You are on page 1of 4

General Agreement on Trade In Services - GATS

Hiệp định về thương mại dịch vụ

HIỆP ĐỊNH GATS

 Khái niệm và vai trò của hiệp định


 Nội dung cơ bản
 Phạm vi điều chỉnh

Khái niệm và vai trò

Là một trong những hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Được ký kết sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay có hiệu lực kể từ
1/1/1995

Bao gồm những nguyên tắc chung chi phối các chính sách có ảnh hưởng đến
thương mại dịch vụ

Mục tiêu hiệp định

 Gây dựng một hệ thống các nguyên tắc quốc tế về thương mại dịch vụ.

 Mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương.

 Sáng lập khuôn khổ pháp lý cho tự do hóa thương mại dịch vụ

 Đảm bảo có sự đối xử bình đẳng và công bằng giữa tất cả các bên.

 Thúc đẩy các hoạt động kinh tế, thương mại tự do và phát triển thông qua tạo
điều kiện tiếp cận và trao đổi.

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

PHÂN LOẠI NGÀNH

Ban Thư ký của WTO đã chia các hoạt động dịch vụ thành 12 ngành với 155
phân ngành

Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật

Dịch vụ kinh doanh

Dịch vụ thông tin


Dịch vụ kinh tiêu

Dịch vụ tài chính

Dịch vụ đào tạo

Dịch vụ môi trường

Dịch vụ sức khỏe/ xã hội

Dịch vụ vận tải

Dịch vụ du lịch

Dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao

Dịch vụ khác

01 - Cung cấp dịch vụ qua biên giới

Thương mại dịch vụ giữa các nước, theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ
của một nước thành viên này sang lãnh thổ của một nước thành viên khác

02 - Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài

Người tiêu dùng của một nước thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một nước
thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ.

03 - Hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài

Nhà cung cấp dịch vụ của một nước thành viên thiết lập các hình thức hiện diện
như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh v.v…trên lãnh
thổ của một thành viên khác.

04 - Hiện diện của thể nhân

Phương thức khi thể nhân cung cấp dịch vụ của một quốc gia thành viên di
chuyển sang lãnh thổ của một quốc gia thành viên khác để cung cấp dịch vụ.

NỘI DUNG CƠ BẢN

Văn bản chính của hiệp định: Liệt kê những nghĩa vụ và quy định chung.

Các danh mục quốc gia: Chứa nội dung cụ thể và chi tiết hóa mức độ mà mỗi
quốc gia đồng thời cung cấp sự tiếp cận vào khu vực dịch vụ.
Phần phụ lục: Bao gồm các quy định được áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau,
về các dịch vụ đặc thù.

Thúc đẩy cạnh tranh thông qua tự do thương mại đa phương

- Việc gia tăng cung ứng dịch vụ từ quốc gia khác đồng thời có vai trò thúc đẩy
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa, thông qua cải tiến, nâng cao chất
lượng, giành lại thị phần nếu không muốn bị đào thải.

- Các nước thành viên có thể tự do cung ứng nguồn tài nguyên dịch vụ của mình
đến đối tượng tiêu dùng có nhu cầu. Quy trình và luật lệ cũng trở nên đơn giản
và thuận tiện hơn.

Đãi ngộ tối huệ quốc (Most favoured nation - MFN)

Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi thành viên không được phân biệt đối xử giữa các
dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ đến từ các nước thành viên khác nhau.

 Phụ thuộc cam kết riêng của từng nước thành viên.

 Phụ thuộc các Thỏa thuận khu vực hoặc các Hiệp định thương mại tự do.

Đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT)

Quy định một nước thành viên phải thành lập hệ thống quy định đối với các loại
hình dịch vụ từ các nước thành viên khác ở một mức độ ngang bằng (hoặc tốt
hơn) các chính sách, quy định áp dụng cho dịch vụ và doanh nghiệp dịch vụ nội
địa.

NT không được áp dụng đối với tất cả các dịch vụ mà chỉ được áp dụng trong
các lĩnh vực mà các thành viên đã cam kết.

Căn cứ vào nhiều yếu tố, trong mỗi phân ngành dịch vụ, các nước thành viên sẽ
ban hành các quy định nội địa cụ thể.

Ngoại lệ của GATS

GATS điều chỉnh hầu như tất cả các ngành dịch vụ, trừ các lĩnh vực dịch vụ
không dựa trên kinh doanh hoặc cạnh tranh.

- Các dịch vụ của Chính phủ: Chương trình an sinh xã hội và các dịch vụ công
được cung cấp dựa trên các điều kiện phi thị trường
- Một số dịch vụ thuộc lĩnh vực vận tải hàng không: Quyền lưu không và các
dịch vụ liên quan trực tiếp đến quyền lưu không

Tính linh hoạt

Bên cạnh nguyên tắc chung, nghĩa vụ cụ thể của mỗi nước thành viên trong việc
mở cửa thị trường dịch vụ tùy thuộc vào chính sách và nội dung cam kết của
mỗi quốc gia.

Ưu đãi cho các nước đang phát triển

• Tạo điều kiện tiếp cận với công nghệ trên cơ sở thương mại, cải thiện việc
tham gia các kênh phân phối và mạng lưới thông tin.

• Có những chính sách ưu tiên cho các quốc gia đang phát triển, như biện pháp
tự vệ khẩn cấp (ESM).

• Trợ cấp giúp các quốc gia thành viên đang phát triển có thể tránh khỏi các
hình thức trừng phạt đa phương.

Việt Nam bắt đầu thực hiện GATS trên tất cả 11 ngành dịch vụ và 110 phân
ngành

Một vài ví dụ

• Ngành giáo dục, tính đến thời điểm tháng 1/2006,Việt Nam là quốc gia châu Á
đầu tiên cho phép thành lập trường đại học với 100% vốn nước ngoài.

• Đối với dịch vụ sản xuất phim, cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam
liên quan đến phương thức hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ;
phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% vốn pháp định
của liên doanh.

• Từ năm 2007 Viêt Nam đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thành lập
doanh nghiệp giám định 100% vốn nước ngoài, quy định tại Quyết định
10/2007/QĐ-BTM.

You might also like