You are on page 1of 18

Câu 12: Trình bày nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong lĩnh

vực TMDV
theo quy định của GATS.
Cơ sở pháp lý: Điều II GATS
Nội dung nguyên tắc:
“…Đối với bất kì biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mỗi thành viên
phải ngay lập tức và vô điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung ứng dịch vụ của bất kì
thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành
cho dịch vụ và các nhà cung ứng dịch vụ tương tự của bất kì nước nào khác.”
Nguyên tắc này được áp dụng ngay cả khi một nước không đưa ra cam kết cụ thể nào về mở
cửa thị trường của mình cho các công ty nước ngoài trong khuôn khổ WTO.
Các ngoại lệ:
Các ngoại lệ riêng quy định tại Điều II:2 – ngoại lệ được các nước thành viên bảo lưu và Điều
II:3 – ngoại lệ về thương mại dịch vụ ở khu vực biên giới. Đây là các ngoại lệ được các thành
viên đưa vào biểu cam kết. Các ngoại lệ này mang tính đơn phương, và chỉ mnag tính tạm
thời. Các ngoại lệ được mô tả cụ thể với từng biện pháp riêng, không mở rộng đối với toàn bộ
1 ngành dịch vụ và phải được các thành viên đưa ra vào thời điểm ra nhập.
Các ngoại lệ chung được quy định tại Điều XIV và XIVbis của Hiệp định, về các ngoại lệ
chung và ngoại lệ về an ninh.
Câu 13: Trình bày nội dung nguyên tắc minh bạch trong lĩnh vực TMDV theo quy định
của GATS.
Cơ sở pháp lý: Điều III GATS
Nội dung nguyên tắc:
“Các Thành viên phải nhanh chóng công bố mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến
việc thi hành Hiệp định này, chậm nhất trước khi các biện pháp đó có hiệu lực thi hành, trừ
những trường hợp khẩn cấp. Những Hiệp định quốc tế có liên quan hoặc tác động đến thương
mại dịch vụ mà các Thành viên tham gia cũng phải được công bố.”
Nguyên tắc về tính minh bạch cũng là một trong những nguyên tắc mà GATS đưa ra nhằm
đảm bảo môi trường thương mại tự do, lành mạnh cho tất cả chủ thể tham gia kinh doanh.
Nghĩa vụ minh bạch mang tầm quan trọng lâu dài trong quá trình tự do hoá thương mại dịch
vụ. Không giống như thương mại hàng hoá, rào cản cơ bản của dịch vụ bao gồm các quy định
có thể xuất hiện ở tất cả các cấp độ lập pháp. Vì vậy, một sự thay đổi trong lập pháp có thể
hủy hoại nghiêm trọng các nhượng bộ thương mại về NT và MA. Vì vậy, các thành viên cần
thường xuyên cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền của các thành viên khác biết về
quá trình điều chỉnh chính sách, nhằm ngăn chặn việc những biện pháp trong nước có thể hủy
hoại các nhượng bộ thương mại.
Các ngoại lệ: Các ngoại lệ được quy định tại Điều XIV và XIVbis của Hiệp định, về các ngoại
lệ chung và ngoại lệ về an ninh.
Câu 14: Trình bày nội dung nguyên tắc mở cửa thị trường trong lĩnh vực TMDV theo
quy định của GATS.
Cơ sở pháp lý: Điều XVI GATS
Nội dung nguyên tắc:
Đối với một ngành dịch vụ có đưa ra các cam kết về MA, thành viên có nghĩa vụ: “Dành cho
dịch vụ hoặc người cung ứng dịch vụ của các thành viên khác sự đối xử không kém thuận
lợi hơn sự đối xử theo những điều kiện, điều khoản và hạn chế đã được thoả thuận và quy
định tại Danh mục cam kết cụ thể.”
Nguyên tắc mở cửa thị trường bao gồm 2 khía cạnh: (i) Các nước thành viên mở cửa thị trường
cho nhau thông qua việc cắt giảm từng bước tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế
quan, mở đường cho sự phát triển; (ii) Các chính sách, luật lệ phải được công bố công khai,
kịp thời, minh bạch để có thể dự báo được môi trường và triển vọng thương mại.
Các thành viên không được duy trì ban hành những biện pháp quy định tại Điều XVI:2 GATS
trong lĩnh vực đã cam kết mở cửa thị trường. Tuy nhiên, WTO không yêu cầu tất cả các thành
viên phải mở cửa thị trường đối với tất cả các lĩnh vực dịch vụ. Việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ
nào và mức độ mở cửa tới đâu sẽ được thực hiện thông qua đàm phán. Kết quả đàm phán của
từng thành viên sẽ được ghi nhận trong biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ.
Điều XVI:2 quy định về 6 biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường:
(a) hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ;
(b) hạn chế tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản;
(c) hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ cung cấp;
(d) hạn chế về số lượng lao động;
(e) hạn chế về hình thức doanh nghiệp được thành lập;
(f) hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài.
Các biện pháp này chỉ được áp dụng khi được quy đinh trong biểu cam kết.
Câu 15: Trình bày nội dung nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực TMDV theo quy
định của GATS.
Cơ sở pháp lý: Điều XVII GATS
Nội dung nguyên tắc:
Đối với một ngành dịch vụ được cam kết về NT, một nước thành viên “phải dành cho dịch vụ
và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn
sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình”.
nội dung cơ bản của nguyên tắc này là việc thành viên đối xử với dịch vụ nước ngoài và dịch
vụ trong nước, người cung cấp dịch vụ nước ngoài và người cung cấp dịch vụ trong nước là
như nhau.
Về phạm vi áp dụng: Nếu trong thương mại hàng hóa là cam kết chung thì trong thương mại
dịch vụ là cam kết cụ thể. Tức là mỗi quốc gia sẽ có cam kết cụ thể về đối xử quốc gia đối với
từng phương thức cung cấp dịch vụ của từng phân ngành dịch vụ. Các quy định thuộc phạm
vi áp dụng nguyên tắc NT trong thương mại dịch vụ:
- Điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ muốn cung cấp dịch vụ tại nước sở tại.
Ví dụ: Điều kiện để ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại nước sở tại có giống điều kiện để
ngân hàng trong nước mở chi nhánh hay không, nếu giống nhau là nguyên tắc NT đã được
tuân thủ.
- Phạm vi hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ khi đã được phép cung cấp dịch vụ tại nước sở
tại.
Ví dụ: Quyền nhận tiền gửi bằng Việt Nam đồng từ thể nhân Việt Nam của ngân hàng nước
ngoài có giống với ngân hàng Việt Nam hay không.
Câu 16: Trình bày cấu trúc một Biểu cam kết cụ thể về TMDV (Schedules of Specific
commitments) trong khuôn khổ GATS/WTO.
Cơ sở pháp lý: Điều XX GATS, cụ thể:
- Mỗi Thành viên WTO phải đưa ra cam kết cụ thể (khoản 1 Điều XX GATS).
- Biểu cam kết cụ thể được kèm theo Hiệp định này và là một bộ phận không thể tách rời của
Hiệp định (khoản 3 Điều XX GATS).
Cấu trúc: Cấu trúc theo chiều ngang của Biểu cam kết bao gồm ba bộ phận là: Cam kết chung,
Cam kết cụ thể và Danh mục miễn trừ đối xử tối huệ quốc (bởi vì MFN cũng là cam kết liên
quan đến TMDV, nên cũng xuất hiện trong Biểu cam kết).
- Cam kết chung bao gồm các cam kết áp dụng cho tất cả các ngành dịch vụ xuất hiện trong
Biểu cam kết dịch vụ.
- Cam kết cụ thể gồm các cam kết áp dụng cho từng dịch vụ đưa liệt kê. Nội dung cam kết
thể hiện mức độ hạn chế mở cửa thị trường + hạn chế đối xử quốc gia với tương ứng với dịch
vụ được liệt kê.
Biểu cam kết dịch vụ gồm 4 cột, bao gồm: Cột mô tả ngành/phân ngành; Cột nêu các cam kết
mang tính hạn chế về tiếp cận thị trường; Cột nêu các cam kết mang tính hạn chế về đối xử
quốc gia và Cột cam kết bổ sung.
- Cột mô tả ngành/phân ngành liệt kê các loại dịch vụ cụ thể được đưa vào cam kết. Theo danh
mục phân loại ngành dịch vụ của Ban Thư ký WTO, có tất cả 12 ngành (được chia nhỏ thành
155 phân ngành dịch vụ) được các Thành viên WTO tiến hành đàm phán. Mỗi ngành hoặc
phân ngành trong danh mục phân loại được xác định tương ứng với mã số của Bảng phân loại
sản phẩm trung tâm (CPC).
- Cột hạn chế về tiếp cận thị trường liệt kê các điều kiện mang tính hạn chế đối với các nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài. Càng có nhiều biện pháp/điều kiện được liệt kê trong cột này
thì mức độ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng hạn chế.
- Cột hạn chế về đối xử quốc gia liệt kê các biện pháp nhằm duy trì sự phân biệt đối xử giữa
nhà cung cấp dịch vụ trong nước với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Càng có nhiều biện
pháp/quy định trong cột này thì sự phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước
với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng lớn.
- Cột cam kết bổ sung liệt kê các quy định/điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và
tiêu dùng dịch vụ nhưng không thuộc về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế về đối xử
quốc gia mà nước thành viên được phép áp dụng. Thông thường, cột này thường bao gồm
những quy định liên quan đến trình độ, tiêu chuẩn kỹ thuật, cácyêu cầu hoặc thủ tục về việc
cấp phép…
Câu 17: Trình bày cấu trúc Biểu cam kết cụ thể về TMDV của Việt Nam trong khuôn
khổ WTO.
Về cơ bản, Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam cũng có cấu trúc tương tự như biểu cam kết
của WTO, bao gồm cấu trúc theo chiều ngang với 3 bộ phận là Cam kết chung, Cam kết cụ
thể và Danh mục miễn trừ tối huệ quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam chỉ đưa ra cam kết chung với phương thức cung ứng dịch vụ theo Mode
3 và Mode 4. Các hạn chế đã ghi nhận ở cam kết chung sẽ không được nhắc lại ở cam kết cụ
thể, vì cam kết chung sẽ áp dụng cho tất cả các ngành dịch vụ được cam kết cụ thể.
Đối với mode 3, Các nhà đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam dưới các hình
thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam; Doanh nghiệp liên doanh với đối
tác Việt Nam; Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Với chi nhánh: Việt Nam chưa cam kết ,
trừ trong một số dịch vụ cụ thể. Với văn phòng đại diện: Có cho phép.
Đối với mode 4, Việt Nam quy định về 5 nhóm thể nhân được cung ứng dịch vụ tại Việt Nam,
đi kèm với đó là các điều kiện về nhập cảnh và lưu trú tạm thời:
- Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên
gia của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt
Nam được phép nhập cảnh và lưu trú trong thời gian ban đầu là 3 năm và sau đó có thể được
gia hạn tuỳ thuộc vào thời hạn hoạt động của đơn vị này tại Việt Nam.
- Nhân sự khác: Các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia mà người Việt Nam không
thể thay thế của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ
Việt Nam được phép nhập cảnh và lưu trú theo thời hạn của hợp đồng lao động có liên quan
hoặc trong một thời gian lưu trú ban đầu là 3 năm, tùy theo thời hạn nào ngắn hơn và sau đó
có thể được gia hạn tuỳ thuộc vào thời hạn của hợp đồng lao động giữa họ với hiện diện thương
mại này.
- Người chào bán dịch vụ: thời gian lưu trú không quá 90 ngày.
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại: thời gian lưu trú không quá 90 ngày.
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam trong thời hạn 90
ngày hoặc theo thời hạn hợp đồng, tùy thời hạn nào ngắn hơn.
Câu 18: Liệt kê các ngành dịch vụ được đưa vào Biểu cam kết cụ thể về TMDV của Việt
Nam trong khuôn khổ WTO. Lấy VD đối với một loại dịch vụ không được đưa vào Biểu
cam kết cụ thể về TMDV của Việt Nam.
Việt Nam đưa ra cam kết với 11 ngành dịch vụ chia thành 110 phân ngành:
1. CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH
2. CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN
3. DỊCH VỤ XÂY DỰNG VÀ CÁC DỊCH VỤ KỸ THUẬT LIÊN QUAN
4. DỊCH VỤ PHÂN PHỐI
5. DỊCH VỤ GIÁO DỤC
6. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
7. DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
8. DỊCH VỤ Y TẾ VÀ XÃ HỘI
9. DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ LIÊN QUAN
10. DỊCH VỤ GIẢI TRÍ, VĂN HÓA VÀ THỂ THAO
11. DỊCH VỤ VẬN TẢI
Trong biểu cam kết, Việt Nam không đưa ra cam kết cụ thể đối với các dịch vụ như dihcj vụ
quản lý bất động sản, hay dịch vụ in ấn, xuất bản. Điều đó có nghĩa là Việt Nam không cam
kết gì cho những ngành này, ngoại trừ nghĩa vụ áp dụng các quy tắc chung của GATS.
Câu 19: Trình bày nội dung cơ bản các cam kết chung trong Biểu cam kết cụ thể về
TMDV của Việt Nam tại WTO.
Trong cam kết chung, Việt Nam chỉ đưa ra cam kết đối với Mode 3 và Mode 4.
Đối với mode 3, Các nhà đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam dưới các hình
thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam; Doanh nghiệp liên doanh với đối
tác Việt Nam; Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Với chi nhánh: Việt Nam chưa cam kết ,
trừ trong một số dịch vụ cụ thể. Với văn phòng đại diện: Có cho phép.
Đối với mode 4, Việt Nam quy định về 5 nhóm thể nhân được cung ứng dịch vụ tại Việt Nam,
đi kèm với đó là các điều kiện về nhập cảnh và lưu trú tạm thời:
- Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên
gia của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt
Nam được phép nhập cảnh và lưu trú trong thời gian ban đầu là 3 năm và sau đó có thể được
gia hạn tuỳ thuộc vào thời hạn hoạt động của đơn vị này tại Việt Nam.
- Nhân sự khác: Các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia mà người Việt Nam không
thể thay thế của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ
Việt Nam được phép nhập cảnh và lưu trú theo thời hạn của hợp đồng lao động có liên quan
hoặc trong một thời gian lưu trú ban đầu là 3 năm, tùy theo thời hạn nào ngắn hơn và sau đó
có thể được gia hạn tuỳ thuộc vào thời hạn của hợp đồng lao động giữa họ với hiện diện thương
mại này.
- Người chào bán dịch vụ: thời gian lưu trú không quá 90 ngày.
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại: thời gian lưu trú không quá 90 ngày.
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam trong thời hạn 90
ngày hoặc theo thời hạn hợp đồng, tùy thời hạn nào ngắn hơn; và phải đáp ứng các điều kiện:
doanh nghiệp nước ngoài có hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam; thể nhân dịch chuyển có
trình độ chuyên môn, có bằng cấp; số lượng thể nhân dịch chuyển ở mức cần thiết; và thể nhân
đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài ít nhất 2 năm.
Câu 20: Phân tích các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường quy định tại điểm a, b, c
Khoản 2 Điều XVI GATS. Cho mỗi loại biện pháp một VD minh họa từ Biểu cam kết cụ
thể về TMDV (Schedules of specific commitments) của Việt Nam trong khuôn khổ WTO.
Điểm a, b, c Điều XVI:2 quy định về các biện pháp tạo ra rào cản đối với việc tiếp cận thị
trường. Trừ những điều đã cam kết trong BCK ở mục Mở cửa thị trường, các Thành viên
không được áp dụng các biện pháp dưới đây dù ở bất kỳ quy mô hay vùng lãnh thổ nào.
a. Không được hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp nước ngoài.
Ví dụ: Việt Nam đưa ra cam kết về mở cửa thị trường theo Mode 3 đối với dịch vụ vận tải
hành khách mã CPC 7211 như sau: Số lượng liên doanh do các công ty vận tải biển nước
ngoài được phép thành lập tại thời điểm gia nhập không được vượt quá 5. Sau đó, cứ hai năm
một sẽ cho phép thêm 3 liên doanh. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, không hạn chế số lượng
liên doanh.
b. Không được hạn chế giá trị các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản của doanh nghiệp nước
ngoài. Việt Nam không đưa vào biểu cam kết cụ thể biện pháp nào về rào cản này.
c. Không được hạn chế về tổng số hoạt động dịch vụ hoặc số lượng dịch vụ cung cấp của
doanh nghiệp nước ngoài.
Ví dụ: Việt Nam đưa ra cam kết về mở cửa thị trường theo Mode 3 đối với dịch vụ phân phối,
cụ thể là phân ngành dịch vụ bán buôn mã CPC 622 như sau: Kể từ ngày gia nhập, công ty có
vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ bán buôn tất
cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam,
ngoại trừ: phương tiện cơ giới; ôtô con và xe máy; và một số sản phẩm được liệt kê khác.
Câu 21: Phân tích các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường quy định tại điểm d, e, f
Khoản 2 Điều XVI GATS. Cho mỗi loại biện pháp một VD minh họa từ Biểu cam kết cụ
thể về TMDV (Schedules of specific commitments) của Việt Nam trong khuôn khổ WTO.
Điểm d, e, f Điều XVI:2 quy định về các biện pháp tạo ra rào cản đối với việc tiếp cận thị
trường. Trừ những điều đã cam kết trong BCK ở mục Mở cửa thị trường, các Thành viên
không được áp dụng các biện pháp dưới đây dù ở bất kỳ quy mô hay vùng lãnh thổ nào.
d. Không được hạn chế về số lượng lao động trong doanh nghiệp nước ngoài.
Ví dụ: Việt Nam đưa ra cam kết về mở cửa thị trường theo Mode 4 đối với dịch vụ pháp lý,
mã CPC 861 như sau: Đối với thể nhân dịch chuyển thuộc nhóm người di chuyển trong nội
bộ doanh nghiệp, thì trong doanh nghiệp có hiện diện thương mại tại Việt Nam đó phải có ít
nhất 20% tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia phải là công dân Việt
Nam. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép có tối thiểu 3 nhà quản lý, giám
đốc điều hành và chuyên gia không phải là người Việt Nam.
e. Không được hạn chế về hình thức thành lập doanh nghiệp của doanh nghiệp nước ngoài.
Ví dụ: Trong biểu cam kết chung, Việt Nam chưa cam kết về mở cửa thị trường với hình thức
thành lập chi nhánh theo Mode 3, trừ trường hợp trong một số ngành như ngành dịch vụ máy
tính mã CPC 841-845, Việt Nam cam kết cho phép thành lập chi nhánh sau 3 năm kể từ khi
gia nhập.
f. Không được hạn chế về tỷ lệ vốn góp của doanh nghiệp nước ngoài.
Ví dụ: Việt Nam đưa ra cam kết về mở cửa thị trường theo Mode 3 đối với dịch vụ chiếu phim,
mã CPC 96121 như sau: Chỉ cung cấp dịch vụ dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam đã được phép cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam.
Phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh.
VẤN ĐỀ 3: PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH TMDVQT TRONG LIÊN KẾT KT KHU VỰC
Câu 25: Trình bày nội dung cơ bản của các quy định về TMDV trong khuôn khổ AFTA.
Cơ sở pháp lý: AFAS 1995, Nghị định thư sửa đổi AFAS 2003, Hiệp định ASEAN về di
chuyển thể nhân MNP, Các thỏa thuận thừa nhận lận nhau trong các lĩnh vực.
Mục tiêu: Điều I AFAS
Tự do hóa TMDV: Điều III AFAS
Công nhận lẫn nhau: Điều V AFAS
Đàm phán về các cam kết cụ thể: Điều IV AFAS => thừa nhận nguyên tắc GATS cộng: Các
cam kết có điểm xuất phát từ cam kết theo GATS/WTO, và những cam kết này có mức độ tối
thiểu là ngang bằng hoặc sâu rộng hơn so với các cam kết theo GATS.
Câu 26: Trình bày cấu trúc và nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về TMDV
trong khuôn khổ AFTA.
- Các gói cam kết được đàm phán theo hình thức chọn – cho: đưa vào biểu cam kết những
ngành dịch vụ được tự do hóa.
- Các dịch vụ được xác định theo mã CPC.
- Có 10 gói cam kết chung về dịch vụ, mỗi gói cam kết có hiệu lực phụ thuộc vào Nghị định
thư tương ứng với mỗi gói. 10 gói cam kết chung này chỉ bao gồm những cam kết về 3 phương
thức cung ứng dịch vụ. Cấu trúc biểu cam kết tương tự như biểu cam kết theo GATS.
- Các gói cam kết riêng bao gồm 6 gói cam kết về dịch vụ tài chính và 7 gói cam kết về dịch
vụ vận tải hàng không. Các gói cam kết này bao gồm cả 4 phương thức cung ứng dịch vụ. Đối
với mode 4, thể nhân được di chuyển cũng là những người thuộc 5 nhóm được xác định trong
biểu cam kết của Việt Nam. Cấu trúc biểu cam kết cũng tương tự như biểu cam kết theo GATS.
- Các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của các thành viên ASEAN.
- Về mức độ cam kết của Việt Nam, thì trong các cam kết chung, đối với gói cam kết từ 1-7,
mức độ mở cửa dịch vụ chỉ ở mức ngang bằng với mức độ mở cửa dịch vụ của Việt Nam trong
WTO. Nhưng bắt đầu từ Gói thứ 8 trở đi, một số cam kết của Việt Nam trong một số phân
ngành đã bắt đầu cao hơn mức độ mở cửa trong WTO và bổ sung thêm cam kết cho một số
phân ngành mới.
VẤN ĐỀ 4: PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH TMDVQT TRONG FTAs CỦA VIỆT NAM
Câu 22: Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới theo quy định của
CPTPP.
Theo Điều 10.1 CPTPP, thương mại dịch vụ xuyên biên giới hay cung cấp dịch vụ xuyên biên
giới là việc cung cấp dịch vụ:
- Từ lãnh thổ của một Bên đến lãnh thổ của một Bên khác;
- Trên lãnh thổ của một Bên cho một thể nhân của một Bên khác;
- Bởi một công dân của một Bên trên lãnh thổ của một Bên khác;
nhưng không bao gồm việc cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ của một Bên từ một khoản đầu tư.
Như vậy, có ba phương thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới theo quy định của CPTPP, ứng
với đó là các phương thức (1), (2) và (4) theo quy định của GATS.
Câu 23: Trình bày phạm vi áp dụng Chương 10 – TMDV xuyên biên giới của CPTPP.
Theo Điều 10.2 CPTPP, phạm vi áp dụng của Chương 10 được giới hạn với các biện pháp
được áp dụng hoặc duy trì bởi một Bên có ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ xuyên biên giới
bởi các nhà cung cấp dịch vụ của một Bên khác.
Thương mại dịch vụ xuyên biên giới được định nghĩa theo Điều 10.1 là việc cung ứng dịch vụ
theo phương thức (1), (2) và (4).
Các biện pháp tác động/ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ bao gồm:
- việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán, hoặc giao một dịch vụ;
- việc mua hoặc sử dụng, hoặc thanh toán cho một dịch vụ;
- việc tiếp cận và sử dụng việc phân phối, vận chuyển, hoặc các mạng lưới viễn thông và các
dịch vụ gắn liền với việc cung cấp một dịch vụ;
- hiện diện trên lãnh thổ Bên đó của một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên khác;
- việc cung cấp trái phiếu hoặc các hình thức chứng khoán khác làm điều kiện để cung cấp
một dịch vụ.
Câu 24: Trình bày nội dung nguyên tắc mở cửa thị trường theo quy định của CPTPP.
Điều 10.5 trình bày nội dung nguyên tắc mở cửa thị trường, theo đó không bên nào được áp
dụng các biện pháp:
- Hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ.
- Hạn chế về tổng giá trị giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản.
- Hạn chế về tổng số các dịch vụ hoặc lượng dịch vụ đầu ra.
- Hạn chế về số lượng lao động.
- Hạn chế hoặc yêu cầu về hình thức pháp nhân.
Các cam kết trong CPTPP được đàm phán theo phương thức chọn – bỏ, vì thế nên khác với
GATS, sẽ không có các ngành/phân ngành được liệt kê được áp dụng những hạn chế này. Đây
được coi là những biện pháp bị cấm, không được phép áp dụng.
Tuy nhiên, theo khoản 1 và khoản 2 Điều 10.7 về Các biện pháp không tương thích, các ngoại
lệ của nguyên tắc mở cửa thị trường sẽ được liệt kê lần lượt tại Phụ lục I và Phụ lục II của
Hiệp định. 2 phụ lực này khác nhau ở điểm, trong quá trình sửa đổi, thủ tục sửa đổi Phụ lục I
phải tuân theo 2 nguyên tắc là nguyên tắc giữ nguyên trạng hoặc nguyên tắc chỉ tiến không
lùi, trong khi đó thủ tục sửa đổi Phụ lục II không cần dựa vào nguyên tắc nào.
Câu 27: Trình bày nội dung cơ bản các quy định về TMDV trong khuôn khổ EVFTA.
Nội dung các quy định về cung ứng dịch vụ qua biên giới được quy định tài Mục C Chương 8
Hiệp định này.
Theo điểm c khoản 1 Điều 8.2 EVFTA, “cung cấp dịch vụ qua biên giới” nghĩa là việc cung
cấp một dịch vụ: (i) từ lãnh thổ của một Bên vào lãnh thổ của Bên khác; hoặc (ii) trên lãnh thổ
của một Bên cho người tiêu dùng dịch vụ của Bên khác. Như vậy, theo quy định của EVFTA,
cung ứng dịch vụ qua biên giới chỉ được định nghĩa với 2 phương thức cung ứng dịch vụ là
phương thức (1) và (2).
Về phạm vi áp dụng, các quy định trong Mục C Chương 8 về cung ứng dịch vụ xuyên biên
giới sẽ được áp dụng cho các biện pháp của các Bên ảnh hưởng đến việc cung cấp qua biên
giới tất cả các ngành dịch vụ, ngoại trừ: dịch vụ công; dịch vụ âm thanh hình ảnh; dịch vụ vận
tải hàng hải nội địa và dịch vụ vận tải hàng không nội địa và quốc tế.
Đàm phán theo phương pháp chọn – cho.
Về nguyên tắc quan trọng nhất, nguyên tắc tiếp cận thị trường, một Bên không được thông
qua hoặc duy trì các biện pháp:
- Giới hạn số lượng nhà cung cấp dịch vụ.
- Giới hạn tổng giá trị các giao dịch dịch vụ.
- Giới hạn về tổng số lượng các hoạt động dịch vụ.
Ngoại trừ trường hợp có ghi rõ trong biểu cam kết về các biện pháp giới hạn này.
Câu 28: Trình bày phạm vi điều chỉnh của Chương 8 – TMDV của VKFTA.
Phạm vi điều chỉnh của Chương 8 – TMDV của VKFTA được quy định tại điều 8.1 Hiệp
định này, cụ thể như sau:
Chương này áp dụng với các biện pháp của một bên ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ.
Các biện pháp này bao gồm: việc mua, sử dụng hoặc thanh toán cho dịch vụ; việc tiếp cận và
sử dụng các dịch vụ, gắn liền với việc cung cấp dịch vụ, mà một bên được yêu cầu phải đưa
ra phục vụ công chúng một cách phổ biến; và sự hiện diện, bao gồm cả hiện diện thương mại,
trong lãnh thổ của mình, của nhà cung cấp dịch vụ của bên kia.
Trong đó, biện pháp của một bên nghĩa là các biện pháp được thực hiện bởi: chính quyền
hoặc các cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương, địa phương; và các cơ quan phi chính phủ
thực hiện các quyền do chính quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương, địa phương
ủy quyền.
Phạm vi điều chỉnh của Chương 8 được giới hạn trong: các dịch vụ được cung cấp để thi
hành thẩm quyền của chính phủ, các biện pháp ảnh hưởng đến thương quyền vận tải hàng
không, dịch vụ vận tải biển nội địa, trợ cấp/tài trợ, và thể nhân tiếp cận thị trường việc làm và
các biện pháp liên quan tới quyền quyền công dân, thường trú hay việc làm dài hạn.
VẤN ĐỀ 5: TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ
Câu 29: Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ pháp lý. Cho một VD.
Khái niệm: Dịch vụ pháp lý theo quy định của GATS sẽ loại trừ các dịch vụ pháp lý có tính
chất công. Dựa vào phân loại các ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ pháp lý CPC 861 là một
phân ngành của ngành dịch vụ kinh doanh và thuộc dịch vụ chuyên môn.
Khi đưa ra cam kết đối với dịch vụ pháp lý, các thành viên WTO cam kết chung với mã CPC
861 và nếu cần thiết thì sẽ quy định phạm vi của dịch vụ này, chứ không chia ra thành các
dịch vụ nhỏ hơn với các mã CPC cụ thể hơn để cam kết.
Câu 30: Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý.
Cho mỗi phương thức một VD.
Dịch vụ pháp lý CPC 861 có thể được cung ứng theo cả 4 phương thức theo quy định GATS.
Phương thức 1: Cung cấp dịch vụ qua biên giới
Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài
Phương thức 3: Hiện diện thương mại
Phương thức 4: Hiện diện thể nhân
Câu 31: Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại trong
lĩnh vực dịch vụ pháp lý.
Hạn chế về tiếp cận thị trường: (1) Hạn chế về quốc tịch: dựa trên “chức năng công cộng”
(“public function”): thẩm phán, công chứng viên, đại diện tố tụng trước tòa (2) Hạn chế sự di
chuyển của các nhà quản lý, chuyên gia (liên quan đến chính sách nhập cư). (3) Hạn chế hình
thức pháp lý. (4) Hạn chế phần vốn góp.
Hạn chế về đối xử quốc gia: (1) Hạn chế liên kết /thuê các chuyên gia nước sở tại đã được cấp
phép. (2) Phải được nước sở tại cấp phép hành nghề (3) Số năm kinh nghiệm hành nghề bên
ngoài nước sở tại.
Hạn chế về pháp luật trong nước: 1. Công nhận là luật sư hay không 2. Quy định được hành
nghề sau khi đã được đào tạo ở nước sở tại 3. Yêu cầu nhà tư vấn luật nước ngoài phải đăng
ký với đoàn luật sư ở địa phương 4. Phải qua kỳ thi sát hạch chuyên môn. 5. Yêu cầu nhà tư
vấn luật nước ngoài phải có một số năm kinh nghiệm tại nước xuất xứ.
Câu 32: Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ pháp lý trong
khuôn khổ WTO.
Phạm vi cam kết dịch vụ pháp lý: VN cho phép các nhà đầu tư nước ngoài cung ứng các dịch
vụ pháp lý tại Việt Nam theo quy định tại CPC 861 trừ các dịch vụ: tham gia tố tụng với tư
cách là người bào chữa hay đại diện cho khách hàng của mình trước Tòa án VN; và dịch vụ
pháp lý và công chứng liên quan tới PLVN.
Hạn chế tiếp cận thị trường:
Mode 1 và 2: không hạn chế
Mode 3:
Tổ chức luật sư nước ngoài (là tổ chức của các luật sư hành nghề do một hoặc nhiều luật sư
hoặc công ty luật nước ngoài thành lập ở nước ngoài dưới bất kỳ hình thức công ty thương
mại nào (kể cả hãng luật, công ty luật trách nhiệm hữu hạn, công ty luật cổ phần v.v)) được
phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
- Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài;
- Công ty con của tổ chức luật sư nước ngoài;
- Công ty luật nước ngoài (là tổ chức do một hoặc nhiều tổ chức luật sư nước ngoài thành lập
tại Việt Nam với mục đích hành nghề luật ở VN)
- Công ty hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
Hiện diện thương mại của tổ chức luật sư nước ngoài được phép tư vấn luật Việt Nam nếu luật
sư tư vấn đã tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu áp dụng cho
luật sư hành nghề tương tự của Việt Nam.
Mode 4: Chưa cam kết trừ các cam kết chung
Hạn chế đối xử quốc gia:
Mode 1,2,3: không hạn chế
Mode 4: Chưa cam kết trừ các cam kết chung
Các cam kết chung về mode 4 đưa ra 5 nhóm thể nhân được dịch chuyển.
Câu 33: Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ giáo dục. Cho một VD.
Khái niệm: Dựa theo Danh sách phân loại ngành dịch vụ (Tài liệu số 120 WTO) trong vòng
đàm phán Uruquay về Hiệp định GATS, Căn cứ Phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời của
Liên hợp quốc CPC, dịch vụ giáo dục được định nghĩa là bao gồm các phân ngành sau:
Dịch vụ giáo dục tiểu học CPC 921
Dịch vụ giáo dục trung học cơ sở CPC 922
Dịch vụ giáo dục bậc cao CPC 923
Dịch vụ giáo dục người lớn CPC 924
Dịch vụ giáo dục khác CPC 929.
Câu 34: Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục.
Cho mỗi phương thức một VD.
Dịch vụ giáo dục có thể được cung ứng theo cả 4 phương thức theo quy định GATS.
Phương thức 1: Cung cấp dịch vụ qua biên giới
Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài
Phương thức 3: Hiện diện thương mại
Phương thức 4: Hiện diện thể nhân
Câu 35: Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại trong
lĩnh vực dịch vụ giáo dục.
Phương thức 1:
- Không công nhận bằng cấp
- Chặn web, thiết bị giáo dục từ xa
Phương thức 2:
- Rào cản trực tiếp: về xuất cảnh, nhập cư, ngoại hối
- Rào cản gián tiếp: Sinh viên phải chuyển đổi/ xin công nhận bằng cấp ở nước ngoài.
Phương thức 3:
- Không được cấp chứng chỉ quốc gia
- Hạn chế mức vốn góp
- Yêu cầu về quốc tịch của nhà quản lý
- Kiểm tra nhu cầu kinh tế
- Hạn chế tuyển giáo viên nước ngoài
- Thuê/mua bất động sản
- Trợ cấp cao của nhà nước với cơ sở đào tạo trong nước
- Sinh viên những trường này không được hưởng các lợi ích (như vé phương tiện giao thông
hay hỗ trợ tài chính như các trường trong nước).
Phương thức 4:
- Rào cản về nhập cư
- Công nhận bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm
- Điều kiện về quốc tịch với người quản lý.
Câu 36: Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục trong
khuôn khổ WTO.
Phạm vi dịch vụ mở cửa: Việt Nam chỉ đưa ra cam kết với các dịch vụ giáo dục có mã CPC
922 923 924 và 929 (bao gồm đào tạo ngoại ngữ).
Các lĩnh vực dịch vụ được mở cửa bao gồm: Kỹ thuật; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Quản
trị kinh doanh và khoa học kinh doanh; Kinh tế học; Kế toán; Luật quốc tế; Đào tạo ngôn ngữ.
Không mở cửa với DVGD tiểu học và trung học cơ sở
Mở cửa giới hạn trong một số lĩnh vực
Chưa mở cửa với hình thức đào tạo từ xa (mode 1).
Mở cửa với 4 phân ngành dịch vụ còn lại theo phương thức 2 (không hạn chế).
Mở cửa theo phương thức 3 với DVGD CPC 923, 924, 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ:
- Được thành lập các cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài;
- Được thuê giáo viên nước ngoài giảng dạy, với điều kiện 5 năm kinh nghiệm, được Bộ Giáo
dục và Đào tạo của Việt Nam công nhận về mặt chuyên môn.
Đối với phương thức 4 thì không mở cửa ngoại trừ các cam kết chung liên quan đến 5 nhóm
thể nhân được dịch chuyển.
Câu 37: Nêu và phân tích khái niệm dịch vụ phân phối. Cho một VD.
Khái niệm: Theo “Bảng phân loại các ngành dịch vụ” của WTO (Tài liệu mã số 120) dịch vụ
phân phối được liệt kê với tư cách là ngành dịch vụ thứ 4 “Dịch vụ phân phối”, gồm các phân
ngành:
– Dịch vụ đại lý hoa hồng: CPC 621
– Dịch vụ bán buôn: CPC 622
– Dịch vụ bán lẻ: CPC 631+632
– Dịch vụ nhượng quyền thương mại: CPC 8929
Và các dịch vụ khác.
Câu 38: Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ phân phối.
Cho mỗi phương thức một VD.
Dịch vụ phân phối có thể được cung ứng theo cả 4 phương thức theo quy định GATS.
Phương thức 1: Cung cấp dịch vụ qua biên giới
Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài
Phương thức 3: Hiện diện thương mại
Phương thức 4: Hiện diện thể nhân
Câu 39: Trình bày các loại rào cản điển hình đối với vấn đề tự do hóa thương mại trong
lĩnh vực dịch vụ phân phối.
Đối với phương thức 2 (tiêu dùng ở nước ngoài): - Biện pháp hạn chế: giới hạn về ngoại tệ và
lượng chi tiêu ở nước ngoài.
Đối với phương thức 3 (hiện diện thương mại): đây là phương thức được các quốc gia cam kết
nhiều nhất, đặc biệt là đối với phân ngành bán buôn. Các hạn chế phổ biến là:
● Hạn chế về hình thức
● Hạn chế về mức sở hữu vốn góp tối đa
● Hạn chế về quyền sở hữu đối với một số tài sản nhất định (ví dụ như đất đai);
● Hạn chế về phạm vi hoạt động (hạn chế về số lượng và địa điểm đặt các cửa hàng);
● Kiểm tra nhu cầu kinh tế
Đối với phương thức 4 (hiện diện thể nhân): ít được các quốc gia cam kết. Biện pháp hạn chế
về sự di chuyển của thể nhân, bao gồm:
+ Yêu cầu về quốc tịch đối với nhân viên;
+ Yêu cầu những người quản lý và giám đốc phải là người thường trú;
+ Chính sách nhập cư;
+ Hạn chế về visa.
Câu 40: Trình bày nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về dịch vụ phân phối
trong khuôn khổ WTO.
Việt Nam đưa ra cam kết đói vưới 4 phân ngành: 1. Dịch vụ đại lý hoa hồng (đại lý ủy quyền)
(Commission agents’ services – CPC 621); 2. Dịch vụ bán buôn (Wholesale trade services –
CPC 622, 61111, 6113, 6121); 3. Dịch vụ bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp)
(Retailing services – CPC 631 + 632, 61112, 6113, 6121); 4. Dịch vụ nhượng quyền thương
mại (Franchising – CPC 8929).
Các sản phẩm bị loại trừ ra khỏi phạm vi cam kết: Thuốc lá và xì gà; Sách, báo và tạp chí, vật
phẩm đã ghi hình; Kim loại quý và đá quý; Dược phẩm; Thuốc nổ; Dầu thô và dầu đã qua chế
biến; Gạo; Đường mía và đường củ cải.
Tiếp cận thị trường:
Đối với các dịch vụ phân phối CPC 621 622 631+632:
Mode 1: Chưa cam kết, ngoại trừ không hạn chế đối với: (i) phân phối các sản phẩm phục vụ
nhu cầu cá nhân; (ii) phân phối các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu
cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại.
Mode 2: Không hạn chế
Mode 3: Không hạn chế, ngoại trừ các điệu kiện
- Về hình thức đầu tư: Ngay khi gia nhập WTO: liên doanh, nhà đầu tư NN chiếm không quá
49% vốn điều lệ. Từ 01/1/2008: không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư NN. Từ 01/1/2009:
được đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư NN.
- Về thành lập cơ sở bán lẻ: Quyền phân phối của nhà đầu tư nước ngoài gắn liền với quyền
được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Khi lập cơ sở bán lẻ thứ hai: được xem xét trên cơ sở kiểm tra
nhu cầu kinh tế - Economic Need Test – ENT. Việt Nam cũng cam kết đảm bảo: Quy trình
xem xét, cấp phép cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất được xây dựng và công bố công khai; và
Việc kiểm tra nhu cầu kinh tế và quyết định cấp phép dựa trên các tiêu chí khách quan, bao
gồm số lượng các nhà cung cấp dịch vụ (các cơ sở bán lẻ) đang hiện diện trong một khu vực
địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.
Mode 4: Chỉ tuân theo cam kết chung về 5 nhóm thể nhân được dịch chuyển.
Đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại CPC 8929:
Mode 1,2 không hạn chế
Mode 3 không hạn chế ngoại trừ phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn
góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. 1/1/2009, không hạn chế. Sau 3 năm kể
từ ngày gia nhập, sẽ cho phép thành lập chi nhánh.
Mode 4 chưa cam kết trừ các cam kết chung
Hạn chế quốc gia:
3 dịch vụ phân phối đầu: Mode 1 tương tự như cột Tiếp cận thị trường, không hạn chế mode
2 và 3, mode 4 chỉ thuân theo cam kết chung về 5 nhóm thể nhân được dịch chuyển.
Dịch vụ nhượng quyền thương mại: mode 1 và 2 không hạn chế, mode 3 có điều kiện là trưởng
chi nhánh phải là người Việt Nam và mode 4 chỉ thuân theo cam kết chung về 5 nhóm thể
nhân được dịch chuyển.

You might also like