người dự báo
- Thường sử dụng khi không có sẵn số liệu (không thích hợp hoặc không có đủ)
- Phương pháp này ít tốn kém nhưng hiệu quả phụ thuộc và kỹ năng và kinh nghiệm của người dự báo
- Áp dụng hiệu quả dự báo sản phẩm mới hoặc mặt hàng mới vừa thâm nhập thị trường.
Một số phương pháp: Delphi, Tổng hợp ý kiến người bán, Hội đồng xét tuyển, Điều tra khách hàng
a. Phương pháp Delphi – PP chuyên gia:
Nội dung:
- Dự báo được xây dựng trên ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài DN
- Thành phần tham gia thực hiện: Những người ra quyết định; các chuyên gia để xin ý kiến; các nhân viên
điều phối
Ưu điểm: kết quả thu được gần chuẩn, mang tính khách quan vì khảo sát độc lập, mang tính khoa học vì
chuyên gia có trình độ cao...
Nhược điểm: phức tạp, tốn thời gian, tốn chi phí, bảng hỏi có thể gây chuyên gia hiểu lệch ý, người làm
khảo sát có thể làm không có tâm, người làm dấu tên thì có thể không uy tín
Các bước thực hiện:
+ Thành lập ban ra quyết định và nhóm điều phối viên
+ Xác định mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và thời gian dự báo
+ Chọn chuyên gia để xin ý kiến
+ Xây dựng bản câu hỏi điều tra, gửi chuyên gia (lần 1)
+ Nhận, phân tích, tổng hợp câu trả lời
+ Viết lại bản câu hỏi cho phù hợp, gửi chuyên gia (lần 2)
+ Tiếp tục nhận - tổng hợp - phân tích - làm mới - gửi
+ Thực hiện các bước 6-7 và chỉ dừng lại khi kết quả dự báo thoả mãn yêu cầu và mục đích để ra
b. Tổng hợp ý kiến của người bán
Nội dung: Nhân viên bán hàng sẽ đưa ra dự tính về số lượng hàng bán trong tương lai ở lĩnh vực mình phụ
trách. Nhà quản lý có nhiệm vụ thẩm định, phân tích, tổng hợp để đưa ra một dự báo chung chính thức của
DN.
Ưu điểm: thu thập số liệu sát thực tế từ nhân viên bán hàng
Nhược điểm: lợi ích cá nhân của người bán, người bán đôi khi không có kiến thức về dự báo, đưa số liệu,
bảng khảo sát có thể sai khi xác định nhu cầu KH, khả năng thanh toán của KH, kết quả thường phụ thuộc
vào đánh giá chủ quan của người bán
c. Hội đồng xét tuyển/ Lập ý kiến ban quản lý điều hành
Nội dung: Dự báo về nhu cầu SP được xây dựng dựa trên ý kiến dự báo của cán bộ quản lý các phòng, ban
của doanh nghiệp
Ưu điểm: chỉ cần 1 vòng họp => nhanh, hội đồng xét tuyển có sẵn trong công ty đầy kinh nghiệm thực tiễn
=> dễ áp dụng để thực hiện ngay => không tốn chi phi của DN, chuyên sử dụng dự báo kế hoạch dài hạn
nhằm phát triển sản phẩm mới.
Nhược điểm: ý kiến chủ quan, gây ra sự trì trệ phụ thuộc chỉ áp dụng ý kiến của hội đồng
d. Điều tra khách hàng
Nội dung: Điều tra ý kiến khách hàng để đưa ra dự báo về nhu cầu sản phẩm. Cách làm thông qua: Phiếu
điều tra, phỏng vấn, v.v…
3.2. Phương pháp dự báo định lượng
- Phương pháp sử dụng kỹ thuật toán học trên cơ sở dữ liệu lịch sử và có thể tính đến các biến quan hệ nhân
quả để dự báo nhu cầu
- Có 2 phương pháp dự báo định lượng: mô hình chuỗi thời gian và mô hình ngẫu nhiên
- Các doanh nghiệp thường sử dụng kết hợp các phương pháp dự báo để đạt kết quả cao hơn
a. Mô hình chuỗi thời gian
Nội dung: Là mô hình dự báo dựa vào dữ liệu lịch sử để dự báo nhu cầu trong tương lai
Đặc điểm:
- Là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất
- Phụ thuộc vào sự sẵn có của các dữ liệu
- Kết quả kém chính xác hơn khi khoảng thời gian dự báo tăng lên
Bao gồm:
- Mô hình dự báo trung bình di chuyển đơn / Phương pháp bình quân di động giản đơn
+ Dự báo trung bình di chuyển cho khoảng thời gian n được tính như sau:

- Mô hình dự báo trung bình di chuyển có trọng số


+ Dự báo cho giai đoạn n được tính như sau:

+ Nếu wi ≠ 1 thì công thức sẽ chia tổng trọng số.


4. Các bước thực hiện dự báo
B1: Xác định mục tiêu dự báo
B2: Tích hợp lập kế hoạch với dự báo trong chuỗi cung ứng
B3: Xác định phân khúc khách hàng
B4: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo
B5: Xác định kỹ thuật dự báo
B6: Đánh giá sự sai số trong dự báo
5. Hoạch định, dự báo, bổ sung và cộng tác (CPFR)
- Định nghĩa: Là một công cụ hỗ trợ trong đó nhà cung cấp và người bán lẻ cộng tác với nhau để dự báo nhu
cầu khách hàng, các hoạt động cộng tác bao gồm:

- Lợi ích của CPFR:


+ Cung cấp các phân tích về bán hàng và dự báo đặt hàng
+ Giảm chi phí tồn kho (10-40%), chi phí logistics
+ Tăng khả năng cung cấp hàng, tăng doanh thu bán hàng
+ Tăng sự hài lòng khách hàng, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt
+ Củng cố quan hệ đối tác
- Quy trình thực hiện CPFR:
B1: phát triển thỏa thuận hợp tác
B2: xây dựng kế hoạch kinh doanh chung
B3: phát triển dự báo bán hàng (khả năng mua hàng)
B4: xác định các trường hợp cá biệt trong dự báo bán hàng
B5: hợp tác đối với các trường hợp ngoại lệ
B6: xây dựng dự báo đặt hàng (khả năng cung cấp)
B7: xác định ngoại lệ trong dự báo đặt hàng
B8: hợp tác đối với các ngoại lệ
B9: đặt hàng
- Thách thức khi áp dụng CPFR
+ Thay đổi nội bộ, chi phí và niềm tin: đào tạo nhân viên trong việc thay đổi quy trình
+ Sự tín nhiệm: nhiều nhà bán lẻ miễn cưỡng chia sẻ thông tin theo yêu cầu của CPFR
+ Sự thay đổi trong cách thức làm việc giữa người bán và người mua
CHƯƠNG III: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG
1. Khái niệm, nhiệm vụ, yêu cầu của hoạt động thu mua
a. Khái niệm
- Là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hóa
- Là quan hệ giữa người mua và người bán về giá trị hàng hóa thông qua quan hệ thanh toán tiền hàng
- Là quá trình vốn của doanh nghiệp chuyển hóa từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hóa
Một số thuật ngữ:
- Purchasing: tập trung vào quy trình thu mua, tập trung vào hoạt động chính và cốt lõi: mua hàng
- Sourcing: chú trọng hơn vào hoạt động tìm kiếm nguồn hàng
- Procurement: chú trọng hơn về mặt quy trình và thường đc nhắc đến trong mua sắm công cộng
- Procurement management: quản lý mua hàng nói chung, bao gồm đầy đủ các hoạt động của các thuật ngữ
trên
b. Mục tiêu
- Tổng thể: Nhằm đảm bảo cung cấp mọi vật tư cần thiết một cách kịp thời cho quá trình sản xuất của tổ
chức/cơ quan/đoàn thể
- Cụ thể:
+ Đảm bảo cho dòng vật tư dịch chuyển vào tổ chức 1 cách ổn định
+ Thúc đẩy mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức
+ Tìm kiếm, lựa chọn nhà cung cấp tốt cho tổ chức
+ Đảm bảo thu mua đúng loại vật tư theo đúng yêu cầu về mặt chất lượng, đem đêbs đúng thời gian và địa
điểm
+ Đảm bảo mua với mức giá và điều kiện kèm theo tốt nhất
+ Giúp quá trình dịch chuyển vật tư trên chuỗi cung ứng 1 cách nhanh chóng
c. Nhiệm vụ: Đem về mọi vật tư cần thiết cho các hoạt động của công ty/doanh nghiệp đúng và đủ
- Quá trình mua hàng kéo dài toàn bộ dòng đời của sản phẩm/dịch vụ
d. Yêu cầu/vai trò
- Đúng địa điểm
- Đúng chất lượng
- Đúng số lượng
- Đúng thời gian
- Đúng nguồn cung cấp
- Đúng giá/giá cả hợp lý
e. Chuỗi giá trị với chuỗi cung ứng
Khác nhau:
- Định nghĩa: Chuỗi gtri là 1 phần của chuỗi cung ứng, cung cấp về gtri sản phẩm
- Về hoạt động tham gia: Chuỗi cung ứng: hoạt động tổng quan của chuỗi
- Cách tiếp cận:
+ Chuỗi cung ứng: gián tiếp
+ Chuỗi giá trị: trực tiếp
? Phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng? (chuỗi giá trị thì tập trung vào những hoạt động cốt lõi tạo ra
giá trị trực tiếp, chuỗi cung ứng tập trung vào tổng chi phí, tổng hoạt động của toàn chuỗi)
? Phân biệt Purchasing và Procurement? (Hoạt động cụ thể hơn là Purchasing, tổng quát hơn thì là
Procurement thiên về quản lý vĩ mô bao gồm lên kế hoạch, quản trị rủi ro, chiến lược...)
2. Tầm quan trọng của hoạt động thu mua
- Sự kết nối giữa tổ chức với chuỗi cung ứng
- Tiến hành kết nối các hoạt động trong chuỗi
- Giảm thiểu chi phí thu mua toàn chuỗi giúp nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp
VD: 1 công ty với doanh thu hiện tại là 100 triệu USD, mong muốn tăng lợi nhuận gấp đôi, bằng cách nào?
- Chi phí nguyên vật liệu: 60tr
- Nhân công: 10tr
- Phí quản lý: 25tr
=> Lợi nhuận: 5tr
=> Cách tốt nhất: giảm chi phí cho bên thu mua
3. Các phương thức mua hàng
a. Căn cứ theo quy mô đơn hàng
- Mua hàng theo nhu cầu: doanh nghiệp cần bao nhiêu thì chỉ mua lượng hàng tương ứng vừa đủ cho
khoảng thời gian nhất định. Quy mô đơn hàng được quyết định dựa vào diễn biến thị trường, tốc độ tiêu thụ
sp và xem xét trên lượng hàng thực tế của doanh nghiệp
- Mua hàng theo lô lớn: lượng hàng mua vào nhiều hơn nhu cầu của doanh nghiệp trong 1 khoảng thời gian
nhất định
b. Căn cứ theo thời hạn tín dụng:
- Mua đến đâu thanh toán tới đó: khi nhận được hàng từ bên giao hàng thì doanh nghiệp sẽ làm thủ tục cho
bên bán
- Mua giao hàng trước: sau khi nhận được hàng háo 1 khoảng thời gian thì doanh nghiệp mới phải thanh
toán lô hàng đó
- Mua đặt tiền trước, nhận hàng sau: ký hợp đồng mua bán rồi doanh nghiệp sẽ phải thanh toán trước theo
hợp đồng. Hàng đc chuyển đến theo thời hạn được ký kết
c. Căn cứ theo nguồn hàng
- Mua trong nước: nguồn hàng sản xuất trong nước
- Mua từ nước ngoài: mua hàng từ nước ngoài để phục vụ sản xuất/kinh doanh trong nước, thông qua 2 hình
thức:
+ Nhập khẩu ủy thác: những cty đóng vai trò làm trung gian để tiến hành các nghiệp vụ nhập khẩu theo yêu
cầu của khách hàng
+ Nhập khẩu trực tiếp: nhập khẩu giao dịch trực tiếp với nhà sxuat để đàm phám ký kết hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế
4. Các quy trình mua hàng
Các bước trong quy trình mua hàng
Truyền thống (8 bước):
B1: Nhận được yêu cầu đơn hàng
B2: Tìm kiếm NCC
B3: Tiến hành mời thầu
B4: Phê duyệt đơn mua
B5: Giám sát lô hàng
B6: Expediting
B7: Giao hàng
B8: Kiểm soát (lưu giữ thông tin)
Thường được sử dụng (7 bước)
B1: đánh giá nhà cung cấp
B2: lấy báo giá
B3: đánh giá các báo cáo
B4: đàm phán
B5: lựa chọn NCC
B6: chuẩn bị hợp đồng
B7: ký kết hợp đồng
Nội dung đánh giá Nhà cung cấp:
- Xác định mục đích đánh giá ncc
- Quy trình đánh giá ncc
- Định vị mặt hàng ncc
- Các bước cụ thể trong quy trình đánh giá ncc
- Tìm nguồn hàng ncc
Mục đích đánh giá NCC:
- Nguyên vật liệu đã sử dụng: những nvl đã sử dụng thường xuyên và đc cung cấp ổn định thì mục đích
khảo sát tìm hiểu để chọn ra đc NCC tốt nhất
- Nguyên vật liệu mới: nvl mới hoặc các lô hàng có giá trị lớn thì cần nghiên cứu kỹ với mục đích chọn
NCC tiềm năng
Nội dung cụ thể:
- Xác định rõ là công ty có mong muốn NCC ntn?
- Xây dựng dsach các NCC được phê duyệt
- Xây dựng những chương trình nhằm cải thiện NCC
- Xây dựng hệ thống đánh giá NCC
+ định vị các loại mặt hàng
+ mỗi nhóm hàng phải có tiêu chuẩn khác nhau khi đánh giá, lựa chọn NCC (supply positioning model)
+ supply positioning model sẽ giúp phân bổ nỗ lực hợp lý khi tìm kiếm lựa chọn NCC
Quy trình tiền đánh giá NCC:
- Xác định mục tiêu trong tìm kiếm NCC
- Định vị danh mục hàng hóa cần mua
- Phân tích thị trường cung ứng
+ Thiết lập chiến lược cho từng nhóm hàng và mối qhe mong muốn với NCC
+ Xác định ncc tiềm năng
+ Xác định chỉ tiêu đánh giá ncc tiềm năg
+ Sàng lọc và nghiên cứu thông tin ncc
+ Đánh giá tiêu chí, cho điểm và xếp hạng ncc
+ Phân tích SWOT các ncc lọt vào danh sách
+ Lưu giữ hồ sơ thông tin ncc
+ Chia sẻ kết quả thẩm định tới ncc
+ Tiếp tục phát triển và thúc đẩy ncc
Lựa chọn NCC:
- Vai trò của hệ thống ncc:
+ hệ thống ncc là danh sách các ncc mà 1 doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, vật phẩm, dịch vụ và máy móc
+ hệ thống ncc đóng góp vào lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
+ nhà quản lý chuỗi cung ứng cần nằm đc chiến lược ncc để hỗ trợ và phát triển hệ thống ncc
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NCC:
+ SP và công nghệ xử lý
+ sẵn sàng chia sẻ thông tin và công nghệ
+ chất lượng SP
+ tổng chi phí
+ độ tin cậy (thời gian giao hàng, độ ổn định)
+ hệ thống đặt hàng và thời gian 1 chu trình/ có khả năng đáp ứng những thay đổi bất ngờ
+ công suất (khả năng của NCC)
+ khả năng kết nối
+ vị trí địa lý
+ dịch vụ
- Tổ chức hoạt động mua hàng tập trung:
Khái niệm: là 1 việc phòng mua hàng đặt tại trụ sở doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề: số lượng,
chính sách giá, hợp đồng, thương lượng, lựa chọn và đánh giá ncc
VD: các phòng ban muốn mua máy tính => tập trung thông tin lại tại phòng quản trị thiết bị để phòng thiết
bị đi mua hàng
Ưu điểm của Hoạt động mua hàng tập trung:
+ Tập trung khối lượng: mua hàng tập trung tận dụng được chiết khấu theo số lượng và chi phí gửi hàng
=> Tạo sức mạnh của công ty trong quá trình đàm phán
=> Nhà cung cấp cũng thường sẵn sàng hơn để thương lượng và đưa ra những điều khoản tốt
+ Tránh trùng lặp: loại bỏ xác suất trùng lặp công việc vì nhân viên mua hàng được đặt ở vị trí trung tâm =>
giảm chi phí nhân công
+ Chuyên môn hóa: cho phép người mua tập trung vào nghiệp vụ mua hàng và lĩnh vực mà mình phụ trách
=> trở thành những người mua chuyên nghiệp
+ Giảm chi phí vận tải
+ Không có cạnh tranh trong các đơn vị của DN
+ Hệ thống ncc chung: tạo điều kiện cho việc quản lý và đàm phán hợp đồng
- Tổ chức hoạt động mua hàng phân cấp:
Khái niệm: là việc các phòng ban trong doanh nghiệp tự quyết định và tổ chức mua hàng các linh kiện,
nguyên vật liệu căn cứ vào nhu cầu của bộ phận mình
VD: cuối năm hạch toán mỗi GV 600k để chi vật phẩm học liệu tùy theo mỗi GV
Ưu điểm của Hoạt động mua hàng phân cấp:
+ Hiểu hơn về nhu cầu
+ Tìm nguồn địa phương: người mua ở các đơn vị sẽ biết hơn về nhà cung cấp địa phương => giao hàng
nhanh hơn và tạo mối quan hệ thân thiết hơn với nhà cung cấp
+ Ít thủ tục hành chính hơn
- Mô hình định vị các mặt hàng - mô hình KRALJIC

- Levarage Products (sản phẩm đòn bẩy): có rủi ro nguồn cung thấp nhưng tác động đến lợi nhuận cao. Dù
nguồn cung dồi dào nhưng sản phẩm này rất quan trọng với doanh nghiệp => đòi hỏi chiến lược mua hàng
dựa trên đấu giá/đấu thầu. (lựa chọn nhà cung cấp tối ưu nhất)
- Bottleneck Products (sản phẩm trở ngại): không tác động nhiều đến lợi nhuận nhưng lại có rủi ro nguồn
cung cao do sợ khan hiếm về sản xuất và chủ yếu là các nhà cung cấp mới với công nghệ mới => chính sách
mua hàng đối với các hạng mục này là đảm bảo duy trì nguồn cung, phải phát triển thêm các sản phẩm và
nhà cung cấp thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp. (tìm kiếm nhà cung cấp mới để tăng
nguồn cung)
- Routine Products (sản phẩm không quan trọng): rủi ro nguồn cung + tài chính đều thấu, nguồn cung chỉ
cần đảm bảo đúng hiệu quả chức năng. Ví dụ như văn phòng phẩm. (thủ tục đơn giản, không cần hợp tác)
- Strategic Products (sản phẩm chiến lược): rủi ro nguồn cung + tài chính đều cao. Tùy thuộc vào vị thế
năng lực tương đối của DN với nhà cung cấp mà đưa ra các chiến lược nhắm tới sự hợp tác/phối hợp => duy
trì MQH lâu dài với nhà cung cấp mang lại nhiều lợi ích cho DN trong tương lai. (cần hợp tác)
5. Các quyết định trong mua hàng
5.1. Nên tự đặt hàng hay tự sản xuất?
Outsourcing (thuê ngoài): chỉ việc doanh nghiệp mua nvl và các bộ phận từ ncc hoặc bộ phận trước đây
được cty tự sản xuất
=> Quyết định thuê ngoài hay tự sản xuất có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
=> Doanh nghiệp có thể lựa chọn sản xuất một vài bộ phận và mua ngoài từ các nhà cung ứng của họ
? Lý do lựa chọn thuê ngoài? (công suất k đủ, giảm thiểu tgian, cphi, tập trung c.môn hơn...)
? Ưu điểm thuê ngoài? (t.kiệm chi phí, tận dụng lợi thế cty, giảm thiểu r.ro, tăng linh hoạt...)
? Nhược điểm thuê ngoài? (t.tin bảo mật bị rò rỉ, khó k.soát c.lượng, bị phụ thuộc...)
Lý do lựa chọn thuê ngoài:
- Lợi thế về chi phí: khi số lượng vật phẩm cần thiết nhỏ đến mức không đáng để DN đầu tư máy móc thiết
bị sx => tận dụng từ các nhà cung cấp nước ngoài có giá nhân công và NVL thấp hơn.
- Công suất không đủ: Khi cầu tăng hơn dự kiến hoặc khi chiến lược mở rộng không đủ thỏa mãn nhu cầu
=> thuê ngoài.
- Thiếu chuyên môn: DN có thể không có đủ công nghệ và chuyên môn cần thiết để sản xuất vật phẩm
- Đòi hỏi của các khách hàng về 1 vài bộ phận phải đc cung cấp từ các hãng danh tiếng
- Chất lượng không đủ: mua hàng có thể là giải pháp tốt cho chất lượng SP vì nhà cung cấp có công nghệ
tốt, nhân công tay nghề và lợi thế kinh tế theo quy mô, các nhà cung cấp có thể đầu tư nhiều cho R&D
- Tính ưu việt của nhà cung ứng chuyên nghiệp
Ưu và nhược điểm của lựa chọn thuê ngoài:
Ưu điểm Nhược điểm
Tăng tính linh hoạt của chiến lược Có thể không chọn được ncc tốt
Hạn chế rủi ro đầu tư Mất khả năng kiểm soát tổng thể
Cải thiện nguồn tiền Thách thức kết nối
Có được sản phẩm và dịch vụ tốt Tăng khả năng bị gián đoạn trong sản xuất

Lý do lựa chọn tự sản xuất:


- Số lượng quá nhỏ hoặc ko có ncc đủ khả năng: DN phải tự sản xuất để giải quyết bài toán trong ngắn hạn
khi không có doanh nghiệp nào cung cấp thiết bị đó. Trong dài hạn DN có thể kết hợp với nhà cung cấp để
sản xuất sp này
- Ycau về chất lượng hàng hóa đặc biệt, ngoài khả năng của các ncc
- Điều kiện đặt hàng quá khắt khe
- Sở hữu công nghệ độc quyền: đảm bảo lợi thế so sánh bằng cách đưa ra thị trường những sản phẩm độc
đáo, cạnh tranh
- Kiểm soát chất lượng tốt hơn: việc tự sản xuất cho phép kiểm soát trực tiếp tốt nhất quá trình thiết kế, sản
xuất, lao động và các đầu vào khác để đảm bảo sản xuất ra bộ phận chất lượng cao
+ DN cũng có thể có kinh nghiệm và khả năng sản xuất hiệu quả hơn khi sản xuất ra đúng sp mình cần.
- Tiết kiệm chi phí: nếu đủ công nghệ và kỹ năng quản lý thì tự sx sẽ tiết kiệm hơn khi nhu cầu cần sx là
nhiều và liên tục
- Sử dụng công suất thừa: giải pháp ngắn hạn cho các DN chưa sử dụng hết công suất để sản xuất một số
linh kiện (dư thừa sản xuất hiện => chi phí lưu kho tăng, tuy nhiên lượng cầu dự báo tăng => bán lượng dư
này để bù đắp chi phí lưu kho)
+ Thường áp dụng đối với DN sản xuất sp mùa vụ
+ Tận dụng nhân công có trình độ và máy móc thiết bị vào mùa rảnh rỗi
- Kiểm soát thời gian, vận tải, chi phí lưu kho: việc tự sản xuất giúp DN có thể dễ dàng kiểm soát thời gian
giao hàng, chi phí logistics vì DN sẽ kiểm soát tất cả các khâu từ thiết kế sp cho đến phân phối.
- Đảm bảo đc sự ổn định cho cty, tránh rủi ro
- Tránh phụ thuộc vào 1 nguồn cung duy nhất
- Các lý do về cạnh tranh, chính trị, xã hội hay môi trường có thể buộc cty tự sxuat
- Lý do về tâm lý lãnh đạo công ty
Ưu và nhược điểm của lựa chọn tự sản xuất:
Ưu điểm Nhược điểm
Kiểm soát tốt Giảm tính linh hoạt của chiến lược
Khả năng nhìn đc toàn bộ hoạt động kinh tế theo Yêu cầu đầu tư lớn
quy mô

5.2. Lựa chọn nhà cung cấp:


Vai trò của hệ thống nhà cung cấp:
- Hệ thống nhà cung cấp là danh sách các nhà cung cấp mà một doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, vật
phẩm, dịch vụ và máy móc
- Hệ thống nhà cung cấp đóng góp vào lợi thế cạnh tranh của doanh nghiêp
- Nhà quản lý SCM cần nắm được chiến lược nhà cung cấp để hỗ trợ và phát triển hệ thống nhà cung cấp
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp
- Sản phẩm và công nghệ xử lý: sản phẩm và công nghệ xử lý có được cập nhật không?
- Sẵn sàng chia sẻ thông tin và công nghệ
- Chất lượng sản phẩm
- Chi phí
- Độ tin cậy (thời gian giao hàng, độ ổn định)
- Hệ thống đặt hàng và thời gian một chu trình
- Công suất (khả năng của nhà cung cấp)
- Vị trí địa lý
- Dịch vụ
Nên lựa chọn 1 hay nhiều ncc?
Sử dụng 1 NCC Sử dụng nhiều NCC
Thiết lập qhe tốt, bền lâu Khi 1 nguồn cung cấp ko đủ để cung cấp đầu vào
Chất lượng nvl đầu vào ổn định cho sxuat
Chi phí có thể thấp hơn Phân tán rủi ro có thể xảy ra do gián đoạn cuối cùng
Tính hiệu quả/kinh tế trong vận chuyển 1 lô hàng Tạo ra sự cạnh tranh về giá và chất lượng giữa các
lớn ncc
Do vấn đề độc quyền cung cấp Thu thập nhiều thông tin về xu hướng sp thị trường
Số lượng đầu vào quá nhỏ, ko chia ra nhiều ncc

? Lý do lựa chọn 1 nhà cung cấp? (tạo mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp, giảm sự gián đoạn trong sản
xuất, chi phí thấp (giảm chi phí logistics), có sự đồng nhất trong sp, bảo mật thông tin, tận dụng kinh tế
theo quy mô, hệ thống quản lý nhà cung cấp đơn giản hơn, đơn hàng nhỏ...)
? Lý do lựa chọn nhiều nhà cung cấp? (giảm sự đứt gãy trong SC, linh hoạt trong chiến lược, tăng thế
mạnh trong mua hàng, tăng tính cạnh tranh =>mua được hàng chất lượng tốt chi phí tối ưu, đa dạng mặt
hàng, giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp, tăng thế mạnh trong đàm phán, nhu cầu quá lớn...)
5.3. Phân tích điểm hòa vốn
- Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng chi phí sản xuất = tổng chi phí mua hàng
- Một số giả thiết cho phân tích:
+ Mọi chi phí liên quan có thể phân thành chi phí cố định or chi phí biến đổi
+ Chi phí cố định là ko đổi trong vùng nghiên cứu
+ Có mối qhe tuyến tính về chi phí
+ Chi phí cố định của quyết định tự sản xuất là cao hơn vì phải đầu tư vào trang thiết bị
+ Chi phí biến đổi của quyết định mua là cao hơn vì phải tính cả lợi nhuận của ncc
Bài tập về điểm hòa vốn: 1 doanh nghiệp phải quyết định xem tự sx hay mua ngoài linh kiện mình cần. Nhu
cầu cả năm là 15.000 linh kiện, nếu mua ngoài thì chi phí hợp đồng là 500$, giá mua là 7$/sp, nếu tự sản
xuất thì đầu tư máy móc thiết bị là 25.000$ và giá linh kiện là 5$/sp?
Gọi điểm tới hạn là Q, ta có:
Tổng chi phí nếu tự sx là: 25.000 + 5Q
Tổng chi phí nếu mua ngoài là: 500 + 7Q
Cho 2 loại chi phí này bằng nhau => Q = 12.250
Tổng chi phí ở điểm tới hạn là: 25.000 + 5 x 12.250 = 86.250
Tổng chi phí nếu tự sx (15000sp) là : 25.000 + 5 x 15.000 =100.000$
Tổng chi phí nếu mua ngoài là: 500 + 7 x 15.000 = 105.500$
Như vậy, nếu khối lượng > 12.250 thì tự sx tốt hơn và ngược lại
Bài tập phân tích điểm tới hạn: 1 DN đang cân nhắc giữa 2 phương án tự sản xuất và mua ngoài với những
thông tin như sau: nếu mua ngoài thì chi phí hợp đồng là 5000$, giá mua là 17$/sp, nếu tự sản xuất thì đầu
tư máy móc thiết bị là 125.000$ và giá linh kiện là 15$/sp
a. Tìm điểm tới hạn và tổng chi phí tại điểm đó
b. Nếu nhu cầu cả năm của DN là 150.000 sp, phương án nào là phương án tiết kiệm hơn với DN? Nếu chọn
phương án đó, DN tiết kiệm đc bnhieu?
Gọi điểm tới hạn là Q, ta có:
Tổng chi phí nếu tự sx là: 125.000 + 15Q
Tổng chi phí nếu mua ngoài là: 5000 + 17Q
Cho 2 loại chi phí này bằng nhau => Q = 60.000 => SX 60.000 sp thì hoà vốn
Tổng chi phí ở điểm tới hạn là: 125.000 + 15 x 60.000 = 1.025.000
Nhu cầu 150.000 sp > 60.000 sp nên DN tự sản xuất sẽ tiết kiệm hơn
Số tiền tiết kiệm được: (150.000 – 60.000)*(17 – 15) = 180.000
6. Thương mại điện tử (e-commerce)
Định nghĩa: giao dịch thương mại điện tử là việc mua/bán hàng/dịch vụ giữa doanh nghiệp, người tiêu
dùng, chính phủ và các tổ chức nhà nước hoặc tư nhân được tính hàng thông qua các mạng kết nối qua trung
gian máy tính. Hàng hóa hoặc dịch vụ được đặt mua qua mạng nhưng việc thanh toán và giao hàng hóa có
thể được thực hiện theo phương pháp truyền thống.
Hệ thống mua hàng điện tử:
Xử lý lệnh đặt hàng => kết nối NCC => NCC đấu thầu => Quyết định NCC => Gửi đơn đặt hàng tới NCC
+ Sử dụng các phần mềm và công nghệ thông tin để xử lý các lệnh trong quy trình mua hàng
+ Người mua chuyển thông tin yêu cầu mua sắm tới hệ thống mua sắm qua mạng internet và gửi yêu cầu
đấu thầu tới nhiều nhà cung cấp kết nối với hệ thống thương mại điện tử chỉ trong vài giây
+ Sau khi đóng thầu lựa chọn 1 nhà cung cấp tốt nhất
+ Gửi đơn đặt hàng qua mạng tới nhà cung cấp
Các hình thức thương mại điện tử:
- Business to Business (B2B)
- Business to Consumer (B2C)
- Consumer to Consumer (C2C)
- Government to Business (G2B)
- Business to Government (B2G)
- Consumer to Government (C2G)
Ưu điểm của thương mại điện tử:
- Tiết kiệm thời gian (lựa chọn và duy trì danh sách nhà cung cấp tiềm năng, xác định giá PO, lặp lại các PO
– Purchase Order)
+ Chia nhóm theo các sản phẩm gồm nhiều nhà cung cấp -> chia sẻ danh sách giữa các nhà cung cấp của
DN.
+ Chất lượng các nhà cung cấp sẽ được cập nhật ngay lập tức: thu gom, sàng lọc, xem xét và so sánh giá
hàng được tiết kiệm tối đa thời gian.
+ Một DN cũng có thể lựa chọn hàng trăm đơn thầu mỗi ngày: hệ thống được cài đặt để xử lý các đơn thầu
tự động hàng ngày hoặc tuần.
- Tiết kiệm chi phí
+ Xử lý đơn hàng tự động nên xử lý đơn hàng nhanh hơn, có thể mua nhiều hơn
+ Tạo sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp nên có thể mua với giá cả thấp hơn
+ Giảm các chi phí khác: nhân lực, chi phí hành chính...
- Chính xác: thông tin về sản phẩm cần được cập nhật và chính xác để tạo sự cạnh tranh giữa các nhà cung
cấp.
- Đúng giờ: Hệ thống luôn sẵn sàng 24/7, người mua có thể mở thầy ngay lập tức sau khi nhận được đơn đặt
hàng mà không cần liên hệ với từng nhà cung cấp.
- Linh hoạt: Người mua có thể kiểm tra, xử lý đơn hàng tại bất kỳ đâu và bất kỳ thời gian nào trong ngày
linh hoạt cao.
- Dễ dàng theo dõi: dễ dàng theo dõi đơn hàng và hoạt động đấu thầu qua các mẫu tự động.
- Quản lý tốt hơn
+ Hệ thống lưu dữ nhiều dữ liệu của nhà cung cấp
+ Dễ dàng làm báo cáo về số liệu thống kê và tình trạng hoạt động của nhà cung cấp để sử dụng cho kế
hoạch tương lai.
- Lợi ích với nhà cung cấp: giảm chi phí khi gia nhập thị trường mới, có nhiều khách hàng hơn.
Nhược điểm của thương mại điện tử:
- Vấn đề an ninh
- Thiếu liên lạc trực tiếp giữa người với người
- Các vấn đề công nghệ khác (độ tin cậy của hệ thống)
7. Mua sắm quốc tế
Lợi ích:
- Giá nguyên vật liệu rẻ hơn
- Chất lượng tốt hơn, giao hàng nhanh và cung cấp dịch vụ tốt hơn
- Có thể giúp đỡ nền kinh tế địa phương nếu họ có chi nhánh ở nước ngoài
- Các tổ chức quốc tế để giảm rào cản thuế quan: WTO, EU, NAFTA
Thách thức:
- Yêu cầu cao về nghiệp vụ mua hàng hóa quốc tế, thủ tục phức tạp hơn
- Chi phí cho việc xác định, lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp cao hơn
- Phải am hiểu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên Hợp Quốc (CISG)
- Xử lý các vấn đề về gửi hàng phức tạp hơn
CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ DỰ TRỮ
1. Khái niệm
- Quản lý hàng dự trữ là việc doanh nghiệp thiết lập một hệ thống quản lý hàng dự trữ để theo dõi các loại
hàng hóa dự trữ và đưa ra các quyết định về số lượng, thời gian đặt hàng nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh
doanh
- Các dạng hàng dự trữ:
+ Nguyên vật liệu, linh kiện, bộ phận cấu thành phục vụ sản xuất
+ Sản phẩm dang dở, đang chờ đợi vào quá trình tiếp theo thuộc dây chuyền sản xuất
+ Sản phẩm hoàn chỉnh chờ phân phối ra thị trường
+ Các sản phẩm phụ trợ phục vụ quá trình sản xuất
2. Mục đích của dự trữ
- Tính hiệu quả kinh tế theo quy mô (đặt hàng nhiều, nhưng chịu nhiều chi phí lưu kho)
- Cung cấp một công cụ cân bằng cung và cầu
- Tạo ra một sự bảo vệ từ các nhu cầu không chắc chắn
3. Các loại dự trữ - 6 loại
- Dự trữ thông thường (normal inventory): là mức dự trữ khi nhu cầu và thời gian đặt hàng không thay đổi
- Dự trữ an toàn (safety stock): lớn hơn mức thông thường, đối phó với những nhu cầu hay thời gian đặt
hàng bất thường
- Dự trữ chuyển tải (in-transit): dự trữ trong quá trình vận tải (dự trữ hàng hoá chuyên chở trên các phương
tiện vận tải; dự trữ hàng hoá trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải; lưu kho tại các đơn vị vận tải), có thể thuộc
về người bán hàng hoặc người mua hàng tùy thuộc vào điều kiện mua bán (thường dùng cho mặt hàng đặc
thù, VD như đặt hàng là 5, lúc giao hàng thì muốn mua 6 thì có sẵn 1 trong kho để cung cấp)
- Dự trữ đầu cơ (speculative): không phải để thỏa mãn nhu cầu hiện tại của khách hàng mà là để tăng lợi
nhuận cho DN. VD: lo giá NVL tăng lên trong tương lai => quyết định mua trước với khối lượng lớn, có thể
được ưu đãi vì khối lượng lớn
- Dự trữ mùa vụ (seasonal): dự trữ thực hiện trước mùa bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng / sản xuất
quanh năm. Tương tự dự trữ đầu cơ. Nhà quản lý ổn định SX và giữ được nhân công trong thời gian dài
ngay cả khi việc bán hàng chỉ thực hiện trong một khoảng thời gian của năm.
- Dự trữ chết (dead): dự trữ do nhu cầu về mặt hàng trên thị trường là ít hoặc không có. Nhà quản lý dự đoán
nhu cầu tăng tại một thời điểm nào đó trong tương lai, hoặc có thể chi phí sẽ lớn hơn khi muốn có mặt hàng
đó hơn là dự trữ trong kho, nhằm đáp ứng nhu cầu bất chợt của KH về SP nào đó.
4. Các loại chi phí dự trữ - 3 loại
4.1. Chi phí giữ hàng (holding cost)
- Là chi phí cần thiết để lưu giữ một đơn vị hàng hóa trong kho trong một khoảng thời gian nhất định,
thường là 1 năm (H)
- Chi phí này bao gồm:
+ Chi phí vốn
+ Chi phí dịch vụ lưu kho
+ Chi phí thuê nhà kho
+ Chi phí rủi ro do tồn kho...
- Chi phí giữ hàng tăng khi lượng dự trữ tăng và vòng quay hàng tồn kho lớn => giảm chi phí này bằng cách
đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ
- Chi phí này thường được tính bằng % giá mua hàng (15%, 20%)
- H = k.C (k: tỷ lệ chi phí giữ hàng cả năm | C: giá mua hàng)
4.2. Chi phí đặt hàng (ordering cost)
- Chi phí đặt hàng bao gồm:
+ Chi phí tìm nguồn hàng, gửi đơn đặt hàng
+ Chi phí nhận hàng
+ Chi phí liên quan đến thanh toán cho mỗi đơn hàng
- Giảm chi phí này bằng cách giảm số lần đặt hàng nhưng tăng khối lượng hàng cho mỗi lần đặt
- Chi phí này thường là con số tuyệt đối cho mỗi đơn hàng
4.3. Chi phí kho rỗng (stockout cost)
- Chi phí do mất KH (dài hạn, ngắn hạn) khi một SP nào đó không có sẵn, tiền phạt khi giao thiếu hàng
(back order), chi phí của 1 dây chuyền nào đó ngừng chạy do thiếu NVL
- Chi phí này khó tính toán nhất nhưng quan trọng nhất vì nó thể hiện chi phí mà KH phải chịu khi dự trữ
không có
- Không xác định được loại chi phí này có thể dẫn đến việc giữ nhiều hay ít hàng trong kho so với yêu cầu
của KH
5. Thiết kế hệ thống hàng dự trữ
5.1. VMI (vendor maneged inventory) – quản lý tồn kho bởi nhà cung cấp
- Khái niệm: là phương thức trong đó nhà cung cấp chịu trách nhiệm về mức độ lưu kho của người bán đối
với các sản phẩm của mình
- Khi đó: How (quản lý số lượng, t.gian đặt hàng), Whose (kho của ai), Where (đặt tại vị trí)
+ How? Supplier | Where? Buyer | Whose? Buyer
+ VMI có ký gửi hàng hóa – Whose? (NCC “gửi nhờ” hàng hóa trong kho NB, NCC đặt tại kho, lúc nào NB
muốn mua thì bán luôn lượng trong kho)
+ VMI không có ký gửi hàng hóa – Whose? (NCC không gửi hàng hóa trong kho NB, chỉ truy cập và theo
dõi dữ liệu hàng hóa của NB để dự báo nhu cầu phục vụ cho sản xuất của NCC, đáp ứng nhu cầu của NB)
- Lợi ích của VMI:
+ Giảm chi phí quản lý
+ Giảm mức độ tồn kho
+ Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng (giảm mức độ cháy hàng)
+ Tăng khả năng dự báo của nhà cung cấp
+ Thiết lập MQH chặt chẽ giữ nhà cung cấp và nhà bán lẻ
5.2. Supplier hub
- Khái niệm: là phương thức quản lý hàng dự trữ trong đó các nhà cung ứng vận chuyển nguyên vật liệu đến
kho gần người bán (trung chuyển hàng hóa)
- Đặc điểm:
+ Nhiều nhà cung ứng tham gia phục vụ 1 người bán
+ Các nguyên vật liệu tại hub thuộc sở hữu của nhà cung ứng hoặc bên thứ ba
+ Hub thường được sở hữu bởi người cung cấp bên thứ ba
+ Cần hệ thống quản lý thông tin để chia sẻ thông tin giữa các bên
- Where? Supplier | How? Buyer or Supplier | Whose? Supplier or Third party (hub có thể là của Supplier,
Third Party)
(Hub phức tạp hơn, nhiều hàng hơn so với DC)
- Như vậy Quản lý hàng dự trữ bao gồm việc cân bằng giữa:
+ Giữa sự sẵn có của hàng hóa và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng
+ Giữa chi phí với mức độ sẵn có của hàng hóa
6. Các mô hình quản lý hàng dự trữ
6.1. Mô hình quản lý hàng dự trữ EOQ
- EOQ (Economic Order Quantity): Mô hình cho biết lượng đặt cho 1 đơn hàng ở mức giảm thiểu chi phí dự
trữ (chi phí giữ hàng và chi phí đặt hàng) với điều kiện đã biết nhu cầu và thời gian đặt hàng
Các giả thiết của mô hình:
- Nhu cầu biết trước, ổn định, VD: nhu cầu là 720 SP/360 ngày => tiêu thụ 2 SP/ngày
- Thời gian giao hàng biết trước, không thay đổi, VD: thời gian giao hàng là 10 ngày: cứ sau 10 ngày đặt
hàng là nhận được hàng
- Không giao hàng từng phần với mỗi đơn hàng
- Giá cả không thay đổi khi số lượng đặt hàng thay đổi
- Biết chi phí giữ hàng, không thay đổi
- Chi phí đặt hàng: biết trước, không thay đổi
- Không có stock-out, kho luôn có hàng
2 RS
Lượng đặt hàng tối ưu được tính: EOQ = √ kC

R: Lượng đặt hàng cả năm


S: Chi phí đặt hàng
k: Tỷ lệ chi phí giữ hàng cả năm
C: Đơn giá mua linh kiện
Chứng minh công thức:
Tổng CP/TAIC (Total Annual Inventory Cost) = CP nguyên vật liệu + CP giữ hàng + CP đặt hàng
Giả sử lượng đặt hàng kinh tế là Q, khi đó ta có:
+ CP nguyên vật liệu = C.R (đơn giá x số lượng)
+ CP giữ hàng = Q/2 . H = Q/2 . kC (H = kC là chi phí giữ hàng cả năm)
+ CP đặt hàng = R/Q . S (R là lượng cả năm, Q là lượng đặt hàng mỗi lần, R/Q là số lần đặt hàng cả năm x S
là chi phí đặt hàng)
TAIC = RC + Q/2 . kC + R/Q . S
=> Q/2 . kC = R/Q .S (CP giữ hàng = CP đặt hàng => TCmin)
2 RS
=> EOQ = √ kC

Bài tập thực hành 1: Tính EOQ của công ty Las Vegas:
Công ty Las Vegas mua một linh kiện từ một trong các nhà cung cấp chiến lược của mình. Hai công ty
muốn xác định lượng đặt hàng tối ưu và khi nào đặt hàng để đảm bảo chi phí dự trữ cả năm là nhỏ nhất. Có
các thông tin sau:
- Lượng đặt hàng cả năm (R): 7200 SP
- Chi phí đặt hàng (S): 100$/đơn hàng
- Tỷ lệ chi phí giữ hàng cả năm (k): 20%
- Giá mua linh kiện (C): 20$/SP
- Thời gian đặt hàng (LT – leadtime): 6 ngày
- Số ngày trong năm: 360 ngày
Tính EOQ và xác định thời gian giữa các lần đặt hàng?
Giải:
2∗7200∗100
EOQ = √
20∗20 %

=> EOQ = 600


Số lần đặt hàng trong năm là: 7200/600 = 12 lần
Với thời gian giao hàng (leadtime) là 6 ngày thì điểm tái đặt hàng là (Reorder point) ROP = 7200/360 x 6 =
120 SP => nghĩa là nhà quản lý sẽ tiến hành đặt hàng khi kho hàng còn 120 SP
Thời gian giữa các lần đặt hàng: 360/12 = 30 ngày
Bài tập thực hành 2: Tính EOQ và tổng giá trị hàng dự trữ trong kho của Samsung biết:
- Nhu cầu hàng năm (R): 12000
- Chi phí đặt hàng (S): 4000$/đơn hàng
- Giá mua linh kiện (C): 500$
- Tỷ lệ chi phí giữ hàng cả năm (k): 20%
Giải:
2∗12000∗40 00
EOQ = √
50 0∗20 %

=> EOQ = 979,79 ~ 980


CP nguyên vật liệu = C.R = 500 x 12.000 = 6.000.000$
CP dự trữ = Q/2 . kC = 980/2 x 20% x 500 = 49.000$
CP đặt hàng = R/Q . S = 12.000/980 x 4.000 = 4898$
=> Tổng giá trị hàng dự trữ trong kho = 6.000.000 + 49.000 + 4898 = 6.053.898$
Mô hình khối lượng giảm giá:
- Đây là 1 thay đổi trong mô hình EOQ khi đơn giá giảm nếu lượng đặt hàng tăng
- Khi đó tổng chi phí nguyên vật liệu sẽ thay đổi theo đơn giá C và Q thay đổi
- Cách tính:
+ Tính EOQ tương đương với mỗi mức giá C
+ Nếu EOQ nào thấp hơn lượng giảm giá thì điều chỉnh bằng lượng được giảm giá
+ Tính tổng giá trị hàng dự trữ đối với mỗi mức giá C và lượng hàng tương đương
=> Chọn mức giá C và khối lượng làm tổng giá trị hàng dự trữ min
Bài tập thực hành 3: Đặt mua bóng của công ty Blake’s Sport Emporium
Công ty Blake’s Sport Emporium bán bóng, nhận thấy nhu cầu vượt quá mức bình thường nên quyết định
mua giảm giá với các đơn hàng lớn. Mức giá như sau:
- Đơn hàng dưới 1000 bóng, giá 5$/bóng
- Đơn hàng 1001-2000, giá là 4.5$/bóng
- Đơn hàng từ 2001, giá là 4$/bóng
Các thông tin khác: chi phí đặt hàng 40$, dự báo nhu cầu cả năm 15.000 bóng, tỷ lệ chi phí giữ hàng k =
25%
=> Lựa chọn cuối cùng là gì?
Giải:
- Xác định EOQ tương ứng với mỗi mức giá, ta có:
+ EOQ ($5) = 980 sp
+ EOQ ($4,5) = 1032sp
+ EOQ ($4) = 1095 sp
=> Như vậy khi giá là 5$ thì đặt mua 980 SP, tương tự với giá 4.5$ mua 1032 SP, nhưng với giá 4$ thì EOQ
là 1095 < 2001 nên cần mua tới mức 2001 SP.
- So sánh TC của 3 đơn hàng thấy:
+ TAIC (5$) = 15000*5 + (980/2)*25%*5 + (15000/980)*40 = 76224,7$
+ TAIC (4.5$) = 68661,9$
+ TAIC (4$) = 61300,4$
=> Như vậy TAIC (4$) là min và được lựa chọn => công ty sẽ mua 2001 SP, cao hơn EOQ.
Mô hình số lượng sản xuất kinh tế (EMQ - Manufacturing Quantity Model) hoặc số lượng đặt hàng sản
xuất (POQ - production order quantity)
EMQ nới lỏng giả định bổ sung tức thời bằng cách cho phép sử dụng hoặc phân phối một phần trong quá
trình sản xuất
Giả định:
- Nhu cầu được biết trước và không đổi
- Thời gian thực hiện đơn hàng được biết trước và không đổi
- Giao từng phần (nhận nhiều lần, VD nhận 600 chia làm 6 lần, mỗi lần 100)
- Giá không đổi
- Chi phí nắm giữ được biết và không đổi
- Chi phí đặt hàng được biết trước và không đổi
- Không được phép hết hàng
Bài tập thực hành 4: Công ty Lone Wild Boar sản xuất một thành phấn NVL quan trjng sử dụng công nghệ
tiên tiến nhất hiện nay. Giám đốc điều hành muốn xác định số lượng sản xuất kinh tể để đảm bảo chi phí tồn
kho hàng năm ở mức tối thiểu nhất. Tốc độ sản xuất hàng ngày đối với NVL này là (P) 200 đơn vị, nhu cầu
hàng năm (R) là 18.000 đơn vị, chi phí thiết lập (S) là $100 mỗi lần thiết lập và tỷ lệ giữ hàng hàng năm (k)
là 25%. Người quản lý ước tính tổng chi phí (C) của một thành phần hoàn thiện là $120. Giả định rằng nhà
máy hoạt động quanh năm và mỗi năm có 360 ngày.
Giải:

6.2. Mô hình điểm tái đặt hàng ROP Re-order Point


- Là điểm mà tại đó một đơn đặt hàng được đưa ra mà dự trữ hiện tại dừng tại điểm chỉ dù cho thời gian đặt
hàng và nhận hàng. Tại điểm tái đặt hàng này, EOQ sẽ được thực hiện.
VD: ROP = 250, EOQ = 1000sp, LT = 5 ngày
+ TH1: khi kho còn 250 sp (ngày 15) thì bắt đầu đặt hàng mới, ngày 20 nhận được 1000sp
+ TH2: nhu cầu cao hơn dự báo, đến ngày 27 thì kho mới còn 250 sp, 1000 sp sẽ được nhận về vào ngày 32
=> stockout: 2 ngày
+ TH3: nhu cầu ít hơn dự báo, ngày 60 mới đặt hàng, ngày 65 nhận được hàng => trong kho vẫn còn hàng
ROP = D*L
Trong đó D: nhu cầu trong khoảng thời gian L | L: Leadtime
Bài tập ROP: Công ty phụ tùng ô tô Saigon hàng năm nhập 120.000 bộ lọc nhiên liệu để cung cấp bán qua
các đại lý khoảng 400 bộ hàng ngày. Nếu chi phí tồn kho mỗi bộ hàng năm là 5.000 đồng và chi phí mỗi lần
đặt hàng là 750.000 đồng, thời gian đặt hàng mất 4 ngày, xác định:
- Điểm đặt hàng kinh tế EOQ?
- Điểm tái đặt hàng?
Giải:
2∗12 0000∗750 000
EOQ = √
500 0

=> EOQ = 6000 sp


Điểm tái đặt hàng ROP = 400 x 4 = 1.600 bộ
Số lần đặt hàng = 120.000/6.000 = 20 lần
Thời gian mỗi lần đặt hàng = 360/20 = 18 ngày/lần
6.3. Mức dự trữ an toàn: Safety Stock (SS)
- Khi nhu cầu thay đổi, thời gian giao hàng thay đổi nên cần dự trữ an toàn
- Mức độ dự trữ an toàn phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Sự không chắc chắn trong nhu cầu và lượng cung ứng
+ Mức độ sẵn có của hàng hóa trong kho
- Ý nghĩa: đảm bảo dự trữ trong các trường hợp:
+ Nhà cung cấp không tuân thủ leadtime
+ Một số sản phẩm không đạt yêu cầu phải loại bỏ
+ Có những biến động bất thường
- Khi có SS thì ROP = DL + SS
Trong đó: D: nhu cầu trong khoảng thời gian L | L: Leadtime
=> SS = ROP – DL
Ngoài ra có thể tính SS theo công thức sau:
SS= √ L. d 2 + D .l 2
L: Leadtime trung bình
D: nhu cầu mua trung bình
l: độ lệch chuẩn của leadtime
d: độ lệch chuẩn của nhu cầu
- Nhu cầu thay đổi, thời gian giao hàng có thể thay đổi nên cần phải có SS
- Múc dự trữ này căn cứ vào lịch sử mua hàng và lịch sử thời gian giao
SS = z * σ dL
ROP = d*L + z * σ dL
SS: safety stock
ROP: điểm tái đặt hàng
Z: số độ lệch chuẩn đối với xác suất không bị thiếu hàng mong muốn P=95% => z = 1,64
σ dL: độ lệch chuẩn của nhu cầu sử dụng trong thời gian chờ
Bài tập: Cho dữ liệu:
Nhu cầu hàng năm = 1000 đơn vị
EOQ = 200 đơn vị
Xác suất k bị thiếu hàng mong muốn P=95% => z=1,64
Nhu cầu trong thời gian chờ phân phối chuẩn với độ lệch chuẩn = 25 đơn vị
Thời gian chờ = 15 ngày
Xác định ROP, giả sử rằng nhu cầu tính cho năm có 250 ngày làm việc => d=1000/250=4
Giải:
Điểm tái đặt hàng: ROP = d*L+z* Độ lệch chuẩn= 4*15 + 1.64*25 = 101 đơn vị
6.4. MRP (Material Requirements planning) - Lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu
- Là một hệ thống quản trị nguyên vật liệu dựa vào máy tính, dùng để tính toán chính xác nhu cầu nguyên
vật liệu thay cho việc sử dụng các kỹ thuật dự báo
- MRP phát triển và mở rộng bao gồm nhiều mô-đun cho phép công ty đặt trước đơn hàng, lên lịch trình sản
xuất, kiểm soát hàng tồn kho và thực hiện các phân tích tài chính
- Hệ thống MRP sẽ tính toán chính xác lượng đặt hàng và thời gian đặt hàng
Mức ban đầu 800 Chiếc
Mức an toàn 100 Chiếc
Thời gian giao hàng 2 Chu kỳ
Số lượng đặt hàng 600 Chiếc
=> Ta có:
Giai đoạn 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Nhu cầu 210 250 300 300 300 250 200 180
Mức kho hàng dự kiến đầu kỳ 800 590 340 640 340 640 390 190
Lượng cấp hàng theo kế hoạch 0 0 600 0 600 0 0 600
Mức kho hàng dự kiến cuối kỳ 800 590 340 640 340 640 390 190 610
Lượng đặt hàng theo kế hoạch 0 600 0 600 0 0 600 0 0
7. Hệ thống kiểm soát hàng tồn kho ABC
- Hệ thống kiểm soát hàng tồn kho ABC là một kỹ thuật hữu ích để xác định hàng tồn kho nào nên tính toán
thường xuyên hơn, quản lý chặt chẽ hơn và ngược lại
- Hệ thống chia các mặt hàng tồn kho vào các nhóm A, B, C theo thứ tự ưu tiên giảm dần:
+ Nhóm A: những hàng có khoảng 20% về số lượng nhưng đóng góp tới 80% lợi nhuận cho DN
+ Nhóm B: khoảng 40% đóng góp khoảng 15% cho DN
+ Nhóm C: khoảng 40% đóng góp khoảng 5% cho DN
8. Vai trò của IT trong quản lý hàng dự trữ
- Tính toán lượng tồn kho dựa trên lịch sử nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Kết nối việc quản trị hàng dự trữ với việc lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp
- Kết nối với các hệ thống IT của các thành phần khác trong chuỗi để đạt được chuỗi cung ứng hiệu quả
- Áp dụng các kỹ thuật phức tạp để quản trị hàng dự trữ (sử dụng công cụ excel, phần mềm quản trị)
=> Các hệ thống quản trị hàng dự trữ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hoạt động của chuỗi cung
ứng
CHƯƠNG 5: HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI
1. Vận tải trong chuỗi cung ứng
1.1. Vai trò của vận tải trong SCM
- Vận tải vận chuyển sản phẩm từ điểm đầu đến điểm cuối trong chuỗi => lợi ích thời gian, lợi ích không
gian.
- Chi phí vận tải chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí SCM (60-70%)
- Quá trình vận tải và lưu kho kịp thời làm tăng khả năng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng quốc tế
- Vận tải quyết định đến việc lựa chọn nhà cung cấp trong chuỗi
=> Vận tải là một trong những yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng
1.2. Các hình thức vận tải
- Vận tải hàng không (ưu: nhanh chóng, an toàn | nhược: chi phí cao, khối lượng hàng ít...)
- Vận tải đường bộ (ưu: linh hoạt nhất, cơ động nhất, chi phí thấp | nhược: tốc độ, phù hợp vận chuyển tuyến
phụ...)
- Vận tải đường sắt (ưu: chi phí rẻ, vận chuyển được nhiều, an toàn nhất | nhược: thời gian lâu, chỉ phù hợp
với 1 số QG phát triển, tốn kém xây dựng tuyến đường...)
- Vận tải đường thủy (ưu: khối lượng lớn, vận chuyển được nhiều, chi phí rẻ | nhược: ...)
- Vận tải đường ống (ưu: rẻ tiền nhất | nhược: chỉ phù hợp 1 số sản phẩm như gas, khí đốt, dầu khí...)
- Vận tải liên hợp (ưu: tích hợp nhiều phương thức => linh hoạt | nhược: tốn chi phí, tổ chức phức tạp hơn...)
- Logistics bên thứ ba
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về vận tải
- Người quản lý cần cân nhắc các yếu tố sau khi đưa ra quyết định về vận tải:
+ Cân đối giữa chi phí vận tải và chi phí tồn kho
+ Cân đối giữa chi phí vận tải và sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng
1.4. Vai trò của IT trong vận tải
- Sử dụng các phần mềm xác định hành trình vận tải, bao gồm: địa điểm giao hàng, kích cỡ, thời gian vận
chuyển, khoảng cách và tốc độ của phương tiện vận chuyển
- IT góp phần tăng hiệu quả sử dụng các phương tiện vận tải, thông qua việc nhặt thông tin để giảm vận
chuyển container rỗng
- Hệ thống GPS quản lý vị trí thực tế của phương tiện vận tải
2. Mô hình hệ thông phân phối
2.1. Phân phối là gì?
- Là tập hợp các hoạt động liên quan đến cung cấp hàng hóa thành phẩm/bán thành phẩm đến người tiêu
dùng, nhằm tiêu thụ được nhanh với chi phí thấp nhất.
- Các hoạt động liên quan bao gồm:
+ Bố trí phương tiện và tổ chức vận chuyển
+ Phân bổ nguồn hàng tới các thị trường/khách hàng khác nhau
+ Xác định số lượng kho hàng tối ưu
2.2. Vai trò của hoạt động phân phối
- Phân phối là các bước để vận chuyển và lưu trữ hàng hóa từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng trong
chuỗi cung ứng
- Phân phối ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cả chi phí hoạt động
chuỗi cung ứng và sự hài lòng của khách hàng
- Chất lượng / giá trị mang tới cho khách hàng
- Lựa chọn mạng lưới phân phối chính xác sẽ giúp DN đạt được nhiều mục tiêu của SC từ chi phí thấp cho
đến sự phản ứng nhanh các đơn hàng
2.3. Thiết kế mạng lưới phân phối
- Các bước trong thiết kế mạng lưới phân phối:
+ Bước 1: Xác định cấu trúc tổng thể hệ thống phân phối
+ Bước 2: Xác định vị trí, phân bổ công suất, đối tượng khách hàng phục vụ
- Lưu ý:
+ Xác định xem sản phẩm sẽ được bán trực tiếp cho khách hàng hay qua các trung gian phân phối?
+ Số lượng, vị trí, phân bổ trong chuỗi; Công suất hoạt động, phục vụ đối tượng khách hàng nào?
2.4. Một số mô hình hệ thống phân phối điển hình trong chuỗi
- Nhà quản lý cần đưa ra 2 quyết định khi lựa chọn mạng lưới phân phối:
+ Xác định xem sản phẩm sẽ được bán cho khách hàng/ thị trường nào?
+ Dòng sản phẩm phân phối có cần qua các kênh trung gian không?
=> Dựa trên đặc điểm của ngành và trả lời cho 2 câu hỏi trên để lựa chọn trong 6 loại sau:
a. Nhà sản xuất lưu trữ và phân phối trực tiếp

Ưu điểm:
- Phù hợp với sản phẩm giá trị cao, nhu cầu thấp -> không phù hợp với những mặt hàng thiết yếu
- Khả năng đáp ứng cao với nhiều loại sản phẩm khác nhau theo nhu cầu của khách hàng -> dịch vụ khách
hàng tốt
- Dễ dàng cung cấp hàng số lượng lớn cho khách hàng do tập trung HH tại nhà sản xuất + Sự trì hoãn
(Postponement)
- Chi phí cố định trong hoạt động chuỗi thấp do các kho hàng đều tập trung ở nhà máy, không cần nhiều kho
bãi
Nhược điểm:
- Chi phí vận tải cao do vận chuyển các chuyến háng đơn lẻ
- Đầu tư đáng kể vào hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin để các nhà bán lẻ và nhà sản xuất có thể tiếp nhận
thông tin kịp thời và chính xác
- Thời gian đáp ứng nhu cầu của khách hàng tương đối dài vì trải qua bước tiếp nhận đơn, sản xuất rồi mới
vận chuyển tới khách hàng
- Không thuận tiện khi khách hàng nhận nhiều đơn hàng từ nhiều nhà máy khác nhau => khó theo dõi thông
tin đơn hàng => cần sự tích hợp thông tin hoàn hảo từ nhà bán lẻ tiếp nhận đơn hàng – nhà sản xuất – khách
hàng
- Khả năng hoàn trả hàng đắt đỏ và khó thực hiện
b. Kết hợp đơn hàng, vận chuyển trực tiếp đến khách hàng
Mô hình này sẽ kết hợp nhiều đơn hàng khác nhau, tạo sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó chuyển tới khách hàng

Ưu điểm:
- Tập trung tồn kho tại nhà sản xuất – tương tự như drop-shipping
- Sự trì hoãn
- Chi phí vận tải thấp hơn
- Tiện lợi cho khách hàng khi chỉ nhận hàng 1 lần cho nhiều sản phẩm
Nhược điểm:
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông tin phức tạp hơn
- Thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng có thể lâu hơn
c. Dự trữ kho nhà phân phối, hãng vận chuyển hàng hoá đến khách hàng
- Hàng hóa được dự trữ tại kho nhà buôn, bán lẻ hoặc khâu trung gian. Sau đó các hãng vận chuyển sẽ lấy
và chuyển hàng tới khách hàng
- Thường sử dụng đối với các sản phẩm có nhu cầu thường xuyên
Ưu điểm:
- Cơ sở hạ tầng thông tin ít phức tạp hơn
- Có thể thực hiện sự trì hoãn nhưng yêu cầu thiết bị kiểm tra tại nhà phân phối
- Chi phí vận tải có thể thấp hơn 2 mô hình trên
- Thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh hơn
- Dễ dàng hoàn trả đơn lỗi hơn
Nhược điểm:
- Lượng hàng tồn kho cao hơn, với mặt hàng cần giao nhanh dự trữ tại nhà bán lẻ, trong khi mặt hàng không
cần giao nhanh dự trữ tại nhà phân phối (nhà bán buôn)
- Mức độ đa dạng sản phẩm thấp hơn trường hợp lưu trữ tại kho nhà sản xuất
- Tốn chi phí hơn để có mức độ hàng hóa có sẵn
d. Dự trữ kho nhà phân phối, vận chuyển chặng cuối tới khách hàng
- Hàng hóa được dự trữ tại kho nhà bán buôn, bán lẻ hoặc khâu trung gian. Chính các nhà buôn, bán lẻ sẽ
trực tiếp vận chuyển hàng hóa tới khách hàng
- Thường sử dụng với các sản phẩm cần giao nhanh hoặc số lượng lớn, vận chuyển đơn lẻ do đó chi phí vận
chuyển cao

Ưu điểm:
- Thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng rất nhanh (cùng ngày hoặc 1 ngày sau)
- Khá đa dạng sản phẩm (ít hơn mô hình 3, nhiều hơn mô hình phân phối thông qua nhà bán lẻ)
- Dịch vụ khách hàng rất tốt, đặc biệt phù hợp với các mặt hàng cồng kềnh
- Theo dõi đơn hàng ít có vấn đề so với mô hình khác
- Dễ dàng hoàn trả đơn hàng lỗi
Nhược điểm:
- Chi phí dự trữ cao hơn các mô hình trước
- Chi phí vận tải rất cao, cao nhất trong các mô hình
- Chi phí kho bãi và bốc xếp cao hơn 3 mô hình trước, nhưng thấp hơn so với hình thức phân phối bán lẻ
- Chi phí xây dựng bộ máy thông tin thì tương đương mô hình 3, do đó đỡ phức tạp và chi phí thấp hơn so
với mô hình 1 lưu trữ tại nơi sản xuất
e. Dự trữ tại nhà máy hoặc nhà phân phối và khách hàng tự lấy hàng
- Hàng hóa được dự trữ tại kho nhà sản xuất hoặc nhà phân phối. Sau đó, khi khách hàng đặt hàng online
hoặc qua điện thoại, thì họ sẽ tự tới điểm tập kết / kho hàng hóa để lấy hàng
- Sử dụng trong cách doanh nghiệp bán buôn khi đặt hàng đến lấy hàng tại đại lý của hãng

Ưu điểm:
- Chi phí dự trữ và vận tải thấp hơn
- Thời gian đáp ứng đơn thì tương đương với mô hình 3, nên sẽ nhanh hơn so với mô hình 1
- Mức độ đa dạng và có sẵn sản phẩm tương đương với các mô hình khác, không nổi bật
Nhược điểm:
- Chi phí kho bãi & bốc xếp sẽ cao hơn, trong trường hợp phải xây mới các điểm tập kết/giao hàng
- Không thuận tiện cho khách hàng do phải tự đi lấy hàng
- Yêu cầu cơ sở hạ tầng thông tin, sự kết nối giữa các bộ phận trong chuỗi phải lớn / tốt hơn.
f. Dự trữ tại nhà bán lẻ và khách hàng tới mua hàng trực tiếp
- Là mô hình truyền thống trong chuỗi cung ứng - khi hàng hóa được đặt tại cửa hàng bán lẻ và khách hàng
sẽ đến các điểm bán lẻ này để mua hàng hoặc lấy hàng
- Dòng lưu chuyển thông tin từ khách hàng đến nhà bán lẻ
- Dòng lưu chuyển hàng hóa từ nhà máy => bán lẻ => khách hàng (VD mua hàng ở tạp hóa)
Ưu điểm:
- Chi phí Vận tải thấp hơn các mô hình khắc
- Thời gian đáp ứng đơn rất nhanh (chỉ trong ngày hoặc ngày hôm sau)
- Dịch vụ khách hàng phụ thuộc vào từng tinh huống cụ thể
- Khả năng theo dõi đơn hàng không quan trọng ở mô hình này
- Khả năng hoàn trả hàng thì dễ nhất trong các mô hình
Nhược điểm:
- Chi phí kho bãi và bốc xếp thì cao hơn các mô hình khác
- Chi phí dự trữ cao hơn những mô hình khác
- Cần có sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng thông tin trong trường hợp đặt hàng online hay qua điện thoại
- Mức độ đa dạng và sẵn có của sản phẩm thấp
2.5. Các tiêu chí đánh giá hoạt động phân phối
Thông thường, chúng ta đánh giá dựa trên 2 khía cạnh:
- Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng/Giá trị dịch vụ khách hàng nhận được (7 tiêu chí)
+ Thời gian hoàn thành đơn hàng (response time)
+ Mức độ đa dạng sản phẩm (Product variability)
+ Mức độ sẵn có của sản phẩm (product availability)
+ Trải nghiệm của khách hàng (customer experience)
+ Khả năng theo dõi đơn hàng (order visibility)
+ Khả năng hoàn trả sản phẩm lỗi (returnability)
+ Thời gian sản phẩm đưa được ra thị trường (time to market)
- Chi phí chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu khách hàng (4 tiêu chí)
+ Chi phí dự trữ (inventory)
+ Chi phí Vận tải (transportation) Inbound & Outbound transportation cost
+ Kho bãi và dịch vụ làm hàng (CSHT – holding and facility)
+ CNTT (IT)
3. Kho hàng
3.1. Khái niệm
Kho hàng hay kho bãi là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình
chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của chuỗi cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều
kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho.
? Phân biệt kho hàng và trung tâm phân phối (bảng)
? Phân biệt trung tâm phân phối và cross-docking (Cross-docking thường áp dụng với mặt hàng bắt buộc
giao nhanh như hàng đông lạnh, về bản chất thì giống trung tâm phân phối)
Kho hàng Trung tâm phân phối Cross-docking
- Nơi lưu giữ nguyên vật liệu, - “DC is a specialised - Cross Docking là phương thức
bán thành phẩm, nguyên thành warehouse that serves as a hub to vận chuyển hàng hóa, mà thông
phẩm => Mô hình lưu trữ hàng strategically store finished qua phương thức này, hàng hóa
goods, streamline the picking có thể được tối ưu quá trình lưu
tồn kho truyền thống - cho thời
and packing process and ships kho. Hàng hóa sau khi được vận
gian dài. goods out to another or final chuyển đến kho trung chuyển
- Tốc độ luân chuyển hàng trong destination” hay kho Cross Dock sẽ được dỡ
kho chậm (có hàng tồn kho) - Tốc độ luân chuyển cao (<24h) xuống và phân loại
- Tối ưu hóa cắt giảm chi phí lưu - Tập trung vào việc hoàn thiện 1 - Tốc độ luân chuyển cao (<24h)
trữ sản phẩm đơn hàng 1 cách nhanh chóng - Mặt hàng tiêu dùng nhanh/cần
- Đa dạng các dịch vụ giá trị gia vận chuyển nhanh do nhu cầu
tăng sản phẩm
- Định hướng bởi công nghệ

3.2. Tầm quan trọng của kho hàng


Các công ty sử dụng kho hàng một phần để lưu trữ hàng hóa và một phần để cung cấp hiệu quả sản xuất
hàng hóa thông qua các nội dung cụ thể:
- Hỗ trợ mua nguyên vật liệu, sản xuất, phân phối
- Thực hiện các công việc lắp ráp và phân phối hàng hóa đến thị trường bán lẻ
- Tập hợp hàng hóa và phân phối lại đến những thị trường xa trung tâm
3.3. Thành phần kho hàng
- Hệ thống ánh sáng
- Hệ thống thoát hiểm
- Hệ thống sưởi ấm
- Hệ thống thông gió
- Hệ thống an ninh
- Điều hòa không khí (máy lạnh)
- Hệ thống liên lạc
- Máy nước lạnh
- Phòng ăn trưa
- Phòng nghỉ
3.4. Phân loại kho hàng
Kho hàng tư nhân: nhà kho được sở hữu bởi công ty tư nhân để lưu kho hàng hóa của mình
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm chi phí
+ Chủ động quản lý kho hàng
+ Sử dụng tốt hơn lực lượng lao động và chuyên môn về kho vận
- Nhược điểm:
+ Đối mặt với rủi ro về tài chính và tính linh hoạt (rủi ro tài chính là chi phí đầu tư, tính linh hoạt là dễ dàng
thay đổi chiến lược kho hàng của mình)
Kho hàng công cộng: các tổ chức sở hữu kho công cộng và cho các công ty thuê để kiếm lợi nhuận
- Ưu điểm:
+ Cung cấp nhiều dịch vụ chuyên biệt phục vụ khách hàng
+ Mang đến sự linh hoạt và tiết kiệm chi phí đầu tư
- Nhược điểm:
+ Khó kiểm soát được hàng hóa của chủ hàng
? Trường hợp nào sử dụng (nếu thị trường lớn mạnh/doanh nghiệp đã phát triển ở thị trường đó rồi thì nên
xây kho tư nhân, còn nếu chưa chắc chắn về thị trường thì nên dùng kho công cộng)
Một số loại kho thông dụng (phân loại theo đặc điểm hàng hóa)
- Kho ngoại quan (lưu hàng hóa và chuẩn bị cho XNK)
- Kho CFS, CY (lưu để tập hợp cont, hàng lẻ, Container – Freight – Station)
- Kho bảo thuế (lưu giữ NVL nhập vào, NVL chỉ dùng để sản xuất và xuất khẩu)
3.5. Lựa chọn vị trí đặt kho hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn vị trí:
- Các hiệp định thương mại, hàng rào thuế quan, thuế NK
- Năng lực cạnh tranh
- Sự ổn định tiền tệ
- Vấn đề môi trường
- Vấn đề lao động
- Nguồn nguyên vật liệu
- Vận tải...
CHƯƠNG 6: TÍCH HỢP CHUỖI CUNG ỨNG
1. Tích hợp trong chuỗi cung ứng
Tích hợp trong chuỗi cung ứng
- Định nghĩa: là mức độ nhà máy sản xuất cộng tác chiến lược với các thành phần trong chuỗi và quản lý
quy trình hoạt động bên trong và bên ngoài.
- Mục tiêu: đạt được sự hiệu quả trong dòng trung chuyển (thông tin, hàng hoá/ dịch vụ, tài chính) để tối đa
hoá giá trị cho khách hàng với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất.
Vai trò tích hợp trong chuỗi cung ứng
- Giảm chi phí trong chuỗi cung ứng
- Linh hoạt hơn để đáp ứng với thay đổi của thị trường
- Giảm thiểu vấn đề rủi ro phát sinh do lỗi quy trình hoặc do thiếu hụt hàng tồn kho
- Nâng cấp chất lượng dịch vụ khách hàng
- Leadtime ngắn
- Sử dụng nguồn lực tối ưu hơn
- V.v…
Mô hình cấp độ tích hợp chuỗi

Các cấp độ tích hợp


- Tích hợp bên trong chuỗi: là sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng để giảm tổng chi phí,
nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi
- Tích hợp bên ngoài chuỗi: là sự phối hợp giữa doanh nghiệp trung tâm và các đối tác của họ
* 2 cách tích hợp bên trong:
+ Lập kế hoạch tập trung: Doanh nghiệp đưa ra kế hoạch cho các bộ phận dựa trên hiệu quả hoạt động của
họ
(-) Nhược điểm: Khó khăn khi xử lý các vấn đề cấp dưới
(-) Nhược điểm: Không có sự cải tiến các hoạt động sản xuất ở cấp dưới
+ Phân quyền: xây dựng hệ thống quản lý cho từng thị trường, với sự phân quyền cho các cấp trong hệ
thống quản lý
(+) Ưu điểm: Linh hoạt khi xử lý các vấn đề phát sinh
(+) Ưu điểm: Có nhiều cải tiến trong hoạt động sản xuất
(-) Nhược điểm: Thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng lâu, tăng chi phí hoạt động
- Kết hợp 2 hình thức: có thể áp dụng hệ thống lập kế hoạch ở giai đoạn đầu khi lên kế hoạch nguyên vật
liệu, sau đó phân cấp đến các đơn vị sản xuất cho các thị trường riêng.
Quy trình tích hợp trong chuỗi cung ứng
Bước 1: Xác định các đối tác thương mại quan trọng đối với doanh nghiệp
Bước 2: Rà soát và thiết lập các chiến lược chuỗi cung ứng
Bước 3: Điều chỉnh các chiến lược chuỗi cung ứng với các mục tiêu của quy trình chính trong chuỗi cung
ứng
Bước 4: Phát triển các giải pháp nội bộ để đảm bảo tính hiệu quả của các quy trình quan trọng nói trên
Bước 5: Tiếp cận và cải thiện tích hợp nội bộ các quy trình chính trong chuỗi cung ứng
Bước 6: Thiết lập giải pháp đo lường hiệu quả hoạt động với các đối tác thương mại
Bước 7: Đánh giá và cải thiện tích hợp quy trình bên ngoài và hiệu suất chuỗi cung ứng
Bước 8: Mở rộng việc tích hợp quy trình tới các đối tác trong chuỗi cung ứng
Bước 9: Đánh giá hàng năm lại mô hình tích hợp
Thách thức tích hợp trong chuỗi cung ứng
- Tầm nhìn chuỗi còn hạn hẹp
- Thiếu hiểu biết
- Tâm lý “silo” trong doanh nghiệp
+ Dưới góc độ doanh nghiệp, Silo là trạng thái tâm lý khi một số bộ phận không muốn hợp tác và chia sẻ
thông tin với những người khác trong cùng một công ty. Loại tâm lý này sẽ làm giảm hiệu quả trong hoạt
động chung, giảm tinh thần làm việc và có thể góp phần vào sự sụp đổ của văn hóa hướng đến hiệu suất cao
của doanh nghiệp.
+ Theo John Kotter, Silo là hệ quả của việc phân công lao động theo chuyên môn hóa. Silo hình thành khi
nhân viên gắn kết với một nhóm hơn là với công ty. Nhân viên của một nhóm mất lòng tin vào nhân viên
hoặc phòng ban khác. Một khi niềm tin biến mất, ngày càng khó khăn cho các nhóm làm việc cùng nhau.
- Thiếu sự tin tưởng
- Các nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng Bullwhip
2. Hiệu ứng Bullwhip
Định nghĩa: là sự biến đổi về lượng đặt hàng tăng lên khi đi sâu vào trong chuỗi cung ứng từ nhà bán lẻ đến
nhà bán buôn, người sản xuất và nhà cung ứng (Chopra and Meindl, 2001)
Nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng Bullwhip
- Cập nhật dự báo nhu cầu:
+ Dự báo thường dựa trên lịch sử đặt hàng của khách hàng trực tiếp
+ Mỗi khi có đơn hàng từ đối tác downstream (nhà bán lẻ, phân phối…) thì các nhà quản lý upstream (bán
buôn, nhà máy…) coi thông tin đó là tín hiệu cho nhu cầu trong tương lai
+ Từ đó nhà quản lý upstream điều chỉnh lại dự báo (căn cứ vào tín hiệu đó và tồn kho an toàn) và chuyển
đơn đặt hàng cho nhà cung cấp
=> Xử lý sai các tín hiệu về nhu cầu và tồn kho an toàn là nguyên nhân gây ra hiệu ứng Bullwhip.
- Đặt hàng theo lô:
+ Doanh nghiệp thường đưa ra đơn đặt hàng dựa vào quy mô kinh tế
+ Việc đặt hàng theo tháng, theo tuần thay vì đặt theo giờ hay ngày làm tăng sự đột biến trong đơn hàng và
gây ra hiệu ứng Bullwhip.
- Biến động giá:
+ Các hoạt động khuyến mại tạo ra sự chênh lệch giá
=> Khách hàng mua lượng hàng không đúng với nhu cầu thực tế của họ
=> Sự biến động trong lượng mua hàng lớn hơn sự biến động trong tỷ lệ tiêu dùng
=> Hiệu ứng Bullwhip.
- Trò chơi hạn chế và thiếu hụt:
+ Trong nhiều trường hợp nhu cầu vượt quá khả năng cung, khách hàng có thể sẽ phóng đại nhu cầu của
mình qua các đơn hàng, sau đó họ lại huỷ đơn; hoặc khách hàng đặt hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau
nhưng chỉ lấy hàng từ nhà cung cấp đầu tiên
+ Các đơn hàng ảo và phản ánh không chính xác nhu cầu tiêu dùng thực tế
Giải pháp
- Chia sẻ thông tin
- Phân phối thẳng hàng: Sử dụng VMI (Vendor managed inventory); phân phối trực tiếp đến khách hàng;
vận chuyển kết hợp để giảm chi phí vận chuyển (đơn hàng theo lô); sử dụng 3PL
- Nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp: Giảm Leadtime; sử dụng IT để giảm chi phí
order; áp dụng chính sách giá cố định
3. CNTT trong chuỗi
Vai trò CNTT trong chuỗi cung ứng
- Thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc cho phép các đối tác trong chuỗi làm việc cùng nhau để tạo
thành một chuỗi cung ứng thích hợp => Nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi
- IT được sử dụng để tổng hợp và phân tích thông tin, từ đó có những hành động thích hợp, như:
+ Tính toán nhu cầu để đưa ra lượng hàng sản xuất, thời gian sản xuất phù hợp
+ Cắt giảm lượng hàng tồn kho => Giảm chi phí sản xuất
=> Tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp
Một số phần mềm CNTT
- MRP (Lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu): là quá trình lập kế hoạch chi tiết về thành phần và các bộ
phận để hỗ trợ kế hoạch sản xuất
- ERP (Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp): nơi một cơ sở dữ liệu trung tâm chung và cơ sở hạ
tầng phần mềm được sử dụng để quản lý các hệ thống thông tin của doanh nghiệp và để liên kết các sự vận
hành của các chi nhánh doanh nghiệp với trụ sở chính của công ty
Yêu cầu về thông tin sử dụng
- Thông tin chính xác
- Thông tin cập nhật liên tục
- Thông tin sử dụng phù hợp với từng mục đích khác nhau
- Chia sẻ thông tin giữa các thành phần trong chuỗi

You might also like