You are on page 1of 7

- MFN (tối huệ quốc) là một trong các nguyên tắc thành lập của

WTO, yêu cầu một quốc gia mở rộng các điều khoản thương
mại giống nhau cho tất cả các đối tác thương mại. MFN vừa là
quyền đặc biệt vừa là nghĩa vụ mà các quốc gia phải tuân theo.
Việc mất quy chế MFN có thể khiến một quốc gia phải chịu
thuế nhập khẩu phân biệt đối xử đối với các sp của mình.
- NT (đối xử quốc gia) là nguyên tắc dành cho người khác sự đối
xử giống như công dân của chính mình và được áp dụng công
bằng, bình đẳng với hàng hóa nhập khẩu,các dịch vụ trong và
ngoài nước cũng như đối với các nhãn hiệu, bản quyền và bằng
sáng chế.

GATT
-Nội dung cơ bản của MFN: nếu một quốc gia thiết lập một quy chế “ưu đãi”
hay“miễn trừ” thương mại nào đó cho bất kỳ đối tác thương mại nào thì phải dành
quy chế“ưu đãi” hay “miễn trừ” này cho đối tác mà họ cam kết thực hiện chế độ
MFN.
-Trong khuôn khổ hệ thống GATT/WTO, quốc gia thành viên phải thực hiện MFN
“vô điều kiện” - thành viên WTO phải đảm bảo dành cho các thành viên WTO
khác chế độ đãi ngộ ưu đãi, miễn trừ như nhau. (Điều I GATT 1994).
 Nguyên tắc:
 Chỉ có sản phẩm “tương tự” mới được hưởng sự ưu đãi như nhau theo
MFN. Một số tiêu chí thường được sử dụng nhằm xác định tính tương tự của sản
phẩm trong bối cảnh áp dụng Điều I và Điều III của GATT: thành phần, tính chất
vật lý của sản phẩm, tính năng sử dụng cuối cùng của dản phẩm, thói quen và thị
hiếu người tiêu dùng, HS code…
 Đảm bảo không có sự phân biệt trên văn bản (de jure) và trên thực tiễn áp
dụng (defacto). Quốc gia này với quốc gia kia.
 Phạm vi áp dụng:
Thuế quan (giảm thuế, phí trong xuất nhập khẩu tại biên giới và trong nước) và phi
thuế quan (phương pháp tính thuế, luật lệ, thủ tục và thanh toán quốc tế, các biện
pháp phi thuế quan khác thuận lợi hơn).
Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT): quốc gia phải đảm bảo các chế độ miễn trừ cho sản
phẩm nhập khẩu như các chế độ được áp dụng cho sản phẩm trong nước.
-Trong khuôn khổ hệ thống GATT/WTO: quốc gia thành viên phải đảm bảo dành
cho các hàng hóa nhập khẩu của các thành viên khác (sau khi đã qua hải quan) chế
độ đãi ngộ thương mại như chế độ mà họ áp dụng cho hàng hóa trong nước của
mình.(Điều III GATT 1994)
 Nguyên tắc:
 Quy định cấm phân biệt đối xử sản phẩm tương tự, sản phẩm “cạnh tranh
trực tiếp hoặc có thể thay thế”: không chỉ dựa trên các tiêu chí như lý tính, mục
tiêu sử dụng cuối cùng, vị trí trong biếu thuế mà còn dựa vào các yếu tố thị trường,
sự cạnh tranh trên thị trường, khả năng thay thế và nhu cầu của người tiêu dùng.
Đảm bảo không có sự phân biệt trên văn bản (de jure) và trên thực tiễn áp dụng
(defacto) như nguyên tắc MFN. Tuy nhiên đối tượng áp dụng là sản phẩm nhập
khẩu và sản phẩm nội địa.
 Phạm vi áp dụng:
 Các khoản thuế và các khoản thuế nội địa khác: các quốc gia không được
áp dụngcác mức thuế và lệ phí đối với sản phẩm nhập khẩu cao hơn so với sản
phẩm cùng loại trong nước hay áp dụng các biện pháp khác sử dụng thuế và lệ
phí để bảo hộ sản xuấttrong nước.
 Các điều kiện về tỷ lệ nội địa hóa hay tỉ lệ nhất định của sản phẩm: Các
quốc gia không được quy định về số lượng, tỉ lệ pha trộn, chế biến của sản
phẩm sao cho số lượng,tỉ lệ đó trong các sản phẩm phải đến từ nội địa.
 Các điều kiện liên quan đến luật lệ, điều kiện vận chuyển, phân phối và sử
dụng:Quy định, yêu cầu về bày bán, sử dụng, vận tải,... đối với các sản phẩm
trong nước khôngđược phân biệt đối xử đối với các sản phẩm cùng loại đến từ
nước nhập khẩu. Các yếu tố cạnh tranh cũng cần phải được đảm bảo công
bằng.
Ngoại lệ:
GATS
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (viết tắt là GATS) là một hiệp định trong
khuôn khổ WTO và điều chỉnh các vấn đề về thương mại dịch vụ giữa các thành
viên WTO. Hiệp định được ký kết sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay và
bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, gồm 29 điều và nhiều phụ lục.
Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương
mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực
thương mại hàng hóa như trước đó.
 Phạm vi áp dụng:
 GATS được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống
thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ. Tất cả các thành viên WTO đều
tham gia GATS. Các nguyên tắc cơ bản của WTO về đãi ngộ tối huệ quốc
(Most Favoured Nation-MFN) và đãi ngộ quốc gia (National Treatment-NT)
cũng đều áp dụng với GATS.
 GATS được áp dụng cho tất cả các loại dịch vụ được trao đổi trên thế
giới.Theo tài liệu ký hiệu MTN.GNS/W/120 của WTO, dịch vụ được chia
thành 12 nhóm lớn với 155 phân ngành, 4 phương thức cung cấp dịch vụ.
Theo GATS phạm vi bao gồm bất kì dịch vụ nào trong tất cả các lĩnh vực trừ:
+ Dịch vụ công (theo pháp luật từng nước. Ở Việt Nam như điện, nước...)
+ Dịch vụ thuộc lĩnh vực vận tải hàng không
4 phương thức cung cấp dịch vụ:
 Cung ứng dịch vụ qua biên giới (across border supply):
Cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ của một thành viên đến bất kỳ lãnh thổ của một
thành viên khác. Đặc điểm của loại hình cung cấp dịch vụ này là chỉ có bản thân
dịch vụ là đi qua biên giới, còn người cung cấp dịch vụ không có mặt tại nước
nhận dịch vụ. VD: hoạt động chuyển tiền, giáo dục từ xa, tư vấn pháp lý cho người
nước ngoài qua điện thoại…
 Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài: (consumtion abroad):
Sự cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ
của bất kỳ thành thành viên nào khác.
Đặc điểm:
 Chủ thể tham gia: bên cung ứng dịch vụ là thương nhân; bên sử dụng dịch
vụ là người tiêu dùng
 Người tiêu dùng từ bất kì nước nào di chuyển qua nước nơi có bên cung
ứng DV để nhận DV
 Bên cung ứng DV không di chuyển mà vẫn ở trong nước để cung ứng DV
VD: Du lịch, du học…
 Hiện diện thương mại (Commercial presence):
Dịch vụ được cung ứng bởi một nhà cung ứng dịch vụ của một thành viên, thông
qua việc thành lập một hiện diện thương mại ở lãnh thổ một thành viên khác.
Đặc điểm:
 Chủ thể tham gia: bên cung ứng dịch vụ là thương nhân; bên sử dụng dịch
vụ là người tiêu dùng
 Đây là phương thức đầu tư, tạo thành phần cốt yếu của TMDV. Trong
phương thức này, một công ty dịch chuyển đến một nước khác để cung ứng
dịch vụ thông qua việc thành lập một hiện diện thương mại.
 Người tiêu dùng không di chuyển mà nhà cung ứng dịch vụ di chuyển
VD:
 Hiện diện thể nhân (presence of natural persons):
Dịch vụ được cung ứng bởi nhà cung ứng của một thành viên, thông qua hiện diện
của nhà cung ứng này ở lãnh thổ một thành viên khác.
Đặc điểm:
 Nhà cung ứng dịch vụ không phải là doanh nghiệp mà là thể nhân
 Người tiêu dùng ở tại lãnh thổ của mình; người cung ứng di chuyển đến với
người tiêu dùng để cung ứng dịch vụ
VD: Giảng viên ở nước ngoài về VN dạy học.
Nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực thương mại dịch vụ quy định trong GATS.
1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc MFN:
Khoản 01 Điều II GATS cấm việc phân biệt đối xử giữa các dịch vụ tương tự hay
nhà cung ứng dịch vụ tương tự từ những thành viên khác nhau: đối với bất kì biện
pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp định này, mỗi thành viên phải dành
ngay lập tức và vô điều kiện cho dịch vụ và các nhà cung ứng dịch vụ của bất kì
thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên
đó dành cho dịch vụ và các nhà cung ứng dịch vụ tương tự của bất kì thành viên
nào khác.
(Theo Phụ lục ngoại lệ của Điều II GATS, các thành viên được đưa vào biểu cam
kết những ngoại lệ nhằm phân biệt đối xử giữa các thành viên. Sự phân biệt này
mang tính đơn phương, có nghĩa là các thành viên không cần phải biện minh hay
được chấp thuận bằng bất kì cam kết nào. Tuy nhiên, ngoại lệ không được mở
rộng đối với toàn bộ một ngành dịch vụ, mà phải cụ thể tới từng biện pháp riêng
biệt. Hơn nữa, Phụ lục của Điều II ghi rõ rằng sự hạn chế chỉ mang tính tạm thời
và nó phải được đưa ra tại thời điểm gia nhập
Để xem xét việc tuân thủ nghĩa vụ của thành viên thì cần trả lời 3 câu hỏi: liệu
biện pháp được nói đến có chịu sự điều chỉnh của GATS – một biện pháp quy định
một vấn đề khác tác động đến TMDV cũng chịu sự điều chỉnh của GATS; liệu các
dịch vụ hay nhà cung ứng dịch vụ có tương tự hay không; liệu một sự đối xử kém
thuận lợi hơn có xảy ra đối với các dịch vụ hay nhà cung ứng dịch vụ của một
thành viên hay không.)
2. Nguyên tắc đối xử quốc gia NT:
 Theo Điều XVII GATS: Mỗi quốc gia sẽ có cam kết cụ thể về đối xử quốc gia đối
với từng phương thức cung cấp dịch vụ của từng phân ngành dịch vụ. Trong
những lĩnh vực được nêu trong danh mục cam kết và tùy thuộc vào các điều kiện
và tiêu chuẩn được quy định trong danh mục đó, liên quan tới tất cả cá biện pháp
có tác động đến việc cung ứng dịch vụ, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và
các nhà cung ứng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đối xử không kém
thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung ứng dịch
vụ của mình.
 Các quy định thuộc phạm vi áp dụng nguyên tắc NT trong TMDV:
+ Điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ muốn cung cấp dịch vụ tại nước sở tại
+ Phạm vi hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ khi đã được phép cung cấp dịch vụ
tại nước sở tại.
Ngoại lệ:
TRIPS
Hiệp định TRIPS: Hiệp định đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến
nay. Là một trụ cột quan trọng, không thể tách rời của hệ thống thương mại đa
biên. Mục tiêu quan trọng nhất là thúc đẩy thương mại tự do.
1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc MFN:
Nguyên tắc MFN được quy định tại Điều IV Hiệp định TRIPS. Nguyên tắc này
không được đề cập trong những điều ước về sở hữu trí tuệ được thiết lập trước
Hiệp định TRIPS nhưng được quy định trong các hiệp định khác của WTO, như
GATT (Điều I) và GATS (Điều II). Đối với bảo hộ IPRs, Điều IV Hiệp định
TRIPS đòi hòi các thành viên của WTO dành sự bảo hộ ‘ngay lập tức và vô điều
kiện’, ‘ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ’ cho ‘công dân của bất kì nước
nào khác’ (bao gồm cả công dân của nước không phải là thành viên của WTO)
như sự bảo hộ dành cho công dân của mình. Nguyên tắc MFN được làm rõ trong
một số vụ sau đây: European Communities- Protection of Trademark and
Geographical Indications for Agricultural Products and Foodstuffs (khiếu kiện của
Hoa Kỳ); và US-Section 211 Appropriations Act (US-Havana Club).
2. Nguyên tắc đối xử quốc gia NT:
Nguyên tắc NT về sở hữu trí tuệ được quy định lần đầu tiên trong Công ước Pa-ri
(Điều II). Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này theo Công ước Pa-ri làm phát
sinh những khác biệt về mức độ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giữa các nước
thành viên của Liên minh và hệ quả là tạo ra những rào cản cho xuất khẩu hàng
hoá, dịch vụ mang đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ. Do đó, các nước thành
viên ở Vòng đàm phán U-ru-goay đã nhất trí thiết lập một công thức mới cho
nguyên tắc NT tại Điều 3 Hiệp định TRIPS.

Nguyên tắc NT trong Hiệp định TRIPS được Cơ quan giải quyết tranh chấp của
WTO (DSB) xem xét và giải thích kỹ lưỡng. Nguyên tắc này đã được làm rõ trong
một số vụ sau đây: European Communities-Protection of Trademark and
Geographical Indications for Agricultural Products and Foodstuffs do Hoa Kỳ
khởi kiện; European Communities-Protection of Trademark and Geographical
Indications for Agricultural Products and Foodstuffs do Úc khởi kiện; Indonesia-
Autos; và US-Section 211 Appropriations Act (US-Havana Club). Theo đó,
không còn tồn tại sự bảo hộ mà một thành viên dành cho công dân của các thành
viên khác không giống với sự bảo hộ dành cho công dân của mình (như quy định
trong Công ước Pa-ri); Hiệp định TRIPS đòi hỏi mỗi thành viên WTO dành sự bảo
hộ cho công dân các thành viên khác ‘không kém thuận lợi hơn’ sự bảo hộ dành
cho công dân của mình. Nói cách khác, bất kể mức độ bảo hộ nào một thành viên
dành cho công dân của mình, thành viên này buộc phải áp dụng tiêu chuẩn bảo hộ
tối thiểu do Hiệp định TRIPS thiết lập cho công dân của các thành viên khác. Nếu
mức độ bảo hộ của thành viên đó thấp hơn hoặc ngang bằng với mức độ bảo hộ do
Hiệp định TRIPS thiết lập, thì thành viên đó có thể giới hạn mức độ bảo hộ cho
công dân của các thành viên theo tiêu chuẩn bảo hộ của Hiệp định TRIPS. Nếu
mức độ bảo hộ của thành viên đó cao hơn mức độ bảo hộ do Hiệp định TRIPS
thiết lập, thì thành viên đó phải dành mức độ bảo hộ cao tương tự cho công dân
của các thành viên khác.

MFN GATT VS GATS VS TRIPS


GATT GATS TRIP
Một quốc gia dành cho một Nếu một quốc gia tạo điều Các thành viên dành sự bảo
quốc gia khác hưởng ưu đãi kiện và ưu đãi cho dịch vụ hộ ‘ngay lập tức và vô điều
thuế quan hay những lợi và nhà cung cấp dịch vụ từ kiện’, ‘ưu tiên, chiếu cố,
ích đặc biệt thì cũng phải một quốc gia khác (kể cả đặc quyền hoặc miễn trừ’
áp dụng ngay lập tức và vô nước không phải thành cho ‘công dân của bất kì
điều kiện ưu đãi này cho viên); thì cũng phải đối xử nước nào khác’ (bao gồm
sản phẩm cùng loại của các không kém thuận lợi hơn cả công dân của nước
quốc gia thành viên khác. dành cho dịch vụ và người không phải là thành viên
cung cấp dịch vụ tương tự của WTO) như sự bảo hộ
từ bất kỳ quốc gia thành dành cho công dân của
viên nào khác. Nghĩa vụ mình.
này được áp dụng kể cả
trong trường hợp thành
viên không có cam kết cụ
thể về tiếp cận thị trường
Điều chỉnh các biện pháp GATS không liệt kê các Mọi vấn đề tranh chấm
có ảnh hưởng trực tiếp biện pháp ảnh hưởng đến trong phạm vi điều chỉnh
hoặc gián tiếp đến việc thương mại dịch vụ mà chỉ của hiệp ước đều sẽ được
xuất nhập khẩu hàng hóa đề cập ngắn gọn “bất kỳ giải quyết minh bạch theo
cũng như các biện pháp biện pháp nào thuộc phạm dân sự, hành chính, kiểm
ảnh hưởng đến phân phối vi điều chỉnh của Hiệp soát biên giới, hình sự
hàng trên thị trường nhập định” đều bị chi phối bởi
khẩu được liệt kê tại Điều I nguyên tắc đối xử MFN
Nguyên tắc MFN trong Nguyên tắc MFN trong Nguyên tắc MFN trong
GATT chỉ áp dụng cho GATS bao gồm cả các dịch TRIPS nhằm bảo hộ và
hàng hóa/ sản phẩm tương vụ và nhà cung cấp dịch vụ thực thi quyền bảo hộ trí
tự nước ngoài tương tự tuệ
GATT đặt ra các ngoại lệ Ngoài các ngoại lệ chung,
chung, ví dụ ngoại lệ liên GATS cho phép các thành
quan hội nhập kinh tế khu viên có thể đưa ra danh
vực, ưu đãi dành cho các mục ngoại lệ đối với các
nước đang phát triển, ngoại cam kết MFN theo quy
lệ liên quan đến đạo đức định tại Điều II, được áp
công cộng, bảovệ cuộc dụng mềm dẻo hơn so với
sống và sức khoẻ của con GATT. Điều khoản này là
người,… (Điều XX cần thiết trong một thỏa
GATT), ngoại lệ đối với an thuận về dịch vụ trong bối
ninh quốc gia (Điều XXI cảnh năm 1994 khi các
GATT),… quốc gia chưa sẵn sàng
cam kết tự do hóa hoàn
toàn thương mại dịch vụ tại
Vòng đàm phán Uruguay.
GATT không đưa ra định Chưa có sự giải thích chính
nghĩa về “sản phẩm tương thức về các yếu tố xác định
tự”. Việc xác định dựa trên “dịch vụ tương tự”.
các án lệ của WTO.
NT GATT VS GATS VS TRIPS
GATT GATS TRIPS
Nguyên tắc NT áp dụng Nguyên tắc không được áp Nguyên tắc NT áp dụng
với mọi hàng hóa nội địa dụng đối với tất cả các dịch với mọi quyền sở hữu trí
hoặc nhập khẩu. Tất cả vụ và nhà cung cấp dịch vụ tuệ nước ngoài sau khi đã
các thành viên WTO đều mà chỉ được áp dụng trong đóng thuế quan được đối
phải tuân thủ. các lĩnh vực mà các thành xử bình đẳng như sở hữu trí
viên đã cam kết, trong giới tuệ trong nước.
hạn và điều kiện ghi nhận
trong cam kết này. Cam kết
về nguyên tắc NT của mỗi
quốc gia khác nhau.
GATT liệt kê các biện pháp Điều XVII GATS chỉ quy Điều III TRIPS quy định
chịu sự điều chỉnh của định tổng thể “tất cả các tất cả các biện pháp nhằm
nguyên tắc NT tại Điều biện pháp có tác động đến bảo hộ sở hữu trí tuệ của
III. việc cung cấp dịch vụ” công dân ngoại quốc
GATT buộc các thành viên Ngoài các ngoại lệ, nguyên Chỉ có thể sử dụng các
phải tuân thủ, trừ các ngoại tắc trong GATS được áp ngoại lệ đã được quy định
lệ chung và ngoại lệ liên dụng linh hoạt, cho phép tương ứng trong Công ước
quan Cung cấp các khoản các thành viên có thể đàm Paris (1967), Công ước
tiền trợ cấp đối với nhà phán những cam kết về các Berne (1971), Công ước
sản xuất trong nước (Điều biện pháp có tác động tới Rome và Hiệp ước về sở
III:8 GATT), Phân bổ thời thương mại dịch vụ không hữu trí tuệ đối với mạch
gian chiếu phim (Điều được điều chỉnh bởi Điều tích hợp liên quan đến các
III:10 GATT), Mua sắm XVI, XVII thủ tục xét xử và hành
chính phủ chính nếu những ngoại lệ
đó là cần thiết để bảo đảm
thi hành đúng các luật và
cách tiến hành các hoạt
động đó không là một sự
hạn chế trá hình hoạt động
thương mại.

You might also like